Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Sức khỏe của chúng ta(176)

Cơm và bệnh tiểu đường
Ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp.Nhưng ăn ngon có cái nguy hiểm của nó nhất là khi ở những nước sống lâu quá tuổi 60 mới nhìn thấy hậu quả.
Việc đầu tiên là cơm chúng ta ăn. Ở Mỹ hay Châu Âu hay Úc Châu, dân Việt vẫn coi cơm là cơ bản. Dân Á Châu là vậy, di dân sang Mỹ hay Úc họ vẫn coi cơm là món ăn chính, bánh mì không thể thay thế. Vì ăn cơm chặt bụng, no lâu và tiêu hóa dễ chịu hơn bánh mì vì cơm có số lượng nước liên kết chặt chẽ với bột, amylose hay amylopectin.
Và cơm là phải cơm trắng dẻo như Nàng Thơm hay Jasmine Thái Lan hay Kyoto Nhật Bản. Và phải hai bát mỗi bữa tức là phải 300 hay 400gr cơm một bữa..
Ngày xưa tổ tiên chúng ta chọn gạo là đúng vì khí hậu nhiệt đới không thể trồng lúa mì, lúa mì đòi hỏI khí lạnh nhiệt độ 17 độ C. Trồng gạo hai vụ rất lợi cho kinh tế và nhất là hột gạo có những chất bổ vô cùng hấp dẫn cả về phẩm chất cũng như số lượng.
Nhưng tiếc thay bao nhiêu chất bổ tập trung vào vỏ cám ngoài hạt và oái oăm hơn nữa, cám có nhiều chất lipoproteins rất bổ nhưng mau chóng bị chất enzyme lipase trong cám oxy hóa và trở nên khét không dự trữ được. Các cụ chỉ có cách giã gạo cho bớt cám rồi ăn hạt, cám cho heo ăn. Tuy vậy bao gạo cũng không tồn trữ trữ lâu được, phải đến thế kỷ thứ 19, khi Pháp sang làm nhà máy xay lúa mới giải quyết được vấn đề kinh tế, làm sao tồn trữ được bao gạo hàng năm, dùng máy xay cho trắng sạch gạo rồi đánh bóng “Polish” hạt gạo nhẵn và đều. Cám bị loại hết cho heo ăn. Nhưng tai hại cho sức khoẻ con người nhất là dân “khá giả” hay “trưởng giả”, may cho dân nghèo vẫn ăn gạo đỏ hay “gạo Lức muối mè”.
Hạt gạo đã xay máy và đánh bóng chỉ còn chất
tinh bột (starch) mà lúc đó là tinh bột tinh chế  (Refined Starch) có đặc điểm riêng của nó. Cũngnhư tinh bột tinh chế  từ lúa mì nó không còn chất xơ (Fiber) (vì  chầt xơ tập trung trong cám). Nó mất đi 67% Vitamin B3, 80% Vitamin B1, 90% Vitamin B6, một nửa số Manganese, môt nửa số Phosphorus, 60% Sắt Iron. Nó mất tất cả những chất acid béo ( fatty acids) cần thiết, Selenium, Magnesium. Đến nỗi theo Luật Hoa Kỳ gạo sản xuất ở Hoa Kỳ phải cho thêm B1, B2 và Iron nhưng cho thêm không thể nào bằng thiên nhiên.
Brown Rice, gạo đỏ cũng được sản xuất ở Hoa Kỳ nhưng không phảI là dễ dàng, phải vô hiệu hóa chất enzyme lipase trong cám nếu không chỉ vài giờ sau là gạo hư. Phần nhiều người ta dùng nhiệt độ 80 độ C xấy khô nhưng gạo đỏ cũng chỉ tồn trữ được 6 tháng.
Khi đã xay vỡ vỏ thóc ngoài cùng, còn lại lớp cám ( bran)mầm (germ), xay nữa và mài nữa thì mất lớp Aleurone (rất nhiều chất b éo rất cần thiết, essential fats). Nhưng như vậy thì mới tồn trữ được hột gạo trông rất trắng rất đẹp, ăn ngon vì mềm và thơm, nhưng chỉ còn tinh bột tinh chế ( refined starch).
Nghiên cứu của Đại Học Tufts, Boston Massachusetts cho biết tinh bột tinh chế (refined starch) được hấp thụ ở ruột rất nhanh và nằm đó dưới tình trạng mỡ, mỡ xung quanh ruột, gan và vùng xương chậu (pelvis). Người trông không mập, bụng không phệ nhưng có một lượng mỡ quan trọng trong vùng bụng xung quanh ruột .. Có thể người coi ốm chứ không mập.
Đại học Tufts nghiên cứu một số người ăn bánh mì trắng tinh bột tinh chế  so với một số người ăn bánh mì có cám (bran)chất xơ (fiber). Sau một năm rưỡi, những người ăn bánh mì tinh bột tinh chế  thấy dây thắt lưng phải nới thêm ( ½ inch mỗi năm). Có vẻ chất đường được hấp thụ bị Insulin đẩy vào tồn trữ ngay trong những tế bào mỡ xung quanh ruột. Và những người này có nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 ( diabetes type 2) chất đường trong máu( glycemia) cao hơn nhóm ăn bánh mì nâu có cám (bran).
Sau đó nước Mỹ thay đổi cách ăn uống, Bộ Y tế (Dept of Health and Human Services) tung ra khẩu hiệu White Bread Round Waist (Bánh trắng bụng tròn) và các siêu thị (Super Market) thay đổi bộ mặt tại gian hàng bánh mì. Bánh mì trắng vẫn còn bán nhưng không được trắng lắm vì FDA ra lệnh ít nhất phải có  51 % chất xơ (Fiber) trong bánh mì. Và vô số bánh mì có ch W tức là Whole grain không được tinh bột tinh chế  (refined starch) nữa.
Và nay người ta biết tại sao. Các tế bào mỡ vùng xung quanh ruột rất quan trọng trong vai trò điều hòa bằng tín hiệu (signaling) việc sản xuất nhiều hormons, cytokines đi hoạt động ở nhiều bộ phận vùng bụng như tụy  tạng (pancreas). Một cytokine khích động NF-KB pathway làm chất insulin không còn hữu hiệu nữa tức là đề  kháng với insulin (Insulin Resistance) (Insulin resistance là định nghĩa của Diabetes type 2)
Trong bệnh tiểu đường loại 1 tuyến tụy (pancreas) không sản xuất được insulin hay sản xuất rất ít, phần nhiều người trẻ do di truyền hay cơ thể tự miễn dịch( autoimmunity) sau khi nhiễm siêu vi trùng ở tuyến tụy. Trong bệnh tiểu đường loại 2 insulin được sản xuất nhưng không hữu hiệu tại các tế bào chính địa bàn hoạt động của Insulin vì các tế bào này không nhận ra insulin nữa. Insulin có nhiệm vụ là mở khóa cửa các tế bào mỡ, gan và bắp thịt cho đường trong máu (glycemia) vào tồn trữ. Đầu tiên là các tế bào Beta của tụy tạng cũng không nhận ra insulin, mất chức năng hồi tác (feedback) điều hòa. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 phần nhiều là có tuổi trên 45 khi Insulin và tụy tạng bắt đầu thấm mệt. Người trẻ cũng có thể bi bệnh này nếu quá mập hay ăn quá nhiều đường, số lượng Insulin không cáng đáng nổi.
Con số 22.5% người Việt Nam trên 65 bị tiểu đường loại 2 ở Hoa kỳ không làm ngạc nhiên chút nào. Ông Việt Kiều Hải Ngoại sáng chế ra những thức ăn nhiều bôt tinh chất hay mỡ với số lượng kinh hoàng như bánh mì Ba Lẹ, chiêu với cà phê sữa đặc Ông Thọ hay Borden 30% đường nguyên chất. Xong rồi tráng miệng bằng chè đường. Nhiều gia đình ông tiểu đường, cháu béo phì vì bà chiêu đãi mỗi tối môt bữa chè. Ở Việt Nam cũng vậy từ 10 năm nay giai cấp giầu có cũng béo phì và tiểu đường như hải ngoại. Béo phì ảnh huởng tới di truyền (genes), bố mẹ béo thì con cũng vậy.
Khi đường trong máu cao thì chỉ có 2 cách chữa chạy, phần nhiều là phải thực hiện cả hai:  bỏ đường, bỏ tinh bột tinh chếcử động bắp thịt (exercise). Nếu không ăn kiêng thì không thuốc nào trị nổi. Có nhiều thực vật có khả năng hạ đường một chút (chúng tôi đã thử một số) như Okra đậu đũa, lá xương rồng, lá dứa, lá ổi, đậu đen, tỏi ta ngâm rượu v.v… nhưng không thay thế nổi insulin và nhất là ăn kiêng (diet), mà cũng không thay thế nổi các thuốc giảm glucoz-huyết (hypoglycemiants) tác dụng trên tụy tạng , gan hay ruột.
Khi đường trong máu lên tới con số trên 126mg/dl khi nhịn đói lúc sáng sớm thì bắt đầu bênh tiểu đường. Và hậu quả đầu tiên là phải đi nha sĩ vì mức đường-huyết cao đưa đến nhiễm trùng mọi nơi trong cơ thể, đặc biệt là răng và lợi. Trong mồm có môt số lượng lớn vi trùng, nhiều thứ ta chưa biết tên. Nhiễm trùng răng lợi đưa đến nhiễm trùng nơi xa xôi như viêm màng trong tim (endocarditis) và viêm thận bề thận (pyelonephritis)
Khi đường trong máu lên cao, nó tác hại nhẹ nhàng nhưng liên tục tới mọi tế bào đặc biết là tế bào nội (endothelial) trên màng trong các mạch máu.Tế bào bị hư hại và bệnh vữa xơ động mạch (atherosclerosis) xuất hiện, cholesterol và calcium đóng mảng (Atheroma Plaque) làm  cho máu đang chảy bị đông lại (thrombosis/huyết khối ).

Vữa xơ dộng mạch làm nghẽn mạch máu

Màng nền ( basement membrane)của mạch máu dày thêm nhưng không vì thế mà chắc chắn thêm; trái lại yếu đi máu thoát vào gây chảy máu ngay trong thành của mạch. Mạch tắc gây thiếu dinh dưỡng thiếu oxy cho mọi cơ và bộ phận bị chi phối. Mọi bộ phận từ não tới ngón chân bị ảnh hưởng, nhưng tai hại nhất là tim, thận, thủy tinh thể (lens) và võng mạc (retina)  mắt, và tế bào thần kinh. Mọi mạch máu bị ảnh hưởng, từ động mạch lớn, trung và nhỏ. Người bị tiểu đường nếu thoát được bệnh nhồi máu cơ tim do tai biến tim mạch  (Cardiovascular accident heart attack), đột quỵ do tai biến mạch máu não(cerebro vascular accident stroke) thì về tương lai thận của họ sẽ bị suy phải thường xuyên thẩm tách (dialysis). Sau cùng là tắc tĩnh mạch sâu ở chân (deep vein theombosis) dẫn dến việc phài cắt bỏ chân.
Chất đường glucose không được dùng hết cho sản xuất năng lực, còn một số chất thải được phân hóa theo glycosalisation bằng hai hệ thống. Hệ thống không cần enzyme, chất đường dính với protein và từ từ trở thành những chất trung gian như Schiff base, Amodari products  tỷ lệ thuận với luợng đường trong máu. Vì vậy bác sĩ theo dõi tình trạng đường của bệnh nhân bằng cách đo Hemoglobin A1C đ biết tình trạng trong thởi gian 2 – 3 tháng  trước( đo đường  trong máu /glycemia hàng ngày chỉ cho biết tình trạng đường trong máu cao hay thấpvào lúc đo mà thôi). Hemoglobin A1C của người bình thường từ 4 đến 6, từ 6.1 tới 7.0 là tình trạng tiểu đường có kiểm soát còn từ  7 trở lên biểu hiện bệnh tiểu đường không còn kiểm soát
 Khi chúng ta trình diện tại phòng mạch bác sĩ với tình trạng tiểu đường loại 2 phải chờ đợi một khuyến cáo. Ông/bà bác sĩ nào cũng vậy “anh hay chị phải giải quyết cái gánh nặng dư 5 hay 10 ký quá mức thì thuốc mới hữu hiệu. Anh chị ăn ít đi và tập thể dục nhiều lên”. Nói thì dễ mà làm thực khó. Một cuộc chiến đấu gay go và cam khổ cả năm hay cả đời lúc thắng lúc bại.
Chỉ số đường huyềt CSĐH(Glycemic Index-GI) là số đo mức đường trong máu  tăng nhanh ra sao sau khi chúng ta ăn một loại thực phẩm đặc biệt nào đó. Ảnh hưỡng của các loại thực phẫm khác nhau lên mức đưởng trong huyết sai biệt nhau rất nhiều. Chỉ số glycemic là số ước tính mỗi một gram carbohydrate ( tổng lượng carbohydrate trừ chất xơ) có trong một thực phẩm làm tăng đường trong máu lên bao nhiêu sau khi thực phẫm này được tiêu dùng, so với mức tăng đường trong máu sau khi glucoz nguyên chất dược tiêu dùng. Glucoz nguyên chất có chỉ số đường huyết CSĐH ( glycemic index-GI) đươc qui định là 100
  
 Chỉ số gycemic của một thực phẩm được phân loại thành thấp, trung bình hoặc cao. Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó. Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn, và cũng giảm xuống một cách chậm rãi giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.
Tùy món ăn trong ruột được phân hóa nhanh hay chậm, nhịp nhàng hay không, cách kết hợp của chất bột với xơ, với phân tử protein và mỡ, tùy theo chất tinh bột (starch) ra sao như bột gạo chất amylose cứng có GI thấp, chất amylopectin dẻo thì GI cao. GI gạo trắng cao hơn GI gạo nâu khá xa. Tùy theo số lượng Protein trong món ăn, số lượng organic acid. Ví dụ có dấm thì GI thấp hơn, có mỡ và chất xơ thì dạ dày chậm mở hơn. Bánh mì nâu GI thấp hơn bánh mì trắng nhưng nếu cho enzymes vào cho dẻo thì GI lên cao ngay. Trái cây và rau có GI đặc biệt thấp nhưng vài trái cây như soài (theo kinh nghiệm cá nhân tôi)  thì GI cao.
Còn về số lượng thì dùng tải lượng đưởng huyết (Glycemic Load-GL).Đó là con số ước luợng mức glucoz trong máu tăng bao nhiêu sau khi một thực phẩm được tiêu dùng. Một đơn vi GL tượng đượng với ảnh hưỡng của môt gram glucoz tiêu dùng. Tải lượng GL kể tới tới số lượng carbohydrate có trong thực phẩm và  độ tăng mức gluzoz trong máu cho mổi gram carbohydrate trong thực phẩm. Tãi lượng GL được tính theo chĩ số glycemic và bẳng số gram carbohydrate có trong thực phẩm nhân với chỉ số GI của thực phẫm rồi chia cho 100. Glycemic Load (GL) từ 1 đến 10 là thấp, 10 là trung bình, 20 là cao
Có món ăn rất ngọt nhưng nhiều nước không thể so với món ăn ngọt nặng về đường. Và còn tùy theo khẩu phần (serving) là bao nhiêu, ông Mỹ hay Châu Âu khẩu phần bánh mì trắng là 30-50 gr, ông Việt Nam bánh mì Ba Lẹ tới 300 gr, mập là cái chắc. Cơm trắng ông Mỹ hay ông Úc tính khẩu phần chỉ 150gr cơm, ông Việt Nam hai bát nhỏ là 200 gr rồi...
Vấn đề ăn uống không thể trông cậy vào ai, phải tự mình lo cho thân mình. Không thể lúc nào cũng ăn môt mình một mâm theo sách vở. Món ăn phải hợp khẩu vì mình ăn không ngon thì không thể nhịn lâu được. Biết bao trường hợp thành công một thời gian rồi đâu vào đó. Phải biết Glycemic Index và Glycemic load của từng món, ăn cho đủ không thể ăn đói..
Glycemic load cao nhất là cơm nếp rồi tới cơm hay cháo đặc trắng rồi tới cơm hay cháo đặc gạo nâu vì có cám. Bánh mì bagel trắng GL cao nhất là 28, baguette của Pháp GL 15. Bánh mì whole wheat chỉ có 9, whole grain bread chỉ có 7, Cơm Gạo Jasmine được dân Việt Kiều ưa chuộng cao kỷ lục về cả GI lẫn GL. Chúng ta bị mập béo tiểu đường là lẽ dĩ nhiên. Chúng ta không cần biết tới khuyến cáo Bộ Y Tế Mỹ, vẫn khư khư bám lấy gạo Thái Lan Nàng Thơm cho khoái khẩu. Chúng ta không cần biết vì không muốn biết.

Nghiên cứu từ Đại Học Harvard đăng trong American Journal of Nutrition. Nghiên cứu 12 năm liền với 74,000 nữ điều dưỡng cho thấy càng ăn nhiều chất xơ
(fiber) thì càng bớt cân.
Gạo trắng mất đi 45% trọng lượng hat nguyên thủy khi mất vỏ Bran cám, nguy hại không phải chỉ về vấn đề đường mà thôi. Nguy hiểm hơn nữa là mất rất nhiều dinh dưỡng không thể thay thế được. Mớ mỡ xung quanh ruột và tràn ra máu Triglycerides cao rất khó giải quyết vì thiếu nhiều công cụ để phân hủy mỡ. Khó giải quyết vì nằm sâu trong bụng, xa các bắp thịt chân và tay.
Muốn giải quyết lớp mỡ phải cần tới hàng ngàn phản ứng Enzyme phân hóa và trao đổi hàng ngàn metabolites. Phải cần nhiều loại enzymes chống oxy-hóa các acid béo. Cám Bran có 120 chất chống oxi-hóa(antioxydants), có đầy đủ sinh tố (Vitamins) chỉ trừ có Vitamin D và C. Có đầy đủ các loại phytosterols, Beta sitosterols, fibers, Vitamin E Complex, đầy đủ các loại B Complex B1 B2, B3 ngay cả Vitamin B15 hiếm có. Có Enzyme Q 10, nhất là các acid béo Omega 3, Omega 6, không có thì không thể giải quyết được triglycerides cao trong máu. Các acid béo Omega 3 trong dầu cá( fish oil)dùng để trị mỡ Triglycerides cao trong máu đã được các bác sĩ dùng từ lâu, 3 viên mỗi viên 1000 mg Omega 3 fatty acids có thể giảm lượng Triglycerides 300 hay 350mg/dl xuống 150 trong vòng vài tháng.
Tiếc thay một phần lớn những chất bổ đó bị hủy nếu đun sôi trong 45 phút. Tiếc thay cám gạo “kho tàng chất bổ” lại đem dùng để làm cám nuôi heo.
Dầu trong cám chứa nhiều chất chống oxi hóa (antioxydants) hơn mọi thứ dầu thực vật khác, vitamin E tocopherol, tocotrienol và nhất là oryzanol (2417 phần trong 1 triệu), hơn hẳn cả về lượng cũng như phẩm so với các dầu đậu nành, bắp, canola, cotton seed, hoa hướng dượng. Có Enzyme thì phải có Co Enzyme. Cám cho ta đầy đủ số lượng Manganese, Selenium, Magnesium .Mn là Coenzym cho nhiều phản ứng chống oxi-hóa. Nhiều phản ứng phát sinh năng lượng, phân hóa và sản xuất proteins, fatty acids, cholesterol, metabolites cho sex hormons và mediators cho tế bào thần kinh.Selenium quan trọng không kém, phối hợp chặt chẽ với chất xơ trong tiêu hóa và chống oxi-hóa. Đặc biệt chống ung thư, phối hợp với Glutathion, sinh tố E.Magnesium phối hợp chặt chẽ với Ca, được gọi là Calcium channel blocker thiên nhiên, không thể thiếu trong mọi phạm vi hoạt động của Ca như xương, thần kinh, và bắp thịt.
Vì thế gạo trắng tinh chúng ta ăn thiếu những dinh dưỡng cần thiết. gây cho chúng ta những vấn đề như bệnh tiểu đường loại 2. Không thể giải quyết được nạn Việt kiều tiểu đường loại 2 nếu không đi vào nguyên nhân như người Mỹ đã làm. Không dễ đâu vì cũng có một số nhất định người Mỹ  vẫn ăn bánh mì trắng. Dân Việt cũng như dân Á Châu khác có vẻ cứ ăn gạo ngon, bệnh tật tính sau.
(theo Bác Sỹ Dương Hồng Mô – Virginia, USA , bài dăng trên  banmaihong-April 07,2012) 
Gạo trắng, nguy cơ gây tiểu đường ?

Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí British Medical Journal  cho thấy ăn thường xuyên gạo trắng tăng rủi ro bị bệnh tiểu đường loại 2. Trong nghiên cứu này , các nhà khoa học tại Đại học Harvard đã xem xét các dữ liệu thâu lượm được trong bốn công trỉnh nghiên cứu: hai tại các nước Á châu ( Trung hoa và Nhật) và hai tại các nước phượng tây    ( Hoa kỳ và Úc châu). Tất cả những người tình nguyện tham gia công cuộc nghiên cứu đều không mắc bệnh tiểu đường khi các nghiên cứu bắt đầu
Dân chúng tại các nước Á châu ăn trung bình khoảng bốn khẩu phần (servings) gạo trắng mổi ngảy, trong khi các ngưởi phượng tây chỉ ăn dưới năm khẫu phần mỗi tuần. Kết quả cho thấy càng ăn nhiều khẩu phẩn gạo trằng mỗi ngày bao nhiêu thì nguy cơ bị bệnh tiểu đường loại 2 càng caobấy nhiêu  (Bệnh tiễu đường loai 2 là dạng tiểu đường có liên hệ mật thiết nhất với bệnh mập phì)
Theo nghiên cứu mới này, rủi ro bị tiểu đưởng tăng khoàng 10 phần trăm cho mổi khẩu phần gạo trắng ăn thêm mỗi ngày.
Nghiên cứu này không có mục đích tìm hiểu lý do tại sao gạo trắng lại tăng rủi rọ bị tiểu đường.Nhưng  bác sĩ  Qi Sun--một thành viên của nhóm nghiên cứu—có nêu lên một vài giả thuyết. Ông cho biết gạo trắng có chỉ số glycemic  (*)cao nên có thể làm tăng đột ngột mức đường-huyết. Ngoài ra gạo trẳng chứa ít chất sơ --một chất có khả nਧng giảm rủi ro mằc bệnh tiểu đường.
Thực ra không phải chỉ có gạo trắng mới gây hậu quả như trên. Các tinh bột carbohydrate trắng như bánh mì trắng, mì ống, và khoai tây trắng cũng có tác dụng như gạo trắng nếu ăn thường.
Bác sị Sun khuyên nên chọn ăn các loại ngũ cốcnguyên hạt (whole grains) hơn là các carbohydrate trắng. Điều này không có nghĩa là không nên ăn gạo trng mà chỉ là ăn có chừng mực một hai lẩn mỗi tuẩn mà thôi .Bác sĩ Spyros Mezitia, chuyện khoa nội tiết tại Bệnh viện Lenox Hil , New York city cũng có cùng quan điểm là  các thực phẩm chứa tinh bột gia tăng rủi ro mằc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều.  
Bất cứ ai có rủi ro bị tiểu đường nên đề ý tới việc giảm số calori tiêu thụ, giảm cân (nếu quá béo hay mập phì) và thay thế các carbohydrate trắng bởi các ngũ cốc nguyên hạt
Bác sĩ Tracy Breen, giám đốc hệ thống chăm sóc bệnh tiểu đường cho vùng North Shore- LIJ tại Great Neck, N.Y  cho biết ngoài vấn đề bạn ăn cái gì, và bạn ăn bao nhiêu, còn phải kể tới vai trò của các gen (di truyền) đối với rủi ro bị bệnh tiểu đường.  Bà nói “ Vì chúng ta không thể thay đổi các gen được nên bạn thấy các thực phẩm quan trọng đối với chúng ta như thế nào “
Tuy nhiên một số chuyên gia --kể cả bà Connie Diekman, giám đốc khoa dinh dưỡng tại đại học Wahington, St Louis-- đặt nghi vấn là liệu gạo trắng có thật s tăng rủi ro mắc bệnh tiểu đường hay không.
 Gạo nâu vs gạo trắng
Theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, thuộc đại học Garvan - New South Wales, Úc, thì công trình nghiên cứu trên thiếu tính chính xác vì không tách rời được những yếu tố "nhiễu". Tuy nhiên, luận điểm "gạo nâu"( gạo lức) tốt hơn "gạo trắng" là hoàn toàn có cơ sở.
( lược dịch từ  White Rice Linked to Diabetes Risk- Denise Mann- Mar 15,2012

Ghi chú: 
( *) Chỉ số glycemic là mức đo áp dụng cho thực phẩm dựa trên việc carbohydrate trong thức ăn chuyển hóa thành đường trong máu nhanh như thế nào.
 Những thực phẩm có chỉ số GI thấp có lợi cho sức khỏe vì  
- đưa năng lượng vào cơ thể môt cách từ từ.  
- giúp cho cơ thể dễ dàngg đều hòa lượng đường trong máu và làm giảm chất cholesterolc cũng như glyceride.                                   
- làm no lâu nên giúp làm giảm cân
Hạt Ngắn Hạt Dài, Đỏ Hay Trắng - Bảng Chỉ Số Đường Huyết các Loại Gạo
Cơm gạo là món ăn vừa căn bản, sẵn có và ưa thích của bà con ta, nhưng, theo một số nhà dinh dưỡng, nếu không để ý thì một vài loại gạo có thể tăng đường huyết tới mức độ đáng ngại.
lua jasmine
Lúa gạo nằm trong nhóm carbohydrat (còn gọi là saccharid), một trong ba loại thực phẩm chính của con người ( carbohydrat, protein/chất đạm và chất béo lipid.)
Carbohydat cần thiết để duy trì một cơ thể lành mạnh đặc biệt là những tế bào não bộ. Để hoạt động hữu hiệu, tế bào não cần rất nhiều năng lượng mà nguồn cung cấp duy nhất là từ glucose, một thành phần cấu tạo của carbohydrat. Vì thế, khi không tiêu thụ đầy đủ glucose, cơ thể sẽ mỏi mệt, chóng mặt, kém phối hợp, kém tập trung, tâm trạng trở nên bất an, lo lắng. Lý do là không được tiếp tế glucose, não sẽ rút các chất này từ kho dự trữ ở gan và cơ bắp hoặc tổng hợp glucose từ các thực phẩm không có carbohydrate như chất béo. Mà kho thì không nhiều, mau hết đưa tới hậu quả xấu cho sức khỏe.
Carbohydrat gồm có đường (sugar), tinh bột (starch) và cellulose và được chia làm nhiều loại:
1-. Saccharit đơn có một đơn vị đường như:
- glucose còn gọi là đᅐờng bắp hoặc đường dextrose nho;
- fructose là đường ngọt nhất, có trong trái cây, rau, mật hoa và
- galactose không có trong thiên nhiiên mà do cơ thể tiêu hóa đường lactose trong sữa mà ra.
Glucose là dạng carbohydrate lưu hành trong máu và trực tiếp cung cấp năng lượng cho tế bào cơ thể.
2-. Saccharit đôi có 2 đơn vị đường:- sucrose ngọt nhất trong số các carbohydrate, gồm có glucose và fructose, và được lấy ra từ mía và củ cải;- lactose là đường chỉ có trong sữa gồm một phân tử glucose và galactose. Nhiều dân châu Á và châu Phi không dung nạp được lactose vì không có men tiêu hóa lactase. Mỗi khi uống sữa tươi là họ bị tiêu chảy.
- mannose là đường mmà nhiều người cho là có thể giảm rủi ro mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu tiện và
- maltose hoặc đường mạch nha có trong mầm lúa mạch, được dùng trong việc làm bia, rượu wisky.
Đường đơn và đôi có nhiều điểm tương đồng như: cùng hòa tan trong nước, cùng ngọt, kết tinh và cùng gọi là đường vì có tiếp ngữ “ose” nghĩa là đường.
3-. Đa Saccharit như tinh bột, cellulose, và glycogen.
- Tinh bột là thành phầnn chính của chế độ ăn uống và là dạng tồn trữ carbohydrate trong nhiều thực vật.
Tinh bột do nhiều đơn vị glucose liên kết và có hai thành phần chính là α-amylose và amylopectin. Tỷ lệ 2 phân tử này cao thấp tùy theo loại carbohydrate. Theo các nhà nghiên cứu thực phẩm có nhiều amylose được tiêu hóa và hấp thụ chậm. Tinh bột được tiêu hóa bằng men amylase.
- Cellulose gồm nhiều &##273;ơn vị đường glucose kết hợp và là thành phần cấu tạo quan trọng ở vách cứng của tế bào thực vật. Tuy con người không tiêu hóa được nhưng cellulose có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Trâu, bò, ngựa, dê có thể tiêu hóa cellulose nhờ có các vi khuẩn cộng sinh ở dạ dày.
- Glycogen là dạng dự trrữ của glucose trong gan và cơ bắp của người và các động vật, tương tự như tinh bột ở thực vật.
Chỉ Số Đường Huyết (glucemic index)
Từ hơn ba thập niên qua, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một vai trò quan trọng khác của thực phẩm carbohydrat đối với sức khỏe con người. Đó là khái niệm Glycemic Index (Chỉ Số Đường Huyết /CS Đ H) của mỗi loại thực phẩm chứa carbohydrate. Thực phẩm gốc động vật như thịt cá có lượng carbohydrate không đáng kể, không ảnh hưởng tới đường huyết cho nên không có CSĐH.
Chỉ Số Đường Huyết (CSĐH) là mức nhanh/chậm của Carbohydrat trong một loại thực phẩm có thể ảnh hưởng tới đường huyết sau bữa ăn từ 2-3 giờ đồng thời cũng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Mỗi loại thực phẩm có tốc độ khác nhau để chuyển thành glucose trong máu. Thực phẩm chuyển hóa mau tăng đường huyết nhanh có CSĐH cao hơn đồng loại phân hóa chậm, nâng đường huyết từ từ, có CSĐH thấp.
Chỉ số được xếp hạng từ 0 tới 100 tùy theo thực phẩm đó tăng đường huyết nhiều hoặc ít. 100 là CSĐH của đường glucose được nhiều nhà nghiên cứu dùng làm mốc để so sánh. Glucose xuất hiện trong máu ngay sau khi tiêu thụ. Chỉ số này diễn tả phẩm chất (quality) của carbohydrate trong món ăn chứ không phải số lượng (quantity) Carbohydrat trong món ăn.Chẳng hạn CSĐH của gạo Jasmine Thái Lan là 109 còn của gạo Ấn độ Basmati thấp hơn, là  58. Như vậy gạo Thái lan nâng đường huyết nhanh, cao hơn gạo Ấn độ.
Khái niệm CSĐH được khởi xướng ở Canada, rất phổ biến ở Úc rồi lan sang Âu châu và Hoa Kỳ. Khái niệm này được cho là có vai trò đáng để ý đối với bệnh nhân tiểu đường, vận động viên và người mập phì vì sẽ giúp họ lựa chọn thực phẩm carbohydrate thích hợp với hiện trạng.
Theo các nhà nghiên cứu, liên tục tiêu thụ thực phẩm Carbohydrat có CSĐH cao sẽ đưa tới một số hậu quả:
- Insulin cao sẽ báo hiệu cho ggan hay là năng lượng cần thiết cho cơ thể đã có đủ, không cần lấy năng lượng từ kho dự trữ chất béo.
- Đường glucose trong máu ccao không dùng hết sẽ được chuyển sang chất béo để dự trữ.
Và hậu quả là sẽ lên cân.
Ngoài ra, tuyến tụy liên tục sản xuất insulin vì đường huyết cao sẽ khiến cho cơ thể quen với hormon này cũng như tuyến tụy suy vì làm việc quá sức. Hậu quả là insulin ngày một ít và trở nên kém hiệu nghiệm trong việc đưa glucose vào tế bào và hậu quả là có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, mập phì, bệnh tim.
Ngược lại, dùng thực phẩm có CSĐH thấp có thể giảm rủi ro tiểu đường loại 2, bệnh tim, và mập phì
Mức độ CS ĐH
Thấp: bằng hoặc dưới 50
Trung bình: từ 55-70
Cao: bằng hoặc trên 70.
Những yếu tố ảnh hưởng tới CSĐH
Nhiều yếu ảnh hướng tới CS ĐH:
- Cấu trúc của của th𓠱c phẩm chứa Carbohydrat: nhiều amylose, thực phẩm chậm tiêu hóa vì các vòng glucose gắn bó với nhau, sẽ có CS ĐH thấp. Ngược lại nhiều amylopectin có CS ĐH cao vì các vòng glucose lỏng lẻo, dễ tiêu hóa, mau đưa vào máu.
- Thực phẩm đượ;c làm tinh khiết (refined) quá kỹ không còn lớp cám hoặc thực phẩm đã được chế biến (processed) có CS ĐH cao hơn thực phẩm thô sơ.
- Thực phẩm đã đტợc nghiền vụn, xốp, mỏng, các dạng Carbohydrat bột đều dễ tiêu hóa và có CS ĐH cao. Ngược lại thực phẩm nguyên dạng nhiều hạt có CS ĐH thấp.
- Thực phẩm do nấu chín llâu có CS ĐH cao vì thức ăn đã biến dạng, dễ dàng chuyển hóa ra glucose, sẵn sàng vào máu.
- Sự hiện diện các ch𓏽t khác trong thực phẩm: chất béo, chất đạm, chất chua làm chậm sự tiêu hóa tinh bột sẽ giảm ảnh hưởng của carbohydrate lên đường huyết.
- Tốc độ chuyển hóa của thực phẩm: chuyển hóa mau sẽ có CS ĐH cao hơn.
- Trái cây chín mùi có CS ĐH cao hပn trái cây còn xanh vì carbohydrate đã được chuyển ra đường.
Chỉ số đường huyết của một số thực phẩm:
H?t Ng?n H?t Dài, Ð? hay Tr?ng
- Rượu có rất ít Carbohydrat đặc biệt là rượu vang và wisky hầu như không có; bia có khoảng 3-4 gr/100ml. Uống nhiều thì bia có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
- Bún, mỳ sợi có CS ĐH thấp (30-60) vì có cấu trúc đặc biệt với tinh bột nằm trong mạng lưới đạm chất gluten khiến cho bún, mỳ chậm tiêu hóa.
- Đa số các loại rauu có ít Carbohydrat vì thế CS ĐH thấp ngoại trừ quả bơ avocado, ngô, bí ngô, củ cải đỏ có chỉ số cao hơn, nhưng đều là thực phẩm dinh dưỡng tốt vì có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng.
- Thường thường nước uống trên thị trường, đặc biệt là nước thể thao, đều có nhiều đường để cung cấp năng lượng cho nhu cầu vận động cho nên đều có CS ĐH cao.
- Thịt, cá, trứng> hầu như không có Carbohydrat cho nên không thử nghiệm được theo tiêu chuẩn của thực phẩm có Carbohydrat. Khi tiêu thụ riêng rẽ, các thực phẩm này không có ảnh hưởng gì tới đường huyết.
Bây giờ xin đề cập tới lúa gạo
Gạo mà bà con ta thường dùng là gạo tẻ và gạo nếp. Trên thị trường, gạo được phân chia tùy theo hình dáng và độ dài ngắn cũng như mầu sắc của hạt gạo:
1-. Theo màu sắc
- Gạo nâu (Brown rice) mà ta thư;ờng gọi là gạo lức, gạo đỏ là gạo mà vỏ cám và nhân gạo vẫn còn. Thực ra mầu có thể thay đổi từ vàng nhạt tới đỏ hoặc đen tía. Cám và nhân chứa nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, kẽm, sắt và một ít chất béo. Vì có chất béo cho nên gạo cần cất giữ nơi nhiệt độ lạnh để tránh ôi mùi dầu và dùng trong 6 tháng.
Gạo còn cám nấu lâu và cơm gạo lức cần nhai lâu hơn gạo trắng. Ngày xưa, gạo đỏ vẫn được gán cho là gạo của con nhà nghèo, thiếu tiền mướn thợ xay giã gạo cho trắng, như người giầu tiền của.
- Gạo trắng với lớpp vỏ cám và nhân đã mất đi sau khi xay giã chà xát và có rất ít chất dinh dưỡng. Gạo được bổ xung với vitamin, khoáng chất. Không có chất béo, gạo cất giữ được lâu hơn.
Nấu cơm gạo trắng mau hơn, hạt mềm dễ nhai dễ nuốt hợp với nếp sống thanh cảnh của con nhà giầu , “gạo trắng, nước trong.”
2-. Theo hình dáng
Sau khi xay giã, chạy máy, hạt gạo có thể là:
- Hạt dài. Chiều dài của hạt gạo gấp 3 chiều ngang, sau khi nấu cơm rời rạc, xốp. Gạo hạt dài còn rất ít chất xơ và chất dinh dưỡng do đó gạo bán trên thị trường đều được tăng cường khoáng sắt, các sinh tố B.
- Hạt trung bình chiều dài g𓀕p đôi chiều ngang; khi nấu cơm mềm, ẩm, dính với nhau.
- Hạt ngắn bụ bẫm hhơn với chiều dài nhỉnh hơn chiều ngang một chút, được dùng nhiều trong món ăn shushi của Nhật cho nên còn gọi là gạo shushi.
Gạo nếp không có amylose cho nên CS ĐH cao nhất.
lua Jasmine_RiceChỉ Số Đường Huyết (CS Đ H)của gạo:
• Uncle Ben’s Converted Rice………44
• Gạo Ấn Độ Basmati ………………..58
• Gạo lức (Brown Rice)………………55
• Gạo trắng, hạt dài………….. ……   56
• Gạo trắng hạt ngắn ………………   72
• Gạo Jasmine ……………………… 109
Jasmine là gạo truyền thống lâu đời của Thái Lan với một hương thơm phảng phất của hoa hồng rất đặc biệt và hạt gạo lại trắng, trong, mịn, ăn ngon miệng.
Từ thập niên 1990, Hoa Kỳ đã thành công tạo ra nhiều loại gạo lai giống như gạo Jasmati lai giống từ Jasmine Thái Lan và Basmati Ấn Độ; gạo vô cơ Texmati từ gạo Mỹ hạt dài với gạo Ấn Độ Basmati và mới đây Zazzmen Rice ở miền nam Louisiana, nơi phát xuất điệu nhạc đam-mê gần-gũi JAZZ, từ lúa Toro và giống lúa khác của Trung Hoa.
Jasmati và Zazzmen đang cạnh tranh ráo riết với Jasmine trên thị trường Hoa Kỳ.
Kết luận
Thực phẩm chứa Carbohydrat vẫn là món ăn chính của phần ăn. Mỗi ngày nên tiêu thụ 65% tổng số năng lượng với thực phẩm có Carbohydrat, khoảng 225-275 gr mỗi ngày hoặc hai ba lưng chén cơm. Đồng thời ăn uống đều đặn, đầy đủ; giảm chất béo động vật; tăng chất xơ; giới hạn muối, đường, uống nhiều nước để có sức khỏe.
Khái niệm chỉ số đường huyết (CS Đ H)khá mới mẻ, còn nhiều tranh luận cho nên chưa được sự đồng ý áp dụng của các nhà nghiên cứu.
Một số nhà nghiên cứu đề nghị là người bị tiểu đường hoặc muốn giảm cân nên tiêu thụ thực phẩm có CS ĐH trung bình hoặc thấp để duy trì đường huyết bình thường.
Hội Tiểu Đường Hoa Kỳ chưa đề nghị mang khái niệm này vào việc điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường vì kết quả nghiên cứu cho hay không có ảnh hưởng đáng kể lên mức độ HbA1c hoặc insulin.
Vả lại với người dân, khó mà lựa được một chế độ dinh dưỡng căn cứ vào CS ĐH, vì thực phẩm trên thị trường chưa đồng loạt ghi CS ĐH của món hàng. 
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức 
Insulin và bệnh tiểu đường
Bệnh ĐTĐ được hiểu như thế nào?
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hoá carbonhydrate (chất đường), lipid (chất béo), protein (chất đạm). Nguyên nhân của bệnh do thiếu insulin có kèm hoặc không kèm kháng insulin với các mức độ khác nhau. Hệ quả của tăng đường máu mạn tính là tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh...
Như vậy có thể thấy rằng khắc phục sự thiếu insulin và giảm đề kháng insulin là mấu chốt cực kỳ quan trọng trong phòng và điều trị bệnh ĐTĐ.
Năm 1922, Fred Banting và Charles Best thuộc Đại học Tổng hợp Toronto (Canada) thông báo họ đã tìm ra insulin và ứng dụng thành công chất này trong điều trị bệnh ĐTĐ ở người. Vào thời điểm đó, người bị bệnh ĐTĐ phải vật lộn với căn bệnh để tồn tại và chưa có biện pháp điều trị hiệu quả nào. Bệnh nhân nhanh chóng trở nên gầy mòn và thường chết sớm do bị sút cân nghiêm trọng.
Ban đầu, thuốc tiêm insulin lẫn nhiều tạp chất và thường gây những tai biến nguy hiểm. Các nhà khoa học đã phối hợp nghiên cứu và tạo ra được dịch chiết từ tụy bảo đảm đủ độ tinh khiết để thử nghiệm trên người bệnh. Vào tháng 5/1922, Leonard Thompson, 14 tuổi, đã được điều trị thành công ở Bệnh viện Toronto bằng tinh chất này (được gọi là insulin).
 Tuyến tụy bình thường.
Dùng insulin như thế nào?
Tất cả bệnh nhân và bác sĩ cần biết rằng khôi phục đúng lượng insulin cho từng thời điểm cụ thể của từng bệnh nhân riêng biệt chắc chắn sẽ giúp ổn định đường máu. Vì mỗi loại bệnh ĐTĐ týp 1 và týp 2 có sự thiếu hụt insulin khác nhau nên cách bù insulin cũng rất khác nhau.
Insulin và ĐTĐ týp 1: bởi vì tụy của bệnh nhân không còn khả năng tiết insulin nữa nên bắt buộc phải đưa insulin từ ngoài vào một cách đều đặn. Bình thường cứ 12 phút tụy lại bơm vào máu một ít insulin ngay cả khi ta không ăn gì, lượng insulin này giúp cho việc chuyển hoá đường liên tục được sản xuất ra bởi gan. Khi ăn tụy tiết thêm nhiều insulin. Do đó khi dùng insulin ta nên nhớ 2 điểm quan trọng:
1) Tiêm insulin trước bữa ăn.
2) Không bao giờ được ngừng tiêm insulin kể cả không ăn gì (phải giảm liều insulin).
Việc sử dụng insulin một cách đúng đắn đòi hỏi hiểu biết cặn kẽ về:
- Các loại insulin khác nhau, thời gian bắt đầu có tác dụng; lúc có tác dụng cực đại và lúc nào hết tác dụng. Bác sĩ điều trị sẽ chọn cho bạn số lần tiêm insulin, bạn không được thay đổi loại insulin và số lần tiêm nếu không có ý kiến của bác sĩ.
- Cách lấy insulin, cách tiêm đúng kỹ thuật, cách bảo quản.
- Cách theo dõi, đánh giá hiệu quả sau khi tiêm insulin.
Nếu biết sử dụng insulin đúng cách, cuộc sống của người ĐTĐ týp 1 hoàn toàn có thể kéo dài được rất lâu (hơn 70 năm). Thông thường bệnh nhân cần nhiều mũi tiêm/ngày. Dường như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tùy thuộc vào sự sẵn sàng tiêm insulin.
Người bệnh ĐTĐ týp 2 có nên dùng insulin?
Insulin và ĐTĐ týp 2: ĐTĐ týp 2 được hiểu là có sự thiếu insulin tương đối và gia tăng đề kháng insulin. Điều trị bệnh ĐTĐ týp 2 cơ bản dựa vào chế độ ăn, tập thể dục và thuốc uống. Tuy nhiên có nhiều tình thế bắt buộc phải sử dụng insulin như:
- Khi bị hôn mê tăng đường máu, nhiễm trùng nặng.
- Bị tai biến mạch máu não, tắc mạch.
- Khi điều trị phẫu thuật.
- Khi có thai, cho con bú.
- Khi có biến chứng suy gan, thận, suy tim.
- Khi cần chụp Xquang có thuốc cản quang tĩnh mạch...
- Khi thuốc uống không còn hiệu lực: có từ 10-15% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ngay từ đầu đã không đáp ứng với thuốc uống, hằng năm có thêm chừng 5-10% người ĐTĐ không thể kiểm soát được đường máu bằng thuốc uống. Sau 5 năm mắc bệnh có 30-40% người ĐTĐ buộc phải dùng insulin nếu muốn có đường máu ổn định tốt, sau 10 năm mắc bệnh chỉ còn khoảng 15% số bệnh nhân điều trị được bằng các loại thuốc uống hạ đường máu.
Vậy mà nhiều bệnh nhân rất ngần ngại dùng insulin, đây chính là nguyên nhân khiến cho một số người ĐTĐ dù có cố ăn kiêng đến đâu cũng không thể làm giảm được đường máu.
Cách xác định người cần tiêm insulin: bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có chế độ ăn uống tập luyện hợp lý, dùng thuốc uống đến liều tối đa nhưng đường máu vẫn luôn luôn cao (lúc đói > 7,8mmol/l, sau ăn > 10mmol/l; HbA1c > 8%), điều này chứng tỏ rằng tụy tiết rất ít insulin mặc dù đã được kích thích tối đa bởi thuốc uống.
Việc điều trị lúc này hoặc là chuyển hoàn toàn sang dùng insulin hoặc là dùng thuốc uống trước các bữa ăn kết hợp tiêm thêm liều nhỏ insulin bán chậm hoặc chậm trước khi đi ngủ (có thể không cần phải ăn sau tiêm). Sau một thời gian điều trị bằng insulin hãy bàn bạc với bác sĩ của bạn khả năng có thể quay trở lại với chế độ dùng thuốc uống đơn độc được không.
Tiêm insulin càng sớm càng có cơ hội quay trở lại với thuốc uống hạ đường máu.
Việc sử dụng insulin để điều trị không có nghĩa là bệnh nặng lên, chỉ đơn giản là cơ thể của bạn cần thêm một lượng insulin từ bên ngoài để duy trì cân bằng đường máu.
 Tuyến tụy của người bệnh ĐTĐ.
Tác dụng phụ của insulin
Như bất kỳ một loại thuốc chữa bệnh nào khác, insulin cũng có tác dụng phụ của nó. Rất may là tác dụng phụ này ít gặp (0,1-3%) và thường không để lại hậu quả nặng nề.
Các tác dụng phụ rất khác nhau giữa người này và người khác, có người gặp, có người không gặp. Trong đó thường gặp nhất là:
- Hạ đường máu: do bỏ ăn, do ăn ít, do vận động quá nhiều bất thường, do dùng quá liều thuốc, do tương tác với các thuốc gây hạ đường máu khác... Nếu bị hạ đường máu, chỉ cần đưa đường máu trở lại bình thường bằng cách ăn thêm chất đường, quả ngọt là các triệu chứng sẽ qua đi nhanh chóng.
- Nổi mẩn đỏ và ngứa nơi tiêm: các triệu chứng này rất nhẹ, bệnh nhân chỉ có khó chịu chút ít. Làm ấm lại lọ insulin bằng nhiệt độ trong phòng hoặc dùng thêm thuốc chữa dị ứng theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dễ dàng giải quyết vấn đề. Nếu không cần tìm cách đổi thuốc.
- Dị ứng insulin: có thể ở mức độ trung bình. Các triệu chứng bao gồm mẩn ngứa, sưng nề chỗ tiêm. Nếu nặng hơn: mạch nhanh, huyết áp tụt, khó thở. Trong trường hợp này cần phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện ngay.
- Tăng cân: cũng như bất kỳ thuốc làm giảm đường máu nào khác, bệnh nhân thường sẽ tăng vài cân khi đường máu hạ xuống về mức bình thường. Điều chỉnh thật phù hợp liều insulin và chế độ ăn sẽ hạn chế được tác dụng phụ này.
Một số yếu tố gia tăng đề kháng insulin
- Bệnh đái tháo đường týp 2.
- Gan nhiễm mỡ.
- Bệnh mạch máu: suy mạch vành, đột qụy, tắc mạch ngoại biên.
- Tăng mỡ máu.
- Tăng huyết áp.
- Hút thuốc lá.
- Chứng gai đen: trên da vùng cổ, nách có những vùng da thâm đen.
- Bệnh đa nang buồng trứng. Khó có thai, rối loạn kinh nguyệt.
ThS.BS. Nguyễn Huy Cường
Người bệnh đái tháo đường khi phải tiêm insulin thường băn khoăn làm thế nào để có thể sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy việc biết cách sử dụng insulin một cách khoa học, đúng cách, giúp hấp thu thuốc tốt là hết sức quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường.
Tiêm bắp hay tiêm dưới da?
Tiêm bắp giúp insulin được hấp thu và có tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên tiêm bắp không phải là đường dùng phổ biến và nó có những nguy cơ riêng. Không nên tiêm bắp vào những vùng có lớp mỡ dày, để tiêm bắp cần sử dụng loại kim dài hơn để kim có thể đi tới bắp thịt. Những người gầy có thể dùng loại kim tiêm dưới da thông thường để tiêm bắp được.
Vị trí tiêm có ảnh hưởng đến hấp thu insulin?
Vị trí hấp thu nhanh nhất là bụng, tiếp đó là cánh tay. Tuy nhiên mông cũng là một vị trí có thể tiêm được nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về thời gian hấp thu thuốc ở vùng mông. Sự khác biệt về thời gian hấp thu này được áp dụng để kéo dài hoặc rút ngắn thời gian tác dụng của insulin.
Tiêm vào vùng da dày hay mỏng?
Lớp mỡ dưới da càng dày thì hấp thu insulin càng bị chậm. Một số người bị loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm kiểu phì đại (lipohypertrophy) sẽ làm chậm hấp thu insulin nhiều hơn.
Có nên vận động hoặc tập thể dục?
Tập thể dục có vận động các cơ vùng tiêm insulin sẽ làm tăng hấp thu insulin. Ví dụ nếu sau khi tiêm insulin ở đùi mà bạn chạy thì sẽ làm hấp thu insulin nhanh hơn. Mát-xa vùng tiêm cũng có tác dụng tương tự.
Người bệnh bị nhiễm toan ceton có làm thay đổi hấp thu insulin?
Nhiễm toan ceton có xu hướng làm tăng hấp thu insulin dẫn đến insulin có tác dụng nhanh hơn, điều này có lợi cho bệnh nhân vì họ cần giảm đường huyết càng nhanh càng tốt.
Tốc độ hấp thu insulin có giống nhau giữa mọi người không?
Câu trả lời là không. Ví dụ khi tiêm insulin bán chậm (lente, NPH), thuốc có tác dụng trong 16 - 20 giờ, nhưng ở một số người thì lại chỉ là 8 - 10giờ. So sánh giữa các ngày khác nhau, ngay với cùng một người được tiêm cùng loại insulin, cùng liều insulin ở cùng một vị trí thì thời gian tác dụng có thể bị thay đổi tới 50%, còn thời gian đạt tác dụng đỉnh có thể bị thay đổi tới 25 - 50%.
Liều tiêm thế nào?
Với liều tiêm nhỏ 5 - 10 đơn vị thì không có sự khác biệt nhưng với các liều cao hơn thì có, ví dụ tiêm 20 đơn vị thì insulin sẽ được hấp thu chậm hơn so với tiêm 10 đơn vị. Tuy nhiên sự khác biệt rõ nhất khi tiêm liều cao từ 100 đơn vị insulin trở lên. Tương tự, tiêm các loại insulin nồng độ cao (U 100 hoặc U 500) sẽ khiến thuốc được hấp thu chậm hơn so với loại insulin nồng độ thấp hơn (U 40).
Thời điểm tiêm
Tốt nhất là tiêm insulin trước bữa ăn. Tùy loại insulin mà thời gian từ khi tiêm đến khi phải ăn là khác nhau. Thông thường thời điểm phải ăn là khi insulin bắt đầu có tác dụng. Ví dụ với insulin thường (regular) là 20 - 30 phút, insulin mixtard cũng là 30 phút, insulin bán chậm (lente, NPH, insulatard...) là 60 phút. Nếu ăn muộn hơn thì người bệnh có nguy cơ rất cao bị hạ đường huyết.
Điều gì xảy ra với insulin sau khi tiêm?
Sẽ có một phần insulin bị mất tác dụng do một phần insulin tiêm vào bị giáng hóa (phá hủy) bởi các enzym có mặt ở mô dưới da. Ở đa số các bệnh nhân lượng insulin này chỉ là rất nhỏ và không ảnh hưởng đến tác dụng chung và không cần phải tăng liều. Tuy nhiên ở một số rất ít bệnh nhân, sự giáng hóa insulin ở mô dưới da là rất lớn, vì vậy để đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết thì họ phải tiêm insulin với liều rất lớn, có thể tới trên 200 đơn vị. Hiện tượng này không xảy ra nếu tiêm insulin qua đường tĩnh mạch. Có thể khắc phục bằng cách tiêm insulin cùng với chất ức chế enzym có tên là trasylol nhưng thuốc này rất đắt, vì vậy cách đơn giản và có hiệu quả nhất là tiêm thêm insulin.
Tại sao phải lăn lọ insulin trước khi tiêm?
Lăn lọ thuốc (hoặc bút tiêm) có tác dụng làm ấm và trộn đều insulin. Chỉ khuyến cáo lăn lọ insulin bán chậm (lente, NPH hoặc latard) hoặc insulin mixtard còn với insulin thường (regular) thì không cần. Không nên lắc mạnh lọ insulin vì dễ tạo ra các bọt khí và khi rút insulin vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.
Bảo quản insulin
Các lọ insulin chưa tiêm nên được cất giữ trong tủ lạnh. Các lọ insulin đang sử dụng có thể để trong ngăn mát của tủ lạnh hoặc để ở những nơi thoáng mát. Không nên để insulin ở ngoài trời nóng hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Tiêm insulin có ảnh hưởng gì đến mô chỗ tiêm?
Tiêm insulin có thể gây loạn dưỡng mỡ tại chỗ tiêm (teo đét hoặc phì đại). Ngày nay nếu sử dụng insulin tinh khiết hoặc insulin người thì nguy cơ này là rất thấp, trừ khi tiêm cho trẻ em. Có ba lý do: mô dưới da của trẻ em có xu hướng tăng sinh khi bị kích thích, trẻ em không thích tiêm ở bụng mà lại thích tiêm ở cánh tay nơi mà dễ bị phì đại mỡ hơn, trẻ em thường không quay vòng chỗ tiêm và có xu hướng tiêm cùng một chỗ cũng dễ dẫn đến loạn dưỡng mỡ. Lưu ý là tiêm insulin vào các chỗ bị phì đại sẽ rất ít đau nên trẻ thích tiêm vào những vị trí đó.
Có thể thay đổi liều dùng hàng ngày?
Một số bệnh nhân đái tháo đường có thể tự điều chỉnh liều các mũi tiêm insulin (tăng hoặc giảm) tùy theo lượng thức ăn từng bữa. Lưu ý là những người không có kiến thức tốt hoặc không được thầy thuốc chuyên khoa hướng dẫn thì không nên áp dụng phương thức này để tránh nguy cơ bị hạ đường máu.
Ngoài ra, các yếu tố như: góc đâm kim tiêm (45 hay 90o), không ảnh hưởng đến hấp thu insulin, tiêm nhanh hay chậm không ảnh hưởng đến hấp thu insulin. Tuy nhiên, nhiệt độ nóng làm tăng hấp thu, nhiệt độ lạnh hoặc hút thuốc lá sẽ làm giảm hấp thu, với cùng loại insulin (thường, bán chậm...) thì insulin người có tác dụng nhanh hơn insulin nguồn gốc động vật, thời gian và đỉnh tác dụng của các loại insulin.
ThS. Nguyễn Quang Bảy
(Khoa Nội tiết - ĐTĐ, Bệnh viện Bạch Mai)
Bệnh nhân điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) cần phải tiêm insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Khi tiêm insulin có cần chú ý đặc biệt gì không? Nếu thuốc gây tác dụng phụ, xử lý thế nào?
Insulin là gì?
Insulin là một chất có ảnh hưởng lớn trong việc điều trị bệnh ĐTĐ. Đây là chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Muốn có năng lượng để hoạt động, cơ thể cần có glucose. Khi glucose đi vào cơ thể sẽ tiết ra chất insulin thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Bệnh ĐTĐ có hai dạng: ĐTĐ type 1 (cơ thể tiết ít hay không đủ insulin), ĐTĐ type 2 (cơ thể không sử dụng được insulin, do tuyến tụy bị phá hủy). ĐTĐ là bệnh xảy ra không liên quan đến việc ăn quá nhiều đường. Nhờ có insulin mà đường huyết chúng ta không tăng quá mức.

Bệnh nhân điều trị ĐTĐ cần phải chích insulin để thay thế hoặc bổ sung thêm lượng insulin cho cơ thể. Lượng insulin thêm vào sẽ giúp ổn định đường huyết tốt hơn. Hiện nay, bệnh nhân ĐTĐ có thể không còn lo ngại về căn bệnh của mình nữa vì có nhiều cách thêm insulin hỗ trợ. Tuy nhiên không uống insulin được, vì khi đưa vào cơ thể bằng cách đó men tiêu hóa sẽ phá hủy insulin và mất tác dụng. Insulin đưa vào cơ thể dạng tiêm (chích) là tốt nhất nhưng bệnh nhân thường có tâm lý sợ đau, sợ lên ký, sợ bị hạ đường huyết... dù hiện nay đã có nhiều loại kim tiêm không gây đau. Bác sĩ sẽ điều trị bắt đầu từ liều thấp, cho theo dõi đường huyết an toàn. Bên cạnh kết hợp với ăn kiêng và tập thể dục sẽ giúp hạn chế tăng cân. Bệnh nhân ĐTĐ type 1, type 2 có stress, nhiễm trùng, chấn thương, mổ xẻ hoặc đã dùng thuốc liều tối đa kết hợp chế độ ăn và vận động hợp lý nhưng đường huyết vẫn không kiểm soát tốt mới buộc phải dùng insulin dạng tiêm. Tuy nhiên, khi đưa vào cơ thể, bệnh nhân phải nắm các kĩ thuật để hạn chế tình trạng thuốc không vào được bên trong cơ thể. Dụng cụ tiêm insulin vào cơ thể đa dạng: ống tiêm U40, U100, bút tiêm, bơm tiêm là những dụng cụ sử dụng phổ biến hiện nay.
Một số lưu ý khi tiêm insulin
Ngoài việc sử dụng các loại máy được định sẵn liều lượng, thời gian tiêm thuốc vào cơ thể, bệnh nhân có thể tự mình tiêm thuốc qua sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Trước khi tiêm, bệnh nhân nên dùng tay xoa cho lọ thuốc ấm lên. Bên trong lọ thuốc sẽ có một viên bi nhỏ, có nhiệm vụ đảo đều thuốc khi bệnh nhân làm động tác xoa lọ thuốc. Rút một lượng không khí vừa với lượng thuốc cần đưa vào cơ thể, sau đó kéo ống tiêm ra cho đến khi ta thu được một lượng thuốc vừa với khoảng khí lúc đầu. Làm như vậy bệnh nhân sẽ xác định chính xác lượng thuốc cần đưa vào cơ thể. Sau khi có một lượng thuốc vừa đủ, bệnh nhân làm động tác chích thuốc. Hướng của kim tiêm là hướng vuông góc 90 độ, không đâm xéo. Hiện nay các loại kim đã được thiết kế nhỏ, mỏng, khi tiêm vào theo đúng hướng, thuốc mới có thể vào được trong máu. Loại kim này không gây đau khi tiếp xúc với da. Bệnh nhân chỉ có thể tiêm ở các vị trí: mặt sau hai bên cánh tay, trước bụng, vùng đệm mông và vệ đùi. Đây là những nơi thuốc đi vào máu nhanh nhất, lượng thuốc hấp thụ cao.
Việc tiêm insulin sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn: dị ứng, tăng cân, hạ đường huyết. Tình trạng hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ có thể do tiêm insulin không đúng phương pháp. Khi có các dấu hiệu đói, vã mồ hôi, run tay, choáng váng, bệnh nhân nên nghĩ ngay đến việc hạ đường huyết. Dùng một ly sữa, bánh kẹo ngọt, một ly nước đường… tình trạng trên sẽ qua đi nhanh chóng.
BS. TRẦN QUỐC MINH
Quế và bệnh tiểu đường
Quế không chỉ làm tăng độ ngon của món ăn, mà còn có thể tác động tốt đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường.
Ảnh: Đ.N.Thạch 
Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ở những người được bổ sung quế đúng liều lượng, hàm lượng đường huyết lúc đói của họ thấp hơn so với nhóm không đụng đến loại gia vị này. Không những thế, báo cáo còn cho thấy quế có thể cải thiện một vài chỉ số quan trọng cho sức khỏe tim mạch, từ giảm toàn bộ lượng cholesterol, lẫn hàm lượng cholesterol xấu, và chất béo trung tính triglyceride, đồng thời tăng liều lượng các cholesterol tốt.
Trong báo cáo mới đăng trên chuyên san The Annals of Family Medicine, các chuyên gia phân tích dữ liệu thu thập được từ 10 cuộc thử nghiệm có sự tham gia của 543 bệnh nhân tiểu đường dạng 2. Các cuộc nghiên cứu này so sánh nhóm người được bổ sung viên quế (liều lượng dao động từ 120 mg đến 6 gr trong lúc ăn hoặc sau khi ăn các cữ mỗi ngày, trong vòng từ 4 đến 18 tuần) với những người không dùng quế. “Khi tổng hợp kết quả của mọi cuộc thử nghiệm, chúng tôi phát hiện ở những bệnh nhân tiểu đường dạng 2, hàm lượng đường huyết lẫn cholesterol đều được cải thiện”, theo chuyên gia Olivia Phung của Đại học phương Tây về y khoa tại Pomona, bang California, Mỹ.
Các nghiên cứu trước đây về sự ảnh hưởng của quế đối với đường huyết đã cho những kết quả khác nhau. Trên thực tế, khi những nhà nghiên cứu trong báo cáo mới tiến hành cuộc thử nghiệm về loại gia vị trên vào năm 2008, họ cho rằng nó chẳng có tác dụng gì đối với lượng đường huyết lẫn cholesterol. Tuy nhiên, trong cuộc phân tích mới nhất, họ gộp luôn dữ liệu của những cuộc khảo sát gần đây ở các bệnh nhân tiểu đường. Các cuộc nghiên cứu ban đầu đã xác định được cinnamaldehyde, một hợp chất được cho là có tác động cải thiện đường huyết, có thể là do kích thích sự sản xuất và hiệu quả của insulin. “Bằng cách củng cố hoạt động của insulin, việc kiểm soát đường huyết được cải thiện. Trong cuộc nghiên cứu, bệnh nhân được dùng quế giảm được lượng đường huyết lúc đói còn ở mức 25 milligram/deciliter, không bằng thuốc metformin (58 mg/dL), nhưng tốt hơn các loại thuốc mới hơn là sitagliptin (16 đến 21 mg/dL).
Vẫn chưa rõ liều lượng quế chính xác cần dùng để có tác dụng đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2, cũng như thời gian và tần suất bổ sung loại gia vị này. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được các nhóm bệnh nhân có thể nhận được hiệu quả tốt nhất từ quế, cũng như chèn liệu pháp mới vào những liệu pháp hiện nay để phát huy tối đa tác dụng. Cần phải triển khai thêm các cuộc nghiên cứu mới về ảnh hưởng của quế đối với quá trình điều trị căn bệnh nguy hiểm này, nhưng dựa trên kết quả phân tích mới nhất, có vẻ như quế hữu ích đối với người bị chứng tiểu đường dạng 2.
Tụ Yên

0 nhận xét:

Đăng nhận xét