Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Nhìn lại những quy định "nghe xong muốn khóc"

Trong nhiều năm qua, có những quy định mà chính phủ VN vừa ban hành đã bị dư luận chỉ trích kịch liệt cho thấy do muốn đối phó nên họ vội vã soạn thảo mà không cân nhắc, tham khảo kỹ lưỡng khiến nhiều điều khoản trở nên ...bất khả thi; thậm chí ...lố bịch!
(Kienthuc.net.vn) - Trong năm qua, người dân và dư luận đã phải nhiều phen hoảng hốt với những quy định phi thực tế như từ trên trời rơi xuống. 

Có những quy định sau khi bị dư luận chỉ trích đã được rút lại, nhưng không ít quy định “trời ơi” vẫn được duyệt và thông qua.
Từ ngày mai (28/12), nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính như "tội bất hiếu", “chồng chửi vợ”, “chồng ngăn vợ gặp bạn bè”,... bắt đầu có hiệu lực.
Đây là những quy định thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" mà Chính phủ mới ban hành.
Từ mai, chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng.
Mặc dù Nghị định đã được thông qua nhưng nhiều ý kiến cho rằng một số quy định trong nghị định rất thiếu thực tế và không khả thi. Chẳng hạn quy định chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Điều 51 quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình. Nhiều người băn khoăn không biết cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành vi này như thế nào hay chỉ ra quy định cho vui, bởi rất khó lấy được chứng cứ để xử phạt, hơn nữa vợ chồng chửi nhau thì cũng chẳng ai đi tố với cơ quan công quyền. Bên cạnh đó, pháp luật quy định tài sản trong hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, vì thế tiền nộp phạt cũng là lấy từ túi tiền gia đình mà ra và người tố cáo là vợ hay chồng cũng bị thiệt hại lây nên không ai dại gì tố cao. Việc bị phạt cũng sẽ khiến vợ chồng bất hòa, nguy cơ ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội…
Bên cạnh những quy định không khả thi vẫn được duyệt thì một số quy định “trời ơi” khác đã được bãi bỏ trong Nghị định này, như “thả rông”, “dọa ma trẻ con”, “vợ kiểm soát tiền chồng”…
Thực ra, những quy định trên đều đã có từ nhiều năm nay. Thậm chí, trong các nghị định trước đây, nhiều hành vi khác liên quan đến trật tự an toàn xã hội, bạo lực gia đình bị xử phạt. Trong đó có quy định xử phạt hành vi không mặc quần áo nơi công cộng mà nhiều người quen gọi là "thả rông". Một số hành vi khác trước đây cũng có quy định xử phạt là: vợ kiểm soát tiền chồng hoặc chồng kiểm soát tiền vợ; cha mẹ dọa con bằng ma quỷ, ngáo ộp;... Nhưng thực tế, từ trước đến nay hầu như vẫn chưa ai bị xử lý.
Trước đây, ít ai để ý đến những quy định này. Cách đây không lâu, khi soạn thảo Dự thảo Nghị định 167, Bộ Công an tiếp tục đưa những hành vi này vào để lấy ý kiến dư luận. Theo đó, nhiều quy định xử phạt đã gây ra không ít tranh cãi.

Trong Dự thảo cuối cùng trình Chính phủ, Bộ Công an đã sửa đổi nhiều nội dung so với Dự thảo ban đầu. Và nghị định 167 Chính phủ mới ban hành, nhiều quy định như xử phạt "thả rông", "vợ kiểm soát tiền chồng", "dọa ma trẻ con" đều đã được bỏ ra khỏi Nghị định.
Ngoài những quy định trong Nghị định trên, trước đó cũng có không ít quy định “từ trên trời rơi xuống” khiến dư luận không khỏi ngán ngẩm. Chẳng hạn như quy định bổ sung đối tượng ưu tiên tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng và người hoạt động cách mạng từ thời Cách mạng Tháng Tám 1945 khi dự thi đại học. Mặc dù cơ quan ban hành đã cố lý giải việc này là sự thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn nhưng nó đã được rút lại ngay sau đó sau vô số ý kiến phản bác và chỉ trích sự thiếu thực tế và không cần thiết của quy định này.
Hồi đầu năm nay, cũng đã có không ít văn bản quy phạm pháp luật có nhiều hạn chế, thiếu sót, thiếu tính khả thi… bị dư luận phản đối, buộc phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hoặc hủy bỏ như quy định xử phạt đến 5 triệu đồng đối với hành vi nghe điện thoại ở cây xăng, quy định xử phạt xe không “chính chủ”, quy định bán thịt trong vòng 8 giờ… Chẳng hạn, đối với việc xử phạt 5 triệu đồng với hành vi nghe điện thoại ở cây xăng, dư luận băn khoăn không biết việc triển khai phạt sẽ như thế nào. Vì thực tế, nhân viên cây xăng là người trực tiếp phát hiện các vi phạm nhưng không có quyền xử phạt. Còn cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì không thể giăng quân, túc trực hết tại các cây xăng để bắt quả tang vi phạm. Thêm vào đó, lực lượng này không được giữ giấy tờ xe, giữ xe thì làm sao bắt được người vi phạm nộp 5 triệu đồng? Sau khi dư luận lên tiếng, Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp đã thừa nhận tính khả thi của việc xử phạt không cao và lãnh đạo ngành Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cũng thừa nhận, quy định mới này chỉ “để giáo dục ý thức, phòng ngừa vi phạm và giải pháp trước mắt vẫn tuyên truyền là chủ yếu”.

Kỳ quặc nhất, có lẽ là quy định “linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài” tại Nghị định 105 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đơn vị chủ trì soạn thảo Nghị định tại buổi họp báo công bố Nghị định đã lập luận, quy định như vậy để tránh việc nhìn vào thi thể đã để mấy ngày, tránh ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dự tang lễ. Ngay lập tức, dư luận “ném đá” việc dùng biện pháp hành chính cấm đoán một hành vi văn hóa mang tính truyền thống, rất riêng tư của mỗi người. Và rốt cục, văn bản này cũng bị cơ quan chức năng kiến nghị hủy bỏ.
Việc ban hành văn bản pháp luật là để điều chỉnh những hành vi sai trái, lệch lạc nhằm xây dựng một xã hội chuẩn mực hơn, tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Theo ý nghĩa đó, văn bản pháp luật phải xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống và đi vào cuộc sống. Thế nhưng, với kiểu làm luật… “ở trên trời” thì mục tiêu này đã không thể đạt được, chưa nói đến các hệ lụy xấu khác như việc “nhờn luật” do sự bất cập gây ra.
Tuy nhiên, có một thực tế là từ trước đến nay dường như chưa có ai bị xử lý hay chịu trách nhiệm về việc ban hành những văn bản pháp luật thiếu tính khả thi, xa rời cuộc sống. Đây chính là “lỗ hổng” dẫn đến sự ra đời của những quy định thuộc dạng… “luật trời ơi”. Vì vậy, có lẽ đã đến lúc pháp luật cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm của người hoặc cơ quan đề xuất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhằm bịt cho được cái “lỗ hổng” trách nhiệm của những người làm luật “ở trên trời”.

Minh Hiếu 
http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/qzziy/2013_08_23/nguclep.jpgBộ Y tế và Bộ GTVT một lần nữa đưa ra đề xuất tái áp dụng quy định “ngực lép” không được lái xe năm 2008 trong dự thảo Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô…
Theo Dự thảo, để tham gia thi lấy bằng lái ô tô, xe máy, người dân cần phải vượt qua 83 tiêu chuẩn về sức khỏe. Trong đó, có những tiêu chuẩn kỳ lạ như: Muốn được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để lái xe máy 50 cm3 trở lên (bằng lái A1, B1) thì bộ ngực phải đảm bảo có số đo không dưới 72 cm.
Bằng lái xe hạng A3, A4, B2 thậm chí "cao cấp" hơn nữa là cấp bằng hạng C, D, E, F, A2…đối với những bộ "ngực khủng" tương ứng.
Những người thấp bé, nhẹ cân có chiều cao dưới 1,45 m cũng bị dự thảo xếp vào nhóm không đủ điều kiện được lái xe máy 50 cm3 trở lên.
Trọng lượng quy định cũng phải đạt ngưỡng tối thiểu 40kg.
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện còn phải có sức khỏe đạt mức "lực sĩ". Cụ thể, muốn được lái xe máy, cả nam và nữ giới đều phải có lực kéo thân là 70 kg, lực bóp tay thuận 26 kg, lực bóp tay không thuận là 24 kg.
 Theo dự thảo, những người không đủ chiều cao, cân nặng, mắc một số bệnh về da liễu... đều không đủ tiêu chuẩn để điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Ngoài những tiêu chuẩn trên, dự thảo cũng xếp những người bị các bệnh da liễu, truyền nhiễm như bị vảy nến, vảy cá, nhiễm nấm có khả năng lây lan, da liễu mạn tính... vào nhóm không đủ điều kiện sức khỏe để cấp bằng lái xe hạng A2, A3, A4, B2, C, D, E, F... Cùng đó, những người bị bệnh trĩ độ I trở lên cũng bị xếp vào nhóm không đủ điều kiện lái xe ô tô tải nặng.
Ngay cả những người có vấn đề về hệ tiêu hóa như loét dạ dày - tá tràng có biến chứng chảy máu hoặc đã mổ nhưng kết quả không tốt; hay viêm loét, hẹp thực quản; dãn tĩnh mạch thực quản; viêm loét đại tràng xuất huyết; rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn; áp xe gan, xơ gan... những người suy thận (theo từng cấp độ bệnh) cũng bị xếp vào nhóm “không đủ điều kiện” lái xe theo từng hạng xe...
Trước đó, quy định của Bộ Y tế về tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Anh Nguyễn Văn Ngọc, chủ một trung tâm thể hình ở đường Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng đây là một quy định hết sức vô lý: “Nam giới có thể dễ dàng vượt qua được quy định trên nhưng với nữ giới thì quá khó. Ngay cả đối với phụ nữ khi mới tham gia tập thể hình cũng chỉ có thể kéo được được khoảng 60-65kg, lực bóp tay cũng chỉ đạt 23-24 kg thôi.".
Ông Khương Kim Tạo, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đồng quan điểm về tính bất hợp lý của dự thảo. Ông Tạo cho rằng: "Chúng ta đã lắp ghép một cách quá máy móc những tiêu chuẩn đã có từ thời xa xưa mà chưa tính toán xem hiện nay những quy định đó có còn phù hợp hay không.".
Trong khi đó, ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng đây là tiêu chuẩn cần thiết đảm bảo sức khỏe người lái xe và an toàn giao thông.
Tiến sĩ Cao Văn Thịnh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) khẳng định: "Nếu đưa ra quy định cứng nhắc, không kèm với các khía cạnh khác (chức năng hô hấp và bệnh lý của phổi) thì sẽ không thuyết phục người dân."
NGUCLEP-LUAT1

Chuyên gia về giao thông tiết lộ “cha đẻ” của quy định “ngực lép” không được lái xe tại Việt Nam. 
Liên quan tới sự hồi sinh của đề xuất gây bão “ngực lép không được lái xe”, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn TS. Khương Kim Tạo, phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia.
- Liên Bộ đang “đá bóng” trách nhiệm về sự hồi sinh của “Thông tư liên tịch quy định tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe, khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe”. Sự thật nguồn gốc của dự thảo trên là từ đâu, thưa ông?
Đại diện Bộ Y tế cho hay, hiện họ đang triển khai thành lập một nhóm biên soạn lại các tiêu chuẩn trong thông tư này. Đây là thông tư dự kiến của năm 2008, giờ đang được đính chính, sửa lại.
Ông Khương Kim Tạo - Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
Ông Khương Kim Tạo – Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
Nói cách khác, sẽ có một tổ liên ngành gồm bên y tế, giao thông và các cơ quan liên quan họp bàn về vấn đề này. Bản dự thảo mà báo chí có được thực chất là bản cũ, các cơ quan gửi cho nhau có tính chất tham khảo, hội đồng biên soạn dựa trên nền đó để chỉnh sửa chứ không phải nó đã được ban hành. Các tổ viên trong tổ biên tập sẽ góp ý kiến từng tiêu chí một để đưa ra bản dự thảo mới.
Thông tư này thực chất tồn tại từ năm 2001 – 2008. Không phải 5 năm sau (2008 – 2013), người ta mới chịu sửa mà khi nào cảm thấy bất cập người ta mới chỉnh sửa.
Cũng không phải người ta tự bịa ra dự thảo ấy mà cái này có được trên nền của năm 2001 – thời điểm thông tư với đủ các bất cập về tiêu chuẩn khám sức khỏe trên từng được ban hành.
Trước năm 2001 thậm chí còn có một quyển quy định về tiêu chuẩn sức khỏe cho người lái xe. Các tiêu chuẩn đó họ lôi từ nước ngoài về từ cách đây 20 năm.
Tuy nhiên, thời đó có một trường chuyên nghiệp để dạy lái xe nên các tiêu chuẩn họ đưa ra rất bài bản. Từ đó tới trước năm 2008, thông tư trên vẫn tồn tại, có ai có ý kiến gì đâu.
Đến năm 2008, khi họ ban hành lại thì người dân ồ ạt có ý kiến trong khi hiện tại thể lực của người Việt hơn hẳn lúc xưa. Nói như thế không có nghĩa là trách nhân dân mà ý tôi là mọi người đều có trách nhiệm chứ không nên đổ sống cho Bộ Y tế. Đó là trách nhiệm của cán bộ các ngành nói chung chứ không riêng gì ngành y tế mà đổ hết tội lỗi lên đầu người ta.
- Từ đó đến khi thông tư bị chỉnh sửa vào năm 2008, đã có ai bị xử phạt chưa?

Có ai phạt gì đâu. Chính vì thế trên mạng mọi người cứ tưởng đây là vấn đề mới do Bộ Y tế “đẻ” ra, nhưng có phải họ mới đẻ ra đâu. Họ chỉ kế thừa theo hệ thống.
- Quan điểm của ông về dự thảo này ra sao?
Nếu thông tư có tính chất như cũ, tôi nghĩ giờ xã hội đã rất phát triển về phương tiện, con người… mình nên điều chỉnh thông tư đã ban hành. Những luật ban hành sau có thể kế thừa những cái trước, nhưng nên điều chỉnh những cái cần thiết theo nhu cầu của xã hội.
Phương tiện ngày nay đã tốt hơn, điều khiển dễ dàng hơn thì yêu cầu về thể chất có thể giảm đi. Nhưng tính chất giao thông giờ rất phức tạp nên ý thức của người tham gia giao thông cần cao hơn. Thái độ của con người phải cao lên. Chúng tôi đang đề xuất phải kiểm tra cả thái độ của người tham gia giao thông từ tính nóng nảy, độ điềm tĩnh, điềm đạm tới tâm thần của mỗi người.
- Chúng ta sẽ kiểm tra như thế nào?
Ngực lép sẽ không được lái xe?
Ngực lép sẽ không được lái xe?

Người ta có cách của họ chứ. Ví dụ tôi đang nói chuyện với bạn, tôi tát bạn một cái, bạn chửi tôi thế là bạn nóng tính rồi. Đối với lái xe khách, tôi nghĩ cần phải đưa ra những yêu cầu rất cao về vấn đề kiềm chế.

Không thể để những người thiếu kiềm chế, khi tức giận là chạy băng băng, nghiến cả vài chục con người vào cửa tử được. Năm 2001, người ta còn quy định có thể kiểm tra được người này sống nội tâm hay hướng ngoại, điềm tĩnh hay nóng tính cơ mà.
Giờ quy định mới, họ đã cắt bớt đi chứ không còn phức tạp nữa. Theo tôi, ta nên ngồi lại để xem cái gì cần thiết cho những người tham gia giao thông thường để họ được tham gia giao thông trong điều kiện tốt nhất, nhưng với những tài xế lái xe tải hay ô tô chở khách, container thì phải siết chặt hơn nữa về mặt cá tính.
Cũng có thể tôi sẽ đề xuất chỉ cho người có vợ con mới được lái xe khách bởi khi đã lập gia đình, họ sẽ biết cân nhắc trước khi hành động và kiềm chế tốt hơn thanh niên.
- Với đề xuất trên, có ý kiến cho rằng tới đây ra đường sẽ toàn trai xinh, gái đẹp “đạt chuẩn” về ngoại hình. Hơn thế, tình trạng ùn tắc giao thông cũng sẽ giảm rõ rệt. Ông có đồng tình với quan điểm trên không?


Trên mạng mọi người cứ tưởng đây là vấn đề mới do Bộ Y tế “đẻ” ra, nhưng có phải họ mới đẻ ra đâu. Họ chỉ kế thừa theo hệ thống.

TS. Khương Kim Tạo

Thực chất thì không đúng vì tất cả mọi người đều được quyền tham gia giao thông bằng xe cơ giới. Sau này, phải đề xuất những người khuyết tật, những người thấp bé nhẹ cân quá cũng xem như một dạng khuyết tật… vẫn được điều khiển phương tiện cơ giới, nhưng giống như nước ngoài, họ sẽ chỉ được điều khiển một loại xe nhất định phù hợp với thể trạng và tuyệt đối không được sử dụng loại xe khác để tránh gây nguy hiểm cho người khác.
Họ sẽ chỉ được sử dụng loại xe riêng, đã được cải tạo, bổ sung các cơ cấu để họ lái xe an toàn. Người nhỏ thì lái xe bé, hoặc xe chuyên dụng là được.
- Nói tới chuyện “ngực lép”, theo ông người ta sẽ phân biệt thật giả thế nào?

Nhiều người đang hiểu sai vấn đề. Việc đo kích cỡ là đo lúc khám tuyển chứ không phải đo để phạt. Sẽ có một bộ phận y tế khám, đo trước khi người ta thi lấy bằng lái xe. Do vậy, khi có bằng rồi sẽ chỉ bị phạt khi vi phạm luật giao thông chứ không bị phạt vì ngực lép. Tóm lại, đó chỉ là điều kiện để đi học, trước khi một ai đó được cấp bằng lái xe.
- Một vị lãnh đạo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia từng đề xuất giảm độ tuổi được cấp bằng lái xe do thể lực của thanh niên thời nay đã được cải thiện so với trước rất nhiều. Đề xuất này có chịu ảnh hưởng từ các tiêu chuẩn trên không, thưa ông?
Từ 16 – 18 tuổi thực ra có thể cấp giấy chứng nhận cho người ta đi xe dưới 50 phân khối. Còn nếu đã lái xe cơ giới trên 50 phân khối thì phải kèm theo trách nhiệm hình sự nên phải cân nhắc kĩ trước khi sửa luật. 
Để phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi chống lại CSGT trong khi làm nhiệm vụ và việc giả danh nhà báo ghi hình CSGT, ngày 26/4/2013, Cục CSGT đường bộ - đường sắt đã có Công văn số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an các địa phương để hướng dẫn thực hiện.
Nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì CSGT không được ngăn cản.
Tuy nhiên, tại điểm 2 Công văn số 1042/C67-P3 có một số ý chưa chuẩn xác (liên quan đến quy định quay phim, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ). Do vậy, ngày 23/8, Cục CSGT đường bộ - đường sắt đã có Công văn số 2315/C67-P6 về việc hủy điểm 2 trong Công văn số 1042 và yêu cầu Phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc một số việc.
Cụ thể là tăng cường phối hợp với cơ quan báo, đài để tuyên truyền pháp luật, các hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của CSGT, tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân tham gia xây dựng lực lượng CSGT.
Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài quay phim, chụp ảnh thì không được ngăn cản (trừ nơi cấm quay phim, chụp ảnh). Trường hợp nhân dân hoặc phóng viên báo, đài cung cấp thông tin, hình ảnh về sai phạm, tiêu cực của CSGT thì Thủ trưởng đơn vị phải tiếp nhận, giải quyết và xử lý kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, phải tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi chống người thi hành công vụ hoặc các đối tượng giả danh phóng viên báo, đài; báo cáo cấp có thẩm quyền điều tra, xác minh và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Cục CSGT đường bộ - đường sắt cũng đề nghị Phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố nhận được Công văn 2315 có trách nhiệm phổ biến đến cán bộ, chiến sỹ và triển khai thực hiện ngay.
Trước đó, tại Điểm 2, Công văn số 1042, Cục CSGT đường bộ-đường sắt yêu cầu CSGT các địa phương: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
 Lần thứ 6 công bố Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ - đường sắt, Bộ GTVT vẫn rút quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Lý do nào khiến Bộ này kiên quyết bảo lưu quan điểm?
Theo Ban soạn thảo Nghị định, dự kiến cuối tháng 7 này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt. Tuy nhiên, Bộ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - đơn vị chủ trì soạn thảo và lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi cho biết, hiện vẫn tồn tại 2 luồng ý kiến trái chiều về xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện (xe không chính chủ) và Dự thảo Nghị định đang thể hiện theo luồng ý kiến không xử phạt xe không chính chủ.
Lý giải cho việc Dự thảo lần 6 của Nghị định 71 sửa đổi thể hiện theo luồng ý kiến không quy định xử phạt hành vi xe không chính chủ, đại diện Bộ GTVT cho biết có nhiều lý do.
Cụ thể, xét trên thực tiễn công tác xử phạt cho thấy sự tuân thủ các quy định của pháp luật phụ thuộc vào nhận thức của người dân, việc thực thi pháp luật của lực lượng chức năng và các quy định của pháp luật phải cụ thể, dễ hiểu và dễ áp dụng.
 
Dự thảo lần thứ 6 Nghị định 71 sửa đổi vẫn không đưa vào quy định xử phạt
Dự thảo lần thứ 6 Nghị định 71 sửa đổi vẫn không đưa vào quy định xử phạt
hành vi xe không chính chủ. Trong khi đó, Bộ Công an vẫn kiên quyết ý kiến
phải xử phạt.
“Hiện nay, quy định hiện hành về đăng ký xe chưa xác định rõ trách nhiệm chuyển quyền sở hữu thuộc trách nhiệm của ai (người cho, người tặng hay người được cho, được tặng; người bán hay người mua) nên khó xác định đối tượng bị xử phạt và là kẽ hở nảy sinh lạm dụng trong việc thi hành công vụ”. - Bộ GTVT cho hay.
Theo Bộ GTVT, qua thực tiễn triển khai thực hiện Nghị định 71/2012/NĐ-CP cho thấy, việc xác định đối tượng vi phạm hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện để xử phạt là rất khó khăn. Và trong thời gian qua, việc lực lượng chức năng của một số địa phương đã xác định vi phạm bằng cách dừng xe để kiểm tra đối với người và phương tiện tham gia giao thông trên đường là chưa phù hợp, gây bức xúc, không đồng thuận với đại đa số ý kiến của nhân dân dẫn đến không khả thi khi thực hiện.
Được biết, đồng thuận với với luồng ý kiến đề nghị không quy định xử phạt xe không chính chủ có 10 Bộ và cơ quan ngang Bộ là: Bộ GTVT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc. 16 địa phương (Phú Yên, Bắc Kạn, Quảng Trị, An Giang, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang, Thái Bình, Quảng Bình, Ninh Bình, Yên Bái, Kon Tum, Bắc Ninh, Khánh Hòa, Lai Châu) và 5 tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp là Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Luồng ý kiến khác là đề nghị tiếp tục quy định xử phạt đối với hành vi xe không chính chủ trong dự thảo Nghị định, đồng thời giảm mức phạt và có lộ trình thực hiện đối với trường hợp đã chuyển nhượng phương tiện qua nhiều người.
Lí do là vì Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thì xe cơ giới phải đăng ký, gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và khi phương tiện được mua, bán, cho, tặng, thừa kế thì phải làm thủ tục sang tên, thay đổi đăng ký xe. Như vậy, mọi hành vi vi phạm quy định này đều phải bị xử lý. Ngoài ra, các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trước đây và Nghị định 71 /2012/NĐ-CP đều có quy định xử phạt hành vi xe không chính chủ.
Đại tá Trần Sơn Hà - Cục phó Cục Cảnh sát giao thông đường bộ-đường sắt khẳng định, việc xử phạt xe không chính chủ rất quan trọng và cần thiết đối với các trường hợp như trộm cắp, buôn bán ma túy, tai nạn giao thông chết người…
Với luồng ý kiến này, đồng thuận có 3 Bộ là Công an, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; có 21 địa phương biểu quyết cho việc xử phạt là Đà Nẵng, Bến Tre, Thái Nguyên, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hà Giang, Điện Biên, Trà Vinh, Hải Phòng, Sơn La, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Lào Cai, Hà Tĩnh, Cà Mau, Tuyên Quang, Bắc Giang và Tiền Giang.
Như vậy, nếu Ban soạn thảo Nghị định này không thống nhất được ý kiến đưa quy định xử phạt hay không xử phạt xe không chính chủ thì theo quy trình sẽ phải báo cáo Chính phủ để lấy ý kiến biểu quyết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét