Người đàn bà mộng du "hứng tình" sẵn sàng ngủ với trai lạ
Trên “hành trình bất định”, Huệ thường “qua đêm” với bất kỳ người đàn ông nào gặp trên đường, nơi “tâm sự” có thể là bãi mía, cánh đồng. Thế rồi, chị lại vác bụng “bầu” trở về...Bà Vũ T.Lan chị gái ruột của chị Huệ đang trải lòng cùng phóng viên.
“Trái đắng” tình đầuNgười phụ nữ chuân chuyên, đau khổ đó từng là “hoa khôi” xinh xắn, thuở con đương xuân, nhan sắc mặn mà, với bản tính thật thà, thông minh, nhiều thanh niên ở làng trên, xóm dưới, hằng đêm “đốt” đèn pin, thắp đuốc tìm đến nhà mong nhận được tình cảm từ “người đẹp.” Tên chị mộc mạc mà đẹp - Vũ T.Huệ (SN 1972, thôn 2 xã Thọ Thanh, Thường Xuân, Thanh Hóa).
Vì chị đã trót thương, trót yêu một người gần nhà. Nhưng thật cay đắng, chị đã uổng công “dệt mộng tình,” khi chị có thai, người đàn ông kia hoảng hốt, không công nhận tác giả của bào thai , cha mẹ anh ta cũng không công nhận giọt máu mà chị đang mang trong bụng là cốt nhục của họ. Thậm chí “người yêu” còn “dúi” vào tay chị một khoản tiền để giải quyết hậu quả “trái đắng cuộc tình.”
Quẫn trí, đau khổ, chị muốn phá bỏ cái thai nhưng trước khi có ý định tự tay giết chết con, chị đã tìm đến nhà và tạt... hụt a xít vào mặt “gã khốn” kia. Thương con, mẹ ôm chị vào lòng, nước mắt giọt vắn, giọt dài: “Chừ, biết mần răng, làng trên, xóm dưới đều biết con có bầu rồi, nên không thể phá, mà phá đi tội lỗi, thôi để đẻ mà nuôi”. Hai mẹ con ngồi ôm nhau khóc nức nở, căn nhà lá, vách đất như run lên. Năm 1996, chị sinh được 1 người con trai.
Đi làm ăn xa… và mắc bệnh “lạ”
Để quên đi quá khứ và phải kiếm tiền nuôi con, năm 2000, chị gửi con cho người mẹ già và chị ruột chăm sóc, một mình khăn gói quả mướp vào Tây Nguyên xin làm công nhân cho một công ty lâm nghiệp.
Nhờ có trình độ chuyên môn cùng bản tính thông minh, nhanh nhẹn, chỉ sau 1 năm làm việc tại bộ phận ươm cây giống, chị Huệ đã được vào biên chế.
Nhưng chỉ sau 1 năm, chị bắt đầu có biểu hiện lạ, thường bỏ bê công việc, cả ngày tha thẩn khắp vườn ươm, miệng lẩm nhẩm như gọi tên ai đó.
Sau một năm tích cực giúp chị chữa bệnh, thấy thể trạng, sức khỏe chị dần ổn định, công ty đưa chị trở lại quê. Sau khi về nhà, chị sống khá vui vẻ, để nuôi con và mẹ già, chị tảo tần buôn bán sớm hôm.
Đắng ngắt đời chị Huệ
Nhưng chỉ được 2 năm, bệnh cũ tái phát, kể từ đó chị cứ nửa đêm lặng lẽ như một cái bóng thẩn thơ khắp nơi. Trên “hành trình bất định”, chị thường “qua đêm” với bất kỳ người đàn ông nào gặp trên đường, nơi “tâm sự” có thể là: bãi mía, giữa đồng, bến sông hay gầm cầu. Dường như, trong lòng người phụ nữ đau khổ này luôn cháy lên khát vọng tình yêu, chị sẵn lòng “hiến dâng” thân xác để rồi chỉ được hưởng vị... tình một đêm.
Bà Liên hàng xóm đang kể chuyện chị Huệ.
Lần đầu tiên, khi biết đứa con gái tội nghiệp “vác” cái bụng lùm lùm trở về, người mẹ già nghèo khổ đã rất sốc vì chị Huệ bỗng dưng có thai. Rồi chị sinh con, đó là một bé gái, mẹ chị đặt tên cho cháu là Út (SN 2008).
Bé Út chưa đầy 1 tuổi, chị Huệ đã vắt con lên vai, tha thẩn như kẻ mất hồn khắp nơi, có khi người ta thấy mẹ con chị ở phố Bái Thượng (Xuân Bái), Lam Sơn, Sao Vàng, thậm chí xuống tận thành phố Thanh Hóa cách nhà hơn 50 km. Không những bế con về các huyện xuôi, chị Huệ còn vác con lên miền ngược (huyện Ngọc Lặc và Cẩm Thủy).
Chị thường đặt con dưới gốc cây, rồi đi khắp phố Cống thuộc thị trấn Ngọc Lặc để nhặt nhạnh đồ ăn thừa cho con, có lần bé Út đói lả vì mẹ không chịu đi kiếm đồ ăn. Vợ chồng anh Linh, chị Phương đã kết hôn 3 năm, nhưng cả 2 vô sinh, biết được hoàn cảnh chị Huệ, họ đã tìm về địa phương, gặp mẹ chị rồi vào UBND xã Thọ Thanh (lời chị gái ruột của chị Huệ nói với PV) xin làm thủ tục nhận nuôi con nuôi.
Sau khi con bị “bán” cho người lạ, chị Huệ tiếp tục lang thang và có thai, người mẹ già khốn khổ, một lần nữa, ngã quỵ trước hiên nhà, còn người chị gái chỉ biết nhìn đứa em gái dở tỉnh, dở mê mà nước mắt trào ra. Rồi chị Huệ lại sinh con, cháu bé lần này có tên: Tú (SN 2011), nhưng nằm chưa ấm “ổ” được 1 tháng, chị đã lặng lẽ bế con “trốn” nhà đi. Bà Liên, một người dân sống sát nhà chị kể: “Con Huệ cứ bễ nắng, bễ mưa con nó chú ạ, chỉ có mỗi bộ quần áo mặc cho con, khi con bé bẩn thì mang xuống chân cầu Trắng (Bái Thượng, Xuân Bái) nhúng xuống nước sông Mới rửa, rồi lại vắt lên vai đi.”
Thấy con cứ mang cháu đi để “đày ải” khắp nơi, hơn nữa do hoàn cảnh quá khó khăn, thương cháu nhưng không thể chăm nuôi, gia đình của chị Huệ - như lần trước phải ngậm ngùi đem cháu cho một cặp vợ chồng làm hàng seo ở Đông Sơn nhận nuôi. Sau khi con gái thứ 2 “mất tích”, chị Huệ tiếp tục… đẻ đứa thứ 3... rồi như “bản năng tự nhiên”, người đàn bà “mộng du” lại quắp con đi…
11 giờ đêm, ngày 13/11, sau khi được sự “thông đồng” của mẹ chị Huệ, một cặp vợ chồng hiếm muộn ở dưới Thanh Hóa đã vào nhà “lén” bế con gái thứ 3 (SN 2013) của chị về làm con nuôi. Đến nửa đêm - bà Liên (tên nhân vật đã thay đổi) một người hàng xóm nhớ lại- “khoảng 1 giờ đêm, Huệ gào khóc thảm thiết: ‘con tôi mô rồi, ai bắt mất con tôi rồi,’ cô thét lên, đập tan tành đồ đạc trong nhà, rồi vơ quần áo ra ngoài nhà châm lửa đốt sạch.”
Lời khẩn cầu của gia đình chị Huệ
“Kể từ đó, hình như bệnh nó càng nặng, khi lên cơn thường đánh tôi, cơm nấu ra, có lúc nó đổ xuống nền nhà, có lúc đổ ra vườn rồi ngồi bốc ăn,” vén tay áo cũ nhàu, lau nước mắt, mẹ chị Huệ đau đớn nói.
Bà Vũ T. Lan chị gái ruột của chị Huệ, buồn bã, thở dài: “Tôi thương cháu lắm, nhưng vì quá nghèo nên đành phải cho cháu ở nhà người ta. Cả nhà biết địa chỉ, nhưng không dám đến thăm vì sợ họ đánh giá và lo cháu mình sẽ khổ.” Qua báo, bà Lan rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm: “Chúng tôi chỉ mong sao cho Huệ được đi chữa bệnh để trở lại làm người bình thường.”
Nếu không có “biện pháp ngăn chặn” hiệu quả, chị Huệ sẽ tiếp tục cho ra đời những đứa “không” cha, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, nếu chị bị nhiễm bệnh xã hội và nguy cơ này rất cao. Vì vậy chúng tôi mong các nhà hảo tâm hãy mở rộng tấm lòng thương xót mà giúp đỡ chi Huệ có cơ hội được chữa bệnh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét