Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã Hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã Hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Các kiểu bán dâm lạ lùng đến xót xa

Đất nước không đến nỗi nghèo song vì bất công quá lớn, người ăn không hết người không có gì, nên mới sinh ra nhiều thứ lạ lùng đến xót xa mà thế giới hiếm thấy. Nếu ai đã phải trải qua cái đói rã họng, đã từng chứng kiến bố mẹ anh em mình đang đói triền miên, thậm chí có người đã chết, thì mới hiểu cảm giác của người đói như thế nào và hiểu tại sao họ sẵn sàng làm bất cứ điều lạ lùng nhất, kể cả giết người, để kiếm sống. Nhiều đoạn mô tả người tàn tật, người già bán dâm một cách quá tàn nhẫn, như cho rằng họ "bằng lòng với việc làm gái làng chơi nhàn nhã lại dễ kiếm tiền", có biết đâu là phần lớn trong số họ sức không có, học vấn cũng không, nên không thể tìm được việc gì khác để đủ sống.
Các kiểu bán dâm lạ lùng đến xót xa
Mại dâm đang là một vấn đề “nóng” trong dư luận, nhất là khi càng ngày các vụ mua bán dâm càng được mở rộng, khi đối tượng bán dâm là trẻ vị thành niên hoặc các cụ bà ở cái tuổi “gần đất xa trời”, và cũng có khi là cả các cô gái khuyết tật.
Cụ bà U60 vẫn vô tư “đi khách”
Vào tối 29/7, Đội Phòng chống tệ nạn xã hội (Phòng PC45) đã mở đợt truy quét gái mại dâm trên địa bàn Hà Nội. Chỉ trong đêm đầu ra quân, lực lượng chức năng đã tạm giữ hành chính 19 đối tượng.
Các cô gái mại dâm bị tạm giữ đều là những người đứng hành nghề dọc các tuyến đường Lê Duẩn (trước Công viên Thống Nhất), đường Giải Phóng (trước Bến xe Giáp Bát), đường Nguyễn Du - Trần Bình Trọng, Vườn hoa Pasteur, đường Trần Khánh Dư (cổng bệnh viện Hữu Nghị Việt - Xô).

Ngoài những cô gái bán dâm bị tạm giữ, cơ quan công an cũng tạm giữ một nam thanh niên lái xe ôm, đây là đối tượng chuyên làm nhiệm vụ chuyên chở gái mại dâm đi giao dịch mỗi khi có khách.

Tại cơ quan công an, những gái bán dâm này khai rằng, họ tự đứng ra hành nghề chứ không thông qua môi giới của bất kỳ ai. Hiện cơ quan công an đang tạm giữ tất cá số gái mại dâm để tiếp tục điều tra và lập hồ sơ xử lý.

Một cán bộ Đội Phòng chống tệ nạn xã hội cho biết, trong số 19 phụ nữ vừa bị tạm giữ, có 4 người bị bệnh câm, điếc nhưng vẫn đứng đường bán dâm. Gái bán dâm trẻ nhất trong số này sinh năm 1995. Có đến 5 phụ nữ đều đã hơn 40 tuổi. Trong đó có 2 gái mại dâm đã hơn 50 tuổi. Đặc biệt, một phụ nữ người Hòa Bình năm nay đã gần 60 tuổi.

“Đây cũng là cuộc truy quét nạn mại dâm theo chủ trương của Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội. Theo đó, Giám đốc Công an TP Hà Nội chỉ đạo Phòng PC45 cùng Công an các quận, huyện tại Hà Nội tổ chức truy quét tệ nạn mại dâm trên các tuyến phố khắp địa bàn” - một cán bộ công an Phòng PC45 cho hay.

Gái bán dâm tuổi teen

Thực hiện kế hoạch tuần tra, quét vét đối tượng lang thang có biểu hiện hoạt động mại dâm trên địa bàn công cộng, CAP Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã tiến hành tuần tra trên phố Trần Khánh Dư và phát hiện 6 trường hợp nữ có biểu hiện nghi vấn bán dâm. Ba trong số 6 đối tượng nữ, qua xét nghiệm nhanh, đang có thai trong đó có một cô gái trẻ nhất, nhỏ nhất mới 12 tuổi.

Tại biên bản khai nhận và kiểm điểm tại cơ quan công an, Trần T.A, (12 tuổi, sinh tháng 8/2000, hộ khẩu thường trú ở phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) khai nhận: “Cháu 12 tuổi. Nhà cháu ở thị xã Sơn Tây. Cháu đi làm thế này để có tiền chi tiêu cá nhân…”.

Tuy tuổi đời còn quá trẻ nhưng T.A khai nhận đã “hành nghề” bán dâm từ khoảng tháng 10/2011. Mỗi tối “hành nghề”, T.A có 1 đến 2 khách mua dâm với số tiền kiếm được khoảng 200-400 nghìn đồng.

Tại cơ quan công an, T.A cho biết: "do cháu còn quá trẻ nên khách mua dâm thường không sử dụng bao cao su. Cháu có thai lúc nào cũng không biết và cũng không biết ai là tác giả của đứa bé trong bụng…".

“Hành vi của tôi là sai và vi phạm pháp luật. Tôi cam đoan từ lay (nay) về sau không tái phạm hành vi chên (trên)”, đây là lời cuối trong bản kiểm điểm của T.A

Những cô gái bán dâm tuổi teen 

Theo công an phường Bạch Đằng, cô bé này đã một vài lần bị đưa về đồn vì có biểu hiện đứng đường tìm khách để bán dâm nhưng sau đó lại được thả vì còn quá nhỏ và gia đình không quan tâm. Trong lần bị bắt giữ này, T.A cũng được tha ngay sau đó. Lý do em đang mang thai.

Chính quyền địa phương nơi T.A sinh sống cho hay, bố mẹ cô bé lấy nhau nhưng không có đăng kí kết hôn. Bố của T.A bị nghiện ma túy. Người đàn ông này không có khả năng làm chủ gia đình khi liên tục phải ra tù, vào tội. Năm 2010 anh ta ra tù thì một năm sau bố của T.A lại vào tù thêm một lần nữa vì có liên quan đến án ma túy. Từ năm 2011, mấy mẹ con T.A bỏ đi lang thang.

Ba mẹ con T.A ở trong một căn phòng do người dân khu phố góp tiền dựng lên tạm ngay đằng sau khu nhà vệ sinh công cộng ở phố Phan Chu Trinh. Khi tìm đến phòng trọ này, người dân ở đây cho biết, T.A lâu nay sống một mình, mẹ của cô bé đi đâu không ai rõ.

"T.A bị khèo tay, không xinh nhưng khá giỏi giang, lễ phép. Nó từng sống ở Trung Quốc nên nói tiếng Trung như gió. Dạo này mẹ nó đi lâu ngày không về nên không ai biết mẹ và em con T.A đi đâu. Gần đây, T.A thỉnh thoảng kéo bạn trai và bạn gái khác về ở cùng xong lại đi miết. Chẳng mấy khi phòng đó mở cửa nên không ai hỏi gì nhiều về họ”. Một người hàng xóm của T.A kể lại.

Mại dâm “khuyết tật”

Theo người bạn này, thời gian gần đây, khu vực đường Trần Khánh Dư, Hoàn Kiếm, Hà Nội nổi lên với "chợ" mại dâm... khuyết tật, đó là những cô gái "bán hoa" bị câm, điếc bẩm sinh. Họ chỉ bị "khuyết tật" một vài giác quan nhưng tâm, sinh lý đều phát triển đầy đủ nên vẫn có thể "chiều khách" vô tư. Lâm, người bạn đi cùng tôi cho hay, giống như các "cave" lành lặn khác, những cô gái khuyết tật ấy cũng hành nghề bằng cách hàng đêm, đứng tại những gốc cây xung quanh đường Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải và gần khu vực bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội để bắt khách.

Trời mưa, nhưng các con phố trung tâm vẫn rất đông người. Nước mưa cộng với ánh đèn đường loang loáng làm cho nhiều người thấy "cám cảnh" khi đi qua những lùm cây san sát nhau trên phố Trần Khánh Dư. Không khó để chúng tôi nhận ra những bóng người núp sau những gốc cây ven đường ấy.

Theo quan sát của chúng tôi, đoạn đường này chỉ tầm 500m nhưng có đến 7, 8 cô gái đứng... tìm khách, vì hôm nay trời mưa nên hành trang các cô mang theo có thêm chiếc ô. Lâm thì thầm với tôi: "Hai cô gái đứng kia đều bị khuyết tật, họ đang nói chuyện với nhau bằng cử chỉ riêng và tìm khách bằng mắt. Nhiều dân chơi cho biết, họ chán những cô cave nhiều lời, muốn "lạ miệng" bằng những cô gái "đặc biệt" này. Ngoài việc không nghe hoặc nói được, mọi chuyện khác họ rất "ok", vì đó "là bản năng".

Giả vờ đang đợi bạn, tôi tiến sát hai cô gái đang cầm ô trên hè phố đường Trần Khánh Dư. Trong ánh sáng mờ ảo của đèn cao áp, tôi vẫn nhận ra hai cô gái này còn khá trẻ, khoảng 18 - 20 tuổi, khuôn mặt nhòe nhoẹt phấn son nhưng được trang điểm theo kiểu rất... quê. Tuy nhiên khuôn mặt họ khá từng trải, lì lợm

Một loại hình bán dâm không còn mới mà đối tượng là các cô gái khuyết tật 

Để nói chuyện với nhau, hai cô gái phải dùng tay liên tục ra hiệu. Chị Liêm, bán nước trên đường Trần Khánh Dư chép miệng: "Cave "câm" đấy em ạ, tối nào cũng ra "đứng đường" như vậy, hai hôm nay trời mưa nhưng vẫn cầm ô đi bán dâm. Khổ lắm, nghe kể là trước kia các cô ấy làm công nhân may ở dưới Vĩnh Tuy ấy, nhưng công ty phá sản nên dạt về đây làm cave. Họ chỉ không nói được thôi nhưng mọi thứ đều nhanh nhẹn lắm, biết chạy cả công an đi tuần đêm đấy...".
Theo chị Liêm, ở khu vực Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư này có đến gần chục cô gái bị khuyết tật làm nghề phục vụ cho những người đàn ông thèm của lạ. Nhiều lúc không có khách, các cô gái ấy cũng ngồi tụ tập quanh quán của chị Liêm để uống nước, nhưng họ không ồn ào như các khách khác vì họ chỉ có thể dùng cử chỉ để giao tiếp. Khách tìm đến những cô này hầu hết là những người đàn ông ít tiền như xe ôm, thợ xây hay những người cửu vạn ngoại tỉnh xa vợ.

Tuy nhiên, nhiều hôm cũng có dân chơi tìm đến những cô gái đáng thương ấy để đổi "khẩu vị". Vì họ không thể nói được nên mọi chuyện của khách được giữ im lặng. Khách làng chơi sau khi "hành sự" có thể yên tâm tuyệt đối vì những cô gái này không nói với ai. Có lẽ chính "ưu điểm" này mà nhiều cô gái đã có khách quen.

Ngồi trong quán nước trên đường Trần Khánh Dư, chúng tôi có thể dễ dàng nhìn thấy những cô gái ấy "mời khách" dưới những chiếc ô. Vì trời vẫn còn mưa nên không có nhiều xe máy dừng lại, tuy nhiên hễ thấy người đàn ông nào đi xe chầm chậm là những cô gái ấy cười thật tươi, vẫy tay lại gần. Nhiều thanh niên biết ở đây có "chợ" tình "câm" họ cố tình chạy xe chậm lại, sau khi nhận được ánh mắt háo hức của các cô gái khuyết tật thì họ lại rồ ga phóng đi rồi buông tiếng cười khó hiểu...

22h30, hai cô gái khuyết tật đứng trước mặt tôi vẫn kiên trì "đợi" khách. Một chiếc xe máy chở hai người đàn ông dừng lại, có vẻ như nhận ra khách quen nên một cô gái ra hiệu bằng nét mặt, cô kia nói chuyện với người đàn ông cầm lái bằng khua tay, có vẻ như sau đó là cuộc "ngã giá" vì chúng tôi thấy một cô gái mang điện thoại di động ra viết gì đó ở màn hình rồi gật, lắc liên tục.

Lâm cho biết, vì không nói được, nên những cô cave "câm" này có cách giao tiếp rất riêng, đó là dùng màn hình điện thoại nói chuyện với khách hoặc là bằng tay. Giá đi khách của những cô gái "khuyết tật" này rẻ hơn nhiều ở khu vực khác, chỉ từ 120.000 đồng - 200.000 đồng/lần...

Có những gái bán dâm là thiếu nữ câm điếc 

Khi thấy chúng tôi định đưa điện thoại lên chụp ảnh cảnh "làm giá" của những cô gái "câm", hai người đàn ông hất hàm về phía tôi dọa: "Đây là khu vực của bọn tao, chụp ảnh là không có đường về đâu...". Sau đó, họ kẹp hai cô gái mại dâm "câm" ở giữa phóng về phía đường Trần Hưng Đạo...

Anh Trần Văn Quang - xe ôm trên phố Trần Khánh Dư, Hà Nội cho biết:"Chỉ cách trung tâm Hà Nội mấy trăm mét nhưng "chợ" mại dâm "khuyết tật" này lại tồn tại được gần 2 năm, thỉnh thoảng tôi có thấy lực lượng công an khu vực đi tuần nhưng đâu lại vào đấy. Khi thấy bóng công an, những cô gái khuyết tật "lủi" nhanh, hơn nữa không thể "bắt tận tay, day tận tóc" nên khó quét lắm. Chỉ những ngày trời mưa xối xả, không thể ra ngoài đường mới thấy các cô ấy nghỉ".

Được biết, những cô gái câm điếc hành nghề mại dâm ở khu vực này đều là những người ở tỉnh xa "dạt" về Hà Nội, nhiều người ban đầu cũng có những công việc lương thiện. Tuy nhiên sau khi bị rủ rê, lôi kéo, những cô gái câm điếc ấy lại bằng lòng với việc làm gái làng chơi nhàn nhã lại dễ kiếm tiền. Họ vẫn "sống" được với nghề vì nhiều người đàn ông muốn thử cảm giác mới với những cô gái "câm"...

Theo ĐS & PL
http://thebox.vn/Thong-Tin/Cac-kieu-ban-dam-la-lung-den-xot-xa/50636.html

Đại gia tuyển gái bao gắt gao hơn thi hoa hậu

Đại gia tuyển gái bao gắt gao hơn thi hoa hậu
Để trở thành gái mại dâm cho những đại gia lắm tiền nhiều của, những cô gái phải trải qua nhiều vòng tuyển chọn.
Tuyển chọn gắt gao như hoa hậu.
Kỹ nghệ đào tạo gái bán hoa cao cấp
Trong thế giới mại dâm cũng được chia làm nhiều tầng lớp, mại dâm thứ cấp hay mại dâm cao cấp... Việc chia cấp bậc tương đương với số tiền mà họ được hưởng trong một lần bán dâm hoặc thậm chí trở thành bồ nhí có thời hạn cho một đại gia nào đó.
Để phục vụ cho những khách hàng có yêu cầu cao, có rất nhiều lò đào tạo gái mại dâm vô cùng chuyên nghiệp. Điều đặc biệt những lò đào tạo gái mại dâm này thường được đặt tại các kinh đô sắc đẹp trên thế giới bên cạnh những lò đào tạo hoa hậu hay người mẫu, diễn viên...

Cách đây ít lâu, một phóng viên người Anh đã có dịp đột nhập vào khu đào tạo gái mại dâm cao cấp ở "thiên đường sung sướng" tại Đông Quảng, Trung Quốc. Tại đây, anh tận mắt chứng kiến quá trình tuyển chọn gắt gao gái mại dâm để "lọt" vào mắt xanh của các đại gia. Những cô gái được coi là cao cấp khi sở hữu khuôn mặt và thân hình đẹp. Đặc biệt họ phải không bị bất kỳ bệnh xã hội nào. Nếu cô gái nào "còn trinh" sẽ sở hữu mức giá cao hơn.

Tuy nhiên, những điều này sẽ là chưa đủ bởi những cô gái này còn học tập kỹ năng một gái bán dâm chuyên nghiệp. Những cô gái kiểu gà mờ sẽ không được khách hàng ưa chuộng thay vì những cô gái được dạy dỗ một cách tử tế.

Showbiz Hàn nhiều lần chao đao vì gái mại dâm.

Nhiều chân dài tham gia vào dịch vụ "tìm bạn gái, sắm vợ yêu" của những đại gia lắm tiền nhiều của. Họ sẽ phải tham gia các cuộc gặp gỡ mà tại đó hai bên phải đeo bảng tên lớn trên ve áo. Phụ nữ còn được đánh số thứ tự để các nhà tổ chức dịch vụ dễ quản lý.

Thậm chí trong một số buổi hẹn hò chung, những cô gái này còn mặc đồ tắm hai mảnh hoặc đi lại như trình diễn nhằm phô dáng. Nếu họ được khách hàng chấp thuận, yêu thích (và đương nhiên phải trải qua cuộc kiểm tra khả năng phòng the), các cô gái sẽ được tặng quà, tặng tiền sau mỗi cuộc hẹn hò.

Gái mại dâm là những chân dài có tiếng

Việc nhiều người mẫu, diễn viên, ca sĩ, chân dài có tiếng tham gia làm gái mại dâm không phải là điều gì lạ lẫm trong showbiz. Càng ở các kinh đô sắc đẹp thì vấn nạn này càng nhiều. Họ được coi là lớp gái mại dâm cao cấp nhất trong số các lớp gái mại dâm được mua bán trên thị trường.

Chân dài Ukraine luôn được các quý ông ưa chuộng.

Hầu hết những cô gái này không ra mặt trực tiếp mà họ làm việc thông qua một "tú bà". Tất nhiên, những cô gái này cũng phải thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về sức khỏe mới có thể trở thành "hàng hot".

Cách đây một thời gian, cảnh sát Đài Loan đã khám phá ra một đường dây gái gọi cao cấp có quy mô lớn, trong đó có nhiều diễn viên, người mẫu nổi tiếng của Đài Loan. 

Gần đây nhất dư luận Hàn Quốc có dịp rúng động vì đường dây gái gọi toàn sao.Theo đó, các nghệ sĩ hành nghề mại dâm này thường được dẫn mối để phục vụ các đại gia và cả chính trị gia. Thậm chí tại Ukraine, nơi được mệnh danh là kinh đô sắc đẹp của thế giới cũng không thoát khỏi vấn nạn này. Rất nhiều quý ông nhiều tiền trên thế giới ham hố sắc đẹp của những cô gái Trung Đông.

Tạm kết

Thường những gái bán dâm là ngôi sao, ca sĩ, diễn viên sẽ không phải tuyển chọn gắt gao bằng những gái bán hoa bình dân khác. Và tất nhiên, giá tiền để trả cho họ cũng tương xứng với vị trí hạng sao mà cô gái này đang sở hữu. 

Còn những gái bán hoa bình dân, họ phải cạnh tranh với rất nhiều gái bán hoa khác để lọt vào mắt xanh của đại gia. Nếu được đại gia chọn thì bỗng dưng cô gái bán hoa này sẽ trở nên thêm một cấp bậc. Đặc biệt khi được chọn là bồ nhí thì những cô gái này càng trở nên cao giá hơn.

Cụ Tiệp 96 tuổi sẽ nổ núi tìm kho vàng khổng lồ

Đất nước, Chính phủ đang rất cần vàng nên... Chúc cụ Tiệp sẽ thành công. Riêng chuyện đã 96 tuổi mà cụ còn minh mẫn và quyết tâm tìm vàng đã thấy quá khâm phục. Phần bình luận có một câu quá hay: "Tầm nhìn hang Pắc Bó mà chém gió Đại tây dương".
Cho nổ núi tìm kho vàng khổng lồ
(Tin tức thời sự)-Ngày 3/1, tin từ UBND tỉnh cho biết, đã có văn bản chính thức cho phép ông Trần Văn Tiệp (96 tuổi, ngụ Q.Phú Nhuận, TPHCM) gia hạn thời gian tìm kiếm kho báu Núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong) đến ngày 31/12/2014. Bằng chứng mới về kho vàng 4.000 tấn ở núi Tàu
Cụ Tiệp (bên phải) hơn 20 năm miệt mài đi tìm kho báu Núi Tàu.
Điều đáng lưu ý, trong quyết định lần này, ngoài hình thức thăm dò bằng khoan với số lượng mũi khoan tăng lên 108 mũi trên diện tích 2.564m2, UBND tỉnh còn cho phép ông Tiệp nổ mìn hạn chế với lưu lượng nhỏ (khoảng 1 đến 2m2 và sâu từ 1 đến 2m/mỗi điểm để tách các tảng đá cứng theo dạng khai mỏ.

Như tin đã đưa, từ năm 1993, ông Tiệp đã bỏ ra hàng trăm cây vàng để đi tìm kho báu được ông cho là lên đến 4.000 tấn vàng (tương đương 100 tỉ đô la) được quân đội Nhật đem chôn ở Núi Tàu trong thế chiến thứ 2.

Trải qua nhiều lần gia hạn tìm kiếm nhưng không có kết quả, mới đây Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã họp và cho phép UBND tỉnh gia hạn cho ông Tiệp thêm 1 năm với cam kết đến hết ngày 31/12/2014.


Việc thăm dò vẫn không có kết quả thì ông Tiệp phải dừng ngay việc thăm dò, thực hiện hoàn thổ, khôi phục lại môi trường tại khu vực đã triển khai thăm dò; tuyệt đối không được kiến nghị gia hạn thêm thời gian thăm dò hoặc một nội dung nào khác và không được quyền khiếu nại sau khi kết thúc việc thăm dò..

Trước đó, chiều 7/10, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hạnh, Tổ trưởng giám sát tìm kiếm kho vàng núi Tàu, đã có buổi làm việc với cụ Trần Văn Tiệp và các cộng sự để lập biên bản ghi nhớ và cam kết theo yêu cầu của UBND tỉnh.

Tại buổi làm việc, cụ Tiệp kiến nghị cho kéo dài thời gian gia hạn 1 năm, thay vì 6 tháng và xin nổ mìn “tép” để bóc tách những tảng đá nhỏ. "Sở đồng ý sẽ kiến nghị tỉnh để cụ Tiệp tiếp tục có thời gian trong vòng một năm kể từ ngày 1/12/2013 đến hết ngày 1/12/2014 nhằm tiếp tục tìm kiếm. Lý do là do thời tiết mùa này là mùa mưa, công việc tìm kiếm trên núi Tàu nan giải do tính chất địa lý phức tạp", ông Hạnh nói.

T.M (Tổng hợp)
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/cho-no-nui-tim-kho-vang-khong-lo-2363710/

Có tiền chắc gì đã hạnh phúc

Có tiền chắc gì đã hạnh phúc
(Tiền bạc)- Đừng nghĩ giàu có, nhiều tiền là đã có hạnh phúc… Tủi phận vì lấy chồng nghèo.
Huyền Nga thân mến! Tôi rất hay đọc những bài viết trên mục tâm sự ở các trang báo, nhưng chưa bao giờ đưa ra ý kiến của mình. Hôm nay, là một trường hợp ngoại lệ, tôi đọc được bài viết của bạn trong lúc rảnh rỗi, và có vài ý kiến gửi đến bạn.
Đừng nghĩ giàu có, nhiều tiền là đã có hạnh phúc…
Trước tiên, tôi khẳng định bạn là người phụ nữ vội vàng và thiếu chín chắn. Sự vội vàng của bạn thể hiện trước tiên ở chỗ bạn đã bước vào cuộc sống hôn nhân khi còn rất trẻ, mới 23-24 tuổi đầu, tức là bạn mới tốt nghiệp đại học được 1-2 năm và chồng bạn cũng bằng tuổi.

Ở tuổi đó mà kết hôn thì chắc chắn công việc, thu nhập của các bạn chưa thể ổn định, cuộc sống hôn nhân những năm đầu sẽ gặp nhiều khó khăn.

Sự vội vàng và thiếu chín chắn của bạn còn bởi bạn nhìn cuộc sống quá đơn giản. Lúc chưa cưới, bạn nghĩ đơn giản hôn nhân chỉ cần tình yêu, niềm tin là đủ. Nhưng rồi khi cưới xong, bạn lại khẳng định niềm tin và tình yêu không đủ, hôn nhân không thể hạnh phúc nếu không có tiền.

Tôi cho rằng bạn lại tiếp tục chủ quan và vội vàng trong suy nghĩ của mình, vì hôn nhân bên cạnh tình yêu và niềm tin thì cần có kinh tế. Nếu thiếu 1 trong 3 thứ đó thì hôn nhân đều bị ảnh hưởng, chứ không phải hôn nhân muốn hạnh phúc chỉ cần có tình yêu, niềm tin, hoặc tiền.

Bạn cũng hơi vội vàng khi cho rằng vợ chồng bạn nghèo hơn những người bạn khác của bạn, có nghĩa là hai bạn kém hạnh phúc hơn. Điều này chưa chắc đâu bạn ạ, bạn chỉ thấy người bạn của bạn được chồng tặng xe SH vào ngày sinh nhật, chưa không thể biết được rằng hằng ngày họ đối xử với nhau như thế nào.

Liệu họ có thời gian cùng nhau đi đến những trung tâm thương mại vào ngày cuối tuần như vợ chồng bạn không, họ có thời gian cùng nhau về quê nội - ngoại vào các ngày cuối tuần như vợ chồng bạn vẫn làm không?.

Tôi kể cho bạn nghe câu chuyện về người bạn gái của tôi, lấy được người chồng giàu có, thu nhập mỗi tháng cả trăm triệu đồng, ngày sinh nhật vợ anh ta có thể mua cho vợ cả chiếc xe SH như bạn nói, nhưng cả tháng 30 ngày là 30 ngày người vợ ấy phải ăn cơm một mình, đi chợ một mình, về quê nội - ngoại một mình do chồng lúc nào cũng triền miên với những chuyến công tác xa nhà. Cô ấy còn nói, chắc chắn chồng mình có những người phụ nữ khác ngoài vợ.

Hạnh phúc nó vô cùng lắm Huyền Nga ạ, tôi nghĩ bạn đang có một gia đình mà rất nhiều người mong muốn được như thế. Hãy biết trân trọng những gì mình đang có

Hải Yến

Tủi phận vì lấy chồng nghèo

Đọc bài này thấy số mình may quá, sống thời bao cấp, lấy vợ thời đầu đổi mới, cả chồng lẫn vợ chẳng ai nghĩ đến chuyện phải kiếm thật nhiều tiền và tủi thân khi nhìn vợ hay chồng mình nghèo. Cô gái trong bài này mới ra trường đi làm 1 năm, hai vợ chồng thu nhập 12 triệu / tháng còn than khổ, hối tiếc vì lỡ cưới nhau, thì không biết bao nhiêu nông dân, công nhân lương 1-2 triệu / tháng sống thế nào, hay là bỏ nhau hết ? Đất nước nghèo, dân có học hành nhưng chỉ nghĩ đến tiền, đến vật chất, thì sẽ đi về đâu ? Nếu cô gái trong bài được giao chức, giao quyền thì chắc không thoát khỏi cửa quyền, tham nhũng để làm giầu.
Tủi phận vì lấy chồng nghèo
Tôi mới lấy chồng được hơn một năm và giờ cảm thấy vô cùng ân hận vì đã lấy chồng nghèo…
Ảnh minh họa.
Năm nay tôi 25 tuổi, tôi mới lấy chồng được một năm, đang mang thai. Ngày con gái, tôi khá xinh đẹp, dáng người cao dáo, da trắng, lại tốt nghiệp một trường đại học lớn nên không ít người để ý. Nhưng do nghĩ về hôn nhân quá đơn giản, chỉ cần có tình yêu, có niềm tin là có thể vượt qua tất cả, nên tôi đã bỏ qua những người đàn ông giàu có, lấy một người đàn ông “tay trắng” làm chồng. Mặc bố mẹ và bạn bè khuyên can.

Chồng tôi xuất thân từ quê, ra thành phố học và lập nghiệp tại đó. Tôi cũng có cùng hoàn cảnh giống chồng, nên khi gặp chồng tôi, chúng tôi sớm tìm thấy sự đồng cảm rồi yêu nhau, và làm đám cưới khi cả 2 mới 24 tuổi đầu.


Công việc chưa ổn định, nhà vẫn đi thuê, bố mẹ hai bên thì không thể giúp đỡ được. Cưới xong, tôi lại bụng mang dạ chửa, thu nhập mỗi tháng chỉ hơn 5 triệu đồng, đủ lo cho bản thân, chồng tôi thu nhập khá hơn, được khoảng 7 triệu đồng, nhưng hai vợ chồng cộng lại cũng chỉ đủ xoay sở thuê nhà trọ, xăng xe, điện nước giá cao, đi lại, ăn uống và thi thoảng về quê thăm nội ngoại.

Làm được đâu tiêu hết đến đấy, không có tích lũy, trong khi chỉ còn vài tháng nữa là tôi sinh con, nên tâm trạng tôi lúc nào cũng lo lắng, bất an về cuộc sống, về hôn nhân và tương lai.

Bụng mang dạ chửa, nhưng vì không có tiền nên tôi luôn phải chi tiêu tiết kiệm, kể cả việc ăn uống hàng ngày. Nhiều khi ghén, thèm ăn quả ổi, quả táo nhưng cũng phải nhịn miệng vì sợ tốn kém. Đi làm cả tuần có ngày cuối tuần thi thoảng cùng chồng tôi đi đến các siêu thị, trung tâm thương mại để chơi, nhưng hai vợ chồng chỉ dám đứng ngắm đồ từ xa chứ không dám bỏ tiền mua thứ gì, kể cả những thứ thiết yếu cho cuộc sống cũng phải hạn chế tối đa. 

Hoàn cảnh của mình thì thế, trong khi bạn bè tôi, nhiều đứa ngày xưa kém tôi về đủ thứ, nhưng do khôn ngoan, chỉ lấy những người chồng có điều kiện kinh tế, nhà cửa đoàng hoàng, nên giờ chẳng thiếu thứ gì. Ngày sinh nhật, có đứa còn khoe với tôi chồng tặng cho hẳn cái xe SH để đi, còn tôi vẫn trung thành với chiếc xe số cọc cạnh không biết đến bao giờ mới thay được. 

So với bạn bè, tôi cảm thấy buồn, thấy tủi cho bản thân mình, có phải tôi đã sai lầm khi chọn chồng?

Vụ Cát Tường: Không tìm thấy thi thể thì đành chịu?

Vụ Cát Tường: Không tìm thấy thi thể thì đành chịu?
Liên quan đến vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác khách hàng xuống sông Hồng phi tang, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an cho biết: "Chưa thể khẳng định có khả năng tìm thấy xác hay không, nhưng nếu không thấy thì cũng đành phải chịu". Trước đó, quan điểm của Giám đốc Công an Hà Nội là phải tìm bằng được xác bị phi tang.
Gia đình nạn nhân vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể chị Huyền

Trả lời báo chí về vụ án xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Đặng Văn Hiếu cho biết sau hơn 50 ngày nỗ lực tìm kiếm nhưng vẫn chưa thấy xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền.

"Chưa thể khẳng định có khả năng tìm thấy xác hay không, nhưng nếu không thấy thì cũng đành phải chịu", ông Hiếu nói.

Theo Thứ trưởng, quan điểm của Bộ là "chứng cứ đến đâu xử lí đến đó", dù việc tìm kiếm không có kết quả thì nghi phạm vẫn phải bị đưa ra xét xử.

Trước đó, chiều 29/10, trao đổi với báo chí bên lề phiên họp tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã khẳng định: “Chưa bao giờ có vụ nào mà cơ quan công an không tìm được xác. Cơ quan công an quyết tâm phải tìm thấy xác nạn nhân”.

Luật sư Lưu Văn Tám (Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thẳng thắn đánh giá: “Vẫn xử được dù không tìm thấy thi thể người chết nếu truy tố ông Tường về 2 tội danh đã truy tố”.

Luật sư Tám phân tích, trong vụ án này có rất nhiều bằng chứng vật chất khác ngoài thi thể của nạn nhân có thể được thu thập làm chứng cứ của vụ án. 

Chẳng hạn như, lời khai của ông Tường, của các nhân viên ở viện thẩm mỹ, của vợ ông Tường, của bảo vệ Khánh; các bằng chứng như phiếu thu, chứng từ, hóa đơn thu giữ ở viện thẩm mỹ cho thấy có sự hiện diện của chị Huyền ở Cát Tường. Rồi 11 ống xi lanh hút mỡ của nạn nhân; những nhân chứng như cô gái đến viện thẩm mỹ sửa mũi chứng kiến thấy Khánh cầm túi nylon loại lớn; những dấu vết còn để lại trên chiếc xe ô tô chở xác nạn nhân…

Ông Tám diễn giải thêm, chẳng hạn như chất dịch từ người chết tiết ra để lại trên xe, một sợi tóc của nạn nhân trên xe ô tô, chiếc điện thoại của nạn nhân… Tất cả những cái này đều là nguồn chứng cứ, là cơ sở để buộc tội đối với ông Tường.

“Nhưng nếu khởi tố, truy tố ông Tường về tội danh "giết người" thì bắt buộc phải tìm thấy thi thể nạn nhân. Bởi theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo chỉ buộc tội bị cáo giết người nếu tìm thấy thi thể, giải phẫu tử thi, chứng minh nạn nhân chưa chết trước khi bị vứt xuống nước, thì mới đủ cơ sở buộc tội ông Tường”, luật sư Tám nhận định.

Trao đổi với Đất Việt trước thông tin lãnh đạo Bộ Công an cho biết trong trường hợp không tìm thấy thi thể chị Huyền thì án đến đâu, xử lí đến đó, Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc công ty luật TNHH Fanci cho rằng: "Phải căn cứ xem Bộ Công an làm được đến đâu thì mới có kết luận đến đó, tùy thuộc theo số lượng chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được, không thể nói 1 câu đơn giản là không tìm thấy xác thì không truy tố".

Có những vụ có hành vi giết người nhưng chưa giết được nhưng đủ chứng cứ thì vẫn có thể truy tố, tức là cứ có căn cứ và đủ chứng cứ cấu thành tội phạm là truy tố được. Theo luật sư Tú, việc có tìm thấy thi thể chị Huyền hay không không hẳn là yếu tố bắt buộc để truy tố bác sĩ Tường tội giết người.

"Để có căn cứ truy tố về tội danh giết người, Bộ Công an phải thu thu thập đầy đủ những chứng cứ về tất cả các yếu tố có liên quan đến vụ việc. Giết người là cố tình tước đoạt trái phép tính mạng của người khác, vì vậy nếu có đủ chứng cứ về việc bác sĩ Tường cố ý giết người thì có thể truy tố được. Phải xem công an điều tra được những căn cứ nào".
Trong khi đó, từ khi chị Lê Thị Thanh Huyền bị bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xác xuống sông Hồng đến nay, gia đình nạn nhân vẫn nỗ lực tìm kiếm mà chưa tìm được thi thể. 

Người nhà nạn nhân cho biết: “Gia đình chúng tôi vẫn nỗ lực tìm kiếm xác cháu Huyền, ai mách chỗ nào chúng tôi cũng đến địa điểm đó với mong muốn tìm được xác cháu sớm”.
Mới đây gia đình đã được sự giúp đỡ từ giáo sư Vũ Văn Bằng (Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) dùng máy bức xạ từ kiểm tra ở một số địa điểm nhưng vẫn chưa có kết quả.


Dự đoán bất ngờ trong vụ "thẩm mỹ viện Cát Tường"

Thật khó đoán vụ này. Nhìn mặt bác sĩ Tường quá lạnh lùng và bất nhân nên bất cứ điều gì đối với di thể của chị Huyền cũng có thể xảy ra. Nhưng tôi đoán khả năng lớn nhất là hắn đã ném xác chị kèm đồ vật nặng xuống sông, sau đó xác trôi đến hố sâu hình thành do khai thác cát, rồi bị cát lấp đi. Sau này có lần khai thác cát sẽ bất ngờ phát hiện. Tin chắc rằng trong tù tên bác sĩ này đã bị tra tấn dã man, nhưng vì chỉ có 1 chỗ ném xác duy nhất là xuống sông nên hắn không thể bịa ra chỗ khác được, vì khai bậy sẽ không thể tìm ra xác và tội càng nặng.
Dự đoán bất ngờ song có thể xảy ra trong vụ "thẩm mỹ viện Cát Tường"
Chiều nay 25-12-2013 trong buổi gặp nhân dịp Noel và tất niên, tình cờ tôi được ngồi với rất nhiều bác sĩ của các bệnh viện hàng đầu ở Sài Gòn. Các bác sĩ trong buổi gặp đều nhất trí cho rằng trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, có thể không có chuyện “ném xác” chị Huyền xuống sông Hồng như lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường.

Theo các bác sĩ, một khả năng rất có thể xảy ra là thi thể của nạn nhân đã bị hóa thành nhiều mảnh nhỏ và đưa vào các thùng rác y tế rồi bị đem đi xử lý ngay vào rạng sáng hôm sau một cách tình cờ, không để lại dấu vết.

Theo yêu cầu của các bác sĩ trong buổi gặp mặt tối nay, tôi đăng mấy dòng này, kính đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm thêm hướng điều tra mới nói trên. 

Cầu mong hương hồn chị Lê Thị Thanh Huyền sớm được siêu thoát và mong sao vụ việc đau lòng này nhanh được khép lại.

Tâm Sự Y Giáo.
http://ygiao.blogspot.com/2013/12/motdu-oan-bat-ngo-nhung-co-xay-ra-ve-vu.html

Hai người đàn ông "lạ" trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường

Trong cuộc tìm kiếm xác chị Huyền, suốt nhiều ngày qua ông Phạm Đức Quang đã không bỏ qua bất kỳ chi tiết nào, cứ nghe tin ở đâu báo có xác ông lại cùng người nhà hành trình đi tìm cháu dâu.

Người chú nhân ái  

Đã hơn 70 ngày trôi qua, kể từ khi xảy vụ án khiến dư luận phải bàng hoàng, sau khi tiến hành ca phẫu thuật nâng ngực thất bại bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, ở Cổ Nhuế, Từ Liêm) đã đem chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) ném xuống sông Hồng nhằm phi tang chứng cứ để trốn tránh tội ác.

Tuy nhiên, sự việc sau đó đã bại lộ, Nguyễn Mạnh Tường bị bắt giữ, phía người nhà nạn nhân sau khi biết sự việc đã đổ xô đi tìm kiếm cùng với đó là sự vào cuộc của cơ quan công an, cảnh sát đường thủy...

Xuyên suốt cuộc hành trình tìm kiếm không ngừng nghỉ, có lẽ không ai không khỏi khâm phục ông Phạm Đức Quang (cậu ruột chồng nạn nhân). Mặc dù không phải máu mủ ruột thịt chung huyết thống với chị Huyền nhưng từ những ngày đầu cho đến tận bây giờ chưa có một ngày nào ông Quang ngơi nghỉ việc tìm kiếm người cháu dâu của mình.

Tâm sự về sự quyết tâm của mình, ông Quang bảo rằng: “Kể từ khi nghe tin dữ của cháu, lòng tôi đã như lửa đốt. Những tháng ngày qua tìm kiếm đã nhiều lần tưởng chừng như tìm được cháu nhưng lại không phải. Ngày nào chưa tìm thấy cháu Huyền lòng tôi còn chưa thể yên”.

 Suốt hơn 2 tháng qua ông Phạm Đức Quang lặn lội mọi ngõ ngách tìm cháu dâu.
Có nhiều người thân khuyên ông Quang nên nghỉ ngơi một thời gian vì cứ đi biền biệt ngày này qua ngày khác như thế thì sức đâu nhưng ông không nghe, cứ hay tin báo của nhà ngoại cảm hay người nào chỉ dẫn là ông lại ngay lập tức lên đường.
“Mỗi ngày đều có người gọi điện báo tin về địa điểm nghi vấn và hàng chục cú điện thoại của phóng viên các báo, đài hỏi thăm về tình hình tìm kiếm tôi đều cố gắng trả lời đầy đủ vì biết họ đều đang quan tâm về vụ việc của cháu Huyền”, ông Quang chia sẻ.
Ông Quang cho biết, dù chưa tìm thấy thi thể nhưng gia đình đã chọn đất lập mộ ở khu vực Canh Diễn (Từ Liêm, Hà Nội), quê của anh Nguyễn Hữu Huy (chồng chị Huyền). "Mộ cứ để bỏ ngỏ đấy thôi, khi nào tìm thấy thi thể sẽ tiến hành an táng cháu. Thương nhất là mấy đứa trẻ nhà cháu Huyền, hai đứa suốt ngày dính lấy mẹ, đứa bé tối hay ngủ cùng mẹ giờ không có nữa, đêm nào cũng giật mình tỉnh giấc, không được một giấc ngủ trọn vẹn”.
Nhớ về những tháng ngày đi tìm kiếm chị Lê Thị Thanh Huyền, ông Quang cho biết: “Đó có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi. Do cả nhà đều bận công việc, tôi thì mới về hưu,sức khỏe vẫn còn nên đảm nhận việc đi tìm cháu, liên tiếp khi nhận được thông tin, tôi cùng người nhà lại tức tốc lên đường với hy vọng sẽ đưa được thi thể của cháu Huyền về với gia đình”.
Lần cùng chồng chị Huyền đi ra tận cửa biển Ba Lạt tìm thi thể, ông Quang bảo, hôm ấy, nghe tin từ những nhà ngoại cảm tiềm năng, ông cùng anh Nguyễn Hữu Huy đã thuê thuyền đi ra cửa biển, khi đến nơi cũng đã đến đêm, hai người phải ngủ lại trên thuyền, tối không có chăn đắp, mưa lạnh, hai chú cháu phải ôm nhau ngủ.
“Đến sáng hôm sau, sóng to, gió thổi mạnh thuyền chòng chành bị mắc cạn, tôi và cháu Huy cùng chủ thuyền phải nhảy xuống biển để đẩy thuyền, ì ạch mãi hơn 1 tiếng đồng hồ mới đẩy được thuyền ra ngoài để đi về. Cũng may chuyến ấy không bị mất mạng”, ông Quang nói.
Đặc biệt, có lần nghe ở bến Hồng Vân (Thanh Trì, Hà Nội) có tin báo về thi thể người nổi trên mặt nước, đang ở tận Hưng Yên, ông Quang cùng người nhà vội vã đi tới nơi vì cứ ngỡ đó là chị Huyền. Thế nhưng, may mắn không mỉm cười, thi thể đó lại là của một nạn nhân xấu số khác.
Cảm kích trước tấm lòng của ông Quang, ông Lê Văn Viễn (77 tuổi, bố đẻ nạn nhân Huyền) bảo rằng: “Ông Quang đã bỏ hết công việc để đi tìm kiếm thi thể cháu Huyền, cứ nghe thấy tin là ông ấy lại đi từ cửa biển tới chui xuống cống, gia đình tôi biết ơn ông ấy vô cùng”.
Ông tiến sĩ lo chuyện bao đồng
Trong khi cuộc tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền gần như rơi vào bế tắc, người nhà đau đớn trong vô vọng thì bất ngờ vào ngày 3/12, Tiến sĩ Vũ Văn Bằng cùng đoàn các nhà khoa học vào cuộc tìm kiếm.
Bằng cách phân tích mẫu nước và dùng máy địa bức xạ, tiến sĩ Bằng đã xác định được những điểm nghi vấn trên sông cùng như trên cung đường ném xác của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường.
Đáng lẽ tiến sĩ Bằng sau khi kết thúc tìm kiếm trên sông Hồng và đi hết đường ném xác trong khu vực nội thành là đã hoàn thành nhiệm vụ nhưng ông không từ bỏ mà quyết cùng gia đình tiếp tục tìm kiếm.
 Tiến sĩ Vũ Văn Bằng cùng người nhà tìm kiếm xác chị Huyền.
Tiến sĩ Bằng đã xác định được điểm ném xác trên cầu Thanh Trì từ đó là cơ sở để gia đình chị Huyền sàng lọc và thôi tìm kiếm theo những lời chỉ dẫn của nhà ngoại cảm rằng thi thể chị Huyền được phi tang tại một nơi khác.
Đặc biệt, trong suốt 2 tuần, tiến sĩ Bằng đã cùng ông Phạm Đức Quang cùng người nhà chị Huyền mang máy địa bức xạ đi hết những điểm nghi vấn có thi thể và còn về tận Hà Nam quê của bác sĩ Tường để tiến hành tìm kiếm.
Nói về hành trình tìm kiếm của mình tiến sĩ Bằng tâm sự: “Thời gian đầu xảy ra vụ việc, tôi đi nước ngoài công tác nên không hay biết, khi về nước, nhận lời mời của bên phía cơ quan công an, tôi cùng các nhà khoa học đã tham gia tìm kiếm. Khi được thấy, được nghe những lời tâm sự của người nhà nạn nhân tôi vô cùng đồng cảm và mong muốn cùng gia đình đi tìm kiếm thi thể”.
Ông Bằng cũng chia sẻ rằng, cho đến thời điểm hiện tại tuy chưa thể tìm thấy thi thể nhưng cũng đã xác định được những điểm mấu chốt để cơ quan công an và lực lượng tìm kiếm tiến hành điều tra, xác minh. Đặc biệt, nhờ có khoa học, gia đình nạn nhân Huyền cũng thôi bị “loạn” thông tin và có một lịch trình tìm kiếm rõ ràng hơn để không hao công, tốn của.
“Có người bảo tôi là đi lo chuyện bao đồng, không phải việc của mình mà sao ham thế, tôi chỉ cười vì đây là công việc tôi đã làm nhiều năm nay. Với trường hợp của chị Huyền, tôi nghĩ không chỉ riêng bản thân mà nếu là bất cứ nhà khoa học nào khác cũng sẽ cố gắng tận tình giúp đỡ họ”, tiến sĩ Bằng nói.
Công cuộc tìm kiếm thi thể của Tiến sĩ Bằng cùng với gia đình nạn nhân tuyệt đối là do ông tự nguyện chứ không hề đòi hỏi bất cứ một chi phí tiền bạc nào.
Theo báo Nguoiduatin.vn

Bất ổn kinh tế và vấn đề xã hội

Bất ổn kinh tế và vấn đề xã hội
2013 là năm thứ năm liên tiếp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rơi vào suy giảm. Mặc dù lạm phát không còn là nỗi ám ảnh thường trực như trong giai đoạn 2007-2008 hay 2011, song nền kinh tế trong năm 2013 không chỉ tăng trưởng chậm (ước đạt 5,4%) mà còn tỏ ra thiếu sức sống, thậm chí suy kiệt, thể hiện qua con số trung bình gần 5.000 doanh nghiệp dân doanh giải thể hay dừng hoạt động mỗi tháng. 
Giao thông Việt Nam là một thảm họa !
Cũng trong năm 2013, các chương trình tái cấu trúc được triển khai chậm chạp và thiếu hiệu quả, làm cho hy vọng về sự phục hồi tăng trưởng ngày càng trở nên xa vời. Trong bối cảnh này, có thể thấy trước rằng ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ trong năm 2014 vẫn sẽ là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Trong khi bị chi phối bởi vô số các ưu tiên trước mắt, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, người ta có thể không đánh giá hết được hệ lụy của nhiều vấn đề xã hội đã đặc biệt trở nên nhức nhối trong mấy năm gần đây. Biểu hiện của các vấn đề này ngày một nhiều, không những thế càng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Không cần nhìn đâu xa, chỉ cần nhìn vào những ngành, những lĩnh vực vốn được coi là có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ “lương tâm của xã hội” như thầy giáo, thầy thuốc, tôn giáo, tâm linh, tòa án, công an, báo chí thì cũng có thể thấy rõ tình trạng này.

Một số người có thể vội vàng quy kết những vấn nạn xã hội này cho kinh tế thị trường. Thế nhưng nếu suy xét kỹ thì chúng ta sẽ thấy sự quy kết này là thiếu cơ sở. Một nền kinh tế thị trường đích thực sẽ không dễ dàng làm hại rồi ngang nhiên quẳng xác khách hàng xuống sông để phi tang. 

Rồi những sai trái trong các giao dịch phi thị trường (như tìm hài cốt liệt sĩ hay điều tra thủ phạm giết người) hay ít tính thị trường (như đào tạo ở đại học công lập hay xét nghiệm y tế ở bệnh viện công) hiển nhiên cũng không thể đổ tại kinh tế thị trường mà chỉ có thể bắt nguồn từ lòng tham và sự bất nhân. 

Mặc dù lòng tham có thể là một tính xấu phổ biến của con người, nhưng sự bất nhân không hề có tính phổ quát, trái lại nó đến từ sự sa đọa của bản thân con người và/hoặc từ niềm tin là một người có thể phạm tội mà không bị phát hiện, và/hoặc nếu bị phát hiện thì cũng không bị trừng phạt một cách tương xứng – tất cả đều không phải là hệ quả tất yếu của kinh tế thị trường.

Một số người cho rằng nhiều vấn nạn xã hội, đặc biệt liên quan đến tội phạm, đơn giản chỉ là “bần cùng sinh đạo tặc”. Tất nhiên là có một phần sự thật trong câu nói được lưu truyền trong dân gian này. Tuy nhiên, cần nhớ rằng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2008-2013, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn tăng trung bình gần 10%/năm theo giá cố định. Như vậy, nếu quả thực “bần cùng sinh đạo tặc” thì vấn đề không phải là do mức sống chung của xã hội thấp đi, mà là do kết quả kinh tế đã bị phân bổ không công bằng giữa các nhóm dân cư trong xã hội.

Một số người khác lại cho rằng những vấn đề xã hội bắt nguồn từ hệ thống thể chế – mà theo GS. Douglass North, người được giải Nobel Kinh tế năm 1993 – bao gồm hệ thống các quy tắc thành văn (bao gồm hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật), các quy tắc bất thành văn (như phong tục, tập quán), và các cơ chế cưỡng chế thi hành các quy tắc này.

Rất tiếc là cho đến nay chúng ta có quá ít các điều tra và nghiên cứu xã hội nghiêm túc để có thể chỉ ra ngọn nguồn của những vấn đề xã hội nổi cộm cùng những hệ lụy của chúng. Tình trạng này càng trở nên trầm trọng khi người ta thường có xu hướng chăm chú nhiều hơn vào các vấn đề kinh tế, đặc biệt là các vấn đề có tính tình thế, kỹ thuật, thậm chí không thực chất.

Lịch sử dạy chúng ta rằng khi kinh tế đi xuống, có thể chỉ cần vài năm để hồi phục, song một khi niềm tin bị mất, lòng người không yên, nhân tâm ly tán thì ngay cả vài thập kỷ cũng không biết có đủ để khôi phục hay không, mà đây chính là những nền tảng để một xã hội có thể phát triển. Như vậy, để giảm thiểu chi phí xã hội trong quá trình phát triển ở Việt Nam, các vấn đề xã hội cần được đặt vào đúng vị trí của chúng trong chương trình nghị sự của Chính phủ, trong chương trình nghiên cứu của các trường và viện nghiên cứu, và trong sự quan tâm của xã hội nói chung.

VŨ THÀNH TỰ ANH/THEO THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN

Đòi nợ bằng… lập bàn thờ, tụng kinh trước nhà con nợ

Tuyệt vời ! Đòi nợ thế này văn minh hơn dùng công an đến xiết nợ hay thuê giang hồ để trấn lột. Chỉ tiếc là từ xưa đến nay chưa thấy ai đi tu tụng kinh niệm phật rồi dùng kinh phật để làm vũ khí đòi nợ.
Đòi nợ bằng… tụng kinh
Mấy ngày nay, tỉnh Bình Dương xôn xao kiểu đòi nợ bằng cách tụng kinh trước cổng căn biệt thự để đòi 5,5 tỉ đồng. Người phụ nữ có kiểu đòi nợ “lạ lùng” này là Nguyễn Thị Liễu (ngụ thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đã có buổi tiếp xúc phóng viên trong ngày 3.1 để giải thích sự việc.
Bà Nguyễn Thị Liễu – người nghĩ ra cách đòi nợ kiểu “tụng kinh”
 đã kể về những tháng ngày “ hành xác” giữa các con nợ với nhau.
“Tôi mở băng tụng kinh trước cổng căn biệt thự bà Lê Thị Hạnh (Chủ Cty TNHH TM Đức Hạnh, đóng tại xã Lai Yên, huyện Bến Cát, Bình Dương) để đòi nợ 5,5 tỉ đồng là muốn để bà Hạnh nghe kinh phật mà mở lòng từ bi, hướng thiện rồi trả nợ cho tôi” – bà Liễu lý giải về kiểu đòi nợ trên.

Phát sốt kiểu “hành xác” lẫn nhau

“Bây giờ tôi không còn đường lùi, tôi muốn xin được chết hay vào tù. Các con nợ bao vây nhà tôi, hăm dọa thuê “xã hội đen” trả thù… Trong khi, tôi bị bà Hạnh nợ hơn 5,5 tỉ đồng. 2 năm nay tôi không thể nhớ nổi có bao nhiều cuộc đòi nợ bao vây nhà mình. Còn bây giờ tôi trú ngụ trước cổng nhà bà Hạnh vì tôi không còn nhà để về. Ngân hàng họ xiết rồi” – bà Liễu kể chuỗi ngày tháng khốn cùng trong vòng vây nợ nần – vì người đứng ra thu gom tiêu hạt giao cho bà Lê Thị Hạnh dẫn đến vỡ nợ không đường lùi.

Bà Liễu cho biết, vốn thân quen vì hai gia đình thông gia với nhau (con trai bà Liễu lấy cháu gái bà Hạnh), nên bà có làm ăn với bà Lê Thị Hạnh – chủ Cty chuyên thu mua hạt tiêu xuất khẩu Đức Hạnh (tại xã Lai Uyên, Bến Cát, Bình Dương). Bà Liễu sống tại “thủ phủ” nổi tiếng hạt tiêu ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước) nên làm đầu mối thu gom tiêu cung cấp lại cho bà Hạnh. 

Từ năm 2011, bà Liễu bắt đầu thu gom hạt tiêu với giá 150.000-160.000 đồng/kg (bình quân 10 tấn có giá 1,5 tỉ đồng). Những lần đầu, bà Hạnh đều trả tiền đầy đủ. Tuy nhiên càng về sau, bà Liễu cung cấp 10 tấn nhưng chỉ nhận ứng trước có 400-500 triệu đồng. Vào tháng 9.2011, bà Liễu gom thêm hơn 50 tấn hạt tiêu nữa cho Cty Đức Hạnh nhưng không nhận được đủ số tiền thanh toán, dẫn đến nợ trên 5,5 tỉ đồng. Đến tháng 6.2013, bà Hạnh viết biên nhận còn nợ của bà Liễu với số tiền 5,5 tỉ đồng rồi hứa trả nợ. Tuy nhiên bà Hạnh không trả nợ đúng hẹn và tiếp tục… khất nợ.

Rơi vào thế bí, các bạn hàng “con” (người đứng ra thu mua tiêu tại các nhà vườn” cho bà Liễu ở Lộc Ninh) kéo đến bao vây nhà bà Liễu để đòi tiền. Vì sĩ diện, nên bà Liễu đi “hốt hụi nóng” lãi suất 15%/tháng để trả nợ. Thậm chí đem cầm cố căn nhà của mình lấy 1 tỉ đồng, rồi đến cầm nhà của mẹ mình để lấp nợ, nhưng không cách nào trả hết. Dùng đầu này đắp đầu kia nên dẫn đến vỡ nợ hơn 10 tỉ đồng.

“Tôi không còn đường lùi nên đưa cả nhà đến trước cổng căn biệt thự mà bà Lê Thị Hạnh – chủ Cty Đức Hạnh còn nợ tôi 5,5 tỉ đồng trong thời gian cung cấp hạt tiêu. Cố thủ 10 ngày nay, lúc đầu bà Hạnh còn cho nước, cho cơm ăn hàng ngày, nhưng mấy ngày nay bà cắt luôn. Tôi không còn hơi sức nữa để kêu la đòi tiền nên chỉ còn cách mở loa tụng kinh” – bà Liễu nói!

Bà Liễu cho biết thêm, kiểu đòi nợ của bà chưa ăn thua gì với cách hàng chục bạn hàng “con” đã đòi tiền bà. “Hằng ngày, mấy chục người kéo đến bao vây, chửi bới cả nhà tôi. Có bạn hàng tên Liên (tôi còn nợ 500 triệu đồng) đã đến nhà lăn từ trên xuống bếp, kêu trời kêu đất, khóc lóc thảm thiết mấy ngày liền trong nhà. Tôi phải nấu cơm, pha nước chanh, nước cam để dỗ ngọt cho bà Liên hả giận rồi về…” – bà Liễu kể.

Tụng kinh để con nợ hướng thiện

Bà Liễu khẳng định, bà còn nợ hàng chục người khác khoảng 10 tỉ đồng. Do cuối năm, các chủ nợ thúc ép, nên bà buộc lòng phải gây áp lực mạnh để bà Hạnh trả 5,5 tỉ đồng cho mình, vì thế nghĩ ra cách đòi nợ dùng băng kinh phật mở tụng suốt ngày trước cổng nhà bà Hạnh. “Tôi lập bàn thờ, mở băng tụng kinh trước cổng căn biệt thự bà Lê Thị Hạnh để bà Hạnh nghe kinh phật mà mở lòng từ bi, hướng thiện rồi trả nợ cho tôi” – bà Liễu lý giải về kiểu đòi nợ của mình.

Liên quan đến vụ này, CA huyện Bến Cát xác nhận, việc giải quyết vụ nợ nần giữa bà Liễu và bà Hạnh thuộc thẩm quyền của TAND huyện Bến Cát. Tuy nhiên qua thông tin, bà Lê Thị Hạnh cũng bị nợ tứ phía các ngân hàng.

Ngày 3.1, bà Liễu và người con trai cho biết vẫn tiếp tục “cố thủ” trước cổng nhà bà Hạnh để đòi bằng được 5,5 tỉ đồng. “Tôi không đòi tiền nữa, chỉ đòi lại hạt tiêu đã cung cấp cho bà Hạnh. Bà Liễu cho rằng đến khi có giấy mời của chính quyền huyện Bến Cát để giải quyết thì bà sẽ tự đồng rút lui và dẹp luôn “ chiêu” đòi nợ tung kinh.

THEO LAO ĐỘNG

Lập bàn thờ, tụng kinh để... đòi nợ

Thời gian gần đầy, tại tỉnh Bình Dương dư luận xôn xao người phụ nữ "tụng kinh” trước một căn biệt biệt để đòi nợ 5,5 tỷ đồng. Người phụ nữ có kiểu đòi nợ “lạ lùng”này là bà Nguyễn Thị Liễu, ngụ ấp Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.
Ngày 3.1.2014, tại buổi tiếp xúc báo chí để trần tình sự việc, bà Liễu lý giải: “Tôi mở băng tụng kinh” trước cổng căn biệt thự bà Lê Thị Hạnh (Chủ Công ty TNHH TM Đức Hạnh, đóng tại xã Lai Yên, huyện Bến Cát, Bình Dương) để đòi nợ 5,5 tỷ đồng là muốn để bà Hạnh nghe kinh phật mà mở lòng từ bi, hướng thiện rồi trả nợ cho tôi”.
“Bây giờ tôi không còn đường lùi để sống được nữa, tôi muốn xin được chết hay vào tù. Các con nợ bao vây nhà tôi, nằm kêu la, lăn lóc khắp nhà“hành xác” tôi đã 2 năm nay vì đòi nợ. Thậm chí người đòi nợ chà đạp, hăm dọa thuê “xã hội đen” trả thù, đòi chém, đòi giết... Trong khi, tôi bị bà Hạnh nợ hơn 5,5 tỷ đồng” - bà Liễu kể lại cơ sự.
đòi-nợ, tụng-kinh, Bến-Cát, đức-hạnh, Lộc-Ninh, hạt-tiêu, Bình-Dương, trả-nợ,
Bà Nguyễn Thị Liễu - người đòi nợ theo cách “tụng kinh” đã tung các bằng chứng chua chát sau hơn 10 ngày cố thủ trước cổng căn biệt thự tại Bình Dương.
Tôi quẫn bách không còn đường lùi nên tôi đưa cả nhà đến trước cổng căn biệt thự mà bà Lê Thị Hạnh - chủ công ty Đức Hạnh còn nợ tôi 5,5 tỷ đồng trong thời gian cung cấp hạt tiêu.
“Tôi có căng băng rôn lên được đâu, vì chưa làm công an xã Lai Uyên đến giật đi mất tiêu rồi. Tôi chỉ còn dùng bình sơn xịt lên tường công ty bà Hạnh để đòi nợ. Cố thủ 10 ngày nay, lúc đầu bà Hạnh còn cho nước, cho cơm ăn hàng ngày nhưng mấy ngày nay bà cắt luôn. Và tôi không còn hơi sức nữa để kêu la đòi tiền nên chỉ còn cách mở loa tụng kinh” - bà Liễu nói!
Bà Liễu cho biết thêm, kiểu đòi nợ của tôi cũng chưa ăn thua gì hàng chục bạn hàng “con” từng làm thương lái với các nhà vườn mà tôi nợ tiền của họ. “Hàng ngày, mấy chục bà kéo đến bao vây, chửi bới cả nhà tôi. Có bạn hàng tên Liên (tôi còn nợ 500 triệu đồng) đã đến nhà lăn từ trên xuống bếp, kêu trời kêu đất, khóc lóc thảm thiết mấy ngày liền trong nhà. Đành rằng tôi phải nấu cơm, pha nước chanh, nước cam để dỗ ngọt cho bà hả giận cam kết trả nợ rồi về. Có bạn hàng khác thậm chí còn dùng xe muốn tông chết tôi, khi chị lao xe rất nhanh định tông nhưng bị té bầm dập chấn thương đầy mình. Tôi còn bị hù dọa, đòi chém, giết nhiều lần rồi... ” - lời kể của bà Liễu khiến ai nghe cũng phát sốt.
đòi-nợ, tụng-kinh, Bến-Cát, đức-hạnh, Lộc-Ninh, hạt-tiêu, Bình-Dương, trả-nợ,
Bà Nguyễn Thị Liễu cho rằng vỡ nợ vì muốn giữ uy tín cho bà Lê Thị Hạnh - chủ doanh nghiệp (còn nợ bà Liễu 5,5 tỷ đồng) nên vay nóng tiền “ chợ đen” dẫn đến vỡ nợ 10 tỷ đồng.
“Vì gần đến tết, các chủ nợ của bà Liễu liên tục thúc ép nên bà Liễu buộc lòng phải gây áp lực mạnh để bà Hạnh trả 5,5 tỷ đồng cho mình, nên tự nghĩ ra cách đòi nợ “lạ lùng” dùng băng kinh phật mở tụng suốt ngày trước cổng nhà bà Hạnh. Tôi lập bàn thờ, mở băng tụng kinh trước cổng căn biệt thự bà Lê Thị Hạnh (Chủ Công ty TNHH TM Đức Hạnh, đóng tại xã Lai Yên, huyện Bến Cát, Bình Dương) để đòi nợ 5,5 tỷ đồng là muốn để bà Hạnh nghe kinh phật mà mở lòng từ bi, hướng thiện rồi trả nợ cho tôi” – bà Liễu giải bày về kiểu đòi nợ của mình.
Theo lời bà Liễu cho biết vốn thân quen vì hai gia đình thông gia với nhau (con trai tôi lấy cháu gái bà Hạnh) nên tôi có làm ăn với bà Lê Thị Hạnh - chủ Công ty chuyên thu mua hạt tiêu xuất khẩu Đức Hạnh (tại xã Lai Uyên, Bến Cát, Bình Dương). Bà Liễu sống tại thủ phủ nổi tiếng hạt tiêu ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước) nên tận dụng hành nghề thương lái – làm đầu mối thu gom tiêu sau đó cung cấp lại cho bà Hạnh.
Được sự ủy thác này, từ năm 2011 bà Liễu bắt đầu thu gom hạt tiêu, có lần vài chục tấn với giá 150.000-160.000 đồng/kg (bình quân 10 tấn có giá 1,5 tỷ đồng). Những lần đầu cung cấp tiêu bà Hạnh đều chuyển khoản đầy đủ. Tuy nhiên càng về sau, bà Liễu cung cấp 10 tấn nhưng chỉ nhận ứng trước có 400-500 triệu đồng. Vào tháng 9.2011, bà Liễu gom thêm hơn 50 tấn hạt tiêu nữa cho phía đối tác là công ty Đức Hạnh nhưng không nhận đầy đủ số tiền thanh toán, dẫn đến nợ trên 5,5 tỷ đồng.
Đến tháng 6.2013, bà Hạnh viết biên nhận còn nợ của bà Liễu với số tiền 5,5 tỷ đồng rồi hứa trả nợ. Tuy nhiên đến ngày hẹn trả, bà Hạnh viện nhiều lý do khó khăn nên không trả đúng hẹn và tiếp tục hẹn vào mùa tiêu năm 2014 làm ăn, kinh doanh sẽ trả dần.
Vì rơi vào thế bí, các bạn hàng “con” (người đứng ra thu mua tiêu tại các nhà vườn) cho bà Liễu ở Lộc Ninh bắt đầu quậy, kéo đến bao vây nhà bà Liễu để đòi tiền. Vì sĩ diện, nên bà Liễu đi vay nóng, “hốt nóng” hụi hè với mức lãi suất rất cao 15%/tháng để trả nợ. Thậm chí đem cầm cố căn nhà của mình lấy 1 tỷ, rồi đến cầm nhà của mẹ mình để lấp nợ nhưng không cách nào trả hết. Dùng đầu này đắp đầu kia nên dẫn đến vỡ nợ hơn 10 tỷ đồng.
Được biết, liên quan đến vụ này, Công an huyện Bến Cát xác nhận việc giải quyết vụ nợ nần giữa bà Liễu và bà Hạnh thuộc thẩm quyền của TAND huyện Bến Cát. Tuy nhiên qua thông tin, bà Lê Thị Hạnh - Chủ công ty Đức Hạnh cũng bị nợ tứ phía với các ngân hàng.
Cùng ngày 3.1.2014, bà Liễu và người con trai cho biết vẫn tiếp tục “cố thủ” trước cổng nhà bà Hạnh để đòi cho bằng được 5,5 tỷ đồng. “Tôi không đòi tiền nữa, chỉ đòi lại hạt tiêu đã cung cấp cho bà Hạnh. Bà Liễu cho rằng đến khi có giấy mời của chính quyền huyện Bến Cát để giải quyết thì bà sẽ tự động rút lui và dẹp luôn “chiêu” đòi nợ tung kinh.
(Theo Dân Việt)

Giải tỏa vụ tụng kinh đòi nợ trên Quốc lộ 13

Thứ Ba, 31/12/2013 14:51

(NLĐO) - Liên quan đến vụ lập bàn thờ, tụng kinh để đòi nợ xảy ra trước số nhà 366 Quốc lộ 13 (Báo Người Lao Động thông tin sáng 31-12), trưa cùng ngày, công an xã Lai Uyên, huyện Bến Cát, Bình Dương đã yêu cầu phía chủ nợ dẹp bàn thờ, ngưng tụng kinh và tránh những hành động quá khích.

  Công an yêu cầu bà L. (mặc áo viết những dòng chữ đòi nợ) dẹp bàn thờ, tắt không mở băng tụng kinh nữa
Công an yêu cầu bà L. (mặc áo viết những dòng chữ đòi nợ) dẹp bàn thờ, tắt không mở băng tụng kinh nữa
Như báo Người Lao Động đã thông tin, bà Nguyễn Thị L. và công ty của anh H. mua bán nông sản với nhau. Giữa năm 2013, hai bên làm biên bản thống nhất anh H. thiếu nợ bà L. khoảng 5,5 tỉ đồng, đến mùa tiêu năm 2014 (tức khoảng giữa năm 2014 –PV), anh H. sẽ trả nợ. tuy nhiên, từ ngày 19-12 đến nay, bà Nguyễn Thị L. cùng nhiều người khác đi ô tô tải đến đậu trước cổng căn biệt thự của anh H. đòi nợ. Hết sơn xịt, viết bậy lên  rào biệt thự,  phía bà L. còn ném bom xăng vào trong sân nhà bà H. Ngoài ra, phía bà L. còn lập bàn thờ, giăng võng, trải bạc ngủ trước cổng biệt thự.
Như thường lệ, 5 giờ sáng ngày 31-12, phía bà L. tiếp tục lập bàn thờ khói hương nghi ngút rồi mở cassette phát ra rả tiếng tụng kinh gõ mõ.
Sau khi tới hiện trường, phóng viên báo Người Lao Động báo vụ việc đến lãnh đạo Đội CSĐT Tội phạm về TTXH huyện Bến Cát. Ngay sau đó, công an xã Lai Uyên đến dẹp hiện trường và yêu cầu phía bà L. chấm dứt mọi hành động quấy rối.
  Từ ngày 19-12 đến nay chiếc tải này chở theo nhiều người đỗ trước cổng nhà anh H. để đòi 5,5 tỉ đồng
Từ ngày 19-12 đến nay chiếc tải này chở theo nhiều người đỗ trước cổng nhà anh H. để đòi 5,5 tỉ đồng
Cùng ngày,  ông Vương Tấn Phương, Trưởng Công an xã Lai Uyên, khẳng định công an xã đã lập hồ sơ vụ việc trên, bàn giao cho công an huyện Bến Cát xử lý.
Ông Trương Văn Dũng, Trưởng Công an huyện Bến Cát, cho biết đang phối hợp với Phòng CSĐT Tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Bình Dương xem xét vụ việc có dấu hiệu hình sự hay không để khởi tố xử lý.
Theo ông Dũng, Công an huyện Bến Cát sẽ không để phía bà L. tiếp tục gây rối làm mất an ninh trật tự.
Gia đình anh H. khẳng định đến năm 2014 sẽ trả nợ cho bà L. như cam kết. Nếu không trả, bà L. có quyền kiện ra tòa. Anh H kiến nghị: “Mong công an địa phương cứng rắn hơn, nhiều lần công an can thiệp rồi nhưng bà L. vẫn ngoan cố khủng bố gia đình chúng, khiến chúng tôi không dám đi khỏi nhà”.
Tin - ảnh: N. Phú