Giữ một Hà Nội xưa
Họ là những người bán nước được hiểu theo nghĩa đen cùng đời sống chật vật, vất vả, đội mưa chịu rét để bán mươi ly nước sấu, vài quả cóc dầm hay vài ngao thuốc lào, vài bát chè xanh để sống qua ngày. Trong hương vị ly nước của họ thấp thoáng bóng dáng của một Hà Nội xưa và tiếng leng keng tàu điện cùng năm cửa ô của một thời xa vắng. Cuộc đời lao động vất vả của họ chứa đầy thi vị của một người Hà Nội lịch lãm, chịu thương chịu khó và giàu lòng tự trọng. Điều ấy bây giờ tưởng như đã quá hiếm ở xứ sở này. Bà Hương, một người bán nước sấu lâu năm bên bờ hồ Tây kể với chúng tôi rằng trước 1980, bà là một công chức nhà nước, nhưng sau đó không lâu, bà cảm thấy mệt mỏi với kiểu làm việc lương ba đồng ba cọc mà phải đội trên đạp dưới, người có chữ, trí thức phải chịu nhẫn nhục để làm những việc lặt vặt trong văn phòng, còn kẻ học hành chưa vỡ chữ thì lại làm quan to, sai khiến lung tung, kệnh cỡm, hợm hĩnh… Bà thấy mất niềm tin, hết muốn làm việc, bỏ ngang việc, cũng chẳng cần xin xỏ gì và cũng chẳng cần cầm lấy một đồng chế độ nào, nghĩa là bà trắng tay khi thôi việc. Sau đó, bà nghĩ đến chuyện hái những quả sấu trên các con phố Hà Nội để ngâm nước, bỏ mối cho nhiều người cùng bán với bà.
Vài năm sau, mối nước sấu của bà Hương càng lúc càng đắt khách, nước sấu trở lại thời thịnh vượng của nó. Vì khi nói về Hà Nội, không thể không nói về những bờ hồ cùng ly nước sấu chua ngọt, dịu và mát lạnh. Cuối cùng, người ta kéo nhau ra bán nước sấu, kéo nhau đi hái sấu về ngâm và phong trào bán nước sấu nổi lên, cái thời nhẹ nhàng, đằm thắm của ly nước sấu ven hồ bị mất dấu, thay vào đó là sự chộn rộn, chợ búa của nước sấu Hà Nội bây giờ. Tuy vậy, bà Hương và một số người bạn từng bán nước sấu lâu năm của bà vẫn cố gắng giữ riêng cho mình một phong cách riêng, giữ nét Hà Thành một thuở.Cái nét Hà Thành một thuở được bà An, năm nay 60 tuổi, bạn của bà Hương giải thích đó là không chém khách, dù là khách thập phương hay là khách đồng hương thì vẫn phải làm sao cho khách thấy yêu Hà Nội mà tìm đến, mặc dù bà An không làm việc trong ngành văn hóa Hà Nội, nhưng bà vẫn ý thức được rằng trách nhiệm giữ một Hà Nội đẹp, thanh lịch và đáng yêu thuộc về bà, nó không phải của riêng ai, đó là chưa nói đến các quan chức, có lẽ họ bận bịu với hối lộ, tham nhũng, gái gú gì đó nên họ không bận tâm đến Hà Nội xưa, còn với những người bán nước sấu như bà, Hà Nội xưa là một thiên đường.
Thiên đường và địa ngục
Cái thiên đường Hà Nội xưa mà bà An muồn nói đó là nét vui hiện ra trên gương mặt của khách mỗi khi họ ngồi uống nước sấu, ăn kẹo vừng, ngắm phố và vui vẻ vì giá nước rẻ, ngon, cảm giác vui giúp họ thấy người Hà Nội thân thiện và đáng yêu, sẽ còn quay trở lại thăm Hà Nội. Nhưng, cái thiên đường đáng yêu đó đôi khi thoáng qua trong chốc lát rồi vụt tắt bởi âm thanh chát chúa của còi hụ xe công an và những tiếng quát tháo, những gương mặt dữ dằn. Đã nhiều lần bà An gạt nước mặt lội xuống hồ để sục sạo tìm vớt mấy chiếc hủ, chiếc mẹt bán hàng vì nó bị công an vứt tất cả xuống đó.
Bà An buồn rầu nói: “Hôm nào đắt hàng thì bán hết lọ này, hôm nào ế ẩm, vắng khách thì 3 ngày mới hết. Hết một lọ thì lãi được khoảng 70 ngàn đồng, khoảng 15-16 ly. Thế thôi, vì những ai chụp ảnh thì họ mới ra đây còn họ ngồi hết ở hai bên cửa chùa. Bác ngồi xa ở đằng này thì bán rẻ hơn một chút, để người ta nhớ nhiều lần người ta sẽ tới. Kể cả học sinh hoặc những người đi du lịch, một năm họ đi du lịch một lần, hoặc hai, ba năm người ta đi một lần, người ta nhớ mình người ta về thôi. Có cái đặc điểm là như thế. Mình bớt đi một miếng thì người ta nhớ tới mình thôi. Năm nay bán khó khăn lắm! Nói chung thì bên hàng kia họ bán cũng được, họ có người nhà làm công an, nó không bị bắt mấy, nó có bị bắt cũng chỉ là bắt cho người chung quanh không nói gì còn về thì nó lại lấy được đồ về, không như mình…!”
Bà An nói thêm rằng với cái nghề bán nước sấu, kẹo vừng mỗi ngày chỉ kiếm được từ 50 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng của bà, đôi khi cũng cần có thế lực. Như bà, chẳng có thế lực nào giúp đỡ nên vất vả vô cùng, phải ngồi ở góc khuất, không dám mời chào khách, bán với giá bằng nửa người ta, nước sấu cũng ngon và chất lượng, sạch sẽ hơn nhưng chẳng kiếm đủ sống. Vì những người ngồi ngay trước cổng chùa Trấn Quốc, cách bà không bao xa đều có công an che chở, chỉ cần bà mời chào một tiếng thì bị công an dẹp ngay, bởi bà làm chướng tai gai mắt những người kia, mà họ đều có người nhà làm công an.
Không những thế, có lần, bà An cảm thấy không thể sống nổi vì bị rượt đuổi thường xuyên, phải chuyển sang bán chè đậu, gánh đi dọc các con phố mà bán, nhưng cũng không yên, hễ đã bị công an chiếu rồi thì đằng nào cũng không thoát. Riết rồi thành mệt mỏi, chán chường và liều lĩnh, bây giờ, bà An cảm thấy không sợ công an nữa, nếu cần, họ cứ ném, cứ đổ của bà đi rồi bà sẽ sắm gánh hàng khác mà bán. Vì bà luôn tin rằng người Hà Nội lịch lãm một thời vẫn còn rất nhiều ở Hà Nội, họ sẽ lên tiếng bảo vệ những người lao động nghèo khổ như bà.
Bà An kể thêm: “Có lần bỏ nghề thì đi bán rau, bán rau không có chỗ ngồi đâu. Sau công an đuổi quá thì bỏ không bán rau, thế là về mới nấu chè đỗ đen gánh rong. Mới đầu cũng không có chỗ ngồi đâu. Gánh rong đi bán chè, một nồi đỗ đen, một ngồi đỗ xanh một gánh. Sau đó có mấy bà đi tập thể dục buổi sáng họ nhìn thấy họ bảo mai bà ra đây mà ngồi, chứ gánh rong không gánh nổi đâu. Đó là chưa kể lâu lâu nó đổ nguyên gánh chè của mình xuống hồ, nó bảo thế xem mai có gánh nữa không? Mấy đứa này (những người ngồi bán được công an bảo kê) nó biếu tiền công an để bắt mình.”
Hà Nội vào Đông, những người đàn bà ngồi thu lu ở một góc phố nào đó hay ở bờ hồ lạnh lẽo bán nước kiếm sống qua ngày, cuộc sống chật vật, được chăng hay chớ của họ lại mang âm hưởng gì đó rất Hà Nội. Những tiếng rao, những tiếng mời chào của họ như khảm vào Hà Nội một thanh âm khác cất lên từ những bi thảm kiếp người. Một kiếp người cần lao giữa lòng thủ đô!
Nhóm phóng viên RFA tường trình từ Việt Nam.
Từ bún cháo "chửi" nghĩ đến văn hóa lạ lùng của Hà Nội
Người Hà Nội bây giờ “dễ tính” và “cam chịu” quá nên mới đến mức đi ăn phải chịu nhục vì chửi, sáng ra đi chợ bị chửi, vào cơ quan không được việc bị chửi, đến công quyền cũng bị chửi, đi trên đường bị chửi té tát Muôn kiểu chửi
Anh Nguyễn Văn An (lập trình viên máy tính của công ty phần mềm CNC, Hà Nội) có kể lại việc làm gây bất bình của chủ quán họ “vô học”. Anh bức xúc “chúng hành xử với thượng đế như là bọn du côn, bất cần đời ấy”. Sự việc bắt đầu từ cô gái người Sài Gòn ra Hà Nội công tác khi rẽ vào một quán bún chả ven hồ Trúc Bạch ăn khi tính tiền thì cô này bị “lấy đắt gấp đôi” vì trót để lộ mình là người Sài Gòn.
Khi cô gái thắc mắc về giá cả đắt thì được chủ hàng phán “ngồi ăn chỉ biết ăn đứng lên là phải tính tiền có gì phải thắc mắc nhiều”. Bất bình quá, anh An lao ra vạch mặt việc bắt chẹt khách Sài Gòn thì bị chủ quán quát đến hãi “thằng nhãi này, mày muốn gì hả định làm anh hùng rơm chắc”, “còn không mau cuốn xéo đi”.
Vì cũng nóng tính nên máu liều của anh nổi lên, hai bên đôi co dữ dội với nhau. Đến khi hỗn loạn, ông chủ quán này đã cầm dao ra dọa “mày còn muốn sống không?”. Bó tay với kiểu làm ăn này, anh An “sợ chừa đến già” với kiểu chủ quán bún chửi du côn này.
Quán bún "chửi"
Cách hành xử vô đạo đức của tên chủ trọ đã khiến Việt phải lang thang suốt đêm tìm phòng trọ mới trong thời tiết vô cùng lạnh giá của mùa đông. Đối với chủ trọ quái ác này, việc đuổi sinh viên ra đường giữa đêm là một thú vui để giải stress mỗi khi thua bạc, nhìn thấy sinh viên lầm lũi dọn đồ trong đêm là “hắn cười khoái trá rất vô nhân tính”- Anh Việt tố cáo.
Anh Việt còn cho biết, rất nhiều sinh viên còn lâm vào hoàn cảnh trớ trêu hơn đó là bị chủ nhà đánh và đuổi đi. Với uy thế nhà cao cửa rộng, các chủ trọ thường xuyên quát mắng, chửi bới, thậm chí có chủ trọ còn có nguyên tắc bất di bất dịch “nói không nghe thì phải đánh”. Nếu không tin, thì các bạn có thể đến khu trọ HITC, Xuân Thủy, HN để nghe những câu chửi mắng, quát tháo tục tĩu như cơm bữa từ những chủ trọ giữa thủ đô.
Chị Thu (công nhân ở trọ nhà ngõ 233, Xuân Thủy) có cho biết “toàn lũ vô học khát tiền, suốt ngày chửi bới nọ kia kiếm cớ để thu thêm tiền”. Chả là chị Thu ôm trước đã phải đóng nguyên văn tiền nhà một tháng mà không được ở nên chị rất bức xúc. Nếu như không đóng chị sẽ bị cả nhà chủ gần hơn 10 người chửi té tát và dùng vũ lực uy hiếp. Nghĩ đến cảnh ở trọ đất Hà Nội, nhiều lần chị vẫn còn ngao ngán đến tận cổ với cách hành xử vô văn hóa này.
Hầu hết người Việt đều có tâm lí của những người dân “làng Vũ Đại ngày ấy” lầm lũi ăn bát phở mà bà chủ quán không ngừng văng tục, chửi thề và cổ súy rằng “chắc không chửi mình” và “cứ ăn thôi miễn là no làm việc gì cũng được”.
Nhiều khi tôi nghĩ sao một số người Hà Nội bây giờ giỏi thế có thể chịu được “miếng ăn là miếng nhục” đặc biệt thói quen dễ dãi trong ăn uống đã khiến các quán ăn bẩn tung hoành trên đường phố một cách ngang nhiên.
Thậm chí, dù người chủ nhà có ghê ghớm chửi đánh một ai trong xóm trọ thì những người ở cùng chỉ biết thở dài mà không lên tiếng bênh vực dù người đó có đúng đi chăng nữa.
Hầu hết đều có tâm lí rằng “không động đến quyền lợi của mình thì thôi” vì vậy những nhà trọ kiểu này vẫn tác quái khắp thủ đô. Văn hóa nhẫn nhục của một số người Hà Nội giỏi đến thế là cùng?!
Khách "được" ăn giày vào mặt
Có lần được chứng kiến, một vị khách bị tên chủ quán bún ốc đuổi đánh giữa đường và ngay sau đó được ăn ngay cả một cái giày vào mặt. Anh Thắng (Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy) cho biết “vị khách Sài Gòn đó chắc hoảng đến già, không dám bước chân ra Hà Nội vì đi ăn bún mà được ăn ngay cả một cái giày”.
Anh Thắng kể, hôm đó một vị khách bước vào quán bún ốc ở Nghĩa Tân, vị khách này liên miệng kể về quán ăn Sài Gòn lịch sự và đồ ăn ngon hơn ở Hà Nội nhiều.
Bỗng chủ quán đang thái thịt quay lại mắng “Thế thì cút vào Sài Gòn mà ăn ra đây vào quán tao làm gì”. Vị khách này choáng váng, tức giận và lên tiếng đáp lại ông chủ quán. Kết quả là vị khách bị người chủ quán cho ngay cái giày vào mặt. Có lẽ người chủ quán muốn để một kỉ niệm nhớ đời ở Hà Nội cho anh chàng người Sài Gòn tự hào về quê hương mình.
Chuyện người Hà Nội quá quen với đủ kiểu chửi, quát mắng của các chủ hàng quán xá và “lầm lũi” ăn vì “nghĩ có động đến mình đâu” đã tạo ra một thứ văn hóa mới là văn hóa chửi bới. Nhiều người Sài Gòn rất sợ ra Hà Nội, vì không quen với cách ăn uống và hành xử của các chủ quán xá. Thậm chí khi nhận được lệnh công tác ra Hà Nội một tháng có người Sài Gòn còn giả vờ ốm để không phải ra đây thưởng thức trọn văn hóa chửi.
Anh Văn, một người Sài Gòn ra công tác ở Hà Nội hơn một tháng chia sẻ “tôi đã được thưởng thức trọn thứ được gọi là văn hóa chửi bới, văng tục ở quán ăn hàng ngày”. Hơn một tuần nay la cà quán xá, anh Văn cho rằng “người Bắc ăn bẩn quá! Muốn có vịt quay phải đợi bà chủ vào nhà vệ sinh lấy vịt ra mới có”. Vì chật chội nên nhiều hàng quán để vịt ngổn ngang trong nhà vệ sinh là có thật.
Anh Văn kể “những bạn bè của tôi sợ ra Hà Nội lắm, mỗi lần ra là mỗi lần kinh sợ có người cạch đến già không dám ra thủ đô chỉ vì người Hà Nội mới bây giờ ghê ghớm, chua ngoa và thiếu văn hóa với thượng đế quá”. Đặc biệt, nhiều người Sài Gòn đi ăn hàng quán ở Hà Nội có thể bị bắt chẹt trả gấp đôi, gấp ba gây bức xúc.
Trên thực tế, nhiều người ở các tỉnh miền Nam ra Hà Nội đã “một đi không trở lại” với thủ đô chứ đừng nói gì đến khách du lịch nước ngoài.
H.B(Theo Vietnamnet)
Những quán ăn khách "cạch đến già" ở Hà Nội
Vừa ăn, vừa bị chửi té tát mà khách hàng cứ đông nghịt. Thậm chí, nhiều người còn cổ súy “đây là một nét văn hóa mới của người Hà Nội”.
Thượng đế như “xin ăn”
Khách hàng đã quá quen thuộc với kiểu đi ăn hàng quán mà như thể đi “xin ăn”. Vừa ăn, vừa bị chửi té tát mà khách hàng cứ đông nghịt. Thậm chí, nhiều người còn cổ súy “đây là một nét văn hóa mới của người Hà Nội”.
Người ta nói “miếng ăn là miếng nhục” quả không sai khi khách hàng bị đối xử tệ bạc, bị quát mắng thậm chí văng tục, chửi thề mà các hàng quán vẫn hùng hồn tuyên bố “ấy thế mà ngày nào mát trời bà chủ không chửi là quán lại không đông”.
Lý do là thế, nên các bà chủ hàng quán xá ra sức chửi, mắng mỏ khách hàng để “hút khách”. Thời buổi bây giờ thượng đế là người bỏ tiền nuôi béo các quán xá nhưng phải nhục nhã như đi “xin ăn”.Chị Hương Ly (nhân viên văn phòng của công ty Điện tử Trí Nam, Hà Nội) tố cáo quán L.V (Phố Lý Thường Kiệt) đối xử tệ bạc với khách hàng. Chị bức xúc: “Ai đời nhân viên nhà hàng mà chửi khách, đuổi khách ghê rợn”.
Chả là hôm đó đi làm về muộn, hai vợ chồng chị Ly rẽ vào quán L.V ăn tối. Đây được coi là một nhà hàng bậc trung chứ không phải quán xá vỉa hè mà cung cách phục vụ chẳng khác gì bọn du côn nơi đầu đường xó chợ.
Chị Ly kể: “Khi chúng tôi lên tiếng vì món dứa xào thịt bò có 2 con ruồi chết trong đó thì nhân viên nhà hàng này vênh mặt lên khiến chồng tôi vô cùng bức xúc, hai bên to tiếng với nhau”. Tưởng rằng, chủ cửa hàng xuống sẽ giải quyết êm thấm, ai ngờ bà ta “chửi khách ầm ầm”.
Bà chua ngoa: “Ruồi ở đâu mà ruồi, ở miệng chúng mày mà ra à”. Không thể ngồi thêm được nữa, chị Ly và chồng mau chóng rời khỏi quán ăn này. Đi khắp thế giới có lẽ chỉ Hà Nội mới có cung cách bắt thượng đế “vừa ăn vừa nhục” thế này.
“Ăn thì ăn, không thì cút đi”, “mày nhai gì mà lắm thế”, “đã không có tiền lại còn sĩ”, “sáng ra mà đã ngu hơn cả chó”…đó là những câu chửi mà khách hàng thường xuyên được nghe ở quán bún canh gần chợ Ngô Sĩ Liên. Từng ăn trên quán này, chị Hằng (Cầu Giấy, HN) cho biết “mình bỏ tiền ra chứ có phải đi xin đâu mà phải nghe chửi”.
Đây là quán bún sườn dọc mùng thơm ngon nổi tiếng ở Hà Nội nên những lúc đông khách, không phục vụ kịp bà chủ quán này lại văng tục, chửi bậy bằng những lời nói thiếu văn hóa xúc phạm khách hàng.
Chị Hằng kể: một khách hàng nhẹ nhàng hỏi “để xe ở đâu bà chủ” liền bị quát “để đâu mặc mày”, vị khách này giận tím mặt và nói với lại “một đi không trở lại” với hàng quán này dù có ngon thế nào đi nữa.
Chị Hằng còn tỏ ra vô cùng bức xúc khi một hôm đi ăn ở quán B.H trên đường Tô Hiến Thành thì bị bà chủ quán này cho một phen hú vía. Nhà hàng đã phục vụ kém, chửi khách xa xả lại thêm việc “đánh nhau với một thực khách vì vị khách này lỡ miệng chê đồ ăn của quán” đã khiến chị Hằng “cạch mặt đến giá với quán ăn này”.
Ở Việt Nam lại có kiểu phục vụ “trai vẫy” mới xuất hiện và đang nở rộ trên các tuyến phố: Lê Đức Thọ, Hồ Tùng Mậu, Nghĩa Tân, Cầu Gỗ, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt. Chị Nguyệt (nhân viên Ngân hàng chính sách Xã hội) cho biết “nhiều lúc bức xúc kinh khủng khi bị tên nhân viên trai tráng đứng chặn xe giữa đường lôi bằng được vào quán”. Vào quán rồi mà quay ra sẽ bị chủ hàng chửi ngay “đã không có tiền lại còn bày đặt”.Có một điều phi lý ở VN đó là nhiều người cho rằng cung cách phục vụ này là bình thường và “không động đến mình thì thôi”. Và nghiễm nhiên, các quán xá này vẫn đông khách như thường mặc dù hàng ngày họ vẫn mang thứ văn hóa lai căng, hách dịch này để tiếp đãi các thượng đế. Thượng đế nhiều khi phải mất tiền đi xin ăn, ăn vịt để ở nhà vệ sinh, lẩu phân chuột, bún phân gián, bún đậu chấm bụi đường…
Trào lưu tẩy chay hàng quán bẩn
Theo một cuộc khảo sát nhỏ của phóng viên VietNamNet, phần đông người được phỏng vấn đều cho rằng quán xá vỉa hè và một số nhà hàng lớn ở Hà Nội “bẩn kinh hoàng”. Chị Nguyễn Hải Minh (sinh viên trường ĐH Ngoại Thương HN) cho rằng “báo chí cần phải mở diễn đàn để người dân vạch mặt, tẩy chay để các quán ăn bẩn này hết đường sống”.
Hơn 90% người được phỏng vấn thừa nhận “thường xuyên la cà quán xá” và họ cũng muốn “cộng đồng cùng tẩy chay những quán ăn bẩn”. Mới đây, một số khách hàng đã tự bảo vệ mình bằng cách lập ra Hội những ngươi tẩy chay những hàng quán bẩn trên trang facebook.com.
Là một người đã từng ăn ở nhiều hàng quán ở Việt Nam, chị Hải Minh cho biết “mình từng đi ăn ở quán ốc nóng ngay đầu đường Lê Đức Thọ (Từ Liêm), ốc được sắp ra bàn khá cẩn thận nhìn ngon mắt nhưng đến khi ăn mới biết mình đang ăn bùn đất vào miệng”. Ốc được rửa không kĩ đã vô tư “ngậm bùn” và khách hàng ăn rồi mới tá hỏa nôn ọe. Từ đó chị Minh tìm mọi cách để vận động bạn bè, đồng nghiệp và người thân tẩy chay quán ăn này đề không “vướng vào vết xe đổ” của mình mà hại đến sức khỏe.
Theo nguồn thông tin thu thập được, rất nhiều khách hàng đã phản ánh lại tình trạng mất vệ sinh của các hàng quán với mong muốn đông đảo người dân sẽ biết đến và tránh xa các quán ăn này. Các quán bún ốc, ốc nóng, bún đậu (Hồ Tùng Mậu) nổi tiếng với đồ ăn bẩn thỉu, quán Q.N (Phan Bội Châu), quán vịt cỏ Vân Đình (Cầu Giấy, HN), quán lẩu trên phố Hàng Cá, Phùng Hưng, quán bún miến ngan trên phố Tô Hiệu, bún ngan trên đường Trần Hưng Đạo…luôn là nỗi kinh hoàng đối những khách hàng từng “chịu trận” và là lời cảnh báo “phải tẩy chay” với những khách hàng chưa biết.
Hơn lúc nào hết, người tiêu dùng cần phải chung tay, mở diễn đàn, tố cáo các hàng quán bẩn, phục vụ kém để cộng đồng tránh xa. Nói về những quán ăn bẩn, phục vụ yếu kém, nhà văn hóa học, Nguyễn Vinh Phúc từng phát động “chúng ta nên tẩy chay họ, lần sau không đến nữa và rủ nhiều người cùng tẩy chay, không đến nữa. Chỉ có như vậy, họ buộc phải hành xử có văn hóa hơn”.
Khách hàng đã quá quen thuộc với kiểu đi ăn hàng quán mà như thể đi “xin ăn”. Vừa ăn, vừa bị chửi té tát mà khách hàng cứ đông nghịt. Thậm chí, nhiều người còn cổ súy “đây là một nét văn hóa mới của người Hà Nội”.
Người ta nói “miếng ăn là miếng nhục” quả không sai khi khách hàng bị đối xử tệ bạc, bị quát mắng thậm chí văng tục, chửi thề mà các hàng quán vẫn hùng hồn tuyên bố “ấy thế mà ngày nào mát trời bà chủ không chửi là quán lại không đông”.
Lý do là thế, nên các bà chủ hàng quán xá ra sức chửi, mắng mỏ khách hàng để “hút khách”. Thời buổi bây giờ thượng đế là người bỏ tiền nuôi béo các quán xá nhưng phải nhục nhã như đi “xin ăn”.
Quán bún chửi nổi tiếng Hà Nội.
Chả là hôm đó đi làm về muộn, hai vợ chồng chị Ly rẽ vào quán L.V ăn tối. Đây được coi là một nhà hàng bậc trung chứ không phải quán xá vỉa hè mà cung cách phục vụ chẳng khác gì bọn du côn nơi đầu đường xó chợ.
Chị Ly kể: “Khi chúng tôi lên tiếng vì món dứa xào thịt bò có 2 con ruồi chết trong đó thì nhân viên nhà hàng này vênh mặt lên khiến chồng tôi vô cùng bức xúc, hai bên to tiếng với nhau”. Tưởng rằng, chủ cửa hàng xuống sẽ giải quyết êm thấm, ai ngờ bà ta “chửi khách ầm ầm”.
Bà chua ngoa: “Ruồi ở đâu mà ruồi, ở miệng chúng mày mà ra à”. Không thể ngồi thêm được nữa, chị Ly và chồng mau chóng rời khỏi quán ăn này. Đi khắp thế giới có lẽ chỉ Hà Nội mới có cung cách bắt thượng đế “vừa ăn vừa nhục” thế này.
“Ăn thì ăn, không thì cút đi”, “mày nhai gì mà lắm thế”, “đã không có tiền lại còn sĩ”, “sáng ra mà đã ngu hơn cả chó”…đó là những câu chửi mà khách hàng thường xuyên được nghe ở quán bún canh gần chợ Ngô Sĩ Liên. Từng ăn trên quán này, chị Hằng (Cầu Giấy, HN) cho biết “mình bỏ tiền ra chứ có phải đi xin đâu mà phải nghe chửi”.
Đây là quán bún sườn dọc mùng thơm ngon nổi tiếng ở Hà Nội nên những lúc đông khách, không phục vụ kịp bà chủ quán này lại văng tục, chửi bậy bằng những lời nói thiếu văn hóa xúc phạm khách hàng.
Chị Hằng kể: một khách hàng nhẹ nhàng hỏi “để xe ở đâu bà chủ” liền bị quát “để đâu mặc mày”, vị khách này giận tím mặt và nói với lại “một đi không trở lại” với hàng quán này dù có ngon thế nào đi nữa.
Chị Hằng còn tỏ ra vô cùng bức xúc khi một hôm đi ăn ở quán B.H trên đường Tô Hiến Thành thì bị bà chủ quán này cho một phen hú vía. Nhà hàng đã phục vụ kém, chửi khách xa xả lại thêm việc “đánh nhau với một thực khách vì vị khách này lỡ miệng chê đồ ăn của quán” đã khiến chị Hằng “cạch mặt đến giá với quán ăn này”.
Ở Việt Nam lại có kiểu phục vụ “trai vẫy” mới xuất hiện và đang nở rộ trên các tuyến phố: Lê Đức Thọ, Hồ Tùng Mậu, Nghĩa Tân, Cầu Gỗ, Nguyễn Phong Sắc, Hoàng Quốc Việt. Chị Nguyệt (nhân viên Ngân hàng chính sách Xã hội) cho biết “nhiều lúc bức xúc kinh khủng khi bị tên nhân viên trai tráng đứng chặn xe giữa đường lôi bằng được vào quán”. Vào quán rồi mà quay ra sẽ bị chủ hàng chửi ngay “đã không có tiền lại còn bày đặt”.
Ăn phở phải xếp hàng như thời bao cấp
Trào lưu tẩy chay hàng quán bẩn
Theo một cuộc khảo sát nhỏ của phóng viên VietNamNet, phần đông người được phỏng vấn đều cho rằng quán xá vỉa hè và một số nhà hàng lớn ở Hà Nội “bẩn kinh hoàng”. Chị Nguyễn Hải Minh (sinh viên trường ĐH Ngoại Thương HN) cho rằng “báo chí cần phải mở diễn đàn để người dân vạch mặt, tẩy chay để các quán ăn bẩn này hết đường sống”.
Hơn 90% người được phỏng vấn thừa nhận “thường xuyên la cà quán xá” và họ cũng muốn “cộng đồng cùng tẩy chay những quán ăn bẩn”. Mới đây, một số khách hàng đã tự bảo vệ mình bằng cách lập ra Hội những ngươi tẩy chay những hàng quán bẩn trên trang facebook.com.
Là một người đã từng ăn ở nhiều hàng quán ở Việt Nam, chị Hải Minh cho biết “mình từng đi ăn ở quán ốc nóng ngay đầu đường Lê Đức Thọ (Từ Liêm), ốc được sắp ra bàn khá cẩn thận nhìn ngon mắt nhưng đến khi ăn mới biết mình đang ăn bùn đất vào miệng”. Ốc được rửa không kĩ đã vô tư “ngậm bùn” và khách hàng ăn rồi mới tá hỏa nôn ọe. Từ đó chị Minh tìm mọi cách để vận động bạn bè, đồng nghiệp và người thân tẩy chay quán ăn này đề không “vướng vào vết xe đổ” của mình mà hại đến sức khỏe.
Theo nguồn thông tin thu thập được, rất nhiều khách hàng đã phản ánh lại tình trạng mất vệ sinh của các hàng quán với mong muốn đông đảo người dân sẽ biết đến và tránh xa các quán ăn này. Các quán bún ốc, ốc nóng, bún đậu (Hồ Tùng Mậu) nổi tiếng với đồ ăn bẩn thỉu, quán Q.N (Phan Bội Châu), quán vịt cỏ Vân Đình (Cầu Giấy, HN), quán lẩu trên phố Hàng Cá, Phùng Hưng, quán bún miến ngan trên phố Tô Hiệu, bún ngan trên đường Trần Hưng Đạo…luôn là nỗi kinh hoàng đối những khách hàng từng “chịu trận” và là lời cảnh báo “phải tẩy chay” với những khách hàng chưa biết.
Hơn lúc nào hết, người tiêu dùng cần phải chung tay, mở diễn đàn, tố cáo các hàng quán bẩn, phục vụ kém để cộng đồng tránh xa. Nói về những quán ăn bẩn, phục vụ yếu kém, nhà văn hóa học, Nguyễn Vinh Phúc từng phát động “chúng ta nên tẩy chay họ, lần sau không đến nữa và rủ nhiều người cùng tẩy chay, không đến nữa. Chỉ có như vậy, họ buộc phải hành xử có văn hóa hơn”.
Trà đá miễn phí giữa Sài Gòn
Vài năm trở lại đây, đều đặn mỗi ngày từ sáng sớm đến tối mịt, có một số người tốt bụng ở TP.HCM đã lặng lẽ đặt những thùng “trà đá miễn phí” cạnh lề đường, giúp nhiều người qua lại có nước dùng khi khát. Ở TP.HCM, nếu không bị... tối mắt bởi những dòng xe máy kìn kịt và muôn vàn âm thanh hỗn độn giữa phố, thi thoảng ta sẽ bắt gặp ở đây đó những hình ảnh rất đẹp nằm ngay cạnh mình. Đó có thể là một anh thanh niên đang dìu một cụ già qua đường, ngay trước “mũi” những chiếc xe máy đang vội vã lao đi trong giờ tan tầm. Cũng có thể đó là một người đàn ông mặc quần cụt cầm cây gậy đứng giữa ngã tư đường vãn hồi trật tự vì kẹt xe.
Hoặc là một bạn sinh viên vội đứng lên nhường chỗ ngồi cho một phụ nữ mang thai vừa bước lên xe buýt. Kỳ công hơn, bạn sẽ thấy trên báo chuyện một chị công nhân, hay một anh tài xế taxi trả lại của rơi cho người đi đường sau khi nhặt được mà không nảy lòng tham. Những hình ảnh đó mang tính “di động”. Có một hình ảnh khác rất đẹp lại nằm yên một chỗ. Đó là những thùng “trà đá miễn phí” bình dị. Chủ nhân những thùng trà đá hầu hết chẳng giàu sang gì, và cũng rất ngại nêu tên vì theo họ thì việc làm này “chẳng có gì để nói”. Như chủ thùng trà đá miễn phí trước số 130 Xô Viết Nghệ Tĩnh (P.21, Q.Bình Thạnh) chẳng hạn. Dù tôi đã hỏi thăm nhiều người buôn bán gần đó, nhưng ai cũng bảo “người ta không thích nêu tên đâu, chú có biết cũng đừng có nói”.
Thế cho nên, “lý lịch” của thùng trà đá này coi như... không có. Chỉ biết đều đặn suốt ba năm nay, bất kể trời nắng hay mưa, cứ mỗi sáng sớm đã có người mang một thùng xốp khá to với dòng chữ “trà đá miễn phí” đặt trên chân đế bằng gỗ vững chắc kê ngay lề đường này rồi. Có lẽ sợ đổ ngã nên người chủ dùng thêm dây ràng buộc cẩn thận tứ bề và sắm một ca bằng inox luôn sạch để ai cũng thấy an tâm mỗi khi sử dụng. Những người ghé vào đây uống nước đủ thành phần, hầu hết là các chị ve chai, bán hàng rong, bác xích lô, các em học sinh, sinh viên hay những người quét rác.
Chủ nhân của thùng trà đá gần ngã ba Võ Văn Tần - Trần Quốc Thảo (P.6, Q.3) cũng không có thông tin gì nhiều. Một anh bán hàng cạnh đó chỉ cho biết đó là một phụ nữ tên Bốn, bán nước giải khát sống qua ngày. “Hổm rày chị nuôi người nhà bị bệnh nên cho người mang nước ra đây thôi chứ chị không ghé”, anh bán hàng này cho biết thêm khi tôi hỏi thăm về chị.Với thùng trà đá ở trước số nhà 61- 63 Điện Biên Phủ (P.Đa Kao, Q.1) cũng vậy. Phải thuyết phục mãi, chị Ly, người bán hàng ở đây mới cho biết chủ nhân thật sự là bà Hương, mẹ chồng chị. Thấy tôi ngạc nhiên trước thùng trà đá bằng inox bóng loáng cỡ 50 lít và ba, bốn cái ca còn mới, chị Ly vui vẻ: “Mẹ em mới lên đời cho nó từ tết tới nay đó. Hồi trước xài bình nhựa nhưng thấy cứ hư hoài nên má kêu tụi em góp tiền mua thùng inox cho tiện và đảm bảo vệ sinh nữa”. Xoay quanh câu chuyện về thùng trà đá này, tôi mới phần nào hiểu tấm lòng của những người “mời nước thiên hạ” ấy.
Chị Ly kể, gần 5 năm nay rồi, mỗi ngày cứ sau 9-10 giờ đêm, khi không còn khách ghé uống nước nữa thì nhà chị mới mang thùng đi chùi rửa. Bà Hương lại thức đêm nấu nước sôi rồi để nguội. Độ 5 giờ rưỡi sáng hôm sau, bà Hương hoặc chị Ly thức dậy pha trà, bỏ thêm củ gừng tươi, rửa đá thật sạch cho vào thùng, đưa ra trước cửa nhà cho kịp lúc những người đi làm sớm ghé lấy nước uống. Bình quân mỗi ngày bà con “tiêu thụ” hết 1 thùng (khoảng 50 lít), ngày nắng nóng có khi hết cả 2 hoặc 3 thùng. “Thấy bà con ghé uống nước tụi em vui lắm, mình mời ly nước uống đỡ khát chứ có to tát gì đâu”, chị Ly tâm sự.
Cũng bằng tấm lòng như vậy, chị Cẩm Loan ở đường Hùng Vương (P.1, Q.10) thức dậy từ 5 giờ sáng đưa thùng nước tinh khiết mua ở đại lý ra trước cửa nhà mời mọi người đi đường dùng. Chị nói: “Trước đây tui nấu nước sôi để nguội đổ vào thùng, nhưng lâu ngày sợ mình chùi bình không sạch, lo mọi người đau bụng nên bây giờ mua nước tinh khiết cho chắc ăn. Thà tốn chút ít mà trọn tấm lòng với bà con”.
Vào những ngày nắng nóng như thiêu đốt vừa qua, không khó để chứng kiến những người bán vé số dạo, những anh chị ve chai hoặc những cô dì buôn thúng bán bưng ghé vào uống ngụm trà đá miễn phí ở những nơi này. Và họ cảm nhận được cái tình người đong đầy trong từng ly nước ấy. Mong sao ngày càng có nhiều những thùng trà đá “tình thương mến thương” này, để đời thêm vui vì những người tốt đã cùng tiếp sức và sẻ chia với những đôi chân đang còn nhọc nhằn mưu sinh giữa chốn phồn hoa đô hội.
Bùi Chiến
Theo Thanh Niên
Hoặc là một bạn sinh viên vội đứng lên nhường chỗ ngồi cho một phụ nữ mang thai vừa bước lên xe buýt. Kỳ công hơn, bạn sẽ thấy trên báo chuyện một chị công nhân, hay một anh tài xế taxi trả lại của rơi cho người đi đường sau khi nhặt được mà không nảy lòng tham. Những hình ảnh đó mang tính “di động”. Có một hình ảnh khác rất đẹp lại nằm yên một chỗ. Đó là những thùng “trà đá miễn phí” bình dị.
Một chị mua ve chai ghé uống nước trước số nhà 61-63 Điện Biên Phủ, P.Đa Kao, Q.1 - Ảnh: Bùi Chiến
Thế cho nên, “lý lịch” của thùng trà đá này coi như... không có. Chỉ biết đều đặn suốt ba năm nay, bất kể trời nắng hay mưa, cứ mỗi sáng sớm đã có người mang một thùng xốp khá to với dòng chữ “trà đá miễn phí” đặt trên chân đế bằng gỗ vững chắc kê ngay lề đường này rồi. Có lẽ sợ đổ ngã nên người chủ dùng thêm dây ràng buộc cẩn thận tứ bề và sắm một ca bằng inox luôn sạch để ai cũng thấy an tâm mỗi khi sử dụng. Những người ghé vào đây uống nước đủ thành phần, hầu hết là các chị ve chai, bán hàng rong, bác xích lô, các em học sinh, sinh viên hay những người quét rác.
Chủ nhân của thùng trà đá gần ngã ba Võ Văn Tần - Trần Quốc Thảo (P.6, Q.3) cũng không có thông tin gì nhiều. Một anh bán hàng cạnh đó chỉ cho biết đó là một phụ nữ tên Bốn, bán nước giải khát sống qua ngày. “Hổm rày chị nuôi người nhà bị bệnh nên cho người mang nước ra đây thôi chứ chị không ghé”, anh bán hàng này cho biết thêm khi tôi hỏi thăm về chị.
Chị Ly đang thêm trà đá vào bình để “tiếp sức” cho người đi đường - Ảnh: Bùi Chiến
Chị Ly kể, gần 5 năm nay rồi, mỗi ngày cứ sau 9-10 giờ đêm, khi không còn khách ghé uống nước nữa thì nhà chị mới mang thùng đi chùi rửa. Bà Hương lại thức đêm nấu nước sôi rồi để nguội. Độ 5 giờ rưỡi sáng hôm sau, bà Hương hoặc chị Ly thức dậy pha trà, bỏ thêm củ gừng tươi, rửa đá thật sạch cho vào thùng, đưa ra trước cửa nhà cho kịp lúc những người đi làm sớm ghé lấy nước uống. Bình quân mỗi ngày bà con “tiêu thụ” hết 1 thùng (khoảng 50 lít), ngày nắng nóng có khi hết cả 2 hoặc 3 thùng. “Thấy bà con ghé uống nước tụi em vui lắm, mình mời ly nước uống đỡ khát chứ có to tát gì đâu”, chị Ly tâm sự.
Cũng bằng tấm lòng như vậy, chị Cẩm Loan ở đường Hùng Vương (P.1, Q.10) thức dậy từ 5 giờ sáng đưa thùng nước tinh khiết mua ở đại lý ra trước cửa nhà mời mọi người đi đường dùng. Chị nói: “Trước đây tui nấu nước sôi để nguội đổ vào thùng, nhưng lâu ngày sợ mình chùi bình không sạch, lo mọi người đau bụng nên bây giờ mua nước tinh khiết cho chắc ăn. Thà tốn chút ít mà trọn tấm lòng với bà con”.
Vào những ngày nắng nóng như thiêu đốt vừa qua, không khó để chứng kiến những người bán vé số dạo, những anh chị ve chai hoặc những cô dì buôn thúng bán bưng ghé vào uống ngụm trà đá miễn phí ở những nơi này. Và họ cảm nhận được cái tình người đong đầy trong từng ly nước ấy. Mong sao ngày càng có nhiều những thùng trà đá “tình thương mến thương” này, để đời thêm vui vì những người tốt đã cùng tiếp sức và sẻ chia với những đôi chân đang còn nhọc nhằn mưu sinh giữa chốn phồn hoa đô hội.
Bùi Chiến
Theo Thanh Niên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét