Nghiên cứu của bác sĩ Thomas Perls, Đại học Boston (Hoa Kỳ) về nếp sống của những người thọ trên 100 tuổi ở nhiều nơi trên thế giới, đã đi đến kết luận là: mọi người chúng ta đều có thể có sức khỏe và tuổi thọ tối ưu nếu áp dụng các thói quen của những bậc bách niên giai lão này. Đầu xuân, báo Sức khỏe&Đời sống giới thiệu cùng bạn đọc “bí quyết” để sống lâu như một lời chúc tốt lành nhất.
Theo bác sĩ Thomas Perls thì tuổi thọ chủ yếu ảnh hưởng bởi những thói quen, nếp sống mà chúng ta đều có thể thực hiện được dễ dàng. Vậy những thói quen, nếp sống của những người đã sống trên 100 tuổi ở nhiều nơi trên thế giới mà ông muốn giới thiệu với chúng ta là gì? Xin thưa với các bạn, những nguyên tắc “vàng” đối với sức khỏe và tuổi thọ mà mọi người đều làm được dễ dàng đó là:
Bạn đừng nghỉ ngơi hoàn toàn
Lối sống của người Nhật để sống lâu: Sau khi nghỉ hưu, phần lớn người Nhật vẫn tiếp tục lao động như làm vườn, trồng cây, câu cá, hoặc có nhiều hoạt động thể lực khác chứ không ngồi không ở nhà xem tivi. Còn những người sau khi nghỉ hưu, ít hoạt động thể lực thì tăng cân nhanh và thường mắc bệnh tim mạch nhiều. Khoảng thời gian 6 tháng sau khi nghỉ hưu là nguy hiểm nhất vì đa số các trường hợp tử vong xảy ra vào thời gian này.
Vệ sinh răng miệng tốt
Giữ vệ sinh răng miệng nhất là giữ cho nướu răng lành mạnh bằng chỉ nha khoa (dental floss) hằng ngày để tránh chứng bệnh nhiễm khuẩn thì sẽ tránh được hiện tượng viêm, inflammation, các thành mạch máu bị xơ cứng gây ra các chứng bệnh tim mạch.
Tập thể dục dưỡng sinh giúp giảm stress, tinh thần sảng khoái, sống lâu. |
Tập thể dục là môn thuốc trường sinh tốt nhất, nếu chúng ta chịu khó tập thể dục mỗi ngày 30 phút, dinh dưỡng đúng phép, không hút thuốc và không uống nhiều rượu sẽ tránh được nguy cơ tim mạch cũng như tai biến mạch não.
Ăn nhiều chất xơ vào buổi sáng
Những người ăn sáng bằng những loại thực phẩm nhiều chất xơ giúp cho nồng độ đường trong máu được ổn định và tránh được bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard (Mỹ) cũng chứng minh là những người hay ăn những loại hạt có nhiều chất xơ thì tránh được bệnh tim mạch và đái tháo đường.
Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên thay vì dùng thuốc trợ lực
Ích lợi của khoáng chất và vitamin như selenium, carotene, vitamin C, D, E… giúp cho não bộ và hệ thống miễn dịch lành mạnh. Các chất này có nhiều trong các loại rau quả tươi như cà chua, cà rốt, các loại rau, ngũ cốc: gạo, ngô khoai sắn đậu, thịt cá trứng sữa, tim gan bầu dục động vật, nghêu sò ốc hến… Bạn cần hạn chế hoặc không dùng các thuốc trợ lực tổng hợp bởi thành phần hóa học, các chất bảo quản của nó không tốt cho sức khỏe của bạn.
Ngủ đủ giờ, ngủ ngon và ngủ sâu
Trong khi ngủ, cơ thể phục hồi các chức năng, trong đó có cả khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật. Não của chúng ta cần ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để nghỉ ngơi. Đối với những người trên 100 tuổi thì giấc ngủ là sinh hoạt quan trọng nhất, hơn cả vấn đề ăn uống. Bạn nên ngủ trưa mỗi ngày khoảng 15 - 30 phút để làm giảm stress. Trong khi ngủ thì hiện tượng REM (Rapid Eye Movement) giúp cho não bộ và cơ thể phục hồi chức năng và trí nhớ.
Giảm stress
Trong nếp sống công nghiệp của xã hội hiện nay có quá nhiều stress: tai nạn giao thông, tiếng ồn, khói, bụi, cạnh tranh trong cuộc sống, trong công việc, gánh nặng lo ăn, mặc, đi lại, chỗ ở, chữa bệnh, học hành cho gia đình… Bởi vậy bạn cần tập thói quen để giảm stress -“kẻ thù của tuổi thọ” như tránh cho cơ thể khỏi các cơn nóng giận, thù hận, ghen tuông, đố kỵ, lo âu, buồn thương, sầu khổ... Nên tập luyện để tĩnh tâm bằng các phương pháp như yoga, thể dục dưỡng sinh, tu thiền. Nếu bạn bình tĩnh chấp nhận hoàn cảnh khó khăn và những trở ngại thì điều đó sẽ giúp bạn giảm stress.
Tập và giữ các thói quen lành mạnh
Những người sống trên 100 tuổi có một nếp sống rất điều độ, mực thước, dinh dưỡng và thói quen ít khi bị thay đổi hay bị xáo trộn như giữ thói quen: ăn uống điều độ, không ăn quá no, không để bụng đói, ăn thức ăn thanh đạm nhưng đủ chất, không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lào, thuốc lá. Làm việc nhẹ, nghỉ ngủ đúng giờ không chơi cờ bạc, số đề để khỏi bị cay cú khi thua lỗ. Tập thể dục đều đặn hàng ngày…
Giữ mối quan hệ với người thân
Giữ được mối liên hệ tốt với gia đình và bạn bè giúp cho người cao tuổi có tinh thần tương trợ lẫn nhau, giúp nhau phát hiện được những thay đổi bất thường về sức khỏe. Quan hệ tốt với bạn bè, người thân là một trong những yếu tố giúp tránh tình trạng suy nhược thần kinh, một trong những nguyên nhân gây tử vong chính ở người già sống cô đơn, nhất là những người góa bụa, độc thân.
A.Người cao tuổi sống khỏe, sống vuiTrong 14 lời Kinh Phật đã nói: Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe, trí tuệ. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm để khi tuổi cao vẫn sống khỏe, sống vui.
Ăn, mặc, ở hợp lý
Các thông tin về người cao tuổi nên ăn nhiều rau quả, uống nước đủ v.v... thì nhiều người đã biết, nhưng không nên máy móc mà nên trắc nghiệm qua bản thân. Khi đã rút ra được chế độ ăn phù hợp thể tạng thì nên gắng bảo đảm.
Mặc - nên chú ý giữ ấm vì người cao tuổi dễ bị viêm phổi mà biểu hiện ở lứa tuổi này khó phát hiện, đồng thời thường gây rắc rối. ở - ai cũng rõ cần nơi thoáng mát nhưng nếu điều kiện không cho phép thì nên tranh thủ ra ngoài trời, đi dạo công viên hay nơi râm mát.
Phong trào sinh vật cảnh giúp người cao tuổi tiếp xúc với thiên nhiên. Nhiều nhà lắp ghép giờ đã có những chậu hoa cây cảnh ở hành lang, người cao tuổi lặng ngắm hoa nở, mầm non mới nhú, những lúc đó rất lợi cho sức khỏe.
Sử dụng thời gian
Nếu kinh tế không quá eo hẹp, lúc tuổi cao nên làm những sở thích mà lúc còn trẻ không thực hiện được. Ðừng ngộ nhận: không làm gì, nằm và ngủ nhiều là khỏe. Theo tuổi tác, ta không thể đọc hay xem ti vi liên tục nhiều giờ. Luôn thay đổi các hoạt động trong ngày làm người khoan khoái.
Người đã lao động trí óc nên thêm những giải trí cần cơ bắp, nên tham gia câu lạc bộ ngoài trời. Người đã kiếm sống bằng lao động chân tay, khi được nghỉ nên thưởng thức văn nghệ, nghe ca hát để làm giầu cuộc sống, hưởng những điều mới lạ.
Người cao tuổi không cần ngủ nhiều giờ mà cần những giấc ngủ sâu. Chú ý tránh những thức kích thích như cà phê, chè đặc có ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Vai trò của gia đìnhBất cứ ở độ tuổi nào khi gia đình lục đục, có con cháu mắc tệ nạn xã hội đều không thể vui. Người cao tuổi có thời gian lại hay cả nghĩ, gia đình bất ổn, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Là con cháu không được quên điều này.
Còn người cao tuổi thì nên khoan dung, nhớ là nay đã có nhiều điều lực bất tòng tâm. Không mũ ni che tai nhưng cũng không thể tâm trạng quá bị dằn vặt trước những việc mình đã bỏ hết công sức mà vẫn chưa như mong đợi.
Mở rộng môi trường giao tiếp
Một trong những nhu cầu của người cao tuổi là có người trò chuyện. Thực tế cho thấy người cao tuổi còn đủ cả vợ và chồng thường sống lâu hơn. Xã hội hiện nay, con cái suốt ngày phải kiếm sống, cháu chắt tới trường, nên người cao tuổi thường sống vắng vẻ cả ngày ở nhà. Ðọc báo, xem ti vi, nghe ca hát mãi cũng không được.
Vì thế, khi tuổi cao nên mở rộng môi trường giao tiếp: tham gia một công tác vừa sức với địa phương, gia nhập câu lạc bộ ngoài trời, đi tham quan du lịch đều có lợi cho sức khoẻ, giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái.
Cao tuổi mà ăn thấy ngon, có những giấc ngủ sâu là thực hiện được câu "Ăn được, ngủ được là tiên".
Con cái vẫn thấy kinh nghiệm, lời khuyên của cha mẹ giúp chúng trong cuộc sống sôi động, thành công và thất bại đan xen. Cháu chắt luôn quấn quýt, cùng ông bà vui chơi thoải mái.
Bà con láng giềng, bạn đồng nghiệp, bạn thời đi học vẫn luôn đến trò chuyện, thăm hỏi. Ðạt được và phấn đấu để đạt ba nội dung trên sẽ giúp người cao tuổi sống khỏe, sống vui, sống có ích.
Theo Sức khỏe & Đời sống
B.Người già cần những điều gì?
Để chăm sóc người già tốt phải thật sự hiểu biết, khéo léo và có thời gian. Để làm sao vừa thể hiện được đạo hiếu của người làm con vừa đáp ứng được mong muốn thầm kín của cha mẹ mà vô tình chúng ta không nhận ra. Dù là những điều rất nhỏ nhưng lại là hạnh phúc của người già.
Cần sự yên tĩnh
Mọi tiếng ồn đều làm cho người già cảm thấy khó chịu và bực bội. Tuy họ không nói ra nhưng con cái cũng cần hiểu sự yên tĩnh là điều rất cần. Trong gia đình phải chú ý bớt nói to, giảm thiểu mọi tiếng ồn từ nhạc, từ tivi... có thể. Sắp xếp một không gian thật yên tĩnh như cửa sổ phải hướng ra phía vườn cây…điều đó là rất tốt với người già.
Cần sự hòa thuận
Liều thuốc tinh thần tốt đối với người lúc về già chính sự hòa thuận trong gia đình. Mọi người phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau, chia sẽ những lúc khó khăn, hoạn nạn, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng nhau. Có như vậy người già mới yên tâm để vui sống những quãng đời còn lại của mình - một mong muốn của bất cứ người già nào.
Cần được làm việc
Sau một thời gian cống hiến cho xã hội và cho đất nước, thì lúc này đây chính là thời gian để họ làm những điều mình thích. Hãy để các cụ già lựa chọn những công việc yêu thích. Nhiều khi sự an nhàn cũng không tốt cho sức khỏe các cụ. Nếu bạn bận bịu, hãy để cho các cụ giúp những công việc lặt vặt trong nhà, giúp bạn nuôi dạy con cái. Điều này rất tốt bởi nhiều khi không có gì tốt hơn những kinh nghiệm quý báu đi trước truyền lại, vừa có hiệu quả mà còn có gia phép. Như vậy sẽ làm cho các cụ thấy mình có ý nghĩa, có giá trị cho con cháu.
Cần được kết bạnĐược hàn huyên tâm sự, uống nước với bạn bè cũng là một thú vui của người già. Do đó, bạn nên để các cụ thường xuyên đi chơi và tham gia các hoạt động xã hội ở xã phường. Một chút niềm vui nhiều khi tốt hơn thuốc và cũng để các cụ hoà nhịp vào cuộc sống ngày càng hiện đại.
Người già khi mất bạn đời thường bị cô đơn, hụt hẫng. Xét về lâu về dài "con nuôi cha không bằng bà nuôi ông", nên khi ông bà có suy nghĩ trong việc đi bước nữa, chúng ta cần ủng hộ thay vì phản đối quyết liệt.
C.Vì sao người cao tuổi hay quên?
Xệ mi mắt
Dấu hiệu
Mi mắt xệ xuống là do cơ mí mất khả năng co giãn, đàn hồi, da mí bị nhão tạo thành những túi mỡ ở cả mí trên và mí dưới, hay da nhăn nheo ở khóe mắt.
Khắc phục
Khi ra nắng nên thoa kem chống nắng, tránh dụi mắt vì có thể làm da nhăn và xệ; hằng ngày phải ngủ đẫy giấc; tránh các tâm trạng bị căng thẳng, stress hay mệt mỏi. Nếu mất ngủ một đêm là sáng hôm sau da mí mắt có thể bị thâm quầng.
Biến đổi của thủy tinh thểKhi còn trẻ tuổi, thủy tinh thể còn mềm mại, trong suốt, có thể phồng lên hay xẹp lại rất dễ dàng, nên có thể nhìn từ xa đến gần mà không thấy mỏi mắt vì biên độ điều tiết rất lớn.
Ở người cao tuổi, thủy tinh thể bị ảnh hưởng do sự lão hoá sớm nhất, đến tuổi 40 thủy tinh thể bắt đầu cứng, độ đàn hồi giảm, khả năng điều tiết giảm. Khi đó bệnh nhân nhìn xa rõ nhưng nhìn gần mờ và thấy nhanh mỏi mắt.
Lúc này bệnh nhân muốn đọc phải giơ sách báo ra xa mới đọc được. Muốn đọc gần phải đeo kính hội tụ, nên kính đọc sách còn được gọi là kính lão. Nếu mắt không bị cận thị thì người bình thường khoảng 40 tuổi bắt đầu phải đeo kính lão một đi-ốp.
Thị lực giảmKhi thủy tinh thể đã cứng hoặc chiết xuất tăng hay nhân hóa lỏng do sự biến đổi các thành phần hóa học và chuyển hóa ở trong thủy tinh thể, thủy tinh thể trở nên đục và sinh cườm, lúc này bệnh nhân nhìn thấy mờ, thậm chí không nhìn thấy. Khi đó bắt buộc phải phẫu thuật để thay thủy tinh thể mới cải thiện được thị lực.
Bệnh cườm nướcỞ người cao tuổi, thủy tinh thể to, vùng bè bị suy thoái gây tắc nghẽn, thủy dịch khó hoặc không thoát ra được làm cho áp suất trong mắt tăng cao gây nên bệnh cườm nước.
Biểu hiện là: nhức mắt, nhức đầu, làm chết tế bào thần kinh thị giác dẫn tới mù lòa vĩnh viễn. Vì vậy để phòng tránh bệnh này, những người trên 40 tuổi nên đi khám để đo nhãn áp 6 tháng hay một năm một lần nhằm phát hiện sớm bệnh cườm nước và điều trị kịp thời tránh biến chứng mù lòa.
Suy thoái hoàng điểm, võng mạcHoàng điểm là nơi tập trung các thần kinh thị giác giúp nhìn rõ các chi tiết và nhìn màu. Khi bị suy thoái hoàng điểm, bệnh nhân nhìn hình không rõ ràng, hoặc nhìn hình bị méo mó.
Bệnh nhân còn bị suy thoái các tế bào ở ngoại biên võng mạc gây nên bệnh quáng gà, với triệu chứng là không nhìn được lúc chập choạng tối.
Trường hợp các mạch máu bị tắc nghẽn, thiếu máu nuôi dưỡng thần kinh thị giác, khi đó sẽ bị viêm thị thần kinh làm mắt mơ dần, tầm nhìn bị thu hẹp.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Có thể lựa chọn và sử dụng các món ăn - bài thuốc của y học cổ truyền và các thực phẩm chức năng có công dụng dự phòng và hỗ trợ trị liệu chứng tiểu đêm như sau:
Bài 1: Phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12g, kim anh tử 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Bài 2: Bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.
Bài 3: Bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ hết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là một liệu trình.
Bài 4: Xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng.
Bài 5: Bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là một liệu trình.
Đối với những người cao tuổi (NCT) thì các chức năng, bộ phận trong cơ thể đều thuyên giảm dần, cho nên mọi mức độ trao đổi chất cũng giảm theo một cách đáng kể. Bình thường, đại đa số NCT cũng thường ít hoạt động hơn, vì vậy nhu cầu về năng lượng của cơ thể cũng không nhiều như hồi còn trẻ. Do vậy, vấn đề ăn uống, sinh hoạt ở độ tuổi về già cần phải được chú ý một cách đặc biệt.
Thực đơn các bữa ăn của NCT nên được đặc biệt chú ý, vì nhu cầu dinh dưỡng của NCT cũng đặc biệt hơn các độ tuổi khác.
Trong bữa ăn hàng ngày, NCT cần bổ sung một lượng tinh bột đầy đủ, thậm chí nhiều hơn bình thường, nên hạn chế dùng đồ ngọt, nhất là đường trong bánh kẹo… Nên ăn nhiều thịt nạc và ăn thịt mỡ càng ít càng tốt, thậm chí kiêng hẳn, vì như vậy sẽ giảm được lượng calo sử dụng chung và giúp phòng chống xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, đau khớp xương cũng như một số bệnh về đường ruột khác…
Chất xơ và vitamin là đặc biệt cần thiết đối với cơ thể của NCT, vì vậy nên trong bữa ăn hàng ngày phải chú ý đến khẩu phần ăn giàu chất xơ và chứa nhiều vitamin. Chất xơ có tác dụng phòng chống táo bón rất tốt cho NCT, ngoài ra chất xơ còn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, chính vì vậy nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi các loại. Sữa cũng rất cần thiết đối với NCT vì thế cần phải uống sữa hàng ngày với khẩu lượng trung bình từ 2 - 3 cốc một ngày để phòng và giảm bệnh loãng xương. Tuy nhiên, do khả năng tiêu hóa, hấp thụ sữa ở NCT kém hơn người trẻ, nên phải chia ra uống làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng từ 100 - 120ml. Làm như vậy để cơ thể mới từ từ “cảm nhận” được các vitamin và khoáng chất trong sữa… Nếu điều kiện cho phép, thi thoảng NCT cũng nên bổ sung cho cơ thể một số loại vitamin dưới dạng dược phẩm, nhất là các vitamin có nhóm B, các vitamin có tính chất chống lão hóa như vitamin A, C, E.
Đối với chuyện ăn, NCT cũng nên ăn thật nhiều bữa trong ngày, tốt nhất là 4 - 5 bữa, thậm chí cứ cách khoảng từ 1 - 2 tiếng ăn một chút cũng tốt! Trong bữa ăn hàng ngày nên tạo cho bản thân thói quen ăn rau quả tươi để tăng nguồn cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Đặc biệt, cơ thể NCT cần phải được cung cấp đầy đủ nước. Họ nên uống khoảng từ 1 -1,5 lít nước mỗi ngày dưới dạng đun sôi để nguội, nước khoáng thiên nhiên, nước hoa quả, nước chè. Việc uống đủ nước sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, hơn nữa còn giúp phòng ngừa chứng táo bón.
Một chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý và một cuộc sống sinh hoạt, luyện tập chăm chỉ điều độ, tinh thần thoải mái sẽ đảm bảo cho NCT mạnh khỏe, sống lâu và hạnh phúc…
Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Phần lớn người cao tuổi các dịch bài tiết giảm nên ăn uống không cảm thấy ngon miệng dẫn đến chán ăn, ăn ít, hoặc do phải kiêng khem quá mức trong các trường hợp dùng thuốc điều trị bệnh nên các chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng. Ngoài ra chế độ ăn nhiều loại thức ăn có nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu), uống nhiều rượu, bia, uống ít nước cũng là nguyên nhân chính gây táo bón ở người già.
Ít vận động: Người cao tuổi thường ít vận động hơn người trẻ do tình trạng sức khoẻ giảm sút do mắc các bệnh tuổi già như đau khớp gối, đau lưng, chân yếu,... chỉ muốn nằm, ngồi một chỗ, ít đi lại, hoạt động. Khi cơ thể ít vận động rất dễ xảy ra táo bón.
Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi như viêm đại tràng mạn tính, trĩ, ung thư đại tràng, tai biến mạch máu não, trầm cảm, sa sút trí tuệ,... cũng gây triệu chứng táo bón ở người cao tuổi.
Ăn, mặc, ở hợp lý
Các thông tin về người cao tuổi nên ăn nhiều rau quả, uống nước đủ v.v... thì nhiều người đã biết, nhưng không nên máy móc mà nên trắc nghiệm qua bản thân. Khi đã rút ra được chế độ ăn phù hợp thể tạng thì nên gắng bảo đảm.
Mặc - nên chú ý giữ ấm vì người cao tuổi dễ bị viêm phổi mà biểu hiện ở lứa tuổi này khó phát hiện, đồng thời thường gây rắc rối. ở - ai cũng rõ cần nơi thoáng mát nhưng nếu điều kiện không cho phép thì nên tranh thủ ra ngoài trời, đi dạo công viên hay nơi râm mát.
Phong trào sinh vật cảnh giúp người cao tuổi tiếp xúc với thiên nhiên. Nhiều nhà lắp ghép giờ đã có những chậu hoa cây cảnh ở hành lang, người cao tuổi lặng ngắm hoa nở, mầm non mới nhú, những lúc đó rất lợi cho sức khỏe.
Sử dụng thời gian
Nếu kinh tế không quá eo hẹp, lúc tuổi cao nên làm những sở thích mà lúc còn trẻ không thực hiện được. Ðừng ngộ nhận: không làm gì, nằm và ngủ nhiều là khỏe. Theo tuổi tác, ta không thể đọc hay xem ti vi liên tục nhiều giờ. Luôn thay đổi các hoạt động trong ngày làm người khoan khoái.
Người đã lao động trí óc nên thêm những giải trí cần cơ bắp, nên tham gia câu lạc bộ ngoài trời. Người đã kiếm sống bằng lao động chân tay, khi được nghỉ nên thưởng thức văn nghệ, nghe ca hát để làm giầu cuộc sống, hưởng những điều mới lạ.
Người cao tuổi không cần ngủ nhiều giờ mà cần những giấc ngủ sâu. Chú ý tránh những thức kích thích như cà phê, chè đặc có ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Vai trò của gia đìnhBất cứ ở độ tuổi nào khi gia đình lục đục, có con cháu mắc tệ nạn xã hội đều không thể vui. Người cao tuổi có thời gian lại hay cả nghĩ, gia đình bất ổn, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Là con cháu không được quên điều này.
Còn người cao tuổi thì nên khoan dung, nhớ là nay đã có nhiều điều lực bất tòng tâm. Không mũ ni che tai nhưng cũng không thể tâm trạng quá bị dằn vặt trước những việc mình đã bỏ hết công sức mà vẫn chưa như mong đợi.
Mở rộng môi trường giao tiếp
Một trong những nhu cầu của người cao tuổi là có người trò chuyện. Thực tế cho thấy người cao tuổi còn đủ cả vợ và chồng thường sống lâu hơn. Xã hội hiện nay, con cái suốt ngày phải kiếm sống, cháu chắt tới trường, nên người cao tuổi thường sống vắng vẻ cả ngày ở nhà. Ðọc báo, xem ti vi, nghe ca hát mãi cũng không được.
Vì thế, khi tuổi cao nên mở rộng môi trường giao tiếp: tham gia một công tác vừa sức với địa phương, gia nhập câu lạc bộ ngoài trời, đi tham quan du lịch đều có lợi cho sức khoẻ, giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái.
Cao tuổi mà ăn thấy ngon, có những giấc ngủ sâu là thực hiện được câu "Ăn được, ngủ được là tiên".
Con cái vẫn thấy kinh nghiệm, lời khuyên của cha mẹ giúp chúng trong cuộc sống sôi động, thành công và thất bại đan xen. Cháu chắt luôn quấn quýt, cùng ông bà vui chơi thoải mái.
Bà con láng giềng, bạn đồng nghiệp, bạn thời đi học vẫn luôn đến trò chuyện, thăm hỏi. Ðạt được và phấn đấu để đạt ba nội dung trên sẽ giúp người cao tuổi sống khỏe, sống vui, sống có ích.
Theo Sức khỏe & Đời sống
B.Người già cần những điều gì?
Để chăm sóc người già tốt phải thật sự hiểu biết, khéo léo và có thời gian. Để làm sao vừa thể hiện được đạo hiếu của người làm con vừa đáp ứng được mong muốn thầm kín của cha mẹ mà vô tình chúng ta không nhận ra. Dù là những điều rất nhỏ nhưng lại là hạnh phúc của người già.
Cần sự yên tĩnh
Mọi tiếng ồn đều làm cho người già cảm thấy khó chịu và bực bội. Tuy họ không nói ra nhưng con cái cũng cần hiểu sự yên tĩnh là điều rất cần. Trong gia đình phải chú ý bớt nói to, giảm thiểu mọi tiếng ồn từ nhạc, từ tivi... có thể. Sắp xếp một không gian thật yên tĩnh như cửa sổ phải hướng ra phía vườn cây…điều đó là rất tốt với người già.
Cần sự hòa thuận
Liều thuốc tinh thần tốt đối với người lúc về già chính sự hòa thuận trong gia đình. Mọi người phải biết thương yêu, giúp đỡ nhau, chia sẽ những lúc khó khăn, hoạn nạn, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng nhau. Có như vậy người già mới yên tâm để vui sống những quãng đời còn lại của mình - một mong muốn của bất cứ người già nào.
Cần được làm việc
Sau một thời gian cống hiến cho xã hội và cho đất nước, thì lúc này đây chính là thời gian để họ làm những điều mình thích. Hãy để các cụ già lựa chọn những công việc yêu thích. Nhiều khi sự an nhàn cũng không tốt cho sức khỏe các cụ. Nếu bạn bận bịu, hãy để cho các cụ giúp những công việc lặt vặt trong nhà, giúp bạn nuôi dạy con cái. Điều này rất tốt bởi nhiều khi không có gì tốt hơn những kinh nghiệm quý báu đi trước truyền lại, vừa có hiệu quả mà còn có gia phép. Như vậy sẽ làm cho các cụ thấy mình có ý nghĩa, có giá trị cho con cháu.
Cần được kết bạnĐược hàn huyên tâm sự, uống nước với bạn bè cũng là một thú vui của người già. Do đó, bạn nên để các cụ thường xuyên đi chơi và tham gia các hoạt động xã hội ở xã phường. Một chút niềm vui nhiều khi tốt hơn thuốc và cũng để các cụ hoà nhịp vào cuộc sống ngày càng hiện đại.
Người già khi mất bạn đời thường bị cô đơn, hụt hẫng. Xét về lâu về dài "con nuôi cha không bằng bà nuôi ông", nên khi ông bà có suy nghĩ trong việc đi bước nữa, chúng ta cần ủng hộ thay vì phản đối quyết liệt.
C.Vì sao người cao tuổi hay quên?
Giảm trí nhớ là một biểu hiện của bệnh Alzheimer - bệnh gây sa sút trí tuệ hay mất trí nhớ do tổn thương chất xám của vỏ não. Khoảng 80% người già (tuổi từ 50-80) bị sa sút trí tuệ là do bệnh này.
Bệnh này biểu hiện bằng suy giảm các khả năng trí tuệ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho lao động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội của bệnh nhân, bao gồm: giảm trí nhớ, rối loạn về ngôn ngữ, mất khả năng sử dụng các động tác, cũng như mất khả năng nhận biết.
Nguyên nhân của bệnh Alzheimer được cho là do sự hiện diện của các mảng protein dạng tinh bột bêta (Ab-protein amyloid bêta) bám ở não làm cho não bị tổn thương. Để ngăn ngừa bệnh Alzheimer, bên cạnh việc dùng thuốc hạn chế hormon thay thế thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng cải thiện được phần nào, đó là hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất béo, nên ăn các chế phẩm từ đậu nành (giá đậu tương, đậu phụ, sữa đậu nành), ăn rau quả có màu sẫm, nên thường xuyên vận động, đi bộ, chơi những môn thể thao nhẹ nhàng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bệnh này biểu hiện bằng suy giảm các khả năng trí tuệ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho lao động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội của bệnh nhân, bao gồm: giảm trí nhớ, rối loạn về ngôn ngữ, mất khả năng sử dụng các động tác, cũng như mất khả năng nhận biết.
Nguyên nhân của bệnh Alzheimer được cho là do sự hiện diện của các mảng protein dạng tinh bột bêta (Ab-protein amyloid bêta) bám ở não làm cho não bị tổn thương. Để ngăn ngừa bệnh Alzheimer, bên cạnh việc dùng thuốc hạn chế hormon thay thế thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng cải thiện được phần nào, đó là hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất béo, nên ăn các chế phẩm từ đậu nành (giá đậu tương, đậu phụ, sữa đậu nành), ăn rau quả có màu sẫm, nên thường xuyên vận động, đi bộ, chơi những môn thể thao nhẹ nhàng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
D. Người lão thính
Giống như thị giác, sự suy giảm thính giác ở người cao tuổi là điều tất yếu. Tuy nhiên theo quan niệm chung thì người cao tuổi đeo cặp kính lão là chuyện thông thường, nhưng xã hội chưa quen với việc đôi tai của các ông các bà có đeo máy trợ thính. Điều đó gây nên tâm lý mặc cảm, từ chối không chịu sử dụng máy trợ thính khi họ bị suy giảm thính giác.
Hiện tượng lão thính ở người cao tuổiTheo điều tra bước đầu tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, mức suy giảm thính giác cần phải có máy trợ thính ở người có độ tuổi từ 60 tới 74 là 36,61% (đối với nam) và 27,38% (đối với nữ). Độ tuổi từ 75 tuổi trở lên, tỷ lệ này tăng lên đáng kể: Nam là 65,08% và nữ là 57,60%.
Sự suy giảm thính giác thường khiến người cao tuổi có tâm lý tách khỏi cộng đồng, ngại giao tiếp, họ cảm thấy đơn độc ngay trong gia đình của mình. Người bị nghe kém trong giao tiếp hàng ngày thường nói to và những người khác cũng phải nói to, thậm chí phải ghé miệng vào tai để nói với họ. Trong sinh hoạt họ phải mở đài, ti-vi hoặc các thiết bị nghe nhìn khác với cường độ lớn… Những điều đó đã gây nên không ít phiền toái cho họ và những người xung quanh. Có không ít những mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình có người bị nghe kém, đặc biệt khi đó lại là những bậc cao niên trong nhà.
Mức độ suy giảm thính lực ở người cao tuổi diễn biến chậm trong nhiều năm, thường bắt đầu giảm từ tần số cao không nằm trong vùng tần số giao tiếp, do đó người bị lão thính khó nhận ra sự suy giảm thính giác của mình. Chỉ đến khi sức nghe giảm nhiều, có khó khăn trong giao tiếp, lúc đó người bị lão thính mới đi khám và thường nhầm lẫn thông báo cho bác sĩ là bị điếc đột ngột. Có một số trường hợp cảm giác ban đầu của quá trình lão thính thường có những tiếng ù trong tai. Những tiếng ù tai có thể thoáng qua nhưng dần dần sẽ tăng dần cả về cường độ và thời gian. Tuy nhiên không phải cứ bị ù tai là do lão thính. Những suy giảm thính lực do nguyên nhân lão thính không có khả năng điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Giải pháp duy nhất là phải đeo máy trợ thính khi sức nghe bị suy giảm ảnh hưởng tới giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Sử dụng máy trợ thính
Đối với lão thính, khoảng cách giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau bị thu hẹp do những thoái hóa của quá trình dẫn truyền và tiếp nhận âm thanh. Thêm vào đó những thoái hóa của tai trong còn gây ra hiện tượng hồi thính làm cho các âm thanh được tiếp nhận bị méo cả về cường độ và tần số, do vậy nếu không được chỉ định và hiệu chỉnh máy đúng lúc và đúng kỹ thuật thì máy trợ thính dù là loại kỹ thuật tốt nhất cũng không giúp gì được cho người bệnh.
Một máy trợ thính tốt nhất với mỗi người không phải là máy đắt tiền nhất mà là máy phải đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật tốt nhất như: Phù hợp với ngưỡng nghe đơn âm của người sử dụng máy, đạt tỷ lệ % phân biệt tiếng nói cao nhất, không gây khó chịu hoặc gây đau khi có âm thanh lớn, thuận tiện và phù hợp với nhu cầu và sinh hoạt của người sử dụng.
Máy trợ thính không phải là một máy khuyếch đại âm thanh thông thường mà phải được hiệu chỉnh về kỹ thuật bởi các chuyên gia thính học. Máy chỉ phù hợp với từng người mà không thể dùng chung cho mọi người, do vậy máy trợ thính không thể nhờ người khác mua hộ và cũng không thể mua tặng người khác.
Người cao tuổi bị lão thính có được một máy trợ thính phù hợp là một liệu pháp giúp họ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng và gia đình. Chính điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mỗi người.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Hiện tượng lão thính ở người cao tuổiTheo điều tra bước đầu tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, mức suy giảm thính giác cần phải có máy trợ thính ở người có độ tuổi từ 60 tới 74 là 36,61% (đối với nam) và 27,38% (đối với nữ). Độ tuổi từ 75 tuổi trở lên, tỷ lệ này tăng lên đáng kể: Nam là 65,08% và nữ là 57,60%.
Sự suy giảm thính giác thường khiến người cao tuổi có tâm lý tách khỏi cộng đồng, ngại giao tiếp, họ cảm thấy đơn độc ngay trong gia đình của mình. Người bị nghe kém trong giao tiếp hàng ngày thường nói to và những người khác cũng phải nói to, thậm chí phải ghé miệng vào tai để nói với họ. Trong sinh hoạt họ phải mở đài, ti-vi hoặc các thiết bị nghe nhìn khác với cường độ lớn… Những điều đó đã gây nên không ít phiền toái cho họ và những người xung quanh. Có không ít những mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình có người bị nghe kém, đặc biệt khi đó lại là những bậc cao niên trong nhà.
Mức độ suy giảm thính lực ở người cao tuổi diễn biến chậm trong nhiều năm, thường bắt đầu giảm từ tần số cao không nằm trong vùng tần số giao tiếp, do đó người bị lão thính khó nhận ra sự suy giảm thính giác của mình. Chỉ đến khi sức nghe giảm nhiều, có khó khăn trong giao tiếp, lúc đó người bị lão thính mới đi khám và thường nhầm lẫn thông báo cho bác sĩ là bị điếc đột ngột. Có một số trường hợp cảm giác ban đầu của quá trình lão thính thường có những tiếng ù trong tai. Những tiếng ù tai có thể thoáng qua nhưng dần dần sẽ tăng dần cả về cường độ và thời gian. Tuy nhiên không phải cứ bị ù tai là do lão thính. Những suy giảm thính lực do nguyên nhân lão thính không có khả năng điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Giải pháp duy nhất là phải đeo máy trợ thính khi sức nghe bị suy giảm ảnh hưởng tới giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Sử dụng máy trợ thính
Đối với lão thính, khoảng cách giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau bị thu hẹp do những thoái hóa của quá trình dẫn truyền và tiếp nhận âm thanh. Thêm vào đó những thoái hóa của tai trong còn gây ra hiện tượng hồi thính làm cho các âm thanh được tiếp nhận bị méo cả về cường độ và tần số, do vậy nếu không được chỉ định và hiệu chỉnh máy đúng lúc và đúng kỹ thuật thì máy trợ thính dù là loại kỹ thuật tốt nhất cũng không giúp gì được cho người bệnh.
Một máy trợ thính tốt nhất với mỗi người không phải là máy đắt tiền nhất mà là máy phải đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật tốt nhất như: Phù hợp với ngưỡng nghe đơn âm của người sử dụng máy, đạt tỷ lệ % phân biệt tiếng nói cao nhất, không gây khó chịu hoặc gây đau khi có âm thanh lớn, thuận tiện và phù hợp với nhu cầu và sinh hoạt của người sử dụng.
Máy trợ thính không phải là một máy khuyếch đại âm thanh thông thường mà phải được hiệu chỉnh về kỹ thuật bởi các chuyên gia thính học. Máy chỉ phù hợp với từng người mà không thể dùng chung cho mọi người, do vậy máy trợ thính không thể nhờ người khác mua hộ và cũng không thể mua tặng người khác.
Người cao tuổi bị lão thính có được một máy trợ thính phù hợp là một liệu pháp giúp họ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng và gia đình. Chính điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mỗi người.
Theo Sức khỏe & Đời sống
E.Người già thường bị gãy xương do vấp ngã
Sau nhiều năm lao động, hệ thống xương khớp của người già bị thoái hóa, xương trở nên giòn hơn do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương bị mỏng do thiếu canxi... Vì thế, chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể gây chấn thương xương.
Những tình huống gãy xương ở người cao tuổi:
- Thường gặp nhất là trượt do sàn nhà, nhà vệ sinh trơn. Chân người già không đủ sức chống đỡ nên rất dễ bị ngã. Tư thế ngã thường là đập mông, đập hông, chống tay, chống khuỷu.
- Đi vấp ngã bậc thềm, bậc thang, ngã đập gối xuống đất.
- Tối ngủ trở mình ngã xuống giường. Thậm chí sáng dậy, xoay người đứng lên cũng có thể làm gãy xương.
- Ngã ngồi do hụt chân, ngã xe, bị va chạm nhẹ. Hai mông đập xuống đất, người cúi gập xuống.
Vị trí gãy xương thường gặp:
- Chi trên: gãy đầu dưới xương quay (do ngã chống bàn tay), cổ phẫu thuật cánh tay (do ngã đập vai hay chống khuỷu), đầu dưới xương quay lẫn đầu trên xương cánh tay (do ngã chống bàn tay, khuỷu duỗi thẳng).
- Chi dưới: gãy cổ xương đùi (do ngã đập hông, đập mông), xương bánh chè (do ngã đập gối), ngón chân (do đi vấp ngã, va quệt bậc thang, chân bàn, chân ghế). Đặc biệt là gãy nền xương bàn 5 do lật nhẹ bàn chân hay cổ chân, sau đó thấy đau hoặc sưng mu bàn chân, cảm giác khó chịu dọc theo bờ ngón út. Nhiều người ban đầu tưởng bong gân nên xức dầu nóng, bó thuốc, nắn trật. Sau nhiều ngày không hết mới đến đi phim X-quang và phát hiện gãy xương.
- Cột sống và khung chậu: gãy đốt sống thắt lưng thứ 3, 4, 5 hoặc xương tọa khi bị ngã ngồi đập mông xuống đất. Cũng có khi ngã ngả lưng ra sau cấn trúng vật cứng như cạnh bàn, cạnh tủ, bậc thang, lan can... gây chấn thương trực tiếp vào cột sống thắt lưng.
Triệu chứng gãy xương:
- Rất đau và không thể cử động bình thường phần chi bị gãy, nhức xương về khuya.
- Dấu hiệu bầm máu thường không xuất hiện ngay mà nửa ngày sau mới phát hiện.
- Gãy xương nhiều nơi nhưng chỉ đau ở một nơi nặng nhất, những nơi còn lại sẽ đau khi nơi kia được điều trị ổn. Cần kiểm tra X-quang toàn diện và kiểm tra lại sau đó vài ngày để chắc chắn không bị bỏ sót tổn thương.
- Một số trường hợp gãy xương nhưng không di lệch nhiều, nên có thể cử động được phần chi bị đau. Người nhà và bác sĩ có thể không phát hiện ra. Nếu bệnh nhân tiếp tục cử động, ổ gãy sẽ bị vỡ ra và di lệch, bắt buộc phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo vì chỏm xương đùi bị hư.
Cách phòng ngừa chấn thương:
Với người bệnh:
- Đi lại cẩn thận. Cần sử dụng một cây gậy để hỗ trợ và cảnh báo người khác. Nên thực hiện các động tác sinh hoạt nhẹ nhàng và chậm để giúp cơ thể tránh những lực tác động mạnh và bất ngờ.
- Phòng vệ sinh khô ráo, thường xuyên có đủ ánh sáng, có các thanh vịn hỗ trợ khi cần thiết.
- Tránh nằm giường cao. Tránh nằm võng vì ở tư thế này khi ngồi dậy, người cao tuổi dễ bị trẹo người và lật ngã. Nên nằm mùng và có gối tấn bảo vệ.
Với người thân:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi khi thiết kế nhà cửa: làm bậc thang thấp, tránh bố trí phòng ngủ ở lầu cao, nhà vệ sinh gần phòng ngủ, đèn đủ sáng và sàn nhà không trơn trợt...
- Khi người cao tuổi bị chấn thương, dù nhẹ cũng nên kiểm tra ngay bằng X-quang và định rõ bệnh. Không nên tự ý uống thuốc, sửa trật, bó thuốc vì có thể làm bệnh nặng hơn. Chú ý nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế nằm, ngồi, đứng cho người già.
Theo Bác sĩ Huỳnh Bá Lĩnh - Y khoa
F.Các bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi
Những tình huống gãy xương ở người cao tuổi:
- Thường gặp nhất là trượt do sàn nhà, nhà vệ sinh trơn. Chân người già không đủ sức chống đỡ nên rất dễ bị ngã. Tư thế ngã thường là đập mông, đập hông, chống tay, chống khuỷu.
- Đi vấp ngã bậc thềm, bậc thang, ngã đập gối xuống đất.
- Tối ngủ trở mình ngã xuống giường. Thậm chí sáng dậy, xoay người đứng lên cũng có thể làm gãy xương.
- Ngã ngồi do hụt chân, ngã xe, bị va chạm nhẹ. Hai mông đập xuống đất, người cúi gập xuống.
Vị trí gãy xương thường gặp:
- Chi trên: gãy đầu dưới xương quay (do ngã chống bàn tay), cổ phẫu thuật cánh tay (do ngã đập vai hay chống khuỷu), đầu dưới xương quay lẫn đầu trên xương cánh tay (do ngã chống bàn tay, khuỷu duỗi thẳng).
- Chi dưới: gãy cổ xương đùi (do ngã đập hông, đập mông), xương bánh chè (do ngã đập gối), ngón chân (do đi vấp ngã, va quệt bậc thang, chân bàn, chân ghế). Đặc biệt là gãy nền xương bàn 5 do lật nhẹ bàn chân hay cổ chân, sau đó thấy đau hoặc sưng mu bàn chân, cảm giác khó chịu dọc theo bờ ngón út. Nhiều người ban đầu tưởng bong gân nên xức dầu nóng, bó thuốc, nắn trật. Sau nhiều ngày không hết mới đến đi phim X-quang và phát hiện gãy xương.
- Cột sống và khung chậu: gãy đốt sống thắt lưng thứ 3, 4, 5 hoặc xương tọa khi bị ngã ngồi đập mông xuống đất. Cũng có khi ngã ngả lưng ra sau cấn trúng vật cứng như cạnh bàn, cạnh tủ, bậc thang, lan can... gây chấn thương trực tiếp vào cột sống thắt lưng.
Triệu chứng gãy xương:
- Rất đau và không thể cử động bình thường phần chi bị gãy, nhức xương về khuya.
- Dấu hiệu bầm máu thường không xuất hiện ngay mà nửa ngày sau mới phát hiện.
- Gãy xương nhiều nơi nhưng chỉ đau ở một nơi nặng nhất, những nơi còn lại sẽ đau khi nơi kia được điều trị ổn. Cần kiểm tra X-quang toàn diện và kiểm tra lại sau đó vài ngày để chắc chắn không bị bỏ sót tổn thương.
- Một số trường hợp gãy xương nhưng không di lệch nhiều, nên có thể cử động được phần chi bị đau. Người nhà và bác sĩ có thể không phát hiện ra. Nếu bệnh nhân tiếp tục cử động, ổ gãy sẽ bị vỡ ra và di lệch, bắt buộc phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo vì chỏm xương đùi bị hư.
Cách phòng ngừa chấn thương:
Với người bệnh:
- Đi lại cẩn thận. Cần sử dụng một cây gậy để hỗ trợ và cảnh báo người khác. Nên thực hiện các động tác sinh hoạt nhẹ nhàng và chậm để giúp cơ thể tránh những lực tác động mạnh và bất ngờ.
- Phòng vệ sinh khô ráo, thường xuyên có đủ ánh sáng, có các thanh vịn hỗ trợ khi cần thiết.
- Tránh nằm giường cao. Tránh nằm võng vì ở tư thế này khi ngồi dậy, người cao tuổi dễ bị trẹo người và lật ngã. Nên nằm mùng và có gối tấn bảo vệ.
Với người thân:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi khi thiết kế nhà cửa: làm bậc thang thấp, tránh bố trí phòng ngủ ở lầu cao, nhà vệ sinh gần phòng ngủ, đèn đủ sáng và sàn nhà không trơn trợt...
- Khi người cao tuổi bị chấn thương, dù nhẹ cũng nên kiểm tra ngay bằng X-quang và định rõ bệnh. Không nên tự ý uống thuốc, sửa trật, bó thuốc vì có thể làm bệnh nặng hơn. Chú ý nhẹ nhàng khi thay đổi tư thế nằm, ngồi, đứng cho người già.
Theo Bác sĩ Huỳnh Bá Lĩnh - Y khoa
F.Các bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi
Phổ biến nhất là chứng tai biến mạch máu não do tắc mạch, lấp mạch gây nhồi máu hoặc thiếu máu não cục bộ. Ngoài ra còn có hiện tượng chảy máu màng não, viêm màng não do mủ hoặc lao và bệnh Parkinson.
Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh thần kinh ở người cao tuổi
- Điển hình nhất là chứng đau nửa đầu, nhức nửa mặt, đau thần kinh hông, đau mình mẩy, chân và bả vai.
- Chứng run, co giật, thường ở chân tay. Người bệnh đi đứng loạng choạng, nói run run. Có thể xuất hiện cơn co giật kiểu động kinh.
- Các rối loạn về tâm thần, chức năng điều hòa cử động, rối loạn nuốt, phát âm, trí nhớ. Người bệnh quên lẫn nhiều, hoặc có hiện tượng nhớ nhầm, ngộ nhận...
Một số bệnh hay gặp là tai biến mạch máu não, thường gặp là tắc mạch, lấp mạch gây nhồi máu não, thiếu máu não cục bộ. Các trường hợp chảy máu màng não, viêm màng não do mủ hoặc do lao...
Phương pháp chẩn đoán
- Cần có kế hoạch theo dõi bệnh cho lứa tuổi bốn chín chưa qua, năm ba đã tới. Lưu ý những biểu hiện như đau nhức ở thần kinh (đau đầu, đau ở nửa mặt, đau kiểu thắt lưng hông ...), chứng co giật, run chân tay, chóng mỏi nửa người, ở hai chân, đặc biệt là chứng cứng cơ khi cử động, dấu hiệu quên lẫn, nhớ nhầm; ám ảnh, lo sợ.
- Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần kết hợp chẩn đoán bằng siêu âm tim mạch, siêu âm xuyên não, ghi điện não, chụp cắt lớp vi tính và các test thần kinh tâm lý...
Cách điều trị: do đặc điểm cơ thể người cao tuổi, việc điều trị các chứng bệnh thần kinh phải toàn diện:
- Sử dụng thuốc: cơ thể người già hấp thụ chuyển hóa và thải trừ kém nên phải thận trọng khi dùng thuốc. Cần chỉ định thêm các thuốc nâng cao thể trạng, các loại vitamin, nhất là nhóm B và kết hợp với thuốc Đông y.
- Phục hồi chức năng thần kinh: là một phương pháp điều trị tích cực, tổng hợp. Hiệu quả nhất vận dụng các phương pháp dưỡng sinh, thiền, khí công, luyện khí... - Phục hồi chức năng vận động bằng xoa bóp, bấm nắn.
- Tác động tâm lý như việc tĩnh tâm phù hợp với các thời khắc trong ngày. Biện pháp này giúp người bệnh tự xác định việc tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Chương - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh thần kinh ở người cao tuổi
- Điển hình nhất là chứng đau nửa đầu, nhức nửa mặt, đau thần kinh hông, đau mình mẩy, chân và bả vai.
- Chứng run, co giật, thường ở chân tay. Người bệnh đi đứng loạng choạng, nói run run. Có thể xuất hiện cơn co giật kiểu động kinh.
- Các rối loạn về tâm thần, chức năng điều hòa cử động, rối loạn nuốt, phát âm, trí nhớ. Người bệnh quên lẫn nhiều, hoặc có hiện tượng nhớ nhầm, ngộ nhận...
Một số bệnh hay gặp là tai biến mạch máu não, thường gặp là tắc mạch, lấp mạch gây nhồi máu não, thiếu máu não cục bộ. Các trường hợp chảy máu màng não, viêm màng não do mủ hoặc do lao...
Phương pháp chẩn đoán
- Cần có kế hoạch theo dõi bệnh cho lứa tuổi bốn chín chưa qua, năm ba đã tới. Lưu ý những biểu hiện như đau nhức ở thần kinh (đau đầu, đau ở nửa mặt, đau kiểu thắt lưng hông ...), chứng co giật, run chân tay, chóng mỏi nửa người, ở hai chân, đặc biệt là chứng cứng cơ khi cử động, dấu hiệu quên lẫn, nhớ nhầm; ám ảnh, lo sợ.
- Khi xuất hiện các triệu chứng trên, cần kết hợp chẩn đoán bằng siêu âm tim mạch, siêu âm xuyên não, ghi điện não, chụp cắt lớp vi tính và các test thần kinh tâm lý...
Cách điều trị: do đặc điểm cơ thể người cao tuổi, việc điều trị các chứng bệnh thần kinh phải toàn diện:
- Sử dụng thuốc: cơ thể người già hấp thụ chuyển hóa và thải trừ kém nên phải thận trọng khi dùng thuốc. Cần chỉ định thêm các thuốc nâng cao thể trạng, các loại vitamin, nhất là nhóm B và kết hợp với thuốc Đông y.
- Phục hồi chức năng thần kinh: là một phương pháp điều trị tích cực, tổng hợp. Hiệu quả nhất vận dụng các phương pháp dưỡng sinh, thiền, khí công, luyện khí... - Phục hồi chức năng vận động bằng xoa bóp, bấm nắn.
- Tác động tâm lý như việc tĩnh tâm phù hợp với các thời khắc trong ngày. Biện pháp này giúp người bệnh tự xác định việc tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Chương - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
G.Mất ngủ ở người già và cách khắc phục
Đây là một rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để tìm lại giấc ngủ ngon, người bệnh và thầy thuốc cần tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tạo được môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ.
Các yếu tố gây mất ngủ ở người cao tuổi bao gồm: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm...). Nhìn chung, các nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi được chia thành 4 nhóm:
- Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.
- Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương...). Đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).
- Các bệnh lý tâm thần kinh: Bệnh trầm cảm là yếu tố lớn nhất liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ. Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Các rối loạn tâm thần khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu quá mức (sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm khi nghỉ hưu, lo lắng về tai nạn của anh em, bạn bè hoặc về tài chính...), sa sút trí tuệ.
- Dược phẩm: Đó là thuốc loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa... Một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.
Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (nhất là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài) nhằm xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố gây mất ngủ. Cụ thể là:
- Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn (nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều), học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Không nên sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Không nên ngủ ngày nhiều. Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường làm việc có đủ ánh sáng và sự kích thích để tránh cảm giác đó.
- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác; khi đã vào phòng này thì không nên đọc sách hoặc xem tivi. Tránh tối đa hiện tượng môi trường phòng ngủ không thoải mái (vợ chồng cãi nhau, gọi điện thoại trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng...).
- Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.
- Vào mỗi buổi tối, nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng. Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.
- Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.
- Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:
- Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ: Ví dụ, những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau. Việc điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại được giấc ngủ bình thường.
- Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân: Những người này được dùng thuốc gây ngủ. Nhóm thuốc benzodiazepine (Seduxen, Valium) có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, người cao tuổi dùng nó dễ bị ngã. Vì vậy, tốt nhất là dùng nhóm khác, chẳng hạn như zolpidem (Stilnox). Tốt nhất là kết hợp dùng thuốc và thực hiện các biện pháp không dùng thuốc đã nêu trên.
Theo ThS Nguyễn Quang Bảy - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Các yếu tố gây mất ngủ ở người cao tuổi bao gồm: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm...). Nhìn chung, các nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi được chia thành 4 nhóm:
- Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.
- Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương...). Đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).
- Các bệnh lý tâm thần kinh: Bệnh trầm cảm là yếu tố lớn nhất liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ. Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Các rối loạn tâm thần khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu quá mức (sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm khi nghỉ hưu, lo lắng về tai nạn của anh em, bạn bè hoặc về tài chính...), sa sút trí tuệ.
- Dược phẩm: Đó là thuốc loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa... Một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.
Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (nhất là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài) nhằm xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố gây mất ngủ. Cụ thể là:
- Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn (nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều), học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Không nên sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Không nên ngủ ngày nhiều. Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường làm việc có đủ ánh sáng và sự kích thích để tránh cảm giác đó.
- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác; khi đã vào phòng này thì không nên đọc sách hoặc xem tivi. Tránh tối đa hiện tượng môi trường phòng ngủ không thoải mái (vợ chồng cãi nhau, gọi điện thoại trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng...).
- Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.
- Vào mỗi buổi tối, nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng. Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.
- Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.
- Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.
Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:
- Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ: Ví dụ, những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau. Việc điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại được giấc ngủ bình thường.
- Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân: Những người này được dùng thuốc gây ngủ. Nhóm thuốc benzodiazepine (Seduxen, Valium) có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, người cao tuổi dùng nó dễ bị ngã. Vì vậy, tốt nhất là dùng nhóm khác, chẳng hạn như zolpidem (Stilnox). Tốt nhất là kết hợp dùng thuốc và thực hiện các biện pháp không dùng thuốc đã nêu trên.
Theo ThS Nguyễn Quang Bảy - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
H.Chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi
Người ta thường quan niệm sai lầm là đã về già thì răng phải rụng và chăm sóc miệng là không cần thiết. Điều đáng tiếc này đã làm cho nhiều người già cảm thấy không được thoải mái, thậm chí đến mức bệnh tật.
Chăm sóc răng thật
Cần đánh răng ít nhất mỗi ngày một lần để gột sạch các thức ăn thừa dắt răng. Đánh răng cần thực hiện từ gốc đến đỉnh răng chứ không chỉ đánh mỗi hai mặt răng. Cao răng nên được lấy bỏ định kỳ để tránh gây bệnh cho lợi. Có thể dùng sợi dây mảnh, chắc cọ qua lại giữa các kẽ răng. Lần đầu có thể có chảy máu nhẹ nhưng sau đó lợi trở nên khỏe mạnh hơn và không chảy máu nữa.
Thức ăn nên sử dụng những loại cần phải nhai, vì đây là một hình thức luyện tập cho răng và lợi. Nói chung dùng loại thức ăn này tốt hơn cho răng, lợi so với dùng thức ăn quá mềm, lỏng.
Nếu thấy có hiện tượng gì không bình thường xảy ra với răng thì cần nhanh chóng đi khám nha sĩ, vì cho dù tuổi đã cao nhưng răng của người già vẫn có thể bảo tồn được nếu điều trị kịp thời.
Chăm sóc răng giả
Nhiều người già không thích dùng răng giả vì họ cảm thấy không thoải mái, không thể ăn được một số món ăn, răng giả còn làm ảnh hưởng tới giọng nói và vẻ mặt. Răng giả cần được chế tác riêng cho mỗi người và phải do chuyên gia nha khoa làm nhằm đảm bảo vừa khít và thích hợp. Nếu xuất hiện loét lợi khi đeo răng giả thì cần nhanh chóng chỉnh lại vị trí của hàm răng và chỉ đeo một thời gian ngắn là các cụ sẽ quen dần và không còn thấy vướng víu, ngượng ngập nữa.
Răng giả cần được vệ sinh bằng nước lạnh hàng ngày, cọ rửa bằng bàn chải và thuốc đánh răng. Về đêm nên tháo răng giả ra để cho lợi được nghỉ ngơi, còn răng thì ngâm vào nước sạch.
Có một số người, sau khi mắc một số bệnh khiến lợi có thay đổi và răng giả đang dùng trở nên không thích hợp như trước. Nếu gặp tình trạng này, các cụ cần báo với nha sĩ để chấn chỉnh chứ không nên bỏ hẳn răng giả.
Giữ sạch miệng
Để giữ cho miệng khỏe mạnh cần có chế độ ăn uống tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên tránh các thức ăn ngọt, dính. Nên dùng các loại thực phẩm như trứng, đậu, thịt và rau xanh, đặc biệt lưu ý dùng những loại quả như cam, chanh, cà chua vì chúng chứa rất nhiều vitamin. Hàng ngày cần uống đủ lượng nước cần thiết. Nên ăn một số loại thức ăn rắn hơn bình thường một chút, điều này rất có lợi cho việc tiết nước bọt, làm sạch miệng hoặc có thể uống thêm nước chanh cũng có tác dụng làm sạch miệng. Tốt nhất là người cao tuổi không nên hút thuốc lá.
Chăm sóc răng khi có bệnh
Vào lúc mắc bệnh, nhất là khi có sốt, miệng thường cảm thấy nhạt, đắng, lưỡi tưa, có thể có loét mặt trong má, nên để các cụ súc miệng bằng dung dịch muối hoặc Soda vài lần trong ngày để giữ miệng sạch, phòng nhiễm khuẩn. Dùng kem chứa vaseline bôi môi để phòng khô và nứt môi.
Ở những người tuổi rất cao hoặc những người đang dùng kháng sinh có thể có các ổ loét do nấm, chúng có mầu trắng và thường nằm trên lưỡi hoặc mặt trong má, trường hợp nặng còn có thể lan xuống họng. Gặp tình trạng này, tốt nhất là đưa các cụ đi khám, vì rất có thể các cụ phải dùng tới thuốc kháng nấm.
Đặc biệt ở những bệnh nhân bị đột quỵ hoặc bệnh Pakinson, do cơ yếu họ không thể nhai và đảo thức ăn kỹ được, thức ăn thường đọng bên má nên việc chăm sóc răng miệng là vô cùng quan trọng. Nếu bệnh nhân không thể tự súc miệng thì người chăm sóc có thể dùng bàn chải, khăn, đũa... giúp các cụ làm sạch răng miệng, tránh để có mùi khó chịu. Với những cụ có hiện tượng chảy dãi tự do sau khi mắc một số bệnh thì tốt nhất là sắm cho cụ loại bình hứng dãi.
Theo GS.TS Trần Đức Thọ - Báo Sức khỏe & Đời sống
I.Một số bệnh về mắt ở người cao tuổi
Người ta thường quan niệm sai lầm là đã về già thì răng phải rụng và chăm sóc miệng là không cần thiết. Điều đáng tiếc này đã làm cho nhiều người già cảm thấy không được thoải mái, thậm chí đến mức bệnh tật.
Chăm sóc răng thật
Cần đánh răng ít nhất mỗi ngày một lần để gột sạch các thức ăn thừa dắt răng. Đánh răng cần thực hiện từ gốc đến đỉnh răng chứ không chỉ đánh mỗi hai mặt răng. Cao răng nên được lấy bỏ định kỳ để tránh gây bệnh cho lợi. Có thể dùng sợi dây mảnh, chắc cọ qua lại giữa các kẽ răng. Lần đầu có thể có chảy máu nhẹ nhưng sau đó lợi trở nên khỏe mạnh hơn và không chảy máu nữa.
Thức ăn nên sử dụng những loại cần phải nhai, vì đây là một hình thức luyện tập cho răng và lợi. Nói chung dùng loại thức ăn này tốt hơn cho răng, lợi so với dùng thức ăn quá mềm, lỏng.
Nếu thấy có hiện tượng gì không bình thường xảy ra với răng thì cần nhanh chóng đi khám nha sĩ, vì cho dù tuổi đã cao nhưng răng của người già vẫn có thể bảo tồn được nếu điều trị kịp thời.
Chăm sóc răng giả
Nhiều người già không thích dùng răng giả vì họ cảm thấy không thoải mái, không thể ăn được một số món ăn, răng giả còn làm ảnh hưởng tới giọng nói và vẻ mặt. Răng giả cần được chế tác riêng cho mỗi người và phải do chuyên gia nha khoa làm nhằm đảm bảo vừa khít và thích hợp. Nếu xuất hiện loét lợi khi đeo răng giả thì cần nhanh chóng chỉnh lại vị trí của hàm răng và chỉ đeo một thời gian ngắn là các cụ sẽ quen dần và không còn thấy vướng víu, ngượng ngập nữa.
Răng giả cần được vệ sinh bằng nước lạnh hàng ngày, cọ rửa bằng bàn chải và thuốc đánh răng. Về đêm nên tháo răng giả ra để cho lợi được nghỉ ngơi, còn răng thì ngâm vào nước sạch.
Có một số người, sau khi mắc một số bệnh khiến lợi có thay đổi và răng giả đang dùng trở nên không thích hợp như trước. Nếu gặp tình trạng này, các cụ cần báo với nha sĩ để chấn chỉnh chứ không nên bỏ hẳn răng giả.
Giữ sạch miệng
Để giữ cho miệng khỏe mạnh cần có chế độ ăn uống tốt, đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên tránh các thức ăn ngọt, dính. Nên dùng các loại thực phẩm như trứng, đậu, thịt và rau xanh, đặc biệt lưu ý dùng những loại quả như cam, chanh, cà chua vì chúng chứa rất nhiều vitamin. Hàng ngày cần uống đủ lượng nước cần thiết. Nên ăn một số loại thức ăn rắn hơn bình thường một chút, điều này rất có lợi cho việc tiết nước bọt, làm sạch miệng hoặc có thể uống thêm nước chanh cũng có tác dụng làm sạch miệng. Tốt nhất là người cao tuổi không nên hút thuốc lá.
Chăm sóc răng khi có bệnh
Vào lúc mắc bệnh, nhất là khi có sốt, miệng thường cảm thấy nhạt, đắng, lưỡi tưa, có thể có loét mặt trong má, nên để các cụ súc miệng bằng dung dịch muối hoặc Soda vài lần trong ngày để giữ miệng sạch, phòng nhiễm khuẩn. Dùng kem chứa vaseline bôi môi để phòng khô và nứt môi.
Ở những người tuổi rất cao hoặc những người đang dùng kháng sinh có thể có các ổ loét do nấm, chúng có mầu trắng và thường nằm trên lưỡi hoặc mặt trong má, trường hợp nặng còn có thể lan xuống họng. Gặp tình trạng này, tốt nhất là đưa các cụ đi khám, vì rất có thể các cụ phải dùng tới thuốc kháng nấm.
Đặc biệt ở những bệnh nhân bị đột quỵ hoặc bệnh Pakinson, do cơ yếu họ không thể nhai và đảo thức ăn kỹ được, thức ăn thường đọng bên má nên việc chăm sóc răng miệng là vô cùng quan trọng. Nếu bệnh nhân không thể tự súc miệng thì người chăm sóc có thể dùng bàn chải, khăn, đũa... giúp các cụ làm sạch răng miệng, tránh để có mùi khó chịu. Với những cụ có hiện tượng chảy dãi tự do sau khi mắc một số bệnh thì tốt nhất là sắm cho cụ loại bình hứng dãi.
Theo GS.TS Trần Đức Thọ - Báo Sức khỏe & Đời sống
I.Một số bệnh về mắt ở người cao tuổi
Thoái hóa giác mạc.
Cùng với sự lão hóa của cơ thể, đôi mắt cũng in đậm dấu vết của thời gian. Tùy sức khỏe và điều kiện sống, dấu hiệu lão hóa mắt sẽ đến sớm hay muộn, nhanh hay chậm với những biểu hiện khác nhau ở mỗi người.Xệ mi mắt
Dấu hiệu
Mi mắt xệ xuống là do cơ mí mất khả năng co giãn, đàn hồi, da mí bị nhão tạo thành những túi mỡ ở cả mí trên và mí dưới, hay da nhăn nheo ở khóe mắt.
Khắc phục
Khi ra nắng nên thoa kem chống nắng, tránh dụi mắt vì có thể làm da nhăn và xệ; hằng ngày phải ngủ đẫy giấc; tránh các tâm trạng bị căng thẳng, stress hay mệt mỏi. Nếu mất ngủ một đêm là sáng hôm sau da mí mắt có thể bị thâm quầng.
Biến đổi của thủy tinh thểKhi còn trẻ tuổi, thủy tinh thể còn mềm mại, trong suốt, có thể phồng lên hay xẹp lại rất dễ dàng, nên có thể nhìn từ xa đến gần mà không thấy mỏi mắt vì biên độ điều tiết rất lớn.
Ở người cao tuổi, thủy tinh thể bị ảnh hưởng do sự lão hoá sớm nhất, đến tuổi 40 thủy tinh thể bắt đầu cứng, độ đàn hồi giảm, khả năng điều tiết giảm. Khi đó bệnh nhân nhìn xa rõ nhưng nhìn gần mờ và thấy nhanh mỏi mắt.
Lúc này bệnh nhân muốn đọc phải giơ sách báo ra xa mới đọc được. Muốn đọc gần phải đeo kính hội tụ, nên kính đọc sách còn được gọi là kính lão. Nếu mắt không bị cận thị thì người bình thường khoảng 40 tuổi bắt đầu phải đeo kính lão một đi-ốp.
Thị lực giảmKhi thủy tinh thể đã cứng hoặc chiết xuất tăng hay nhân hóa lỏng do sự biến đổi các thành phần hóa học và chuyển hóa ở trong thủy tinh thể, thủy tinh thể trở nên đục và sinh cườm, lúc này bệnh nhân nhìn thấy mờ, thậm chí không nhìn thấy. Khi đó bắt buộc phải phẫu thuật để thay thủy tinh thể mới cải thiện được thị lực.
Bệnh cườm nướcỞ người cao tuổi, thủy tinh thể to, vùng bè bị suy thoái gây tắc nghẽn, thủy dịch khó hoặc không thoát ra được làm cho áp suất trong mắt tăng cao gây nên bệnh cườm nước.
Biểu hiện là: nhức mắt, nhức đầu, làm chết tế bào thần kinh thị giác dẫn tới mù lòa vĩnh viễn. Vì vậy để phòng tránh bệnh này, những người trên 40 tuổi nên đi khám để đo nhãn áp 6 tháng hay một năm một lần nhằm phát hiện sớm bệnh cườm nước và điều trị kịp thời tránh biến chứng mù lòa.
Suy thoái hoàng điểm, võng mạcHoàng điểm là nơi tập trung các thần kinh thị giác giúp nhìn rõ các chi tiết và nhìn màu. Khi bị suy thoái hoàng điểm, bệnh nhân nhìn hình không rõ ràng, hoặc nhìn hình bị méo mó.
Bệnh nhân còn bị suy thoái các tế bào ở ngoại biên võng mạc gây nên bệnh quáng gà, với triệu chứng là không nhìn được lúc chập choạng tối.
Trường hợp các mạch máu bị tắc nghẽn, thiếu máu nuôi dưỡng thần kinh thị giác, khi đó sẽ bị viêm thị thần kinh làm mắt mơ dần, tầm nhìn bị thu hẹp.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trung và cao tuổi. Sau khi đi tiểu, người bệnh có thể quay lại giường và ngủ lại bình thường. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp tiểu đêm để lại ảnh hưởng xấu như không thể ngủ trở lại được; buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày; lo lắng về tình trạng sức khỏe bản thân làm ảnh hưởng đến các hành vi và chất lượng cuộc sống. Thậm chí, các nghiên cứu cũng chỉ ra tiểu đêm là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc kèm các bệnh khác và tăng tỉ lệ tử vong ở người cao tuổi.
Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học hiện đại
Chứng tiểu đêm thường hay xảy ra ở người trưởng thành, không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ tuy có sự khác nhau về giới tính. Chứng tiểu đêm ở phụ nữ thường liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung… Ở nam giới, chứng tiểu đêm thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt… Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung dẫn đến chứng tiểu đêm như: (1) Do các bệnh lý tại đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang, sỏi bàng quang, hẹp bàng quang bẩm sinh, tăng tạo nước tiểu vào ban đêm vì các nguyên nhân khác nhau, rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang... (2) Do sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc. (3) Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ...Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Y văn có câu: “thận chủ thủy quản lý sự đóng mở, bàng quang chủ chứa nước tiểu, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần nên trách cứ vào thận và bàng quang”. Đối với người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do Thận dương hư yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên. Về điều trị, nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nói chung căn cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp.Một số bài thuốc dành cho người mắc chứng tiểu đêm
Bầu dục hầm khiếm thực trị chứng tiểu đêm. |
Bài 1: Phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thỏ ty tử 12g, khiếm thực 12g, kim anh tử 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Bài 2: Bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.
Bài 3: Bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ hết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là một liệu trình.
Bài 4: Xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng.
Bài 5: Bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là một liệu trình.
Đối với những người cao tuổi (NCT) thì các chức năng, bộ phận trong cơ thể đều thuyên giảm dần, cho nên mọi mức độ trao đổi chất cũng giảm theo một cách đáng kể. Bình thường, đại đa số NCT cũng thường ít hoạt động hơn, vì vậy nhu cầu về năng lượng của cơ thể cũng không nhiều như hồi còn trẻ. Do vậy, vấn đề ăn uống, sinh hoạt ở độ tuổi về già cần phải được chú ý một cách đặc biệt.
Thực đơn các bữa ăn của NCT nên được đặc biệt chú ý, vì nhu cầu dinh dưỡng của NCT cũng đặc biệt hơn các độ tuổi khác.
Trong bữa ăn hàng ngày, NCT cần bổ sung một lượng tinh bột đầy đủ, thậm chí nhiều hơn bình thường, nên hạn chế dùng đồ ngọt, nhất là đường trong bánh kẹo… Nên ăn nhiều thịt nạc và ăn thịt mỡ càng ít càng tốt, thậm chí kiêng hẳn, vì như vậy sẽ giảm được lượng calo sử dụng chung và giúp phòng chống xơ vữa động mạch, các bệnh tim mạch, đái tháo đường, đau khớp xương cũng như một số bệnh về đường ruột khác…
Sữa cũng rất cần thiết với người cao tuổi |
Đối với chuyện ăn, NCT cũng nên ăn thật nhiều bữa trong ngày, tốt nhất là 4 - 5 bữa, thậm chí cứ cách khoảng từ 1 - 2 tiếng ăn một chút cũng tốt! Trong bữa ăn hàng ngày nên tạo cho bản thân thói quen ăn rau quả tươi để tăng nguồn cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Đặc biệt, cơ thể NCT cần phải được cung cấp đầy đủ nước. Họ nên uống khoảng từ 1 -1,5 lít nước mỗi ngày dưới dạng đun sôi để nguội, nước khoáng thiên nhiên, nước hoa quả, nước chè. Việc uống đủ nước sẽ làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, hơn nữa còn giúp phòng ngừa chứng táo bón.
Một chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý và một cuộc sống sinh hoạt, luyện tập chăm chỉ điều độ, tinh thần thoải mái sẽ đảm bảo cho NCT mạnh khỏe, sống lâu và hạnh phúc…
Phần lớn người cao tuổi rất hay than phiền về tình trạng táo bón gây khó khăn trong sinh hoạt, dẫn đến chán ăn, sút cân, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Đây là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân như: suy giảm chức năng sinh lý, thói quen ăn uống không đủ chất xơ, uống không đủ nước, ít hoạt động… và các bệnh lý ở đường tiêu hoá, thần kinh,...
Vì sao người cao tuổi hay bị táo bón?
Do suy giảm chức năng sinh lý: càng nhiều tuổi thì chức năng sinh lý càng giảm, các bắp thịt, vùng xương chậu của người cao tuổi cũng ngày một yếu đi khiến sự di chuyển của phân trong đại tràng khó khăn; các dịch bài tiết của đường ruột cũng giảm đáng kể như: sự co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa ngày càng yếu dần hoặc có hiện tượng nứt nẻ hậu môn...Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Phần lớn người cao tuổi các dịch bài tiết giảm nên ăn uống không cảm thấy ngon miệng dẫn đến chán ăn, ăn ít, hoặc do phải kiêng khem quá mức trong các trường hợp dùng thuốc điều trị bệnh nên các chất cặn bã ít, phân ít không tạo được phản xạ co bóp của đại tràng. Ngoài ra chế độ ăn nhiều loại thức ăn có nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu), uống nhiều rượu, bia, uống ít nước cũng là nguyên nhân chính gây táo bón ở người già.
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng sẽ giúp phòng tránh táo bón ở người cao tuổi. |
Một số bệnh lý khác: Một số bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi như viêm đại tràng mạn tính, trĩ, ung thư đại tràng, tai biến mạch máu não, trầm cảm, sa sút trí tuệ,... cũng gây triệu chứng táo bón ở người cao tuổi.
Không nên để táo bón kéo dài
Táo bón thường xuyên sẽ khiến người cao tuổi luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Ngoài ra nếu tình trạng táo bón kéo dài không được điều trị sẽ là nguyên nhân gây bệnh trĩ, càng gây khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Do đó nếu có biểu hiện táo bón kéo dài, người cao tuổi nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám xác định nguyên nhân, chỉ định dùng thuốc và tư vấn chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp. Chế độ ăn uống, sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa táo bón. Để phòng ngừa táo bón, người cao tuổi phải tăng cường uống nước (1,5 lít nước/ngày), ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm chứa nhiều chất xơ; đồng thời cũng là những thực phẩm rất tốt cho người cao tuổi bị mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, béo phì, rối loạn lipid,... hằng ngày nên đi bộ tập thể dục nhẹ nhàng và tạo thói quen đi đại tiện mỗi sáng thức dậy.
Thời tiết có ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của NCT, nhất là mùa đông hoặc lúc thời tiết chuyển mùa. NCT cần mặc đủ ấm cả ban ngày cũng như lúc đi ngủ, đặc biệt lưu ý ở NCT có các bệnh mạn tính như: hen suyễn, bệnh dạ dày, bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch). Khi ra khỏi nhà thì mặc ấm cho thân mình chưa đủ mà cổ cần quàng khăn, tốt nhất là khăn len; tay cần đi găng, chân cần có bít tất và nếu có giày để đi thì càng tốt, nếu không phải là đi xe máy thì nên đội mũ ấm như: mũ len, mũ vải... Hàng ngày cần tắm rửa, thay quần áo và tốt nhất là tắm nước ấm. Mỗi lần tắm cần chuẩn bị khăn lau người, quần, áo để thay và không nên tắm lâu. Những NCT sức khỏe đã yếu cần có người nhà giúp đỡ để tránh sự cố xảy ra khi tắm, rửa. Mùa lạnh, NCT cũng có thể tập thể dục, vận động thân thể một cách điều độ hàng ngày để khí huyết lưu thông nhưng không nên đi tập thể dục lúc quá sớm hoặc lúc thời tiết còn lạnh quá. Những lúc thời tiết lạnh, mưa phùn thì nên tập thể dục trong nhà, nơi kín gió lùa. Mỗi ngày, NCT cũng chỉ nên tập thể dục hoặc chơi thể thao khoảng 60 phút trong một ngày cho tổng các lần tập thể dục là vừa phải. Mỗi lần tập thể dục chỉ nên từ 15 -20 phút, không nên tập quá lâu.
Vần đề dinh dưỡng trong dịp Tết đối với NCTChúng ta đều biết, ăn là một nhu cầu không thể thiếu được ở bất cứ người nào và cho mọi lứa tuổi, bởi vì ăn uống là thuộc về bản năng sẵn có của con người và để duy trì sự sống. Ở NCT thì mọi cơ quan trong cơ thể đều lão hóa theo năm tháng, sức đề kháng cũng bị giảm đi một cách đáng kể so với tuổi thanh xuân. Bên cạnh đó, NCT việc ăn cũng gặp khá khó khăn, nhất là để nhai nhuyễn thức ăn cũng khó hơn do răng yếu, lung lay. NCT sau ăn, thức ăn sẽ lâu tiêu hơn do chức năng của bộ máy tiêu hóa ngày càng giảm sút, các loại men tiêu hóa cũng giảm dần. Đồng thời chức năng các bộ phận khác của cơ thể có liên quan đến việc tiêu hóa thức ăn cũng càng ngày hoạt động kém đi. Vì vậy, nếu chế độ ăn không hợp lý, nhất là trong các ngày Tết đến như: ăn no quá, nhiều chất mỡ, ăn quá nhiều bữa trong ngày, ăn các loại thức ăn đã nguội lạnh; thêm vào đó lại dùng các chất kích thích như: gia vị, rượu, bia, nước giải khát có gas quá mức cho phép thì không những không đưa lại dinh dưỡng cho cơ thể mà còn làm ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của NCT. Tuy vậy, NCT cần phải ăn đủ chất như: đạm (protid), đường (glucid), mỡ (lipid) và các chất muối khoáng, sinh tố. NCT cũng nên ăn nhiều cá, rau trong mỗi bữa ăn. Đối với cá nên dùng vài ba lần thay cho thịt trong một tuần. Cố gắng ăn nhiều rau vì trong rau, ngoài các yếu tố vi chất thì rau còn chứa nhiều chất xơ giúp cho tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh được táo bón. NCT cũng cần ăn các chất dễ nhai, dễ tiêu. Cần nhai thật kỹ vì nhai kỹ thì thức ăn đã nhuyễn và có nhiều nước, nếu răng đã yếu hoặc rụng thì cần ăn thức ăn đã được nấu nhuyễn. Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột rất có lợi cho NCT nhưng không nên lạm dụng, đặc biệt là những người bị đái tháo đường và bệnh tim mạch.
Trong những ngày vui Tết, thức ăn thường dư thừa, đủ các món, lại được chế biến cầu kỳ dễ thu hút sự thèm ăn, do đó có thể mỗi bữa ăn thường tăng số lượng. NCT nếu ăn quá nhiều chất đạm hoặc tinh bột là hoàn toàn không tốt cho sức khỏe, vì dễ gây béo phì, rất có thể dẫn đến các bệnh tim mạch. Trong những ngày Tết, ngay cả trước và sau những ngày cận kề của Tết thì uống cũng cần được lưu tâm, bởi vì trong những dịp này, mỗi khi ăn được tăng lên cả số lượng lẫn chất lượng thì uống thường cũng được song hành. Nhưng uống thế nào để đảm bảo nhu cầu của sinh lý con người và đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là một số NCT bị mắc bệnh mạn tính? Trước khi dùng bữa có thể uống một ly nhỏ rượu vang để khai vị. Rượu vang là loại rượu được khuyến cáo là tốt cho tuần hoàn, chống oxy hóa, trung hòa được các gốc tự do. Tuy vậy không nên lạm dụng, đặc biệt là NCT có bệnh về dạ dày, hen suyễn, tăng huyết áp… Lượng nước đưa vào cơ thể NCT cũng là một việc cần lưu tâm. Hàng ngày, mỗi một cơ thể con người cần uống một lượng nước nhất định để bù đủ cho lượng nước đã bị mất đi như: mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, phân. Trung bình nên uống một lượng nước khoảng 1,5 lít trong vòng 24 giờ, chưa kể nước có trong cơm, canh, thức ăn, rau, quả. Uống nước cũng cần điều độ, không nên uống nhiều trong một lúc mà nên uống thành nhiều lần, giữa mỗi lần cũng rất cần có một khoảng nghỉ. Không nên uống một mạch cho đã khát vì uống như vậy sẽ làm cho máu bị loãng ra. Khi đó, các thành phần trong máu không tập trung và như vậy việc cung cấp năng lượng cho cơ thể để hoạt động sẽ bị kém đi. Ngược lại, một số NCT do có mắc một số bệnh mạn tính nào đó thì lại kiêng khem quá mức, ngay cả những ngày vui của Tết cổ truyền cũng không dám ăn, không dám uống. Ăn, uống kiêng khem quá mức lại có hại cho sức khỏe vì cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Không dám uống nước làm cho cơ thể thiếu nước biểu hiện là da khô, táo bón, các chất cặn bã đào thải qua thận không được thông thoát sẽ bị đọng lại, rất dễ tạo thành sỏi đường tiết niệu.
Những ngày đón Xuân, vui Tết thường được dành nhiều thời gian để giao lưu, ăn uống cho nên cuối ngày, về đêm, lúc đi ngủ, NCT thường thấy mệt mỏi và nếu ăn no, uống nhiều trước khi đi ngủ thì càng mệt mỏi hơn và khó ngủ hơn, gây rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, ăn uống điều độ trong những ngày Tết, cũng như ngày thường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của NCT.
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬUThời tiết chuyển mùa gần như là yếu tố đặc trưng của khí hậu nước ta. Đây là một yếu tố tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi. Sự giảm chức năng hoạt động hệ tim mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến một số bệnh đặc thù. Sau đây là một số bệnh dễ xảy ra ở người cao tuổi trong các thời điểm này.
1. Viêm khớp gối: Đây là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Lý do cơ bản là do thoái hoá xương, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Vào mùa lạnh, các mạch máu nuôi dưỡng trở nên kém tuần hoàn máu. Dấu hiệu nhận biết là đau khớp gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang… Người bệnh ít khi sốt, trong các trường hợp này, nên vận động chân từ từ, sau một vài động tác sẽ giảm đau cho khớp. Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm tăng lượng máu lưu thông tại chỗ. Đây là tình trạng viêm vô khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết.
2. Đau lưng: Vấn đề đau lưng dường như là một công thức mang tính quy luật. Ngày thường cũng đã có hiện tượng đau lưng nhưng vào những ngày chuyển mùa, đau lưng trở nên rõ ràng hơn. Nguyên do chủ yếu là do thoái hoá xương cột sống, cột sống không còn thẳng mà bị “còng”. Đau lưng vào những ngày này gây ra hiện tượng khó nằm, khó ngủ, nằm đau, ngồi cũng đau. Biện pháp xoa bóp là hiệu quả nhất vì làm tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương này. Hãy xoa bóp chính giữa cột sống và khối cơ hai bên ở vùng thắt lưng. Việc sử dụng thuốc giảm đau tỏ ra công hiệu nhưng phải tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì những tác dụng phụ nghiêm trọng của nó trên người cao tuổi.
3. Cứng khớp và khó vận động:Tự nhiên ngủ dậy, không vận động được khớp cổ tay, khó vận động khớp bàn ngón tay, khớp gối, cổ chân. Người cao tuổi khó thực hiện được các động tác nhỏ như đi lại, cầm bát đũa. Đây là hiện tượng cứng khớp ở người già. Không giống như trong các bệnh có hiện tượng cứng khớp như viêm khớp dạng thấp, tình trạng này xảy ra là do các khớp không tiết đủ các chất nhờn bôi trơn cho vận động. Đây là dấu hiệu thoái thoá khớp dạng khô khớp. Để giảm mức độ, người cao tuổi nên thường xuyên tập thể dục, đi lại, phân phối thời gian nằm và vận động hợp lý. Vận động từ từ vào buổi sáng, các màng hoạt dịch sẽ được tái kích hoạt và tiết dịch bôi trơn nhiều hơn.
4. Viêm đường hô hấp: Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong những điều kiện thời tiết như thế, đường hô hấp rất dễ bị bệnh như: viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì gần như là tuyệt đối. Ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè… là những dấu hiệu cơ bản. Giữ phòng ngủ có một không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ, không ẩm thấp vào mùa hè là những biện pháp tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi.
5. Đột qụy não: Tuổi cao là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột qụy não. Đó là vì ở giai đoạn này, hệ mạch giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, lại hay kèm theo bệnh tăng huyết áp khi tuổi xế chiều. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột và bất tỉnh. Chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tập thể dục nhẹ nhàng nhưng thường xuyên, ăn uống cân đối, đa dạng, lưu ý chất béo và có một cuộc sống tinh thần thoải mái được coi là những biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Không thay đổi được tuổi nhưng ta có thể thay đổi thói quen hút thuốc và uống rượu, bia. Tinh thần thoải mái là biện pháp sống khoẻ ở người cao tuổi.
BS. Yên Lâm Phúc Não bộ tạo cho bạn trí nhớ ngắn hạn, dài hạn thông qua các giác quan: thị giác, vị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác giúp cho bạn nhận biết được mọi hiện tượng, sự vật và môi trường sống xung quanh. Bạn sử dụng bộ não của mình để biểu đạt lời nói và giao tiếp, thực hiện những động tác phức tạp, điều khiển cử động của cơ thể, phân tích, phán đoán tình huống và duy trì các kỹ năng xã hội. Như vậy, não của con người chỉ đạo các hoạt động thần kinh cấp cao và sự thoái hóa của bộ não dẫn đến sự sa sút về trí tuệ là một tình trạng thường gặp ở người già.
Đây là một bệnh càng tăng lên khi người ta càng cao tuổi, đặc biệt là từ 70 tuổi trở lên và khoảng 50% những người từ 85 tuổi mắc bệnh này. Những người tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành nguy cơ bị bệnh cao. Bệnh Alzheimer là một bệnh lý của não do quá trình chết ngày càng tăng lên của các tế bào thần kinh ở não. Nguyên nhân chết của các tế bào thần kinh là do sự tăng sản xuất hoặc tăng tích lũy trong não loại protein beta – amyloid. Quá trình chết của các tế bào thần kinh có tốc độ khác nhau ở những cá thể khác nhau. Tiến trình này có thể kéo dài từ 8 đến 20 năm, nên có trường hợp bệnh tiến triển nhanh, có trường hợp bệnh tiến triển chậm.
Khi bạn thấy người thân của mình có 10 dấu hiệu sau thì cần phải cảnh giác với căn bệnh này: Hay quên; Khó khăn trong làm việc gia đình hàng ngày; Có vấn đề về diễn đạt ngôn ngữ; Mất định hướng không gian, thời gian; Giảm khả năng phán đoán; Khó khăn trong những suy nghĩ trừu tượng; Đặt những đồ vật trong nhà sai vị trí; Thay đổi cảm xúc hoặc hành vi; Thay đổi tính cách; Mất khả năng đưa ra giải pháp để giải quyết một vấn đề.
Khi bệnh nặng thì người bệnh có thể có hoang tưởng, ảo giác, kích động do sự ảnh hưởng của các cơ quan thị giác, thính giác, khứu giác và vị giác.
Trĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh trĩ là hiện tượng liên quan mật thiết đến đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn, khi đám rối tĩnh mạch vùng phía cuối trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra gọi là trĩ. Do vậy trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh này thuộc bệnh ở tổ chức mô do chất lượng của mô tĩnh mạch kém nên khi máu ứ đọng sẽ làm cho tĩnh mạch giãn, phình ra.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ cho đến nay chưa xác định được một cách chắc chắn, người càng nhiều tuổi thì nguy cơ bị trĩ càng cao. Nhiều yếu tố thuận lợi làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao như viêm đại tràng mạn tính, táo bón kéo dài, những trường hợp do ngồi để đại tiện thời gian lâu, rặn mạnh làm cho áp lực trong ổ bụng và áp lực trong trực tràng, trong ống hậu môn tăng cao khiến tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra bởi chất lượng của tổ chức mô kém gây nên bệnh trĩ.
Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai (công nhân bốc vác ở các bến cảng) làm cho áp lực trong ổ bụng tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trĩ.
Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, một số cán bộ văn phòng, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi đại tiện, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi đại tiện ra nhiều máu cục.
Sa búi trĩ: thường xảy ra muộn hơn sau một thời gian đại tiện có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà phải dùng tay ấn vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Đại tiện ra máu ở bệnh trĩ có đặc điểm là sau đại tiện mới xuất hiện máu tươi, nhỏ thành giọt, có khi phun thành tia; dịch máu và phân không lẫn vào nhau; lượng máu lúc nhiều lúc ít; xung quanh hậu môn có cảm giác đau tức khó chịu, hoặc cảm giác như có dị vật.
Còn đại tiện ra máu ở giai đoạn đầu của ung thư trực tràng thì lượng máu rất ít và thường phủ lẫn trên bề mặt của phân, màu sắc tím sẫm và thường lẫn với dịch nhày, có khi là dịch mủ; đến khi bệnh phát triển nặng hơn thì lượng máu khi đại tiện ra cũng tăng lên. Ngoài ra còn có một đặc điểm khác với bệnh trĩ là sự thay đổi thói quen đại tiện một cách đột ngột: hoặc đại tiện lỏng, hoặc đại tiện phân táo, hoặc táo lỏng xen kẽ. Đồng thời bệnh nhân dần dần có biểu hiện thiếu máu, gầy sút, đau bụng, khó chịu…, đó là những biểu hiện ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn. Cho nên, với người cao tuổi và trung niên, khi có biểu hiện đại tiện ra máu thì tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra xác định nguyên nhân.
Cũng cần nói thêm rằng, ung thư đại tràng thường xuất hiện ở những đối tượng có nguy cơ cao như: trong gia đình trực hệ (bố mẹ, anh chị em ruột) có người bị ung thư đại tràng; nhóm nguy cơ cao thứ hai là những bệnh nhân đã được chẩn đoán là có polip đại tràng, u tuyến đại tràng; thứ ba là những người bị táo.
Chữa nội khoa: Có nghĩa là chỉ dùng các thuốc bảo vệ mạch máu, giảm đau, chống viêm, cải thiện hoạt động của đường ruột, giải quyết các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng.
Điều trị chuyên khoa: Cũng với mục tiêu như trên nhưng làm thêm các thủ thuật đặc hiệu của chuyên khoa hậu môn-trực tràng như: tiêm gây xơ chai búi trĩ, ngâm rửa hậu bằng thuốc, bôi thuốc cho rụng trĩ...
Phẫu thuật: Khi các biện pháp kể trên không hiệu quả hoặc hiệu quả kém mới đặt ra vấn đề phẫu thuật. Song phẫu thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích, một công đoạn trong phác đồ tổng thể. Bởi vì sau mổ còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát.
Điều trị trĩ theo phương pháp nào là do bác sĩ khám và chỉ định. Khi có các biểu hiện của bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện càng sớm càng tốt, không nên để bệnh trĩ đến giai đoạn muộn (độ 3, 4) mới đi khám thì dễ xảy ra biến chứng hơn và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Trĩ là một bệnh mạn tính do nhiều nguyên nhân và có thể đề phòng. Nhằm vào các nguyên nhân gây bệnh kể trên để phòng bệnh. Cần tránh được tình trạng tăng áp lực ổ bụng. Do vậy:
- Không nên đứng hoặc ngồi lâu, giữa giờ làm việc nên tranh thủ vận động, thể dục nhẹ nhàng.
- Hàng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng, tổng thời gian tập vào khoảng từ 30 - 60 phút.
- Nên ăn nhiều rau, chất xơ.
- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ cần hạn chế ăn, uống các chất kích thích như cà phê, rượu, ớt, tiêu.
- Tụt huyết áp tư thế đứng (rất hay xảy ra với người cao tuổi), đó là các thuốc an thần, gây ngủ; các thuốc chống parkingson, các thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin H1 (chlopheniramin, các thuốc cảm cúm). Người cao tuổi khi uống thuốc này nên thận trọng trong việc đổi tư thế. Ví dụ, khi uống thuốc đang ngồi đứng dậy phải từ từ. Nếu đứng bật dậy rất dễ gây tụt huyết áp tư thế đứng (thấy choáng váng) rất nguy hiểm.
- Rối loạn nhận thức: có một số thuốc có tác dụng phụ gây lú lẫn, hay quên, mất trí nhớ như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật (phenytoin hay barbiturat), thuốc trị tăng huyết áp… Thậm chí một số kháng sinh cũng có những tác dụng phụ này. Ở người cao tuổi, đây là rối loạn rất dễ nhầm với hiện tượng lão suy làm sút giảm trí tuệ.
- Mất thăng bằng tư thế, gây ngã ở người cao tuổi: cùng với tuổi tác khả năng giữ thăng bằng của cơ thể giảm kết hợp với tác dụng phụ của thuốc (làm cho cơ thể mất khả năng điều hoà tư thế) rất dễ gây ngã. Ngã của người cao tuổi rất nguy hiểm vì lúc này xương đã bị loãng (mất can-xi trong xương, mất cả độ mềm dẻo của xương) nên xương giòn rất dễ gãy và khó liền. Một số thuốc cần lưu ý như thuốc trị tăng huyết áp (dễ gây hạ huyết áp tư thế đứng), thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm (làm rối loạn sự giữ thăng bằng làm người cao tuổi dễ ngã )…
- Giảm điều hoà thân nhiệt: ở người cao tuổi khả năng điều hoà thân nhiệt giảm. Một số thuốc: nhóm phenothiazin, benzodiazepin, opid (codein, proprapamin)... rất dễ gây hạ thân nhiệt ở người cao tuổi. Nếu hạ quá không biết để cấp cứu kịp thời rất dễ gây tử vong.
- Rối loạn hoạt động tình dục: Không chỉ do quá trình tuổi tác mà có nhiều loại thuốc trong thời gian sử dụng ảnh hưởng đến hoạt động tình dục ở người cao tuổi. Ví dụ, các thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương (thuốc chống trầm cảm, thuốc trị tăng huyết áp như methyldopa, chẹn beta, reserpin…) có thể làm giảm ham muốn, gây “bất lực” ở nam giới.
Cùng với tuổi tác càng cao thì trí nhớ của người cao tuổi sẽ giảm nên khi dùng thuốc người cao tuổi có thể quên tên thuốc, liều dùng hoặc nhầm lẫn thuốc, liều dùng... Điều này sẽ rất nguy hiểm nên khi dùng thuốc cần có sự trợ giúp của người thân (con, cháu..)
Đau xương khớp, loãng xương ở người cao tuổi khiến họ ngại vận động nên uống thuốc ở tư thế nằm làm cho thuốc không xuống tới dạ dày kết hợp với lượng nước uống ít nên thuốc đọng lại ở thực quản (gây loét với một số thuốc), gây sỏi thận (như sulffamid) nếu uống ít nước. Vì thế, khi uống thuốc nên ở tư thế đứng, và uống với nhiều nước.
Song song với việc lựa chọn những thuốc đặc hiệu trong điều trị thì việc lựa chọn những thuốc có dạng dễ sử dụng là một việc làm cần lưu tâm.
Độ tinh tường của mắt người cao tuổi bị giảm sút nên cần ưu tiên những thuốc có nhãn to rõ để người già dễ đọc, dễ lấy chính xác. Trong các loại thuốc uống, thì có lẽ những thuốc dạng viên là gây khó chịu nhất với người cao tuổi, nhất là những viên thuốc đóng kích cỡ quá to vì chúng rất khó nuốt. Hãy ưu tiên sử dụng những thuốc dạng viên nhỏ hay dạng nước trong kê đơn điều trị.
Để phát huy cao nhất hiệu quả điều trị của thuốc và hạn chế thấp nhất các tai biến do thuốc gây nên người cao tuổi không nên tự ý sử dụng thuốc. Khi đang sử dụng thuốc nếu thấy có biểu hiện bất thường, không nên tự ý bỏ hoặc ngừng thuốc hay thay thế thuốc khác mà phải báo cho bác sĩ biết để có cách xử lý phù hợp.
Người cao tuổi (NCT) rất thích sum họp gia đình mỗi khi có chuyện vui, nhất là dịp Xuân về, Tết đến. NCT cũng rất thích được gặp gỡ bè bạn gần xa, hàng xóm láng giềng mỗi khi Tết đến để trút bầu tâm sự mà ngày thường mấy khi có dịp. Và tâm lý chung của NCT mỗi khi sum họp luôn mong muốn mình vẫn có được sức khỏe dồi dào như bao người bạn có được. Vì vậy, để có một cái Tết vui vẻ không những cho bản thân mình mà còn cho cả gia đình, bè bạn thì NCT nên chọn cho mình một chế độ sinh hoạt thường ngày hợp lý.
Một số việc cần lưu ý trong sinh hoạt thường ngày của NCTThời tiết có ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của NCT, nhất là mùa đông hoặc lúc thời tiết chuyển mùa. NCT cần mặc đủ ấm cả ban ngày cũng như lúc đi ngủ, đặc biệt lưu ý ở NCT có các bệnh mạn tính như: hen suyễn, bệnh dạ dày, bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch). Khi ra khỏi nhà thì mặc ấm cho thân mình chưa đủ mà cổ cần quàng khăn, tốt nhất là khăn len; tay cần đi găng, chân cần có bít tất và nếu có giày để đi thì càng tốt, nếu không phải là đi xe máy thì nên đội mũ ấm như: mũ len, mũ vải... Hàng ngày cần tắm rửa, thay quần áo và tốt nhất là tắm nước ấm. Mỗi lần tắm cần chuẩn bị khăn lau người, quần, áo để thay và không nên tắm lâu. Những NCT sức khỏe đã yếu cần có người nhà giúp đỡ để tránh sự cố xảy ra khi tắm, rửa. Mùa lạnh, NCT cũng có thể tập thể dục, vận động thân thể một cách điều độ hàng ngày để khí huyết lưu thông nhưng không nên đi tập thể dục lúc quá sớm hoặc lúc thời tiết còn lạnh quá. Những lúc thời tiết lạnh, mưa phùn thì nên tập thể dục trong nhà, nơi kín gió lùa. Mỗi ngày, NCT cũng chỉ nên tập thể dục hoặc chơi thể thao khoảng 60 phút trong một ngày cho tổng các lần tập thể dục là vừa phải. Mỗi lần tập thể dục chỉ nên từ 15 -20 phút, không nên tập quá lâu.
Những ngày đón Xuân, vui Tết thường được dành nhiều thời gian để giao lưu, ăn uống cho nên cuối ngày, về đêm, lúc đi ngủ, NCT thường thấy mệt mỏi và nếu ăn no, uống nhiều trước khi đi ngủ thì càng mệt mỏi hơn và khó ngủ hơn, gây rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, ăn uống điều độ trong những ngày Tết, cũng như ngày thường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của NCT.
PGS.TS. BÙI KHẮC HẬUThời tiết chuyển mùa gần như là yếu tố đặc trưng của khí hậu nước ta. Đây là một yếu tố tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt ở người cao tuổi. Sự giảm chức năng hoạt động hệ tim mạch và hệ miễn dịch là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến một số bệnh đặc thù. Sau đây là một số bệnh dễ xảy ra ở người cao tuổi trong các thời điểm này.
1. Viêm khớp gối: Đây là bệnh xuất hiện thường xuyên nhất. Lý do cơ bản là do thoái hoá xương, hình thành các mấu xương, gai xương trong khớp gối chèn ép vào màng khớp và gây viêm. Vào mùa lạnh, các mạch máu nuôi dưỡng trở nên kém tuần hoàn máu. Dấu hiệu nhận biết là đau khớp gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là các vận động gấp duỗi cẳng chân, bước cầu thang… Người bệnh ít khi sốt, trong các trường hợp này, nên vận động chân từ từ, sau một vài động tác sẽ giảm đau cho khớp. Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm tăng lượng máu lưu thông tại chỗ. Đây là tình trạng viêm vô khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết.
2. Đau lưng: Vấn đề đau lưng dường như là một công thức mang tính quy luật. Ngày thường cũng đã có hiện tượng đau lưng nhưng vào những ngày chuyển mùa, đau lưng trở nên rõ ràng hơn. Nguyên do chủ yếu là do thoái hoá xương cột sống, cột sống không còn thẳng mà bị “còng”. Đau lưng vào những ngày này gây ra hiện tượng khó nằm, khó ngủ, nằm đau, ngồi cũng đau. Biện pháp xoa bóp là hiệu quả nhất vì làm tăng lượng lưu thông máu đến vùng bị tổn thương này. Hãy xoa bóp chính giữa cột sống và khối cơ hai bên ở vùng thắt lưng. Việc sử dụng thuốc giảm đau tỏ ra công hiệu nhưng phải tuyệt đối sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì những tác dụng phụ nghiêm trọng của nó trên người cao tuổi.
Viêm khớp gối. |
4. Viêm đường hô hấp: Đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết hanh, khô hoặc ẩm thấp. Trong những điều kiện thời tiết như thế, đường hô hấp rất dễ bị bệnh như: viêm mũi họng, viêm khí quản phế quản, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Nhất là những người nghiện thuốc lá, thuốc lào thì gần như là tuyệt đối. Ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè… là những dấu hiệu cơ bản. Giữ phòng ngủ có một không khí ấm áp vào mùa đông và mát mẻ, không ẩm thấp vào mùa hè là những biện pháp tránh những bệnh đường hô hấp cho người cao tuổi.
5. Đột qụy não: Tuổi cao là yếu tố nguy cơ thường gặp của bệnh mạch máu não như bệnh đột qụy não. Đó là vì ở giai đoạn này, hệ mạch giảm độ đàn hồi, thường xảy ra xơ cứng mạch máu, lại hay kèm theo bệnh tăng huyết áp khi tuổi xế chiều. Thời điểm dễ xảy ra trong ngày là chiều tối và đêm. Người bệnh đột nhiên choáng váng, giảm ý thức, bại yếu một bên cơ thể người. Trong các trường hợp nặng, người bệnh qụy ngã đột ngột và bất tỉnh. Chuyển ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Tập thể dục nhẹ nhàng nhưng thường xuyên, ăn uống cân đối, đa dạng, lưu ý chất béo và có một cuộc sống tinh thần thoải mái được coi là những biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Không thay đổi được tuổi nhưng ta có thể thay đổi thói quen hút thuốc và uống rượu, bia. Tinh thần thoải mái là biện pháp sống khoẻ ở người cao tuổi.
Trong mọi trường hợp cần hết sức lưu ý vì người cao tuổi có những đặc thù riêng về sức khoẻ và tâm lý. Hãy đưa người cao tuổi đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường và xử lý các vấn đề về sức khoẻ theo hướng dẫn chuyên khoa.
Người cao tuổi lưu ý những dấu hiệu cảnh báo đột qụy - Đột ngột xuất hiện tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân).- Ngất hoặc nặng hơn là hôn mê. - Mất khả năng nói (thất ngôn) hoặc rối loạn khả năng nói hay hiểu lời nói. - Đột ngột có những rối loạn thị giác ở một hay hai mắt: nhìn đôi, lác… - Đột ngột mất khả năng thăng bằng và phối hợp động tác. - Đột ngột đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Các dấu hiệu trên có thể chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút rồi người bệnh lại trở lại bình thường. Hiện tượng đó được gọi là cơn thiếu máu não thoảng qua. Thiếu máu não thoảng qua là những dấu hiệu báo trước cực kỳ quan trọng của đột qụy và người bệnh cần được nhập viện ngay. Đừng sai lầm bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo này, hậu quả có thể sẽ rất nặng nề. LS |
Trí tuệ của con người là do bộ não quyết định. Bộ não của bạn là cơ quan chỉ nặng 1.5 kg. Nó chứa khoảng 30 tỉ tế bào thần kinh nhưng nó là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể...
Vậy sa sút trí tuệ là gì?
Đó là một hội chứng đặc trưng bởi: sự giảm sút về trí nhớ, sự suy giảm về khả năng tư duy như phán đoán, suy luận, sử dụng ngôn ngữ và những sự suy giảm này gây trở ngại cuộc sống hàng ngày. Tình trạng sa sút trí tuệ bệnh lý, hay gặp là bệnh Alzheimer. Bệnh có nhiều biểu hiện nặng nề khác so với sự suy giảm trí tuệ bình thường do quá trình lão hóa.Đây là một bệnh càng tăng lên khi người ta càng cao tuổi, đặc biệt là từ 70 tuổi trở lên và khoảng 50% những người từ 85 tuổi mắc bệnh này. Những người tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường, bệnh lý mạch vành nguy cơ bị bệnh cao. Bệnh Alzheimer là một bệnh lý của não do quá trình chết ngày càng tăng lên của các tế bào thần kinh ở não. Nguyên nhân chết của các tế bào thần kinh là do sự tăng sản xuất hoặc tăng tích lũy trong não loại protein beta – amyloid. Quá trình chết của các tế bào thần kinh có tốc độ khác nhau ở những cá thể khác nhau. Tiến trình này có thể kéo dài từ 8 đến 20 năm, nên có trường hợp bệnh tiến triển nhanh, có trường hợp bệnh tiến triển chậm.
Biểu hiện của bệnh lý Alzheimer
Thường gặp là: ở giai đoạn đầu thường hay quên những sự việc mới xảy ra, ví dụ quên không tắt đèn, không nhớ mình đã uống thuốc gì vào buổi sáng, thay đổi tính cách: vô cảm, thu rút các mối quan hệ xã hội. Ở giai đoạn tiến triển, người bệnh gặp phải những khó khăn trong giải quyết các vấn đề cần suy nghĩ có tính chất trừu tượng như suy nghĩ, tính toán, lập kế hoạch, tính hóa đơn, hiểu những gì mình đã đọc, tổ chức công việc thường ngày. Người bệnh có thể dễ kích động, tranh cãi vô cớ, ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể mất định hướng, lẫn lộn, không nhớ ngày tháng, không nhớ nơi mình ở, không nhớ những nơi mình đã đi qua, không thể kiểm soát được việc vệ sinh cá nhân, không tự chăm sóc được bản thân. Khi bạn thấy người thân của mình có 10 dấu hiệu sau thì cần phải cảnh giác với căn bệnh này: Hay quên; Khó khăn trong làm việc gia đình hàng ngày; Có vấn đề về diễn đạt ngôn ngữ; Mất định hướng không gian, thời gian; Giảm khả năng phán đoán; Khó khăn trong những suy nghĩ trừu tượng; Đặt những đồ vật trong nhà sai vị trí; Thay đổi cảm xúc hoặc hành vi; Thay đổi tính cách; Mất khả năng đưa ra giải pháp để giải quyết một vấn đề.
Kiểm tra khả năng nhận biết của bệnh nhân Alzheimer Ảnh: ĐA |
Và điều trị
Việc điều trị bệnh Alzheimer đến nay kết quả còn chưa cao và cần được sự khám xét của bác sỹ chuyên khoa tâm thần người già. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể ngăn ngừa tiến triển của bệnh bằng các liệu pháp giáo dục, tập luyện cho người mắc bệnh ở giai đoạn sớm nhưng để đạt được hiệu quả tốt cần phải có sự hướng dẫn của các nhà chuyên khoa.BS. Trịnh Thị Bích HuyềnBệnh trĩ ở người cao tuổi
Bệnh trĩ là bệnh giãn tĩnh mạch của vùng hậu môn trực tràng có tỷ lệ người mắc khá cao, đặc biệt ở người lớn tuổi. Người mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm. Bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nguy hiểm đến tính mạng nên bệnh nhân thường bỏ qua, đồng thời cũng vì bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại đi khám nhất là phụ nữ...
Nguyên nhânTrĩ là bệnh khá phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh trĩ là hiện tượng liên quan mật thiết đến đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn, khi đám rối tĩnh mạch vùng phía cuối trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra gọi là trĩ. Do vậy trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh này thuộc bệnh ở tổ chức mô do chất lượng của mô tĩnh mạch kém nên khi máu ứ đọng sẽ làm cho tĩnh mạch giãn, phình ra.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ cho đến nay chưa xác định được một cách chắc chắn, người càng nhiều tuổi thì nguy cơ bị trĩ càng cao. Nhiều yếu tố thuận lợi làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao như viêm đại tràng mạn tính, táo bón kéo dài, những trường hợp do ngồi để đại tiện thời gian lâu, rặn mạnh làm cho áp lực trong ổ bụng và áp lực trong trực tràng, trong ống hậu môn tăng cao khiến tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị phình, giãn ra bởi chất lượng của tổ chức mô kém gây nên bệnh trĩ.
Những người lao động nặng nhọc như mang vác, đội vật nặng lên đầu, lên vai (công nhân bốc vác ở các bến cảng) làm cho áp lực trong ổ bụng tăng lên một cách đáng kể trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh trĩ.
Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, một số cán bộ văn phòng, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Người cao tuổi nên ăn nhiều chất xơ để phòng bệnh trĩ. |
Những biểu hiện của bệnh
Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi đại tiện, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi đại tiện ra nhiều máu cục.
Sa búi trĩ: thường xảy ra muộn hơn sau một thời gian đại tiện có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi đại tiện nữa mà phải dùng tay ấn vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi đại tiện, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Phân biệt bệnh trĩ với ung thu trực tràng
Bệnh trĩ và ung thư đại tràng có một triệu chứng tương đối giống nhau là đại tiện ra máu. Bệnh khá phổ biến ở tuổi trung niên và người già, còn ung thư đại tràng thường ít gặp hơn. Chính vì điều đó nên một số người khi thấy đại tiện ra máu thì nghĩ ngay đến bệnh trĩ và đến các hiệu thuốc để mua thuốc tự điều trị. Do vậy, với người cao tuổi và trung niên, khi phát hiện thấy đại tiện ra máu thì nên có ý thức cảnh giác, đồng thời cũng nên trang bị cho mình một số hiểu biết sơ bộ để có thể phân biệt được đó là biểu hiện triệu chứng của bệnh gì.Đại tiện ra máu ở bệnh trĩ có đặc điểm là sau đại tiện mới xuất hiện máu tươi, nhỏ thành giọt, có khi phun thành tia; dịch máu và phân không lẫn vào nhau; lượng máu lúc nhiều lúc ít; xung quanh hậu môn có cảm giác đau tức khó chịu, hoặc cảm giác như có dị vật.
Còn đại tiện ra máu ở giai đoạn đầu của ung thư trực tràng thì lượng máu rất ít và thường phủ lẫn trên bề mặt của phân, màu sắc tím sẫm và thường lẫn với dịch nhày, có khi là dịch mủ; đến khi bệnh phát triển nặng hơn thì lượng máu khi đại tiện ra cũng tăng lên. Ngoài ra còn có một đặc điểm khác với bệnh trĩ là sự thay đổi thói quen đại tiện một cách đột ngột: hoặc đại tiện lỏng, hoặc đại tiện phân táo, hoặc táo lỏng xen kẽ. Đồng thời bệnh nhân dần dần có biểu hiện thiếu máu, gầy sút, đau bụng, khó chịu…, đó là những biểu hiện ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn. Cho nên, với người cao tuổi và trung niên, khi có biểu hiện đại tiện ra máu thì tốt nhất là nên đến bệnh viện để kiểm tra xác định nguyên nhân.
Cũng cần nói thêm rằng, ung thư đại tràng thường xuất hiện ở những đối tượng có nguy cơ cao như: trong gia đình trực hệ (bố mẹ, anh chị em ruột) có người bị ung thư đại tràng; nhóm nguy cơ cao thứ hai là những bệnh nhân đã được chẩn đoán là có polip đại tràng, u tuyến đại tràng; thứ ba là những người bị táo.
Phòng bệnh và điều trị
Vấn đề điều trị bệnh trĩ còn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh và người bệnh. Không nhất thiết trường hợp nào cũng phải mổ, việc điều trị thường tập trung vào 3 phương pháp chính dưới đây. Chữa nội khoa: Có nghĩa là chỉ dùng các thuốc bảo vệ mạch máu, giảm đau, chống viêm, cải thiện hoạt động của đường ruột, giải quyết các nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng.
Điều trị chuyên khoa: Cũng với mục tiêu như trên nhưng làm thêm các thủ thuật đặc hiệu của chuyên khoa hậu môn-trực tràng như: tiêm gây xơ chai búi trĩ, ngâm rửa hậu bằng thuốc, bôi thuốc cho rụng trĩ...
Phẫu thuật: Khi các biện pháp kể trên không hiệu quả hoặc hiệu quả kém mới đặt ra vấn đề phẫu thuật. Song phẫu thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích, một công đoạn trong phác đồ tổng thể. Bởi vì sau mổ còn một việc cực kỳ hệ trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát.
Điều trị trĩ theo phương pháp nào là do bác sĩ khám và chỉ định. Khi có các biểu hiện của bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện càng sớm càng tốt, không nên để bệnh trĩ đến giai đoạn muộn (độ 3, 4) mới đi khám thì dễ xảy ra biến chứng hơn và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Trĩ là một bệnh mạn tính do nhiều nguyên nhân và có thể đề phòng. Nhằm vào các nguyên nhân gây bệnh kể trên để phòng bệnh. Cần tránh được tình trạng tăng áp lực ổ bụng. Do vậy:
- Không nên đứng hoặc ngồi lâu, giữa giờ làm việc nên tranh thủ vận động, thể dục nhẹ nhàng.
- Hàng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng, tổng thời gian tập vào khoảng từ 30 - 60 phút.
- Nên ăn nhiều rau, chất xơ.
- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ cần hạn chế ăn, uống các chất kích thích như cà phê, rượu, ớt, tiêu.
Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh hơn, phải dùng nhiều thuốc hơn và thường là bệnh mạn tính. Một bệnh đã phải dùng vài ba thuốc nhân lên với vài ba bệnh. Vì thế người cao tuổi là đối tượng tiêu thụ thuốc nhiều nhất nên khi sử dụng cần cảnh giác với các tác dụng phụ không mong muốn (ADR) ở đối tượng này. Tỷ lệ ADR ở lứa tuổi 60-70 có thể gấp đôi tỷ lệ ở người 30-40 tuổi.. .
Một số nguy cơ do thuốc
- Rối loạn giấc ngủ: Khi điều trị bệnh cho người cao tuổi một số thuốc gây nên sự rối loạn này như thuốc giãn phế quản (gây khó ngủ), thuốc lợi tiểu (gây mất ngủ do tiểu tiện đêm), thuốc corticoid (dùng lâu ngày có thể gây chứng ngừng thở khi ngủ)…- Tụt huyết áp tư thế đứng (rất hay xảy ra với người cao tuổi), đó là các thuốc an thần, gây ngủ; các thuốc chống parkingson, các thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin H1 (chlopheniramin, các thuốc cảm cúm). Người cao tuổi khi uống thuốc này nên thận trọng trong việc đổi tư thế. Ví dụ, khi uống thuốc đang ngồi đứng dậy phải từ từ. Nếu đứng bật dậy rất dễ gây tụt huyết áp tư thế đứng (thấy choáng váng) rất nguy hiểm.
- Rối loạn nhận thức: có một số thuốc có tác dụng phụ gây lú lẫn, hay quên, mất trí nhớ như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật (phenytoin hay barbiturat), thuốc trị tăng huyết áp… Thậm chí một số kháng sinh cũng có những tác dụng phụ này. Ở người cao tuổi, đây là rối loạn rất dễ nhầm với hiện tượng lão suy làm sút giảm trí tuệ.
- Mất thăng bằng tư thế, gây ngã ở người cao tuổi: cùng với tuổi tác khả năng giữ thăng bằng của cơ thể giảm kết hợp với tác dụng phụ của thuốc (làm cho cơ thể mất khả năng điều hoà tư thế) rất dễ gây ngã. Ngã của người cao tuổi rất nguy hiểm vì lúc này xương đã bị loãng (mất can-xi trong xương, mất cả độ mềm dẻo của xương) nên xương giòn rất dễ gãy và khó liền. Một số thuốc cần lưu ý như thuốc trị tăng huyết áp (dễ gây hạ huyết áp tư thế đứng), thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm (làm rối loạn sự giữ thăng bằng làm người cao tuổi dễ ngã )…
- Giảm điều hoà thân nhiệt: ở người cao tuổi khả năng điều hoà thân nhiệt giảm. Một số thuốc: nhóm phenothiazin, benzodiazepin, opid (codein, proprapamin)... rất dễ gây hạ thân nhiệt ở người cao tuổi. Nếu hạ quá không biết để cấp cứu kịp thời rất dễ gây tử vong.
- Rối loạn hoạt động tình dục: Không chỉ do quá trình tuổi tác mà có nhiều loại thuốc trong thời gian sử dụng ảnh hưởng đến hoạt động tình dục ở người cao tuổi. Ví dụ, các thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương (thuốc chống trầm cảm, thuốc trị tăng huyết áp như methyldopa, chẹn beta, reserpin…) có thể làm giảm ham muốn, gây “bất lực” ở nam giới.
Người cao tuổi không nên tự ý sử dụng thuốc. |
Và lưu ý khi sử dụng
Người cao tuổi do giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch nên hay bị táo bón. Do vậy tỷ lệ người cao tuổi dùng thuốc nhuận tràng cũng nhiều hơn. Khi dùng một thuốc nào đó cùng với thuốc nhuận tràng rất có thể thuốc đó sẽ bị tống ra ngoài sớm (do thuốc nhuận tràng làm tăng nhu động ruột) sẽ làm giảm hấp thu làm cho tác dụng của thuốc dùng đồng thời với thuốc nhuận tràng giảm hoặc mất tác dụng. Khi bán thuốc cho người cao tuổi nên hỏi xem họ có đang dùng thuốc nhuận tràng hay không (có thể tự dùng hoặc bác sĩ kê dùng).Cùng với tuổi tác càng cao thì trí nhớ của người cao tuổi sẽ giảm nên khi dùng thuốc người cao tuổi có thể quên tên thuốc, liều dùng hoặc nhầm lẫn thuốc, liều dùng... Điều này sẽ rất nguy hiểm nên khi dùng thuốc cần có sự trợ giúp của người thân (con, cháu..)
Đau xương khớp, loãng xương ở người cao tuổi khiến họ ngại vận động nên uống thuốc ở tư thế nằm làm cho thuốc không xuống tới dạ dày kết hợp với lượng nước uống ít nên thuốc đọng lại ở thực quản (gây loét với một số thuốc), gây sỏi thận (như sulffamid) nếu uống ít nước. Vì thế, khi uống thuốc nên ở tư thế đứng, và uống với nhiều nước.
Song song với việc lựa chọn những thuốc đặc hiệu trong điều trị thì việc lựa chọn những thuốc có dạng dễ sử dụng là một việc làm cần lưu tâm.
Độ tinh tường của mắt người cao tuổi bị giảm sút nên cần ưu tiên những thuốc có nhãn to rõ để người già dễ đọc, dễ lấy chính xác. Trong các loại thuốc uống, thì có lẽ những thuốc dạng viên là gây khó chịu nhất với người cao tuổi, nhất là những viên thuốc đóng kích cỡ quá to vì chúng rất khó nuốt. Hãy ưu tiên sử dụng những thuốc dạng viên nhỏ hay dạng nước trong kê đơn điều trị.
Để phát huy cao nhất hiệu quả điều trị của thuốc và hạn chế thấp nhất các tai biến do thuốc gây nên người cao tuổi không nên tự ý sử dụng thuốc. Khi đang sử dụng thuốc nếu thấy có biểu hiện bất thường, không nên tự ý bỏ hoặc ngừng thuốc hay thay thế thuốc khác mà phải báo cho bác sĩ biết để có cách xử lý phù hợp.
DS. Hoàng Thị Thu
0 nhận xét:
Đăng nhận xét