Huỳnh Thục Vy: Bàn về Đạo đức thay lời chúc mừng Giáng sinh
Trước nay tôi thích nói về luật pháp hơn đạo đức. Không phải do tôi xem thường tầm quan trọng của nó trong mối các quan hệ nhân sinh mà bởi tôi cho rằng một chuẩn mực chỉ có thể được giữ gìn khi đi kèm theo nó là những biện pháp thúc ước hữu hiệu. Chúng ta thấy rõ luật pháp có được điều kiện tích cực đó — cái mà đạo đức không có được hoặc có, nhưng kém hiệu quả hơn.
Thế nhưng cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta là vì một thể chế dân chủ tự do- một chế độ chính trị mà đặc trưng của nó là đạo đức, trong khi sự sợ hãi là đặc trưng của chế độ độc tài, như Montesquieu đã nói. Tuy nhắc đến những giá trị dân chủ tự do, chúng ta không trực tiếp đưa ra những tuyên ngôn cho tinh thần đạo đức nhưng kỳ thực chúng ta đang cổ vũ cho một xã hội nơi đạo đức được trọng vọng. Thật lạ đời rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị thì đạo đức lại được phát huy. Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là một vấn đề đạo đức. Không có kẻ vô đạo đức nào yêu chuộng công bằng, tự do. Bởi vậy, không ngoa chút nào khi ta nói xã hội dân chủ được đặc trưng bởi đạo đức.
Trong xã hội hiện đại, con người vướng mắc vào khá nhiều vấn đề khó tháo gỡ dù đã cố gắng không mệt mỏi theo đuổi việc hoàn thiện những định chế chính trị và xã hội hiện có của mình . Và khi các chuẩn mực luật pháp chẳng thể phát huy vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực, chuẩn mực đạo đức sẽ làm tiếp phần việc ấy.
Trong các chế độ độc tài, như một điều rất tự nhiên, con người thường sống, suy nghĩ và hành động trong nỗi sợ hãi; tất cả mọi tình cảm, ý chí và nguyện vọng hầu như chỉ để xoa dịu, khỏa lấp và thậm chí là để tự phù hợp với nỗi sợ hãi từ tâm thức đó. Nơi đó, đạo đức chỉ là thứ yếu, là thứ để ca ngợi chứ không phải để thực hiện. Vì thế sự băng hoại đạo đức là hậu quả trực tiếp của nền độc tài; đến lượt mình sự suy đồi đó lại củng cố cho sự vững mạnh của nền chuyên chính. Sự xói mòn nền tảng đạo đức là vấn đề đáng lo nhất trong tất cả những vấn đề đáng lo ở Việt Nam ta ngày nay. Đồng ý là thiện ác luôn song hành trong bất cứ xã hội nào. Nhưng nếu một xã hội dung túng cái ác và không có những biện pháp tích cực để chế tài cái ác và bảo vệ cái thiện, thì ắt xã hội đó có vấn đề từ gốc rễ. Trong những xã hội được vận hành bằng sự sợ hãi, đạo đức trở nên điều thứ yếu, và khi đạo đức đóng vai phụ trong nền văn hóa, cái ác sẽ lên ngôi. Bởi vậy, dù với một lực lượng công an hùng hậu, chính quyền Việt Nam chỉ có thể trấn áp những người dân lương thiện mà không thể ngăn cản nổi tội phạm tung hoành khắp nơi, cũng bởi chính nó là hiện thân vĩ đại của cái ác. Tư tưởng Hồ Chí Minh, những giáo trình giáo dục công dân… không thể ngăn nổi những vụ giết người man rợ, hàng ngàn vụ phá thai mỗi năm, những vụ tài xế xe tải đâm xe cho tới khi nạn nhân chết mới thôi để khỏi tốn phí tổn y tế, cùng những vụ bê bối học đường…
Không nói những tưởng tất cả chúng ta đều nhận thức rõ đạo đức là nguồn mạch của nhân văn, là thứ thể hiện bản chất một xã hội. Nếu đạo đức là nhân tố chính hình thành nên cốt cách một con người thì cũng chính đạo đức tạo nên thần thái của một dân tộc. Theo tôi, một con người đáng tôn kính không phải vì tiền bạc và danh vọng mà chính vì đức hạnh của họ. Không khó hiểu khi Đức Đạt Lai Lạt Ma được ca ngợi là vị Thánh sống, một biểu tượng cho tình yêu và đạo hạnh dù Ngài chỉ là một Quốc vương vong quốc. Cũng như thế, một dân tộc mạnh không phải vì nó có vũ khí hạt nhân. Sức mạnh tinh thần và tiềm lực nội tại của nó phần chính đến từ đạo đức. Xây dựng kinh tế, thủ đắc vũ khí hạt nhân đã khó khăn, bảo vệ nền văn hóa, xây dựng một xã hội văn mình còn khó hơn gấp nhiều lần. Thật khó tưởng tượng một dân tộc có thể hội nhập nhân loại văn minh với nền đạo đức suy hoại của mình. Bạn sẽ coi quốc gia nào mạnh hơn, đáng kính phục hơn: Đan Mạch hay Bắc Triều Tiên? Nơi mà một người viết truyện cổ tích nhân văn được suy tôn là người Anh hùng dân tộc hay một quốc gia bất hảo thủ đắc vũ khí hạt nhân, được lãnh đạo bởi một tên độc tài bệnh hoạn? Thật vậy, giá trị tinh thần và nền văn minh của một dân tộc bắt nguồn từ những giá trị đạo đức.
Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay, đạo đức phải được đề cao hơn nữa. Bởi trong những yếu tố cần thiết đóng vai trò động lực cho cuộc đấu tranh, nâng cao tinh thần người dân hướng về dân chủ tự do và đoàn kết người Việt khắp nơi , đạo đức đóng vài trò lớn. Bởi thứ nhất, không một người Việt nào có thể được gọi là người tốt mà cảm thấy an lòng, cảm thấy không phẫn nộ khi sống trong xã hội Việt Nam hôm nay; không một người có đầy đủ tư cách đạo đức nào ủng hộ những kẻ chà đạp con người. Không cần trí tuệ cao xa, bất cứ ai có lòng nhân ái, lòng yêu nước đều không sớm thì muộn sẽ nhận rằng rằng chế độ độc tài là vật chướng ngại cho an sinh và sự phồn thịnh của chúng ta. Chính đạo đức chứ không gì khác sẽ góp phần chính vạch ra chiến tuyến giữa một bên là những người yêu nước, yêu chuộng tự do dân chủ và bên kia là chế độ độc tài. Thứ nữa, đối với những người đang đấu tranh trong và ngoài nước, tinh thần đạo đức sẽ là chất keo kết dính họ với nhau dưới ngọn cờ dân chủ tự do bất chấp những khác biệt về quan điểm. Vì khi tinh thần dân chủ kết hợp với đạo đức, mọi toan tính chính trị, mọi đố kỵ ghen ghét, mọi mưu đồ trục lợi cá nhân sẽ nhường chỗ cho tình tự dân tộc, cho sự yêu chuộng công lý và tự do. Tôi thiết nghĩa rằng, không thể dễ dàng để có một chính thể tốt đẹp khi lãnh đạo nó là những kẻ vô đạo đức, mưu mô trục lợi. Vì thế, đạo đức là vũ khí của chúng ta chống độc tài và cũng chính nó mở ra khả năng xây dựng thành công nền dân chủ tự do sau này.
Lâu nay với công việc dạy học ở nhà, tôi đã không ít lần nghĩ ngợi và thấy buồn khi từng lớp học sinh đi qua mỗi năm, tôi nhận thấy lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm của những em lớp mới chẳng bằng lớp cũ- một sự tụt hậu về đạo đức. Trong những câu chuyện của các em, các em nói về những việc đau lòng như thể nó là việc bình thường, với một thái độ rất thờ ơ. Các em đối xử với một người bạn nghèo như kẻ ngoài lề. Các em không giữ được sự lễ phép thường có của trẻ em thời tôi còn bé. Thật lòng, trong góc nhà bé nhỏ của mình, tôi lo lắng cho con đường đi lên của dân tộc.
Nhưng những sự việc đã xảy ra với gia đình tôi hai tháng vừa qua cho tôi cơ hội có một cái nhìn khác. Hôm nay xin kể ra đây một vài câu chuyện mà chúng ngày càng trở nên thưa thớt trong xã hội này. Có một bác buôn bán ở chợ cóc, dành dụm những đồng tiền vất vả, lăn lộn cả ngày ngoài chợ để gởi cho tôi dù bác chỉ biết tôi qua mấy bài viết được in chui ra giấy. Những đồng tiền cũ, nhàu nát, nhưng được gấp phẳng phiu như mảnh đời khó nhọc của bác, như tấm lòng yêu thương chất phác mà bác dành cho tôi. Lại có một bạn gọi điện thoại cho bạn trai tôi phân trần vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn không thể giúp nhiều cho tôi và hỏi xem có thể tặng tôi ba chục ngàn bằng cách nạp tiền vào tài khoản di động của tôi được không? Một cụ già sống tận Houston, Mỹ quốc dành tặng tôi 30 đô la. Rồi một tăng sĩ ở Sài Gòn đã tám mươi tuổi, dành tặng tôi hơn một triệu. Rồi những em sinh viên, những nhà giáo nghèo, những cô chú bác tôi chưa từng gặp mặt khác… Và còn nhiều tấm lòng Người Việt khác ưu ái dành cho gia đình tôi trên khắp thế giới.
Mọi người thấy không? Đó chính là Đạo đức- Đạo đức dũng mãnh vạch ra lập trường đối lập với Nhà cầm quyền bằng hành động ủng hộ Dân chủ, Đạo đức lên án kẻ ác vì chứng kiến sự chà đạp nhân phẩm của họ, Đạo đức yêu thương chia sẻ vì nhìn thấy khổ đau của đồng loại. Tổ quốc sẽ vì có những con người này mà có thể vượt qua mọi kiềm tỏa để vươn lên. Đó là tình yêu thương mà những kẻ thấp cổ bé miệng dành cho nhau lúc hoạn nạn. Đó là hành động minh chứng dân tộc đứng về phía của lẽ phải và đỡ đầu cho Công lý. Đó chính là sức mạnh của chúng ta, là tia lửa hy vọng đang nhen nhóm một ngày nào đó sẽ thắp bừng lên ngọn đuốc canh tân. Đó là những lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ xây dựng thể chế Dân chủ tự do. Tôi tin vào chiến thắng cuối cùng của chúng ta khi chúng ta là những kẻ biết thương yêu nhau, những kẻ có chính nghĩa! Chế độ độc tài! Các người sẽ thua không chỉ vì hoàn cảnh thế giới bất lợi cho các người, mà còn bởi đạo đức đang ở phía chúng tôi, những người dân có lương tri và trí tuệ của đất nước này ủng hộ chúng tôi.
Trong những ngày mùa đông lạnh lẽo này, những ngày chờ đợi lệnh cưỡng chế từ Nhà Cầm quyền, gia đình tôi đã có được sự ấm áp trong tình yêu thương và ơn nghĩa của đồng bào. Tôi mừng vui nhưng không kém phần lo lắng vì nghĩ mình chưa làm được gì xứng đáng với tình yêu thương đó. Mùa Giáng sinh đã đến gần. Giáng sinh là mùa của yêu thương, là dịp để gởi đi thông điệp của tình yêu không kể tôn giáo, văn hóa; bởi vì cũng như đạo đức, tình yêu mang tính phổ quát. Xin nhân dịp này, kính chúc quý đồng bào trong nước cũng như hải ngoại một mùa Giáng sinh ấm áp và an lành. Xin cầu nguyện cho một Việt Nam sớm có dân chủ tự do, cho dân tộc Việt Nam thăng tiến cùng thế giới.
Tôi biết rằng khi nói đến đạo đức là nói đến thứ khó nắm bắt và thúc ước. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nhận thức được vai trò to lớn của nó. Nếu chúng ta có thể tốn giấy mực để lý luận về dân chủ, pháp trị, thì không lý nào không thể có những nỗ lực cần thiết để đề cao Đạo đức trong tình hình xã hội Việt Nam ngày nay. Vì thế xin mượn bài biết này như một thông điệp của tinh thần Đạo đức và Tình yêu trong mùa Giáng sinh. Đạo đức và Tình yêu sẽ xóa nhòa bao cuộc chia rẽ, ly tán và tổn thương của dân tộc, sẽ giúp những người yêu nòi giống Việt đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh cam go này.
Tam Kỳ ngày 22 tháng 12 năm 2011
Huỳnh Thục Vy
Bài Học Ngày 13/12/81 tại Ba Lan và Tình Hình Đấu Tranh Dân Chủ tại Việt Nam Ngày Nay
1. Ba Lan 1981
Ngày 13/12/1981, đúng hơn vào đêm 13/12/1981 (đêm thứ Bảy qua Chủ nhật).tại Ba Lan, Tướng W. Jaruzielski (với hình ảnh quen thuộc với quần chúng thế giới và anh em chúng ta như viên ttướng với cặp mắt kiếng đen), lãnh tụ đảng và nhà nước cộng sản Ba Lan, Chủ tịch Hội Đồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc Ba Lan, công bố Thiết quân Luật nghĩa là Quân Luật đặc biệt cho một quốc gia rrong tình trạng chiến tranh. Thiết quân Luật, là từ nay Dân luật bị bãi bỏ, chỉ có Quân Luật, có nghĩa là từ nay truất mọi quyền công dân như tự do đi lại, tự do ngôn luận. Thiết quân Luật, là ban đêm giới nghiêm, cấm đi lại, Thiết quân Luật là, tạo những khu vực cấm đi lại, cấm hôi họp, tụ họp ngoài đường, vì chế độ quân đội thay thế chế độ cảnh sát, được quyền nổ súng bất cứ lúc nào, bắn, bỏ tù, đưa đi đày không cần xét xử.Thiết quân Luật là huy động 70 ngàn binh sĩ quân đội, hàng chục ngàn lính dự bị, 30 ngàn viên chức cảnh sát công an nội vụ, 1.750 xe tăng và 1.400 xe bọc thép, 500 chiến xa, 9.000 xe hơi cơ giới, phi đội máy bay trực thăng và máy bay vận tải được sẳn sàng phục vụ các đợt đàn áp. Điện thoại vô hiệu hóa, giới nghiêm từ 19 giờ đến 6 giờ sáng, cấm công dân thay đổi nơi cư trú, ngưng phát hành báo chí (trừ báo của đảng và quân đội), phá sóng radio nước ngoài phát vào Ba Lan, đình chỉ công dân xuất cảnh, tạm thời đóng cửa các trường học…
Thiết quân Luật ở Ba Lan lúc bấy giờ, cũng để tái lập lại hệ thống phân phối hàng hoá bằng tem phiếu cho nhiều mặt hàng thiết yếu như thịt, bơ, chất béo, bột, gạo, sữa cho trẻ sơ sinh, v.v., kiểm soát nguồn cung cấp cho các cửa hàng và đe dọa an ninh quần chúng bằng kiểm soát phân phối năng lượng cho mùa đông sắp tới. Thực sự mà nói, dùng Thiết quân Luật như vậy, nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan lúc bấy giờ, thực hiện với món vũ khí chế độ tem phiếu, (và cũng như tất cả nhà cầm quyền các quốc gia độc tài và cộng sản trên thế gìới) kiểm soát toàn bộ dân chúng mình qua bao tử và sự sanh hoạt sống còn hằng ngày của người dân.
Lý do chính thức được nêu ra là vì tình hình trong nước Ba Lan lúc bấy giờ mất an ninh do sự chống đối của Phong trào Đoàn Kết-Solidarnosc, và nền kinh tế xấu do khủng hoảng. Nhưng mặc dù có tăng thêm sự kềm kẹp, mặc dù có tăng thêm sự đàn áp cũng vẫn không dấu nổi sự sợ hãi của nhà nước cộng sản Ba Lan lúc bấy giờ.
Phải, đúng vậy, nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan đang hoang mang và hoảng sợ, thấy rõ đối thủ chánh trị của họ là phong trào Công đoàn Đoàn Kết chính là nguyên nhân của tình trạng khó khăn từ chánh trị đến kinh tế lúc bấy giờ, do phản kháng, do đấu tranh toàn bộ của dân chúng Ba Lan. Mặc dù sử dụng gần như độc quyền các phương tiện truyền thông đại chúng (của) nhà nước (đài phát thanh, truyền hình, báo chí) tất cả chú trọng vào tuyên truyền và phá hoại Công đoàn Đoàn kết, tìm mọi cách hạ bớt uy tín của Công đoàn trong ảnh hưởng xã hội. Thế nhưng mặc dù với các phương tiện truyền thông đại chúng ấy để chống lại phe đối lập với phương tiện nhỏ hơn nhiều, đối lập vẫn và đã tạo được một thế đứng vững chải, nhờ phổ biến những tư tưởng đã bị cấm đoán bởi chủ nghĩa Cộng sản, như Dân chủ, Nhơn quyền, Tự do ngôn luận …, và rộng rãi hơn nữa đã đề nghị một mô hình xã hội và chánh trị hấp dẫn, buộc nhà nước cộng sản phải đặt một “nền cai trị mới” từ nay biến thành một cuộc ”chiến tranh chống nhân dân”. Thiết quân Luật là một bắt buộc !
Thực sự mà nói, Thiết quân Luật phải bắt buộc được đưa ra thôi , không làm sao hơn được. Sau 16 tháng, sau hàng loạt cuộc đình công trong những năm 1980 dẫn đến việc thành lập Công đoàn Đoàn Kết và làm tan vỡ nền tảng cộng sản của nền chánh trị ở Ba Lan.
Kết quả hãi hùng
Mười ngàn công an, an ninh, mật vụ tham gia chiến dịch “Cây thông” bắt giữ những người được cho là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia, đưa họ tới các nhà tù và những trung tâm giam giữ đã được chuẩn bị trước. Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của thiết quân luật, trong các nhà tù và trại giam đã có khoảng 5 ngàn người. Trong giai đoạn Thiết quân luật, có khoảng 10 ngàn người bị bắt giữ trong 49 trại giam trên cả nước, đa số gồm các nhà lãnh đạo của Công đoàn Đoàn Kết, trí thức liên kết với họ và nhà các hoạt động đối lập dân chủ. Bốn ngàn người trong số này đã bị buộc tội và có án tù, hàng ngàn công nhân bị sa thải, gần 2.900 người tự tử trong năm 1981, hàng trăm ngàn người dưới 35 tuổi đã bỏ chạy khỏi Ba Lan sang các nước phương Tây.
Hơn 44 năm dưới ách cai trị của chế độ cộng sản, ngày 13/12/1981 là một ngày được đánh dấu là một ngày đặc biệt trong lịch sử cận đại Ba Lan.
Trong một bài nhận định của nhà bình luận Lê Diễn Đức đăng trong RFA việt ngữ ngày hôm qua 12/12/3013, nhà bình luận đã nêu những lý do thầm kín và thực sự sau đây:
« Lý do thực sự là nỗi sợ hãi bị mất quyền lực của chế độ cộng sản, tức là mất kiểm soát đối với phong trào công đoàn độc lập và các phe phái khác nhau trong Đảng Cộng sản không đi đến thỏa thuận về hình thức và phạm vi cải cách hệ thống chính trị và kinh tế, trong khi sụt giảm mạnh sự hỗ trợ công chúng cho chính sách của nhà cầm quyền. Theo một cuộc thăm dò xã hội vào thàng 6/1981, chỉ có 24% số người được hỏi tin tưởng vào chính phủ, còn tới 62% ủng hộ Công đoàn Đoàn kết.
Lý do quan trọng hơn là mối đe dọa can thiệp quân sự của các nước trong khối Hiệp ước Warszawa. Tuy nhiên, trong ngày 13/12/1981, sau khi ban hành thiết quân luật, không thấy có sự di chuyển nào của quân đội Xô Viết. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã ban hành một tuyên bố trong đó nói rằng “không thấy dấu hiệu di chuyển của quân đội Liên Xô.»
Vì nhà cầm quyền Ba Lan lúc bấy giờ vẫn ngó về Mạc tư Khoa, vẫn chờ ý kiến quyết định của Thiên triều Xô Viết và …và …vẫn không quên hai biến cố : Budapest 1956, và gần hơn Praha 1968. Xin nhắc lại hai biến cố ấy để chúng ta người Việt Nam ngày nay cảnh giác và không quên (đối với chánh sách ngoại Việt-Hoa ngày nay):
1956: Cuộc nổi dậy tại Budapest, thủ đô Hungaria:
Ngày 23/10/1956, nhơn dân thành phố Budapest xuống đường biểu tình chống nhà nước cộng sản Hung. Biểu tình biến thành nổi loạn. Nổi khao khát tự do, nổi khao khát cởi mở được ấp ủ từ ngày Staline qua đời.
Tám tháng trước, vào tháng 2 năm 1956, Nikita Khrouchtchev, Đệ nhứt Bí thư của Đảng Cộng sản Xô Viết, đả phá hạ bệ chỉ trích người tiền nhiệm mình là Xì ta Lin trong một bản báo cáo mật tại Đại hội thứ XX của Đảng Cộng sản Xô Viết tại Mạc tư Khoa.
Ngày 28/06/1956, tại Poznan, Ba Lan, một cuộc đình công công nhơn được biến thành một cuộc nổi dậy đòi dân chủ. Mạc tư Khoa lo lắng và buộc Đảng cộng sản Ba Lan đặt nhà cải cách ( vẫn cón là đảng viên Đảng Cộng sản Ba Lan) Wladyslaw Gomulka, một cựu tù nhơn bất đồng chánh kiến với Staline từ những năm trước, lên cầm quyền nhà nước Ba Lan.
Tại Hungaria, ngày 23/10, dân chúng Hung cũng đòi Imre Nagỵ (đọc Nog), một đảng viên ôn hòa của Đảng Cộng sản Hung đang bị thất sủng từ tháng Tư 1955, trở lại cầm quyền. Đảng Cộng sản và Nhà nước Hung chấp nhận, mời Nagy trở lại nắm chánh phủ nhưng thiết lập ngay Thiết quân Luật và kêu gọi quân đội Xô Viết đang đóng quân chung quanh thủ đô Budapest, đem quân đội vào nhập vào thủ đô mình, giúp mình xây dựng lại an ninh và trật tự. Thoạt đầu quân Xô Viết cũng vào làm trật tự, nhưng nhẹ nhàng không đụng chạm mạnh và rút đi ngày 27/10.
Thế nhưng, dân chúng Hung tưởng bở, nghĩ rằng thời cơ đã đến rồi, Hungaria nay đã giải phóng dành lại Độc lập rồi. Đất nước đang sống lại, sôi sục, nổi bùng. Dân chúng xuống đường rầm rộ ngày 30/10 và tại Budapest chiếm trụ sở Đảng Cộng sản Hung, hành hung, giết hại nhơn viên kể cả những người không liên hệ chi với chế độ đáng ghét ấy.
Thủ tướng Imre Nagy cũng say cơn chiến thắng, Ông tuyên bố từ nay sẽ đi vào con đường Dân chủ và Đa nguyên. Ngay ngày 1 tháng 11, thành lập một chánh phủ liên hiệp, và tuyên bố từ nay Hungaria sẽ ra khỏi Khối Warszava.
Thật là quá quắc ! Liên Xô không chấp nhận ! Chúa Nhựt, 4 tháng 11, Hồng quân Liên Xô tràn ngập Budapest, 8 sư đoàn, hàng trăm chiến xa T 54, thứ tối tân nhứt của Liên Xô thời bấy giờ (vẫn có mặt trên chiến trường Việt Nam 20 năm sau). Phe nổi dậy gồm, công nhơn, thợ thuyền sanh viên trí thức, gậy đá, súng trường súng lục anh hùng tử thù nhưng cuối cùng thua. Kết quả cuộc đàn áp : 200 ngàn tử vong, 160 ngàn tỵ nạn chánh trị tại các quốc gia Tây Âu. Imre Nagy bị xử tử, bị treo cổ vài tháng sau.
1968, Mùa Xuân Praha, thủ đô Tiệp Khắc
Với Alexander Dubček, được bầu chọn đứng đầu Đảng Cộng sản Tiệp Khắc vào tháng Giêng 1968, Tiệp Khác đang đi vào con đường cải tổ quan trọng với mục tiệu tạo một « con đường Xã hội Chủ Nghĩa Nhơn bản », sẽ xóa bỏ chế độ kiểm duyệt, sẽ phục hồi quyền lợi và chức vụ các viên chức đảng viên đã bị tù tội cách chức, cho về vườn qua những cuộc thanh trừng đầy màu sắc Xì ta Lin của những năm 1950. Sẽ chuyển nền kinh tế do Nhà nước lãnh đạo và chỉ định thành một nên kinh tế tự do, phóng khoáng (thời gian ấy chưa có từ ngữ và quan niệm kinh tế thị trường, vi từ ngữ tư bản đối kỵ nên chỉ dùng từ libéral-tự do thôi !), nền ngoại giao và chánh sách ngoại giao cũng sẽ được cải tổ, sẽ mở rộng ra khỏi khối Xã hội Chủ nghia anh em, sẽ có tự do tôn giáo …vân…vân …. Mặc dù chương trình cải tổ không đụng chạm đến nền tảng và vai trò của Đảng và chủ thuyết Cộng sản như Hungarie năm 1956, những tư tưởng và đề nghị cải tổ cũng đem đến một ảnh hưởng rất lớn cho xã hội Tiệp lúc bấy giờ. Trong một quốc gia mà cái thế địa lý rát chiến lược như Tiệp Khác lúc bấy giờ là một nguy hiểm đối với Liên Xô và khối Warszawa. Thất vậy Tiệp Khắc, là đầu tàu, là riếng mối. Tiệp Khắc nằm làm biên giới giữa hai khối của cuộc chiến tranh lạnh : Mỹ/Nga. NATO/Warsawa ! Tiệp khắc xé rào là một nguy hiểm cho Liên Xô và …Đông Âu và khối Warsawa ! (cũng như ngày nay, Ukraina đối với Liên Bang Nga vậy). Vì vậy phải tung đòn trừng phạt, để chận đứng mọi âm mưu. Lực lượng quân đội và xe tăng khối Warsawa (trừ Roumanie) tràn xâm chiếm Praha trong hai ngày 18 và 20 tháng 8 (Radio Hà Nội vổ tay chào mưng ngày Giải Phóng Praha). Mặc dù sự hổ trợ, ủng hộ của Đảng Cộng sản Tiệp khắc, họp Đại Hội bất thường ngày 22/8, mặc dù dư luận thế giới la ó, phản đối, …các nhà lãnh đạo của nhà nước Tiếp đều bị bắt giải đi Mặc tư Khoa để xét xử, một nhóm lãnh đạo khác được Liên Xô đặt lên thay thế…
Mùa Xuân Praha thất bại, thế nhưng Mùa Xuân Praha cũng để một dấu ấn vĩnh viễn trong trí nhớ của nhơn loại. «Năm 1968 – Tổng Thống và anh hùng Tiệp Khắc Vaclav Havel nói trong bài diễn văn kỷ niệm 30 năm Mùa Xuân 68 – là năm của của quyền công dân được sống lại, là năm của nhơn phẩm được xây dựng trở lại và cũng là năm sự mà mọi con người lấy lại đức tin là có thể thay đổi được xã hội – L’année ’68 fut avant tout celle du renouveau de la citoyenneté, de la reconstruction de la dignité humaine et de la croyance des citoyens dans la possibilité de changer la société ».
Hãy trở lại với Ba Lan
Quy mô đàn áp của nhà cầm quyền Ba Lan lớn và tàn bạo như vậy nhưng không dập tắt được phong trào đấu tranh. Ngay trong thời gian Thiết quân luật, các cuộc biểu tình vẫn nổ ra. Trong ngày quốc tế Lao động 1/5/1982 hàng chục ngàn người đã xuống đường phản đối tình trạng thiết quân luật với biểu ngữ “Thiết quân luật là bất hợp pháp”. Ngày 31/8/1982, người Ba Lan đồng loạt xuống đường biểu tình tại 34 tỉnh thành, kỷ niệm 2 năm này ngày ký “Thoả thuận Tháng Tám”, là thoả thuận mà trong đó nhà nước cộng sản cho phép Công đoàn Đoàn kết hoạt động hợp pháp. Hơn 5.000 người đã bị bắt giữ, 3.000 người bị tòa án buộc các tội khác nhau, một số tờ báo bị đóng cửa và 800 nhà báo bị sa thải. Thế giới lên án mạnh mẽ và cô lập Ba Lan. Mỹ và nhiều nước phương Tây tuyên bố bao vây kinh tế Ba Lan, nhưng đồng thời viện trợ tiền bạc, vật chất cho Công đoàn Đoàn Kết.Ngày 22/07/1983 nhà cầm quyền cộng sản buộc phải tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh, (nhưng vẫn không bãi bỏ Thiết quân Luật), và giải thể Hội Đồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc. Cuộc tranh đấu với chế độ cộng sản vẫn tiếp diễn quyết liệt và tới tháng 6/1989, tức 6 năm sau khi tình trạng Thiết quân Luật được bãi bỏ, những người cộng sản mới chấp nhận ngồi vào bàn tròn đàm phán. Ngày 4/09/1989 cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong các nước cộng sản được tiến hành, khởi đầu cho sự sụp đổ toàn bộ hệ thống cộng sản tại châu Âu.
2. Việt Nam 2013
Năm 2013 sắp tàn, nhơn ngày 13 tháng 12 của Ba Lan, chúng ta thử so sánh với tình hình ngày nay ở Việt Nam. Tình hình đấu tranh dân chủ trong nước nay đã chín mùi. Chưa bao giờ cái hoảng cái sợ đã thay đổi chủ như lúc nầy. Trong nước, người dân đã hết sợ nhà cầm quyền rồi, mặc dù Công An vẫn đàn áp, vẫn dùi cui, vẫn quấy nhiểu đời sống dân lành.
Vì sợ Nhà nước cộng sản Việt Nam đã đuổi không cho cháu Nguyễn Phương Uyên đi học. Vì sợ đã dùng Công An người đánh các bloggers Hoàng Dũng, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Trần Hoàng Hận, Nguyễn Tiền Tuyến…. Vì sợ đã đánh các bloggers Facebook Trung Hiếu Hiếu, Fb Hoàng Bùi. Vì sợ đã dùng ngoại giao nhờ cảnh sát Thái bắt giữ Đặng Chí Hùng, Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang.
Vì không còn sợ nữa nên ngày nay, càng ngày càng nhiều bloggers ra mặt, mặc tù tội, mặc bị đánh đập, hành hung, mặc bị bắt mặc ở tù. Vì không còn sợ nữa nên Hội Phụ Nữ Nhân quyền Việt Nam đã được thành lập và công khai ra mắt. Vi không còn sợ nữa nên Mạng bloggers ở Việt Nam ra mắt chào mừng ngày Nhân quyền quốc tế 10 tháng 12 năm 2013 nầy.
Ngày nay, những Phạm Chí Dũng, những Lê Hiếu Đàng đăng công khai kêu gọi bỏ thẻ Đảng, xé thẻ Đảng và tuyên bố Đảng Cộng sản là thoái hóa, là tụt hậu, là ảo tưởng, là bịp bợm. Nhưng ngày nay vẫn còn chưa rầm rộ xôm tụ như Ba Lan ngày xưa. Mặc dù ngày nay các bloggers trong nước các nhà đấu tranh dân chủ, đấu tranh cho Nhơn quyuền đều được Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại ủng hộ, được bạn bè quốc tế ủng hộ.
Hôm Chúa Nhựt 8 tháng 12 vừa qua tại Paris, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cùng các đoàn thể Việt Nam Hải ngoại ở Paris và vùng phụ cận, cùng với các tổ chức quốc tế bạn ngoại quốc như hội Phóng Viên Không Biên Giới-Reporters Sans Frontières và Hội Luật sư Không Biên giới- Avocats sans Frontières, cả hai đều có trụ sở đặt tại Paris đã tổ chức vinh danh ba nhà đấu tranh cho Nhơn quyền và Dân chủ, Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Lê Quốc Quân và nhà đấu tranh bảo vệ công nhơn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Buổi lễ thành công với gần 200 người tham dự cả Việt lẫn Pháp.
hôm sau, thứ hai 9 tháng 12, tại Viện Đại học INSA (Institut National des Sciences Appliquées-Viện Khoa học Ứng dụng Quốc gia) của thành phố Rennes, nơi nhà đấu tranh dân chủ và blogger Nguyễn Tiến Trung đã học và tốt nghiệp, Hội Amnesty International-Ân Xá Quốc tế cùng các giáo sư trong Hội ủng hộ Nguyễn Tiến Trung đã tổ chức một buổi lễ ký tên, tố cáo và kêu gọi Nhà nước Việt Nam hãy thả Nguyễn Tiến Trung. Buổi họp báo vào 5 giờ chiều tại Hội trường Quốc tế thành phố với gần 50 người tham dự và buổi thảo luận cùng các sanh viên tại trường Đại học vào 19 giờ quy tụ những gương mặt chánh trị địa phương Pháp, các Thầy cũ của Trung, các Thầy của Trường, những sanh viên của Trường và anh em chúng tôi, một phái đoàn đến từ Paris.
Chúng tôi người viết được Amnesty International chiếu cố mời làm nhơn chứng vì chúng tôi người viết là người đã chịu ơn Hôi Ân Xá Quốc tế đã tranh đấu can thiệp vào những năm 1979/1980 để chúng tôi được thả ra khỏi tù Cộng sản và nhờ vậy “bị hay được” trục xuất khỏi Việt Nam.
Phong trào đấu tranh trong nước càng ngày càng cao, phong trào ủng hộ Hải ngoại càng ngày càng mạnh, phong trào bạn bè quốc tế càng ngày càng dâng cao. Nhớ lại những năm ’80 khi Phong Trào Công Đoàn Đoàn Kết Solidarnosc dân cao độ, chúng tôi lúc ấy ở Pháp, tất cả giới trí thức Pháp, tất cả giới thợ thuyền, công nhơn, trí thức đều mang trên ngực áo huy hiệu Solidarnosc.
Việt Nam ngày nay chưa tới tầm ấy. Lúc xưa thế giới trừng phạt Ba Lan và giúp đở Solidarnosc. Việt Nam ngày nay chưa được như vậy! Nhà bình luận Lê Diễn Đức không ngần ngại đánh giá:
“Ở Việt Nam, một cuộc biểu tình chỉ bao gồm mấy chục người, an ninh mật vụ với con số gấp hai ba lần, gom vào một chuyến xe buýt chở đi là chấm dứt, thật chẳng có nghĩa bao nhiêu. Thực chất đây chỉ là một cuộc tập họp nhỏ tự phát của những người yêu nước, thiếu hẳn sự vận động quần chúng,hoặc quần chúng là một bầy đang sống trong sợ hãi, thờ ơ với thời cuộc, ngu lâu không thể thuyết phục được. Con đường vì dân chủ, tự do của Việt Nam, vì thế, còn rất dài.”
Sự thật có thể như vậy nhưng nếu: Đừng sợ đàn áp, đừng sợ dùi cui. Tinh thần đấu tranh phải nở rộ trong mọi từng lớp, mọi giai cấp, mặc đàn áp, mặc dùi cui.
Bài viết nầy nhắc ngày 13 tháng 12 1981 tại Ba Lan là để nhắc đến sự đàn áp khủng khiếp của Đảng Cộng sản. Bất cứ Đảng Cộng sản nào. Đảng Cộng sản Tàu không ngần ngại cho xe tăng nghiến học sanh và sanh viên, nhuộm đỏ Quảng Trường Thiên An Môn. Thiết quân Luật Ba Lan chứng minh cho chúng ta thấy rằng, chẳng có bất kỳ chế độ độc tài cộng sản nào ôn hoà cả. Để giữ chế độ, nhà cầm quyền cộng sản nào cũng sẵn sàng dùng bạo lực với quy mô lớn, quân đội cũng được bổ sung vào lực lượng đàn áp. Càng gần đến ngày sụp đổ, nhà cầm quyền càng hung hăng và tàn bạo hơn.
Từ khi chế độ cộng sản sụp đố (năm 1889) hàng năm người Ba Lan vẫn kỷ niệm ngày 13/12 như là một biến cố lịch sử không thể nào quên. Còn rất nhiều người đang sống là nhân chứng của biến cố này.
Vào năm 2006, tại quốc hội Ba Lan, A. Kwasniewski, một cựu bộ trưởng thời cộng sản, Tổng thống Ba Lan dân chủ, đã chính thức xin lỗi nhân dân và xem ngày này là một tội ác cộng sản. Trong năm 2006, theo Viện Tưởng nhớ Quốc gia Ba Lan, một cơ quan được thành lập sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ, chuyên điều tra tội ác chống lại Ba Lan, số người chết do bị bắn hoặc bị đánh đập trong giai đoạn 1981-1989 khoảng 1000 người.
Ngày 16/3/2011 Toà án Hiến pháp của Ba Lan dân chủ đã phán quyết việc ban hành tình trạng chiến tranh đã vi phạm các nguyên tắc về tính hợp pháp của chính hiến pháp của nhà nước cộng sản bấy giờ.
Tuy nhiên, bạo lực đã không làm lùi bước ý chí tranh đấu. Người Ba Lan đã chịu dấn thân, hy sinh, tù đày. Trong hơn một năm rưỡi, số người bị bắt giam và có án tù lên tới 10 ngàn người, đã nói lên rằng, cái giá của tự do rất đắt và cuộc tranh đấu vì dân chủ đòi hỏi một tinh thần bền bỉ, kiên cường. Mong Việt Nam kiên cường như vậy, và mong ngày mai dân tộc Việt Nam ta sẽ thành công như dân Ba Lan. Mong lắm!
Hồi Nhơn Sơn ngày 13 tháng 12 năm 2013,
Vinh danh Ba Lan và Solidatnosc.
TS. Phan Văn Song
Bao Giờ Thì Chế Độ Cộng Sản Việt Nam Sụp Đổ?
Thiết quân Luật ở Ba Lan lúc bấy giờ, cũng để tái lập lại hệ thống phân phối hàng hoá bằng tem phiếu cho nhiều mặt hàng thiết yếu như thịt, bơ, chất béo, bột, gạo, sữa cho trẻ sơ sinh, v.v., kiểm soát nguồn cung cấp cho các cửa hàng và đe dọa an ninh quần chúng bằng kiểm soát phân phối năng lượng cho mùa đông sắp tới. Thực sự mà nói, dùng Thiết quân Luật như vậy, nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan lúc bấy giờ, thực hiện với món vũ khí chế độ tem phiếu, (và cũng như tất cả nhà cầm quyền các quốc gia độc tài và cộng sản trên thế gìới) kiểm soát toàn bộ dân chúng mình qua bao tử và sự sanh hoạt sống còn hằng ngày của người dân.
Lý do chính thức được nêu ra là vì tình hình trong nước Ba Lan lúc bấy giờ mất an ninh do sự chống đối của Phong trào Đoàn Kết-Solidarnosc, và nền kinh tế xấu do khủng hoảng. Nhưng mặc dù có tăng thêm sự kềm kẹp, mặc dù có tăng thêm sự đàn áp cũng vẫn không dấu nổi sự sợ hãi của nhà nước cộng sản Ba Lan lúc bấy giờ.
Phải, đúng vậy, nhà cầm quyền cộng sản Ba Lan đang hoang mang và hoảng sợ, thấy rõ đối thủ chánh trị của họ là phong trào Công đoàn Đoàn Kết chính là nguyên nhân của tình trạng khó khăn từ chánh trị đến kinh tế lúc bấy giờ, do phản kháng, do đấu tranh toàn bộ của dân chúng Ba Lan. Mặc dù sử dụng gần như độc quyền các phương tiện truyền thông đại chúng (của) nhà nước (đài phát thanh, truyền hình, báo chí) tất cả chú trọng vào tuyên truyền và phá hoại Công đoàn Đoàn kết, tìm mọi cách hạ bớt uy tín của Công đoàn trong ảnh hưởng xã hội. Thế nhưng mặc dù với các phương tiện truyền thông đại chúng ấy để chống lại phe đối lập với phương tiện nhỏ hơn nhiều, đối lập vẫn và đã tạo được một thế đứng vững chải, nhờ phổ biến những tư tưởng đã bị cấm đoán bởi chủ nghĩa Cộng sản, như Dân chủ, Nhơn quyền, Tự do ngôn luận …, và rộng rãi hơn nữa đã đề nghị một mô hình xã hội và chánh trị hấp dẫn, buộc nhà nước cộng sản phải đặt một “nền cai trị mới” từ nay biến thành một cuộc ”chiến tranh chống nhân dân”. Thiết quân Luật là một bắt buộc !
Thực sự mà nói, Thiết quân Luật phải bắt buộc được đưa ra thôi , không làm sao hơn được. Sau 16 tháng, sau hàng loạt cuộc đình công trong những năm 1980 dẫn đến việc thành lập Công đoàn Đoàn Kết và làm tan vỡ nền tảng cộng sản của nền chánh trị ở Ba Lan.
Kết quả hãi hùng
Mười ngàn công an, an ninh, mật vụ tham gia chiến dịch “Cây thông” bắt giữ những người được cho là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia, đưa họ tới các nhà tù và những trung tâm giam giữ đã được chuẩn bị trước. Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của thiết quân luật, trong các nhà tù và trại giam đã có khoảng 5 ngàn người. Trong giai đoạn Thiết quân luật, có khoảng 10 ngàn người bị bắt giữ trong 49 trại giam trên cả nước, đa số gồm các nhà lãnh đạo của Công đoàn Đoàn Kết, trí thức liên kết với họ và nhà các hoạt động đối lập dân chủ. Bốn ngàn người trong số này đã bị buộc tội và có án tù, hàng ngàn công nhân bị sa thải, gần 2.900 người tự tử trong năm 1981, hàng trăm ngàn người dưới 35 tuổi đã bỏ chạy khỏi Ba Lan sang các nước phương Tây.
Hơn 44 năm dưới ách cai trị của chế độ cộng sản, ngày 13/12/1981 là một ngày được đánh dấu là một ngày đặc biệt trong lịch sử cận đại Ba Lan.
Trong một bài nhận định của nhà bình luận Lê Diễn Đức đăng trong RFA việt ngữ ngày hôm qua 12/12/3013, nhà bình luận đã nêu những lý do thầm kín và thực sự sau đây:
« Lý do thực sự là nỗi sợ hãi bị mất quyền lực của chế độ cộng sản, tức là mất kiểm soát đối với phong trào công đoàn độc lập và các phe phái khác nhau trong Đảng Cộng sản không đi đến thỏa thuận về hình thức và phạm vi cải cách hệ thống chính trị và kinh tế, trong khi sụt giảm mạnh sự hỗ trợ công chúng cho chính sách của nhà cầm quyền. Theo một cuộc thăm dò xã hội vào thàng 6/1981, chỉ có 24% số người được hỏi tin tưởng vào chính phủ, còn tới 62% ủng hộ Công đoàn Đoàn kết.
Lý do quan trọng hơn là mối đe dọa can thiệp quân sự của các nước trong khối Hiệp ước Warszawa. Tuy nhiên, trong ngày 13/12/1981, sau khi ban hành thiết quân luật, không thấy có sự di chuyển nào của quân đội Xô Viết. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã ban hành một tuyên bố trong đó nói rằng “không thấy dấu hiệu di chuyển của quân đội Liên Xô.»
Vì nhà cầm quyền Ba Lan lúc bấy giờ vẫn ngó về Mạc tư Khoa, vẫn chờ ý kiến quyết định của Thiên triều Xô Viết và …và …vẫn không quên hai biến cố : Budapest 1956, và gần hơn Praha 1968. Xin nhắc lại hai biến cố ấy để chúng ta người Việt Nam ngày nay cảnh giác và không quên (đối với chánh sách ngoại Việt-Hoa ngày nay):
1956: Cuộc nổi dậy tại Budapest, thủ đô Hungaria:
Ngày 23/10/1956, nhơn dân thành phố Budapest xuống đường biểu tình chống nhà nước cộng sản Hung. Biểu tình biến thành nổi loạn. Nổi khao khát tự do, nổi khao khát cởi mở được ấp ủ từ ngày Staline qua đời.
Tám tháng trước, vào tháng 2 năm 1956, Nikita Khrouchtchev, Đệ nhứt Bí thư của Đảng Cộng sản Xô Viết, đả phá hạ bệ chỉ trích người tiền nhiệm mình là Xì ta Lin trong một bản báo cáo mật tại Đại hội thứ XX của Đảng Cộng sản Xô Viết tại Mạc tư Khoa.
Ngày 28/06/1956, tại Poznan, Ba Lan, một cuộc đình công công nhơn được biến thành một cuộc nổi dậy đòi dân chủ. Mạc tư Khoa lo lắng và buộc Đảng cộng sản Ba Lan đặt nhà cải cách ( vẫn cón là đảng viên Đảng Cộng sản Ba Lan) Wladyslaw Gomulka, một cựu tù nhơn bất đồng chánh kiến với Staline từ những năm trước, lên cầm quyền nhà nước Ba Lan.
Tại Hungaria, ngày 23/10, dân chúng Hung cũng đòi Imre Nagỵ (đọc Nog), một đảng viên ôn hòa của Đảng Cộng sản Hung đang bị thất sủng từ tháng Tư 1955, trở lại cầm quyền. Đảng Cộng sản và Nhà nước Hung chấp nhận, mời Nagy trở lại nắm chánh phủ nhưng thiết lập ngay Thiết quân Luật và kêu gọi quân đội Xô Viết đang đóng quân chung quanh thủ đô Budapest, đem quân đội vào nhập vào thủ đô mình, giúp mình xây dựng lại an ninh và trật tự. Thoạt đầu quân Xô Viết cũng vào làm trật tự, nhưng nhẹ nhàng không đụng chạm mạnh và rút đi ngày 27/10.
Thế nhưng, dân chúng Hung tưởng bở, nghĩ rằng thời cơ đã đến rồi, Hungaria nay đã giải phóng dành lại Độc lập rồi. Đất nước đang sống lại, sôi sục, nổi bùng. Dân chúng xuống đường rầm rộ ngày 30/10 và tại Budapest chiếm trụ sở Đảng Cộng sản Hung, hành hung, giết hại nhơn viên kể cả những người không liên hệ chi với chế độ đáng ghét ấy.
Thủ tướng Imre Nagy cũng say cơn chiến thắng, Ông tuyên bố từ nay sẽ đi vào con đường Dân chủ và Đa nguyên. Ngay ngày 1 tháng 11, thành lập một chánh phủ liên hiệp, và tuyên bố từ nay Hungaria sẽ ra khỏi Khối Warszava.
Thật là quá quắc ! Liên Xô không chấp nhận ! Chúa Nhựt, 4 tháng 11, Hồng quân Liên Xô tràn ngập Budapest, 8 sư đoàn, hàng trăm chiến xa T 54, thứ tối tân nhứt của Liên Xô thời bấy giờ (vẫn có mặt trên chiến trường Việt Nam 20 năm sau). Phe nổi dậy gồm, công nhơn, thợ thuyền sanh viên trí thức, gậy đá, súng trường súng lục anh hùng tử thù nhưng cuối cùng thua. Kết quả cuộc đàn áp : 200 ngàn tử vong, 160 ngàn tỵ nạn chánh trị tại các quốc gia Tây Âu. Imre Nagy bị xử tử, bị treo cổ vài tháng sau.
1968, Mùa Xuân Praha, thủ đô Tiệp Khắc
Với Alexander Dubček, được bầu chọn đứng đầu Đảng Cộng sản Tiệp Khắc vào tháng Giêng 1968, Tiệp Khác đang đi vào con đường cải tổ quan trọng với mục tiệu tạo một « con đường Xã hội Chủ Nghĩa Nhơn bản », sẽ xóa bỏ chế độ kiểm duyệt, sẽ phục hồi quyền lợi và chức vụ các viên chức đảng viên đã bị tù tội cách chức, cho về vườn qua những cuộc thanh trừng đầy màu sắc Xì ta Lin của những năm 1950. Sẽ chuyển nền kinh tế do Nhà nước lãnh đạo và chỉ định thành một nên kinh tế tự do, phóng khoáng (thời gian ấy chưa có từ ngữ và quan niệm kinh tế thị trường, vi từ ngữ tư bản đối kỵ nên chỉ dùng từ libéral-tự do thôi !), nền ngoại giao và chánh sách ngoại giao cũng sẽ được cải tổ, sẽ mở rộng ra khỏi khối Xã hội Chủ nghia anh em, sẽ có tự do tôn giáo …vân…vân …. Mặc dù chương trình cải tổ không đụng chạm đến nền tảng và vai trò của Đảng và chủ thuyết Cộng sản như Hungarie năm 1956, những tư tưởng và đề nghị cải tổ cũng đem đến một ảnh hưởng rất lớn cho xã hội Tiệp lúc bấy giờ. Trong một quốc gia mà cái thế địa lý rát chiến lược như Tiệp Khác lúc bấy giờ là một nguy hiểm đối với Liên Xô và khối Warszawa. Thất vậy Tiệp Khắc, là đầu tàu, là riếng mối. Tiệp Khắc nằm làm biên giới giữa hai khối của cuộc chiến tranh lạnh : Mỹ/Nga. NATO/Warsawa ! Tiệp khắc xé rào là một nguy hiểm cho Liên Xô và …Đông Âu và khối Warsawa ! (cũng như ngày nay, Ukraina đối với Liên Bang Nga vậy). Vì vậy phải tung đòn trừng phạt, để chận đứng mọi âm mưu. Lực lượng quân đội và xe tăng khối Warsawa (trừ Roumanie) tràn xâm chiếm Praha trong hai ngày 18 và 20 tháng 8 (Radio Hà Nội vổ tay chào mưng ngày Giải Phóng Praha). Mặc dù sự hổ trợ, ủng hộ của Đảng Cộng sản Tiệp khắc, họp Đại Hội bất thường ngày 22/8, mặc dù dư luận thế giới la ó, phản đối, …các nhà lãnh đạo của nhà nước Tiếp đều bị bắt giải đi Mặc tư Khoa để xét xử, một nhóm lãnh đạo khác được Liên Xô đặt lên thay thế…
Mùa Xuân Praha thất bại, thế nhưng Mùa Xuân Praha cũng để một dấu ấn vĩnh viễn trong trí nhớ của nhơn loại. «Năm 1968 – Tổng Thống và anh hùng Tiệp Khắc Vaclav Havel nói trong bài diễn văn kỷ niệm 30 năm Mùa Xuân 68 – là năm của của quyền công dân được sống lại, là năm của nhơn phẩm được xây dựng trở lại và cũng là năm sự mà mọi con người lấy lại đức tin là có thể thay đổi được xã hội – L’année ’68 fut avant tout celle du renouveau de la citoyenneté, de la reconstruction de la dignité humaine et de la croyance des citoyens dans la possibilité de changer la société ».
Hãy trở lại với Ba Lan
Quy mô đàn áp của nhà cầm quyền Ba Lan lớn và tàn bạo như vậy nhưng không dập tắt được phong trào đấu tranh. Ngay trong thời gian Thiết quân luật, các cuộc biểu tình vẫn nổ ra. Trong ngày quốc tế Lao động 1/5/1982 hàng chục ngàn người đã xuống đường phản đối tình trạng thiết quân luật với biểu ngữ “Thiết quân luật là bất hợp pháp”. Ngày 31/8/1982, người Ba Lan đồng loạt xuống đường biểu tình tại 34 tỉnh thành, kỷ niệm 2 năm này ngày ký “Thoả thuận Tháng Tám”, là thoả thuận mà trong đó nhà nước cộng sản cho phép Công đoàn Đoàn kết hoạt động hợp pháp. Hơn 5.000 người đã bị bắt giữ, 3.000 người bị tòa án buộc các tội khác nhau, một số tờ báo bị đóng cửa và 800 nhà báo bị sa thải. Thế giới lên án mạnh mẽ và cô lập Ba Lan. Mỹ và nhiều nước phương Tây tuyên bố bao vây kinh tế Ba Lan, nhưng đồng thời viện trợ tiền bạc, vật chất cho Công đoàn Đoàn Kết.Ngày 22/07/1983 nhà cầm quyền cộng sản buộc phải tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh, (nhưng vẫn không bãi bỏ Thiết quân Luật), và giải thể Hội Đồng Quân Sự Cứu Nguy Dân Tộc. Cuộc tranh đấu với chế độ cộng sản vẫn tiếp diễn quyết liệt và tới tháng 6/1989, tức 6 năm sau khi tình trạng Thiết quân Luật được bãi bỏ, những người cộng sản mới chấp nhận ngồi vào bàn tròn đàm phán. Ngày 4/09/1989 cuộc bầu cử tự do đầu tiên trong các nước cộng sản được tiến hành, khởi đầu cho sự sụp đổ toàn bộ hệ thống cộng sản tại châu Âu.
2. Việt Nam 2013
Năm 2013 sắp tàn, nhơn ngày 13 tháng 12 của Ba Lan, chúng ta thử so sánh với tình hình ngày nay ở Việt Nam. Tình hình đấu tranh dân chủ trong nước nay đã chín mùi. Chưa bao giờ cái hoảng cái sợ đã thay đổi chủ như lúc nầy. Trong nước, người dân đã hết sợ nhà cầm quyền rồi, mặc dù Công An vẫn đàn áp, vẫn dùi cui, vẫn quấy nhiểu đời sống dân lành.
Vì sợ Nhà nước cộng sản Việt Nam đã đuổi không cho cháu Nguyễn Phương Uyên đi học. Vì sợ đã dùng Công An người đánh các bloggers Hoàng Dũng, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm Gấu), Trần Hoàng Hận, Nguyễn Tiền Tuyến…. Vì sợ đã đánh các bloggers Facebook Trung Hiếu Hiếu, Fb Hoàng Bùi. Vì sợ đã dùng ngoại giao nhờ cảnh sát Thái bắt giữ Đặng Chí Hùng, Trương Quốc Huy và Lê Văn Quang.
Vì không còn sợ nữa nên ngày nay, càng ngày càng nhiều bloggers ra mặt, mặc tù tội, mặc bị đánh đập, hành hung, mặc bị bắt mặc ở tù. Vì không còn sợ nữa nên Hội Phụ Nữ Nhân quyền Việt Nam đã được thành lập và công khai ra mắt. Vi không còn sợ nữa nên Mạng bloggers ở Việt Nam ra mắt chào mừng ngày Nhân quyền quốc tế 10 tháng 12 năm 2013 nầy.
Ngày nay, những Phạm Chí Dũng, những Lê Hiếu Đàng đăng công khai kêu gọi bỏ thẻ Đảng, xé thẻ Đảng và tuyên bố Đảng Cộng sản là thoái hóa, là tụt hậu, là ảo tưởng, là bịp bợm. Nhưng ngày nay vẫn còn chưa rầm rộ xôm tụ như Ba Lan ngày xưa. Mặc dù ngày nay các bloggers trong nước các nhà đấu tranh dân chủ, đấu tranh cho Nhơn quyuền đều được Cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại ủng hộ, được bạn bè quốc tế ủng hộ.
Hôm Chúa Nhựt 8 tháng 12 vừa qua tại Paris, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam cùng các đoàn thể Việt Nam Hải ngoại ở Paris và vùng phụ cận, cùng với các tổ chức quốc tế bạn ngoại quốc như hội Phóng Viên Không Biên Giới-Reporters Sans Frontières và Hội Luật sư Không Biên giới- Avocats sans Frontières, cả hai đều có trụ sở đặt tại Paris đã tổ chức vinh danh ba nhà đấu tranh cho Nhơn quyền và Dân chủ, Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Lê Quốc Quân và nhà đấu tranh bảo vệ công nhơn Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Buổi lễ thành công với gần 200 người tham dự cả Việt lẫn Pháp.
hôm sau, thứ hai 9 tháng 12, tại Viện Đại học INSA (Institut National des Sciences Appliquées-Viện Khoa học Ứng dụng Quốc gia) của thành phố Rennes, nơi nhà đấu tranh dân chủ và blogger Nguyễn Tiến Trung đã học và tốt nghiệp, Hội Amnesty International-Ân Xá Quốc tế cùng các giáo sư trong Hội ủng hộ Nguyễn Tiến Trung đã tổ chức một buổi lễ ký tên, tố cáo và kêu gọi Nhà nước Việt Nam hãy thả Nguyễn Tiến Trung. Buổi họp báo vào 5 giờ chiều tại Hội trường Quốc tế thành phố với gần 50 người tham dự và buổi thảo luận cùng các sanh viên tại trường Đại học vào 19 giờ quy tụ những gương mặt chánh trị địa phương Pháp, các Thầy cũ của Trung, các Thầy của Trường, những sanh viên của Trường và anh em chúng tôi, một phái đoàn đến từ Paris.
Chúng tôi người viết được Amnesty International chiếu cố mời làm nhơn chứng vì chúng tôi người viết là người đã chịu ơn Hôi Ân Xá Quốc tế đã tranh đấu can thiệp vào những năm 1979/1980 để chúng tôi được thả ra khỏi tù Cộng sản và nhờ vậy “bị hay được” trục xuất khỏi Việt Nam.
Phong trào đấu tranh trong nước càng ngày càng cao, phong trào ủng hộ Hải ngoại càng ngày càng mạnh, phong trào bạn bè quốc tế càng ngày càng dâng cao. Nhớ lại những năm ’80 khi Phong Trào Công Đoàn Đoàn Kết Solidarnosc dân cao độ, chúng tôi lúc ấy ở Pháp, tất cả giới trí thức Pháp, tất cả giới thợ thuyền, công nhơn, trí thức đều mang trên ngực áo huy hiệu Solidarnosc.
Việt Nam ngày nay chưa tới tầm ấy. Lúc xưa thế giới trừng phạt Ba Lan và giúp đở Solidarnosc. Việt Nam ngày nay chưa được như vậy! Nhà bình luận Lê Diễn Đức không ngần ngại đánh giá:
“Ở Việt Nam, một cuộc biểu tình chỉ bao gồm mấy chục người, an ninh mật vụ với con số gấp hai ba lần, gom vào một chuyến xe buýt chở đi là chấm dứt, thật chẳng có nghĩa bao nhiêu. Thực chất đây chỉ là một cuộc tập họp nhỏ tự phát của những người yêu nước, thiếu hẳn sự vận động quần chúng,hoặc quần chúng là một bầy đang sống trong sợ hãi, thờ ơ với thời cuộc, ngu lâu không thể thuyết phục được. Con đường vì dân chủ, tự do của Việt Nam, vì thế, còn rất dài.”
Sự thật có thể như vậy nhưng nếu: Đừng sợ đàn áp, đừng sợ dùi cui. Tinh thần đấu tranh phải nở rộ trong mọi từng lớp, mọi giai cấp, mặc đàn áp, mặc dùi cui.
Bài viết nầy nhắc ngày 13 tháng 12 1981 tại Ba Lan là để nhắc đến sự đàn áp khủng khiếp của Đảng Cộng sản. Bất cứ Đảng Cộng sản nào. Đảng Cộng sản Tàu không ngần ngại cho xe tăng nghiến học sanh và sanh viên, nhuộm đỏ Quảng Trường Thiên An Môn. Thiết quân Luật Ba Lan chứng minh cho chúng ta thấy rằng, chẳng có bất kỳ chế độ độc tài cộng sản nào ôn hoà cả. Để giữ chế độ, nhà cầm quyền cộng sản nào cũng sẵn sàng dùng bạo lực với quy mô lớn, quân đội cũng được bổ sung vào lực lượng đàn áp. Càng gần đến ngày sụp đổ, nhà cầm quyền càng hung hăng và tàn bạo hơn.
Từ khi chế độ cộng sản sụp đố (năm 1889) hàng năm người Ba Lan vẫn kỷ niệm ngày 13/12 như là một biến cố lịch sử không thể nào quên. Còn rất nhiều người đang sống là nhân chứng của biến cố này.
Vào năm 2006, tại quốc hội Ba Lan, A. Kwasniewski, một cựu bộ trưởng thời cộng sản, Tổng thống Ba Lan dân chủ, đã chính thức xin lỗi nhân dân và xem ngày này là một tội ác cộng sản. Trong năm 2006, theo Viện Tưởng nhớ Quốc gia Ba Lan, một cơ quan được thành lập sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ, chuyên điều tra tội ác chống lại Ba Lan, số người chết do bị bắn hoặc bị đánh đập trong giai đoạn 1981-1989 khoảng 1000 người.
Ngày 16/3/2011 Toà án Hiến pháp của Ba Lan dân chủ đã phán quyết việc ban hành tình trạng chiến tranh đã vi phạm các nguyên tắc về tính hợp pháp của chính hiến pháp của nhà nước cộng sản bấy giờ.
Tuy nhiên, bạo lực đã không làm lùi bước ý chí tranh đấu. Người Ba Lan đã chịu dấn thân, hy sinh, tù đày. Trong hơn một năm rưỡi, số người bị bắt giam và có án tù lên tới 10 ngàn người, đã nói lên rằng, cái giá của tự do rất đắt và cuộc tranh đấu vì dân chủ đòi hỏi một tinh thần bền bỉ, kiên cường. Mong Việt Nam kiên cường như vậy, và mong ngày mai dân tộc Việt Nam ta sẽ thành công như dân Ba Lan. Mong lắm!
Hồi Nhơn Sơn ngày 13 tháng 12 năm 2013,
Vinh danh Ba Lan và Solidatnosc.
TS. Phan Văn Song
Bao Giờ Thì Chế Độ Cộng Sản Việt Nam Sụp Đổ?
Có thể xem là một đề tài hơi nhạy cảm và khó trình bày với công luận từ trước đến nay, vì khi viết, thế nào tác giả cũng bị chỉ trích bởi một số người không đồng quan điểm chính trị, hoặc là dịp để cộng sản và đám tay sai nằm vùng thừa cơ hội đánh phá. Tuy vậy, hôm nay tôi thử đưa chủ đề nầy ra nhằm góp ý với những người bạn tranh đấu đã đặt những câu hỏi. Đồng thời, hy vọng học hỏi thêm được kiến thức của các nhà chính trị lão thành cũng như những vị trí thức cao minh mà người viết ngưỡng mộ từ lâu.
Số là, trong các lần họp mặt thân mật cũng như tham gia tranh đấu giữa những người cùng chiến tuyến, nhiều vị đặt câu hỏi với tôi rằng ‘theo ý ông thì bao giờ chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ? Thật là câu khó trả lời khó đầy đủ trong một thời gian hạn hẹp giữa chốn đông người…và, cho dù trình bày dưới góc cạnh nào đi nữa thì cũng dẫn đến những cuộc tranh luận với nhiều ý kiến chống đối nhau. Do đó, hay hơn hết là nên tránh làm mất thời giờ chương trình đã định sẵn. Vậy hôm nay tôi xin phép trình bày qua một bài viết ngắn để đáp lễ câu hỏi của nhiều Vị đã đặt ra.
Số là, trong các lần họp mặt thân mật cũng như tham gia tranh đấu giữa những người cùng chiến tuyến, nhiều vị đặt câu hỏi với tôi rằng ‘theo ý ông thì bao giờ chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ? Thật là câu khó trả lời khó đầy đủ trong một thời gian hạn hẹp giữa chốn đông người…và, cho dù trình bày dưới góc cạnh nào đi nữa thì cũng dẫn đến những cuộc tranh luận với nhiều ý kiến chống đối nhau. Do đó, hay hơn hết là nên tránh làm mất thời giờ chương trình đã định sẵn. Vậy hôm nay tôi xin phép trình bày qua một bài viết ngắn để đáp lễ câu hỏi của nhiều Vị đã đặt ra.
Trước tiên, đề cập đến thời điểm chính xác đảng cộng sản phải sụp đổ…là một điều không thể suy đoán được. Chắc chúng ta vẫn nhớ rằng, Liên Sô cũng như các nước Đông Âu đã xóa bỏ toàn bộ chủ nghĩa cộng sản để trở về với chế độ tự do trong một thời hạn vượt ngoài sức tưởng tượng của chính trường quốc tế. Hơn nữa, bức tường ô nhục chia đôi thủ đô Berlin (Đức quốc) bị đập nát chỉ vỏn vẹn trong vòng một đêm ! Vậy trường hợp Việt Nam cũng rất khó đoán trước, nhưng tôi nghĩ rằng, thời điểm đổi đời một lần nữa cho đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ xảy ra trong một ngày rất gần. Nhưng ai và động cơ nào sẽ đóng vai chính trong vấn đề nầy ? Xin tạm đưa ra ba giả thuyết :
A. Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ nhờ phong trào tranh đấu của người Việt hải ngoại?
Xin thưa rằng không ! Tuy xác định vậy nhưng người viết không phủ nhận các hoạt động tranh đấu của người Việt hải ngoại. Ngược lại, phải vinh danh việc làm của các cộng đồng, đoàn thể cũng như cá nhân đã ra sức đóng góp, gầy dựng và phát triển tinh thần tranh đấu chống cộng sản Việt Nam suốt cả một đoạn đường khó khăn. Từ gần bốn chục năm qua, tập thể người Việt hải ngoại đã đóng góp công sức qua nhiều phương diện để chống chế độ cộng sản. Từ quyên góp vật chất, xả thân tranh đấu cho tự do nhân quyền cũng như no cơm ấm áo của người dân nội địa đến việc lên tiếng tố cáo trước dư luận quốc tế về tội ác mà đảng cộng sản đang cai trị đất nước Việt Nam một cách dã man. Tuy phải nói rằng công cuộc tranh đấu của người Việt hải ngoại không thể đánh đổ trực tiếp được chế độ cộng sản. Nhưng các hoạt động chính trị tại đây đã thành công vẽ vang về mặt quốc tế vận, đồng thời ngăn chận được sự phát triển ngoại giao, chính trị cũng như kinh tế của tập đoàn cộng sản ở các nước ngoài. Ngoài ra phải ghi nhận thêm một điều quan trọng nữa : truyền thông của tập thể cộng đồng người Việt hải ngoại đã vô hiệu hóa âm mưu tuyên truyền của chúng. Xin lướt qua vài trọng điểm thành công của người Việt hải ngoại :
- Điểm thứ nhất, cộng sản và thành phần nằm vùng thường gọi các hình thức sinh hoạt tranh đấu tại hải ngoại của người Việt tự do là ‘võ mồm’. Nhưng nếu không có ‘võ mồm’ nầy thì giờ đây cộng sản đã đi đầy đường, ngồi chật các quán café tại những nơi có người tỵ nạn định cư. Cờ đỏ sao vàng treo rợp trời trong các siêu thị người Việt, nhất là tại chợ Phước Lộc Thọ, ngay trung tâm Sàigòn Nhỏ tại Nam Cali. Và, chắc chắn những nơi sinh hoạt của người Việt hải ngoại phải đồng loạt treo hình già dịch HCM. Người tỵ nạn có thể bị đổi lại danh xưng mới là người Mỹ, người Pháp, người Úc, người Anh, người Bỉ, người Canada…gốc Việt cộng ! và, những ai muốn được về Việt Nam du hí thì phải làm đơn đóng tiền xin trở lại quốc tịch (song tịch). Hơn nữa, chắc chắn tất cả người Việt trên thế giới tự do đều phải có nghĩa vụ đóng góp định kỳ tiền của gởi về xây dựng nhà nước, học tập thường xuyên chính trị về chính sách đường lối của đảng. Trẻ con ‘hồ hởi’ ghi tên vào hội ‘nhi đồng yêu bác Hồ’ và ra đường phải mang khăn quàng đỏ. Sinh hoạt xã hội đồng loạt đoàn thể hóa, trong đó các thành phần già trẻ lớn bé đều trở thành hội viên các hội yêu nước dành cho bô lão, thanh niên, phụ nữ, trẻ con, sinh viên, trí thức của xã hội chủ nghĩa…
- Điểm thứ hai, các cộng đồng người Việt hải ngoại đã xóa bỏ toàn bộ cờ máu sao vàng tại những quốc gia có người định cư, là nơi mà cộng sản đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nước sở tại. Đây là một thành công lớn của người Việt hải ngoại và cũng là nỗi nhục quốc tế đối với cộng sản hiện giờ. Thay vào đó, cờ Vàng Quốc Gia được vinh danh trở lại trên toàn thế giới. Có thể tóm gọn lại rằng, ở đâu có người Việt Tỵ Nạn thì ở đó vắng bóng cờ máu và thành phần cán bộ cũng như bọn nằm vùng không dám ló đầu ra đường. Hơn thế nữa, nhờ công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại, quốc tế mới nhận ra đâu là chính nghĩa của người Việt quốc gia, đâu là gian tà của Hà Nội cộng sản, thành phần tỵ nạn là ai và bộ mặt khốn nạn xấu xa tồi tệ của đảng cũng như nhà nước Việt Nam hiện giờ. Còn phải đề cập đến nữa, nhờ vào hành động tranh đấu của người Việt hải ngoại, dư luận thế giới mới nhận ra rằng Việt Nam bây giờ là một nhà tù vĩ đại, đất nước hoàn toàn không có tự do nhân quyền và bình đẳng. Xã hội Việt Nam được chia làm hai thành phần rõ rệt : thống trị (đảng viên cộng sản và tay sai bù nhìn) và bị trị (toàn dân).
- Điểm thứ ba, nhờ vào ‘võ mồm’ hải ngoại, cộng sản Việt Nam e ngại không dám mạnh tay đàn áp người dân và các nhà tranh đấu trong nước vì chúng e ngại ảnh hưởng quốc tế và…cũng nhờ thế ‘võ mồm’, hải ngoại đã đánh động lương tâm quốc tế để họ lên tiếng ép buộc bạo quyền Hà Nội phải giảm án, phóng thích một số nhà tranh đấu bị bắt mà chúng đã kết án nặng nề trong những năm qua.
Tóm lại, cộng đồng người Việt hải ngoại đã thành công trong vai trò tranh đấu nhưng tại sao không thể trực tiếp đánh ngã được chế độ cộng sản Việt Nam ? Lý do chính trước tiên, cộng đồng hải ngoại chỉ là một tổ chức đơn thuần chính trị, không có khả năng tài chính cũng như quân sự, là hai yếu tố quan trọng để đánh đổ chế độ cộng sản trong nước. Ngoài ra, còn ba lý do phụ cũng không kém phần quan trọng nữa. Một, Những hình ảnh không mấy tốt đẹp của người Việt hải ngoại đã làm quốc nội mất niềm tin qua việc đánh phá nhau trên các phương tiện truyền thông, cũng như hoạt cảnh của số người trong hàng ngũ chống cộng, nhất là một ít thuộc thành phần lãnh đạo cộng đồng, đoàn thể, đảng phái lại đi về Việt Nam thường xuyên. Những người nầy vừa bước xuống máy bay thì vâng-dạ với tên kiểm soát visa nhập cảnh và lòn-cúi-van-xin với đám công an phường khóm để được phép an toàn ăn-chơi-du-hí. Hai, số cộng sản nằm vùng và đám cò mồi đón gió tại hải ngoại khá thành công trong việc mua chuộc những người ham danh tham tiền và thiếu liêm sỉ để trực tiếp đánh phá các cá nhân cũng như tổ chức chống cộng tại hải ngoại. Ba, chủ trương chính quyền Mỹ là muốn kềm chế sự phát triển và lớn mạnh của bất cứ tổ chức chính trị nào có gốc xứ ngoài ở trên đất nước của họ. Riêng với Việt Nam, dĩ nhiên người Mỹ cũng không muốn các cộng đồng chúng ta trở nên một khối chính trị lớn mạnh, hữu hiệu, có uy tín và thế lực trước quốc tế. Cộng đồng người Việt còn có thể bị xem là con bài Mỹ dùng để ra giá, nói chuyện hoặc xử dụng như một môi trường trái độn cho việc hòa giải hòa hợp với cộng sản mỗi khi cần đến !
B. Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ do bàn tay Mỹ và Tàu cộng?
Xin tạm trả lời là có thể. Việt Nam ngày nay được ví như con chuột đang bị hai con mèo Mỹ và Tàu cộng đặt vào sân chơi để đọ sức vờn nhau và ra giá đổi chác qua các âm mưu chính trị của hai bên. Theo giới quan sát quốc tế, Chệt đỏ nắm được đa số đàn em đắc lực trong bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam và lèo lái đám nầy thi hành các chỉ thị từ Bắc Kinh. Dĩ nhiên Mỹ đâu thua kém, chú Sam chắc chắn cũng đã gầy dựng được một hệ thống nằm vùng, tạm gọi là lá bài chính trị có khuynh hướng theo Mỹ để sẵn sàng thi hành lệnh khi cần. Từ việc nầy, cũng nên nhớ lại một biến chuyển quan trọng trước đây, Mỹ đã chấp nhận huấn luyện quân sự cho hàng ngàn sĩ quan cấp tá qua tu nghiệp tại Mỹ. Như vậy cứ hiểu ngầm rằng, một khi đi Mỹ tu nghiệp quân sự thì chắc chắn trong đám bộ đội sĩ quan cũng có người đã ngậm phải củ cà rốt của CIA. Còn nữa, trước đây vài năm, Hà Nội đã công khai để cho CIA đặt văn phòng tại thủ đô cũng như Sàigòn, thì đến giờ nầy thiếu gì những tên cộng sản trung kiên đã, đang và sẽ đưa tay nhận tiền và làm việc cho Mỹ ! Trong quá khứ hai tên khổng lồ Mỹ-Tàu-cộng cũng đã một thời xem Việt Nam là con bài để tính toán trao đổi số phận Việt Nam Cộng Hòa. Sau những lần đi đêm của Kissinger, hai kẻ thù đã ngồi chung với nhau thể hiện âm mưu xâu xé Miền Nam, và, kết quả cả Mỹ lẫn Tàu cộng đã bật đèn xanh cho Hà Nội xua quân vượt vĩ tuyến 17 vào chiếm Việt Nam Cộng Hòa năm 1975. Ngày nay, chú Sam và Chệt đỏ cũng diễn lại cái trò cũ nầy, chế độ tiên tiến hiện đại và chiếc nôi nhân loại của cộng sản vẫn bị hai nước lớn xử dụng như một con cờ để đấu trí, trao đổi và mua bán cho quyền lợi quân sự chính trị kinh tế riêng tư của họ. Vì lẽ nầy, Việt Nam đến hôm nay vẫn còn nằm trong vòng lẩn quẩn tranh chấp giữa Mỹ và Tàu cộng cho đến lúc nào cả hai bên đạt được những thuận lợi nào đó thì vấn đề Việt Nam cộng sản mới được giải quyết. Những thuận lợi nầy có thể là một thỏa thuận về việc chia vùng ảnh hưởng. Hoặc đồng thuận chia đều quyền lợi trên thân xác Việt Nam. Hoặc, một cuộc chiến tranh mới được dàn xếp tiếp theo với những con cờ khác.
Nếu một trong ba thuận lợi nầy xảy đến, lúc đó Mỹ và Tàu cộng sẽ bật đèn xanh cho thành phần của họ (Mỹ hoặc Tàu) hành động qua ba giải pháp. Một, hòa giải hòa hợp do đảng cộng sản nắm quyền chủ lực (mị danh bằng hình thức Trung Lập). Hai, trở lại chia đôi VN một lần nữa thành hai quốc gia như trước năm 1975. Ba, dứt điểm chế độ cộng sản để Việt Nam trở về chính thể Cộng Hòa.
C. Chế độ cộng sản Việt Nam sụp bởi người trong nước?
Chắc chắn đúng vậy : Chính người trong nước mới đủ khả năng đánh sập chế độ cộng sản và giải quyết chuyện tương lai đất nước. Nhưng tranh đấu không phải là van xin nhà nước, mà muốn thành công việc đại sự thì phải có bạo động và chấp nhận hy sinh đổ máu. Những bài học lịch sử đã cho thấy, muốn lật đổ một chế độ thì không thể ngồi chờ sung rụng hay hoàn toàn mong đợi bàn tay ngoại bang, mà, chính mình phải nắm phần chủ động. Tôi không tin tưởng lắm vào các tổ chức tranh đấu nhân quyền trong nước, vì trong đó có một số ngồi phòng lạnh, bình thân trước những lần vùng dậy của các thành phần trẻ, giáo dân, dân oan đứng lên chống lại nhà nước. Tôi cũng không tin tưởng lắm các tổ chức nầy vì một số là cò mồi của Hà Nội, vừa để đánh bóng cho chế độ vừa thập thò đóng vai con rối với thế lực hải ngoại, mục đích là chờ cái giải pháp hòa giải hòa hợp. Và tôi cũng không tin tưởng lắm vào giới trí thức tại nội địa chẳng qua là phần lớn họ đang hưởng ân huệ của nhà nước cộng sản. Số còn lại thì trùm chăn, có dịp tập họp viết thỉnh nguyện van xin và trình lên chính phủ. Ngoại trừ vài vị có tinh thần yêu nước đã lên tiếng, nhưng cũng là những con én nhỏ, đâu đủ sức làm nên mùa Xuân !
Về hình thức và hành động cho cuộc cách mạng lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam thành công, tôi hy vọng vào hai giải pháp: sẽ do quân đội nhân dân trực tiếp ra tay hoặc xuống đường hỏi tội, xuất phát đồng loạt từ dân nội địa:
1. Bí mật, hữu hiệu, chính xác và nhanh chóng là do quân đội nhân dân chủ xướng và hành động. Ưu điểm của quân đội ở đây chính là sức mạnh (vũ khí – quân luật) cần thiết, bảo mật tối đa, dễ tạo bất ngờ, hành động chớp nhoáng và chính xác ngay trong lòng đối phương theo mô hình của một cuộc đảo chánh.
Hoặc :
2. Công khai, ồ ạt và đồng loạt xuống đường trong khí thế sôi sục của toàn dân từ Nam chí Bắc. Biến cố nầy phải được một nhân vật đủ uy quyền và có thực tài trong vai trò một vị tổng tư lệnh. Các nổ lực chính xuống đường của dân chúng trong giai đoạn chót dứt điểm chế độ cộng sản gồm sáu thành phần sau (2.1-2.6):
2.1. Giới trẻ trong nước : Giới trẻ, nhất là các blogger can đảm công khai đứng lên chống việc bán nước cũng như thái độ khiếp nhược cúi đầu thuần phục quan thầy xâm lược Tàu cộng của đảng cộng sản Việt Nam. Lịch sử cách mạng thế giới đã chứng minh rất nhiều vai trò của thanh niên nam nữ, sinh viên qua các cuộc cách mạng lật đổ các chế độ quân chủ, độc tài và cộng sản thối nát trên khắp thế giới trong những thế kỷ vừa qua. Đối với Việt Nam, sức mạnh giới trẻ chắc chắn sẽ là mũi nhọn dẫn đầu quần chúng và chọc thủng thành trì của tập đoàn cộng sản ngay khi pháo lệnh bắt đầu. Nhưng những gì đã xảy ra trong thực tế vừa qua ? Tuổi trẻ thật cô đơn, dấn thân mở đường cho một cuộc bùng nổ nhưng bị bơ vơ khi ra toà rồi âm thầm vào tù lãnh án. Tuổi trẻ Việt Nam cần phải được hướng dẫn và lãnh đạo theo sách lược tranh đấu để mồ hôi, nước mắt cũng như xương máu khỏi bị tiêu hao và hoang phí.
2.2. Thành phần bị bóc lột trực tiếp : Đây là một lực lượng gồm đại đa số, từ các thành phần thường dân đến công nhân, nhân viên nhà nước đang bị đảng cộng sản bóc lột đến tận xương tủy. Họ là những nhà giáo, công nhân hãng xưỡng, nhân viên văn phòng, thợ thuyền nhà máy đến tiểu thương, nông dân, buôn thúng bán bưng đều đã sáng mắt ra sau 38 năm sống dưới chế độ bịp bợm cộng sản. Thành phần sẽ sống chết tham gia với một cuộc cách mạng để đổi đời một lần nữa nếu có một cuộc nổi dậy đồng loạt. Trước đây họ được đảng bịp bợm bơm lên thành chủ nhân ông, nhưng ngày nay, cũng chính đảng đã trắng trợn bóc lột và dìm họ xuống trở thành những kẻ khốn khổ nghèo đói nhất trong cái xã hội chủ nghĩa.
2.3. Dân oan bất mãn chế độ : Những người trước đây đã ngây ngô đùm bọc nuôi dưỡng những tên nằm vùng và tiếp tay kinh tài nuôi Việt cộng cũng như tham gia tuyên truyền khủng bố sát hại dân lành tại Miền Nam. Sau khi chiếm xong Sàigòn, họ được cộng sản cấp cho căn nhà ván, vài ký gạo và một lô giấy tờ, bằng ban khen…Nhưng nay thì cũng do chính đảng cộng sản lột sạch họ, đẩy ra đường và biến thành ăn mày bị gậy. Đám dân oan nầy suốt ngày ăn vạ trước dinh thự của những thằng ‘cộng sản ăn cháo đá bát’ để đòi đất đòi nhà…Dân oan là thành phần bất mãn chế độ, sẽ hăng say có mặt hàng đầu trong đạo quân đi tiến vào hang ổ để hỏi tội bọn đầu sỏ cộng sản. Ai là người có khả năng lãnh đạo phong trào tranh đấu trong nước thì phải biết lợi dụng cơ hội ‘lấy gậy ông đập lại lưng ông’. Nếu ngồi salon xem truyền hình một cách thờ ơ và vô cảm thì xem như công cuộc tranh đấu đã vuột mất những cơ hội bằng vàng.
2.4. Khối người Việt thiểu số : Người dân tộc thiểu số Việt Nam hiền hòa, dễ tin, trung thành và dứt khoát. Nếu đã thuyết phục được thì cầm chắc lòng trung thành của họ. Nhưng một khi làm mất niềm tin, người thiểu số không còn là một dân tộc hiền hòa và dễ chịu nữa. Trước kia họ rất trung thành với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng sau năm 1975, với việc nhồi sọ của cộng sản, họ trở nên thù ghét chế độ cũ. Bằng chứng, tù chính trị của chế độ cũ nào trốn trại, nếu rơi vào tay người Thượng thì khó thoát được màng lưới truy tìm của các trại tù. Nhưng rồi Hà Nội chiếm nhà chiếm đất và đẩy họ đến những vùng ‘khô cằn sỏi đá’ thì họ phản ứng rất mạnh mẽ không giống như tình trạng an phận của người Kinh. Nói tóm lại, lực lượng người dân tộc thiểu số quá dư khả năng để bảo đảm cho một cuộc vùng dậy toàn bộ tại các vùng Cao Nguyên trên đất nước Việt Nam.
2.5. Khối hữu thần chống cộng : Cộng sản không chấp nhận hữu thần. Chúng tịch thu tài sản giáo hội, giam tù tín hữu của bất cứ tôn giáo nào có hành động chống lại nhà nước. Dù tổng số các tôn giáo có truyền thống chống cộng như Công giáo, Tin lành, Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài tại Việt Nam không đạt được đại đa số, nhưng các cộng đoàn tôn giáo nầy, không kể quốc doanh, là những thành phần đang làm cho nội bộ chính trị cộng sản phải lo sợ, nhất là trong giai đoạn nầy. Nhưng tại sao các lãnh tụ tôn giáo, nhất là Thiên Chúa Giáo lại ở trong tình trạng bất động mặc dù Vị Giáo Hoàng mới sau nầy có thái độ không thích các nhà nước cộng sản.
2.6. Các chính đảng chống cộng : Thành phần cuối cùng phải nhắc đến là các đảng viên trung kiên của các chính đảng có truyền thống chống cộng sản lâu đời tại Việt Nam. Họ là những người đã và đang sinh hoạt nội bộ cũng như hoạt động tranh đấu trong bóng tối từ hàng chục năm qua. Tôi dứt khoát khẳng định rằng đây là thành phần hoàn toàn tin tưởng. Họ là những đảng viên được đào tạo đúng đường hướng và hoạt động đắc lực chống ngoại xâm, chống cộng sản cũng như phục vụ quốc gia dân tộc. Ngày nay, họ sẽ trở thành những cán bộ đắc lực trong công cuộc tranh đấu ở giai đoạn cuối và là chuyên viên đầy đủ khả năng để xây dựng lại Đất Nước Việt Nam trong thời hậu cộng sản.
Tóm lại, như đã trình bày ở phần 2, một khối quần chúng với vài chục triệu người trên toàn quốc là một lực lượng quá thừa khả năng để quật ngã chế độ cộng sản. Nhưng tại sao vẫn trật vuột cho đến ngày nay ? Có phải quốc nội vắng bóng một nhà lãnh đạo thật đúng nghĩa để phối hợp và lèo lái con thuyền tranh đấu ? Nếu đúng như vậy, cuộc tranh đấu kiểu ‘rắn không đầu’ nầy sẽ kéo dài cho đến bao giờ !
Nếu trong nước có lãnh tụ thì vị nầy cần phối hợp với những nhân vật hải ngoại, quan trọng là phải biết chọn ở nước ngoài những người có khả năng văn hóa, có kiến thức cao chính trị, và nhất là, những người phải có một quá khứ cũng như hiện tại thật trong sạch, thực tâm yêu nước thương nòi. Có như vậy, khối Người Việt Chống Cộng trong và ngoài nước mới thành hình được một mặt trận toàn hảo vừa tranh đấu, vừa tiếp thu và vừa chuẩn bị kế hoạch cần thiết để bảo vệ nhân mạng, tài sản quốc gia cũng như dân chúng trong các giai đoạn giao tranh, chuyển tiếp cũng như thời hậu cộng sản.
Đừng trông chờ vào Mỹ hay bất cứ một thế lực quân sự chính trị nào cho tương lai Việt Nam. Không một quốc gia nào thương yêu bao bọc và giúp đở cho Việt Nam nếu họ không áp đặt được cái cùm đô hộ cổ điển hoặc tân thời, trực tiếp hay gián tiếp lên đầu đất nước và dân tộc chúng ta. Người Việt Nam phải tự cứu lấy mình, và người trong nước mới chính là đầu tàu để làm một cuộc cách mạng !
Kết luận, không thể nào tiên đoán được thật chính xác thời điểm sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam. Một điều nên làm là hằng đêm, trước khi lên giường ngủ, nên dành một vài phút cầu nguyện Ơn Trên cũng như Vong Linh những Vị Anh Hùng đã nằm xuống phù hộ cho Đất Nước và Dân Tộc Việt Nam sớm thoát khỏi ách cộng sản.
Đến thời điểm nầy thì đã đầy đủ Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa. Cứ chờ từng ngày một, và biết đâu, một sáng nào đó vừa thức dậy sẽ nhận được tin : Quân đội nhân dân vừa bắt giữ toàn bộ những tên cộng sản đầu sỏ trung ương đảng. Hoặc, những người yêu nước từ Lạng Sơn xuống đến Cà Mau đã đồng loạt xuống đường xé bỏ cờ máu và giật sập hình tượng tên khốn nạn HCM !
Đinh Lâm Thanh
Paris, những ngày cuối năm 2013
Paris, những ngày cuối năm 2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét