Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Bài viết hay(753)

Trong khi mấy thằng tư bản "tối kỵ" những cái "độc quyền" thì mấy anh CS lại khoái "độc quyền", cứ sợ cạnh tranh. Tại sao? Vì CS dở và nhát nên mới khoái "độc quyền", cứ sợ cạnh tranh, sợ rồi lại chơi xấu bằng cách dùng quyền lực để diệt đối thủ ! Tuy nhiên còn có nhiều lý do khác nữa mà không ai nói ra nhưng thiên hạ đều biết, chẳng hạn như càng "độc quyền" thì mấy anh CS lại càng dễ bề thao túng, lũng đoạn, đầu cơ và ...hốt bạc nhiều hơn.  Y hệt mấy thằng "xì thẩu" chuyên "độc quyền" gạo, phân bón, thuốc tây... trước 1975 ở miền Nam. Ông Nguyễn Cao Kỳ từng lập pháp trường cát để xử bắn vài thằng làm gương.  Bây giờ VC cũng bắt chước ông Kỳ đem vài thằng ra bắn vào tháng này để ...mị dân, lừa thế giới, ra vẻ ta đây trong sạch!
BBC: VN 'Dứt khoát độc quyền vàng'

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị ngày 18/12

Thủ tướng Việt Nam nói Ngân hàng Nhà nước cần "dứt khoát tiếp tục độc quyền xuất nhập khẩu vàng" dù phải "chịu nhiều sức ép" với lý do vì đây là ngoại tệ, báo trong nước đưa tin.
Tuyên bố trên được ông Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng sáng 18/12, theo VnExpress.
Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu "không cho phép huy động, cho vay vàng trở lại" để tránh tình trạng vàng hóa và cho rằng việc tách toàn bộ vốn vàng ra khỏi hệ thống ngân hàng đã được thực hiện "thành công".
Ông Dũng cũng được dẫn lời nói Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần "nghiên cứu để có chính sách huy động nguồn lực vàng cất trữ trong dân để đầu tư cho sản xuất kinh doanh" trong năm 2014.
Trong một báo cáo gần đây, Hiệp hội Vàng Thế giới ước tính số lượng vàng vật chất tại Việt Nam đang được trữ trong người dân là vào khoảng 400-500 tấn.
Cũng theo tổ chức này, tổng giá trị lượng vàng trên nếu tính theo mức giá hiện nay sẽ tương đương với 17-21 tỷ đôla.
Đây được cho là một nguồn ngoại tệ tiềm năng có thể giúp giảm áp lực vay nợ từ quốc tế và tăng tỷ trọng vàng trong tổng dự trữ ngoại hối.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức được trao độc quyền cung ứng vàng từ ngày 25/5 năm ngoái.
Kể từ đó đến nay, cơ quan này đã tổ chức tổng cộng 74 lần đấu thầu, cung ứng ra thị trường gần 1,8 triệu lượng vàng.
Hồi giữa năm nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã giải thích việc định giá bán vàng là do "thị trường quyết định" và nói việc nhà nước độc quyền vàng là để "đảm bảo giá cả thị trường không bị thao túng, không bị lũng đoạn".
Tuy nhiên, điều mà ông Bình gọi là "cơ chế thị trường" đã gặp phải sự chỉ trích từ giới chuyên gia trong nước.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, tiến sỹ Lê Đăng Doanh đã đặt câu hỏi "hiện nay Nhà nước thì độc quyền, số lượng người mua thì hạn chế. Tôi không biết đó là cái loại thị trường thế nào?"
Mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và nước ngoài cũng bị cho là nguy cơ dẫn đến chảy máu ngoại tệ vì tình trạng buôn lậu.
'Nợ xấu cao hơn báo cáo'

Người dân trữ một lượng vàng lớn
Tại hội nghị ngày 18/12, ông Dũng nhận xét nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay nếu tính "theo đúng các tiêu chí có thể hơn 8% thay vì 4% như đơn vị tự báo cáo" và đặt mục tiêu đưa nợ xấu xuống mức 2-3% trong thời gian tới, VnExpress cho biết.
Trong báo cáo hồi giữa tháng 11, Ngân hàng Nhà nước ước tính tổng nợ xấu toàn hệ thống hiện nay là trên 140 nghìn tỷ đồng.
Đây là mức cao hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, hiện nay, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, mặc dù đã giảm tốc đáng kể.
Mức tăng trưởng trung bình của nợ xấu trong ba quý đầu năm đã giảm xuống mức 2,2% / tháng so với 3,91% / tháng trong năm 2012.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng việc nợ xấu giảm tốc không phải là một tín hiệu đáng mừng.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 18/12, giám đốc điều hành của hãng xếp hạng tín dụng Moody's tại Singapore, ông Jean Fracois Tremblay nói tỷ lệ nợ xấu hiện nay tại Việt Nam vẫn rất lớn và việc nợ xấu tăng chậm không phải là một dấu hiệu tốt.
"Nên nhớ rằng việc nợ xấu tăng chậm một phần cũng là do hoạt động vay vốn đã giảm đi đáng kể vì một khu vực ngân hàng yếu kém," ông nói.
"Cho đến nay, họ vẫn không tìm được một lối ra cho vấn đề đó."
'Đưa tiền trước rồi mọi thứ sẽ dễ dàng’
World Bank ký kết với VN
World Bank có nhiều dự án hợp tác hỗ trợ, tư vấn phát triển cho Việt Nam
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới có văn phòng tại Việt Nam ra vào tháng 12/2013 có một chương bàn về tham nhũng và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Phần này mở đầu khẳng định ''Từ lâu nay lãnh đạo của Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế đã nhận ra rằng tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.''
''Điểm đáng quan ngại là Việt Nam bị đánh giá là ở mức yếu về thể chế và kiểm soát tham nhũng, đặc biệt là thể hiện qua các đánh giá về vai trò của xã hội dân sự, của giới truyền thông và về khả năng tiếp cận thông tin.''
Báo cáo của giới chuyên gia, cả người Việt lẫn người nước ngoài, làm việc cho World Bank cho hay “nhìn chung, một tỉ lệ tương đối cao các doanh nghiệp ở Việt Nam báo cáo là có đưa hối lộ”.
Kết quả của một khảo sát khác về các doanh nghiệp tại Việt Nam từng phát hiện ra rằng 70% trong tổng số các doanh nghiệp đồng ý với câu nói sau “Khi làm việc với các cơ quan chính quyền thì cứ đưa tiền trước rồi mọi thứ sẽ dễ dàng”.
''Các lĩnh vực được xác định là có rủi ro tham nhũng cao cũng đồng thời là những lĩnh vực có môi trường kinh doanh có vấn đề," Báo cáo viết.
''Trong số các quốc gia tham gia vào Khảo sát Doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới (Enterprise Surveys) trong vòng 5 năm qua thì tỉ lệ các doanh nghiệp báo cáo có đưa hối lộ khi làm thủ tục thuế là tương đối cao."
'Tỷ lệ hối lộ 'thuế' cao'
"Phát hiện này phù hợp với các phát hiện trong các khảo sát về tham nhũng được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ VN trong đó một tỉ lệ cao các doanh nghiệp cũng báo cáo là có đưa hối lộ khi làm thủ tục thuế"
Báo cáo của World Bank
Báo cáo của định chế quốc tế này cho hay: ''Phát hiện này phù hợp với các phát hiện trong các khảo sát về tham nhũng được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ Việt Nam trong đó một tỉ lệ cao các doanh nghiệp cũng báo cáo là có đưa hối lộ khi làm thủ tục thuế.''
Dẫn chiếu từ kinh nghiệm trên thế giới, bản báo cáo đề cập tới một nghiên cứu cho thấy ở 14 nước đang trong thời kỳ quá độ trong giai đoạn từ 1997 đến 2007 đã phát hiện ra rằng mức độ hối lộ càng cao thì càng làm cản trở tỉ lệ tăng trưởng trung bình của doanh nghiệp, kể cả về doanh số thực cũng như về năng suất lao động.
Một trong những câu hỏi khác được đặt ra là tham nhũng có tác động đối với tăng trưởng kinh tế hay không.
Số liệu ước tính từ 41 nghiên cứu khác nhau được xem xét đã cho thấy rằng nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ nghịch giữa tăng trưởng kinh tế và tham nhũng, nói nôm na là tham nhũng càng nhiều thì tăng trưởng càng thấp.
Do đó phần bàn về tham nhũng và tăng trưởng trong bản báo cáo này nêu bật nhu cầu cải cách cấp bách để đối phó với sự liên hệ giữa mức độ tham nhũng với tốc độ tăng trưởng chậm lại của Việt Nam.
''Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Thanh tra Chính phủ đã cho thấy rằng các tỉnh, huyện đạt được nhiều tiến bộ hơn về cải cách hành chính và tăng cường minh bạch thực sự có mức độ tham nhũng thấp hơn,'' báo cáo World Bank nhận định.
Nợ xấu ngân hàng VN 'tiếp tục tăng'

Toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với khối nợ xấu ngày càng tăng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa cho biết tổng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đang tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo được báo điện tử Dân trí dẫn lại trong tin đăng ngày 15/11 cho thấy tổng nợ xấu của toàn hệ thống tính đến cuối tháng Chín năm nay là 142,33 nghìn tỷ đồng.
Con số này cao hơn khoảng 20,2%, tức 23,9 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái, báo cáo nhận định.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng nợ xấu bình quân trong chín tháng đầu năm là 2,2%/tháng, thấp hơn tốc độ bình quân 3,91%/một tháng trong năm 2012.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng việc nợ xấu giảm tốc không phải là một tín hiệu đáng mừng.
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 15/11, ông Christian De Guzman, chuyên gia phân tích tại hãng xếp hạng tín dụng Moody's, nói ông "không tự tin về độ chính xác của những con số này."
"Cần phải nói là từ trước đến nay, con số nợ xấu trong toàn hệ thống mà Moody's thống kê luôn cao hơn con số do các ngân hàng của Việt Nam đưa ra,"ông Guzman nói.
"Nói chung, về cơ bản, việc nợ xấu giảm tốc chỉ có nghĩa là số nợ xấu trong toàn hệ thống vẫn tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn. Điều này không thể tốt nào bằng việc tỷ lệ nợ xấu thực sự giảm."
"Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc cả hệ thống vẫn đang đối mặt với khó khăn rất lớn."
Nghi ngờ về VAMC
"Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng đồng nghĩa với việc cả hệ thống vẫn đang đối mặt với khó khăn rất lớn"
Christian De Guzman, chuyên gia phân tích tại hãng xếp hạng tín dụng Moody's,
Nhận định về khả năng xử lý nợ xấu của VAMC, ông Guzman cho rằng "số vốn mà VAMC được cấp là quá nhỏ so với thống kê về nợ xấu [trong hệ thống ngân hàng của Viêt Nam] mà chúng tôi có trong tay".
"Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch cũng là một vấn đề. Cho đến nay, chúng tôi vẫn không biết được bảng cân đối tài sản của VAMC thực sự là như thế nào," ông nói thêm.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, ông Alfred Chan, Giám đốc định chế tài chính của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, cho rằng VAMC không thực sự giúp hệ thống tiếp cận vốn mới.
"Nếu các ngân hàng muốn chấn chỉnh bảng cân đối kế toán, họ cần phải được tiếp cận nguồn vốn mới để có thể đối phó được với tỷ lệ nợ xấu thực sự," ông nói.
"Việc các ngân hàng được tiếp cận nguồn vốn mới cũng là một yếu tố quan trọng nhằm kích thích tăng trưởng cho nền kinh tế."
Theo ông Alfren Chan, nhà nước Việt Nam cần nhanh chóng nới lỏng sở hữu tại các khu vực ngân hàng để tăng cường thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông cho rằng điều này không những giúp toàn hệ thống tiếp cận vốn mới nhanh chóng, mà còn giúp cải thiện công tác quản lý và mang theo những kinh nghiệm, tầm nhìn mới vào hệ thống ngân hàng của Việt Nam.
Hàng nghìn nhân viên mất việc

Hàng nghìn nhân viên ngân hàng đã bị cho nghỉ việc trong những tháng qua
Trong một tin liên quan, báo Tuổi trẻ ngày 15/11 cho biết chỉ trong vài tháng qua, hàng nghìn nhân viên ngân hàng trong nước đã mất việc do khó khăn mà hệ thống phải đối mặt.
Trong quý ba năm nay, hơn 700 nhân viên của Ngân hàng Á Châu (ACB) đã mất việc, Tuổi Trẻ cho biết.
Trước đó, trong sáu tháng đầu năm nay, đã có gần 1200 nhân viên từ các ngân hàng Vietinbank, BIDV, Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn mất việc, tờ này cho biết thêm.
Cũng theo Tuổi Trẻ, Eximbank cũng đã tuyên bố sẽ cắt giảm thêm hàng nghìn nhân viên.
Ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank, được Tuổi Trẻ dẫn lời cho biết hoạt động kinh doanh của ngân hàng này đang gặp nhiều khó khăn.
“Những năm trước làm ăn được, chúng tôi tuyển dụng nhiều, đặc biệt là bộ phận gián tiếp. Năm nay kinh doanh khó khăn, bộ máy cũ đã trở nên cồng kềnh, việc cắt giảm nhân sự là bình thường,” ông Dũng nói.
Bản án Vinalines trên báo chí quốc tế

Ông Dương Chí Dũng và các bị cáo nghe tuyên án tại tòa hôm 16/12
Hai lãnh đạo của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) bị tuyên án tử hình về tội tham ô tài sản trong phiên xử sơ thẩm ngày 16/12.
Ông Dương Chí Dũng, 56 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục hàng hải, bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 28 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Mai Văn Phúc, 56 tuổi, nguyên tổng giám đốc Vinalines, nguyên phó vụ trưởng Vụ Vận tải, bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 18 năm tù về tội cố ý làm trái.
Sau đây là một số phản ứng và ý kiến của truyền thông quốc tế về sự kiện này.
Bloomberg:
Các bản án có vẻ ra chỉ dấu về sự trừng phạt các công ty nhà nước trong bối cảnh Việt Nam cố gắng cải tổ hệ thống quốc doanh và hệ thống ngân hàng oằn gánh vì tỉ lệ nợ xấu cao nhất Đông Nam Á.
Nói với Bloomberg, kinh tế gia Alan Pham của quỹ VinaCapital ở TP. HCM nhận xét: “Nếu án tử hình được thi hành, nó sẽ thực sự là sự ngăn chặn. Còn nhiều vụ khác chưa bị đưa ra ánh sáng.”
Wall Street Journal:
Nhiều người Việt Nam cho rằng tham nhũng là một trong những yếu tố dẫn đến tăng trưởng kinh tế yếu kém trong nhiều năm nay.
Điều này đã làm giảm đi đáng kể vị thế của Đảng Cộng sản cũng như chính phủ, buộc nhà cầm quyền phải tăng nỗ lực trong công tác chống tham nhũng.
"Đây là bản án nghiêm khắt hiếm thấy ở một đất nước cộng sản nơi mà quan chức cấp cao hiếm khi bị buộc tội."
Hãng thông tấn Reuters
AP:
Tòa án Việt Nam đã tuyên án tử hình đối với hai cựu lãnh đạo của tổng công ty hàng hải Vinalines vào thứ Hai trong động thái nhằm chứng minh chính quyền đang đẩy mạnh công tác chống tham nhũng.
Sự bất mãn của người dân trước nạn tham nhũng hoành hành đang đe dọa trực tiếp tính chính danh của lãnh đạo Việt Nam, trong lúc chính quyền đang đối đầu với một nền kinh tế đình trệ và sự bùng nổ của lực lượng phản kháng trên mạng.
Các nhà lãnh đạo đã tuyên bố sẽ tăng cường nỗ lực trong công tác phòng chống tham nhũng, tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng họ không có bản lĩnh để giải quyết những vấn đề sâu rộng hơn ngoài việc sử dụng những bản án.
Từ Hà Nội, tiến sỹ Nguyễn Quang A nói hai bản án tử hình không đủ để triệt tiêu nạn tham nhũng mà cần phải có những biện pháp để phòng ngừa tham nhũng ngay từ ban đầu.
Reuters:
Đây là bản án nghiêm khắc hiếm thấy ở một đất nước cộng sản nơi mà quan chức cấp cao hiếm khi bị buộc tội.
Bản án này được đưa ra trong bối cảnh chính phủ Việt Nam đang tìm cách tái cơ cấu hàng trăm doanh nghiệp nhà nước nhằm phục hồi nền kinh tế đang bị bao phủ bởi nợ xấu, phần lớn là do chính các doanh nghiệp này gây ra.
Việt Nam đã muốn đưa Vinalines trở thành một trong những công ty hàng hải lớn nhất thế giới trong một phần kế hoạch thiết lập những tập đoàn nhà nước thành công theo mô hình tương tự các chaebol của Nam Hàn.
Tuy nhiên cũng giống như tất cả mọi doanh nghiệp nhà nước, vốn được hưởng nguồn tín dụng thoải mái, Vinalines đã gặp thảm họa khi mở rộng ra những ngành không liên quan như bất động sản và chứng khoán.
Tập đoàn này sau đó đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và cho đến cuối năm 2011 đã nợ đến 2 tỷ đôla, theo báo cáo của chính phủ hồi năm ngoái.

Có thể gia đình ông Dương Chí Dũng sẽ kháng án
Tân Hoa Xã:
Vụ án tham nhũng của Vinalines là vụ thứ ba được đưa ra xét xử kể từ tháng 11 năm nay trong lịch trình xét xử 10 vụ tham nhũng nghiêm trọng khác tại Việt Nam.
AFP
Việt Nam đã tuyên án hai cựu lãnh đạo Vinalines, doanh nghiệp nhà nước đầy tai tiếng, vì tội tham nhũng, trong động thái nhằm xoa dịu sự bất mãn của dư luận.
Quan ngại về các doanh nghiệp nhà nước bắt đầu dấy lên sau khi tập đoàn Vinashin đứng trước bờ vực phá sản hồi năm 2010 do khối nợ hàng tỷ đôla.
Một số dự án gây lỗ của Vinashin sau đó đã chuyển qua cho Vinalines, mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng công ty này không đủ khả năng quản lý chúng.
Việt Nam bị cho là một trong những nước nhiều tham nhũng nhất trên thế giới, và vấn nạn này là một trong những yếu tố khiến người dân bất mãn nhất.
Nạn tham nhũng, quản lý yếu kém và khối nợ khổng lồ của các doanh nghiệp nhà nước được cho là nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn kinh tế mà nước này đang đối mặt. 
Người giàu là xấu?
Dân Luận: Tác giả chỉ ra cái tâm lý căm ghét người giàu của người dân bắt nguồn từ sự lãnh đạo của một đảng chuyên đại diên cho tầng lớp vô sản. Tức là trong xã hội này, người giàu khó ngóc đầu lên được. Thế thì muốn đất nước phát triển để không quay về tình trạng ai cũng nghèo như nhau ngày xưa, điều cần làm có phải là sửa đổi hoặc dẹp bỏ cái tổ chức chuyên tuyên truyền ý thức hệ công nông vô sản, cổ vũ cho tinh thần căm thù đấu tranh lật đổ giai cấp mà ai cũng biết?
Hồi bé đi học, tất cả các chuyện tôi đọc và được học đều có nhân vật phản diện là lão nhà giàu độc ác xấu xa, chưa 1 lần nào tôi đọc được những chuyện cổ mà nhà giàu lại tốt cả. Và nhân vật hiền lành tốt bụng, bao giờ cũng nghèo rớt mùng tơi, và luôn luôn không đủ ăn, phải ăn cháy, phải vào rừng kiếm củi đổi gạo kiểu Thạch sanh khố dây lòi dái, phải thậm chí không có cái khố để mặc như anh Trương chi dái to hát như thằng đéo gì bụng to người Ý.
Người cộng sản cướp được chính quyền chính nhờ những người nông dân nghèo, với lòng hận thù ghanh ghét luôn đầy tràn với kẻ giầu là những tên thực dân, những thằng địa chủ, những tên tư sản, tất cả bọn chúng đều đáng ghét vì thừa ăn thừa mặc, nhà chúng luôn kín cổng cao tường và nghêng ngang xe-pháo.
Và khi người Pháp bỏ đi, tư sản bị cải tạo, thì vụ cải cách điền địa vĩ đại năm 1950s chính là minh chứng rõ rệt nhất về việc ghét người giàu, họ bị những bần nông nghèo đấu tố và làm nhục, tất cả những ruộng đất của địa chủ, những người được coi là giàu, đều bị tịch thu để chia cho bần nông, là tầng lớp nghèo khó, và khi có làng chưa đủ số địa chủ, những người trung nông bị đôn lên thành địa chủ cho đủ số.
Cô Cụ đã khóc xin lỗi nhân dân sau dịp này vì những sai lầm mắc phải, nhưng những giọt nước mắt của cô là dành cho người nghèo, tức trung nông bị “đôn” thành địa chủ, chứ các anh địa chủ xịn giàu nứt khố đổ vách dường như không thuộc về những lời xin lỗi này.
Nghèo, với tôi hồi đó được học trong sách vở đều là người hiền lành tốt bụng, thương người và có hiếu. Cứ nghèo được mặc định là tốt. Nhà tôi thời bao cấp khá giàu, giàu thời đó là có 2 cái gường, 1 cái tủ, 1 cái xe đạp Phơ gô và 1 honda 50 cũ, hồi đó thức ăn phải mua tem phiếu, thịt lợn thường ko có thường xuyên và hay bị kém chất lượng, thịt bò chỉ có trong sách và giấc mơ, nhưng thịt gà thì mẹ tôi vẫn nuôi và thịt ăn, mỗi lần thịt đều phải dấu và mang lông chôn kĩ, mẹ tôi lo sẽ bị ghét nếu có thịt gà ăn thường xuyên.
Thời bao cấp đó, nghèo là nghèo tất, những người giàu có nhờ buôn bán đều bị gọi là bọn gian-thương, các lãnh đạo cố ăn mặc giản dị nhất có thể, và thậm chí vào năm 1983, theo chỉ thị mật danh Z30, cho phép tịch thu tất cả những nhà xây 2 tầng và tài sản trong đó, Lí do là tài sản có được do phạm tội mà có, và tất nhiên, không cần chứng minh, bằng cớ lẫn luật sư hay tòa án. Hà nội đã thu 105 nhà, lí do duy nhất khi thu nhà là “Giàu” với lập luận đơn giản: Giàu là có tội, tài sản đó mặc định là bất minh.
Ở cái thời toàn dân nghèo thì người giàu nào cũng bị mặc định là của cải có được do phạp pháp.
Khi xảy ra va chạm giao thông, xe máy đền xe đạp, ô tô thì đền xe máy bất biết đúng sai, cũng do 1 phần quan niệm giàu hơn là mặc định sai.
Nghèo luôn luôn được thông cảm, vì người nghèo luôn đông hơn nhiều, ở Việt nam, càng nghèo càng đẻ khỏe, và tất nhiên, những đứa trẻ đáng thương không được phép chọn cha mẹ đó cũng sẽ nghèo. Người nghèo luôn tự tin đẻ tràn với tâm niệm sai lầm : Trời sinh voi trời sinh cỏ.
Những người nghèo luôn được thông cảm từ mọi phía, ngay cả khi họ phạm luật, tôi đọc báo thấy 1 anh bán rong bị thu đồ đã khóc ầm lên và than: “con ơi, thế là không có tiền đóng học cho con rồi” và anh được rất nhiều người cảm thông và chửi rủa những người bắt anh là bất-nhân, trong khi họ chỉ đang thừa hành pháp luật. Hay 1 anh bán rong ở nơi bị cấm trên xe ba gác, 1 loại xe cũng bị cấm trong thành phố, được cho rằng bị đánh ngất khi cố chạy theo để giằng lại đồ từ xe, hay 1 anh lái xe chở bia chạy như 1 tay đua F1 ở đường cua khiến bia văng tung tóe theo lực li tâm và suýt giết chết 1 người đi xe máy..
Và các anh đều nhận được rất nhiều chia sẻ cảm thông và mọi người đều quên đi việc các anh phạm luật.
Thực sự mà nói, những người nghèo ngày 1 đông dần và họ tràn về thành phố kiếm ăn vô luật pháp, họ làm tắc đường, mất mĩ quan đô thị, xả rác bừa bãi và bán đồ độc hại không nguồn gốc. Và lời thanh minh được nói nhiều nhất của họ khi bị thu giữ đồ nghề là “ Do quá nghèo, mong được thông cảm”.
Trên các diễn dàn khi các báo trong nước nô nức đưa tin với niềm hân hoan không giấu diếm có 1 đại gia nào đó bị phá sản và bán tống bán tháo nhà máy phân xưởng sản xuất thì luôn có những phản hồi mang tính chất hả hê thỏa mãn sự đố kị, và thống kê ra hàng loạt những tội lớn nhỏ của đại gia kém may mắn này, nhưng không ai quan tâm rằng, khi 1 đại gia giàu có bị phá sản, nghĩa là hàng ngàn công nhân sẽ bị mất việc, và càng nhiều doanh nghiệp phá sản, nghĩa là thất nghiệp và phạm tội sẽ càng gia tăng. Ai sẽ nuôi gia đình những công nhân thất nghiệp? Họ lại gia nhập tầng lớp nghèo cố gắng mưu sinh và bị cuốn vào thành phố vốn đã thừa mứa hàng rong ve chai vé số ăn mày kẻ cướp.
Thật buồn để nói rằng, các quan chức hay đại gia giàu có khó có thể trong sạch, khi bị lộ, thì tội họ dễ bị buộc nhất là đưa, nhận hối lộ và trốn thuế.
Và gần như không né tránh, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thẳn thắn nói khi tiếp xúc với cử tri: ““Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ. Cho nên chúng ta phải xem xét, bình tĩnh, tỉnh táo sáng suốt. Tham nhũng đúng như các bác nói phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.
Và 1 vị phó chủ tịch nước cũng nói: " làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc?"
Theo cá nhân tôi, riêng ở Việt nam, nơi đâu có hối lộ tham nhũng, ở đó có phát triển, có công ăn việc làm, dân giàu hơn những nơi quan thanh liêm trong sạch.
1 người dân đi chạy việc bất kì ở cơ quan công quyền nào cũng thích gặp những anh nhận hối lộ hơn, vì chỉ có hối lộ mới có cơ may xong việc được.
Mặc dù hối lộ hay trốn thuế, nếu người giàu mở rộng kinh doanh, có thêm nhiều việc làm, giúp những người nghèo giàu hơn, thì cần phải mừng hơn là việc họ bị phá sản chứ?
1 đất nước liệu có giàu mạnh được không, nếu quá đông người nghèo và tất cả mọi người trong số họ đều hả hê khi những anh giàu bị tán gia bại sản và nghèo như họ?
Và đất nước này sẽ phát triển thế nào, nếu mọi người đều trở về thời nghèo như nhau giống những năm bao cấp?Nguồn: Voong Ngau Pin blog

0 nhận xét:

Đăng nhận xét