Sáng nay bạn tui nói chuyện này sau khi nghe Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn đầu năm mới: Dân ở xứ chậm tiến hay xứ phát triển đều dễ bị mấy chính trị gia và hệ thống truyền thông lừa mị chứ đừng nói dân Mỹ khôn hơn dân VN mà không dễ bị xí gạt! Lịch sử cho thấy từ xưa, đám đông quần chúng đã từng phạm nhiều sai lầm đưa đến những hành động mù quáng rồi bị những "thằng lãnh tụ" kích động nên hùa nhau nổi khùng; chẳng hạn như đám đông quần chúng từng hùa nhau nổi khùng đòi đem Galile hỏa thiêu trên giàn lửa khi Galile nói quả đất là tròn trong khi thiên hạ tin nó là phẳng như cái dĩa; thậm chí nó là hình vuông mà con người sống ở giữa là mặt đất, trên là trời, là thiên đàng, dưới là ...địa ngục! Sau này, đám đông quần chúng đã từng hùa nhau nổi khùng theo Lênin, Stalin, Mao, Hồ Chí Minh nổi dậy làm cách mạng để rồi "suy tôn" và "thần thánh hoá" những "thằng" này lên làm "lãnh tụ" sau khi "nó" đã từng đạp trên xác biết bao người dân và đồng chí của nó. Chính đám đông quần chúng đã từng hùa nhau nổi khùng theo mấy ông "lãnh tụ" thi nhau "đấu tố" trong "cải cách ruộng đất" để rồi đói nhăn răng và sống triền miên trong đau khổ mà cóc dám than van. Rồi sau đó, theo lời xúi giục của mấy ông "lãnh tụ", đám đông quần chúng rủ nhau "xuống đường" biểu tình "Chống Mỹ cứu nước", thầy tu và linh mục cũng đem bàn thờ rủ nhau "xuống đường" biểu tình cùng sinh viên, "ký giả ăn mày" nhưng cũng chính đám đông quần chúng đó sau này câm miệng như hến, sống hèn như chó khi VC đè đầu cưỡi cổ mà vẫn cúc cung tân tuỵ trung thành! Chính đám đông quần chúng đã từng hùa nhau nổi khùng theo mấy ông tướng làm phản giết anh em ông Diệm và Nhu trong cái gọi là "cách mạng 1/1/1963" mà có bao giờ ăn năn sám hối khi chính họ đã đưa miền Nam VN vào tình hình hỗn loạn ở hậu phưong khiến cho tiền tuyến mất tinh thần chiến đấu rồi những sai lầm tiếp nối nhau đưa đến 30/4/1975. Chính đám đông quần chúng đã từng hùa nhau nổi khùng ủng hộ "cách mạng thành công" rồi nhào vô hôi của trong ngày 30/4/1975 để cuối cùng họ cam chịu ăn bo bo, bột mì, lặng lẽ đi kinh tế mới hay hồi hương mà không dám hó hé mở miệng chửi "cách mạng" 1 câu nào! Chính đám đông quần chúng đã bị Bush con, Dick Cheney, Donald Rumsfeld "bơm" tinh thần cao bồi Mỹ lên trở nên hung hăng con bọ xít nên hùa nhau ủng hộ đem quân chiếm Iraq, Afghanistan rồi sa lầy mà chẳng giải quyết được bài toán trước mắt là khủng bố! Chính đám đông quần chúng đã bị Tea Party kích động rồi dấy lên sự chống đối và ký thị điên cuồng mà không thấy thằng Mỹ đen Obama đang dọn dẹp đống rác vĩ đại muốn hụt hơi. Chính đám đông quần chúng đã biểu hiện dân trí, dân khí theo cảm tính nên dễ bị xúi giục, kích động và không thể không nói đến vai trò, trách nhiệm của những "nhà báo" đã lợi dụng báo chí, truyền thông để kích động đám đông quần chúng huà nhau làm bậy ! Bởi vậy, suy cho cùng, phải thấy CS đã khéo biết chơi trò "ném đá giấu tay" và thấy rõ ràng trách nhiệm của "đứa" nào đã quăng lựu đạn rồi bỏ chạy!
Bây giờ anh 3 Dũng nói gì thì nói nhưng chẳng ai dám tin là Thủ tướng sẽ nói đi đôi với làm, tin VC là bán lúa giống luôn!
Thông điệp quyết liệt đổi mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Bây giờ anh 3 Dũng nói gì thì nói nhưng chẳng ai dám tin là Thủ tướng sẽ nói đi đôi với làm, tin VC là bán lúa giống luôn!
Thông điệp quyết liệt đổi mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Dân Luận: Thông điệp đầu năm 2014 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phản ánh những góp ý chân thành trong báo cáo ”Khơi thông những nút thắt thể chế để phục hồi tăng trưởng” do Harvard Kennedy School và Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thực hiện vào tháng 8/2013. Đây là một dấu hiệu tích cực đầu năm, tuy nhiên chúng ta hãy cùng xem ê-kíp của Thủ tướng sẽ thúc đẩy những thay đổi này như thế nào, hay chỉ là nói mồm?
“Nguồn động lực để lấy lại đà tăng trưởng, để phát triển bền vững phải đến từ đổi mới thể chế, phát huy dân chủ”, “ Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển”... Thông điệp đầu năm mới 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh từ “đổi mới”.Dân trí xin đăng tải toàn văn Bài viết đầu năm 2014 của Thủ tướng:
Thực hiện Kết luận của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. Trong đó xác định Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2013. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường quốc phòng, an ninh. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Mặc dù kinh tế thế giới đã có những tín hiệu phục hồi; kinh tế - xã hội nước ta chuyển biến tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn lớn, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải thống nhất hành động với quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. Đồng thời triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ trung và dài hạn nhằm tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững. Tập trung nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
I Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng. Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do với yêu cầu cao hơn, toàn diện hơn tạo ra nhiều cơ hội cho hợp tác cùng phát triển nhưng sự tùy thuộc lẫn nhau cũng tăng lên và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Báo cáo thường niên của nhiều tổ chức quốc tế đều xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế. Đây là chỉ báo tham khảo quan trọng về vị trí của từng quốc gia trong cuộc ganh đua toàn cầu. Quốc gia nào có năng lực cạnh tranh cao sẽ có nhiều cơ hội để vượt lên, phát triển nhanh và bền vững.
Năng lực cạnh tranh được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh có tầm quan trọng hàng đầu. Chất lượng thể chế không chỉ tác động như một yếu tố tự thân mà còn ảnh hưởng có tính quyết định đến môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế, của từng doanh nghiệp và là điều kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quả lợi thế quốc gia. Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại.
Nhìn lại gần 30 năm qua, những bước phát triển vượt bậc của đất nước ta đều gắn liền với những đổi mới có tính quyết định về thể chế, bản chất là mở rộng dân chủ, thực hiện cơ chế thị trường trong hoạt động kinh tế mà bước đột phá lớn và toàn diện là từ Đại hội VI của Đảng.
Đột phá trong quản lý nông nghiệp bắt đầu từ Khoán 10 đã đưa Việt Nam từ thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản hàng đầu thế giới. Mở rộng mạnh mẽ quyền tự do kinh doanh với việc ban hành Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật đầu tư nước ngoài... đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi trì trệ, phát triển năng động với tốc độ cao. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra không gian phát triển mới, rộng mở hơn.
Những quyết sách đổi mới phù hợp của Đảng và Nhà nước ta đã đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình và công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu ấn tượng, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Trong những năm gần đây, năng lực cạnh tranh của nước ta chậm được cải thiện. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã chậm lại. Xã hội có không ít vấn đề bức xúc. Một trong những nguyên nhân là động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển. Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân.
Dân chủ là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã chỉ rõ Nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân. Đảng ta đã khẳng định Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Từ chế độ nô lệ lên chế độ phong kiến và từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản là những bước tiến dài về dân chủ. Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân. Dân chủ sẽ phát huy khả năng sáng tạo của mỗi người, góp phần xóa bỏ mặc cảm, tăng cường gắn kết xã hội và khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh, đặc biệt là công nghệ thông tin, thế hệ trẻ nước ta được trang bị kiến thức ngày càng cao và phần lớn thường xuyên truy cập internet để giao lưu, học hỏi, khám phá và chiêm nghiệm thực tế. Thế hệ này đang và sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển cũng như vận mệnh của đất nước. Đây vừa là áp lực vừa là điều kiện thuận lợi để chúng ta tăng cường dân chủ và hoàn thiện thể chế.
Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp “song sinh” trong một thể chế chính trị hiện đại. Cùng với bảo đảm quyền dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây là mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Người viết “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch.
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua đã mở ra không gian Hiến định mới để chúng ta thực hiện tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không một quốc gia nào có thể thực hiện quyền dân chủ trực tiếp ở tất cả các cấp cũng như trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng dân chủ trực tiếp càng sâu rộng và thực chất thì dân chủ đại diện càng hiệu quả. Vì vậy, phải đặt mối quan hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong tổng thể các giải pháp bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân. Phải mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Sớm thực hiện thí điểm Nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa X. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách.
Để phát huy tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân, Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển. Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội. Chỉ khi dân giầu thì nước mới mạnh. Xã hội hóa không chỉ để huy động các nguồn lực mà còn tạo điều kiện cho xã hội thực hiện những chức năng, những công việc mà xã hội có thể làm tốt hơn. Và chỉ như vậy mới có thể xây dựng được một bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thực sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách, quyền lựa chọn người đại diện cho mình và quyền sở hữu tài sản. Quyền làm chủ phải đi đôi với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân mà trước hết là phải tuân thủ pháp luật.
Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường; kiểm soát chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh. Pháp luật và cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tài nguyên, nguồn lực của quốc gia phải được phân bổ tới những chủ thể có năng lực sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất cho đất nước.
Nhà nước phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển. Phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhà nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ quan, công chức đều phải được giao nhiệm vụ rõ ràng. Việc đánh giá tổ chức, cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Phải hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ. Người đứng đầu cơ quan hành chính phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao và phải được trao quyền quyết định tương ứng về tổ chức cán bộ.
Phải tăng cường tương tác giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước và giữa bộ máy nhà nước với các tổ chức Chính trị - xã hội. Mở rộng đối thoại với người dân và doanh nghiệp bằng nhiều hình thức để Nhà nước, cán bộ, công chức gần dân hơn và chủ trương, chính sách, pháp luật sát với thực tiễn hơn. Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở bảo đảm tính độc lập theo chức năng được phân công và yêu cầu kiểm soát lẫn nhau, bổ trợ cho nhau theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh phân cấp, phát huy chủ động, sáng tạo của cấp dưới, đồng thời bảo đảm quản lý thống nhất của cả hệ thống. Thường xuyên tăng cường ổn định chính trị - xã hội.
Trên tinh thần đó, năm 2014 phải tập trung sức cao nhất xây dựng, sửa đổi các luật để thực hiện Hiến pháp. Đồng thời rà soát bổ sung thể chế - cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường hiệu lực hiệu quả thực thi pháp luật, kỷ luật kỷ cương, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh. Đề cao trách nhiệm của tập thể Chính phủ và từng thành viên Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng.
II Trong những năm qua, chúng ta đã có bước tiến dài về Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Đây cũng là một đột phá chiến lược đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết phải tôn trọng đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có công cụ điều tiết và chính sách phân phối để bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội. Thời gian tới phải tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện tốt đột phá chiến lược nêu trên, trong đó tập trung giải quyết hai vấn đề quan trọng có liên quan chặt chẽ với nhau là thực hiện giá thị trường đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.
Phải thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ. Những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước đang định giá phải tính đúng, tính đủ chi phí, công khai minh bạch các yếu tố hình thành giá và kiên định thực hiện giá thị trường theo lộ trình phù hợp. Đồng thời có chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Xóa bỏ tình trạng độc quyền doanh nghiệp và những cơ chế chính sách tạo ra bất bình đẳng trong kinh doanh, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực.
Phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước. Kiện toàn cán bộ quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và không nghiêm túc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
Chỉ có như vậy, chúng ta mới tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tăng cường sức mạnh của kinh tế nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tái cơ cấu nền kinh tế.
III Thực hiện đường lối Đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào thành tựu chung của đất nước. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đang giảm dần và bộc lộ những hạn chế yếu kém của một nền nông nghiệp dựa trên kinh tế hộ manh mún, thiếu liên kết, năng suất và chất lượng thấp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, phải thực hiện hiệu quả ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế đặc biệt là đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là nội dung quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế và cũng là đòi hỏi bức xúc cần phải được triển khai mạnh mẽ bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó phải tập trung thực hiện đồng thời việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.
Phải đặt người nông dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Nhà nước có cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn. Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, dịch vụ với quy mô phù hợp. Hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Tập trung phát triển sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh và thị trường tiêu thụ. Từng bước hình thành những tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ với người nông dân và hướng tới xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đa chức năng, phát triển bền vững.
Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy tập trung ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững. Quan tâm bảo vệ môi trường; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam.
Khẩn trương sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
IV Ba năm qua, kể từ Đại hội Đảng lần thứ XI, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta đã dành nhiều công sức, nguồn lực để giải quyết những vấn đề trước mắt và đạt được những kết quả quan trọng. Đồng thời cũng đã chú trọng thực hiện nhiệm vụ trung và dài hạn nhưng kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu. Thực tiễn cho thấy nếu không giải quyết tốt những nhiệm vụ này thì sẽ không bảo đảm được ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc, không khai thác có hiệu quả được tiềm năng của đất nước và cơ hội trong hội nhập quốc tế và cũng không tạo lập được nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững.
Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Khó khăn, thách thức là rất lớn. Nhưng đây là cơ hội để thúc đẩy Đổi mới mạnh mẽ hơn. Đòi hỏi phải có quyết tâm và bản lĩnh chính trị rất cao. Bản lĩnh của Đảng và Nhân dân ta đã tỏa sáng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Bản lĩnh đó cũng đã tỏa sáng khi đất nước ta đối mặt với khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước để hình thành đường lối Đổi mới.
Ngày nay, thế và lực của chúng ta đã mạnh hơn nhiều. Nhất định bản lĩnh đó sẽ lại tỏa sáng để đẩy mạnh toàn diện công cuộc Đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đưa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lên tầm cao mới vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
Hôm 17.12.2013 bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, Phó Tổng Lãnh Sự của Ấn Độ tại New York đã bị bắt tại New York vì bị cáo buộc khai man để xin thị thực nhập cảnh cho một người mang quốc tịch Ấn Độ mà bà đưa tới Hoa Kỳ để giúp việc nhà. Bà cũng bị cáo buộc là trả cho phụ nữ này mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu luật định. Một cuộc tranh luận đã xảy ra giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ. Từ vụ án này, chúng ta có thể nhìn thấy rằng từ dân chủ tự do đến giải phóng con người còn một khoảng cách khá xa.
Trước hết, chúng tôi xin trình bày những nét chính của vụ án, sau đó sẽ nói về tình trạng người bóc lột người rất nghiêm trọng ở Ấn Độ và con đường giải thoát.
NHỮNG TRANH LUẬN VỀ VỤ ÁN
1.- Tranh luận về đặc quyền ngoại giao
Phát biểu trước Thượng viện Ấn Độ, Thượng nghị sĩ Arun Jaitley lãnh đạo phe đối lập cho rằng vụ bắt giữ này là một sự vi phạm Công Ước Vienna. Nhưng Washington chỉ rõ rằng với vai trò là Phó Tổng Lãnh Sự Ấn Độ tại New York, bà Khobragade không được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao toàn diện mà chỉ được hưởng quyền miễn trừ của lãnh sự khi thực thi nhiệm vụ lãnh sự mà thôi. Lời giải thích của chính phủ Hoa Kỳ rất chính xác. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp nên chúng tôi xin nói rõ thêm.
Bà Devyani Khobragade |
Các lãnh sự và nhân viên lãnh sự không được quyền đặc miễn toàn diện như các nhân viên ngoại giao nói trên. Điều 43 Công Ước Vienna ngày 24.4.1963 về Lãnh Sự chỉ cho các lãnh sự và nhân viên lãnh sự (consular officers and consular employees) được quyền đặc miễn tài phán “về các hành vi thực hiện khi thi hành chức năng lãnh sự” mà thôi.
Vì biết các viên chức lãnh sự không được đặc quyền tài phán ngoài nhiệm vụ lãnh sự, nên khi được tin bà Devyani Khobragade bị rắc rối trong vụ xử dụng người giúp việc, Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đã điều chuyển bà sang phái đoàn thường trực của nước này tại Liên Hiệp Quốc để được hưởng quyền đặc miễn tài phán, nhưng cơ quan tư pháp Mỹ vẫn truy tố bà ta vì sự việc đã xảy ra trước khi có quyết định thuyên chuyển của Bộ Ngoại Giao Ấn.
2.- Tranh luận về bằng chứng tội phạm
Bà Khobragade giải thích rằng bà đã trả cho người giúp việc là Sangeeta Richard 9,75 USD/giờ, tương đương mức lương tối thiểu theo luật pháp Mỹ, nhưng Richard chỉ nhận một phần ở Mỹ, phần còn lại được trả cho thân nhân của đương sự ở Ấn Độ. Nhưng Richard đã phủ nhận điều này và bà Khobragade không xuất trình được bằng chứng nào để hỗ trợ cho lời khai của bà.
Theo bà Biện Lý Bharara, bà Khobragade đã vi phạm luật pháp Mỹ vốn quy định rất rõ ràng việc cấm các nhân viên ngoại giao và lãnh sự bóc lột lao động nhập cư. Bà Khobragade đã không trả đúng khoản tiền lương tối thiểu theo quy định của Mỹ là 9,75USD/giờ cho Richard như đã khai trong đơn xin thị thực, mà bí mật dàn xếp để chỉ phải trả cho người giúp việc này có 1/3 khoản lương quy định trên. Nếu bị xác định có tội, bà Khobragade có thể phải chịu mức án tối đa là 10 năm tù vì gian lận thị thực và 5 năm tù vì khai báo gian dối.
Thật ra, đây không phải là viên chức ngoại giao đầu tiên của Ấn vi phạm tội bóc lột lao động. Năm ngoái, một viên chức lãnh sự Ấn Độ là Neena Malhotra và vợ của ông ta ở Lãnh Sự quán New York đã bị phạt gần 1,5 triệu USD vì đã xử dụng cô Shanti Gurung như là nô lệ lao động. Từ 2008 đến 2012, chính phủ Hoa Kỳ đã cấp 5.330 chiếu khán (visa) loại A-3 cho những người giúp việc của các nhân viên ngoại giao ngoại quốc ở Hoa Kỳ. Nhiều nhà ngoại giao đã lợi dụng loại chiếu khán này để đưa những người từ nước họ đến làm nô lệ lao động cho họ.
PHÁT XUẤT TỪ VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO
Báo cáo của Quỹ Walk Free công bố hôm 16.10.2013 cho biết trên thế giới vẫn còn có gần 30 triệu người đang bị đối xử như nô lệ, gồm cả người lớn và trẻ em. Những nạn nhân này bị biến thành nô lệ tình dục hoặc nô lệ lao động không có kỹ năng. Trong 10 nước đứng đầu chiếm đến hơn 3/4 trong tổng số nô lệ thì Ấn Độ đứng hàng đầu với đến 14 triệu lao động nô lệ, Trung Quốc đứng thứ 2 với gần 3 triệu. Nga và Thái Lan cũng có tên trong 10 quốc gia đó.
Lao động nô lệ ở Ấn Độ |
Một trẻ bị lao động nô lệ khai thác đá |
Mặc dầu chế độ đẳng cấp đã bị Hiến Pháp Ấn Độ hủy bỏ, nhưng trong thực tế nó vẩn còn được duy trì để phục vụ cho giai cấp thống trị.
CUỘC CHIẾN CHO NGƯỜI BỊ BÓC LỘT
Đạo Công Giáo đã được truyền vào Ấn Độ từ năm 1510, hiện đã có 19,9 triệu tín hữu với 166 giáo phận trong 30 tỉnh. Nếu tính chung thì tổng số Kitô hữu hiện nay ở Ấn Độ là 24 triệu. Mặc dầu Hiến Pháp Ấn Độ công nhận quyền tự do tôn giáo, nhưng hoạt động tôn giáo và xã hội ở đất nước này không phải là chuyện dễ dàng. Để tranh ghế với Đảng Quốc Đại, Đảng Nhân Dân (Bharatiya Janata Party - BJP), một trong 2 đảng lớn nhất trong số 449 đảng của Ấn Độ, luôn chủ trương chống lại các tôn giáo khác với Ấn giáo và biến Ấn Độ thành một lò lửa của căng thẳng về tôn giáo.
Linh mục Anto Kudukkamthadam là cha sở giáo xứ Piploda thuộc bang Madhya Pradesh ở trung Ấn cho biết trong làng ông đang cai quản chỉ có từ 5 - 7% là người giàu có, 10% là giới trung lưu, còn 80% là người nghèo. Do đó, tình trạng bóc lột thường xảy ra. Thế nhưng, vị linh mục hay tu sĩ nào dám công khai lên tiếng tố cáo những bất công thì tính mạng bị lâm nguy. Nữ tu Rani Maria bị ám sát cách dã man chỉ vì Soeur hoạt động xã hội, khuyến khích các bà các cô biết tự tổ chức, phân định các hoàn cảnh và làm việc chung với nhau. Hoạt động của Soeur đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng những kết quả này lại gây khó chịu cho giới giàu có trong làng và họ đã thuê người giết Soeur.
Linh mục Anto cho biết thời gian đầu mọi việc vô cùng khó khăn. Có một ngày, ông tưởng như giờ cuối cùng đã điểm. Một nhóm thanh niên thuộc phong trào chính trị Ấn giáo đến giáo xứ gặp ông và chất vấn ông đủ điều:
- Ông là ai mà dám ở đây? Ông đến đây để làm gì? Ông không phải dân địa phương, như thế có nghĩa ông nhận tiền viện trợ của Anh hoặc của Mỹ để làm những công việc này?
Sau khi giải thích mọi việc đang làm cho họ nghe, Linh mục Anto đã kết thúc:
- Các anh có thể giết tôi, tôi sẵn sàng chết vì Đức Giêsu Kitô!
Tự nhiên họ dịu lại. Một thời gian sau, khi họ thấy giáo xứ thật sự giúp đỡ dân làng, đặc biệt là mở các lớp học bình dân, chính những người từng dọa giết linh mục lại gởi con cái họ đến học trường của giáo xứ!
Theo bản tường trình của cơ quan từ thiện Misereor, chỉ trong một tuần lễ, các cuộc tấn công người Kitô hữu của các nhóm quá khích đã làm cho khoảng 15.000 Kitô hữu phải bỏ lại nhà cửa để chạy thoát thân, 1.500 ngôi nhà bị đốt phá hoàn toàn, 50 nhà thờ bị phá hủy hay chiếm giữ.
Mặc dù gặp sự chống đối mãnh liệt, Giáo Hội tại bang Arunachal Pradesh, miền đông bắc Ấn Độ, đã luôn đón nhận nhiều tân tòng trong 3 thập niên vừa qua, mỗi năm có đến 10 ngàn người. Ngày nay số Kitô hữu đã chiếm đến 40% dân số trong bang. Đức Giám Mục George Palliparampil nói rằng sở dĩ họ tìm đến với Giáo Hội vì ở đây có những người giúp đỡ, bênh vực và yêu thương họ.
Qua vụ án Devyani Khobragade, chúng ta thấy chế độ lao động nô lệ không những chỉ tồn tại ở Ấn Độ mà còn được đẳng cấp thống trị xuất cảng qua Hoa Kỳ!
Lữ Giang, Ngày 26.12.2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét