Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Bài viết hay(764)


BÀ NHẤT LINH NGUYỄN TƯỜNG TAM 
Trong trí tưởng tôi như một độc giả con nít những năm 40, thiếu nữ những năm 50 và trẻ tuổi những năm 60, Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn cùng những vị cầm bút thời của ông là những nhân vật gần như huyền thoại, chỉ hiện hữu bằng tài năng, thanh danh và tác phẩm, không bằng nhục thể có thể nhìn thấy hay tiếp cận, như những con người bình thường khác xung quanh tôi.
Bà Nhất Linh
Giữa năm 1963, tuy đã tốt nghiệp đại học, đi dạy, đã bước vào một cuộc hôn nhân khó khăn và đang sinh sống tại một tỉnh lỵ trù phú gần cực nam miền nam Việt Nam, tin nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam tự vẫn để phản đối sự bất công chuyên chính của chính quyền đương thời tới với tôi là một nỗi buồn lặng lẽ. Dường như một phần của ông, cái hồn Tự Lực Văn Đoàn mà tôi gắn bó mật thiết thời còn đi học, trước đó, đã được tôi chôn cất kỹ trong hoàn cảnh làm vợ không có chỗ nào dành cho văn chương của tôi. Nay ông thực sự  ra đi, là một tên tuổi chính trị lẫy lừng, một tư cách chính trị hiếm hoi, khuôn mặt này của ông, dẫu thế, hoàn toàn xa lạ trong cảm thức của tôi. Có vẻ như thế hệ chúng tôi, nhút nhát, lãng mạn, nên yêu thích cái đẹp trừu tượng, thậm chí trừu tượng hóa mọi vẻ đẹp của đời sống để thấy chúng tinh khiết, linh thiêng, và như thế, chúng càng đẹp hơn, an toàn và bền bỉ hơn.
Phải đợi đến bây giờ, những năm đầu thế kỷ 21 và do tạp chí Thế Kỷ 21 đề xuất, chúng tôi mới có dịp nhìn lại thần tượng Nhất Linh của chúng tôi suốt hơn nửa thế kỷ vừa qua.
Điều khám phá đầy ngạc nhiên và thích thú là khi nhìn ông như một con người bằng xương, bằng thịt, từng sống, từng cảm xúc như bất cứ ai với trái tim mỏng manh, với tấm linh hồn dễ bị thương tích, tôi nhận ra cả những liên hệ đời thường xung quanh ông, sinh động và phong phú, tôi nhận ra bà Nhất Linh, anh Nguyễn Tường Triệu, anh Nguyễn Tường Thiết.
Tuy nhiên, bữa nay, trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp của buổi giới thiệu tuyển tập Nhất Linh, Người Nghệ Sĩ-Người Chiến Sĩ, do nhà Thế Kỷ phát hành, chúng tôi chỉ xin được nói về bà Nhất Linh, khuê danh Phạm Thị Nguyên.
Có một câu truyền khẩu rất phổ thông, đã trở thành khuôn sáo, khi người ta muốn đề cao vai trò của những bà vợ đảm đang, mẫu mực, đứng sau lưng người chồng thành công, làm điểm tựa vững chắc cho người đàn ông ấy. Cho dù không đón nhận câu xưng tụng này như một bông hồng hoa mỹ mà xã hội cài lên ngực áo hay như một tuyên dương muộn màng, mang tính phủ dụ, dành tặng các vị nữ lưu giúp chồng làm nên sự nghiệp, tôi chắc mọi người đều sẵn sàng nhìn nhận thực tế trong những đóng góp thầm lặng của nữ giới đối với chồng con họ. Trên dòng lịch sử văn học - chính trị của chúng ta, những đóng góp này rất lớn, tỷ lệ nghịch với con số nhân lực đóng góp vì tài năng, đức độ vốn không nhiều trong cõi nhân sinh. Bà Nhất Linh là một trong những bà vợ hiếm quí này.
Ở trang 9 tập sách ra mắt hôm nay, chúng ta có bức vẽ chân dung bà Nhất Linh do danh họa Nguyễn Gia Trí (và cũng là bạn chí thiết của gia đình Nguyễn Tường) thực hiện năm 1952 tại Sài Gòn. Ngoài y phục, cách trang sức điển hình của nữ giới trung lưu đất Thăng Long những năm năm mươi trở về trước: áo nhung, chuỗi ngọc, hoa tai, nhẫn, vòng, bà có khuôn mặt trái soan, nét cương nghị nhờ ở chiếc cằm vững chãi, vầng trán rộng. Đôi môi bà không đậy kín hàm răng khá đều đặn, khiến cho bà tuy không cười nhưng nụ cười dường như phảng phất, của một tâm hồn bình an, một tấm lòng rộng mở. Dưới hàng lông mày bán nguyệt thanh tú, đôi mắt bà to, tròn, ánh nhìn êm ả, buồn mà không ảm đạm. Bà chít khăn nhung, đường ngôi rẽ lệch, cùng với hàm răng không nhuộm của bà, là dấu hiệu mở đầu cho phong trào manh nha đổi mới của nữ giới Hà Thành thập niên 30- 40, đồng thời với chiêng trống cổ võ canh tân của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Để tìm hiểu thêm về bà, để có một cái nhìn gần gũi hơn, sống động hơn về bà, khác với nhìn từ một bức vẽ chân dung dù là qua nét cọ tài hoa của nhà danh họa Nguyễn Gia Trí, mời quí vị nghe thi sĩ Anh Thơ mô tả bà như sau: “Hôm đến nhà Nhất Linh, tôi tưởng tượng vợ ông là cô Loan (trong Đôi Bạn), một cô Loan ngây thơ, xinh đẹp. Nhà của nhà văn phải là một khu vườn rộng, mang đầy hương sắc thôn quê và cô Loan áo trắng đang hái rau ngót dưới trời mưa. Nhưng ngược lại, nhà Nhất Linh lại là cửa hàng buôn bán đủ cả cau tươi, cau khô và cô Loan là một bà tuổi đã nạ giòng, mặc quần áo đen, dáng vẻ tất bật của một người đàn bà vất vả, phải tự lo lắng nhiều cho gia đình...” Đoạn cuối bài phóng sự, nữ sĩ Anh Thơ viết thêm về bà sau khi nghe bà tâm sự về chồng con, như sau: “Đôi mi dài óng ả của bà rung động trước cặp mắt to long lanh. Tôi nhớ mãi đôi mắt ấy. Đôi mắt có vẻ chịu đựng mọi hy sinh vì người thân yêu của mình. Đôi mắt của một người đàn bà Việt Nam cũ kỹ, tảo tần, không ý thức được rằng những việc mình làm đã đóng góp cho sự nghiệp của chồng không nhỏ.”
Mặc dầu công lao của những bà vợ như bà Nhất Linh, của những bà vợ kém may mắn hơn vì các ông chồng họ không nổi tiếng bằng ông Nhất Linh nhưng họ, một cách nào đó, cũng đã hy sinh, những công lao ấy luôn được văn học cùng người đời ca ngợi, mặc dầu nay những người đàn bà ấy hoặc đã nghìn thu yên nghỉ, hoặc nếu còn sống, ngoảnh nhìn lại chặng đường gian khổ đã qua, họ cũng đủ tự hào và vui lấy mình, thế nhưng tự đáy lòng một phụ nữ học đòi chữ nghĩa, hiện sống ở đầu thiên niên kỷ thứ ba như  tôi, vẫn cứ có chút gì bất nhẫn, ngậm ngùi về sự bất công nếu như đời những người đàn bà kia chỉ là một chuỗi ngày dài hy sinh và chịu đựng.
Trong ý nghĩ với rất nhiều rung động của tôi khi thử đi tìm một cách giải thích khác, tôi vui mừng thấy bà Nhất Linh được hưởng nhiều hạnh phúc hơn chúng ta tưởng.
Trước hết, nếu cuộc hôn nhân của ông bà hoàn toàn do số phận quyết định, cha mẹ đôi bên mối manh, dạm hỏi linh đình (trả lời phỏng vấn Anh Thơ) thì mặt tích cực của sự kiện này là bà không mang nhiều ảo tưởng khi bước vào cuộc đời làm vợ. Ngay lập tức, bà nhận lấy trách nhiệm gánh vác giang sơn nhà chồng, với khả năng và phẩm giá ngang tầm vai trò của mình, một tay bà “quán xuyến tất cả mọi công việc giao tế, phân xử tranh chấp trong gia đình, họ hàng nội ngoại, ảnh hưởng của bà rất mạnh trong dòng họ” (Nguyễn Tường Thiết, Tâm Tình của Người Con). Bà nhận sự phân chia trách nhiệm giữa vợ chồng một cách giản dị, “sách báo là việc của đàn ông, đàn bà mình ngó vào làm gì” thế nhưng khi vì một lý do nào ông ngừng viết, bà hiểu ngay ông đang có vấn đề khúc mắc. Bỏ cả việc buôn bán, bà từ HàNội đi Hương Cảng. “Có chị trên núi, không khí nơi đây như tươi lên đôi chút. Chị Tam kín đáo săn sóc anh, luôn tìm cách nhắc lại thời anh làm báo, viết sách. Chỉ những khi đó, như một phép lạ, nét mặt anh vui, ánh mắt tươi sáng... Chị Tam mua một chiếc ghế vải, có thể ngồi hay nằm tựa và chiếc bàn nhỏ, kê trong hang đá, rồi gọi nơi đó là nhà mát... Anh có thể ngồi suốt ngày trong hang đá, viết, viết và viết... Đến mùa hàng cau khô, chị Tam phải về Hà Nội. Anh Tam phần nào đã tạm ổn định tinh thần, viết lại và viết rất đều tay cuốn Xóm Cầu Mới, khiến chị yên tâm” (Nguyễn Thị Vinh, Nhất Linh và Xóm Cầu Mới). Như vậy, không phải là bà không ngó vào việc sách báo của ông, chỉ là bà biết khi nào thì cần ngó vào. Chỉ một cái “biết” này thôi đã làm cho bà trở nên riêng biệt. Ngoài tư cách làm vợ với ít nhiều hệ lụy, bà có thêm tư cách làm người bạn tri kỷ của chồng, biết hiện diện, biết vắng mặt đúng lúc, biết làm nguồn cảm hứng, làm ngọn gió cho cánh diều bay bổng, không làm giây nhợ buộc chân người.
Và, Nhất Linh, linh hồn tuyệt hảo của những tác phẩm TLVĐ, ông còn là người đàn ông như mọi người đàn ông khác, hơn cả những người đàn ông khác vì ông có tài, lại hào hoa, phong nhã. Trên những trang sách ông viết, theo nhận định của nữ sĩ Anh Thơ, “tình yêu vượt xa những chuyện tả tình yêu tầm thường của các nhà văn khác, Dũng yêu Loan nhưng lại yêu cuộc đời hoạt động hơn là say mê lạc thú gia đình,” liệu ngoài đời, ông có yêu vợ bằng cái tình vượt xa sự tầm thường như Dũng yêu Loan không? Một tình yêu được xếp hạng thứ tự ưu tiên như thế, liệu có tồn tại đẹp đẽ như trong tiểu thuyết không? Kể cả nữ sĩ Anh Thơ, bà đã công khai bày tỏ sự nghi ngờ thoáng qua khi đặt câu hỏi: “Nhất Linh có nhiều cô bạn trẻ đẹp thế này thì ông có còn yêu bà không? Hay bà chỉ được ông coi là cái kho tiền để ông lấy của mà làm việc?”
Tôi tin rằng bà Nhất Linh đã được chồng yêu bằng cái tình yêu vượt xa sự tầm thường thông tục khi chính bản thân bà cũng vượt xa sự tầm thường thông tục để tan hòa chính mình vào các ưu tiên của chồng, xóa bỏ được ranh giới gai góc của sự chọn lựa để lựa chọn nào của chồng cũng có bà ở trong: “Còn các cuộc lạc quyên lo nhà cho dân nghèo thì bây giờ mới bắt đầu. Mà mình đứng lên hô hào người ta thì mình phải bỏ vốn trước đã. May mà nghề buôn cau của tôi cũng dễ kiếm lãi, mới giúp được nhà tôi có tiền mà lo các thứ.” Rõ ràng bà không chỉ là cái kho tiền của ông, bà còn là cái kho của những thứ quí giá khác: sự hiểu biết, niềm tin đặt vào công việc chồng làm và lòng thiện.
Vì vậy, không chỉ yêu, ông còn cực kỳ trân trọng khi nghĩ về bà. Hãy nhìn những giòng chữ ông dập xóa nhiều lần chỉ để viết một lời đề tặng cuốn Xóm Cầu Mới cho vợ: “Tặng N. người đàn bà yêu quí đã khuyên tôi bỏ hết chính trị, trở lại đời văn sĩ và nhờ thế, cuốn Xóm Cầu Mới này mới ra đời...” Rồi ông sửa lại, không đành viết tắt tên bà với một mẫu tự N, lần này ông viết cả chữ Nguyên, như một cách gọi minh thị và âu yếm, để nghe cái tên ấy dội lại trong tâm hồn ông với tất cả yêu đương. Ông cũng xóa bỏ mấy chữ người “đàn bà yêu quí,” như thể cách xưng tụng khuôn sáo này không xứng đáng với tầm vóc của bà, không giãi bày được hết cảm xúc trong lòng ông nên ông sửa lại: người rất thân yêu. Rồi ông cũng xóa mấy chữ “ bỏ hết chính trị” vì bà có bao giờ muốn ông phải từ bỏ điều gì đâu dẫu chỉ là tìm cách khuyến dụ! Con đường chông gai nào ông đi, cũng có dấu chân bà lặng lẽ theo cùng.
Thế kỷ 15, trong La Chanson de Roland, trước khi vĩnh viễn nhắm mắt lìa đời giữa khe núi mờ sương, người hiệp sĩ thất trận cúi hôn lên mặt đất, mặt hướng về hoàng cung, thu hết tàn lực thổi hồi kèn tạ tội với quân vương, không một chút băn khoăn tưởng nhớ tới người đàn bà đợi chờ. Thế kỷ 20, người đàn ông, người chiến sĩ Việt Nam hào hùng Nguyễn Tường Tam, trong giây phút quyết định ra đi, đã cẩn thận gửi tới người bạn đời của ông những giòng di chúc về “mối tình đẹp đẽ của đôi ta trong bao năm,” lời cám ơn về niềm hạnh phúc tràn đầy họ đã cho nhau đến mức “không còn ao ước gì hơn.” Trước sau, dù xa, dù gần, dù đã năm, bẩy mặt con, dù thăng trầm chìm nổi bao phen, ông luôn yêu bà như một người tình. Ông không cần trối trăn thêm gì nữa. Ông biết tình yêu trong lòng ông, trong lòng bà, của lòng họ từng dành cho nhau, chỉ một điều quan trọng ấy sẽ đủ sức giúp bà chu toàn những gì cần chu toàn trong quãng đời còn lại của bà.
Lựa chọn nói về bà Nhất Linh như tôi vừa mạo muội trình bày, trước hết, vì tôi cực tin vào vẻ đẹp của tình yêu, nói chung. Ở đỉnh cao của nó, tình yêu khơi gợi và làm triển nở năng lực tinh anh nơi mọi người. Sau nữa, đọc thêm nhiều tài liệu xung quanh cuộc sống của ông bà Nhất Linh, tôi thực sự tâm cảm và ngưỡng mộ. Sự thể nhập vào nhau của hai ông bà trọn vẹn quá, lý tưởng quá, họ đem thêm cho nhau nhiều thứ và không lấy đi của nhau bất cứ cái gì. Trên bước đường ngang dọc, rất dễ có những hoàn cảnh tế nhị xảy tới cho một người đàn ông vốn tự do như mây trời, “hết đi tây du học, đi Pháp chữa bệnh, lại đi Tầu làm cách mệnh, đi Đà Lạt chơi lan, một hai năm, ba bốn năm mới về nhà” (Trương Bảo Sơn, Những kỷ niệm riêng với Nhất linh Nguyễn Tường Tam) thế nhưng, tựu chung, cuộc sống tình cảm riêng tư của ông thật trong sáng, như nhận xét rất đáng tin cậy của nhà văn Nguyễn Thị Vinh: “Đâu chỉ có văn chương trong sáng không thôi, mà cả cuộc đời anh Tam đã ánh lên sự sáng trong.” Đọc Bác Hòa Hàng Cơm hay Cậu Ấm Đi Bắn Vịt Trời, độc giả thấy ông có biệt tài mô tả sự cám dỗ về thể xác giữa người đàn ông và người đàn bà, sự sa ngã tưởng chừng trong gang tấc nhưng sự tránh né được chỗ ấy, vực sâu ấy, dưới ngòi bút của ông, còn tài tình hơn nhiều, khiến ta liên tưởng tới một người uống rượu mà không để cho mình say, biết trước rằng khi tỉnh, phải dọn dẹp những thứ tanh tưởi đã nôn ra: “Thà bỏ qua một cái thú trong chốc lát về nhục dục còn hơn mất một chỗ hút thuận tiện và lâu bền” (Cậu Ấm Đi Bắn Vịt Trời).  Là một nghệ sĩ chân chính, ông yêu mê cái Đẹp và thể hiện nó một cách thuần khiết trong mọi hoàn cảnh sống. Nhà văn Trương Bảo Sơn, trong bài Những kỷ niệm riêng với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, đã ghi lại như sau: “Ông yêu lan đến độ bưng cả chậu lan Thanh Ngọc lên giường ngủ chung và tặng lan hai câu thơ
 Sắc trong Thanh Ngọc, hương thơm mộng
Một thoáng mơ tiên, thoảng xuống trần.”
Nếu quí vị đọc lại trích đoạn Cậu Ấm Đi Bắn Vịt Trời, đoạn vợ chồng cậu Ấm đùa bỡn với nhau, đối thoại thật thông minh, tình tứ và duyên dáng, rồi nhìn vào bức hình chụp ông bà Nhất Linh bên giòng suối Đa Mê (trang 96) tôi tin chắc quí vị cũng sẽ cảm nhận như tôi, ảnh và truyện phản chiếu nhau khá rõ. Dường như ngòi bút ông, tâm thế ông, chỉ hoàn toàn thoải mái khi nó bay lượn, vẽ ra khuôn mặt hạnh phúc trong khung cảnh gia đình, với người đàn bà rất thân yêu, rất tin cậy của ông chứ không ở đâu khác, cũng không với một ai khác.
Có lẽ phần đông các bạn gái trẻ thời nay sẽ phát biểu là họ không còn chấp nhận cách sống của những bà vợ thời bà Nhất Linh nữa. Tôi ngờ rằng bản chất tình yêu thời nào cũng thế, chỉ có cách biểu lộ thay đổi tùy thuộc sự lý luận của từng người thường có xu hướng chạy theo trào lưu và sự định hình của xã hội. Nói đến biểu lộ là nói đến lựa chọn, tách mình ra khỏi trào lưu hay sự định hình ấy. Mỗi lựa chọn, tiếc thay, luôn có một tỷ lệ rủi may. Cái rủi, đã đành không ai lường trước được nhưng cái may, mừng thay, có sẵn trong trái tim trong trẻo của những ai nhìn thấu suốt mình, thấu suốt người và thấu suốt cả càn khôn. Tôi tin rằng với trái tim trong trẻo, tấm lòng quảng đại, sự may mắn luôn ở cùng bà Nhất Linh trong suốt cuộc đời làm vợ chân cứng, đá mềm của bà để ngày hôm nay, đứng đây, ngồi đây, kẻ hậu sinh như tôi thật sung sướng được soi chiếu từ bà những kinh nghiệm xử thế vô giá.
BÙI BÍCH HÀ - Quận Cam tháng 8/04.
(Bài nói chuyện nhân dịp ra mắt tuyển tập Nhất Linh, Người Nghệ Sĩ-Người Chiến Sĩ, tại nhật báo Người Việt, quận Cam, ngày 22/8/2004). 
Khủng Hoảng Kinh tế và Mùa Vọng
Chúa Nhựt 1 tháng Chạp 2013, bắt đầu Mùa Vọng năm nay. Mùa Vọng bắt đầu bốn tuần lễ trước lễ Giáng Sanh. Mùa Vọng để hy vọng ngày Ánh sáng trở lại: bốn cây nến được đặt trên một bánh xe tượng trưng cho sự luân chuyển xoay vần của vủ trụ. Bốn ngọn nến được thắp sáng mỗi tuần một ngọn. Đến tuần thứ tứ là tuần trước lễ Giáng Sanh thì cả bốn ngọn đều được thắp sáng. Ngày nay bánh xe được thường được thay thề bằng một vành kết bằng lá cây, vành lá cây ấy cũng thường được treo trước cửa nhà để tiếp khách. Mùa Vọng là một lễ tập tục có trước thời Thiên chúa giáo của các Man dân vùng miền Bắc Âu châu. Mùa Vọng với các ngọn nến để đón mùa Xuân trở lại sau thời gian tăm tối của mùa Đông lạnh lẻo quá dài. Giáo hoàng Grégoire XIII (tên thật là Ugo Bunocompagni sanh tại Bologna, Ý đại Lợi năm 1554 mất tại Roma 1585), Giáo hoàng thứ 224, người sáng lập ra lịch grégorien là dương lịch hiện hành ngày nay, đã dùng lễ Vọng, tập tục của Man dân để làm lễ Vọng cho Giáo dân Thiên chúa giáo Âu châu và lấy ngày 25 tháng 12 làm Ngày Sanh  của Jésus.
Lịch grégorien: Nhận thấy lịch đang được xữ dụng thời bấy giờ  là lịch julien, xuất phát bởi Jules César Hoàng Đế La mã (tháng 2/44–tháng 3/44 trước Tây Lịch) có tháng bảy 31 ngày, tên gọi là July hay Julliet do chữ Jules; cũng như  có tháng tám cũng 31 ngày gọi là August hay Août do Auguste (Caïus Julius Caesar Octavianus Augustus cháu của Jules César) Hoàng Đế  La mã thứ hai (27 -14 trước TL), sai với thời gian thật sự, Giáo Hoàng Grégoire XIII bèn nhờ hai nhà bác học (Cardinal-Hồng Y Sirleto,  và Giáo sư Clavius, nghiên cứu để lịch được đi đúng với thời gian vận chuyển của trái đất. Hai Ông nầy đề nghị  bỏ hẳn « 10 ngày », sau ngày 4 tháng mười năm 1582 là ngày 15 tháng mười. Ngày nay, những quốc gia có Đạo Thiên chúa Giáo Chánh thống (Orthodoxe) như Hy lạp và Nga vẫn làm lễ Giáng Sanh, Phục Sanh, Tết duơng lịch của họ theo lịch Julien, trước những ngày lễ của lịch Grégorien được sử dụng trên toàn thế giới. Ngày Cách Mạng Tháng Mười Đỏ (1917) thật sự là tháng Mười Một, theo lịch của thế giới. Trên thế giới như vậy có nhiều những lịch khác nhau và những ngày lễ Tết khác nhau:  Tết Dương lịch Grégorien, Dương lịch  Julien, Tết Âm lịch Tàu, Âm lịch Việt, Tết Phật lịch (Lào, Thái, Miến Điện)… và Tết Congo cho những ai muốn khất nợ….
Tháng mười hai cũng là tháng của Mùa Vọng, nhưng Vọng nầy là Vọng mua đồ Ca-đô Nô-Ên, nghĩa là mơ mua hàng tặng nhau. Khổ nỗi năm nay, khủng hoảng kinh tế vẫn còn, vật giá tiếp tục leo thang, thuế má vượt sức chịu đựng, làm tê liệt các giấc mơ.
Tình hình Paris vừa qua, phức tạp lại càng phức tạp thêm, tháng 10 vừa qua một cuộc bầu cử ở một tỉnh lẻ biến thành một biểu tượng. Thành phố Grignoles một thành phố nhỏ ở miền Nam, với một ông thị trưởng thuôc Đảng Cộng sản Pháp, để ứng cử viên vào Hội đồng Huyện-Canton gốc Cực Hữu Front National-Mặt trận Quốc gia thắng đậm với gần 54% đối thủ phái hữu cổ điển, còn ứng cử viên phái tả, khỏi phải nói, bị hạ ngay vòng một. Nước Pháp đang trở mình, âu châu đang trở mình chuyển hướng qua cực hữu. Khủng hoảng kinh tế, măc dù các ứng cử viên các cuộc bầu cử  hứa, vẽ, khen, chê, dân chúng Pháp dân chúng âu châu dù bấm bụng thắt lưng, nhịn ăn nhịn mặc, cũng vẫn chưa thấy ánh sáng ló dạng bên kia đường hầm tăm tối. Phái tả cầm quyền sa lầy trong khủng hoảng kinh tế triền miên đang làm quần chúng bất mãn. Biết rằng khủng hoảng là tình hình chung của cả thế giới, biết rằng cả Âu châu lẫn Mỹ châu vẫn chưa thoát nạn thất nghiệp, vẫn phải thắt lưng buộc bụng khắc khổ, nhưng nhìn thấy ông Tổng thống, ông Thủ tướng nói hoài không giài quyết được tình hình, nhìn thấy phe đối lập phái hữu kìa trước cầm quyền chả khá gì, nay ra làm đối lập cũng chẳng ăn nhậu gì chỉ cón cái mồm phản đối nên thiên hạ bỏ phiếu cho Cực hữu. Cực hữu chắc cũng không hơn gì nhưng, hứa sẽ bế môn tỏa cảng, ra khỏi Liên Âu, một mình một chợ nhà ai nấy ở, đuổi dân ngoại quốc, dành công ăn việc làm cho dân thuần tây, thuần da trắng… ! (cái cũng lạ là anh em người Việt ta ở Pháp cũng rất dân tộc, rất hữu phái, rất quốc gia …Tây, cũng ghét Rệp, ghết Đen, ghét Rôm, ghét Tàu, ghét dân  tỵ nạn lậu không giấy tờ, ghét dân da mầu sống ở banlieue-khu vòng đai thành phố Paris, quên rằng mình cũng là dân ở đậu, cũng là gốc tỵ nạn.  
Thấy chuyện người lại nhớ đến chuyện ta, người Việt Nam Hải ngoại cũng vậy, ai cũng nói thương nhau, ai cũng nói Đoàn kết để đi tìm một đường đấu tranh đối lập với Nhà cầm quyến cộng sản bên Việt Nam, nhưng khi mở cửa ra tìm người để liên kết thì rất khó khăn. Không chơi với người nầy vì nó thiếu thâm niên công vụ, không chơi với kể kia vì không phải là một nhà đấu tranh kỳ cựu, không phải…phe ta. Nhưng nếu cần thâm niên thì lại thiếu sức khỏe (vì quá lão)… Thâm niên, thành tích, lão thành  là cái bó, cái bệnh của các thành phần chánh trị Việt Nam Hải ngoại ngày nay. Những Đảng phái đối lập cùa người Việt Nam hải ngoại không ngồi lại được với nhau vì ai cũng cho mình là đúng cả. Toàn là người mù sờ voi, nhưng ai cũng cho con voi của mình mới thật sự là con voi, và chê các con voi khác.
Khủng hoảng: Paris và nước Pháp vẫn bị khủng hoảng kinh tế, ngành xe hơi vẫn không bán được, vẫn ế ẩm dài dài. Hàng loạt các ngành nghề tiếp tục la làng xin nhà nước phải ra tay cứu độ, cái gì cũng nhà nước, cả vùng Bretagne với thủ phủ Rennes, đang bị khủng hoảng ngành nuôi heo, giết heo bán heo xập tiệm, làm sao đây? cả vùng nông nghiệp chuyên ngiệp nuôi heo, ngành nuôi heo hại môi trường đến nổi cả vùng Bretagne bị chất nước bẩn nuôi heo phá hoại, bãi biển hằng năm bị rong lạ, rong độc phá hoại cũng do chất thải của heo, ngày nay ngành heo xập tiệm vì heo Bretagne sản xuất giá thành quá cao. Ngành nông nghiệp Bretagne cũng nuôi gà kỷ nghệ, ngành gà cũng xập tiệm, gà Bretagne cũng xập tiệm. Chánh phủ sẽ bỏ tiền cứu nghành chăn nuôi Bretagne. Bỏ tiền vào để cứu ngành xe hơi, nhưng xe hơi vẫn mắc, và Ngân hàng không cho vay tiền để mua xe thì cũng huề. Ngân hàng cũng muốn cho vay như ngặt một nỗi là vì việc làm hạn chế người đi vay có cơ bị sa thải thì làm sao trả nợ mua xe được. Nạn thất nghiệp tuy đã ngưng tăng từ tháng mười nầy, nhưng nạn thất nghiệp vẫn cao, 3 triệu người thất nghiệp, trong khi ấy nhiều ngành nghề không tìm được công nhơn. Nghề nhà hàng là một nghề tìm công nhơn rất khó, thức khuya, làm ngày lễ. Tuổi trè sanh viên Pháp cũng lạ, ở Pháp không chịu đi làm nghề chạy bàn, nhưng sẳn sàng qua Luân đôn chạy bàn. Có lẽ chạy bàn ở Luân đôn nói tiếng Anh, le lói hơn, bớt khổ hơn chăng?   
Tháng mười hai cũng là tháng bắt đầu mở cửa các Nhà Ăn của Tấm lòng (Les Restaurants du Coeur), Phong trào nầy do Cố Tài tử Coluche thành lập năm 1985. Coluche năm ấy mong phát 200,000 bửa ăn mỗi ngày cho những ngưòi nghèo. Năm ngoái mới ngày đầu mà đã  có hơn mòi hơn 10% đối với năm trước. Khủng hoảng tài chánh biến thành khủng hoảng kinh tế nay có cơ biến thành khủng hoảng xã hội. Từ ngày mở cửa đến nay (tháng 12 / 1985) đến nay đã phân phát được 1 tỷ bửa ăn rồi. Kinh khủng !
Tháng mười hai, luật nhà cửa là một Nhân quyến bắt đầu (Droit au logement). Từ nay một người không có nhà ở có quyền kiện chánh phủ không lo nhà cửa cho mình. Chừng nào những nước chậm tiến cò một cái Luật đầy Nhơn đạo nầy. Và Việt nam? 
Tháng mười hai cũng bắt đầu vói những cuộc biểu tình có tính cách đấu tranh quyền lợi nghiệp đoàn: giáo chức, xe hỏa, hảng máy bay. Với tháng 12, trời đất Paris và nước Pháp trở lạnh ! Mưa ẩm, tuyết, lạnh, mùa Đông thật sự đã đến rồi. Âu Châu cũng như thế giới đang bị đông lạnh, Khủng hoảng kinh tế do khủng hoảng thị trường, do mãi lực kém, nên thị trường xuống. Mà  thị trường xuống làm sản xuất xuống. Do tồn kho ế động các hảng xưởng phải nghỉ làm, các hảng xưởng phải ngưng hoạt động mỗi tháng một tuần. Thợ thuyền nghỉ không ăn lương một tuần, thế là mãi lực càng xuống, mãi lực càng xuống thị trường càng kém … và cứ thế bộ máy khủng hoảng càng khủng hoảng.
Và mùa Vọng  Mỹ dân chúng hy vọng Tổng thống Barack Obama sẽ làm cái gì mới lạ để cứu nước Mỹ, hiện tượng Shutdown vừa qua ở Mỹ cũng là một bài học cho dân chánh trị thế giới.  Ở Pháp và ở Âu châu dân chúng hy vọng vào những chánh sách các nhà nước để cứu các Hảng xưởng đang gặp khó khăn.
Và cũng trong không khí mùa Vọng, vọng những ngày lễ, ngày vui cuối năm: các cửa hàng vẫn bình thản mở cửa chào hàng, sửa soạn lễ Giáng Sanh và Tết tây, các thành phố đốt đèn sáng trưng, các cây NôÊn treo đèn kết tụ trên các ngã phố. NôÊn sắp đến đem lại lòng tin một cái gì đổi mới. Các cửa hàng ăn uống đang lo quảng cáo những menu cho những buổi ăn đêm Nô Ên và đêm Giao thừa, bình thản như mọi năm
Và Việt Nam? Mùa Vọng năm nay không có ông Giáp. Bốn cây cột trụ xây căn nhà Công sản Việt Nam để cướp chánh quyền trong tay ông Bảo Đại, hạ bệ nhà Nguyễn xây nhà Cộng sản, Minh, Đồng, Chinh, Giáp, nay với ông Giáp vừa mất là đã lật xong một trang sử đầy bí ẩn và máu lữa. Bốn cột trụ đã sập, một cây còn còn được ướp để vô lăng mặc dù càng ngày càng là đồ dởm, sáp và nhựa thay da thịt đã thúi rữa. Bốn cây cột sập thi e rằng Nhà Cộng sản chắc cũng sắp sập đây !
Khủng hoảng và mùa Vọng, là những câu mở đầu những cuộc nói chuyên của suốt tháng nầy. Khủng hoảng và Mùa Vọng cũng bắt đầu đi sang năm mới. Năm mới, năm 2014, năm mới,  năm con Ngựa lại tới. Lại có dịp thiên hạ bàn đến Mã đề và Dương cước, móng ngựa và cẳng dê. Cứ phải 12 năm một “vận thì anh hùng” mới tận. Nhưng ai là anh hùng đây? Vì sấm của người Việt chắc chắn anh hùng là người Việt rồi. Có ông tướng Giáp mà người Cộng sản Việt Nam tôn lên làm anh hùng. Anh hùng Điện Biên ư ? nướng bao tuổi trẻ thanh niên vào một cuộc chiến kỳ quái, vô ích, vì thằng Tây đã trả Độc lập cho ông Bảo Đại rồi thì oánh Tây làm gì? Anh hùng chống Mỹ ư?, đuổi Mỹ đi rồi, để rước Tàu vào thì cũng công dã tràng. Anh hùng cai đẻ đặt vòng xoắn ư?, quản trị cái chuyện vợ chồng, ông Tướng cũng không cấm được dân Việt Nam sẽ gặp nạn nhân mãn, đã nghèo, đã đói mà gập nạn con đùm con đế thì bán vợ (gả cho Tàu cho Hàn, cho Nhựt, cho Mã lai Nam Dương Ấn độ ), đợ con ( xuất khẩu lao công làm nô lệ, trai thì ở đợ, gái thì làm điếm). Anh hùng cách mạng ư ? bắt đầu cuộc Cách mạng, trong những ngày nổi dậy chống Pháp vào thánh 12 năm 1946, ông thủ tiêu toàn bộ các địch thủ những người yêu nước chống Pháp nhưng không Cộng sả như ông , Đại Việt hay Việt Nam Quốc Dân Đảng… Anh hùng quân đội Nhân dân ư? ông đã nướng binh khi đánh giặc, khi bắt tù binh ông cũng xơi tái những tù binh Pháp. Anh hùng quân đội gỉải phóng miền Nam ư, Tết Mậu Thân quân đội giải phóng đã đập đầu, chôn sống 5000 thường dân vô tội bất kể là ngoại kiều, y sĩ hay giáo chức thương buôn …Ông Giáp chỉ là một loại anh hùng đầy tội ác. Nay ông chết trước vận năm ngựa mã đề. Ai là người anh hùng đây ? để năm tới câu sấm nầy ứng vào đây? Hay cả dân tộc Việt Nam, anh hùng, đánh Tây đuổi Mỹ, giải phóng dân tộc đang bị Tàu chiếm thì với câu sấm mã đề dương cước,  hai năm tới dân Việt ta xập tiệm chăng?
Hồi Nhơn Sơn Mùa Vọng 2013
TS. Phan Văn Song Viết để Vọng Năm Mã. 
Có Phải Đảng CSVN Hiện Nay Không Có Đối Thủ?
Sợ đa đảng
Trong điều kiện Việt Nam, một quốc gia theo đường lối độc tôn, độc quyền và toàn trị, đảng CSVN tự cho mình là chính đảng duy nhất được hoạt động hợp pháp và nắm giữ vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Gần đây, ông GS. Nguyễn Đình Tấn, Giám đốc Viện Xã hội học thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh có nói rằng: “Thực chất ở Việt Nam hiện nay, có thể nói với Đảng Cộng sản Việt Nam thì không có đối thủ. Nếu thể hiện là đối thủ của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là một tổ chức, tôi nghĩ là không có.”
Đánh giá về vấn đề này, nhà báo LS.Vũ Đức Khanh từ Canada cho rằng trong chính trị luôn có sự “bất ngờ” từ lá phiếu của cử tri. Một khi thùng phiếu chưa được khui ra, đếm phiếu đầy đủ và công bố kết quả thì mọi việc đều có thể xảy ra.
Theo ông Vũ Đức Khanh thì việc GS. Nguyễn Đình Tấn phát biểu rằng ở Việt Nam hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam không có đối thủ quả không sai, nhưng nó chỉ đúng một phần thôi, vì làm sao mà có được một tổ chức, đảng phái chính trị nào khác hơn ngoài đảng CSVN. Nếu đảng CSVN không có đối thủ thì tại sao họ lại sợ đa đảng và tại sao nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lại khẳng định “Bỏ điều 4 là tự sát!”.
Trao đổi với chúng tôi, LS.Vũ Đức Khanh nói “Tôi nghĩ hoặc là đảng CSVN thiếu tự tin hoặc thật sự trong thâm tâm họ biết rõ nếu đa đảng, họ sẽ phải đối diện với việc mất quyền lực! Nói tóm lại tôi nghĩ ở Việt Nam có đối lập thực sự đủ sức đối trọng với đảng CSVN.”
Từ Sài gòn Kỹ sư Lê Thăng Long, người khởi xướng Phong trào Con đường Việt nam, thì cho rằng phát biểu của GS. Tấn là đúng với bề nổi ở thời điểm hiện tại chính trị ở VN. Nghĩa là hiện đất nước chỉ có một tổ chức chính trị duy nhất đảng CSVN. Nhưng tình hình đang diễn biến rất nhanh.
Qua ngày hôm nay, ngày mai có thể có 1 tổ chức chính trị mới hình thành mà nó sẽ lớn cực kỳ nhanh chóng như hình ảnh cậu bé Thánh Gióng trong truyền thuyết lịch sử Việt Nam. Đó là điều ông Lê Thăng Long cho rằng chính là hình ảnh của “điểm đông đặc” mà ông Trần Huỳnh Duy Thức đã từng nhắc tới. Ngay sát tới điểm 0 độ C, nước vẫn còn là nước. Nhưng ngay khi đạt tới 0 độ C, nước đóng thành băng. Và chỉ cần một đốm lửa nhỏ nó có thể đốt cháy hàng triệu hecta rừng rất rộng lớn vào mùa khô hanh khi gió nổi lên.
Ông Lê Thăng Long nói “Tôi nghĩ ông Tấn cần nói về sự chuyển dịch và ẩn sâu của vấn đề thì sẽ đúng hơn. Có lẽ đây là một cách đảng CSVN tự trấn an nội bộ và bên ngoài thay vì nhìn thẳng vào nguy cơ để tìm ra một giải pháp tối ưu cho đảng CSVN hiện nay và cho dân tộc Việt Nam.”
Thời điểm chưa đến?
Với một tinh thần thẳng thắn, LS. Hoàng Duy Hùng – Al Hoàng, Cựu Nghị Viên Thành Phố Houston – Hoa kỳ đồng ý với nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đình Tấn. Mà theo LS.  Hoàng Duy Hùng thì trên phương diện “tổ chức” thì đảng CSVN hiện nay không có đối thủ, vì theo ông nói đến “đối thủ” thì phải nói đến tương quan lực lượng.
Ông Hùng cho rằng đảng CSVN có nhiều ưu thế, đó là có gần 3 triệu đảng viên, cơ cấu từ trung ương đến địa phương, nắm giữ quyền lực điều hành quôc gia, sử dụng được công an và quân đội, điều động hầu hết các cơ quan truyền thông báo chí, và vì ở vị trí độc quyền lãnh đạo có nhiều cơ hội khai thác thương mại nên tài chánh của đảng CSVN cũng rất dồi dào. Một điểm mạnh khác của đảng CSVN là đảng cầm quyền lâu nên có nhiều kinh nghiệm và đã thiết lập đươc cơ chế sâu rộng. Với ưu thế này nên nếu có tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát quốc tế thì tôi nghĩ rằng đảng CSVN sẽ chiếm đa số.
LS. Hoàng Duy Hùng nói “Tôi hiểu tâm trạng của nhiều vị muốn có một cuộc cách mạng thay đổi qua đêm. Có nhiều vị muốn lật đổ ngay chế độ Cộng Sản nên không muốn tin rằng không có thế lực nào hiện nay ở Việt Nam có thể làm được điều đó và thậm chí không có thế lực nào đủ sức làm đối lập với đảng CSVN.”
LS. Nguyễn Văn Đài, một nhân vật bất đồng chính kiến ở Hà nội thừa nhận rằng, trong thời điểm hiện tại thì ở Việt Nam đảng CSVN chưa có đối thủ chính trị xứng tầm với tư cách là một tổ chức. Tức là chưa có một tổ chức hay đảng phái chính trị nào ở trong nước có khả vượt qua sự kiểm soát của đảng CSVN, để vận động người dân đứng về phía họ nhằm gây áp lực với đảng CSVN trong cải cách chính trị hướng tới dân chủ. Theo ông Đài thì với lý do hầu hết các tổ chức, đảng phái chính trị ở trong nước, hoặc ở hải ngoại và có các thành viên ở trong nước thì chủ yếu là hoạt động bí mật, rất ít các thành viên bán công khai. Đồng thời số lượng thành viên cũng ít, chưa bao quát được hết các thành phần trong xã hội.
Ông Nguyễn Văn Đài nói với chúng tôi “Bởi vậy trong những năm qua, đã có rất nhiều cơ hội cho việc nổ ra các cuộc các mạng xã hội, nhưng các tổ chức đối lập quá yếu, nên chưa tổ chức và tập hợp được quần chúng với số đông để thay đổi đất nước. Do vậy, tất cả các cơ hội đều trôi qua 1 cách đáng tiếc.”
Ông Nguyễn Quang Duy – Phó Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu và đại diện Khối 8406 tại Úc châu thì cho rằng, cho dù đảng Cộng sản có đến 4 triệu đảng viên, có hàng chục triệu đòan viên, có hằng ngàn tổ chức ngọai vi, cả ngàn cơ quan tuyên truyền, có cả một guồng máy an ninh quân đội được cho là luôn trung thành với “Đảng”. Nhưng  theo ông Duy, ông Nguyễn Đình Tấn chỉ nói đúng đảng Cộng sản không có đối thủ trong tư cách là một tổ chức. Tuy nhiên điều đó sẽ không đúng, đối thủ của đảng Cộng sản chính các lực lượng dân tộc.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Duy nói “Muốn chứng minh điều này rất dễ chỉ cần đảng Cộng sản mở ra một cuộc trưng cầu dân ý hay bầu cử tự do với sự giám sát của Quốc Tế thì rõ ngay. Và nếu đảng Cộng sản còn tiếp tục xem các lực lượng dân tộc là “đối thủ” trong cuộc chiến “ai thắng ai” thì kẻ thảm bại sẽ chính là những người cộng sản cầm quyền.”
Binh pháp của Tôn Tử có câu “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” để nói về tầm quan trọng việc đánh giá đối thủ trong tranh đấu. Những đánh giá, nhận định của những người trong cuộc sẽ có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc đấu tranh của họ. Phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
An Vũ, thông tín viên RFA, Bangkok 
Nói Với Người Đảng Viên Cộng Sản
Ở tuổi thanh niên, tôi không hiểu một chút gì về lý thuyết chủ nghĩa Mác-Lê, nhưng tôi ghê tởm sự man rợ của cộng sản, vì chứng kiến tận mắt hai việc mà tôi từng tường thuật trong nhiều bài viết trước đây. Xin lược qua: Thứ nhất, thấy hai cán bộ cộng sản chặt đầu một ông phu xe kéo trong làng vì tội kéo xe cho Tây; thứ hai, thấy hai cán bộ cộng sản dùng tảng đá lớn đập vỡ óc một thiếu niên vì tội mang trên túi áo trắng hai cây bút bi mầu xanh đỏ, bị tình nghi là mật thám Pháp vì có ám hiệu cờ Thực dân xanh, trắng đỏ. Nghe bà con di cư kể chuyện gia đình mình bị đấu tố khốc liệt vì tội địa chủ và đọc sách Nhân văn Giai phẩm do cụ Hoàng văn Chí biên soạn, tôi quyết định mình phải Chống Cộng bằng cách tham gia vào một tổ chức Quốc gia để được huấn luyện phương thức đấu tranh về mặt lý thuyết và về mặt hành động.
Tôi gia nhập đảng Đại Việt mà lãnh tụ là Trương Tử Anh đã bị cộng sản thủ tiêu. Trong buổi lễ tuyên thệ, sau khi hoàn tất thủ tục nghi thức, anh cán bộ An ninh đưa cao khẩu súng Colt-45 lên trước mặt tôi và nói: “Kể từ giờ phát đồng chí là đoàn viên của Tổ chức. Đồng chí có nghĩa vụ tuân hành kỷ luật và tuyệt đối giữ bí mật đoàn thể”. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh cán bộ An ninh và đáp: “Tôi xin cương quyết trung thành với Tổ chức để phụng sự Tổ Quốc. Nhưng nếu ngày nào Tổ chức đi ngược lại quyền lợi của Tổ Quốc, Dân Tộc, tôi sẽ là người đầu tiên bước ra khỏi Đảng và quyết liệt chống lại Đảng”.
Anh Chi bộ trưởng nhận lời tuyên thệ của tôi nghe thấy tôi tuyên bố mạnh mẽ như vậy, liền trấn an tôi bằng giọng nói ôn tồn: “Đồng chí Bằng Phong an tâm. Đảng ta không bao giờ đi ngược lại quyền lợi Tổ quốc”.
Tôi đã ngưng sinh hoạt Đảng Đại Việt hơn mười lăm năm nay, mặc dầu Đảng chưa có hành động nào đi ngược lại quyền lợi Tổ Quốc, nhưng vì sự phân hóa trong Đảng quá trầm trọng làm tiêu tan nội lực.
Cùng các bạn đảng viên Cộng sản,
Tôi vắn tắt thuật lại quá trình của tôi để nói với các bạn một điều: Tôi coi Đảng chỉ là phương tiện để phụng sự Tổ Quốc và Dân Tộc. Nghĩa là Đảng, đối với tôi, không phải là cứu cánh. Tôi tham gia vào Đảng không nhằm mục đích hưởng đặc quyền, đặc lợi. Tôi cần có một tổ chức để có sức mạnh chống lại độc tài, nhất là độc tài cộng sản.
Hoa Kỳ có hai đảng: Dân Chủ có xu hướng tự do (liberal) và Cộng Hòa có xu hướng bảo thủ (conservative). Một đảng viên Dân Chủ khi thấy đảng mình tự do qua trớn có thể rời bỏ và nhảy sang đảng Cộng Hòa, hoặc ngược lại. Một đảng viên Dân chủ có thể bỏ phiếu cho một ứng cử viên Cộng hòa, hoặc ngược lại. Không ai bị kết tội phản đảng.
Cái câu khẩu hiệu của Công An cộng sản “Còn Đảng Còn Mình” cho các bạn thấy đó là những phần tử bám vào đảng để trục lợi, để vơ vét, để đàn áp người yêu nước, dù Đảng đang manh tâm dâng Tổ Quốc cho kẻ thù truyền kiếp Phương Bắc cũng mặc. Trước kia Đảng cộng sản dựa vào nhân dân để đánh Pháp, đánh Mỹ hao tổn hàng triệu người, nhưng không mang lại Độc Lập như đã hứa hẹn. Nay thì Đảng nhất nhất cúi đầu làm theo lệnh Trung Cộng. Trước mắt, Việt Nam đang dần dần bị rơi vào sự khống chế của Tàu.
Cho đến khi Đất Nước lệ thuộc Tàu hoàn toàn, chắc chắn cái Đảng của các bạn cũng không còn. Và nếu không chịu nổi sự thống trị bất nhân bất nghĩa của Tàu, các bạn cũng khó lòng vượt biển đi tìm tự do vì ngoài biển Đông đã bị Tàu phong tỏa. Và thế giới tự do cũng không đón tiếp các bạn.
Sau 40 năm hết lòng phục vụ Đảng, ông Lê Hiếu Đằng đã nhìn thấy bộ mặt thật của đảng cộng sản. Tiếp theo đó, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, một nhà trí thức lương thiện muốn dốc lòng phụ vụ Đảng cũng không thể chịu đựng nổi sự chuyên quyền và tham ô của Đảng, đã phải đành từ bỏ Đảng.
Ngày xưa, Tố Hữu ví người cộng sản như là một cái gì tinh túy bằng bài thơ như sau:
Đã là hoa, phải là hoa hướng dương.
Đã là chim, phải là chim bồ câu trắng.
Đã là đá, phải là đá hoa cương,
Đã là Người, phải là Người Cộng Sản.
Bộ mặt thật của Đảng Cộng sản ra sao thì các bạn đã rõ rồi. Qua những câu đồng giao, nhân dân đã ví người cộng sản là hạng người thế nào thì các bạn cũng đã nghe. Bây giờ các bạn muốn quần chúng đánh giá là Người thì phải đổi câu thơ cuối cùng của Tố Hữu như sau: “Đã là Người, đừng làm người cộng sản”.
Con người là sinh vật được trời sinh ra và ban cho khả năng có lý trí để biết phân biệt điều gì tốt, điều gì xấu. Ở lỳ trong Đảng, các bạn có thể hưởng đặc quyền, đặc lợi. Nhưng chắc sẽ không bền, bởi vì một tập đoàn lãnh đạo hèn với giặc, ác với dân thì sẽ mất mát toàn bộ chỉ là vấn đề thời gian. Đây là lời nói đầy kinh nghiệm của một kẻ đã mất nước Việt Nam Cộng Hòa; chứ không phải là người xúi dại để hại bạn.
Tôi thực tình khuyên bạn, hãy sớm quyết định lìa bỏ chủ nghĩa xã hội, ra khỏi Đảng ngay lập tức. Đừng chờ tới lúc nằm trên giường bệnh như ông Lê Hiếu Đằng thì đã quá muộn. Thương tâm lắm!
Bằng Phong Đặng văn Âu

ông ”Toàn Phạm”
Trạng Thái Hai Mang: Vu Khống hay Đùa Cợt Vô Trách Nhiệm của Một Nhà Giáo Hà Nội
Chắc trong và ngoài nước, những ai còn để ý tới thời cuộc và lịch trình tiến hoá của dân tộc, nhất là qua sinh hoạt của giới trí thức và thế hệ trẻ đều biết tới hồ sơ tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ của nữ anh thư Huỳnh Thục Vy, đất Tam Kỳ.
Gần đây, trong bài Về Việc Thành Lập Học Viện Khổng Tử ở Việt Nam” /http://www.vietthuc.org/2013/11/26/ve-viec-thanh-lap-hoc-vien-khong-tu-o-viet-nam/[dịch từ bản gốc Anh ngữ đăng trên http://thediplomat.com/2013/11/vietnams-confucius-institute-distraction/], Huỳnh Thục Vy đưa ra một số nhận định như sau:
  • Nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi đã xẩy ra trong giới trí thức Việt Nam về việc thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng công bố quyết định cho phép thành lập Học viện Khổng Tử đầu tiên ở Việt Nam đặt tại Đại học Hà Nội.
  • Nhưng sự lo lắng nhắm vào việc thành lập học viện Khổng Tử cho thấy tình trạng dư luận Việt Nam bị đánh lạc hướng.
  • Học viện Khổng Tử được đưa vào Việt Nam nhằm mục tiêu triển khai quyền lực mềm, điều này không đáng lo ngại bằng việc Trung Quốc áp đặt quyền lực cứng lên đất nước Việt Nam thông qua nhà cầm quyền Việt Nam từ mấy chục năm qua…
  • Một học viện Khổng tử, thiết nghĩ, cũng chỉ là thêm một sự kiện nhỏ vào một bối cảnh lớn đã trở nên trầm trọng từ lâu… Hiện nay, Trung Quốc đang tiếp tục viện trợ cho chính quyền Việt Nam những khoản tiền không thể xác định, nhằm giữ cho Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc và nhằm tiếp sức cho chính quyền Việt Nam có đủ lực để giữ nguyên hiện trạng độc tài.
     
  • sự kiện thành lập học viện Khổng Tử gần đây chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi những sự kiện quan trọng hơn như: Quốc hội Việt Nam sắp thông qua một bản Hiến pháp phản động…; nhiều trẻ sơ sinh đột tử do bị tiêm vaccine kém chất lượng dẫn đến sự phản kháng của người dân kêu gọi Bộ trưởng y tế phải từ chức; tình trạng chính quyền độc tài bảo trợ cho các chủ dự án cướp đất của nông dân gây nên làn sóng phẫn nộ khắp cả nước; và chế độ công an trị trao quyền lực cho lực lượng công an lộng hành, đánh chết nhiều người dân vô tội… Chính quyền Việt Nam trước nay vẫn là bậc thầy trong việc định hướng dư luận theo hướng có lợi cho họ, mà học viện Khổng Tử chỉ là một trong những trường hợp như thế… [Huỳnh Thục Vy]

Huỳnh Thục Vy
Tới đây, chắc độc giả vẫn thấy rõ Huỳnh Thục Vy đang nỗ lực phanh phui những mánh khoé lừa đảo quần chúng của chế độ CSVN, qua một công trình phân tích kỹ lưỡng, không một chút mập mờ, do dự.
Vậy , không biết vì lý do gì, ngày 24 November 2013, ông Phạm Toàn (nay đổi đời thành “Toàn Phạm” [sic]) căn cứ vào đâu để tuyên dương một cách sỗ sàng và công khai trước tiên với 26 người trên danh sách nhận điện thư của ông, trong đó có tác giả Huỳnh Thục Vy: Hoan hô đồng chí Huỳnh Thục Vi,[sic] người con gái yêu quý của Chủ nghĩa xã hội!!!
Một độc giả bình thường, khi đọc những lời phát biểu trên, ắt phải có một cảm giác vừa bàng hoàng, hoang mang, vừa bực bội, hụt hẫng, khi nội vụ liên quan tới thành tích và sinh hoạt của một số người dấn thân thay đổi vận mệnh đất nước, phục vụ quyền lợi dân tộc, khỏi cảnh hà hiếp của chủ nghĩa xã hội này tại Việt Nam.
Trạng Thái Hai Mang
Phạm Toàn, ông là ai? Với danh xưng đổi đời thành ”Toàn Phạm”, ông là một ông giáo viên chương trình tiểu học, nhưng có nhiều tham vọng giả tạo và quá mức:
  • cùng ông Nguyễn Huệ Chi, ông đứng ra sáng lập trang mạng BauxiteViệtNam mà một số bình giả hải ngoại cho đó là “…một nồi “soupape de sécurité” của Đảng để giải nhiệt. Nghĩa là một trang mạng đối lập cuội.”[1]
  • ông là người đứng đầu nhóm Cánh Buồm canh tân [?] chương trình giáo dục trong nước. Không biết ông giáo viên đã về vườn từ lâu, có bao nhiêu khả năng chuyên môn[?] và bao nhiêu sáng kiến xuất chúng [?] để gánh vác một dự án đổi đời tày trời như vậy?  Có lẽ ông cần mua chuộc thêm ảnh hưởng bao che của nhà nước, nên sẵn sàng hợp tác, chỉ điểm chăng?   
Và khi mập mờ nghêu ngao Huỳnh Thục Vy là “đồng chí Huỳnh Thục Vi,[sic] người con gái yêu quý của Chủ nghĩa xã hội!!!” thì vô hình chung ông Toàn Phạm cũng tự tố giác liên hệ “đồng chí xã hội chủ nghĩa” của chính mình, dù là thứ XHCN trá hình, lươn lẹo, nguyên thủy, hay xét lại.
Từ Vu Khống Tới  Phỉ Báng Mạ lỵ 
Qua những bài tham luận sâu sắc và chính xác của Huỳnh Thục Vy[2], cũng như căn c vào tài liệu trình bày ở trên, chúng ta phải thấy ngày lời tuyên dương hay cáo buộc của ông Toàn Phạm thuộc truyền thống mập mờ vu khống, chụp mũ, ngậm máu phun người của bầy tuyên giáo Việt cộng, với dã tâm ly gián, làm hại đối thủ.  
Và khi chúng ta thấy rõ mức huyênh hoang tuyên dương Huỳnh Thục Vy là “đồng chí Huỳnh Thục Vi,[sic] người con gái yêu quý của Chủ nghĩa xã hội!!!” là sai sự thật, là vô căn cứ, thì trong một xã hội tân tiến bảo trọng nhân phẩm, cách phát biểu thất thiệt đó có cơ sở quy trách như điều phỉ báng [libel] hay mạ lỵ [slander]. 
Phỉ báng và mạ lỵ là những sai phạm [torts/civil wrongs] trong việc phổ biến tin tức thất thiệt làm thiệt hại tới danh dự, nghề nghiệp, uy tín và tinh thần của một người trở thành nạn nhân của những sai phạm đó. 
Tại Hoa Kỳ, với chiến thuật Nghị quyết 36, CSVN đã tung ra nhiều kế ly gián ngay trong cộng đồng người Việt hải ngoại, mà chiêu độc hại vẫn là phỉ báng, vu không và “chụp mũ cối”.  Rất nhiều vụ kiện về phỉ báng và “chụp mũ cối” tại Hoa Kỳ đã khiến toà quyết định phạt người sai phạm cả triệu mỹ kim về tiền phạt vạ và bồi hoàn thiệt hại. 
Muốn thắng một vụ kiện dân sự về phỉ báng mạ lỵ, nguyên đơn phải chứng minh được các thành tố sau đây:
  • bị đơn phát biểu bêu xấu dưới hình thức phỉ báng mạ lỵ, vu khống, thất thiệt;
  • phổ biến tới một đệ tam nhân hay nhiều người khác không phải là nguyên đơn;
  • nguyên đơn bị chỉ trích rõ rệt, đích danh trong nội vụ phỉ báng, mạ lỵ;
  • và nguyên đơn bị thiệt hại dưới hình thức vật chất hay tinh thần, do hậu quả của tin tức thất thiệt, sai quấy đó [mất danh dự, mất uy tín, mất việc làm, phá vỡ gia đình v.v.]
Muốn chứng minh ngôn từ phát biểu là phỉ báng, mạ ly, nguyên đơn chỉ cần chứng minh có một đệ tam nhân thấy, nghe và hiểu đó là phỉ báng, mạ lỵ, dù bị đơn nghĩ và cả quyết đó chỉ là giỡn đùa.  Như vậy phỉ báng và mạ lỵ đã thành hình khi lời lẽ, ngôn từ, hình ảnh đã được một đệ tam nhân tiếp nhận, đích danh và trực tiếp.
Trong hoàn cảnh công lý đổi đời tại Việt Nam ngày hôm nay, dù Huỳnh Thục Vy sẽ không có cơ hội kiện tụng, khi toà án nhân dân [?] khước từ thụ lý nội vụ, vì khiếm khuyết lý do: tuyên cáo “đồng chí Huỳnh Thục Vi,[sic] người con gái yêu quý của Chủ nghĩa xã hội!!!” chỉ được coi là một vinh dự, “có đảng, có ta”.  Vu khống ở đâu?
Nhưng đối với một nhà tranh đấu cho lý tưởng dân chủ, và với tư cách sáng lập viên của tổ chức Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” — Vietnamese Women For Human Rights, tuyên dương “đồng chí Huỳnh Thục Vi,[sic] người con gái yêu quý của Chủ nghĩa xã hội!!!” sẽ làm giảm thiểu uy tín trong sáng của đương sự, và sẽ làm thiệt thòi rất nhiều cho sự thành hình của cao trào dân chủ này. Trong môi trường chính trị bất dung và trong một xã hội dân sự đang ngoi ngóp khơi mào, hành vi triệt hạ và bôi nhọ uy tín của các lãnh tụ đối kháng tất nhiên có mưu đồ đen tối, nhất là sự tuyên cáo chụp mũ cối chỉ cách vài ngày, vài giờ trước Tuyên Cáo Thành Lập “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam”.  Trùng hợp “vô cớ” hay chủ mưu phá hoại? Tự hỏi và tự trả lời.
Đùa Cợt Vô Trách Nhiệm 
Ngày 2013/11/28, chúng tôi nhận được điện thư công khai gửi tới như sau: 
Toàn Phạm
Kính thưa quý vị,
Hôm qua, sau khi đọc bài của ông Đặng Văn Âu, sau đó có vài bài hưởng ứng phê phán tôi, ngay lập tức tôi thấy mình đã trót dại đùa cợt không đúng lúc. Tôi đã có thư trần tình như sau, nay xin gửi lại một lần nữa:
Xin cáo lỗi cùng các bạn vì tôi đã đùa trêu Huỳnh Thục Vy và không để ý rằng thứ đó lại đến tay rất đông đảo bạn bè thân quyến của Vy.
Tôi vừa cùng vợ chồng Vy đi chơi với nhau ở Hà Nội mấy hôm trước đó và có đùa rất nhiều.
Còn về Chủ nghiã xã hội thì xin các bạn chớ lo hộ tôi. Từ những năm 1970 (cách nay gần nửa thế kỷ) ở Hà Nội chúng tôi đã đùa nhau bằng câu này: Le socialisme? Où donc? C’est partout, et nulle part.
Thế nhé, đủ rồi nhé?
Hè hè hè, nói thêm là xin các bạn đừng gọi tôi là Giáo Sư đấy, tủi cho tôi lắm đó, không nhẽ tôi mà phải đeo học vị Giáo Sư xã hội chủ nghĩa à?
Toàn Phạm
Chúng tôi miễn phê phán về ngôn từ ngạo mạn, “ba xí ba tú” [passe-partout], xàm sỡ, thiếu lễ độ [cavalier] của một nhà mô phạm nửa mùa, mà chỉ nêu lên một số suy luận thiếu mạch lạc, thiếu lý do chính đáng của ông:  
  1. “…thấy mình đã trót dại đùa cợt không đúng lúc”: ông Toàn Phạm sinh năm 1932, nay hơn 80 tuổi đời và kinh nghiệm, mà vẫn còn “trót dại đùa cợt” tới bao giờ?  Trong điện thư 10:15 PM ngày Nov. 28, 2013, ông Toàn Phạm nêu lý do rất vị kỷ: “Ôi, cám ơn HTV vĩ đại của bác Toàn! (Và của cu Dzuy nữa!). Vy ơi, sáu chục năm qua, những người như tôi mà  không đùa thì … chắc chẳng còn sống đến hôm nay mà cãi lý và … trêu cháu Vy. Dẫu sao, đi một ngày đàng trên mạng, cũng học khối sàng khôn! Thân yêu, T”.  À ra thế, để sống còn, để tự vui, tự tươi, ông “T” sẵn sàng làm mọi việc tày trời, kể cả việc đánh chìm tàu của kẻ cố vượt biển tìm tự do, cho mình và nhiều người khác.  Cái thú ghê gớm của hạng người thèm sống vị kỷ, ích kỷ, là đùa cợt, chà đạp lên cái chết, cái thất bại của người khác.  Sống còn như vậy có đáng sống, đáng hãnh diện, đáng bênh vực gì không?  Néron thời cổ La Mã ham sống vui thú thường giải trí bằng cách đem ra “đấu trường” những đấu sĩ [gladiators] tranh giành hy vọng sống bằng cách giết hại lẫn nhau.  Liệu ông Toàn Phạm có ý đồ đánh đổi tổ chức “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” thành đấu trường chính trị tự hủy nhằm mua vui cho các Néron Xã hội Chủ Nghĩa An Nam ta hay không? Để ông Toàn Phạm suy nghĩ thêm về hậu quả này.

  2. “… không để ý rằng thư đó lại đến tay rất đông đảo bạn bè thân quyến của Vy”.  Như đã trình bày phía trên, sự sai phạm của việc phát biểu thất thiệt thành phỉ báng chỉ cần được loan báo cho “một” đệ tam nhân là đủ thành tố.  Ít hay nhiều chỉ ảnh hưởng tới hậu quả gây thiệt hại.  Sẽ có bao nhiêu người thoái chí không ủng hộ cao trào “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” của Huỳnh thục Vy? Nghĩ tổ chức này cũng chỉ là một “trạng thái cuội” theo “định hướng xã hội” mà ông Toàn Phạm vừa công bố trên mạng [...người con gái yêu quý của Chủ nghĩa xã hội!!!"]?
  3. Xin đề cử một một thí dụ điển hình cho thấy mức tai hoạ của sự đùa cợt vô trách nhiệm: giũa hai người bạn gái, thường đùa giỡn gọi nhau là “con hủi”, “con đĩ”.  Không sao, giũa chỗ thân tình, bạn trẻ vui tính!  Nhưng bỗng dưng đúng ngày hôn lễ của bạn mình, cô kia cao hứng gửi “emails” khắp nơi thông báo “bạn mình mắc bệnh hủi” và ”làm đĩ” lâu năm. Với ngần ấy thông tin thất thiệt, vu khống, gia đình chú rể quyết định lùi hôn, hoặc dù hôn lễ vẫn cử hành, vì chú rể “thông cảm”, nhưng cũng có khá nhiều bạn bè xa gần tránh dự tiệc vào giờ phút chót để đỡ tăm tiếng, phiền toái. Cô bạn gái đùa cợt một cách vô ý thức, vô trách nhiệm, đã gây thảm cảnh cho bạn mình.  Người Mỹ có chế một từ mới gọi cô bạn “đùa dai”, khẩu xà tâm xà kia là “frenemy”, ghép “friend” với “enemy”: người bạn hiểm, “thân hữu phản trác”.
  4. Nếu cô Huỳnh Thục Vy sáng suốt nhìn ra điều đó, ắt cô và tổ chức “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” phải tỏ rõ thái độ? Sự tha thứ, thông cảm, bao che bằng sự im lặng dễ bị hiểu lầm là ưng thuận, là đồng ý. Trong thí dụ trên, chỉ một người bạn gái bị thiệt thòi trong vụ đưa tin thất thiệt.  Trong vụ liên can tới cô Huỳnh Thục Vy và tổ chức “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” thì sự thiệt hại còn vô lường: sự hụt hẫng của cả một phong trào nếu quả thật bị bôi nhọ.
  5. Môi trường chính trị và vận mệnh của phong trào xã hội dân sự chân chính không cho phép bất cứ ai thao túng, lũng đoạn, gian trá, hay tỏ ra vô trách nhiệm.  Uy tín là nền móng và điều kiện cần và đủ [condition sine qua non] của đại cuộc.  Mất uy tín là mất tất cả.
Tạm Kết Luận
Chúng tôi viết bài này không có mục đích tầm thường “đùa cợt” trên cái đau khổ của người khác, như những tiểu nhân đắc chí thường làm.  Chúng tôi cũng không có ý định rẻ tiền đối đáp với một ông giáo viên thích khoe khoang chữ nghĩa năm xu,  giữa phố chợ làng, hay nơi đô thị “hoành tráng”, mỹ lệ bề ngoài.  Chúng tôi cũng không thấy cần thiết gạch mặt chỉ tên những can phạm nổi hay chìm vì thời cuộc, vì sứ mạng đảng phiệt của chúng.
Bài chúng tôi viết ra hôm nay có mục đích duy nhất là gạt bỏ mọi bóng tối, mọi ngờ vực oan trái mà cô Huỳnh Thục Vy và tổ chức “Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam” bị mắc kẹt dưới thủ đoạn mánh mung, bẩn thỉu, hạ cấp của một chế độ phi nhân phi nghĩa, chỉ biết phá phách, bôi nhọ, mà không có khả năng xây đựng cho một đời sống nhân bản toàn hảo, khởi đầu bằng nhân phẩm.
Chúng tôi cũng mong những tên hề nhân văn, những gã “điên cung đình” [les fous du roi] sớm biết đổi nghề múa rối, diễu cợt [bouffonneries], và xin đừng để quá muộn, vì sau những nụ cười khô héo, nguệch ngoạc, vô duyên, sẽ có những tiếng khóc thực sự thê thảm.  Hài kịch sẽ đổi thành bi kịch khi những thế hệ đàn anh, cha chú thất bại vì vô tâm, vô não lại vô tình hay cố ý đẩy thế hệ con cháu, hậu duệ mình tiếp tục làm lũ nô dân của những chế đô ngạo mạn, đùa cợt, khinh bỉ con người.
Thưa ông, nếu có ngày ông biết nghiêm chỉnh hơn một tí, biết ngại ngùng lo lắng, biết bảo vệ đàn chim Việt điểu non nớt cất cánh, thì ông sẽ là bạn của dân và thân hữu của tôi.  Còn nếu không, nếu ông tiếp tục vui thú qua sự hủy hoại, qua những cái chết lãng xẹt của cả bày chim linh thiêng kia, thì ông chỉ là bè của tội ác.  Mà tôi xin cam kết chống đối tới cùng.  
Trân trọng,
TS-LS Lưu Nguyễn Đạt
Michigan State University

0 nhận xét:

Đăng nhận xét