Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Bài viết hay(751)

Tức cười làm sao khi đọc báo "lề phải" thì thấy "tô hồng", còn báo "lề trái"
thì thấy "bôi đen" y hệt như Obama vs đảng CH vậy. Ra Bolsa còn có nhiều chuyện tiếu lâm cười ra nước mắt. Ví dụ, các cụ luôn nói là hãy tạo cơ hội cho thế hệ trẻ kế thừa tốt nhất... nhưng hễ chuyện gì mà có mùi $$$ + tiếng(dù chỉ là hư danh) thì các cụ nhất định nhào lên giành ngay, đạp cho tụi nhỏ té chỏng gọng luôn!  Rõ ràng nhất là chuyện tổ chức hội chợ Tết ở Bolsa. Tui là người đã từng có kinh nghiệm "đau thương" này nên bảo đảm nói ra mà chẳng sợ thằng Tây nào hết. Các cụ ham tổ chức hội chợ Tết ở Bolsa nhưng có khi nào các cụ làm hội chợ Tết ở Bolsa mà có lời hay chưa? Các cụ làm là lỗ từ chết đến bị thương, rồi gây lộn, kiện cáo, xù nợ tùm lum... Tụi nhỏ vừa đông, vừa làm volunteer hoàn toàn free nên mới có lời mà chia lời cho các tổ chức trong cộng đồng chứ các cụ tổ chức hội chợ Tết ở Bolsa mà cái gì cũng thuê mướn trả tiền thì ...hehehe, các cụ chỉ có nước húp cháo thôi. Vậy mà các cụ cứ giành với thế hệ trẻ về việc tổ chức hội chợ Tết ở Bolsa!  Lẽ ra lúc này các cụ hãy lui vào "hậu trường" mà vui hưởng medical/ medicare với con cháu chứ đừng bon chen với $$$ + tiếng để làm gì nữa.  Đủ rồi, các cụ ạ. Ngay như tui đây mà còn muốn retire nè. Sau khi tổ chức hội chợ Tết ở Golden West xong, tui về hưu để nhường đường cho thế hệ đàn em đi lên chứ tại sao phải giành giật làm chi với tụi nhỏ để thêm phiền não?  Có như vậy may ra tụi nhỏ mới nể phục chứ làm như Dina Nguyễn thì ...bể quá!
Kinh tế năm 2014 đi theo hướng nào?


(Tài chính) Theo nhận định của một số chuyên gia, nền kinh tế nước ta đang dần hồi phục. Theo đà này, năm 2014 và 2015, kinh tế sẽ tăng trưởng khả quan hơn. Thế nhưng, cũng có những nhận định cho rằng hai năm tới, kinh tế sẽ vẫn đi ngang như hiện nay.


Kinh tế năm 2014 đi theo hướng nào?

Năm 2014, đầu tư công sẽ có thêm nguồn từ phát hành thêm trái phiếu. Nguồn: internet
Chỉ tiêu quan trọng nhất của nền kinh tế là tốc độ tăng trưởng GDP. Mới đây, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014, trong đó, chốt tốc độ tăng GDP đạt 5,8%, cao hơn mức 5,4% của năm nay. Ngoài ra, một số chỉ số quan trọng khác là lạm phát giữ nguyên 7%, bội chi ngân sách bằng 5,3% GDP, tổng vốn đầu tư xã hội bằng 30% GDP...
Trong khi nhiều quan điểm lo ngại về khó khăn của nền kinh tế nước ta trong năm tới, nhưng Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC tại Việt Nam Summit Dutta lại có những góc nhìn tích cực. Theo đó, dự đoán về dự báo vĩ mô của Việt Nam hai năm tới thì GDP vẫn tăng trưởng ở mức cẩn trọng, đạt 2.500 USD vào năm 2015. CPI ở mức một con số năm 2014 và 2015. Cán cân thương mại cũng tăng trưởng. Dự đoán VND so với USD cũng sẽ duy trì ở mức ổn định. Dự trữ ngoại hối năm 2013 khoảng 30 tỷ USD, năm 2014 khoảng 40 tỷ USD và năm 2015 khoảng 45 tỷ USD.
Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những điểm khác biệt giữa năm nay và năm tới sẽ ở việc tăng đầu tư công. Bởi năm 2014, đầu tư công sẽ có thêm nguồn từ phát hành thêm trái phiếu. Như vậy, nếu như năm 2013, chủ yếu chính sách tiền tệ phát huy tác dụng đối với các yếu tố tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng… thì năm 2014, sẽ thêm yếu tố tăng đầu tư công. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, tăng đầu tư công và một số yếu tố khác khởi sắc, sẽ góp phần giúp tăng trưởng kinh tế năm 2014 tốt hơn.
Cũng theo ông Lê Xuân Nghĩa, năm 2014, dự báo có thể tăng trưởng GDP tốt, do FDI tăng. Quan trọng là tốc độ tăng của giải ngân vốn tốt hơn. Vì lâu nay, vốn đăng ký rất lớn, nhưng tốc độ tăng giải ngân chậm. Năm 2014 có những động lực để giải ngân tăng lên khi có nhiều mong đợi cơ hội từ TPP và đầu tư công cũng tăng lên. Bởi trước đó, Chính phủ tuyên bố dùng thâm hụt ngân sách để đầu tư công. Và quan trọng hơn nữa là ứng vốn trước của năm 2016 – 2020 được sử dụng trước nên năm tới có thể có đến 400 nghìn tỷ vốn đầu tư công, giúp thúc đẩy cầu của doanh nghiệp và tư nhân cải thiện.
Ngoài những yếu tố tích cực vừa rồi, từ tháng 9 năm nay, kinh tế được cho là dò đáy đi lên, xuất khẩu cũng đã có khởi sắc, mức lãi suất ngân hàng khá ổn định. Đó là bằng chứng cho thấy chính sách tiền tệ đã có tín hiệu khá tốt, và đang tiếp tục duy trì trong những năm tới đây.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế, năm nay, tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 29% GDP. Năm 2014, với mức vốn đầu tư công tăng mạnh, thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội có thể tăng lên mức 31 đến 32% GDP. Tuy nhiên, việc tăng được vốn đầu tư toàn xã hội, còn phụ thuộc vào việc điều hành chính sách tiền tệ, mà cụ thể là tăng trưởng tín dụng.
Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, với những thành công trong năm nay, năm 2014, ổn định giá trị đồng tiền vẫn là mục tiêu chính sách quan trọng.

Theo đó, cần ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, nhưng kiểm soát không tăng mạnh cung tiền. Bên cạnh đó thì cần tiếp tục sử dụng đồng bộ, linh hoạt chính sách tiền tệ, theo dõi sát diễn biến tiền tệ để xử lý lãi suất và tiền cung ứng. Đặc biệt giải pháp tín dụng. Ngân hàng Nhà nước sẽ thống nhất ý kiến chuyên gia, mở rộng tín dụng phải đi đôi an toàn và hiệu quả của tín dụng.

Mặc dù nhiều quan điểm nhìn nhận tích cực về kinh tế năm 2014, tuy nhiên, cũng có chuyên gia kinh tế cho rằng, kinh tế năm tới vẫn không thay đổi là mấy so với năm nay. Các chỉ tiêu vĩ mô đạt được như hiện nay là tích cực, nhưng vẫn còn mong manh. Nhất là năm tới, việc tăng đầu tư công kích thích nền kinh tế, kích thích cầu hàng hóa, nhưng cũng có thể gây áp lực đến cung tiền và lạm phát, tỷ giá và ổn định vĩ mô. Do đó, 2014 vẫn là một năm khó khăn, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.Theo daibieunhandan.vn
Đánh giá về lạm phát thấp nhất trong 10 năm qua

(Tài chính) Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 so với tháng 12/2012 tăng 6,04%; còn CPI bình quân năm 2013 so với năm 2012 là 6,6%, đã đạt được mục tiêu tổng quát do Quốc hội đề ra (lạm phát thấp hơn).

Năm 2013 là năm đầu tiên CPI phá vỡ chu kỳ “hai năm cao, một năm thấp” đã diễn ra trong 9 năm trước đây. Diễn biến trên của CPI là thành công nổi bật của năm nay. Điều đó lại càng có ý nghĩa khi tăng trưởng kinh tế cũng cao hơn năm trước, theo mục tiêu tổng quát mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra (lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm trước).


Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê
Sức ép của lạm phát đối với mức sống thực tế của người tiêu dùng đã không còn lớn như khi lạm phát cao. Lương thực, mặt hàng thiết yếu nhất, năm 2012 giá giảm sâu, năm nay tăng thấp (nếu tính bình quân vẫn còn giảm), làm cho người tiêu dùng có thu nhập thấp, người nghèo, cận nghèo đỡ bị sức ép.
Lạm phát thấp đã góp phần giảm lãi suất huy động, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, có khoản, có đối tượng lãi suất đã trở về thời kỳ 2005-2006 để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Mặc dù lãi suất giảm, nhưng tiền gửi vẫn tăng cao (tính đến ngày 12/12/2013, tiền gửi VND tăng 15,93%, cao gần gấp đôi tốc độ tăng dư nợ tín dụng), góp phần cải thiện tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng...
Giá hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tăng thấp có sự đóng góp của việc ổn định tỷ giá và đến lượt nó lại tác động trở lại đối với sự ổn định của tỷ giá, góp phần củng cố lòng tin đối với đồng tiền quốc gia...
Thành công của việc kiềm chế lạm phát 2013 có sự đóng góp của nhiều yếu tố, trong đó lớn nhất là yếu tố cầu kéo năm 2013, năm thứ ba liên tục bị “co lại” nhanh. Vốn đầu tư phát triển/GDP giảm (từ 39,2%/năm trong thời kỳ 2006-2010 xuống còn khoảng 30,5% trong giai đoạn 2011-2013, thấp nhất trong mấy chục năm qua, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách vừa giảm về tỷ trọng, vừa giảm về quy mô tuyệt đối). Chênh lệch giữa tỷ lệ vốn đầu tư/GDP với tỷ lệ để dành/GDP đã giảm nhanh (từ bình quân 8,26%/năm thời kỳ 2007-2010 còn dưới 1% thời kỳ 2011-2013).
Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy có cao lên trong mấy tháng nay, nhưng năm 2013 cũng là năm thứ 3 liên tiếp bị co lại (từ 15%/năm trong thời kỳ 2006-2010 xuống còn khoảng 5,5%/năm thời kỳ 2011-2013). Tác động không nhỏ là yếu tố chi phí đẩy tăng thấp, có loại còn giảm. Giá nhập khẩu tính bằng USD giảm (khoảng 2,26%); tỷ giá VND/USD tăng thấp (bình quân năm tăng khoảng 0,62%); tính ra giá nhập khẩu tính bằng VND giảm (khoảng 1,7%). Lãi suất cho vay giảm, trong khi có tới 70-80% tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp là đi vay ngân hàng. Một số khoản nộp ngân sách được cắt giảm, giãn, hoãn.
Một tác động tích cực là hiệu quả đầu tư, năng suất lao động năm 2013 (những yếu tố cơ bản của lạm phát), có dấu hiệu được cải thiện một bước so với năm trước (hệ số ICOR của năm 2012 là 5,8 lần, còn của năm nay có khả năng còn khoảng 5,4 lần). Tốc độ tăng năng suất lao động nếu năm 2012 là 2,48%, còn năm nay có khả năng đạt 2,6%.

Lạm phát năm 2013 đã được kiềm chế thành công, nhưng vẫn còn một số điểm đáng lưu ý.
Về “nhịp độ”, CPI từ tháng 3 đến tháng 7 chỉ tăng 0,09% (hay tăng chưa tới 0,02%/tháng), là mức thấp hiếm thấy trong nhiều năm qua, vừa tác động đến sản xuất (nhất là 2 nhóm ngành kinh tế thực: nông, lâm nghiệp-thủy sản và công nghiệp-xây dựng), vừa theo hướng “kiềm chế” lạm phát, chứ chưa thật là “kiểm soát” lạm phát theo mục tiêu. Hai tháng sau đó CPI tăng cao, chủ yếu do giá một số loại hàng hoá, dịch vụ được điều chỉnh làm tăng chi phí đẩy và giảm tổng cầu đối với hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ khác.
Lạm phát thấp có phần quan trọng do sự “co lại” của cầu kéo, trong đó có việc giảm quá mức tỷ lệ vốn đầu tư/GDP (vừa thấp xa so với các thời kỳ trước, vừa thấp hơn cả chỉ tiêu kế hoạch), trong khi vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tăng trưởng kinh tế, mà tăng trưởng kinh tế không đạt được kế hoạch đề ra.
Thành công của việc kiềm chế lạm phát chưa thật vững chắc, vì vẫn có thể tăng cao trở lại vào năm sau, nhất là những tháng đầu năm.
Yếu tố cơ bản của lạm phát mới chỉ được cải thiện bước đầu, chủ yếu do chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư có hiệu quả cao/thấp khác nhau, do chuyển dịch cơ cấu lao động có năng suất lao động cao/thấp khác nhau, chứ chưa dựa nhiều vào ứng dụng và đổi mới khoa học kỹ thuật-công nghệ để tăng phần đóng góp vào tăng trưởng của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP).
Việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ là cần thiết và đúng hướng, vẫn phải được tiến hành, song cần phải tạo cơ chế cho cạnh tranh, tăng cường kiểm soát, phối hợp, cẩn trọng về liều lượng, thời điểm điều chỉnh.



Theo chinhphu.vn
Giáo Dục và Jobs 
Giáo dục tạo cho con người một trình độ học thức, nhưng học thức có đưa đến công ăn việc làm hay không lại là chuyện khác, chuyện cần phân tách rõ hơn, hiểu rõ hơn.
Anh thợ máy không có nhu cầu phân tách, vì anh có cái computer Automotive Troubleshooting & Diagnostics Analysis giúp anh không phải loay hoay tìm kiếm xem hệ thống dẫn xăng vào máy nghẹt chỗ nào, vì cái computer chẩn bệnh xác định với anh là dàn spark plugs (bougies) không nẹt lửa đốt săng đẩy cái piston xuống. Loại bỏ được nghi vấn “nghẹt xăng,” công việc sửa xe nhẹ đi được một nửa, anh quay qua hệ thống điện, và nhờ vậy mà việc sửa xe giản dị gấp đôi, tiền sửa xe cũng giảm một nửa.
Những nhà nghiên cứu giáo dục vẫn còn phải loay hoay tìm kiếm, vì họ chưa có cái máy này.
Kỹ thuật MRI cũng giúp các bác sĩ nhìn thấy rõ ruột gan, phèo phổi của bệnh nhân để trị bệnh trúng phóc, kiến hiệu và nhanh chóng hơn.
Nhưng không cái vi tính nào giúp được ông Arthur Levine trả lời câu hỏi, “Bộ phận nào trong guồng máy giáo dục của Hoa Kỳ trì trệ, khiến học sinh, sinh viên Mỹ không giỏi bằng học sinh, sinh viên của nhiều quốc gia khác.”
Levine là viên chức có uy tín và quyền lực trên địa hạt giáo dục Hoa Kỳ, nhưng, cũng như nhiều viên chức hữu trách khác trên địa hạt này, họ chỉ ước đoán loanh quanh và không chính xác về nhu cầu cải tổ nền giáo dục Hoa Kỳ.
Ông Levine là đương kim chủ tịch Quỹ Woodrow Wilson - một tổ chức bất vụ lợi, chuyên về giáo dục, và vinh danh những công bộc quốc gia; năm trong số những chính khách được Quỹ vinh danh là tổng thống Harry S. Truman (1951), Carmen và John Gottschalk (2007), thủ tướng Lý Quang Diệu (2007), ngoại trưởng Condoleezza Rice (2010), và Jacques Attali (2011).
Thành lập và tích cực hoạt động từ năm 1922, quỹ từng có những vị chủ tịch nhiều thành tích như tổng thống Franklin D. Roosevelt; nói cách khác Woodrow Wilson Foundation có uy tín lớn trên bình diện giáo dục.
Levine là vị chủ tịch thứ 6 của Viện; trước chức vụ này, ông là chủ tịch và giáo sư dạy trường Cao Đẳng Sư Phạm -Teachers College, Columbia University. Ông cũng đã từng làm chủ tịch Chương Trình Cao Học, chủ tịch của Viện Educational Management, và là giảng viên kỳ cựu của trường sư phạm, viện đại học Harvard.
Không có một tiêu chuẩn khoa học nào để xác định nguyên nhân “học dốt” của học sinh và sinh viên Mỹ, Levine đoán mò là tại thầy giáo, cô giáo dạy dở. Ông lần mò đi tìm nguyên nhân nào khiến cán bộ sư phạm Mỹ dở hơn thầy giáo Nhật, cô giáo Phần Lan; ông còn đi tìm nguyên nhân khiến Phần Lan không có lấy một người mù chữ; 99.7% dân Phần Lan học hết tiểu học, 66.2% học hết trung học.
Nguyên nhân nào khiến thầy giáo, cô giáo Mỹ thua kém bạn đồng nghiệp tại những quốc gia khác? Levine đổ thừa vì sự lựa chọn khóa sinh giáo viên cẩu thả, không có những cuộc thi nhập học và tốt nghiệp đủ gạn lọc.
Giờ này với tư cách chủ tịch Quỹ Woodrow Wilson, Levine quan tâm đến việc đào tạo giáo viên STEM (science, technology, education and math - KHOA HỌC, KỸ THUẬT, SƯ PHẠM và TOÁN HỌC). Quỹ trợ cấp cho gần 1,000 giáo viên tình nguyện dạy những môn STEM tại nhiều trường trung học công lập.
Levine nói với ký giả David Firestone của tờ The New York Times, là giáo viên Hoa Kỳ không có môi trường dạy tốt, và học sinh, sinh viên Hoa Kỳ không có môi trường học tốt như tại các nước khác.
Nhiều người cho là Levine không nhận xét đúng, khi ông căn cứ vào kết quả những cuộc thi test, để so sánh trình độ của học sinh Mỹ và học sinh các nước khác.
Levine trả lời, “Việc so sánh rất quan trọng, vì trên thị trường jobs hôm nay, con em chúng ta không chỉ tranh jobs với học sinh các thành phố khác, các tiểu bang khác của Hoa Kỳ, mà còn phải tranh jobs với công nhân tại các quốc gia khác.
“Nền kinh tế toàn cầu của thế hệ hiện tại không còn là kinh tế kỹ nghệ nữa, sự phồn thịnh của một quốc gia không còn tùy thuộc vào tiềm năng lao động và nguồn tài nguyên nữa. Kỹ nghệ hôm nay là kỹ nghệ tin học, và 2 yếu tố tối cần cho kinh tế tin học lại là óc sáng tạo và tầm hiểu biết của công dân mỗi nước.”
Trả lời câu hỏi, “Nguyên nhân nào giúp học sinh các quốc gia Á Châu luôn luôn đứng đầu danh sách so sánh trình độ học vấn toàn cầu?” Levine nói, “Trẻ em Á Châu đi học sớm hơn; do đó thời gian làm việc của công nhân Á Châu không chỉ dài hơn mà còn kiến hiệu hơn công nhân Mỹ nữa.
“Ngoài ra trẻ con có khả năng hấp thụ toán học rất sớm; tôi nghĩ phụ huynh và giáo chức nên thảo luận kỹ với nhau hầu tìm ra phương thức cho trẻ đi học sớm phù hợp với lối sống của người Mỹ. Về việc dạy học sinh 2 môn toán và khoa học, chúng ta nên nghiên cứu lối giáo dục Á Châu.”
Một câu hỏi khác, “Ông viết rất nhiều về tình trạng thiếu khả năng sư phạm của giáo chức Hoa Kỳ, trong lúc Hội Đồng về Khả Năng Giáo chức cũng báo động thiên hướng chấp nhận tệ trạng bất lực không đào tạo được những giáo chức tốt. Ông thấy nguy cơ này hiện thực đến mức nào?”
Levine nói, “Hai việc giáo dục, và đào tạo viên chức sư phạm đang trầm trệ, nhưng không phải là không thể chỉnh đốn lại được. Việc chỉnh đốn đòi hỏi nhiều nỗ lực và nhiều thời gian.
“Woodrow Wilson Foundation chúng tôi đang cộng tác với quý vị thống đốc, quốc hội, và các viên chức giáo dục tại 5 tiểu bang Indiana, Michigan, Ohio, New Jersey và Georgia để thực hiện chương trình cải thiện việc dạy STEM tại những tiểu bang này.
“Chúng tôi thỏa thuận với nhiều sinh viên sư phạm là Foundation chúng tôi sẽ cấp cho họ một khoản học bổng $30,000; đổi lại họ ký khế ước ở lại dạy học trong tiểu bang một nhiệm kỳ tối thiểu là 3 năm.
“Sau đó chúng tôi khuyến cáo một số Viện Đại Học nên thay những giáo sư dạy STEM bằng những giáo sư tân khoa, mới tốt nghiệp theo kế hoạch huấn luyện của foundation chúng tôi. Kết quả là cả 23 viện đại học thay đổi giáo sư theo kế hoạch của chúng tôi đều thành công hơn chỉ tiêu cũ của họ.”
Là một giáo sư tên tuổi, ông Levine trình bầy rất khoa học nhu cầu chỉnh đốn giáo dục, nhưng ưu tư của ông không chính xác; điểm sai là cái mục tiêu “tranh jobs” ông đặt ra cho hướng nỗ lực sư phạm của Hoa Kỳ; ông cho là việc so sánh trị giá của nền sư phạm Hoa Kỳ với trị giá nền sư phạm của các quốc gia khác rất quan trọng, “vì trên thị trường jobs hôm nay, con em chúng ta phải tranh jobs với công nhân các quốc gia khác.”
Levine sai ở chỗ dù nền sư phạm Hoa Kỳ có thực dụng đến đâu đi nữa, sinh viên Hoa Kỳ tốt nghiệp đại học vẫn không thắng trong cuộc tranh jobs với sinh viên Trung Cộng, vì yếu tố định đọat của doanh nghiệp mướn nhân công không phải là “sinh viên nào giỏi hơn” mà là “sinh viên nào rẻ hơn.”
Trước khi qua đời ông Steve Jobs, CEO của Apples nói với Tổng Thống Obama là những jobs ráp iPad mà ông đem sang cho công nhân Tầu sẽ vĩnh viễn không bao giờ trở lại với công nhân Mỹ nữa.
Lý do không phải là người thợ Tầu giỏi hơn người thợ Mỹ, mà là nhân công Tầu rẻ hơn nhân công Mỹ; do đó cuộc tranh jobs không nằm trong địa bàn giáo dục, cũng không nằm trong khả năng của Woodrow Wilson Foundation, và của chủ tịch Quỹ này - ông Levine.
Ông biết bộ máy sư phạm Hoa Kỳ không kiến hiệu, nhưng ông lại không biết bộ máy hỏng chỗ nào để sửa chữa.
Nếu không đưa được bộ giáo dục của Arne Duncan vào máy MRI để tìm xem bộ phận nào trì trệ, ông Levine đành phải chờ cái software vi tính Education Troubleshooting & Diagnostics Analysis thôi.
Cái máy này phức tạp hơn máy định bệnh xe, định bệnh người, nên chưa ai trả lời được câu hỏi, “Phải chờ đến bao giờ?” Nguyễn đạt Thịnh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét