Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Bài viết hay(766)

Thừa tiền, giới đại gia thường làm gì? Sau khi dồn tiền vào việc tái đầu tư, mua nhà cửa hay mở rộng cơ ngơi, các đại gia thường ...vung tiền qua cửa sổ qua "tứ đổ tường" hay lành mạnh hơn như du lịch, chơi thể thao "đẳng cấp cao" với các du thuyền, xe đua, cỡi ngựa...; chủ yếu là để hưởng thụ, khoe khoang hay ...học làm sang! Ở nước ta, rộ nhất là phong trào "bồ nhí", có "con nuôi" là "sao" hay "người mẫu"; tệ nhất là các em sinh viên!  Bên Mỹ cũng vậy thôi. Ít ai dùng tiền vào việc làm từ thiện, công ích hay giúp đỡ người nghèo khó. 
Dân An Bình Làm Nails Ở Mỹ
Đến Mỹ khiới tuổi đời trên 5 bó lại anh văn ít ỏi thử tìm 1 nghề gì thích-hợp và kiếm được khá tiền bây giờ đây" Quả là 1 câu hỏi không dễ dàng gì! Trong hơn 1 năm đầu chủ yếu là lái xe đưa 4 con đi học và học thêm anh-văn.
Tiểu-bang tôi định-cư MINNESOTA có tên Việt là Xứ Vạn Hồ "Ten thousand lakes" giáp giới với Canada. Xứ lạnh nhưng tình nồng, tiểu-bang có dân-số trên 5 triệu, riêng người Việt mình có chừng trên 30 ngàn người tập trung nhiều nhất ở 2 thành phố lớn Minneapolis & St. Paul (Còn gọi là twin cities cũng là thủ-phủ của Tiểu-bang vậy.
Về mùa đông thời-tiết ở đây khá khắc-nghiệt nhất là trong 3 tháng 12, 1 và 2 nhiệt-độ thường vào khoảng từ 25 độ F xuống đến âm 15 độ F.  Phải chăng vì quá lạnh về mùa đông như nói trên nên tiểu-bang này công ăn việc làm tương-đối dễ dàng. Người Việt mình sau 1990 qui tụ về ngày càng đông. Năm 1992 chỉ có 10 ngàn người Việt nay thì đã trên 30 ngàn. Dù sao tiểu-bang này cũng có 1 cái nhất nước Mỹ đó là Mall America lớn nhất nước Mỹ với parking đậu được cả 10 ngàn xe.
Một đặc điểm khác rất tốt cho người Á châu là ở đây các trường college hay đại học có cấp học bổng cho các sắc dân thiểu số như người Việt-Nam mình chẳng hạn. Cũng nhờ đó mà tất cả 6 con của gia-đình chúng tôi gồm 4 gái và 2 trai đều tốt-nghiệp ở đại-học MN này kể cả có đứa là bác-sĩ Nha-khoa. Nay thì 5 cháu lớn đã có gia-đình con cái và nhà riêng cũng như đã cho chúng tôi tới 12 cháu nội ngoại riêng cậu trai út single là còn ở chung với chúng tôi.
Lan man mãi mà quên chưa nói tới công ăn việc làm của chúng tôi trên xứ Cờ hoa này. Nguyên bà con bên vợ tôi quê ở làng An-Bằng tỉnh Thừa-thiên, khi sang Mỹ có nghề làm Nails. Nhân trong 1 dịp về thăm họ ở Miami, Florida thấy nghề này nhẹ nhàng ngồi trong im mát không cần tiếng Anh nhiều, vốn liếng mở tiệm chẳng bao nhiêu mà kiếm tiền lại dễ dàng, thế là vợ chồng tôi thực-tập và lấy license nails tại đây.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgzaNavNwxlYSCqbfqULdX7JD4ZOZYKZpVcIzn__CGbJhRoZzWAkTLC0BcT0vy-930x7zQY3iLORWCttjun2bm3-dRXH2Jy3LCpVNrgUkroal6lwF-J-Kw2wkb_gT_4CtYrHRrObzu6ex4/s320/nail1.jpgPhải chăng người Việt mình khéo tay cần- cù chăm-chỉ nên đã dễ-dàng chiếm-lĩnh thị-trường ngành Nails trên đất Mỹ! Theo thống-kê thì nước Mỹ có chừng 300 ngàn thợ Nails, trong đó người Việt mình khoảng chừng 60 ngàn thợ Nails. Tính theo tỷ-lệ thì 300 triệu người Mỹ có 300 ngàn thợ Nails tức trung-bình 1,000 người Mỹ có 1 người làm thợ Nail. So với 1 triệu rưỡi người VN trên đầt Mỹ mà có tới 60 ngàn làm thợ Nails tức trung-bình 25 người VN có 1 người làm Nail hay 1,000 người VN có 40 người làm thợ Nails. Tỷ lệ người Việt làm thợ Nails gấp 40 lần nhiều hơn người Mỹ làm Nail techs.
Trong số 60 ngàn thợ Nails VN thì có tới gần một nửa tập trung ở California. Hơn phân nửa  còn lại chia cho 49 tiểu-bang khác mà đông là ở các tiểu-bang TX, FL, GA, MD, NY vv..vv cũng đúng thôi so với tỷ-lệ người VN hơn 500 ngàn ở CA / 1,500,000 ở Mỹ.  Ngoài ra cũng có rất nhiều người VN sống ăn theo ngành Nail như sản xuất hay kinh-doanh supply Nail con số đó không nhỏ ước tính chừng khoảng 3,000 người.   
Tỉnh Thừa-Thiên tôi có 1 địa-phương nhỏ sát biển là làng An-Bằng Xã Vinh-An cách thành-phố Huế chừng 16 - 17 Km trước năm 1975 là 1 làng quê nghèo chuyên sống về nghề chài lưới, thế nhưng sau trận chiến Việt Trung 1979  mà Trung-Cọng vẫn nói là “dạy cho VN 1 bài học" thì người làng này vượt biên rất nhiều và dễ-dàng.  Chỉ cần chạy ghe tàu ra biển theo hướng Đông sau đó hơi nghiêng về hướng Bắc 1 tí là sẽ gặp đảo Hải-Nam của TC thì sẽ được tàu bè TC giúp đỡ xăng dầu và lương-thực cùng chỉ đường hướng đến Hồng-Kông. Thông-thường 1 hay 2 gia-đình cùng bạn bè thân thuộc với 1 chiếc ghe nhỏ thêm 1 máy đẩy đuôi tôm F4, F5 hay Kubota, tất cả trị-giá không quá 3 cây vàng là có thể vượt biên từ 15 - 25 người.
Tại Mỹ, lúc đầu người An-Bằng được tập-trung nhiều ở Denver Colorado, phần đông họ làm nghề cắt cỏ còn người có nghề biển thì tập-trung về New Orleans Lousiana, Florida, Oregan, Seattle.
Người An-Bằng rất đoàn-kết vì hầu như đều là bà con gần hay xa. Họ tự lập riêng 1 ngôi Chùa và lấy tên là Chùa An-Bằng.
Từ 1990 - 1993 người An-Bằng bỏ nghề cắt cỏ hoặc bán tàu bè để chuyền qua nghề Nails do chính họ tự làm chủ với thợ là người trong gia-đình. Từ tiệm nhỏ ban đầu vốn chỉ từ 20, 50 ngàn USD, hiện nay người An Bằng đã làm chủ nhiều  tiệm Nails trong các Mall lớn giá cả vài trăm ngàn USD.
http://hk.l.f29.img.vnecdn.net/2013/07/21/la-pedicure-20130717-1374371805_500x0.jpgSau năm 2003 phần nhiều họ chuyển về Florida vùng miền Nam nắng ấm. Tại vùng này, họ có cả trên 100 tiệm Nails lớn nhỏ. Ở quê nhà, dân An Bằng là những người ưa chơi trội. Ngày nay ai đến Huế cũng đều nghe nói đến địa-danh An-Bằng vì ở đây có cả một THÀNH PHỐ MA, sở dĩ gọi vậy vì mồ mả đây được xây to lớn cầu kỳ với giá cả vài ba ngàn lên tới 5,000 -10,000 USD cho mỗi ngôi mộ. ngoài ra các Chùa Đình làng cũng như nhà Thờ của Họ hay nhánh phái cũng được xây-dựng nguy-nga tráng-lệ với giá cả từ 100 ngàn USD trở lên.
 Chính-quyền XHCN thường đem thành-tích của làng này để tô vẽ cho sự thành-công giàu có của xã-hội đi lên từ 1 làng quê nghèo! Nhưng thử hỏi tiền ở đâu ra mà nhiều thế" Xin thưa, chính là tiền của các chủ tiệm Nails người An-Bằng đấy thôi.
Người An-Bằng thường có tập-quán "trâu đồng nào ăn cỏ đồng ấy". Qua được Mỹ họ trở về quê cũ lấy Vợ lấy Chồng người cùng làng rồi bảo-lãnh qua Mỹ. Tung-bình 1 cặp vợ chồng trẻ tuổi từ 25 - 30  mở 1 tiệm Nail có 2 hay 3 thợ phụ giúp, thế là họ dễ-dàng kiếm được 1 tháng trên dưới 10 ngàn USD. Mức thu-hoạch này chỉ những kỹ-sư sau 10 - 15 năm hoặc người Có bằng Tiến-sĩ Ph D mới kiếm được nhưng phải đóng thuế từ 30 - 35 % tùy theo tình-trạng gia-đình, còn người làm Nails thuế má thường là tượng-trưng hay tự-giác.
Nghề Nails đối với thợ tập-sự thật là gian-nan và khó-khăn, vì lẽ lúc học ở Costmotology school chỉ là những khái-niệm lý-thuyết ban đầu chứ thật sự chưa có kinh-nghiệm thực-hành trên khách Mỹ. Trong 6 tháng đầu tiên, thợ tập sự thường được  cho làm chân tay nước, sau cho sửa 1, 2 móng bột sau đó refill khi thấy kha khá sẽ cho làm Full set sau. Trung-bình 1 thợ Nail trẻ được  chủ thật sự quan-tâm thì bắt đầu tháng thứ 7 đã có thể đạt mức lương $ 2,000 / tháng, sau đó tay nghề được nâng cao dần dần và dĩ-nhiên tiền lương cũng tăng theo tỉ-lệ thuận, có thể   tới $ 4,000/tháng, không kể tiền Tip chừng $ 800 - $1,000/tháng cho những tiệm Nails vùng Mỹ trắng.
Kinh-nghiệm chung cho thấy cứ 100 người theo nghề Nails thì có 60 % sau 6 tháng đạt mức lương $2,000, còn 20 % phải 1 năm mới đạt mức trên, còn 10 % phải trên 1 năm, số 10 % còn lại phải bỏ nghề vì không thích-hợp. So với những người lao-động phổ-thông mức lương $7 - $8/giờ thì quả thật làm Nail khá hơn rất nhiều!
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/02-05-2012/nail-truong-tham-my-ABC.jpgThợ Nails làm việc chừng 2 - 3 năm vừa trau-dồi tay nghề vừa để dành được 1 số vốn là có thể ra mở tiệm hoặc mua lại 1 tiệm nhỏ có sẵn khách với giá từ 25 ngàn đến 50 - 60 ngàn USD để tự mình làm chủ với vài ba thợ phụ giúp để có thu-nhập khá hơn! Nguyên-tắc ăn chia giữa chủ và thợ thường là 4 / 6, chủ 4 thợ 6 trong khi chủ phải trả mọi chi-phí từ A đến Z như rent tiệm, supply, điện gas, phone, insurance, thuế-má vv...  còn thợ 6 và tiền Tip hưởng trọn 100%.
Qua kinh-nghiệm bản thân tiệm Nails mở ở vùng Mỹ đen, tiền rent rẻ khoảng từ $800 - $1,200/mo và phần nhiều 80 - 90 % khách trả tiền CASH, còn khuyết điểm là tiền Tip thường không có bao nhiêu cho nên khó kiếm thợ! Trái lại vùng Mỹ trắng tiền rent cao thường từ $2,000 -$3,500/tháng.  Trong các Mall lớn tiền rent có khi từ $5,000-$8,000/tháng, tiền cash chỉ từ 15 - 25 % phần còn lại 75 - 85% là tiền máy credit card hay checks nhưng vì tiền Tip nhiều nên dễ kiếm thợ. Đàn bà Mỹ trắng có chừng 50% người làm móng bột trong khi Mỹ đen có từ 80 - 85 % làm móng và thường là móng dài sơn màu và design kiểu cách lòe- loẹt. Mỹ trắng thường thích móng ngắn hơn nhiều và thường sơn trắng phía trước móng bằng Air brush gọi là French manicure.
Các tiệm Nails ở các vùng phía Bắc nước Mỹ thường có khí-hậu lạnh vào mùa đông thì income thường sụt giảm từ 25 - 40% trong khi income vùng phía Nam nắng ấm ổn-định hơn nhiều.
Về mặt giới tính thợ Nữ chiếm 70 -75 % so với thợ Nam chỉ 25-30 %. Về tương-quan giữa chủ và thợ thường chỉ là income và income mà thôi, nghĩa là nếu chủ để income của thợ sụt giảm thì thợ sẽ kiếm tiệm khác lương cao hơn, income của tiệm cũng ví như chiếc bánh nếu đem chia cho nhiều người thì phần chia sẻ bị nhỏ đi!
Tình-cảm giữa thợ và thợ trong 1 tiệm cũng khá phức tạp, dễ có sự ganh tỵ về cả tay nghề cũng như sự yêu-thích của khách-hàng. Người chủ muốn không mất thợ phải luôn công-bằng và khéo-léo trong cách chia khách cũng như cư xử với thợ, luôn tạo không-khí vui vẻ hòa nhã giữa mọi người.
Người VN mình thường cạnh tranh quá gay-gắt làm cho giá cả bị rớt rất. Vùng Nam CA hay Maryland chẳng hạn giá chỉ còn $13 hay $15 một bộ Full set.
Về giá cả mua hay bán tiệm Nails, công-thức chung cho việc mua bán theo 1 trong 2 cách sau:
1/ Theo income tiệm: nghĩa là lấy trung-bình income trong 3 tháng sau đó nhân cho hệ số 4, ví-dụ tiệm có income trung-bình 25 ngàn USD thì giá sang tiệm có thể là : $ 25 ngàn x 4 = 100 ngàn USD.
 2/ Theo số thợ trong tiệm: đây là nói về thợ chính, thường thợ chính sau khi chia được từ $650 - $800/Tuần không tính thợ phụ hoặc chủ tiệm không làm Nail, ví-dụ có 5 thợ chính thì giá mua có thể là $20,000 x 5 thợ = $100,000 USD.
Nói khác đi 1 tiệm Nail hình-thức trang-nhã đẹp có 9 hay 10 thợ chính, có chừng 7 - 8 ghế Spa Pedicure giá mua bán khoảng chừng $200. Cũng vậy, tiệm có gross income $45 - 50 ngàn/tháng có thể mua bán $ 200 ngàn USD.
 Ở đây cũng nên nói qua về gương thành-công của 1 người VN trong ngành Nail, được phỏng-vấn 2 lần trên đài SBTN Dallas do cô Thu-Nga phụ-trách ngày 29/8/2007 vừa qua.  Tên của anh ta là Vũ văn Long, người Việt lai My, đến Hoa-Kỳ ngày 13/11/1990. Trong câu chuyện, anh Long nói sơ qua về thời thơ-ấu cực khổ ở VN như lúc nhỏ ở tại Cô -nhi-viện Kỳ-Quan, Long-Khánh và có tới trên 20 Cha mẹ nuôi. Được qua Mỹ anh theo học nghề Nail , sau khi lấy bằng anh xin tập-sự gần 10 tiệm nhưng nơi nào cũng từ chối dù là xin làm vài tháng đầu không lương, nhưng  Long vẫn kiên-trì với nghề. Qua cuộc phỏng-vấn, anh tâm-sự nay anh đã là Triệu-phú chủ của nhiều tiệm Nails và anh đã bán bớt 1 số tiệm chỉ giữ lại 12 tiệm lớn với 300 nhân-viên làm việc trong hệ thống  tiệm Hollywood Spa Nails. 
Có thể hiểu với 300 nhân-viên. Một thợ Nail có mức lương tối-thiểu $2,000/tháng.  Mức lương chủa 300 thơ là $600 ngàn USD/tháng. Thợ có 6 thì chủ có 4.  Trả đủ loại chi phí xong, chủ còn lại 2 phần, và 2 phần này chính là bằng 1/3 lương của tổng số thợ: $ 600 ngàn : 3 = $ 200 ngàn USD/tháng net income. Theo cách tính này,  trong 1 năm người chủ kiếm được khoảng 2 triệu 400 ngàn USD. Nên nhớ trong khi đó lương của Tổng-Thống xứ Cờ Hoa chỉ có $400 ngàn USD/năm và Tổng-thống Pháp cũng chỉ có $165 ngàn Euro/năm tương đương $250 ngàn USD/năm! Sự thành-công về kinh-tế của Anh Long làm cho tôi rất ngưỡng-mộ và thán-phục!
Như đã nói trên, tiệm Nails dù ở vùng lạnh hay vùng ấm,  vùng Mỹ trắng hay mỹ đen thì đồng tiền thu được từ khách hàng do làm ăn lương thiện đều đáng quí, đâu có phân biệt nóng lạnh hay trắng  đen.
Tôi viết bài này mong giúp mong giúp đồng-bào Việt đọc lấy kinh-nghiệm hầu rút ra một hướng đi trên quê-hương thứ 2 này.  
Tác giả tên thật là Vinh Phu, sinh năm 1943, cư dân Minnesota,  nguyên là sĩ-quan Công-binh VNCH, qua Mỹ tháng 6/1992 theo diện ODP, hiện đã hưu trí. Bài viết đầu tiên của ông mang tựa đề “Cuộc Sống Trên Đất Mỹ” được đặt lại theo nội dung câu chuyện. Làng An Bình, tỉnh Thừa Thiên hiện là nơi có đình chùa nhà thờ và nghĩa địa nguy nga hạng nhất Việt Nam là nhờ tiền làm Nails từ Mỹ.
 Người Việt làm nails ở Mỹ
Bên trong một tiệm nail ở bang New York, Mỹ. Ảnh: Democrat and Chronicle.
Bên trong một tiệm nail ở bang New York, Mỹ. Ảnh: Democrat and Chronicle.
Nghề làm móng không phải công việc dễ dàng. Khách hàng có thể tận hưởng những giây phút được yêu chiều nhưng đối với những người thợ, họ phải chính xác, kiên nhẫn và có kiến thức về thẩm mỹ.
Có khoảng 200 tiệm làm móng ở vùng Upstate New York và khoảng 60 tiệm ở vùng Rochester, bang New York, Mỹ. Một số tiệm chỉ chuyên về móng nhưng nhiều cơ sở có cả các dịch vụ làm đẹp khác như làm tóc và spa. Các cơ sở này tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người ở bang New York và khắp nước Mỹ.
Suốt 35 năm qua, nhiều tiệm nails ở Rochester và khắp nước Mỹ trở thành lĩnh vực làm ăn của người Việt nhập cư. Tại California, nơi cộng đồng người Việt tập trung đông nhất tại Mỹ, khoảng 80% số thợ nails là người Việt. Tính trên khắp nước Mỹ, 43% số lao động trong nghề này là người Việt.
Tracy Van từ Sài Gòn đến Rochester khi cô 16 tuổi. Khi đó cô đang học trung học và không biết một chữ tiếng Anh. Gia đình Van đến Mỹ rồi chia ra ở với họ hàng. “Mọi thứ thật khó khăn. Khi đó tôi gần học xong trung học nên kiến thức về toán và khoa học cũng tương đối so với học sinh ở đây. Tôi có thể dành nhiều thời gian tập trung vào học tiếng Anh”, Van cho biết.
Cô gái đầy tham vọng này học tiếp lên đại học và nhờ mối quan hệ gia đình, cô tìm được việc tại một tiệm nails để làm thêm mỗi khi nghỉ hè. Van cuối cùng tốt nghiệp Học viện công nghệ Rochester với tấm bằng kỹ sư. “Giờ tôi có tiệm nails riêng và vẫn tiếp tục làm nghề kỹ sư”, cô nói.
Van tuyển 4 người gốc Việt làm cho tiệm của cô và mang lại cho họ những thứ cô nhận được cách đây nhiều năm: một chỗ làm việc, một nơi để khởi nghiệp.
Ngành làm móng chỉ là một phần nhỏ của công nghiệp làm đẹp. Andy Hiep Nguyen và Lily Nguyen vợ anh có cửa hiệu làm móng, làm tóc và waxing trên đại lộ Park. Họ vừa mua ngôi nhà đầu tiên.
Lily đến Rochester theo làn sóng nhập cư vào Mỹ trong những năm 1980. Gia đình cô nhận nuôi một đứa trẻ suy dinh dưỡng và bị bỏ rơi, con của một binh sĩ Mỹ. “Bố tôi đến trại trẻ mồ côi và nhìn thấy đứa bé. Chân nó gầy nhẳng và như sắp chết”, cô kể. Gia đình Lily nuôi bé trai đó và khi cậu bé được đến Mỹ hợp pháp, cả gia đình 9 người của cô cùng đi.
Gia đình Lily hoạt động tích cực trong nghề làm móng. Chị gái và anh trai cô sở hữu tiệm nail riêng. Lily cho biết cô quen thuộc với nghề này từ nhỏ. “Chị em trong nhà tôi làm móng chân hàng tuần. Tôi quá quen với việc đó”, Lily nói.
http://thanhtravietnam.vn/Uploaded/nguyenthuhien/L%E1%BA%BB/lam%20nail.jpgNhững năm 1990, số người Việt di cư đến Rochester chỉ lẻ tẻ. Anh Tu Tran, phó chủ tịch cộng đồng người Việt ở Rochester và điều hành công ty dịch thuật chuyên giúp giấy tờ cho người mới đến, cho biết làn sóng người Việt đến đây khiến tốc độ gia tăng của người làm nails gốc Việt tăng lên.
 “Rất nhiều người đến đây khi còn trẻ và đi học ở đây. Nhưng những người đến sau thường nhiều tuổi hơn. Họ không đi học được mà phải đi làm. Tôi mong họ kiếm được việc khác nhưng thời buổi kinh tế như này rất khó”, Tran nói.
Tran và một số người Mỹ gốc Việt cho biết anh hưởng của làn sóng người Việt nhập cư sang Mỹ những năm 1980 vẫn còn rõ rệt. Con cái của nhiều gia đình gốc Việt giờ đây cũng làm trong các tiệm làm đẹp và mong tìm được chỗ đứng.
Tony Huynh, một nhân viên ở tiệm Star Nails Express, là một ví dụ. Anh sống cùng gia đình tại Mỹ nhưng vẫn về Việt Nam đều đặn thăm họ hàng còn ở lại. Quang Nguyen, chủ tiệm Star Nails, sở hữu nhiều cửa hàng trong vùng và tạo việc làm cho nhiều người Mỹ gốc Việt nhiều năm qua.
Tuy nhiên, Tran cho biết tìm công việc khác ngoài nghề nails là mục tiêu quan trọng của cộng đồng người Việt tại đây. “Chúng tôi chưa có nhiều luật sư và bác sĩ lắm”, Tran nói.
 “Chúng tôi có kỹ năng. Chúng tôi thích làm những công việc tỉ mỉ như thế này và làm tốt”, Tracy Van bình luận về nghề nails. Nhưng Amy Luc, chủ tiệm Nail Loft nói rằng những kỹ năng đó không chỉ của riêng người Việt. “Người Trung Quốc cũng làm nghề này, người Lào cũng làm nghề này, đâu chỉ riêng người Việt”, bà nói.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2013/1/27-Jan-2013/nail-thuc-hanh-lam-nail-cua-hoc-sinh-truong-Elite.gifCác tiệm làm móng có vẻ vẫn là nghề quan trọng cho người gốc Việt ở địa phương. Được làm việc với những người nói cùng ngôn ngữ và cùng văn hóa vẫn có sức hấp dẫn. “Chúng tôi thực sự cố gắng giúp nhau trong nghề và cả những thứ khác. Chúng tôi muốn giúp những người mới đến tìm hiểu về văn hóa Mỹ”, Lily Nguyen nói.
(Theo Democrat and Chronicle) 
Sinh ra là người Việt Nam đã là một gánh nặng
Cái gánh nặng mà tôi nói ở đây chính là việc, cứ tồn tại ở đất nước này là phải chịu đựng hàng tá các quy định bất thành văn rất cực đoan của xã hội. Đến mức, muốn làm gì đó khác đi, muốn thay đổi, muốn loại bỏ… đều phải nghĩ tới việc thay đổi cả một xã hội mấy chục thế hệ chứ chẳng phải một bộ phận “thiếu tiến bộ”.
Đầu tiên là chủ nghĩa yêu nước cực đoan.Cứ hễ ai nói gì không hay về Việt Nam, là ở đó có những quần thể cư dân mạng bước vào thể hiện hổ báo. Bất kể đúng sai, bất kể các khía cạnh của vấn đề, phải cãi nhau trước đã. Như mấy hình ảnh về biển báo trước các cửa hàng ở nước ngoài với những dòng chữ Việt rõ to về việc không vứt rác, không khạc nhổ… chưa gì mà các bạn trẻ đã ùn ùn kéo tới “ném đá”, chửi rủa.
Nhớ đợt rồi, FB của ông chủ Microsoft có đăng một cái ảnh điện đóm ở Việt Nam. Vậy là, người ta đổ xô nhau và nói cười, bình buận, chửi bới, “đặc trưng của Việt Nam nè”, “Ồ, BG thật quan tâm tới Việt Nam, tự hào quá!”. Cả “Việt Nam điểm danh” cũng có. Hài hước! Một đất nước từng thua Việt Nam, giờ quay lại cười vào mặt mình như vậy, mà cũng đủ can đảm nói cười. Nếu bạn đừng hùa vào đám đông, thử ngồi yên và đọc các lời bình, chắc cũng nhận ra căn nguyên vấn đề và cảm thấy xót xa như tôi.
Đợt rồi tôi có viết một bài về Sài Gòn, tôi nói nó tạp nham, những thứ nổi bật nhất ở đây không có tí mùi đặc trưng của người Việt. Thế là như đúng rồi, tôi bị các bạn ấy hù tát cho một cái vào mặt. Sợ thật. Tôi cam đoan là 80% người đọc muốn đánh, chửi, giết tôi, không đọc hết bài viết. Cứ thấy nó chê Sài Gòn của mình, là phải chửi nó ngu trước. Bởi, chẳng biết tới khi nào người ta mới can đảm nhìn nhận những hạn chế của đất mình mà làm cho nó tốt hơn. Chứ không phải xỉ vả những kẻ “thiếu yêu nước” rồi ru ngủ một thế hệ bằng lòng dân tộc cực đoan của mình.
Một gánh nặng nữa, chắc là phải kể đến cái tính nhược tiểu của người mình.…Nó như vầy:
- Phó thủ tướng Đức là người gốc Việt đó!
- Quán quân MasterChef 3 là người gốc Việt đó!
- Thằng bé dễ thương trong Gangnam style là người gốc Việt đó!
Cứ cái gì hay ho trên thế giới, dính líu một tí tới máu Việt là người ta vui như họ hàng trong 3 đời nhà mình vừa làm được chuyện đại sự. Tôi chẳng biết tại sao chúng ta lại phải tự hào, trong khi đất nước nuôi lớn họ không phải là Việt Nam. Phó thủ tướng Đức còn từng có một lần bảo rằng không muốn quay về Việt Nam, vậy thì bà con gì mà vui? Cả những nhân vật khác, chúng ta tự hào, mời họ phỏng vấn báo chí các kiểu, mà đến tiếng Việt cũng chỉ biết nói ngọng nghịu “Xin chào”. Họ mất gốc rồi, việc tung hô những tấm gương đó chẳng khác nào việc chúng ta đang mất lòng tin vào người trẻ đang sống trên đất Việt. Vì không tin bản thân và bạn bè làm được những việc lớn nên người ta mới phải vin vào sự thành công những người Việt Nam mất gốc khác.
Dù rằng đất nước nuôi ông trong thời gian quan trọng nhất của đời người là Pháp, nhưng nếu nói GS.Ngô Bảo Châu làm rạng danh nước nhà tôi còn đồng ý được. Ít ra ông nói rành rỏi tiếng Việt, biết nhà mình ở đâu trên dải đất hình chữ S.
Thành ra, sống trong một xã hội mà người ta tôn vinh “người ngoài”, thiếu niềm tin vào “người trong”, riết cũng mất tự tin khi làm bất cứ điều gì. Ra nước ngoài vài năm rồi quay về với cái mác Việt kiều chắc dễ thành công hơn.
Cái thế lực ghê gớm và nặng nề nhất mà người sống ở Việt Nam phải chịu, chắc là tính bầy đànMột cách vô thức, đứa trẻ sinh ra đã cảm thấy áp lực với việc phải giống “con nhà người ta”. Mặc kệ nó thích thể loại nghệ thuật gì, mở mắt ra là phải học ba lê, học vẽ, học ngoại ngữ, học bơi… cho bằng bạn bằng bè. Tâm lý đám đông lớn lên, người ta không cần phải biết bản thân mình thích gì, cứ mọi người chọn gì, mình cũng sẽ chọn đó. Chưa biết mình đam mê gì cũng thi đại học rồi lên thành phố với chúng bạn. Vì ai cũng như vậy cả, học hết cấp 3 phải lên đại học!
Riết như tôi hồi mấy năm trước, ra trường ngồi nhà chưa kịp biết có nên mở quán café hay không, đã bị mẹ gặng hỏi: “Sao bạn con đi làm văn phòng cả rồi mà con cứ ở nhà?” Vậy cái lý nào cho việc ra trường là phải đi làm ngày 8 tiếng? Gánh nặng bầy đàn nó phổ biến tới mức tôi sẽ bị chửi tơi tả là thiếu hiểu biết nếu sử dụng đến, nó đi sâu vào tiềm thức người Việt tới mức chẳng ai thấy nó bất thường mà đổi thay. Người ta xem đó là cuộc sống, là nghiễm nhiên nên như vậy.
Dễ thấy nhất thì cứ lên mấy diễn đàn đang ùa nhau ném đã một nhân vật. Cứ lặng lẽ ngồi xem rồi thử hỏi một vài người quen biết, xem chuyện gì đang xảy ra. Tôi cam đoan là người ta cũng chẳng tức giận gì nhiều. Thấy mọi người chửi thì ùa vào cho vui thôi. Kiểu nó vậy! Còn nếu mà bạn muốn nói ngược lại điều đám đông đang nói, thì bạn sẽ sớm có đủ gạch đá để xây nhà vì tỏ ra nguy hiểm đấy!
Kết
Ngay cả khi tôi viết cái bài này, tôi cũng chẳng mong mình nhận được sự hưởng ứng tích cực. Dù rằng đó là một tham vọng. Vì tôi nói xấu người Việt, tôi moi móc khí chất yếu kém của xã hội trong khi bản thân chắc chưa làm được gì hay ho. Vậy đó, sinh ra là người Việt Nam, làm gì cũng lo sợ và cảm thấy nặng nề!
'Thiệt thòi do truyền thông VN định hướng'
Sau một thời gian định cư tại châu Âu, tôi nhận ra điều khác biệt cơ bản nhất của truyền thông nước ngoài là họ truyền tải các sự vụ mắt thấy tai nghe bằng những thông tin đa chiều.
Tuy nhiên tại Việt Nam, truyền thông còn gánh thêm một nhiệm vụ chính trị là tuyên truyền và định hướng cho bộ máy chế độ.
Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và nhận thức của công chúng.
Khi tổng thống Nam Phi Nelson Mandela qua đời, truyền hình Thụy Sỹ đã có một bộ phim tài liệu mô tả chi tiết về tiểu sử cuộc đời ông.
Thụy Sỹ là quốc gia hiền hòa và trung lập, nên chiến thắng của Mandela trước chủ nghĩa độc tài Apartheid đã khiến ông trở thành một vĩ nhân trong mắt người dân và báo chí.
Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn phim phóng sự nêu ra những chi tiết như Mandela đã từng là một người đánh bom khủng bố, và ông ruồng bỏ người vợ già để cưới một cô vợ trẻ hơn…
Nelson Mandela là một vĩ nhân, nhưng ông cũng hành nghề chính trị và từng có những hành động tầm thường.
Nếu như bộ phim này được chiếu ở Việt Nam, thì chắc chắn các chi tiết như thế sẽ bị biên tập cắt bỏ.
"Chỉ một nửa sự thật thì không còn là sự thật. Và công chúng Việt Nam đã bị thiệt thòi rất nhiều khi tiếp cận thông tin vì chủ trương định hướng này"
Bởi vì nền báo chí truyền thông cách mạng Việt Nam luôn được định hướng đã là vĩ nhân thì con người không được quyền có tỳ vết!
Giới làm báo trong nước vẫn truyền tai nhau câu chuyện một tổng biên tập nổi tiếng của một tờ báo lớn đã phải ra đi chỉ sau hai nốt nhạc do cho đăng thông tin nhạy cảm về chuyện đời tư của một lãnh tụ.
Điều này không có gì lạ, khi gần 800 đầu báo in, báo mạng, truyền hình… chính thống đều được chi phối bởi một tổng biên tập tối cao là Ban Tuyên giáo Trung ương.
Chỉ một nửa sự thật thì không còn là sự thật. Và công chúng Việt Nam đã bị thiệt thòi rất nhiều khi tiếp cận thông tin vì chủ trương định hướng này.
Định hướng cả địa danhCách đây không lâu, tôi tình cờ gặp một phóng viên truyền hình Thụy Sỹ trong một buổi dã ngoại do trường của con trai tôi tổ chức, ông là một trong các phụ huynh.
Trước khi định cư tại Thụy Sỹ, nghề nghiệp của tôi cũng là phóng viên truyền hình nên chúng tôi đã trao đổi khá nhiều thông tin thú vị về nghề nghiệp.
Khi tôi hỏi phóng viên Thụy Sỹ có tác nghiệp theo định hướng chính trị và có gặp rào cản kiểm duyệt gắt gao gì khi đề cập tới các vấn đề xã hội nhạy cảm không, ông đã rất ngạc nhiên và hỏi ngược lại:
“Không, tại sao lại thế? Nghề nghiệp của chúng ta là phản ánh trung thực các thông tin xã hội, và chúng ta phải là người chịu trách nhiệm về điều đó. Ở nước bạn không như vậy sao?”
Còn nhớ khi còn công tác tại một kênh truyền hình dành cho kiều bào khoảng ba năm trước, ê-kip thực hiện nội dung chương trình chúng tôi đã phải khổ sở thế nào khi đối phó với chủ trương từ lãnh đạo đài buộc phải cắt bỏ tất cả các từ có liên quan tới địa danh Sài Gòn, thay vào đó là cụm từ Thành phố Hồ Chí Minh.
Phim nào vi phạm sẽ bị gác vô thời hạn.
Chủ trương đưa ra cứng nhắc tới nỗi biên tập, phóng viên nào cũng vò đầu bứt tóc tìm những cụm từ thay thế nếu không muốn chương trình bị treo lại vì các chương trình do chúng tôi phụ trách đều có liên quan tới địa danh này.
Khổ nỗi, những bộ phim tài liệu về thành phố Sài Gòn xưa không thể sử dụng tên địa danh thành phố Hồ Chí Minh mới có sau 1975, vì điều đó thật sự tréo ngeo chẳng chút ăn nhập với nội dung hình ảnh.
Những cách gọi quen thuộc như ẩm thực Sài Gòn, người Sài Gòn… cũng trở nên khiên cưỡng khi phải buộc phải sửa lại thành người dân thành phố Hồ Chí Minh, ẩm thực thành phố Hồ Chí Minh.
Thế nhưng mọi tranh luận đều không mang lại kết quả, lệnh trên vẫn ban ra một là sửa một cách máy móc như quy định, hai là phim bị biên tập của đài gác lại.
Chúng tôi không có lựa chọn khác hơn. Có lẽ người ta sợ rằng nhắc tới Sài Gòn là nhắc tới một quá khứ không mấy vẻ vang, là khiến liên tưởng tới một chế độ cũ, cho dù điều đó là một sự thật hiển nhiên của lịch sử?
Và đây chỉ là một trong những ví dụ nhỏ về việc định hướng chính trị trong nghề nghiệp truyền thông của tôi trước đây tại Việt Nam, điều mà không phải ai ngoài nghề cũng biết.
Xa định hướng là phản động?

Mới đây, thông tin Triều Tiên tử hình công khai 80 công dân vì tội danh xem trộm truyền hình Hàn Quốc đã gây sốc trong dư luận.
Thế nhưng điều này không lạ với những người thuộc lớp trung lưu tại Việt Nam, khi một giai đoạn lịch sử “nghe đài địch” cũng được coi là một trọng tội tương đương với việc tiếp tay truyền bá tư tưởng phản động, phản bội tổ quốc.
Truyền thông đã tích cực đánh tráo khái niệm “Tổ quốc” và “chế độ” để hạn chế tối đa quyền tiếp cận thông tin đa chiều của công chúng.
Tôi đã tham khảo khá nhiều ý kiến của bạn bè đang sống tại nhiều nước châu Âu và Mỹ, và đều nhận được câu trả lời rằng ở nước họ bạn có quyền phát ngôn và tiếp cận thông tin đa chiều thỏa mái, miễn là đừng gây tổn thất tới thông tin bí mật quốc gia như cụ thể vụ Snowden đình đám tại Mỹ, hoặc gây bạo động đổ máu.
Đó là quyền tự do ngôn luận của công dân, và được bảo vệ bởi hiến pháp.
Không khó tìm thấy những thông tin đại loại một người nông dân chỉ tay vào mặt lãnh đạo Úc và gọi bà là 'kẻ nói dối', hay những thói xấu của nguyên thủ quốc gia trên các phương tiện truyền thông Phương Tây, bởi vì công chúng coi quyền được biết và soi mói mọi góc đen tối của những người làm nghề chính trị là việc bình thường.
Thế nhưng tại Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam, đó là điều kiêng kỵ.
Nếu phát ngôn những gì trái với truyền thông định hướng, bạn sẽ dễ dàng bị quy vào các tội danh hình sự với khái niệm hết sức vu vơ như “truyền bá tư tưởng phản động, nói xấu chế độ, xúi giục người khác chống lại chế độ…” như ví dụ về hàng loạt vụ bắt giữ ồn ào nhắm vào những người khác quan điểm gần đây.
Điều đó khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh một cậu chàng to khỏe sẵn sàng trừng phạt đứa trẻ hàng xóm vì dám chê cậu 'không đẹp, không hoành'.
Vấn đề ở chỗ là chính bản thân cậu chàng biết đứa trẻ nói đúng, và vì thiếu tự tin vào bản thân mình nên cậu lựa chọn phương án bắt nó ngậm miệng trước khi có nhiều người hơn công khai đồng thuận.
Dù rằng đứa trẻ kia không thể, và không hề có ý định xâm hại cậu chàng bằng vũ lực.
Hệ lụy tất yếu Người ta vẫn nói rằng nếu một sự việc cực kỳ vô lý được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ có lúc nó nghiễm nhiên trở thành có lý.
Người dân tiếp xúc với truyền thống định hướng một chiều lâu ngày sẽ vô tình tự triệt tiêu tư duy nhìn nhận vấn đề bằng con mắt đa chiều, đó là một vấn đề không thể phủ nhận được trong ý thức hệ của rất đông bộ phận người Việt hiện nay.
Chỉ cần lướt qua các trang mạng xã hội Việt Nam, mỗi khi có ý kiến phản biện các vấn đề xã hội chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những ý kiến kiểu “phản động, nói xấu chế độ, quay lưng lại bôi nhọ tổ quốc…” bất chấp rằng họ chưa từng có dịp trải nghiệm điều người khác nói tới, và cũng không chịu bỏ thời gian suy ngẫm học hỏi.
Họ khó chấp nhận cái mới, cái khác lạ với những điều vẫn được nghe thấy mỗi ngày. Và khi bước chân ra ngoài thế giới rộng lớn, họ gặp vô vàn khó khăn, thiệt thòi bởi không được định hướng phù hợp.
Và đó chỉ là một hệ lụy nhãn tiền bởi bộ máy truyền thông định hướng.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả Hương Vũ hiện sống tại Neuchatel, Thụy Sỹ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét