Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Bài viết hay(793)

VTC News - Trở nên khánh kiệt sau khi ly hôn chồng, một phụ nữ trẻ đã dùng cái trời cho để kiếm tiền nuôi con. (Hùng Phú)
Một bà mẹ 2 con, 23 tuổi, ngụ tại Singapore, đã trở thành mục tiêu công kích của cộng đồng mạng tại quốc gia Đông Nam Á này sau khi tải lên mạng xã hội những bức ảnh nóng bỏng của mình.
Được biết, hành động có phần liều lĩnh của bà mẹ xinh đẹp trên xuất phát từ việc, chị muốn kiếm được một khoản tiền kha khá thông qua hình thức chụp mẫu ảnh quảng cáo.
Mọi người nghĩ rằng tôi thích thú khi khoe cơ thể của mình với người lạ ư? Mọi người không hiểu rằng tôi phải làm công việc này để kiếm tiền nuôi nấng con cái. Tôi đang rất khó khăn về tài chính. Bà mẹ giấu tên cho biết.
Các bức ảnh được chị tải lên mạng xã hội gần đây dường như đang trở nên quá sốt dẻo đến nỗi mất kiểm soát.
Theo Asiaone, vụ kiện ly hôn với người chồng trước đây đã khiến chị rơi vào tình trạng khánh kiệt, việc nuôi dưỡng con cái đối với chị trở nên vô cùng khó khăn.
Theo chị, công việc làm người mẫu ảnh gợi cảm này chỉ mang lại cho chị nhiều nhất là 2000 USD một tháng, nhưng công việc rất thất thường.
Trung bình mỗi lần chụp ảnh, chị kiếm được khoảng từ 100 đến 150 USD. Chị cho biết, khi nào kiếm được một số tiền khá, chị sẽ chấm dứt công việc này.
Đẹp là cái Trời cho

Vẻ đẹp phụ nữ thời Phụ hưng. Tranh Giorgione
Vẻ đẹp phụ nữ thời Phục hưng. Tranh của danh họa Giorgione
Vào buổi đầu thời Trung cổ ở Âu châu, đời sống xã hội bị chi phối bởi sự xung đột giữa thể xác và linh hồn theo đó thể xác là phần bị khinh thưòng, bi lên án, bị hành hạ. Nhiều tu sĩ thiên chúa giáo theo phái khổ hạnh tự mình dùng roi hành hạ thể xác của mình để diệt tham vọng, giải thoát linh hồn khỏi tội lỗi. Con người được cứu rổi, lên Thiên đàng khi thể xác bị hành hạ cho đau đớn để linh hồn được nhẹ đi. Giáo Hoàng Grégoire le Grand cho rằng thể xác chỉ là lớp áo quần đáng kinh tởm của linh hồn. Với kỷ cương như vậy, làm đẹp con người không thể cho phép.
Từ đó cho tới nay, người phụ nữ đã chịu không biết bao nhiêu khổ đau để được đẹp. Làm đẹp nhan sắc không riêng gì phụ nữ . Đàn ông ngày nay cũng không ít người chạy theo những thủ thuật cải thiện ngoại hình. Các bà thì không ngần ngại đau đớn, có khi tổn thương đến sức khỏe bản thân, miển sao được đẹp là đủ.
Nhưng chưa bao giờ lịch sử có một giai đoạn mà người phụ nữ tranh nhau làm đẹp thân thể bằng những phương pháp nhân tạo như lúc này. Cái đẹp, cái nét duyên dáng của người phụ nữ không còn được xem là món quà của Thượng đế nữa. Người ta sanh ra xấu hay đẹp là chuyện xưa quá rồi. Sửa cái xấu hay giấu cái xấu đi là điều ngày nay người phụ nữ đạt được dễ dàng  Không làm được chỉ vì không có tiền mà thôi. Nên người phụ nữ nghèo đành chịu sống với cái bất hạnh của mình.
Làm đẹp hay giải phẫu thẩm mỹ đang là thời thượng. Là một cao trào toàn cầu. Làm đẹp không chỉ nhằm cái đầu, cái mặt, tức phần phơi bày của cơ thể mà làm đẹp cả thân thể, tức những phần thường được che giấu dưới lớp trang phục hay cả những chổ sâu kín hơn nữa. Làm đẹp là cải thiện, xóa bỏ những khuyết điểm của Đức Chúa Trời tạo ra con người mà không mang đúng hình hài tuyệt hảo của Adam và Eva.
Làm đẹp là một món quà ở tầm tay mọi người nếu dám cắn răng chịu đau đớn và có tiền.
Những con số
Giải phẫu thẩm mỹ và y khoa thẩm mỹ đang nở rộ từ những năm gần đây. Công ty Quốc tế Giải phẫu thẩm mỹ (ISAPS) mở cuộc điều tra và công bố kết quả theo đó người ta có thể hình dung khá rõ nét hiện tượng này trên qui mô thế giới.
Trong năm 2009, có hơn 17 triệu cuộc giải phẫu và dùng dược liệu làm đẹp do 30 000 bác sĩ chuyên môn của 25 quốc gia trên thế giới thực hiện. Huê kỳ là nước mà người dân làm đẹp nhiều nhứt trong 25 quốc gia đó. Dỉ nhiên nhờ một tỷ lệ không nhỏ các bà Việt Nam ở Huê kỳ hoặc từ các nước khác tới làm đẹp. Các bà Việt Nam không bao giờ biết sợ đau, miễn không tốn nhiều tiền và được đẹp là xung phong liền. Đứng hàng thứ nhì là Ba Tàu sau khi các bà xẩm bỏ tục bó cẳng. Ba-tây có tiếng là nước làm đẹp trở thành một thứ tôn giáo lại chiếm hạng ba. Nên nhớ bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ ỏ Huê kỳ còn tới Ba-tây để tu nghiệp. Pháp đứng hạng 14 với 1400 giải phẫu/ngày do 953 bác sĩ thực hiện. Úc là nước đứng hàng thứ 21 trên 25 nuớc. Ví các bà ở Úc đều đẹp sẵn tự nhiên nên không cần làm đẹp nhân tạo nữa?
Các bà sau khi đã làm đẹp rồi, nét nào nổi bật làm cho người trước mặt dễ nhận thấy? Độn ngực cho căng phòng lên chiếm 17 %. Nhưng ngày nay, hút mở bụng mới chiếm tỷ lệ cao hơn, 18, 8 %. Vì phần lớn các bà khó cử kiêng trong việc ăn uống hằng ngày. Sửa mắt cho có cái nhìn sắc xảo hơn hoặc mơ mộng hơn, lóc bỏ bớt hai mí mắt dày cợm, nặng chịch vì đầy mở, chiếm 13, 5 %. Sửa lại mũi vì mũi quá to, hai lỗ quá rộng như mũi do thái để hít thở không khí miễn phí, hay nâng mũi xẹp lên cho phù hợp với khuôn mặt, cắt ngắn bớt, kéo dài ra, …chiếm 9, 4 %. Làm bụng eo để mặc áo dài mà khỏi nhờ hai người giúp việc xiết bụng cho nhỏ như thời xưa, chiếm 7, 3 % ,…
Các bà lớn tuổi như chiếc xe vận tải cũ cần phải tân trang là điều dĩ nhiên . Nhưng từ vài năm nay, người ta để ý thấy giới trẻ độ tuổi xuân thì đi thẩm mỹ sửa sắc đẹp ngày càng đông. Theo kết quả điều tra của Công ty Giải phẫu Thẩm mỹ Ba-tây (SBCP), trong vòng bốn năm sau này, các cô trẻ từ 14 tới 18 tuổi đua nhau đi nhờ giải phẫu thẩm mỹ cải thiện dung nhan theo ý của mình. Số này chiếm tới 15 % khách hàng của một bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ. Năm 2008, có 37 740 trường hợp giải phẫu thẩm mỹ cho giới trẻ, năm 2012, con số này là 91 100 , tăng lên 140 % trong lúc đó ở người lớn, chỉ tăng có 38 %.
Các cô bé cần hút bụng mở và độn ngực cho phình ra. Như các bà lớn tuổi.
Hiện tượng mới này ở tuổi trẻ đã làm cho giới chức y khoa lấy làm lo ngại không ít . Ở lớp tuổi 14-18, cơ thể đang còn nhiều thay đổi do sự phát triển tự nhiên . Nhưng khi thấy một chỗ nào trên người không vừa ý là các cô bé chạy ngay tới bác sĩ giải phẫu đòi được giải quyết đúng theo ý muốn.
Việt Nam ngày nay giống Pháp hai mươi năm trước. Trong xã nội ngày nay, sắc đẹp phụ nữ được tôn thờ như một thứ giáo điều. Nét đẹp thân thể ám ảnh mọi người thế tục. Cả các vị tu sĩ hàng chức sắc cao trọng.
Trong xã hội, người phụ nữ đẹp dễ tạo nên sự nghiệp huy hoàng. Đẹp giúp người phụ nữ trở thành minh tinh, đem lại giàu sang, uy quyền.
Việt Nam là một nước kém mở mang, làm kinh tế chớp nhoáng dễ làm giàu hơn hết. Sắc đẹp là một lợi thế của kinh tế chớp nhoáng. Riêng ở Sài gòn, có đến hơn 10 000 phụ nữ nhờ nâng ngực. Và có tới 100 000 giải phẫu thẩm mỹ / năm, theo ước tính của Gs Nguyễn văn Tuấn từ Úc, vì chưa có thống kê ở Việt Nam.
Khi quyết định phải làm đẹp, các bà việt nam, khác hơn mọi phụ nữ phương Tây, muốn có ngay cái đẹp trong vài giờ sau khi khám. Có bà không cần gây mê toàn diện vì như vậy phải mất nhiều thì giờ hơn. Sự dễ dãi của các bà việt nam muốn làm đẹp, không cần hiểu biết vế khoa học, là điều thuận lợi cho giới hành nghề thẩm mỹ. Có khi họ không cần có chuyên môn và nhứt là không cần tôn trọng đạo lý nghề nghiệp.
Ở Sài Gòn, hiện nay có ít nhứt 200 cơ sở hành nghề thẩm mỹ nhưng mới chỉ có 50 nơi có giấy phép hành nghề. Đó là nói về mặt giấy tờ. Còn khả năng chuyên môn lại là chuyện khác bởi ở Viêẹt nam mọi kiểm soát đều phụ thuộc không vào chế độ luật pháp. Nếu có luật pháp thì cũng chỉ là thư luật pháp xã hội chủ nghĩa mà thôi!
Những bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ, phần lớn, chỉ có thể giải phẫu ở mặt vì thiếu khả năng chuyên môn và cả điều kiện vật chất của cơ sở nữa. Tuy nhiên, họ vẫn giải phẫu ngực, bụng cho các bà. Cả hai phía, người muốn làm đẹp và người giải phẫu đều liều mạng. Chết ai nấy chịu!
Còn đàn ông ở Việt Nam có đi làm thẩm mỹ không? Chưa thấy thành một trào lưu như các bà. Chỉ có những người kinh doanh, đảng viên cộng sản đang chạy chức, đi xem thầy bói cho biết kết quả . Khi thầy bói phán ” ái mũi thiếu một chút, cái càm xấu, cái tai chưa đủ tốt, …thì các ông mới tới nhờ chuyên viên phẫu thuật xóa những khuyết điểm ấy để cải thiện vận mạng.
Từ sau những vụ tai nạn, phần lớn các bác sĩ Việt Nam ế khách. Trái lại, các bác sĩ Đại Hàn lại làm ăn khá. Có một bác sĩ Đại Hàn chuyên môn tạo cho các bà có cái miệng lúc nào cũng cười duyên. Trong lúc ngủ cũng cười. Ông này đang hốt bạc. Các bà Việt Nam đang chạy kiếm tiền để có cái miệng cười duyên vĩnh viễn.
Kỷ lục giải phẫu thẩm mỹ
Ai hơn người phụ nữ này về số lần giải phẫu? Bà Cindy Jackson ở Luân-đôn vừa giựt giải quán quân chống lại cái già với 52 lần giải phẫu thẩm mỹ và tốn mất 61 000 bảng Anh. Để rũ bỏ sạch vết thời gian trên người phụ nữ 56 tuổi, bà Cindy Jackson đã nhờ giải phẫu khắp cả thân thể của bà. Toàn thân của bà, không có chổỗnào không có dao kéo, kim chỉ đụng tới.
Trả lời với báo chí, bà nói rõ bà đã nhờ làm tới 52 lần giải phẫu nhưng mục đích không nhằm đạt kỷ lục mà chỉ muốn làm cho mình trẻ, đẹp, đẩy lui cái già. Trước đây, tay chân, mặt mày đầy gân guốc, da nhăn nheo, nay thì không còn nữa . Bà muốn đẹp và đẹp tự nhiên . Bà hài lòng vì đã nhờ khoa thẩm mỹ mà xóa đi cái mặc cảm người phụ nữ xấu của bà thời trẻ.
Đẹp, xấu
Ai cũng nghĩ sắc đẹp phụ nữ là một điều vừa hiển nhiên, vừa kỳ diệu. Theo thời gian, tiêu chuẩn sắc đẹp đã thay đổi. Người phụ nữ đẹp của thời Ánh sáng ở Pháp chắc chắn không giống những Top Modèle ngày nay.

Vẻ đẹp ngày nay: Người mẫu Cindy Crawford
Vẻ đẹp ngày nay: Người mẫu Cindy Crawford
Như vậy sắc đẹp có mang tính phổ quát và vượt thời gian không?
Sắc đẹp phụ nữ thay đổi nhưng rất chậm. Tiêu chuẩn đẹp toát lên hoàn cảnh xã hội: kinh tế phát triển, lương thực dồi dào, mức độ sanh đẻ, ảnh hưởng văn hóa, tôn giáo, …
Thời Trung cổ, lương thực thiếu, tâm linh quan trọng hơn thân xác, nổi ám ảnh bị xuống địa ngục, đã làm cho người phụ nữ hốc hác, không có sức sống. Qua thời Phục hưng, định chế thần học huyển chuyển hơn, sắc đẹp phụ nữ do đó cũng được cải thiện. Người phụ nữ phải trẻ đẹp, mạnh khỏe để có thể đảm trách sự sanh tồn chủng tộc. Gương mặt trái soan, môi hồng hào, tay nhỏ nhắn, ngón thon dài là tiêu chuẩn đánh giá người phụ nữ có sắc đẹp. Từ đó, ” \phái thứ hai ” (2è Sexe) hay “phái yếu “trở thành ” phái đẹp” (Beau Sexe). Ngoài ra, nước da phải trắng vì nước da rám nắng theo quan niệm ngày nay là người phụ nữ lao động ngoài trời.
Qua thế kỷ XVII và XVIII, người phụ nữ đẹp phải có thân mình tròn trịa. Cách mạng nông nghiệp và kỹ nghệ đã làm thay đổi nhân dạng con người.
Qua thế kỷ XIX, nhờ biết đời sống vệ sinh, cơ thể phụ nữ trở nên rắn chắc. Sắc đẹp phải làm nổi bật đường nét của cơ thể. Y phục phải giúp làm đẹp, làm nổi những chỗ cần nổi, và che khuất những nơi không nổi như ngực, bụng, mông, …
Qua thế kỷ XX, quan niệm về sắc đẹp phụ nữ hoàn toàn thay đổi, không còn giữ đường nét cũ. Nước da không trắng má phải rám nắng, thân hình phải mảnh mai. Những ràng buộc y phục được tháo gở để thân thể phụ nữ được giải phóng. Ăn uống thật điều độ theo tiêu chuẩn phẩm chất. Năm 1933, người phụ nữ đẹp cân nặng 60 kg, cao 1, 68m . Qua năm 2008, tiêu chuẩn đó là 48 kg. Ngày nay, mẫu người phụ nữ đẹp phải là người thể thao, hoạt động và thật mảnh khảnh. Sự mảnh khảnh ở người phụ nữ là dấu hiệu của thành phần giàu có, sang trọng vì thức ăn thiên về phẩm chất, theo đều đặn chương trình thể dục, giải trí của một nếp sống cao. Một thân thể đẹp đúng tiêu chuẩn là niềm kiêu hãnh và dấu hiệu biều hiện thành phần xã hội của người phụ nữ ngày nay.

Phụ nữ châu Phi có quan niệm khác về cái đẹp.
Phụ nữ châu Phi có quan niệm khác về cái đẹp.
Tuy nhiên sắc đẹp không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn ở không gian nữa. Người phụ nữ Phi châu đẹp không thể giống người phụ nữ Âu châu hay Á châu.
Ở Tàu, đời nhà Thanh, người phụ nữ đẹp lý tưởng phải mảnh mai “yểu điệu như thục nữ ” thì “quân tử mới hữu cầu “, nước da trắng toát và đôi chân bó để giữ cho nó không phát triển theo thân thể, khi di chuyển, phải nhờ ngưởi hầu đở. Dấu hiệu của người phụ nữ giáu có, sang trọng. Có người nói bó chơn còn do yếu tố sinh lý nữa?
Tới cách mạng văn hóa, người phụ nữ tàu chẳng những không còn giữ được sắc đẹp phụ nữ nữa, mà người phụ nữ tàu phải “không còn là phụ nữ”. Mọi người đều tan biến trong bộ đồng phục xanh, xám Mao-trạch-đông. Và xả thân lao động để được vinh quang! Người phụ nữ đẹp là nữ anh hùng lao động!
Người ta nghĩ rằng theo thời gian, mẫu mực của sắc đẹp phải bị giới hạn vì nếu không giới hạn thì sắc đẹp sẽ không còn là một điều hiếm quí, mà nó trở thành quá phàm tục đi mất.
Khi một điều gì không được ai quan tâm tới thì nó không còn giá trị nữa. Vì vậy mà người phụ nữ từ muôn thuở thấy đau khổ vì phải chạy theo sắc đẹp.
© Nguyễn thị Cỏ May

Ăn cũng chết

Những người liều mạng, ăn uống không cần cử kiêng, thường nói để tự biện hộ cho mình “Ăn cũng chết, không ăn cũng chết? Ăn, chết sướng hơn ” . Xét ra có lý . Ngày nay, nhìn ra cái gì cũng đều bị nhiễm độc vì môi rường bị nhiểm độc . Cử kiêng kỹ lưởng không phải là điều đơn giản .
“Không ăn cũng chết ” nếu có nghĩa ” không ăn vì thiếu thực phẩm mà chết”. Tức ý muốn nói ” chết vì đói ” là thực tế vô cùng bi thảm mà Tổ chức Lương nông Quốc tế đã có nhiều nổ lực vẫn chưa khắc phục được tuy từ năm 2010-2012, nạn thiếu ăn trên thế giới đã giảm được 14, 9% .
Trong năm qua, người ta đã mượn sự tàn phá của sóng thần Tsunami để diển tả tầm tác hại của nạn khủng hoảng lương thực trên thế giới. Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp gia tăng, giá thực phẩm đắt đỏ, lần đầu tiên, số những người thiếu ăn đã tăng lên tới hơn 1 tỷ người trên hoàn cầu . Đa số tập trung ở những nước đang phát triển, theo Josette Sheeran, Trưởng Chương trình thực phẩm thế giới (PAM) của LHQ ở Rome. Và muốn làm giảm xuống còn phân nửa số người thiếu ăn trong năm tới, PAM phải cần có 5 tỷ Mỹ kim.
Pháp tuy là nước phát triển nhưng từ nhiều năm nay vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng suy trầm ngày thêm nghiêm trọng. Nhưng dân Pháp thiệt tình chưa phải hết tiền vì có tánh tiết kiệm. Khả năng tiết kiệm và tài sản của dân chúng chiếm tới hơn 60 % của cải của quốc gia. Chính nhờ đó mà khi có lễ lạt, có một só dân chúng không nhỏ dám ăn xài đúng mức. Và cũng nhờ đó, nhờ ngành sanh hoạt phục vụ ăn nhậu, du hí, mà Pháp còn giữ vị trí khá hơn vài nước láng giềng.
Lễ cuối năm và Tết dương lịch là dịp cho dân chúng tiêu pha mua sắm, quà biếu, ăn uống. Thật ra, những thành phần dưới trung lưu cũng thừa dịp này ăn uống bù lại suốt năm làm việc vất vả, ăn uống qua loa. Giống như nông dân việt nam sống theo thời vụ.
Ta thử lướt qua một vòng Paris ăn Noel năm nay.

Noel ở Canada
Noel ở Canada
Bữa ăn Noel 2013
Bữa ăn Noel, trước kia, được tổ chức vào trưa ngày 24 tháng 12 và bửa ăn chánh vào nửa đêm. Bắt đầu vào trưa 24 để chuẩn bị cho buổi tối vì gia đình bắt đầu tề tựu từ buổi trưa . Ăn xong, người ta có thói quen ngã lưng trên ghế dựa (fauteuil) ngủ trưa vì hơi rượu dể làm buồn ngủ. Ngày nay, phần đông còn đi làm cho tới 3, 4 giờ chiều ngày 24. Ra sở, người ta còn đi chợ mua sắm vội vàng chỉ kịp cho bữa ăn tối . Có ăn chiều, cũng chỉ ăn vội vàng mà thôi nên bửa ăn trưa hầu như không còn giữ được.
Ăn Noel phải là ăn tối.
Năm nay, các nhà hàng vùng Paris và vùng Auvergne, Miền Nam Pháp, ra giá bữa ăn Noel cao nhứt : từ 115 euros tới 150 euros. Đây là loại nhà hàng phổ thông hay khá hơn chút đỉnh. Các nhà hàng cao cấp, giá bửa ăn phải đắc hơn, từ 250 euros tới cả ngàn euros. Phải đặt trước cả năm, có khi phải mất hai năm. Riêng vùng Alsace và Lorraine, giá thấp hơn, từ 30 tới 50 euros.
Theo kết quả điều tra của Văn phòng Deloitte France, năm nay, mỗi người tiêu xài trung bình cho lễ cuối năm vào lối 531 euros, kém hơn năm rồi 0, 9 % . Trên số đó, 33 % dành cho bữa ăn Noel , tức  175 euros. Nếu ăn ở nhà, gia đình 2 người có thể xài trung bình chỉ cho bữa ăn Noel lối 113 euros.
Ăn uống của Pháp đã chánh thức được UNESCO năm 2011 nhìn nhận là thứ văn hóa phi vật thể của nhân loại.  Nguời pháp phải tự hào về thành tích sáng chói này . Mà tự hào thì không có gì hay hơn là chính mình phải thưởng thức cái đặc sắc của văn hóa dân tộc. Dịp lễ lạt phải tiêu xài rộng rãi cho ăn uống. Vả lại, Pháp có tiếng từ lâu là dân chịu ăn nhậu. Làm việc, thì muốn làm càng ít càng tốt nhưng lương bổng thì muốn miếng beefteak lớn, chai rượu thứ ngon. Không vừa ý thì xuống đường, đình công suốt tháng. Tây mà!
Kẻ thành công, ăn uống vào dịp cuối năm là tự chiêu đãi mình cho sự thành công trong năm qua làm việc cật lực. Những kẻ khác, đông đảo hơn, không được ưu đãi, thì cũng là dịp chia sẻ bữa ăn thịnh soạn mà ngày thường chẳng mấy khi nghỉ tới.
Nhà hàng Taillevent, 15, đường Lamennais, Paris VIII, được xếp loại cao cấp của Pháp với 3 ngôi sao nhưng năm rồi bị gỡ mất một ngôi sao. Có lẽ để giựt lại ngôi sao bị mất, Taillevent, nhân dịp cuối năm, giới thiệu một thực đơn với 5 món đi với 5 thứ rượu trắng ( vins blancs) để chọn lựa, với một giá mắc nhứt Âu châu: 1200 euros bữa ăn tối 24 / 12 cho một người.
Theo nhà báo chuyên về văn hóa ẩm thực, Ông Curnonsky, thì trong ăn uống, tuy cũng là ăn uống, nhưng chỉ có giới “tao nhân mặc khách  khi ăn uống, mới biết đúng mình đang ăn uống”. Những người khác ăn uống là chỉ nhằm thỏa mản nhu cầu sinh lý mà thôi .
Tại Taillevent, ngày thường, ăn bữa trưa giá 89 euros không có rượu, 129 euros, 218 euros có rượu . Qua mùa thu, giá tăng lên 320 euros . Bữa ăn tối giao thừa, giá 580 euros gồm có gan ngổng, cá, trứng cá, nấm truffe ( loạn nấm đen thơm, mọc ở Miền Nam Pháp, giá rất mắc nên gọi là vàng đen) thái mỏng.
Cũng trong dịp cuối năm, nhà hàng khiêu vũ Moulin Rouge ở Paris XVIII, đề nghị giá bữa ăn tối giao thừa và xem vũ French Cancan, điệu vũ tốc bùng rền bắt nguồn từ điệu vũ dân gian của thế kỷ XIX, xuất hiện vào thập niên 50, nổi tiếng khắp thế giới, với giá 700 euros.
Paris kiêu kỳ với vẻ đẹp của mình
Khách tới Paris chọn nhà hàng để có một bữa ăn vừa ý. Tiêu chuẩn chọn lựa thường là khung cảnh lịch sự, sạch sẽ, tiếp đải ân cần, món ăn ngon, …Nhưng Paris trong gần đây có thêm một loại nhà hàng chủ động chọn lựa khách sau tiêu chuẩn “danh tiếng” là tiêu chuẩn “đẹp/xấu “, tức dựa theo nhân dạng và y phục,  người phải đẹp, phải sang trọng, y phục phải đúng thời trang. Nhà hàng không nhận đặt chỗ trước vì khi khách tới sẽ gây khó khăn cho việc xếp chổ cho khách ngồi.

Tiệm ăn xếp chỗ ngồi theo nhanh sắc của thực khách?
Tiệm ăn xếp chỗ ngồi theo nhanh sắc của thực khách?
Chỗ ngồi từ đây khách có thể nhìn rộng rãi và ngược lại, khách cũng được nhiều người nhìn thấy, cả người đi qua ngoài đường, đó là chỗ tốt chỉ dành riêng cho khách có nhân dạng đẹp, sang, vận y phục đúng thời trang. Người không có điều kiện ngoại hình như vậy, dù có tiền ngập túi, cũng không thể mơ được ngồi vào chỗ này vì đó chỉ là giấc mơ giữa ban ngày mà thôi. Do một nội qui bất thành văn nghiêm khắc của Công ty ăn uống Coste quản lý một hệ thống nhà hàng ăn và café hoạt động ở Pháp, tập trung mạnh ở vùng Paris và vài thành phố lớn khác của Âu châu. Ở mỗi nơi, cơ sở của Costes mang một thương hiệu khác nhau.
Sự thật này lúc đầu chỉ được biết qua sự đồn đại, sau đó, được tuần báo  Con Vịt bị cột” (Le Canard enchainé) và nhựt báo Le Figaro loan tin qua một cuộc điều tra. Khi Le Canard enchainé hỏi ông Giám đốc Công ty về bài báo đăng trên Le Figaro liên quan đến cách xếp chổ ở nhà hàng và café cho khách dựa theo tiêu chuẩn ngoại hình thì ông Giám đốc từ chối trả lời. Nhân viên đang làm việc tại nhà hàng Le Georges ở Paris tọa lạc trên nóc Trung tâm Văn hóa Pompidou cũng tránh trả lời câu hỏi trên. Nếu ai đã biết nhân viên ở đây đều tiếp khách và xếp chỗ răm rắp theo mật hiệu của Ban Giám đốc thì cứ ngồi ở đây và theo dõi quan sát trong chốc lát sẽ thấy sự thật kín đáo kia phơi bày ngay. Nhưng sự thật này đã được hai cựu nhân viên ở đây xác nhận với báo chí.
Hoá ra đẹp cũng có nhiều cái lợi. Cái lợi nhỏ nhứt là cho người đẹp có quyền lực chiếm được “địa vị cao quí ” trong cái xã hội thu nhỏ ở Paris là vào ăn ở nhà hàng Le Georges hoặc Café Marly bên cạnh Bảo tàng Viện Louvre, dỉ nhiên khách phải trả tiền và trả mắc nữa.  Người xấu dù có trả tiền nhiều hơn cũng không chiếm được địa vị này.
Tuy biết có sự phân biệt đối xử – mặc dầu xứ Pháp là xứ phát động cách mạng nhơn quyền đầu tiên và ngày nay, ai cũng đồng ý hoặc hưởng ứng tranh đấu cho nhân quyền – người ta vẫn đua nhau kéo tới Le Georges ăn uống. Phải chăng vì đây là loại nhà hàng thuộc đẳng cắp cao và chiếm vị trí cho khách có cái nhìn bao quát Paris, có một không hai? Còn Café Marly được giới ẩm thực Paris xếp vào loại “Café thời thượng”, ” Café triết lý”, chỉ dành riêng cho tao nhân mặc khách. Vì vị trí nằm bên cạnh Bảo tàng Viện danh tiếng nhứt thế giới, nơi tập trung văn hóa nhân loại từ thái cổ tới nay?
Ngoài ra, nhân viên chiêu đãi cũng phải hội đủ những tiêu chuẩn gắt gao như chiều cao từ 1, 70m, người phải đẹp, cử chỉ, nói năng lịch thiệp và không quá 30 tuổi.  Không đủ những điều kiện này, đon xin việc với lý lịch tốt, bằng cấp ngành nhà hàng-du lịch (Hôtellerie-Restauration) cao, và dù có kèm theo nhiều tờ 500 euros như ở Việt Nam đi nữa, cũng sẽ không bao giờ được chấp thuận.
Báo chí anh, tờ Telegraph, liên hệ với đại diện của Công ty Costes để hỏi về “nội qui bất thành văn” này nhưng Công ty từ chối vì không muốn đưa ra bất kỳ lời bình luận nào về điều này.
Ăn Noel năm nay, dân Tây thiệt và cả Tây giấy gốc mít đều lấy làm ngao ngán món cá hồi hun khói hay cá hồi tươi tuy đó là món ngon truyền thống của ngày lễ hội cuối năm và cũng là mùa cá mà giá bán tới ngày chót đã hạ xuống 50 % vì trước đó ít lâu, TV tây phát hành thiên phóng sự cá hồi nuôi ở Na-uy, nuôi trong biển vì xứ Na-uy là cù-lao khổng lồ, phần lớn bị nhiễm độc thức ăn, nhứt là dùng trụ sinh nhiều, nhưng chủ nuôi cá vẫn giử và làm thịt, cắt bỏ đầu, đuôi, da, chỉ lấy thịt đem hun khói. Những con cá trông giống như bị bịnh cùi đã làm cho thuyết ăn cá hồi mỗi tuần vài lần để ngăn ngừa nhiều bịnh tật nguy hiểm và tăng cường dinh dưởng nảo bộ tránh bịnh Alzheimer đã bỗng chốc mất sức hấp dẫn.
Sau cùng Cỏ May mời bạn đọc có dịp tới Paris đừng quên ghé qua nhà hàng Le Georges và Café Marly ở ngay trung tâm Paris, khu du lịch, để vừa thưởng thức văn hóa ẩm thực của Pháp và vừa để biết mình đẹp cỡ nào khi cô xếp chỗ (Hotesse-Placeuse), y phục sang trọng, hướng dẫn mình vào chỗ ngồi.
Nguyễn thị Cỏ May

Những ngày cuối năm

Paris có tiếng là thành phố thơ mộng, thành phố của tình yêu và lãng mạn. Mùa thu, Paris phải đẹp hơn, lãng mạn hơn, hiền lành hơn, đa tình hơn. Nhưng mùa thu năm nay, Paris chưa kịp biểu lộ nét văn hóa cố hữu thì những cuộc biểu tình của nhiều thành phần xã hội diễn ra rầm rộ làm cho Paris vụt sôi động.
Từ cuối tháng 9, Paris không ngớt biểu tình, lớn có, nhỏ có. Từ vài trăm tới vài chục ngàn người tham dự.
Chỉ trong những ngày gần đầy, từ 25 tháng 11 tới 8 tháng 12, không ngày nào không có biểu tình. Muốn tìm nét đặc thù của văn hóa xã hội Pháp, thì đây, biểu tình là nét đặc trưng hơn hết. Nêu Tây làm giống như Huê kỳ cho người ngoại quốc thi lấy quốc tịch Pháp, thì đề tài cho thí sinh sẽ phải là « ăn phó-mát, uống rượu nho (vin) và biểu tình ». Thí sinh nào đủ điểm vào Pháp tịch, không chỉ phải được làm Tây giấy, mà trái lại, còn là Tây thứ thiệt 100% . Không cần phải « hội nhập ».
Trong lúc đó, giới buôn bán nỗ lực hoạt động cho những ngày chợ cuối năm để vớt vát lại một năm kinh tế trì trệ. Họ tranh thủ với nghiệp đoàn mở cửa buôn bán ngày chủ nhựt cho hết tháng chạp.
Nhưng  rượu nho năm nay bị Ba Tàu tẩy chay để trả đũa việc chánh phủ Pháp và cả Âu châu phản đối món hàng «kiếng nhiệt lượng mặt trời » (plaque solaire) được chánh phủ Bắc Kinh tài trợ để bán ra với giá rẻ. Điều này vi phạm luật cạnh tranh.
Tuần này, Cỏ May dành giới thiệu bạn đọc nước Pháp của Cỏ May, chỉ giới hạn trong những ngày cuối năm, để bạn đọc ở xa sẽ có cảm tưởng như mình đang du lịch ở Pháp những ngày cuối năm. Có bạn nào muốn tới Pháp, xứ của «Bình đẳng, Tự do, Hữu nghị» sanh sống, Cỏ May xin nhiệt tình hoan nghênh. Thật tình mà nói khẩu hiệu này có giá trị thực tế, hoàn toàn khác hơn khẩu hiệu  «Không gì quí hơn độc lập, tự do» ở Việt Nam . Các bạn có thể yên lòng được.
Mùa thu tranh đấu
Vào mùa Thu là bắt đầu một năm làm việc mới. Với học sinh là một niên học mới. Các nghiệp đoàn, đảng phái tổ chức tranh đấu gấp rút trong vài ngày nữa vì sau đó là những ngày lễ cuối năm, mọi người nghỉ. Vấn đề những người biểu tình đòi hỏi nếu chưa giải quyết xong sẽ dời qua năm mới. Biểu tình cũng phải tôn trọng qui chế lao động.
Ở Pháp, biểu tình là hoạt động chuyên nghiệp. Làm chánh trị như Thị trưởng, Dân biểu, Chánh phủ, cũng đều là những ngành nghề chuyên nghiệp. Ông Chirac suốt đời không làm nghề gì khác hơn là nghề đảng viên, Thị trưởng, Dân biểu, Tổng trưởng, Thủ tướng, Tổng thống. Những việc làm này không thuộc qui chế công chức, mà là «nghề làm chánh trị». Và suốt đời, ông cũng không có nhà ở. Ngày nay, Ông Hollande cũng vậy. Học xong, ra trường, vào đảng xã hội, làm Tổng Bí thư đảng, làm Thị trưởng một làng nhỏ, làm Tổng thống và để lại cho thị xã nơi ông làm Thị trưởng một gánh nợ khổng lồ.
Ở mặt này, quả thật người Pháp đã học được ở Việt Nam. Nhỏ đi du kích, vào đảng cộng sản, vào chánh quyền, vào TW, Chánh trị bộ… Suốt đời đưọc nhân dân nuôi vì họ là những người suốt đời hi sinh mọi thứ riêng tư để chỉ biết phục vụ nhân dân …
Vừa vào Thu, xe lửa, métro, công chức, hưu trí, …lần lượt xuống đường đòi hỏi quyền lợi, cải thiện quyền lợi, …Xe lửa, métro biểu tình và đình công yểm trợ những yêu sách đưa ra. Các xứ Âu châu khác đều thua Pháp về mặt này. Và chỉ có ở Pháp, công chức, cảnh sát, biểu tình và đình công.

Việctrục xuất học sinh Léonarda Dibrani gây ra làn sóng đình công
Việctrục xuất học sinh Léonarda Dibrani gây ra làn sóng biểu tình
Cảnh sát trục xuất một nữ học sinh về nguyên quán Kossovo vì hồ sơ xin định cư của gia đình bị từ chối. Thế là hội «không giấy tờ», hội «không chỗ ở », hội «SOS Racisme», hội «Phụ huynh học sinh», …hàng loạt xuống đường phản đối quyết định chánh phủ, đòi hỏi học sinh Léonarda Dibrani phải được nhà trường nhận trở lại lớp và cả gia đình đông đảo của học sinh này phải được chánh phủ chấp nhận thường trú ở xứ Pháp. Vì xứ Pháp là  xứ của mọi người. Ai nói xứ Pháp là của người Pháp, ngay lập tức người đó sẽ bị tố cáo là kỳ thị chủng tộc và có thể bị truy tố ra tòa.
Những đợt xuống đường này vừa ngưng thì một đợt mới bắt đầu từ ngày 25 tháng 11 liên tục kéo dài cho tới ngày 8 tháng 12, đa dạng, yêu sách khác nhau nhưng tập họp quần chung vẫn đông đảo: hưu trí, y công nhà thương, chống kỳ thị chủng tộc, chống nghiệp đoàn chủ nhân, những người nhập cư lậu đòi hỏi cấp giấy tờ cư trú, chống mở rông sân vận động Roland Garros ở Paris, chống Sida, nhân viên phi trường Paris đình công, máy bay không cất cánh được, tuần hành chống thuế, …Và sau cùng là cuộc tuần hành của một bộ phận mới của đảng cộng sản pháp (Pôle de Renaissance communiste français) giới thiệu với quần chúng là họ không phải theo Staline, mà theo chủ thuyết Mác-xít Lê-nin-nít. Họ vận động đoàn kết những ngưởi cộng sản để tái sanh một Đảng Cộng sản Pháp thật sự, hoàn toàn độc lập với đường lối liên mỉnh với đảng Xã hội và  Phong trào Tả phái đang hoat động ở Pháp chỉ nhằm bấu cử. Bộ phận này là một Trung tâm tập họp đông đảo quần chúng thợ thuyền chống lại Tư bản và Liên Âu.
Để đem lại thắng lợi cho chiến lược cộng sản mới ở thế kỷ XXI, Trung tâm phải chiến đấu chống lại tội ác của cộng sản ở những nước cộng sản cầm quyền như ở Việt Nam, Tàu, Bắc Hàn, bảo vệ sự nghiệp Công xã Paris, Cách mạng Tháng Mười, Đại hội Tours,…

Restos du Cœur (Nhà hàng của trái tim)
Chữ Resto là biến thể tự dạng của chữ Restaurant được giới sinh viên, giới công nhân dùng để gọi chổ ăn tại cơ quan như trường học, sở làm . Hay căng-tin (Cantine).

Restos du Cœur
Restos du Cœur
Restos du Cœur là tổ chức phân phát miển phí thực phẩm từ lương thực tới bửa ăn nóng sốt cho những người thiếu thốn vào mùa lạnh .
Restos du Cœur do kịch sĩ ngưòi pháp, Ông Michel Colucci, hay Coluche, có sáng kiến thành lập tháng 9/1985 với y vọng đem tới cho người thiếu thốn từ 2000 tới 3000 bữa ăn / ngày. Nhưng qua năm sau, Restos du Cœur có hơn 5000 người tình nguyện tới phục vụ và phân phát 8, 5 triêu bửa ăn . Trước đà mở mang lớn hoạt động của Restos du Cœur, Âu châu đưa ra « Chương trình giúp những kẻ thiếu thốn » để yểm trợ .
Tháng 6/1986, Ông Coluche, nghệ sĩ sáng lập Restos du Cœur, mất. Restos du Cœur vẫn tiếp tục hoạt động và ngày nay có 2007 Trung tâm rải rác khắp trên nước pháp, phân phát thực phẩm cho người nghèo. Năm nay là năm thứ 29 của Restos du Cœur với 66 000 người tình nguyện phục vụ. Người thiếu thốn đưọc  Restos du Cœur giúp đở từ vài năm nay là những người chỉ có 238€ để sống sau khi lợi tức bị trừ chi phí như tiền nhà, tiền điện, gaz. Họ phải ăn mì, ăn khoai. Chẳng mấy khi có thịt cá, rau, trái tươi.Trong thành phần này, nay có thêm khá đông sinh viên ở tỉnh. Học bổng chỉ có 316€ mà tiền phòng trong Đại Học xá mất hết 235€. Ở xa nhà, cha mẹ cũng không khá giả, các cô, các cậu phải tới gỏ cửa Restos du Cœur nhờ sự giúp đở để học cho xong.
Chống thuế môi trường ( Ecotaxe)
Thuế Ecotaxe bảo vệ môi trường được Quốc Hội thông qua hồi tháng 4 và sẽ áp dụng vào ngày 1/1/2014 tới đây đã gây sự phản đối mạnh mẻ, sự giận dữ, của giới vận tải đường bộ . Thuế này đã có dưới thời TT Sarkozy và nay chánh phủ xã hội đem ra áp dụng vì trong chánh phủ có đảng Xanh.
Trên thực tế, tại Pháp, thuế écotaxe nhằm mạnh vào giới vận tải đường bộ như xe cam-nhông từ 3,5 tần trở lên. Không phân biệt xe từ đâu tới. Khi chạy vào 10 000 km xa lộ và 5000 km tỉnh lộ phải trả thuế thì cứ mỗi km, cam-nhông phải trả thuế từ 13 cents Euro. Thuế thay đổi theo tình trạng xe, như cũ, chở nặng, khoảng đường sử dụng dài, thì mức thuế cao để khuyến khích xe chọn đường ngắn, bảo trì xe kỷ, nhằm làm giảm mức độ ô nhiểm môi trường.
Khi vào hệ thống đường phải trả thuế, người lái xe có cái máy để qua cổng, khi ra, sẽ trả tiền theo máy cho biết.
Hôm giới vận tải biểu tình, họ đập phá, ủi ngã những cổng tính tiền vừa được thiết lập, đem bán đấu giá như chiến lợi phẩm.
Năm nay, Tàu không uống rượu Tay
Trận chiến thương mãi giữa Tàu với Âu châu, nhứt là Pháp, xảy ra khá gay gắt. Trước giờ, Ba Tàu quen gốc gian thương, nghĩ không ai biết tẩy mình, đem bán qua Âu châu “kiếng năng lượng mặt trời ” (plaque solaire) với giá rẻ để giành thị trường. Mà thật, suốt mấy năm qua, hàng của Âu châu không cạnh tranh được. Đến lúc Âu châu lấy quyết định đánh thuế quan lên loại hàng này, cả Pháp nữa, do Ba Tàu cạnh tranh bất chánh, thì Ba Tàu la oải ỏai vừa tuyên bố sẽ trả đủa, cho điều tra rượu nho Âu châu cũng được trợ cấp. Trước tiên, mùa này, Tàu không nhập cảng rượu nho Âu châu.
Trong vụ “ Kiếng năng lượng mặt trời ” của tàu, Ủy Hội Âu châu cho biết nếu Tàu bán đúng giá thì giá tấm kiếng sẽ mắc lên 112%, tức cao hơn gấp đôi giá bán trên thị trường hiện tại.
Tàu bán giá rẻ vì loại hàng này đang ứ đọng quá nhiều, bằng 1, 5 nhu cầu của thế giới . Năm 2011, Âu châu nhập cảng từ Tàu trị giá 21 tỷ euros, hậu quả là mất hàng ngàn việc làm ở Âu châu, 60 xưởng làm “kiếng năng lượng mặt trời ” ở Âu châu đóng cửa. Nếu không ngăn chận kịp thì Âu châu sẽ mất thêm 30 000 việc làm nữa.
Rượu chát và các loại khác như Cognac bán qua Tàu trong năm 2012 trị giá cả tỷ us$ . Riêng rượu chát (Vins ) của Pháp, năm 2012, bán qua Tàu 140 triêu lít, trị giá 788 000 us$ .
Số rượu này sẽ được Ba Tàu bán lại cho dân chúng bản xứ với một giá khá cao. Thí dụ một chai Muscat Carte rose de Beaumes-de-Venise bán tại Pháp 10, 5€, bán ở Tàu trên internet là 21 €, bán trong tiệm, giá  40 €.
Mùa Beaujolais nouveau năm nay không thấy Tàu mua giành, mua giựt với Nhựt như mấy năm trước. Nhưng trên thị trường nội địa, người ta không thấy có nhiều Beaujolais nouveau bày bán. Vậy ai đã mua hết?
Westvleteren-XII-World-s-Best-Beer-Hits-Stores
Cũng mùa cuối năm, nói tới Vins, tưởng không nên quên một thứ bia độc đáo do các tu sĩ của một nhà dòng khổ hạnh lâu đời ở Bỉ sản xuất, rất giới hạn, chỉ cần thu nhập đủ trang trải vài nhu cầu của tu viện. Hoàn toàn không vì kiếm tiền nhiều. Đó là bia Westvleteren XII và cũng là loại bia mắc nhứt và ngon nhứt thế giới. Ở Bỉ và Đức chỉ có 6 nhà tu cùng dòng khổ hạnh làm loại bia này, theo đúng qui trình truyền thống và phải do các tu sĩ của nhà dòng kiểm soát chặc chẽ. Và bia Westvleteren chỉ bán tại tu viện Saint Sixtus ở Bỉ. Biết chỗ bán nhưng không dễ gì mua được loại bia này vì số người chờ mua nhiều hơn số bia sản xưất.
Trong một tiệm rượu ở NY, một hộp 6 chai bia với 2 cai ly bán giá 84, 99 us$.

Người quân tử biết uống rượu, quí rượu và trong tình. Nếu hỏi họ phải chọn rượu hay tình, thì họ chọn:
“ … Nếu vì men lắm cuộc đời chấm hết,Thì trong yêu thiên hạ chết cũng nhiều .Rượu và em là hai nỗi nhớ đáng yêu!Nếu được chết:Anh sẽ chết một chiều bên em và có rượu … (Khuyết Danh)
Nguyễn thị Cỏ May 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét