Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Phu đào vàng

Quảng Nam: Ba phu đào vàng chết ngạt trong hầm 
Phu đào vàng ở núi rừng Phước Sơn
Trong những ngày vừa qua, khi mọi thông tin đổ dồn vào chuyện tìm xác của chị Huyền – nạn nhân vụ phẫu thuật thẩm mỹ Cát Tường trên sông Hồng, vô tình, những người tìm xác vớt được sáu thi thể trôi sông, trong đó có năm người không có thân nhân. Nhiều dư luận, dấu hỏi được đặt ra, và một hướng nghi vấn khác dồn về phía những phu đào vàng ở những vùng thượng nguồn sông Hồng, gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ... Bởi đời sống của phu làm vàng rày đây mai đó, sống chết như lật bàn tay và khi chết đi, xem như cuộc đời kết thúc, không biết đâu mà lường.
Một điểm khai thác vàng trái phép tại miền núi Phước Sơn, Quảng NamSống chết trong gang tấc

Câu chuyện kể của ông Thủy, một người từng là phu vàng từ Nam chí Bắc, rồi sau đó lên làm trùm một mỏ vàng lậu tương đối lớn ở Phước Sơn, Quảng Nam, đến gần cuối đời, ông bỏ hẳn nghề đào vàng, chuyển sang nghề bia mộ, thỉnh thoảng làm một vài tấm bia từ thiện cho những phu vàng vắn số dưới đây,  ít nhiều cũng phát họa được một cuộc sống, tương lai và số phận ngậm ngùi của những phu làm vàng khắp ba miền đất nước.
Ông Thủy nói: “Cuộc sống tạm bợ lắm em, sống vui lắm, đóng một cái chiếu như vậy là ở trung bình từ mười đến mười lăm ngày. Trong đó nhu cầu gồm một cái áo mưa, một cặp đường bát, một chai dầu phụng, một ký thịt heo mỡ, một ký cá cơm khô, bột ngọt, muối, dầu lửa rồi lên tít trên đó, mỗi người một chuyến như vậy là mười lăm ngày. Đến đó, căng lều bạt lên để núp mưa dưới mấy lùm cây cho khỏi ướt rứa thôi, ăn uống cũng đơn giản lắm. Có cá khô, mỡ heo hay rau rừng chi đó… Đau ốm thì đứa nào biết cách chữa chi đó thì chữa cho nhau như cạo gió, đánh ban đỏ, còn không thì đưa ra Phước Sơn nằm, chết biết mấy em! Dân Hà Nam Ninh tụi nó chết thì mang ra bãi, chôn xong lại cắm một cây thập tự giá, rứa thôi, cũng không bốc cốt về chi hết… Họ coi cái chết nhẹ lắm em ơi!”.
Nói đến nghề làm vàng, nghĩa là đang nhắc đến rừng thiêng nước độc, sốt rét, ăn rừng ngủ rừng, sống chết với rừng và khái niệm mái ấm gia đình chỉ có trong trí nhớ mà thôi
Nói đến nghề làm vàng, nghĩa là đang nhắc đến rừng thiêng nước độc, sốt rét, ăn rừng ngủ rừng, sống chết với rừng và khái niệm mái ấm gia đình chỉ có trong trí nhớ mà thôi. Nói đến nghề làm vàng, đặc biệt là phu đào hầm tìm vàng, thứ mà họ tối kỵ nhắc đến là khí độc và sụp hầm, với họ, hai thứ này giống như tử thần mang lưỡi hái, vận áo choàng đen đến vỗ vai, gọi tên họ và rồi, sau một chớp nhoáng, mọi sự trở thành cát bụi!
Một phu đào vàng người H.Mông, tên Vàng A Phi, 16 tuổi, ở tít tận Bắc Hà, Lào Cai xuống Hà Nội tìm việc làm, lang thang tìm mãi không có việc, tình cờ gặp một người chủ trại vàng ở Phước Sơn, Quảng Nam ra Bắc tuyển thợ, gặp Phi, ông chủ này hứa sẽ trả cho Phi mức lương khởi điểm ba triệu đồng mỗi tháng, bao cơm ăn và mỗi năm cho hai bộ đồ, Phi đồng ý theo ông chủ xuôi vào miền Trung đào vàng.
Bãi vàng của Công ty TNHH Trường Sơn ở vùng rừng núi Phước Sơn. Ảnh: N.A/doisongphapluat
Bãi vàng của Công ty TNHH Trường Sơn ở vùng rừng núi Phước Sơn. Ảnh: N.A/doisongphapluat
Cuộc đời phu đào vàng của Phi được Phi kể vắn tắt qua mấy chi tiết như suốt ngày chui dưới hầm sâu, hầm gồm hai tầng, ở tầng sâu thứ nhất chỉ cách mặt đất chưa đầy 20m nên không sợ khí độc cho mấy. Nhưng ở tầng hầm thứ hai, sâu từ 40m trở lên, rất nguy hiểm, có thể chết bất kì lúc nào vì khí độc nên được chủ chia ca, mỗi người chui xuống tầng hai sáu giờ đồng hồ liên tục, sau đó đổi ca.
Mỗi lần chui xuống tầng sâu, phu đào vàng được chủ cho đeo một sợi dây chuyền 5 chỉ vàng...với mục đích nếu lỡ xãy ra sự cố sụp hầm, chết người, thì những người phu còn lại phải xúm nhau đào tìm cho được người bị nạn, ai đào thấy đầu tiên sẽ được thưởng sợi dây chuyền 5 chỉ vàng...
Và mỗi lần chui xuống tầng sâu, phu đào vàng được chủ cho đeo một sợi dây chuyền 5 chỉ vàng. Bất kì phu nào chui xuống dưới đó cũng đeo như vậy với mục đích nếu lỡ xãy ra sự cố sụp hầm, chết người, thì những người phu còn lại phải xúm nhau đào tìm cho được người bị nạn, ai đào thấy đầu tiên sẽ được thưởng sợi dây chuyền 5 chỉ vàng trên thi thể nạn nhân. Cho đeo dây chuyền vàng là cách kích thích đồng nghiệp đào tìm khi sự cố xãy ra.
Cũng theo lời kể của Phi, phần đông phu đào vàng ở các cánh rừng Phước Sơn vốn là thợ đào vàng ở mỏ vàng Đông Tiễn, Bình Trị, Thăng Bình, sau này mỏ này bị khí độc, chết người quá nhiều, họ chuyển sang địa phận Phước Sơn để làm thuê. Và hầu như phu đào vàng ở Phước Sơn đều là người miền Bắc, hiếm thấy người miền Trung và miền Nam. Trong đó, hơn 70% phu đào vàng là đồng bào, trẻ em các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc lang bạt vào đây.
Một phu đào vàng khác, tên Vàng A Thì, 16 tuổi, đến từ Mường Lát, Thanh Hóa, kể với chúng tôi rằng ngoài em và Phi ra, có rất nhiều phu đào vàng người dân tộc thiểu số có độ tuổi từ 15 đến 18 vào đây làm việc. Các ông chủ ở đây rất ưa tuyển những phu đào vàng tuổi mới lớn, vì họ cho rằng những em  tuổi mới lớn nhiệt tình, hăng say làm việc và ít rắp tâm phản bội. Hơn nữa, những phu đào vàng nhỏ tuổi cũng không đòi hỏi gì nhiều ngoài ba bữa cơm, tiền lương đúng hẹn và có chỗ ngủ, với các em, như vậy đã sướng hơn, có tương lai hơn rất nhiều so với việc làm rẫy, làm ruộng ở buôn làng bữa đói bữa no.
Với nghề đào vàng, nếu như giới phu làm thuê sợ nguy hiểm vì khí độc, sụp hầm, chết chóc do bệnh tật, thì giới chủ tuy rằng không phải đối mặt với nguy hiểm này nhưng lại rất sợ cái chết khác, đó là cái chết của sự thua lỗ và bị lộ bí mật
Nhưng nói thì nói vậy, A Phi và A Thì cũng mong sớm được về quê, vì thấy các bạn bị bệnh nhiều quá, có bạn bị sập hầm chết, có bạn bị sốt rét, bị vàng da, được ông chủ trả lương đầy đủ, cho tiền về quê rồi ngã bệnh và chết. Nói đến đây, hai phu đào vàng ngân ngấn nước mắt.
Lao mình như con thiêu thân

Với nghề đào vàng, nếu như giới phu làm thuê sợ nguy hiểm vì khí độc, sụp hầm, chết chóc do bệnh tật, thì giới chủ tuy rằng không phải đối mặt với nguy hiểm này nhưng lại rất sợ cái chết khác, đó là cái chết của sự thua lỗ và bị lộ bí mật. Một người chủ hầm vàng yêu cầu giấu tên nói rằng thường thì khi đầu tư vào khai thác vàng lậu, nói là lậu nhưng giới chủ phải âm thầm chung chi cho chính quyền địa phương để họ im lặng cho mà khai thác. Và để khai thác, họ phải đầu tư khá nhiều, từ tiền xăng cộ chạy máy bơm dưỡng khí, dầu chạy máy nước, mìn bắn đá, lương thực dự trữ, giàn đào hầm… cho đến tiền công lao động. Đương nhiên, khi trúng đậm thì hốt bạc.
Nhưng cũng có những hầm đào suốt 40m vẫn không tìm thấy vỉa quặng, lúc đó mọi thứ hầu như cạn kiệt, từ lương thực cho đến vốn liếng, tiền công lao động cũng bắt đầu đình trệ. Nhưng đáng sợ nhất là không có tiền để chung chi cho quan chức địa phương khi đến kì hẹn. Những lúc như thế, cảm giác như ngồi trên đống than hồng vì chủ hầm có thể bị công an đến truy bắt bất kì giờ nào. Đã có nhiều chủ hầm bị trắng tay, quay về làm thuê, làm phu đào hầm cho chủ khác cũng vì thế.
Một người chủ hầm vàng tên Việt, cho chúng tôi biết: “Sụp hầm thì hết cứu vãn, bọn anh hồi đó ít bị sụp hơn bây giờ. Dân Bắc vào làm vàng thì có qui định chung, đứa nào xuống hầm thì cho đeo sợi dây chuyền vàng 5 chỉ, hễ bị sụp hầm thì cố đào để lấy xác, lấy năm chỉ vàng đó, nếu hầm cạn thì đào chứ hầm sâu quá, thấy tính không ăn chi, chi phí đào quá sâu thì bỏ luôn. Nói chung cũng trả bằng máu và nước mắt hết…”.
Có thể nói rằng nghề khai thác vàng là một cái nghề mà cả giới chủ và phu làm thuê đều không có điểm dừng, đều bị trượt dài theo ngọn lao sinh nghề tử nghiệp. Với giới phu đào hầm, một khi đã lỡ xuống hầm rồi thì chẳng còn thiết gì mạng sống, họ miệt mài làm việc, mong có một ngày nào đó đủ vốn về quê làm ăn nhưng nghe ra ngày ấy quá xa vời. Với giới chủ, một khi đã thế chấp nhà cửa, đã đánh nước cờ liều để đầu tư và chấp nhận rủi ro, thậm chí vay nặng lãi để đầu tư, họ hết nước lui, chỉ còn lựa chọn duy nhất là xông vào rừng vàng biển bạc mà sống chết với nó để sinh lãi.
Nếu có lựa chọn khác cho họ, có lẽ nó phải diễn ra trước khi lựa chọn theo nghề đào vàng. Nhưng rất tiếc, ngay từ nhỏ, những bài học vỡ lòng của họ đều rất hấp dẫn, lôi cuốn, rằng đất nước chúng ta giàu có với rừng vàng biển bạc… Và cứ như thế, họ dần trở thành con thiêu thân theo tiếng gọi của rừng vàng!
Nhóm phóng viên RFA tường trình từ Việt Nam.
  Không cần thiết bị, máy móc, không phải dùng đến chất độc Cyanua, không cần đào bới, ở thánh địa vàng ròng Phước Sơn (Quảng Nam) có những người tay không đi tìm vàng. Nhìn núi, nhìn sông họ biết ngay đâu có vàng. Câu chuyện về nghề tăm vàng của người thợ tăm ly kỳ và đầy bí ẩn.
Ông Triều kể về câu chuyện tăm vàng
Ông Triều kể về câu chuyện tăm vàng.

Tay không tăm ra 3.000 cây vàng
Nghe kể về nghề tăm vàng đã lâu cùng những lời đồn đoán ly kỳ hấp dẫn. Mấy lần lên Phước Sơn, mò vào tận các bãi vàng, tìm gặp các chủ bãi, phu vàng hỏi về nghề tăm vàng, tôi thường nhận được những cái lắc đầu. Tất cả đều giấu bởi đơn giản đó là bí mật của nghề hái ra …vàng nên không ai hé răng nửa lời. Hỏi dò, lần mò mấy bận, cuối cùng tôi cũng tìm được người hé lộ câu chuyện nghề đầy bí mật về cái nghề này.
Thị trấn Khâm Đức, từ ngày đường Hồ Chí Minh mở qua càng trù phú và giàu có. Các công ty trong và ngoài nước về đây khai thác vàng, với hàng ngàn công nhân làm phố núi thêm tấp nập. Nhưng mặt trái cũng hiện rõ. Núi rừng bị cày xới, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và những cái chết thương tâm từ những bãi, hầm vàng. Ở vùng núi này, bao lâu nay người ta đã quen với tin tức về những vụ sập hầm lấy đi tính mạng của những phu vàng theo đuổi giấc mơ đổi đời.
Thật tình cờ, gặp ông xe ôm, dáng lọm khọm, lưng hơi gù. Ông cười bảo: “Tôi gù cũng vì cõng vàng đó”. Giọng nói hào sảng pha chút lì lợm, bặm trợn của một hảo hán mấy chục năm gắn bó với thánh địa vàng. Ông là Trần Phương Triều, người địa phương duy nhất học được ngón nghề tăm vàng, nay đã giải nghệ. “Mấy chú em, hỏi tăm vàng để đi lấy vàng hay học nghề”, ông Triều hỏi với ánh mắt dò xét. Tỉ tê, giải thích mãi ông mới buông lời: “Được. Về nhà rồi tính”.
Ông Triều có một cơ ngơi nhà khang trang ngay thị trấn Khâm Đức và là chủ của một CLB bida, chủ yếu phục vụ các kỹ sư, chuyên gia và công nhân các công ty vàng ở Phước Sơn. Ông cười khà: “Tất cả cũng nhờ vàng mà có. Giờ không còn sức nữa, vợ chồng ở nhà làm ăn lặt vặt cũng đủ sống, đủ nuôi thằng con ăn học đàng hoàng. Chạy xe ôm chỉ cho vui”.
Bặp mấy hơi thuốc, ông Triều kể tôi nghe câu chuyện về nghề tăm vàng ông gắn bó một thời. Sinh ra ở Thăng Bình (Quảng Nam), năm 1992 ông khăn gói lên Phước Sơn với ước mơ đi dạy học. Nhưng rồi cơn lốc vàng ngày ấy đã cuốn mất ước mơ ban đầu của chàng trai trẻ. Tham gia đội quân phu vàng, rồi ông quen những thợ tăm vàng từ Thái Nguyên. Kết thân để đi theo học nghề, sau 3 năm ông đã học được bí kíp nghề tăm vàng. Năm 1995, ông bắt đầu những chuyến xe rừng vào tận Phước Kim, Phước Thành để tăm vàng.
Ông kể rằng dân tăm vàng chuyên nghiệp giỏi chủ yếu từ Thái Nguyên vào. Có nhiều thợ tăm rất giỏi, chỉ cần tăm vài vị trí là xác định đúng hục vàng lấy ra được mấy ký vàng. Tăm vàng là đi tìm dấu vết của vàng hục từ khe suối, núi đồi. Dân tăm vàng thường đi theo nhóm với đồ nghề chỉ là chiếc bồn đãi, xà beng và xẻng cùng nhu yếu phẩm.
Ông Triều cho biết, khi xác định vùng núi, địa bàn, nhóm thợ tăm sẽ lên đường. Những người tăm vàng giỏi, chỉ nhìn vào cây cỏ, nhìn vào đất đá, dòng chảy sông suối là biết có vàng hay không. Thợ tăm sẽ bắt đầu từ khe suối xung quanh một ngọn đồi. Từ suối, thợ tăm sẽ dùng bồn đãi vàng để tìm ra những hạt vàng nhỏ mà dân nghề gọi là “giống” vàng. Nếu xác định được giống vàng, thợ tăm sẽ tiếp tục tăm dần ngược lên ngọn đồi. Mỗi một điểm tăm, thợ sẽ đào sâu khoảng 30cm lấy đất đá đó đãi để tiếp tục tìm giống vàng. Nếu giống vàng bóng thì hục chứa vàng sẽ ở xa do quá trình lăn làm bào mòn. Giống vàng còn góc cạnh thì hục vàng sẽ ở gần. Tất cả được quan sát bằng mắt thường đầy tinh vi và kinh nghiệm. Nhìn vào hạt giống vàng, thợ tăm sẽ xác định vị trí của hục vàng, nơi chứa vàng và khoanh vùng để lấy vàng. Và chuyện trúng vàng ký, thậm chí vàng tạ bằng nghề tăm không phải là hoang đường. “Mỗi chuyến đi kéo dài từ một đến vài tháng trời, với dân tăm trúng năm bảy ký vàng là chuyện thường. Tôi biết có những người tăm trúng vàng tạ. Trúng xong, họ tìm cách lấy vàng ra khỏi rừng rồi bỏ đi và biến mất luôn”, ông Triều nói.
Ông Triều kể lại năm 1998 trong một lần tăm vàng ở Phước Thành, ông trúng hục vàng 5-6 ký vàng. Nhưng thời điểm đó, vàng còn rẻ, chia đều cho anh em cũng không ăn thua. Có người em họ theo ông tăm vàng, ban đầu không tin, rồi chính mắt thấy vàng óng ánh, sau đó đã gắn bó với ông trong suốt những chuyến đi. Nhưng có nhiều chuyến đi kéo dài cả mấy tháng trời nhóm thợ tăm chỉ được vài chỉ vàng.
Chúng tôi tìm đến nhà ông N., một chủ bãi có tiếng ở Phước Sơn nay đã giải nghệ. Ông N. trước là công an nhưng bị kỷ luật phải ra khỏi ngành, sau đó làm chủ bãi. Qua nhiều biến cố, ông về mở hàng quán buôn bán nuôi con ăn học. Ông N. cho biết: “Dân tăm vàng giỏi chủ yếu là dân ở Đồng Hỷ, Đại Từ ở Thái Nguyên vào. Những năm 1990, có những đội tăm trúng vàng tạ, họ lấy vàng ra hết rồi mình mới biết. Anh em kéo quân qua đó đánh lại cũng kiếm được bộn”.
Câu chuyện về dân tăm vàng tìm ra hơn 3.000 cây vàng ở Phước Sơn ông Triều, ông N. và các chủ bãi khác vẫn còn nhớ rõ. Đó là vào năm 1997, đội thợ tăm vàng dân Thái Nguyên vào thôn Trà Văn (Phước Kim) phát hiện tảng đá lớn ngậm vàng. Tảng đá lớn nằm giữa đường nhưng không ai biết có vàng bên trong. Nhóm thợ tăm phát hiện nhưng vì đá quá lớn, không có cách nào để lấy hết vàng ra. Thông tin lan truyền, dân làm vàng từ miền Bắc kéo vào và từ Gia Lai kéo qua, chia nhau xẻ đá đánh vàng.
Ông Triều kể: “Tảng đá lớn bằng ngôi nhà 2 tầng. Dân tăm vàng Thái Nguyên vào phát hiện ra, dân tứ xứ đổ xô vào đánh vàng. Đánh 3 - 4 tháng mới xong tảng đá. Đá xay ra một tiếng sau là có vàng rồi. Cả ngàn người tham gia thành một đại công trường. Tảng đá ấy ngậm hơn 3.000 cây vàng mà không ai hay”.
Của thiên trả địa
Núi rừng Phước Sơn bị phá nát vì khai thác vàng
Núi rừng Phước Sơn bị phá nát vì khai thác vàng.
 
Hỏi ông Triều sao lại bỏ nghề. Ông thở dài: “Của thiên trả địa”. Ông Triều, ông N. và nhiều người khác nổi lên là những tay chơi có tiếng xứ vàng này.
“Trúng vàng, giàu có thật. Nhưng cái gì cũng có giá cả. Sau mỗi lần trúng đậm là ăn chơi. Mỗi cuộc chơi ném đi vài chục cây vàng. Hết vàng lại vào rừng. Nhưng ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”, ông N. tâm sự. Để làm ra vàng, nhiều phu đã phải bỏ mạng khiến nhiều chủ bãi như ông N. ăn năn từ bỏ để quay về cuộc sống thường ngày, tìm sự an bình cho bản thân và gia đình.
Cũng thật tình cờ, tôi gặp Tấn, là lính phu vàng của ông N. một thời. Tấn quê Quế Sơn, từng theo chân đội phu vàng, vào tận Phước Thành, Phước Kim để làm vàng. Tấn về Khâm Đức thăm ông chủ xưa. Ngày đó, Tấn vừa tốt nghiệp cấp 3, nhà nghèo nên phải mò qua Phước Sơn đi làm phu vàng. Biết hoàn cảnh, chính ông N. đã khuyên cậu cùng 2 chàng trai phu vàng khác về quê ăn học, đừng theo nghiệp vàng khổ ải. Nghe lời, Tấn quay về miệt mài sách vở và trúng tuyển đại học. Nay đã thành danh, nhưng ký ức về năm tháng gian khổ vẫn còn in hằn: “Nếu ngày đó không quyết tâm, không được chú N. động viên, mình không biết cuộc đời mình giờ sẽ trôi về đâu. Có khi giờ đã vùi xác dưới những hầm vàng”.
Ông Triều giờ đây ngày vài cuốc xe ôm quanh thị trấn làm thú vui. Thỉnh thoảng có người tìm ông yêu cầu ông chở người, hàng vào bãi vàng với giá vài triệu đồng cho một cuốc, nhưng ông từ chối. Ở cái tuổi 52, lưng đã còng theo những chuyến tìm vàng, không ít lần phải chứng kiến những cảnh đau thương, tang tóc vì cuộc chiến tranh giành vàng giữa núi rừng. Giờ, ông chỉ muốn những ký ức đó ngủ yên.
Hỏi ông Triều có truyền bí kíp tăm vàng cho con trai hay người thân không? Ông buông ánh mắt nhìn về rừng sâu rồi chậm rãi: “Trước, tăm vàng chỉ để lấy vàng hục, không dùng bom mìn không dùng chất độc. Nay, vàng ngày càng khan hiếm, người ta đổ xô tìm mọi cách khai thác. Rừng núi đã tan hoang rồi. Máy móc vào cày xới núi rừng, phá nát sông suối, còn đâu nữa mà tăm!”.
Theo Công an huyện Phước Sơn, ba người đào vàng quê ở Thái Nguyên, bị chết ngạt trong hầm đào vàng trái phép ở bãi 39, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ ngày 8/4. - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Quang-Nam-Ba-phu-dao-vang-chet-ngat-trong-ham/64818.vtv#sthash.mkchvUZz.dpuf
 Theo Công an huyện Phước Sơn, ba người đào vàng quê ở Thái Nguyên, bị chết ngạt trong hầm đào vàng trái phép ở bãi 39, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ ngày 8/4.
Quảng Nam: Ba phu đào vàng chết ngạt trong hầm
Một điểm đãi vàng trái phép ở huyện Phước Sơn. Ảnh: Tuổi trẻ
Do các chủ vàng bưng bít thông tin và hiện trường nơi xảy ra sự cố quá xa nên ngày 11/4, nhóm phóng viên mới tiếp cận được bãi vàng và nắm được những thông tin ban đầu về vụ việc.                       
Do khai thác vàng trái phép và thường xuyên bị đuổi, nên hầu hết các chủ vàng ở bãi vàng 39, xã Phước Hóa, huyện Phước Sơn, Quảng Nam làm địa đạo và kè chống hầm vàng rất sơ sài, thủ công và phương tiện phục vụ cho việc khai thác vàng rất thiếu thốn. Ba phu vàng chết ngạt tại hầm vàng của bà Hương và ông Toàn, trú tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn.
Điều đáng nói là, khi ba phu vàng chết ngạt vào ngày 8/4, chủ hầm vàng không trình báo với chính quyền địa phương mà bưng bít thông tin và lặng lẽ đưa xác của các phu vàng về quê ở hai xã Trại Cau, Cầu Mây, thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để an táng. Đặc biệt, hầm vàng nơi ba nạn nhân xấu số bị chết hiện đã bị đánh sập để xóa hiện trường.
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Quang-Nam-Ba-phu-dao-vang-chet-ngat-trong-ham/64818.vtv#sthash.mkchvUZz.dpuf
 Theo Công an huyện Phước Sơn, ba người đào vàng quê ở Thái Nguyên, bị chết ngạt trong hầm đào vàng trái phép ở bãi 39, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ ngày 8/4.
Quảng Nam: Ba phu đào vàng chết ngạt trong hầm
Một điểm đãi vàng trái phép ở huyện Phước Sơn. Ảnh: Tuổi trẻ
Do các chủ vàng bưng bít thông tin và hiện trường nơi xảy ra sự cố quá xa nên ngày 11/4, nhóm phóng viên mới tiếp cận được bãi vàng và nắm được những thông tin ban đầu về vụ việc.                       
Do khai thác vàng trái phép và thường xuyên bị đuổi, nên hầu hết các chủ vàng ở bãi vàng 39, xã Phước Hóa, huyện Phước Sơn, Quảng Nam làm địa đạo và kè chống hầm vàng rất sơ sài, thủ công và phương tiện phục vụ cho việc khai thác vàng rất thiếu thốn. Ba phu vàng chết ngạt tại hầm vàng của bà Hương và ông Toàn, trú tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn.
Điều đáng nói là, khi ba phu vàng chết ngạt vào ngày 8/4, chủ hầm vàng không trình báo với chính quyền địa phương mà bưng bít thông tin và lặng lẽ đưa xác của các phu vàng về quê ở hai xã Trại Cau, Cầu Mây, thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để an táng. Đặc biệt, hầm vàng nơi ba nạn nhân xấu số bị chết hiện đã bị đánh sập để xóa hiện trường.
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Quang-Nam-Ba-phu-dao-vang-chet-ngat-trong-ham/64818.vtv#sthash.mkchvUZz.dpuf
 Theo Công an huyện Phước Sơn, ba người đào vàng quê ở Thái Nguyên, bị chết ngạt trong hầm đào vàng trái phép ở bãi 39, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ ngày 8/4.
Quảng Nam: Ba phu đào vàng chết ngạt trong hầm
Một điểm đãi vàng trái phép ở huyện Phước Sơn. Ảnh: Tuổi trẻ
Do các chủ vàng bưng bít thông tin và hiện trường nơi xảy ra sự cố quá xa nên ngày 11/4, nhóm phóng viên mới tiếp cận được bãi vàng và nắm được những thông tin ban đầu về vụ việc.                       
Do khai thác vàng trái phép và thường xuyên bị đuổi, nên hầu hết các chủ vàng ở bãi vàng 39, xã Phước Hóa, huyện Phước Sơn, Quảng Nam làm địa đạo và kè chống hầm vàng rất sơ sài, thủ công và phương tiện phục vụ cho việc khai thác vàng rất thiếu thốn. Ba phu vàng chết ngạt tại hầm vàng của bà Hương và ông Toàn, trú tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn.
Điều đáng nói là, khi ba phu vàng chết ngạt vào ngày 8/4, chủ hầm vàng không trình báo với chính quyền địa phương mà bưng bít thông tin và lặng lẽ đưa xác của các phu vàng về quê ở hai xã Trại Cau, Cầu Mây, thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để an táng. Đặc biệt, hầm vàng nơi ba nạn nhân xấu số bị chết hiện đã bị đánh sập để xóa hiện trường.
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Quang-Nam-Ba-phu-dao-vang-chet-ngat-trong-ham/64818.vtv#sthash.mkchvUZz.dpuf
 Theo Công an huyện Phước Sơn, ba người đào vàng quê ở Thái Nguyên, bị chết ngạt trong hầm đào vàng trái phép ở bãi 39, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ ngày 8/4.
Quảng Nam: Ba phu đào vàng chết ngạt trong hầm
Một điểm đãi vàng trái phép ở huyện Phước Sơn. Ảnh: Tuổi trẻ
Do các chủ vàng bưng bít thông tin và hiện trường nơi xảy ra sự cố quá xa nên ngày 11/4, nhóm phóng viên mới tiếp cận được bãi vàng và nắm được những thông tin ban đầu về vụ việc.                       
Do khai thác vàng trái phép và thường xuyên bị đuổi, nên hầu hết các chủ vàng ở bãi vàng 39, xã Phước Hóa, huyện Phước Sơn, Quảng Nam làm địa đạo và kè chống hầm vàng rất sơ sài, thủ công và phương tiện phục vụ cho việc khai thác vàng rất thiếu thốn. Ba phu vàng chết ngạt tại hầm vàng của bà Hương và ông Toàn, trú tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn.
Điều đáng nói là, khi ba phu vàng chết ngạt vào ngày 8/4, chủ hầm vàng không trình báo với chính quyền địa phương mà bưng bít thông tin và lặng lẽ đưa xác của các phu vàng về quê ở hai xã Trại Cau, Cầu Mây, thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để an táng. Đặc biệt, hầm vàng nơi ba nạn nhân xấu số bị chết hiện đã bị đánh sập để xóa hiện trường.
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Quang-Nam-Ba-phu-dao-vang-chet-ngat-trong-ham/64818.vtv#sthash.mkchvUZz.dpuf
 Theo Công an huyện Phước Sơn, ba người đào vàng quê ở Thái Nguyên, bị chết ngạt trong hầm đào vàng trái phép ở bãi 39, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ ngày 8/4.
Quảng Nam: Ba phu đào vàng chết ngạt trong hầm
Một điểm đãi vàng trái phép ở huyện Phước Sơn. Ảnh: Tuổi trẻ
Do các chủ vàng bưng bít thông tin và hiện trường nơi xảy ra sự cố quá xa nên ngày 11/4, nhóm phóng viên mới tiếp cận được bãi vàng và nắm được những thông tin ban đầu về vụ việc.                       
Do khai thác vàng trái phép và thường xuyên bị đuổi, nên hầu hết các chủ vàng ở bãi vàng 39, xã Phước Hóa, huyện Phước Sơn, Quảng Nam làm địa đạo và kè chống hầm vàng rất sơ sài, thủ công và phương tiện phục vụ cho việc khai thác vàng rất thiếu thốn. Ba phu vàng chết ngạt tại hầm vàng của bà Hương và ông Toàn, trú tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn.
Điều đáng nói là, khi ba phu vàng chết ngạt vào ngày 8/4, chủ hầm vàng không trình báo với chính quyền địa phương mà bưng bít thông tin và lặng lẽ đưa xác của các phu vàng về quê ở hai xã Trại Cau, Cầu Mây, thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để an táng. Đặc biệt, hầm vàng nơi ba nạn nhân xấu số bị chết hiện đã bị đánh sập để xóa hiện trường.
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Quang-Nam-Ba-phu-dao-vang-chet-ngat-trong-ham/64818.vtv#sthash.mkchvUZz.dpuf
 Theo Công an huyện Phước Sơn, ba người đào vàng quê ở Thái Nguyên, bị chết ngạt trong hầm đào vàng trái phép ở bãi 39, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam từ ngày 8/4.
Quảng Nam: Ba phu đào vàng chết ngạt trong hầm
Một điểm đãi vàng trái phép ở huyện Phước Sơn. Ảnh: Tuổi trẻ
Do các chủ vàng bưng bít thông tin và hiện trường nơi xảy ra sự cố quá xa nên ngày 11/4, nhóm phóng viên mới tiếp cận được bãi vàng và nắm được những thông tin ban đầu về vụ việc.                       
Do khai thác vàng trái phép và thường xuyên bị đuổi, nên hầu hết các chủ vàng ở bãi vàng 39, xã Phước Hóa, huyện Phước Sơn, Quảng Nam làm địa đạo và kè chống hầm vàng rất sơ sài, thủ công và phương tiện phục vụ cho việc khai thác vàng rất thiếu thốn. Ba phu vàng chết ngạt tại hầm vàng của bà Hương và ông Toàn, trú tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn.
Điều đáng nói là, khi ba phu vàng chết ngạt vào ngày 8/4, chủ hầm vàng không trình báo với chính quyền địa phương mà bưng bít thông tin và lặng lẽ đưa xác của các phu vàng về quê ở hai xã Trại Cau, Cầu Mây, thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên để an táng. Đặc biệt, hầm vàng nơi ba nạn nhân xấu số bị chết hiện đã bị đánh sập để xóa hiện trường.
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Quang-Nam-Ba-phu-dao-vang-chet-ngat-trong-ham/64818.vtv#sthash.mkchvUZz.dpuf
Chuyện 4 người nông dân nhặt được hơn 1kg vàng tại Phú Yên

Anh Đào Minh Thảo.

Theo lời kể của anh Đào Minh Thảo (một trong những người trúng số vàng trên), thì vào một buổi sáng cuối năm 2011, cơ quan chức năng huyện Sông Hinh tiến hành nổ mìn để đánh sập các mỏ khai thác vàng trái phép ở vùng núi Hòn O thuộc xã Đức Bình Tây.
Đang giữa mùa nông nhàn, anh Thảo cùng một người bạn tên Đỗ Phú (35 tuổi, ở Ninh Thuận) đèo nhau trên chiếc xe gắn máy đi dạo chơi chạy ngang qua chỗ bãi vàng đang bị đánh sập nên ghé vào xem thử. Khi đến nơi, ngoài đống đất đá ngổn ngang, anh phát hiện một vạt đất lớn (dân đào vàng gọi là "ụt") nằm chênh vênh giữa lưng chừng đồi cháy đen bởi thuốc nổ. Thấy lạ, anh liền lấy con dao nhỏ khoét sâu vào thì phát hiện bên trong chứa nhiều hạt cát nhỏ li ti tuôn ra có màu vàng óng ánh.
Kinh nghiệm làm vàng lâu năm, nghi là đá chứa vàng, cả hai biết không thể nuốt trôi số đá vàng trên giữa ban ngày nên anh Thảo và bạn bàn nhau lấy lá, cây rừng phủ lên làm dấu. Để cho chắc ăn, anh Phú ở lại canh giữ còn anh lặng lẽ về nhà rủ thêm Nguyễn Văn Chanh (27 tuổi) và Nguyễn Văn Tiện (35 tuổi), cùng trú thôn An Hòa (xã Đức Bình Tây) tham gia.
Khi màn đêm buông xuống, vắng vẻ, cả 4 người âm thầm chuẩn bị bao tải, xà beng, cuốc, xẻng, bình điện ắc quy, bí mật luồn rừng, trở lại khu vực trên. Đến nơi, 4 người dùng xẻng chia nhỏ khối đất trên rồi hốt, xúc khối lượng đá bỏ vào bao tải. Tuy nhiên do khối lượng đất quá lớn nên qua đêm hôm sau, mới hốt hết (tổng cộng 35 bao đá), đem về nhà tiến hành xay đãi, lọc. Sau hai ngày khổ nhọc, cả nhóm thu được gần 37 lượng vàng. Sau đó, đem ra một tiệm vàng ở đầu xã bán được gần 1 tỉ đồng. Chia đều ra bốn phần, mỗi người được gần 300 triệu đồng rồi nhóm của anh Thảo bàn bạc cùng nhau gửi tất cả số tiền chia được vào ngân hàng.
Để tìm hiểu thêm thông tin, sáng 12/1/2012, chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Chanh và Nguyễn Văn Tiện thì được người thân hai anh này cho biết: cả hai đã đi rẫy từ hơn 3 ngày nay đến cuối tuần mới về. Anh Lê Văn Hòa (40 tuổi), một người quen của anh Chanh và anh Tiện cho biết: từ sau khi thông tin mấy đứa nó trúng vàng tương đầy trên mặt báo, đi đâu chúng nó cũng nhìn trước ngó sau, đề phòng bị kẻ gian hãm hại. Giờ tìm hai thằng nó cũng không gặp được đâu".
Hỏi thăm về anh Đỗ Phú thì được biết ngay sau khi được chia tiền, anh đã lên xe về TP Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận đồng thời thay số điện thoại liên lạc. Tìm đến nhà anh Đào Minh Thảo, chúng tôi càng thất vọng hơn khi biết anh cũng vắng nhà. Không chịu thất bại, chúng tôi đã hỏi thăm, tiếp tục luồn rừng, lội bộ hơn 2 cây số vào tận rẫy để gặp các anh. Vừa thấy chúng tôi từ xa, hai anh Chanh, Tiện cho người bạn đi về phía chúng tôi, xua tay ra hiệu không tiếp. Chúng tôi liền nói chúng tôi là nông dân làm mía tới đây hỏi các anh có bán mía giống? Hồi lâu thuyết phục, lại biết chắc chúng tôi không phải lực lượng chức năng hay là nhà báo, hai anh mới miễn cưỡng tiến ra tiếp chuyện.
Anh Tiện kể: "Tôi nghĩ các anh là nhà báo chứ, vì sợ lên mặt báo nói trúng số vàng lớn, lúc đó ra ngoài đường bị các thanh niên chặn hỏi xin tiền sợ lắm, cách đây mấy hôm có một nhóm thanh niên chặn hỏi xin tiền, tôi liền đáp các anh nhầm người rồi, sau đó tôi đưa 100.000 đồng, bọn chúng mới cho đi".
Còn anh Nguyễn Văn Chanh cho biết: "Từ khi trúng lộc đến nay, mấy anh em tôi ăn ngủ không yên nên phải khóa máy, bỏ nhà đi làm vì sợ bị làm phiền". Còn nhớ, khi được tin trúng vàng, một số đối tượng khả nghi nhanh chóng xuất hiện, lảng vảng quanh nhà các anh làm mọi người trong gia đình lo lắng. Được biết, khi lên 15 tuổi mẹ anh lâm bệnh nặng và qua đời, bố nuôi anh và các em được một thời gian rồi đi cưới vợ khác.
Năm 2009 anh lập gia đình mà trong tay không có bất cứ tài sản nào đáng giá ngoài căn nhà dột nát và 3 sào đất được gia đình chia cho. Cuộc sống khó khăn nay càng khó khăn hơn khi một năm sau vợ anh sinh đôi hai đứa con trai, kinh tế gia đình càng thêm chật vật. Vì quá túng thiếu không có tiền nuôi một lúc hai con nên vợ chồng anh phải bán 3 sào đất đồng thời bôn ba khắp nơi để làm thuê cuốc mướn. Do đó khi có trong tay gần 300 triệu đồng anh lập tức đầu tư mua sắm một chiếc máy cày gần 250 triệu đồng, đồng thời tính đường mua lại 3 sào đất. "Mình là nông dân gốc rạ, sống chết vẫn cứ bám lấy nghề. Tôi mua máy cày để mở dịch vụ cày đất, hy vọng cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn".

Ngôi nhà anh Tiện vừa mới tu sửa.
Trong khi đó, hoàn cảnh anh Đào Minh Thảo cũng chẳng khấm khá hơn. Anh Thảo lập gia đình vào năm 2006 và có một đứa con gái. Nhà nghèo, cuộc sống gia đình gặp khó khăn. Ban đầu chả biết làm gì, nghề thì không có, mà cũng chẳng có ruộng để mà làm.
Vào giữa năm 2009 được sự giới thiệu của một người bạn lên thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh làm thuê, làm mướn kiếm sống nuôi gia đình nhưng thu nhập hàng tháng bấp bênh thiếu trước, hụt sau. Sau đó tai nạn ập đến với anh. Đó là một ngày đen tối mà dường như anh đã cố quên từ lâu. Gặng hỏi mãi anh mới chịu kể lại câu chuyện một cách rời rạc, run rẩy: Trời chập tối được tin con gái bị bệnh nặng, anh liền về nhà với chiếc xe máy cũ nát, không đèn chiếu sáng, trên đường đi anh đã bị xe tải tông chấn thương sọ não phải đi chữa trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM. Sau đó không biết gì, vài tuần sau tỉnh dậy thì thấy chân tay mình băng bó trắng xóa và điều trị hơn 2 tháng với số tiền trả viện phí lên đến vài chục triệu đồng khiến gia đình khánh kiệt. Để có đủ tiền chữa trị, trang trải cuộc sống những ngày tiếp theo, vợ anh phải chạy vạy khắp nơi vay mượn nên vợ chồng anh "nợ như chúa chổm". 
Do không có tiền để đóng viện phí nên anh xin phép về nhà, sau vụ tai nạn đó anh luôn lên cơn đau đầu mỗi khi mùa mưa đến. Khi chưa biết tính làm sao để có tiền trả nợ và mua sắm tết thì bất ngờ "lộc trời" trao tay. Còn về trường hợp anh Đỗ Phú, anh Thảo cho biết trước khi đi Phú nói sẽ dùng số tiền trên về chữa bệnh cho người thân trong gia đình rồi dành dụm một ít đầu tư vào nghề nào đó làm kế sinh nhai.
Trong số 4 người nhặt được vàng, hoàn cảnh anh Nguyễn Văn Tiện là khó khăn nhất. Năm anh lên 9 tuổi, bố mẹ lần lượt qua đời, anh phải bỏ học đi làm để phụ giúp anh chị có được "ngày ba bữa". Năm 25 tuổi, khi có trong tay gần 1 triệu đồng, anh Tiện mới dám lập gia đình. Sau một thời gian dành dụm, vợ chồng anh mới dám vay Hội nông dân xã Đức Bình Tây được 20 triệu đồng để xây nhà rộng khoảng 15 m2. Đến năm 2009, vợ anh do lao lực quá sức nên thường xuyên đổ bệnh, lại phải tốn một mớ tiền thuốc thang. Do đó số tiền 300 triệu đồng mà anh có được là vô cùng to lớn.
"Lâu nay số tiền lớn nhất mình được cầm trong tay chính là số tiền 20 triệu đồng mà mượn từ Hội nông dân. Do đó khi nhìn thấy số tiền 300 triệu đồng, mình thẫn thờ hồi lâu mới dám cầm lên…" - anh Tiện bồi hồi nhớ lại. Có tiền anh đã thanh toán nợ nần, mua thuốc cho vợ (khoảng trên 60 triệu), cất thêm gian nhà bếp (50 triệu), mua một xe máy 25 triệu đồng, phần còn lại anh gửi ngân hàng để nuôi con cái ăn học thành người không giống như bố nó, quanh năm chỉ biết đồng ruộng".
Từ khi tin nhóm người trong xã trúng gần 37 lượng vàng lan ra, có rất nhiều người bỏ việc cày cuốc đồng ruộng, bất chấp hiểm nguy tìm đến khu vực Hòn O mà lao vào đào bới vàng làm ngọn núi lật tung lên. Từ đó, địa phương cử lực lượng công an, xã đội (mỗi ngày 2 người) tiến hành chốt chặn, kiểm soát từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều hàng ngày tại khu vực núi Hòn O. Đồng thời chỉ đạo chính quyền, các ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, vận động người dân không ra vào khu vực này.
Theo ông Dương Gia Minh, Phó bí thư thường trực Đảng ủy xã Đức Bình Tây, hiện nay tình trạng đào, đãi vàng trái phép tại Hòn O đã cơ bản chấm dứt và  được chính quyền đến từng hộ tuyên truyền người dân không được vào vùng núi Hòn O để tìm vàng nữa bởi điều này hoàn toàn trái quy định pháp luật 
Phu đào vàng ở Bình Thuận: Các chuyên gia khai thác kho vàng 4.000 tấn ở Bình Thuận cho rằng số vàng bạc và cổ vật có khả năng đã bị đào bới và lấy đi từ trước.
Sắp đến 30/6 - thời hạn chấm dứt việc thăm dò khai thác “kho báu” núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) theo gia hạn lần thứ tư của tỉnh Bình Thuận kể từ năm 1993, ông Trần Văn Tiệp, người theo đuổi việc tìm kiếm kho báu, đã có đơn đề nghị UBND tỉnh xin gia việc khai thác vì có nhiều phát hiện mới về dấu vết các kho báu này. Đơn đề nghị của ông Tiệp đang được UBND xem xét.
Ông cụ gần 100 tuổi Trần Văn Tiệp khoát tay mạnh mẽ, khẳng định, nếu được gia hạn thì chính ông sẽ là người đầu tiên đưa từng thỏi vàng lên để chuyển về Ngân khố Quốc gia. Cầm hai cuốn “Báo cáo kết quả khảo sát, đo đạc tìm kho báu núi Tàu bằng phương pháp địa bức xạ”, ông Tiệp giải thích: "Đây là kết quả sau nhiều năm làm việc của tiến sĩ Bằng. Báo cáo xác định có 5 khu vực với 55 điểm “dị thường” (nghi chứa vàng bạc đá quý hoặc cổ vật) và 27 hài cốt trong đó có đến 15 hài cốt chôn đứng".
Đặc biệt, báo cáo này cũng cho biết đã tìm được cửa vào kho báu. Theo xác định, đường dẫn vào khu thứ năm là một khe nứt tách (khe phá hủy) của triền núi phía đông. Cửa khe - được xem là cửa hầm nằm ở cao trình 11 m, rộng 24 m và chiều cao cửa hầm lên đến 13 m. Đặc biệt, một thành viên Tổ giám sát cho biết, đã phát hiện bốn khoang rỗng. Bốn khoang này phù hợp với bốn địa điểm báo cáo của tiến sĩ địa chất Vũ Văn Bằng (Công ty Cổ phần Nghiên cứu môi trường Tia Đất, Hà Nội).
Giải thích về việc chưa tìm thấy “kho báu”, tiến sĩ Bằng cho rằng do thời gian qua khoan bằng phương pháp toàn đáy (khoan đập) không mang lại hiệu quả rõ rệt. Vì vậy nên chuyển sang phương pháp khoan xoay có lấy mẫu và đề nghị cho phép được nổ mìn cỡ nhỏ phá đá khơi thông đường vào cửa hầm. “Nếu tỉnh Bình Thuận gia hạn thêm một năm nữa cho hai máy khoan hoạt động liên tục (mất khoảng 230 ngày đêm) thì có thể khai mở tất cả năm vị trí đã xác định. Số lượng vàng bạc hoặc cổ vật mạ vàng không nhiều như dự đoán và có khả năng kho báu đã bị đào bới và lấy đi từ trước”, tiến sĩ Bằng nhận định.
Khe nứt, nơi được xem là cửa hầm dẫn vào kho báu.
Khe nứt, nơi được xem là cửa hầm dẫn vào kho báu.
Về “kho báu” Bình Giã, năm 1971, tình cờ ông Tiệp quen trung úy thông ngôn cho quân đội Nhật tại Việt Nam trước 1945 là ông Năm Thuận. Theo ông Thuận, tại Bình Giã, Bà Rịa-Vũng Tàu có một kho báu khá lớn do đại tá Ioshida, thuộc cấp của tướng Yamashita, chỉ huy chôn giấu. Hai năm sau, khi khánh thành ngôi chùa trên núi Lớn ở Vũng Tàu, ông Tiệp thấy khoảng 50 người Nhật, trong đó có một nhà sư tên Ioshida.
Sau khi khánh thành chùa, những người Nhật trên đến một nhà nguyện của Giáo hội Tin Lành ở số 60 Bình Giã, phường 8, TP Vũng Tàu ở gần đó đo đạc, quay phim và ghi chép. Tìm hiểu thêm ông Tiệp biết ngôi nhà nguyện xây vào năm 1971 và khi san ủi mặt bằng đã bật lên một nắp hầm bê tông lớn. Sau đó mục sư cai quản cho lấp lại và xây dựng ngôi nhà nguyện lên trên.
Đặc biệt, trong thời gian bám đuổi kho báu này, ông Tiệp còn được một người giấu tên đưa cho một cuốn kinh thánh mà chỉ cần nhúng nó vào nước thì toàn bộ sơ đồ chỉ những vị trí của kho báu trong khuôn viên nhà nguyện Bình Giã sẽ hiện lên. Vì chưa đủ điều kiện nên ông Tiệp xếp mật đồ vào vali chờ cơ hội.
Tháng 12/1989, ông Tiệp có đơn xin thăm dò, khai thác tài sản nghi chôn giấu dưới nhà nguyện Bình Giã. Sau khi ông Tiệp làm cam kết, Hội thánh Tin Lành không phản đối và tháng 2/1990, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép ông Tiệp khảo sát, tìm kiếm kho báu. Ròng rã gần bốn năm tìm kiếm, “kho báu” Bình Giã vẫn không được khai mở. Do việc truy tìm kho báu ngay trong khuôn viên nhà nguyện gây nhiều phiền phức cho các giáo dân. Năm 1994 UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã ra quyết định đình chỉ việc tìm kiếm.
Ngoài hai kho báu vừa nêu, ông Tiệp còn có một thời gian theo đuổi kho báu căn cứ 6 (Hàm Tân, Bình Thuận). Tuy nhiên, do ông không có mật đồ “kho báu” này trong tay nên chủ yếu cả cuộc đời ông gần như dành trọn cho kho báu núi Tàu và Bình Giã.
Từ năm 1993, ông Tiệp đã bỏ ra hàng nghìn cây vàng thuê đánh chất nổ, đào bới kho báu Núi Tàu nhưng cuộc truy tìm vẫn vô vọng. Theo ông Tiệp, với tấm mật đồ kho báu Núi Tàu (còn gọi là kho báu Yamashita) cho thấy nó chứa 4.000 tấn vàng cùng một số lượng lớn châu báu trị giá khoảng 100 tỷ USD. Đây là tài sản mà tướng Nhật Tomoyuki Yamashita trước khi đầu hàng quân đội Đồng minh trong Thế chiến thứ hai đã vận chuyển từ các nước châu Á mà Nhật chiếm đóng đem về Núi Tàu chôn giấu.
Cụ ông 98 tuổi và nửa thế kỷ tìm kho vàng 4.000 tấn
Ở tuổi gần đất xa trời, với nhiều bằng chứng trong tay, cụ Tiệp vẫn miệt mài tìm kho vàng 4.000 tấn được cho là của quân đội Nhật chôn ở Việt Nam.
Câu chuyện về kho vàng 4.000 tấn do quân đội Nhật chôn giấu ở núi Tàu (xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) hơn nửa thế kỷ qua được kể lại với nhiều tình tiết và bằng chứng rất thật. Cụ Trần Văn Tiệp (98 tuổi, người Hải Phòng, hiện ngụ Quận Phú Nhuận, TP HCM), cho biết, vào năm 1944 - 1945 người Nhật đã chôn một khối lượng vàng khổng lồ ở núi Tàu. Từ năm 1953, cụ Tiệp đã có thông tin về kho vàng này nhưng mãi đến năm 1975, cụ mới bắt tay vào tìm kiếm.
Ông Tiệp nói rằng, trong tay ông có rất nhiều hồ sơ cho biết vào cuối thế chiến thứ II, sau khi Nhật đầu hàng quân đồng minh, vị tướng Yamashita đã đưa một hạm đội gồm 84 tàu chiến chở đầy vàng đến vịnh Cà Ná (giáp ranh tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận) trú ẩn. Tuy nhiên, sau đó lực lượng không quân của quân đồng minh đã đánh chìm 66 tàu của quân đội Nhật xuống khu vực này còn lại 18 tàu khác kịp thời chạy thoát và sau đó chính quân đội Nhật đã đưa số vàng khoảng 4.000 tấn vàng xuống một hòn núi sát với vùng biển này. Sau thế chiến thứ II, nhiều lần người Nhật đã đến Việt Nam để tìm tung tích kho vàng cực lớn này nhưng đều thất bại.
Từ sườn đông núi Tàu nhìn xuống, cánh đồng muối và khu dân cư xã Phước Thể, H.Tuy Phong rất đẹp
Từ sườn đông núi Tàu nhìn xuống, cánh đồng muối và khu dân cư xã Phước Thể, Huyện Tuy Phong.
"Sở dĩ quân đội Nhật chôn kho vàng này gần biển là do thuận tiện giao thông đường biển, đường bộ và đường sắt. Hơn nữa, họ chôn gần một kho vàng khác của vua Chăm ngày xưa để lại nơi này", ông Tiệp nói chắc nịch.
Với thanh kiếm Nhật, một lá bản đồ và vài đồng tiền yen trong một lần tìm thấy tại khu vực núi Tàu, cụ Tiệp cho đó là "minh chứng không thể chối cãi về kho vàng này". Đến khi cụ Tiệp gặp được ông Lê Văn Hiền (Tám Hiền), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thuận Hải (đã mất năm 2010), thì năm 1993, 2 người bắt đầu tìm kiếm. Sau khi ông Tám Hiền qua đời, cụ Tiệp vẫn tuyên bố: “Bạn tôi đi rồi. Dù chỉ một mình, tôi vẫn quyết tìm cho ra kho vàng này cho ngân khố quốc gia”.
Từ năm 1993 đến nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã 4 lần ký văn bản cấp phép (và 2 lần gia hạn) cho cụ Tiệp tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn. Cũng khoảng thời gian này, cụ Tiệp đã tự bỏ kinh phí với hàng trăm lượng vàng để phục vụ cho việc tìm kiếm kho vàng, nhưng kết quả đến nay vẫn là con số không. Giờ đây, dù đã tuổi cao (98 tuổi) nhưng cụ vẫn đau đáu ước nguyện phải tìm bằng được.
Cuộc tìm kiếm đang ở giai đoạn nước rút
Chiều 9/3, cụ Trần Văn Tiệp bất ngờ xuất hiện tại khu vực xã Phước Thể. Cụ Tiệp “leo” lên đỉnh núi Tàu bằng chiếc xe Jeep quen thuộc của mình. Người phụ tá của cụ lần này là anh Trần Phương Hồng, con trai út của cụ. Ngay sau khi xuất hiện trên đỉnh núi Tàu, cụ Tiệp đã lấy bản đồ ra và bí mật chỉ cho người con trai út vị trí kho vàng và định vị cửa hang. Với cụ Tiệp, việc này hoàn toàn bí mật, nên không ai được ghi hình, ghi âm kế hoạch mà cụ Tiệp chuyển giao cho người con trai út.
Anh Trần Phương Hồng cho biết, những kế hoạch mà cha anh đã truyền đạt sẽ triển khai lại với những người cộng sự trực tiếp thăm dò, tìm kiếm kho vàng khổng lồ này. Theo anh Hồng, cụ Tiệp kiêng cữ tháng giêng không cho làm. Từ đầu tháng hai (âm lịch), việc khoan các mũi khoan tiếp theo ngay vị trí cửa hang sẽ được tiến hành.
Cụ Tiệp lên núi Tàu tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn.
Cụ Tiệp lên núi Tàu tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn.
Sáng 10/3, cụ Tiệp tiếp tục lên núi Tàu để "định vị” cửa kho vàng 4.000 tấn. Cụ tỏ ra khá minh mẫn và trí nhớ vẫn rất tốt. Lần trước (cuối tháng 12/2012), cụ Tiệp cũng đã có ý định trực tiếp khảo sát núi Tàu sau nhiều ngày “xa cách”, nhưng đến Phan Thiết thì bị viêm phổi cấp, phải nhập viện cấp cứu nên kế hoạch đành hủy bỏ. Lần này, vượt qua khoảng 1,5 km đường vòng xoáy ốc theo chân núi, chiếc xe Jeep rung lắc, chồm qua từng hốc đá, nhưng cụ Tiệp vẫn nắm chắc dây bảo hiểm và “không mảy may thấy mệt”.
Vừa đặt chân tới khu vực “kho vàng”, cụ Tiệp lấy trong túi áo ra một miếng vải giống như chiếc khăn vuông. Đó là tấm “bản đồ” mà cụ coi là báu vật, chỉ cụ mới được phép giữ nó. Sau đó, cụ Tiệp yêu cầu anh Hồng đóng cọc và dùng sơn đỏ vẽ từng điểm mà cụ trích dẫn từ trong bản đồ lên khu vực “cửa hang”. “Nó nằm sâu dưới này chỉ hơn 20 m. Cửa hang từ chỗ này đến chỗ... kia”, cụ Tiệp chỉ cho con trai vạch sơn đỏ từng vị trí.
Theo anh Trần Phương Hồng, giấy phép gia hạn UBND tỉnh Bình Thuận cấp cho cụ Tiệp được thăm dò 150 mũi khoan nữa. Trước Tết, các cộng sự của cụ Tiệp mới khoan thăm dò được 5-6 mũi. Trong tháng giêng, theo cụ Tiệp là tháng “kiêng cữ” nên không khoan thêm mũi nào. "Cuối năm rồi, sau vài mũi khoan, các cộng sự của cụ xác định được có 2 bộ hài cốt. Đó là những nữ thần gác cửa kho vàng", cụ Tiệp nói.
Cụ Tiệp nay đã gần 100 tuổi nhưng vẫn đau đáu ước nguyện tìm được kho báu 4.000 tấn vàng của mình.
Cụ Tiệp nay đã gần 100 tuổi nhưng vẫn đau đáu ước nguyện tìm được kho báu 4.000 tấn vàng.
Cũng theo lời anh Trần Phương Hồng, mùng 9 tết vừa qua (18/2) cụ Tiệp đã đến gặp Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận để báo cáo về những chi tiết mới của việc thăm dò. Dù nội dung làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh không được tiết lộ, nhưng theo anh Hồng, đó là kết quả của đợt đo đạc, thăm dò mới nhất mà cụ Tiệp đã thuê một đơn vị ở Hà Nội thực hiện. “Những kết quả mới này sẽ lý giải với tỉnh vì sao ba tôi xin gia hạn liên tiếp để thực hiện tâm huyết của ông”, anh Hồng nói.
Hiện giấy phép của cụ Tiệp được gia hạn đến 30/6, nhưng cũng như các lần trước, cụ Tiệp quả quyết: “Không cần nhiều thời gian đến như thế, ông sắp tìm được cửa hang nay mai thôi”.
Ông Trần Văn Tiệp sinh năm 1915, quê gốc ở Hải Phòng, di tản vào Sài Gòn khi mới 10 tuổi. Thời chống Pháp, ông từng tham gia cách mạng. Suốt từ năm 1957 đến nay, ông chỉ chăm chú một việc mà theo ông cho đó là công trình của đời mình: khai thác kho vàng núi Tàu. Theo ông Tiệp, kho vàng núi Tàu có không ít hơn 4.000 tấn, đó là chưa kể kho vàng của người Chăm xưa chôn ở gần đó chừng 1.000 tấn. Cộng với châu báu khác nữa thì kho vàng núi Tàu trị giá không dưới 100 tỷ USD.
Theo Thanh Niên + Pháp Luật TP HCM
Phu đào vàng ở Lộc An (Thừa Thiên - Huế



Sau khi khai thác vàng trái phép ở xã Lộc Sơn lắng xuống nhờ sự vào cuộc kịp thời của lực lượng chức năng thì ở xã Lộc An, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) "vàng tặc" lại đang lén lút khai thác bất chấp sự truy quét của cơ quan chức năng. Hiện những người khai thác vàng trái phép đang đổ dồn sang khai thác ở khu vực núi Nghệ, thung lũng Cồn Lèng...

Khi chúng tôi có mặt phía dưới chân núi Nghệ chứng kiến nhiều cảnh khai thác vàng ở đây cũng không kém phần rầm rộ. Hàng chục người khai thác vàng trái phép xuất hiện ở các miệng hầm trên lưng chừng núi.
Tại đây đã hình thành con đường mòn dựng đứng theo vách núi do dân khai thác vàng tạo ra. Nhiều rãnh sâu dùng để chuyển các bao đựng quặng vàng trên đỉnh xuống phía chân núi cũng được hình thành. Phải vất vả lắm chúng tôi mới leo lên được điểm khai thác vàng. Nhưng khi đến nơi thì những phu vàng đã "biến" mất dạng, để lại những hang hố nham nhở.
Anh Nguyễn Văn Trung, Phó Công an xã Lộc An cho hay, bọn chúng tưởng lực lượng chức năng tổ chức truy quét nên đã bỏ trốn vào các hầm sâu phía trên đỉnh. Tại điểm lưng chừng núi Nghệ xuất hiện hàng chục hầm hố do người khai thác vàng đào bới, với độ sâu 20-30m vào trong lòng núi. Những dấu vết do "vàng tặc" để lại còn mới tinh, và cả dụng cụ khai thác vàng xô chậu và dây thừng...
Tôi cùng anh Trung chui thử vào một hầm xuyên ngang giữa lòng núi, con hầm dẫn vào sâu chừng 30m thì có điểm ngoặt đi sâu xuống bên dưới. Do không đảm bảo an toàn nên chúng tôi đành phải quay ra. Khi chúng tôi vừa rời miệng hầm thì 4 phu đào vàng xuất hiện phía trên đỉnh núi vẫy tay chào.
Hầm khai thác vàng trái phép ở núi Nghệ xã Lộc An, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế.
Anh Trung cho hay, những phu vàng ở đây thường đào sâu vào trong lòng núi, sau đó lấy mẫu về đãi thử nếu có họ tiếp tục khai thác quặng, cho vào bao gùi về chân núi rồi dùng xe máy chở về các khe suối dùng máy xay để đãi. Bình quân một máy xay đãi vàng khoảng 30-40 triệu đồng nên rất nhiều người đầu tư để khai thác vàng trái phép. Họ thường tổ chức xay đãi vào ban đêm tại các địa điểm hẻo lánh nên lực lượng chức năng rất khó phát hiện.
Quy trình đào đãi vàng trái phép ở đây rất phức tạp, từ địa điểm khai thác đến nơi đãi vàng xa hàng kilômét nhưng vàng tặc vẫn tồn tại không dứt. Theo UBND xã Lộc An, các mỏ vàng ở núi Nghệ và núi Bông được phát hiện từ lâu. Tuy nhiên khoảng năm 2004 trở lại đây, khi nhiều phu vàng ở Thái Nguyên vào đây khai thác và tin đồn có nhiều người trúng lớn mới rộ lên và tồn tại đến nay.
Ông Nguyễn Em, Chủ tịch UBND xã Lộc An cho biết, những ngày gần đây, nhiều người khai thác vàng đổ dồn về phía xã Lộc An khai thác trái phép. Nguyên nhân là bãi vàng trái phép ở xã Lộc Sơn (xã nằm bên cạnh bị lực lượng chức năng ngăn chặn, cấm khai thác).
Mới đây, vào ngày 17/6 sau khi nhận được tin báo có tình trạng đào đãi vàng ở thung lũng Cồn Lèng, UBND xã đã tổ chức lực lượng phối hợp với cán bộ quản lý rừng lực lượng kiểm lâm huyện, Lâm trường Phú Lộc truy quét. Khi lực lượng truy quét đến nơi thì những người khai thác vàng bỏ chạy để lại hai máy xay đãi vàng ở hai địa điểm khác nhau tại khu vực này. Điều đáng nói là các đối tượng đào đãi vàng trái phép rất tinh xảo, chúng đào các hầm chứa chất thải khi xay và lọc vàng để tránh cơ quan chức năng phát hiện.
Trước đó, lực lượng chức năng cũng đã nhiều lần tổ chức các đợt truy quét tại khu vực sau lưng núi Nghệ, khu vực khe Nước tịch thu được 1 máy nổ, một cối xay dùng để xay đá đãi vàng; phá hủy tại rừng một máy nổ và một máy xay đãi vàng khác.
Theo ông Nguyễn Em, tình hình khai thác vàng trên địa bàn xã Lộc An tuy không rầm rộ như ở Lộc Sơn nhưng nó "âm ỉ" tồn tại trở thành vấn đề khá nan giải. Chính quyền xã đã nhiều lần tổ chức tuần tra truy quét, đẩy đuổi những người khai thác vàng trái phép trong khu vực, nhưng do lực lượng mỏng, hơn nữa những người khai thác vàng trái phép trú ẩn trong rừng và làm vào ban đêm nên rất khó phát hiện. Đặc biệt, tại khu vực núi Nghệ, núi Bông (nằm giữa hai xã Lộc An và Lộc Sơn) địa hình khá hiểm trở rất khó tổ chức lực lượng truy quét đẩy đuổi. Mỗi lần lực lượng chức năng tổ chức truy quét là trốn vào rừng, cán bộ quay lưng họ lại khai thác. 
Phu đào vàng ở Trà Vinh
Khoảng một tháng nay nhiều người dân ở ấp 1, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) kéo nhau đến khu vườn nhãn của ông Nguyễn Văn Đến và ông Nguyễn Văn Bé Cư (cùng ở ấp 1) để đào vàng.
Theo anh Nguyễn Văn Đây, con trai của ông Đến, cách nay hơn một tháng, trong giấc mộng bỗng thấy ông tiên râu tóc bạc phơ chỉ ở khu vườn nhãn của cha mình có nhiều vàng. Sáng dậy anh mừng rỡ liền chạy tìm ông Nguyễn Văn Thìn (một người quen ở ấp 2, xã Thạnh Phú) để bàn giấc mộng. Thế rồi cả 2 kéo nhau đi xem bói và ông thầy bói cũng phán khu vực này có chôn vàng(?). Chính vì vậy, chuyện đào vàng lập tức được triển khai ngay.
Do khu vực này là phần đất của ông Đến, đang có nguồn thu từ bán nhãn nên để được đào bới những gốc nhãn tìm vàng, ông Thìn bàn với anh Đây thuyết phục cha mình bằng cách “đào 30m² đất thì trả tiền thuê 2 triệu đồng, còn đụng vào 1 gốc nhãn sẽ đền bù 1 triệu đồng”. Thế là ông Thìn cùng với anh Đây huy động hàng chục thanh niên kéo nhau đào tới 3 cái hố rộng hơn 30m²/cái, độ sâu từ 4 - 5m để tìm vàng, nhưng tất cả đều vô vọng.
Trao đổi với chúng tôi vào chiều 8-9, ông Mai Văn Nhớ, Bí thư chi bộ ấp 1, xã Thạnh Phú xác nhận, chuyện nhiều người bỗng nhiên kéo nhau đào bới vườn nhãn của ông Đến để tìm vàng là có thật. Sau khi đào mấy cái hố ở đất ông Đến không thấy vàng, vài ngày nay cả nhóm chuyển sang đào ở khu vườn của ông Nguyễn Văn Bé Cư (ở cạnh bên) vì nghi ngờ kho vàng đã “dịch chuyển”. Trước sự mê tín không căn cứ trên, UBND xã Thạnh Phú phối hợp cùng Công an huyện Cầu Kè tới kiểm tra, lập biên bản và vận động các chủ đất không cho người dân tự ý đào vàng, cũng như đồn đại, thổi phồng sự việc gây mất trật tự. Tuy nhiên, khi lực lượng công an rút lui thì nhiều người vẫn tiếp tục đào bới để… tìm vàng.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét