Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Bài viết hay(786)

Nghe nói cuộc chạy đua vào chức thủ tướng ở VN hiện nay coi bộ ráo riết lắm rồi.  Từ ông Nguyễn Thiện Nhân cho đến mấy em Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải đều tung ra tất cả "nội công" chứ không thể ...chờ sung rụng!  Hổng biết anh Ba Dũng sau khi "hạ cánh an toàn" rồi thì em Nghị, em Phượng sẽ ra sao nhưng có điều bảo đảm 100% là hổng ai dám khui ra bất kỳ hủ mắm nào hết!
 Cuộc chạy đua vào chức thủ tướng và câu chuyện tương lai.

NQL: Cái ông Buôn Gió này được xem như một hiện tượng của văn bút nước nhà, trước đây chỉ chém gió viết văn đã làm thiên hạ mê tít, nay chuyển sang nghề bình luận cũng chẳng kém gì các tay anh chị già đời. Giỏi!
Chưa có một phó thủ tướng nào trẻ mà được báo giới liên tục nhắc tới như Vũ Đức Đam. Tin trên báo chí tràn ngập về Đam. Đam rê bóng qua các danh thủ, hình tượng Đam mạnh mẽ như kiểu Pu tin của Nga, Đam làm MC với giới trẻ, Đam bàn về đổi mới giáo dục, Đam chỉ đạo công an tăng cường khoa học công nghệ...và hơn hết là Đam nhắc tới vấn đề chủ quyền biển đảo.
Hình ảnh của Đam khiến các phó thủ tướng khác trở nên mờ nhạt, bởi một Vũ Đức Đam năng động, xông xáo, mạnh mẽ có mặt khắp mọi nơi. Một tầm vóc thể chất và trí tuệ đủ để vượt trội hơn các ứng cử viên khác vốn dĩ mờ nhạt và âm thầm.
Người đàn anh đi trước của Đam là Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phúc hơn Đam ở chỗ là UVBCT, nhưng Phúc đang phải đối đầu giải quyết với nhiều việc gay cấn, nặng nề, lắm điều tiếng hơn Đam. Như việc 230 kg ma túy, việc xả lũ thủy điện, việc buôn lậu.
Hồ Thu Hồng, tức blog Beo phát ngôn nhận xét Vũ Đức Đam là nhân vật yêu mến nhất của năm 2013. Xưa nay Beo vẫn bênh vực phe chính phủ và nhận xét nặng nề về phe Đảng, trong nhận xét này của mình, Beo cũng chê TBT Nguyễn Phú Trọng rất thảm hại '' nhân vật tồi tệ ''. Lời nhận xét của Beo về lãnh đạo Đảng thậm chí còn gây gắt hơn cả Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào...thế nhưng Beo vẫn bình chân như vại cầm thẻ xanh đi về giữa Hoa Kỳ và Việt Nam như chơi hội.
Bỗng nhiên Đam được đôn lên nổi bật, Đam được chọn làm những việc lành như thế, bảo sao không được yêu mến như Hồ Thu Hồng phán.
Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của quốc hội và hội nghị trung ương trước đó. Uy tín của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị chao đảo. Nhưng nhờ bản lãnh của một anh ba Nam Bộ từng sống và làm việc trong rừng rú, bưng biền, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trụ được qua đợt sóng gió liên tiếp. Một phần nữa các nguồn kinh tế chủ đạo đang do thủ tướng trực tiếp kiểm soát như ngân hàng, dầu khí. Chính vì hai nguồn kinh tế chủ đạo này mà Bộ Công An dưới sự chỉ đạo quyết liệt của BCT là TBT Nguyễn Phú Trọng và trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh đã kiên quyết tấn công vào pháo đài ngân hàng. Tiếc rằng loạt đạn đầu tiên kẻ hứng là bọn Kiên tóc bạc , Xuân Giá ...đến đó là thôi.
Bỗng nhiên Bộ Công An trình thẳng lên BCT và quốc hội thông qua cho BCA được trang bị phi cơ, tàu chiến..với lý do là chống khủng bố, chống tổ chức có vũ trang. Khủng bố ở Việt Nam chắc vài chục năm nữa không qua mặt nổi mấy thằng giang hồ đầu xanh, đầu đỏ, đầu trọc xăm trổ đầy mình đang muốn lấy số má ở các đầu đường thành phố Sài Gòn, Hà Nội.
Còn tổ chức tội phạm có vũ trang nào mà lớn đến mức độ BCA cần phải trang bị vậy.? Chả có tổ chức dân sự nào ở Việt Nam có vũ trang, ngoại trừ Petrovietnam mới đây tập trập trong Nam là một tổ chức dân sự kinh doanh duy nhất từ xưa đến nay tập trận có vũ trang. Nhưng giờ thì chưa ai nói Petrovietnam là tổ chức tội phạm cả.? Hãy cứ biết lúc này là vậy.
Cần phải nói thêm quyền điều động tàu thủy, phi cơ của cảnh sát và quyền được nổ súng thuộc về bộ trưởng CA Trần Đại Quang, sau khi đã loại được sự chèo níu muốn có quyền của bên quốc phòng. Quốc hội đã khẳng định quyền nổ súng thuộc về thẩm quyền của Bộ trưởng CA.
Trước đây vài tháng, người ta băn khoăn về chuyện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thế nào.? Có khả năng ở lại nhiệm kỳ nữa hay không. Liệu ông Dũng có thể về trong một tình trạng mà TBT Nguyễn Phú Trọng đang hừng hực khí thế chống tham nhũng, khi trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh lớn tiếng hô hào '' bắt hết, bắt hết, xử hết ''.
Giờ thì câu trả lời rõ ràng. Ông Dũng chuẩn bị rời chức và tìm người kế nhiệm cho mình. Một sự lựa chọn như Yeslsin đã làm với Putin. Người đang được lựa chọn là phó thủ tướng Vũ Đức Đam và đang được đánh bóng để chuẩn bị kế nhiệm chức thủ tướng.
Nếu vậy chính trường Việt Nam tới đây sẽ thật đặc biệt. Nó có một thể chế giống Nga bây giờ do phe an ninh, kinh tế lãnh đạo .Vừa có một thể chế Đảng cộng sản lãnh đạo truyền thống như Trung Quốc.
Sau một hồi sóng gió, cuối cùng những chính khách Việt Nam đã tạm dàn xếp xong nhân sự cho nhiệm kỳ tới. Một nhiệm kỳ mang sắc thái rõ nét về hai chế độ trong một nước, song hành, nhuần nhuyễn điều hành đất nước. Đây quả là sự sáng tạo mà khó có nhà bình luận chính trị nào trên thế giới đoán trước được ( riêng Buôn Gió đéo học hành gì, chả uy tín mẹ gì , nên chém gió thoải mái, đúng thì đúng không đúng thì thôi ). Tuy nhiên lựa chọn đó lại là hợp lý cho bối cảnh Việt Nam hiện nay và cũng là của cả người dân Việt Nam niềm tin cũng nửa thế này, nửa thế nọ.
Khi mọi sự đã được an bài, các vị lãnh đạo khác giờ có thể yên tâm cất nhắc con cái mình vào những vị trí có đà để nắm những vị trí chủ chốt hơn sau này.
Sự đổ vỡ kinh tế, ngân hàng, bất động sản là tiềm ẩn lớn nhất có thể khiến toan tính trên bị trở ngại. Để đảm bảo việc dàn xếp như dự tính, việc trước hết là kiểm soát ngăn chặn được sự đổ vỡ bất động sản dẫn đến ngân hàng. Có thể suy đoán nhiệm vụ cuối cùng của nhiệm kỳ chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là giải quyết được vấn đề bất động sản, nợ xấu, ngân hàng...
Một loạt chính sách đã được ban bố. Bán nhà cho Việt Kiều mà visa chỉ 3 tháng, bán nhà cho người nước ngoài, tăng giá điện, xăng, ga...và tới đây là kiểm soát độc quyền kinh doanh vàng. Những giải pháp này được hy vọng là sẽ mang lợi một nguốn vốn để giải quyết các khó khăn cấp bách đe dọa sự toan tính đã được sắp đặt về một nhiệm kỳ mới.
Nước Việt Nam lại trở nên thái hòa, ổn định chính trị bậc nhất thế giới. Bởi những người lãnh đạo tài ba, mềm dẻo luôn có những nước đi tinh tế không giống ai. Một đất nước sẽ có hai thể chế cùng tồn tại.
Sẽ có người đặt câu hỏi, nhân dân sẽ đứng lên, lực lượng dân chủ sẽ trỗi dậy thì sao ?
Xin thưa. Đó là một câu hỏi rất hay và có từ rất lâu. Phải những người tài và có tâm như các nhà dân chủ đang xuất hiện sẽ trả lời chính xác hơn người viết bài này.
Một thằng ma ca bông, rách việc, chém gió, cơ hội, lợi dụng , thiếu đạo đức... không đủ tư cách nhận xét về những nhà đấu tranh dân chủ và tương lai của họ. Xin nhường câu trả lời cho các vị khác uyên thâm hơn.
Người Buôn Gió
Án tử gây tranh cãi và sự phẫn nộ của ông Nguyễn Bá Thanh
Hình ảnh bà mẹ tướng cướp Hồ Duy Trúc khóc lóc, kêu gào, quỳ lạy HĐXX khi đứa con mới 20 tuổi bị tuyên án tử, đã gây nên bão cảm xúc trong công chúng.Nhiều người đã thông cảm cho sự phát cuồng trong nỗi đau của một bà mẹ mất con, nhưng nhiều người khác đã muốn trừng trị ngay cả người mẹ ấy vì đã gây náo loạn phiên tòa và có những phát ngôn tiếp tay cho tội ác:

Tao biết con tao bị tử hình thì tao chuẩn bị dao giết con Thúy (nạn nhân bị chặt tay, cướp SH - PV) tại tòa”. Một người thân khác của bà mẹ này thậm chí còn “hợp lý hóa” hành động man rợ của tên tướng cướp: “Ai kêu đeo hột xoàn, đi xe tay ga chi cho nó chém”.
Với lối tư duy và giáo dục con như vậy, có thể nói Hồ Duy Trúc đã bị chính gia đình mình vô tình “kết án” từ rất sớm.
Những giọt nước mắt muộn màng của gia đình hung thủ ấy rồi cũng sẽ cạn, khi nỗi đau nguôi ngoai. Nhưng nước mắt xã hội thì có thể còn tiếp tục chảy dài.
Tại phiên tòa, không chỉ có gia đình hung thủ khóc, mà ngay cả nạn nhân bị chặt tay cũng rơi lệ. Nhưng nước mắt ấy không rơi cho sự thương cảm mà rơi cho nỗi run sợ.
Tại sao lại xảy ra nghịch lý: Kẻ thủ ác bị tuyên án tử thì nhơn nhơn, lạnh lùng, vô cảm, còn người đòi được công lý, lại vẫn phải run sợ bọn chúng khi đứng giữa công đường?
Tại vì trong công đường nghiêm minh đó, những kẻ tụt quần ăn vạ, đánh luật sư, sỉ nhục thẩm phán, đe dọa nạn nhân trong phiên tòa hôm ấy, vẫn có thể lộng hành mà không bị trừng trị.
Tại vì ngoài xã hội, đi đến đâu, người dân cũng có thể gặp trộm cướp. Thậm chí ngồi chơi trong chính ngôi nhà của mình, với chiếc Ipad cầm trên tay, còn bị kẻ cướp ngang nhiên xông vào cưỡng đoạt.
Ở cái thành phố mà kẻ chặt tay người cướp SH sinh sống và tung hoành, ngay giữa khu phố có nhiều du khách Tây nhất, hướng dẫn viên du lịch vẫn phải cảnh báo từng người: Đi đường, đừng có cầm bất cứ vật quý nào trên tay, kẻo bị giật mất giữa ban ngày.Mỗi sáng, mở báo chí, đọc những tin xấu nối đuôi xếp hàng dài như duyệt binh; mỗi tháng biết nhiều nhân viên bảo vệ pháp luật, quan chức ăn bẩn bị phanh phui, mà cũng thấy niềm tin như bị chém lìa.Vụ chặt tay phụ nữ cướp SH khi ấy đã vang vọng tới Đà Nẵng - thành phố đáng sống nhất Việt Nam và vang lên một lần nữa trong sự phẫn nộ của bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh. Ông Thanh đã phải thốt lên: "Xấu hổ thật! Một bộ máy khổng lồ, một hệ thống chính trị quá hùng hậu mà không bảo vệ được cuộc sống của người dân là quá kém. Không thể chấp nhận được! Tôi ở trong Quốc hội, sau này có lẽ cũng phải đấu tranh, nghiên cứu sửa đổi lại luật lệ như thế nào. Cướp mà có vũ khí chống trả là có quyền bắn hạ. Phải làm như hồi mới giải phóng, ăn cướp nhan nhản, phải thành lập các đội săn bắt cướp, tiêu diệt để giữ bình yên cho dân. Chừ nhờn dần rồi!".
 Có thể ai đó cho rằng, bản án tử hình là quá nặng đối với kẻ gây ra 17 vụ cướp chém tàn bạo làm trọng thương 7 người, nhưng đa số còn lại sẽ không nghĩ thế.Không thể chỉ dùng "nhân trị" để đối phó với tội ác trong một xã hội mà nỗi sợ cái ác đang lớn lên từng ngày. Đà Nẵng có được sự yên bình, một phần vì ông Nguyễn Bá Thanh và cộng sự có thái độ, hành động căm phẫn tột cùng cái ác.Để những lương dân không còn phải run sợ hung thủ dù đang đứng trước cơ quan bảo vệ pháp luật; để nước mắt đa số không còn phải chảy dài, đôi khi, cần chấp nhận bước qua nước mắt của thiểu số muốn níu kéo, dung dưỡng, thương cảm cho kẻ thủ ác.
Bùi Hải - Theo Soha.net 
Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế của Việt Nam qua lời kể nguyên Phó Chủ tịch FPT 
Phải thừa nhận rằng nền giáo dục Mỹ tốt hơn Việt Nam. Chúng ta thường gửi con đi Mỹ học, không thấy người Mỹ nào xin học ở Việt Nam.

Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế của Việt Nam qua lời kể nguyên Phó Chủ tịch FPT
Sự phát triển của một người phụ thuộc hai yếu tố: di truyền và môi trường. Do các yếu tố di truyền nên người Việt Nam khó có thể ganh đua với người Mỹ trong các môn sức mạnh cơ bắp như chạy, nhảy... Nhưng với các môn thuần túy đầu óc và không cần đầu tư nhiều tiền thì có thể ngang ngửa như cờ, toán...
Về lý thuyết thì người Việt Nam cũng có số tế bào não như các dân tộc khác. Kiến thức cơ bản của nhân loại đã tích lũy được qua hàng triệu năm tiến hóa thì chúng ta có điều kiện tiếp cận như Mỹ nhờ có Internet.
Tóm lại nếu chỉ thi bằng bút chì và bàn phím, không thi vật tay thì Việt Nam có điều kiện ngang ngửa với Mỹ.
Còn môi trường, có lẽ cái này Việt Nam luôn thiếu.
Một ví dụ điển hình là việc Việt Nam tham gia thi Toán quốc tế từ năm 1974. Chúng ta tự hào là một nước bị chiến tranh tàn phá 20 năm mà vẫn đạt được huy chương này nọ, chỉ thua Liên Xô, Đông Đức và sau này thua Mỹ...
Sự thật những tấm HCV Olympic Toán quốc tế của Việt Nam qua lời kể nguyên Phó Chủ tịch FPT (1)
Thực ra là thế nào?
Tôi tham dự đội tuyển Việt Nam năm 1975. Đoàn nước ta có 8 học sinh (số lượng tối đa cho một đoàn) giành được một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và đứng thứ 10.
Mỹ cũng tham gia lần thứ hai, có 8 học sinh giành được 3 huy chương Vàng, một huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng và chỉ đứng sau Hungary và Đông Đức.
Tôi nhờ thầy Phan Đức Chính, Trưởng đoàn Việt Nam hồi đó, hỏi xem Mỹ chọn và dạy học sinh đi thi thế nào?
Mỹ làm thế này: Họ thông báo là thế giới tổ chức International Math Olympics. Mỗi nước được cử tối đa 8 học sinh phổ thông, tuổi dưới 19, cùng một Trưởng đoàn tham gia cung cấp bài thi (giới hạn trong kiến thức phổ thông) để hội đồng chọn ra 6 bài cho học sinh làm, và cùng chấm điểm tất cả các bài thi kể cả của đoàn mình. Chi phí đi lại nước dự thi chịu. Chi phí ăn ở trong quá trình thi nước đăng cai trả.
Mỹ sẽ cử đoàn đi, chọn các em dưới 19 tuổi, chưa học đại học. Nếu số lượng đăng ký trên 8 thì tổ chức thi loại, dưới 8 thì ai đăng ký đều được đi. Đoàn tự thu xếp kinh phí (gia đình cho tiền, xin tài trợ của tổ chức, cá nhân). Chính phủ Mỹ không cho tiền, cũng chẳng dạy dỗ gì cả. Mặc dù là trò chơi vớ vẩn nhưng Mỹ luôn đứng trong Top 3.
Việt Nam và các nước XHCN làm thế này: Từ cấp 2 (lớp 5-7) đã phải thi đấu vào lớp chuyên của trường, tỉnh/thành phố. Đến cấp 3 (lớp 8-10) lại thi đấu vào trường chuyên của Bộ Đại học, của tỉnh. Hình thành một loại "gà nòi" chỉ để thi đấu: Chuyên toán của Bộ Đại học có ĐH Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Vinh. Chuyên toán của các tỉnh như Chu Văn An (Hà Nội), Lam Sơn (Thanh Hóa), Lê Hồng Phong (Nam Định)...
Rồi "bọn gà" này lại qua hàng chục vòng đấu để chọn ra 14 "con" vào đội tuyển toán quốc gia. Từ đó, sau 90 ngày khổ luyện qua 45 bài kiểm tra lấy ra 8 "con gà" để đi thi. Tiền tuy không nhiều nhưng do ngân sách Nhà nước chi trả cả.
Trước khi ra nước ngoài, Bộ Tài chính cho mỗi thành viên trong đoàn mượn một bộ comple, 2 áo sơ mi, một đôi giày, về thì phải trả, không có tất.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời cả đoàn vào dinh đãi một bữa phở úy lạo trước khi lên đường và hỏi:
- Các cháu có nguyện vọng gì?
Đáng lẽ phải nói là quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc Việt Nam anh hùng thì tôi lại bảo:
- Chúng cháu được cho mượn giày nhưng không có tất, đau chân lắm, cháu sẽ đi dép lê.
Dưới gầm bàn, thầy Chính đá tôi một phát khá đau.
Thủ tướng chảy nước mắt nói với ông Tạ Quang Bửu, khi đó là Bộ trưởng Bộ Đại học:
- Nước nhà vừa trải qua chiến tranh, còn nghèo lắm, nhưng một đôi tất sao không lo được cho các cháu?
Khi đó chỉ có đúng một loại tất của Trung Quốc bày bán ở cửa hàng Bách hóa Bờ Hồ giá 7 đồng một đôi.
Ngay lập tức, một núi công văn, điện thoại giữa Bộ Đại học, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ được trao đổi và kết quả đến chiều có văn bản cấp cho mỗi cháu 3 đồng để mua tất. 4 đồng thiếu thì bảo bố mẹ cho, bố mẹ không có thì bác Bửu bù. Có lẽ đấy là vụ PPP đầu tiên của Việt Nam.
Mặc dù thuần túy chuyên môn nhưng ngay từ năm 1975 đã có vô số yếu tố phi chuyên môn len vào quá trình lựa chọn:
- Phải có đủ thành phần nam, nữ.
- Phải cân đối số lượng giữa các trung tâm "gà" (hồi đó là ĐH Tổng hợp và ĐH Sư phạm).
- Các thầy từ lò Sư phạm rỉ tai cho "gà" của trung tâm mình đáp án trước các vòng kiểm tra.
- Thêm cả yếu tố đạo đức, lý lịch, thành phần giai cấp nữa. Trong đội tuyển năm 1975 có một bạn rất giỏi bị loại vì đã tố cáo các thầy Sư phạm "gà" bài cho học sinh trường mình. Lý do: "Thiếu ý thức kỷ luật, có vấn đề về đạo đức". Có lẽ cũng là vụ "Đồi Ngô" đầu tiên của ngành giáo dục Việt Nam.
Duy nhất cậu này trong số mấy ngàn "con gà" khóa 1975 cho đến bây giờ còn làm toán và sống bằng nghề giảng dạy toán cao cấp tại một trường đại học danh tiếng của Mỹ.
Theo tôi biết thì hàng chục ngàn "con gà" đó sau này không làm nên cơm cháo gì trừ Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh nền toán học Pháp và đang cống hiến cho một trường đại học ở Mỹ.
Thế khác nhau chỗ nào?
Khác nhau ở chỗ Chính phủ Mỹ dứt khoát không dùng tiền ngân sách tài trợ cho Khoa học, Văn hóa, Thể thao.
Nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, diễn viên, cầu thủ tự sống bằng tiền nghiên cứu theo hợp đồng với cơ quan Chính phủ hay với các công ty, giảng dạy, bán sách, bán phim, thi đấu. Thích thì tự hội họp với nhau mà trao giải Field, Oscar... phong nhau làm Giáo sư, Viện sĩ...
Còn Việt Nam thì suốt ngày cãi nhau về chuyện Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú và xin Nhà nước tài trợ từ hát xẩm đến cầu lông.
Theo Lê Quang Tiến Các "lão thần" của FPT đang làm gì?
Các "lão thần" của FPT đang làm gì?
Đầu năm nay, cơ cấu quản trị của FPT có thay đổi lớn khi một loạt lãnh đạo kỳ cựu không còn tiếp tục tham gia vào Hội đồng quản trị (HĐQT).
 Thay vào đó, Hội đồng sáng lập được lập ra bao gồm 10 thành viên HĐQT khóa cũ gồm các ông, bà: Trương Gia Bình, Lê Quang Tiến, Bùi Quang Ngọc, Đỗ Cao Bảo, Hoàng Minh Châu, Trương Thị Thanh Thanh, Nguyễn Thành Nam, Hoàng Nam Tiến, Trương Đình Anh, Nguyễn Điệp Tùng.
 Ngoài ra còn bổ sung thêm 3 ông Trần Quốc Hoài, Lê Trường Tùng và Phan Ngô Tống Hưng.
 Ông Trương Đình Anh cùng các ông Hoàng Nam Tiến, Nguyễn Điệp Tùng và Trần Quốc Hoài là thế hệ lãnh đạo trẻ. Chín người còn lại đều đã trên 50 tuổi và có thể xếp vào hàng "lão thần" tại FPT.
 Trong thế hệ lãnh đạo “5X” thì có người vẫn đứng trong hội đồng quản trị của FPT là ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT, ông Bùi Quang Ngọc – Phó Chủ tịch và ông Đỗ Cao Bảo – Thành viên HĐQT.
 Các "lão thần" còn lại cũng có người còn tham gia điều hành quản lý như bà Trương Thị Thanh Thanh, ông Lê Trường Tùng nhưng cũng có người hầu như không còn nắm các chức vụ quan trọng.
Các
Từ trái qua: ông Trương Gia Bình, ông Bùi Quang Ngọc và ông Đỗ Cao Bảo
Ông Trương Gia Bình (56 tuổi) - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FPT
Theo miêu tả trong báo cáo thường niên của FPT thì ông Trương Gia Bình là “linh hồn, là người tập hợp lực lượng cũng như có tầm nhìn xa và luôn đưa ra được những định hướng chiến lược quan trọng trong từng giai đoạn để giữ vững sự tăng trưởng vượt bậc của FPT”.
Ông Bình là TGĐ của FPT trong 21 năm từ năm 1988 đến 2009.
Hiện tại, ông Bình đang là cổ đông cá nhân lớn nhất nắm 7,14% cổ phần của FPT, đứng trong top 20 người giàu nhất TTCK với lượng cổ phiếu trị giá hơn 740 tỷ đồng. Ông cũng là một trong số ít lãnh đạo của FPT chưa hề bán ra cổ phiếu kể từ khi FPT lên sàn.
Với việc ông Trương Đình Anh từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc, ông Trương Gia Bình đã phải quay lại điều hành từ cuối tháng 9/2012.
Ông Bùi Quang Ngọc (56 tuổi) - Phó Chủ tịch HĐQT FPT
Ông là một nhà quản trị xuất sắc và từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Cán bộ thuộc HĐQT FPT.
Từ tháng 7/2012, ông Ngọc thay ông Nguyễn Điệp Tùng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy Ban Kiểm soát nội bộ. 
Theo website của FPT thì ông Ngọc làm TGĐ của FPT Investment - công ty quản lý các khoản đầu tư tài chính, bất động sản của FPT.
Trong ban lãnh đạo của FPT, ông Ngọc là cổ đông lớn thứ 2 sau ông Bình, hiện nắm giữ gần 10,2 triệu cổ phiếu, tương đương 3,7% cổ phần.
Ông Đỗ Cao Bảo (55 tuổi) – Chủ tịch FPT IS
Từ năm 1994, với vai trò lãnh đạo cao nhất của Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS), ông đã đưa FPT IS trở thành mũi nhọn công nghệ của FPT và liên tục dẫn đầu thị trường tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm và dịch vụ tin học Việt Nam.
 Từ tháng 7/2012, ông Bảo được bổ nhiệm là Chủ tịch Ủy ban Tổ chức cán bộ FPT.
Các
Từ trái qua phải:
Hàng trên: ông Lê Quang Tiến, ông Nguyễn Thành Nam và ông Hoàng Minh Châu
Hàng dưới: bà Trương Thị Thanh Thanh, ông Phan Ngô Tống Hưng và ông Lê Trường Tùng
 Ông Lê Quang Tiến (54 tuổi) - Phó Chủ tịch Tienphong Bank
Ông Lê Quang Tiến một thời gian dài được coi là nhân vật số 2 tại FPT sau ông Trương Gia Bình, giữ chức Phó Chủ tịch FPT từ 1988 đến 2012.
Tuy nhiên, ông Tiến đã không tiếp tục tham gia HĐQT kể từ năm 2012. Ông Tiến là giám đốc tài chính đầu tiên của FPT
Ông Tiến đã giữ chức Chủ tịch của Ngân hàng Tiên phong từ khi thành lập đến năm 2012. Khi Tập đoàn Doji trở thành cổ đông lớn nắm giữ 20% cổ phần của Tiên phong, ông Tiến rút xuống làm Phó Chủ tịch. Ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch Doji lên làm Chủ tịch Tiên phong.
Khi FPT mới lên sàn, ông Tiến nắm giữ 6,1% cổ phần. Tháng 3/2007, ông Tiến đã có vụ ly hôn chấn động TTCK khi mà 1/2 trong số 3,7 triệu cổ phiếu mà ông Tiến nắm giữ khi đó được chia cho vợ theo thủ tục phân chia tài sản. Tại thời điểm đó, thị giá 1 cổ phiếu FPT là gần 600.000 đồng.
Đến đầu năm 2012, ông Tiến chỉ còn nắm giữ 1,1% cổ phần.
Bà Trương Thị Thanh Thanh (61 tuổi)Giám đốc FPT Hồ Chí Minh
Bà Thanh Thanh - chị gái của ông Trương Gia Bình - là Phó Chủ tịch HĐQT khóa trước.
 Bà Thanh là người đầu tiên bắt tay xây dựng Chi nhánh FPT TP. HCM. Bà luôn tiên phong trong các hoạt động xã hội và từ thiện của FPT.
Bà hiện giữ chức Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần FPT tại TP.HCM.
Ông Hoàng Minh Châu (54 tuổi) – Thành viên sáng lập
Năm 2002, FPT trở thành công ty cổ phần, ông Hoàng Minh Châu được bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn. Ông là Giám đốc của chi nhánh FPT tại TP.HCM từ năm 1990 đến tháng 10/2009 và là người có nhiều đóng góp cho văn hóa của FPT.
Hiện ông Châu là Trưởng Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT.
Ông Phan Ngô Tống Hưng (51 tuổi)Thành viên sáng lập
Ông từng giữ chức danh Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT.
Trong số các thành viên Hội đồng sáng lập FPT thì ông Hưng là người rời khỏi HĐQT khá sớm khi thôi giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT FPT từ ngày 16/03/2009.
Ông Nguyễn Thành Nam (51 tuổi) - Phó Chủ tịch Đại học FPT
Ông Nam đã lãnh đạo FPT Software từ khi công ty này còn là một trung tâm phần mềm thuộc FPT từ năm 1995. Tháng 4/2009, ông Nam được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của FPT thay ông Trương Gia Bình và giữ chức vụ này đến tháng 3/2011.
Đến cuối năm 2011, chuyển giao lại chức Chủ tịch của FPT Software cho ông Hoàng Nam Tiến. Ngoài FPT Software, ông Nam từng có thời gian giữ chức Chủ tịch FPT Trading và FPT Capital.
Tháng 8/2012, ông Nam đã được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT của Đại học FPT.
 Ông Lê Trường Tùng (55 tuổi) – Hiệu trưởng Đại học FPT
 Ông Tùng là Hiệu trưởng Đại học FPT từ năm 2006 đến nay. Trước đó, ông là Tổng giám đốc học viện quốc tế FPT. Ông Tùng nguyên là đại biểu Hội đồng nhân Tp.HCM khóa VII (2004-2011).
Ông Lê Trường Tùng và ông Trần Quốc Hoài là những người trong hội đồng sáng lập chưa từng tham gia HĐQT của FPT.
KAL -Theo Trí Thức Trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét