Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Bài viết hay(790)


Bố khỉ, con người ta rất ư là ...khốn nạn!  Bình thường chẳng hề biết đến Trời Phật, chùa hay nhà thờ... nhưng khi có "chuyện" thì cứ kêu Trời Phật, hối hả đi chùa hay nhà thờ, cầu khẩn, van xin , lạy lục; thậm chí ăn chay nữa chứ!  Khốn nạn nhất là vào chùa, cắm xong 3 cây nhang là lạy xin Trời Phật đủ thứ: từ tình duyên, gia đạo... cho đến trúng số độc đắc lottery Mega Millions kỳ này! Nghe nói đồ tể giết người xong mà chạy vào chùa thì cũng sẽ ...vô tội?  Bởi thế, có lắm đứa ngoại tình, gian dâm rồi vào xưng tội với Cha, đọc kinh sám hối là coi như ...trong sạch ngay!  Khốn nạn nhất là những kẻ mắc chứng "khẩu nghiệp" nên tha hồ nói xấu, bịa đặt, vu khống, chà đạp, mạt sát người khác rồi cứ vào chùa hay nhà thờ đọc kinh là ...xong ngay! Bà mẹ nó, không biết Trời Phật nào chứng giám cho những đứa khốn nạn này mà sao chúng nó cứ sống trong nhà cao, đi xe đẹp rồi làm chuyện ác mà vẫn cứ nhơn nhơn cái mặt trông rất ư ...khốn nạn như thế nhỉ?  Bất công thiệt !
 http://www.buddhahome.net/images/KimthanPhatTo.JPGĐừng đổ oan cho Phật
Mười một tháng kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương. Hai sự kiện nổi bật trong 330 ngày đó là Ban nội chính được tái lập, mười vụ đại án được điều tra và đã đưa ra xét xử hai vụ, tuyên phạt tử hình bốn quan chức phạm tội tham nhũng. Nhưng tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi như mong muốn, thậm chí nó còn khoét sâu vào những chỗ trước kia chưa dám đụng tới.
Ngày 7-12-2013, khi tiếp xúc với cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Tổng bí thư đã xác nhận điều đó. Ông nói: “Đồng tiền đã chà đạp, xuyên cả vào giáo dục, y tế, công tác đào tạo cán bộ. Cái gì cũng phải bôi trơn, cái gì cũng phải lót tay!”. Trước đó, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng phải thốt lên: “Bây giờ người ta ăn của dân không từ một thứ gì, từ tiền thương binh liệt sỹ đến của trẻ em vùng cao, tiền dành cho người nghéo, ăn hết”.
Câu chuyện nhân bản xét nghiệm máu ở bệnh viện Hoài Đức còn đang xôn xao thì xảy ra chuyện ăn bớt tiền của trẻ khuyết tật ở Trung tâm cứu trợ trẻ khuyết tật Hà Giang. Vụ nhận tiền đút lót thi tuyển công chức ở Hà Nội chưa kịp xử lý thì bung ra vụ giám đốc bốn công ty công trình đô thị thành phố Hố Chí Minh không ký hợp đồng dài hạn cho người lao động, hạch toán khống, lấy tiền chi lương khủng cho bản thân mình. Cái dinh cơ đồ sộ của nguyên chủ tịch tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô đang làm dân bức xúc thì xuất hiện biệt phủ của con trai đương kim Bí thư tình ủy Hải Dương, Bùi Thanh Quyến, rồi biệt thự và hàng trăm hec-ta cao su của Lê Thanh Cung, chủ tịch tỉnh Bình Dương...
Những bộ mặt quan tham bị lộ tẩy ngày càng nhiều và dù chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, đã làm méo mó bộ mặt xã hội, càng làm mất niềm tin của nhân dân đối với đảng và nhà nước. Tổng bí thư đã thẳng thắn nói lên sự thật đó và ông bảo “đó là do mặt trái của kinh tế thị trường”.
Nếu Adam Smith (1729-1790) sống lại, chắc sẽ rất buồn vì bị kết tội như vậy, bởi chính ông ấy là cha đẻ của kinh tế thị trường. Với sự quan sát các mối liên hệ bên trong và các mối liên hệ bên ngoài của phạm trù kinh tế, Adam Smith cho rằng: “Nền kinh tế có khả năng tự điều tiết và quy luật cung cầu về hàng hóa là tồn tại khách quan. Các cá thể trong nền kinh tế có khả năng tự vận động và có xu hướng tối ưu hóa các hoạt động mà không cần tác động các yếu tố phi kinh tế”. Adam Smith cho rằng tư lợi là động lực phát triển, và có thể điều tiết bằng chính sách minh bạch với sự giám sát đa tầng của một thiết chế dân chủ...
Mỹ và các nước phương tây theo học thuyết của Adam Smith, có nền kinh tế thị trường cả trăm năm, những quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn quốc Singapore, Thái Lan, Malaysia... cũng đã hơn nửa thế kỷ. Hầu như tất cả các quốc gia ấy đều thịnh vượng, nạn tham nhũng, hối lộ được hạn chế tối đa, có những nước như Na Uy, Thụy Sỹ, Singapore... khái niệm tham nhũng, hối lộ đã trở nên xa lạ. Vậy nói tham nhũng là do kinh tế thị trường sinh ra liệu có khách quan, có biện chứng, như chữ thường dùng đến thuộc lòng thành câu cửa miệng của các nhà lý luận triết học, chính trị Macxit!?
Có lẽ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tin nhận định của K. Marx đối với Adam Smith. Marx cho rằng: “Adam Smith đã quan sát các mối liên hệ bên trong các phạm trù kinh tế, mặt khác lại đặt mối liên hệ đó như mối liên hệ bề ngoài của hiện tượng, do đó Adam Smith xa lạ đối với khoa học!”. Marx khẳng định tư sản chính là mảnh đất béo bở của tham những bất công, nên ông lấy tư tưởng công hữu làm căn bản cho học thuyết vô sản của mình và ông hy vọng khi đã triệt tiêu tư lợi thì tham nhũng, bất công không còn chốn dung thân. Ý tưởng xây dựng một xã hội loài người đồng nhất, từ bỏ tham vọng cá nhân đạt tới sự toàn thiện của Marx quá cao siêu, xa rời thực tế.
Gần một thế kỷ qua, đã chứng minh chính sách công hữu hóa trong một thể chế độc tài chính là “thiên đường bất khả xâm phạm” của tham nhũng. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã bị căn bệnh trầm kha đó làm bại hoại, và chính nó đã góp phần làm đổ sụp thành trì xã hội chủ nghĩa cùng toàn bộ Đông Âu. Tổng thư ký đảng cộng sản Rumani, Nicola Ceausescu tham nhũng khủng khiếp, có tới 30 tấn vàng và hàng tỷ đô la. Triều tiên dân đói khổ, 60 % trẻ em suy đinh dưỡng, nhưng cuộc sống vương giả của những ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương đảng và tướng lĩnh nước này không quan chức nước tư bản nào bì kịp.
Trung Quốc mấy năm nay lao vào cuộc chiến chống tham nhũng rất quyết liệt. Với chủ trương diệt hết cả “hổ và ruồi nhặng” Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc đã ra nghị quyết: “Tất cà các vụ án tham nhũng đều phải điều tra và tội phạm sẽ bị trừng phạt nặng, bất kỳ ở cấp nào”. Chỉ trong vòng 9 tháng năm 2013 đã trừng phạt 108.000 quan chức cao cấp, riêng tỉnh Hồ Nam đã có 500 nhà lập pháp bị truy cứu trách nhiệm hình sự và sa thải. Nhưng vẫn không chặn được tham nhũng, bởi vì, như Tổng bí thư , Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã thừa nhận: “Tham nhũng không tồn tại ở cá nhân mà tồn tại trong hệ thống chính trị, ở cả những tổ chức với quy mô lớn”.
Kinh tế thị trường mới len lỏi vào nước ta, lại được định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng tham nhũng thì có từ lâu rồi. Ngay từ những năm 50 thế kỷ trước, trong lúc dân ta phải nhịn ăn, tích cóp từng nhúm gạo, củ khoai bỏ vào “hũ gạo kháng chiến” nuôi quân đánh giặc, đã xuất hiện những Trần Dụ Châu tham nhũng, hối lộ tàn nhẫn trắng trợn đến mức ăn từ viên thuốc sốt rét đến tấc mùng manh áo cùa chiến sỹ.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận: “Ngày xưa trong thời kỳ bao cấp đã có chuyện làm nhỏ ăn nhỏ, làm lớn ăn lớn, cầm ô thì phải mát cán”. Câu ca dao: “ Mỗi người làm việc bằng hai, để cho cán bộ mua đài mua xe!” xuất hiện từ năm 1960 và hầu như không nơi nào ở miền Bắc không biết.
Cũng như Trung Quốc tham nhũng ở ta xuất phát từ quyền lực chính trị và tham nhũng là cứu cánh của việc thăng quan tiến chức. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Không tham nhũng lấy đâu chạy chức?”. Nhưng chúng ta chưa chống tham nhung quyết liệt bằng Trung Quốc, mà còn cố tình dấu diếm ém nhẹm đi. Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII vừa qua, đại biểu Lê Như Tiến đã nói thẳng: “Khi có tham nhũng, người đứng đầu chỉ đạo biến báo, nhào nặn số liệu làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ xuất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn” Ông Lê Như Tiến còn cho biết : “Trước khi đi họp Quốc hội, lãnh đạo dăn dò: Có thể phát biểu chất vấn bất cứ vấn đề gì trừ tham nhũng ra, bới việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”.
Không ai nghi ngờ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về quyết tâm làm trong sạch đảng của ông, nhưng trong bối cảnh như vậy thì lực bất tòng tâm. Điều đáng buồn là ông không nhìn thẳng vào sự thật, mà lại biến báo cho rằng tham nhũng là vấn đề tất yếu của mọi quốc gia, mọi chế độ, mọi thời kỳ, thậm chí cả thần Phật cũng tham nhũng, và “có quyền lực trong tay thì có tham nhũng”. Ông nói: “Đường Tăng khi xưa đi lấy kinh sang đất Phật cũng phài hối lộ mới lấy được kinh. Cho nên chúng ta phải xem xét bình tĩnh , tình táo, sáng suốt . Phải có cái nhìn khoa học, biện chứng về tham nhũng”
Tôi không hiểu “cái nhìn khoa học, tỉnh táo xem xét khách quan, biện chứng về tham nhũng” của Tổng bí thư thế nào, nhưng thật oan uổng khi Tổng bí thư kết tội Đức Phật tham nhũng.
Trong phim “Tây du ký” có việc A Nan và Ca Diếp yêu cầu Đường Tăng đổi chiếc bình bát vàng lấy kinh. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho đó là một hành vi vi hối lộ. Thực ra không phải như vậy. Trong 10 đại đệ tử cùa Phật, A Nan đứng thứ ba và Ca Diếp thứ 10. Hai vị ấy đã dứt bỏ hết tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến, đạt tới đắc quả A- La -Hán, đáo bỉ ngạn cảnh giới Niết Bàn, không hề vướng lụy đến chút của cải vụn vặt chốn trần gian.
Đường Tăng được vua Đường kết nghĩa anh em và cử sang Tây Trúc lấy chân kinh đại thừa, trước khi đi đã tặng bình bát vàng. Chiếc bình bát là thứ các nhà sư dùng để khất thực (Khất sỹ trì bát). Chiếc bình bát của Đường Tăng bằng vàng và do nhà vua ban tặng ngoài ý nghĩa đó còn là biều tượng của tài sản và danh vọng. Nếu Đường Tăng còn luyến tiếc cái bình bát vàng ấy nghĩa là chưa dứt bụi trần, còn luẩn quẩn với của cải và tình riêng với nhà vua, thì không thể liễu thoát sinh tử, không thề hoằng dương chính pháp. Cái bình bát vàng trong hoàn cảnh của Đường Tăng mang tính biểu tượng của của cải và danh vọng, và việc A Nan và Ca Diếp yêu cầu Đường Tăng đổi bình bát vàng mang ý nghĩa ẩn dụ rất sâu xa, là dứt bỏ các thứ phù du bóng nước trọn kiếp tu hành.
Hãy nghe hai ngài A Nan và Ca Diếp nói với Đường Tăng: “Hà hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau chết đói mất!”. Ý nghĩa sâu xa mà hai vị bồ tát muốn nói với Đường Tăng là đạo pháp không thể truyền thụ một cách dễ dàng (Đạo pháp bất khinh truyền) cho những kẻ thiếu tâm đức, vì như vậy sẽ làm đạo pháp hoen ố, đời sau không còn được hưởng pháp thực nữa.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã dứt bỏ ngai vàng lên Yên Tử tu thiền là cũng là một cách “bỏ bình bát vàng tu đắc đạo” vậy.
Quyền lực tạo ra tham nhũng, tham nhũng tạo ra quyền lực. Chúng ta đang trong cơn xoáy lốc luẩn quẩn đó, mà lại đổ tội nguyên nhân tham nhũng cho kinh tế thị trường, và nghi oan đến cả Đức Phật tham nhũng, thì quả thật rất khó hiểu về “cái nhìn khoa học biện chứng về tham nhũng” của Tổng bí thư.
Minh Diện
Thầy không ra thầy, thợ không ra thợ

Nhiều thanh niên học hành không ra gì nhưng muốn kiếm nhiều tiền và chê những công việc bẩn thỉu, khó nhọc.
Nhìn vào các nghề thủ công, nhiều người có tuổi và kỹ tính một chút thường nhận ngay ra rằng nếu so với một người thợ ngày xưa thì thợ bây giờ non tay hơn nhiều. Những ngôi đình ngôi chùa nổi tiếng, giá bảo bây giờ dựng lại không sao dựng nổi. Thử đặt những cái chuông cũ trước cánh thợ đúc, những pho tượng trước cánh thợ mộc… Có cho tiền tỉ các vị cũng lắc đầu không dám nhận làm.
http://www.vatgia.com/raovat_pictures/1/vxb1386135512.jpgNói tới thợ thủ công là phải nói sự tinh tế, cái hoa tay. Thợ bây giờ hơn hẳn người xưa ở các phương tiện hiện đại trợ giúp. Nhưng máy móc, trong khi giúp con người đỡ vất vả, lại làm thui chột đi năng khiếu mà chỉ con người mới có.
Nhân nhà có việc cần, tôi đi mua một cái cuốc. Lưỡi cuốc nhập từ Trung Quốc, không nói làm gì. Nhìn vào cái cán. Xưa chỉ cán tre, nay có cán gỗ. Chết nỗi, gỗ chỉ được đẽo gọt qua loa. Chưa bao giờ tôi thấy có một cái cán cuốc nham nhở như vậy.
Đã nhiều ý kiến ghi nhận con người thời nay suy thoái so với ngày xưa. Dối trá lừa lọc làm bậy bất chấp luật pháp… Còn một khía cạnh khác đơn giản hơn: Sự lỏng lẻo trong mối quan hệ con người với công việc. Sự kém cỏi trong chất lượng công việc mà họ hoàn thành.
Có lẽ không nước nào như ở nhiều cơ sở sản xuất nước ta, hàng hóa chỉ được những mẻ đầu, càng về sau càng hỏng.
Nhiều con đường mới làm đã nứt vỡ toe toét.
Đình chùa được tu bổ ngày một lai căng xa lạ.
Trong nghề viết văn viết báo, văn chương chữ nghĩa chưa bao giờ bị rẻ rúng như bây giờ. Người viết viết bừa viết ẩu, người duyệt bài cứ ký đại đi cho in - chỉ cốt không sai chính trị còn tội lỗi gì cũng tha bổng hết.
Xảy ra tình trạng lộn xộn không chỉ do sự dễ dãi thiếu chuẩn mực cùng sự kém cỏi của những người cầm trịch mà còn do sự tha hóa của bản thân người lao động. Nhiều người thiếu hẳn sự tha thiết với công việc hàng ngày vốn là lẽ sống của mình. Cứ ngong ngóng những chuyện đâu đâu trong khi chính nghề nghiệp bị thả nổi.
Ở Hà Nội những năm sau 1954 có một tình trạng khá kỳ quặc. Chủ nghĩa bình quân bộc lộ ra thành những biến tướng kỳ lạ. Những người lao động đơn giản được tôn lên vị trí rất cao trong khi người trí thức thì lại luôn luôn bị đặt thành vấn đề. Trước mắt là phải cải tạo họ bằng những thứ lao động đơn giản, người ta bảo vậy!
Ở nhiều cơ quan, người dọn dẹp vệ sinh (lúc ấy gọi là lao công) được bố trí đi học văn hóa ngay trong giờ làm việc, còn các nhân viên khác thì phải bỏ việc của mình đi làm những việc như lau nhà lau cửa, dọn dẹp vệ sinh. Công thức tóm lại là “Người quét rác đi học văn hóa, các nhà khoa học lo đi quét rác”. Từ đây đẻ ra cái tình trạng nhấp nhổm, chả ai yên tâm làm việc gì.
Trong các cuốn lịch sử nghệ thuật Nhật Bản, tôi đọc thấy họ hay nói là có những người theo nghề một cách hết lòng tới mức có những cô gái tự nguyện không lấy chồng để yên tâm cống hiến cả đời cho nghề.
Ở ta thì lâu lắm tôi không nghe thấy nói có ai “điên” kiểu ấy. Kiểu sống hết mình với một niềm tin nào đó được coi là lập dị và không chấp nhận được. Khi chuyển hóa vào trong cách ứng xử người lao động, nó hiện ra thành sự coi thường những việc nhỏ mọn.
Trong điều kiện một nước mới chuyển từ nông nghiệp lên hiện đại, xưa phố xá đi đâu cũng gặp những người thợ chữa những thứ lặt vặt như chữa khóa chữa giày. Nay thì nghề này ngày càng ít người làm.
Thằng cháu con đứa em tôi đang ở bên Đức thỉnh thoảng về chơi. Nó kể thời học đại học, mùa hè nó đi vác lợn trong lò sát sinh rồi lái xe chở lợn đến các cửa hàng. Nghe chuyện, hàng xóm bảo nhau: Ở Việt Nam không ai làm thế. Thanh thiếu niên có nghèo mấy nhưng bảo đi làm những việc có vẻ bẩn thỉu một chút là lảng xa. Nhiều gia đình ngấm ngầm khuyến khích con cái khôn ranh lừa lọc hơn là lặng lẽ trau dồi nghề nghiệp.
Sự hư hỏng công nhiên phô phang ra và biến thành sự trơ tráo không biết từ lúc nào. Những tiền đề tạo nên sự vô cảm, bạo lực ngày một tích tụ. Những nghề phục vụ ăn chơi đàng điếm chưa bao giờ phát triển nhiều như bây giờ, tuy ngó vào thì thấy cả ở đây nữa, người ta chỉ có một trình độ nghề nghiệp loàng xoàng.Vương Trí Nhàn 
http://aladanh.vn/media/196/images/dich-vu-chuyen-phat-nhanh-tu-han-quoc-ve-viet-nam.jpgNhững quốc gia thất vọng: Sự phát triển của Hàn Quốc và Việt Nam thời hiện đại 
Dân Luận: Xin chân trọng cảm ơn tác giả Vũ Tường đã chia sẻ bài nghiên cứu bằng tiếng Anh của mình với Dân Luận, và cũng xin cảm ơn thành viên TM111 đã nhận lời chuyển ngữ tài liệu này sang tiếng Việt để giới thiệu với độc giả.
Lời Cảm Tạ Chương này được viết ra với sự ủng hộ của Chương trình Dân Chủ và Phát Triển, thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Địa Phương Princeton, đại học Princeton. Tôi xin tri ân chương trình này và những vị giám đốc của chương trình là Atul Kohli và Deborah Yashar đã hỗ trợ tôi. Tôi cũng tri ân những lời bình phẩm giá trị của Donald Emmerson, Donald Keyser, James Ockey, T. J. Pempel, Gi-wook Shin, và David Straub đã đóng góp trong một phiên bản trước đây.
Lời Giới thiệu Chương sách này có mục đích nhận diện và so sánh những mô hình chính về sự chuyển biến quốc gia và nhà nước tại Hàn Quốc và Việt Nam. Hàn Quốc và Việt Nam đều ở cùng một vùng địa lý lân cận với nhau. Cả hai đều là láng giềng nhỏ bé hơn nhiều so với Trung Quốc, và đều hiện hữu trong một lịch sử chịu ảnh hưởng văn hóa và chính trị của Trung Quốc trước thời hiện đại. Những phát triển trước thời hiện đại đã tạo nên một Hàn Quốc thuần chất hơn về mặt sắc tộc, ổn định hơn về mặt chính trị so với Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều sự giống nhau bên ngoài, nhưng vận mệnh của cả hai nước bắt đầu tách ra từ cuối thế kỷ 19. Mặc dù cả hai đều bị lệ thuộc, Hàn Quốc thì bị lệ thuộc vào một quốc gia láng giềng Á Châu (Nhật bản), còn Việt Nam thì bị lệ thuộc vào một nước Tây phương đến từ xa (Pháp). Hàn Quốc cũng trở thành thuộc địa sau Việt Nam nhiều thập kỷ, và là một thuộc địa bị cai trị bởi một chính quyền thống nhất. Trái lại, Việt Nam bị chia ra làm ba vùng hành chính có nền pháp luật riêng rẽ. Mặc dù trong thời chiến tranh lạnh cả hai quốc gia đều bị chia cắt ra làm hai, nhà nước cộng sản và nhà nước chống cộng, nhưng Việt Nam được thống nhất dưới chế độ cộng sản sau một cuộc chiến tranh hết sức lâu dài và tàn bạo. Chính quyền cộng sản Bắc Triều Tiên cũng nỗ lực thống nhất đất nước bằng bạo lực, nhưng cuộc chiến của họ phải chấm đứt sau ba năm chiến tranh tương tàn. Nam Hàn dần dà trở nên một quốc gia giàu có và dân chủ, trái với Bắc Hàn và Việt Nam nghèo khổ và độc tài. Điều đáng quan tâm là tại cả Việt Nam lẫn Nam Hàn người ta đều thấy sự hồi phục tinh thần ái quốc của thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. [1] Một Hàn Quốc vẫn còn bị chia cắt đã làm thất vọng nhiều người dân Nam Hàn thì nhiều người có thể hiểu được, thế nhưng tại sao một nước Việt Nam thống nhất lại không làm hài lòng những người Việt Nam yêu nước? Điều mỉa mai ngầm trong việc so sánh giữa Việt Nam và Nam Hàn ngày nay khiến ta nghĩ đến câu nói nổi tiếng của Leo Tolstoy rằng “những gia đình hạnh phúc thì đều như nhau, còn mỗi gia đình mất hạnh phúc thì lại đau khổ theo cách riêng của mình.” [2]
Con đường khúc khuỷu của Hàn Quốc và Việt Nam có lẽ có điều gì liên quan đến vị thế “trung cường” của họ. [3] Cả hai quốc gia đều có diện tích trung bình và nằm giữa các đại cường quốc. Việt Nam thì nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, còn Hàn Quốc thì cùng biên giới và hải giới với Trung Quốc, Nga, và Nhật. Cả hai Việt Nam và Hàn Quốc đều cách xa Hoa Kỳ bởi Thái Bình Dương. Vị thế trung cường của họ khiến cả hai quốc gia về mặt địa chính trị đều đáng để các đại cường tranh giành với nhau. Cùng lúc đó, chính hai quốc gia này cũng đủ lớn để thách thức các đại cường, hay là nếu dùng so sánh của Donald Deyser trong chương giới thiệu, thì cả hai đều có khả năng “đấm vào mặt đối thủ nặng ký hơn mình.” Khi chưa ra khỏi hẳn thời kỳ thuộc địa của mình, cả hai quốc gia rơi vào ngay tại chỗ Bức Màn Sắt đã rơi xuống, và đây cũng không phải là trùng hợp ngẫu nhiên. Cũng như vậy, việc quân đội Hoa Kỳ can thiệp vào cả hai nước (1965-73) cũng không phải là một trùng hợp ngẫu nhiên. Cả hai cuộc chiến tranh, chiến tranh Hàn Quốc (1950-53) và chiến tranh Việt Nam (1965-73), không phải chỉ để ngăn chặn khối Soviet mà còn để bảo vệ Hoa Kỳ khỏi phải đối đầu với cộng sản ngay tại biên giới của mình. Tuy thiếu thốn khả năng quân sự nhưng lại đầy tham vọng, cả hai Bắc Hàn và Bắc Việt vào thời điểm đó chọn cách thách thức lại biên giới các đại cường đã ép buộc họ phải nhận. [4] Họ tự hào là tiền đồn của khối xã hội chủ nghĩa, và việc họ hăng hái đối đầu với Hoa Kỳ tỏ lộ những yếu tố trung cường.
Bài viết này sẽ được chia ra làm ba phần chính. Sau lời bàn ngắn gọn về lịch sử tiền hiện đại, phần đầu của bài viết sẽ chú mục đến sự hình thành tinh thần quốc gia hiện đại tại Hàn Quốc và Việt Nam kể từ thế ký 19. Phần thứ nhì sẽ so sánh quá trình xây dựng nhà nước hiện đại tại Bắc Việt và Nam Hàn. Thông tin về hệ thống chính trị tại Bắc Việt Nam khá ít ỏi, nên tôi sẽ sử dụng dữ kiện chính từ một đề tài nghiên cứu đang thực hiện. Trong phần kết luận, tôi sẽ bàn đến những bài học về thống nhất đất nước tại Việt Nam cho Nam Hàn. Mặc dù người dân tại một Hàn Quốc còn đang chia cắt có thể đang nhìn về Việt Nam với sự ghen tỵ, nhưng họ cần phải để ý đến cái giá của sự thống nhất theo kiểu Việt Nam, nó đã khiến cho số phận của phần đông người Việt không cải thiện được gi.
Hàn Quốc và Việt Nam thời tiền hiện đại Quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đối với Trung Quốc trong thời kỳ tiền hiện đại đều theo một con đường giống nhau, bắt đầu từ lệ thuộc dẫn đến độc lập sau này. Nước Việt Nam ngày nay xưa kia bắt đầu là một xã hội bộ lạc tại thung lũng sông Hồng. Xã hội này đến năm 111 trước công nguyên thì rơi vào sự đô hộ của Trung Quốc, và cứ như thế cho đến thế kỷ thứ 10. [5]5 Trong thời gian này có sự di dân và hôn nhân dị chủng diễn ra ở tầm cỡ lớn. Văn hóa Trung Quốc được hấp thụ, mặc dù văn hóa địa phương vẫn giữ một số đặc điểm của nó để phân biệt với văn hóa Hoa. Sau khi lấy lại độc lập năm 823, các vua Việt Nam vẫn giữ mối quan hệ thần phục với Trung Quốc. Họ đã chống lại những cuộc xâm chiếm từ phương Bắc một cách thành công, chẳng hạn như cuộc xâm chiếm Mông Cổ vào thế kỷ 13. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ, giữa năm 1400 và 1418, thì Việt Nam lại bị nhà Minh bên Trung Quốc thống trị. Tuy phần lớn giới sĩ phu quốc gia tạo nên “sự kháng cự anh hùng” của Việt Nam chống lại Trung Quốc, quan hệ tiền hiện đại giữa Việt Nam và Trung Quốc phần lớn vẫn mang tính hoà bình, và những thời kỳ chiến tranh thì hiếm. [6]
Hàn Quốc cũng bị Trung Quốc trực tiếp thống trị từ năm 108 trước công nguyên cho đến thế kỷ thứ tư, chi có 400 năm thay vì bị lệ thuộc một nghìn năm như Việt Nam. [7] Sau khi nền thống trị Trung Quốc bị lật đổ là thời kỳ Tam Quốc kéo dài 300 năm, trong đó ba vương quốc trung tâm là Koguryo, Paekche, và Silla tranh nhau để hoàn thống toàn trị bán đảo này. Thoạt tiên Silla hợp tác với Trung Quốc để đánh bại đối thủ “Hàn Quốc” của mình, nhưng sau đó lại đánh đuổi Trung Quốc ra khỏi bờ cõi năm 676. Quan hệ thần phục sau đó giữa Hàn Quốc thống nhất và Trung Quốc được đánh dấu bởi một vài mâu thuẫn cũng như giữa Việt Nam và Trung Quốc vậy. Những nhà cai trị Hàn Quốc cũng kháng cự nhiều cuộc xâm lăng của Trung Quốc, nhưng lại bị thua triều Mông trong thời gian từ năm 1270 đến 1356.
Lịch sử Việt Nam từ sau khi giành lại độc lập với Trung Quốc được đánh dấu bởi nhiều chia rẽ và xáo trộn chính trị hơn là lịch sử Hàn Quốc. Hàn Quốc được thống nhất từ thế kỷ thứ 7, từ đó không hề mở rộng giang sơn, và trải qua ba triều đại trước khi bị sáp nhập vào Nhật năm 1910. Trái lại, lãnh thổ của Việt Nam dần dà mở rộng ra về phía Nam từ thung lũng sông Hồng, chiến thắng vương quốc Champa theo Ấn độ giáo và Phật giáo vào thế kỷ 12 đến thế kỷ 15 (ngày nay là miền Trung Việt Nam), và miền đông của vương quốc Khmer cũng theo Ấn độ giáo và Phật giáo vào thế kỷ 16 đến 18 (ngày nay là miền Nam Việt Nam). Phần lớn lãnh thổ của Việt Nam ngày nay không thuộc về Việt Nam lúc trước. Trong thế kỷ 16 – 18 Việt Nam chứng kiến hai trận nội chiến, đầu tiên là giữa nhà Mạc và nhà Lê (1527-1592), rồi giữa họ Trịnh phía Bắc, họ Nguyễn phía Nam, và các tướng nhà Tây Sơn (1627-1802), tất cả là 240 năm – cùng độ dài thời gian với thời Tam Quốc tại Hàn Quốc một nghìn năm trước. Điều gi vương triều Silla đã đạt được về mặt lãnh thổ năm 676 thì nhà Nguyễn, vưong triều thứ 9 hay thứ 10 của Việt Nam từ khi thoát khỏi lệ thuộc Trung Quốc, mãi đến năm 1802 nhà Nguyễn mới đạt được.
Về mặt xã hội, một khác biệt quan trọng nữa giữa Hàn Quốc và Việt Nam thời tiền hiện đại là xã hội Việt Nam ít mang tính chất tôn ti trật tự triệt để hơn. Đến thế kỷ 15 thì các nhà cai trị Việt Nam đã thành công hơn những vị đối quyền của họ tại Hàn Quốc trong việc tẩy trừ giới quí tộc. Nước Việt Nam thời Nguyễn có vẻ tập trung quyền hành vào trung ương hơn triều Yi của Hàn Quốc, vì giới Yangban (quí tộc) của Hàn Quốc tạo thành một nhóm quyền lực mạnh tranh quyền với nhà vua.
Về mặt văn hóa, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo, Khổng giáo và tân Khổng giáo cũng như Hàn Quốc. Đến tận thế kỷ 19, những giới học giả Việt vẫn còn chưa nghĩ đến hay phân biệt thế giới theo tiêu chuẩn dân tộc. (tức là người Việt thì khác biệt với người Hoa), mà họ phân biệt bằng những khái niệm văn hóa chẳng hạn như những “lĩnh vực lễ nghi”. [8] Thế giới này chứa đựng những biên giới chính trị nhưng lại thống nhất dưới một khung văn hóa đơn nhất chung quanh “Bắc triều”(tức là Trung Quốc ngày nay), và từ đó Nam dân (tức Việt Nam ngày nay) mong muốn được nhập vào. Cũng như Hàn Quốc, sự vay mượn khái niệm và thể chế chính trị từ Trung Quốc đã giúp các nhà cai trị Việt Nam củng cố triều đại của mình, và họ tự hào đứng vào thế giới văn hóa của Trung Quốc.
http://img.news.zing.vn/img/144/t144755.jpgSự trỗi dậy của Hàn Quốc và Việc Nam với tư cách những quốc gia hiện đạiSo với Hàn Quốc, vị trí địa lý của Việt Nam đã đưa Việt Nam vào nhiều tương tác với ngoại nquốc hơn Hàn Quốc. Ngưòi Tây phương đã can thiệp vào nội chiến Việt Nam từ thế kỷ 16. Khi bị Việt Nam từ chối trao đổi thương mại và sinh hoạt truyền giáo, nước Pháp đã đánh bại lực lượng nhà Nguyễn rồi chiếm đóng miền Nam Việt Nam trong thập niên 1860. Sau một loạt xung đột ngắn ngủi, vua Nguyễn đã phải chấp nhận sự bảo trợ của Pháp cho phần còn lại của đất nước năm 1884. Cho đến cuối thế kỷ 19 các quan nhà Nguyễn nào từ chối không chịu chấp nhận chiến bại đều lo tổ chức những cuộc nổi dậy để phục hồi nền quân chủ. Tinh thần quốc gia cận đại mãi đến những năm 1900 mới xuất hiện, phần lớn nhờ vào những nhà trí thức lưu lạc tại Nhật và Trung Quốc (chẳng hạn như Phan Bội Châu), và công trình của những vị này lại có ít ảnh hưởng trong nước.
Trái lại, Hàn Quốc bị cô lập nhiều hơn khi thời kỳ đế quốc bắt đầu tại Đông Á. [9] Cũng như Việt Nam, quốc gia này chống cự lại áp lực từ Hoa Kỳ, Pháp, Nhật, và không chịu mở cửa để giao dịch thương mại. Không có cường quốc ngoại quốc nào muốn lập thuộc địa tại Hàn Quốc trừ Nhật, nhưng mãi sau này Nhật mới trở nên cường quốc khi họ đánh bại Trung Quốc năm 1894 và đánh bại Nga năm 1905. Cả hai trận chiến tranh đều xảy ra vì Hàn Quốc. Mặc dù Hàn Quốc dần dà trở thành thuộc địa Nhật năm 1910, nhưng sự chậm trễ này (so với Việt Nam) đã giúp giới trí thức Hàn đủ thời gian để phát triển và truyền bá một tinh thần quốc gia khi Hàn Quốc còn giữ được độc lập. Công trình quan trọng nhất được tạo nên bởi Câu lạc bộ Độc lập trong những năm 1896-1898. Câu lạc bộ này do Philip Jaisonn (Si Chae-p’il), một nhà trí thức theo đạo Cơ đốc có bằng y khoa Mỹ và quốc tịch Mỹ trước khi trở về Hàn. Mối đe dọa Nhật đối với Hàn Quốc, một cường quốc phi-Tây phương và chống cơ đốc giáo, đã khiến cho đạo cơ đốc được xem như là đồng minh và thu hút được người Hàn. [10] Ngược lại, cơ đốc giáo tại Việt Nam thuộc địa là phát nguồn từ giáo hội Công giáo và được gắn liền với quyền lực thuộc địa. Tôn giáo này đã không đóng góp gì vào tinh thần quốc gia của người Việt mà còn bị tinh thần quốc gia nhắm vào để công kích. [11] Trong tình thế như vậy, phong trào ngày 1 tháng 3 năm 1919 xảy ra tại Hàn Quốc với vai trò đóng góp quan trọng của giáo hội cơ đốc là một điều không thể nào xảy ra được tại Việt Nam.
Để đối ứng với phong trào ngày 1 tháng 3, qua đó hàng vạn người biểu tình phản đối toàn quốc, Nhật đã nới lỏng kềm chế chính trị tại Hàn Quốc. [12] Chính sách này là kết quả của sự đứng lên đòi hỏi dân chủ tại Nhật (“Taisho democracy”), do lý tưởng của tầng lớp ưu tú tại Nhật muốn bắt chước phương Tây. Mãi đến năm 1931 thì chính sách này mới bị bãi bỏ. Từ năm 1920 đến 1925 Hàn Quốc chứng kiến sự ra đời của một phong trào phục hồi văn hóa sôi nổi. [13] Một chính sách phóng khoáng tương tự mãi đến năm 1936 mới được thi hành tại Việt Nam, khi Mặt Trận Bình Dân lên nắm quyền tại Pháp, và chỉ kéo dài đến 1939 mà thôi. Vì có nền báo chí tự do hơn và có nhiều tự do lập hội hơn nên Hàn Quốc đã có một tinh thần quốc gia tân tiến hơn, từ đó Hàn Quốc đã tiến xa hơn Việt Nam một hay hai thập niên. Một tổ chức mở như Sin’ganhoe (1927-1931), vốn được chính quyền thuộc địa Nhật dung túng, vừa kết nạp người quốc gia vừa kết nạp người cộng sản, chỉ có thể có được tại Việt Nam cuối thập niên 1930, và chỉ có được ở miền Nam Việt Nam mà thôi (lý do sẽ được giải thích ở phần sau).
Trong thời kỳ thuộc địa, người Hàn tranh luận về những khái niệm mới về quốc gia từ nhiều cái nhìn khác nhau, kể cả chủ nghĩa xuyên Á, thuyết Darwin, chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chủ nghĩa quốc gia dân sự, [14] và chủ nghĩa quốc tế. Gi-Wook Shin tranh luận rằng chủ nghĩa quốc gia dân tộc của Hàn Quốc là câu trả lời cho cả chủ nghĩa thuộc địa và chủ nghĩa cộng sản. Cùng thời điểm, những nhà hoạt động chống thực dân người Việt cũng có những cuộc tranh luận tương tự, tuy nhiên cuộc tranh luận đó không được đào sâu như tại Hàn vì môi trường chính trị kềm chế nặng nề hơn. [15] Những cuộc tranh luận này thường giới hạn trong những nhóm nhỏ những nhà hoạt động, và họ lại hay thay đổi quan điểm theo thời gian. Chẳng hạn như những bài viết của Phan Bội Châu phối hợp thuyết xuyên Á với thuyết Darwin, và chủ nghĩa quốc gia dân tộc. [16]
Thuyết xuyên Á mất đi sức hấp dẫn của nó sau khi Nhật thông đồng với Pháp để trục xuất những sinh viên Việt Nam sang Nhật du học. [17] Cuộc tranh luận chống thực dân dần dà thu hẹp vào đề tài tranh giành giữa chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chủ nghĩa quốc tế. Chuyện kể về chủ nghĩa quốc gia dân tộc bắt nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, [18] từ sự khẳng định “lịch sử 4000 năm chiến đấu chống Trung Quốc để giữ vững nền độc lập”, và từ nỗi sợ hãi bị tuyệt chủng phát xuất từ thuyết Darwin. Nhóm theo chủ nghĩa quốc tế cũng không phải là một khối nguyên chất. Cũng giống như những người cộng sản Hàn vào thời điểm đó, nhiều người Việt theo chủ nghĩa Stalin tin tưởng vào cuộc đấu tranh giai cấp, nhưng vẫn xem chủ nghĩa quốc gia dân tộc là một sức mạnh đáng kể có ích cho cuộc chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân. Họ đã có lúc hợp tác với những người Trotsky cực đoan hơn họ. Sự chuyển hướng chính sách của Quốc Tế 3 năm 1935 đã giúp cho những người Stalinít hợp tác với những người quốc gia không cộng sản cho đến năm 1948. Họ lập ra Việt Minh làm mặt trận thống nhất và dùng từ chủ nghĩa quốc gia dân tộc để kêu gọi quần chúng. [19]
Tại Hàn Quốc, thực tế chính trị sau 1945 tạo ra hai chế độ đối kháng nhau tại Bắc và Nam Hàn. Tại miền Bắc, Kim Ilsung lập nên một nhà nước xã hội chủ nghĩa với sự hỗ trợ của Liên Bang Xô Viết và Trung Quốc. Tại miền Nam, Rhee Syngman (một cụu thành viên của Câu Lạc Bộ Độc Lập) trở nên tổng thống của một nước cộng hòa chống cộng. Cả Bắc và Nam Hàn cố sử dụng chủ nghĩa quốc gia dân tộc để thống nhất nhà nước và chế độ cho mình. [20] Kim tạo ra cảm tưởng là chế độ mà ông theo đuổi không phải là chủ nghĩa Stalin mà là một chủ nghĩa xã hội đặc biệt theo kiểu Hàn Quốc. Rhee phát động khái niệm “một dân tộc” để đoàn kết người dân Nam Hàn chống lại cộng sản, thứ chủ nghĩa mà có lúc ông so sánh với bệnh dịch. Trong đầu thập niên 1970, sau mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô, Kim phát động khái niệm juche (chủ thể) như là một nguyên lý để định hướng nhà nước Bắc Hàn cùng với chủ nghĩa Mác - Lê nin. Sau khi nắm quyền sau cuộc đảo chánh 1961, tướng Park Chung Hee của Nam Hàn đưa ra khẩu hiệu “hiện đại hóa đất nước” như là một học thuyết mới cho nhà nước. Học thuyết này kết hợp chủ nghĩa quốc gia dân tộc với chủ nghĩa chống cộng và học thuyết phát triển.
Nhiều cuộc vận động tương tự xảy ra tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc giúp những người Stalinít nắm quyền cuối năm 1945 và lãnh đạo cuộc chiến giành độc lập với sự hợp tác đáng kể từ nhiều nhóm quốc gia chống lại sự trở lại của Pháp. Tuy nhiên, trong khi cộng tác với những người quốc gia thì những người Stalinít lại thủ tiêu hay đưa đi đày những nhà quốc gia chống cộng (đảng Đại Việt), những người theo chủ nghĩa quốc tế Trốtky (Tạ Thu Thâu), và những người bênh vực cho chủ nghĩa quốc gia dân sự (Phạm Quỳnh, bị lên án là “hợp tác (với Pháp)”). [21]
Từ khi chiến tranh lạnh xảy ra tại Âu châu, những người Stalinít Việt đáp ứng hăng hái lời của Xô Viết kêu gọi những thành viên phe cộng sản nổi dậy lật đổ chủ nghĩa đế quốc. [22] Họ bắt đầu thanh trừng những người không cộng sản ra khỏi chính quyền. Họ toàn tâm ủng hộ chủ nghĩa Mao ít sau chiến thắng của cộng sản Trung Quốc năm 1949. Một cuộc đấu tranh giai cấp tại làng quê được phát động trong những năm 1953-1956 dưói sự chỉ huy của Trung Quốc, và những phong trào trào chống hữu khuynh và Bước Nhảy Vọt được làm rập theo Trung Quốc (Bước Nhảy Vọt thì sơ sài thôi). Những cuộc đấu tranh cứu nước không nhất thiết phải loại ra đấu tranh giai cấp, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Trưởng Chinh đã phát biểu trong một cuộc họp nội bộ năm 1953: “Cách mạng quốc gia dân chủ (về bản chất) là cách mạng nông dân. Chiến tranh giải phóng đất nước về bản chất là chiến tranh nông dân… Những người nông dân lãnh đạo chiến đấu bài phong và diệt đế là cùng một lúc vừa là đấu tranh giai cấp vừa là đấu tranh giành độc lập. Đó là cuộc đấu tranh giai cấp trong một cuộc đấu tranh giành độc lập và dưới hình thức đấu tranh độc lập.” [23]
Những nhà lãnh đạo cộng sản phải mất một thời gian mới lập ra được khẩu hiệu nối kết chủ nghĩa quốc gia dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Cuối thập niên 1950 họ chế ra được công thức “yêu nước là xây dựng chủ nghĩa xã hội,” biến lòng ái quốc (tiếng Việt thường dùng cho chủ nghĩa quốc gia dân tộc) thành phục vụ chủ nghĩa xã hội. [24] Khi họ quyết định phát động chiến tranh thống nhất đất nước, những văn kiện nội bộ của Đảng xem xét nó theo những từ ngữ của học thuyết Mác-Lê-Mao, đó là một cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân mới để xây dựng chủ nghĩa cộng sản trên toàn đất nước. [25] Tuy nhiên, trước công chúng, cuộc chiến tranh được đóng khung trong vòng “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.
Tuyên truyền của Bắc Việt Nam cho thấy việc dùng lẫn lộn giữa chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa quốc gia, qua đó chủ nghĩa quốc tế được đề cao hơn chủ nghĩa quốc gia, ít nhất là cho đến giữa thập niên 1960. Chẳng hạn như trong những năm 1955-1959, bốn tác giả được xuất bản nhiều nhất tại Bắc Việt trong thập niên 1950 là Lê nin (50 đầu sách), Stalin (29 đầu sách), Mao (12 đầu sách), và Hồ Chí Minh (11 đầu sách). [26] Cứ mỗi 100 cuốn sách được in ra thì có một cuốn của Lê nin. [27] Một tài liệu của Đảng Cộng sản về đề tài hệ thống phát thanh được phát hành năm 1959 đã định nghĩa công tác của hệ thống là “tuyên truyền và lôi kéo quần chúng ủng hộ các chính sách của Đảng và nhà nước, hướng dẫn người dân thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, tập hợp quần chúng toàn quốc đấu tranh để thống nhất đất nước, giáo dục quần chúng về chủ nghĩa quốc tế, xây dựng vững mạnh tình đoàn kết quốc tế giữa dân tộc ta và các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là tại Đông Nam Á.” [28]
Một cuộc khảo sát những sách giáo khoa năm 1956 cho các em lớp một (khoảng 6 tuổi) cho thấy 84 trong số 328 bài học (25.6%) có nội dung chính trị. [29] Trong số 84 bài này, 32% dạy học sinh về những anh hùng quân đội cộng sản (đã hy sinh), 19% về “Bác Hồ”, 10% về cuộc sống cách mạng và cuộc sống xã hội chủ nghĩa, 7% về miền Nam, những quốc gia xã hội chủ nghĩa anh em (một về Lê nin thời trẻ), và cuộc sống nông dân và công nhân. Chỉ có hai trong số 328 bài học chú trọng đến lòng ái quốc tổng quát và một nói về một anh hùng trong lịch sử (Trần Quốc Toản), trong khi đó một mình đề tài cải cách ruộng đất có đến hai bài. Nội dung của cuốn sách giáo khoa cho thấy người ta dạy học sinh Việt Nam về lòng ái quốc trong liên kết với lịch sử ít hơn dạy về chủ nghĩa xã hội trong liên hệ với quốc tế. Nói chung, Đảng muốn thanh niên có niềm tin vững mạnh vào giá trị xã hội chủ nghĩa và ý nguyện được chết cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa nếu “Bác Hồ” và Đảng cần đến.
Bảng 1 để vào đây
Sau khi rạn nứt giữa Liên Xô và Trung Quốc xảy ra, những người cộng sản Việt Nam ít theo khuynh hướng quốc tế hơn (nhưng không đến độ như những đồng chí Bắc Triều Tiên của họ). Họ cho phép nghiên cứu trở lại quá khứ “phong kiến” của Việt Nam và bắt đầu bác bỏ chủ nghĩa Mao, xem nó là mối đe dọa cho nền độc lập của Việt Nam. Họ vẫn trung thành với cuộc đấu tranh toàn cầu chống lại chủ nghĩa đế quốc qua việc bác bỏ thuyết chung sống hòa bình của Khurshchev, cho đó là bán linh hồn cho phe đế quốc. Khuynh hướng này có thể được thấy qua những thay đổi giữa những phiên bản của cùng cuốn sách giáo khoa được bàn đến ở đoạn trên, phiên bản năm 1956 và phiên bản năm 1972. [30] Trong phiên bản năm 1972 phát hành gần cuối cuộc nội chiến, có 69 trong số 236 bài học (29%) có nội dung chính trị. 55% của 69 bài học này nói đến những anh hùng quân đội cộng sản (phần lớn đã hy sinh), 14.5% nói về “Bác Hồ”, 11.6% nói về thống nhất đất nước và miền Nam, 10% về nếp sống cách mạng và nếp sống xã hội chủ nghĩa, và 3% về “những người anh em xã hội chủ nghĩa”. Phần lớn những bài học có nội dung chính trị phản ánh một xã hội bị chính trị hóa do chiến tranh tạo ra. Phần lớn những bài học về anh hùng cộng sản là vì cuộc chiến kéo dài đã tạo ra nhiều anh hùng hơn. “Bác Hồ” mất năm 1969 nên xuất hiện ít hơn. Điều đáng kể là những bài học về chiến thắng bây giờ lại nhiều gấp ba lần hơn những bài học về các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Trong khi đó thì con số những bài học về lòng ái quốc chung chung (2) và anh hùng lịch sử (1) thì vẫn như cũ.

Tại miền Nam, vốn là một quốc gia riêng biệt từ 1955 đến 1975, tổng thống Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phong kiến, và chủ nghĩa cộng sản là ba kẻ thù của quốc gia Việt Nam. Ông phát động “chủ nghĩa nhân vị”, một học thuyết do Emmanuel Mounier, một triết gia Pháp và là một người công giáo thế tục đặt ra, như là một sức mạnh thứ ba giữa hai ý thức hệ của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng sản của hai khối chiến tranh lạnh. Chủ nghĩa nhân vị nhắm bảo vệ và phát triển tính xứng đáng của con người, tương phản với chủ nghĩa tự do vốn tạo ra sự giải phóng giả tạo, và tương phản với chủ nghĩa cộng sản, vốn đòi hỏi chiến tranh không ngừng nghỉ. [31] Bằng cách chọn một lựa chọn khác cho hai ý thức hệ của chiến tranh lạnh, Ngô muốn xác định một tinh thần quốc gia độc lập mặc dù chế độ của ông lệ thuộc vào Mỹ. Tuy nhiên, tự do văn hóa tại Nam Việt Nam và việc Ngô Đình Diệm không kiểm soát được nền giáo dục tạo ra một số giới hạn không cho phép chính quyền của ông thao túng chủ nghĩa quốc gia. Đến thập niên 1960 thì sự can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến đưa đến một phong trào chống Mỹ rộng lớn tại các thành phố miền Nam. [32] Phong trào này đòi hỏi hoà bình và thống nhất, vừa mang tính bộc phát tự nhiên, vừa bị giật dây bởi những điệp viên miền Bắc.
Sau khi thống nhất đất nước, chế dộ cộng sản tiếp tục vận động tinh thần quốc gia dân tộc trong chiến tranh với Trung Quốc, được họ dựng lên thành hình ảnh “sô vanh và bá quyền”. Trong khi chiến tranh với Trung Quốc đang diễn ra là để “bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, thì cuộc xâm lấn và chiếm đóng Kampuchea lại là để bảo vệ “tình đoàn kết quốc tế với người dân Kampuchea”. Thay vì đề cao chủ nghĩa quốc gia và để mặc chủ nghĩa cộng sản như khái niệm juche tại Bắc Hàn, thì những người cộng sản Việt Nam lại tiếp tục bắt chủ nghĩa quốc gia phải phục vụ cho chủ nghĩa xã hội, như được thấy trong việc họ định nghĩa những công tác quốc gia là “xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.” Đến đầu thập niên 1990, Bắc Hàn đã loại bỏ chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi hiến pháp của họ, và mang juche, hay đôi khi “chủ nghĩa Kim Ilsung” làm học thuyết mới. Song song với Bắc Hàn nhưng yếu ớt hơn, Việt Nam cũng có những thay đổi rụt rè, với “tư tưởng Hồ Chí Minh” được thêm vào chủ nghĩa Mác Lê làm ý thức hệ cho chế độ. Như vậy Việt Nam vẫn từ chối không chịu loại bỏ chủ nghĩa Mác Lê.
Tại Nam Hàn, chủ nghĩa bài Mỹ hình thành trong thập niên 1980 tiếp theo cuộc thảm sát bởi chế độ độc tài. Một ý thức hệ mới, đám đông Minjung (kẻ bị áp bức) hay “quần chúng” vừa mang ý nghĩa Mác xít vừa mang ý nghĩa cơ đốc giáo, và tạo khái niệm đám đông là cốt lõi của đất nước, lãnh đạo cuộc đấu tranh đòi dân chủ cho đến cuối thập niên 1990. [33] Phong trào Minjung ủng hộ thống nhất đất nước với Bắc Hàn mà vẫn chống sự cai trị của quân đội, chống cộng, và chống việc Nam Hàn làm đồng minh với Hoa Kỳ. [34] Phong trào này được lãnh đạo bởi một thế hệ mới là những sinh viên hoạt động, và một phần nhờ vào chiến tranh lạnh đã chấm dứt, nên phong trào đạt được những thành quả vang dội buộc các tướng lãnh phải dân chủ hóa. [35] Từ ngày đó đến nay phong trào đã mất đi khí thế, và những nhóm còn lại đứng ở giữa ngày nay chia ra làm hai bên, một bên là những người luôn canh cánh việc thống nhất đất nước với Bắc Hàn, và bên kia là những nguời chú trọng đến những vấn đề quốc nội như quyền lợi của người lao động. [36]
Điều đáng chú ý là những thay đổi song song trong ý thức xã hội cũng đang diễn ra tại Việt Nam ngày hôm nay, hai thập niên sau Nam Hàn. Tình cảm chống Trung Quốc bộc phát đã dâng lên gần đây, và những cuộc phản đối chống Trung Quốc đã xảy ra năm 2008 và 2011 mặc dù bị chính quyền dập tắt. Những người phản kháng kết tội chính quyển Việt Nam lấy lòng Trung Quốc và bỏ mặc quyền lợi của Việt Nam. Mặc dù còn mong manh, phong trào mới xuất hiện đã bắt đàu nối kết các nhà trí thức lại với nhũng tầng lớp thấp hơn trong xã hội, và những người chỉ trích chính quyền trong nước với những người Việt chống cộng tại hải ngoại. Phong trào này cho thấy rằng tinh thần quốc gia dân tộc hiện nay đang đấu tranh để thoát khỏi sự điều khiển của những người cộng sản. Cuộc đấu tranh này đang được tiếp sức bởi nhu cầu đòi hỏi dân chủ đang lớn dần giữa nhiều nhóm tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam ngày nay không phải là Nam Hàn những năm 1980, vì những ý nguyện dân chủ của Việt Nam phải đương đầu với một nhà nước mạnh bạo hơn và đang cố thủ hơn nhiều lần, và đó là điểm chú trọng của phần kế tiếp sau đây.

Sự chuyển biến của nhà nước hiện đại

Sự chuyển biến của nhà nước hiện đại ở cả Hàn Quốc và Việt Nam đều bắt đầu từ thời thời thực dân, tuy nhiên sự cai trị thực dân của Nhật tại Hàn Quốc có nhiều thay đổi hơn sự cai trị của thực dân Pháp tại Việt Nam. Nhật dẹp bỏ chế độ quân chủ và lập nên một nền hành chính và nền kinh tế thống nhất tại Hàn Quốc. Ngược lại, người Pháp lại tỏ ra mơ hồ về dự án thuộc địa và chậm chạp trong việc lập nên một thể chế hành chính thống nhất cho Đông Dương. [37] Về vấn đề những con số người cư ngụ và công chức sống trong thuộc địa và làm việc cho chính quyền thuộc địa thì Nhật giữ sự hiện hữu của họ tại Hàn Quốc lớn gấp mười lần so với người Pháp tại Đông Dương. [38] Một tương phản khác nhỏ hơn được thấy trong tỉ lệ cảnh sát so với số dân: lực lượng cảnh sát Nhật được sử dụng là một cảnh sát cho mỗi 100 người dân Hàn, còn tại Việt Nam thì có một cảnh sát cho mỗi 850 người dân bản xứ tại Đông Dương.
Miền Nam Việt Nam được bị xếp vào thể chế thuộc địa toàn phần, tại đây người Pháp được sử dụng trong chính quyền, và người bản xứ được hưởng nhiều quyền lợi giống như người quốc tịch Pháp. Triều đình Việt tiếp tục giữ quyền cai trị về hình thức tại miền Trung (“Annam”) và tại miền Bắc (“Tonkin”) (qua một thống sứ) . Tại cả hai miền Nam và miền Bắc, một viên thống đốc hay thống sứ cai quản hành chính Việt Nam, mặc dù sau thập niên 1900 thì miền Bắc được đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của viên toàn quyền Đông dương người Pháp. Khi tách rời miền Nam ra khỏi phần còn lại của Việt Nam, nền cai trị thuộc địa đã phá bỏ quá trình thống nhất đất nước được bắt đầu dưới triều Nguyễn trong những năm 1800 đến 1860.
Cả Pháp và Nhật đều xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại tại thuộc địa, nhưng, một lần nữa, Nhật đã làm nhiều hơn Pháp. Pháp xây đường sắt xuyên Đông dương dài 1,550 km, tức là khoảng nửa chiều dài hệ thống đường sắt xây tại Hàn Quốc cho đến năm 1945. Hệ thống đường xe hơi tại Hàn Quốc cũng nhiều gấp đôi hệ thống tại Đông Dương. Ngoài ra, Nhật thúc đẩy kỹ nghệ hóa và đô thị hóa tại Hàn Quốc, còn Pháp thì không. Sản xuất công nghệ (gồm cả khai mỏ và khai thác gỗ) chiếm 40% tổng sản lượng Hàn Quốc đầu thập niên 1940, trong khi đó tỉ lệ này tại Đông Dương là 20% năm 1937. [39] Hơn 13% dân số Hàn sống tại thành phố (trên 20 nghìn dân), giai cấp công nhân gần 1.8 triệu người, gấp 10 lần con số tại Đông Dương. [40] Đến năm 1937 thì có 2,300 xưởng công nghệ do người người Hàn quản trị, trong đó có 160 xưởng thu dụng hơn 50 công nhân. Như vậy chính sách của Nhật tạo ra một tầng lớp doanh nhân đã đóng góp cho sự công nghiệp hóa hậu chiến tranh tại Nam Hàn. Ngược lại, sự đóng góp đáng kể nhất của người Pháp không nằm ở công nghệ mà là ở nông nghiệp. Người Pháp xây dựng 2,600 km kênh đào qua những đầm lầy ở miền Nam, nâng diện tích canh tác lúa lên gấp 4 lần, nâng sản lượng lúa gạo lên gấp 10 lần, và nâng số gạo xuất cảng lên gấp 5 lần từ năm 1880 đến 1937. [41] Chính sách của Pháp tạo nên một tầng lớp điền chủ và trung lưu to lớn tại miền Nam (nhiều người trong số đó là người Việt gốc Hoa), và đã đóng góp vào sự phát triển thương mại và chủ nghĩa tư bản tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954 đến 1975 (và ngày nay).
Nền chính trị nhà nước lập ra từ cuối năm 1945 đến 1950 có vẻ thích hợp cho việc xây dựng một nhà nước tại Hàn Quốc vững mạnh hơn tại Việt Nam. [42] Đặc thù nhất là tầng lớp ưu tú người Hàn bị chia rẽ thành hai nhóm và được lãnh đạo bởi những người cực đoan (Rhee Syngman và Kim Hsung). Lực lượng Hoa Kỳ đóng quân tại Hàn Quốc hợp tác với giới cảnh sát Hàn được Nhật huấn luyện thực hiện nhiều cuộc trấn áp những người cộng sản tại Nam Hàn và thoạt đầu đã giúp cho chính quyền thống nhất lại. Ngược lại, những tầng lớp ưu tú người Việt hợp tác với nhau cuối năm 1945 để lập nên một phong trào quốc gia giành độc lập. Sự thoả hiệp này tạo nên một nhà nước yếu với sự lãnh đạo bị chia rẽ. Tuy nhiên, với sự phát động của đấu tranh giai cấp năm 1953 và việc dựng nên chế độ Mác Lê tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, quốc gia này nhanh chóng qua mặt Nam Hàn trong công việc xây dựng nhà nước.
Tại nơi khác tôi có chỉ ra rằng tổng thống Rhee (1948-1960) đã dựng nên một nhà nước chống cộng hữu hiệu bằng lực lượng cảnh sát cho người Nhật đào tạo. [43] Có báo cáo là những nhà đối lập nổi tiếng như Kim Ku và Yo Unhyong đã bị ông cho điệp viên thủ tiêu. Điều luật an ninh quốc gia ban hành năm 1948 (và vẫn hiệu lực cho đến ngày nay) được viết ra để “cấm tất cả những hoạt động nhằm vào lật đổ nhà nước và tước bỏ sở hữu tư nhân” và “bắt giữ để phòng vệ” những ai bị nghi ngờ là “nguy hiểm và có những tư tưởng không đúng đắn.” [44] Chỉ trong năm 1949 thôi đã có gần 120 nghìn người bị bắt giữ, và 123 nhóm xã hội bị giải tán chỉ từ tháng 9 đến tháng 10. [45] Rhee thực hiện chương trình Podo Yonmaeng năm 1948, đăng ký và theo dõi 300 nghìn người từng là cộng sản và gia đình của họ. [46] Trong chiến tranh Hàn Quốc, chính quyền Nam Hàn bỏ tù và xử tử hàng vạn người cộng sản thực thụ hay bị tình nghi là cộng sản, trong khi đó lực lượng Kim Ilsung cũng làm như vậy đối với người chống cộng. Sự trấn áp những người cộng sản từ rất sớm và có hệ thống đã giúp thống nhất nhà nước Nam Hàn. Việc những lực lượng miền Bắc giết chết những người Nam Hàn và phá hoại miền Nam đã tạo nên những tình cảm chống cộng trong xã hội Nam Hàn.
Sự độc tài của quân đội dưới thời Park Chung Hee (1961-1979) đã mở rộng sự theo dõi dân chúng qua những biện pháp như đăng ký người cư ngụ và những hội đoàn quần chúng (Moon 2005, 30-45). [47] Nhà trường dạy ý thức chống cộng trong một số lớp. Dân chúng được phát động gia nhập vào những lớp huấn luyện bảo vệ dân sự trong những năm cuối thập niên 1970. Tất cả trai tráng bị bắt buộc phải phục vụ trong quân đội, đó là điều kiện để xin việc làm. Chế độ giữ quyền kiểm soát chặt chẽ giới lao động và những tổ chức lao động trong thời Yushin khoảng htập niên 1970 (Ogle 1990, 50-62). Khi cần thiết thì quân đội dựa vào lực lượng của mình để trấn áp mọi phản kháng, giống như cuộc thảm sát Kwangju năm 1980.
Trở lại phía Việt Nam, không có nghi vấn gì rằng lực lượng quốc gia, dù bắt đầu từ dưới đáy đi lên hay phát động từ trên đỉnh xuống, đều đóng góp vào sự thành công của cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng một nhà nước mạnh mẽ. Sự lãnh đạo trong cuộc chiến tranh giành độc lập từ người Pháp đã biến những người cộng sản Việt Nam thành gần gũi mật thiết với tổ quốc trong mắt nhiều dân Việt. Việc Hoa Kỳ bỏ bom miền Bắc và sự có mặt của quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam khiến nhiều người Việt tin rằng đất nước mình bị ngoại bang xâm lấn. Điều này giúp những người cộng sản chiếm lòng dân và huy động được hỗ trợ của dân chúng cho chính sách của họ. Tuy nhiên tôi cho một điều nữa không kém quan trọng nhưng thường bị bỏ qua là những người cộng sản Việt Nam biết cách sử dụng bạo lực công khai, toàn diện, và có hệ thống, biết ép buộc có hệ thống và huấn luyện giáo điều toàn diện để tạo nên sự tuân thủ và trung thành với nhà nước.
Mặc dù nổi tiếng (về bạo lực) nhưng Nam Hàn theo chủ nghĩa tư bản vẫn không phải là đối thủ của nước Việt Nam cộng sản khi bàn đến bạo lực, o ép, và kiểm soát. Đối với những người cộng sản Việt trang bị bằng lý thuyết đấu tranh giai cấp, kẻ thù được định nghĩa là toàn bộ tấng lớp xã hội, không phải một số nhóm đặc thù hay cá nhân nào. Như tổng bí thư Trường Chinh đã giải thích năm 1948, kẻ thù của cách mạng Việt Nam gồm có “những địa chủ phong kiến phản động và giới tư sản mại bản phục vụ chủ nghĩa đế quốc, và những kẻ phản bội khác bất kể thành phần xuất thân.” [48] Trong khi nông dân, tiểu tư sản thành thị, trí thức, “tư sản ái quốc” và “những nhân vật và địa chủ tiến bộ” được xem là đồng minh của cách mạng vào lúc đó, ông vẫn cảnh báo trước rằng “khi cách mạng tạo được thêm nhiều bước tiến nữa thì thành phần của kẻ thù và đồng minh sẽ thay đổi, và chúng ta sẽ phải thay đổi quan hệ với họ.” Những lời nói của Trường Chinh không phải là lời nói suông. Đêm trước ngày phát động chiến dịch giảm tô năm 1953, những người lãnh đạo cộng sản ban hành một nghị định cho phép xử tử địa chủ theo tỉ lệ một địa chủ mỗi nghìn người dân. [49] Không chỉ những đối thủ chính trị mà một số phần trăm dân chúng do chủ thuyết cộng sản định nghĩa đã được chọn sẵn để bị tiêu diệt.
Việc thi hành bạo lực có hệ thống trong chiến dịch cải cách ruộng đất những năm 1953-1956 không những tiêu diệt cơ bản xã hội của thành phần có tiềm năng chống đối nhà nước, mà còn đóng góp đặc biệt vào việc xây dựng nhà nước theo những chuỗi các bước. Bước đầu tiên là phát động một chiến dịch tập hợp đám đông để tố cáo và xử những kẻ thù đã được định nghĩa sẵn. Bước này bao gồm những bước nhỏ liên quan đến toàn bộ hệ thống hành chính của nhà nước. Một là tổ chức hội nông dân hành động thay Đảng để tập hợp sự tham gia của quần chúng. Một bước song song nữa là đề ra nội dung để bạo lực xảy ra với sự tham gia nhiệt tình và trực tiếp, hay ít nhất là với sự đồng tình của quần chúng. Nội dung này được tạo ra bằng tuyên truyền cao độ và nhắm vào hợp pháp hóa bạo lực quần chúng chống lại kẻ thù. Qua từng tổ cán bộ được phân công về ở nhà nông dân, và qua hệ thống loa phường và “tổ đọc báo”, “những tội ác dữ dội” của kẻ thù được kể đi kể lại với những chi tiết tượng hình, làm cho người ta trở nên vô cảm và chuẩn bị cho họ tham gia vào bạo lực sắp xảy ra.
Sau khi người dân đã được phát động đến mức, bước kế tiếp là đạo diễn những màn khủng bố trước công chúng, qua đó những hành động tố giác và xử tội đối với kẻ thù bị nhắm tới sẽ diễn ra, thường do những hàng xóm, họ hàng thân thuộc, và bạn bè đã được dỗ dành hay ép buộc làm những việc đó. Bước lớn thứ ba là phân chia phần thưởng cho những người hưởng ứng và xây dựng cấu trúc mới cho quyền lực tại thôn quê. Những người hăng hái tham gia vào bạo lực thì được tưởng thưởng bằng vật chất như đất đai và địa vị trong nền hành chánh mới, trong lực lượng quân sự hay an ninh, và trong những tổ chức quần chúng. (Ngược lại, gia đình của những kẻ thù đã bị xử thì sẽ bị nhà nước kềm chế suốt đời theo hồ sơ lý lịch cá nhân). Bước này rất quan trọng để xây dựng nhà nước vì nó tạo ra những tổ chức quần chúng phụ thuộc và tạo thêm một lớp kiểm soát trường kỳ nữa của nhà nước đối với dân chúng địa phương.
Những ép buộc không lộ liễu và theo dõi tại Việt Nam cộng sản cũng toàn diện và có hệ thống hơn tại Nam Hàn. Quan trọng nhất trong vùng thành thị là những tổ dân phố, công an khu vực được giao nhiệm vụ theo dõi một số gia đình, và chế độ hộ khẩu. Trong những năm 1950 Việt Nam dựng nên chế độ hộ khẩu theo mô hình hoku của Trung Quốc mang tính o ép hơn chế độ đăng ký cư ngụ của Hàn Quốc. Chế độ này được thực hiện cùng với chế độ khẩu phần và việc đuổi một số thành phần ra khỏi thành thị, nó gìn giữ sự theo dõi của công an địa phương và kiểm soát sự di chuyển của người dân từ thôn quê ra thành thị và di chuyển nội trong thành phố. Nó buộc chặt người dân vào nơi sinh trưởng, để nhà nước có thể theo dõi họ và gia đình họ tộc của họ. Chính sách này đưọc dùng làm công cụ để tưởng thưởng thành phần trung thành (những người này được phép giữ hộ khẩu và sổ mua lương thực tại thành phố) và kỷ luật những thành phần không trung thành (những người này bị đuổi ra sống tại vùng thôn quê đến mãn đời).
Nhà nước cộng sản không những giữ một nền độc tài chính trị mà còn cố gắng biến hầu hết người dân Việt thành nhân viên nhà nước lệ thuộc vào nhà nước đế có việc làm, thức ăn, và những nhu yếu phẩm khác. Cùng với sự quốc hữu hóa công nghệ vào năm 1958, Bắc Việt phát động hợp tác hóa nộng nghiệp (bắt buộc) và ra cấm đoán buôn bán tư nhân. Công việc làm trong ngành sản xất tư nhân trở nên khan hiếm, và hầu hết mọi người phải kiếm sống bằng cách làm việc trong một đơn vị nhà nước nào đó. Dĩ nhiên là chợ đen về lúa gạo, tem phiếu lương thực, những hàng công nghệ khan hiếm, v.v. vẫn xảy ra sôi nổi, và nó giúp cho những người không làm vệc cho nhà nước có thể sống tạm bên lề xã hội. Nói chung, thì mọi người nhờ vào nhà nước để sống và có động cơ mạnh mẽ để tuân phục nhà nước.
Mặc dù những hợp tác xã nông thôn tương đối nhỏ và không đóng góp gì nhiều cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong việc theo dõi và kiếm soát. [50] Đúng vậy, hợp tác xã đóng góp chính xác, tuy bất ngờ, trong chiến thắng của Bắc Việt trong chiến tranh. Các hợp tác xã làm việc sát cánh với chính quyền địa phương và hội đồng nghĩa vụ quân sự, nắm hồ sơ những thanh niên trong từng gia đình, và chuẩn bị cho họ trong vòng hai năm trước họ đến tuổi đi lính. [51] Các hợp tác xã làm cho thanh niên không thể nào trốn tránh nghĩa vụ quân sự được, tuy nhiên nó cũng bảo đảm rằng gia đình họ sẽ được chiếu cố đến khi họ phục vụ đất nước. Một khẩu hiệu quen thuộc thời ấy cho thấy vai trò chính trị chủ yếu của hợp tác xã: “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Mặc dù hợp tác xã không làm cho mọi người hăng hái lao động phục vụ chủ nghĩa xã hội, nhưng nó khiến các thôn làng vâng phục giao nộp cho nhà nước cộng sản những trai tráng cần thiết để thực hiện chiến tranh (Cộng sản Việt Nam mất khoảng một triệu lính trong cuộc nội chiến từ 1959 đến 1975 trong tổng số dân số 20 triệu người).
Cộng sản Việt Nam không những đặt kiểm soát gắt gao về mặt chính trị và đời sống nhân dân mà cả về lĩnh vực văn hóa. Đặc biệt, Đảng cộng sản đòi hỏi văn hóa thuần phục toàn diện nền chính trị và các giá trị thuộc tầng lớp lao động. Đầu tiên Đảng cộng sản thi hành phương pháp chỉnh huấn (cheng feng) kiểu Mao (bắt buộc tự phê trong nhóm) với nhiều thành công. [52] Những tổ chức do nhà nước cầm đầu sau đó được thành lập để theo dõi và vận động nhà văn, nghệ sĩ, học giả, và những nhà chuyên môn khác. Những người viết văn nào có bài hơi nghi ngờ những giá trị xã hội chủ nghĩa hay chính sách của Đảng đều bị qui phạt nhanh chóng và tàn nhẫn. Những phiên tòa xử diễn cho công chúng trong đó những nhà bất đồng chính kiến bị quở phạt trước công chúng và bị láng giềng cùng đồng nghiệp bêu rếu xảy ra rất thường xuyên (và vẫn còn thỉnh thoảng xảy ra ngày hôm nay). Những nhà bất đồng phải đối diện với nhiều hình thức xử tội, chỉ phải chưa bị tù mà thôi, như bị cô lập về mặt chính trị và xã hội, bị từ chối không có sổ lương thực, bị cấm xuất bản trọn đời, gia đình và bạn bè bị nhũng nhiểu, và bị đầy về vùng thôn quê.
Đến khoảng giữa thập niên 1950 thì chính quyền chuyển sang quốc hữu hóa báo chí và truyền thông tư nhân tại miền Bắc Việt Nam (Ngày nay Việt Nam vẫn không cho phép báo chí và xuất bản tư nhân hoạt động). Các phương tiện truyền thông được tổ chức như là một phần của nền hành chính nhà nước và được lãnh đạo bởi các tổ chức Đảng. Người dân không những chỉ được đọc mà còn phải nghe những gì nhà nước muốn họ nghe. Đến năm 1957, có 38 hệ thống phát thanh công cộng được thành lập để bao quản tất cả các thành phố và những vùng thôn quê lân cận. Một quyết nghị của Đảng được ban hành bởi ban bí thư năm 1959 ra lệnh mở rộng hệ thống này “lan ra thôn làng… để sản xuất những máy thu thanh có thể bắt sóng của chúng ta”. [53] Hệ thống loa phương thường phát thanh mỗi giờ và phát thanh chương trình hằng ngày đến mỗi hộ gia đình trong vùng phủ sóng của nó, dù người ta có muốn nghe hay không cũng vậy.
Cuối cùng, nền giáo dục thường để phục vụ mục đích khai sáng, nhưng tại Việt Nam cộng sản (giống như Nam Hàn chống cộng nhưng ở mức độ ít hơn) thì giáo dục trước tiên phải là tuyên huấn. Chúng ta đã thấy trước đây rằng nhà trường Việt Nam trở thành nơi đào tạo học sinh thành những anh hùng cách mạng và “những con người mới xã hội chủ nghĩa” ngay từ khi các em còn nhỏ tuổi. Chính quyền không những cấm trường tư và sách giáo khoa tư, mà còn lập ra những chi bộ đảng cộng sản tại mỗi trường từ tiểu học đến đại học để kiểm soát thành phần cán bộ giảng dạy và học sinh.
Nói tóm lại, trong tất cả các lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế đến văn hóa, nhà nưóc cộng sản Bắc Việt xếp ngang tầm với Bắc Hàn, và hơn hẳn Nam Hàn, trong vấn đề thống trị xã hội. Sau khi thống nhất, lãnh đạo cộng sản Việt Nam tìm cách áp đặt toàn bộ chế độ kinh tế xã hội Stalin nít - Mao ít vào bên thua cuộc miền Nam mặc dù gặp phải chống đối mãnh liệt bởi người miền Nam. Mãi cho đến thời Gorbachev và sau đó là sự sụp đổ của khối Xô Viết cuối thập niên 1980 thì Hà nội mới bỏ chế độ đó. Kết quả của cải cách thị trường trong hai thập niên vừa qua là sự thống trị của nhà nước trong xã hội đã yếu đi nhiều. Tuy nhiên, ngày nay con rồng biển Việt Nam vẫn còn quyền năng hơn đối quyền của nó tại Nam Hàn, ngay cả so với những ngày vàng son của chính quyền quân sự độc tài Nam Hàn. Mặc dù trong tiêu chuẩn đánh giá của thế giới thứ ba thì những nhà lãnh đạo Nam Hàn được xem là cực đoan, nhưng những nhà lãnh đạo từ Rhee đến Park đều phải được bầu lại thường xuyên (Park đã hai lần thắng cử với tỉ lệ trên đối thủ rất nhỏ). Làm đồng minh với Hoa Kỳ buộc họ phải chấp nhận một số quyền tự do tôn giáo. Báo chí phần lớn phải được là báo chí tư nhân và tương đối được tự do cuối thập niên 1950 và thập niên đầu khi tổng thống Park nắm quyền. [54] Nhà nước hướng dẫn nhưng không kiểm soát kinh tế, và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng giúp phát triển sự hình thành của xã hội dân sự. Về mặt kinh tế thì phương cách toàn trị tại (Bắc) Việt Nam và Bắc Hàn làm thui chột phát triển về lâu về dài, và cả hai nước đều thất bại thảm hại. Tuy nhiên cả hai nhà nước đều đã vượt qua nhiều khủng hoảng, trong khi đó nhà nước Nam Hàn bắt buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát xã hội sau khi dân chủ hóa đất nước.

Kết luận: Những bài học cho Nam Hàn từ sự thống nhất của Việt Nam

Việt Nam và Hàn Quốc đều ở cùng khu vực và đã đi những con đường rất giống nhau từ lịch sử cổ xưa cho đến thời hiện đại ngày nay: đều thành lập nền độc lập trong thế giới bị thống trị bởi Trung Quốc; đều là nạn nhân của chủ nghĩa thuộc địa, và đều bị chia cắt đất nước. Tuy nhiên nhìn gần hơn thì ta thấy có những bước tách rời quan trọng. Sự khác biệt rõ ràng nhất là Việt Nam bước ra khỏi chiến tranh lạnh là một nước thống nhất, còn Hàn Quốc vẫn bị chia cắt, nhưng một nửa thì thịnh vượng và dân chủ. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia gần đây tại Việt Nam có thể làm cho nước này trở thành như Nam Hàn nếu phong trào này có thể đánh bại nhà nước Việt Nam, vốn lại, oái ăm thay, giống như Bắc Hàn về bản chất.
Có bài học nào cho Nam Hàn từ sự thống nhất đất nước của Việt Nam không? [55] Câu trả lời là có chứ, mặc dù những bài học từ Việt Nam có giá trị tiêu cực hơn là tích cực. Về bản chất thì Hàn Quốc tuyệt đối cần phải tránh lập lại kinh nghiệm của Việt Nam. Trước hết, sự thống nhất của Việt Nam được thiết lập bằng vũ lực và tổn phí rất lớn. Tổn phí nhân mạng trong chiến tranh để thống nhất của cả hai phía là gần 3 triệu người Việt. Tổn phí kinh tế và môi trường là to lớn và vẫn chưa được tính toán đến. Thứ nhì, thống nhất qui chính quyền về một mối, và đó là một điều có lợi. Tuy nhiên trong truờng hợp này thì thống nhất bằng vũ lực đã tạo ra một nhà nước quá quyền năng và hợm hĩnh đã làm thui chột xã hội và theo đuổi một viễn kiến hoang tưởng, làm cho đất nước kiệt quệ và dân chúng nghèo đói.
Điều thứ ba là thống nhất chưa bao giờ mang lại sự đoàn kết dân tộc như mong mỏi. Chế độ Sài gòn có thể không được lòng mọi người như đối thủ Hà nội của họ, nhưng nó vẫn có những người trung thành với nó. Hằng triệu thường dân miền Nam đã trốn chạy khỏi nước sau chiến thắng của cộng sản hay trong thập niên dầu của thống nhất, với hàng ngàn “thuyền nhân” bỏ mạng trong cuộc hành trình. Sau khi thống nhất bằng vũ lực, lãnh đạo Hà nội dẹp qua một bên những lời kêu gọi thống nhất (hoà giải) đất nước và đưa hàng trăm ngàn người trung thành với chính phủ Sài gòn vào trại cải tạo. Nhiều người trong số này chỉ được thả vào đầu thập niên 1990, và họ chỉ được thả sau khi Hoa Kỳ lấy đó làm điều kiện để bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Quan hệ giữa chính quyền Việt Nam và những cộng đồng người Việt hải ngoại ngày nay vẫn còn căng thẳng mặc dù có những cố gắng từ những cá nhân của cả hai bên để hoà giải. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã mất vợ và hai con trong chiến tranh, gần đây công nhận rằng ngày kỷ niệm thống nhất là ngày mang lại niềm vui hàng triệu người Việt Nam nhưng cũng mang lại nỗi buồn cho hàng triệu người Việt khác.
Suy gẫm lại, có lẽ điều lợi to lớn nhất của việc thống nhất là hoà bình. Sau ba thập niên xáo trộn, hoà bình đã được nhiều người bị thua trận trong cuộc nội chiến thật sự đón chào. Tuy vậy hoà bình lại trở thành ảo ảnh: chỉ trong vòng 5 năm Việt Nam lại rơi vào chiến tranh với Kampuchea và Trung Quốc. Dĩ nhiên mọi người có thể đỗ lỗi cho láng giềng của Việt Nam đã gây ra chiến tranh. Tuy nhiên cùng lúc đó những quan hệ hậu chiến rối bời của Việt Nam với Trung Quốc và Kampuchea không thể được tách ra khỏi những động thái trước đây của Hà nội đối với ganh đua giữa Trung Quốc và Liên Xô và việc sử dụng lãnh thổ Kampuchea để làm lợi cho cuộc cách mạng Việt Nam. Dù lỗi của ai cũng vậy, thật là mỉa mai khi một cuộc chiến đẫm máu được dựng lên trong hai thập kỷ đế thống nhất với vài triệu mạng người mất mát, mà lợi ích do thống nhất mang lại chỉ là hoà bình! Như vậy thì gây ra chiến tranh để làm gì?
Số phận của Việt Nam được hình thành một phần bởi chiến tranh Triều Tiên, không những vì cuộc chiến đó nâng tầm quan trọng của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, và khiến Mao và Stalin chậm hỗ trợ một cuộc chiến tương tự tại Việt Nam những năm 1950, mà còn vì cuộc chiến đó ảnh hưởng đến những tinh toán của Bắc Việt đối với vấn đề làm sao huy động cuộc chiến của họ để đạt được thống nhất. Thay vì phát động một cuộc xâm chiếm vượt qua vùng phi quân sự như Bắc Hàn đã làm, Bắc Việt chọn lựa đạo diễn một cuộc nổi dậy tại miền Nam với sự trợ giúp của binh đoàn Bắc Việt gửi vào từ miền Bắc qua ngả Lào và Kampuchea. Nhờ vậy Bắc Việt đã thành công còn Bắc Triều Tiên thì thất bại. Sự thất bại của Bắc Hàn đã khiến cho Nam Hàn được tồn tại và dần dà đưa đến thành công kinh tế tại đây. Thành công quân sự của Bắc Việt đưa đất nước đến một ngõ cụt mà họ vẫn chưa rút ra được.
Một cách ngắn gọn, kinh nghiệm Việt Nam cho thấy thống nhất lãnh thổ và chính trị chưa chắc tạo ra đoàn kết dân tộc. Mục đích của những người Hàn đang thất vọng là phải nhắm vào điều sau (đoàn kết dân tộc), chứ không phải điều trước (thống nhất lãnh thổ), cho dù phải mất bao nhiêu thời gian cũng vậy.
Vũ Tường, Đại học Oregon (University of Oregon)
TM111 chuyển ngữ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét