Vị Tổng Thống Tỉnh Bơ
Soạn giả Ishmael Reed vừa viết một bài phê bình tổng thống Obama; Reed gọi Obama là The President of the Cool, dịch là Vị Tổng Thống Tỉnh Bơ. Chỉ 5 năm cư ngụ trong Nhà Trắng, Obama đã bị mổ xẻ vài chục lần qua nhiều góc nhìn, từ chính trị đến xã hội, từ tôn giáo đến sắc tộc, nhưng chưa soạn giả nào phê bình ông qua góc cạnh một diễn viên trên sân khấu.John F. Kennedy cũng được Reed coi như một Vị Tổng Thống Tỉnh Bơ; ông giải thích góc nhìn này, “Trong những năm đầu của thập niên 1960, tôi sống tại New York, và vào thời điểm đó giới văn nghệ sĩ New York ca ngợi tổng thống Kennedy là vị President of the Cool; ông “tỉnh bơ” không phải vì ông không cuống lên khi Nga đem hỏa tiễn vào ráp tại Cuba đặt Hoa Kỳ trong tầm bắn sát hại; mà vì ông ân xá cho nhạc sĩ jazz Hapton Hawes.”
Hawes là một thiên tài nhạc jazz, và là một quân nhân nghiện bạch phiến; anh bị kết án 10 năm tù giam vì mua ma túy của một nhân viên an ninh trá hình làm dân bán ma túy.
Ngồi tù được 3 năm, Hawes xem truyền hình thấy Kennedy trong lễ tuyên thệ nhậm chức; “Giọng nói của ông ta, cặp mắt của ông ta, phong cách ông ta đứng trước cơn gió lạnh của Hoa Thịnh Đốn tạo tín nhiệm cho tôi,” Hawes viết. “Tôi nộp đơn xin ân xá, và ngày 16 tháng Tám 1963, Kennedy ân xá cho tôi.”
Reed viết, “Quý vị tổng thống Dân Chủ biết thưởng thức nhạc hơn quý vị tổng thống Cộng Hòa; ngay đến tổng thống Jimmy Carter - nhân vật không mấy hơi hướm gì đến âm nhạc - cũng từng mời Dizzy Gillespie vào dạo nhạc tại Bạch Cung. Giữa những vị tổng thống Dân Chủ, Obama là người đến gần nhất với hình ảnh 'the Cool' trong thể điệu bebop.”
Trong số những nhạc sĩ điển hình cho nhạc cool jazz có thể kể tay saxophone Lester Young, tay kèn trumpet Miles Davis (đặc biệt qua dĩa nhạc 1957 “Birth of the Cool”); tay vibraphone Milt Jackson, và những nhạc phẩm của Billie Holiday, Sarah Vaughan, June Christy.
“Hôm 25 tháng 11/2013, tôi gặp Vị Tổng Thống Tỉnh Bơ Obama, tại San Francisco Jazz Center, ngôi nhà nhạc Jazz; tôi hãnh diện vì một mặt tường trong ngôi nhà viết lên bài thơ của tôi “When I Die I Will Go to Jazz,” ( khi chết tôi sẽ về cõi nhạc Jazz).
Trong buổi đón tiếp Obama, nhạc sĩ dương cầm Herbie Hancock tuyệt vời trong vai hoạt náo viên bên cạnh cây saxo Johua Redman, và vua bass Esperanza Spalding; họ đệm cho ban SF Jazz High School All-Stars trình diễn; Obama bước vào thế giới âm thanh, thoải mái và hạnh phúc như một chú lính viễn chinh hồi hương.
Ông không còn quan tâm, hay ông đã nhanh chóng bỏ quên hình ảnh của nhiều toán biểu tình hò hét, trương biểu ngữ chống đối ông ngay trước cửa tòa nhà San Francisco Jazz Center; họ chống mọi việc ông làm - từ ObamaCare đến drones, từ A Phú Hãn đến biển Hoa Đông; ông giản dị xuất hiện, qua nhịp bước, qua nụ cười vô cùng vô tư của ông, tôi nhìn thấy Vị Tổng Thống Tỉnh Bơ như Hawes thấy Kennedy.
Hancock vừa giới thiệu dứt lời, Obama đã thót lên sân khấu tươi rói, thoải mái, trong tác phong và nét mặt đúng là ... tỉnh bơ, quên bẵng những chuyện vụn vặt thường tình ông phải chấp nhận trong vai trò chính trị.
Cũng vẫn tỉnh bơ, ông trình bày về giấc mơ mới của người Mỹ - the American new dream- theo góc nhìn của ông; ông quả quyết là mọi người Mỹ đều có quyền thành công, nếu anh ta/cô ta cật lực làm việc. Không thế lực nào có thể ngăn cản sự thành công này. Từ cái quyền bình đẳng của người da đen do mục sư Martin Luther King tranh đấu, Obama tiến đến quyền thành công của mọi người Mỹ bạch đinh - cả da trắng lẫn da mầu.
Có lúc cử tọa nóng ruột yêu cầu ông "mạnh tay" hơn nữa trong những vấn đề "quá tiến bộ" mà ông thường bị Quốc Hội "đắp mô." Obama xác nhận với họ là nhiều lần, qua nhiều vấn đề, ông đã nghe những đề nghị “mạnh tay” như ông đang nghe họ nói; tuy nhiên việc ký “sắc lệnh hành pháp” (executive order), bất chấp quốc hội, không phải là việc hiến pháp khuyến khích một vị tổng thống nên làm.
Thoải mái, cổi mở với những giới nhạc sĩ, nghệ sĩ và cử tọa xong, Vị Tổng Thống Tỉnh Bơ cam phận lên chiếc Air Force One bay xuống Los Angeles trở lại với trọng trách chính trị của ông.
Ngày thứ Sáu 12/20/2013, trong cuộc họp báo cuối năm, Obama hoan hỉ nói, “Chúng ta hướng về năm mới với một tình trạng kinh tế mạnh hơn tình trạng đầu năm nay. Tôi tin tưởng 2014 sẽ là năm nở rộ cho Hoa Kỳ.”
Về tình trạng kinh niên chống đối của Hạ Viện, ông nhận định, "Tình hình đang khả quan hơn, ngân sách được thông qua, thị trường tài chánh ổn định hơn, thị trường địa ốc cải thiện, và lương công nhân cũng 'hơi nhích lên' chút đỉnh. Tôi không mong gì hơn những cải tiến này."
Màn 5 của vở kịch 8 màn hạ xuống trong niềm lạc quan vừa phải; diễn viên lạnh Obama lên đường đưa gia đình về Hawaii nghỉ ngơi 2 tuần.
Nhìn tình hình chung -quốc tế và quốc nội - Vị Tổng Thống Tỉnh Bơ hy vọng sẽ không bị gọi giật ngược trở về Hoa Thịnh Đốn để giải quyết một tình trạng khẩn cấp -kể cả một va chạm có thể xẩy ra trên biển Hoa Đông giữa hải quân Trung Cộng với hải quân Hoa Kỳ hoặc lực lượng đồng minh của Hoa Kỳ.
Trong cả 5 vị tổng thống và nguyên tổng thống Hoa Kỳ hiện đang còn sống, chỉ riêng tổng thống George W. Bush là hơi thiếu thoải mái vì những di sản kinh tế và quân sự ông để lại cho người Mỹ và cho người kế vị - tổng thống Obama.
Ba vị nguyên tổng thống khác - quý ông George W. H. Bush, Bill Clinton, và Jimmy Carter, không tỏ ra còn vướng bận hay áy náy gì nhiều với 4 hoặc 8 năm chấp chánh của họ.
Riêng diễn viên tỉnh bơ Obama, mặc dù vẫn còn đứng trên sân khấu, nhưng đã có thể hài lòng với thành tích của ông trong nỗ lực chấm dứt hai cuộc chiến tranh Trung Đông - những cuộc chiến không thể thắng, và cũng không bao giờ ngã ngũ; việc hạ sát lãnh tụ al Qaeda bin Laden, rồi giết sạch dàn lãnh tụ khủng bố mà không tốn một giọt máu nhỏ nào của quân nhân Hoa Kỳ; thắng trận rồi, ông tỉnh bơ chấp nhận những cuộc biểu tình của người Mỹ dân sự chống drones, thứ vũ khí du kích giúp ông thắng trận du kích chiến tại A Phú Hãn.
Obama còn tỉnh bơ vui với thành quả dựng trở lại dàn kỹ nghệ xe hơi Hoa Kỳ chết đứng trong những đợt tấn công liên tục của xe Nhật, xe Nam Hàn.
Đếm thành quả, Obama có nhiều thành quả hơn tổng số thành quả của 4 vị nguyên tổng thống cộng lại; nhưng liệt kê những chống đối, những khó khăn nội bộ do quốc hội tạo ra cho Obama thì cái phương trình “những khó khăn của một mình Obama > (lớn hơn) tổng số thành quả của 4 vị nguyên tổng thống cộng lại” cũng vẫn cứ đúng.
Nhưng Obama không vui, không buồn - ông chỉ tỉnh bơ đội mão, mang râu ngày nào ông còn đứng trên sân khấu. Nguyễn đạt Thịnh
Nhà phong thủy dự đoán năm 2014
Các chuyên gia phong thủy dự đoán năm 2014 Giáp Ngọ sắp tới sẽ hứng chịu ít bão lũ hơn nhưng khi con ngựa dương gặp năm mộc thì thế giới lại phải hứng chịu nhiều hỏa hoạn hơn.
Năm Giáp Ngọ được dự đoán sẽ làm năm thuận lợi cho những người tuổi Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Ảnh: chinesenewyearin |
Jean Sy, nhà phong thủy ở Manila, Philippines, nói rằng năm 2014 là một năm thành công và thuận lợi về mặt tiền bạc cho những người tuổi Tí, Ngọ, Mão, Dậu, tuy nhiên lại không thuận lợi về mặt sức khỏe và các mối quan hệ.
Đối với những người sinh ra vào năm Dần, Hợi, Thìn, Tỵ và Tuất, nhà phong thủy cho rằng năm 2014 sẽ không thật sự được suôn sẻ bởi có "sao hạn" gây ra những tiêu cực và trở ngại cho họ. Tình trạng tài chính của những người này không ổn định và họ cũng phải chú ý giữ gìn sức khỏe.
Đây lại là năm may mắn cho những người tuổi Thân, Mùi và Sửu khi họ có một sự nghiệp thịnh vượng. Về mặt nghề nghiệp, những người trong ba tuổi kể trên sẽ nhận được những điều bất ngờ tốt đẹp mà họ không hề ngờ tới. Sẽ có những khó khăn nhất định nhưng họ sẽ dễ dàng vượt qua bởi có những cát tinh, hay ngôi sao may mắn, giúp đỡ họ.
Bà Sy có bằng chứng nhận về phong thủy ở Malaysia 4 năm trước và nghiên cứu, thực hành phong thủy trong 7 năm qua. Bà cũng cho biết rằng màu may mắn cho năm 2014 là màu xanh nước biển và màu vàng, những màu đại diện cho các yếu tố thủy và thổ. Màu xanh và vàng sẽ cân bằng những yếu tố còn thiếu của năm Ngọ.
"Các nguyên tố của năm Giáp Ngọ là Kim, Hỏa và Mộc, vì vậy Thủy và Thổ là những nguyên tố cân bằng", bà nói với tờ SunStar.
Màu xanh sẽ tăng cường nguyên tố Thủy, tốt cho các mối quan hệ và sự giao thiệp, trao đổi thông tin, trong khi màu vàng sẽ cân bằng các yếu tố tiền tài, sức khỏe và sự thành công.
Nhà phong thủy nhận định màu xanh của thủy sẽ là màu may mắn để chế ngự yếu tố hỏa của năm. Ảnh: Freedisgnfile |
Trong lĩnh vực chính trị, nhà phong thủy Philippines dự đoán các nhà lãnh đạo tài năng sẽ xuất hiện năm nay từ những cá nhân tuổi Hợi, Mão và Mùi, bởi họ được sinh ra để làm lãnh đạo và có các kỹ năng về ngoại giao.
Về tình hình thiên tai, Sy dự đoán năm Ngọ mộc này sẽ có nhiều hỏa hoạn, núi lửa phun trào, động đất và hạn hán nhiều hơn, nhưng sẽ ít phải hứng chịu các cơn bão hơn.
Năm 2014 cũng được dự đoán là một năm nhiều cạnh tranh, ganh tị, bất an và nhiều âm mưu, nhưng đồng thời cũng có những niềm vui và những mối quan hệ tốt.
Chuyên gia phong thủy khác của trang Chinese Astrology cũng cho biết 2014 là năm Ngọ mộc mang tính dương, trong khi bản thân ngựa lại bao gồm chủ yếu là nguyên tố hỏa. Vì vậy, năm 2014 là năm gỗ gặp lửa, biểu đồ tương sinh này có quá nhiều lửa và mất cân bằng, gây nhiều yếu tố tiêu cực.
Ngọn lửa làm bùng cháy cả những người điềm đạm nhất, còn những người nóng nảy hơn cũng sẽ gặp một số khó chịu trong các mối quan hệ và làm ăn. Những người mang mệnh Thổ, Hỏa sẽ có một năm rất tốt, người mang mệnh Mộc và Thủy sẽ tạm ổn và những người mang mệnh Kim thì gặp khó khăn một chút.
Ngoài ra, con ngựa là biểu tượng của sức mạnh, sự ổn định, sự kiên trì, độc lập, nhưng cũng có bướng bỉnh, hạn hẹp và sự thù địch. Vì thế các nhà phong thủy khuyên sử dụng đồ trang sức màu xanh nước biển để giảm bớt những tác động tiêu cực trong năm 2014.
Không ai có thể phủ nhận khả năng dự báo các sự kiện tương lai tài ba của bà lão mù Vanga…Bà lão mù Vanga cũng là người khiến cả nhân loại ngỡ ngàng vì khả năng tiên đoán chính xác nhiều sự kiện trong tương lai.Như: Chiến tranh thế giới II, vụ tàu ngầm Kurst (Nga) bị chìm, vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC ngày 11/9/2001 tại New York (Mỹ) hay thậm chí là thảm họa hạt nhân Nhật Bản mới xảy ra vào năm 2011…
Bà đã đưa ra những lời tiên đoán về năm 2014 và 2016, lời tiên đoán mà chúng ta không mong thành sự thật.
Vanga là ai?
Bà Vanga tên thật là Vangelia Pandeva Dimitrova, là một nhà tiên tri, đồng thời cũng là người chuyên nghiên cứu về thảo dược.
Bà sinh ngày 31/1/1911, sống trọn cuộc đời tại thành phố Rupit, Bulgary và mất ngày 11/8/1996. Thuở ấu thơ, cô bé Vanga với tóc vàng, mắt xanh đã sớm mất đi người mẹ từ nhỏ, không lâu sau lại phải xa rời người cha vì ông nhận lệnh gia nhập quân đội Bulgary.
Sau Chiến tranh thế giới I (1914-1918), mấy cha con sống tại một nông trại hoang tàn; tuy nhiên, giữa hoàn cảnh thiếu thốn ấy, cô bé Vanga vẫn kiếm tìm được niềm vui riêng cho bản thân mình.
Đó là trò chơi chữa bệnh – tập tành kê đơn thuốc cho bạn bè quanh mình. Đây cũng là một trong những lí do để về sau này, bà có khả năng chữa trị bệnh cho mọi người bằng thảo dược.
Thế rồi một ngày kia, cơn bão lớn ập đến làng. Trời ban ngày bỗng tối sầm lại như đêm, gió giật tung cây cối, cuốn bay mái nhà. Một cơn lốc xoáy đã nhấc bổng cô bé Vanga lên không trung và cuốn tới cánh đồng xa tít tắp.
Sau nhiều nỗ lực kiếm tìm, dân làng thấy Vanga nằm bất tỉnh trong đám đất đá với hai hốc mắt đã bị lấp đầy vì cát bụi. Và Vanga bị mù từ đây, dù chữa trị bằng cách nào cũng không khỏi. Thế nhưng, may mắn thay, cô bé sớm phát triển và có một “giác quan thứ sáu” vô cùng nhạy bén.
Về năm 2011, bà Vanga đã nói: “Do những đợt mưa phóng xạ nên mọi sinh vật ở Bắc Bán cầu sẽ bị tiêu diệt. Tiếp đó, người Hồi giáo sẽ tiến hành cuộc chiến tranh hoá học chống lại những người châu Âu còn sống sót”. Như vậy có thể thấy lời tiên tri đáng sợ đó có hai phần.
Phần đầu hiển nhiên là ngụ ý thảm họa hạt nhân đang xảy ra ở Nhật Bản. Phần hai rõ ràng là đề cập đến cuộc chiến hiện đang diễn ra ở Libya, nơi một bên là liên quân các nước châu Âu và Mỹ và một bên là quân đội Libya đang giao chiến kịch liệt với nhau.
Hơn thế nữa, chỗ gây sửng sốt trong phần 2 lời tiên đoán nói trên chính là cụm từ “chiến tranh hoá học”.
Như ta đã biết, nhà lãnh đạo tối cao Libya là Đại tá Gaddafi đã gọi những kẻ đang tấn công đất nước ông là đội quân Thập tự chinh và cam kết sẽ dùng mọi phương tiện chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.
Theo tin tức của tình báo phương Tây, trong tay ông Gaddafi có cả vũ khí hoá học. Vậy một khi ông và quân đội của ông bị dồn vào bước đường cùng thì liệu điều gì có thể ngăn trở ông sử dụng vũ khí hoá học chống lại người châu Âu – những người “láng giềng” rất gần, chỉ ở ngay phía bên kia Địa Trung Hải.
Tiên đoán cho 2014 và 2016
Và nếu như hiểm họa đó quả thực xảy ra thì đúng như nhà nữ tiên tri lỗi lạc đã tiên đoán, đến năm 2014 “đa số người sẽ bị mụn nhọt, ung thư da và những chứng bệnh khác về da” (hậu quả của chiến tranh hoá học). Tiếp đó, đến năm 2016 “châu Âu sẽ trở nên trống vắng”.
Hy vọng hiện tượng này sẽ không xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới này:
http://tuoitre.vn/The-gioi/565573/msf-xac-nhan-3-600-nan-nhan-vu-khi-hoa-hoc-o-syria.html
Tuy chúng ta rất khâm phục tài tiên tri của người phụ nữ mù Bulgaria nhưng chắc hẳn tất cả chúng ta đều cầu mong lần này bà tiên tri không đúng. Chúng ta hảy cầu mong cho thế giới an lành!
Nhận định kinh tế Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014
(Tài chính) Năm 2013 là năm thứ 6, Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đây cũng là giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất, tính từ đầu thập niên 1990 đến nay.
Ảnh minh họa. Nguồn: cosmeticsdesign-europe.com
Nhìn lại năm 2012
Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp (DN) ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm. Hệ thống ngân hàng thương mại từ quý IV/2011 lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm ngân hàng thương mại yếu kém. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản và cung cấp tín dụng tập trung thái quá vào một nhóm tập đoàn kinh tế, kể cả khu vực tư nhân làm tăng tính rủi ro của tín dụng và sự kém hiệu quả trong việc phân bố nguồn lực tài chính.
Từ quý II/2012 nền kinh tế nước ta thể hiện càng rõ nét đặc điểm của “một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp nhận được máu”. DN thiếu vốn hoạt động, nhưng ngân hàng không tăng được tín dụng. Nợ xấu như “cục máu đông” gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn; “sức khoẻ” của nền kinh tế suy giảm nặng; niềm tin thị trường giảm sút; DN thiếu phương hướng hoạt động. Một bức tranh kinh tế không mấy sáng sủa kèm theo nhiều lo lắng đã kéo dài cả năm 2012.
Ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ đã chủ trương tiếp tục tập trung các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Từ quý II/2012, Chính phủ triển khai Nghị quyết 13, ngày 10/5/2013 nhằm kích thích tăng tổng cầu và hỗ trợ thị trường với các biện pháp, như: hoãn thời gian nộp thế thu nhập DN cho một số đối tượng; hoãn nộp tiền sử dụng đất năm 2011 cho DN bất động sản… Trong đó, chính sách tiền tệ tập trung vào mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định tỷ giá; 6 lần giảm lãi suất huy động tiền gửi; hạ lãi suất cho vay xuống dưới 15%; đồng thời tập trung xử lý thanh khoản của ngân hàng thương mại thông qua việc “bơm” thêm tiền cho hệ thống bằng các công cụ của Ngân hàng Nhà nước.Hệ thống ngân hàng thương mại đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết tín dụng cho DN trong một số lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu, nông nghiệp…, nhưng nhìn chung nền kinh tế vẫn rơi vào tình trạng “thừa tiền, nhưng thiếu vốn”. Bên cạnh đó, chính sách tài khoá phần nào nới lỏng đầu tư công theo mức bội chi ngân sách, thực hiện giải ngân theo kế hoạch và phát hành trái phiếu trong kế hoạch được Quốc hội cho phép; tăng lương cơ bản vào 1/5/2012…
Với những nỗ lực nêu trên đã mang lại những kết quả nhất định trong năm 2012: sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đã dừng lại trong quý I và đã tăng trở lại từ quý II, dù mức tăng khá chậm: GDP quý I tăng 4%; quý II tăng 4,66%; quý III tăng 5,6% và cả năm 2012 tăng 5,03%; CPI theo chiều hướng giảm, thậm chí trong 2 tháng (6 và 7/2012) tăng trưởng âm; CPI cả năm chỉ tăng 6,81% so với cuối năm 2011; xuất khẩu cả năm đạt 114 tỷ USD tăng 16,6% so với năm 2011; nhập siêu giảm mạnh…
Nếu nhìn trên 4 mục tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô: Tăng GDP; giá cả; việc làm và xuất khẩu ròng, thì kết quả của nền kinh tế năm 2012 thể hiện những chỉ báo khá tích cực trong bức tranh tiêu cực của cả năm. Tuy nhiên, thực tế khó khăn của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Khó khăn dồn cả sang năm 2013
Bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với 4 thách thức ngắn hạn như sau :
Thứ nhất, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm cho tình hình khó khăn thêm. Mặc dù CPI 8 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 3,53% so với tháng 12/2012, nhưng nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết.
Thứ hai, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của DN vẫn còn khó khăn, nhất là DN vừa và nhỏ.
Thứ ba, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự mong đợi của DN, do hoạt động kém hiệu quả của DN lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn không còn nhiều dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung - dài hạn. Điều này sẽ không kích thích được các DN đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những DN đang nỗ lực phục hồi sản xuất.
Thứ tư, những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể mang lại kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng sẽ khó khăn.
Cộng với đó là, trong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến thất thường, có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế Việt Nam.
Với tình hình trên, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII đã xác định mục tiêu kinh tế tổng quát của năm 2013 là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...”, với tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và kiểm soát CPI dưới 8%.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Chính phủ đang có nhiều nỗ lực để tạo niềm tin cho thị trường thông qua một “gói giải pháp hỗ trợ thị trường” nhằm: giải quyết hàng tồn kho; xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Ba vấn đề này có quan hệ nhân quả với nhau, nên không thể giải quyết riêng rẽ. Ngày 07/01/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01 và 02 để hỗ trợ thị trường.
Khác với gói giải pháp kích cầu thực hiện năm 2009, gói giải pháp hỗ trợ thị trường lần này tập trung vào khâu xử lý “điểm nghẽn” của tín dụng và tăng sức mua của thị trường, trong đó quan tâm đặc biệt đến tồn kho sản phẩm bất động sản. Cụ thể, với các giải pháp về tín dụng áp dụng biện pháp cho vay mới các DN có khả năng tồn tại và phát triển; các DN đang thực hiện các dự án nhà ở đang có thị trường…; ngăn chặn xu hướng tăng số DN phải ngưng hoạt động, giải thể do thiếu vốn lưu động; mở rộng tín dụng tiêu dùng; giảm lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay; áp dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu, trong đó có việc thành lập định chế mua bán nợ của Nhà nước (VAMC).
Đồng thời, Chính phủ tiếp tục thực hiện biện pháp hoãn thời hạn nợp thuế, thời hạn nộp tiền sử dụng đất, miễn giãm thuế... Tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5-6/2013), Quốc hội đã sửa đổi một số điều của Luật Thuế thu nhập DN và Luật Thuế giá trị gia tăng nhằm miễn giảm thuế cho một số đối tượng để kích thích thị trường và giảm khó khăn cho DN. Áp dụng thuế suất thu nhập DN là 22% từ tháng 1/2014 và 20% từ tháng 01/2016 để khuyến khích DN mở rộng đầu tư, giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho nhà giá thấp….
Nhờ vậy, năm 2013, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồi phục. Tuy nhiên, để có thể đạt được các chỉ tiêu, mà Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (ngày 08/11/2012) đã đề ra, thì không dễ. Cụ thể, có thể dự báo như sau:
Một là, mục tiêu chung nhất là tốc độ tăng GDP cả năm chỉ có thể đạt được ở mức 5,2% (6 tháng đấu năm tăng 4,9%; 6 tháng cuối năm có thể đặt mức 5,5%).
Hai là, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt được mức tăng hơn 10%, ước số tuyệt đối khoảng 127 tỷ USD như mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, mức tăng của kim ngạch xuất khẩu chủ yếu dựa vào khu vực FDI, còn khu vực DN trong nước vẫn chưa được cải thiện so với năm 2012. Năm 2013, vẫn có tỷ lệ nhập siêu thấp, ước khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, việc giảm nhập siêu chưa phải là sự cải thiện tích cực cán cân thương mại quốc tế, mà chủ yếu do nhập khẩu tăng chậm (ước tăng khoảng 19% trong năm 2013). Khi nền kinh tế khởi sắc, tín dụng tăng, đầu tư tăng, sức mua thị trường nội địa tăng lại, thì nhập siêu sẽ tăng mạnh. Nguyên nhân nhập siêu từ cơ cấu kinh tế, nên việc giảm nhập siêu chưa phải là hiện tượng kinh tế đáng mừng.
Ba là, tốc độ tăng giá cả tiêu dùng (CPI) cả năm ước khoảng 7%, tương đương mức tăng của năm 2012, nhưng thấp hơn chỉ tiêu do Quốc hội đề ra (8%). Tuy nhiên, nếu không phối hợp tốt giữa 3 nhóm chính sách: tiền tệ; chi tiêu công và điều chỉnh giá những hàng hoá dịch vụ công, thì khó kiềm chế được CPI theo mục tiêu.
Bốn là, tổng vốn đầu tư phát triển xã hội sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra, khó đạt được mức 30% GDP. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang bị “nghẽn” hấp thụ tín dụng, mà đầu tư của mọi thành phần kinh tế đều dựa chủ yếu vào tín dụng. Ngay cả trường hợp đạt mức tăng tín dụng cả năm 2013 là 12%, thì tổng vốn đầu tư vẫn chưa thể đạt mức 30% GDP.
Năm là, về các chỉ tiêu tạo việc làm và tỷ lệ thất nghiệp rất khó đánh giá vì tính khả tín của số liệu công bố. Nhưng, có điều chắc chắn là với mức tăng GDP khoảng 5%, thì không thể tạo ra đến 1,6 triệu việc làm và mức thất nghiệp ở đô thị chỉ có 4%. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở nước ta cần được đánh giá đúng thực chất hơn. Vì vấn đề việc làm và thất nghiệp là một trong 4 chỉ tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, năm 2013 lại xuất hiện một vấn đề mới có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch (riêng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh năm 2013 ước thu ngân sách hụt gần 20 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch). Sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, DN thua lỗ, thị trường bất động sản đóng băng, nhưng chi tiêu công không thể giảm, nên đang trở thành vấn đề nan giải cho bài toán ngân sách năm 2014 và 2015.
Nhiệm vụ quan trọng năm 2014-2015: Phục hồi niềm tin
Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm 2014; Nông nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên khó có khả năng tăng trưởng cao hơn năm 2013; Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường.
Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm 2014; Nông nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên khó có khả năng tăng trưởng cao hơn năm 2013; Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường.
Những dấu hiệu bất ổn vĩ mô được cải thiện so với các năm trước, đặc biệt là nguy cơ lạm phát cao đã được ngăn chặn. Tốc độ tăng CPI từ hơn 18% năm 2011 đã kéo giảm xuống còn 6,81% năm 2012; và dự kiến cả năm 2013 khoảng 6,5-7%%. Đây là kết quả nổi bật nhất trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể nói, trong ngắn hạn, lạm phát không còn là “con ngựa bất kham”. Do đó, hiện nay là thời điểm thích hợp, là thời cơ để đưa ra những quyết sách mạnh mẽ, tạo bước ngoặt làm thay đổi tình hình. Cụ thể:
Về ngắn hạn, nhiệm vụ tập trung vẫn là giải quyết nợ xấu của ngân hàng thương mại để xử lý điểm nghẽn của tín dụng, tạo điều kiện cho nền kinh tế hấp thụ vốn; trong đó phải xử lý một phần nợ xây dựng cơ bản, mà ngân sách đang nợ DN. Điều chỉnh lại Nghị quyết 02 của Chính phủ phần liên quan đến gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản theo hướng kích thích phân khúc thị trường nhà ở “phổ thông”, tức là loại nhà ở có giá dưới 1 tỷ đồng/căn hộ ở TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh và khoảng 500 triệu/căn hộ ở các địa phương khác thông qua công cụ tín dụng cho người mua nhà. Hỗ trợ trực tiếp người mua, chứ không hỗ trợ trực tiếp người bán.
Về dài hạn, cần một chương trình trung hạn phục hồi kinh tế kéo dài đến hết năm 2015, dựa trên các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, chính sách chủ đạo của chương trình là thực hiện chính sách” lạm phát mục tiêu”, với mức tăng CPI khoảng 7% mỗi năm trong 3 năm 2013-2015 và dưới 5% trong các năm tiếp theo. Có sự phối hợp giữa các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thị trường hóa giá cả một số loại dịch vụ công, mà Nhà nước đang còn quy định giá và chính sách ngoại thương. Chương trình phục hồi kinh tế trung hạn sẽ chấm dứt tình trạng ban hành các giải pháp theo kiểu “ăn đong” như vừa qua. Phải chuyển chính sách từ kiềm chế lạm phát bị động sang lạm phát chủ động. Mức lạm phát mục tiêu sẽ tạo ra dư địa cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, cũng như lộ trình điều chỉnh giá cả dịch vụ, hàng hóa công cộng, mà không gây ra lạm phát do chi phí đẩy.
Thứ hai, từ chính sách “lạm phát mục tiêu” nêu trên, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa phải phục vụ cho mục tiêu huy động tổng đầu tư xã hội từ 30-32% GDP trong 3 năm sắp đến. Ở đây đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa và qua đó huy động các nguồn lực bổ sung cho nhau nhằm bảo đảm tổng đầu tư xã hội.
Thứ ba, trong 2 năm 2013-2014, cần mạnh dạn tăng chi tiêu công dưới nhiều hình thức để kích thích tăng tổng cầu. Cụ thể, tăng trần bội chi ngân sách so với mức 4,8% GDP hiện nay; phát hành trái phiếu Chính phủ, ngoài định mức 45 nghìn tỷ đồng/năm như Quốc hội đã cho phép nhằm thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và các công trình xây dựng dang dở. Vẫn biết rằng, nhiệm vụ phải bảo đảm an toàn của nợ công là quan trọng, nhưng trong tình thế hiện nay, chính đầu tư công là giải pháp có tác động nhanh nhất để kích thích sự tăng tổng cầu của nền kinh tế, khi mà chính sách tiền tệ đang có tác dụng hạn chế. Một khi nền kinh tế hấp thụ được vốn tốt hơn, có điều kiện để tăng tín dụng, thì sẽ giảm đầu tư công, khuyến khích đầu tư tư nhân, cân bằng mức nợ công như Quốc hội đã cho phép.
Thứ tư, lồng ghép vào các nhóm giải pháp trên trong chương trình trung hạn cần có sự đột phá trong nhiệm vụ tái cơ cấu khu vực DN nhà nước (DNNN). Hiệu quả sử dụng nguồn lực này là nhân tố chủ đạo trong quá trình tái cơ cấu kinh tế. Lực lượng DNNN không làm thay thị trường, nhưng là một lực lượng rất quan trọng để bổ khuyết những khuyết tật của thị trường. Trên quan điểm đó, thì không thể thành công nếu tái cơ cấu từng tập đoàn, tổng công ty riêng rẽ, mà phải thực hiện trên tổng thể lực lượng DNNN hiện hữu. Nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN là nhiệm vụ của Chính phủ, chứ không phải là nhiệm vụ của từng đơn vị. Nếu đặt đúng tầm như vậy chúng ta mới có thể thực hiện thành công việc tái cơ cấu DNNN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá XI). TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (2012). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, tháng 11/2012
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013). Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế - xã hội, trọng tâm là thực hiện ba khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, ngày 29/08/2013
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013). Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, ngày 26/08/2013
4. Nguyễn Mạnh Hùng (2003). Chiến lược - Kế hoạch - Chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội
Nhiều việc cần làm trong năm bận rộn 2014
(Tài chính) Năm 2014 là năm bản lề trong thực hiện kế hoạch 2011-2015. Chính phủ cho biết, mục tiêu tăng trưởng GDP đặt ra là 5,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%...
Chính phủ họp tổng kết cuối năm với lãnh đạo các tỉnh, thành phố qua phương thức trực tuyến. Nguồn: internet
Năm 2014: GDP tăng 5,8%
Trong 2 ngày 23 và 24/12/2013, Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương đã được tổ chức thông qua 67 điểm cầu trực tuyến trên cả nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng, các thành viên Chính phủ và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cùng hàng trăm đại biểu đã dự hội nghị trực tuyến trên khắp đất nước.
Đây lần thứ hai, Chính phủ họp tổng kết cuối năm với lãnh đạo các tỉnh, thành phố qua phương thức trực tuyến.
Trình bày Dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, các chỉ tiêu chủ yếu là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 5,8%; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; Tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động...
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể:Thứ nhất, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Trong đó tập trung thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; phát triển trị trường, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu…Thứ hai, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Trong đó tập trung tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất; rà soát, sửa đổi bổ sung, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng;...Thứ tư, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.Thứ năm, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.Thứ sáu, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo.Thứ bảy, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Thứ tám, mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế.Thứ chín, tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.Tập trung tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. “Có tăng trưởng mới giải quyết được việc làm, tăng sức mua, cân đối được cung cầu, đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt phải có giải pháp mạnh tín dụng mới tan băng được bất động sản”.
Ông Thảo cho rằng, giải pháp tín dụng chính là giải cứu các ngân hàng đang đọng vốn trong bất động sản chứ không đơn thuần là giải cứu thị trường. Theo ông, các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản phải chấp nhận quy luật của thị trường. Khi thanh khoản kém thì buộc phải giảm giá, tăng khuyến mại, chiết khấu. Ngoài ra, cũng cần xem xét kích cầu tiêu dùng và đầu tư công, tạo đà tăng trưởng trong thời gian tới.
Người đứng đầu TP. Hà Nội cho rằng, cần đổi mới thể chế bởi hiện nay có những công việc song trùng, ôm đồm giữa các địa phương và bộ, ngành tuy nhiên trách nhiệm lại không rõ ràng. “Trong điều hành chủ trương có thể rất đúng đắn, nhưng rất nhiều cơ chế chính sách không đi vào cuộc sống vì không phù hợp với thực tế. Nếu không tin ở cơ sở, không tin ở dưới rất khó làm”, ông Thảo bày tỏ.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lại nói về chất lượng công chức. Theo ông Chiến phải đánh giá lại có bao nhiêu phần trăm cán bộ công chức làm được việc, bao nhiêu không làm được việc.
“Tôi nghĩ chỉ 20%- 30% công chức làm được việc”- Ông Chiến nói và cho biết thêm, năm vừa qua, tỉnh Thanh Hóa tổ chức thi tuyển công chức rất khách quan, minh bạch với tuyên bố rõ ràng là “không cán bộ nào được gửi con cái”.
Kết quả trong số 419 thí sinh sau phần thi buổi sáng có tới 70 thí sinh bỏ thi. Cuối cùng, chỉ có 129 thí sinh trúng tuyển với số điểm trên trung bình 50 điểm. Xét về tỷ lệ thì chỉ có 28,6% thí sinh vượt qua được vòng thi tuyển, tỷ lệ trượt là 71,4%.
“Rõ ràng, khi tổ chức tuyển cán bộ được thực hiện nghiêm, thì kết quả phản ánh đúng thực tế chất lượng cán bộ như thế nào. Chứ mấy năm trước Thanh Hóa không theo sát khâu thi tuyển đầu vào nên chất lượng thi tuyển không cao, thí sinh cứ thi là đỗ”, ông Chiến nói. Do vậy, phải quyết tâm siết lại khâu tuyển chọn cán bộ. “Chúng tôi kiên quyết không nhận những trường hợp gửi gắm để thi công chức là thực chất chứ không phải lấy thành tích”, ông Chiến khẳng định.Nhịp nhàng tài khóa và tiền tệ từ đầu năm 2014
Kết luận tại phiên họp chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhiệm vụ - mục tiêu cho năm 2014 tới đây là rất nặng nề, đòi hỏi tất cả các bộ ban ngành và địa phương phải quyết tâm cao nỗ lực lớn.
“Trong khi năm 2014 tăng bội chi, phát hành thêm trái phiếu, dư nợ tín dụng tăng cao hơn năm trước, tổng phương tiện thanh toán cũng tăng cao hơn để đảm bảo phát triển kinh tế thì mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát vẫn phải được đưa lên hàng đầu.”
Do đó, Thủ tướng yêu cầu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải phối hợp nhịp nhàng ngay những tháng đầu của năm 2014.
Về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, người đứng đầu Chính phủ đánh giá, “việc này chúng ta đã thực hiện được 3 năm nhưng tiến độ hiện còn rất chậm và chỉ còn 2 năm nữa là chúng ta phải về đích. Chính vì thế trong năm tới công việc này cần phải đẩy nhanh hơn nữa”.
Đặc biệt, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước dứt khoát phải thực hiện đúng như các Nghị quyết đã đề ra. “Đề án và nội dung cụ thể chúng ta đã có việc quan trọng bây giờ là thực hiện. Tôi cho rằng, khâu quan trọng nhất để thực hiện thành công đó là cán bộ - người đứng đầu”.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh, thoái vốn, cổ phần hóa là cần thiết nhưng không có nghĩa là phải bán tràn lan, sơ hở gây mất mát tài sản. Với những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, không thể khắc phục được thì phải cho phá sản giải thể. Riêng những doanh nghiệp nhà nước phục vụ mục đích công ích xã hội thì phải hạch toán riêng và công khai minh bạch trước công chúng.
Về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua, nợ xấu đã giảm nhanh, khắc phục nhanh các ngân hàng yếu kém, sắp xếp một bước để không gây đổ vỡ hệ tống. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng hiện vẫn còn một vài ngân hàng yếu kém và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi chặt và có hướng giải quyết trong thời gian tới.
Trong 2 ngày 23 và 24/12/2013, Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương đã được tổ chức thông qua 67 điểm cầu trực tuyến trên cả nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng, các thành viên Chính phủ và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cùng hàng trăm đại biểu đã dự hội nghị trực tuyến trên khắp đất nước.
Đây lần thứ hai, Chính phủ họp tổng kết cuối năm với lãnh đạo các tỉnh, thành phố qua phương thức trực tuyến.
Trình bày Dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, các chỉ tiêu chủ yếu là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 5,8%; Kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; Tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu; Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP; Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động...
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Cụ thể:Thứ nhất, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Trong đó tập trung thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm; phát triển trị trường, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả; đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu…Thứ hai, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Trong đó tập trung tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất; rà soát, sửa đổi bổ sung, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách thể chế; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng;...Thứ tư, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.Thứ năm, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.Thứ sáu, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo.Thứ bảy, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
Thứ tám, mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế.Thứ chín, tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.Tập trung tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. “Có tăng trưởng mới giải quyết được việc làm, tăng sức mua, cân đối được cung cầu, đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt phải có giải pháp mạnh tín dụng mới tan băng được bất động sản”.
Ông Thảo cho rằng, giải pháp tín dụng chính là giải cứu các ngân hàng đang đọng vốn trong bất động sản chứ không đơn thuần là giải cứu thị trường. Theo ông, các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản phải chấp nhận quy luật của thị trường. Khi thanh khoản kém thì buộc phải giảm giá, tăng khuyến mại, chiết khấu. Ngoài ra, cũng cần xem xét kích cầu tiêu dùng và đầu tư công, tạo đà tăng trưởng trong thời gian tới.
Người đứng đầu TP. Hà Nội cho rằng, cần đổi mới thể chế bởi hiện nay có những công việc song trùng, ôm đồm giữa các địa phương và bộ, ngành tuy nhiên trách nhiệm lại không rõ ràng. “Trong điều hành chủ trương có thể rất đúng đắn, nhưng rất nhiều cơ chế chính sách không đi vào cuộc sống vì không phù hợp với thực tế. Nếu không tin ở cơ sở, không tin ở dưới rất khó làm”, ông Thảo bày tỏ.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lại nói về chất lượng công chức. Theo ông Chiến phải đánh giá lại có bao nhiêu phần trăm cán bộ công chức làm được việc, bao nhiêu không làm được việc.
“Tôi nghĩ chỉ 20%- 30% công chức làm được việc”- Ông Chiến nói và cho biết thêm, năm vừa qua, tỉnh Thanh Hóa tổ chức thi tuyển công chức rất khách quan, minh bạch với tuyên bố rõ ràng là “không cán bộ nào được gửi con cái”.
Kết quả trong số 419 thí sinh sau phần thi buổi sáng có tới 70 thí sinh bỏ thi. Cuối cùng, chỉ có 129 thí sinh trúng tuyển với số điểm trên trung bình 50 điểm. Xét về tỷ lệ thì chỉ có 28,6% thí sinh vượt qua được vòng thi tuyển, tỷ lệ trượt là 71,4%.
“Rõ ràng, khi tổ chức tuyển cán bộ được thực hiện nghiêm, thì kết quả phản ánh đúng thực tế chất lượng cán bộ như thế nào. Chứ mấy năm trước Thanh Hóa không theo sát khâu thi tuyển đầu vào nên chất lượng thi tuyển không cao, thí sinh cứ thi là đỗ”, ông Chiến nói. Do vậy, phải quyết tâm siết lại khâu tuyển chọn cán bộ. “Chúng tôi kiên quyết không nhận những trường hợp gửi gắm để thi công chức là thực chất chứ không phải lấy thành tích”, ông Chiến khẳng định.Nhịp nhàng tài khóa và tiền tệ từ đầu năm 2014
Kết luận tại phiên họp chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, nhiệm vụ - mục tiêu cho năm 2014 tới đây là rất nặng nề, đòi hỏi tất cả các bộ ban ngành và địa phương phải quyết tâm cao nỗ lực lớn.
“Trong khi năm 2014 tăng bội chi, phát hành thêm trái phiếu, dư nợ tín dụng tăng cao hơn năm trước, tổng phương tiện thanh toán cũng tăng cao hơn để đảm bảo phát triển kinh tế thì mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát vẫn phải được đưa lên hàng đầu.”
Do đó, Thủ tướng yêu cầu chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phải phối hợp nhịp nhàng ngay những tháng đầu của năm 2014.
Về tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, người đứng đầu Chính phủ đánh giá, “việc này chúng ta đã thực hiện được 3 năm nhưng tiến độ hiện còn rất chậm và chỉ còn 2 năm nữa là chúng ta phải về đích. Chính vì thế trong năm tới công việc này cần phải đẩy nhanh hơn nữa”.
Đặc biệt, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước dứt khoát phải thực hiện đúng như các Nghị quyết đã đề ra. “Đề án và nội dung cụ thể chúng ta đã có việc quan trọng bây giờ là thực hiện. Tôi cho rằng, khâu quan trọng nhất để thực hiện thành công đó là cán bộ - người đứng đầu”.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng nhấn mạnh, thoái vốn, cổ phần hóa là cần thiết nhưng không có nghĩa là phải bán tràn lan, sơ hở gây mất mát tài sản. Với những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, không thể khắc phục được thì phải cho phá sản giải thể. Riêng những doanh nghiệp nhà nước phục vụ mục đích công ích xã hội thì phải hạch toán riêng và công khai minh bạch trước công chúng.
Về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua, nợ xấu đã giảm nhanh, khắc phục nhanh các ngân hàng yếu kém, sắp xếp một bước để không gây đổ vỡ hệ tống. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng hiện vẫn còn một vài ngân hàng yếu kém và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi chặt và có hướng giải quyết trong thời gian tới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét