Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Nhìn lại năm 2013 với các đại gia VN

Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? 
Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, Huỳnh Uy Dũng,... là những doanh nhân đình đám nhất trong năm qua.
Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì?
Năm 2013 đã dần khép lại với những thăng trầm của giới doanh nhân. Có những người tiếp tục gặt hái thêm thành công, có người cay đắng chấp nhận thất bại. Dưới đây là 10 cái tên đình đám nhất trong năm qua:
Phạm Nhật Vượng: Tỷ phú đầu tiên
Năm nay 44 tuổi và sở hữu khối tài sản 1,5 tỉ USD, câu chuyện của ông Vượng có thể được xem như một câu chuyện làm giàu tiêu biểu của một cá nhân ở Việt Nam trong thời đổi mới: Xuất phát điểm ở Đông Âu, biết tận dụng những ưu đãi của chính sách và thời cơ có một không hai của thị trường chứng khoán, bất động sản.
Ông Vượng cho biết mơ ước sẽ biến những con phố của Hà Nội và Sài Gòn trở nên sầm uất như Hồng Kông hay Singapore.
Trong năm đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú thế giới, tập đoàn Vingroup đã có rất nhiều sự kiện đáng nhớ như đưa vào vận hành 2 khu đô thị Times City, Royal City; bán trung tâm thương mại Vincom Center A tại Tp.HCM với giá chuyển nhượng lên đến 9.800 tỷ hay bán 20% cổ phần Vincom Retail cho Warburg Pincus thu về 200 triệu USD.
Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? (1)
“Tôi muốn để lại một thứ gì đó cho thế hệ sau. Bạn không thể mang tiền theo khi bạn chết”
Đoàn Nguyên Đức: Biến cố trên mọi mặt trận
Một năm không thuận lợi với bầu Đức. “Dính” vào vụ lùm xùm với một tổ chức quốc tế, tuyên bố rút chân khỏi bất động sản, thủy điện, khai khoáng. Tới cuối năm ông và HAGL tiếp tục gặp khó khi tìm đường về nước cho sản phẩm mía đường sản xuất tại Lào.
Trong khi tập trung nguồn lực cho dự án bất động sản trị giá 440 triệu USD tại Myanmar thì HAGL đã rút khỏi phần lớn các dự án bất động sản trong nước.
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng 2013 không hẳn là một năm quá bế tắc với bầu Đức. Những khoản đầu tư của HAGL tại Lào, Campuchia và Myanmar vẫn rất tiềm năng. Bên ngoài kinh doanh, đội tuyển bóng đá U19 HAGL - Arsenal của bầu Đức cũng ghi dấu ấn rất lớn trong lòng người hâm mộ.
Sau các động thái tái cấu, phần lớn các hoạt động kinh doanh của HAGL là tại các thị trường nước ngoài, với 2 mảng chính là bất động sản và nông nghiệp (mía đường,cao su, cọ dầu).
Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? (2)
Một năm không thuận lợi với ông Đức và HAGL
Phạm Đình Nguyên: Dấu ấn người Việt trên đất Mỹ
Hơn một năm sau khi mua thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ, Phạm Đình Nguyên, ông chủ mới của thị trấn Buford đã ra “Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ” và công bố đổi tên thị trấn có lịch sử 147 năm này thành PhinDeli, thương hiệu cà phê do ông lập ra. 
Với thông điệp về hương vị độc đáo của cà phê Việt Nam, Phạm Đình Nguyên cùng CEO Phin Deli Đỗ Quốc Tuấn đã gây dựng nên một thương hiệu cà phê Việt trên chính đất nước Mỹ.
Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? (3)
Phạm Đình Nguyên là 1 trong số ít DN Việt tạo được dấu ấn trên đất Mỹ

Jonathan Hạnh Nguyễn: Ông vua hàng hiệu
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) từ lâu đã nổi tiếng là nhà phân phối các thương hiệu xa xỉ của LVMH như Chanel, Burberry, Cartier, Salvatore Ferragamo, Role, hay nhận nhượng quyền Burger King – đối thủ lớn nhất của Mc Donald’s tại Việt Nam.
Hồi sinh Tràng Tiền Plaza rồi biến nó thành nơi mua sắm hàng hiệu đẳng cấp nhất Việt Nam, Jonathan Hạnh Nguyễn tiếp tục khẳng định vị thế vua hàng hiệu của mình.
Trước tình trạng vắng khách của trung tâm thương mại này, nhiều người đã đặt dấu hỏi về hiệu quả kinh doanh của Tràng Tiền Plaza.

Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? (4)
Vua hàng hiệu vẫn khẳng định vị thế của mình trong năm 2013
Huỳnh Uy Dũng: Con kiến kiện “củ khoai” Nhà nước 
Cuối năm 2013, Chủ khu Du Lịch Đại Nam nổi tiếng đã đâm đơn tới Thủ tướng Chính phủ tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thành Cung trong vụ việc liên quan đến Khu công nghiệp Sóng Thần 3.
 Ông Dũng cho biết mình kiện để “xóa bỏ cái lệ xấu”  tại Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung.
Cách đây không lâu, vào dịp sinh nhật 1 tuổi của con trai, ông Dũng đã tuyên bố để lại toàn bộ tài sản cho cậu bé này.
Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? (5)
Ông Huỳnh Uy Dũng muốn bỏ đi cái tiền lệ xấu ở Bình Dương và cả nước

Đặng Thành Tâm: Ngập chìm trong nợ nần
Ông Đặng Thành Tâm là đại diện tiêu biểu cho nhóm những doanh nhân chịu tác động trực tiếp từ suy thoái kinh tế tại Việt Nam. Những công ty lớn của ông Tâm như Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC), hay Viễn Thông Sài Gòn (SGT) đều đang trong diện thua lỗ kéo dài. 
Dù cổ phiếu tăng tới 75% trong năm qua nhưng những khó khăn với KBC vẫn còn hiện hữu; lớn nhất là tìm nguồn trả nợ khoản trái phiếu trị giá 3.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn trong năm 2014.
Trong năm qua, ông Tâm cùng các bên liên quan đã bán đi phần lớn số cổ phần của mình tại 2 ngân hàng Navibank và Western Bank.
Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? (6)
Khó khăn với ông Tâm vẫn chưa hết trong năm 2013
Hồ Huy: Sai lầm trong chiến lược 
Chủ tịch của Mai Linh, doanh nghiệp lớn nhất ngành taxi, ông Hồ Huy vẫn đang đau đầu với bài toán tái cấu trúc tập đoàn
Liên tục bành trướng ra nhiều tỉnh thành, Mai Linh dần đánh mất thị trường trọng yếu vào tay Vinasun. Trong khi đó, bộ máy kềnh càng với hàng chục công ty con khiến Mai Linh liên tục thua lỗ.
Sai lầm trong việc dùng nhiều khoản vay ngắn hạn được dùng để đầu tư dài hạn đã khiến cho Mai Linh thiếu hụt nguồn tiền trả nợ.
Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? (7)
Ông Hồ Huy vẫn phai đau đầu với bài toán tái cơ cấu Mai Linh
Đoàn Quốc Việt: Air Mekong hạ cánh
Chủ tịch BIM Group, cơ quan chủ quản của Air mekong đã quyết đinh tạm ngừng bay do "càng bay càng thấy lỗ". Một trong những sai lầm của Air Mekong được nhiều chuyên gia chỉ ra là chọn sai loại máy bay.
Mặc dù nhiều lần lên tiếng tiếc nuối cho “Sếu đỏ” nhưng ông Việt và BIM Group vẫn chưa đả động gì đến việc Air Mekong sẽ cất cánh trở lại.
Sau khi tạm dừng phiêu lưu với ngành hàng không, BIM tập trung đầu tư các hạng mục trong dự án khu đô thị Hạ Long Marina tại thành phố Hạ Long.
Hiện tại, BIM đang tiến hành tái cấu trúc lại mô hình công ty, tiến tới phát hành cổ phiếu ra công chúng thông qua đấu giá. Ngoài Air Mekong, BIM đã và đang đầu tư cả vào bất động sản, nuôi trồng thủy sản, làm muối...
Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? (8)
Tiếc nuối nhưng ông Việt chưa có ý định khởi động lại Air Mekong
Alan Phan: Đối mặt lợi ích nhóm bất động sản
Trong khi các DN bất động sản kêu gọi sự trợ giúp của Chính phủ thì ông Alan Phan lại lên tiếng phát biểu hãy để thị trường “rơi tự do”, lúc đó giá bất động sản sẽ còn giảm thêm 30 – 50% nữa. 
Các DN và Hiệp hội Bất động sản không để ông Alan yên sau phát biểu này. Hàng loạt đại diện của DN bất động sản Việt Nam đã lên tiếng chỉ trích ông gay gắt, thậm chí đưa ra nhiều tin đồn thất thiệt.
Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? (9)
Tranh cãi giữa ông Alan Phan và các DN bất động sản Việt Nam: khi cá nhân đối mặt với nhóm lợi ích
Trầm Bê: Từ sừng tê đến dinh thự ngất trời
Cuối tháng 9, ông Trầm Bê, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, sự xuất hiện của ông chẳng liên quan gì đến ngành ngân hàng, mà liên quan đến chiếc sừng tê nặng tới 4kg, trị giá hơn 4 tỉ đồng của ông đột nhiên bị đánh cắp.
Vụ việc cuối cùng chẳng đi đến đâu, chiếc sừng tê thì mãi chưa được tìm thấy, chỉ có người dân là được phen mãn nhãn với những hình ảnh về dinh thự hoành tráng của đại gia đất Trà Vinh.
Những doanh nhân đình đám nhất năm 2013: Họ đã làm gì? (10) 
7/10 người giàu nhất sàn chứng khoán có liên quan tới bất động sản.
Những ông trùm bất động sản trên sàn chứng khoán giàu có cỡ nào?
Đi lên từ bất động sản, có tiền nhảy vào lĩnh vực khác hoặc ngược lại, kiếm tiền từ lĩnh vực khác rồi đổ tiền vào bất động sản. Chính vì vậy mà không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều các doanh nhân lớn ở Việt Nam đều có ít nhiều liên quan tới bất động sản.
Người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam – ông Phạm Nhật Vượng – vốn kinh doanh mì gói ở Ukraina trước khi quay về đầu tư bất động sản trong nước. Ông Trương Gia Bình, doanh nhân giàu nhất trong lĩnh vực công nghệ cũng có một công ty bất động sản riêng.
Danh sách dưới đây liệt kê 20 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán có những hoạt động đáng kể ở trong lĩnh vực bất động sản. Tài sản được tính bao gồm số cổ phiếu của vợ, chồng và các con.
Danh sách này bao gồm cả những doanh nghiệp mà bất động sản chỉ là một phần hoạt động của tập đoàn như Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát và REE.

Top 20 doanh nhân bất động sản giàu nhất sàn chứng khoán
Vingroup đóng góp 6 người trong danh sách này với tổng giá trị tài sản lên đến xấp xỉ 28 nghìn tỷ đồng. Trong đó vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng chiếm đến 23,3 nghìn tỷ, tăng 3,2 nghìn tỷ so với đầu năm. Ông Vượng lần đầu tiên gia nhập danh sách tỷ phú thế giới của Forbes với tổng tài sản 1,5 tỷ USD.
Năm 2013 có thể là năm đánh dấu rất nhiều sự kiện của Vingroup khi đồng loạt khai trương 2 dự án bất động sản lớn tại Hà Nội là Times City và Royal City, đồng thời bán dự án Vincom Center A tại Thành phố Hồ Chí Minh với giá trị chuyển nhượng lên đến 9.800 tỷ đồng.
Mặc dù thị trường bất động sản trong nước vẫn chưa thoát khỏi thời kỳ khó khăn nhưng cổ phiếu bất động sản đã thăng hoa trong năm vừa qua.
Kinh Bắc City (KBC) của ông Đặng Thành Tâm lỗ ròng 565 tỷ trong năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, tuy nhiên, cổ phiếu này vẫn tăng xấp xỉ 75% trong năm, giúp tổng tài sản của ông Tâm và vợ tăng 32%. Trong năm qua, ông Tâm và các bên liên quan đã bán đi phần lớn cổ phần tại 2 ngân hàng Navibank và Western Bank.
Cổ phiếu của Tập đoàn Tân Tạo – công ty do chị ông Tâm là bà Đặng Thị Hoàng Yến làm chủ cũng tăng gần 60% từ đầu năm dù kết quả chưa có nhiều khởi sắc.
Cổ phiếu tăng mạnh nhất trong danh sách là REE với mức tăng hơn 90%. REE có rất nhiều mảng hoạt động kinh doanh và gần đây dốc mạnh tiền đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Tuy vậy, mảng cơ điện xây dựng (M&E) và bất động sản vẫn đóng góp lớn vào hoạt động của công ty. Hiện tài sản của bàNguyễn Thị Mai Thanh cùng gia đình đạt mức xấp xỉ 900 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.
Trong năm qua, thêm một doanh nghiệp bất động sản lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh lên niêm yết là Nam Long Group. Chủ tịch Nam Long là ông Nguyễn Xuân Quang cùng vợ đang sở hữu lượng cổ phiếu trị giá 408 tỷ đồng.
Tài sản giảm mạnh trong năm qua thuộc về ông Nguyễn Tuấn Hải. Sau khi Alphanam công bố dự định hủy niêm yết, cổ phiếu Alphanam đã mất tới 2/3 giá trị. So với năm ngoái, lượng cổ phiếu của ông Hải và gia đình bị bốc hơi tới 830 tỷ đồng, xuống còn 720 tỷ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hải cho biết cổ phiếu giảm nhưng ông hề buồn vì ông có thể mua lại cổ phiếu trôi nổi với giá thấp. Sau khi niêm yết, CTCP Đầu tư Alphanam sẽ được chuyển đổi về mô hình công ty gia đình.
Sudico, Phát Đạt và Quốc Cường Gia Lai là những cổ phiếu khác giảm giá trong năm qua. Đặc điểm chung của 3 công ty này là đang bị “kẹt” rất nhiều tiền trong các dự án dở dang khi mà tình hình tiêu thụ sản phẩm khó khăn. Tính đến cuối Q3 năm  nay, tồn kho của các công ty này đều ở mức 4.500-5.000 tỷ đồng, chiếm 70-90% tổng tài sản.
Dù đã tăng gấp đôi sau khi rơi xuống đáy, cổ phiếu Sudio vẫn mất 30% giá trị so với đầu năm, tương ứng làm khối tài sản của Phó Chủ tịch Đỗ Văn Bình giảm 115 tỷ.
Đối với lĩnh vực bất động sản, bầu Đức đã có 2 sự kiện đình đám trong năm qua. Thứ nhất là khởi công dự án khu phức hợp HAGL Myanamar Center ở Myanmar với tổng giá trị đầu tư dự kiến lên đến 440 triệu USD. Đến cuối năm 2014, HAGL có thể bắt đầu khai thác giai đoạn 1 của dự án với quy mô gồm 1 tòa nhà văn phòng và 1 khách sạn.
Song song với việc triển khai dự án tại Myanmar, bầu Đức quyết định rút khỏi phần lớn các dự án bất động sản trong nước thông qua việc tách các dự án này khỏi tập đoàn.
Sau rất nhiều động thái nhằm tái cấu trúc hoạt động, HAGL hiện còn 2 mảng hoạt động chính là bất động sản và nông nghiệp.
Như một ‘truyền thống’, những phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán vẫn luôn là những nhân vật rất ‘bí hiểm’ với công chúng. Ba trong 4 người dẫn đầu – những người sở hữu lượng cổ phiếu trị giá trên 1.000 tỷ - đều không có nhiều thông tin về họ, không có hình ảnh nào được công bố dù tên của họ đã quen thuộc.

Dẫn đầu vẫn là hai chị em Phạm Thu Hương – Phạm Thúy Hằng, đây là 2 Phó chủ tịch của Vingroup. Bà Hương chính là vợ của ông Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất TTCK Việt Nam hiện nay. Tài sản tương ứng của 2 người là 3,4 và 2,3 nghìn tỷ đồng. 

Năm nay chưa đến 40 tuổi, bà Phạm Thúy Hằng đang là người trẻ nhất trong Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán.

Vị trí thứ 3 là bà Nguyễn Hoàng Yến, bà Yến là vợ ông Nguyễn Đăng Quang – chủ tịch tập đoàn Masan. Bà Yến tham gia vào ban lãnh đạo của nhiều công ty trong hệ thống Masan như Masan Group, Masan Consumer hay Vinacafe Biên Hòa. Bà Yến hiện còn nắm giữ gần 7 triệu cổ phiếu Techcombank.

Từ trái qua: Bà Nguyễn Hoàng Yến và bà Đặng Ngọc Lan
Từ trái qua: Bà Nguyễn Hoàng Yến và bà Đặng Ngọc Lan

Người có tài sản tăng trưởng mạnh nhất trong năm qua là bà Vũ Thị Hiền – vợ ông Trần Đình Long, chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát. Lượng cổ phiếu của bà Hiền tăng thêm gần 600 tỷ trong năm qua lên hơn 1.200 tỷ đồng, đưa bà vào Top 10 người giàu nhất TTCK.

Bà Hiền có thể nói là người bí ẩn nhất trong số những phụ nữ giàu có bí ẩn trên sàn chứng khoán. Ngoài thông tin là vợ ông Trần Đình Long, không có thông tin cá nhân nào khác về bà.

Một nhân vật mới toanh mới gia nhập top người giàu là bà Phan Thu Hương, một cổ đông có liên quan tới Vingroup. Bà Phan Thu Hương là CEO của CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam – cổ đông lớn thứ 2 của Vingroup sau ông Phạm Nhật Vượng.

Nếu vẫn giữ nguyên số cổ phiếu nắm giữ ban đầu thì bà Đặng Ngọc Lan – vợ bầu Kiên – hiện nắm giữ số cổ phiếu ACB trị giá 600 tỷ đồng. Hiện bà Lan có thể tự do mua bán cổ phiếu mà không cần thông báo.

Thiếu vắng những 'bà chủ'

Mặc dù có rất nhiều nữ doanh nhân sở hữu khối cổ phiếu có giá trị lớn nhưng số người là người “đứng mũi chịu sào” của doanh nghiệp không nhiều.

“Bà chủ” giàu nhất thuộc về bà Trương Thị Lệ Khanh – Chủ tịch kiêm TGĐ của Thủy sản Vĩnh Hoàn. Bà Lệ Khanh hiện nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá xấp xỉ 750 tỷ đồng. Chồng và con của nữ doanh nhân này không hề nắm giữ một cổ phiếu nào.

Vĩnh Hoàn hiện là công ty thủy sản niêm yết lớn thứ 3 trên sàn chứng khoán, sau Hùng Vương và Minh Phú.

Một số nữ doanh nhân khác là người đứng đầu doanh nghiệp có thể kể đến như bà Nguyễn Thị Như Loan – bà chủ Quốc Cường Gia Lai hay bà Đặng Thị Hoàng Yến – chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo.

Trong bối cảnh khó khăn của thị trường bất động sản, cả QCGL và Tân Tạo đều đang bị “chôn” một lượng vốn hàng nghìn tỷ trong các dự án bất động sản dở dang. Cổ phiếu của 2 doanh nghiệp này hiện chỉ ở mức hơn 6.000 đồng/cp.

Từ trái qua: Bà Trương Lệ Khanh, bà Mai Kiều Liên và bà Mai Thanh
Từ trái qua: Bà Trương Lệ Khanh, bà Mai Kiều Liên và bà Mai Thanh

Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên là một nhân vật không thể không nhắc đến. Cổ phiếu Vinamilk tăng hơn 60% trong năm vừa qua giúp lượng cổ phiếu mà bà Liên nắm giữ hiện có trị giá hơn 300 tỷ đồng.

Năm 2013 vừa qua, Vinamilk tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ấn tượng. Công ty này hiện đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài với việc mua lại một công ty sữa tại Hoa Kỳ và thành lập một công ty sữa ở Campuchia.

Một nữ doanh nhân quen thuộc cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong năm vừa qua là bà Nguyễn Thị Mai Thanh – chủ tịch CTCP Cơ điện lạnh (REE Corp).

REE hiện đầu tư mạnh vào các công ty sản xuất và kinh doanh điện, than và nước sạch. Phi vụ thành công nhất trong năm vừa qua là chi hơn 700 tỷ mua cổ phần của Nhiệt điện Phả Lại và hiện giá cổ phiếu Phả Lại đã tăng gấp đôi so với giá REE mua vào.

Bà Mai Thanh và gia đình hiện đang nắm giữ lượng cổ phiếu REE trị giá hơn 900 tỷ đồng, trong đó cá nhân bà nắm giữ 300 tỷ.

20 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán 2013
Top 20 phụ nữ giàu nhất TTCK Việt Nam năm 2013
Ai giàu nhất trong số lãnh đạo CTCK và công ty quản lý quỹ năm 2013?Ai giàu nhất trong số lãnh đạo CTCK và công ty quản lý quỹ năm 2013?

Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch SSI đứng thứ 30 người giàu nhất sàn chứng khoán 2013, ông Nguyễn Đỗ Lăng Chủ tịch API, APS vào top 200 người giàu do giá cổ phiếu API tăng 4 lần trong năm 2013.

Tiêu chí “giàu nhất” tính theo số lượng cổ phiếu do các cổ đông lớn nắm giữ. Điều này phụ thuộc vào (i) công ty quy mô lớn, vốn điều lệ càng nhiều thì cổ đông lớn càng dễ được xếp vào danh sách giàu, (ii) doanh nghiệp phải niêm yết thì mới xác định được giá cổ phiếu và do đó giá trị tài sản của cổ đông được tính theo giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.

Giá trị này không bao gồm tất cả tài sản thực cổ đông này đang nắm giữ, và chưa chắc những người nằm trong top giàu nhất đã là người giàu thực sự bởi còn phải căn cứ số nợ của doanh nghiệp đó trên tổng tài sản là bao nhiêu.


Bài viết này đơn thuần thống kê giá trị cổ phiếu của các lãnh đạo CTCK và công ty quản lý quỹ trong năm 2013.

Trong top 200 những người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2013 tính đến ngày 30/12/2013, chỉ có 11 người liên quan đến ngành chứng khoán và quản lý quỹ (chiếm 5,5%), trong đó có 6 người làm chứng khoán thuần túy, 3 người là chủ ngân hàng kiêm lãnh đạo tại các CTCK thành viên.
3 ông chủ ngân hàng lãnh đạo CTCK

3 ông chủ ngân hàng có cổ phần tại các CTCK nằm trong top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2013 là ông Hồ Hùng Anh (#10), ông Trần Phát Minh (#14) và ông Đỗ Quang Hiển (#78).

Ông Hồ Hùng Anh (#10) (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank, Phó Chủ tịch HĐQT Masan, thành viên HĐQT Masan Consumer, Chủ tịch Hội đồng thành viên Techcom Capital, thành viên Hội đồng thành viên Chứng khoán Kỹ Thương) đứng vị trí số 10 (giảm 3 bậc so với năm ngoái).
Ông Hồ Hùng Anh đang nắm giữ hơn 15.768.000 cổ phiếu MSN. Giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh năm 2013 đạt 1.301 tỷ đồng (giảm hơn 300 tỷ so với năm ngoái do giá cổ phiếu MSN giảm hơn 15% trong năm 2013).
CTCK Kỹ thương và quỹ Techcom Capital vẫn là công ty TNHH, năm 2013 ông Hồ Hùng Anh đã từ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên chứng khoán Kỹ Thương. CTCK này 9 tháng đã lãi ròng gần 100 tỷ đồng, tăng 58% so với năm trước trong đó doanh thu tư vấn đạt 112 tỷ đồng (chiếm 82,3% tổng doanh thu).
Ông Trần Phát Minh (#14) (thành viên HĐQT ngân hàng KienlongBank - trước đây ông Minh từng làm Chủ tịch HĐQT KienlongBank và mới "nhường chức" cho ông Võ Quốc Thắng (bầu Thắng) vào tháng 4/2013.
Ai giàu nhất trong số lãnh đạo CTCK và công ty quản lý quỹ năm 2013? (1)

Ông Minh còn là thành viên HĐQT của chứng khoán Phương Nam (PNS) nhưng ông này đã bán sạch toàn bộ hơn 2 triệu cổ phiếu PNS cho ông Lữ Bỉnh Huy (Chủ tịch PNS bây giờ) từ tháng 6/2012.
Ngoài ra ông Minh còn là chủ tịch của CTCP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT), một doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi đã lỗ hơn 300 tỷ đồng trong vòng 5 năm qua.
Tính đến cuối năm 2012, ông Trần Phát Minh có 9.840.600 cổ phần Kienlongbank, chiếm 3,28% vốn điều lệ và hơn 54,86 triệu cổ phiếu STB. Giá trị tài sản của ông Minh tại thời điểm 30/12/2013 đạt 938 tỷ đồng, giảm 20 tỷ so với năm ngoái.
Ông Đỗ Quang Hiển (#78 )(Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài gòn Hà Nội SHB, Chứng khoán SHS, Thủy sản Bình An, quản lý quỹ SHF, Bảo hiểm SHB Vinacomin). 
Ai giàu nhất trong số lãnh đạo CTCK và công ty quản lý quỹ năm 2013? (2)

Ông Hiển đang xếp thứ 78 trong top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2013. Ông Hiển đang nắm giữ hơn 26,68 triệu cổ phiếu SHB và 25.000 cổ phiếu SHS. Năm 2013 giá cổ phiếu SHB và SHS không biến động nhiều nên tài sản của ông Hiển chỉ tăng 32 tỷ so với năm ngoái, đạt 181 tỷ đồng.
Năm 2013 là một năm ổn định của ông Hiển sau khi ngân hàng SHB nhận sáp nhập Habubank, ông Hiển tin rằng cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của SHB sẽ xuống dưới 5%, Bianfishco sau khi được SHB vào tái cơ cấu cũng có lãi trở lại. Trong năm 2013 cổ phiếu SHB của ông Hiển cũng được thêm vào rổ cổ phiếu của Market Vector Vietnam ETF, hiện quỹ ETF này đang nắm giữ hơn 39 triệu cổ phiếu SHB.
Ông Nguyễn Duy Hưng giàu nhất trong số lãnh đạo các CTCK
Ông Nguyễn Duy Hưng (#30) Nếu chỉ tính về kinh doanh chứng khoán đơn thuần, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn SSI là lãnh đạo CTCK giàu nhất năm 2013. 
Điều này cũng một phần là do SSI đang là CTCK có vốn điều lệ lớn nhất thị trường (vốn 3.500 tỷ) trong khi các CTCK lớn khác như HSC (vốn 1.200 tỷ), VND (vốn 1.000 tỷ), KLS (vốn 2.000 tỷ), các công ty vốn lớn khác như ACBS, Techcom SC, VCBS, VPBS chưa cổ phần hóa, Agriseco vốn 2.120 tỷ nhưng Agribank đã nắm 75% vốn. Cổ đông của HSC đa phần là các quỹ trong khi cổ đông của VND bị pha loãng nhiều.
Ai giàu nhất trong số lãnh đạo CTCK và công ty quản lý quỹ năm 2013? (3)
Hiện tại ông Hưng trực tiếp nắm giữ 294.000 cổ phiếu SSI nhưng công ty TNHH NDH của ông Hưng đang nắm giữ gần 29 triệu cổ phiếu SSI, gần 3,86 triệu cổ phiếu PAN và gần 1,84 triệu cổ phiếu SSC.
Năm 2013 ông Hưng quay lại làm Chủ tịch HĐQT CTCP Xuyên Thái Bình (PAN) sau 10 năm chuyển sang làm chứng khoán, PAN cũng chuyển hướng từ công ty kinh doanh vệ sinh thành công ty nông nghiệp hàng đầu, chuyên thực hiện các vụ M&A các công ty nông nghiệp có chuỗi liên kết với nhau (xem thêm)
Năm 2013 cũng là năm đại thắng của SSI khi công ty này mang về 24 giải tại cuộc Bình chọn AsiaMoney Broker Poll 2013 trong đó SSI được giải CTCK tốt nhất Việt Nam.
Mặc dù vậy giá cổ phiếu SSI không biến động nhiều trong năm 2013, và giá trị tài sản của ông Hưng tăng 31 tỷ trong năm 2013, đạt 502 tỷ đồng.
Ông Hưng là một trong số hiếm các lãnh đạo CTCK đoán đúng điểm số của VN-Index cuối năm 2013, trong khi hầu hết các lãnh đạo khác đều cho rằng VN-Index có khả năng vượt 600 điểm trong năm nay thì ông Hưng vẫn kiên trì với nhận định VN-Index đi quanh 500 điểm và ông đặt mục tiêu KQKD của SSI trong năm 2013 xoay quanh mức điểm này.
Ông Nguyễn Hồng Nam (#55) ông Nam là em ông Nguyễn Duy Hưng, hiện đang làm Phó TGĐ kiêm thành viên HĐQT Chứng khoán SSI. Ông Nam hiện đang nắm giữ hơn 15,77 triệu cổ phiếu SSI, giá trị tài sản đạt 273 tỷ đồng, tăng 16 tỷ so với năm trước.
Ông Nguyễn Đức Thụy (#84) Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Xuân Thành. Ông Nguyễn Đức Thụy được biết đến là Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thành bao gồm 11 công ty thành viên, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như cảng nước sâu, bóng đá, chứng khoán, xây dựng, taxi, bất động sản, bảo hiểm, xi măng, khoáng sản, thủy điện, vận tải..
Ai giàu nhất trong số lãnh đạo CTCK và công ty quản lý quỹ năm 2013? (4)

Khối tài sản của Xuân Thành Group thực tế lên đến hàng nghìn tỷ đồng tuy nhiên trên sàn chứng khoán Việt Nam mới thống kê ông này nắm giữ 22,25 triệu cổ phiếu VIX, tương đương 167 tỷ đồng.
Năm 2013 bầu Thụy muốn "rũ" chứng khoán đăng ký bán toàn bộ số cổ phiếu VIX nắm giữ tuy nhiên giao dịch không thuận lợi khiến ông này chỉ bán được 2,2 triệu cổ phiếu, hiện ông này còn đang nắm giữ 74% vốn vủa chứng khoán Xuân Thành.
Ông Hà Hoài Nam (#90) Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Kim Long. Ông Nam đang nắm giữ 17,7 triệu cổ phiếu KLS, giá trị tài sản đạt 152 tỷ đồng, xấp xỉ năm trước.
Năm 2013 KLS đã chi 137 tỷ đồng để mua vào hơn 16 triệu cổ phiếu quỹ, KLS mặc dù có vốn điều lệ lớn (2.000 tỷ) nhưng dường như công ty này vẫn đang loay hoay không biết làm gì với số tiền lớn này. Khoản tiền và tương đương tiền của KLS tại thời điếm 30/9/2013 đạt hơn 1.200 tỷ đồng trong đó tiền ký quỹ của NĐT chỉ 83,7 tỷ, còn lại hơn 1.100 tỷ của công ty. 9 tháng đầu năm 2013 KLS lãi 98 tỷ đồng.
Ai giàu nhất trong số lãnh đạo CTCK và công ty quản lý quỹ năm 2013? (5)

Ông Phạm Tấn Huy Bằng (#136) thành viên HĐQT Chứng khoán Kim Long đang nắm giữ 9,87 triệu cổ phiếu KLS, giá trị tài sản 84 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đỗ Lăng (#181) Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APS), Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (API). Ông Lăng đang nắm giữ 15% vốn của API (3,98 triệu cp) và 5,56% vốn của APS (2,167 triệu cp).
Năm 2013 là năm "đại thắng" của API và APS khi hai công ty này nhận được sự quan tâm lớn của quỹ Asean Small Cap fund, giá cổ phiếu API đã tăng gấp 4 lần trong năm 2013 (từ 3.000 đồng/cp lên 12.000 đồng/cp) khiến ông Lăng đã tăng 175 bậc trong bảng xếp hạng người giàu và lần đầu tiên lọt vào top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Ai giàu nhất trong số lãnh đạo CTCK và công ty quản lý quỹ năm 2013? (6)
Ông Lăng thứ 2 từ phải sang
Ông Nguyễn Đình Tú (#200) Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Phố Wall. Giá trị tài sản của ông Tú năm 2013 đạt 50 tỷ đồng, tăng 30 tỷ so với năm trước, ông Tú vừa mua thêm 4 triệu cổ phiếu WSS trong năm 2013, nâng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên 11,3 triệu cổ phiếu (22,47% vốn của WSS).
TS. Alan Phan: “Đội lái” chứng khoán Việt lắt léo và nhiều nguy hiểm!TS. Alan Phan: “Đội lái” chứng khoán Việt lắt léo và nhiều nguy hiểm! 
Nhà đầu tư Mỹ cũng có thể chạy theo "cá mập", với những phân tích, định giá một cách rõ ràng thì họ đầu tư vào, nó đi đâu thì mình đi theo đó. Với kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của mình, ông có thể cho biết sự khác biệt giữa “chơi” chứng khoán ở Mỹ và Việt Nam?

TS. Alan Phan: Chứng khoán nào cũng có quy luật chung luôn luôn tùy thuộc vào cảm xúc của nhà đầu tư, trong đó phụ thuộc rất nhiều vào đội lái.
Ngay cả bên Mỹ cũng không khác gì. Họ có thể chạy theo "cá mập", với những phân tích, định giá một cách rõ ràng thì họ đầu tư vào, nó đi đâu thì mình đi theo đó. Thường khi theo đuôi đúng "cá mập", đúng đường cũng có thể ăn, nhưng nó có tin sai thì mất tiền rất dễ.

Còn ở Việt Nam thì phần đầu cũng giống như vậy nhưng phần thứ hai tức nhà đầu tư độc lập muốn có sự định giá rõ ràng, muốn có một nhận định chính xác thì khó, gần như là không có bởi những số liệu đó rất đáng ngờ, không ai biết rõ sự thật ra sao.

Thành ra ngoại trừ mình muốn đầu tư theo kiểu đoán mò thì cứ việc đầu tư, cũng giống như đi ra đường nói ngày hôm nay sẽ xui hay hên chứ cũng không ai biết được trúng hay trật.

Còn đi theo "đội lái" ở Việt Nam mang nhiều yếu tố lắt léo nên đôi khi mình đi lầm đường và nguy hiểm nhiều hơn.

Và quy phạm pháp luật đối với chứng khoán thì cũng khác rất nhiều, thưa ông?

Hiện nay ở Mỹ kể cả những "nhà lái tàu" lớn như các ngân hàng lớn như Citibank, JP Morgan… đều bị phạt rất nặng khi họ bị khám phá ra những vị phạm, do đó "đội lái tàu" của họ có sự nghiêm túc về tuân thủ pháp luật họ không dám đi quá đà.

Ở Việt Nam gần như không có sự kiểm soát đó thành ra ai muốn làm gì thì làm, đây là khác biệt rất lớn và gây ra khó khăn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Một người đang nắm giữ tiền và hỏi ông nền đầu tư vào đâu, ông sẽ khuyên họ thế nào?

Tôi khuyên nếu họ không biết về bất cứ lĩnh vực gì thì đừng nên vứt tiền vào đó, cũng giống như đi lấy vợ mà khôn g biết cô ấy ra làm sao và đó là việc làm hết sức nguy hiểm. Bởi tôi nghĩ bất cứ người nào cũng có những kỹ năng và kỹ năng nào đối với họ là tốt nhất, có nhiều kinh nghiệm thì nên đào tạo kỹ năng đó.

Muốn kiếm tiền có nhiều cách chứ không chỉ có chứng khoán, bất động sản, đô la ... và họ phải nghĩ sáng tạo hơn. Nhưng tuyệt đối không bao giờ nên đầu tư vào những gì mình không biết!

Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán?

Thực tình thì mỗi thời kỳ mỗi kinh nghiệm nó khác nhau. Khi chứng khoán ở đỉnh hay ở đáy thì đều có những cái phản ứng rất khác biệt, đừng lấy kinh nghiệm khi ở đỉnh đem áp dụng khi ở đáy cái đó là chết. Thành ra chứng khoán là điều rất phức tạp.

Tôi đã đọc nhiều cuốn sách trung bình có khoảng 140-150 yếu tố nó ảnh hưởng đến giá thị trường của một cổ phiếu, một nhà đầu tư nhỏ lẻ không thể nào mà biết hết được. Như tôi nói cái gì mình không biết rõ thì đừng nên chơi với lửa.

Ông có thể nói một chút về cái gọi là thời điểm trong chơi chứng khoán?

Như tôi nói thời kỳ chứng khoán ở đỉnh, ngay như cả ở bên Mỹ cũng vậy, nhắm mắt đầu tư thế nào cũng có lời nhưng khi bắt đầu đi ngang hoặc xuống đáy thì không cẩn thận có thể lỗ nặng. Thành ra đừng có lấy kinh nghiệm lúc kiếm tiền được để áp dụng cho mọi thời điểm, khi thời thế thay đổi đừng nghĩ cũng kiếm tiền như ngày xưa.

Cái đó nó cũng không áp dụng riêng cho chứng khoán, bất động sản, vàng, đô la cũng thế. Tôi đã từng kiếm rất nhiều tiền khi mà vàng lên nhưng khi vàng xuống tôi không nhảy ra kịp thì cũng lỗ một số tiền khá lớn. Thành ra thời điểm vô cùng quan trọng.

Thời điểm mà tôi đầu tư vào thị trường Trung Quốc cũng giống như Việt Nam cách đây mấy năm, tôi kiếm tiền khá nhiều ở thị trường chứng khoán Trung Quốc thế nhưng qua Việt Nam tôi cũng lỗ nặng, đó có thể nói rõ ràng về việc đúng thời điểm hay không.

Xin cảm ơn ông!
CafeF/ Quốc Dũng
Theo Trí Thức Trẻ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét