Chuyện 27 anh em Lù, Ú, Tùa, Mập, Vách, Phên…
Lù, Ú, Tùa, Mập, Vách, Phên, Ván, Nhà, Bào, Lộng, Tiện, Chạm… là tên của 27 anh em (17 anh em ruột, còn lại là 10 người con nuôi) trong một gia đình ở xã Tân Hòa (huyện Lai Vung, Đồng Tháp)…
Điều khiến nhiều người nể phục là gia đình này dù xuất thân từ nghèo khổ, nhưng với ý chí kiên trì, chịu khó làm ăn đã tạo nên cuộc bứt phá ngoạn mục khi hầu hết con cháu hiện đều khá giả.
Về xã Tân Hòa hỏi đại gia đình của cụ Nguyễn Văn Lấc (SN 1903) và bà Nguyễn Thị Chính (SN 1905 - cả hai đã mất) ai cũng biết, bởi khắp xứ này không gia đình nào có số lượng con, cháu nhiều như gia đình cụ Lấc.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà “cổ” do cha mẹ để lại, ông Nguyễn Văn Vách - 58 tuổi, con thứ 14 của cụ Lấc - cho biết: “Tui chưa phải là con út, nhưng được cha mẹ và anh, chị giao nhiệm vụ tiếp quản nhà thờ. Đây là vinh dự; đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề”.
Đưa chúng tôi đi một vòng xung quanh nhà thờ, ông Vách kể: “Lúc mới 17 tuổi, mẹ tui gặp ba tui rồi sau đó 2 người lấy nhau trong điều kiện thiếu trước hụt sau. Do cả 2 bên gia đình đều nghèo khó nên cha mẹ ra ở riêng chẳng có tài sản, cũng không nghề nghiệp gì.
Thời đó, vùng này đất đai hoang hóa, cha tui lại rất siêng năng. Ông ra sức phát hoang và thuê thêm đất của người khác để làm ruộng. Cần cù chịu khó, sau mỗi vụ mùa, tích lũy được bao nhiêu lúa cha tui dồn hết vào mua đất để mở rộng diện tích canh tác.
Cá tôm ở vùng này ngày xưa nhiều vô kể. Hằng đêm, ông xuống xuồng đi giăng câu, thả lưới… bắt được rất nhiều cá đem bán kiếm thêm tiền. Cha tui còn là người đầu tiên ở địa phương nảy sinh ý định mua trâu về làm dịch vụ cày đất thuê, trục đất, kéo lúa…
Đến khi có phong trào cơ giới hóa, cha tui cũng đi đầu trong việc mua máy xới, máy suốt lúa… để làm thuê. Nhờ đó thu nhập của gia đình tăng thêm đáng kể”.
Những cái tên kỳ lạ…
Chuyện sinh con của cụ Lấc cũng tạo nên một… kỳ tích. Bà Nguyễn Thị Hai - con gái lớn của cụ Lấc - nhớ lại: “Cái ngày tôi mới chập chững biết đi, gia đình còn nghèo lắm, nhưng cứ mỗi năm lại đón thêm một thành viên mới ra đời. Cái ăn, cái mặc thiếu thốn nên cha mẹ tôi suốt ngày phải bám chặt ngoài đồng. Chuyện trông em phải áp dụng theo hình thức đứa lớn giữ đứa nhỏ”.
Cứ như thế, con cụ Lấc liên tục ra đời theo từng năm. Lạ lùng là cả 17 người con đều được cụ bà Nguyễn Thị Chính một mình sinh tại nhà, không cần đi nhờ các bà mụ vườn như những người khác.
Bà Hai cho biết thêm, ban đầu cha mẹ đặt tên con là Hai, Ba, Lù, Ú, Tùa… Song, nhà lúc đó vẫn còn tạm bợ, thế là những người con tiếp theo được đặt tên Vách, Ván, Bào, Tiện, Lộng, Chạm, Phên, Nhà… với hy vọng cất được căn nhà khang trang, sau này các con lớn lên có nhà ở đàng hoàng.
Thoạt đầu nghe những cái tên… lạ lùng, hàng xóm cười ồ, bảo cụ Lấc vì quá mơ căn nhà nên mới đặt tên con như vậy. Sau thời gian nỗ lực “cày bừa”, cụ Lấc xây được căn nhà thuộc dạng to nhất xóm. Việc đặt tên con theo các bộ phận của căn nhà rồi cũng đến lúc không còn tìm ra bộ phận nào nữa để đặt, trong khi con cái tiếp tục ra đời. Thế là cụ Lấc đặt tên con theo số thứ tự: Mười Bảy, Mười Tám…
Không chỉ nuôi đàn con ruột tới 17 người, vợ chồng cụ Lấc còn khiến cả xã thán phục khi nhận hơn 10 người con nuôi về nuôi. Và những cái tên Mười Chín, Hai Mươi, Hai Mốt, Hai Hai… tiếp tục ra đời.
Theo ông Nguyễn Văn Vách, đến nay “đại gia đình” gồm con, cháu, chắt… của dòng họ đã lên đến con số hàng trăm người. Ông Vách ở nhà thờ, có điều kiện tiếp xúc với nhiều con, cháu mỗi khi đám giỗ cụ Lấc, cụ Chính… Tuy nhiên, đến giờ ông cũng không tài nào biết mặt hết con, cháu trong “đại gia đình” của mình.
Đàn con đông đúc của cụ Lấc lớn lên đều làm ăn đàng hoàng nên ai cũng khá giả. Gia đình nào cũng nền nếp và được mọi người kính trọng.
Căn nhà thờ do cụ Lấc để lại.
Tay trắng làm giàuĐiều khiến nhiều người nể phục là gia đình này dù xuất thân từ nghèo khổ, nhưng với ý chí kiên trì, chịu khó làm ăn đã tạo nên cuộc bứt phá ngoạn mục khi hầu hết con cháu hiện đều khá giả.
Về xã Tân Hòa hỏi đại gia đình của cụ Nguyễn Văn Lấc (SN 1903) và bà Nguyễn Thị Chính (SN 1905 - cả hai đã mất) ai cũng biết, bởi khắp xứ này không gia đình nào có số lượng con, cháu nhiều như gia đình cụ Lấc.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà “cổ” do cha mẹ để lại, ông Nguyễn Văn Vách - 58 tuổi, con thứ 14 của cụ Lấc - cho biết: “Tui chưa phải là con út, nhưng được cha mẹ và anh, chị giao nhiệm vụ tiếp quản nhà thờ. Đây là vinh dự; đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề”.
Ông Nguyễn Văn Vách.
Đưa chúng tôi đi một vòng xung quanh nhà thờ, ông Vách kể: “Lúc mới 17 tuổi, mẹ tui gặp ba tui rồi sau đó 2 người lấy nhau trong điều kiện thiếu trước hụt sau. Do cả 2 bên gia đình đều nghèo khó nên cha mẹ ra ở riêng chẳng có tài sản, cũng không nghề nghiệp gì.
Thời đó, vùng này đất đai hoang hóa, cha tui lại rất siêng năng. Ông ra sức phát hoang và thuê thêm đất của người khác để làm ruộng. Cần cù chịu khó, sau mỗi vụ mùa, tích lũy được bao nhiêu lúa cha tui dồn hết vào mua đất để mở rộng diện tích canh tác.
Cá tôm ở vùng này ngày xưa nhiều vô kể. Hằng đêm, ông xuống xuồng đi giăng câu, thả lưới… bắt được rất nhiều cá đem bán kiếm thêm tiền. Cha tui còn là người đầu tiên ở địa phương nảy sinh ý định mua trâu về làm dịch vụ cày đất thuê, trục đất, kéo lúa…
Đến khi có phong trào cơ giới hóa, cha tui cũng đi đầu trong việc mua máy xới, máy suốt lúa… để làm thuê. Nhờ đó thu nhập của gia đình tăng thêm đáng kể”.
Những cái tên kỳ lạ…
Chuyện sinh con của cụ Lấc cũng tạo nên một… kỳ tích. Bà Nguyễn Thị Hai - con gái lớn của cụ Lấc - nhớ lại: “Cái ngày tôi mới chập chững biết đi, gia đình còn nghèo lắm, nhưng cứ mỗi năm lại đón thêm một thành viên mới ra đời. Cái ăn, cái mặc thiếu thốn nên cha mẹ tôi suốt ngày phải bám chặt ngoài đồng. Chuyện trông em phải áp dụng theo hình thức đứa lớn giữ đứa nhỏ”.
Cứ như thế, con cụ Lấc liên tục ra đời theo từng năm. Lạ lùng là cả 17 người con đều được cụ bà Nguyễn Thị Chính một mình sinh tại nhà, không cần đi nhờ các bà mụ vườn như những người khác.
Bà Hai cho biết thêm, ban đầu cha mẹ đặt tên con là Hai, Ba, Lù, Ú, Tùa… Song, nhà lúc đó vẫn còn tạm bợ, thế là những người con tiếp theo được đặt tên Vách, Ván, Bào, Tiện, Lộng, Chạm, Phên, Nhà… với hy vọng cất được căn nhà khang trang, sau này các con lớn lên có nhà ở đàng hoàng.
Thoạt đầu nghe những cái tên… lạ lùng, hàng xóm cười ồ, bảo cụ Lấc vì quá mơ căn nhà nên mới đặt tên con như vậy. Sau thời gian nỗ lực “cày bừa”, cụ Lấc xây được căn nhà thuộc dạng to nhất xóm. Việc đặt tên con theo các bộ phận của căn nhà rồi cũng đến lúc không còn tìm ra bộ phận nào nữa để đặt, trong khi con cái tiếp tục ra đời. Thế là cụ Lấc đặt tên con theo số thứ tự: Mười Bảy, Mười Tám…
Không chỉ nuôi đàn con ruột tới 17 người, vợ chồng cụ Lấc còn khiến cả xã thán phục khi nhận hơn 10 người con nuôi về nuôi. Và những cái tên Mười Chín, Hai Mươi, Hai Mốt, Hai Hai… tiếp tục ra đời.
Theo ông Nguyễn Văn Vách, đến nay “đại gia đình” gồm con, cháu, chắt… của dòng họ đã lên đến con số hàng trăm người. Ông Vách ở nhà thờ, có điều kiện tiếp xúc với nhiều con, cháu mỗi khi đám giỗ cụ Lấc, cụ Chính… Tuy nhiên, đến giờ ông cũng không tài nào biết mặt hết con, cháu trong “đại gia đình” của mình.
Đàn con đông đúc của cụ Lấc lớn lên đều làm ăn đàng hoàng nên ai cũng khá giả. Gia đình nào cũng nền nếp và được mọi người kính trọng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét