Khu đô thị mới ở Saigòn
Tương tự nhiều Thành phố khác trên thế giới như Paris, London, Amsterdam, Moscow, Hamburg, Mexico, Tokyo, Seoul, Thượng Hải... Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phát triển vượt sông để quy hoạch song song với các khu chức năng bố trí dọc theo sông Sài Gòn hiện nay.
I - Tổng quan
Theo Nghị quyết 20 của Bộ Chính Trị: “Đến năm 2010, để TP HCM trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực, cần xây dựng TP HCM thành Thành phố Xã hội Chủ nghĩa, văn minh, hiện đại, phát huy vai trò của Thành phố đối với cả nước, tùng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực Đông Nam á .Khu đô thị mới Nam Sài Gòn sẽ gồm quận 7, phía Nam quận 8 và một phần phía Nam huyện Bình chánh với qui mô diện tích điều chỉnh là 2.975 ha tổng diện tích. Cầu Thủ Thiêm mở ra triển vọng tương lai cho Quận 2 & 7 sẽ là "Phố Đông" của Sàigòn như Thượng Hải(TQ)? Nhiều khu đô thị mới mọc lên ở Saigòn nhưng chúng ta có nhìn thấy những ưu & khuyết điểm của những khu đô thị mới này chưa? Qua khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng-khu đô thị mới mẫu mực nhất của VN hôm nay để thấy vùng Nam Sàigòn đang bị nhiều "nhà đầu tư" xâu xé, chia cắt tan nát thành nhiều mảnh vụn. Vui buồn lẫn lộn... Dưới cái nhìn của một người làm công tác quy hoạch - xây dựng - kiến trúc, bạn nghĩ gì về những khu đô thị mới này?
I - Tổng quan
Theo Nghị quyết 20 của Bộ Chính Trị: “Đến năm 2010, để TP HCM trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực, cần xây dựng TP HCM thành Thành phố Xã hội Chủ nghĩa, văn minh, hiện đại, phát huy vai trò của Thành phố đối với cả nước, tùng bước trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực Đông Nam á .Khu đô thị mới Nam Sài Gòn sẽ gồm quận 7, phía Nam quận 8 và một phần phía Nam huyện Bình chánh với qui mô diện tích điều chỉnh là 2.975 ha tổng diện tích. Cầu Thủ Thiêm mở ra triển vọng tương lai cho Quận 2 & 7 sẽ là "Phố Đông" của Sàigòn như Thượng Hải(TQ)? Nhiều khu đô thị mới mọc lên ở Saigòn nhưng chúng ta có nhìn thấy những ưu & khuyết điểm của những khu đô thị mới này chưa? Qua khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng-khu đô thị mới mẫu mực nhất của VN hôm nay để thấy vùng Nam Sàigòn đang bị nhiều "nhà đầu tư" xâu xé, chia cắt tan nát thành nhiều mảnh vụn. Vui buồn lẫn lộn... Dưới cái nhìn của một người làm công tác quy hoạch - xây dựng - kiến trúc, bạn nghĩ gì về những khu đô thị mới này?
Tương tự nhiều Thành phố khác trên thế giới như Paris, London, Amsterdam, Moscow, Hamburg, Mexico, Tokyo, Seoul, Thượng Hải... Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phát triển vượt sông để quy hoạch song song với các khu chức năng bố trí dọc theo sông Sài Gòn hiện nay.
Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giữ mối liên kết thường xuyên đối diện với Q1, Q4, Quận Bình Thạnh qua sông Sài Gòn đang trong quá trình cải tạo nâng cấp.
Cả 2 trung tâm cũ và mới hợp lại sẽ trở thành một trung tâm hoàn chỉnh của Thành phố.
Càng ngày người Châu á càng nhận thức được rằng, nếu chỉ dựa vào lĩnh vực sản xuất thì chưa đủ để duy trì sự phát triển bền vững. Tại “trung tâm” các Thành phố Châu á, tỷ lệ dịch vụ trong nền kinh tế cũng gia tăng. Những nước Châu á giàu nhất là những nước hiện đang có khu vực dịch vụ phát triển nhất.
Hồng Kông ngày nay là Thành phố của những ngành dịch vụ như tài chính, marketing và thiết kế. Hồng Kông đã và đang là trung tâm quản lý vốn và bán lẻ. Hồng Kông đã chuyển đổi từ một Thành phố cảng tự do thành một trung tâm tài chính, và bây giờ là một trung tâm buôn bán ngoại tệ Châu á chuyên về thương mại trung gian.
Singapore là trung tâm hàng đầu về nghiên cứu công nghệ, thu hút nhiều công ty sản xuất và dịch vụ trên toàn thế giới, đồng thời giữ vai trò trung tâm lưu chuyển thông tin và quản lý trên toàn thế giới. Singapore tự tiếp thị là thành phố đầu não cho các công ty hoạt động vươn tới tận ấn Độ và Trung quốc. Quốc gia này cũng đang cạnh tranh quyết liệt với Hồng Kông trong cuộc chạy đua để trở thành trung tâm truyền thông vệ tinh trong khu vực. Singapore đang cố gắng huy động cao nhất để giành được một vị trí là trung tâm của Châu á về kỹ thuật thông tin và môi trường.
Thái Lan muốn biến Bangkok thành đầu mối giao thông vận tải và tài chính. Ví dụ kế hoạch biến Bangkok của Thái Lan thành trung tâm tài chính khu vực đã dẫn đến việc cấp giấy phép cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Bangkok cũng đang cạnh tranh mạnh mẽ với Hồng Kông và Singapore.
Ngay cả đối với Trung Quốc, vốn hầu như lệ thuộc vào khu vực sản xuất, người ta hy vọng rằng giai đoạn tăng trưởng tiếp theo sẽ được biểu tượng bằng những nhà cao ốc chọc trời thuộc khu trung tâm Thượng Hải, Phố Đông chứ không phải là những nhà máy thấp nhỏ nằm rải rác quanh vùng ngoại ô Thành phố. Có một vài bằng chứng cho thấy những “đặc điểm chuyên môn hoá” đang xuất hiện ở những Thành phố cực lớn như Thượng Hải.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh “Mục tiêu là xây dựng Thành phố trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam á, hướng tới: Thành phố có tầm vóc quốc tế (Internetional City), Thành phố toàn cầu (Global City), Thành phố sống tốt và phát triển bền vững”.
II - Khu trung tâm mới Thủ Thiêm:
Thành phố Hồ Chí Minh có tầm vóc quốc tế hoặc toàn cầu cần phải có khu lõi trung tâm đồng nhất vững chắc (Strong Core Identity)
Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giữ mối liên kết thường xuyên với trung tâm hiện hữu (Q1, Q4, Quận Bình Thạnh) đối diện qua sông Sài Gòn, đang trong quá trình “tái tạo” (regeneration). Cả 2 trung tâm cũ và mới hợp lại sẽ trở thành trung tâm hoàn chỉnh của Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh có tầm vóc quốc tế hoặc toàn cầu cần phải có khu lõi trung tâm đồng nhất vững chắc (Strong Core Identity).
Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm sẽ giữ mối liên kết thường xuyên với trung tâm hiện hữu (Q1, Q4, Quận Bình Thạnh) đối diện qua sông Sài Gòn, đang trong quá trình “tái tạo” (regeneration). Cả 2 trung tâm cũ và mới hợp lại sẽ trở thành trung tâm hoàn chỉnh của Thành phố.
Theo thiết kế Quy hoạch của Sasaki Associates, Inc (Mỹ). Thủ Thiêm được chia thành 5 khu vực, bao gồm: Khu lõi trung tâm, Khu đa chức năng Đại lộ Đông - Tây, Khu dân cư phía Bắc, Khu dân cư phía Đông và Khu ngập nước phía Nam.
1 - Khu lõi trung tâm: Khu lõi tại Thủ Thiêm sẽ là trung tâm thương mại và tài chính quốc tế của khu đô thị mới, bao gồm các văn phòng cao ốc mật độ cao, các khu thương mại và các khu vực công cộng rộng lớn như: Quảng trường Trung Tâm và công viên vòng cung bờ sông. Khu Lõi là trung tâm việc làm chính với sự đan xen của những khu dân cư. Sẽ có 40.000 người sinh sống trong khu lõi này, góp phần tạo ra sự sống động cho khu vực này. Khu Lõi liên kết hài hoà với đường hầm Đông Tây, những khu vực văn hoá chủ yếu được giữ lại, Hệ thống phà và hệ thống taxi đường sông được khai thác và có nhà ga Metro.
Những địa điểm nổi bật của khu Lõi trung tâm:
(i) Trung tâm Thương mại, Dịch vụ, Tài chính và Du lịch chứ không chỉ nên bó hẹp là trung tâm Du khách (bao gồm cả khách sạn).
(ii) Trung tâm Hội nghị quốc tế và Triển lãm.
(iii) Sân vận động ngoài trời và Nhà thi đấu.
(iv) Tháp truyền hình cần gắn với trung tâm Viễn thông.
(v) Khu vui chơi giải trí.
(vi) Những không gian đan xen giữa Nhà ở để sinh sống và Văn phòng làm việc.
2 - Khu đa chức năng đại lộ Đông Tây: Là cửa ngõ đi vào Thủ Thiêm từ Quận 1 lẫn Q 2 và Q9. Đại lộ Đông Tây mang đặc điểm của đường phố đô thị, bao quanh bởi các công trình văn hoá, hành chính, khu công nghệ tri thức, và đan xen với khu dân cư đa chức năng, là điểm nhấn quan trọng cho sự giao lưu của Thủ Thiêm. Có tàu điện ngầm nối với Quảng trường Trung tâm, và nối với ga xe lửa tại Q2.
Những địa điểm nổi bật của khu đa chức năng Đại lộ Đông Tây:
(i) Viện Bảo tàng Nam Bộ (về hướng Tây), Viện Nghiên cứu Y Khoa (về hướng Đông).
(ii) Khu dân cư sinh sống cho 25.000 người.
(iii) Cần lưu ý xây dựng Trung tâm hành chính hợp nhất, khu công nghệ tri thức nối kết với Tháp Truyền Hình/Trung tâm Viễn thông để khai thác thuận lợi của siêu xa lộ thông tin nhằm liên kết nhanh chóng với các Thành phố khác trên toàn cầu, bất chấp quy mô và vị trí địa lý, trong thiên niên kỷ này, để trở thành một trung tâm đa tryền thông (Multimedia), thực hiện Chính Phủ Điện tử (E-Government ).
3 - Khu dân cư phía Bắc: Gần chân cầu Thủ Thiêm.
Những công trình thương mại đa chức năng và mật độ cao hơn sẽ được bố trí theo Đại lộ Vòng Cung. Các công trình dân cư với nhiều loại hình lô phố đa dạng, cao từ 4-20, dự kiến 50.000 người
4 - Khu dân cư phía Đông: Khu này là sự chuyển tiếp giao thoa giữa Thủ Thiêm, Q2, Q9, chiều cao khoảng 12 tầng, dự kiến có 15.000 người sinh sống.
5 - Khu ngập nước phía Nam: Dành cho mục đích phục vụ nghỉ ngơi giải trí, được hoà hợp trong cảnh quan châu thổ hiện hữu. Khôi phục Rừng Tràm sẽ được gìn giữ như một phần của văn hoá và sinh thái có đặc trưng Nam Bộ.
Với những cao ốc dự kiến xây dựng tại Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm nêu trên cùng với các cao ốc tương tự của khu trung tâm đô thị hiện hữu (Q1, Q4, Quận Bình Thạnh) là những công trình tiêu biểu góp phần quan trọng hình thành một “Trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính” “Trung tâm chuyên môn hoá - công nghệ cao” của Khu Vực Đông Nam Á, để thành phố Hồ Chí Minh có “Tầm vóc Quốc tế”.
Nguyễn Đăng Sơn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô Thị
& Phát Triển Hạ Tầng (IUSID)(Theo Tạp chí KTVN)
& Phát Triển Hạ Tầng (IUSID)(Theo Tạp chí KTVN)
Tài liệu tham khảo: 1. Đặc điểm tăng trưởng của các Thành phố Châu á Nathaniel Von Einsiedel, 1998.
2. Thành phố Hồ Chí Minh vươn tới tầm vóc quốc tế ở thế kỷ 21 - Nguyễn Đăng Sơn, 1998.3. Một số vấn đề về quy hoạch phát triển Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm - Nguyễn Đăng Sơn, 2003.
4. Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Thủ Thiêm-Sasaki Associates, Inc & Viện Quy hoạch Thành phố HCM, 2004.
5. Kế hoạch đầu tư và tài chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm - EDAW, 2006.
Quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm – Thành phố văn minh hiện đại với đặc trưng đô thị sông nước.
1. Đô thị kết nối với những dòng sông.
Dự án phát triển Thủ Thiêm tạo ra một cơ hội độc đáo để nối kết dòng sông với thành phố. Bán đảo Thủ Thiêm thừa hưởng gần 8,5 kilômét bờ sông dọc theo Sông Sài Gòn. Từ rất lâu, dòng sông này vẫn là “cửa hậu” hay đường viền của thành phố, được dùng để hỗ trợ thương mại và vận chuyển. Ở một số đoạn, sông bị ô nhiểm và bờ sông được sử dụng làm cơ sở của hoạt động tàu biển, nhà kho và bãi chứa hàng. Tuy thế, khi Thủ Thiêm được phát triển, dòng sông sẽ được tôn tạo thành một yếu tố quan trọng về cảnh quan, vận tải và môi trường, sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống và môi trường đô thị nói chung khi dòng nước chảy qua giữa Khu Thủ Thiêm và Quận 1.Với Khu Thủ Thiêm nằm dọc theo bờ tạo ra một hình ảnh ấn tượng mới, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nghĩ đến như là một đô thị ven sông, một hình ảnh tích cực và bền vững cho một đô thị đẳng cấp quốc tế.
Quy hoạch tổng mặt bằng tạo nên một “đô thị châu thổ” giữ lại điều kiện “sông nước” của vùng châu thổ trong phát triển đô thị, thay vì phá hủy điều kiện thiên nhiên đó. Kênh rạch và thảm thực vật cung cấp khung cảnh không gian xanh mở cho môi trường đô thị.
Không gian mở chiếm đa số mục đích sử dụng đất tại Thủ Thiêm. Những công viên dọc bờ sông nối kết Khu Lõi trung tâm và những khu dân cư về phía bắc với dòng sông. Kênh đô thị nối Sài Gòn với Hồ Trung tâm, rồi hồ này nối với một hệ thống kênh rạch tự nhiên chảy về vùng cảnh quan châu thổ được khôi phục. Quảng trường Trung tâm, Hồ Trung tâm, và các công viên trong từng khu vực tăng cường sự nối kết hơn nữa với mạng lưới không gian mở toàn diện này. Quy hoạch Sử dụng Đất được lập với tinh thần là Quy hoạch đó phải có tính linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai của thành phố, và đáp ứng các điều kiện kinh tế xã hội biến động.
2. Các không gian mặt nước trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm:
Quy hoạch Chi tiết Tổng mặt bằng xác định các loại hình cảnh quan mặt nước sau:
Bờ Sông Dân Cư: Ấn định bởi Sông Sài Gòn và Khu Dân cư phía bắc, và bởi một kênh đô thị về phía tây và một kênh tự nhiên về phía Đông, công viên bờ sông tự nhiên này dài khoảng 1,8 kilômét với bề rộng trung bình 120 mét. Công viên sẽ được sử dụng chủ yếu bởi dân cư trong Khu Dân cư phía bắc và theo dự kiến đây là nơi tụ họp cộng đồng.
Kênh Đô Thị: Có bốn kênh đô thị ở Thủ Thiêm. Ba kênh nằm trong Khu Dân cư phía bắc và một kênh nằm ở phía nam của Khu Lõi, về phía tây của khu thể thao và giải trí. Những con kênh phía bắc rộng khoảng 35 mét bới đường bách bộ đô thị dọc hai bờ kênh. Xấy xỉ 800 mét chiều dài, hai con kênh phía cực Đông hoà trộn vào trong các công trình mỹ quang công cộng bên trong các khu dân cư. Hệ thống taxi thủy rộng khắp sẽ sử dụng hệ thống kênh rạch. Bốn cây cầu bắc ngang qua kênh sẽ có độ cao đủ để cho phép taxi thủy chạy trên những con kênh.
Bờ Sông Đô Thị: Bờ sông đô thị được xác định là “Công viên Vòng cung”, ôm lấy Sông Sài Gòn nằm giữa Trung tâm Hội nghị về phía bắc và Công viên Thể thao về phía nam, có chiều dài 2 kilômét. Phần lớn chiều dài này, Công viên Vòng cung được tạo đường viền bằng cây trồng. Mút phía nam của công viên được tạo điểm nhấn bằng địa hình ngoạn mục. Mút phía bắc Công viên Vòng cung dành cho không gian biểu diễn ngoài trời. Buổi tối, đi dạo dọc theo bờ sông sẽ là điều ấn tượng đáng nhớ nhất về một trong những đô thị bờ sông có đẳng cấp quốc tế.
Hồ Trung Tâm: Hồ Trung tâm nằm ở vị trí trái tim của Thủ Thiêm. Hồ được xây dựng với ý tưởng một không gian mở xinh đẹp tầm cở thành phố, sẽ được sử dụng bởi tất cả mọi người dân TP. HCM cũng như cư dân Thủ Thiêm và du khách. Hồ Trung tâm có diện tích khoảng 14 hecta, với đường kính trung bình ở đoạn hình tròn khoảng 350 mét. Hồ Trung tâm tạo cảnh nền ngoạn mục cho Viện Bảo tàng Nam Bộ. Hồ này sẽ tạo cho ta cảm giác về một môi trường sống động mạnh mẽ.
Kênh Tự Nhiên: Những con kênh tự nhiên toả khắp Thủ Thiêm. Phần lớn kênh rạch hiện hữu được giữ lại trong Quy hoạch Tổng mặt bằng, trong khi một số kênh được cải tạo để đáp ứng phù hợp với yêu cầu vật thể của quy hoạch. Kênh rạch có chiều rộng khác nhau, mặc dù bề rộng tiêu biểu khoảng chừng 50-60 mét. Kênh rạch được quy hoạch nhằm hỗ trợ việc điều tiết nước mưa và nâng cao chất lượng nước.
Bến Du Thuyền/Vận Tải Thủy: Khi tàu hàng và xà lan nhường chỗ cho du thuyền, và khi các cảng vận tải công nghiệp được di dời, một khung cảnh mới của dòng sông sẽ được tạo ra. Bến du thuyền sẽ tạo cho ta cảm nhận về hình ảnh mới của không gian mở Thủ Thiêm. Nằm ở mút phía Đông của Đại lộ Đông-Tây, bên du thuyền sẽ đưa đón du thuyền và cũng là một bến phà và bến taxi thủy.
Cảnh Quan Châu Thổ: Cảnh quan Châu thổ là loại hình cảnh quan chủ đạo tại Thủ Thiêm, thể hiện đặc trưng cảnh quan châu thổ của Nam Bộ và TP. HCM. Hiện nay, nó đóng chức nãng một “ốc đảo” yên tĩnh hiếm hoi bên trong thành phố; quy hoạch cố gắng gìn giữ chức nãng này trong khi vẫn cho phép phát triểnxây dựng giới hạn bên trong những khu được chỉ định.
Thủ Thiêm sẽ là một môi trường đô thị cung cấp chỗ để sinh sống và làm việc, để giải trí và tái tạo tinh thần, để sống hài hoà và tiếp cận với thiên nhiên. Một ý tưởng quan trọng trong thiết kế quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm là hoà hợp cảnh quan châu thổ vào khu đô thị mới này. Các tính chất cảnh quan hiện hữu tạo nên một bản sắc độc đáo, đặc trưng của vùng Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.
Quy hoạch Tổng mặt bằng chứa đựng năm (5) ý tưởng then chốt sau đây:
1.Nối kết khu này với dòng sông
2.Nối Thủ Thiêm vào trung tâm lịch sử của thành phố và Quận 2
3.Giữ cân bằng phát triển xây dựng với không gian mở
4.Tăng cường mật độ và một cấu hình đô thị nén
5.Bảo đảm tính linh hoạt để đáp ứng với tăng trưởng và thay đổi
- Nối vùng này với dòng sông
Dự án phát triển Thủ Thiêm tạo ra một cơ hội độc đáo để nối kết dòng sông với thành phố. Bán đảo Thủ Thiêm thừa hưởng gần 8,5 kilômét bờ sông dọc theo Sông Sài Gòn. Từ rất lâu, dòng sông này vẫn là “cửa hậu” hay đường viền của thành phố, được dùng để hỗ trợ thương mãi và vận chuyển. Ở một số đoạn, sông bị ô nhiểm nặng và bờ sông được sử dụng làm cơ sở của hoạt động tàu biển, nhà kho và bãi chứa hàng. Tuy thế, khi Thủ Thiêm được phát triển, dòng sông sẽ được tôn tạo thành một tài sản quan trọng về cảnh quan, vận tải và môi trường, nó sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống và môi trường đô thị nó chung khi dòng nước chảy qua giữa quận Thủ Thiêm và Quận 1. Cảm nhận về dòng sông sẽ thay đổi, với quận Thủ Thiêm nằm dọc theo một bờ tạo ra một hình ảnh ấn tượng mới như là “postcard” cho trung tâm thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được nghĩ đến như là một đô thị ven sông, một hình ảnh tích cực và bền vững cho một đô thị đẳng cấp quốc tế.
- Nối Thủ Thiêm vào trung tâm lịch sử của thành phố và Quận 2
Thành phố Hồ Chí Minh thật may mắn có được một lịch sử văn hoá phong phú và một cái lõi lịch sử nổi bật để dựa trên đó mà phát triển lên. Quận 1 đại diện cho sự phát triển của thành phố trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Thủ Thiêm sẽ đại diện cho sự thăng tiến của thành phố trong thế kỷ 21, thể hiện sự liên tục của tăng trưởng và Quy mô thành phố. Trong Quy hoạch Tổng mặt bằng 1:5000, những nối kết về thị giác được tạo ra bằng cách sắp xếp bố cục cẩn thận và hài hoà cho những khu không gian mở và đại lộ dọc bờ sông. Các nối kết vật thể được tạo ra bởi cây cầu bộ hành mới ngoạn mục nối Quảng trường Mê Linh với Quảng trường Trung tâm, và bởi các bến phà được nâng cấp.
Phát triển về phía đông Thủ Thiêm ở Quận 2, kết hợp với việc thực hiện dự án đại lộ Đông-Tây, sẽ có ý nghĩa quan trọng cho sự gắn bó hoà hợp trong tương lai của khu vực này. Quy hoạch Tổng mặt bằng Khu đô thị mới Thủ Thiêm bảo đảm sự gắn kết hài hoà trên từng bước phát triển, tạo nền tảng cho sự hoà nhập giữa Thủ Thiêm và phần lớn diện tích phát triển của Quận 2 thông qua các yếu tố thiết lập những nối kết phù hợp về sử dụng đất, vận tải và không gian mở để chúng cùng tăng cường và kết dính một cách hỗ tương.
- Giữ cân bằng phát triển xây dựng với không gian mở
Thủ Thiêm sẽ là một môi trường đô thị cung cấp chỗ để sinh sống và làm việc, để giải trí và tái tạo tinh thần, để sống hài hoà và tiếp cận với thiên nhiên. Một ý tưởng quan trọng của Quy hoạch Tổng mặt bằng 1:2000 là hoà hợp cảnh quan châu thổ vào khu đô thị mới này. Các tính chất cảnh quan hiện hữu tạo nên một bản sắc độc đáo, đặc trưng của vùng Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Quy hoạch tổng mặt bằng tạo nên một “đô thị châu thổ” giữ lại điều kiện “sông nước” của vùng châu thổ trong phát triển đô thị, thay vì phá hủy điều kiện thiên nhiên đó. Kênh rạch và thảm thực vật cung cấp khung cảnh không gian xanh mở cho môi trường đô thị.
Các chiến lược Quy hoạch then chốt đằng sau giải pháp cân bằng này bao gồm:•Quy hoạch Tổng mặt bằng xác định có chọn lọc những khu vực sẽ được san lấp trong khi giữ lại những mãng “xanh” dưới mức nước lũ như những tài sản giúp điều hoà lượng nước mưa.
•Quy hoạch thực hiện có chọn lọc chỉnh dòng kênh rạch, tạo ra ao hồ, và mở rộng mạng lưới giao thông đường thủy đến và đi xuyên qua khu này.
•Quy hoạch Tổng mặt bằng cung cấp một loạt không gian mở đa dạng tạo ra những mãng xanh cho công viên giải trí, với những khoảng không gian mở khác vẫn ở trong trạng thái tự nhiên.
•Khung cảnh không gian mở châu thổ ấn định những khu vực phát triển xây dựng giới hạn.
- Tăng cường mật độ và một cấu hình đô thị nén:
Các lô phát triển xây dựng trong Quy hoạch Tổng mặt bằng 1:5000 được bố trí theo phương hướng phù hợp với điều kiện khí hậu, tối ưu hoá tiềm năng tiếp cận và nối kết vào mạng giao thông và hoặc là tìm cách sử dụng đất càng hiệu quả càng tốt. Quy hoạch Tổng mặt bằng 1:5000 đề nghị thiết lập các lô phát triển xây dựng có mật độ từ trung bình đến cao khai thác các ưu điểm của cấu trúc nén; tính kề cận và đa chức năng; và tiếp cận hệ thống giao thông đa hướng và đa phương thức.
- Bảo đảm tính linh hoạt để đáp ứng với tăng trưởng và thay đổiQuy hoạch Tổng mặt bằng Khu Thủ Thiêm tìm cách tiên liệu các lực lượng tăng trưởng và thay đổi bằng cách cung cấp một bộ khung sử dụng đất, không gian mở và giao thông theo đó có thể đáp ứng với sự phát triển theo thời gian. Quy hoạch đưa ra một loạt các lô phát triển xây dựng dễ quản lý với nhiều Quy mô, vị trí và mục đích sử dụng khác nhau để cho cả khu vực công lẫn khu vực tư có thể tham gia vào hoạt động phát triển xây dựng khu này. Quy hoạch Tổng mặt bằng với ý tưởng phát triển chia thành từng giai đoạn 5 năm tăng dần, nối kết với những dự án phát triển bên ngoài khu vực quy hoạch như di dời cảng và xây dựng cầu vượt qua sông Sài Gòn.Khu đô thị mới Thủ Thiêm xây dựng theo mô hình đô thị "Nam Bộ", hướng đến những mục tiêu của đô thị sinh thái, đậm chất sông nước với kiến trúc mang tính hài hoà, dung nạp có hiệu quả giữa tính hiện đại và tính bản địa, gắn liền và khai thác tốt đặc điểm cảnh quan thiên nhiên thể hiện rõ ớ các đặc điểm sau:
Đặc trưng:Đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh mang đậm nét sông nước "Nam Bộ", điều này trở thành một trong những yếu tố căn bản để thiết lập hệ thống quan điểm và phương pháp quy hoạch Khu Thủ Thiêm phù hợp. Đặc tính đô thị được nhận thấy rõ ràng từ hình ảnh. Một hình ảnh đô thị có thể được tiêu biểu bằng công trình mang tính tượng trưng như Nhà hát Opera Sydney của Úc, Tháp truyền hình Trân Châu của Thượng Hải, skyline của Hồng Kông ... chẳng hạn. Những công trình tiêu biểu phản ánh thời điểm phát triển của một thành phố, nhưng không đại diện cho bản sắc văn hoá và sự tồn tại lâu dài của thành phố. Việc nhận thức về lịch sử phong phú 300 năm hình thành và phát triển TP. HCM và Thủ Thiêm, một vùng đất được xem như một cơ may có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển của thành phố bước vào thế kỷ 21. Đây là một cơ hội duy nhất đặc biệt bởi vì sau hơn 300 năm phát triển, đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn tồn tại một khu đất chứa đựng nhiều thuận lợi đặc biệt để phát triển một trung tâm đô thị mới kết hợp với trung tâm lịch sử của thành phố qua dòng sông cảnh quan Sài Gòn.
Nét đặc biệt của sản phẩm quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm là chứa đựng các yếu tố thiên nhiên, sự quan tâm đến môi trường đô thị, đặc biệt là nhiều nội hàm tiếp cận với bản sắc văn hoá của Thành phố được phản ánh vào bản thiết kế. Đồ án chú trọng đến việc nối kết và tạo lập những gia trị riêng biệt, cách thức tổ chức quần cư đa dạng của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh, xác định nhu cầu và nội dung hoạt động của cư dân, du khách đối với các loại hình không gian biệt lập và không gian của cộng đồng làm sáng tỏ thêm những nét văn hoá đặc trưng của TP. HCM trong việc khai thác các không gian mở (không gian công cộng ngoài trời) có tính nhộn nhịp sôi động và liên tục gắn kết không gian với thời gian, thiết lập các điều kiện tốt nhất cho sự tham gia của cộng đồng với đủ mọi thành phần và lứa tuổi; các khách bộ hành (và cả xe máy) có thể tiếp cận dễ dàng các không gian sinh hoạt công cộng và các dịch vụ khác như mặt nước cây xanh và các yếu tố cảnh quan khác hết sức phong phú đa dạng. Không gian công cộng là sự mở rộng mang tính văn hoá xã hội đa dạng của cư dân và cá nhân. Về mặt triết lý của quản lý đô thị, đó là một phần rất quan trọng của mục tiêu phát triển đô thị bền vững và nâng cao tính công bằng xã hội mà mọi đô thị phải vươn tới.
Đặc điểm môi trường của thành phố liên quan đến các vấn đề về khí hậu, địa chất, thuỷ văn, địa hình và các yếu tố tự nhiên khác ảnh hưởng đến sự hình thành đô thị mới. Rất thú vị khi có những nhận xét mô tả thành phố Hồ Chí Minh như là một “đô thị mang sắc thái Nam Bộ”, một đô thị “sông nước”, điều đó có ý nghĩa là mặt nước và không gian mở đã từ lâu là mối quan hệ gắn bó, nơi mà cư dân đô thị tiếp xúc thường xuyên. Khái niệm “trên bến dưới thuyền” đã trở thành hình ảnh có nét đặc trưng thân thuộc, là một phần của bản sắc văn hoá đặc trưng của các vùng dân cư đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh và Thủ Thiêm. Rất nhiều những hoạt động kinh tế, văn hoá, giao lưu sinh hoạt xã hội đã hàng thế kỹ nay sẽ được tiếp tục phô diễn hết sức sống động trên mặt nước và kênh rạch; cùng với hệ thống cây xanh, thực vật đặc trưng, cảnh quan và không gian mở đa dạng được nâng lên tầm nhìn mới, hiện đại văn minh sẽ tạo ra một môi trường sống bền vững, thân thiện.
Liên kết giữa các khu ở, mặt nước và không gian mở:
Trong một thành phố hiện đại, việc tạo ra cơ hội để mọi người được tiếp xúc nhiều nhất với thiên nhiên là rất quan trọng. Đó là yếu tố chủ yếu để tạo nên một cuộc sống hài hoà, lành mạnh. Việc tiếp xúc với thiên nhiên có thể trực tiếp hay gián tiếp. Hiện nay, cư dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ được cung cấp khoảng 5m2 không gian công cộng/người; mục tiêu là phải cung cấp khoảng 17m2 đất công cộng/người tại quận 2, một vùng đô thị phát triển mới của thành phố. Một đặc điểm văn hoá của khu Thủ Thiêm là mức độ tiếp xúc rất nhiều của cư dân với sông nước. Những người dân sống dọc theo các con kênh, sử dụng dòng kênh như luồng giao thông quan trọng, một mặt bằng giao tiếp đặc trưng của đô thị sông nước.Một mục tiêu quan trọng của tiến trình thiết kế quy hoạch chi tiết cho Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm là phải thẩm thấu và kết nối được các nội dung lịch sử bản sắc văn hoá có tính đặc trưng cao với môi trường thiên nhiên được tôn tạo trong đô thị mới đã thể hiện ở thiết kế quy hoạch.
Nét đặc biệt của sản phẩm quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm là chứa đựng các yếu tố thiên nhiên, sự quan tâm đến môi trường đô thị, đặc biệt là nhiều nội hàm tiếp cận với bản sắc văn hoá của Thành phố được phản ánh vào bản thiết kế. Đồ án chú trọng đến việc nối kết và tạo lập những gia trị riêng biệt, cách thức tổ chức quần cư đa dạng của cư dân Thành phố Hồ Chí Minh, xác định nhu cầu và nội dung hoạt động của cư dân, du khách đối với các loại hình không gian biệt lập và không gian của cộng đồng làm sáng tỏ thêm những nét văn hoá đặc trưng của TP. HCM trong việc khai thác các không gian mở (không gian công cộng ngoài trời) có tính nhộn nhịp sôi động và liên tục gắn kết không gian với thời gian, thiết lập các điều kiện tốt nhất cho sự tham gia của cộng đồng với đủ mọi thành phần và lứa tuổi; các khách bộ hành (và cả xe máy) có thể tiếp cận dễ dàng các không gian sinh hoạt công cộng và các dịch vụ khác như mặt nước cây xanh và các yếu tố cảnh quan khác hết sức phong phú đa dạng. Không gian công cộng là sự mở rộng mang tính văn hoá xã hội đa dạng của cư dân và cá nhân. Về mặt triết lý của quản lý đô thị, đó là một phần rất quan trọng của mục tiêu phát triển đô thị bền vững và nâng cao tính công bằng xã hội mà mọi đô thị phải vươn tới.
Đặc điểm môi trường của thành phố liên quan đến các vấn đề về khí hậu, địa chất, thuỷ văn, địa hình và các yếu tố tự nhiên khác ảnh hưởng đến sự hình thành đô thị mới. Rất thú vị khi có những nhận xét mô tả thành phố Hồ Chí Minh như là một “đô thị mang sắc thái Nam Bộ”, một đô thị “sông nước”, điều đó có ý nghĩa là mặt nước và không gian mở đã từ lâu là mối quan hệ gắn bó, nơi mà cư dân đô thị tiếp xúc thường xuyên. Khái niệm “trên bến dưới thuyền” đã trở thành hình ảnh có nét đặc trưng thân thuộc, là một phần của bản sắc văn hoá đặc trưng của các vùng dân cư đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh và Thủ Thiêm. Rất nhiều những hoạt động kinh tế, văn hoá, giao lưu sinh hoạt xã hội đã hàng thế kỹ nay sẽ được tiếp tục phô diễn hết sức sống động trên mặt nước và kênh rạch; cùng với hệ thống cây xanh, thực vật đặc trưng, cảnh quan và không gian mở đa dạng được nâng lên tầm nhìn mới, hiện đại văn minh sẽ tạo ra một môi trường sống bền vững, thân thiện.
Liên kết giữa các khu ở, mặt nước và không gian mở:
Trong một thành phố hiện đại, việc tạo ra cơ hội để mọi người được tiếp xúc nhiều nhất với thiên nhiên là rất quan trọng. Đó là yếu tố chủ yếu để tạo nên một cuộc sống hài hoà, lành mạnh. Việc tiếp xúc với thiên nhiên có thể trực tiếp hay gián tiếp. Hiện nay, cư dân thành phố Hồ Chí Minh chỉ được cung cấp khoảng 5m2 không gian công cộng/người; mục tiêu là phải cung cấp khoảng 17m2 đất công cộng/người tại quận 2, một vùng đô thị phát triển mới của thành phố. Một đặc điểm văn hoá của khu Thủ Thiêm là mức độ tiếp xúc rất nhiều của cư dân với sông nước. Những người dân sống dọc theo các con kênh, sử dụng dòng kênh như luồng giao thông quan trọng, một mặt bằng giao tiếp đặc trưng của đô thị sông nước.Một mục tiêu quan trọng của tiến trình thiết kế quy hoạch chi tiết cho Khu Trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm là phải thẩm thấu và kết nối được các nội dung lịch sử bản sắc văn hoá có tính đặc trưng cao với môi trường thiên nhiên được tôn tạo trong đô thị mới đã thể hiện ở thiết kế quy hoạch.
Đầu tư đô thị Nam TP.HCM - Một cơ hội đã mất?
Đến nay khi hạ tầng đô thị TP. HCM đã quá tải và tắc nghẽn về tất cả mọi mặt, chúng ta có dịp nhìn lại: Có những cơ hội lớn để chỉnh trang đô thị nhưng đã bị bỏ lỡ. Từ đó, có thể rút ra bài học cho những cơ hội khác. VietNamNet giới thiệu bài viết của chuyên gia kinh tế Phan Chánh Dưỡng về bài học phát triển đô thị mới Nam TP. HCM.Các cơ sở hạ tầng căn bản như đường giao thông, cấp thoát nước, nhà ở… của TP. HCM đều ở tình trạng quá tải nghiêm trọng. Trong khi đó, các dự án xây dựng hạ tầng đều vướng khâu di dời giải tỏa. Các chương trình chỉnh trang đô thị đều ở qui mô manh mún và không đồng bộ.Thế nhưng, cách đây 15 năm TP. HCM đã có một cơ hội lớn. Đó là qui hoạch phát triển đô thị Nam TP. HCM.
Bản qui hoạch khu đô thị Nam TP. HCM do các kiến trúc Mỹ đưa ra đã giúp cho đề án phát triển Nam TP. HCM đoạt giải thưởng kiến trúc xuất sắc của Tạp chí Kiến trúc Hoa Kỳ năm 1995 và tiếp đó là giải thưởng danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ năm 1997. Đây cũng là lần đầu tiên một đô thị ở châu Á đoạt giải thưởng danh dự về qui hoạch.
Từ ý tưởng qui hoạch
Trên một vùng đất sình lầy và quanh năm ngập mặn, khu đô thị mới Nam TP. HCM được qui hoạch trên một diện tích rộng 2600 ha gồm một tuyến đường xương sống chạy xuyên suốt 17,8 km với lộ giới 120m và 20 phân khu chức năng, cấu thành một đô thị được qui hoạch hiện đại trải dài từ cửa Khu chế xuất Tân Thuận xuyên qua quận 7, quận 8, huyện Bình Chánh, nối liền với Quốc lộ 1 hướng về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vị trí cũng như nội dung, qui mô của khu đô thị Nam TP. HCM được qui hoạch như trên được xây dựng trên ý tưởng:
Thứ nhất, đây là một phần trong chuỗi đề án đưa TP. HCM phát triển hướng ra phía biển Đông. Chuỗi đề án này bao gồm cả Khu chế xuất Tân Thuận, Nhà máy điện Hiệp Phước, Khu công nghiệp Hiệp Phước, cảng Hiệp Phước v.v...
Thứ hai, khu đô thị mới Nam TP. HCM là một thành phố hoàn toàn mới, không những có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ mà còn có cơ sở hạ tầng xã hội hiện đại, có các công năng bổ sung cho nội đô hiện tại của thành phố.
Để thực hiện ý tưởng và nội dung của khu đô thị trên, Công ty phát triển công nghiệp IPC (cũng là đối tác phía Việt Nam trong Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng) đã đề nghị UBND TP. HCM thành lập Công ty cổ phần Nam Sài Gòn (Sadeco) để cùng thực hiện khu đô thị mới nêu trên. Theo đề xuất, các thành viên của Sadeco gồm hai nhóm:
Thành phần nhà nước gồm các công ty xây dựng nhà của 17 quận huyện, các công ty lớn tiêu biểu của thành phố như Công ty Du lịch thành phố, Coop-Mart, Công ty Thanh niên xung phong…
Thành phần nhân dân gồm những người dân có đất nằm trong 2600 ha khu hoạch của đô thị Nam TP. HCM. Như vậy người dân sẽ có lợi ích lâu dài, và gắn liền với lợi nhuận của công ty phát triển hạ tầng, thay vì chỉ nhận tiền đền bù giải tỏa một lần.
Bản qui hoạch khu đô thị Nam TP. HCM do các kiến trúc Mỹ đưa ra đã giúp cho đề án phát triển Nam TP. HCM đoạt giải thưởng kiến trúc xuất sắc của Tạp chí Kiến trúc Hoa Kỳ năm 1995 và tiếp đó là giải thưởng danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ năm 1997. Đây cũng là lần đầu tiên một đô thị ở châu Á đoạt giải thưởng danh dự về qui hoạch.
Từ ý tưởng qui hoạch
Trên một vùng đất sình lầy và quanh năm ngập mặn, khu đô thị mới Nam TP. HCM được qui hoạch trên một diện tích rộng 2600 ha gồm một tuyến đường xương sống chạy xuyên suốt 17,8 km với lộ giới 120m và 20 phân khu chức năng, cấu thành một đô thị được qui hoạch hiện đại trải dài từ cửa Khu chế xuất Tân Thuận xuyên qua quận 7, quận 8, huyện Bình Chánh, nối liền với Quốc lộ 1 hướng về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vị trí cũng như nội dung, qui mô của khu đô thị Nam TP. HCM được qui hoạch như trên được xây dựng trên ý tưởng:
Thứ nhất, đây là một phần trong chuỗi đề án đưa TP. HCM phát triển hướng ra phía biển Đông. Chuỗi đề án này bao gồm cả Khu chế xuất Tân Thuận, Nhà máy điện Hiệp Phước, Khu công nghiệp Hiệp Phước, cảng Hiệp Phước v.v...
Thứ hai, khu đô thị mới Nam TP. HCM là một thành phố hoàn toàn mới, không những có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ mà còn có cơ sở hạ tầng xã hội hiện đại, có các công năng bổ sung cho nội đô hiện tại của thành phố.
Để thực hiện ý tưởng và nội dung của khu đô thị trên, Công ty phát triển công nghiệp IPC (cũng là đối tác phía Việt Nam trong Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng) đã đề nghị UBND TP. HCM thành lập Công ty cổ phần Nam Sài Gòn (Sadeco) để cùng thực hiện khu đô thị mới nêu trên. Theo đề xuất, các thành viên của Sadeco gồm hai nhóm:
Thành phần nhà nước gồm các công ty xây dựng nhà của 17 quận huyện, các công ty lớn tiêu biểu của thành phố như Công ty Du lịch thành phố, Coop-Mart, Công ty Thanh niên xung phong…
Thành phần nhân dân gồm những người dân có đất nằm trong 2600 ha khu hoạch của đô thị Nam TP. HCM. Như vậy người dân sẽ có lợi ích lâu dài, và gắn liền với lợi nhuận của công ty phát triển hạ tầng, thay vì chỉ nhận tiền đền bù giải tỏa một lần.
Về chức năng, Công ty Sadeco sẽ quản lý 1600 ha (phần đất ngoài 5 khu đất giao cho Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng và đất xây dựng tuyến đường trục), đồng thời xây dựng đồng bộ với Công ty Phú Mỹ Hưng.
Theo đề án, Công ty Sadeco sẽ vận dụng điều kiện pháp lý cũng như khả năng của các công ty thành viên của các quận huyện, để bảo đảm các quận huyện sẽ có quỹ đất tại khu đô thị mới. Quỹ đất này sẽ là điều kiện để các quận huyện dùng để chuyển một phần dân cư trong nội thành ra khu đô thị mới, từ đó sẽ có những khoảng đất trống nhằm chỉnh trang nội thành TP. HCM.
Đến thực tế thực hiện
Do nhiều nguyên nhân, việc đưa người dân có đất tham gia cổ phần vào Sadeco đã không được thông qua. Các công ty của các quận huyện cũng không tham gia đầy đủ. Trong khi đó có một vài công ty cổ phần khác lại xin tham gia vào. Từ đó hình thành nên thành phần cổ đông của Sadeco khác với ý tưởng ban đầu.
Theo đề án, Công ty Sadeco sẽ vận dụng điều kiện pháp lý cũng như khả năng của các công ty thành viên của các quận huyện, để bảo đảm các quận huyện sẽ có quỹ đất tại khu đô thị mới. Quỹ đất này sẽ là điều kiện để các quận huyện dùng để chuyển một phần dân cư trong nội thành ra khu đô thị mới, từ đó sẽ có những khoảng đất trống nhằm chỉnh trang nội thành TP. HCM.
Đến thực tế thực hiện
Do nhiều nguyên nhân, việc đưa người dân có đất tham gia cổ phần vào Sadeco đã không được thông qua. Các công ty của các quận huyện cũng không tham gia đầy đủ. Trong khi đó có một vài công ty cổ phần khác lại xin tham gia vào. Từ đó hình thành nên thành phần cổ đông của Sadeco khác với ý tưởng ban đầu.
Phần lớn diện tích còn lại vẫn chỉ là những dự án nhỏ lẻ, dở dang, và hỗn độn (ảnh: www.monre.gov.vn) |
Đáng tiếc hơn nữa, một cơ hội quan trọng đã bị bỏ lỡ. Đó là cơ hội để các quận nội đô của TP. HCM có quỹ đất lý tưởng, từ đó tiến hành chỉnh trang theo qui mô lớn.
Gọi là quỹ đất “lý tưởng”, trước tiên là đẹp. Ngày nay không ai phủ nhận Phú Mỹ Hưng đang là một đô thị mơ ước của nhiều người dân. Nếu phải di dời đến khu như Phú Mỹ Hưng, có lẽ chẳng ai lại cho là “bị di dời”.Thứ hai, đó là quỹ đất lớn, để có thể di dời giải tỏa toàn bộ những khu đất rộng trong nội đô, từ đó xây mới toàn bộ đường giao thông, nhà ở, các công trình ngầm dưới đất, các loại đường dây trên cao, các công trình công cộng… theo qui hoạch hiện đại.Một ví dụ về chỉnh trang không theo qui mô lớn: TP. HCM phải tốn chi phí đền bù giải tỏa trên 778 tỉ đồng để mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tuy nhiên, lộ giới vẫn chỉ đạt 30m. Xe tải vẫn chạy chung với xe đạp. Hai bên đường vẫn là những căn nhà được chắp vá lủng củng trên phần còn lại sau khi đã cắt xén.
Gọi là quỹ đất “lý tưởng”, trước tiên là đẹp. Ngày nay không ai phủ nhận Phú Mỹ Hưng đang là một đô thị mơ ước của nhiều người dân. Nếu phải di dời đến khu như Phú Mỹ Hưng, có lẽ chẳng ai lại cho là “bị di dời”.Thứ hai, đó là quỹ đất lớn, để có thể di dời giải tỏa toàn bộ những khu đất rộng trong nội đô, từ đó xây mới toàn bộ đường giao thông, nhà ở, các công trình ngầm dưới đất, các loại đường dây trên cao, các công trình công cộng… theo qui hoạch hiện đại.Một ví dụ về chỉnh trang không theo qui mô lớn: TP. HCM phải tốn chi phí đền bù giải tỏa trên 778 tỉ đồng để mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tuy nhiên, lộ giới vẫn chỉ đạt 30m. Xe tải vẫn chạy chung với xe đạp. Hai bên đường vẫn là những căn nhà được chắp vá lủng củng trên phần còn lại sau khi đã cắt xén.
Bài học kinh nghiệm
Chúng ta đặt giả định rằng nếu hơn mười năm trước, Công ty Sadeco được hình thành như ý tưởng ban đầu. Điều gì xảy ra?
Những người dân có đất trở thành cổ đông của Sadeco, được hưởng những lợi nhuận đem lại do Sadeco quản lý 1600 ha và cùng Phú Mỹ Hưng xây dựng các phân khu chức năng còn lại như bản qui hoạch được Thủ tướng duyệt. Nếu như vậy, chắc rằng công việc đền bù giải tỏa đất không thể khó khăn như ngày hôm nay. Hơn nữa, khu đô thị mới sẽ không chỉ là khu Phú Mỹ Hưng, mà còn phát triển đồng bộ cả khu Nam TP. HCM với 2600 ha.
Các quận huyện thông qua các công ty nhà đất, là cổ đông của Công ty Sadeco đều có quỹ đất tại khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Với quỹ đất này, có thể xây dựng những khu tái định cư qui mô lớn. Như vậy việc chỉnh trang các nội thị, việc giải quyết nạn kẹt xe v.v... chắc cũng không thể trầm trọng như hiện nay.
Điều này nói lên rằng, việc xây dựng một đô thị không những đòi hỏi phải nhìn xa trông rộng, phải có kiến thức, phải quyết tâm, mà còn phải tôn trọng qui hoạch một cách triệt để và xuyên suốt. Không thể cứ nhiệm kỳ lãnh đạo thay đổi thì qui hoạch lại thay đổi theo. Qui hoạch không thể sản sinh bởi một mệnh lệnh hành chính mà là một công việc tính toán cho một tương lai dài, do đó phải đòi hỏi nghiên cứu, luận chứng một cách khoa học. Đồng thời thực hiện một qui hoạch cũng đòi hỏi một thời gian dài 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa.
Bài học về thực hiện qui hoạch khu Nam TP. HCM, nếu không được nhìn nhận một cách nghiêm túc, đang và sẽ lặp lại ở những khu qui hoạch mới, không chỉ ở TP. HCM mà còn ở các thành phố khác của Việt Nam.
Khái niệm qui hoạch treo là không tồn tại. Chỉ có qui hoạch đúng hoặc sai nhưng không có qui hoạch treo. Đề án treo thì có, vì đề án không thực hiện được.
Chúng ta đặt giả định rằng nếu hơn mười năm trước, Công ty Sadeco được hình thành như ý tưởng ban đầu. Điều gì xảy ra?
Những người dân có đất trở thành cổ đông của Sadeco, được hưởng những lợi nhuận đem lại do Sadeco quản lý 1600 ha và cùng Phú Mỹ Hưng xây dựng các phân khu chức năng còn lại như bản qui hoạch được Thủ tướng duyệt. Nếu như vậy, chắc rằng công việc đền bù giải tỏa đất không thể khó khăn như ngày hôm nay. Hơn nữa, khu đô thị mới sẽ không chỉ là khu Phú Mỹ Hưng, mà còn phát triển đồng bộ cả khu Nam TP. HCM với 2600 ha.
Các quận huyện thông qua các công ty nhà đất, là cổ đông của Công ty Sadeco đều có quỹ đất tại khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Với quỹ đất này, có thể xây dựng những khu tái định cư qui mô lớn. Như vậy việc chỉnh trang các nội thị, việc giải quyết nạn kẹt xe v.v... chắc cũng không thể trầm trọng như hiện nay.
Điều này nói lên rằng, việc xây dựng một đô thị không những đòi hỏi phải nhìn xa trông rộng, phải có kiến thức, phải quyết tâm, mà còn phải tôn trọng qui hoạch một cách triệt để và xuyên suốt. Không thể cứ nhiệm kỳ lãnh đạo thay đổi thì qui hoạch lại thay đổi theo. Qui hoạch không thể sản sinh bởi một mệnh lệnh hành chính mà là một công việc tính toán cho một tương lai dài, do đó phải đòi hỏi nghiên cứu, luận chứng một cách khoa học. Đồng thời thực hiện một qui hoạch cũng đòi hỏi một thời gian dài 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa.
Bài học về thực hiện qui hoạch khu Nam TP. HCM, nếu không được nhìn nhận một cách nghiêm túc, đang và sẽ lặp lại ở những khu qui hoạch mới, không chỉ ở TP. HCM mà còn ở các thành phố khác của Việt Nam.
Khái niệm qui hoạch treo là không tồn tại. Chỉ có qui hoạch đúng hoặc sai nhưng không có qui hoạch treo. Đề án treo thì có, vì đề án không thực hiện được.
Thêm Khu đô thị mới hoành tráng tại Nam Sài Gòn
Một tin vui vừa đến với người dân huyện Nhà Bè: Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án phát triển Khu đô thị mới (KĐTM) Nhơn Đức - Phước Kiển, thuộc huyện Nhà Bè, TPHCM. Đây là dự án có quy mô rất lớn, nằm sát bên KĐTM Phú Mỹ Hưng. Dự án ra đời sẽ làm thay da đổi thịt bộ mặt đô thị và cuộc sống người nông dân nơi đây.
Diện tích gần bằng quận 4! Theo tờ trình của Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP về quy hoạch 1/200 thì khu đất dự kiến xây dựng KĐTM Nhơn Đức-Phước Kiển có diện tích khoảng 349,365ha, quy mô gần bằng quận 4, TPHCM! Dự án thuộc xã Nhơn Đức và Phước Kiển, phía Đông giáp đường Nguyễn Hữu Thọ (lộ giới 60m), phía Tây giáp các dự án dân cư kế cận và đường dự phóng (lộ giới 30m), phía Nam giáp đường Nguyễn Bình, phía Bắc giáp rạch Ông Bốn và các dự án kế cận.Khu vực dự kiến của dự án phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố về phía Nam, hướng ra biển. Việc đầu tư dự án nhằm mục tiêu xây dựng KĐTM Nhơn Đức-Phước Kiển thành khu đô thị hiện đại với các khu dân cư, cùng hệ thống công trình tiện ích, công cộng như thương mại, dịch vụ, trường học, văn hóa, y tế… và hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ gắn kết hệ thống kỹ thuật chung khu vực. Đồng thời khai thác triệt để điều kiện hiện trạng (sông rạch) nhằm tạo điều kiện trở thành một khu đô thị mới quy mô, mang tính đặc trưng là đô thị sinh thái nghỉ dưỡng và giải trí cho khu vực phía Nam.KĐTM Nhơn Đức–Phước Kiển hình thành sẽ thúc đẩy khu vực xung quanh phát triển nhanh, góp phần thực hiện chủ trương lớn của thành phố là giãn dân từ khu vực nội thành. Ngoài các chức năng đặc trưng của một KĐTM, dự án Nhơn Đức-Phước Kiển còn có thêm một số công trình công cộng cấp khu vực là khu thương mại, dịch vụ, văn phòng khách sạn... trong đó tập trung phát triển khu thương mại với các trung tâm mua sắm quy mô lớn.Theo các chỉ tiêu quy hoạch-kiến trúc của dự án: Đất dân dụng là 296,885ha; đất ngoài dân dụng 52,48ha (đất sông rạch, cây xanh cách ly tuyến điện), quy mô dân số khoảng 68.000 người... Trong đó, các tuyến đường chính liên khu vực có lộ giới 30-40m, xây dựng các tuyến đường khu vực 16m-25m, điểm đặc biệt là tầng cao xây dựng của KĐTM này không bị khống chế. Theo quy hoạch, KĐTM Nhơn Đức-Phước Kiển được bao quanh bởi một số dự án dân cư đang hình thành như Thái Sơn, Phú Xuân, Cotec, Vạn Phát Hưng... và sát bên khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Đánh thức vùng đất bưng biềnTuy cách trung tâm thành phố không xa nhưng do hạ tầng yếu kém và người dân đa phần là thuần nông, do vậy huyện Nhà Bè vẫn là địa phương chậm phát triển, cuộc sống người dân còn nhiều cơ cực. Theo một lãnh đạo UBND huyện Nhà Bè thì những năm gần đây đã có hàng chục dự án được đầu tư, tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan nên việc triển khai còn ì ạch. Ngoài Khu công nghiệp Hiệp Phước đi vào hoạt động, giải quyết một phần nguồn lao động cho địa phương thì các dự án khác vẫn đang trong tình trạng dở dang. “Hạ tầng của huyện Nhà Bè quá lạc hậu, do đó dễ làm nản lòng các nhà đầu tư cũng như người dân muốn đến định cư lâu dài”, một chủ đầu tư địa ốc, nhận định.Nhằm thay đổi bộ mặt huyện Nhà Bè không gì khác hơn là tạo ra một động lực nhằm thúc đẩy hạ tầng cơ sở và cải thiện đời sống cho cư dân. Và KĐTM Nhơn Đức-Phước Kiển sẽ là điển hình-đưa huyện Nhà Bè trở thành một bộ mặt đô thị mới nhờ vào tầm vóc của dự án. “Dự án KĐTM Nhơn Đức-Phước Kiển có quy mô lớn và được đầu tư bằng 100% nguồn vốn nước ngoài nên chắc chắn sẽ triển khai nhanh chóng và thuận lợi. Chúng tôi hy vọng sau khi dự án này được triển khai sẽ là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Nhà Bè nhanh chóng phát triển, trở thành một đô thị mới khang trang trong tương lai”, ông Hoàng Tiến Thụ, Chánh văn phòng UBND huyện, phấn khởi nói.
Nhà đầu tư GS là ai?
KĐTM Nhơn Đức- Phước Kiển do Công ty TNHH Phát triển GS Nhà Bè (100% vốn nước ngoài) làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư 189 triệu USD.
Theo ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, Công ty TNHH Phát triển GS Nhà Bè thuộc Tập đoàn GS Engineering & Construction của Hàn Quốc. Hiện nay tập đoàn này đang tiến hành đầu tư nhiều dự án tầm cỡ tại TPHCM. Trước đó, UBND TPHCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư dự án sân golf Củ Chi cho Tập đoàn GS Engineering & Construction (Hàn Quốc), hai bên cũng ký tắt hợp đồng đầu tư xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao). Dự án sân golf có tổng diện tích 200 ha tại xã Tân Thông Hội, khu đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi, 36 lỗ và các cơ sở hạ tầng phụ trợ cho sân golf, tổng vốn đầu tư 42,6 triệu USD và thời hạn khai thác 50 năm. Dự án xây dựng tuyến đường nối sân bay Tân Sơn Nhất, cầu Bình Lợi và đường Vành đai ngoài có tổng chiều dài gần 14km, vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD.
Các cao ốc cao cấp ven sông
Theo công ty CB Richard Ellis, trong khoảng 5 năm tới, giá của các cao ốc ven sông có thể tăng gấp đôi, thậm chí là gấp ba.
Marc Townsend, Giám đốc Điều hành của công ty Tư vấn Bất động sản CB Richard Ellis cho biết: “Trong 3 hoặc 4 năm tới, nhu cầu về nhà ở của người Việt Nam sẽ tăng cao, đặc biệt là các chung cư ven sông. Giá của loại chung cư này có thể dao động từ 3.000USD-4.000USD/m2.
Hiện tại, ở TPHCM, giá của các chung cư ven sông là hoàn toàn ổn định. Bên cạnh các biệt thự ven sông ở Thảo Điền, An Phú, quận 1, làn sóng đầu tư vào các dự án bất động sản ven sông đã lan đến Nhà Bè, quận 7 và một vài khu vực ở phía Nam tỉnh Bình Dương.
Giá của các chung cư ven sông phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của mỗi dự án. Ở phía Nam Sài Gòn, hiện tại, các chung cư thuộc dự án Him Lam – Kênh Tẻ có giá cao nhất, từ 21-22 triệu VND/m2 (1.300-1.370USD/s.q.m).
Nhận thấy nhu cầu về chung cư ven sông gia tăng, Công ty Cổ phần Phát triển nhà Nam Sài Gòn (Sadeco) đã tiến hành dự án xây dựng các biệt thự cao cấp ven sông Ông Lớn thuộc xã Bình Hưng, quận Bình Chánh, TPHCM.
Ở Nhà Bè, CTTNHH Phú Mỹ Thuận đang thực hiện dự án Phú Mỹ Hưng, một dãy chung cư cao cấp khác đối diện với Long Tàu và sông Nhà Bè, chỉ một tháng sau khi công ty thông báo bán các căn hộ trong dự án này (8/2007), tất cả đã được bán hết.Ở các quận ngoại thành khác như quận 9 và Thủ Đức, các nhà đầu tư đang xây dựng dãy chung cư dọc sông Sài Gòn, bao gồm khu nhà ở Trường Thanh 1 của công ty Cổ phần Nhà Việt Nam ở quận 1.Theo công ty CB Richard Ellis, trong số 8 thị thị trường bất động sản sẽ nổi lên trong tương lai (chung cư ven sông, biệt thự ven biển và trên đồi, các phòng khám chữa bệnh và bệnh viện ở xa trung tâm TP, chung cư đặc biệt cho thuê, các công trình liên quan đến cửa hàng bán lẻ với phạm vi lớn, các công trình xây dựng cho thuê do các công ty, tổ chức sở hữu), thị trường chung cư ven sông sẽ phát triển mạnh và giá của chúng trong khoảng 5 năm tới sẽ tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba.Ông Nguyễn Quốc Vỹ Liêm, Giám đốc Marketing CTTNHH Dịch vụ Xây dựng Đất Xanh giải thích: “Khi tiêu chuẩn đời sống được nâng cao, người ta sẽ chú ý đến môi trường xung quanh hơn là giá của bất động sản.”Hiện tại, Đất Xanh đang làm chủ dự án Resort và Biệt thự Western Land ở bờ sông Thi Tinh tỉnh Bình Dương.Theo các công ty bất động sản, các dự án bất động sản có liên quan đến khu vực bờ sông luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng nhưng đó chủ yếu là các nhà đầu tư chứ không phải khách hàng sử dụng thực sự.
Kiến trúc sư Phạm Gia Yến, giảng viên của Đại học Kiến Trúc TP HCM nói rằng: “Vị trí xa trung tâm Thành phố không còn là vấn đề đối với khách hàng mua nhà nữa mà thay vào đó là phong cảnh xung quanh của ngôi nhà.”
Mặc dù thị trường bất động sản hiện tại đang rất “nóng” nhưng nhu cầu cho nhà ở vị trí đẹp vẫn rất cao.
Theo ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, Công ty TNHH Phát triển GS Nhà Bè thuộc Tập đoàn GS Engineering & Construction của Hàn Quốc. Hiện nay tập đoàn này đang tiến hành đầu tư nhiều dự án tầm cỡ tại TPHCM. Trước đó, UBND TPHCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư dự án sân golf Củ Chi cho Tập đoàn GS Engineering & Construction (Hàn Quốc), hai bên cũng ký tắt hợp đồng đầu tư xây dựng tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao). Dự án sân golf có tổng diện tích 200 ha tại xã Tân Thông Hội, khu đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi, 36 lỗ và các cơ sở hạ tầng phụ trợ cho sân golf, tổng vốn đầu tư 42,6 triệu USD và thời hạn khai thác 50 năm. Dự án xây dựng tuyến đường nối sân bay Tân Sơn Nhất, cầu Bình Lợi và đường Vành đai ngoài có tổng chiều dài gần 14km, vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD.
Các cao ốc cao cấp ven sông
Theo công ty CB Richard Ellis, trong khoảng 5 năm tới, giá của các cao ốc ven sông có thể tăng gấp đôi, thậm chí là gấp ba.
Marc Townsend, Giám đốc Điều hành của công ty Tư vấn Bất động sản CB Richard Ellis cho biết: “Trong 3 hoặc 4 năm tới, nhu cầu về nhà ở của người Việt Nam sẽ tăng cao, đặc biệt là các chung cư ven sông. Giá của loại chung cư này có thể dao động từ 3.000USD-4.000USD/m2.
Hiện tại, ở TPHCM, giá của các chung cư ven sông là hoàn toàn ổn định. Bên cạnh các biệt thự ven sông ở Thảo Điền, An Phú, quận 1, làn sóng đầu tư vào các dự án bất động sản ven sông đã lan đến Nhà Bè, quận 7 và một vài khu vực ở phía Nam tỉnh Bình Dương.
Giá của các chung cư ven sông phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của mỗi dự án. Ở phía Nam Sài Gòn, hiện tại, các chung cư thuộc dự án Him Lam – Kênh Tẻ có giá cao nhất, từ 21-22 triệu VND/m2 (1.300-1.370USD/s.q.m).
Nhận thấy nhu cầu về chung cư ven sông gia tăng, Công ty Cổ phần Phát triển nhà Nam Sài Gòn (Sadeco) đã tiến hành dự án xây dựng các biệt thự cao cấp ven sông Ông Lớn thuộc xã Bình Hưng, quận Bình Chánh, TPHCM.
Ở Nhà Bè, CTTNHH Phú Mỹ Thuận đang thực hiện dự án Phú Mỹ Hưng, một dãy chung cư cao cấp khác đối diện với Long Tàu và sông Nhà Bè, chỉ một tháng sau khi công ty thông báo bán các căn hộ trong dự án này (8/2007), tất cả đã được bán hết.Ở các quận ngoại thành khác như quận 9 và Thủ Đức, các nhà đầu tư đang xây dựng dãy chung cư dọc sông Sài Gòn, bao gồm khu nhà ở Trường Thanh 1 của công ty Cổ phần Nhà Việt Nam ở quận 1.Theo công ty CB Richard Ellis, trong số 8 thị thị trường bất động sản sẽ nổi lên trong tương lai (chung cư ven sông, biệt thự ven biển và trên đồi, các phòng khám chữa bệnh và bệnh viện ở xa trung tâm TP, chung cư đặc biệt cho thuê, các công trình liên quan đến cửa hàng bán lẻ với phạm vi lớn, các công trình xây dựng cho thuê do các công ty, tổ chức sở hữu), thị trường chung cư ven sông sẽ phát triển mạnh và giá của chúng trong khoảng 5 năm tới sẽ tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba.Ông Nguyễn Quốc Vỹ Liêm, Giám đốc Marketing CTTNHH Dịch vụ Xây dựng Đất Xanh giải thích: “Khi tiêu chuẩn đời sống được nâng cao, người ta sẽ chú ý đến môi trường xung quanh hơn là giá của bất động sản.”Hiện tại, Đất Xanh đang làm chủ dự án Resort và Biệt thự Western Land ở bờ sông Thi Tinh tỉnh Bình Dương.Theo các công ty bất động sản, các dự án bất động sản có liên quan đến khu vực bờ sông luôn thu hút sự quan tâm của khách hàng nhưng đó chủ yếu là các nhà đầu tư chứ không phải khách hàng sử dụng thực sự.
Kiến trúc sư Phạm Gia Yến, giảng viên của Đại học Kiến Trúc TP HCM nói rằng: “Vị trí xa trung tâm Thành phố không còn là vấn đề đối với khách hàng mua nhà nữa mà thay vào đó là phong cảnh xung quanh của ngôi nhà.”
Mặc dù thị trường bất động sản hiện tại đang rất “nóng” nhưng nhu cầu cho nhà ở vị trí đẹp vẫn rất cao.
Theo bản điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHCM đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2010, khu vực trung tâm là khu vực nội thành hiện hữu với bán kính 15km và 4 cực phát triển theo hướng Đông, Nam, Tây-Bắc, Tây-Nam.
Chương trình phát triển nhà ở của TP.HCM, từ năm 2010 các khu phố cũ trung tâm sẽ được chỉnh trang và xây mới, chuyển đổi mô hình từ nhà thấp sang nhà cao tầng hiện đại; giảm dân số, giảm mật độ xây dựng, tăng tầng cao công trình, tăng công viên cây xanh... Cụ thể một số khu dân cư, chung cư ở quận 1, 3 sẽ sớm được quy hoạch thành các khu chung cư cao tầng hiện đại có chức năng hỗn hợp. Những khu dân cư này, người dân đang sống trong điều kiện hết sức khó khăn, nhà cửa xuống cấp trầm trọng cần phải di dời và xây mới.
Đối với các khu vực khác gồm các quận: 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân sẽ tập trung phát triển các khu đô thị mới có quy mô lớn, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạn chế phát triển các dự án quy mô nhỏ và không phát triển các dự án phân lô hộ lẻ.
Đối với các khu vực khác gồm các quận: 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Tân sẽ tập trung phát triển các khu đô thị mới có quy mô lớn, đồng bộ hạ tầng xã hội, hạn chế phát triển các dự án quy mô nhỏ và không phát triển các dự án phân lô hộ lẻ.
Mô hình Khu công nghệ cao quận 9, TP HCM
Hướng Nam với trọng tâm là khu Nam Sài Gòn với diện tích 3.000ha (Huyện Bình Tân, Huyện Bình Chánh, quận 7, 8). Phát triển các loại hình nhà ở cao cấp hiện đại hoàn chỉnh thuộc khu Nam Sài Gòn và một số dự án khu dân cư mới ở quận 7.
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM
Hướng tây bắc, trọng tâm là khu đô thị tây bắc – Củ Chi với quy mô 6.000ha và một số khu dân cư quận 12, Bình Tân, Bình Chánh gắn với các khu công nghiệp tập trung như Sing – Việt (Bình Chánh) khoảng 300ha.
Bản đồ quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc - Củ Chi
Khu vực ngoại thành gồm năm huyện ngoại thành: Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ tập trung phát triển các thị trấn, khu dân cư nông thôn và các đô thị vệ tinh, hạn chế phát triển tràn lan, giữ lại quỹ đất dự trữ, công viên rừng cây xanh lớn của thành phố như Cần Giờ; phát triển nhà ở thấp tầng và khu nghỉ dưỡng.
Khu du lịch nghỉ dưỡng Cần Giờ
Theo Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải, đô thị TP HCM đang quá tải, người Pháp quy hoạch Sài Gòn chỉ cho 400.000 người, hiện nay tăng hơn 10 lần. Năm 2010, dân số TP HCM khoảng 7,2 triệu người thường trú; trong đó sống trong các khu đô thị khoảng 6,32 triệu người. Và đến năm 2015, dân số khoảng 8,2 triệu người; trong đó dân số sống trong các khu đô thị khoảng 7,5 triệu người.
Vai trò quy hoạch của thành phố không theo kịp sự bùng phát các khu đô thị, dẫn đến tình trạng những khu đô thị chắp vá, manh mún thiếu tính hệ thống đi kèm như điện, nước, giao thông, các cơ sở trường học... Đặc biệt là không quy hoạch cốt nền hoàn chỉnh dẫn đến thảm hoạ ngập lụt toàn thành phố trong nhiều năm qua chưa giải quyết nổi.
Bản điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2010 xác định rất rõ mô hình phát triển của TP: tập trung-đa cực. Trong đó, khu vực trung tâm là khu vực nội thành hiện hữu với bán kính 15km và 4 cực phát triển theo hướng Đông, Nam, Tây-Bắc, Tây-Nam.
Vai trò quy hoạch của thành phố không theo kịp sự bùng phát các khu đô thị, dẫn đến tình trạng những khu đô thị chắp vá, manh mún thiếu tính hệ thống đi kèm như điện, nước, giao thông, các cơ sở trường học... Đặc biệt là không quy hoạch cốt nền hoàn chỉnh dẫn đến thảm hoạ ngập lụt toàn thành phố trong nhiều năm qua chưa giải quyết nổi.
Bản điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP HCM đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2010 xác định rất rõ mô hình phát triển của TP: tập trung-đa cực. Trong đó, khu vực trung tâm là khu vực nội thành hiện hữu với bán kính 15km và 4 cực phát triển theo hướng Đông, Nam, Tây-Bắc, Tây-Nam.
Dự án đại lộ Đông Tây:
Dự án khu dân cư Nam Sài Gòn
I. Mục đích:
1. Mục tiêu dự án đầu tư:
Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật đô thị Khu dân cư Nam Sài Gòn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hình thành Khu đô thị mới Nam thành phố, tạo thêm quỹ nhà ở đáp ứng nhu cầu ở của người dân.
2. Hình thức đầu tư: 100% vốn trong nước.
3. Tổng vốn đầu tư: 59.140 triệu VNĐ
4. Thời gian xây dựng: 2 năm
5. Chủ đầu tư:Công ty Xây dựng & Sản xuất VLXD
Địa chỉ: 177 Lý Chính Thắng, phường 7, Quận 3, TPHCM
II Nội dung chính của dự án:
1. Địa điểm đầu tư:
- Vị trí: xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TPHCM thuộc khu quy hoạch Khu dân cư, một phần cho công cộng và công viên - Đô thị mới Nam thành phố (Khu số 6).
- Ranh giới:
* Phía Đông Bắc: giáp đường Chánh Hưng (Nguyễn Tri Phương nối dài).
* Phía Tây Bắc: giáp rạch Cống Chò.
* Các phía còn lại giáp rạch Cống Chì.
2. Quy mô diện tích:
* Diện tích toàn khu: 10,10 ha với cơ cấu sử dụng đất:
- Đất ở: 5,62 ha (56%)
- Đất công trình công cộng: 4,18 ha (41%)
- Đất xây dựng cửa hàng-dịch vụ-bưu điện: 0,3 ha (3%)
* Nhà ở:
- Biệt thự loại 1: 25 căn
- Biệt thự loại 2: 17 căn
- Nhà liên kế có sân vườn loại 1: 80 căn
- Nhà liên kế có sân vườn loại 2: 195 căn
- Nhà liên kế có sân vườn loại 3: 21 căn
- Nhà liên kế có sân vườn loại 4: 8 căn
- Nhà liên kế có sân vườn loại 5: 14 căn
- Nhà liên kế có sân vườn loại khác: 12 căn
* Dân số: 2.200 người
3. Loại hình đầu tư: xây dựng mới.
4. Như cầu điện nước:
- Điện: 1.500 KVA
- Nước: 480 m3/ngày đêm
5. Tiến độ thực hiện: thương lượng đền bù giải tỏa được 55%, đã được UBND TP duyệt phương án bồi thường.
III. Đặc điểm về cơ sở hạ tầng:
1. Giao thông:
Tiếp giáp với đường Chánh Hưng (Nguyễn Tri Phương nối dài).
2. Nguồn điện:
2. Nguồn điện:
Được cấp điện từ trạm 110/22KV Nam Sài Gòn 3.
3. Nguồn nước:
3. Nguồn nước:
Sử dụng ống cấp nước phi 800 đi dọc đường Nguyễn Văn Linh.
Dự án xây dựng Đại lộ Đông – Tây thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện từ năm 2005, hoàn thành vào tháng 11 năm 2011 có tổng chiều dài 22 km. Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 16.000 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức) của Nhật Bản chiếm khoảng 65% tổng mức đầu tư, vốn ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 35%.
(Ảnh: Toàn tuyến dự án Đại lộ Đông - Tây)
Trên toàn tuyến của dự án có 11 cầu xây mới, 8 cầu vượt bộ hành, 2 nút giao thông tại điểm đầu, điểm cuối và công trình đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn. Dự án xây dựng Đại lộ Đông – Tây trải dài qua 8 địa bàn quận, huyện có điểm đầu phía Tây là nút giao với Quốc lộ 1A tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh hướng về trung tâm Thành phố, chạy dọc kênh Tàu Hủ - Bến nghé đến ngã ba đường Yersin-Chương Dương, gần cầu Calmette, Quận 1 – nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt; Sau đó vào đường Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn ra Đại lộ Đông Tây nối với điểm cuối phía Đông là nút giao với Xa lộ Hà Nội tại ngã ba Cát Lái, Quận 2.
UBND TP.HCM đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh tăng vốn đầu tư đại lộ Đông Tây thêm hơn 3.500 tỉ đồng để hoàn thành dự án.Cụ thể, vốn vay tăng 2.939 tỉ đồng (chi trả chi phí trượt giá, thay đổi khối lượng và các hạng mục yêu cầu thay đổi thiết kế), vốn đối ứng 654,3 tỉ đồng (thanh toán cho nhiều hạng mục mới như bổ sung cầu vượt, di dời tạm công trình ngầm, tăng chi phí gián tiếp của nhà thầu do chậm bàn giao mặt bằng).
TP.HCM cũng đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ thành phố phần vốn đối ứng, chuyển chức năng chủ đầu tư từ UBND TP.HCM sang ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị thành phố.
Dự án đại lộ Đông Tây được Chính phủ phê duyệt năm 2000 với tổng mức đầu tư ước tính 8.101 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2005. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn nên thời gian thực hiện kéo dài và có thể phải đến quý 3/2011 mới hoàn thành toàn bộ dự án.
Chiều ngày 20/11/2011, lễ thông xe hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn đã đánh dấu thời điểm hoàn thành toàn tuyến Đại lộ Đông sang Tây, tạo trục giao thông kết nối xuyên suốt, có ý nghĩa to lớn về kinh tế, giao thông, xã hội, tiêu thoát nước và cải thiện môi trường… Dự án còn mang một số mục tiêu quan trọng như sau:
+ Rút ngắn thời gian đi lại, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên trục Đông-Tây của thành phố;
+ Tạo ra con đường ngắn nhất nối khu đô thị trung tâm hiện hữu của thành phố với khu đô thị mới Thủ Thiêm, tạo tiền đề phát triển thuận lợi cho khu đô thị phía Đông thành phố;
+ Thực hiện chỉnh trang đô thị, cải tạo môi trường khu vực dọc theo Đại lộ, khôi phục cảnh quan “Trên bến dưới thuyền” của Sài Gòn-Bến Nghé xưa;
+ Sau khi kết nối với đường cao tốc Sài Gòn-Trung Lương ở phía Tây và đường cao tốc Long Thành-Dầu Dây ở phía Đông, Đại lộ Đông Tây sẽ là trục giao thông chiến lược, nối kết Thành phố Hồ Chí Minh với 2 vùng kinh tế lớn, tạo động lực, thúc đẩy phát triển toàn vùng…
Riêng đối với Quận 8, tuyến Đại lộ này có phạm vi ảnh hưởng trực tiếp đến các phường như phường 8, 9, 10, 13, 14, 15 và phường 16 với tổng chiều dài khoảng 8.610m. Việc xây dựng các công trình giao thông như: Cầu Rạch Cây, cầu Lò Gốm, cầu Chà Và, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Chữ Y, cầu Nguyễn Văn Cừ và không xa nữa dự án cầu Bình Tiên sẽ được khởi công… mang lại một diện mạo mới về cảnh quan, đồng thời giải quyết được áp lực giao thông, việc đi lại của người dân trên địa bàn quận 8 vào trung tâm thành phố và các quận, huyện khác, tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của một vùng địa phương đang trong quá trình đô thị hóa.
Bên cạnh đó, Đại lộ không những tác động mạnh mẽ về môi trường sinh thái, mỹ quan đô thị mà còn tạo ra tiền đề thuận lợi, mở ra cơ hội để quận 8 phát triển dịch vụ du lịch, phục hồi các ngành nghề truyền thống, bảo tồn các nét văn hóa đặc sắc “Trên bến dưới thuyền” của quận…
Có thể nói, với thành công của dự án xây dựng Đại lộ Đông – Tây Thành phố Hồ Chí Minh, đã góp phần đưa thành phố nói chung, Quận 8 nói riêng hướng tới tương lai theo quy hoạch và phát triển bền vững.
Một vài thông tin cần biết:
Các loại phương tiện được phép lưu thông qua hầm Thủ Thiêm:
Theo Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh: Ô tô con và Ô tô khách được phép lưu thông qua hầm Thủ Thiêm 24/24 giờ. Riêng xe mô tô, xe gắn máy chỉ được lưu thông trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ; Ô tô tải trọng từ 2,5 tấn trở xuống hoặc có tổng trọng tải dưới 5 tấn (xe tải nhẹ) được phép lưu thông qua hầm từ 8 giờ đến 16 giờ và từ 20 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau; Ô tô có tải trọng từ 2,5 tấn hoặc có tổng trọng tải từ 5 tấn trở lên (xe tải nặng) được phép lưu thông qua hầm từ 24 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Bên cạnh đó, Ô tô có tổng tải trọng trên 30 tấn, các loại xe kéo rơ-moóc hoặc sơ mi rơ-moóc; Ô tô kể cả hàng hóa có chiều cao lớn hơn 4,2m hoặc có chiều ngang lớn hơn 2,5m chỉ được phép lưu thông qua hầm khi có sự cho phép của cơ quan chức năng.
Đồng thời, Trung tâm Quản lý đường hầm Thủ Thiêm khuyến cáo người lưu thông qua hầm bằng xe gắn máy nên sử dụng loại nón bảo hiểm chụp kín tai để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn và hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe gắn máy.
Cấm lưu thông qua hầm đối với: Người đi bộ; Phương tiện giao thông thô sơ; xe 3 - 4 bánh tự chế; xe bánh xích; xe vận chuyển súc vật sống không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường; xe vận chuyển hàng độc hại, chất dễ cháy nổ, hàng nguy hiểm.
(Ảnh: Đường dẫn vào Hầm Thủ Thiêm từ Quận 1 ra Quận 2)
Các quy định khi lưu thông qua hầm Thủ Thiêm:
1. Tốc độ và khoảng cách:
- Đối với xe Ô tô:
+ Tốc độ tối đa cho phép: 60 km/giờ
+ Tốc độ tối thiểu cho phép: 30 km/giờ
+ Khoảng cách tối thiểu giữa các xe trên cùng làn xe: 30m
- Đối với xe mô tô, xe gắn máy:
+ Tốc độ tối đa cho phép: 40 km/giờ
2. Các hành vi nghiêm cấm:
- Bấm còi;
- Bật đèn ưu tiên (trừ những xe ưu tiên theo quy định);
- Bật đèn ở chế độ chiếu xa và các loại đèn có ánh sáng mạnh khác;
- Dừng, đỗ xe;
3. Trách nhiệm của người lái xe:
- Bật đèn ở chế độ chiếu gần - đèn cốt;
- Mở radio sóng AM các tần số: 655 KHz hoặc 610 KHz hoặc 588 KHz.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét