Hơn 30 năm mới gặp lại, nhìn anh tôi nhận ra ngay, dù đã có nhiều thay đổi. tôi thắc mắc, nghĩ bụng: "Ông thần này ở đâu mà hơn chục năm nay mới thấy xuất hiện đây!" - Tôi vui quá, định réo tên anh, nhưng bỗng dưng lại đổi ý, nhủ thầm: "Để xem lão này có nhận ra mình không?" - Anh ta đi với vợ, hai vợ chồng thư thả tiến lại chỗ chúng tôi, chưa có vẻ gì là nhận ra tôi cả - Khi đứng gần tôi, anh bỗng chăm chú nhìn, rồi nheo nheo cặp mắt, lông mày nhăn tít lại tỏ vẻ suy nghĩ lung lắm, sau đó lịch sự hỏi: - Xin lỗi! Tôi trông anh quen quá, mà nhớ không ra. Tôi cố nén để không phá lên cười, tỉnh bơ nhìn anh ta, hờ hững trả lời ngắn, gọn, nhưng dài giọng ra như diễu: - Thế ...ạ ạ ....! Tôi chợt nhớ đến câu trả lời vui vui, có văng tục... nhẹ, của một vị niên trưởng, khi được người bạn cũ hỏi một câu tương tự - thế là bản tính nghịch ngợm của tôi bỗng dưng nổi lên, phải chọc anh ta một chập mới được - Nghĩ là làm liền, tôi nói vừa đủ anh nghe: - Mời ông ra đây tôi nói chuyện một chút. Anh có vẻ hơi ngạc nhiên, nhưng cũng bước theo ngay. Tôi cố ý đưa ra xa xa, để các bà không nghe được lời nói của tôi - Tôi hỏi lại cho chắc ăn: - Ông thấy tôi quen thật à? - Vâng! Hồi trước ông ở đâu, có ở Liên đoàn 3 không? Tôi nhìn thẳng mặt anh ta, làm bộ gằn giọng nói: - Quen hả ? Mẹ kiếp, làm sao mà tôi quên được... "Nam địa" nhể. Bố khỉ! Mới hơn... ba chục năm không gặp mà đã... làm mặt lạ!!! Nghe cung cách nói chuyện của tôi, Nam chăm chú nhìn, rồi có lẽ chợt nhớ ra. Anh đột nhiên la tên tôi thật to, trước sự ngỡ ngàng của mọi người - Ngỡ ngàng một chút thôi, chứ không ai lạ lùng gì cả, vì ở thời điểm này, chuyện bạn bè sau mấy chục năm xa cách, anh nào cũng trong cảnh chết đi sống lại, khi gặp lại nhau om xòm lên chút đỉnh là việc.... thường tình. Anh chộp hai vai tôi lắc mạnh, vừa cười vừa nói: Những năm tù đằng đẵng, từ Nam ra Bắc - Rồi cũng có ngày Nam lết được tấm thân tàn trở về với ba, má - Đó là đầu năm 1983 - Gia đình Nam thật sự mất hết - Cả ngàn mẫu ruộng xưa kia bị truất hữu, chính phủ Cộng Hòa trả cho một số tiền lớn, tính bằng công khố phiếu, để trong ngân hàng, hàng năm số tiền lời lấy về tiêu xài dư dả, số tiền này đã bị bọn cộng sản "...xù" hết - Điều đó cũng còn lý giải được, nhưng còn khoảng hơn chục mẫu ruộng do gia đình được để lại canh tác và mấy mẫu vườn cây ăn trái, chúng cũng tịch thu ráo, lại còn tính thuế cả mấy chục năm qua, bắt gia đình chàng phải thanh toán - Nỗi uất ức không biết để đâu cho hết - Nhìn bố mẹ vì buồn rầu cảnh nhà tan nát, của cải tiêu ma, mà thân già chỉ còn da bọc xương. may mà còn được một số "của chìm" là những tư trang, vàng vòng mà mẹ Nam dấu được, gia đình bán dần để sống nên mới cầm cự được - Nam thấy xót xa, ray rứt, nhưng cũng chỉ biết đưa mắt nhìn, tình thế này lo thân mình chưa xong, chàng cục cựa gì được nữa - Nam chua xót nghĩ tới câu "đất nước mất, mất tất cả", đành ngậm ngùi gục mặt. Sự trở về của Nam là một tin vui khiến ba má chàng khởi sắc, lại thêm mấy năm tù tội, có thời giờ ngẫm nghĩ tình đời, lại được gia đình lo lắng chu đáo làm chàng cảm kích, Nam bỗng trở nên điềm đạm, bỏ hẳn tật ăn chơi, biết để tâm săn sóc đến bố mẹ, vì thế ông bà cụ càng vui, sức khỏe thấy khả quan hơn những năm trước. Để giúp đỡ vào sinh hoạt gia đình, Nam thỉnh thoảng lên Sài gòn gặp bạn bè, tom góp một chuyến thuốc tây, đưa về dưới tỉnh bán kiếm lời và vì thế trong một dịp tình cờ chàng gặp lại "Phú" . Đôi bạn tuy sau này không ý hợp tâm đầu về vụ vợ con của Phú, nhưng ít ra cũng đã có thời gian chung sống, để lại nhiều kỷ niệm với nhau - Hơn nữa trong hoàn cảnh đau buồn chung, hai người dễ nối kết lại tình bạn xưa kia, vả lại Nam thầm nghĩ: "cho dù nó... đa mang, nhưng bây giờ cũng phải vất vả lo lắng cho cả hai gia đình. đáng đời thằng em. đúng là "sướng con..., mù con mắt"..., thật cũng "tội nghiệp". Theo lời Phú kể lại, hắn bị tù hơn hai năm thì hai bà vợ của nó hùn hạp với nhau, qua trung gian một người bà con của "bà Ông Tạ" từ Bắc vào Nam để "tìm họ, nhận hàng", đến gặp một người cùng làng đang "nàm nớn" tại quân khu 7 - người này bảo lãnh cho Phú ra tù với giá hữu nghị là một xe Honda dame và một ti vi Dê non (Denon) - Từ ngày ra tù, Phú được một ông bố vợ truyền nghề thợ bạc, hắn ké một chỗ ngồi tại sạp hàng của người bà con trong chợ An Đông, kê một cái tủ nhỏ, sắm một cái đèn xì, xin một giấy phép hành nghề sửa chữa nữ trang, hắn nghiễm nhiên trở thành "chủ tiệm vàng". Trong thời điểm này, phong trào vượt biên đang nở rộ, bà con dùng vàng để giao dịch, nên công việc liên quan đến vàng cần nhiều thứ - Từ mua đi bán lại, đến những công việc đơn giản như vàng lá hoặc những đồ trang sức giây chuyền, vòng đeo tay, nay muốn làm thành khoen năm phân, một chỉ, hai chỉ v..v.. để dễ "chung" cũng như dễ kỳ kèo thêm bớt, khiến quầy hàng của Phú luôn có khách - Nam cũng nhờ có chỗ đó mà liên lạc với bạn bè để chạy hàng. Cả Nam lẫn Phú đều có điều kiện vượt biên, nghĩa là có đủ vài ba lượng vàng đóng tiền chỗ, nhưng cả hai đều không đi, dù rất muốn - Nam không nỡ xa cha mẹ già yếu, đồng thời cũng không muốn vì mình mà cha mẹ phải lo lắng trong khoảng thời gian, từ khi bước chân ra đi cho đến khi nhận được tin bình an ở một nước tự do nào đó - Đấy là "xuôi chèo mát mái". Còn nếu không may, chàng bị bắt, không biết cha mẹ già sẽ đau buồn đến thế nào - Riêng Phú không đi được vì sự "quản lý không thống nhất" của hai bà. "Bà Ông Tạ" muốn đưa con cả hai người đi trước cùng với Phú, trong khi "bà Lê Thánh Tôn" không muốn Phú ra đi mà không có bà ta - Họ chỉ đồng ý với nhau trong trường hợp tất cả cùng ra đi. Nhưng cả ba người lớn đều nghĩ đến trường hợp ra đi như vậy, nếu bị bắt cả hai nhà thì tương lai sẽ ra sao v..v.. - Ra đi từng phần không ai chịu ai, còn ra đi hết lại không dám - Thôi! Đã không giải quyết được trường hợp này, hãy cứ sống tạm theo thời thế đi, rồi tới đâu hay tới đó! Cuộc sống bấp bênh khiến Nam không hề nghĩ đến chuyện vợ, con, mặc dù cha mẹ, anh chị, chàng thường xuyên nhắc nhở - Nam có than thở đời sống khó khăn thì họ bảo chàng "trời sinh voi, sinh cỏ..". Riêng Nam chỉ nghĩ đơn giản rằng: "Thân mình còn chưa lo nổi, đèo bòng vào làm chi cho khổ đời người khác". Thế là mặc cho gia đình đốc thúc, chàng vẫn sống độc thân. Về phần Phú, chuyện vất vả, lo lắng hẳn nhiên phải hơn Nam, vì hắn có những hai gia đình, mà hai gia đình đó dĩ nhiên không hợp nhau. Tuy không chống đối nhau ra mặt, nhưng những đòn ngầm các bà tung ra làm nhiều khi Phú cũng không biết giải quyết thế nào cho ổn. Hắn thường than thở với Nam là thân hắn bị chi phối bởi hai "chính phủ quần thâm", nhiều khi xoay mòng mòng không biết đường nào mà đỡ. Những lúc ấy Nam chỉ cười cười nói với hắn một câu ông bà để lạI: "Bụng làm dạ chịu"! Năm 1989, một tin tức làm phấn chấn tinh thần các anh em cựu tù nhân và gia đình - Chính phủ Mỹ với sự đồng ý của nhà cầm quyền cộng sản, sẽ cho định cư tại Hoa Kỳ các cựu tù nhân và gia đình với điều kiện phải bị tù từ ba năm trở lên... Cuộc đời của anh em cựu tù bỗng nhiên chứa chan biết bao hy vọng. Niềm hy vọng tràn trề đó thể hiện qua ánh mắt, nụ cười của họ và gia đình, những háo hức, bồn chồn, chờ đợi một đời sống mới trong thế giới tự do - Trong niềm hân hoan đó, nhiều người tuy vui ngoài mặt, nhưng trong lòng vẫn còn ưu tư, hồi hộp, vì không biết đây có phải là sự thật không, hay chỉ là một chút "đòn phép" giữa tư bản và cộng sản, vì bên nào cũng muốn tranh tiếng rằng phe mình là "bác ái, nhân đạo"? - Hãy cứ chờ xem sao đã, ở với cộng sản mười mấy năm rồi, đừng mừng vội, nhiều khi hối không kịp - Nhưng lần này là mừng thật, có lẽ vì nhiều lý do khó nói mà chính quyền cộng sản phải bằng lòng cho các cựu tù và gia đình ra đi - Đúng là anh em cựu tù đã đến lúc "hết cơn bỉ cực", vì đã có thông báo chính thức của sở ngoại vụ, bắt đầu nhận đơn - Mọi người thở phào nhẹ nhõm, lao vào việc lo liệu hồ sơ... Niềm vui mừng hớn hở của anh em càng mãnh liệt, khi họ nghĩ đến tương lai tươi sáng của con cái, lúc qua được đất nước tự do, văn minh nhất hoàn cầu, bù đắp những khổ ải mà chúng và gia đình đã phải chịu trong mười mấy năm qua - Người người vui sướng, nhà nhà vui sướng - Già trẻ, lớn bé cùng chung một niềm vui. Trong lúc mọi người vui thì Phú rầu thối ruột - Nỗi buồn trước mắt là thời gian ở tù của Phú không đủ ba năm, không đủ điều kiện chính phủ Mỹ đặt ra - Kế đến là nếu đủ ba năm thì cũng chỉ mang đi được... một bà, còn một bà để đâu bây giờ. Vả lại chắc gì bà không có giấy tờ, hôn thơ hôn thú, chịu để yên cho bà kia thảnh thơi ra đi, ai cản được bà ta "quậy" - Nhưng thật không hổ danh là con người khéo xoay sở, chạy chọt, đi cửa hậu v..V.. - Từng phần, từng phần, Phú giải quyết xong cả - Việc đầu tiên là chi ra một mớ để tăng thêm thời hạn ở tù, đổi giấy ra trại khác, đã lỡ tốn tiền rồi thì cứ cho thời gian ở tù là hơn 5 năm đi cho... chắc ăn - lỡ mai này họ đổi ý, tăng thêm thời gian, phải tù từ 5 năm trở lên mới cho đi thì sao - Lo xong phần thời gian ở tù, đến phần thuyết phục "bà Ông Tạ", vì bà không có giấy tờ hợp lệ - Phú đưa ra một chương trình hành động rất... hợp tình, hợp lý, hy vọng thành công rất cao - Hai bà và các con sẽ đi chung một chuyến, dưới sự lo lắng, chăm sóc của Phú! - Chuyện này lại phải đòi hỏi có sự tham dự của Nam... *** Đang lui cui hớt tóc cho ông bố dưới nhà, Nam nghe tiếng mẹ hỏi một người khách nào đó:- Ông kiếm ai? Rồi giọng quen thuộc của Phú trả lời: - Dạ, cháu muốn gặp anh Nam! Nam ngạc nhiên hết sức, không hiểu có chuyện gì mà từ bao nhiêu lâu nay. Có bao giờ Phú nghĩ đến chuyện xuống thăm chàng đâu, nay lại đến tận nhà thế này. Buông chiếc kéo và lược xuống bàn, Nam bước vội lên nhà trên. Chàng thấy Phú đang khệ nệ xách một giỏ đầy những quà cáp, đứng giữa cửa, trước vẻ mặt ngơ ngác, lo âu của bà mẹ. Vì người khách lạ, nói giọng Bắc làm bà cụ nhợn nhợn, đúng như cụ Nguyễn Du đã tả "Thiếp như con én lạc đàn. Phải tên rồi sợ cả làn cây cong... Không ớn sao được vì cũng những giọng nói này, đã súng ống đầy mình, kéo rầm rập đến nhà bà, chĩa súng vào từng người trong gia đình bắt đứng yên tại chỗ, sau khi đã đọc lệnh khám xét của chính quyền "cách mạng" - Chúng xăm xoi, lục lọi khắp nơi trong nhà, rồi mang đi hết những đồ quý, như TV, Radio, Cassette, máy chụp ảnh v..v.. Những ngày kế tiếp là khai báo, là kiểm điểm, tổng kết, cho đến lúc hai ông bà già chỉ còn cái xác nhà đây thôi - Biết ý mẹ, Nam vội lên tiếng giới thiệu rành rọt để đánh tan sự sợ hãi của bà cụ: - Đây là anh Phú, bạn cùng khóa Thủ Đức với con đấy má! Bà cụ nghe thế mới yên dạ, lên tiếng với hai người: - Vậy hả con, má không biết nên nghe giọng ảnh nói má ngại quá! Thôi, mời cháu vô trong này đi. Vốn nhạy bén, Phú đã hiểu ra ngay câu chuyện, vì ít nhiều gì chàng cũng đã được Nam kể cho nghe những sự việc đã xảy ra cho gia đình - Phú vui vẻ lên tiếng để đánh tan mọi sự nghi kỵ của bà mẹ Nam: - Con xin lỗi vì đường đột đã làm bác... giật mình - Thật sự thì giọng nói 54 của con khác hẳn những người 75 sau này bác ạ! Bà già cởi mở: - Ờ cũng nghe nhiều người nói vậy, nhưng bác có tiếp xúc thường đâu mà phân biệt được - Thôi bỏ qua chuyện đó, anh em ngồi chơi nói chuyện, bác ra vườn kiếm vài trái dừa uống. - Chuyện ngồi chơi uống nước tính sau má! Con còn đang dang dở mái tóc của ba mà. Nói rồi Nam kéo Phú xuống tuốt nhà dưới chào ông cụ, đồng thời vừa hớt tóc. Ba người nói chuyện mưa nắng, thời thế với nhau - Dĩ nhiên chuyện sốt dẻo nhất vẫn là nguồn tin các cựu tù được cho tái định cư ở Mỹ. Ảnh minh họa. Cơm nước xong Nam kéo Phú ra hàng hiên ngồi nói chuyện - Bây giờ Phú mới có cơ hội ngồi riêng với Nam để nói thật mục đích của chuyến viếng thăm này, chàng ta thăm dò:- Mày đã làm hồ sơ xin xuất cảnh chưa? - Chưa, tao thấy ông bà già tội nghiệp quá, nên còn phân vân, chưa muốn xa ông bà cụ. Cứ thủng thẳng, lo cho các cụ thêm được chút nào hay chút đó. - Mà thật tâm mày có muốn đi Mỹ không? - Mẹ... hỏi kỳ chưa! - Thằng nào mà không muốn xa cái chế độ khốn nạn này - Mày không thấy thiên hạ còn liều mạng mười phần chết, một phần sống cũng ùn ùn ra đi đấy à? Có điều tao thân một mình, nên còn dùng dằng vì cha mẹ già - Các cụ hối thúc lắm chứ, mà tao cũng chưa quyết định. Còn như mày thì dễ quyết định rồi, cha mẹ thì dĩ nhiên ai cũng yêu kính, nhưng đâu có thể cứ bo bo suy nghĩ như vậy mà bỏ quên bổn phận đối với vợ con, mà tương lai con cái mới đúng là mục tiêu quan trọng nhất.... - Người ta thì dễ đấy, nhưng tao thì không giống như thế, hoàn cảnh tao mà mày bảo dễ quyết định à? Nghe vậy, Nam ngẩn người ra suy nghĩ một chút - Phải, hoàn cảnh của Phú không thể so sánh với mọi người được. Nam nói tiếp: - Đúng là mày khó xử thật. Phú vội cướp lời: - Khó xử lắm, nhưng chỉ mình mày là có thể giúp tao được thôi! - Mày nói lạ! Tao giúp gì được - Mà lại chỉ một mình tao mới giúp được là làm sao? Nghe câu hỏi của Nam như vậy, Phú vội nắm lấy, để làm "tiền đề" cho một bài "thuyết trình" dưới đây: - Như mày biết, tao có... hai vợ, bốn con, hoàn cảnh của tao hay dở thế nào mày cũng đã hiểu quá rõ - Cũng cái tội ham hố, đa mang mà cuộc đời tao chẳng còn gì là lạc thú, ăn không ngon, ngủ không yên, ngày đêm lo lắng đủ bề. Phần lo sinh kế cho hai gia đình, phần lo các bà ấy trở chứng, gay go với nhau, mình ở giữa chỉ có... chết - Bây giờ có tin chính phủ Mỹ đã đồng ý với Việt cộng cho anh em mình định cư ở Mỹ, tao lại lãnh một cái... búa lớn - Các bà thi nhau lên án tao chịu khổ chịu cực không bằng các anh em khác, ở tù mới có vài năm đã rên như bọng, tìm đủ mọi cách đốc thúc gia đình phải bỏ tiền ra chạy chọt cho về - Bây giờ mới trắng mắt ra, đã hao tiền, tốn của, mà thời gian ở tù không đủ để được sang Mỹ...đã đau đớn chưa?! Tuy không ưa nhau, nhưng cả hai bà cùng một luận điệu như thế để ngày đêm chì chiết tao, làm như nếu tao đủ ba năm tù, thì có thể mang được cả hai bà đi luôn vậy - Ròng rã mấy tháng trời nghe các bà ấy sỉ vả, đến khi tao lo được tờ giấy ra trại khác với trên 5 năm tù thì hai bà trở thành hai mặt trận đối đầu với nhau, nhưng vẫn đồng loạt tấn công... ta. - Sao kỳ vậy Phú? - Mày chịu khó suy nghĩ một chút là ra ngay - Có gì đâu, khi biết tao đã đủ điều kiện về thời gian ở tù thì các bà ấy "ngộ" ra rằng, dù mươi mười lăm năm tù đi chăng nữa, tao cũng chỉ mang đi được một bà mà thôi, mà ưu tiên là bà Lê Thánh Tôn vì bà này có hôn thú với tao - Hai bên ghìm nhau kỹ lắm, nhất là bà Ông Tạ, vì không có hôn thú nên bà ta càng kiểm soát kỹ - Bà ấy sợ tao lỉnh đi riêng với bà kia, nên đã công khai tuyên bố: "Đi là đi hết, ở thì ở hết", nếu lén lút làm giấy tờ, bà ấy sẽ đến tận sở ngoại vụ hay gặp phái đoàn phỏng vấn để "quậy" cho tanh bành luôn. Bà Lê Thánh Tôn vì nôn nóng, nên dại dột đưa ra đề nghị là đem hai đứa nhỏ của bà kia đi trước, liền bị phạng một câu xanh dờn: - Đúng rồi, chỉ còn một mình gái già này ở lại thì mai mốt ai còn nghĩ đến nữa, bỏ luôn là tiện nhất, dễ xử quá mà! Tình hình cứ như vậy mà tao ăn không ngon, ngủ không yên, ngày nào cũng phải ít lắm là một lần đến "trình diện" các bà ấy, nếu không cả làng cả xóm đều náo động - Mẹ kiếp, còn hơn chế độ quản chế của công an VC nữa mày ạ - Đang lúc "dầu sôi, lửa bỏng" như vậy tao đột nhiên nghĩ đến mày và hiểu rằng chỉ mình mày là giúp được tao với lũ con tao thôi. Nam tròn mắt nhìn Phú và lại lập lại câu hỏi ban đầu: - Giúp mày là giúp cái gì? - Mày hiện đang độc thân, giúp tao bằng cách làm hôn thú với bà Ông Tạ để đưa sang Mỹ luôn dùm tao. Nghe Phú nói, Nam sững sờ, không thể nghĩ thằng bạn mình lại có ý tưởng quái quỷ như vậy, Nam lắc đầu quầy quậy: - Làm như vậy ai mà coi được, tao thấy mắc cở lắm! - Mày cứ nói thế chứ, ai cười mà ngại? - Đây là mình giả bộ mà, bạn bè thân thiết, tao chỉ có tin tưởng nơi mày, mong rằng mày giúp tao để giải quyết tình trạng khó khăn của tao. Hơn nữa tao cũng nghĩ đến tương lai lũ con tao, vì các bà ấy đã quyết, nếu đi là đi hết, ở là ở hết, chẳng cần ngày mai, ngày mốt, tương lai, tương ớt gì hết - Mày thử nghĩ xem, làm cách nào mà đi hết được, chẳng lẽ khai với phái đoàn Mỹ là tôi có hai vợ, bốn con, làm ơn cho đi hết được không à? - Đâu có thể vì sự bực bội của các bà ấy để lũ con mình sống làm cu li cho những thằng chín phần khỉ một phần người như những thằng cộng sản này được!? Nghe Phú nói, Nam thấy bất nhẫn, những điều trình bày của Phú thật sự cũng có phần đúng, nhưng mọi chuyện cũng tại nó mà ra cả - Nam dịu giọng bảo Phú\: - Cũng tại mày, đèo bòng cho lắm vào bây giờ mang họa - Mày đã thấy tội nghiệp cho lũ con mày chưa? Tao chả dại dây dưa vào đâu, vả lại làm những chuyện khuất tất tao thấy nhột nhạt lắm, mày hiểu dùm cho tao. Phú cao giọng, cố thuyết phục bạn bằng luận điệu riêng của hắn: - Làm gì có chuyện khuất tất. Mày nghĩ coi, mày có đủ điều kiện xuất ngoại mà, mày độc thân không vợ con thì mày giúp đỡ bạn bè bằng cách đưa vợ con bạn đi, có gì sai trái đâu? Tao nói cho mày nghe, tao còn biết có những người đút lót cho bọn VC ở sở ngoại vụ, làm hồ sơ giả từ A đến Z mà vẫn đi ngon lành đấy... Nam vẫn ngồi bất động, im lặng, không lên tiếng phản đối hay đồng ý - Tình trạng im lặng kéo dài, cuối cùng Phú đưa ra một ý kiến tối hậu: - Tao có thêm một đề nghị này nữa để mày tính toán với gia đình - Mày không có con, nhưng có cháu, mày có thể đem theo hai đứa con ông anh, lựa hai đứa có tuổi sàn sàn như hai đứa nhà tao, để chúng làm anh chị em cho dễ - Tao chỉ cần người và tấm giấy ra trại của mày thôi, còn tất cả các loại giấy tờ hộ tịch, hộ khẩu, tao sẽ lo liệu hết - Tóm lại nếu mày đồng ý, chỉ việc dắt hai đứa cháu lên, nhập chung với vợ và hai con tao, thành một gia đình hai vợ chồng, 4 đứa con là xong thôi - Tao phải về không trễ, mày cứ bàn với hai bác và vợ chồng ông anh, có gì lên cho tao hay sau... Ảnh minh họa. Khi nghe Nam kể lại lý do mà Phú xuống thăm và đề nghị của Phú, gia đình Nam chẳng ai phản đối cả. Ba má rồi anh trai, chị dâu, ai nghe cũng bằng lòng ngay. Cả bốn người cùng thuyết phục Nam nên nhận lời để có cơ hội cho hai cháu cùng được đi với chú - Ai cũng giảng giải cho Nam biết, việc thương ba má dĩ nhiên quan trọng, nhưng nếu Nam cứ ở nhà quanh quẩn bên các cu,ï thì sự quan tâm đó cũng không thiết thực cho bằng chàng mạnh dạn ra đi. Khi công việc làm ăn ổn định là có tiền giúp đỡ cha mẹ để tăng cao đời sống vật chất cho các cụ, có điều kiện để thuốc men, tẩm bổ cho các cụ, như vậy mới dễ dàng kéo dài tuổi thọ - Việc săn sóc đã có anh chị và các cháu bên này lo liệu, không phải nghĩ ngợi - Hơn nữa thời gian gần đây, những người Việt tỵ nạn ở các nước Âu Mỹ, họ về thăm nhà hà rầm, mai mốt có nhớ ba má em cũng về được vậy - Mình ra đi hợp pháp mà sợ gì, nếu em bằng lòng mới đúng là thương ba má, anh chị và các cháu đấy - Gia đình đốc thúc, rồi chính Nam cũng đắn đo suy nghĩ hơn thiệt - Chàng cảm thấy đây là cơ hội cho hai cháu được tiến thân, mà mình tuy có lỗi qua mặt pháp luật, nhưng không hệ trọng lắm - Thật ra nếu chàng lập gia đình như các bạn cùng trang lứa, thì giờ này cũng có một vợ bốn năm con để đưa đi chứ kém ai! Còn xét về mặt lương tâm, những người chàng mang đi là những người thân thích, không phải vì ham tiền mà đưa những thành phần bất hảo, buôn bán hay cộng sản sang nằm vùng v..v.. Chắc không còn cơ hội nào tốt hơn nữa đâu.Nghĩ vậy, nên hai tuần sau, Nam lên Sàigòn trả lời cho Phú biết chàng bằng lòng. Phú mừng hơn bắt được... vàng. Hắn bắt tay ngay vào việc lo liệu giấy tờ... Hồ sơ xuất cảnh của Nam được dựng lên với những chi tiết như sau: Gia đình gồm hai vợ chồng, cưới nhau từ năm 1966, có hôn thú đàng hoàng, họ có bốn đứa con, "hộ khẩu" thường trú tại ngã ba Ông Tạ. Chồng là sĩ quan chế độ cũ, "học tập cải tạo" hơn 7 năm... - Mấy tháng sau, "gia đình Nam" và gia đình Phú nộp đơn xin tái định cư chung một ngày, mọi chuyện đều do Phú tính toán, để hai gia đình được cùng một danh sách, rời VN chung chuyến bay. Cuối cùng có khác biệt chút xíu là khi đến Thái Lan, Phú sang Mỹ trước Nam một tuần - Họ cùng về Massachusetts định cư, do sự bảo trợ của một gia đình người thân của Phú đã sinh sống ở đây từ mấy năm trước. Tình trạng này làm Nam thật sự bế tắc về việc lập gia đình, vì trên danh nghĩa, chàng đã là người đã có vợ con - Ai biết đấy là đâu - Làm sao có can đảm giải thích Ảnh minh họa. Ròng rã mấy tháng trời ở chung với vợ Phú để che mắt mọi người và nhất là dễ dàng trong việc đi lại hoàn thành thủ tục giấy tờ của một gia đình tỵ nạn - Căn apartment 2 phòng, vợ Phú cùng 2 con một phòng, ba chú cháu Nam một phòng - Tuy chia ra như vậy, nhưng dưới một mái nhà, nên gây rất nhiều phiền toái, khó chịu cho Nam, vì sinh hoạt luôn bị gò bó - Đã vậy hàng ngày Phú đều phải đến để... thăm hỏi vợ con, làm Nam cũng khó nghĩ - Vợ chồng người ta đôi khi muốn thân mật với nhau một chút thì chàng lại như một thứ "kỳ đà cản mũi". Vì thế khi cảm thấy vừa đủ thời gian để... xa nhau, Nam tính ngay đến chuyện minh bạch hoàn cảnh của chàng, để khỏi rắc rối sau này, Nam nộp đơn xin ly dị. Giấy tờ xong xuôi, ba chú cháu Nam dọn ra ở riêng, để Phú tiện việc lui tới săn sóc vợ con - Bây giờ hoàn toàn không còn vướng mắc gì với gia đình Phú, dù những vướng mắc đó thực sự cũng chỉ là một màn kịch.Để tiết kiệm, ba chú cháu mướn căn apartment một phòng. Ban ngày chú đi làm, hai cháu đi học. Ban đêm chú đi học, hai cháu ở nhà làm homework - Niềm vui của Nam bây giờ là săn sóc, lo lắng cho tương lai hai đứa cháu, mà chàng đã nhận sự ủy thác của cha mẹ và anh chị, giờ đây chàng coi chúng như con đẻ - Điều buồn cười là rất nhiều người trong cộng đồng đều tỏ lòng thương xót cha con Nam và lên án "vợ" chàng và Phú - Vì theo lời kể qua, nói lại, của những người ngụ chung trong khu apartment, họ thấy từ khi Nam cùng hai đứa con dọn ra, Phú thường xuyên đến nhà nhiều hơn và có khi ngủ lại - Thấy hiện tượng như vậy, nhiều người biết Nam và Phú đã từng là bạn, xưa kia vẫn đi lại thăm viếng nhau, nay "trở mặt" phản bội, họ tâm đắc nhắc nhở với nhau câu: Tin bợm mất bò.rồi cùng thở dài thông cảm với Nam vì... tình đời đen bạc. Họ có lý lắm chứ. Đúng "vợ"Nam là người đàn bà "tham phú, phụ bần", vì thực sự gia cảnh của Phú, so với Nam thì hắn giàu hơn - Bao nhiêu năm chắt chiu dành dụm, rồi hai bà vợ hắn đều là con chủ tiệm vàng, làm gì chẳng có của ăn, của để - Việc xuất cảnh của hắn hợp pháp, nếu có gan chơi liều thì hắn dấu vàng, đô la vào hành lý mang sang Mỹ, nếu không liều, tính chuyện chắc ăn, hắn thiếu gì đường giây chuyển tiền qua lại. Vì thế hắn đã sẵn sàng vốn liếng, chỉ khoảng một năm sau, Phú đã sang lại một super market bán thực phẩm Á Châu - Hắn bỏ tiền, công sức ra sang sửa lại cho khang trang, bán thêm nhiều hàng hóa, thực phẩm Việt Nam. Từ đó nghiễm nhiên hắn trở thành ông chủ chợ khá lớn - Vì thế cho nên khi Nam ra đi, trả bà vợ lại cho hắn, người đời nhìn bề ngoài tưởng rằng hắn dùng tiền quyến rũ vợ bạn, còn vợ hắn vì ham giàu mà bỏ chồng, chia con - Đối với những người quen, ai có lòng quan tâm đến hoàn cảnh của Nam, mỗi khi gặp chàng, nói vài lời chia sẻ, Nam cũng chỉ nhỏ nhẹ cám ơn rồi chuyển đề tài sang chuyện khác. Làm sao mà Nam có thể đính chính được, thôi cứ để thiên hạ hiểu lầm như vậy đi cũng chẳng sao, đôi khi chàng tặc lưỡi nghĩ thầm: - Cái thằng ham hố đó tốt lành gì đâu! Thiên hạ chửi cũng đáng đời, chứ hiểu lầm một chút mà nhằm nhò gì! Ảnh minh họa. Thời gian lặng lẽ trôi, năm năm rồi bảy năm, cuộc sống của Nam và hai cháu tiến triển khả quan. Sau khi có quốc tịch, ba chú cháu cùng về thăm ông bà, cha mẹ - Gia đình kể sao hết niềm vui - Thấy Nam vẫn còn sống độc thân, ba má, anh chị chàng ngỏ ý muốn chàng cưới cô em vợ của ông anh - một cô gái vừa đến tuổi trưởng thành thì gặp cảnh "miền Nam giải phóng" nên hận thời thế nhố nhăng, xã hội điên đảo, mà khép chặt cửa lòng từ đó đến nay, chấp nhận thành một cô gái già - Ba má, anh chị chàng muốn lắm, vì em anh cưới em chị thì còn gì bằng. Hai đứa nhỏ bên Mỹ sống với chú ruột, dì ruột còn liên hệ nào mật thiết hơn... Mọi người đều vun vào làm Nam cũng xiêu lòng - Thôi, về già rồi cũng phải kiếm một người bạn đời để tâm tình và lo lắng cho nhau lúc tối lửa tắt đèn chứ! Thế là chàng chấm dứt đời độc thân từ đó... Mấy năm sau này, hai đứa cháu đã học xong, cả hai đứa đều có việc làm ở Cali, một đứa ở Nam, một đứa ở Bắc - Sự việc này đẩy đưa vợ chồng Nam di chuyển về cư ngụ tại miền Cali nắng ấm và vì lý do đó vợ chồng chàng có mặt tại cuộc họp bạn hôm nay... Câu chuyện tiếp tục, khi đề cập lại tới nhân vật chính là Phú - Nam cho biết tình trạng của Phú cũng tốt đẹp, ngôi chợ càng ngày càng phát triển, anh ta mua riêng cho mỗi bà vợ một căn nhà để ở, con cái cũng từ từ khôn lớn và học hành đến nơi, đến chốn - Nhưng riêng Phú vẫn chứng nào tật đó, sau thời gian vất vả lo lắng việc làm ăn, khi đời sống ổn định, việc buôn bán thành công tốt đẹp, tiền bạc khá giả, hắn trở lại đường cũ là tiếp tục "lường gạt ái tình". Điều làm Nam hận Phú nhất, không phải vì hắn vợ nọ con kia, mà chính vì lập trường sống của hắn - Những hành động của hắn thật bỉ ổi, không xứng đáng mang danh con người, vì khi bị bọn cầm quyền cộng sản làm nhục, vu cáo, hành hạ để chết dần, chết mòn, đã cắn răng chịu đựng, cố vươn lên để sống, để chờ ngày nào đó phục hồi danh dự - Bây giờ, nếu không nghĩ đến chuyện oán thù, cũng phải nhớ đến những sự tồi tệ mà kẻ thù chung đã gây ra cho bao nhiêu thế hệ, còn tác hại từ đời nay sang đời khác mà truyền lại cho con cháu biết rõ trắng đen, hầu chúng không bị bịp bợm nghe theo những lời tuyên truyền giả trá mà phạm phải lỗi lầm theo giặc, làm lợi cho giặc - Vậy mà khi thoát được nanh vuốt kẻ thù, mới sống ở nơi an toàn, tự do, chừng mươi, mười lăm năm, cuộc sống vật chất đầy đủ, phủ phê, tiền bạc rủng rỉnh, đã vội quên ngay quá khứ đớn đau, nhất là quên những tội ác của quân thù đối với cá nhân, gia đình và cả với đất nước, dân tộc mình. Nhiều kẻ, trong đó có Phú đã phản bội máu xương của đồng đội, phản bội chính gia đình, hớn hở quay về, xun xoe, cầu cạnh, bỏ vốn làm ăn, kiếm chút lợi lộc rơi vãi của bọn cầm quyền, rồi lại dùng những tiền bạc kiếm được đó, vui chơi một cách vô đạo đức, trên thân xác những cô gái chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu... Cuộc sống của những kẻ này, chỉ nghĩ đến tư lợi và lạc thú cá nhân, thật đáng nguyền rủa và lên án. Phú nói dối cả hai bà vợ, cần về VN để hợp đồng mua những mặt hàng trong nước, đem qua Mỹ bán - Muốn lời nhiều phải mua tận gốc, bán tận ngọn - Hai bà đồng ý cho hắn mang một số vốn về Việt Nam để mua hàng và đầu tư - Nhưng việc đầu tư trước tiên của Phú là mua một căn nhà ở Sàigòn, cưới một cô vợ trẻ, trước khi thành lập một "công ty ma" chế xuất thủy sản - Hai bà vợ... già đều không ngờ. Mãi đến khi có tin tức từ gia đình gửi sang, xem xét lại tiền bạc, mới thấy ngoài số tiền chính thức được sự đồng ý của hai bà, hắn còn lén lút rút thêm một số tiền không nhỏ mang theo để... du hí. Lúc đó các bà mới bật ngửa thì đã trễ - Chửi bới, nguyền rủa cũng chẳng ích gì! Ngày vợ chồng Nam chuẩn bị lên đường sang Cali, đến chào từ giã hai bà vợ của Phú - Điều ngạc nhiên thích thú cho vợ chồng chàng là gặp cả hai bà tại ngôi chợ của gia đình họ. Xem ra họ rất đoàn kết, thương yêu nhau - Các bà tâm sự: - Mấy chục năm nay, chúng em cứ nghĩ rằng khi anh ấy còn trẻ, có những phút đam mê không tự chế được. Còn chúng em cũng vì tình yêu mê muội mà lâm vào cảnh dở khóc, dở cười, hỏng cả cuộc đời - Thôi đành đau đớn chấp nhận kiếp chồng chung - Nhưng bây giờ mới rõ tính tình không tốt của anh ấy, chúng em có chung hoàn cảnh, đều là nạn nhân của một người không ra gì - Thật buồn! - Tụi em bàn với nhau, hai chị em bây giờ đã hiểu rõ mọi chuyện, nên không còn gì hiểu lầm nhau nữa, mà hiệp lực với nhau để đối phó với người chồng vô lương tâm này - Tụi em đã đồng ý dứt khoát đẩy hẳn anh ấy ra khỏi cuộc đời hai chị em, không thể nào chấp nhận sự có mặt của anh ấy trong nhà này nữa - Các cháu bây giờ cũng đã lớn, chúng nó đều ủng hộ quyết định của chúng em... Trước sự việc bất ngờ này, vợ chồng Nam chẳng biết nói gì hơn là những lời an ủi - Riêng Nam, chàng dùng những lời lẽ hết sức chân tình, vì chàng là người hiểu rõ uẩn khúc cũng như những đòn phép ranh ma của Phú đã thực hiện. Ảnh minh họa. Câu chuyện đến đây bỗng nhiên chuyển sang hướng khác, đó là anh em bàn đến việc thiên hạ đua nhau vác tiền về VN đầu tư - Một ông khai pháo: - Tôi không hiểu tại sao có những người đã mau quên lại u mê, tiền ở đâu cũng phải làm thấy mẹ mới có chứ - Vậy mà đem về VN nộp cho chúng nó? - Họ không nhớ khi xưa trốn đi thì chấp nhận mười chết, một sống, có đâu hớn hở như bây giờ - Đúng! Mau quên! - Không mau quên hay u mê đâu các ông ơi! Những con người đó khôn lanh lắm, nhưng thuộc loại vô đạo đức, vô giáo dục, chỉ "ham dzui" cộng với tham lam đấy thôi! - Nhiều khi đời ông, đời cha khôn ngoan, đến đời cháu lại đổ đốn ra! Báo chí mấy năm trước có đăng một ông Việt kiều ở Pháp về đầu tư, mở hãng điện thoại di động, đang làm ăn khấm khá thì bị bắt, bị tịch thu tài sản về tội... trốn thuế - Cái hãng điện thoại đó sau giao cho con rể Phan văn Khải, có ai dám nói gì đâu... - Ờ! Tôi cũng có đọc. "Thằng" này nghe nói... còn trẻ. Mấy tờ báo Pháp khi đề cập đến nó kể rằng: 1954, ông nội hắn đã tránh nạn cộng sản, đưa gia đình di cư vào Nam, bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn ở miền Bắc - Đến đời bố hắn cũng cũng bỏ lại nhà cửa ở VN, đưa gia đình sang Pháp tỵ nạn - Đời hắn thì "chõi" lại cả ông lẫn bố, tom góp tiền bạc mà cha ông để lại, đem về VN nạp, không những chỉ nạp tiền mà còn "nạp mạng" nữa - Tác giả bài báo đặt câu hỏi, không lẽ hành động của ông nội, của bố và hàng triệu triệu người VN không đủ thuyết phục con người "tuổi trẻ tài cao" này sao? - Một "ông" ở Hòa Lan cũng nghe theo lời hứa hẹn của "đảng và nhà nước", đem tiền về đầu tư - Nay thì tiền mất sạch, ở tù mới ra - Còn đang kiện cáo lung tung đấy, không biết có lấy lại được đồng nào không, hay lại "con kiến mà kiện củ khoai", thật chán mớ đời - Đúng như các cụ nhà ta đã nói: "Gà chuồng đem thả đuổi chơi..." Ngu thật! Khi đề cập đến Phú, Nam tuyên bố một câu chắc nịch: - Mẹ thằng con nhà Phú này! Tôi cam đoan với mấy ông, không chóng thì chầy, bọn Việt cộng cũng sẽ lột nó không còn cái quần, có khi còn... bị tù nữa là đàng khác. - Tôi thì lại khác, phải "may mắn" lắm mới có được thằng bạn... "đểu" như anh! Bộ anh tưởng ba chục năm ngắn lắm hả!? Vẫn để hai tay trên vai tôi, anh ngưng cười, nhìn tôi với ánh mắt xót xa, hạ giọng nói với vẻ rất thân tình của "những ngày xưa thân ái": - Ơ, mà sao mày ốm "dzử dzậy"! Có đau yếu gì không? Mới gặp nhau, không muốn kể lể tình trạng bệnh hoạn, tôi dở giọng "đểu" ra chọc: - Thì tao là dân tỵ nạn chính trị, đau buồn vì chuyện nước mất, nhà tan, "đêm quên ăn, ngày quên ngủ", có đâu như mấy người, thấy "bơ thừa sữa cặn của đế quốc", ăn cho cố, người phình lên, rồi vợ chồng lại "bốc" nhau là trông vẫn phong độ như thuở nào, còn có vẻ bệ vệ hơn trước nữa... Nghe xong, anh cười, đầu gật gật như thầm xác nhận tính tình của tôi, vẫn ưa chọc ghẹo bạn bè như xưa - Anh cũng sửa bộ, xoay người, làm hành động giống như hơn 30 năm trước, mỗi lần bị tôi chọc, đó là thoi vào bụng tôi một quả nhẹ nhẹ - Câu chuyện của tôi và Nam bắt đầu rôm rả từ đây, nhất là khi gặp được thêm mấy anh em nữa, kè nhau vào ngồi cùng bàn - Những lời hỏi han, tâm sự - kể lể cho nhau nghe những chuyện của mình từ ngày cách biệt đến nay v...v..., ngôn ngữ thì "loạn xà ngầu". Khi ra vẻ già cả, đứng đắn, xưng hô với nhau ông ông, tôi tôi - lúc đang vui câu chuyện lại quên tất cả, vẫn mày mày, tao tao, như thuở ba lô, nón sắt. Nam cho biết, khi lập hồ sơ đi Mỹ, vì khăng khíu với một người bạn, nên theo anh ta về sống ở Massachusetts, hơn chục năm trời, bây giờ chịu lạnh không nổi, nên mò về đây cho ấm áp - Anh em hỏi đến mục vợ con, gia cảnh, Nam vui vẻ cho biết là mới... cưới vợ được ít năm, trước con mắt ngạc nhiên của bạn bè - Một ông bạn mau mắn lên tiếng: - Mẹ kiếp! Người ta nói "lục thập bất nhập đình trung" để mình nghỉ ngơi, khỏe khoắn, suy ngẫm sự đời chứ đâu có phải để cho mày rảnh rang "nhập tân phòng" đâu! Chúng tôi xúm vào hỏi cho ra lẽ, tại sao có sự "trì trệ" về đường thê tử như vậy - Hắn cười ngỏn nghẻn, mắt liếc bà vợ, rồi gật gù nói với chúng tôi: - Vợ chồng tao bây giờ là chỉ có "phu, thê" thôi, còn "tử" thì đã quá thời "đơm hoa kết trái" rồi, đành chịu vậy - Thôi thì cũng kể cho tụi bay nghe lý do, kẻo cứ thắc mắc hoài. Chuyện về tao, nhưng lại có liên quan mật thiết đến một thằng bạn, vì chính nó làm ảnh hưởng đến cuộc đời ẫm ương của tao bây giờ - Thằng bạn này rõ là một thằng "mất dạy". Càng ngày nó lại càng tỏ ra "chó má", làm những chuyện tệ hại, vô tình, bất nghĩa với gia đình, xã hội và cả đất nước nữa. Thấy có vẻ... éo le, lại nữa còn nhiều thời giờ, chúng tôi yêu cầu Nam kể lại - Câu chuyện có liên quan đến một phần cuộc đời hắn với một người, mà giờ đây hắn vẫn còn "tạm gọi là bạn" - Nghe xong anh em có vẻ khoái, vì tình tiết của câu chuyện, họ bảo tôi ghi lại - Tôi đồng ý, nhưng xin anh em đóng góp về việc đặt tựa - Căn cứ vào câu chuyện, một người bạn đưa ý kiến: - Đề nghị đặt tựa là: Anh bạn "ché đỏ". Người phản đối trước tiên là Nam, hắn nói: - Việc đếch gì phải "né", cứ bạch văn ra cho dễ hiểu - Gọi thẳng ra cũng đáng lắm chứ không có oan uổng gì đâu! - Những ý kiến khác tiếp tục phát biểu: - Đã gọi là "ché đỏ" rồi thì làm sao còn coi là bạn được? Phải đặt làm sao cho hợp tình hợp lý chứ! - Nhân vật trong chuyện cũng có nghệ thuật về dụ dỗ, lường gạt, vả lại bản chất của hắn bao lâu nay không hề thay đổi, tôi thấy có hơi hướm giống mấy tên CS - Ai nghĩ được tên gì hay hay mà đầy đủ ý nghĩa thì tốt lắm... - Tớ đang nghĩ tìm chữ nào cho gọn gàng thích hợp! Mẹ kiếp, thằng này thuộc loại "mặt chai, mày đá", muỗi đốt gẫy vòi chứ chẳng chơi đâu! Anh em ồn ào, mỗi người nói một câu, chưa câu nào được chọn cả - Bỗng một anh bạn ít nói nhất, gõ gõ xuống bàn, xin anh em im lặng để anh phát biểu - Anh chậm rải: - Tụi mình già rồi các ông ơi! Xài mấy tiếng nặng nề quá coi cũng kỳ, mất tác phong hết, có một chữ thiên hạ đã dùng nhiều rồi, nhưng tôi thấy cũng hợp với anh chàng này, nên đề nghị đặt cho ông bạn của Nam là "?Yellow Friend", nhẹ nhàng vậy thôi, các ông nghĩ sao..? Lại một hồi bàn cãi nữa, nhưng may mắn là nhờ có lời mào đầu khéo léo, ý tưởng tuy không mới lạ, nhưng có vẻ hợp tình, hợp cảnh, nên cuối cùng anh em đồng ý với đề tựa này - Vì thế mới có câu chuyện "Gié lồ phen" sau đây... Ảnh minh họa. ...Anh bạn của Nam tên Phú, hai người gặp nhau tại Trại Nhập Ngũ số 4, vì bị gọi đi Thủ Đức cùng một khóa. Nam là con một vị điền chủ miền Tây, vốn dĩ nhà giàu, nên ham chơi hơn ham học. Việc bị gọi động viên không có gì ngạc nhiên cả, mà cũng chẳng làm Nam ngán ngẩm, bất quá chỉ là thay đổi môi trường để... chơi thôi - Hơn nữa, chính Nam cũng muốn như vậy, nên đã từ chối ý kiến chạy chọt để hoãn dịch của bà mẹ - Thật trái ngược với các bạn đồng khoá, trong khi họ lo lắng, ngại ngùng, vì phải nhập ngũ lúc tình hình chiến sự ngày càng sôi động, thì Nam như một tên "điếc không sợ súng". Anh ta thích thú, bồn chồn, chờ đợi cuộc sống quân ngũ, ngày nào cũng thắc thỏm nhắc đến lúc nhập khóa, những ngày tập luyện, rồi đến khi ra trường, nhận đơn vị v...v .... Phú cùng tuổi với Nam, nhưng trông khá chững chạc, người cao ráo với cặp kính cận, hắn ra dáng một nhà trí thức, vì thời thế loạn lạc của đất nước mà phải "gác bút nghiên theo việc đao cung" - Mà quả thật vậy, mấy hôm sau Nam mới biết hắn ta là một giáo sư dạy ở trường trung học tỉnh. Trong trại nhập ngũ, họ nằm sát bên nhau, nên có rất nhiều cơ hội, thì giờ tâm sự - Phải thật lòng mà nói, sự hiểu biết về đời lính của Phú vượt xa Nam, tuy hai người cùng là tay mơ mới nhập ngũ cả, nhưng không hiểu Phú đã "sưu tầm" từ bao giờ những kiến thức về đời lính, mà hắn vanh vách kể cho mọi người nghe, hết môn này sang môn khác, từ giờ nọ tới giờ kia không hết. Khoảng hơn 1 tuần, các tiểu khu chở người mới nhập ngũ về trại đã đủ, tất cả được chuyển lên Thủ Đức, Nam và Phú lại may mắn, vì tên trong danh sách chuyển giao ở gần nhau, nên họ được ở chung một trung đội. Phải công nhận Phú là người lanh lẹ, tháo vát, Nam cũng được nhờ vào sự tháo vát, lanh lẹ đó mà có thì giờ ung dung xuống câu lạc bộ, trong khi các bạn khác vùi đầu vào lau súng, đánh giày v...v.... Càng ngày Nam và Phú càng thân nhau hơn. Thời gian học Thủ Đức rồi cũng qua mau, ngày ra trường, Nam được về BĐQ theo đơn xin, còn Phú về Sư đoàn 5 BB - Nam nghĩ, mình sinh ra và lớn lên ở vùng 4, quen thuộc quá rồi, muốn "thay đổi không khí", phục vụ ở nơi mới, lạ, nên xin về Liên đoàn 3, sau đó về TĐ36. Thời gian đầu, Nam cũng có đôi ba lần thư từ qua lại với Phú, nhưng rồi bận rộn hành quân, hành quân về đến hậu cứ là bạn bè trong đơn vị, những người sát cạnh mình rủ rê nhậu nhẹt, thời giờ đâu mà thư với từ, sau đó chẳng liên lạc gì với nhau nữa, tuy không liên lạc, nhưng thật sự trong thâm tâm họ vẫn nhớ đến nhau. Hơn 3 năm sau ngày ra trường, Nam lên làm Đại đội trưởng, được mấy tháng thì bị thương nặng, phải nằm Cộng Hòa một thời gian. Khi xuất viện, được nghỉ 29 ngày tái khám, đến lần tái khám thứ hai, lúc vào Trung tâm quản trị trung ương lo giấy tờ, thì Nam gặp lại Phú - Thật vui mừng biết chừng nào, hai người bạn mấy năm trời mới gặp lại nhau, họ quấn quýt, vồn vã thăm hỏi nhau. Sau đó Phú rủ Nam về sống chung với nhau tại căn phòng của Phú thuê ở khu Hòa Hưng. Nam được Phú kể cho nghe là thời gian đầu về Sư đoàn 5. Hắn chỉ "ội" khoảng nửa năm, sau đó "bắt giò" được ông Tiểu đoàn trưởng, ông ta cho về làm ban quân số tiểu đoàn. Kế tiếp hắn lại được đi học khóa Tổng quản trị. Học xong một thời gian, hắn chạy chọt về trung tâm quản trị trung ương luôn - hiện nay hắn làm tại phòng Hành chánh, công việc bình thường như một công chức - Các bạn khác còn phải trực đêm, cấm trại, riêng hắn thì không, hắn được miễn vì hắn cũng đã "bắt giò" được ông Trưởng phòng. Cứ thứ hai, tư, sáu hắn đến nhà dạy kèm cho mấy đứa con ông - Thứ ba, năm, bảy thì hắn được tự do - Vì là giáo chức nên hắn quen biết nhiều trong ngành giáo dục, do đó hắn kiếm được mỗi tuần mấy giờ dạy đêm ở các trường tư thục quanh Sàigòn vào mấy ngày lẻ đó, nhờ có hai đầu lương, cuộc sống của hắn coi vẻ ung dung lắm - Hắn sống đàng hoàng với anh em trong đơn vị, hắn thẳng thắn nói ra việc làm của hắn, tuy không phải trực như anh em. Nhưng thật sự hắn đâu có được thoải mái nằm nhà vui với vợ con như anh em, vì đêm nào hắn cũng phải làm việc, mà việc làm của hắn cũng phần nào thỏa mãn nhu cầu cho "sếp". Khi "sếp" vui vẻ thoải mái thì anh em cũng dễ thở chung. Tóm lại dù biết hắn "bắt giò" thật đấy, nhưng anh em không ai ghét hắn, vì thật sự quyền lợi anh em cũng không bị đụng chạm, hay có đụng chạm thì cũng chẳng nhằm nhò gì. Thí dụ, nếu có hắn, thì hai tuần trực một lần, không có hắn thì 13 ngày đến phiên, có mất mát gì mấy đâu - và đúng như lời hắn nói, mấy đứa con "sếp" được hắn kèm, đứa nào học hành cũng tiến bộ trông thấy, "sếp" khoái lắm, mà càng khoái lại càng nể và quý hắn. Vì thế nhiều khi anh em trong phòng có điều gì khó nói, hắn chỉ giúp cho vài ba câu là "sếp" chịu ngay, thành ra hắn được lòng cả trên lẫn dưới -Thật cũng lạ, Nam là người chúa ghét thậm thụi, phe đảng - Chàng sẵn sàng nói thẳng vào mặt những người có tính như vậy, nhưng đối với Phú, Nam lại thấy chuyện làm của hắn bình thường, chàng vẫn coi hắn là bạn, thậm chí lại còn thân thiết và nhiệt tình nữa. Tiếng là ở chung với nhau, nhưng thật sự Phú đi suốt ngày, buổi tối còn đi dạy đến khuya mới về, chỉ trừ tối Chúa nhật là hắn được nghỉ, lâu lâu mới đi chơi với nhau thôi - Được vài tháng, một hôm đi dạy đêm về, Phú dặn: - Mai mốt lãnh lương xong, mày để đấy cho tao mượn hết nha ! Sáng mượn, chiều trả thôi. - Có chuyện gì vậy? Mượn thế thì mượn làm chó gì! - Bí mật! Không cần tìm hiểu. Có đồng ý thì bảo, nếu không tao còn hỏi chỗ khác. - Được thôi! Nam dễ dàng đồng ý ngay mà không tò mò nữa - Bạn bè với nhau mà! Nó có xài luôn cũng không sao, tháng nào mà chàng chẳng phải xin... tiền má. Bất quá lỡ nó xài hết, mình chỉ mất công xin thêm chút đỉnh nữa thôi - Chàng chỉ đơn giản nghĩ như vậy, chứ không thể nào hình dung được một âm mưu ma mãnh do Phú chủ động, sắp được thực hiện, với sự tiếp tay vô tình của mình. -/- Bà chủ tiệm vàng Mỹ Thịnh ở Ngã Ba Ông Tạ thấy một ông Trung úy bước vào tiệm, nhìn dáng vẻ trí thức, đàng hoàng của ông ta bà nghĩ thầm:"Ông này chắc được vợ nhờ đi mua tấm lắc, hay sợi giây chuyền cho con nít đầy tháng, hay đầy năm chi đây" - Bà đon đả: - Chào Trung úy, Trung úy cần mua chi ạ? Trung úy Phú, vâng, ông ta là Phú bạn của Nam, chẳng để ý gì đến quầy hàng - với nụ cười ngượng ngập, nói với bà chủ: - Thưa bà, vàng lá Kim Thành hôm nay bà bán ra bao nhiêu một lạng. Bà chủ hơi khựng một chút vì đã đoán sai, nhưng vẫn vui vẻ trả lời: - Dạ, Kim Thành thì sáu mươi hai ngàn năm trăm một lạng, còn Kim Sơn thì sáu mươi ngàn chẵn Trung úy. - Vậy bà cho tôi một lạng vàng Kim Thành. Bà chủ đến mở két sắt, lấy ra một lạng vàng Kim Thành gói trong tờ giấy dầu, bà mở ra xem lại : đúng 2 miếng rưỡi, đưa lên cân trước mặt Phú, để chứng tỏ cho chàng biết cân lượng đầy đủ, sau đó bà gói lại, trong khi Phú móc túi lấy tiền ra đếm đủ 62.500 trao cho bà, rồi nhận lạng vàng bỏ vào túi áo trận, gài nút cẩn thận - Chàng mỉm cười, chào bà chủ rồi bước ra khỏi tiệm. Bà chủ tiệm còn hỏi với theo: - Trung úy có cần biên lai không ạ! - Thôi! Cám ơn bà, tôi không cần. -/- Chỉ non tiếng đồng hồ sau, chiếc xe Honda 67 ngừng trước cửa tiệm vàng Ngọc Bích, đường Lê Thánh Tôn - Trung úy Phú xuống xe, dựng trước cửa tiệm, bước vào chào ông bà chủ rồi hỏi một cách thành thạo:- Kim Thành hôm nay ông bà thâu bao nhiêu một lạng. - Dạ sáu mươi hai ngàn Trung úy. Phú ung dung mở túi áo, lấy ra lạng vàng Kim Thành mà chàng vừa mua cách đây khoảng một tiếng đồng hồ, đưa cho bà chủ. Bà cũng mở ra xem kỹ hai miếng rưỡi vàng, đưa lên cân tiểu ly cân lại cẩn thận, sau khi chắc chắn, bà đếm đủ 62.000 đưa cho Phú - Trung úy Phú nhận cọc tiền, thản nhiên nhét vào túi quần, thủng thẳng ra nổ máy xe chạy về. Ngồi trên xe chạy được một quãng, Phú mỉm cười một mình vì nghĩ đến cảnh chàng gom lương của hai thằng Trung úy độc thân lại, mua một lạng vàng, chưa nóng túi đã đem bán - Việc mua, bán này chàng đã lỗ khơi khơi 500 đồng - Nếu biết chuyện, chắc Nam ngạc nhiên lắm vì Phú mới mượn nguyên tháng lương của Nam, chưa đầy 3 tiếng đồng hồ đã đưa về, sẵn sàng trả lại - Làm sao Nam hiểu được những tính toán trong đầu óc của Phú. Việc làm của Phú cứ diễn tiến đều đều như vậy mỗi tháng - Một vài tháng đầu Nam còn thắc mắc, sau chàng thấy cũng bình thường, nên cũng không quan tâm gì đến việc làm của Phú nữa. Ảnh minh họa. Bảy, tám tháng sau, Trung úy Phú đã quá quen thuộc với tiệm vàng Mỹ Thịnh ở Ngã Ba Ông Tạ và tiệm vàng Ngọc Bích đường Lê Thánh Tôn, vì hàng tháng, ông đều xuất hiện làm công việc mua bán vàng - cứ mua một lạng vàng ở tiệm Mỹ Thịnh, sau đó chạy lên bán cho tiệm Ngọc Bích - Tuy hai tiệm không biết nhau, chưa bao giờ gặp nhau, nhưng họ có chung một thắc mắc, đó là Trung úy Phú - Đã nhiều lần, trong bữa cơm chiều, họ nhắc đến Trung úy Phú, một khách hàng đã trở thành quen thuộc, nhưng họ chỉ biết tên vì ông ta đeo bảng tên trên ngực thế thôi - Cùng một thắc mắc, nhưng mỗi gia đình lại có một nhận định, đường hướng phán đoán riêng về con người khá đặc biệt này.Ông bà Mỹ Thịnh ở Ngã ba Ông Tạ thì vô cùng ngưỡng mộ viên Trung úy, tuy còn trẻ mà đã chí thú làm ăn, thời buổi này tìm được người như vậy khó lắm, không biết làm ăn chuyện gì mà sẵn tiền thế! Dân nhà binh lương ba cọc, ba đồng, tùng tiệm lắm mới đủ sống, đào đâu ra mà có tiền sắm mỗi tháng một lạng vàng để dành. Tính tình anh này chắc chu đáo lắm đây! Không biết đã có vợ, con chưa - (Chuyện này thì ông bà khỏi lo, trước sau gì thì Phú cũng sẽ tìm cách cho ông bà biết thôi !) - Thời buổi bây giờ người ta có ngân hàng để gởi tiền tiết kiệm, nhưng anh này không gửi ngân hàng mà lại mua vàng - Đúng là có sự tính toán rất hợp ý với các... chủ tiệm vàng, vì chủ tiệm vàng thường khuyến khích mọi người sắm vàng để dành cho chắc ăn, không bị lỗ và không sợ bị... giựt (không thấy nói đến vụ bị mất trộm). Chuyện đời nhiều khi có những tấu xảo lạ lùng, ai bảo "thiên bất dung gian", ông Trời nhiều khi cũng chơi khăm, làm ngược lại, nghĩa là cũng có lúc ông giúp cho kẻ gian có cơ hội - Đó là trong một lần, khi Phú vào tiệm Mỹ Thịnh mua vàng, tình cờ có cô cháu gái của ông bà chủ tiệm đến chơi. Gặp Phú, cô ta ngạc nhiên khi thấy Phú mặc quân phục, mang cấp bậc Trung úy. Cô vui vẻ chào Thày trước sự ngỡ ngàng của ông bà chủ. Sau đó cô ta cho biết thày Phú dạy cô ta tại trường tư thục Hoài An ở Phú Nhuận - Biết được tin này, hai ông bà đã có một phần câu trả lời, đó là ông Trung úy này ngoài nhiệm vụ trong quân đội, ông còn là một giáo sư, có lẽ thuộc loại khá, nên dạy thêm mà có dư tiền sắm vàng để dành - Ông bà càng có cảm tình với Phú, cả ông lẫn bà thay nhau khen ngợi, nào trí thức, mô phạm - Nào hiền lành đứng đắn, đạo đức, lại chân chỉ làm ăn, biết tiết kiệm v...v... trai còn độc thân mà biết lo lắng như vậy là hiếm lắm... Từ đó ông bà cho cô con gái lớn xuất hiện thường xuyên hơn, nhất là những dịp đầu tháng khi Phú đến mua vàng, trong lòng ông bà thật sự cũng mong muốn có được một chàng rể biết lo toan cho tương lai như vậy. Trong khi đó, ông bà chủ tiệm vàng Ngọc Bích cũng có nhiều điều thắc mắc về người khách hàng rất đúng hạn kỳ của tiệm, đó là Trung úy Phú: - Ông à! Tôi thấy ông Trung úy này sao có vẻ kỳ kỳ! - Đúng đấy bà - Rõ ràng ổng là Bắc kỳ mà - Bà nghĩ coi, còn kỳ nào khác không? - Lãng xẹt! Người ta nói ổng kỳ là thái độ, hành đọâng kìa! - Vậy sao? Có gì thì bà nói huỵch toẹt ra đi! - Chắc ông này con nhà giàu, lại là con cưng, mỗi tháng bán đi một lượng vàng để xây xài, vì lương nhà binh không đủ. Điệu này gia đình phải có tới "núi vdzàng" chớ không phải chơi! - Sao bà hay quá dzậy? - Ôi thôi, chuyện người ta thắc mắc làm gì, lỡ người ta có hai, ba núi thì sao, chuyện chi bà phải lo? Nói vậy để ghẹo bà vợ thôi, chứ trong lòng ông cũng đã thầm để ý anh chàng Trung úy này, có nhiều chuyện hơi khác thường - Đâu có ai mỗi tháng bán ra một lượng vàng để chi tiêu trong tháng (theo sự phán đoán của ông bà, vì bán vàng lấy tiền không để tiêu, xài thì làm gì ?) - Anh chàng này chắc con nhà giàu, mấy gia đình giàu có theo xưa, dù Nam hay Bắc, cũng chỉ mua vàng để dành làm của thôi chứ có ai gởi vô ngân hàng, ngân họ gì đâu - Tuy không nói ra, nhưng ông nghĩ rằng, nếu anh ta kết hợp được với "con Ba", con gái thứ nhì của ông, thì cũng không có gì quá đáng. Ông đã nhiều lần suy nghĩ trong đầu: - Cái "thằng" thiệt dễ thương. Con nhà giàu mà không ai biết, bản mặt thì ngơ ngơ, hiền lành - Thật hạp với con Ba nhà mình! Điều đáng nói là Phú chưa bao giờ khoe với bất cứ ai là chàng ngoài nhiệm vụ trong quân đội, còn là một giáo sư, có nhiều giờ dạy thêm, nên kiếm được nhiều tiền, hoặc mình là con nhà giàu, tháng tháng phải về xin tiền bố mẹ để chi dụng, vì lương lính không đủ v..v.. Chàng cứ làm công việc như vậy hàng tháng, rồi mặc ai muốn hiểu thế nào về chàng thì hiểu, có điều chàng chắc chắn rằng, cả hai tiệm không ai nghĩ xấu, hay bất lợi cho chàng cả. Những phán đoán về hoàn cảnh của chàng hoàn toàn do hai ông bà chủ hai tiệm vàng "định đoạt" theo đường hướng suy nghĩ riêng của họ - Nhưng không phải vô tình, mà đó là cố ý của Phú, một kế hoạch đã được sắp đặt, tính toán chi ly - Nói đúng hơn, một cái bẫy đã hình thành để đón hai con mồi, hay một mũi tên sẽ trúng hai... con nhạn. Ảnh minh họa. Khi tình cảm giữa hai cô con gái của hai ông bà chủ tiệm vàng với Trung úy Phú trở nên thắm thiết thì Nam nhận quyết định của Bộ Tổng Tham Mưu, ra khỏi binh chủng, thuyên chuyển về một đơn vị định sở ở vùng 4 - Thôi! lúc này thương tích cùng mình rồi, được yên nơi, yên chỗ dưỡng thân thế này cho ông bà già yên trí - Nam nghĩ như vậy, nên vui vẻ từ giã Phú, khăn gói về đáo nhậm đơn vị mới mà trong lòng phơi phới vì đây chắc là tin rất vui cho gia đình chàng.Mấy tháng sau, Nam nhận được thiệp hồng của Phú, mời lên Sài gòn dự đám cưới - cô dâu là ái nữ ông bà chủ tiệm vàng Ngọc Bích đường Lê Thánh Tôn - Tiệc cưới đông, khách khứa tấp nập, nhưng cô dâu, chú rể, mặt mũi cứ đăm đăm như sắp sửa lên võ đài. Cảm nhận được không khí khác lạ, Nam rất thắc mắc nhưng không biết hỏi ai cho ra cớ sự, đành cứ phải ngậm miệng làm thinh, ấm ách trong lòng mãi. Tiệc tan, khách khứa ra về hết, Nam nán lại chờ Phú để đặt vài câu hỏi cho thỏa óc tò mò - Nhưng chưa kịp hỏi thì Nam đã có một phần câu trả lời, vì trong khi Phú lo liệu công việc thanh toán tiền bạc với nhà hàng, thì cô dâu như một người xa lạ, chẳng ngó ngàng gì đến những việc chính mình phải làm trong ngày cưới. Cô để mặc anh chồng chạy tới chạy lui, không mở miệng nói một lời, sau đó lẳng lặng theo bố mẹ lên xe về nhà... mình. Nam nghĩ có lẽ đôi bên có chuyện gì bất hòa trong việc tổ chức đám cưới, họ "làm mình, làm mẩy" với nhau một chút thôi, chắc không có chuyện gì lớn - Chàng chỉ thấy sự việc quả thật trầm trọng khi Phú xong công việc ra gặp chàng, nói giọng tỉnh khô: - Xong rồi, thôi tụi mình về! Nam ngạc nhiên hỏi lại: - Về đâu? Làm sao tao về với mày được? Phú trả lời trong tiếng cười gượng gạo: -Sao mà không được, về nhà tao chứ về đâu! - Còn? Bà vợ mày thì sao? - Kệ bà ấy. Ít bữa rồi cũng ổn thôi! - Mẹ... có chuyện gì rắc rối hả? - đêm tân hôn mà mày để vậy không được đâu - Về chỗ bà ấy làm hòa đi, tao về bà chị, sáng mai ra La Pagode gặp nói chuyện sau. - Chuyện rắc rối lắm. Không phải giải quyết một ngày, một buổi mà xong - Hơn nữa bây giờ về nhà bà ấy rất bất tiện vì đụng độ nguyên cả dòng họ, làm sao tao đỡ nổi - Mày cứ về với tao đi, tụi mình nói chuyện, may ra mày giúp tao được chút ý kiến gì chăng! Hai người gọi một chiếc taxi, trở về căn phòng của Phú thuê ở Hòa Hưng, nơi mà họ đã có thời gian chung sống - Nơi mà Phú đã khởi sự kế hoạch chinh phục của hắn, với sự tiếp tay vô tình của Nam. Nằm bên nhau đêm đó, Phú đã tóm tắt tình trạng rối bời của hắn cho Nam nghe: - Sau một thời gian gom lương của mày và tao đi mua vàng chỗ này, bán ra chỗ kia, tao nghiễm nhiên thành một người có uy tín đối với cả hai tiệm - Dĩ nhiên tao đã "điều tra" trước, biết được hai nhà cùng đều có... con gái cả, nên tao cứ để họ hiểu sao thì hiểu - sau đó thì cá cắn câu, tao chẳng phải tán tỉnh gì nhiều vì nhà nào cũng làm như "thánh" - Thôi thì cho tao là người đứng đắn, biết lo xa, người thì bảo tao là con nhà giàu nhưng dấu v..v.. Tao cứ ậm ừ cho qua chuyện và từ từ quen thân với cả hai cô - Tao rảnh được mỗi một ngày chúa nhật, nhưng cứ chia phiên sáng, chiều, chỉ đi chơi với mỗi cô một lần mà thôi... Được cái mình dân nhà binh nên dễ nói dối, nhất là lúc tình hình an ninh bất ổn, hết trực, gác, rồi ứng chiến, cấm trại làm sao mà các em kiểm soát nổi. Khi nghe tin cô ở dưới Ông Tạ mang bầu thì tao ngỏ lời xin cưới cô ở Lê Thánh Tôn ngay. - Mày làm giọng gì kỳ vậy? Người ta có bầu với mày, mày lại đi cưới người khác! - Thì phải vậy chứ sao - Có bầu với mình rồi thì "chạy" đi đâu mà sợ. - Sao hôm nay tao thấy không khí đám cưới u ám quá, có phải chuyện đổ bể rồi phải không? - Đúng vậy, bà này đã biết bà kia có bầu. - Thế à! Chuyện dễ giải quyết quá mà, bà này cứ việc chửi cho mày một trận, tống cổ mày đi, bỏ vụ cưới xin để mày về với bà kia là xong chứ gì! - Éo le lắm, không thể làm như vậy được, vì hiện nay bà này cũng đã... có bầu rồi! - Trời đất!!! Vậy là mày định lấy cả hai? - Không hẳn là như vậy! - Mẹ kiếp, làm con người ta có bầu cả hai đứa rồi, còn chưa chịu nhận là muốn cả hai. Ở đó mà hẳn với không hẳn? - Còn tùy cơ ứng biến, mày biết. Công tao vất vả chạy lên chạy xuống cả năm trời mới gây được uy tín, mới đầu thì cũng định lựa một người thôi, sau khi quen biết tao thấy cả hai cô cùng dễ thương cả, nên bỏ qua thì... tiếc. - Mày còn hơn Sở Khanh nữa Phú à! Đm, phải tụi nó là em gái tao thì mày no đòn rồi... con ạ! - Cũng phải ngó trước, ngó sau chứ mày. Ai dại gì đút đầu vào những chỗ có anh trai, em trai là Nhảy Dù, TQLC hay Biệt Động, Biệt Kích, Thám báo v..v.., no đòn thật chứ không phải dỡn - Nghe cách nói chuyện "cù nhầy" của Phú, Nam nóng mặt, một lần nữa chàng văng tục: - Đm! Nói chuyện với mày chán thấy mẹ - chắc tao cũng phải "dze" mày thôi - Đi với mày có ngày ăn lựu đạn hay ít gì cũng lãnh át xít - Nếu không cũng bị thiên hạ chửi bới, nguyền rủa, xấu hổ lắm!!! Ảnh minh họa. Sau đêm ấy, Nam trở về đơn vị và kể từ đó không còn liên lạc gì với Phú nữa, những lần có dịp lên Sàigòn, Nam cũng chẳng bao giờ ghé thăm hay tìm gặp, thật sự chàng đã chán những loại bạn như vậy - Chẳng lẽ đấm vào mặt nó.Mấy năm sau, Nam có nghe phong phanh qua những người quen biết Phú và chàng, thì không hiểu Phú khôn khéo cách nào mà vẫn giữ được cả hai bà vợ, mỗi bà đều đã có hai đứa con. Họ sống với nhau tuy không đầm ấm, nhưng cũng có vẻ đề huề vì bà nào cũng có cửa có nhà riêng, không phải chung đụng. Phú chỉ việc "cầm cân nẩy mực" sao cho công bằng, phân phối thời giờ của chàng đều cho hai nhà, để các bà không ồn ào là đã coi như thành công trong trường hợp "một cảnh hai quê" mà chàng đang gánh chịu - Công bằng mà nói, đây là cái nợ Phú phải trả vì hậu quả này do chính chàng gây ra, nên cố mà chịu thôi - Chuyện đến đây thì miền Nam bị mất... Nam khăn gói đi trình diện để.... vào tù. Những năm tù đằng đẵng, từ Nam ra Bắc - Rồi cũng có ngày Nam lết được tấm thân tàn trở về với ba, má - Đó là đầu năm 1983 - Gia đình Nam thật sự mất hết - Cả ngàn mẫu ruộng xưa kia bị truất hữu, chính phủ Cộng Hòa trả cho một số tiền lớn, tính bằng công khố phiếu, để trong ngân hàng, hàng năm số tiền lời lấy về tiêu xài dư dả, số tiền này đã bị bọn cộng sản "...xù" hết - Điều đó cũng còn lý giải được, nhưng còn khoảng hơn chục mẫu ruộng do gia đình được để lại canh tác và mấy mẫu vườn cây ăn trái, chúng cũng tịch thu ráo, lại còn tính thuế cả mấy chục năm qua, bắt gia đình chàng phải thanh toán - Nỗi uất ức không biết để đâu cho hết - Nhìn bố mẹ vì buồn rầu cảnh nhà tan nát, của cải tiêu ma, mà thân già chỉ còn da bọc xương. may mà còn được một số "của chìm" là những tư trang, vàng vòng mà mẹ Nam dấu được, gia đình bán dần để sống nên mới cầm cự được - Nam thấy xót xa, ray rứt, nhưng cũng chỉ biết đưa mắt nhìn, tình thế này lo thân mình chưa xong, chàng cục cựa gì được nữa - Nam chua xót nghĩ tới câu "đất nước mất, mất tất cả", đành ngậm ngùi gục mặt. Sự trở về của Nam là một tin vui khiến ba má chàng khởi sắc, lại thêm mấy năm tù tội, có thời giờ ngẫm nghĩ tình đời, lại được gia đình lo lắng chu đáo làm chàng cảm kích, Nam bỗng trở nên điềm đạm, bỏ hẳn tật ăn chơi, biết để tâm săn sóc đến bố mẹ, vì thế ông bà cụ càng vui, sức khỏe thấy khả quan hơn những năm trước. Để giúp đỡ vào sinh hoạt gia đình, Nam thỉnh thoảng lên Sài gòn gặp bạn bè, tom góp một chuyến thuốc tây, đưa về dưới tỉnh bán kiếm lời và vì thế trong một dịp tình cờ chàng gặp lại "Phú" . Đôi bạn tuy sau này không ý hợp tâm đầu về vụ vợ con của Phú, nhưng ít ra cũng đã có thời gian chung sống, để lại nhiều kỷ niệm với nhau - Hơn nữa trong hoàn cảnh đau buồn chung, hai người dễ nối kết lại tình bạn xưa kia, vả lại Nam thầm nghĩ: "cho dù nó... đa mang, nhưng bây giờ cũng phải vất vả lo lắng cho cả hai gia đình. đáng đời thằng em. đúng là "sướng con..., mù con mắt"..., thật cũng "tội nghiệp". Theo lời Phú kể lại, hắn bị tù hơn hai năm thì hai bà vợ của nó hùn hạp với nhau, qua trung gian một người bà con của "bà Ông Tạ" từ Bắc vào Nam để "tìm họ, nhận hàng", đến gặp một người cùng làng đang "nàm nớn" tại quân khu 7 - người này bảo lãnh cho Phú ra tù với giá hữu nghị là một xe Honda dame và một ti vi Dê non (Denon) - Từ ngày ra tù, Phú được một ông bố vợ truyền nghề thợ bạc, hắn ké một chỗ ngồi tại sạp hàng của người bà con trong chợ An Đông, kê một cái tủ nhỏ, sắm một cái đèn xì, xin một giấy phép hành nghề sửa chữa nữ trang, hắn nghiễm nhiên trở thành "chủ tiệm vàng". Trong thời điểm này, phong trào vượt biên đang nở rộ, bà con dùng vàng để giao dịch, nên công việc liên quan đến vàng cần nhiều thứ - Từ mua đi bán lại, đến những công việc đơn giản như vàng lá hoặc những đồ trang sức giây chuyền, vòng đeo tay, nay muốn làm thành khoen năm phân, một chỉ, hai chỉ v..v.. để dễ "chung" cũng như dễ kỳ kèo thêm bớt, khiến quầy hàng của Phú luôn có khách - Nam cũng nhờ có chỗ đó mà liên lạc với bạn bè để chạy hàng. Cả Nam lẫn Phú đều có điều kiện vượt biên, nghĩa là có đủ vài ba lượng vàng đóng tiền chỗ, nhưng cả hai đều không đi, dù rất muốn - Nam không nỡ xa cha mẹ già yếu, đồng thời cũng không muốn vì mình mà cha mẹ phải lo lắng trong khoảng thời gian, từ khi bước chân ra đi cho đến khi nhận được tin bình an ở một nước tự do nào đó - Đấy là "xuôi chèo mát mái". Còn nếu không may, chàng bị bắt, không biết cha mẹ già sẽ đau buồn đến thế nào - Riêng Phú không đi được vì sự "quản lý không thống nhất" của hai bà. "Bà Ông Tạ" muốn đưa con cả hai người đi trước cùng với Phú, trong khi "bà Lê Thánh Tôn" không muốn Phú ra đi mà không có bà ta - Họ chỉ đồng ý với nhau trong trường hợp tất cả cùng ra đi. Nhưng cả ba người lớn đều nghĩ đến trường hợp ra đi như vậy, nếu bị bắt cả hai nhà thì tương lai sẽ ra sao v..v.. - Ra đi từng phần không ai chịu ai, còn ra đi hết lại không dám - Thôi! Đã không giải quyết được trường hợp này, hãy cứ sống tạm theo thời thế đi, rồi tới đâu hay tới đó! Cuộc sống bấp bênh khiến Nam không hề nghĩ đến chuyện vợ, con, mặc dù cha mẹ, anh chị, chàng thường xuyên nhắc nhở - Nam có than thở đời sống khó khăn thì họ bảo chàng "trời sinh voi, sinh cỏ..". Riêng Nam chỉ nghĩ đơn giản rằng: "Thân mình còn chưa lo nổi, đèo bòng vào làm chi cho khổ đời người khác". Thế là mặc cho gia đình đốc thúc, chàng vẫn sống độc thân. Về phần Phú, chuyện vất vả, lo lắng hẳn nhiên phải hơn Nam, vì hắn có những hai gia đình, mà hai gia đình đó dĩ nhiên không hợp nhau. Tuy không chống đối nhau ra mặt, nhưng những đòn ngầm các bà tung ra làm nhiều khi Phú cũng không biết giải quyết thế nào cho ổn. Hắn thường than thở với Nam là thân hắn bị chi phối bởi hai "chính phủ quần thâm", nhiều khi xoay mòng mòng không biết đường nào mà đỡ. Những lúc ấy Nam chỉ cười cười nói với hắn một câu ông bà để lạI: "Bụng làm dạ chịu"! Năm 1989, một tin tức làm phấn chấn tinh thần các anh em cựu tù nhân và gia đình - Chính phủ Mỹ với sự đồng ý của nhà cầm quyền cộng sản, sẽ cho định cư tại Hoa Kỳ các cựu tù nhân và gia đình với điều kiện phải bị tù từ ba năm trở lên... Cuộc đời của anh em cựu tù bỗng nhiên chứa chan biết bao hy vọng. Niềm hy vọng tràn trề đó thể hiện qua ánh mắt, nụ cười của họ và gia đình, những háo hức, bồn chồn, chờ đợi một đời sống mới trong thế giới tự do - Trong niềm hân hoan đó, nhiều người tuy vui ngoài mặt, nhưng trong lòng vẫn còn ưu tư, hồi hộp, vì không biết đây có phải là sự thật không, hay chỉ là một chút "đòn phép" giữa tư bản và cộng sản, vì bên nào cũng muốn tranh tiếng rằng phe mình là "bác ái, nhân đạo"? - Hãy cứ chờ xem sao đã, ở với cộng sản mười mấy năm rồi, đừng mừng vội, nhiều khi hối không kịp - Nhưng lần này là mừng thật, có lẽ vì nhiều lý do khó nói mà chính quyền cộng sản phải bằng lòng cho các cựu tù và gia đình ra đi - Đúng là anh em cựu tù đã đến lúc "hết cơn bỉ cực", vì đã có thông báo chính thức của sở ngoại vụ, bắt đầu nhận đơn - Mọi người thở phào nhẹ nhõm, lao vào việc lo liệu hồ sơ... Niềm vui mừng hớn hở của anh em càng mãnh liệt, khi họ nghĩ đến tương lai tươi sáng của con cái, lúc qua được đất nước tự do, văn minh nhất hoàn cầu, bù đắp những khổ ải mà chúng và gia đình đã phải chịu trong mười mấy năm qua - Người người vui sướng, nhà nhà vui sướng - Già trẻ, lớn bé cùng chung một niềm vui. Trong lúc mọi người vui thì Phú rầu thối ruột - Nỗi buồn trước mắt là thời gian ở tù của Phú không đủ ba năm, không đủ điều kiện chính phủ Mỹ đặt ra - Kế đến là nếu đủ ba năm thì cũng chỉ mang đi được... một bà, còn một bà để đâu bây giờ. Vả lại chắc gì bà không có giấy tờ, hôn thơ hôn thú, chịu để yên cho bà kia thảnh thơi ra đi, ai cản được bà ta "quậy" - Nhưng thật không hổ danh là con người khéo xoay sở, chạy chọt, đi cửa hậu v..V.. - Từng phần, từng phần, Phú giải quyết xong cả - Việc đầu tiên là chi ra một mớ để tăng thêm thời hạn ở tù, đổi giấy ra trại khác, đã lỡ tốn tiền rồi thì cứ cho thời gian ở tù là hơn 5 năm đi cho... chắc ăn - lỡ mai này họ đổi ý, tăng thêm thời gian, phải tù từ 5 năm trở lên mới cho đi thì sao - Lo xong phần thời gian ở tù, đến phần thuyết phục "bà Ông Tạ", vì bà không có giấy tờ hợp lệ - Phú đưa ra một chương trình hành động rất... hợp tình, hợp lý, hy vọng thành công rất cao - Hai bà và các con sẽ đi chung một chuyến, dưới sự lo lắng, chăm sóc của Phú! - Chuyện này lại phải đòi hỏi có sự tham dự của Nam... Ảnh minh họa. Đang lui cui hớt tóc cho ông bố dưới nhà, Nam nghe tiếng mẹ hỏi một người khách nào đó:- Ông kiếm ai? Rồi giọng quen thuộc của Phú trả lời: - Dạ, cháu muốn gặp anh Nam! Nam ngạc nhiên hết sức, không hiểu có chuyện gì mà từ bao nhiêu lâu nay. Có bao giờ Phú nghĩ đến chuyện xuống thăm chàng đâu, nay lại đến tận nhà thế này. Buông chiếc kéo và lược xuống bàn, Nam bước vội lên nhà trên. Chàng thấy Phú đang khệ nệ xách một giỏ đầy những quà cáp, đứng giữa cửa, trước vẻ mặt ngơ ngác, lo âu của bà mẹ. Vì người khách lạ, nói giọng Bắc làm bà cụ nhợn nhợn, đúng như cụ Nguyễn Du đã tả "Thiếp như con én lạc đàn. Phải tên rồi sợ cả làn cây cong... Không ớn sao được vì cũng những giọng nói này, đã súng ống đầy mình, kéo rầm rập đến nhà bà, chĩa súng vào từng người trong gia đình bắt đứng yên tại chỗ, sau khi đã đọc lệnh khám xét của chính quyền "cách mạng" - Chúng xăm xoi, lục lọi khắp nơi trong nhà, rồi mang đi hết những đồ quý, như TV, Radio, Cassette, máy chụp ảnh v..v.. Những ngày kế tiếp là khai báo, là kiểm điểm, tổng kết, cho đến lúc hai ông bà già chỉ còn cái xác nhà đây thôi - Biết ý mẹ, Nam vội lên tiếng giới thiệu rành rọt để đánh tan sự sợ hãi của bà cụ: - Đây là anh Phú, bạn cùng khóa Thủ Đức với con đấy má! Bà cụ nghe thế mới yên dạ, lên tiếng với hai người: - Vậy hả con, má không biết nên nghe giọng ảnh nói má ngại quá! Thôi, mời cháu vô trong này đi. Vốn nhạy bén, Phú đã hiểu ra ngay câu chuyện, vì ít nhiều gì chàng cũng đã được Nam kể cho nghe những sự việc đã xảy ra cho gia đình - Phú vui vẻ lên tiếng để đánh tan mọi sự nghi kỵ của bà mẹ Nam: - Con xin lỗi vì đường đột đã làm bác... giật mình - Thật sự thì giọng nói 54 của con khác hẳn những người 75 sau này bác ạ! Bà già cởi mở: - Ờ cũng nghe nhiều người nói vậy, nhưng bác có tiếp xúc thường đâu mà phân biệt được - Thôi bỏ qua chuyện đó, anh em ngồi chơi nói chuyện, bác ra vườn kiếm vài trái dừa uống. - Chuyện ngồi chơi uống nước tính sau má! Con còn đang dang dở mái tóc của ba mà. Nói rồi Nam kéo Phú xuống tuốt nhà dưới chào ông cụ, đồng thời vừa hớt tóc. Ba người nói chuyện mưa nắng, thời thế với nhau - Dĩ nhiên chuyện sốt dẻo nhất vẫn là nguồn tin các cựu tù được cho tái định cư ở Mỹ. Ảnh minh họa. Cơm nước xong Nam kéo Phú ra hàng hiên ngồi nói chuyện - Bây giờ Phú mới có cơ hội ngồi riêng với Nam để nói thật mục đích của chuyến viếng thăm này, chàng ta thăm dò:- Mày đã làm hồ sơ xin xuất cảnh chưa? - Chưa, tao thấy ông bà già tội nghiệp quá, nên còn phân vân, chưa muốn xa ông bà cụ. Cứ thủng thẳng, lo cho các cụ thêm được chút nào hay chút đó. - Mà thật tâm mày có muốn đi Mỹ không? - Mẹ... hỏi kỳ chưa! - Thằng nào mà không muốn xa cái chế độ khốn nạn này - Mày không thấy thiên hạ còn liều mạng mười phần chết, một phần sống cũng ùn ùn ra đi đấy à? Có điều tao thân một mình, nên còn dùng dằng vì cha mẹ già - Các cụ hối thúc lắm chứ, mà tao cũng chưa quyết định. Còn như mày thì dễ quyết định rồi, cha mẹ thì dĩ nhiên ai cũng yêu kính, nhưng đâu có thể cứ bo bo suy nghĩ như vậy mà bỏ quên bổn phận đối với vợ con, mà tương lai con cái mới đúng là mục tiêu quan trọng nhất.... - Người ta thì dễ đấy, nhưng tao thì không giống như thế, hoàn cảnh tao mà mày bảo dễ quyết định à? Nghe vậy, Nam ngẩn người ra suy nghĩ một chút - Phải, hoàn cảnh của Phú không thể so sánh với mọi người được. Nam nói tiếp: - Đúng là mày khó xử thật. Phú vội cướp lời: - Khó xử lắm, nhưng chỉ mình mày là có thể giúp tao được thôi! - Mày nói lạ! Tao giúp gì được - Mà lại chỉ một mình tao mới giúp được là làm sao? Nghe câu hỏi của Nam như vậy, Phú vội nắm lấy, để làm "tiền đề" cho một bài "thuyết trình" dưới đây: - Như mày biết, tao có... hai vợ, bốn con, hoàn cảnh của tao hay dở thế nào mày cũng đã hiểu quá rõ - Cũng cái tội ham hố, đa mang mà cuộc đời tao chẳng còn gì là lạc thú, ăn không ngon, ngủ không yên, ngày đêm lo lắng đủ bề. Phần lo sinh kế cho hai gia đình, phần lo các bà ấy trở chứng, gay go với nhau, mình ở giữa chỉ có... chết - Bây giờ có tin chính phủ Mỹ đã đồng ý với Việt cộng cho anh em mình định cư ở Mỹ, tao lại lãnh một cái... búa lớn - Các bà thi nhau lên án tao chịu khổ chịu cực không bằng các anh em khác, ở tù mới có vài năm đã rên như bọng, tìm đủ mọi cách đốc thúc gia đình phải bỏ tiền ra chạy chọt cho về - Bây giờ mới trắng mắt ra, đã hao tiền, tốn của, mà thời gian ở tù không đủ để được sang Mỹ...đã đau đớn chưa?! Tuy không ưa nhau, nhưng cả hai bà cùng một luận điệu như thế để ngày đêm chì chiết tao, làm như nếu tao đủ ba năm tù, thì có thể mang được cả hai bà đi luôn vậy - Ròng rã mấy tháng trời nghe các bà ấy sỉ vả, đến khi tao lo được tờ giấy ra trại khác với trên 5 năm tù thì hai bà trở thành hai mặt trận đối đầu với nhau, nhưng vẫn đồng loạt tấn công... ta. - Sao kỳ vậy Phú? - Mày chịu khó suy nghĩ một chút là ra ngay - Có gì đâu, khi biết tao đã đủ điều kiện về thời gian ở tù thì các bà ấy "ngộ" ra rằng, dù mươi mười lăm năm tù đi chăng nữa, tao cũng chỉ mang đi được một bà mà thôi, mà ưu tiên là bà Lê Thánh Tôn vì bà này có hôn thú với tao - Hai bên ghìm nhau kỹ lắm, nhất là bà Ông Tạ, vì không có hôn thú nên bà ta càng kiểm soát kỹ - Bà ấy sợ tao lỉnh đi riêng với bà kia, nên đã công khai tuyên bố: "Đi là đi hết, ở thì ở hết", nếu lén lút làm giấy tờ, bà ấy sẽ đến tận sở ngoại vụ hay gặp phái đoàn phỏng vấn để "quậy" cho tanh bành luôn. Bà Lê Thánh Tôn vì nôn nóng, nên dại dột đưa ra đề nghị là đem hai đứa nhỏ của bà kia đi trước, liền bị phạng một câu xanh dờn: - Đúng rồi, chỉ còn một mình gái già này ở lại thì mai mốt ai còn nghĩ đến nữa, bỏ luôn là tiện nhất, dễ xử quá mà! Tình hình cứ như vậy mà tao ăn không ngon, ngủ không yên, ngày nào cũng phải ít lắm là một lần đến "trình diện" các bà ấy, nếu không cả làng cả xóm đều náo động - Mẹ kiếp, còn hơn chế độ quản chế của công an VC nữa mày ạ - Đang lúc "dầu sôi, lửa bỏng" như vậy tao đột nhiên nghĩ đến mày và hiểu rằng chỉ mình mày là giúp được tao với lũ con tao thôi. Nam tròn mắt nhìn Phú và lại lập lại câu hỏi ban đầu: - Giúp mày là giúp cái gì? - Mày hiện đang độc thân, giúp tao bằng cách làm hôn thú với bà Ông Tạ để đưa sang Mỹ luôn dùm tao. Nghe Phú nói, Nam sững sờ, không thể nghĩ thằng bạn mình lại có ý tưởng quái quỷ như vậy, Nam lắc đầu quầy quậy: - Làm như vậy ai mà coi được, tao thấy mắc cở lắm! - Mày cứ nói thế chứ, ai cười mà ngại? - Đây là mình giả bộ mà, bạn bè thân thiết, tao chỉ có tin tưởng nơi mày, mong rằng mày giúp tao để giải quyết tình trạng khó khăn của tao. Hơn nữa tao cũng nghĩ đến tương lai lũ con tao, vì các bà ấy đã quyết, nếu đi là đi hết, ở là ở hết, chẳng cần ngày mai, ngày mốt, tương lai, tương ớt gì hết - Mày thử nghĩ xem, làm cách nào mà đi hết được, chẳng lẽ khai với phái đoàn Mỹ là tôi có hai vợ, bốn con, làm ơn cho đi hết được không à? - Đâu có thể vì sự bực bội của các bà ấy để lũ con mình sống làm cu li cho những thằng chín phần khỉ một phần người như những thằng cộng sản này được!? Nghe Phú nói, Nam thấy bất nhẫn, những điều trình bày của Phú thật sự cũng có phần đúng, nhưng mọi chuyện cũng tại nó mà ra cả - Nam dịu giọng bảo Phú\: - Cũng tại mày, đèo bòng cho lắm vào bây giờ mang họa - Mày đã thấy tội nghiệp cho lũ con mày chưa? Tao chả dại dây dưa vào đâu, vả lại làm những chuyện khuất tất tao thấy nhột nhạt lắm, mày hiểu dùm cho tao. Phú cao giọng, cố thuyết phục bạn bằng luận điệu riêng của hắn: - Làm gì có chuyện khuất tất. Mày nghĩ coi, mày có đủ điều kiện xuất ngoại mà, mày độc thân không vợ con thì mày giúp đỡ bạn bè bằng cách đưa vợ con bạn đi, có gì sai trái đâu? Tao nói cho mày nghe, tao còn biết có những người đút lót cho bọn VC ở sở ngoại vụ, làm hồ sơ giả từ A đến Z mà vẫn đi ngon lành đấy... Nam vẫn ngồi bất động, im lặng, không lên tiếng phản đối hay đồng ý - Tình trạng im lặng kéo dài, cuối cùng Phú đưa ra một ý kiến tối hậu: - Tao có thêm một đề nghị này nữa để mày tính toán với gia đình - Mày không có con, nhưng có cháu, mày có thể đem theo hai đứa con ông anh, lựa hai đứa có tuổi sàn sàn như hai đứa nhà tao, để chúng làm anh chị em cho dễ - Tao chỉ cần người và tấm giấy ra trại của mày thôi, còn tất cả các loại giấy tờ hộ tịch, hộ khẩu, tao sẽ lo liệu hết - Tóm lại nếu mày đồng ý, chỉ việc dắt hai đứa cháu lên, nhập chung với vợ và hai con tao, thành một gia đình hai vợ chồng, 4 đứa con là xong thôi - Tao phải về không trễ, mày cứ bàn với hai bác và vợ chồng ông anh, có gì lên cho tao hay sau... Ảnh minh họa. Khi nghe Nam kể lại lý do mà Phú xuống thăm và đề nghị của Phú, gia đình Nam chẳng ai phản đối cả. Ba má rồi anh trai, chị dâu, ai nghe cũng bằng lòng ngay. Cả bốn người cùng thuyết phục Nam nên nhận lời để có cơ hội cho hai cháu cùng được đi với chú - Ai cũng giảng giải cho Nam biết, việc thương ba má dĩ nhiên quan trọng, nhưng nếu Nam cứ ở nhà quanh quẩn bên các cu,ï thì sự quan tâm đó cũng không thiết thực cho bằng chàng mạnh dạn ra đi. Khi công việc làm ăn ổn định là có tiền giúp đỡ cha mẹ để tăng cao đời sống vật chất cho các cụ, có điều kiện để thuốc men, tẩm bổ cho các cụ, như vậy mới dễ dàng kéo dài tuổi thọ - Việc săn sóc đã có anh chị và các cháu bên này lo liệu, không phải nghĩ ngợi - Hơn nữa thời gian gần đây, những người Việt tỵ nạn ở các nước Âu Mỹ, họ về thăm nhà hà rầm, mai mốt có nhớ ba má em cũng về được vậy - Mình ra đi hợp pháp mà sợ gì, nếu em bằng lòng mới đúng là thương ba má, anh chị và các cháu đấy - Gia đình đốc thúc, rồi chính Nam cũng đắn đo suy nghĩ hơn thiệt - Chàng cảm thấy đây là cơ hội cho hai cháu được tiến thân, mà mình tuy có lỗi qua mặt pháp luật, nhưng không hệ trọng lắm - Thật ra nếu chàng lập gia đình như các bạn cùng trang lứa, thì giờ này cũng có một vợ bốn năm con để đưa đi chứ kém ai! Còn xét về mặt lương tâm, những người chàng mang đi là những người thân thích, không phải vì ham tiền mà đưa những thành phần bất hảo, buôn bán hay cộng sản sang nằm vùng v..v.. Chắc không còn cơ hội nào tốt hơn nữa đâu.Nghĩ vậy, nên hai tuần sau, Nam lên Sàigòn trả lời cho Phú biết chàng bằng lòng. Phú mừng hơn bắt được... vàng. Hắn bắt tay ngay vào việc lo liệu giấy tờ... Hồ sơ xuất cảnh của Nam được dựng lên với những chi tiết như sau: Gia đình gồm hai vợ chồng, cưới nhau từ năm 1966, có hôn thú đàng hoàng, họ có bốn đứa con, "hộ khẩu" thường trú tại ngã ba Ông Tạ. Chồng là sĩ quan chế độ cũ, "học tập cải tạo" hơn 7 năm... - Mấy tháng sau, "gia đình Nam" và gia đình Phú nộp đơn xin tái định cư chung một ngày, mọi chuyện đều do Phú tính toán, để hai gia đình được cùng một danh sách, rời VN chung chuyến bay. Cuối cùng có khác biệt chút xíu là khi đến Thái Lan, Phú sang Mỹ trước Nam một tuần - Họ cùng về Massachusetts định cư, do sự bảo trợ của một gia đình người thân của Phú đã sinh sống ở đây từ mấy năm trước. Tình trạng này làm Nam thật sự bế tắc về việc lập gia đình, vì trên danh nghĩa, chàng đã là người đã có vợ con - Ai biết đấy là đâu - Làm sao có can đảm giải thích Ảnh minh họa. Ròng rã mấy tháng trời ở chung với vợ Phú để che mắt mọi người và nhất là dễ dàng trong việc đi lại hoàn thành thủ tục giấy tờ của một gia đình tỵ nạn - Căn apartment 2 phòng, vợ Phú cùng 2 con một phòng, ba chú cháu Nam một phòng - Tuy chia ra như vậy, nhưng dưới một mái nhà, nên gây rất nhiều phiền toái, khó chịu cho Nam, vì sinh hoạt luôn bị gò bó - Đã vậy hàng ngày Phú đều phải đến để... thăm hỏi vợ con, làm Nam cũng khó nghĩ - Vợ chồng người ta đôi khi muốn thân mật với nhau một chút thì chàng lại như một thứ "kỳ đà cản mũi". Vì thế khi cảm thấy vừa đủ thời gian để... xa nhau, Nam tính ngay đến chuyện minh bạch hoàn cảnh của chàng, để khỏi rắc rối sau này, Nam nộp đơn xin ly dị. Giấy tờ xong xuôi, ba chú cháu Nam dọn ra ở riêng, để Phú tiện việc lui tới săn sóc vợ con - Bây giờ hoàn toàn không còn vướng mắc gì với gia đình Phú, dù những vướng mắc đó thực sự cũng chỉ là một màn kịch.Để tiết kiệm, ba chú cháu mướn căn apartment một phòng. Ban ngày chú đi làm, hai cháu đi học. Ban đêm chú đi học, hai cháu ở nhà làm homework - Niềm vui của Nam bây giờ là săn sóc, lo lắng cho tương lai hai đứa cháu, mà chàng đã nhận sự ủy thác của cha mẹ và anh chị, giờ đây chàng coi chúng như con đẻ - Điều buồn cười là rất nhiều người trong cộng đồng đều tỏ lòng thương xót cha con Nam và lên án "vợ" chàng và Phú - Vì theo lời kể qua, nói lại, của những người ngụ chung trong khu apartment, họ thấy từ khi Nam cùng hai đứa con dọn ra, Phú thường xuyên đến nhà nhiều hơn và có khi ngủ lại - Thấy hiện tượng như vậy, nhiều người biết Nam và Phú đã từng là bạn, xưa kia vẫn đi lại thăm viếng nhau, nay "trở mặt" phản bội, họ tâm đắc nhắc nhở với nhau câu: Tin bợm mất bò.rồi cùng thở dài thông cảm với Nam vì... tình đời đen bạc. Họ có lý lắm chứ. Đúng "vợ"Nam là người đàn bà "tham phú, phụ bần", vì thực sự gia cảnh của Phú, so với Nam thì hắn giàu hơn - Bao nhiêu năm chắt chiu dành dụm, rồi hai bà vợ hắn đều là con chủ tiệm vàng, làm gì chẳng có của ăn, của để - Việc xuất cảnh của hắn hợp pháp, nếu có gan chơi liều thì hắn dấu vàng, đô la vào hành lý mang sang Mỹ, nếu không liều, tính chuyện chắc ăn, hắn thiếu gì đường giây chuyển tiền qua lại. Vì thế hắn đã sẵn sàng vốn liếng, chỉ khoảng một năm sau, Phú đã sang lại một super market bán thực phẩm Á Châu - Hắn bỏ tiền, công sức ra sang sửa lại cho khang trang, bán thêm nhiều hàng hóa, thực phẩm Việt Nam. Từ đó nghiễm nhiên hắn trở thành ông chủ chợ khá lớn - Vì thế cho nên khi Nam ra đi, trả bà vợ lại cho hắn, người đời nhìn bề ngoài tưởng rằng hắn dùng tiền quyến rũ vợ bạn, còn vợ hắn vì ham giàu mà bỏ chồng, chia con - Đối với những người quen, ai có lòng quan tâm đến hoàn cảnh của Nam, mỗi khi gặp chàng, nói vài lời chia sẻ, Nam cũng chỉ nhỏ nhẹ cám ơn rồi chuyển đề tài sang chuyện khác. Làm sao mà Nam có thể đính chính được, thôi cứ để thiên hạ hiểu lầm như vậy đi cũng chẳng sao, đôi khi chàng tặc lưỡi nghĩ thầm: - Cái thằng ham hố đó tốt lành gì đâu! Thiên hạ chửi cũng đáng đời, chứ hiểu lầm một chút mà nhằm nhò gì! Ảnh minh họa. Thời gian lặng lẽ trôi, năm năm rồi bảy năm, cuộc sống của Nam và hai cháu tiến triển khả quan. Sau khi có quốc tịch, ba chú cháu cùng về thăm ông bà, cha mẹ - Gia đình kể sao hết niềm vui - Thấy Nam vẫn còn sống độc thân, ba má, anh chị chàng ngỏ ý muốn chàng cưới cô em vợ của ông anh - một cô gái vừa đến tuổi trưởng thành thì gặp cảnh "miền Nam giải phóng" nên hận thời thế nhố nhăng, xã hội điên đảo, mà khép chặt cửa lòng từ đó đến nay, chấp nhận thành một cô gái già - Ba má, anh chị chàng muốn lắm, vì em anh cưới em chị thì còn gì bằng. Hai đứa nhỏ bên Mỹ sống với chú ruột, dì ruột còn liên hệ nào mật thiết hơn... Mọi người đều vun vào làm Nam cũng xiêu lòng - Thôi, về già rồi cũng phải kiếm một người bạn đời để tâm tình và lo lắng cho nhau lúc tối lửa tắt đèn chứ! Thế là chàng chấm dứt đời độc thân từ đó... Mấy năm sau này, hai đứa cháu đã học xong, cả hai đứa đều có việc làm ở Cali, một đứa ở Nam, một đứa ở Bắc - Sự việc này đẩy đưa vợ chồng Nam di chuyển về cư ngụ tại miền Cali nắng ấm và vì lý do đó vợ chồng chàng có mặt tại cuộc họp bạn hôm nay... Câu chuyện tiếp tục, khi đề cập lại tới nhân vật chính là Phú - Nam cho biết tình trạng của Phú cũng tốt đẹp, ngôi chợ càng ngày càng phát triển, anh ta mua riêng cho mỗi bà vợ một căn nhà để ở, con cái cũng từ từ khôn lớn và học hành đến nơi, đến chốn - Nhưng riêng Phú vẫn chứng nào tật đó, sau thời gian vất vả lo lắng việc làm ăn, khi đời sống ổn định, việc buôn bán thành công tốt đẹp, tiền bạc khá giả, hắn trở lại đường cũ là tiếp tục "lường gạt ái tình". Điều làm Nam hận Phú nhất, không phải vì hắn vợ nọ con kia, mà chính vì lập trường sống của hắn - Những hành động của hắn thật bỉ ổi, không xứng đáng mang danh con người, vì khi bị bọn cầm quyền cộng sản làm nhục, vu cáo, hành hạ để chết dần, chết mòn, đã cắn răng chịu đựng, cố vươn lên để sống, để chờ ngày nào đó phục hồi danh dự - Bây giờ, nếu không nghĩ đến chuyện oán thù, cũng phải nhớ đến những sự tồi tệ mà kẻ thù chung đã gây ra cho bao nhiêu thế hệ, còn tác hại từ đời nay sang đời khác mà truyền lại cho con cháu biết rõ trắng đen, hầu chúng không bị bịp bợm nghe theo những lời tuyên truyền giả trá mà phạm phải lỗi lầm theo giặc, làm lợi cho giặc - Vậy mà khi thoát được nanh vuốt kẻ thù, mới sống ở nơi an toàn, tự do, chừng mươi, mười lăm năm, cuộc sống vật chất đầy đủ, phủ phê, tiền bạc rủng rỉnh, đã vội quên ngay quá khứ đớn đau, nhất là quên những tội ác của quân thù đối với cá nhân, gia đình và cả với đất nước, dân tộc mình. Nhiều kẻ, trong đó có Phú đã phản bội máu xương của đồng đội, phản bội chính gia đình, hớn hở quay về, xun xoe, cầu cạnh, bỏ vốn làm ăn, kiếm chút lợi lộc rơi vãi của bọn cầm quyền, rồi lại dùng những tiền bạc kiếm được đó, vui chơi một cách vô đạo đức, trên thân xác những cô gái chỉ đáng tuổi con, tuổi cháu... Cuộc sống của những kẻ này, chỉ nghĩ đến tư lợi và lạc thú cá nhân, thật đáng nguyền rủa và lên án. Phú nói dối cả hai bà vợ, cần về VN để hợp đồng mua những mặt hàng trong nước, đem qua Mỹ bán - Muốn lời nhiều phải mua tận gốc, bán tận ngọn - Hai bà đồng ý cho hắn mang một số vốn về Việt Nam để mua hàng và đầu tư - Nhưng việc đầu tư trước tiên của Phú là mua một căn nhà ở Sàigòn, cưới một cô vợ trẻ, trước khi thành lập một "công ty ma" chế xuất thủy sản - Hai bà vợ... già đều không ngờ. Mãi đến khi có tin tức từ gia đình gửi sang, xem xét lại tiền bạc, mới thấy ngoài số tiền chính thức được sự đồng ý của hai bà, hắn còn lén lút rút thêm một số tiền không nhỏ mang theo để... du hí. Lúc đó các bà mới bật ngửa thì đã trễ - Chửi bới, nguyền rủa cũng chẳng ích gì! Ngày vợ chồng Nam chuẩn bị lên đường sang Cali, đến chào từ giã hai bà vợ của Phú - Điều ngạc nhiên thích thú cho vợ chồng chàng là gặp cả hai bà tại ngôi chợ của gia đình họ. Xem ra họ rất đoàn kết, thương yêu nhau - Các bà tâm sự: - Mấy chục năm nay, chúng em cứ nghĩ rằng khi anh ấy còn trẻ, có những phút đam mê không tự chế được. Còn chúng em cũng vì tình yêu mê muội mà lâm vào cảnh dở khóc, dở cười, hỏng cả cuộc đời - Thôi đành đau đớn chấp nhận kiếp chồng chung - Nhưng bây giờ mới rõ tính tình không tốt của anh ấy, chúng em có chung hoàn cảnh, đều là nạn nhân của một người không ra gì - Thật buồn! - Tụi em bàn với nhau, hai chị em bây giờ đã hiểu rõ mọi chuyện, nên không còn gì hiểu lầm nhau nữa, mà hiệp lực với nhau để đối phó với người chồng vô lương tâm này - Tụi em đã đồng ý dứt khoát đẩy hẳn anh ấy ra khỏi cuộc đời hai chị em, không thể nào chấp nhận sự có mặt của anh ấy trong nhà này nữa - Các cháu bây giờ cũng đã lớn, chúng nó đều ủng hộ quyết định của chúng em... Trước sự việc bất ngờ này, vợ chồng Nam chẳng biết nói gì hơn là những lời an ủi - Riêng Nam, chàng dùng những lời lẽ hết sức chân tình, vì chàng là người hiểu rõ uẩn khúc cũng như những đòn phép ranh ma của Phú đã thực hiện. Ảnh minh họa. Câu chuyện đến đây bỗng nhiên chuyển sang hướng khác, đó là anh em bàn đến việc thiên hạ đua nhau vác tiền về VN đầu tư - Một ông khai pháo:- Tôi không hiểu tại sao có những người đã mau quên lại u mê, tiền ở đâu cũng phải làm thấy mẹ mới có chứ - Vậy mà đem về VN nộp cho chúng nó? - Họ không nhớ khi xưa trốn đi thì chấp nhận mười chết, một sống, có đâu hớn hở như bây giờ - Đúng! Mau quên! - Không mau quên hay u mê đâu các ông ơi! Những con người đó khôn lanh lắm, nhưng thuộc loại vô đạo đức, vô giáo dục, chỉ "ham dzui" cộng với tham lam đấy thôi! - Nhiều khi đời ông, đời cha khôn ngoan, đến đời cháu lại đổ đốn ra! Báo chí mấy năm trước có đăng một ông Việt kiều ở Pháp về đầu tư, mở hãng điện thoại di động, đang làm ăn khấm khá thì bị bắt, bị tịch thu tài sản về tội... trốn thuế - Cái hãng điện thoại đó sau giao cho con rể Phan văn Khải, có ai dám nói gì đâu... - Ờ! Tôi cũng có đọc. "Thằng" này nghe nói... còn trẻ. Mấy tờ báo Pháp khi đề cập đến nó kể rằng: 1954, ông nội hắn đã tránh nạn cộng sản, đưa gia đình di cư vào Nam, bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn ở miền Bắc - Đến đời bố hắn cũng cũng bỏ lại nhà cửa ở VN, đưa gia đình sang Pháp tỵ nạn - Đời hắn thì "chõi" lại cả ông lẫn bố, tom góp tiền bạc mà cha ông để lại, đem về VN nạp, không những chỉ nạp tiền mà còn "nạp mạng" nữa - Tác giả bài báo đặt câu hỏi, không lẽ hành động của ông nội, của bố và hàng triệu triệu người VN không đủ thuyết phục con người "tuổi trẻ tài cao" này sao? - Một "ông" ở Hòa Lan cũng nghe theo lời hứa hẹn của "đảng và nhà nước", đem tiền về đầu tư - Nay thì tiền mất sạch, ở tù mới ra - Còn đang kiện cáo lung tung đấy, không biết có lấy lại được đồng nào không, hay lại "con kiến mà kiện củ khoai", thật chán mớ đời - Đúng như các cụ nhà ta đã nói: "Gà chuồng đem thả đuổi chơi..." Ngu thật! Khi đề cập đến Phú, Nam tuyên bố một câu chắc nịch: - Mẹ thằng con nhà Phú này! Tôi cam đoan với mấy ông, không chóng thì chầy, bọn Việt cộng cũng sẽ lột nó không còn cái quần, có khi còn... bị tù nữa là đàng khác. Nguyễn văn Học |
"Gié lồ... phen"
Tới địa điểm họp bạn, tôi vào xếp hàng chờ ghi danh ngay. Năm nay có vẻ đông người tham dự, vì thế hàng chờ đã thấy kéo dài ra tới hiên nhà hàng - Đang nghển cổ ngóng lũ bạn, tìm người "đấu hót" cho vui, tôi bỗng thấy anh ta xuất hiện - Người bạn cùng đơn vị với tôi một thời gian, chỉ đến khi anh bị thương ngoài mặt trận, được chở thẳng về Cộng Hòa điều trị - Còn tôi, sau đó theo học một khóa chuyên môn, rồi đổi đi đơn vị khác, từ đó mới thành ra "đôi ngả chia ly".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét