Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Chuyện của Người già(1)

A.Chuyện của Người già
-Những hội chứng thường gặp ở người cao tuổi:
Một số hội chứng hay gặp khi đã có tuổi, làm cho họ băn khoăn lo lắng, ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi bị những hội chứng này nên đi khám bệnh, báo cho bác sĩ biết để được điều trị kịp thời.
Suy tuần hoàn nãoMạch xơ cứng đưa máu lên não kém có những biểu hiện: hay quên, quên tên người quen, quên những việc gần nhưng lại nhớ những chuyện đã rất xa xưa hồi còn niên thiếu. Thường gọi là quên gần, nhớ xa, ù tai, hoa mắt, chóng mặt nhất là khi ngồi dậy hoặc đứng dậy. Tập trung tư tưởng lâu không được, dễ đau đầu, thay đổi tính tình, dễ xúc động, ngủ ít, giấc ngủ không đều.
U phì đại tuyến tiền liệtĐi tiểu khó, tiểu lâu, tiểu không hết, có khi tiểu buốt, nhịn tiểu không được lâu, tia nước tiểu nhỏ, chẻ đôi, ngắt quãng.
Thiểu năng mạch vành tim
Hoặc có cơn đau ngực điển hình: đau nhói vùng tim (ngực trái), xiên lên hàm, xiên ra tay trái, thường kèm theo khó thở. Đau thường xảy ra lúc làm việc nặng (lên cầu thang, mang nặng) nhưng cũng có thể đau về đêm lúc đang ngủ phải thức dậy vì đau ngực trái. Người mập, người tăng huyết áp thường hay bị, nhưng người gầy có cholesterol cao cũng bị. Hoặc không có những cơn đau điển hình mà chỉ điện tim mới phát hiện được.
Thoái hóa các khớp
Thường là cột sống, 2 khớp gối, các khớp đốt ngón tay. Hay đau vào buổi sáng ngủ dậy, đau, cử động rất khó khăn, vận động một lúc giảm đau dần và hết đau trong ngày, đêm nằm nghỉ không đau. Khi cử động khớp gối có tiếng lục cục.
Đau vai, cánh tay
Đau khớp vai, lan xuống cánh tay, bóp mạnh cơ thì dễ chịu. Đau âm ỉ, hạn chế cử động cánh tay, khi bất ngờ làm một động tác nhẹ cử động cánh tay có thể rất đau. Đau một bên vai và có thể cả vai bên kia đồng thời hoặc trước hoặc sau. Thường lúc đầu đau nhẹ, dần dần đau giảm và tự hết sau 8 tháng đến một năm. Không để lại di chứng, lúc mới đau bao giờ cũng cần khám bác sĩ để chụp X-quang khớp vai và phổi (để phòng bỏ sót ung thư đỉnh phổi).
Rối loạn tiền và sau mãn kinh ở phụ nữCó những cơn bốc nóng lên mặt trong ngày và có khi trong đêm; thường vào giờ nhất định vào ban đêm, cơn vã mồ hôi. Có những cơn tăng huyết áp bất thường nên đi khám nhưng không nên hốt hoảng, có thể một thời gian rồi khỏi.
Viêm bàng quang ở phụ nữ sau mãn kinh
Thường bị từng đợt tiểu rát, tiểu bốt do bị nhiễm khuẩn, cần đi khám.
Tóm lại sức khỏe tạo ra mọi nguồn vui khác. Biết cách giữ gìn sức khỏe là một điều cần thiết cho mọi người, đặc biệt là cho người cao tuổi. Bây giờ là lúc chúng ta, lớp người cha ông làm lại những điều mà chúng ta đã từng nhắc nhở con cháu khi xưa: tập ăn, nằm, ngồi, nghỉ để bản thân chúng ta có thể bền bỉ dẻo dai, ít ốm đau, giúp kéo dài tuổi thọ. Đối với tuổi già, không có một niềm vui nào lớn hơn là sống khỏe mạnh, sống lâu và sống có ích.
Theo Sức khỏe & Đời sống

-Vì sao người cao tuổi hay bị táo bón?
Táo bón gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi hay mắc nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới táo bón ở người cao tuổi đó là: ăn thiếu chất sợi, uống không đủ nước, ít hoạt động thể chất và ngại đi đại tiện.
Ngoài ra các bắp thịt, vùng xương chậu của người cao tuổi cũng ngày một yếu đi khiến sự di chuyển của phân trong đại tràng khó khăn. Hơn nữa, người cao tuổi hay mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, trầm cảm, Parkinson nên phải dùng thuốc điều trị cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.
Để phòng ngừa táo bón, người cao tuổi phải tăng cường uống nước (1,5 lít nước/ngày), ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm có chứa chất xơ; hằng ngày nên đi bộ và tập thói quen đi đại tiện mỗi sáng thức dậy.
Nếu bị táo bón thường xuyên, nên tới bác sĩ trình bày chi tiết về bệnh của mình để có được những lời khuyên, những phương thuốc, cách điều trị đúng. Không được tự ý thụt, tháo khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Theo Sức khỏe & Đời sống

-Trời lạnh: Người già dễ đột qụy vì thay đổi huyết áp
Những ngày qua, nhiệt độ xuống thấp, nhất là về đêm đã khiến nhiều người già trở bệnh. Mỗi ngày Khoa Khám bệnh - Viện Lão khoa Quốc gia tiếp nhận trung bình 40 - 50 bệnh nhân. Tỷ lệ các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, đặc biệt là tai biến mạnh máu não tại đây gia tăng. Theo BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa thần kinh, Viện Lão khoa Quốc gia, tai biến mạch máu não rất thường gặp ở người cao tuổi. Tiết trời miền Bắc đang trong những ngày rét, nhiều nơi ở miền núi, nhiệt độ còn xuống thấp dưới 5 độ C, xảy ra rét đậm, băng giá. Thời tiết lạnh đã khiến nhiều người già nhập viện. Những bệnh gặp nhiều nhất mà người già dễ mắc khi trời trở lạnh là các bệnh liên quan đến phổi và tim mạch: viêm phế quản mãn tính, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, hen, dị ứng...
Theo khuyến cáo của các bác sỹ, vào lúc sáng sớm, số đo huyết áp của người già thường thay đổi, đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp. Với thời tiết lạnh như ở miền Bắc hiện nay, những gia đình có người già cần đặc biệt đề phòng bệnh tai biến mạch máu não dẫn đến liệt nửa mặt, liệt nửa người, thậm chí tử vong.
Bên cạnh đó, những người già đã có tiền sử bệnh cao huyết áp, cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Thói quen tập thể dục vào buổi sáng tuy không nên bỏ nhưng nên lùi lại, đợi khi có ánh sáng mặt trời, làm sương lạnh tan bớt. Khi đi tập thể dục, người cao tuổi cần mặc ấm, đội mũ đầy đủ để tránh gió. Khi vận động thấy nóng người có thể cởi bớt trang phục chứ không nên mặc phong phanh, bởi rất dễ bị hiện tượng “trúng gió”.
Từ nay đến hết tháng 2, miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của 10 đợt không khí lạnh nữa. Như vậy những gia đình có người già cần chú ý đề phòng khả năng tái phát của bệnh, nhất là tai biến mạch máu não để tránh dẫn đến khả năng liệt nửa mặt, liệt nửa người, thậm chí tử vong trong những đợt rét sắp tới.

-Lời khuyên ăn uống hợp lý cho người cao tuổi
Tuổi càng cao, cơ thể càng giảm sức chịu đựng đối với chất ngọt. Vì vậy, người cao tuổi phải hạn chế ăn đường, bánh kẹo.
Cách tính cân nặng hợp lý cho người cao tuổi: Lấy chiều cao (tính bằng cm) trừ đi 100, rồi nhân với 90%. Ví dụ: với người cao 150 cm, cân nặng hợp lý là 45 kg. Cách tính trên cho ta trọng lượng tối đa cho phép.
Tuổi càng cao, cơ thể càng giảm sức chịu đựng đối với chất ngọt. Vì vậy, người cao tuổi phải hạn chế ăn đường, bánh kẹo. Nên dùng chất ngọt từ nguồn bột như cơm, bánh mì, vì chúng được tiêu hóa, hấp thu rồi dự trữ ở cơ thể, chỉ giải phóng từ từ vào máu theo nhu cầu, không làm tăng đường huyết đột ngột.
Khi cơ thể thừa chất ngọt, nó sẽ chuyển thành mỡ dự trữ. Ở người cao tuổi, hoạt động của men lipase phân giải mỡ giảm dần và cơ thể có xu hướng thừa mỡ trong máu, dễ gây bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế chất béo, chủ yếu dùng dầu thực vật.
Quá trình tiêu hóa hấp thu chất đạm cũng kém đi ở người cao tuổi. Sự tiêu hóa đạm thường đi đôi với quá trình thối rữa ở đại tràng, làm xuất hiện độc tố. Nếu lại bị táo bón, chất độc này bị hấp thu trở lại, gây nhiễm độc trường diễn.
Vì thế, cần hạn chế ăn thịt (nhất là thịt mỡ) và thay bằng cá. Nên ăn nhiều chất đạm nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, lạc, vừng, đậu phụ vì chúng ít gây thối rữa và chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giữ cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, sau đó thải ra theo phân.
Người cao tuổi cần chú ý đề phòng thiếu nước, nhất là trong mùa hè. Để chống lại các gốc tự do gây lão hoá và bệnh tật, cần tăng cường sử dụng những chất chống oxy hóa (có nhiều ở rau quat).
Cách ăn của người cao tuổi
- Tránh ăn quá no, đặc biệt khi có bệnh tim mạch.
- Nấu thức ăn mềm và chú ý ăn canh.
- Xây dựng thực đơn cho các bữa ăn, thay đổi món ăn giữa các ngày.
- Bữa ăn phải bảo đảm đầy đủ chất bột để cung cấp năng lượng, chất đạm, béo, rau xanh và hoa quả chín. Về nước uống, chỉ cần uống nước chín hoặc nước chè, hạn chế bia rượu.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Theo Sức khỏe & Đời sống

-Những lời khuyên đơn giản, bổ ích đối với người cao tuổi
Các bác sĩ cho biết người cao tuổi và sự đau yếu không nhất thiết phải đi đôi với nhau. Điều quan trọng là phải duy trì một cách sống hợp lý, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Các bác sĩ và chuyên gia khoa học đã đưa ra những lời khuyên đơn giản và rất bổ ích cho mọi mặt của cuộc sống người cao tuổi.
Chế độ ăn uống
Giữ chế độ ăn đúng giờ, ngày 3- 4 bữa ăn nhẹ.
Bớt dùng thịt đỏ (bò, lợn, chó…) thịt khô, đồ nướng, đồ hộp, chất bột, dầu mỡ, bơ, muối mắm, bột ngọt, ớt cay, hạt tiêu, đường và sữa béo. Không ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống và cơm bụi (quán chợ hay hè phố). Tăng cường ăn chất xơ, rau sạch, củ, quả tươi.
Uống nhiều nước buổi sáng. Dùng nước lọc hoặc chè tươi, nước vối, chè nụ. Không uống nước lã và nước quá lạnh.
Tránh ăn đêm, uống rượu mạnh, chè đặc, cà phê, giảm hoặc bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào.
Không kiêng khem quá gắt gao làm khó cho mình và gia đình.
Trang phục
Mặc áo quần vải rộng, thoáng mát mùa hè và đủ ấm mùa đông. Không mặc đồ ẩm ướt.
Tránh mặc hoặc mang các thứ nặng nề, rối rắm, khó đóng mở.
Không dùng giày dép chặt hoặc cao gót. Dùng bít tất vừa chân và hút được mồ hôi. Ra nắng phải đội mũ. Mùa rét có mũ ấm, găng tay, khăn quàng.
Sinh hoạt
Cố gắng tập thể dục đều đặn, dưỡng sinh (khí công, yoga, thái cực quyền…), đi bách bộ.
Duy trì lao động nhẹ nhưng phải từ từ và vừa sức mình, không nhấc các vật nặng như xô nước đầy, chậu cây cảnh, tivi, xe máy…
Nếu đi lại được thì hàng ngày phải ra khỏi nhà để tiếp xúc với cây xanh, môi trường sạch đẹp và trẻ em, bạn bè. Tránh nắng to và mưa, gió mạnh. Nên đại tiện đúng giờ giấc vào mỗi buổi sáng. Không rặn mạnh kể cả khi tiểu tiện. Nhà vệ sinh, phòng riêng nên có điện thoại, bình chữa cháy, nến, diêm hoặc đèn pin và dùng cửa ngăn bằng kính để có thể đập vỡ trong trường hợp khẩn thiết.
Phải giữ vệ sinh thiết yếu cho cơ thể và phòng ngủ của mình. Cửa sổ có rèm che. Chỉ dùng lò sưởi, quạt điện hoặc máy lạnh khi thật sự cần.
Uống ít nước vào buổi tối. Tối ngủ sớm, sáng dậy sớm. Không nên băn khoăn vì mơ nhiều hay mất ngủ, nhưng nếu ngủ không đủ 5 tiếng một ngày thì phải hỏi bác sĩ.
Nên ngủ thêm giấc ngắn vào buổi trưa, nhất là vào mùa hè. Cần có nơi tắm kín gió, khăn bông khô và máy sấy tóc. Tắm không lâu quá 10 phút. Không tắm và gội đầu ban đêm.
Giảm bớt các đồ điện và vật sắc nhọn trong phòng. Nên dùng đồ tre gỗ.
Thay kính lão và kính râm phù hợp thị lực. Trong nhà phải có đủ ánh sáng. Bớt xem truyền hình, nên nghe đài, đọc sách, nói chuyện, đi bộ hoặc chăm sóc cây cảnh, chim, cá...
Đi nhẹ, nói khẽ, tránh bậc thang cao và đường dốc quá. Không đi xe máy hai bánh.
Tránh xúc động mạnh. Không tranh luận vô bổ. Không xem phim kinh dị, bạo lực. Không nghe nhạc kích động hoặc sướt mướt, thê lương. Nên kết bạn, tập tành chung, giúp đỡ lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm trong một nhóm nhỏ những người cao tuổi hợp với mình.

Chăm sóc y tếTrong nhà phải có tủ thuốc gia đình để ở chỗ ai cũng nhìn thấy dễ dàng. Thiết lập đường dây liên lạc thuận tiện với con cái, bác sĩ và bạn thân. Có sẵn số điện thoại của họ và điện thoại cấp cứu. Áp dụng các biện pháp sơ cấp như bôi dầu gió, xoa rượu thuốc, ngâm chân hoặc chườm nước nóng, đấm bóp (tẩm quất), bấm huyệt, châm cứu, thở sâu, yoga, thiền định…
Không tự dùng thuốc lạ hoặc các cách chữa bệnh theo lời mách của những người k h ô ng chuyên môn.
K h ô n g dùng chung kim châm cứu và tiêm. Nên trang bị nhiệt kế, máy đo huyết áp… và ghi lại kết quả đo để theo dõi sức khỏe được liên tục, dễ phát hiện sự bất thường.
Lưu ý những gì khiến cơn đau giảm và những gì khiến cơn đau tăng, dù chỉ là cơn ho nhẹ.
Đánh giá mức độ cơn đau trên thang điểm 10 và thông báo cho bác sĩ, sau đó tiếp tục ghi lại những lần bị đau. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người có chuyên môn và kinh nghiệm xử lý cơn đau. Trao đổi kỹ càng, chính xác, trung thực với bác sĩ về những biện pháp khống chế cơn đau, bao gồm các loại thuốc hay thảo dược.
Giữ cẩn thận tất cả các phiếu xét nghiệm, chẩn đoán và đơn thuốc với ngày khám, chữ ký, tên họ, địa chỉ và số điện thoại chính xác của bác sĩ khám bệnh cho mình.
Nếu có điều kiện thì tránh xa các nơi ẩm ướt, ồn ào, vội vã, bụi bặm, đầy rác rưởi, khí thải độc hại và tàu xe nguy hiểm. Hàng năm nên điều dưỡng ở suối nước nóng, tắm bùn.
Không lạm dụng thuốc quá liều lượng, dù là mật gấu, sừng tê giác, nhân sâm, linh chi, cao hổ cốt, đông trùng hạ thảo hay các thực phẩm chức năng và biệt dược đắt tiền.
Theo Sức khỏe & Đời sống

- Người già nên ăn ít muối, đường, dầu mỡ:
Người già, khả năng hấp thụ đường, muối, dầu mỡ kém. Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ cao huyết áp, ăn nhiều đường, đường không chuyển hoá được, dễ dẫn tới đường máu cao (đái tháo đường). Cũng không nên ăn mỡ, chỉ nên ăn dầu thực vật ở mức cân đối để đảm bảo lượng kalo không bị dư thừa, tăng nguy cơ mắc một số bệnh phổ biến ở người già.

B. Người Già Có Nên Về Sống Tại Việt Nam Không ?
Đây là câu hỏi mà linh mục Hồ Sĩ Mậu đặt ra cho cử tọa trong Thánh lễ ngày 6/6/2007 vừa qua. Và có nhiều người trả lời, nhưng tựu trung không ai muốn về sống luôn ở Việt Nam. Tại sao?
1. Tại sao lại muốn về Việt Nam?
Đã là người Việt Nam thì ai chẳng muốn về sống trên quê cha đất tổ, để được gần mộ phần của tổ tiên, ông bà, cha mẹ? Nhất là được nói tiếng Việt mà không phải dùng một ngôn ngữ khác, đó là tiếng Anh mà có nhiều người già không hiểu và không biết nói.
Sống ở Việt Nam mà nếu có tiền thì có thể thuê người hầu hạ, nấu ăn, dọn dẹp và săn sóc cho mình. Đời sống ở Việt Nam thì tương đối đơn giản, thoải mái. Chi phí sống ở Việt Nam cũng thấp hơn sống ở Mỹ. Các món ăn hợp với khẩu vị, lại tươi tốt, giá cả rẻ hơn ở Mỹ. Nói tóm lại, nếu được về sống ở Việt Nam để gần gũi thân nhân, gia đình và quê hương thì còn gì bằng? Thế mà vấn đề không đơn giản như vậy.
2. Một số người muốn về Việt Nam vì những lý do sau:
Có một số ít người về Việt Nam để xây biệt thự để về hưởng thụ. Ở Mỹ, ai cũng phải làm việc quần quật như trâu bò cả ngày, không ai biết mình là ai. Nay về Việt Nam được người ta trọng vọng, nể vì bởi cái “mác” Việt kiều thì thích chí. Họ về Việt Nam để tự ái được thỏa mãn, cái tôi được vỗ về.
Một số khác để kiếm bồ bịch và hưởng lạc thú xác thịt. Đó là những sự thật trơ trẽn mà ai ai cũng biết.
Cũng có những kẻ chuyên lường gạt tiền bạc của người khác rồi đem tiền về Việt Nam đầu tư đất đai, nhà cửa và sống hưởng thụ và truỵ lạc trên mồ hôi, nước mắt và đồng tiền khó nhọc của kẻ khác. Khi chết, họ sẽ đối diện với những tội ác của họ. Gia đình tôi và một số bạn bè tôi là một trong những nạn nhân của hạng người này.
3. Những trường hợp thực tế có thật:
-Một vị linh mục trên 90 tuổi đã suy xét rất kỹ về việc nên về Việt Nam sống và chết hay nên ở lại Mỹ. Kết cuộc, ngài chọn xin vào sống dưỡng lão trong Dòng Đồng Công ở Mỹ mà không về sống ở Việt Nam.
-Nhiều bà cụ già sống độc thân, muốn về Việt Nam ở trong các tu viện và trả tiền chi phí ăn ở cho các nữ tu, để sớm hôm được dự Thánh lễ. Lúc sống hy vọng có các nữ tu đùm bọc, lúc hấp hối hy vọng có người lo cho phần rỗi linh hồn, nhưng rốt cuộc, các bà không thể về sống ở Việt Nam được, vì một số nữ tu không nhận nuôi các bà, dù cho các bà có trả tiền đi nữa.
-Khi gia đình tôi về thăm Việt Nam, mẹ chúng tôi có ý định về dưỡng già ở Việt Nam nên chúng tôi đi tìm một dòng tu nữ để xin trả tiền cho mẹ tôi được về Việt Nam sống trong tu viện, nhưng bà bề trên nói rằng họ không thể cho bà ở trong tu viện của họ vì Dòng họ không có dòng Ba (dành cho giáo dân), và vì họ sợ sống chung đụng mất lòng.
-Còn một dòng tu khác thì cho giá cả là 100USD tiền thuê phòng, chưa kể tiền cơm nước và công thuê người giúp việc để săn sóc cho bà. Căn phòng quá nhỏ và thiếu tiện nghi tối thiểu. Đi thăm Việt Nam lần ấy về, mẹ tôi bỏ ngay ý định: ”Ta về ta tắm ao ta” ngay. Thực tế nói nhiều hơn là trí tưởng tượng!
-Một lần khác, chúng tôi lại đưa mẹ tôi ra Huế. Bà lại có ý định ở lại trong một dòng tu nữ ở Huế. Lần ấy, các nữ tu cho gia đình chúng tôi ở trong những phòng chật chội và nóng bức, thiếu những tiện nghi vệ sinh tối thiểu. Một phòng có đến 4, 5 chiếc giường lát gỗ. Nắng rọi vào phòng nóng như thiêu như đốt, mà phòng không có lấy một cái quạt máy. Mẹ tôi nhìn thấy thực tế mà tỉnh mộng. Gia đình chúng tôi vội vàng thuê khách sạn ở ngay, và không ai đề cập gì thêm đến chuyện về sống ở Việt Nam nữa.
-Có hai vợ chồng cụ già ở Úc với con cháu nhưng hai cụ nằng nặc đòi về Việt Nam sinh sống với người con nuôi. Mặc dù các con của hai cụ ngăn cản chuyện hai cụ về lại Việt Nam, nhưng không giữ hai cụ được. Cuối cùng, họ gửi tiền về Việt Nam cho người con nuôi chăm sóc cho hai cụ, nhưng người con nuôi ở Việt Nam đã đối xử rất tồi tệ với hai cụ. Thậm chí, họ lấy dây cột trói hai cụ lại, rồi chụp hình gửi sang cho các con ruột của hai cụ để đòi tiền thêm. Các con ruột của hai cụ nóng ruột, đi về lo cho cha mẹ trở lại Úc, nhưng giấy tờ di trú đã hết hạn nên hai cụ không thể trở lại Úc được. Cụ ông buồn và chết, còn cụ bà thì đau khổ vì đã chọn lầm và lựa sai. Đây là một bài học cho những người già không chịu an phận ở với con cháu.
-Có hai cụ cố là cha mẹ của một vị linh mục. Hai cụ cố chỉ muốn về lại Việt Nam. Khi ra phi trường, hai cụ “cay cú” xé hết giấy tờ di trú vì không còn muốn ở Mỹ nữa. Về Việt Nam được khoảng 6 tháng, hai cụ chịu không được, muốn trở lại Mỹ thì không còn giấy tờ di trú nữa. Thành ra tội nghiệp cho người con linh mục phải lặn lội về lại Việt Nam chạy chọt giấy tờ để đưa cha mẹ trở về Mỹ.
4. Các lý do mà Việt Kiều không muốn về sống luôn ở Việt Nam:
Có nhiều lý do mà người Việt Kiều không muốn về sống luôn ở Việt Nam. Sau đây chỉ là một số lý do tại sao người ta không về sống ở Việt Nam:
-Điều kiện an ninh chưa tốt, còn có những sự khó khăn và không hoàn toàn tự do. Nay người này đến kiếm chuyện, mai người kia đến khám xét.
-Khi hậu Việt Nam quá khắc nghiệt, nắng và nóng nực hơn 30 năm về trước nhiều. Đã nóng lại còn ẩm ướt, làm cho con người không được thoải mái.
-Ô nhiễm môi sinh: đường đi không tốt, ổ gà, bụi bặm, đầy khói xe, đông người chen chúc, ồn ào, kẹt xe… Ở Sàigòn, không có một con đường nào là yên tĩnh và nên thơ để hít thở chút không khí trong lành. Như vậy con người dễ bị theo đường hô hấp, bịnh phổi, bịnh lao.
-Cách nấu ăn và thức uống không hợp vệ sinh. Đã có trường hợp rượu đế có pha thuốc rầy làm cho nhiều người chết. Rồi nạn bánh phở có chất độc cho bánh dai, làm người ăn chết oan. Nguồn nước uống không trong lành. Người ở Mỹ về thường bị đau bụng tiêu chảy, và bị ngứa ngáy khắp cơ thể.
-Cách lái xe của các tài xế quá ẩu, không có sự an toàn. Họ đã nhiều lần lái xe lấn áp những người lái xe gắn máy cho đến khi người ta té ngã hay chết. Trong thân nhân tôi, có trường hợp một phụ nữ có thai bị chết oan cả hai mẹ con vì bị tái xế xe hàng ép té bể đầu. Bản thân chúng tôi thuê xe đi mà tài xế suýt đụng xe mấy lần. Tại sao mình lại dại dột giao mạng sống mình cho những kẻ mình không biết gì về họ?
-Bước chân ra là tốn đủ mọi thứ tiền: Tiền di chuyển, tiền xe taxi, tiền tiêu, tiền tặng, và nhiều chi phí khác. Trong khi ở Mỹ, ngoài hai bữa cơm, không tốn tiền xe cộ, và không tốn những món tiền không cần thiết khác.
-Nạn hối lộ và đút lót làm cho hệ thống hành chánh thối nát và chậm chạp.
-Điều kiện chữa trị y tế chắc chắn là thua xa Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có hệ thống y tế tiến bộ nhất thế giới. Khi về già thì hay sinh ra nhiều bịnh. Tại sao lại chọn cái xấu mà chê cái tốt, khi càng già càng mang nhiều bịnh? Đó là chưa kể khi mình bị bịnh nặng, lại mang danh là Việt kiều, liệu các nhân viên y tế có hết lòng chăm lo cho Việt kiều hay là để cho mình chết cho mau?
-Lối sống, lối suy nghĩ và mọi sinh hoạt khác biệt giữa hai nền văn hoá, khiến cho người Việt kiều đôi lúc có cảm tưởng mình là kẻ xa lạ trên chính quê hương của mình.
-Điều quan trọng nhất là: những người già ở Mỹ có tiền trợ cấp xã hội, một tháng cũng gần 900USD. Nếu các ông bà này ra khỏi Mỹ trên 29 ngày là bị chính quyền cắt viện trợ ngay. Vậy khi về ở luôn ở Việt Nam là xem như quý vị không còn tiền trợ cấp xã hội nữa. Liệu có ai hầu hạ và chăm sóc không công cho một người già không tiền hay không?
-Quý vị thử đến thăm thân nhân hay ngay cả các tu sĩ mà không tặng họ tiền, thì sẽ thấy ngay phản ứng của họ. Thử tưởng tượng mình đem thân xác bịnh tật về Việt Nam mà không có tiền, liệu còn tình nghĩa gì không?
5. Giải pháp tốt nhất:
Nếu quý vị không muốn sống với các con cháu vì họ đi làm, đi học suốt ngày, không có giờ để săn sóc cho quý vị, thì xin hãy vào trong các viện dưỡng lão có đông người Việt Nam ở California. Chúng tôi đã từng đi thăm nhiều viện dưỡng lão. Tại đó có Thánh lễ hàng tuần và có các Thừa Tác Viên Thánh Thể kiệu Mình Thánh Chúa đến cho quý vị hàng ngày.
-Nếu các cụ theo đạo Phật thì cũng có các vị thượng toạ đến tụng kinh và cầu siêu cho các cụ còn sống cũng như đã qua đời.
-Ngoài ra còn có những hội đoàn đến thăm viếng, an ủi, và giúp vui cho quý vị. Các cụ thường tụ tập đọc kinh và cầu nguyện chung. Các con cháu thường đến thăm viếng các cụ bất cứ lúc nào. Chúng tôi đã phỏng vấn một số cụ già, cả nam lẫn nữ. Họ rất vui khi ở trong các viện dưỡng lão này.
6. Kết luận:
Vì thế, nhiều người kết luận rằng: Họ chỉ về thăm quê hương và giúp đỡ người nghèo và tàn tật, chứ không về ở luôn tại Việt Nam. Những ông bà cụ có con cháu còn ở lại Việt Nam thì họ về thăm cho đỡ nhớ, rồi sau đó, họ cũng trở lại Hoa Kỳ vì nhiều lý do tế nhị khác mà không thể nói ra hết được.
Tốt hơn hết, mình nên sống ở Hoa Kỳ. Con cháu mình ở đâu thi gia đình mình ở đấy. Nhà mình ở đâu thì tổ ấm ở nơi đấy. Có thương dân nghèo, thương quê hương thì về thăm và giúp đỡ.
Kim Hà 12/6/07

C.Người già có nên sống trong viện dưỡng lão?
Thực ra, tuỳ hoàn cảnh/ điều kiện của mỗi người mà "nên" hay "không nên".
+ Nếu vào viện dưỡng lão, người già sẽ được sống trong không khí yên tĩnh và tự do. Họ không bị ảnh hưởng bởi không khí ồn ào, tất bật, căng thẳng... của lớp người trẻ tuổi. Họ sẽ có nhiều người bạn hơn trong đó , có thể tìm được niềm vui với những người già trong đó mà khi họ sống cùng con cái quá bận rộn , đi từ sáng sớm tới tối khuya mới về đến nhà thì nên để các cụ vào viện dưỡng lão để được chăm sóc và tìm được những niềm vui nho nhỏ ở đó.- Người già được sống trong không khí yên tĩnh, thanh bình, thân ái, đoàn kết và tự do. Họ không bị ảnh hưởng bởi không khí ồn ào, tất bật, khẩn trương, căng thẳng... của lớp người trẻ tuổi đang phải đương đầu trong cuộc sống thường nhật.- Người trẻ tuổi sẽ được tự do làm các công việc mà họ yêu thích trong cuộc sống tại căn nhà của họ mà không ngại rằng mình làm phiền người cao tuổi. Họ có thể sống theo lối sống của họ và người già cũng sống theo cách riêng tại trung tâm dưỡng lão. Điều này giúp tránh được những mẫu thuẫn nảy sinh do hai thế hệ khác nhau chung sống trong cùng một mái nhà.
- Người già thực sự được nghỉ ngơi một cách thoải mái cho đoạn cuối cuộc đời của mình mà không bị phiền toái bởi những công việc như chợ búa, cơm nước, trông các cháu nhỏ, dọn dẹp nhà cửa, đưa cháu đến trường và đón về nhà, dỗ các cháu khi chúng đánh cãi nhau, lo tắm giặt cho bọn trẻ... Những công việc đó thật vô cùng vất vả. Việc này đáng ra là của những người trẻ tuổi đã có gia đình phải làm. Nhưng họ đi làm từ sáng đến tối mới về, không có thời gian chăm sóc con cái. Hơn thế, lại còn nhiều cậu ấm cô chiêu luôn tỏ ra bận rộn quá mức, mệt mỏi quá mức, cáu kỉnh, không thèm đụng chân đụng tay làm bất cứ việc gì sau khi từ cơ quan trở về nhà. Họ nghĩ rằng họ đã quá mệt rồi nên không còn làm gì được nữa, không hiểu rằng cha mẹ họ tuổi đã cao, sức đã yếu còn vất vả hơn nhiều lần với hàng núi việc không tên trong ngày.
- Ở một khía cạnh nào đó trại dưỡng lão là một điều hay nhưng đó chỉ là bước đường cùng thôi, con cái có thể tự chăm sóc bố mẹ, sống cùng bố mẹ thì đó mới là niềm vui của cuộc sống. Nhiều người con coi bố mẹ như là gánh nặng khi về già và chỉ muốn đẩy bố mẹ vào trại dưỡng lão thì đó là bất hiếu. Nếu con cái có nhiều thời gian, gia đình có nhiều con cháu thì nên để những ngày cuối đời của các cụ vui cùng các cháu, được nhìn ngắm thế hệ cháu chắt đang lớn lên thật là một nguồn hạnh phúc khôn siết với người già, không nên cướp mất niềm vui nhỏ nhoi đó và đó là một cách báo hiếu với người già khi mà cả tuổi trẻ của họ đã lăn lộn với cuộc sống thì bình yên là sống cũng với con cháu.Người Việt có tâm lý thích con đàn, cháu đống, quan niệm cuộc sống phải phồn thịnh, sinh sôi nảy nở, rồi quan tâm chăm sóc lẫn nhau, nhất là khi gặp khó khăn, ốm yếu, đói nghèo, đoàn kết tương trợ nhau... Do đó, tâm lý người Việt khác hẳn với các nước phương Tây.Người già ở các nước phương Tây không sống cùng con cháu mà luôn sống riêng biệt ở nhà riêng của họ. Hoặc họ bán nhà của mình đi và mua một căn nhỏ hơn, để giành tiền chi phí cho cuộc sống cuối đời trong trung tâm dưỡng lão. Phải nói rằng các trung tâm dưỡng lão của họ rất đẹp, rất thanh bình, yên ả, sạch sẽ, dịch vụ phục vụ đầy tình người và vô cùng chu đáo. Hầu hết họ rất vui vẻ và hạnh phúc. Họ sống với nhau như một gia đình lớn. Các cụ hầu như không có ai thích vào nhà dưỡng lão cả trừ một số trường hợp đặc biệt, như bị con cái ghẻ lạnh, hoặc có sự cố lớn nào đó. Còn đa phần hiện nay các gia đình "tam đại đồng đường" còn không nhiều và cũng khó giữ được "nét văn hóa" đúng nghĩa của nó. Đa phần các cụ đều có "xích mích" với các con, mà nhất là với các "anh - chị " thích sống theo Mỹ, chuyện "mẹ chồng-nàng dâu" muôn thưở... Nhiều cụ thường phàn nàn về "con dâu" thời nay("dâu tây"), hiện đại lắm, bình đẳng nam-nữ lắm, học thức lắm song có khi chẳng bao giờ sờ đến cái chổi để quét nhà.Cuộc sống đã thay đổi, quan niệm của thế hệ trẻ đã khác nhiều rồi. Do đó mà bao nhiêu việc đau lòng, bất chấp đạo lý, truyền thống, lương tâm đã xảy ra đối với người già là khi đã cho con cháu hết tài sản mà không may bị ốm đau, khó tính. Khi đó, một số người trẻ tuổi chỉ chăm chăm lên án, trách móc, phàn nàn, kêu ca, thiếu quan tâm đến họ dù đã hưởng toàn bộ tài sản của ông bà, cha mẹ họ chuyển cho. Bất hạnh đến với người già mà không thể nào giải quyết được.
- Ngay tại Nam California cũng có nhiều trung tâm dưỡng lão nhưng nhiều người già gốc VN không muốn vào bởi lẽ thái độ phục vụ của nhân viên(thường không kiên nhẫn, chịu khó lễ phép, chiù chuộng các cụ như con cháu), thức ăn không thích hợp khẩu vị, đa số các cụ đều bị trở ngại ngôn ngữ nên chỉ tìm người Việt mà hiện nay vẫn không có trại dưỡng lão nào của người VN và nhất là về đêm thì nhân viên trung tâm dưỡng lão thường bắt buộc người già phải ngủ sớm(họ cũng muốn được nghĩ ngơi; chưa kể là nhiều nơi mỗì nhân viên phải chăm sóc quá nhiều người già/ bệnh !), không tự do đi lại thoải mái...; trong khi các cụ quen thức khuya, dậy sớm, tiểu tiện bất thường, tắm gội khó khăn. Đừng quên người già cũng khó tính hơn, hay lẩm cẩm, dễ quên nhưng ...thù dai, dễ hờn mát !Chính vì vậy, phương thức giải quyết cho cuộc sống của chính mình khi về già là không thể cho con cháu tất cả tài sản của mình được, mà chỉ có thể cho chúng khi đã về bên kia thế giới bằng di chúc.Như vậy, người già nên ở riêng trong căn nhà của mình hoặc ở trung tâm dưỡng lão. Con cháu nếu có điều kiện thì đến thăm; hoặc người già về thăm con cháu một hai ngày khi có thể. Như thế là tốt nhất.
D. Thiết kế phòng tắm cho người tàn tật, người già...
-Thiết kế, sắp đặt những vật dụng trong nhà tắm cần căn cứ vào nhân trắc học của đối tượng sử dụng. Cụ thể là kích thước cơ thể của người tàn tật, người già; tránh sự cố gắng vận động quá sức dẫn đến mất an toàn cho người sử dụng.
Lắp đặt tay vịn trong nhà tắm giúp người già đi lại an toàn hơn

- Việc bố trí nhà vệ sinh, nhà tắm ở vị trí thuận tiện cho việc đi lại của đối tượng sử dụng. Lối đi tránh ngoằn ngoèo, cốt nền thay đổi bất thường. Chiếu sáng cho lối đi đầy đủ. Độ rộng của lối đi nên lớn hơn kích thước của một chiếc xe lăn, có chỗ để xoay chiều xe lăn khi cần thiết. Nền của lối đi và phòng tắm nên chọn loại gạch có độ nhám cao.
- Nền nhà tắm phải có độ nhám cao, đảm bảo lúc nào cũng khô, tránh trơn trợt.
Ánh sáng phải đầy đủ.

- Chỉ bố trí các vật dụng cần thiết cho nhu cầu sử dụng. Hạn chế việc trang trí, sắp đặt làm choán mất không gian. Các vật dụng vệ sinh lưu ý đến vấn đề an toàn; được bo góc, dễ thấy, dễ sử dụng...
-Đối với người già tàn tật, cửa nhà tắm phải rộng, để tiện trong việc di chuyển.- Nền của nhà vệ sinh, nhà tắm có độ nghiêng thu nước vừa phải đồng thời sử dụng viên lát có độ nhám cao hoặc có các rãnh lõm thoát nước trên viên lát; đảm bảo nền nhà lúc nào cũng khô, tránh trơn trượt. Nền nhà chọn màu sáng vừa phải để dễ nhìn và tránh lóa.

- Trên tường làm các thanh dọc có độ bền cao, chịu được lực kéo mạnh của trọng lượng cơ thể.
E. Người già nên uống nước định kỳ
Vào mùa nắng nóng, nhiều người lớn tuổi thường quên uống đủ nước, không phải do lười uống nước mà là do họ không biết rằng mình đang bị khát.
Nguyên nhân chính là do não và cơ thể người cao tuổi thiếu sự hợp tác – một cuộc nghiên cứu mới đây của Úc đã giải thích như vậy.
Gary Egan, giáo sư ĐH Melbourne, Úc - tác giả cuộc nghiên cứu nói trên, cho biết ông vẫn đang băn khoăn không biết nguyên nhân chính là do cơ thể không báo tín hiệu khát về não hay do não không hiểu được các tín hiệu này.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân có thể là các tín hiệu từ phía cơ thể bị yếu đi khi tuổi tác tăng dần. Ví dụ, ở người già, các cơ dạ dày đã bị suy yếu, vì thế, dạ dày không còn nhạy cảm với khối lượng nước và thức ăn được đưa vào. Các tín hiệu từ cuống họng cũng trở nên trơ lì theo thời gian. Egan kết luận, để tránh nguy cơ thiếu nước, người già nên uống nước định kỳ theo một thời gian biểu được lập sẵn.
(HEALTH24)

F.Bí quyết đi máy bay dành cho người già
Mùa hè đến, mọi người bắt đầu xách vali du lịch đây đó. Nhưng với những người cao tuổi, họ cần phải chú ý một số điều để có một chuyến bay an toàn.
"Những người lớn tuổi nên đi gặp bác sĩ trước mỗi chuyến bay để có thể biết trước những nguy hiểm dễ xảy ra và có được lời khuyên dự phòng hữu ích", bác sĩ Sharon A. Brangman tại Hiệp hội lão khoa Mỹ nói.
Theo bà, trước khi lên máy bay, người cao tuổi cần làm những điều sau.
- Mang theo mọi loại thuốc cần thiết và để trong túi cầm tay để sử dụng kịp thời.
- Nhờ bác sĩ viết ra mọi vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải, biện pháp chữa trị, loại thuốc đang dùng, liều lượng và cách dùng. Có thông tin này sẽ giúp xử lý kịp thời khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
- Nếu bay qua vùng có thời gian khác nhau, hỏi bác sĩ về thời điểm thích hợp để uống thuốc. Kiểm tra xem loại thức ăn nào có thể gây xung đột với thuốc đang dùng.
- Tiêm phòng cẩn thận. Nếu bay ra nước ngoài, có thể cần phải tiêm phòng trước khi đi.
- Không khí trong máy bay rất khô, nên cần uống nhiều nước trong chuyến bay.
- Đề phòng trước tình trạng nghẽn mạch máu, xảy ra khi các cục máu hình thành trong mạch (thường là ở chân) và làm tắc dòng máu. Ngồi lâu trên máy bay có thể gây ra tình trạng này, nhưng đi loại tất đặc biệt sẽ giúp ngăn chặn tình trạng này.
- Cẩn thận trước sự lây nhiễm. Rửa tay thường xuyên, dùng dung dịch vệ sinh để rửa tay, đặc biệt là sau khi ở chỗ đông người và trước khi ăn.
Theo Healthday/ VnExpress

0 nhận xét:

Đăng nhận xét