Nhiều khu đô thị mới Hà Nộiđã và đang mọc lên nhưng ai cũng thấy không có Master Plan nên Hà Nội vẫn không ngăn nắp, quy củ như Saigon,
Hà Nội:
Ban Biên tập Báo Thế Giới & Việt Nam xin kiến nghị Đảng, Nhà nước:
- Thủ đô mở rộng không lấy tên là Hà Nội, mà tên là Thăng Long.
- Việc hợp nhất Hà Nội, Hà Tây và một số địa phương của Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành Thủ đô mới cần lấy mô hình “liên bang” về văn hóa chứ không phải hợp nhất về văn hóa. Cần tôn trọng văn hóa mỗi vùng, mỗi dân tộc và tăng cường giao lưu với nhau để làm giàu văn hóa và phát triển văn hóa.(http://www.tgvn.com.vn/Story/vn/home/baichu/2008/8/2792.html)
* Kiến trúc Hà Nội - kiến trúc... không phong cách
Có người nói: "Không đâu đẹp như Hà Nội..." nhưng thực tế cho thấy sự bát nháo của xây dựng và phát triển nên chẳng có "phong cách" nào thật sự là "độc đáo"! Những ngôi nhà ấy chắc là do dân tự làm, không có kiến trúc sư thiết kế nên mới phong phú thế.” Lại có người nhận xét: "Kiến trúc không phong cách là kiến trúc Việt Nam!”.
Từ Hà Nội với những đường phố nhỏ 36 phố phường
Đổi mới đã được 20 năm, cùng với thời gian, diện mạo, kiến trúc Hà Nội không ngừng thay đổi. Ai đấy đã nói: “Hà Nội sắp trở thành Băngkốc”. Tôi sinh ra ở miền quê đất bãi sông Hồng, nhưng lại lớn lên giữa lòng Hà Nội. Tuổi thơ tôi đầy ắp kỷ niệm với những chiều thu heo hút gió, cùng lũ bạn nghèo lang thang trên những đường phố nhỏ của khu 36 phố phường có những mái nhà lợp ngói lô xô, xám một màu rêu mốc bởi mưa nắng và thời gian.
Sau này lớn lên, đi khắp mọi miền đất nước, kể cả những tháng năm bên xứ người mênh mông tuyết phủ…, nỗi nhớ về Hà Nội, về những cây bàng lá đỏ nghiêng nghiêng trên hè phố Mã Mây; về rặng cây bằng lăng hoa tím ở phố Thợ Nhuộm; về hàng cây cơm nguội trơ những cành khẳng khiu mỗi độ đông về trên đường Lý Thường Kiệt; về hàng cây sao đen thân cao hàng chục thước, chiều chiều xao xác tiếng cò ở phố Lò Đúc, cùng tiếng chuông tầu điện “leng keng” lúc sớm mai đầu phố Huế cứ cồn cào, da diết trong tôi. Có phải vì thế chăng, mà bây giờ, mỗi biến đổi của Hà Nội thân yêu cũng để lại cho tôi những day dứt, buồn vui lẫn lộn…Đổi mới với nền kinh tế thị trường như một động lực, thúc đẩy đoàn tàu vốn trì trệ hàng chục năm bởi cơ chế quan liêu bao cấp, giờ hăm hở đến vội vã băng về phía trước. Tấm bản đồ quy hoạch treo trong phòng làm việc của các nhà quản lý đô thị luôn được tô thêm những mảng màu mới của sự phát triển và đô thị hóa.
Thành phố mở ra với những quận mới như Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Long Biên. Các khu phố mới, khu đô thị mới như Linh Đàm, Định Công, Nam Trung Yên, Trung Hòa- Nhân Chính, Nam Thăng Long… Những tuyến đường được mở rộng vài chục mét với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ như đường Liễu Giai, La Thành, Láng Hạ, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, Kim Mã…Nhiều công trình kiến trúc lớn, hiện đại do kiến trúc sư nước ngoài thiết kế đã và đang được xây dựng như Sân thể thao Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Bảo tàng Hà Nội… Rồi sắp tới đây là Nhà Quốc hội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cùng nhiều, rất nhiều dự án lớn khác do nước ngoài trực tiếp đầu tư hoặc liên danh với người Việt Nam sẽ mọc lên ở khu vực trung tâm nội đô, ở Hà Đông và nhiều nơi khác của Hà Nội mới…
Tôi không phải là người theo chủ nghĩa cực đoan, hoài cổ, nhưng tôi khó chấp nhận thứ kiến trúc hỗn tạp và cách quản lý đô thị như đang diễn ra ở Hà Nội hiện nay. Chính lối tư duy quản lý theo nhiệm kỳ và trách nhiệm tập thể đã là môi trường tốt để thứ kiến trúc hàng chợ, chen lấn, phá vỡ không gian cảnh quan của một Hà Nội nghìn năm văn hiến, tồn tại và có nguy cơ phát triển.
Không chỉ trong các khu phố cổ, phố cũ, quanh khu vực hồ Gươm, hồ Tây… mà nó còn lan nhanh ra các vùng đô thị hóa như Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh…, tạo cho lối sống cơ hội, ích kỷ, bất chấp kỷ cương luật pháp ( kể cả tham nhũng) của một lớp người thêm phát triển. Kiến trúc là văn hóa. Kiến trúc sư là người sáng tạo ra cái sản phẩm mang tính văn hóa ấy để góp phần xây dựng xã hội. Tính nhân văn của kiến trúc chính là ở chỗ đó. Cristan Descam, một học giả Pháp, trong cuốn Vật chất và Triết học đã viết: "Một kiến trúc sư mà không tự hỏi một cách triết lý về không gian đặc thù nơi ông ta đang xây dựng, thì đó chỉ là người làm công việc sắp đặt buồn thảm”. Thế giới ngày hôm nay đang chán ngấy lối sống công nghiệp, con người như một cỗ máy. Nhân loại đang muốn quay về với cội nguồn, với bản sắc riêng của từng dân tộc.Con người muốn thoát ra khỏi căn nhà hộp bằng bê tông cốt thép với lỉnh kỉnh những vách kính, điều hòa nhiệt độ, dàn âm thanh lập thể… để hòa vào màu xanh bất tận của thiên nhiên, nghe một tiếng chim hót, hít thở bầu không khí trong lành tràn ngập ánh nắng ban mai… Liệu ai sẽ đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi có tính nhân văn đó?
Bây giờ, Hà Nội mới đã vươn về phía Tây, rộng gấp hơn ba lần Hà Nội cũ, ôm trọn tỉnh Hà Tây và bốn xã của huyện miền núi Lương Sơn- Hòa Bình để trở thành đại đô thị, mang một diện mạo mới, vóc dáng mới, vị thế mới xứng tầm Thủ đô của nước Việt Nam hùng cường, giầu mạnh trong thế kỷ 21 như mong muốn của Chính phủ, Quốc hội khóa XII.Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội sẽ được ba nhà thầu nước ngoài lập sau nhiều lần tuyển chọn, mà trong đó, liên danh Jina Architet, Perkins Feestman( Hoa kỳ) và Posco E&C (Hàn quốc) nổi trội nhất với triết lý: một thành phố tạo nên cho người dân cảm giác thuộc về thành phố đó, như lời của Thứ trưởng Bộ Xây dựng trên Báo điện tử Việt Nam nét.
* Thêm khu đô thị mới Sông Cà Lồ 6 sao
Chủ tịch UBND TP Hà Nội và lãnh đạo một số sở, ngành vừa lắng nghe tổ hợp 3 nhà đầu tư thuyết minh ý tưởng xây dựng khu đô thị sinh thái cao cấp 6 sao đầu tiên của Hà Nội dọc hai bên bờ sông Cà Lồ (Đông Anh và Sóc Sơn)... Khu đô thị tương lai này được đặt tên là Khu đô thị sinh thái Sông Cà Lồ. Ý tưởng chủ đạo của các nhà đầu tư là xây dựng lên trên vùng đất kém phát triển phía bắc Thủ đô một "môi trường đô thị sinh thái đầu tiên của Hà Nội và Việt Nam", lấy không gian mặt nước sông Cà Lồ và các trục không gian cây xanh lớn làm xương sống cho các khu chức năng đô thị.
Thu hồi đất canh tác của khoảng 1.400 hộ!Tổ hợp 3 nhà đầu tư đưa ra ý tưởng này là: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty CP Sao Việt Nam (VSG) và Công ty Tradco Global Engineering anh Construction S.A (TGEC của Thụy Sĩ).Sở Kế hoạch-Đầu tư Hà Nội cho biết, ông Abdullatef A.Al-Rajhi - Giám đốc TGEC trong tổ hợp này là một tỉ phú người Ả Rập được Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam của WTO giới thiệu và Thủ tướng Chính phủ đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa 3 nhà đầu tư tại Paris ngày 2/10/2007.Khu đô thị Sông Cà Lồ được hoạch định qui mô khoảng 450ha, thuộc địa phận xã Bắc Hồng (huyện Đông Anh) và xã Phú Minh, Phú Cường (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Phía bắc khu đất dự án giáp quốc lộ 18 đi qua Cầu Đoài và phía đông giáp thôn Phú Đoài (Sóc Sơn). Phía tây khu dự án giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp thôn Thụy Hà, Phù Liễn, Bến Trung (Đông Anh) và đầm Xuân Du.Khu đất này thuộc khu vực qui hoạch giai đoạn 2 đô thị mới Bắc Sông Hồng. Tổ hợp các nhà đầu tư dự kiến chia dự án thành 4 giai đoạn kéo dài từ giữa năm 2008 đến giữa năm 2013, và thu hồi đất canh tác của 800 hộ huyện Đông Anh, 300 hộ huyện Sóc Sơn, chuyển đổi nghề phụ cho họ.
Khu đô thị mới Văn Phú quy mô 94,1Ha, được thiết kế với không gian kiến trúc hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến theo tiêu chuẩn đô thị loại 1.
Trong đó không gian công viên cây xanh, mặt nước, quảng trường được chú trọng, góp phần đưa tiêu chí nghỉ dưỡng trong khu ở lên cao hơn. Tương đồng và phù hợp với cảnh quan Khu trung tâm hành chính mới và Tổ hợp công viên giải trí TDTT lân cận. Hệ thống đường giao thông chiếm tỷ trọng tới 34,4%, thiết kế hợp lý, đấu nối hiệu quả với hạ tầng giao thông khu vực. Đáp ứng tốt nhu cầu đi lại cho các phương tiện giao thông qua khu đô thị, đặc biệt trên tuyến đường Lê Trọng Tấn. Do đó dọc trục đường này được quy hoạch xây dựng các tòa nhà cao tầng, hình thành một lõi trung tâm đô thị, bao gồm : Trung tâm thương mại – Siêu thị, Nhà hàng, Dịch vụ ngân hàng, Văn phòng cho thuê, Căn hộ cao cấp.v.v... Các công trình này có khoảng lùi xây dựng lớn.
5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếuTổng diện tích dự án : 94.1 ha, trong đó:
+ Đất ở : diện tích 38,9 ha chiếm tỷ lệ 41.3%
+ Các công trình hạ tầng xã hội (bao gồm: Trường học, mẫu giáo, Nhà hành chính Khu đô thị, Chợ, Trung tâm Y tế khu vực, Các công trình dịch vụ thương mại...) : diện tích 9.7 ha chiếm tỷ lệ 10.3%
+ Đất công viên, cây xanh, sân chơi nội bộ : diện tích 7.2 ha chiếm tỷ lệ 7.7%
+ Đất giao thông, bãi đỗ xe : diện tích 36.2 ha chiếm tỷ lệ 38.4%
+ Đất hạ tầng kỹ thuật : diện tích 2.2 ha chiếm tỷ lệ 2.3%
Khoảng 4,5ha sẽ được dành cho tổ hợp dịch vụ, văn phòng và nhà ở cao cấp; 18ha khác dành xây các khu chung cư với "nóc" cao nhất có thể lên tới 51 tầng; 35ha dành xây biệt thự (rộng nhất 1.000m2). Trong tương lai, khu đô thị này gồm cả trung tâm thương mại, phố chợ, chợ đầu mối, bệnh viện đa khoa quốc tế, khu sinh vật cảnh...Ngoài tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài (kể trên) dài khoảng 5,7km (mặt cắt ngang 40m) cắt qua Lê Trọng Tấn nối với vành đai 4 nhằm hỗ trợ Quốc lộ 6 hiện quá tải, còn có 2 trục đường chính (mỗi đường rộng xấp xỉ 40m) chạy dọc ôm lấy quảng trường trung tâm, đón hướng mở từ Hà Nội.
Được biết, tổng mức đầu tư đường trục phát triển phía bắc TP Hà Đông này khoảng 921 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 12 tháng kể từ lễ khởi công. Riêng khu đô thị mới Dương Nội sẽ được đầu tư khoảng 7.642 tỷ đồng, đáp ứng qui mô dân số 2,5 - 3 vạn người.
* Khu đô thị mới Cổ Nhuế, Hà Nội
UBND TP Hà Nội vừa ra Quyết định số 6869/QĐ-UB, phê duyệt chi tiết quy hoạch khu vực xã Xuân Phương, Từ Liêm theo tỷ lệ 1/2000. Theo đó, 249 ha đất nông nghiệp sẽ dần được chuyển đổi sang chức năng đất dân dụng để tăng quỹ đất phát triển đô thị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao điều kiện, môi trường sống cho 31.000 người dân trong khu vực theo chiến lược điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô đến năm 2020.
Khu đô thị mới Xuân Phương nằm liền kề và kết hợp với nhiều công trình quy mô lớn như Trung tâm hội nghị quốc gia, Khu liên hợp thể thao quốc gia, khu đô thị mới Mỹ Đình, và một loạt các hệ thống các loại hình dịch vụ như khách sạn, siêu thị, nhà hàng cao cấp... Đây sẽ là một trong những khu đô thị mới và hiện đại với các khu chung cư cao cấp, biệt thự nhà vườn, cao ốc cho thuê và hệ thống trường học, bệnh viện, nhà trẻ, siêu thị...
Từ xã lên… đô thị
Theo quy hoạch, tổng diện tích đất ở toàn khu vực là 165 ha, trong đó bao gồm 47 ha đất làng xóm cần cải tạo, chỉnh trang và 52 ha đất ở phát triển mới (đất dãn dân, di dân, đất ở khu đô thị mới…). Nhà ở khu vực làng xóm cũ được giữ lại, cải tạo theo quy hoạch bằng cách tổ chức vườn cây đặc sản, trồng hoa, tôn tạo công trình di tích, công trình có giá trị lịch sử, tạo ra khu du lịch sinh thái thu hút khách du lịch. Quỹ đất trống trong làng và ven làng được ưu tiên giải quyết cho các nhu cầu của địa phương, đồng thời dành bố trí cho nhu cầu di dân, giãn dân của xã.
Về không gian kiến trúc, tương lai không xa, Xuân Phương sẽ là một khu đô thị mới hiện đại, gắn kết với làng xóm truyền thống, di tích văn hóa lịch sử ở phía tây thành phố. Trong khi đó, nhà ở cao tầng được bố trí tại các khu đô thị mới, những nơi có không gian, tầm nhìn đẹp như đường 70B, Mỹ Đình - Xuân Phương, dọc các tuyến đường rộng 40m. Tầng 1-2 của khu nhà được bố trí làm công trình công cộng, chỗ để xe. Còn nhà ở thấp tầng bố trí giáp khu vực làng xóm, gần khu cây xanh, mặt nước để tạo cảnh quan hài hòa.
Đất phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp, trồng cây đặc sản: cam Canh, bưởi Diễn được bố trí ở khu vực phía Nam, gần khu hồ điều hòa trong khi khu đất phát triển kinh tế dịch vụ thương mại, đào tạo dạy nghề được bố trí ở phía nam giáp đường 70. Khu vực phía nam giáp Trại giam bố trí hồ điều hòa, kết hợp công viên, cây xanh phục vụ tiêu thoát nước cho khu vực, cách ly với khu ở. Trong khi đó, các công trình công cộng cấp khu vực bố trí tại các trục đường lớn: đường vành đai 3 - Mỹ Đình - Xuân Phương, đường 70B, góc đường Mỹ Đình - Xuân Phương cùng các tuyến đường 40m chạy song song đường sắt và tuyến điện cao thế. Toàn khu vực sẽ có 4 đơn vị ở, tại mỗi đơn vị ở đều có hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trường học…
Đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật hiện đại
Khu vực làng xóm sẽ được giữ nguyên cao độ nền hiện nay với hướng dốc từ tây sang đông, bắc xuống nam. Theo kiến trúc, khu vực 1 gồm 65 ha được thoát vào cống bản và sau đó ra hồ điều hòa, bơm ra sông Nhuệ bằng trạm bơm Hòe Thị. Trong khi đó, khu vực 2, bao gồm toàn bộ lưu vực còn lại ở phía Nam cũng thoát qua cống bản, chảy vào hồ điều hòa trước khi bơm ra sông Nhuệ bằng trạm bơm Cầu Giát.Đường cống thoát nước được đặt ở tim đường quy hoạch. Đối với các đường lớn có dải phân cách ở giữa, đường cống được đặt ở lòng đường, cách mép hè mỗi bên 2,5m. Các khu vực dân cư làng xóm cũ được xây dựng tuyến rãnh thoát nước bao, thoát ra tuyến cống mới thiết kế theo phương pháp tự chảy…(Theo ashui.com)
* Sắp có đô thị mới Nam Hà Đông
Khu đô thị Nam Hà Đông sẽ có tổng diện tích khoảng 656 ha, thuộc địa phận hành chính các xã Phú Lãm và Phú Lương thuộc thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Dự kiến, quy mô dân số của khu vực là khoảng 72.000 người.Phía tây bắc khu đô thị Nam Hà Đông giáp quốc lộ 6, phía tây nam giáp đường vành đai IV (dự kiến), phía đông bắc giáp tuyến đường sắt quốc gia đoạn qua TP Hà Đông và phía đông nam giáp khu đô thị Thanh Hà đang xây dựng. Dự kiến, nơi đây sẽ là đô thị mới có cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1.
Ban Biên tập Báo Thế Giới & Việt Nam xin kiến nghị Đảng, Nhà nước:
- Thủ đô mở rộng không lấy tên là Hà Nội, mà tên là Thăng Long.
- Việc hợp nhất Hà Nội, Hà Tây và một số địa phương của Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành Thủ đô mới cần lấy mô hình “liên bang” về văn hóa chứ không phải hợp nhất về văn hóa. Cần tôn trọng văn hóa mỗi vùng, mỗi dân tộc và tăng cường giao lưu với nhau để làm giàu văn hóa và phát triển văn hóa.(http://www.tgvn.com.vn/Story/vn/home/baichu/2008/8/2792.html)
* Kiến trúc Hà Nội - kiến trúc... không phong cách
Có người nói: "Không đâu đẹp như Hà Nội..." nhưng thực tế cho thấy sự bát nháo của xây dựng và phát triển nên chẳng có "phong cách" nào thật sự là "độc đáo"! Những ngôi nhà ấy chắc là do dân tự làm, không có kiến trúc sư thiết kế nên mới phong phú thế.” Lại có người nhận xét: "Kiến trúc không phong cách là kiến trúc Việt Nam!”.
Từ Hà Nội với những đường phố nhỏ 36 phố phường
Hà Nội mùa đông, lạnh tê tái (nguồn: photobucket.com) |
Đổi mới đã được 20 năm, cùng với thời gian, diện mạo, kiến trúc Hà Nội không ngừng thay đổi. Ai đấy đã nói: “Hà Nội sắp trở thành Băngkốc”. Tôi sinh ra ở miền quê đất bãi sông Hồng, nhưng lại lớn lên giữa lòng Hà Nội. Tuổi thơ tôi đầy ắp kỷ niệm với những chiều thu heo hút gió, cùng lũ bạn nghèo lang thang trên những đường phố nhỏ của khu 36 phố phường có những mái nhà lợp ngói lô xô, xám một màu rêu mốc bởi mưa nắng và thời gian.
Sau này lớn lên, đi khắp mọi miền đất nước, kể cả những tháng năm bên xứ người mênh mông tuyết phủ…, nỗi nhớ về Hà Nội, về những cây bàng lá đỏ nghiêng nghiêng trên hè phố Mã Mây; về rặng cây bằng lăng hoa tím ở phố Thợ Nhuộm; về hàng cây cơm nguội trơ những cành khẳng khiu mỗi độ đông về trên đường Lý Thường Kiệt; về hàng cây sao đen thân cao hàng chục thước, chiều chiều xao xác tiếng cò ở phố Lò Đúc, cùng tiếng chuông tầu điện “leng keng” lúc sớm mai đầu phố Huế cứ cồn cào, da diết trong tôi. Có phải vì thế chăng, mà bây giờ, mỗi biến đổi của Hà Nội thân yêu cũng để lại cho tôi những day dứt, buồn vui lẫn lộn…Đổi mới với nền kinh tế thị trường như một động lực, thúc đẩy đoàn tàu vốn trì trệ hàng chục năm bởi cơ chế quan liêu bao cấp, giờ hăm hở đến vội vã băng về phía trước. Tấm bản đồ quy hoạch treo trong phòng làm việc của các nhà quản lý đô thị luôn được tô thêm những mảng màu mới của sự phát triển và đô thị hóa.
... Đến thành phố mở với nhiều công trình mới
Hà Nội mùa hạ, rực rỡ hoa phượng đỏ (Nguồn: baodatviet.vn) |
Tương phảnThế nhưng, bên cạnh đó lại xuất hiện các dãy phố mới với những ngôi nhà cao 3-4 tầng, thậm chí 5-6 tầng ngất ngưởng khoe cái mặt tiền rộng hơn 3 mét được đắp điếm đủ loại môtíp kiến trúc nhái theo kiểu: Gô tích, Hy-La, Trung Hoa, Pháp… cùng những biển hiệu quảng cáo nhấp nháy đèn màu.Những khu khu nhà tập thể 5 tầng xây dựng từ những năm 60- 70 của thế kỷ trước như Giảng Võ, Thành Công, Kim Liên, Quỳnh Mai… nơi trú ngụ của lớp công nhân viên chức ăn lương Nhà nước, mơ ước của một thời, giờ bị lãng quên xuống cấp đến thảm hại. Tường vôi mốc thếch nứt nẻ, hệ thống kỹ thuật hạ tầng hư hỏng, nước thải thì thừa, nước sạch lại thiếu bởi sự thiếu trách nhiệm của người quản lý và cả người sử dụng.
Nhiều ngôi nhà như E7 Quỳnh Mai giờ lún đến 1,8m, cửa sổ biến thành cửa đi. Người ở tầng một sống cứ như bị nhốt trong hầm. Khu nhà ở Thành Công cũng trong tình trạng na ná như vậy. Nhiều nhà khoa học đã phải kêu lên trong vài cuộc hội thảo gần đây: “Nếu như có một trận động đất cỡ 6 rích te thì Hà Nội sẽ là thảm họa”.Sự phát triển đến chóng mặt của kiến trúc Hà Nội như một chú ngựa bất kham, chẳng chịu tuân theo điều khiển của nhà kị sỹ vốn đã yếu lại thiếu kinh nghiệm, nên cứ chạy lung tung. Những mảng xanh của mặt nước trên bản đồ quy hoạch cứ dần biến mất. Người ta đua nhau lấn chiếm đất công để làm nhà, đua nhau chen ra mặt đường. Trẻ con bây giờ nghêu ngao hát: “Nhà mặt phố, bố làm to!”. Cái ngõ xưa vốn đã hẹp giờ càng hẹp hơn, cửa sổ nhà nọ nhìn sang nhà kia, nói dại, nếu có hỏa hoạn thì cũng chẳng có lối cho xe cứu hỏa!Khu 36 phố phường mà ta quen gọi là khu phố cổ, dẫu đã được khoanh định ranh giới để bảo tồn, lại có cả Ban Quản lý được thành lập để giúp Thành phố quản lý khu phố đặc biệt này, kèm theo một danh sách cụ thể từng tuyến phố, từng số nhà được coi là "cổ” cần được bảo tồn tôn tạo, vậy mà, những ngôi nhà mới 3-4 tầng với cái mái tôn đỏ chót vẫn cứ mọc lên, hiên ngang, như thách thức chính quyền rằng đây không phải là "cổ”, là “di sản”!
Tôi cứ thấm thía nhận xét của nhà thơ Vũ Duy Thông trong một bài báo của ông khi viết về Hà Nội: “Mặc các nhà kiến trúc cách tân hay bảo thủ, lao vào các cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ, và cũng chưa biết khi nào ngã ngũ, thì diện mạo kiến trúc Hà Nội vẫn biến đổi từng giờ.”Cách đây chừng dăm năm, Viện sỹ Viện Hàn lâm kiến trúc Nga P.Gnedopvky sang thăm Hà Nội, sau khi đi một vòng quanh Hồ Tây, ngắm nghía các ngôi nhà lộng lẫy với hàng hàng mái chóp đã nắc nỏm khen: "Không đâu đẹp như Hà Nội”. Rồi ông nói thêm: "Những ngôi nhà ấy chắc là do dân tự làm, không có kiến trúc sư thiết kế nên mới phong phú thế.” Lại có du khách nước ngoài nhận xét: "Kiến trúc không phong cách là kiến trúc Việt Nam!”.
Nhiều ngôi nhà như E7 Quỳnh Mai giờ lún đến 1,8m, cửa sổ biến thành cửa đi. Người ở tầng một sống cứ như bị nhốt trong hầm. Khu nhà ở Thành Công cũng trong tình trạng na ná như vậy. Nhiều nhà khoa học đã phải kêu lên trong vài cuộc hội thảo gần đây: “Nếu như có một trận động đất cỡ 6 rích te thì Hà Nội sẽ là thảm họa”.Sự phát triển đến chóng mặt của kiến trúc Hà Nội như một chú ngựa bất kham, chẳng chịu tuân theo điều khiển của nhà kị sỹ vốn đã yếu lại thiếu kinh nghiệm, nên cứ chạy lung tung. Những mảng xanh của mặt nước trên bản đồ quy hoạch cứ dần biến mất. Người ta đua nhau lấn chiếm đất công để làm nhà, đua nhau chen ra mặt đường. Trẻ con bây giờ nghêu ngao hát: “Nhà mặt phố, bố làm to!”. Cái ngõ xưa vốn đã hẹp giờ càng hẹp hơn, cửa sổ nhà nọ nhìn sang nhà kia, nói dại, nếu có hỏa hoạn thì cũng chẳng có lối cho xe cứu hỏa!Khu 36 phố phường mà ta quen gọi là khu phố cổ, dẫu đã được khoanh định ranh giới để bảo tồn, lại có cả Ban Quản lý được thành lập để giúp Thành phố quản lý khu phố đặc biệt này, kèm theo một danh sách cụ thể từng tuyến phố, từng số nhà được coi là "cổ” cần được bảo tồn tôn tạo, vậy mà, những ngôi nhà mới 3-4 tầng với cái mái tôn đỏ chót vẫn cứ mọc lên, hiên ngang, như thách thức chính quyền rằng đây không phải là "cổ”, là “di sản”!
Tôi cứ thấm thía nhận xét của nhà thơ Vũ Duy Thông trong một bài báo của ông khi viết về Hà Nội: “Mặc các nhà kiến trúc cách tân hay bảo thủ, lao vào các cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ, và cũng chưa biết khi nào ngã ngũ, thì diện mạo kiến trúc Hà Nội vẫn biến đổi từng giờ.”Cách đây chừng dăm năm, Viện sỹ Viện Hàn lâm kiến trúc Nga P.Gnedopvky sang thăm Hà Nội, sau khi đi một vòng quanh Hồ Tây, ngắm nghía các ngôi nhà lộng lẫy với hàng hàng mái chóp đã nắc nỏm khen: "Không đâu đẹp như Hà Nội”. Rồi ông nói thêm: "Những ngôi nhà ấy chắc là do dân tự làm, không có kiến trúc sư thiết kế nên mới phong phú thế.” Lại có du khách nước ngoài nhận xét: "Kiến trúc không phong cách là kiến trúc Việt Nam!”.
Kiến trúc mang tính nhân văn
Hà Nội mua thu, nghiêng nghiêng lá vàng (Nguồn ảnh: bp3.blogger.com) |
Tôi không phải là người theo chủ nghĩa cực đoan, hoài cổ, nhưng tôi khó chấp nhận thứ kiến trúc hỗn tạp và cách quản lý đô thị như đang diễn ra ở Hà Nội hiện nay. Chính lối tư duy quản lý theo nhiệm kỳ và trách nhiệm tập thể đã là môi trường tốt để thứ kiến trúc hàng chợ, chen lấn, phá vỡ không gian cảnh quan của một Hà Nội nghìn năm văn hiến, tồn tại và có nguy cơ phát triển.
Không chỉ trong các khu phố cổ, phố cũ, quanh khu vực hồ Gươm, hồ Tây… mà nó còn lan nhanh ra các vùng đô thị hóa như Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh…, tạo cho lối sống cơ hội, ích kỷ, bất chấp kỷ cương luật pháp ( kể cả tham nhũng) của một lớp người thêm phát triển. Kiến trúc là văn hóa. Kiến trúc sư là người sáng tạo ra cái sản phẩm mang tính văn hóa ấy để góp phần xây dựng xã hội. Tính nhân văn của kiến trúc chính là ở chỗ đó. Cristan Descam, một học giả Pháp, trong cuốn Vật chất và Triết học đã viết: "Một kiến trúc sư mà không tự hỏi một cách triết lý về không gian đặc thù nơi ông ta đang xây dựng, thì đó chỉ là người làm công việc sắp đặt buồn thảm”. Thế giới ngày hôm nay đang chán ngấy lối sống công nghiệp, con người như một cỗ máy. Nhân loại đang muốn quay về với cội nguồn, với bản sắc riêng của từng dân tộc.Con người muốn thoát ra khỏi căn nhà hộp bằng bê tông cốt thép với lỉnh kỉnh những vách kính, điều hòa nhiệt độ, dàn âm thanh lập thể… để hòa vào màu xanh bất tận của thiên nhiên, nghe một tiếng chim hót, hít thở bầu không khí trong lành tràn ngập ánh nắng ban mai… Liệu ai sẽ đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi có tính nhân văn đó?
Đừng để cái đẹp chỉ còn trong hoài niệm
Xuân Hà Nội, thiếu nữ xúng xính với hoa đào (Nguồn ảnh: Saga.vn) |
Cũng theo vị thứ trưởng này, thì đến năm 2010 Đồ án Quy hoạch chung Hà Nội sẽ lập xong?! Và khi ấy, chắc sẽ có những cuộc triển lãm quy hoạch lớn, tuyên truyền rầm rộ để người dân Thủ đô, cũng như những ai yêu Hà Nội đến xem mà hình dung ra diện mạo mới của vùng đất thiêng như thế nào trong thế kỷ này.Tôi cũng mong đến ngày ấy, và cầu mong cho cái bản sắc của Thăng Long- Hà Nội với những hồ Gươm, hồ Tây, khu phố cổ, phố cũ… và của Hà Tây - xứ Đoài mây trắng với những làng nghề, làng cổ Mông Phụ, Đường Lâm…mãi mãi chẳng bao giờ mất đi qua cái đồ án mà người nước ngoài sẽ vẽ ra đó!Đấy là chuyện sau này. Còn bây giờ, trong khi chính quyền thành phố đang bận rộn với những chính sách quản lý đại đô thị Hà Nội mới này và thực hiện các kế hoạch của Đại lễ nghìn năm, thì những "Không gian phố Phái” vẫn cứ đang dần bị gậm nhấm, phá vỡ. Để rồi, nếu chẳng có các biện pháp hữu hiệu nào hơn, thì không lâu nữa, tất cả những gì mà chúng ta đã có hàng trăm, hàng nghìn năm, như ngôi sao màn bạc nổi tiếng một thời của nước Pháp Catherine Deneuve đã nói: "Hà Nội là thành phố có sức hấp dẫn đến phát điên, đã xuống cấp hoàn tòan nhưng vẫn tìm thấy những ngôi nhà rất đẹp của những năm 30… Một thứ gì đó vừa xưa cũ, lại vừa trí tuệ trong lòng đất nước này.” sẽ mãi mãi chỉ còn là hoài niệm…!KTS Phạm Thanh Tùng
Bản đồ hiện trạng khu đất dự án Khu đô thị sinh thái sông Cà Lồ (Ảnh tư liệu dự án). |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội và lãnh đạo một số sở, ngành vừa lắng nghe tổ hợp 3 nhà đầu tư thuyết minh ý tưởng xây dựng khu đô thị sinh thái cao cấp 6 sao đầu tiên của Hà Nội dọc hai bên bờ sông Cà Lồ (Đông Anh và Sóc Sơn)... Khu đô thị tương lai này được đặt tên là Khu đô thị sinh thái Sông Cà Lồ. Ý tưởng chủ đạo của các nhà đầu tư là xây dựng lên trên vùng đất kém phát triển phía bắc Thủ đô một "môi trường đô thị sinh thái đầu tiên của Hà Nội và Việt Nam", lấy không gian mặt nước sông Cà Lồ và các trục không gian cây xanh lớn làm xương sống cho các khu chức năng đô thị.
Thu hồi đất canh tác của khoảng 1.400 hộ!Tổ hợp 3 nhà đầu tư đưa ra ý tưởng này là: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty CP Sao Việt Nam (VSG) và Công ty Tradco Global Engineering anh Construction S.A (TGEC của Thụy Sĩ).Sở Kế hoạch-Đầu tư Hà Nội cho biết, ông Abdullatef A.Al-Rajhi - Giám đốc TGEC trong tổ hợp này là một tỉ phú người Ả Rập được Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam của WTO giới thiệu và Thủ tướng Chính phủ đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa 3 nhà đầu tư tại Paris ngày 2/10/2007.Khu đô thị Sông Cà Lồ được hoạch định qui mô khoảng 450ha, thuộc địa phận xã Bắc Hồng (huyện Đông Anh) và xã Phú Minh, Phú Cường (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Phía bắc khu đất dự án giáp quốc lộ 18 đi qua Cầu Đoài và phía đông giáp thôn Phú Đoài (Sóc Sơn). Phía tây khu dự án giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía nam giáp thôn Thụy Hà, Phù Liễn, Bến Trung (Đông Anh) và đầm Xuân Du.Khu đất này thuộc khu vực qui hoạch giai đoạn 2 đô thị mới Bắc Sông Hồng. Tổ hợp các nhà đầu tư dự kiến chia dự án thành 4 giai đoạn kéo dài từ giữa năm 2008 đến giữa năm 2013, và thu hồi đất canh tác của 800 hộ huyện Đông Anh, 300 hộ huyện Sóc Sơn, chuyển đổi nghề phụ cho họ.
Chỉ 1/3 phát triển bất động sản, 2/3 lưu thông chung
Giải thích về ý tưởng thành phố thân thiện môi trường sinh thái theo mô hình phát triển bền vững, các nhà đầu tư khẳng định dự án Sông Cà Lồ sẽ trở thành khu vực qui hoạch bất động sản sáng tạo tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng - song chỉ 1/3 diện tích toàn khu được dành phát triển bất động sản.
Hai phần ba còn lại (khoảng 300ha), dự án dành cho các công trình công cộng, lưu thông chung, khu thể thao, các đại lộ rộng lớn, các bãi đỗ xe tĩnh, các trung tâm cộng đồng, tuyến phố thương mại...
Đặc biệt, tại đây sẽ có nhiều tuyến phố thân thiện dành cho người đi bộ với các hàng cây lớn hai bên đường, không có sự xuất hiện của phương tiện cơ giới.
Giải thích về ý tưởng thành phố thân thiện môi trường sinh thái theo mô hình phát triển bền vững, các nhà đầu tư khẳng định dự án Sông Cà Lồ sẽ trở thành khu vực qui hoạch bất động sản sáng tạo tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng - song chỉ 1/3 diện tích toàn khu được dành phát triển bất động sản.
Hai phần ba còn lại (khoảng 300ha), dự án dành cho các công trình công cộng, lưu thông chung, khu thể thao, các đại lộ rộng lớn, các bãi đỗ xe tĩnh, các trung tâm cộng đồng, tuyến phố thương mại...
Đặc biệt, tại đây sẽ có nhiều tuyến phố thân thiện dành cho người đi bộ với các hàng cây lớn hai bên đường, không có sự xuất hiện của phương tiện cơ giới.
Phối cảnh tổ hợp khách sạn 6 sao dự kiến xây dựng tại Khu đô thị sinh thái Sông Cà Lồ (Ảnh tư liệu dự án). |
Cũng gần như đầu tiên, một khu đô thị chú trọng phân biệt các tuyến phố "có đánh địa chỉ" và tuyến phố "dịch vụ" với hình dạng khác hẳn nhau, đồng thời phát triển cả cộng đồng ngoại ô cuối tuần cho cư dân sinh sống trong thành phố.
Tại Khu đô thị Sông Cà Lồ dự kiến có 1 khách sạn 6 sao duy nhất mang tên Swiss-Attixs Grand Hotel với tối đa chỉ 250 phòng, 20 phòng nhỏ và phòng tổng thống. Ngoài ra, sẽ còn có các khách sạn 4, 5 sao kết nối với khu nhà ở, văn phòng, trung thâm thương mại...
Khách sạn 6 sao được đề xuất triển khai ngay từ giai đoạn đầu của dự án (6/2008 đến 6/2011) cùng sân golf 18 lỗ, công viên nước, bãi ô tô trước cảng du thuyền, villa sang trọng (1.300.000m2)...
Các khách sạn 4, 5 sao triển khai vào giai đoạn 2 (6/2009 đến 6/2011) cùng các khu thương mại thấp tầng, khu mặt nước cây xanh...
Chung cư cao cấp 6 sao, khu nhà ở và căn hộ triển khai vào giai đoạn 3 (6/2010 đến 6/2012) khi các khu công cộng (kể trên) đã "hòm hòm", dự kiến cung cấp 2 triệu m2 sàn nhà ở khi hoàn tất.Các khu trường đại học, trung học và tiểu học được xây dựng vào giai đoạn 4 (6/2011 đến 6/2013) cùng các bệnh viện mắt, bệnh viện đa khoa, trung tâm phức hợp...
Theo đề xuất của dự án, các đền, chùa hiện hữu sẽ được giữ nguyên. Ngoài 2 tuyến trục chính, dự án dành kinh phí làm mới 2 cầu chạy qua đầm Xuân Du và sông Cà Lồ, cải tạo nâng cấp 1 cầu cũ đang bắc qua sông Cà Lồ.
Toàn bộ chi phí thi công xây dựng Khu đô thị sinh thái cao cấp Sông Cà Lồ ước tính từ 2-3 tỉ USD.(Vietnamnet)
Tại Khu đô thị Sông Cà Lồ dự kiến có 1 khách sạn 6 sao duy nhất mang tên Swiss-Attixs Grand Hotel với tối đa chỉ 250 phòng, 20 phòng nhỏ và phòng tổng thống. Ngoài ra, sẽ còn có các khách sạn 4, 5 sao kết nối với khu nhà ở, văn phòng, trung thâm thương mại...
Khách sạn 6 sao được đề xuất triển khai ngay từ giai đoạn đầu của dự án (6/2008 đến 6/2011) cùng sân golf 18 lỗ, công viên nước, bãi ô tô trước cảng du thuyền, villa sang trọng (1.300.000m2)...
Các khách sạn 4, 5 sao triển khai vào giai đoạn 2 (6/2009 đến 6/2011) cùng các khu thương mại thấp tầng, khu mặt nước cây xanh...
Chung cư cao cấp 6 sao, khu nhà ở và căn hộ triển khai vào giai đoạn 3 (6/2010 đến 6/2012) khi các khu công cộng (kể trên) đã "hòm hòm", dự kiến cung cấp 2 triệu m2 sàn nhà ở khi hoàn tất.Các khu trường đại học, trung học và tiểu học được xây dựng vào giai đoạn 4 (6/2011 đến 6/2013) cùng các bệnh viện mắt, bệnh viện đa khoa, trung tâm phức hợp...
Theo đề xuất của dự án, các đền, chùa hiện hữu sẽ được giữ nguyên. Ngoài 2 tuyến trục chính, dự án dành kinh phí làm mới 2 cầu chạy qua đầm Xuân Du và sông Cà Lồ, cải tạo nâng cấp 1 cầu cũ đang bắc qua sông Cà Lồ.
Toàn bộ chi phí thi công xây dựng Khu đô thị sinh thái cao cấp Sông Cà Lồ ước tính từ 2-3 tỉ USD.(Vietnamnet)
* Khu đô thị mới Văn Phú, thị xã Hà Đông
Bản đồ liên hệ QH vùng |
Hà tây là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Hà Đông nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 10km về phía đông, cách sân bay quốc tế nội bài 35 km. Phía đông giáp thủ đô Hà Nội, phía đông nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Khu đô thị mới Văn Phú nằm tại trung tâm Thành phố Hà đông. Có vị trí rất thuận lợi đặc biệt là mối liên hệ vùng với Hà Nội thông qua hệ thống hạ tầng giao thông, bao gồm nhiều tuyến đường quan trọng mang ý nghĩa phát triển chiến lược của thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Tây : đường cao tốc Láng Hoà Lạc ; đường quốc lộ 6 ; Tuyến đường sắt trên cao chạy dọc QL6 ; Đường Vành đai 4 của Hà Nội ; đường Lê Trọng Tấn ; đường Phúc La – Văn Phú ;đường Láng Hạ kéo dài.
Trong đó khu đô thị Văn phú trực tiếp được hưởng những giá trị gia tăng từ các dự án phát triển kinh tế xã hội có vị trí liền kề như : Dự án Khu Công viên cây xanh văn hoá TDTT vui chơi giải trí ( 100Ha) ; Dự án khu trung tâm hành chính mới ( 44,6Ha ) ; Tuyến đường sắt trên cao chạy dọc QL6 ( đi qua cửa ngõ vào khu đô thị ) ; đường Phúc La – Văn Phú ( đi qua khu đô thị Văn Phú ).
Theo định hướng phát triển quy hoạch vùng thủ đô Hà nội đến năm 2020, đô thị Hà Đông sẽ trở thành một mắt xích quan trọng kết nối chuỗi đô thị vệ tinh : Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc & Khu công nghệ cao Hòa lạc với thủ đô Hà nội.
4. Giải pháp QH và các khu chức năng
Trong đó khu đô thị Văn phú trực tiếp được hưởng những giá trị gia tăng từ các dự án phát triển kinh tế xã hội có vị trí liền kề như : Dự án Khu Công viên cây xanh văn hoá TDTT vui chơi giải trí ( 100Ha) ; Dự án khu trung tâm hành chính mới ( 44,6Ha ) ; Tuyến đường sắt trên cao chạy dọc QL6 ( đi qua cửa ngõ vào khu đô thị ) ; đường Phúc La – Văn Phú ( đi qua khu đô thị Văn Phú ).
Theo định hướng phát triển quy hoạch vùng thủ đô Hà nội đến năm 2020, đô thị Hà Đông sẽ trở thành một mắt xích quan trọng kết nối chuỗi đô thị vệ tinh : Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc & Khu công nghệ cao Hòa lạc với thủ đô Hà nội.
4. Giải pháp QH và các khu chức năng
Mặt bằng tổng thể khu đô thị |
Khu đô thị mới Văn Phú quy mô 94,1Ha, được thiết kế với không gian kiến trúc hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến theo tiêu chuẩn đô thị loại 1.
Trong đó không gian công viên cây xanh, mặt nước, quảng trường được chú trọng, góp phần đưa tiêu chí nghỉ dưỡng trong khu ở lên cao hơn. Tương đồng và phù hợp với cảnh quan Khu trung tâm hành chính mới và Tổ hợp công viên giải trí TDTT lân cận. Hệ thống đường giao thông chiếm tỷ trọng tới 34,4%, thiết kế hợp lý, đấu nối hiệu quả với hạ tầng giao thông khu vực. Đáp ứng tốt nhu cầu đi lại cho các phương tiện giao thông qua khu đô thị, đặc biệt trên tuyến đường Lê Trọng Tấn. Do đó dọc trục đường này được quy hoạch xây dựng các tòa nhà cao tầng, hình thành một lõi trung tâm đô thị, bao gồm : Trung tâm thương mại – Siêu thị, Nhà hàng, Dịch vụ ngân hàng, Văn phòng cho thuê, Căn hộ cao cấp.v.v... Các công trình này có khoảng lùi xây dựng lớn.
5. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếuTổng diện tích dự án : 94.1 ha, trong đó:
+ Đất ở : diện tích 38,9 ha chiếm tỷ lệ 41.3%
+ Các công trình hạ tầng xã hội (bao gồm: Trường học, mẫu giáo, Nhà hành chính Khu đô thị, Chợ, Trung tâm Y tế khu vực, Các công trình dịch vụ thương mại...) : diện tích 9.7 ha chiếm tỷ lệ 10.3%
+ Đất công viên, cây xanh, sân chơi nội bộ : diện tích 7.2 ha chiếm tỷ lệ 7.7%
+ Đất giao thông, bãi đỗ xe : diện tích 36.2 ha chiếm tỷ lệ 38.4%
+ Đất hạ tầng kỹ thuật : diện tích 2.2 ha chiếm tỷ lệ 2.3%
* Khu đô thị mới Dương Nội, Hà Đông
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, dự án xây dựng “Tuyến đường trục phát triển phía bắc và khu đô thị mới Dương Nội - TP Hà Đông" nhiều khả năng sẽ chính thức khởi công vào ngày 20/1 tới, tức chỉ hơn 1 tháng sau khi UBND tỉnh Hà Tây ra Quyết định phê duyệt qui hoạch tỉ lệ 1/2000 trục đô thị phía bắc TP Hà Đông với mục tiêu tạo lập trục đô thị mới hiện đại, đồng bộ liên thông với Thủ đô Hà Nội.Khu đô thị mới Dương Nội liền kề, khớp nối với huyện Từ Liêm (Hà Nội), cách Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Khu Liên hợp thể thao Quốc gia, khách sạn Keangnam 70 tầng... không xa. Liền với đô thị này về phía tây nam là khu đô thị mới Văn Khê, khu tái định cư Dương Nội; về phía đông nam là đường Lê Văn Lương kéo dài (tên cũ là đường Láng Hạ - Thanh Xuân).Tổng diện tích đất qui hoạch khu đô thị mới Dương Nội là 197,3ha (trong đó 30,6% là đất nhà ở; 25,3% là đất giao thông; 27,2% là đất cây xanh, công viên; 7,1% là đất thương mại - văn phòng; 9,7% là đất trường học, nhà trẻ bệnh viện...
Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, dự án xây dựng “Tuyến đường trục phát triển phía bắc và khu đô thị mới Dương Nội - TP Hà Đông" nhiều khả năng sẽ chính thức khởi công vào ngày 20/1 tới, tức chỉ hơn 1 tháng sau khi UBND tỉnh Hà Tây ra Quyết định phê duyệt qui hoạch tỉ lệ 1/2000 trục đô thị phía bắc TP Hà Đông với mục tiêu tạo lập trục đô thị mới hiện đại, đồng bộ liên thông với Thủ đô Hà Nội.Khu đô thị mới Dương Nội liền kề, khớp nối với huyện Từ Liêm (Hà Nội), cách Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Khu Liên hợp thể thao Quốc gia, khách sạn Keangnam 70 tầng... không xa. Liền với đô thị này về phía tây nam là khu đô thị mới Văn Khê, khu tái định cư Dương Nội; về phía đông nam là đường Lê Văn Lương kéo dài (tên cũ là đường Láng Hạ - Thanh Xuân).Tổng diện tích đất qui hoạch khu đô thị mới Dương Nội là 197,3ha (trong đó 30,6% là đất nhà ở; 25,3% là đất giao thông; 27,2% là đất cây xanh, công viên; 7,1% là đất thương mại - văn phòng; 9,7% là đất trường học, nhà trẻ bệnh viện...
Đường Lê Văn Lương kéo dài và các công trình đô thị ven trục này trong tương lai. (Ảnh tư liệu). |
Được biết, tổng mức đầu tư đường trục phát triển phía bắc TP Hà Đông này khoảng 921 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành sau 12 tháng kể từ lễ khởi công. Riêng khu đô thị mới Dương Nội sẽ được đầu tư khoảng 7.642 tỷ đồng, đáp ứng qui mô dân số 2,5 - 3 vạn người.
* Khu đô thị mới Cổ Nhuế, Hà Nội
Khu đô thị có tổng diện tích 17,6ha, dự kiến phục vụ 1900 dân cư. Đây là khu đô thị có vị trí khá thuận lợi nằm ở phía tây trung tâm TP Hà Nội, phía Đông và Đông bắc giáp với khu dân cư xã Cổ Nhuế, phía Tây sát cạnh đường Phạm Văn Đồng (tuyến đường cao tốc Thăng long đi Nội Bài). Bao quanh khu ĐTM Cổ Nhuế là 3 tuyến đường lớn Phạm văn Đồng, Hoàng Quốc Việt và đường 69- đây là khu vực hết sức thuận lợi về giao thông đi lại và hệ thống đường trong khu vực này phần lớn được xây mới hoàn toàn nên đáp ứng nhu cầu cần thiết của một khu ĐTM hiện đại.Ưu điểm nổi bật nhất là vị trí khu ĐTM Cổ Nhuế nằm ngay mặt tiền đại lộ Phạm Văn Đồng rộng 60m, từ khu đô thị chỉ mất 30 phút xe chạy sẽ đến sân bay Nội Bài và 20 phút để vào trung tâm thành phố. Theo quy hoạch, đây là trục đại lộ thương mại gắn liền với trung tâm thương mại quốc tế, dọc tuyến đường này sẽ xây dựng các cao ốc văn phòng đa chức năng. Trong tương lai không xa tuyến đường này sẽ là khu doanh thương sầm uất và năng động nhất, tạo tâm điểm phát triển kinh tế của toàn khu Tây Hà Nội với các cao ốc văn phòng đa chức năng: thương mại, tài chính, xúc tiến thương mại, giải trí, du lịch và dịch vụ...
Ngoài ra bao quanh khu Cổ Nhuế là siêu thị Metro- 1 siêu thị bán buôn lớn của HN hiện nay, hệ thống các trường đại học, cao đẳng và bệnh viện như viện E, bệnh viện y học cổ truyền ... và hàng loạt các dự án đô thị mới cận kề.
Là khu đô thị khang trang, hiện đại, đồng bộ về CSHT xã hội, hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc cảnh quan môi trường. Được xây dựng trên diện tích khuôn viên 17,6ha với tổng diện tích sàn xây dựng 80.000m2, tỷ lệ không gian xanh mở là 37.5%, dự án gồm khối văn phòng cho thuê, hơn 50 biệt thự và 3 khối nhà chung cư cao tầng với 680 căn hộ cao cấp diện tích từ 90- 250m2.
Dự án gồm cụm công trình CT1, CT2 cao 13 tầng, cụm CT3 gồm 4 block A,D cao 15 tầng, Block B, C ở giữa cao 18 tầng. Mỗi block được bố trí 3 thang máy và 2 thang bộ, các thang được bố trí tiếp xúc với tự nhiên nên sảnh vào rất thoáng và sáng. Không những vậy thiết kế hình chữ V của toà nhà CT3 ngoài điểm tạo điểm nhấn về kiến trúc còn cho những căn hộ ở nhiều góc độ khác nhau vẫn có thể nhìn ra ngoài tận hưởng khung cảnh thiên nhiên mà tầm nhìn không bị che khuất.
Mỗi căn hộ đều trang bị hệ thống Video intercom để nhận diện khách đến thăm, trang bị hệ thống gas trung tâm đến từng căn hộ, hệ thống PCCC ở tầng hầm, hệ thống bơm nước tự động áp lực cao để cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt... Tất cả được thiết kế hiện đại, sang trọng và thoáng đãng. Các công trình cơ quan, văn phòng được bố trí dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng và các tuyến đường phân chia khu vực tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan cho khu đô thị. Các công trình thấp tầng bố trí gần không gian cây xanh, trường học, nhà trẻ để hài hoà với không gian khu vực xóm làng hiện có lân cận.
Ngoài ra khu đô thị còn được các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong và ngoài nước xử lý về phong cách kiến trúc cũng như hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho khu đô thị đồng bộ và phát triển về lâu dài. Khi hoàn thành, khu ĐTM Cổ Nhuế sẽ góp phần tăng thêm quỹ nhà ở cho thành phố và xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại hơn.Ngoài ra bao quanh khu Cổ Nhuế là siêu thị Metro- 1 siêu thị bán buôn lớn của HN hiện nay, hệ thống các trường đại học, cao đẳng và bệnh viện như viện E, bệnh viện y học cổ truyền ... và hàng loạt các dự án đô thị mới cận kề.
Là khu đô thị khang trang, hiện đại, đồng bộ về CSHT xã hội, hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc cảnh quan môi trường. Được xây dựng trên diện tích khuôn viên 17,6ha với tổng diện tích sàn xây dựng 80.000m2, tỷ lệ không gian xanh mở là 37.5%, dự án gồm khối văn phòng cho thuê, hơn 50 biệt thự và 3 khối nhà chung cư cao tầng với 680 căn hộ cao cấp diện tích từ 90- 250m2.
Dự án gồm cụm công trình CT1, CT2 cao 13 tầng, cụm CT3 gồm 4 block A,D cao 15 tầng, Block B, C ở giữa cao 18 tầng. Mỗi block được bố trí 3 thang máy và 2 thang bộ, các thang được bố trí tiếp xúc với tự nhiên nên sảnh vào rất thoáng và sáng. Không những vậy thiết kế hình chữ V của toà nhà CT3 ngoài điểm tạo điểm nhấn về kiến trúc còn cho những căn hộ ở nhiều góc độ khác nhau vẫn có thể nhìn ra ngoài tận hưởng khung cảnh thiên nhiên mà tầm nhìn không bị che khuất.
Mỗi căn hộ đều trang bị hệ thống Video intercom để nhận diện khách đến thăm, trang bị hệ thống gas trung tâm đến từng căn hộ, hệ thống PCCC ở tầng hầm, hệ thống bơm nước tự động áp lực cao để cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt... Tất cả được thiết kế hiện đại, sang trọng và thoáng đãng. Các công trình cơ quan, văn phòng được bố trí dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng và các tuyến đường phân chia khu vực tạo bộ mặt kiến trúc cảnh quan cho khu đô thị. Các công trình thấp tầng bố trí gần không gian cây xanh, trường học, nhà trẻ để hài hoà với không gian khu vực xóm làng hiện có lân cận.
* Khu đô thị mới Xuân Phương, Hà Nội
UBND TP Hà Nội vừa ra Quyết định số 6869/QĐ-UB, phê duyệt chi tiết quy hoạch khu vực xã Xuân Phương, Từ Liêm theo tỷ lệ 1/2000. Theo đó, 249 ha đất nông nghiệp sẽ dần được chuyển đổi sang chức năng đất dân dụng để tăng quỹ đất phát triển đô thị, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; nâng cao điều kiện, môi trường sống cho 31.000 người dân trong khu vực theo chiến lược điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô đến năm 2020.
Khu đô thị mới Xuân Phương nằm liền kề và kết hợp với nhiều công trình quy mô lớn như Trung tâm hội nghị quốc gia, Khu liên hợp thể thao quốc gia, khu đô thị mới Mỹ Đình, và một loạt các hệ thống các loại hình dịch vụ như khách sạn, siêu thị, nhà hàng cao cấp... Đây sẽ là một trong những khu đô thị mới và hiện đại với các khu chung cư cao cấp, biệt thự nhà vườn, cao ốc cho thuê và hệ thống trường học, bệnh viện, nhà trẻ, siêu thị...
Khu vực xã Xuân Phương nằm ở phía tây thành phố, phía đông giáp tuyến đường ven sông Nhuệ; phía tây giáp đường 70; phía bắc giáp đường quy hoạch rộng 50m, nối từ vành đai 3 đến vành đai 4; phía nam giáp Trại giam và khu quy hoạch cụm trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Mật độ dân số bình quân trong khu vực là 32,2 m2/người. Theo quy hoạch, sẽ có 5 dự án được ưu tiên thực hiện đồng loạt trên địa bàn. Đó là dự án phát triển khu đô thị mới; dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật; dự án cải tạo công trình hạ tầng xã hội; dự án xây dựng trường dạy nghề, khu tiểu thủ công nghiệp; dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Từ xã lên… đô thị
Theo quy hoạch, tổng diện tích đất ở toàn khu vực là 165 ha, trong đó bao gồm 47 ha đất làng xóm cần cải tạo, chỉnh trang và 52 ha đất ở phát triển mới (đất dãn dân, di dân, đất ở khu đô thị mới…). Nhà ở khu vực làng xóm cũ được giữ lại, cải tạo theo quy hoạch bằng cách tổ chức vườn cây đặc sản, trồng hoa, tôn tạo công trình di tích, công trình có giá trị lịch sử, tạo ra khu du lịch sinh thái thu hút khách du lịch. Quỹ đất trống trong làng và ven làng được ưu tiên giải quyết cho các nhu cầu của địa phương, đồng thời dành bố trí cho nhu cầu di dân, giãn dân của xã.
Về không gian kiến trúc, tương lai không xa, Xuân Phương sẽ là một khu đô thị mới hiện đại, gắn kết với làng xóm truyền thống, di tích văn hóa lịch sử ở phía tây thành phố. Trong khi đó, nhà ở cao tầng được bố trí tại các khu đô thị mới, những nơi có không gian, tầm nhìn đẹp như đường 70B, Mỹ Đình - Xuân Phương, dọc các tuyến đường rộng 40m. Tầng 1-2 của khu nhà được bố trí làm công trình công cộng, chỗ để xe. Còn nhà ở thấp tầng bố trí giáp khu vực làng xóm, gần khu cây xanh, mặt nước để tạo cảnh quan hài hòa.
Đất phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp, trồng cây đặc sản: cam Canh, bưởi Diễn được bố trí ở khu vực phía Nam, gần khu hồ điều hòa trong khi khu đất phát triển kinh tế dịch vụ thương mại, đào tạo dạy nghề được bố trí ở phía nam giáp đường 70. Khu vực phía nam giáp Trại giam bố trí hồ điều hòa, kết hợp công viên, cây xanh phục vụ tiêu thoát nước cho khu vực, cách ly với khu ở. Trong khi đó, các công trình công cộng cấp khu vực bố trí tại các trục đường lớn: đường vành đai 3 - Mỹ Đình - Xuân Phương, đường 70B, góc đường Mỹ Đình - Xuân Phương cùng các tuyến đường 40m chạy song song đường sắt và tuyến điện cao thế. Toàn khu vực sẽ có 4 đơn vị ở, tại mỗi đơn vị ở đều có hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trường học…
Đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật hiện đại
Trên địa bàn khu vực quy hoạch có các tuyến đường 70B, đường Vành đai 3 Mỹ Đình - Xuân Phương, đường khu vực ở phía Đông thôn Ngọc Mạch… Theo quy hoạch, đường 70B nằm ở giáp ranh xã Xuân Phương, giáp tỉnh Hà Tây, có mặt cắt ngang rộng 50m. Đường vành đai 3 Mỹ Đình - Xuân Phương đến đường 70B sẽ là trục giao thông chính với mặt cắt ngang 50m. Trong khi đó, 2 tuyến đường khu vực phía đông tuyến đường sắt quốc gia và phía đông thôn Ngọc Mạch, cắt qua thôn Hòe Thị, xã Xuân Phương đều có mặt cắt ngang rộng 40m. Bãi đỗ xe tập trung được bố trí dọc theo tuyến đường nhánh ở trung tâm đơn vị ở, kết hợp với trồng cây xanh. Chỗ để xe được bố trí trong tầng hầm hoặc tầng 1 của công trình cao tầng.
Khu vực làng xóm sẽ được giữ nguyên cao độ nền hiện nay với hướng dốc từ tây sang đông, bắc xuống nam. Theo kiến trúc, khu vực 1 gồm 65 ha được thoát vào cống bản và sau đó ra hồ điều hòa, bơm ra sông Nhuệ bằng trạm bơm Hòe Thị. Trong khi đó, khu vực 2, bao gồm toàn bộ lưu vực còn lại ở phía Nam cũng thoát qua cống bản, chảy vào hồ điều hòa trước khi bơm ra sông Nhuệ bằng trạm bơm Cầu Giát.Đường cống thoát nước được đặt ở tim đường quy hoạch. Đối với các đường lớn có dải phân cách ở giữa, đường cống được đặt ở lòng đường, cách mép hè mỗi bên 2,5m. Các khu vực dân cư làng xóm cũ được xây dựng tuyến rãnh thoát nước bao, thoát ra tuyến cống mới thiết kế theo phương pháp tự chảy…(Theo ashui.com)
* Sắp có đô thị mới Nam Hà Đông
Khu đô thị Nam Hà Đông sẽ có tổng diện tích khoảng 656 ha, thuộc địa phận hành chính các xã Phú Lãm và Phú Lương thuộc thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Dự kiến, quy mô dân số của khu vực là khoảng 72.000 người.Phía tây bắc khu đô thị Nam Hà Đông giáp quốc lộ 6, phía tây nam giáp đường vành đai IV (dự kiến), phía đông bắc giáp tuyến đường sắt quốc gia đoạn qua TP Hà Đông và phía đông nam giáp khu đô thị Thanh Hà đang xây dựng. Dự kiến, nơi đây sẽ là đô thị mới có cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1.
Văn Quán là khu đô thị hoàn chỉnh đầu tiên của Hà Tây. Ảnh: Hoàng Hà |
Khu đô thị Nam Hà Đông sẽ bao gồm các khu dân cư, làng xóm hiện hữu xen kẽ các cơ sở công nghiệp, công trình đầu mối hạ tầng đang trong quá trình đô thị hóa mở rộng của Hà Đông. Đất đô thị mới ở đây có tổng diện tích 295,47 ha, bao gồm đất ở mới chiếm 45%, đất công cộng, thương mại và dịch vụ chiếm 5,7%, đất giáo dục chiếm 4,9%, đất cây xanh, mặt nước và thể dục thể thao chiếm 11,3%, cây xanh cách ly chiếm 2,8%, đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật chiếm 1 %, đất giao thông, bãi đỗ xe và quảng trường chiếm 28,6%...
Tuy nhiên, theo ý kiến của Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Trần Ngọc Chính, UBND tỉnh Hà Tây sẽ phải lưu ý điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng giảm tỷ trọng đất ở mới xuống tỷ lệ thích hợp vì nếu tính cả đất ở hiện trạng, đất dịch vụ như đồ án đề xuất chiếm trên 52% diện tích quy hoạch. Trong khi đó, tỷ trọng đất trồng cây xanh và dành cho công viên lại thấp, chỉ đạt gần 4 m2 một người, ít so với đô thị tiêu chuẩn đô thị loại I.
Ngoài ra, các giải pháp cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở của các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn không thấp hơn các khu ở mới trong cùng khu vực quy hoạch và đầu tư cũng được lưu tâm. Lưu ý cũng đề cập đến các quy định về tuân thủ hành lang an toàn giao thông đường sắt, đường bộ, các quy định của Chính phủ về quy hoạch xây dựng... để phù hợp với quy hoạch chung thành phố Hà Đông và định hướng của quy hoạch xây dựng vùng thủ đô.
Hiện, đồ án khu đô thị mới này đang hoàn thành quy hoạch 1/2000 trình Bộ Xây dựng.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Trần Ngọc Chính, UBND tỉnh Hà Tây sẽ phải lưu ý điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo hướng giảm tỷ trọng đất ở mới xuống tỷ lệ thích hợp vì nếu tính cả đất ở hiện trạng, đất dịch vụ như đồ án đề xuất chiếm trên 52% diện tích quy hoạch. Trong khi đó, tỷ trọng đất trồng cây xanh và dành cho công viên lại thấp, chỉ đạt gần 4 m2 một người, ít so với đô thị tiêu chuẩn đô thị loại I.
Ngoài ra, các giải pháp cải tạo, nâng cấp hạ tầng cơ sở của các khu dân cư hiện có, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn không thấp hơn các khu ở mới trong cùng khu vực quy hoạch và đầu tư cũng được lưu tâm. Lưu ý cũng đề cập đến các quy định về tuân thủ hành lang an toàn giao thông đường sắt, đường bộ, các quy định của Chính phủ về quy hoạch xây dựng... để phù hợp với quy hoạch chung thành phố Hà Đông và định hướng của quy hoạch xây dựng vùng thủ đô.
Hiện, đồ án khu đô thị mới này đang hoàn thành quy hoạch 1/2000 trình Bộ Xây dựng.
*Khu đô thị mới Hà Nội đang tiến ra ngoại ô
Đó là nhận định của Công ty nghiên cứu về bất động sản Việt Nam CB Richard Ellis (CBRE) tại cuộc hội thảo về thị trường nhà ở của Hà Nội vừa mới diễn ra.Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Ảnh: hanoihouse.com Theo đánh giá của CBRE, hiện đa số các dự án xây dựng khu đô thị, nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn cho thuê… ở Hà Nội đang dịch chuyển khá mạnh ra khỏi trung tâm của thành phố. Ngoài các dự án vừa đang thi công, vừa bán như Keangnam, Đông nam Trần Duy Hưng, 15T Nguyễn Thị Định… đã xuất hiện khá nhiều dự án mới, hoặc bắt đầu khởi công, chủ yếu đều dịch chuyển xa dần ra khỏi vùng trung tâm của thành phố. Cụ thể như: Dự án Canal Park rộng 31,3ha tại Thạch Bàn, Long Biên; Dự án Gamuda Yên Sở, quận Hoàng Mai (327ha); Dự án khu đô thị mới Tây Hồ Tây (hơn 207ha) ở quận Tây Hồ và Cầu giấy; Dự án Khu hỗn hợp nhà ở Hyundai RNC (4,68ha) ở Hà Đông cũ và Khu đô thị mới Bắc An Khánh (264 ha) ở An Khánh, Hoài Đức (Hà Tây cũ)…Ngoài ra, còn một loạt dự án khác đang thực hiện ở Hà Đông, hoặc theo trục đường Láng - Hòa Lạc như : Khu đô thị Mỗ Lao, Văn Quán, Nam An Khánh, KĐT Sơn Đông…Theo nhận định của CBRE, trục đường Láng Hòa Lạc sau này sẽ rất phát triển cả về hạ tầng xã hội và giao thông, sẽ kéo theo sự tăng giá của BĐS ở khu vực này. Việc dịch chuyển dần các khu đô thị ra khỏi Trung tâm Hà Nội sẽ góp phần làm giảm nhiều áp lực về dân số và môi trường xã hội vốn đang rất căng thẳng hiện nay.
Đó là nhận định của Công ty nghiên cứu về bất động sản Việt Nam CB Richard Ellis (CBRE) tại cuộc hội thảo về thị trường nhà ở của Hà Nội vừa mới diễn ra.Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính. Ảnh: hanoihouse.com Theo đánh giá của CBRE, hiện đa số các dự án xây dựng khu đô thị, nhà cao tầng, văn phòng, khách sạn cho thuê… ở Hà Nội đang dịch chuyển khá mạnh ra khỏi trung tâm của thành phố. Ngoài các dự án vừa đang thi công, vừa bán như Keangnam, Đông nam Trần Duy Hưng, 15T Nguyễn Thị Định… đã xuất hiện khá nhiều dự án mới, hoặc bắt đầu khởi công, chủ yếu đều dịch chuyển xa dần ra khỏi vùng trung tâm của thành phố. Cụ thể như: Dự án Canal Park rộng 31,3ha tại Thạch Bàn, Long Biên; Dự án Gamuda Yên Sở, quận Hoàng Mai (327ha); Dự án khu đô thị mới Tây Hồ Tây (hơn 207ha) ở quận Tây Hồ và Cầu giấy; Dự án Khu hỗn hợp nhà ở Hyundai RNC (4,68ha) ở Hà Đông cũ và Khu đô thị mới Bắc An Khánh (264 ha) ở An Khánh, Hoài Đức (Hà Tây cũ)…Ngoài ra, còn một loạt dự án khác đang thực hiện ở Hà Đông, hoặc theo trục đường Láng - Hòa Lạc như : Khu đô thị Mỗ Lao, Văn Quán, Nam An Khánh, KĐT Sơn Đông…Theo nhận định của CBRE, trục đường Láng Hòa Lạc sau này sẽ rất phát triển cả về hạ tầng xã hội và giao thông, sẽ kéo theo sự tăng giá của BĐS ở khu vực này. Việc dịch chuyển dần các khu đô thị ra khỏi Trung tâm Hà Nội sẽ góp phần làm giảm nhiều áp lực về dân số và môi trường xã hội vốn đang rất căng thẳng hiện nay.
* Khu đô thị mới Phú Thịnh xây 329 biệt thự và 874 khu khu liền kề, không xây chung cư. Dự án phân làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1: có diện tích 16ha, gồm 2 khu Phú Thịnh và Đồng Chùa, được chia thành 553 lô, trong đó có 79 lô biệt thự và 474 lô liền kề. Theo kế hoạch, giai đoạn này sẽ hoàn thành cuối năm 2008. Sau khi giai đoạn một hoàn thành, chủ đầu tư sẽ tiến hành xây dựng tiếp giai đoạn 2 với quy mô 33 ha bao gồm 250 biệt thự, và 400 khu căn hộ liền kề. Phú Thịnh được thiết kế theo tiêu chuẩn của một khu đô thị kiểu mẫu, hiện đại, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hệ thống điện, cấp thoát nước, viễn thông, truyền hình cáp được chạy ngầm. Đặc biệt, mọi phương tiện giao thông dễ dàng đi vào trong từng biệt thự, căn hộ với 4 làn đường: 18.5m, 10.5m, 7.5m và 5.5 m. Với lối quy hoạch, thiết kế hiện đại, văn minh và đấu nối hài hòa với các khu phố hiện có của thành phố Sơn Tây, Khu đô thị mới Phú Thịnh sẽ tạo nên một diện mạo mới cho thành phố Sơn Tây và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhân dân thành phố và các vùng phụ cận. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét