LÀM GÌ SAU KHI VỪA THỨC DẬY
Bạn có thể nghĩ rằng những điều này là không cần thiết, tuy nhiên các nhà khoa học thì cho rằng bạn nên biết những việc nên không nên làm ngay sau khi thức dậy để có một sức khoẻ thật tốt.1/.NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM NGAY SAU KHI VỪA THỨC DẬY:
- Đi tiểu.
Hầu hết chúng ta ngủ dậy đều có cảm giác muốn đi tiểu ngay do bàng quang đầy. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe thì thói quen này lại không tốt. Sau khi ngủ dậy, nếu đi tiểu ngay sẽ làm bàng quang rơi vào trạng thái rỗng, dễ gây chóng mặt, thậm chí còn có trường hợp ngất khi đi tiểu.
Mặc dù việc đi tiểu sau khi ngủ dậy có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và thải các chất độc ra ngoài cơ thể, nhưng điều đó không có nghĩa là sau khi dậy, bạn phải đi tiểu ngay. Tốt nhất, bạn nên ngồi trấn tĩnh một chút cho mình tỉnh táo, uống một cốc nước để lấy lại tinh thần, ổn định năng lượng cho cơ thể rồi mới đi tiểu. Việc này có tác dụng rất tốt trong việc tránh tình trạng chóng mặt, choáng váng vào buổi sáng khi bạn đi tiểu ngay lúc vừa ngủ dậy.
- Vận động quá mạnh.
Sau khi ngủ dậy, bạn nên dành một chút thời gian để tỉnh táo, các cơ quan trong cơ thể dần dần hoạt động trơn tru trở lại, cơ thể cân bằng khí âm dương trước khi bạn một tập một vài động tác thể dục với cường độ cao như chạy bỏ, đu xà hay nâng tạ… Nếu bạn ngay lập tức thực hiện các bài tập sau khi thức dậy mà không thực hiện bất kỳ hoạt động chuẩn bị, nó sẽ dễ dàng dẫn đến nguy cơ về bệnh tim mạch và mạch máu não.
Trước khi tập bạn cũng nên khởi động cơ thể thật kỹ, các động tác nên tập từ nhẹ nhàng đến mạnh hơn, chưa vận động mạnh ngay để tránh mắc bệnh tim mạch ngoài ý muốn.
- Gấp chăn gối
Bạn đừng nên nghĩ rằng gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy mới là gọn gàng, bởi thực tế, không nên gấp chăn ngay khi ngủ dậy mới là điều bạn cần làm. Khi chúng ta ngủ suốt đêm, cơ thể bạn bài tiết ra nhiều khí độc như CO2 và một số chất thải phát sinh qua hệ hô hấp và các lỗ chân lông… Và chăn bạn đắp chính là nơi lưu lại những khí thải độc này nhiều nhất.
Gấp chăn gối ngay sau khi ngủ dậy là thói quen không tốt
- Kiểm tra E-mail.
Kiểm tra hộp thư ngay khi thức dậy vào buổi sáng có thể khiến bạn căng thẳng cả ngày. Thay vì bắt đầu một ngày với những lo lắng về công việc, hãy tham gia hoạt động giúp bạn tĩnh tâm như tập thể dục, nhấm nháp một tách trà, hoặc nói chuyện với một người bạn cùng phòng. Điều này thực sự sẽ giúp bạn thêm tràn đầy năng lượng và khơi nguồn sáng tạo cho một ngày làm việc hiệu quả hơn.
- Uống cà phê
2/. Những thói quen sau đây nên duy trì sau khi bạn thức dậy:
- Uống nước
Hãy uống ít nhất một cốc nước ngay sau khi bạn thức dậy
Suy nghĩ tích cực không có nghĩa là bạn bỏ qua tất cả những điều xấu, mà là cách bạn phản ứng không lưu giữ những hình ảnh không may trong quá khứ đã qua và không bao giờ trở lại với những bực tức, chán nản.
Hãy giữ cho mình thái độ tích cực mỗi khi gặp khó khăn hoặc rắc rối. Nó sẽ giúp bạn tỉnh táo và sáng suốt hơn trong các quyết định. Ngược lại, nếu liên tục giữ những suy nghĩ tiêu cực với những bực tức, chán nản trong đầu thì rất có thể bạn sẽ bắt đầu căng thẳng, điều đó không tốt cho sức khỏe của bạn.
Theo các chuyên gia sức khỏe của Mỹ thì những lợi ích sức khỏe khi bạn có suy nghĩ tích cực bao gồm:
–Tăng tuổi thọ
– Giảm tỷ lệ suy nhược
– Giảm mức độ đau khổ
– Tăng khả năng chống cảm lạnh thông thường
– Tốt hơn cho tâm lý và thể chất
– Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
– Có kỹ năng đối phó tốt hơn trong khó khăn và căng thẳng.
Hầu hết những người sống với suy nghĩ tích cực suốt cả ngày sẽ làm việc hiệu quả hơn, ăn ngon miệng hơn và yêu đời hơn.
'Rút ruột' 55 km đường cao tốc, đảng xơi bao nhiêu?
Nguyên Anh (Danlambao) - Lại tiếp tục có ì xèo của dư luận khi đơn thưa của nhóm công nhân xây dựng đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây được đưa ra. Theo đó trụ bê tông bên đường thay vì hình vuông đã hóa ra hình tròn, còn giải bê tông phân cách hai làn xe giữa tim đường đã bị rút ruột 30-40% chất lượng ?!
Với số tiền đầu tư 1 tỷ đô-la, nước Việt Nam sắp có thêm một con đường chúa chổm vì đây là số tiền được lấy trong một phần vay mượn trong chuyến công du mới đây của Thủ tướng Shinzo Abe và ngài Ba Ếch Bean mà phải 3 cho đến 40 năm sau chúng ta mới thấm.
Một chuyên viên xây dựng xin được giấu tên còn cho rằng, các thanh sắt của lan can đặt giữa trụ bê tông hình tròn bị lệch tâm, không bảo đảm tính chịu lực. Ðiều đó theo ông này, phẩm chất công trình không bảo đảm đúng theo thiết kế. Cũng theo ông, không thể chấp nhận được những sai phạm kể trên, vì đường cao tốc được thiết kế với tốc độ lưu thông 120km/giờ, tương đương 75 dặm/giờ.
Ông này còn tiết lộ thêm rằng, việc thi công cẩu thả cũng là cách “rút ruột” công trình, vì mất ít thời gian làm việc, chi phí nhân công giảm so với dự toán thi công đúng với thiết kế.
Dự án đường cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây dài 55km, đi qua thành phố Sài Gòn và tỉnh Ðồng Nai, với tổng vốn đầu tư lên tới 20,600 tỉ đồng, tương đương 1 tỉ đôla. Công trình này khởi công tháng 12, 2009, dự tính sẽ đưa vào sử dụng đoạn từ Sài Gòn đến Quốc lộ 51 của Ðồng Nai ngày 30 tháng 12, 2013 này. (Người Việt)
Ôi giào chuyện muỗi đấy mà! Không đảm bảo an toàn giao thông thì… chết có sao đâu, ai mà không chết chứ huống chi là công dân của nước thiên đường?
Vì sao đội ngũ xây dựng Việt Nam cẩu thả? Do trình độ hạn chế hay do lòng tham?
Xin lỗi nhé, chưa chắc kỹ sư xứ Việt thua kém các nước khác, nếu so sánh thì có thể cho rằng 8/10 chứ không phải đồ bỏ đâu. Thế nhưng vì sao lại làm sai thiết kế, và thi công không đúng kỹ thuật?Không phải lỗi do họ đâu !
Trước tiên khi nguồn tiền để làm đường được giải ngân thì nó vào tay Ba Ếch Bean, với cái tầm nhìn cử nhân chính trị lớp 5 trường làng sao lại không nảy lòng tham khi mọi quyền hành ở trong tay mình? Ngài đưa cái mỏ cắn một phát ngập họng xong mới chuyền tới Đinh bộ Giao.
Từ Đinh bộ Giao thì nguồn tiền chỉ còn có 8 thay vì 10 cho nên ngài chốt tại đó và hê lên thằng nào đấu thầu thắng sẽ được thi công. Tiếng gọi là đấu thầu cho nó oai, nó văn minh hiện đại chứ toàn xuất phát từ các đầu óc tồi tàn tham nhũng mà ra thành ra chỉ vài cây số được chung cho ngài chín con số là lẽ thường tình.
Sau đó người chung chi đầy đủ sẽ được phép thi công với số tiền chỉ đủ tiền vật tư, nhân công thì làm gì mà có lời? Thì phải nghĩ ra cách rút ruột công trình, ăn bớt vật tư sắt thép mới mong kiếm được chút xương thừa của các quan chứ đâu phải họ ngu mà lao đầu vào.
Và các kỹ sư cũng phải suy nghĩ ra tối kiến từ cây cột hình vuông biến ra hình tròn và làm sao ăn bớt vật tư mà hình dạng vẫn không thay đổi, thật là bótay.com mà!
Ấy vậy mà hàng ngàn công ty quốc doanh lẫn tư nhân sẵn sàng lao đầu vào chung đủ cho cái được gọi dưới mỹ từ bán dự án đấy.
Và đâu phải chỉ có đường cao tốc Dầu Giây Long Thành mà còn nhiều nữa,từ đại lộ Đông Tây cho đến bê tông cốt tre (chứ làm cốt thép thì có mà ăn... sh*t) tất cả đều được đưa vào sử dụng lấp liếm cái thi công ẩu, tắc trách và một thời gian sau đó nó lún, nó bong, nó tróc thì kệ cha nó, cha chung không ai khóc là vậy.
Ai không tin thì cứ nhìn xem biết bao nhiêu việc xảy ra mà có thằng ma nào đi tù? Làm sao mà đi tù được khi bọn chúng thông đồng ăn chia có hệ thống, thằng nọ chỉ thằng kia, thằng kia chỉ thằng kìa và chìm xuồng trong im lặng?
Đó là cái tinh hoa cái ưu việt của thiên đàng xã nghĩa, một nơi mà chữ lương tâm, trách nhiệm không còn, khi sự việc bể bạc ra thối um một góc trời thì ngài thủ tướng thất học của chúng ta lấy thịt đè người ngay theo kiểu cả vú lấp miệng em. Mà nói cho đúng ra cũng chả có thằng nào con nào dám khai ra ngài cả vì điều đó đồng nghĩa với cái chết bất đắc kỳ tử có thể đến bất cứ lúc nào, thật đúng là dưới một người mà trên triệu người sướng gì đâu.
Lương tâm nó không có răng các bạn ạ, chỉ có con người mới có răng mà có răng thì phải cần ăn cho nên đàn chuột xã nghĩa vẫn tiếp tục vay mượn bốc hốt còn cái thằng chủ nhân ông của đất nước là người dân thì cứ đấm ngực than trời!
Đó cũng là một nguyên nhân mà bọn chúng không muốn tiến trình đa đảng phái xuất hiện tại Việt Nam vì khi có đảng đối lập xuất hiện thì chúng sẽ mất uy tín vì bị chỉ trích, còn một mình một chợ thì cứ thế mà làm.
Tại sao phải bắt Đặng Chí Hùng?
Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Tại sao cộng sản Việt Nam ráo riết bắt cho bằng được Phạm Mạnh Hùng (bút danh Đặng Chí Hùng)? Câu trả lời có lẽ ai cũng biết. Do đó bài viết này chỉ góp phần nói rõ thêm.
Phải bắt Đặng Chí Hùng.
Ngoài những bài viết Đặng Chí Hùng tấn công trực diện một cách hiệu quả vào chế độ cộng sản, nhất định điều làm họ tột cùng hoảng sợ để truy lùng bắt anh, do hai điểm chính:
1. Tuổi trẻ quốc nội với quan điểm, thái độ và việc làm chống cộng ôn hòa, thông minh, rạch ròi, không cực đoan và không bạo lực.
2. Gia đình của Đặng Chí Hùng cũng là gia đình cộng sản nòi và đã... bỏ rơi anh, như thông tin trong mấy ngày qua trên các diễn đàn.
Nếu cộng sản sợ Nguyễn Chí Đức một phần thì họ sợ Đặng Chí Hùng nhiều hơn thế. Có lẽ một số bạn đọc thắc mắc với câu hỏi “tại sao”? Xin thưa, ngoài yếu tố anh Đức không bị gia đình hắt hủi, anh vẫn còn thiếu tinh tế, sâu sắc như Đặng Chí Hùng.
So sánh để nhận chân là điều nên làm và chỉ rõ cho thế hệ trẻ trong cuộc đấu tranh hiện nay, điều này cũng nhằm chia sẻ với những ai còn mơ hồ hoặc vọng tưởng về người cộng sản, có thêm cái nhìn dứt khoát với chế độ “mãi quốc cầu vinh” núp dưới vỏ bọc gọi là ĐCSVN.
Hầu như ai cũng biết Nguyễn Chí Đức bắt đầu tỉnh ngộ sau cú đạp mặt trong lần đi biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh. Tuy nhiên, với thái độ bảo thủ, khinh thị, chính cộng sản đã đẩy Nguyễn Chí Đức ngày càng xa dần tổ chức, vì từ trong tổn thương khi bị xúc phạm nhân phẩm, anh Đức ngày càng nhận rõ bản thân sai lầm khi đã trao trọn niềm tin cùng sự nhiệt tình của tuổi trẻ vào một tổ chức đáng tủi hổ.
Bài viết mới đây của anh Đức về việc ông Lê Hiếu Đằng rời bỏ đảng, có đoạn [1]:
“Theo thiển ý của tôi, ông Đằng nên viết lại cho chỉnh chu và gửi cho cơ sở đảng nơi ông gần đây từng sinh hoạt cho dù có thể lâu rồi ông khi đi hội họp nữa!? Chứ không nên viết như tờ giấy nhắn nhủ gấp gáp và đôi chỗ còn viết tắt, thiếu dấu”...
“...Vì khi chúng ta xin vào thì chúng ta đã tự nguyện phấn đấu và cũng đã tuyên thệ trung thành trước đảng kỳ, chân dung Hồ chủ tịch thì nay cảm thấy không phù hợp, không còn tình cảm với ĐCSVN nữa thì khi ra cũng nên “ly dị” cho đàng hoàng và giữ lại những kỷ niệm một thời mình đã từng chiến đấu, hi sinh và trưởng thành khi gắn bó với ĐCS”.
Dẫn chứng đoạn văn trên không phải chê trách Đức hay đòi Đức hoặc bất kỳ ai, khi bỏ đảng phải phỉ báng, mạ lỵ ĐCSVN mà cần chỉ rõ Nguyễn Chí Đức vẫn thiếu hẳn sự tinh tế và thiếu cả thực tế, khi anh không đặt trong hoàn cảnh ông Đằng đang bệnh rất nặng. Ông Đằng hoàn toàn có thể nhờ người khác đánh máy đẹp đẽ theo đúng nội dung ông muốn và ông chỉ cần ký tên là đủ, tuy nhiên ông đã không làm như thế. Việc ông Đằng trong cơn bệnh “thập tử nhất sinh” vẫn còn gắng sức tự tay viết lời tuyến bố bỏ đảng, cho thấy một hành động dứt khoát nhất mà tôi chưa gặp người cộng sản nào trước đây đã làm.
Ngoài ra, người ta thấy thấp thoáng sự bịn rịn của anh Đức qua bài “Câu chuyện về đảng cũ và ước mơ về đảng mới của tôi trong tương lai” [2]. Chỉ ra bài này cũng không nhằm phê phán, thay vào đó người ta nhận thấy Đức có tình yêu thật sự đối với ĐCSVN, không phải loại cơ hội, trở cờ hiện nay nhan nhản. Tình yêu đối với ĐCSVN của Nguyễn Chí Đức cũng như của những ai băn khoăn, ray rứt khi rời bỏ nó mới đáng tin về nhân cách và tư cách của họ. Đừng tin những ai ráo hoảnh tuyên bố bỏ đảng “cái rụp”. Bởi tình yêu thật sự, khi phải lìa bỏ mà không chút đắn đo buồn đau đó chỉ là loại “tình yêu qua đường”. Đó là cốt lõi để xứng đáng chia sẻ và cảm thông với Nguyễn Chí Đức cũng như những người có tâm trạng giống anh, trước khi lìa bỏ thân phận làm người cộng sản. Tôi hiểu sâu sắc điều này, vì chính cha tôi, trong những năm cuối đời, ông ân hận và hối tiếc về sai lầm của mình nhưng ông không đủ can đảm làm như ông Đằng và nhiều người khác.
Trong khi Nguyễn Chí Đức hoài niệm dĩ vãng, kèm đôi chút ủy mị và câu nệ những “râu ria” thì Đặng Chí Hùng hào sảng, nhân bản, lại rất thực tế. Đặng Chí Hùng biết bỏ qua những tiểu tiết. Hùng viết [3]:
“...Câu đầu tiên phải nói là quyết định bỏ đảng của ông Lê Hiếu Đằng và một số người là hết sức đúng đắn và có thể là đáng cổ vũ. Mặc dù nó không có quá nhiều ý nghĩa như cái cách bỏ đảng của những người trước đây như cụ Tô Hải, nhà báo Bùi Tín, Hữu Loan vv… vì ông Đằng và nhiều người khác cũng thừa hiểu đảng cộng sản sắp chết ở thời điểm này. Ra khỏi đảng là một quyết định khôn ngoan và đúng đắn của ông Lê Hiếu Đằng nếu không muốn sống chung với con tàu sắp chìm hẳn...
Câu thứ hai tôi muốn gửi tới bạn đọc là quan điểm của chúng ta không hẹp hòi và luôn mở rộng vòng tay đối với những ai bỏ đảng về với dân tộc. Lý do thứ nhất là chúng ta đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại. Lý do thứ hai là cá nhân người viết bài này mặc dù chưa một ngày nào là đảng viên, nhưng gia đình của người viết thì gần như toàn bộ liên quan đến cộng sản. Chẳng có lý do gì mà người viết “cực đoan” và “hẹp hòi” đến độ không cho kể cả những người máu mủ của mình một con đường lùi về với nhân dân. Lý do thứ ba là tôi cũng chẳng có gì liên quan đến Việt Nam cộng hòa mà một số người tự nhận ra khỏi đảng nói rằng có thể chúng tôi thẳng thắn là “liên quan đến VNCH” với tấm lòng “nặng thù hận”. Tôi chỉ viết ra những quan điểm của mình với một tấm lòng: Dân tộc Việt Nam mà thôi!
Câu thứ ba, tôi chỉ muốn nói đến những người bỏ đảng một vài suy nghĩ của cá nhân tôi. Mặc dù những nỗ lực để tuyên bố ra khỏi đảng thật sự đáng hoan nghênh nhưng mà theo tôi nghĩ đọc những lời “tâm sự” ra khỏi đảng của các cá nhân tôi thật sự còn một chút chưa đủ...”
Chưa đủ điều gì? Xin mời độc giả nào quan tâm, tiếp tục đọc trong bài viết của anh để thấy tính khoa học, logic của Đặng Chí Hùng.
Không còn yêu thương khác hẳn với khinh bỉ. Khinh bỉ có ý nghĩa riêng đặc trưng không lẫn lộn đâu được. Đó là động lực mạnh mẽ để người ta dứt khoát tránh xa không chút bịn rịn, không còn hoài niệm với dĩ vãng đối với những tổ chức không có tính chính danh và chính nghĩa. Sự khác biệt rất lớn giữa Nguyễn Chí Đức và Đặng Chí Hùng là chỗ đó, dù cả hai anh đều sinh trưởng sau 1975 và lớn lên trong gia đình cộng sản.
Bằng quan điểm rõ ràng, thái độ dứt khoát với ĐCSVN qua nhiều bài viết và việc làm của Đặng Chí Hùng, cộng sản không hoảng sợ và không quyết bắt anh cho bằng được mới đáng lạ!
Còn những người khác... Người cộng sản không nhận ra yếu tố “khinh bỉ” quan trọng như thế nào khi nó tác động vào tư tưởng và quan điểm chính trị của con người. Có lẽ bởi vậy, họ làm cho tính chất này trở nên “đậm đà” hơn sau cuộc đấu tố hèn hạ đối với ông Phạm Chí Dũng. Trong những lời bộc bạch của ông Dũng, người đọc nhận thấy rõ tính chất “khinh bỉ”, đặc biệt dành cho Phan Xuân Biên (còn gọi là Tư Biên), một “ông quan cộng sản” từng nắm chức “tuyên giáo” - người và cơ quan tưởng chừng như rất có “văn hóa” (!).
Tuy vậy, người cộng sản khá tinh vi khi đánh giá và nhận định “đối tượng”, không như một số người tưởng họ ngu ngơ.
Nhiều người cũng biết ông Phạm Văn Điệp, một người ở Nga và có vẻ cũng chống cộng, vài lần bị chặn và bị đuổi một cách phi pháp, bất chấp ông Điệp vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Câu hỏi đặt ra, một người từ nước ngoài về, có tư tưởng tạm coi là “dân chủ” và có thể xem là chấp nhận “chui đầu vào rọ” cho nhà chức trách bắt, tại sao họ không bắt, trong khi lại phải cử người lặn lội qua tận Thái Lan để truy lùng và bắt cho bằng được Đặng Chí Hùng? Câu trả lời cũng thật dễ hiểu: Đặng Chí Hùng hoàn toàn là một người có đầu óc tự do, dân chủ, trong khi Phạm Văn Điệp vẫn mang một “trái tim ngục tù” - hình tượng Hồ Chí Minh.
Chỉ với hình tượng Hồ Chí Minh choáng chỗ rất lớn trong tim và chiếm một vị trí vững chắc trong tư tưởng của ông Điệp, quá đủ làm người cộng sản yên tâm để không cần thiết phải bắt ông. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa ông Điệp được đi lại tự do tại Việt Nam. Họ thừa khôn ngoan để không bao giờ chấp nhận một “tiền lệ” như thế. Nói bình dân: không để cho “tụi nó” lờn mặt, cũng như qua đó “đề phòng” nhiều người khác “lợi dụng” việc tự do đi lại của ông Điệp (nếu có), rồi dần dần trở thành làn sóng người Việt hải ngoại ào ạt đổ về, lúc đó e rằng hết kiểm soát.
“Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
(Nguyễn Công Trứ)
Bất kỳ ai không thoát khỏi tư tưởng Nguyễn Công Trứ trong cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay, cho đến lúc đấy, người đó vẫn chưa thật sự trở thành “hiểm họa” đối với cộng sản. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa họ không bị sách nhiễu, không bị quấy rầy, không bị cô lập bằng mọi cách. Tinh kiên trì và tấm lòng trong sáng dành cho dân tộc thật dễ hiểu như Nelson Mandela hay Aun Sang Suu Kyi. Cũng như Trần Huỳnh Duy Thức từng bày tỏ:
“Ai coi thường dân, nghĩ dân không hiểu biết nên muốn nói gì cũng được thì chắc chắn sẽ phải trả giá”.
Trần Huỳnh Duy Thức đang được xem là một trong các tù nhân lương tâm “đáng sợ” nhất bởi tư tưởng như anh bày tỏ. Cũng như thế, Đặng Chí Hùng sở hữu tấm lòng dành cho dân tộc thật rõ ràng và giản dị qua hàng chục bài viết và việc làm của anh.
Nhắc về cá nhân ông Phạm Văn Điệp bị cấm nhập cảnh để càng hiểu thấu tác hại ghê gớm của chủ nghĩa “sùng bái cá nhân” - “lá chắn thành đồng” có vẻ còn nguyên giá trị cho người cộng sản tiếp tục sử dụng? Đó cũng lý giải thêm, “chất thần thánh” từ Võ Nguyên Giáp được cộng sản đẩy lên tối đa, như bài của [4] ông Nguyễn Duy Xuân “dụ khị” rằng: người Việt Nam thoát được kiếp nạn từ siêu bão Haiyan là nhờ ông Võ Nguyên Giáp “hiển thánh” nên... đẩy lui cơn bão ra ngoài ven biển (!). Có thể nó cũng “xí gạt” được nhiều người, nếu sau vụ “nhà ngoại cảm” lừa đảo trong việc tìm hài cốt gọi là “liệt sĩ”, họ vẫn chưa tỉnh ra.
Trong bài “Bàn về tẩy não”, ông Trần Trung Đạo có viết [5]:
“Mức độ bị tẩy não cũng có mức trầm trọng khác nhau. Một người bị tẩy não hoàn toàn sẽ không còn khả năng để đánh giá sự thật. Sự kiện và bằng chứng không có nghĩa gì với họ. Yuri Alexandrovich Bezmenov phát biểu từ kinh nghiệm ở Liên Xô “Ngay cả mang anh ta tới tận Liên Xô và chỉ cho anh ta thấy trại tập trung, anh ta cũng không tin… cho đến lúc anh ta bị đá ngay vào đít, khi giày đinh đạp lên anh, rồi anh ta mới hiểu. Nhưng không phải trước đó. Đó là thảm kịch của trình trạng bị băng hoại về đạo đức trong con người.” Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn chịu đựng mức độ tẩy não trầm trọng như vậy”.
Tôi e rằng ông Đạo không hoàn toàn đúng trong quan điểm “cho đến lúc [...] bị đá ngay vào đít” mới hiểu về “tẩy não”. Bởi sau “cú đá đít” vẫn còn những người, cho đến khi chết họ vẫn không nhận ra, vì dụ như Trần Xuân Bách, chẳng hạn. Phàng Sao Vàng cũng còn đó như là nhân chứng sống động.
Do đó, “bàn về tẩy não”, có lẽ người ta dễ dàng đồng thuận khi biết nó phải được tiến hành từ khá sớm và liên tục, không loại trừ lúc “bầy chim non” nghêu ngao hát “có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn đảng ta” hay “ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” v.v... Đó là điều tối quan trọng cho một cuộc “tổng tẩy não” dân tộc “trường kỳ”, đồng loạt và khốc liệt mà các thế hệ đi qua, cho đến nay, nhiều người trong đó vẫn tiếp tục u mê và ôm ấp hình tượng lòe mị mới từ Võ Nguyên Giáp. Thâm độc cần lên tiếng.
Cũng vì lẽ đó, đối với ý kiến cho rằng ông Trương Duy Nhất khó có thể có án nhẹ, có vẻ lo lắng hơi quá một chút, đối với người mong ngóng: “Để thay chuyển tình thế đất nước, Việt Nam cần có một Hồ Chí Minh 2, hay chí ít cũng phải một nhân vật cỡ Lê Duẩn 2”.
Không hẳn vì mong ngóng về “Hồ Chí Minh 2” hay “Lê Duẩn 2” làm án ông Nhất nhẹ đi, thực tế hơn, bản án sắp xảy ra, nó còn phản ánh “trọng lượng” của ông Nguyễn Bá Thanh. Án càng cao, “sức nặng” của ông Thanh càng nhẹ.
Hãy chờ xem vụ án bắt tại Đà Nẵng - di lý và điều tra tại Hà Nội - xét xử quay về lại Đà Nẵng (như trên các diễn đàn tự do cho hay). Đó không là chỉ dấu thỏa hiệp cần có mà lợi thế vẫn thuộc về bên bị cáo, với khái niệm “rừng nào cọp đó” cùng sự xuất hiện lặng lẽ của ông Trưởng ban Nội chính Trung ương tại phiên tòa xử Dương Chí Dũng? Án treo hoặc bằng với số tháng tạm giam dành cho ông Nhất là điều có thể nghĩ tới, dù sơ thẩm hay phúc thẩm. Nhất định không có trắng án. Tại sao? Người cộng sản không bao giờ cho phép người dân thấy hình ảnh bất lực của họ - một biểu hiện nguy hiểm cho sự suy vi chế độ, dù không thể ngăn cản hình ảnh đó ngày càng rõ dần, điểm xuất phát lại từ nền kinh tế đang “ngáp” những hơi thở cuối. Cũng có thể đó là một sự trớ trêu và đầy tính bất ngờ? Điều nhiều người vui mừng cho ông Nhất, đã không có sự tra tấn hay ép cung xảy ra? Một chỉ dấu tốt đẹp khi có điểm tựa vững chắc.
Đa số người cộng sản xuất thân từ thành phần “vô sản” kể từ ngày thành lập. Cùng với bản chất “vô sản”, nên phần lớn họ tiếp nhận “di sản văn hóa” ông cha để lại hoàn toàn méo mó, nghĩa là cái hay, cái nhân bản họ không học, nhưng lại học nhanh và đầy đủ những thủ đoạn và tính tiểu nhân, “dụng công vi tư” từ tiền nhân mà Nguyễn Trãi, Bùi Thị Xuân, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Hộ v.v... gánh chịu dưới những trò trả thù tàn độc và thâm hiểm. Đó là điều rất đáng buồn cho người Việt hôm nay.
Bỗng nhiên tôi nghĩ: phải chăng vì phần lớn người cộng sản “đời mới” cùng với ông cha trước đây của họ sẵn sàng bỏ rơi và đoạn tuyệt với gia đình thân thuộc, do đó ngày nay họ cũng muốn “dĩ độc trị độc” để đảm bảo...”công bằng” cho bất kỳ ai đang đòi tự do dân chủ? Hình như những ánh mắt rực lửa cùng cái nghiến răng, bặm môi của họ thấp thoáng ẩn hiện?
Kết Lý giải thế nào đây về hiện tượng Đặng Chí Hùng - một người sinh ra trong một gia đình cộng sản và lớn lên trong “cái nôi XHCN”, nơi những dòng sữa mẹ đầu đời bị nhiễm độc rất nặng thói dối trá, ích kỷ, lại làm nhiều người tưởng như anh được nuôi dạy trong môi trường hoàn toàn tự do, dân chủ và nhân ái? Lý giải thế nào đây về hiện tượng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”? Có thể nói điều giản dị và mộc mạc mang tên số phận: Cha mẹ sinh con trời sinh tính? Tôi tin điều đó.
Đặng Chí Hùng đang ở trong nhà tù Thái Lan, nhưng tôi tin anh sẽ sớm đọc trực tiếp bài viết này như một lời tri ân và mến mộ của tôi dành cho tuổi trẻ.
Thật là cơ hội may cho Ô. Abe. Cứ qua hình ảnh và tường thuật của báo chí, ông nổi bật lên như là một “minh chủ” rất khà ái đối với tất cả các lãnh đạo của Đông Nam Á. Ông tuơi cười, thân mật, hòa nhã, khiêm cung và dĩ nhiên, lợi dụng cơ hội ngàn vàng, ông khéo léo thông báo cho giang hồ bốn phương biết về nguy cơ bất ổn cho Đông Nam Á và một tương lai đen tối có thể xảy ra nếu an toàn hàng không lẫn hàng hải quốc tế không được bảo đảm.
Điều này ông đã cảnh báo Á Châu từ năm 2007 nhưng chẳng ai lắng nghe. Nhưng nay thì theo Ô. Jeff Kingston, giám đốc chương trình nghiên cứu Châu Á tại Đại Học Temple của Nhật Bản, “ Hiện ASEAN đang muốn lôi kéo Nhật trở thành đối trọng với Trung Quốc. Khi ông Abe tới thăm khu vực, ông quảng bá điều gọi là ‘Vòng cung Tự do và thịnh vượng’ dựa trên các giá trị chung. Và khái niệm này rõ ràng nhắm vào việc khống chế Trung Quốc. Và hồi năm 2007, khái niệm đó đã được đón nhận một cách khá lạnh nhạt. Giờ tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã hảnh động đáng sợ hơn. Và chính vì thế tôi nghĩ rằng sự đón nhận đã nhiệt thành hơn và tôi nghĩ rằng các nước ASEAN đang ở trong một thế thủ." (thế phải chuẩn bị đối phó) (VOA tiếng Việt).
Từ viễn ảnh không mấy tốt đẹp đó, ông đưa ra phương thuật chữa trị bằng hợp tác, tương kính, không can thiệp vào nội bộ của nhau mà chỉ vì sự ổn định và phát triển của Đông Nam Á với cam kết 19 tỷ đôla viện trợ và khoản vay cho khu vực cũng như tăng cường hợp tác quốc phòng. Thật là món quà từ trên trời rơi xuống. Các nước Đông Nam Á “từ huề đến ăn” dại gì không đón nhận?
Cũng qua cuộc họp thượng đỉnh này, người ta thấy vai trò của Việt Nam nổi bật lên như là một nhân tố trội yếu của khối ASEAN. Từ việc Ô. Nguyễn Tấn Dũng ngồi cạnh ông trong các buổi họp cho tới việc hai vị thủ tướng có cuộc họp riêng trong đó Nhật Bản hứa cung cấp tuần dương hạm cho lực lượng duyên phòng/ cảnh sát biển của Việt Nam. “Thông Tấn Xã Kyodo của Nhật đưa tin tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam ở Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh sự hợp tác Việt-Nhật hết sức quan trọng đối với hòa bình-ổn định khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực duy trì trật tự hàng hải và hàng không quốc tế.” (VOA tiếng Việt).
Trong khi diễn biến chính trị sôi động như thế thì Biển Đông lại dậy sóng. Báo chí thế giới đều đồng loạt loan tin vào ngày 05/12/2013 “Tàu chíến Mỹ và Trung Quốc suýt đụng nhau tại Biển Đông”. Phía Hoa Kỳ nói rằng tàu chiến Mỹ đang họat động trên vùng hải phận quốc tế thì tàu Trung Quốc tiến tới cho nên phải né qua một bên để tránh đụng chạm. Còn phía Trung Quốc nói rằng tàu chiến Mỹ đã tới gần để do thám tàu sân bay Liêu Ninh và gây cản trở, làm phiền (harassed) họat động của tàu này cho nên Trung Quốc phải phái tàu chiến tới ngăn cản. Chưa biết phải-trái thế nào nhưng sự kiện cho thấy đây là một diễn biến chưa từng thấy từ trước đến giờ. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử có sự “cọ sát trên biển” giữa tàu chiến Trung Quốc và Mỹ.
Chuyến thăm Việt Nam bất ngờ của Ô. John Kerry, trước dự định vào năm 2014 phản ảnh hai sự kiện quan trọng khiến Hoa Kỳ phải cấp tốc điều chỉnh lại kế họach “Tái Cân Bằng Lực Lượng”. Đó là việc Hoa Lục đơn phương tuyên bố “Vùng Nhận Dạng Phòng Không” khiến Hoa Kỳ phải đưa máy bay B-52 dù không vũ trang vào vùng này để trấn an Nhật Bản và sự kiện tàu chiến Mỹ và Hoa Lục “giáp mặt nhau” ở Biển Đông. Đây có thể là một khúc quanh (turning point) làm xoay chuyển tình hình thế giới.
Từ trước tới giờ Hoa Kỳ vẫn ứng xử như một người đứng ngòai “không theo bên nào” giống như một trọng tài trên võ đài, chạy vòng quanh nhắc nhở các võ sĩ chớ đánh “sai luật”. Nhưng nay thì Hoa Kỳ không thể “giả vờ” đóng vai trò “trọng tài” nữa rồi mà phải vén tay áo lâm trận, dù đang ở mức độ “tự chế”.
Cứ thử tưởng tượng nếu tình hình căng thẳng thêm nữa, Hoa Kỳ phải đưa hàng không mẫu hạm, tàu chiến vào đây, lúc đó tàu chiến của Hoa Lục không nổ súng nhưng cứ tiến đến gần ngăn cản, liệu Hoa Kỳ có dám nổ súng hay không? Đúng là chuyện dở khóc dở cười, đánh thì không được mà nhịn thì không xong! Do đó đúng như học giả Carl Thayer nhận định kế họach “tái cân bằng lực lượng” của Hoa Kỳ hiện “ có vấn đề” và phải “ cân bằng lại kế họach tái cân bằng lực lượng” bằng cách hối hả gửi Ô. John Kerry tới Việt Nam và Phi Luật Tân. Xin nhớ cho trên đời này dù mình là siêu cường hay “võ lâm chí tôn” nhưng có những chuyện một mình không làm được mà phải có đồng minh, người hợp tác (partner), bạn bè hay đàn em.
Dĩ nhiên Ô. John Kerry khi gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ phải đề cập tới vấn đề nhân quyền bởi vì nếu ông không nói gì cả, khi ông quay trở về nước, ông sẽ “điêu đứng” với các ông bà dân biểu, thượng nghị sĩ vốn sống nhờ phiếu của cử tri. Nhưng đúng như nhận định của các nhà quan sát thế giới” kinh tế và an ninh Biển Đông” là hai trọng điểm của chuyến đi này và cũng là chíến lược ngọai giao lâu dài của Hoa Kỳ như nhận xét của học giả Carl Thayer, “Các nghị trình kinh tế và an ninh thực tiễn đã chiếm ưu tiên so với nhân quyền trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.” (VOA) Bằng cớ là sau khi “giảng giải”về lợi ích của việc tôn trọng nhân quyền, lợi dụng dịp này ông công kích Hoa Lục về khu vực phòng không mới bên trên các hòn đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản trong biển Hoa Ðông.
Ông cảnh báo Bắc Kinh không nên tính tới việc có các biện pháp song phương tương tự ở những nơi khác, kể cả Biển Hoa Nam, mà Việt Nam gọi là Biển Ðông.” Sau đó ông đưa ra “củ cà-rốt” khá tuơi tắn, đó là “Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm 32.5 triệu USD để giúp các nước Đông Nam Á bảo vệ vùng lãnh hải của họ và bảo đảm tự do hàng hải. Riêng Việt Nam sẽ nhận tới 18 triệu USD, trong đó gồm 5 tàu tuần tra cao tốc sẽ được trao cho ngành cảnh sát biển”. (BBC trích dẫn nguồn tin AP) và những lời lẽ rất cảm động về việc bảo vệ báu vật của thế giới là Sông Mekong khi ông đứng trên bờ kênh ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: “Không một nước nào có quyền tước bỏ nguồn sống, hệ sinh thái của nước khác. Sông Mekong là tài sản toàn cầu, là báu vật của cả khu vực.” Khi tuyên bố như vậy ông ám chỉ Hoa Lục đang có kế họach xây một số đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho dời sông và môi trường của 60 triệu dân ở hạ lưu.
Qua tuyên bố của Ô. Abe trong cuộc họp Thượng Đỉnh ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo ngày 15/12/2013, “Sự hợp tác Việt-Nhật hết sức quan trọng đối với hòa bình-ổn định khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực duy trì trật tự hàng hải và hàng không quốc tế.” (VOA tiếng Việt) và nhận định của Ô. John Kerry trong chuyến thăm bất ngờ tới Việt Nam, “Hòa bình và ổn định tại Biển Đông là ưu tiên hàng đầu đối với Washington cũng như các nước trong khu vực và Hoa Kỳ phản đối các chiến thuật uy hiếp, gây hấn trong các tuyên bố chủ quyền. “ cho thấy sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế và tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam là “chìa khóa” tạo ổn định cho Đông Nam Á và Biển Đông.
Sự hiện diện của Hoa Kỳ và sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản trong khu vực là “điều kiện cần” nhưng chưa đủ.Các chiến lược gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và có thể cả thế giới đều nhận thấy điều này. Chính vì thế mà Việt Nam bỗng nhiên trở thành trọng điểm chiến lược và là cái phao cứu hộ, đúng ra là cái “lá chắn” cho Đông Nam Á trong khi Phi Luật Tân có chung nguy cơ nhưng vì yếu quá cho nên không cáng đáng nổi trong trách. Việc Ô. John Kerry cảnh cáo Hoa Lục không nên áp đặt “Vùng Nhận Dạng Phòng Không” mới tại Biển Đông sẽ trùm phủ lên Đường Lưỡi Bò cũng là lời tiên tri về việc Hoa Lục có thể sẽ làm chuyện phiêu lưu đó.
Hoa Lục hiện giờ không có đường lui mà chỉ có tiến và đây có thể là chiến lược mở đường cho tàu chiến Trung Quốc ngang nhiên tiến vào Biển Đông để bảo vệ không phận của mình. Nếu sự kiện đó xảy ra và xác xuất lớn là có thể xảy ra, lúc đó người chịu áp lực nặng nề nhất là Việt Nam. Để giữ vững vị trí siêu cường và an ninh lâu dài của chính mình, Hoa Kỳ phải hành động mạnh mẽ. Như thế một cuộc chiến có tầm vóc thế giới có thể nổ ra, không phải trên đất liền mà là trên biển Việt Nam. Một “Vietnam War “ thứ hai tái diễn trên Biển Đông chăng?
Từ Thượng Đỉnh ASEAN- Nhật Bản tới Ô. John Kerry
Chỉ trong tuần qua, người ta đã chứng kiến những diễn biến nổi bật trên sân khấu chính trị thế giới, đó là cuộc họp Thượng Đỉnh ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo ngày 14-15 Tháng 12/2013, cuộc chạm trán giữa tàu chiến Trung Quốc- Hoa Kỳ trên Biển Đông và chuyến viếng thăm Việt Nam của Ô. John Kerry vào ngày 14/12/2013.
Cuộc họp Thượng Đỉnh ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo tháng 12 2013
Cuộc họp Thượng Đình ASEAN- Nhật Bản do tình cờ đã diễn ra giữa lúc căng thẳng ở Biển Hoa Đông bước vào khúc quanh mới khi Hoa Lục đơn phương tuyên bố “ Vùng Nhận Dạng Phòng Không” trùng lấp lên không phận của Nhật Bản và Nam Hàn. Thật là cơ hội may cho Ô. Abe. Cứ qua hình ảnh và tường thuật của báo chí, ông nổi bật lên như là một “minh chủ” rất khà ái đối với tất cả các lãnh đạo của Đông Nam Á. Ông tuơi cười, thân mật, hòa nhã, khiêm cung và dĩ nhiên, lợi dụng cơ hội ngàn vàng, ông khéo léo thông báo cho giang hồ bốn phương biết về nguy cơ bất ổn cho Đông Nam Á và một tương lai đen tối có thể xảy ra nếu an toàn hàng không lẫn hàng hải quốc tế không được bảo đảm.
Điều này ông đã cảnh báo Á Châu từ năm 2007 nhưng chẳng ai lắng nghe. Nhưng nay thì theo Ô. Jeff Kingston, giám đốc chương trình nghiên cứu Châu Á tại Đại Học Temple của Nhật Bản, “ Hiện ASEAN đang muốn lôi kéo Nhật trở thành đối trọng với Trung Quốc. Khi ông Abe tới thăm khu vực, ông quảng bá điều gọi là ‘Vòng cung Tự do và thịnh vượng’ dựa trên các giá trị chung. Và khái niệm này rõ ràng nhắm vào việc khống chế Trung Quốc. Và hồi năm 2007, khái niệm đó đã được đón nhận một cách khá lạnh nhạt. Giờ tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã hảnh động đáng sợ hơn. Và chính vì thế tôi nghĩ rằng sự đón nhận đã nhiệt thành hơn và tôi nghĩ rằng các nước ASEAN đang ở trong một thế thủ." (thế phải chuẩn bị đối phó) (VOA tiếng Việt).
Từ viễn ảnh không mấy tốt đẹp đó, ông đưa ra phương thuật chữa trị bằng hợp tác, tương kính, không can thiệp vào nội bộ của nhau mà chỉ vì sự ổn định và phát triển của Đông Nam Á với cam kết 19 tỷ đôla viện trợ và khoản vay cho khu vực cũng như tăng cường hợp tác quốc phòng. Thật là món quà từ trên trời rơi xuống. Các nước Đông Nam Á “từ huề đến ăn” dại gì không đón nhận?
Cũng qua cuộc họp thượng đỉnh này, người ta thấy vai trò của Việt Nam nổi bật lên như là một nhân tố trội yếu của khối ASEAN. Từ việc Ô. Nguyễn Tấn Dũng ngồi cạnh ông trong các buổi họp cho tới việc hai vị thủ tướng có cuộc họp riêng trong đó Nhật Bản hứa cung cấp tuần dương hạm cho lực lượng duyên phòng/ cảnh sát biển của Việt Nam. “Thông Tấn Xã Kyodo của Nhật đưa tin tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam ở Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh sự hợp tác Việt-Nhật hết sức quan trọng đối với hòa bình-ổn định khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực duy trì trật tự hàng hải và hàng không quốc tế.” (VOA tiếng Việt).
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-Mekong, một phần của Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN ngày 14 tháng 12, 2013. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngồi cạnh đang lắng nghe.
Hình ảnh này làm Hoa Lục giận điên người. Mình là một “đại môn phái” muốn trở thành “minh chủ” của Á Châu rồi từ đó trở thành lãnh đạo thế giới mà các “bang phái” mình muốn chinh phục lại tụ hội tại quốc gia sát nách nhà mình để cùng một “đại môn phái” khác hình thành kế họach chống lại mình…thì quả thật đây là “cú đấm vào mặt”. Theo tôi nghĩ những phản ứng nặng nề của Hoa Lục nhắm vào Nhật Bản không tác dụng gì. Cuộc khủng hoảng Á Châu chỉ được giải quyết khi Hoa Lục thay đổi sách lược ngọai giao, trong đó việc tôn trọng chủ quyền, sống chung hòa bình với Nhật Bản cùng các quốc gia Đông Nam Á là chìa khóa của vấn đề.Trong khi diễn biến chính trị sôi động như thế thì Biển Đông lại dậy sóng. Báo chí thế giới đều đồng loạt loan tin vào ngày 05/12/2013 “Tàu chíến Mỹ và Trung Quốc suýt đụng nhau tại Biển Đông”. Phía Hoa Kỳ nói rằng tàu chiến Mỹ đang họat động trên vùng hải phận quốc tế thì tàu Trung Quốc tiến tới cho nên phải né qua một bên để tránh đụng chạm. Còn phía Trung Quốc nói rằng tàu chiến Mỹ đã tới gần để do thám tàu sân bay Liêu Ninh và gây cản trở, làm phiền (harassed) họat động của tàu này cho nên Trung Quốc phải phái tàu chiến tới ngăn cản. Chưa biết phải-trái thế nào nhưng sự kiện cho thấy đây là một diễn biến chưa từng thấy từ trước đến giờ. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử có sự “cọ sát trên biển” giữa tàu chiến Trung Quốc và Mỹ.
Chuyến thăm Việt Nam bất ngờ của Ô. John Kerry, trước dự định vào năm 2014 phản ảnh hai sự kiện quan trọng khiến Hoa Kỳ phải cấp tốc điều chỉnh lại kế họach “Tái Cân Bằng Lực Lượng”. Đó là việc Hoa Lục đơn phương tuyên bố “Vùng Nhận Dạng Phòng Không” khiến Hoa Kỳ phải đưa máy bay B-52 dù không vũ trang vào vùng này để trấn an Nhật Bản và sự kiện tàu chiến Mỹ và Hoa Lục “giáp mặt nhau” ở Biển Đông. Đây có thể là một khúc quanh (turning point) làm xoay chuyển tình hình thế giới.
Từ trước tới giờ Hoa Kỳ vẫn ứng xử như một người đứng ngòai “không theo bên nào” giống như một trọng tài trên võ đài, chạy vòng quanh nhắc nhở các võ sĩ chớ đánh “sai luật”. Nhưng nay thì Hoa Kỳ không thể “giả vờ” đóng vai trò “trọng tài” nữa rồi mà phải vén tay áo lâm trận, dù đang ở mức độ “tự chế”.
Cứ thử tưởng tượng nếu tình hình căng thẳng thêm nữa, Hoa Kỳ phải đưa hàng không mẫu hạm, tàu chiến vào đây, lúc đó tàu chiến của Hoa Lục không nổ súng nhưng cứ tiến đến gần ngăn cản, liệu Hoa Kỳ có dám nổ súng hay không? Đúng là chuyện dở khóc dở cười, đánh thì không được mà nhịn thì không xong! Do đó đúng như học giả Carl Thayer nhận định kế họach “tái cân bằng lực lượng” của Hoa Kỳ hiện “ có vấn đề” và phải “ cân bằng lại kế họach tái cân bằng lực lượng” bằng cách hối hả gửi Ô. John Kerry tới Việt Nam và Phi Luật Tân. Xin nhớ cho trên đời này dù mình là siêu cường hay “võ lâm chí tôn” nhưng có những chuyện một mình không làm được mà phải có đồng minh, người hợp tác (partner), bạn bè hay đàn em.
Dĩ nhiên Ô. John Kerry khi gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ phải đề cập tới vấn đề nhân quyền bởi vì nếu ông không nói gì cả, khi ông quay trở về nước, ông sẽ “điêu đứng” với các ông bà dân biểu, thượng nghị sĩ vốn sống nhờ phiếu của cử tri. Nhưng đúng như nhận định của các nhà quan sát thế giới” kinh tế và an ninh Biển Đông” là hai trọng điểm của chuyến đi này và cũng là chíến lược ngọai giao lâu dài của Hoa Kỳ như nhận xét của học giả Carl Thayer, “Các nghị trình kinh tế và an ninh thực tiễn đã chiếm ưu tiên so với nhân quyền trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.” (VOA) Bằng cớ là sau khi “giảng giải”về lợi ích của việc tôn trọng nhân quyền, lợi dụng dịp này ông công kích Hoa Lục về khu vực phòng không mới bên trên các hòn đảo đang có tranh chấp với Nhật Bản trong biển Hoa Ðông.
Ông cảnh báo Bắc Kinh không nên tính tới việc có các biện pháp song phương tương tự ở những nơi khác, kể cả Biển Hoa Nam, mà Việt Nam gọi là Biển Ðông.” Sau đó ông đưa ra “củ cà-rốt” khá tuơi tắn, đó là “Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm 32.5 triệu USD để giúp các nước Đông Nam Á bảo vệ vùng lãnh hải của họ và bảo đảm tự do hàng hải. Riêng Việt Nam sẽ nhận tới 18 triệu USD, trong đó gồm 5 tàu tuần tra cao tốc sẽ được trao cho ngành cảnh sát biển”. (BBC trích dẫn nguồn tin AP) và những lời lẽ rất cảm động về việc bảo vệ báu vật của thế giới là Sông Mekong khi ông đứng trên bờ kênh ấp Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: “Không một nước nào có quyền tước bỏ nguồn sống, hệ sinh thái của nước khác. Sông Mekong là tài sản toàn cầu, là báu vật của cả khu vực.” Khi tuyên bố như vậy ông ám chỉ Hoa Lục đang có kế họach xây một số đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho dời sông và môi trường của 60 triệu dân ở hạ lưu.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm một cửa hàng dọc theo đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, 15 tháng 12 năm 2013.
Nhận định: Qua tuyên bố của Ô. Abe trong cuộc họp Thượng Đỉnh ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo ngày 15/12/2013, “Sự hợp tác Việt-Nhật hết sức quan trọng đối với hòa bình-ổn định khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực duy trì trật tự hàng hải và hàng không quốc tế.” (VOA tiếng Việt) và nhận định của Ô. John Kerry trong chuyến thăm bất ngờ tới Việt Nam, “Hòa bình và ổn định tại Biển Đông là ưu tiên hàng đầu đối với Washington cũng như các nước trong khu vực và Hoa Kỳ phản đối các chiến thuật uy hiếp, gây hấn trong các tuyên bố chủ quyền. “ cho thấy sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế và tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam là “chìa khóa” tạo ổn định cho Đông Nam Á và Biển Đông.
Sự hiện diện của Hoa Kỳ và sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản trong khu vực là “điều kiện cần” nhưng chưa đủ.Các chiến lược gia Hoa Kỳ, Nhật Bản và có thể cả thế giới đều nhận thấy điều này. Chính vì thế mà Việt Nam bỗng nhiên trở thành trọng điểm chiến lược và là cái phao cứu hộ, đúng ra là cái “lá chắn” cho Đông Nam Á trong khi Phi Luật Tân có chung nguy cơ nhưng vì yếu quá cho nên không cáng đáng nổi trong trách. Việc Ô. John Kerry cảnh cáo Hoa Lục không nên áp đặt “Vùng Nhận Dạng Phòng Không” mới tại Biển Đông sẽ trùm phủ lên Đường Lưỡi Bò cũng là lời tiên tri về việc Hoa Lục có thể sẽ làm chuyện phiêu lưu đó.
Hoa Lục hiện giờ không có đường lui mà chỉ có tiến và đây có thể là chiến lược mở đường cho tàu chiến Trung Quốc ngang nhiên tiến vào Biển Đông để bảo vệ không phận của mình. Nếu sự kiện đó xảy ra và xác xuất lớn là có thể xảy ra, lúc đó người chịu áp lực nặng nề nhất là Việt Nam. Để giữ vững vị trí siêu cường và an ninh lâu dài của chính mình, Hoa Kỳ phải hành động mạnh mẽ. Như thế một cuộc chiến có tầm vóc thế giới có thể nổ ra, không phải trên đất liền mà là trên biển Việt Nam. Một “Vietnam War “ thứ hai tái diễn trên Biển Đông chăng?
Đào Văn Bình
0 nhận xét:
Đăng nhận xét