Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Chuyện dài Kiến trúc Việt Nam(20)

http://kienviet.net/wp-content/uploads/2012/09/dome5.jpg Tương lai gần cho kiến trúc Việt Nam Từ năm 1994 đến nay, tôi về VN nhiều lần và đã viết nhiều bài góp ý về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng ở VN; đăng trên nhiều báo trong và ngoài nước. Từ những bước đầu chập chững sau khi "mở cửa", kiến trúc VN ngày càng "đổi mới": từ chuyện bắt chước rập khuôn, chắp vá, hỗn loạn, rối rắm... thì hôm nay, VN đã có nhiều hơn những ngôi nhà đẹp tuy quy hoạch chưa thật sự đúng bài bản, xây dựng phát triển ồ ạt nhưng xem ra vẫn còn khá nhiều điều cần bàn về chất lượng khi mà hiện tượng rút ruột vẫn phổ biến. Ngay như về thiết kế, tôi vẫn thấy khó chịu khi đi ngang qua những ngôi chùa VN xây y hệt như chùa Tàu(chùa Bái Đính ở Ninh Bình, khu Đại Nam ở Bình Dương, etc....), trang trí nội thất cũng lai Tàu hay lai Tây mà chẳng hài hoà (harmony); thậm chí "chọi" nhau! Đến Hội An, tôi thấy y hệt như đi giữa phố Tàu ở Hàng Châu, Tô Châu... nhưng trong nước vẫn vỗ tay khen rối rít. Năm 1994, tôi kêu gọi VN hãy chú trọng nhiều hơn đến kiến trúc xanh và cảnh quan(landscape architecture, sustainable studies, green space...), quan tâm nhiều hơn đến quy hoạch giao thông, nhanh chóng "giải phóng" những "khu ổ chuột", đầu tư cho chương trình xây dựng những khu dân cư với nhà dành cho người thu nhập thấp(low income housing), etc... Tôi đã nhấn mạnh đến nhiều bài toán của kiến trúc, quy hoạch, xây dựng ở VN mà nếu VN xem thường thì sẽ có nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. Xây nhà trên đê sông Hồng hay trên vùng thoát nước Phú Mỹ Hưng ở quận 7 là đúng hay sai? Tương lai nào cho kiến trúc Việt Nam ? Tôi vẫn lập đi lập lại câu quen thuộc: hãy sáng tạo, giản dị và đúng chức năng !

Tương lai gần cho kiến trúc Việt Nam Trước khi bàn luận về một số khía cạnh kiến trúc nước nhà, tôi xin dẫn một ví dụ về 1 công trình khá thành công trong sáng tạo kiến trúc - Đó là Bảo tàng Do thái tại Đức do KTS
Daniel Libeskind thiết kế. Tôi đã xem qua sách báo và đối chiếu với những gì đã được học, được biết, tôi thực sự kinh ngạc trước cách tiếp cận vấn đề của KTS. Một bảo tàng tự thân, dùng không gian và ánh sáng để tự nói lên thông điệp với người xem, hoàn toàn không dùng những cách truyền đạt thông tin phổ biến. Với rất nhiều góc nhọn lộn xộn, không gian bị xô lệch, co kéo vượt ra ngoài những quy tắc tạo hình thông thường, Bảo tàng Do thái là một “thất bại” về khía cạnh khai thác sử dụng không gian về lượng nhưng lại là một thành công vang dội về khía cạnh biểu cảm về chất, đặc biệt khi ta đặt nó trong mối quan hệ với lịch sử, văn hoá của dân tộc Do thái, những thăng trầm của dân tộc này trong Thế chiến thứ 2.
Quay trở lại vấn đề của kiến trúc Việt Nam, quả thật nếu nhìn nhận kiến trúc dưới góc độ quản lý, chúng ta chưa có được sự hợp lý cần thiết, chưa có được tính ổn định về định hướng. Dưới góc độ nhận thức của người dân, chúng ta chưa nhận được sự tôn trọng đầy đủ đối với lao động chất xám; dưới góc độ trình độ của KTS, chúng ta đang thiếu những cánh chim đầu đàn, đủ sức v?ợt lên dẫn đầu cả đàn chim vượt gió; dưới góc độ các công trình thực tế, chúng ta đang thiếu những công trình tầm cỡ cả về lượng và về chất. Tuy nhiên khi nhìn nhận sự phát triển của kiến trúc Việt Nam trong tương quan với sự phát triển của xã hội, tôi thực sự cảm thấy lạc quan.
Nhìn rộng ra bên ngoài, tôi nhận thấy rằng bất cứ một nền kiến trúc phát triển ở trình độ cao nào cũng cần 2 yếu tố nền tảng phát triển song song: nền văn hoá có bản sắc riêng và nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế tích luỹ về lượng đến một giới hạn nhất định sẽ tạo chuyển biến về chất. Sự chuyển đổi này giúp cho nhận thức xã hội có được bước ngoặt, người dân dễ dàng tiếp nhận những ý tưởng mới, KTS nhờ đó có được động lực sáng tạo mạnh mẽ.
Nếu chỉ như vậy, rất có thể những nền kinh tế phát triển sẽ có sự phát triển kiến trúc tương tự nhau. Cái tạo nên sự khác biệt chính là bản sắc văn hoá, khi 2 yếu tố này cùng tồn tại và phát triển mạnh mẽ, kiến trúc sẽ phát triển và đạt được thành tựu. Nói một cách khác, kinh tế phát triển mang công nghệ đến cho kiến trúc còn văn hóa có bản sắc giúp cho công nghệ ấy có được tính nhân văn đặc thù.Nhật Bản trải qua một thời gian dài phát triển kinh tế đã hình thành lực lượng chủ đầu tư tốt, nhận thức xã hội rất cao cùng với việc bản sắc văn hoá được chú ý giữ gìn và phát triển trong điều kiện mới đã giúp tạo được những sản phẩm kiến trúc có chất lượng. Kiến trúc Nhật Bản có được sự hài hoà giữa tính công nghệ và tính nhân văn, chính là nhờ sự chọn lọc lẫn nhau giữa 2 lăng kính văn hoá và kinh tế.

Gần hơn chút nữa chúng ta nhìn thấy kiến trúc Trung Quốc. Giống như Nhật Bản, Trung Quốc có một nền văn hoá đậm đà bản sắc nhưng nền kinh tế vẫn đang trên đà phát triển. ở thời điểm này, toàn cầu hoá kích thích nền kinh tế Trung Quốc phát triển như thế nào thì cũng đặt nền văn hoá Trung Quốc d?ới sức ép thay đổi và thích nghi như vậy. Do đó, Kiến trúc Hiện đại Trung Quốc ch?a hội tụ đủ hai nền tảng vững trãi như Nhật Bản, vẫn đang loay hoay tạo cho mình bản sắc riêng. Những công trình kiến trúc ở Trung Quốc hiện nay nếu không nặng về tính công nghệ thì cũng quá nặng về tính biểu trưng biểu tượng, chưa đạt được độ cân bằng như kiến trúc Nhật Bản. Điều này thấy rõ ở công trình tháp truyền hình Thượng Hải với ý tưởng chuỗi ngọc Phương Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc bắt đầu nhận ra được điều này. Một loạt KTS nổi tiếng đã đ?ợc Trung Quốc đặt hàng như Norman Foster hay Renzo Piano, RemkoolHass. Những ý t?ởng mới này sẽ được lọc qua lăng kính văn hoá Trung Hoa, cho ra những sắc mầu mới mẻ mà không lạc lõng.
Kiến trúc Việt Nam cũng không nằm ngoài sự phát triển như vậy, trước sự chuyển mình của nền kinh tế, lực lượng chủ đầu tư còn chưa định hình được đẳng cấp văn hoá thì rất khó để chúng ta có được những tác phẩm kiến trúc thực sự. Khách hàng của các KTS hiện nay đã phân hoá khá rõ.
Nhóm thứ nhất là những người có kiến thức và văn hoá, họ có nền tảng nhận thức nhất định do đó tôn trọng chất xám của người thiết kế. Điều đáng mừng là nhóm người này đang tăng dần về lượng.
Nhóm thứ 2 là những người “an toàn”, họ quan niệm kiến trúc thuộc địa là thích hợp nhất với lối sống và thẩm mỹ Việt mặc dù họ không hiểu rõ bản chất của loại hình kiến trúc này.
Nhóm thứ 3 là những người chưa có thói quen trân trọng sự lao động sáng tạo. Họ sẵn sàng biến KTS kém bản lĩnh thành những người thợ vẽ đơn thuần, phục vụ cho những ý muốn không phải lúc nào cũng hợp lý của mình. Xét về tổng thể, 3 nhóm khách hàng này đang cùng tồn tại song song và có sự chuyển hoá lẫn nhau. Đây là sự chuyển hóa cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang tăng tốc tích luỹ về lượng và nền văn hoá Việt Nam đang chọn lọc để phát triển trong bối cảnh hoà nhập mới. Chính ở giai đoạn này, chúng ta đang thấy những công trình kiến trúc Việt Nam đang bộc lộ rất nhiều xu hướng khác nhau. Có nhiều người cho rằng đây là sự thụt lùi của Kiến trúc Việt Nam, nhưng cá nhân tôi lại cho rằng kiến trúc Việt Nam đang tự động quá trình chọn lọc. Cùng với sự phát triển của kinh tế và sự chọn lọc của văn hoá, kiến trúc đang tìm cách để bộc lộ mình. ở thời điểm hiện nay, với mặt bằng kinh tế và dân trí, rất khó để người dân chấp nhận những hình khối kiến trúc của O’Ghery hay RemkoolHass nhưng đã xuất hiện những tín hiệu cho thấy dường như kiến trúc Việt Nam đã bắt đầu tìm được con đường đi tới của mình. Dễ thấy nhất là ở mảng kiến trúc nhà ở. Tại các chung cư cao tầng người dân bắt đầu thích thú với việc có những khu vườn ở ban công-logia thay vì tận dụng bằng hết diện tích để ở như vẫn thấy trước kia. Các thủ pháp cấu tạo kiến trúc dân gian khiến không gian ở được mở rộng hơn với thiên nhiên như cửa sổ bậu thấp, cửa đi khổ lớn,… được người dân bắt đầu chấp nhận. Thậm chí có rất nhiều người quen với nhà ở có không gian mở với cửa kính tấm lớn và giảm thiểu tường ngăn. Những dấu hiệu trên tuy chưa nhiều nhưng rất đáng mừng, nó cho thấy sự thay đổi lớn trong nhận thức của người dân, bắt nguồn từ sự phát triển của nền kinh tế và sự thích nghi về văn hoá trong bối cảnh mới. Còn cần hơn nữa sự chọn lọc của lăng kính văn hoá để thấy những không gian ở mở rộng triệt để theo kiểu Châu Âu có phù hợp với lối sống Việt hay không, nhưng rõ ràng đã xuất hiện những cánh chim vượt gió vươn lên đầu đàn. Đó cũng chính là lý do khiến tôi lạc quan hơn khi nhìn vào con đường phát triển của kiến trúc Việt.Tóm lại, trong tương quan với sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự thích nghi của văn hoá, kiến trúc Việt Nam cũng đang trong giai đoạn bộc lộ cao nhất, mặc dù chưa định hình được phong cách và đang phát triển tự phát nhưng đó là sự tự phát cần thiết. Đến một giai đoạn phát triển nhất định, khi được yếu tố kinh tế hỗ trợ và được yếu tố văn hóa điều chỉnh, sự tự phát ấy trở thành kinh nghiệm quý báu để kiến trúc Việt Nam chọn được đường đi của mình.
http://www.kientrucvietnam.org.vn/Web/Content.aspx?distid=8174&lang=vi-VN 
Chữ “an” trong quy hoạch và phát triển đô thị
Trong phát triển xã hội nói chung và phát triển các đô thị nói riêng, “an ninh, an toàn, an sinh và an dân” bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và quan trọng bậc nhất.
Đó chính là mục tiêu tối thượng của phát triển, là nhiệm vụ của chính quyền được dân tin cậy giao phó và là mong đợi của người dân đối với chính quyền. “An cư lạc nghiệp” luôn là niềm mong ước của tất cả các thế hệ người Việt Nam.

  • Ảnh bên : Đường lớn không có vỉa hè... (ảnh chụp trên đường xuyên A, Q.12, TP.HCM) - Ảnh: N.C.T.
Trong một thời rất dài, nhiều quốc gia đã coi nhẹ chữ “an” mà đặt các mục tiêu khác lên hàng đầu như chạy theo tăng trưởng kinh tế, chạy đua vũ trang, bành trướng quyền lực chính trị. Cố nhiên các chính khách cũng có lý khi họ nói rằng khi có nhiều tiền sẽ lo được cho mọi người, nhưng thực tế để tích lũy cho đến khi có thật nhiều tiền thì có quá nhiều thứ phải hi sinh như môi trường tự nhiên, môi trường sống... Mà người hi sinh đầu tiên lại là dân nghèo và những người không có khả năng tự bảo vệ. Do vậy trong những năm gần đây nhiều quốc gia đang nhận thức lại mục tiêu của tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng vì con người chứ không phải hi sinh con người cho tăng trưởng.

“An” trong đời sống đô thị liên quan rất nhiều tổ chức, lực lượng và hành động khác nhau, trong đó nó liên hệ chặt chẽ trước tiên đến việc quy hoạch đô thị. Quy hoạch trước hết là sự xác lập vị trí, bố cục, sắp xếp các vật thể và con người trong không gian ba chiều. Việc sắp xếp này có thể đưa con người đến trạng thái an bình nhưng cũng có thể đưa đến bất an. Mặc dù cẩn trọng đến như thế nhưng không biết bao nhiêu thành phố đã biến mất hoặc rơi vào thảm họa do ngay từ đầu xác định sai vị trí và sai lầm khi chọn hướng phát triển.

Quy hoạch đô thị không phải chỉ đơn giản là bài toán hình học và cơ học như nhiều người lầm tưởng mà trước hết là bài toán của chính trị và kinh tế - xã hội, trong đó các nhà chính trị chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Vì nói cho cùng các nhà quy hoạch chỉ là các nhà kỹ thuật chuyên môn, còn quyết định cuối cùng lại thuộc về nhà chính trị.

Nhiệm vụ của quy hoạch và kiến trúc không chỉ tạo ra những khu nhà hoành tráng, những con đường cao tốc, những khu dịch vụ sầm uất cho con người sống và làm việc mà còn phải tạo ra môi trường sống an toàn, an ninh cho tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo. Một thành phố giàu có, hoành tráng sẽ không có ý nghĩa một khi con người ta sống trong đó lúc nào cũng cảm thấy sinh mạng bị đe dọa. 

  • Ảnh bên : Khu đô thị mới ở Hà Nội bị ngập nước trong trận mưa cuối tháng 10/2008
Ở thành phố chúng ta công tác quy hoạch đã được chú ý và có được những thành quả, nhưng do nhiều yếu tố khác nhau mà công tác quy hoạch chưa thật sự thỏa mãn được sự “an” cho xã hội, người ta có thể liệt kê ra rất nhiều ví dụ cho trường hợp này.

Khi cắt rời khu dân cư ra để phát triển một đại lộ, người ta đã thành công trong giao thông, còn chủ nhân của hàng nghìn căn nhà hoan hỉ vì bỗng chốc nhà trở thành mặt tiền nằm sát ngay rìa đại lộ, nhưng cũng chính từ đây cuộc sống của người ta bị rơi vào tình trạng mất an toàn. Không ở đâu trên thế giới này đường cao tốc lại có vỉa hè và nhà rải sát dọc trục đường. Giá như người ta giải tỏa rộng thêm một chút làm lộ giới an toàn và dải phân cách mềm thì đời sống người dân an toàn hơn, cho dù có tốn kém hơn.

Ở những vùng trũng phía nam, người ta tạo ra những khu dân cư hiện đại, bề thế và an ninh, an toàn rất tốt cho cư dân tại chỗ, nhưng chính khu dân cư này lại chiếm mất nơi mà trước kia nó là vùng chứa nước mưa, nước triều dâng. Việc phát triển đô thị ở khu vực này đã đẩy nước sang khu vực khác, làm nhiều khu dân cư khác rơi vào tình trạng bất an do nước ngập ngày càng dữ dội.


Vụ hỏa hoạn cạnh Trụ sở Đài truyền hình trung ương Trung quốc (CCTV) 

Sự thật thì công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch tốt đến mấy cũng không thể tránh khỏi những sai sót, kể cả những rủi ro bất thường ngoài ý muốn. Nhưng một chính quyền có tài, có tầm (khả năng nhìn xa), có tâm (đạo đức) có thể loại trừ hay tránh được những yếu tố chi phối làm cho công tác hoạch định chính sách sai lạc như quyền lực đen, tiền bạc (tham nhũng), những sự nôn nóng duy ý chí và cả sự ngây ngô ấu trĩ. Người làm quản lý tốt không chỉ tính toán hoạt động của một hệ thống trong trạng thái bình thường mà cả khi bất thường của tự nhiên (bão lụt, động đất), của xã hội (bạo động, cháy nổ, tai nạn dây chuyền...) để giảm thiểu rủi ro, tăng độ an toàn cho xã hội.

Cơ quan công quyền của một thành phố có nhiều chức năng, trong đó chức năng bảo đảm an ninh, an toàn, an sinh và an dân cho một thành phố bao giờ cũng đặt ở mức cao nhất và chính quyền nhà nước có đủ điều kiện trong tay vì có đội ngũ nhân lực mạnh, có quyền lực, có luật pháp, có tài chính và có phương tiện kỹ thuật hiện đại... Không phải vô cớ mà ngày xưa người ta gọi giới lãnh đạo là “quan chi phụ mẫu” theo nghĩa đẹp của từ này.

TS Nguyễn Minh Hòa

* TP.HCM cần nhiều đô thị vệ tinhThật là lý tưởng nếu nội đô TP.HCM vẫn giữ được cái hồn của Sài Gòn xưa với lượng dân cư vừa phải, không ngập nước, không ùn tắc giao thông, giá đất đúng với giá trị của nó...
"Để giải được bài toán này không quá khó, vẫn còn kịp và hoàn toàn khả thi", trao đổi với TT, kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Dũng - Hội Kiến trúc sư TP.HCM - nói như vậy. Ông cho biết:- Hầu như tất cả các thành phố ở châu Âu, Mỹ và một số nước châu Á khi có lượng di dân vào thành thị quá lớn thì các nhà quản lý lập tức ngưng phát triển ở nội thành. Họ xây dựng các thành phố mới là các khu đô thị vệ tinh để kéo giảm dân số, giải quyết được hàng loạt vấn đề đi kèm như giao thông, ô nhiễm, chất lượng cuộc sống... Xung quanh Tokyo hiện có tám TP mới, mỗi TP có một chức năng khác nhau; Hàn Quốc đang chuẩn bị di dời khu trung tâm hiện đặt tại Seoul về một TP cổ ở miền trung rộng khoảng 4.000ha.
+ Nhưng tại TP.HCM, hàng loạt nhà cao tầng đã, đang và sắp mọc lên phá hết cảnh quan?
- TP cũ được qui hoạch rất ngăn nắp. Cứ nhìn trên bản đồ thì thấy khu vực Q.1, Q.3, dù những con đường này không lớn nhưng được qui hoạch rất đàng hoàng. Thế nhưng thời gian qua, khu trung tâm TP đã bị phá tương đối nhiều, nặng nề nhất là sự xuất hiện hàng loạt cao ốc nhôm - kính vô cảm. Mà đã xây cao ốc lên phải mở đường, làm lại hệ thống cống, còn cây xanh thì chết dần; kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường... Đất Sài Gòn không thiếu. Vì cớ gì chối bỏ qui hoạch 300 năm của hòn ngọc Viễn Đông? Vì cớ gì phải đập đi những biệt thự ngăn nắp để xây chen cao ốc, khu thương mại?... Tôi tin những người yêu Sài Gòn sẽ có tiếng nói để giữ lại những gì Sài Gòn xưa còn sót lại.
+ Vừa qua có một số ý kiến đề xuất di dời khu trung tâm TP qua Thủ Thiêm hoặc Củ Chi. Đây có phải là ý kiến đáng lưu ý nhằm dãn bớt dân ra ngoài khu trung tâm?
Vì sao mọi người đổ dồn về trung tâm TP?
Vì sao khu trung tâm ngập nước, kẹt xe, mật độ dân cư quá cao? Vì TP chưa có các khu đô thị vệ tinh, có chăng thì chất lượng dịch vụ như giáo dục, y tế, giao thông... còn kém, không đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân nên mọi người cứ đổ dồn về trung tâm.
Biện pháp căn cơ lâu dài vẫn là xây dựng các khu đô thị vệ tinh mà TP đang triển khai như khu đô thị tây - bắc 600ha ở Củ Chi, khu đô thị khoa học - công nghệ ở Q.9, khu đô thị Nam Sài Gòn ở Q.7 - Nhà Bè... đều đang được TP kêu gọi đầu tư.
Muốn nhà đầu tư đến thì phải có hệ thống giao thông thuận lợi nên TP cũng đang yêu cầu hoàn chỉnh đường vành đai 2 từ ngã tư An Sương, huyện Bình Chánh nối đến đường Nguyễn Văn Linh, Q.7, qua Q.2, Q.Thủ Đức đến đường xuyên Á rồi nhập về ngã tư An Sương. Từ đây sẽ nối vào các khu đô thị vệ tinh và các đường trục hướng tâm như đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, đường bắc - nam, quốc lộ 50....
Riêng khu trung tâm TP 930ha bao gồm Q.1, một phần Q.3 và một phần Q.4, có chức năng trung tâm thương mại, tài chính, dịch vụ nhưng chức năng chính là trung tâm hành chính.
Ông Nguyễn Hữu Tín (phó chủ tịch UBND TP.HCM)
- Nếu quan niệm trung tâm TP là trung tâm hành chính với quá nhiều sở, ban ngành tập trung ở một khu vực như hiện nay thì tốt hơn hết là di dời ra các TP vệ tinh, ở huyện Củ Chi hoặc quận Thủ Đức. Trụ sở UBND TP hiện nay nên sử dụng làm bảo tàng lịch sử, mở cửa để người dân và khách tham quan vào thăm.
+ Cách đây rất lâu ông đã nhiều lần nói về sự cần thiết xây dựng các khu đô thị vệ tinh xung quanh khu trung tâm TP?
- Mười năm trước, tôi đã có ý kiến cho rằng TP cần 16 đô thị vệ tinh. Rất tiếc ý kiến này đã bị bỏ qua. Đến giờ tôi vẫn cho rằng suy nghĩ của mình không sai. TP mình hiện nay thiếu trầm trọng các phân khu chức năng là các đô thị vệ tinh.
Đô thị vệ tinh không phải là những đô thị nối dài như hiện nay mà có chức năng khác nhau, được xây dựng trong vòng 10-15 năm và làm cuốn chiếu. Ví dụ ở Q.9 có thể xây dựng hai TP đặc thù là "TP khoa học công nghệ" và "TP đại học", dân số ở đây có thể khoảng 1 triệu người, đa số là giáo sư, sinh viên và những người hoạt động chuyên về lĩnh vực khoa học công nghệ...
Như vậy sẽ tránh được hình thức "con thoi" như hiện nay là ở một nơi, làm việc một nơi. Củ Chi sẽ là "TP sạch" vì ở trên cao, thượng nguồn sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, nơi đây sẽ được tập trung phát triển ngành công nghệ phần mềm, vi tính, may mặc... không gây ô nhiễm. Còn ở phía nam Sài Gòn thì hình thành "TP cảng" (do có hệ thống cảng) và "TP công nghiệp nặng"...
Mỗi đô thị sẽ được bao quanh một rừng cây, đô thị này nối kết với đô thị khác bằng một vành đai xanh (rừng cây). Vành đai xanh là đất dự trữ và tương lai là để phát triển mạng lưới giao thông vùng. Thủ Thiêm sẽ là một down town (trung tâm tài chính, thương mại quốc tế) của TP, không có chức năng ở.
+ Nhưng bài toán kinh tế luôn nan giải. Ông có thể góp một giải pháp khả thi?
- Trung Quốc giống mình nhưng họ làm được, lẽ nào mình "bó tay"? Cách làm của họ rất khoa học. Đầu tiên là họ thành lập các công ty nhà nước chuyên đầu tư các đô thị vệ tinh. Nhà nước cấp vốn ban đầu cho các công ty này, không bằng tiền mà bằng đất (giao đất). Công ty tiến hành làm sổ đỏ, rồi đi thế chấp ngân hàng vay vốn lấy tiền mua một phần đất của người dân để xây chung cư tái định cư.
Ví dụ khi xây xong 1.000 căn hộ thì hoán đổi cho dân, nhưng chỉ hoán đổi một nửa giá trị đất, nửa còn lại để cho dân góp vốn vào cổ phần của công ty. Khi đã có đất sạch thì công ty lên mạng quảng cáo đô thị để nhà đầu tư mua đất làm theo qui hoạch xây dựng những công trình cụ thể. Đất ruộng khi đó sẽ tăng giá hàng trăm lần, công ty thu lợi lớn, trả tiền cổ tức cho người dân và nộp lại tiền cho ngân sách để TP đầu tư xây dựng sân bay, bến cảng... (TP sẽ không phải đi vay vốn ODA như hiện nay).
Còn làm như hiện nay thì tiền lãi sinh lợi từ đất đều nằm trong túi cá nhân, công ty địa ốc bán đất trên giấy..., người dân và chính quyền TP đều không được gì. Tôi nghĩ bài toán kinh tế không quá khó, chỉ sợ không ai chịu làm.
* Hà Nội sẽ có 17 đô thị vệ tinh
Theo quy hoạch phát triển kinh tế đồng bằng sông Hồng đến năm 2020, bao quanh Hà Nội sẽ là một chuỗi đô thị vệ tinh nằm rải rác tại ngoại thành và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây và Bắc Ninh.
Đồng bằng Bắc Bộ sẽ phát triển hành lang kinh tế ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh với 3 đô thị hạt nhân Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long. Trong đó, các chuỗi đô thị sẽ phát triển theo hành lang kinh tế, dần dần hình thành các dải siêu đô thị Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hòa Lạc, Hải Phòng - Hạ Long.
http://farm9.staticflickr.com/8076/8317687977_318abbe67e_c.jpg
Sa bàn Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050Định hướng phát triển Hà Nội đến năm 2020. Ảnh: hapi.gov.vn. Click vào để xem ảnh lớn.
Bên cạnh Hà Nội, Hải Phòng được quy hoạch thành chùm đô thị có bán kính 20-30 km với khu nội thành là hạt nhân. Dự báo dân số Hải Phòng sẽ đạt khoảng 1,8 triệu dân vào năm 2020, trong đó nội thành chiếm khoảng 1,2 triệu, cùng với các đô thị vệ tinh Minh Đức, Đồ Sơn, Núi Đèo, An Lão, Kiến Thụy, Cát Bà, tạo thành chùm đô thị duyên hải.
Hạ Long cũng sẽ là một đô thị hạt nhân của vùng với dân số năm 2020 khoảng 700.000 người. Xung quanh thành phố này sẽ là một loạt đô thị tạo thành chuỗi: Phả Lại - Chí Linh, Mạo Khê - Tràng Bạch, Nhị Chiểu, Uông Bí - Điền Công, Cửa Ông - Mông Dương, Tiên Yên, Móng Cái - Trà Cổ - Vĩnh Thực.
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ phát triển chủ yếu về phía Bắc sông Hồng, một phần về phía Tây và Tây Nam. Sông Hồng sẽ là trục chính để bố cục mặt bằng đô thị của Hà Nội trong bán kính 30-50 km. Trong phạm vi này sẽ có 17 đô thị vệ tinh được phát triển.
Đô thị Địa điểm
Dân số
(nghìn người)
Tính chất đô thị
Nội Bài Sóc Sơn, Hà Nội 50-60 CN - du lịch - dịch vụ
Mê Linh Vĩnh Phúc 150-200 CN, dịch vụ
Phúc Yên Vĩnh Phúc 130-150 Du lịch, đào tạo
Đại Lải Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc 130-150 Du lịch, nghỉ dưỡng
An Khánh Hoài Đức, Hà Tây 50-70 Thương mại, dịch vụ
Hòa Lạc Thạch Thất, Hà Tây 500-600 Đào tạo, KH, công nghệ
Hà Đông Hà Tây 200-250 Thương mại, dịch vụ, y tế
Đ.Mô - Suối Hai Hà Tây 30-50 Du lịch, nghỉ dưỡng
Thường Tín Hà Tây 50-60 Hành chính, thương mại
Sơn Tây Hà Tây 50-70 CN
Trạm Trôi Hà Tây 20-30 Hành chính, thương mại
Phố Nối Hưng Yên 150-200 CN, dịch vụ
Như Quỳnh Hưng Yên 30-40 Hành chính, dịch vụ, CN
Văn Giang Hưng Yên 50-60 Dịch vụ, du lịch
Từ Sơn Bắc Ninh 30-40 CN, dịch vụ
Yên Phong Bắc Ninh 100-120 CN, dịch vụ
Tiên Sơn Bắc Ninh 40-50
Ngọc Châu(VNExpress)
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để đạt được những mục tiêu lớn đặt ra, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội là khoảng 180 - 190 tỷ USD .
Theo bản quy hoạch Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt ngày 6/7, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 - 2015 dự kiến 1.400 - 1.500 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 69 - 70 tỷ USD), thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 2.500 - 2.600 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 110 - 120 tỷ USD).
 
Cũng theo quy hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12 - 13%/năm; thời kỳ 2016 - 2030 đạt khoảng 11 -12% và thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 9,5 - 10%/năm.
Hà Nội sẽ phát triển nhanh nhưng bền vững

Thành phố sẽ ưu tiên đầu tư vào một số lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh như du lịch, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao… Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Quan điểm phát triển trong thời gian tới là phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, trong đó khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô là nhân tố quyết định và tranh thủ nguồn lực bên ngoài.
Thành phố sẽ xây dựng nội thành là trung tâm thị trường hàng hóa bán buôn; thiết lập, củng cố và phát triển các kênh phân phối hàng hóa. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…
Thời gian tới, Thành phố khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử… Tập trung phát triển nhanh một số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn đường như: công nghệ thông tin, công nghệ chế tạo khuôn mẫu; các ngành và sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao: công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế…
Trong giai đoạn đến năm 2015, tiếp tục triển khai 9 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 khu công nghiệp; phát triển các cụm công nghiệp ở ngoại thành, chú trọng thu hút các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu cụ thể Hà Nội hướng đến 2015, tỷ trọng dịch vụ chiếm 54 - 55%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 - 42%, nông nghiệp là 3 - 4%. Năm 2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,5 - 56,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41 - 42% và nông nghiệp là 2 - 2,5%.
9,2 triệu dân vào năm 2030
Hà nội sẽ được tổ chức theo mô hình chùm đô thị bao gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh, các thị trấn và vùng nông thôn, được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.
Thành phố cũng đặt ra mục tiêu phát triển nhanh các khu đô thị vệ tinh như: đô thị Hòa Lạc, đô thị Sơn Tây, đô thị Xuân Mai, đô thị Phú Xuyên, đô thị Sóc Sơn. Việc hình thành và phát triển nhanh các đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm các chức năng về đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, nhà ở...

Năm 2030 dân số Hà Nội khoảng 9,2 triệu người

Quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2 - 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người và năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. GDP bình quân đầu người của Hà Nội đến năm 2015 đạt 4.100 - 4.300 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD và phấn đấu tăng lên 16.000-17.000 USD vào năm 2030 (tính theo giá thực tế).
Cũng theo Quy hoạch tổng thể này, vấn đề phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đặt ra là giải quyết ách tắc giao thông gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng lớn như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, các công trình ngầm,...
Giao thông thành phố được mở rộng, kết hợp xây dựng mới các trục chính đô thị nhằm tạo thành các luồng hành khách chủ yếu trong đô thị Hà Nội, kết nối trung tâm Thủ đô với các khu đô thị mới, các trục của khu vực phía Tây thành phố.
* Eco Park, đô thị vệ tinh 6 tỉ USD của Thủ đô
Đây là dự án do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) làm chủ đầu tư có diện tích lên tới 500 ha thuộc địa phận huyện Văn Giang, tỉnh Hư­ng Yên.
Dự án có vị trí khá thuận lợi về giao thông khi chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng 13 km theo hư­ớng Đông Nam, cách sân bay Nội Bài 38 km, cách sân bay Gia Lâm 10 km, gần quốc lộ 5, đ­ường 179 và cầu Thanh Trì.
http://www.baoxaydung.com.vn/stores/news_dataimages/leminh/052011/13/11/medium/ecopark1.jpg
Eco Park, đô thị vệ tinh 6 tỉ đô la của Thủ đô
Đón trước nhu cầu
Trong khi nhiều dự án phát triển đô thị hiện đều tập trung bám lấy các khu trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều khi “lờ” đi cây xanh, mặt nư­ớc vì “tấc đất tấc vàng”, lèn chặt bằng nhà cao tầng thì Eco Park lại tìm cho mình hư­ớng đi riêng là quy hoạch khu đô thị đồng bộ như là “vệ tinh” của Thủ đô với đầy đủ các hạng mục chất lượng cao, hạ tầng hiện đại nhằm đón trước nhu cầu sống ngày càng cao của người dân trong 5-10 năm tới.
Bên cạnh những khu nhà ở biệt thự giàu phong cách (nhà trên đảo, biệt thự trên sông, nhà trong phố cổ), những khu nhà cao tầng sang trọng và giàu tiện ích, chủ đầu tư­ còn xây dựng bệnh viện, trư­ờng học, khách sạn, bể bơi, sân tennis, trung tâm thương mại, sân golf 18 lỗ tiêu chuẩn quốc tế.
Môi trường sống và không gian văn hóa
Đại diện Vihajico cho biết, khu đô thị được xây dựng theo hướng đặc biệt coi trọng môi trư­ờng sống gần gũi với thiên nhiên khi dành tới 22,31% trong tổng diện tích của dự án cho cây xanh, mặt nư­ớc, vườn hoa.
Hệ thống đ­ường hồ nhân tạo, những công viên nội khu đ­ược thiết kế khá phù hợp với đặc trưng từng khu phố nhằm tạo ra những khoảng không gian thật sự trong lành, bình yên.
Cũng lần đầu tiên trong một dự án đô thị mới, tại Eco Park đã dành ra 2,88 ha để tái hiện cả một khu phố cổ với những vẻ đẹp giàu truyền thống của vùng phố Hiến như­ không gian lễ hội, những trò chơi dân gian, dáng dấp làng nghề, những món ăn giản dị mà tinh tế, những hoành phi câu đối... với mục tiêu là điểm đến của du khách xa gần.
Bản quy hoạch chi tiết khu đô thị này do Công ty tư vấn CPG (Singapore) thực hiện. Dự án khởi công vào tháng 4.2008.
Với trên 6 tỉ USD đầu tư­, Eco Park (Khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang) trở thành dự án xây dựng khu đô thị có vốn đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Tại đây nhiều ý tưởng quy hoạch, kiến trúc độc đáo sẽ được triển khai.
Phương Anh - Báo Tiền Phong
Theo PGS TS.KTS Nguyễn Tố Lăng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, phát triển kiến trúc tại Việt Nam hiện nay đang đứng trước khá nhiều thách thức. Đó là tình trạng phát triển chung chung, mờ nhạt, thiếu bản sắc, còn một khoảng cách khá xa với trình độ quốc tế. Đối với xu hướng kiến trúc tiên tiến và đang phát triển trên thế giới như kiến trúc xanh, cách tiếp cận và sự hiểu biết của chúng ta còn rất sơ lược.
Số lượng tài liệu về kiến trúc xanh lưu hành tại Việt Nam chưa nhiều, lại có xuất xứ chủ yếu từ châu Âu hoặc Bắc Mỹ, nơi tập trung cho việc chống lạnh, chứ không phải vấn đề chống nóng và thoát ẩm, cần được đặt lên hàng đầu với điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện Việt Nam chưa có hệ thống hành lang pháp lý nhằm khuyến khích và hướng tới việc bắt buộc các nhà tư vấn, các chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình tuân theo xu hướng thiết kế và xây dựng công trình xanh bền vững. Mặt khác, những nỗ lực phát triển kiến trúc xanh hiện còn riêng lẻ, thiếu sự đồng bộ.

Công trình nhà hàng tre Flamingo Club (Đại Lải) do KTS Võ Hồng Nghĩa thiết kế đã đoạt giải thưởng kiến trúc IAA của Mỹ.
TS.KTS Hoàng Mạnh Nguyên, Viện Kiến trúc nhiệt đới cho rằng, việc ứng dụng công nghệ xanh mang lại nhiều lợi ích về mặt môi trường nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Điều này khiến các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình băn khoăn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế đang rất khó khăn hiện nay.
Trong khi đó, ông Richard Leech, Giám đốc Tổ chức CB Richard Ellis Việt Nam cho rằng, việc đưa ra một sản phẩm thân thiện với môi trường là việc làm đáng quý, nhưng tại khu vực tư nhân vấn đề lợi nhuận vẫn được đặt lên hàng đầu nên vấn đề này rất ít được quan tâm. Bởi nếu coi công trình thương mại là sản phẩm kinh doanh thì sự tối đa hóa lợi nhuận đó thể hiện qua mức giá cho thuê. Vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh, dưới góc độ đầu tư được coi là kém hấp dẫn nếu giá trị cốt lõi của công trình không được phản ánh bằng lợi ích kinh tế. Từ đó, các nhà đầu tư cũng sẽ không mặn mà.
 Giải pháp cho “kiến trúc xanh”
GS Frank Schwartze, trường Đại học Công nghệ Cottbus (Đức) chia sẻ, để triển khai mô hình xây dựng tiết kiệm năng lượng, Việt Nam cần áp dụng phương thức thực hiện gồm 5 nhóm: Sự quản lý của Nhà nước; các giải pháp kỹ thuật (với chi phí hợp lý); cơ chế khuyến khích; bí quyết công nghệ (nhằm giảm chi phí và tăng hiệu năng) và nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.Ảnh: Thái Bình
Còn ông Yannick Millet, Giám đốc Hội đồng Công trình xanh Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh vai trò quản lý của Nhà nước trong quy hoạch phát triển kiến trúc xanh tại Việt Nam. Theo đó, Nhà nước cần nắm vai trò chủ đạo trong thúc đẩy xây dựng bền vững, trong đó giải pháp cụ thể là xác định, tăng cường các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng chặt chẽ về năng lượng, sử dụng vật liệu và xử lý chất thải. Cùng với đó, Nhà nước cần tham vấn khối tư nhân và các thành phần liên quan để đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân "xanh". Ông Yannick dẫn chứng thêm, ở một số nước phát triển như Australia, Anh, Singapore…, Nhà nước còn trực tiếp đi đầu làm gương bằng cách áp dụng mô hình xanh cho các công trình có vốn Nhà nước như văn phòng các bộ, chính phủ, trường học, bệnh viện…
Nhiều chuyên gia, kiến trúc sư Việt Nam bày tỏ quan điểm: Nhận thức về kiến trúc xanh cần được tuyên truyền trong cộng đồng để định hướng xã hội và thúc đẩy phát triển theo hướng kinh tế xanh. Cần có sự phối hợp hành động giữa các tổ chức liên quan như Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam… để sớm đưa ra một bộ tiêu chí đánh giá, giúp hướng dẫn thiết kế và định hướng phát triển kiến trúc xanh tại Việt Nam.
Giới chuyên môn cũng nhấn mạnh, phát triển kiến trúc xanh tại Việt Nam, bên cạnh việc tiếp thu các công nghệ tiên tiến, rất cần quan tâm tới các khía cạnh nhân văn, khai thác tối đa những lợi thế của địa phương, lấy con người làm trung tâm, tránh việc sùng bái công nghệ  mà bỏ qua truyền thống và tiềm năng sẵn có của địa phương.
Việt Nam phát triển kiến trúc xanh
Trong chương trình hội thảo “Biến đổi khí hậu và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam” do Viện Goethe tổ chức tại Hà Nội
Một trong những tham luận đáng chú ý là “Phát triển “kiến trúc xanh” ở Việt Nam” của TS.KTS Lê Thị Bích Thuận – Phó viện trưởng Viện KTQHĐT&NT (Bộ Xây dựng). Báo giới xin trích đăng tham luận trên và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
http://dantri4.vcmedia.vn/L6citQa4PR6kuP9vPSuL/Image/2012/03/Vincom2_60ca1.jpg
Một góc khu đô thị xanh
Tại Việt Nam hiện nay, năng lượng tiêu thụ cho khu vực các tòa nhà, đặc biệt là các công trình nhà ở và công trình công cộng cao tầng ngay từ năm 1994 đã chiếm khoảng 23-24% trên tổng số năng lượng tiêu dùng. Tỷ lệ này tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây khi các đô thị phát triển mạnh mẽ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể. Chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM đã có hàng trăm dự án các KĐT mới và rất nhiều công trình nhà ở, căn hộ cao tầng được xây dựng hoàn thiện, trong đó phần lớn đã đi vào sử dụng. Song các chủ đầu tư chưa quan tâm đến những biện pháp để tiết kiệm năng lượng cũng như chưa tính đến hiệu quả kinh tế – xã hội của các biện pháp này. Còn các công trình công cộng như các tòa nhà hành chính, trường học, bệnh viện… được xây dựng trước đây đều dựa trên tiêu chuẩn thiết kế thấp, sử dụng các thiết bị lạc hậu có hiệu suất năng lượng chưa cao. Và do hạn chế của điều kiện kinh tế – xã hội, việc sử dụng năng lượng trong những công trình này kém hiệu suất, gây lãng phí. Hiện nay chỉ mới có rất ít các tiêu chuẩn về vật liệu này đạt được các yêu cầu tiết kiệm năng lượng. Vì vậy rất cần có các cơ quan hoặc tổ chức tập trung nghiên cứu, mặc dù biết rằng kinh phí đầu tư cho công tác biên soạn một tiêu chuẩn này hoặc chi phí đầu tư xây dựng sẽ tăng cao. Khó khăn thường gặp là chúng ta thiếu thể chế để quản lý và động viên các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng như xử phạt các công trình thiết kế không đảm bảo yêu cầu tiết kiệm.
Số lượng các tài liệu về “kiến trúc xanh” lưu hành tại Việt Nam chưa nhiều và chưa được phổ cập rộng rãi. Đa phần các tài liệu có xuất xứ từ Châu Âu hay Bắc Mỹ, nơi chủ yếu chống lạnh, trong khi tại Việt Nam, vấn đề chống nóng và thoát ẩm phải đặt lên hàng đầu (Thực tế, đây là hai nhiệm vụ khá mâu thuẫn gây khó khăn cho người thiết kế tại Việt Nam). “Kiến trúc xanh” không có một quy tắc chung nhưng vấn đề bối cảnh địa phương phải đặt lên hàng đầu, từ đó xem xét giải pháp nào là phù hợp, ứng dụng nguyên lý thiết kế ở đâu, như thế nào… và kết quả cuối cùng là một “kiến trúc xanh” của chính chúng ta sẽ ra đời.
Về mặt quản lý và sử dụng công trình chưa chú trọng toàn diện vấn đề tiết kiệm năng lượng, việc quản lý chất thải, khí thải chưa được thực hiện triệt để. Tóm lại, trước khi ứng dụng rộng rãi mô hình “kiến trúc xanh” trong tiết kiệm năng lượng, chúng ta cần có những khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết… để ứng dụng hiệu quả nhất và đặc biệt cần thiết phải đưa vào một mô hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam.
Ban hành “Tiêu chí Kiến trúc Xanh Việt Nam 2013-2014″
1331254827-b-23-1000x666-500x250
Kienviet.net – Kiến trúc – Ngành nghệ thuật tạo dựng môi trường – không gian sống của con người và cộng đồng, đang chịu những  tác động to lớn của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Để góp phần tạo lập môi trường sống bền vững cho con người hiện nay và trong tương lai, Hội KTS Việt Nam vận động cộng đồng, xã hội và giới kiến trúc sư phấn đấu cho sự nghiệp  phát triển Kiến trúc xanh Việt Nam.
Để làm căn cứ thực hiện, Hội KTS Việt Nam  ban hành ” Tiêu chí Kiến trúc Xanh Việt Nam”. 
Tiêu chí KTXVN  xác định những nội dung, yêu cầu đối với kiến trúc nhằm thúc đẩy và tạo lập Môi trường – cảnh quan kiến trúc bền vững; đảm bảo Chất lượng sống cho không gian trong nhà; Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng; Phát triển bền vững môi trường xã hội  nhân văn và kiến trúc tiên tiến, bản sắc hướng tới tương lai.Tiêu chí KTXVN nhằm:
- Thực hiện nghiên cứu, thiết kế, phát triển kiến trúc theo nguyên tắc Kiến trúc xanh.
- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Kiến trúc Xanh cho kiến trúc sư và cộng đồng.
- Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về Kiến trúc Xanh.
- Thực hiện tư vấn, phản biện xã hội theo nguyên tắc Kiến trúc Xanh.
- Đánh giá, tôn vinh tác giả và tác phẩm Kiến trúc Xanh.
Đối tượng, phạm vi và yêu cầu áp dụng:
Tiêu chí KTXVN được áp dụng đối với:
(a) Các công trình kiến trúc, khu đô thị xây mới, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang.
(b) Các đồ án thiết kế kiến trúc, quy hoạch đô thị nông thôn được cấp thẩm quyền phê duyệt, đã và đang được thực hiện.
Mọi tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến phát triển kiến trúc, đô thị bền vững có thể áp dụng các tiêu chí KTXVN mà không kèm theo bất cứ điều kiện hoặc cam kết nào.
Xem đầy đủ thông tin tại đây:
Hội Kiến trúc sư Việt Nam
Độc đáo với những kiến trúc trong tương lai
Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những “siêu công trình” cực thân thiện với môi trường.Hình ảnh một thành phố với những công trình siêu tưởng, kiến trúc vượt xa sự tưởng tượng của công nghệ hiện đại có vẻ vẫn là một điều viển vông, xa rời thực tế
 
Đi kèm với những công trình “xanh” phải là một môi trường hoàn hảo, không có mặt của sự ô nhiễm. Thành phố Masdar, gần Abu Dhabi (thuộc Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất UAE) đang rục rịch lên kế hoạch lọc toàn bộ nguồn nước với mục tiêu là đến năm 2020, tất cả những gì liên quan tới nước nơi đây sẽ ở trong tình trạng “siêu sạch”. Tại đây cũng đang chuẩn bị ban bố lệnh cấm các loại xe có nhiều khí thải độc hại, thay vào đó là các loại phương tiện giao thông dung nguồn năng lượng xanh.

khoa hoc, cuoc song, nang luong xanh, nang luong mat troi, Duc Chau, thanh pho mat troi, thung lung mat troi, năng lượng xanh, năng lượng mặt trời, Đức Châu, thành phố mặt trời, thung lũng mặt trời

Còn tại Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc sẽ sớm có một “thung lũng mặt trời” với toàn bộ hệ thống đèn và nước nóng ở bể bơi sử dụng nhiệt năng mặt trời. 80% nước dùng ở các công trình nơi đây cũng sẽ được mặt trời đun nóng trong tương lai gần. Kim tự tháp Shimizu vẫn là một giấc mơ với người dân Nhật Bản. Mặc dù bộ khung độc đáo làm bằng kim loại nhẹ vẫn đang phải nghiên cứu, nhưng các kiến trúc sư đang lên kế hoạch với tòa nhà trọc chời ở bên trong và dự định đặt tại Vịnh Tokyo.


Tòa tháp London, còn gọi là The Shard, dự định hoàn thành vào năm 2012. Đây sẽ là công trình cao nhất của Châu Âu với chiều cao hơn 300m.


Còn đây là concept tòa tháp độc đáo tại Đài Loan, tòa tháp này sẽ sử dụng năng lượng mặt trời và còn có bộ lọc nước mưa thành nước sinh hoạt.

Thành phố Masdar nhắc ở trên sẽ “mở cửa” vào năm 2020. Xe chạy xăng sẽ bị cấm hoàn toàn và nước ở đây sẽ thuộc dạng “sạch vô địch”.


Sân vận động Al Khor tại Qatar cho World Cup 2022 sẽ là dạng sân mở với hệ thống điều hòa không khí dùng năng lượng mặt trời đặt ở trên cao, đảm bảo cho nhiệt độ dưới sân luôn mát mẻ và ổn định.

Sân vận động Sochi cho Olympic tại Nga: Sân vận động hoành tráng dành cho Thế vận hội mùa Đông 2014 được thiết kế có “nắp mở” che mưa che nắng, tường và trần có lớp tinh thể pha lê trong suốt phản chiếu ánh sáng mặt trời và tỏa sáng vào ban đêm.


Còn tại Paris, thủ đô nước Pháp cũng sẽ có những thay đổi đáng kể về kiến trúc trong tương lai không xa.
Với hiện trạng dân số thế giới lên tới hơn 7 tỷ ngườì, cùng với đó là những cuộc di cư ồ ạt tới các thành phố và nguy cơ lũ lụt ngày càng gia tăng. Đó là những lý do khiến các kiến trúc sư ngày càng thiết kế nhiều công trình kiến trúc nổi, nhằm mang đến cho tương lai một cuộc sống tốt đẹp hơn.
1. Tòa nhà Seascraper
Là một trong những công trình nổi, Seascraper được thiết kế với kiến trúc hiện đại và độc đáo bao gồm nhà ở, văn phòng, khách sạn và trung tâm giải trí. Hiện tại Seascraper đang được các kiến trúc sư Mỹ thiết kế với mục đích nhằm góp phần vào sự phát triển của đô thị.
Theo thiết kế, Seascraper có khả năng tự cung cấp năng lượng và nguồn năng lượng chính của tòa nhà nổi này được lấy từ hệ thống phát điện nhờ vào các dòng hải lưu dưới biển sâu, và vỏ bọc bên ngoài tòa nhà được lắp đặt hệ thống pin mặt trời, giúp cung cấp năng lượng sạch cho cả tòa nhà. Bên cạnh đó, hệ thống cung cấp nước sạch được lấy từ bể trữ nước mưa cùng hệ thống nước sạch được xử lý ngay tại tòa nhà tạo thành một vòng toàn hoàn khép kín.
2 Trung tâm xử lý rác thải trên biển
Là dự án thu hút nhiều sự quan tâm bởi tính những năng hữu dụng, Plastic Fish Tower của các kiến trúc sư người Hàn Quốc có cấu trúc hình tròn khổng lồ nổi trên bề mặt nằm trong Đảo rác Thái Bình Dương, sẽ thu thập và tái chế nhựa để tạo ra năng lượng.
Được biết, trên bề mặt đại dương có hàng triệu tấn nhựa và thải rác các loại, chúng tạo thành những dòng xoáy rác. Để thu thập và tái chế chúng, Plastic Fish Tower đã tạo ra những hàng rào chắn rác qua phần trung tâm của hình cầu có tác dụng xử lý rác thải và tạo ra năng lượng. Ngoài ra, phần ngoài và phần nổi trên mặt nước của cấu trúc hình cầu sẽ được sử dụng làm khu dân cư. Nguồn năng lượng cho khu dân cư sẽ được cung cấp từ nhà máy xử lý rác nhựa.
3. Tòa nhà Waterscraper
Được thiết kế theo cấu trúc hình mái vòm trong suốt nổi trên biển, tòa nhà Waterscraper, được thiết kế giống như một tổ hợp bền vững bao gồm bãi biển, nhà hàng, bến du thuyền, trung tâm bơi lặn và khách sạn.
Theo Cơ quan các vấn đề xã hội và kinh tế của Liên Hợp Quốc, khoảng 1/2 dân số thế giới đang sống tại các thành phố. Bởi vậy tòa nhà Waterscraper được coi là một trong những giải pháp thiết thực, nhằm giảm áp lực dân cư quá đông tại các thành phố lớn trên trái đất và đây cũng được coi là nơi sinh sống lý tưởng cho các cư dân trong tương lai.
4. Cầu cảng nổi
Với diện tích khoảng 490.000 m2, cầu cảng nổi có thể đón cùng một lúc 3 tàu du lịch viễn dương. Hệ thống cầu cảng bao gồm khách sạn, trung tâm mua sắm, nhà hàng, nơi đây sẽ tạo cho du khách những trải nghiệm thú vị về một cuộc sống mới lạ giữa đại dương mênh mông rộng lớn.
Khoảng 10% mái của cấu trúc cảng nổi được lắp đặt pin mặt trời để cung cấp năng lượng cho các công trình bên trong. Ngoài ra, cầu cảng cũng được thiết kế với khả năng tận dụng tối đa ánh sáng ban ngày để tiết kiệm năng lượng.
5. Tòa nhà Green sea star
Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014, dự án Green sea star là một trung tâm hội nghị với 2.000 chỗ ngồi và khách sạn sang trọng với 800 phòng ngoài khơi Maldives ở Ấn Độ Dương. Những tòa nhà như thế này sẽ là giải pháp giúp Maldives - quốc đảo có địa hình thấp nhất thế giới, phải đối phó với nguy cơ bị nhấn chìm do tình trạng nước biển tăng.
Với khả năng tích hợp được đầy đủ các yếu tố và mang lại hiệu quả cao, do vậy ban tổ chức dự định sẽ chọn Green sea star là nơi tổ chức các cuộc thảo luận về tình hình biến đổi khí hậu cũng như sự nóng lên của toàn cầu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét