'Chào năm mới 2014' - Mong sao một năm mới tốt lành hơn cho mình !
'Chào năm mới 2014 và những cơ hội'
'Chào năm mới 2014 và những cơ hội'
Cánh cửa của năm 2013 đang dần khép lại và cánh cửa của năm 2014 đang mở ra với biết bao hy vọng cho mọi người Việt Nam. Trong những khoảnh khắc đáng nhớ này, ai cũng sẽ dành một chút riêng tư để suy ngẫm lại những gì đã qua và vạch ra những kế hoạch, mục tiêu cho một Năm mới.
Những người hoạt động dân chủ và nhân quyền ở trong nước cũng đã trải qua một năm đáng nhớ. Ngay trong tháng đầu năm, hơn 40 người hoạt động dân chủ bị bắt trong năm 2012 đã bị đưa ra xét xử với mức án cao nhất tới tù trung thân. Đến giữa năm, hai nhà viết blog nổi tiếng là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt và bị khởi tố với tội danh điều 258, nhưng nhẹ hơn nhiều so với những người bị bắt trước đây theo điều 88. Cơ quan an ninh đã tiến hành hàng loạt các vụ sách nhiễu, trấn áp, cưỡng đoạt tài sản, cướp, sử dụng bạo lực với những người hoạt động dân chủ, nhân quyền xảy ra trên khắp cả nước.Bất chấp trấn áp, bạo lực của các cơ quan bảo vệ đảng Cộng sản cầm quyền, những người hoạt động dân chủ và nhân quyền vẫn vững vàng trên con đường đấu tranh bảo vệ nhân quyền và thực thi các quyền tự do dân chủ của mình. Những điều tích cực đã diễn ra trong năm 2013 như Hội Anh Em Dân Chủ (Hội AEDC) được thành lập vào đầu tháng Năm, trải qua những sự sách nhiễu, trấn áp. Nhưng Hội AEDC từ 40 thành viên ban đầu nay đã lên 90 thành viên chính thức, gần 200 cảm tình viên và có trên 10 ngàn người yêu thích qua trang Facebook.
Trong phiên tòa phúc thẩm, sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã được thả tự do, Đinh Nguyên Kha giảm một nửa so với án sơ thẩm, tội danh khủng bố đã được xóa bỏ. Đinh Nhật Uy cũng đã được thả tự do.
Cuối năm, một loạt các tổ chức xã hội dân sự được ra đời như Bấm Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Bầu Bí tương thân v.v...
Những điều tích cực trên sẽ là tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo trong năm 2014.
Cộng đồng quốc tế và người Việt ở hải ngoại đã và đang đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc cổ vũ, vận động chính phủ các nước, ủng hộ về tinh thần và vật chất. Nhưng họ không thể làm thay công việc đấu tranh trực tiếp của phong trào dân chủ ở trong nước. Những người ở trong nước sẽ quyết định việc nhanh hay chậm, thất bại hay thành công của công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
'Năm của những cơ hội' Từ những kinh nghiệm đó, tôi đưa ra quan điểm của mình là: để cho cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam sớm thành công, thì ở trong nước cần từ 15-20 tổ chức xã hội dân sự và đảng chính trị hoạt động trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, mỗi tổ chức cần có tối thiểu từ 200 -1.000 thành viên hoạt động tích cực.
Đây là bài toán mà mỗi tổ chức, cá nhân đang đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền trong nước, cùng với cộng đồng người Việt ở hải ngoại cần phải thực hiện trong năm 2014 và năm tiếp theo.
"Việt Nam đã có nhiều cam kết song phương cũng như đa phương về việc tôn trọng và cải thiện quyền con người. Đồng thời bản Hiến pháp mới, trong chương về quyền con người, quyền công dân đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với bản Hiến pháp cũ"
Từ sự kết nối, giao lưu trên các trang mạng xã hội, phải cụ thể hóa bằng sự kết nối, giao lưu trực tiếp, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, giúp đỡ và ủng hỗ lẫn nhau.
Mỗi một tổ chức được hình thành ở trong nước, cần có kết nối, tham gia của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Người Việt hải ngoại đóng vai trò vận động chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, truyền thông quốc tế để ủng hộ cho tổ chức trong nước. Đồng thời người Việt hải ngoại cũng vận động và cùng nhau đóng góp tài chính cho hoạt động của tổ chức ở trong nước.
Trong năm 2014, Việt Nam sẽ là thành viên chính thức của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc, Việt Nam cũng đang trong quá trình đàm phán và gia nhập Hiệp định TPP. Việt Nam đã có nhiều cam kết song phương cũng như đa phương về việc tôn trọng và cải thiện quyền con người. Đồng thời bản Hiến pháp mới, trong chương về quyền con người, quyền công dân đã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với bản Hiến pháp cũ.
Tất cả những điều đó là công cụ, phương tiện hữu ích để cho các tổ chức, cá nhân đang và sẽ hoạt động dân chủ và nhân quyền ở trong và ngoài nước sử dụng với mục đích đem lại tự do, dân chủ, nhân quyền cho mọi người dân Việt Nam.
Năm 2014 sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội. Chúng ta mong rằng tất cả những tổ chức, cá nhân đang hoạt động cho dân chủ và nhân quyền ở trong và ngoài nước hãy cùng nhau đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Tất cả vì dân chủ và thịnh vượng của Tổ quốc và nhân dân Việt Nam.
LS Nguyễn Văn Đài
Chân Dung Người Vợ Lính Việt Nam Cộng HòaTrong cuộc sống, sự thành công hay thất bại nào cũng có cái giá của nó. Trong chiến tranh cũng vậy, cái giá của những chiến tích lừng danh mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) phải trả, là những đồng đội đã hy sinh, những đồng đội khác đã để lại một phần thân thể trên khắp miền đất nước, và hệ lụy dài lâu là những đứa trẻ vĩnh viễn xa cha, những người vợ vĩnh viễn xa chồng! Người quân nhân hy sinh vì tổ quốc, là sự hy sinh cao cả mà tổ quốc mãi mãi ghi công. Nhưng, hình ảnh người quả phụ, với một nửa tâm hồn, một nửa con tim, một nửa phần hơi thở, theo chồng lên đài tổ quốc ghi công, và những nửa còn lại có trách nhiệm trang bị cho các con một hành trang vào đời, phải được thừa nhận là sự hy sinh không kém phần cao cả như người chồng dũng cảm nơi chiến trường, rất xứng đáng được kính trọng.
Cũng trong chiến tranh, chồng ở chiến trường, vợ ở nhà quán xuyến công việc gia đình mà công việc gia đình nhiều đến nỗi có những việc chưa kịp đặt tên, nhưng tất cả đều là việc. Chăm sóc các con, chăm sóc tình thân gia đình quyến thuộc, chăm sóc tình bạn bè bằng hữu. Để rồi, những giờ phút yên tỉnh về đêm khi các con chìm trong giấc ngủ, mơ màng nghĩ đến chồng nơi chốn xa xôi, hay đang trong chiến trường khốc liệt, với bao khắc khoải lo âu, sầu muộn!
Cũng trong chiến tranh, chồng ở chiến trường, vợ ở nhà quán xuyến công việc gia đình mà công việc gia đình nhiều đến nỗi có những việc chưa kịp đặt tên, nhưng tất cả đều là việc. Chăm sóc các con, chăm sóc tình thân gia đình quyến thuộc, chăm sóc tình bạn bè bằng hữu. Để rồi, những giờ phút yên tỉnh về đêm khi các con chìm trong giấc ngủ, mơ màng nghĩ đến chồng nơi chốn xa xôi, hay đang trong chiến trường khốc liệt, với bao khắc khoải lo âu, sầu muộn!
Rồi chiến tranh chấm dứt trong nỗi nghẹn ngào uất hận, bởi đây là cuộc chiến mà cuối cùng “bị chấm dứt để thua trận”! Sau lời tuyên bố của vị Tổng Thống cuối cùng, hàng trăm ngàn đồng bào, quân nhân, viên chức, cán bộ, bỏ của chạy lấy người, tỵ nạn trên đất Mỹ. Với những thành phần tương tự như vậy gồm 222.809 người, lũ lượt bị lừa vào 200 trại tù trên khắp miền đất nước. Người 5 năm, 10 năm, 15 năm, thậm chí 17 năm ròng rã, do lòng thù hận tột cùng của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Hằng trăm ngàn gia đình di tản ra ngoại quốc, cũng như hằng chục triệu gia đình còn lại trên quê hương, tất cả đều hụt hẫng. Hụt hẫng vì cuộc sống trên đất người với biết bao xa lạ trong một xã hội kỹ nghệ mà bước đầu chưa thể hội nhập. Hụt hẫng vì phút chốc, từ chế độ tự do bị đẩy vào chế độ độc tài trên toàn cõi nước Việt Nam!
Cảnh đời thứ nhất. Trong cuộc đời tỵ nạn, vợ chồng con cháu có cơ hội bên nhau, cùng chia xẻ khổ đau, cùng gánh vác nhọc nhằn, cùng nhận chung nỗi nhục! Nỗi nhục phải rời khỏi quê hương trong thân phận lưu vong! Với những bà vợ chúng ta, vốn sinh ra và trưởng thành trong xã hội nông nghiệp, nay phải cùng chồng từng bước hội nhập vào xã hội kỹ nghệ nơi định cư, đã phải đêm đêm đếm bước từ bến xe công cộng về nhà trong màn tuyết lạnh sau những giờ nhọc nhằn nơi hãng xưởng. Lạnh đến nỗi không biết giọt nước lăn trên má là nước mắt, hay mảnh tuyết vừa tan!
Cảnh đời thứ hai. Trong xã hội mà kẻ thắng trận đầy lòng thù hận, thì gia đình ly tán, sự sống bị bóp nghẹt đến tận cùng của khổ đau, của nước mắt bởi chính sách bịt mắt bịt tai bịt miệng! Cái chế độ mà những người lãnh đạo luôn miệng huênh hoang là “dân chủ gấp trăm lần dân chủ tư bản”, lại bắt mọi người phải sống trong nỗi sợ hãi triền miên với những đôi mắt rình rập quanh năm suốt tháng!
Cảnh đời thứ hai. Trong xã hội mà kẻ thắng trận đầy lòng thù hận, thì gia đình ly tán, sự sống bị bóp nghẹt đến tận cùng của khổ đau, của nước mắt bởi chính sách bịt mắt bịt tai bịt miệng! Cái chế độ mà những người lãnh đạo luôn miệng huênh hoang là “dân chủ gấp trăm lần dân chủ tư bản”, lại bắt mọi người phải sống trong nỗi sợ hãi triền miên với những đôi mắt rình rập quanh năm suốt tháng!
Cảnh đời thứ ba. Riêng với những bà vợ ở lại mà chồng đã vào tù, còn tệ hơn nhiều so với hai cảnh đời nói trên. Hằng ngày phải đối phó với bọn cầm quyền địa phương, cái bọn mà đầu óc toàn đất sét và rác rưởi, chỉ biết đàn áp để cướp đoạt. Đồng thời phải chăm lo cuộc sống các con từng ngày, lo nuôi chồng từng tháng!
Và những bà vợ chúng ta, hải ngoại hay trong nước, thật sự là Những Người Đàn Bà Việt Nam rất can đảm khi phải chịu đựng và vượt qua nỗi đau nỗi nhục đó! Đau đến nỗi không còn nước mắt để khóc, nhục đến nỗi chẳng còn lời để than! Nếu đem so sánh giữa hai cảnh đời trong nước với ngoài nước, thử hỏi: “Ai đau hơn ai và ai nhục hơn ai?” Với tôi, không ai đau hơn ai, cũng không ai nhục hơn ai! Vì nỗi đau nào cũng có cái đau riêng của nó, nỗi nhục nào cũng có cái nhục riêng của nó! Xin những ông chồng diểm phúc, hãy nhìn lại đôi nét về hình ảnh Những Bà Vợ Chúng Ta trong cuộc sống khổ đau thầm lặng đó, mà người viết được những bà vợ trong cuộc kể lại:
Một cảnh đau thương. Một bà vợ cùng con cầm giấy phép “gánh gạo” nuôi chồng trên đất Bắc. Ba ngày đi, ba ngày về, 2 tiếng đồng hồ gặp gở! Khi trở về cư xá Bắc Hải, nhà bị niêm phong với dòng chữ “nhà vắng chủ”. Đau đớn biết bao! Xót xa biết dường nào! Bỗng dưng nhà bị mất! Bà gục đầu vào cửa! Bà cùng gia đình định cư tại Houston, Texas từ tháng 4 năm 1991.
Và những bà vợ chúng ta, hải ngoại hay trong nước, thật sự là Những Người Đàn Bà Việt Nam rất can đảm khi phải chịu đựng và vượt qua nỗi đau nỗi nhục đó! Đau đến nỗi không còn nước mắt để khóc, nhục đến nỗi chẳng còn lời để than! Nếu đem so sánh giữa hai cảnh đời trong nước với ngoài nước, thử hỏi: “Ai đau hơn ai và ai nhục hơn ai?” Với tôi, không ai đau hơn ai, cũng không ai nhục hơn ai! Vì nỗi đau nào cũng có cái đau riêng của nó, nỗi nhục nào cũng có cái nhục riêng của nó! Xin những ông chồng diểm phúc, hãy nhìn lại đôi nét về hình ảnh Những Bà Vợ Chúng Ta trong cuộc sống khổ đau thầm lặng đó, mà người viết được những bà vợ trong cuộc kể lại:
Một cảnh đau thương. Một bà vợ cùng con cầm giấy phép “gánh gạo” nuôi chồng trên đất Bắc. Ba ngày đi, ba ngày về, 2 tiếng đồng hồ gặp gở! Khi trở về cư xá Bắc Hải, nhà bị niêm phong với dòng chữ “nhà vắng chủ”. Đau đớn biết bao! Xót xa biết dường nào! Bỗng dưng nhà bị mất! Bà gục đầu vào cửa! Bà cùng gia đình định cư tại Houston, Texas từ tháng 4 năm 1991.
Một cảnh đau thương khác. Một bà vợ đã bao nhiêu lần bị công an Phường ra lệnh đi khu kinh tế mới, nhưng bà vẫn không đi. Chúng hành hạ bằng cách gọi bà đến văn phòng, bảo ngồi đó từ đầu giờ đến cuối giờ, ngày nào cũng vậy, và ròng rã 6 tháng như vậy. Một hôm, chúng bảo đưa giấy tờ nhà để giải quyết. Khi chụp được hồ sơ, lập tức tên công an ra lệnh trong vòng 24 tiếng đồng hồ bà phải ra khỏi nhà. “Ôi! Còn nỗi đau nào cao hơn nỗi đau này trong cảnh đời thua trận!” Bà xiêu vẹo trên đường về nhà cách đó mấy dãy nhà liên kế cũng trong cư xá Bắc Hải, và gục ngã ngay trước nhà! Bà cùng gia đình định cư vùng bắc California từ năm 1993, nhưng chồng đã qua đời vào năm 2003.
Một cảnh đau thương khác nữa. Một bà vợ có chồng bị giam trên đất Bắc hằng chục năm trời, bỗng dưng mất liên lạc. Bà lặn lội khắp các cơ quan tại Sài Gòn, Hà Nội, tốn kém, mệt nhọc, nhưng hoàn toàn bặt tin. Nỗi buồn đến với bà quá sức chịu đựng của người phụ nữ tuổi 50, mà có lúc bà cảm thấy như mình đang bên bờ vực thẳm, rồi ngã dần xuống…… Bà bị tai biến mạch máu não, nằm bất động một chỗ.
Nhiều tháng sau đó, bất ngờ, người nhà của bà nhận được giấy cho phép bà thăm chồng. Trại tù chỉ cách nhà vỏn vẹn 1 cây số (khám Chí Hòa). Bạn bè khiêng bà đến nhà tù. Cả hai “chồng đứng đó vợ liệt toàn thân”, chỉ biết nhìn nhau, òa khóc…! Khóc cho mình! Khóc cho cuộc đời! Phải chăng, mọi khổ đau trên cõi đời này đang bao quanh hai con người đau khổ đó? Không. Không chỉ có vậy. Mà là tất cả những bà vợ có chồng bị cộng sản giam giữ trong tù, tiêu biểu qua 3 cảnh đời trên đây trong hàng vạn cảnh đời trên đất nước Việt Nam, đều trong nỗi khổ tột cùng đó! Tình trạng bại liệt đó theo Bà cùng chồng định cư tại Houston, nhưng rồi Bà đã từ trần năm 2004!
Sài Gòn-Hà Nội 1.736 cây số, xe lửa tốc hành chạy 72 tiếng đồng hồ, tức 3 ngày 3 đêm. Mỗi người chỉ được mang theo 20 kí lô lên xe lửa, mang nhiều hơn số đó phải hối lộ cho một loạt nhân viên từ cổng vào cho đến nhân viên trên xe lửa. Hành lý ngổn ngang cả trên lối đi giữa toa xe. Ban ngày cũng phải lách từng bước chân vào chỗ trống. Còn ban đêm, thật khó mà tưởng tượng! Hai băng ngồi đối diện, một băng 3 người. Hai băng phía bên kia lối đi, mỗi băng 2 người ngồi. Hai đầu trên của hai băng 6 người, máng được 3 cái võng cho 3 người, 1 người nằm co quắp trên sàn xe đen đúa nhầy nhụa giữa 2 băng đối diện, và 2 người còn lại cũng nằm co quắp trên 2 băng ngồi. Nếu nhìn toàn cảnh của toa xe sẽ thấy, băng ngồi đầy người nằm, những chiếc võng bé xíu che kín trên đầu băng, cả lối đi vốn dĩ đã nhỏ hẹp cũng đầy người nằm chen lẫn trong đống hành lý thật hổn độn. Những bà vợ thăm chồng, mang theo hằng trăm kí lô, biết bao là nhọc nhằn gian khổ! Giả thử, nếu những ông chồng chứng kiến những hành khách nằm cong queo trong cái gọi là chiếc võng kia, hay co quắp giữa những gói quà đầy ấp tình thương trên sàn xe nhớp nhúa đó, là những bà vợ của mình, liệu có cầm được nước mắt không? Nghe nói lại, nghe thuật lại, ông chồng nào cũng đớn đau thương cảm cho tình cảnh những bà vợ quanh năm gánh gạo nuôi chồng! Nhưng không có đớn đau thương cảm nào có thể đem cân bằng nỗi đớn đau thương cảm của những bà vợ trọn tình vẹn nghĩa như vậy được cả!
Tôi hình dung những bà vợ chúng ta qua hình ảnh trên đây mà chính tôi trông thấy khi tôi ra trại tập trung cùng với 90 “bạn đồng tù”, từ Nam Định về Sài Gòn bằng xe lửa đúng 72 tiếng đồng hồ hồi tháng 9 năm 1987.
Trên đây là một cố gắng dựng lại hình ảnh “Những Bà Vợ Chúng Ta”, nếu không hoàn chỉnh thì ít ra cũng là những nét chính của hình ảnh ấy, qua sự kết nối bốn hợp phần sau đây:
Hai hợp phần trong chiến tranh, là những bà vợ mà chồng đã hy sinh, và những bà vợ mà chồng đang chiến đấu.
Hai hợp phần sau chiến tranh, là những bà vợ cùng chồng con di tản ngoại quốc, và những bà vợ ở lại Việt Nam, vừa nuôi con trong một xã hội đầy hận thù và kỳ thị, vừa nuôi chồng trong những trại tập trung nghiệt ngã!
Những cảnh đời bi thương, những khổ đau sầu muộn, những nước mắt, mồ hôi, được khơi lên từ những góc cạnh li ti trong hằng vạn hằng vạn cảnh đời như vậy, mà Những Bà Vợ Chúng Ta đã chịu đựng trong những năm dài thật dài!
Quyển Chân Trời Dâu Bể của Giao Chỉ, kể chuyện trên đất Mỹ, và quyển Giữa Dòng Nghịch Lũ của Duy Năng, kể chuyện trên quê hương Việt Nam. Hai tác phẩm này trong một mức độ nào đó, có thể xem là tiêu biểu cho rất nhiều tác phẩm dưới dạng chuyện kể thật bình thường, nhưng ôm ấp biết bao xót xa thương cảm cho thân phận người phụ nữ Việt Nam sau ngày thua trận, dù sống trong hai xã hội cách nhau nửa vòng trái đất. Với tác phẩm của Duy Năng, người kể chuyện là bà Hàng Phụng Hà. Bà là một trong số hằng trăm ngàn bà vợ thăm nuôi chồng trong tù. Ở phần kết, bà nói:
“… Các anh trong tù, khổ về vật chất và đau về tinh thần đến vạn lần, điều đó chúng tôi biết. Nhưng, chúng tôi -những bà vợ của các anh- đau khổ gấp ngàn cái vạn lần của các anh nữa, các anh có biết không? Tôi không đề cao một bà vợ nào, mà tôi đề cao tất cả những bà vợ thăm nuôi chồng trong các trại tù cải tạo. Bởi vì: Họ, đã đứng vững trong phẩm giá Người Vợ Miền Nam. Họ, rất xứng đáng được các anh kính trọng. Và Họ, chính là Vợ của các Anh”.
Vì vậy mà một số bạn đồng tù chúng tôi trong trại tập trung, đã không quá lời khi nói với nhau rằng: “Ra tù, chúng ta phải cõng vợ chúng ta đi vòng quanh trái đất, để đền bù đôi chút về sức chịu đựng biết bao nhọc nhằn gian khổ đã nuôi các con và nuôi chúng mình.
Bây giờ nhìn lại, trong một ý nghĩa nào đó, những cựu tù nhân chính trị chúng ta, đã cõng vợ đi được nửa vòng trái đất rồi. Đến ngày Việt Nam thật sự tự do dân chủ, chúng ta sẽ cõng vợ trở về quê hương là trọn vòng trái đất như đã tự hứa, phải không quý vị?
Với nét chân dung đó, tôi quả quyết rằng, Những Bà Vợ Chúng Ta rất xứng đáng được vinh danh. Và nếu quý đồng đội và quý vị đồng hương đồng ý với tôi, chúng ta cùng nói to lên rằng:
“Chúng ta cùng vinh danh Những Bà Vợ Chúng Ta là những người đàn bà cao cả, rất xứng đáng được kính trọng. Bởi, trong hoàn cảnh nghiệt ngã của chế độ độc tài cộng sản, nhưng đã đứng vững trong phẩm giá Người Vợ Miền Nam, cùng lúc, chu toàn thiên chức làm Mẹ, và tròn bổn phận làm Con”.
Vinh danh bằng những tiếng nói ân tình bên tai vợ, trao tặng vợ một bông hồng thật đẹp, hôn vợ những nụ hôn thật dài. Điều đó luôn nhắc nhở người chồng trong cuộc sống thường ngày, phải thể hiện lòng hiểu biết vợ mình nhiều hơn, cảm thông vợ mình nhiều hơn, rồi quàng tay vào lưng vợ mình chặt hơn, để cùng nhau đi suốt chiều dài còn lại trong cuộc sống lứa đôi thật mặn nồng, như chưa bao giờ mặn nồng đến như vậy. Trường hợp vì lý do gì đó mà bạn đang sống một mình, xin bạn hãy gắn bông hồng màu đỏ lên nơi nào mà khi nằm nghỉ bạn đều trông thấy, để trao tặng vợ khi đoàn tụ bên nhau. Hoặc sự trông thấy đó, sẽ giúp bạn có được những giây phút sống lại những năm tháng mặn nồng trong tình yêu vợ chồng thuở chung chăn chung gối, thuở mà hai người dùng chung một tên.
Vinh danh bằng những tiếng nói ân tình bên tai vợ, trao tặng vợ một bông hồng thật đẹp, hôn vợ những nụ hôn thật dài. Điều đó luôn nhắc nhở người chồng trong cuộc sống thường ngày, phải thể hiện lòng hiểu biết vợ mình nhiều hơn, cảm thông vợ mình nhiều hơn, rồi quàng tay vào lưng vợ mình chặt hơn, để cùng nhau đi suốt chiều dài còn lại trong cuộc sống lứa đôi thật mặn nồng, như chưa bao giờ mặn nồng đến như vậy. Trường hợp vì lý do gì đó mà bạn đang sống một mình, xin bạn hãy gắn bông hồng màu đỏ lên nơi nào mà khi nằm nghỉ bạn đều trông thấy, để trao tặng vợ khi đoàn tụ bên nhau. Hoặc sự trông thấy đó, sẽ giúp bạn có được những giây phút sống lại những năm tháng mặn nồng trong tình yêu vợ chồng thuở chung chăn chung gối, thuở mà hai người dùng chung một tên.
Houston, mùa Quốc Hận thứ 36!
Phạm Bá Hoa
Phạm Bá Hoa
MAY MÀ CÓ EM
Quỳnh lấy vé máy bay về Việt Nam một cách vội vàng, mấy ngày nay nàng ăn, nói, đi, đứng như người mộng du. Tình cờ sang Cali dự đám cưới người cháu, Quỳnh gặp lại Trang, người bạn học thân nhất, ngồi cạnh nhau trong giảng đường Văn Khoa. Trang cho Quỳnh biết mới sang Mỹ được hai tháng. Khi Trang về thăm quê nội ở Trà Vinh, nàng đã tình cờ gặp Tân, thương binh cụt một chân, ngồi bán vé số ngoài vỉa hè độ nhật. Nghe tin Tân còn sống, tim Quỳnh co thắt, toát mồ hôi và xây xẩm cả mặt mày. Quỳnh thì thầm như người mất hồn: “Trời ơi! Tân ơi! Anh còn sống sao? Mấy chục năm rồi, Tân ơi! Anh có biết rằng em tiếc thương anh ngần nào không? Cám ơn trời Phật đã cho Tân còn sống.” Dù hoàn cảnh thế nào Quỳnh cũng phải trở về gặp lại Tân! Gặp lại sự sống của chính nàng.
Theo gia đình, Trang dự lễ mãn Khóa 22 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Ngồi trên khán đài trong Vũ Đình Trường, sau bài diễn văn của Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, tiếng loa uy nghi dõng dạc:
- Quỳ xuống, các sinh viên sĩ quan.
Sinh viên sĩ quan thủ khoa nhận kiếm, cung bắn đi bốn hướng tượng trưng chí trai tang bồng hồ thỉ, sau khi hàng ngàn sinh viên khác nhịp nhàng quỳ xuống thẳng hàng để được gắn cấp bậc sĩ quan.
- Đứng lên, các tân sĩ quan.
Chỉ cần hai động tác quỳ xuống, đứng lên với cấp bậc trên cầu vai, họ đã phải bỏ biết bao tháng ngày gian lao, những bữa cơm chan mồ hôi, nước mưa trong rừng cao su... ngoài bãi tập.
Trên hai mươi năm qua rồi, đêm mãn khóa bập bùng kỷ niệm vẫn còn mới nguyên trong tâm hồn Quỳnh, đêm định mệnh để Quỳnh quen Tân do anh trai Trang; người bạn cùng khóa với Tân giới thiệu.Ngồi trong xe cạnh nhau, hai người chỉ trao đổi những lời thăm hỏi xã giao chừng mực. Ở Tân, Quỳnh thấy người con trai đã được tôi luyện qua gian lao, nắng mưa quân trường, tóc hớt cao, nước da bánh mật sạm nắng, tự dưng với tuổi mười bảy của đứa con gái mới lớn, Quỳnh thấy thương và tội nghiệp Tân quá đi thôi. Tân từ biệt mọi người - sau khi xin địa chỉ Quỳnh- ra bến xe miền Tây về quê thăm mẹ! Tân chỉ có hai mẹ con.
Trước ngày ra đơn vị, Tân chọn binh chủng mũ nâu Biệt Động Quân như lời tâm sự: “Không đi lính thì thôi, đi phải chọn binh chủng xứng đáng và phải đánh đấm ra trò”. Tân có đến thăm Quỳnh đi phố, ăn trưa và trong bóng tối rạp Ciné Lê Lợi, cầm tay Quỳnh, Tân nói lời từ giã:
- Mai anh đi! Quỳnh ở lại vui! Ráng học giỏi.
Tân ra đơn vị, Quỳnh thấy hụt hẫng trong lòng vì tình tiết thương tâm trong cuốn phim “Le temps d’aimer et le temps de mourir” (Một thời để yêu và một thời để chết) mà Quỳnh và Tân đã xem! Suốt thời gian dài sau này Quỳnh cứ tự hỏi: “Tại sao có một thời để yêu lại phải có một thời để chết?”
Chiến trận đã cuốn Tân đi biền biệt! Những địa danh mịt mùng xa xôi: Bình Định, Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, Phá Tam Giang... tiếp nối trên đầu mỗi cánh thư đầy ắp yêu thương của Tân gởi về; một thứ hạnh phúc nhỏ nhoi mà nhiều lần Quỳnh đã mang vào giấc ngủ.
Tình yêu qua những cánh thư đã làm Quỳnh trưởng thành, nàng đọc báo, nghe đài phát thanh, tin tức những trận đánh lớn đã khiến nàng bỏ ăn! Đóng cửa nằm yên trong phòng một mình.Quỳnh thường đi chùa! Một lần nghe có ông thầy ở Thủ Đức rất tài; làm phép trong tờ giấy bạc xếp thành hình tam giác, tránh được lằn tên mũi đạn. Quỳnh vội vàng thỉnh phép bọc bằng vải nhung tím, ép nylon gởi cho Tân và nàng bắt buộc Tân phải đeo bên mình, Tân phải sống để yêu thương nàng.
Lâu lâu, Tân gửi cho nàng gói mè xửng, chiếc nón bài thơ đánh dấu những địa danh chàng đã đi qua. Nhận được quà của Tân gởi về Quỳnh cảm động mừng rơi nước mắt.
Ra trường chưa được hai năm Tân đã được thăng cấp tại mặt trận hai lần và giữ chức vụ đại đội trưởng. Lần này, đơn vị Tân tham dự hành quân vượt biên sang Lào! Lam Sơn 719. Tiểu đoàn Tân vừa được đổ xuống một đỉnh đồi, xe tăng địch đã nằm sẵn từ chân đồi dàn hàng ngang tiến lên! Cái giá phải trả cho một trực thăng của Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã bị bắn rớt, và phóng đồ hành quân đã rơi vào tay địch trước đó hai ngày. Sau hai giờ chiến đấu bằng lựu đạn, đơn vị Tân đã bị tràn ngập. Thân nhân gia đình đến hậu cứ đơn vị hỏi thăm tin tức về chồng con họ một cách nhiệt tình, tự nhiên. Thấy Quỳnh đứng rụt rè bỡ ngỡ, người sĩ quan hậu cứ đến hỏi:
- Xin lỗi cô tìm ai?
Quỳnh lí nhí:
- Dạ! Em muốn biết tin tức Trung Úy Tân, Đại đội Trưởng.
- Cô là gì của Trung Úy Tân?- Dạ! Vợ.
Má Quỳnh ửng đỏ. Người sĩ quan hậu cứ ranh mãnh trả lời nàng:
- Đơn vị đang trong vùng hành quân! Có tin tức gì tôi sẽ thông báo cho bà sau.
Chữ bà đã làm Quỳnh ngượng ngùng làm sao ấy. Nghĩ cho cùng rồi cũng đúng thôi. Quỳnh đã trao đời con gái cho Tân sau lần thăm ở Pleiku, khi Tân đang nằm điều trị ở Quân Y Viện để gắp một mảnh lựu đạn xuyên vào vai. Quỳnh chưa biết đam mê xác thịt, nàng muốn có con với Tân. Nếu lỡ Tân không về nàng còn giữ được giọt máu cho Tân! Cho mẹ Tân có người nối dõi tông đường! Quỳnh không có thời gian chọn lựa trong vòng tay Tân! Tình yêu đếm bằng phút giây với nỗi chết không rời! Tội cho Quỳnh biết bao, khi lỡ có người yêu ngoài mặt trận.
Quỳnh tỉnh dậy trong nhà thương, khi tuần sau lên hậu cứ và được người sĩ quan trực trả lời:
- Xin thành thật chia buồn cùng bà! Trung Úy Tân được báo cáo đã mất tích.
Ba năm trời Quỳnh đi mọi nơi, hỏi không biết bao người đội mũ nâu nhưng nàng không nhận ra được một tin tức nào của Tân.Những ngày cuối tháng tư năm 1975, Cộng quân đánh vào Xuân Lộc pháo kích dữ dội vào Biên Hòa; gia đình gồm cha, mẹ Quỳnh và đứa em trai di tản, sau đó định cư tại thành phố Montreal, Canada.
Chuyện tình nàng và Tân phút chốc thoáng như mơ mà đã gần ba mươi năm! Một nửa đời người rồi còn gì!!!
Phi cơ ở độ cao, Quỳnh kéo chăn đắp lên ngực và thì thầm với chính mình:
- Tân ơi! Em phải về gặp anh! Dù thế nào em cũng không thể dối lòng mình được, em yêu anh suốt cuộc đời này.
Người tiếp viên thông báo, phi cơ đã vào địa phận Việt Nam.
- Quỳ xuống, các sinh viên sĩ quan.
Sinh viên sĩ quan thủ khoa nhận kiếm, cung bắn đi bốn hướng tượng trưng chí trai tang bồng hồ thỉ, sau khi hàng ngàn sinh viên khác nhịp nhàng quỳ xuống thẳng hàng để được gắn cấp bậc sĩ quan.
- Đứng lên, các tân sĩ quan.
Chỉ cần hai động tác quỳ xuống, đứng lên với cấp bậc trên cầu vai, họ đã phải bỏ biết bao tháng ngày gian lao, những bữa cơm chan mồ hôi, nước mưa trong rừng cao su... ngoài bãi tập.
Trên hai mươi năm qua rồi, đêm mãn khóa bập bùng kỷ niệm vẫn còn mới nguyên trong tâm hồn Quỳnh, đêm định mệnh để Quỳnh quen Tân do anh trai Trang; người bạn cùng khóa với Tân giới thiệu.Ngồi trong xe cạnh nhau, hai người chỉ trao đổi những lời thăm hỏi xã giao chừng mực. Ở Tân, Quỳnh thấy người con trai đã được tôi luyện qua gian lao, nắng mưa quân trường, tóc hớt cao, nước da bánh mật sạm nắng, tự dưng với tuổi mười bảy của đứa con gái mới lớn, Quỳnh thấy thương và tội nghiệp Tân quá đi thôi. Tân từ biệt mọi người - sau khi xin địa chỉ Quỳnh- ra bến xe miền Tây về quê thăm mẹ! Tân chỉ có hai mẹ con.
Trước ngày ra đơn vị, Tân chọn binh chủng mũ nâu Biệt Động Quân như lời tâm sự: “Không đi lính thì thôi, đi phải chọn binh chủng xứng đáng và phải đánh đấm ra trò”. Tân có đến thăm Quỳnh đi phố, ăn trưa và trong bóng tối rạp Ciné Lê Lợi, cầm tay Quỳnh, Tân nói lời từ giã:
- Mai anh đi! Quỳnh ở lại vui! Ráng học giỏi.
Tân ra đơn vị, Quỳnh thấy hụt hẫng trong lòng vì tình tiết thương tâm trong cuốn phim “Le temps d’aimer et le temps de mourir” (Một thời để yêu và một thời để chết) mà Quỳnh và Tân đã xem! Suốt thời gian dài sau này Quỳnh cứ tự hỏi: “Tại sao có một thời để yêu lại phải có một thời để chết?”
Chiến trận đã cuốn Tân đi biền biệt! Những địa danh mịt mùng xa xôi: Bình Định, Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, Phá Tam Giang... tiếp nối trên đầu mỗi cánh thư đầy ắp yêu thương của Tân gởi về; một thứ hạnh phúc nhỏ nhoi mà nhiều lần Quỳnh đã mang vào giấc ngủ.
Tình yêu qua những cánh thư đã làm Quỳnh trưởng thành, nàng đọc báo, nghe đài phát thanh, tin tức những trận đánh lớn đã khiến nàng bỏ ăn! Đóng cửa nằm yên trong phòng một mình.Quỳnh thường đi chùa! Một lần nghe có ông thầy ở Thủ Đức rất tài; làm phép trong tờ giấy bạc xếp thành hình tam giác, tránh được lằn tên mũi đạn. Quỳnh vội vàng thỉnh phép bọc bằng vải nhung tím, ép nylon gởi cho Tân và nàng bắt buộc Tân phải đeo bên mình, Tân phải sống để yêu thương nàng.
Lâu lâu, Tân gửi cho nàng gói mè xửng, chiếc nón bài thơ đánh dấu những địa danh chàng đã đi qua. Nhận được quà của Tân gởi về Quỳnh cảm động mừng rơi nước mắt.
Ra trường chưa được hai năm Tân đã được thăng cấp tại mặt trận hai lần và giữ chức vụ đại đội trưởng. Lần này, đơn vị Tân tham dự hành quân vượt biên sang Lào! Lam Sơn 719. Tiểu đoàn Tân vừa được đổ xuống một đỉnh đồi, xe tăng địch đã nằm sẵn từ chân đồi dàn hàng ngang tiến lên! Cái giá phải trả cho một trực thăng của Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã bị bắn rớt, và phóng đồ hành quân đã rơi vào tay địch trước đó hai ngày. Sau hai giờ chiến đấu bằng lựu đạn, đơn vị Tân đã bị tràn ngập. Thân nhân gia đình đến hậu cứ đơn vị hỏi thăm tin tức về chồng con họ một cách nhiệt tình, tự nhiên. Thấy Quỳnh đứng rụt rè bỡ ngỡ, người sĩ quan hậu cứ đến hỏi:
- Xin lỗi cô tìm ai?
Quỳnh lí nhí:
- Dạ! Em muốn biết tin tức Trung Úy Tân, Đại đội Trưởng.
- Cô là gì của Trung Úy Tân?- Dạ! Vợ.
Má Quỳnh ửng đỏ. Người sĩ quan hậu cứ ranh mãnh trả lời nàng:
- Đơn vị đang trong vùng hành quân! Có tin tức gì tôi sẽ thông báo cho bà sau.
Chữ bà đã làm Quỳnh ngượng ngùng làm sao ấy. Nghĩ cho cùng rồi cũng đúng thôi. Quỳnh đã trao đời con gái cho Tân sau lần thăm ở Pleiku, khi Tân đang nằm điều trị ở Quân Y Viện để gắp một mảnh lựu đạn xuyên vào vai. Quỳnh chưa biết đam mê xác thịt, nàng muốn có con với Tân. Nếu lỡ Tân không về nàng còn giữ được giọt máu cho Tân! Cho mẹ Tân có người nối dõi tông đường! Quỳnh không có thời gian chọn lựa trong vòng tay Tân! Tình yêu đếm bằng phút giây với nỗi chết không rời! Tội cho Quỳnh biết bao, khi lỡ có người yêu ngoài mặt trận.
Quỳnh tỉnh dậy trong nhà thương, khi tuần sau lên hậu cứ và được người sĩ quan trực trả lời:
- Xin thành thật chia buồn cùng bà! Trung Úy Tân được báo cáo đã mất tích.
Ba năm trời Quỳnh đi mọi nơi, hỏi không biết bao người đội mũ nâu nhưng nàng không nhận ra được một tin tức nào của Tân.Những ngày cuối tháng tư năm 1975, Cộng quân đánh vào Xuân Lộc pháo kích dữ dội vào Biên Hòa; gia đình gồm cha, mẹ Quỳnh và đứa em trai di tản, sau đó định cư tại thành phố Montreal, Canada.
Chuyện tình nàng và Tân phút chốc thoáng như mơ mà đã gần ba mươi năm! Một nửa đời người rồi còn gì!!!
Phi cơ ở độ cao, Quỳnh kéo chăn đắp lên ngực và thì thầm với chính mình:
- Tân ơi! Em phải về gặp anh! Dù thế nào em cũng không thể dối lòng mình được, em yêu anh suốt cuộc đời này.
Người tiếp viên thông báo, phi cơ đã vào địa phận Việt Nam.
Trước khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, phi cơ đảo đi một vòng lớn, qua khung cửa kính Quỳnh vẫn thấy thửa ruộng, mái tranh lụp sụp, sự nghèo đói làm vòng đai rộng lớn bao quanh thành phố Sài Gòn hoa lệ.
Qua báo chí, Quỳnh biết rằng hơn bảy mươi lăm phần trăm dân tộc mình là nông dân, suốt đời úp mặt xuống bùn cũng không kiếm đủ miếng ăn cho gia đình! Cộng thêm sự áp bức, bất công! Giàu sang chỉ dành riêng cho thành phần thiểu số cai trị và tất cả thảm trạng đó điều xuất phát ở cấp lãnh đạo có vầng trán quá thấp! Với vầng trán đó, họ đưa một dân tộc cần cù siêng năng thông minh trở nên nghèo đói nhất thế giới. Sài Gòn bây giờ là ô nhiễm, xe cộ đủ loại chen chúc luồn lách vô trật tự! Sự công xúc tu sỉ xảy ra ở mọi gốc cây, nhiều lần Quỳnh phải quay mặt đi vì hổ thẹn.
Ra xa cảng miền Tây, đón xe tốc hành, Quỳnh về Trà Vinh, thành phố Quỳnh đến lần đầu. Quỳnh xuống xe với hai chiếc va li nặng trĩu. Ngơ ngác cố nhớ lời Trang tả, nàng đi lần về phía đầu chợ; thành phố đã lên đèn.
Hàng chục anh xe lôi, xúm quanh hỏi Quỳnh về đâu? Nàng hỏi thăm Tân, cụt chân bán vé số ở đầu phố chợ. Có người nhanh nhẩu trả lời:
- Trung úy Tân! Biệt động Quân bán vé số! Cô lên xe tôi chở đến nhà ổng cho.
- Tân! Biệt Động Quân! Những tiếng thân thương Quỳnh mừng khôn tả.Quỳnh đền ơn người chạy xe lôi hậu hĩnh! Trước khi mở cổng bước vào căn nhà ngói ba gian loang lổ gạch vôi nói lên đời sống khó khăn của chủ nhân nó. Quỳnh đưa tay đè lên trái tim, nén xúc động, Quỳnh gõ cửa. Người đàn ông chống nạng bước ra! Nhìn sững nàng! Miệng há hốc kinh ngạc! Đất như sụp dưới chân Quỳnh.
Tân không còn tin ở mắt mình:
- Có phải Quỳnh của anh đây không?
Nàng phóng tới ôm chầm lấy Tân:
- Vâng, em đây! Quỳnh của anh đây.
Ngoài ngõ, hàng xóm và trẻ em thật đông, tò mò nhìn vào. Người đàn bà tóc bạc như cước, từ nhà sau bước ra lắp bắp hỏi Tân:
- Cô này là ai vậy con?
Tân trả lời mẹ trong xúc động:
- Thưa má, Quỳnh bạn con.
Quỳnh chắp tay lễ phép chào bà. Mẹ Tân bước tới ôm tay Quỳnh vừa mếu máo khóc, vừa nói:
- Thằng Tân gặp lại con! Bây giờ có chết bác cũng vui lòng.
Mẹ Tân vén tay áo lau nước mắt. Tân chống nạng phụ Quỳnh mang mấy va li vào nhà.Quỳnh đi tắm, thay đồ mát và bữa cơm đạm bạc được dọn ra. Ba người cầm đũa, Quỳnh ăn thật ngon miệng! Mấy chục năm ở Canada làm gì có những món này. Tân và mẹ nhìn Quỳnh ăn một cách ái ngại.
Gắp cho Quỳnh bông so đũa luộc, mẹ Tân hỏi Quỳnh:
- Cháu ở đâu về? Lập gia đình được mấy đứa con rồi?
Nàng liếc sang Tân, hình như anh hồi hộp chờ câu trả lời của Quỳnh.
- Thưa Bác, con ở Canada về. Con chưa lập gia đình. Dạ thưa bác, nãy giờ con quên hỏi thăm về vợ con anh Tân.
Tân ngượng ngùng cúi đầu và mẹ Tân cười, niềm vui trong ánh mắt:
- Bác đã tám mươi tuổi rồi! Thèm cháu nội lắm. Thằng Tân nhiều lần tâm sự với bác, thân nó tật nguyền và suốt đời nói chỉ thương mỗi mình con thôi! Có mấy mối được lắm, nết na có học, nhưng nó đều từ chối. Mỗi chiều bán vé số về tắm rửa cơm nước xong, nó nằm trên võng mắt nhìn lên tấm ảnh nó và con chụp chung chưng trên bàn viết đó. Tay đàn, miệng hát tới khuya. Lần nào bác cũng nghe nó hát bản... Em lây cu... lây cưa... gì đó. Nó hát bản đó hoài sao không chán. Nó nói bản nhạc đó là cuộc đời nó.
- Nghe xong, Quỳnh buông đũa, ngưng ăn, nắm chặt tay Tân và Quỳnh quay mặt đi để dấu dòng nước mắt tuôn trào. Hồi lâu, nén xúc động, nghẹn ngào Quỳnh hỏi:- Anh thương em nhiều đến thế sao Tân?
Tân xoa xoa vai Quỳnh giọng như muốn khóc:
- Quỳnh! Em có biết tình yêu và hình bóng em đã nuôi sống cuộc đời tật nguyền của anh.
Qua báo chí, Quỳnh biết rằng hơn bảy mươi lăm phần trăm dân tộc mình là nông dân, suốt đời úp mặt xuống bùn cũng không kiếm đủ miếng ăn cho gia đình! Cộng thêm sự áp bức, bất công! Giàu sang chỉ dành riêng cho thành phần thiểu số cai trị và tất cả thảm trạng đó điều xuất phát ở cấp lãnh đạo có vầng trán quá thấp! Với vầng trán đó, họ đưa một dân tộc cần cù siêng năng thông minh trở nên nghèo đói nhất thế giới. Sài Gòn bây giờ là ô nhiễm, xe cộ đủ loại chen chúc luồn lách vô trật tự! Sự công xúc tu sỉ xảy ra ở mọi gốc cây, nhiều lần Quỳnh phải quay mặt đi vì hổ thẹn.
Ra xa cảng miền Tây, đón xe tốc hành, Quỳnh về Trà Vinh, thành phố Quỳnh đến lần đầu. Quỳnh xuống xe với hai chiếc va li nặng trĩu. Ngơ ngác cố nhớ lời Trang tả, nàng đi lần về phía đầu chợ; thành phố đã lên đèn.
Hàng chục anh xe lôi, xúm quanh hỏi Quỳnh về đâu? Nàng hỏi thăm Tân, cụt chân bán vé số ở đầu phố chợ. Có người nhanh nhẩu trả lời:
- Trung úy Tân! Biệt động Quân bán vé số! Cô lên xe tôi chở đến nhà ổng cho.
- Tân! Biệt Động Quân! Những tiếng thân thương Quỳnh mừng khôn tả.Quỳnh đền ơn người chạy xe lôi hậu hĩnh! Trước khi mở cổng bước vào căn nhà ngói ba gian loang lổ gạch vôi nói lên đời sống khó khăn của chủ nhân nó. Quỳnh đưa tay đè lên trái tim, nén xúc động, Quỳnh gõ cửa. Người đàn ông chống nạng bước ra! Nhìn sững nàng! Miệng há hốc kinh ngạc! Đất như sụp dưới chân Quỳnh.
Tân không còn tin ở mắt mình:
- Có phải Quỳnh của anh đây không?
Nàng phóng tới ôm chầm lấy Tân:
- Vâng, em đây! Quỳnh của anh đây.
Ngoài ngõ, hàng xóm và trẻ em thật đông, tò mò nhìn vào. Người đàn bà tóc bạc như cước, từ nhà sau bước ra lắp bắp hỏi Tân:
- Cô này là ai vậy con?
Tân trả lời mẹ trong xúc động:
- Thưa má, Quỳnh bạn con.
Quỳnh chắp tay lễ phép chào bà. Mẹ Tân bước tới ôm tay Quỳnh vừa mếu máo khóc, vừa nói:
- Thằng Tân gặp lại con! Bây giờ có chết bác cũng vui lòng.
Mẹ Tân vén tay áo lau nước mắt. Tân chống nạng phụ Quỳnh mang mấy va li vào nhà.Quỳnh đi tắm, thay đồ mát và bữa cơm đạm bạc được dọn ra. Ba người cầm đũa, Quỳnh ăn thật ngon miệng! Mấy chục năm ở Canada làm gì có những món này. Tân và mẹ nhìn Quỳnh ăn một cách ái ngại.
Gắp cho Quỳnh bông so đũa luộc, mẹ Tân hỏi Quỳnh:
- Cháu ở đâu về? Lập gia đình được mấy đứa con rồi?
Nàng liếc sang Tân, hình như anh hồi hộp chờ câu trả lời của Quỳnh.
- Thưa Bác, con ở Canada về. Con chưa lập gia đình. Dạ thưa bác, nãy giờ con quên hỏi thăm về vợ con anh Tân.
Tân ngượng ngùng cúi đầu và mẹ Tân cười, niềm vui trong ánh mắt:
- Bác đã tám mươi tuổi rồi! Thèm cháu nội lắm. Thằng Tân nhiều lần tâm sự với bác, thân nó tật nguyền và suốt đời nói chỉ thương mỗi mình con thôi! Có mấy mối được lắm, nết na có học, nhưng nó đều từ chối. Mỗi chiều bán vé số về tắm rửa cơm nước xong, nó nằm trên võng mắt nhìn lên tấm ảnh nó và con chụp chung chưng trên bàn viết đó. Tay đàn, miệng hát tới khuya. Lần nào bác cũng nghe nó hát bản... Em lây cu... lây cưa... gì đó. Nó hát bản đó hoài sao không chán. Nó nói bản nhạc đó là cuộc đời nó.
- Nghe xong, Quỳnh buông đũa, ngưng ăn, nắm chặt tay Tân và Quỳnh quay mặt đi để dấu dòng nước mắt tuôn trào. Hồi lâu, nén xúc động, nghẹn ngào Quỳnh hỏi:- Anh thương em nhiều đến thế sao Tân?
Tân xoa xoa vai Quỳnh giọng như muốn khóc:
- Quỳnh! Em có biết tình yêu và hình bóng em đã nuôi sống cuộc đời tật nguyền của anh.
Hai người dìu nhau ra ngồi trên băng đá trước hiên nhà. Gió đi lào xào trên tàng cây vú sữa xum xuê trước ngõ, với giọng xúc động, Tân kể lại diễn biến cuộc hành quân sang Lào. Thiết giáp Cộng quân tràn ngập đơn vị, Tân bị đạn đại liên tiện đi mất chân trái. Tân bị bắt làm tù binh, bị giam cầm tại các tỉnh thượng du Bắc Việt, mười ba năm bị giam cầm, cách biệt với thế giới bên ngoài! Mười ba năm ở địa ngục trần gian.
Năm 1985 họ thả anh, về đây sống với đời buồn tủi tật nguyền, hằng ngày anh đi bán vé số. Hai mẹ con sống cuộc đời cháo rau túng thiếu trong căn nhà kỉ niệm của ba anh, người sĩ quan dù đã chết trong trận Điện Biên Phủ.
Quỳnh cũng kể cho Tân nghe, từ năm 1972 sau nhiều lần hỏi thăm, kiếm tìm, đơn vị cho biết Tân đã mất tích.
Tháng 4 năm 1975 gia đình nàng di tản và định cư tại Canada; cha mẹ nàng đã qua đời. Nàng làm việc ở một bệnh viện, em trai nàng đỗ bác sĩ đã lập gia đình được hai con. Riêng Quỳnh vẫn ở vậy.
“Em nghĩ rằng anh đã chết và em sẽ sống với hình bóng anh suốt cuộc đời này. Bây giờ đang ngồi bên anh em cứ nghĩ mình nằm mơ.”
Tân cúi xuống, vén tóc Quỳnh, hai người hôn nhau say đắm. Một nụ hôn của ba mươi năm và dài bằng nửa vòng trái đất.
Buông nhau ra, Quỳnh nũng nịu:
- Em muốn anh đàn và hát cho em nghe.Tân gật đầu và Quỳnh vào nhà mang đàn ra. Dáng hao gầy, gương mặt nhiều nét kỷ hà học, dạo phiếm và Tân cất tiếng hát. Lời bài hát của một thi sĩ té lầu chết trong một cơn say và Phạm Duy phổ nhạc:“Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em, đời còn dễ thương...”
Năm 1985 họ thả anh, về đây sống với đời buồn tủi tật nguyền, hằng ngày anh đi bán vé số. Hai mẹ con sống cuộc đời cháo rau túng thiếu trong căn nhà kỉ niệm của ba anh, người sĩ quan dù đã chết trong trận Điện Biên Phủ.
Quỳnh cũng kể cho Tân nghe, từ năm 1972 sau nhiều lần hỏi thăm, kiếm tìm, đơn vị cho biết Tân đã mất tích.
Tháng 4 năm 1975 gia đình nàng di tản và định cư tại Canada; cha mẹ nàng đã qua đời. Nàng làm việc ở một bệnh viện, em trai nàng đỗ bác sĩ đã lập gia đình được hai con. Riêng Quỳnh vẫn ở vậy.
“Em nghĩ rằng anh đã chết và em sẽ sống với hình bóng anh suốt cuộc đời này. Bây giờ đang ngồi bên anh em cứ nghĩ mình nằm mơ.”
Tân cúi xuống, vén tóc Quỳnh, hai người hôn nhau say đắm. Một nụ hôn của ba mươi năm và dài bằng nửa vòng trái đất.
Buông nhau ra, Quỳnh nũng nịu:
- Em muốn anh đàn và hát cho em nghe.Tân gật đầu và Quỳnh vào nhà mang đàn ra. Dáng hao gầy, gương mặt nhiều nét kỷ hà học, dạo phiếm và Tân cất tiếng hát. Lời bài hát của một thi sĩ té lầu chết trong một cơn say và Phạm Duy phổ nhạc:“Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em, đời còn dễ thương...”
Tân có ngón đàn thật điêu luyện! Giọng hát khàn đục chuyên chở nỗi niềm chia sẻ, xuyên suốt tim Quỳnh; trôi về thành phố núi của những cô gái má đỏ môi hồng, mái tóc ướt mềm. Thành phố đi năm phút đã về chốn cũ và trong khách sạn Bồng Lai, trên chiếc giường ra trắng muốt, nàng đã trao thân cho Tân trong một đêm mưa kéo dài.
Trời thật khuya. Trăng thượng tuần sáng vằng vặc. Quỳnh theo Tân vào phòng. Chiếc giường ngủ trải chiếu bong. Quỳnh ngất ngây trong vòng tay Tân. Mùi đàn ông, mùi nếp non rạ mới đã làm Quỳnh phiêu diêu trong hoan lạc tột cùng. Rõ ràng “đêm nay mới thật là đêm - ai đem trăng sáng trải lên vườn chè”.
Suốt ba tuần lễ ở nhà Tân, Quỳnh và mẹ Tân đi sắm đồ trang trí lại nhà cửa theo sự yêu cầu nhiều lần của nàng. Quỳnh thuê một chiếc xe du lịch đưa mẹ, và Tân ngắm cảnh Ao Bà Ôm. Tân chỉ cho Quỳnh nơi chú Đạt hôn cháu Diễm trong phim Yêu của Chu Tử do tài tử Anh Ngọc và Thanh Lan đóng. Những hàng cổ thụ, rễ dâng cao trên mặt đất! Mặt hồ gió mát! Phong cảnh tuyệt vời. Ba người cũng đi ngắm biển Long Toàn với những đồi cát chập chùng và những bữa ăn cua luộc ngon nhớ đời.Bên Quỳnh, Tân như trẻ lại, ăn nói hào sảng như ngày nào khoác áo hoa rừng và đội chiếc mũ nâu.
Khỏi phải nói! Mẹ Tân thương quý Quỳnh qua cách đối xử phải đạo của nàng! Nhiều lần bà cảm ơn Quỳnh đã mang về đây niềm vui, hạnh phúc cho Tân, đứa con trai duy nhất và cũng là tài sản của đời bà.
Riêng Quỳnh, sau nhiều đêm ngỏ lời muốn Tân lấy nàng, Tân đã hỏi Quỳnh suy nghĩ kỹ chưa khi chọn một người tật nguyền làm chồng, trước khi chấp nhận, Quỳnh chọn căn nhà cũ kỹ, có giếng nước mát lạnh, tàng cây vú sữa cho bóng mát suốt ngày, làm nơi cư trú suốt đời bên tình yêu nồng nàn của Tân.
Quỳnh cùng Tân dạo phố, không một mặc cảm ngại ngùng nào “bên người yêu tật nguyền chai đá”. Trái lại, Quỳnh còn thầm hãnh diện có người chồng đã hy sinh một phần thân thể cho quê hương đất nước.
Trước khi Quỳnh trở lại Canada, gia đình Tân tổ chức một bữa tiệc, mời một ít bà con và một số hàng xóm cạnh nhà để tuyên bố lễ cưới giữa Tân và Quỳnh. Mọi người đều cảm động trước mối tình nồng thắm, cách chia gần ba mươi năm của hai người. Trong tiệc cưới, mẹ Tân đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy hạnh phúc của con trai mình.Ba tháng sau, trên chuyến bay Cathay Pacific Airline, Quỳnh đã thu xếp mọi việc ổn thỏa để trở về sống suốt đời ở Việt Nam bên cạnh Tân - chồng nàng.
Khách cùng chuyến bay ngưỡng mộ nhìn Quỳnh, tay xách túi nhỏ và vai mang một hộp da như đựng nhạc khí kèn đồng.
Trong quầy khám hành lý, nhân viên hải quan hách dịch hỏi nàng:
- Sao không thấy bà kê khai hộp da bà mang trên vai. Chúng tôi được lệnh khám xét.
Quỳnh mở dây kéo, mọi người đều ồ lên một tiếng ngạc nhiên, khi nhìn vào bên trong lớp lót nỉ đỏ. Không có thứ nhạc cụ nào cả mà là một cái chân giả tuyệt đẹp.
- Bà mang chân giả này về cho ai? Nguyên do nào người này bị tật? Viên hải quan gắt gỏng.
Quỳnh trả lời một cách bình tĩnh:
- Nếu ở phi trường nước khác, tôi sẽ từ chối trả lời câu hỏi này. Nhưng ở đây tôi xin trả lời ông: Tôi mang chân giả này về cho chồng tôi! Anh bị thương trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở chiến trường Hạ Lào.
Sau một lúc bàn thảo, họ đồng ý cho Quỳnh đi. Đẩy xe hành lý bước nhanh một đỗi, Quỳnh còn nghe rõ câu nói hằn học lớn tiếng sau lưng cuả đám Hải quan. Nàng không thèm để ý, mỉm cười bước nhanh khi nhìn thấy Tân và mẹ vẫy tay chào nàng ngoài khung của kính bên kia đường.Tường Lam
Trời thật khuya. Trăng thượng tuần sáng vằng vặc. Quỳnh theo Tân vào phòng. Chiếc giường ngủ trải chiếu bong. Quỳnh ngất ngây trong vòng tay Tân. Mùi đàn ông, mùi nếp non rạ mới đã làm Quỳnh phiêu diêu trong hoan lạc tột cùng. Rõ ràng “đêm nay mới thật là đêm - ai đem trăng sáng trải lên vườn chè”.
Suốt ba tuần lễ ở nhà Tân, Quỳnh và mẹ Tân đi sắm đồ trang trí lại nhà cửa theo sự yêu cầu nhiều lần của nàng. Quỳnh thuê một chiếc xe du lịch đưa mẹ, và Tân ngắm cảnh Ao Bà Ôm. Tân chỉ cho Quỳnh nơi chú Đạt hôn cháu Diễm trong phim Yêu của Chu Tử do tài tử Anh Ngọc và Thanh Lan đóng. Những hàng cổ thụ, rễ dâng cao trên mặt đất! Mặt hồ gió mát! Phong cảnh tuyệt vời. Ba người cũng đi ngắm biển Long Toàn với những đồi cát chập chùng và những bữa ăn cua luộc ngon nhớ đời.Bên Quỳnh, Tân như trẻ lại, ăn nói hào sảng như ngày nào khoác áo hoa rừng và đội chiếc mũ nâu.
Khỏi phải nói! Mẹ Tân thương quý Quỳnh qua cách đối xử phải đạo của nàng! Nhiều lần bà cảm ơn Quỳnh đã mang về đây niềm vui, hạnh phúc cho Tân, đứa con trai duy nhất và cũng là tài sản của đời bà.
Riêng Quỳnh, sau nhiều đêm ngỏ lời muốn Tân lấy nàng, Tân đã hỏi Quỳnh suy nghĩ kỹ chưa khi chọn một người tật nguyền làm chồng, trước khi chấp nhận, Quỳnh chọn căn nhà cũ kỹ, có giếng nước mát lạnh, tàng cây vú sữa cho bóng mát suốt ngày, làm nơi cư trú suốt đời bên tình yêu nồng nàn của Tân.
Quỳnh cùng Tân dạo phố, không một mặc cảm ngại ngùng nào “bên người yêu tật nguyền chai đá”. Trái lại, Quỳnh còn thầm hãnh diện có người chồng đã hy sinh một phần thân thể cho quê hương đất nước.
Trước khi Quỳnh trở lại Canada, gia đình Tân tổ chức một bữa tiệc, mời một ít bà con và một số hàng xóm cạnh nhà để tuyên bố lễ cưới giữa Tân và Quỳnh. Mọi người đều cảm động trước mối tình nồng thắm, cách chia gần ba mươi năm của hai người. Trong tiệc cưới, mẹ Tân đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy hạnh phúc của con trai mình.Ba tháng sau, trên chuyến bay Cathay Pacific Airline, Quỳnh đã thu xếp mọi việc ổn thỏa để trở về sống suốt đời ở Việt Nam bên cạnh Tân - chồng nàng.
Khách cùng chuyến bay ngưỡng mộ nhìn Quỳnh, tay xách túi nhỏ và vai mang một hộp da như đựng nhạc khí kèn đồng.
Trong quầy khám hành lý, nhân viên hải quan hách dịch hỏi nàng:
- Sao không thấy bà kê khai hộp da bà mang trên vai. Chúng tôi được lệnh khám xét.
Quỳnh mở dây kéo, mọi người đều ồ lên một tiếng ngạc nhiên, khi nhìn vào bên trong lớp lót nỉ đỏ. Không có thứ nhạc cụ nào cả mà là một cái chân giả tuyệt đẹp.
- Bà mang chân giả này về cho ai? Nguyên do nào người này bị tật? Viên hải quan gắt gỏng.
Quỳnh trả lời một cách bình tĩnh:
- Nếu ở phi trường nước khác, tôi sẽ từ chối trả lời câu hỏi này. Nhưng ở đây tôi xin trả lời ông: Tôi mang chân giả này về cho chồng tôi! Anh bị thương trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở chiến trường Hạ Lào.
Sau một lúc bàn thảo, họ đồng ý cho Quỳnh đi. Đẩy xe hành lý bước nhanh một đỗi, Quỳnh còn nghe rõ câu nói hằn học lớn tiếng sau lưng cuả đám Hải quan. Nàng không thèm để ý, mỉm cười bước nhanh khi nhìn thấy Tân và mẹ vẫy tay chào nàng ngoài khung của kính bên kia đường.Tường Lam
Tác hại của Mao Trạch Đông đối với Việt Nam
Ảnh bên: Bức tượng của Mao Trạch Đông làm bằng vàng, kim cương và jade được trưng bầy tại cuộc triển lãm ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông ngày 16/12 /2013. Tin cho biết bức tượng nặng 50 kg (110 lbs) và trị giá hơn 100.000.000 nhân dân tệ (16.470.000 $).AFP
Ngày 26 tháng 12 vừa qua Trung Quốc đã làm kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao Trạch Đông với kinh phí lên tới hơn 300 triệu mỹ kim tại tỉnh Hồ Nam, quê hương của ông. Công và tội của Mao dịp này cũng được báo chí mổ xẻ và con người được xem vừa có công vừa có tội với lịch sử Trung Quốc ấy có ảnh hưởng thế nào đối với Việt Nam?
Nói đến Mao Trạch Đông người Trung Quốc nào cũng có hai thái độ, sợ hãi và khâm phục hòa lẫn nhau. Hai luồng tư tưởng ấy song song với nhau khiến khi được hỏi liệu Mao Trạch Đông là người có công hay có tội với đất nước Trung Quốc thì sẽ khó trả lời đối với một số người dân Trung Quốc. Đó là chưa kể tới hoàn cảnh xã hội, giai cấp và tư tưởng chính trị từng người lúc câu hỏi đặt ra.
Kết quả không bất ngờ
Trước ngày kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Mao một ngày, tờ Hoàn Cầu Thời báo đã làm một cuộc thăm dò ý kiến người dân với câu hỏi "Bạn có đồng ý rằng những thành tựu của Mao Trạch Đông lớn hơn sai lầm của mình?" Tờ báo nhận được kết quả 78,3% đồng ý 6,8% đồng ý mạnh mẽ và 11,7% không đồng ý còn lại 3% không ý kiến.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từng là Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong nhiều năm cho biết nhận xét của ông về việc này:
Tất nhiên ông ấy cũng có tinh thần dân tộc của ông ấy nhưng mà ông ấy cũng có tham vọng rất lớn, muốn làm bá chủ kia! Có lúc ông ấy đã nói với những lãnh đạo chúng tôi (Việt Nam) là ông ta sẽ đem 500 bần nông phát triển xuống Đông nam á. Ông ấy vừa có tư tưởng độc lập dân tộc vừa có tư tưởng bành trướng.
Cũng có một thời gian người ta không nhắc đến ông Mao Trạch Đông nữa vì ông ta sai lầm quá đáng trong “cách mạng văn hóa”, diệt chết những người của ban lãnh đạo với ông ấy và ông ta gây ra tai họa trong cách làm văn hóa cho ba mươi mấy triệu người nên có một thời gian họ không nhắc tới nữa. Bây giờ họ lại nhắc đến tức là họ muốn trở lại cái tinh thần đại Trung Quốc thì họ nhắc chứ sự thực thì họ vẫn biết ông ấy sai lầm.
Ảnh bên:Đấu tố trong cách mạng văn hóa ở TrungQuốc năm 1966 (ảnh tư liệu)
Theo bình luận của nhiều cây bỉnh bút quốc tế lý do khiến một số lớn người trả lời như vậy vì họ là thế hệ sau không trực tiếp ảnh hưởng tới các sai lầm của Mao như bước Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa. Hai sai lầm này đã giết gần ba mươi triệu con người và chính tay Mao Trạch Đông đã ra lệnh thanh trừng một triệu người gồm đảng viên cao và trung cấp, ra lệnh và thúc giục hồng vệ binh tàn sát những thành phần có biểu hiện lừng khừng hay bất đồng trước các chủ trương của Mao.
Điều thứ hai, một số lớn người dân không hiểu rõ ràng về tội ác của Mao Trạch Đông vì hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc đã rất thành công trong việc ngăn chận những thông tin về vấn đề này, nhất là tại các vùng nông thôn Trung Quốc.
Điều thứ ba, con số đồng tình lên cao do bức xúc hoàn cảnh xã hội của một nước Trung Quốc đầy khoảng cách ngày nay. Giàu và nghèo cách xa nhau ngày càng nhiều và rộng đã khiến dân chúng Trung Quốc nhớ lại thành tựu của Mao như một phản ứng tiêu cực trước chế độ hiện nay.
Mao Trạch Đông ngàn năm công tội
Nói về các chủ thuyết và hành động chính trị độc tôn của Mao, có lẽ tác phẩm “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội” của Tân Tử Lăng xuất bản năm 2007 là cuốn sách đầy đủ và trung thực nhất khi viết về con người muôn mặt này. Tân Tử Lăng đã vạch ra nhiều sai lầm của Mao và trong đó nhiều điều người Việt có thể chia sẻ vì liên quan đến sinh mệnh đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam vẫn còn theo đuổi và lệ thuộc rất nhiều từ Trung Quốc trong đó việc độc đảng, kiểm soát quốc hội và xây dựng Chủ nghĩa Xã hội đều là tư tưởng của Mao Trạch Đông.
Trong chương 5 của cuốn sách có tựa: “Thiết lập thể chế chính trị chuyên chế một đảng” Tân Tử Lăng kể lại việc Mao Trạch Đông chủ trương Đảng đứng trên Quốc hội cũng như lãnh tụ đứng trên đảng ra sao.
Tại Việt Nam điều 4 hiến pháp là một bản sao rập khuôn với những gì Mao đã tuyên bố và thực hiện cách đây hơn 50 năm. Đảng trở thành tối thượng đứng trên mọi tổ chức dân cử, trong đó cao nhất là Quốc Hội đã làm tê liệt mọi hoạt động dân chủ và điều này theo Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng là tác hại lớn nhất của Mao đối với đất nước Việt Nam từ trước tới nay:
Dưới nhiều dạng vẻ, hình thái, len lỏi vào trong ngóc ngách của đời sống với quan điểm “còn Đảng còn mình” và Đảng lãnh đạo một cách toàn diện và tuyệt đối. Nhưng sự lãnh đạo của Đảng nếu hiểu cho đúng như Hồ Chí Minh nói là lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối và bằng gương mẫu của Đảng để mà lôi kéo quần chúng theo sau, chứ không phải lãnh đạo toàn diện bằng cách dí súng vào mang tai người ta bắt người ta đi theo.
Chính đây là một biến thái của chủ nghĩa Mao nó đang tàn hại đất nước này và bây giờ đất nước này muốn dân chủ hóa, muốn xóa chế độ toàn trị phản dân chủ này thì phải đào đến tận gốc của nó xem nó ở đâu? Chính cái gốc ở chủ nghĩa Mao, tức là từ cái vô sản chuyên chính biến tướng qua chủ nghĩa Mao và nó vào Việt Nam
Hiện nay khi tình hình xã hội không ổn định. Khi cái đảng này mất hết ý chí, khi cái đảng này cảm thấy dưới đất mình rung rinh vì dân không phục thì người ta càng quyết liệt vận dụng quan điểm chủ nghĩa Mao trong việc dùng bạo lực để bảo vệ chính quyền.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng
Ở chương 12 của cuốn sách, Tân Tử Lăng kể lại trong Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp tại Bắc Đới vào tháng 8 năm 1958 Mao Trạch Đông đã tuyên bố “Chúng ta phải thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng”. Thế mà mãi 55 năm sau Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn thừa nhận cái không tưởng ấy khi ông nói rằng còn cả trăm năm nữa không tìm ra cái lõi, cái hướng đi của Xã hội chủ nghĩa là gì.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết nhận xét của ông về mô hình xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang theo đuôi Trung Quốc, ông nói:
Phải nói rằng ở Việt Nam có nhiều cái Trung Quốc làm thế nào thì họ lại theo như vậy. Bây giờ Trung Quốc họ đang giả vờ xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng thực chất là họ xây dựng chủ nghĩa tư bản. Rồi Việt Nam cứ vin vào đấy mà xây dựng xã hội chủ nghĩa!
Theo tôi xã hội chủ nghĩa là một cái gì rất mơ hồ. Nó đã sụp đổ kiểu như mô hình Stalin. Nó đã sụp đổ rồi mà bây giờ chưa có ai nêu ra được một mô hình nào mới vậy thì xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cái mô hình nào?
Nó không có mô hình, không có tiêu chí thì xây dựng xã hội chủ nghĩa theo cái nào? Xã hội Trung Quốc bây giờ là xã hội tư bản chưa hoàn chỉnh do Đảng Cộng sản lãnh đạo chứ không phải xã hội Xã hội Chủ nghĩa như họ nói đâu. Họ nêu để mà nêu thôi. Chính ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư ông ấy đã nói rằng hết thế kỷ này cũng chưa thấy hoàn thiện, hoàn thành chủ nghĩa xã hội thì chứng tỏ rằng trăm năm nữa chưa biết nó như thế nào. Như vậy đúng là quá mơ hồ rồi.
Đảng vẫn theo Mao
Tư tưởng Mao Trạch Đông tại Việt Nam thông qua sự âm thầm rập khuôn của đảng Cộng sản Việt Nam tuy hiếm có người dân nào chú ý đến sự băng hoại của nó đối với đời sống, tuy nhiên với giáo sư Tương Lai ông cho biết lực lượng trí thức hiện nay đang nỗ lực chống lại nó một cách triệt để thông qua Diễn đàn Xã hội Dân sự vừa mới thành hình cũng như hoạt động của nhóm trí thức 72 mà trong đó ông là một thành viên, ông cho biết:
Trong diễn đàn Xã hội Dân sự hay trong hoạt động của nhóm 72 chúng tôi thì chúng tôi không chống ai cả, chúng tôi không đòi lật đổ ai cả nhưng mà chúng tôi muốn chống lại tư tưởng Mao, chống lại cái ảnh hưởng của Trung Quốc. Cái này mới là cái nguy hiểm gấp bội phần chứ còn những thứ khác dù sao chăng nữa nó cũng chỉ là bên ngoài, gạt ra là hết. Nhưng tư tưởng Mao nó len lỏi vào trong đời sống tinh thần của dân tộc, nó len lỏi vào và hệ thống chính trị cái này mới là đáng sợ.
Mới đây Chủ tịch Tập Cận Bình đã lên tiếng yêu cầu giảm bớt các lễ lạc trong ngày sinh của Mao Trạch Đông mặc dù khi lên cầm quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần hâm nóng hình ảnh của Mao vì cha ông là Tập Trọng Huân từng là bạn chiến đấu của ông Mao Trạch Đông.
Điều này cho thấy Trung Quốc khó mà nhìn nhận sự tác hại của Mao một cách công bằng vì đảng Cộng sản mà ông ta thành lập cho tới nay vẫn còn có lợi cho rất nhiều người.
Đặc biệt tại Việt Nam, nhiều nhà bất đồng chính kiến cho rằng chưa bao giờ câu nói nổi tiếng “súng đẻ ra chính quyền” của ông được áp dụng cụ thể và quyết liệt như ngày nay.
Mặc Lâm -Theo RFA
0 nhận xét:
Đăng nhận xét