Bát phở thưởng tết cho người thầy
Người thầy ở đây là giáo viên với phấn trắng bảng đen trên khắp đất nước này. Tết đến, nhiều ngành nghề xôn xao lương thưởng. Có nơi công bố thưởng từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng. Nghe tới chuyện này, nhiều người lao động chạnh lòng vì không bao giờ có thưởng, hoặc có nhưng chỉ là ví dụ làm vui.Trong những người chạnh lòng đó, có người thầy. Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận chân thành: "Thưởng tết với ngành giáo dục là rất khó. Ngay cả ở bộ cũng không có bất cứ nguồn nào, không có ngân sách nào cho thưởng tết".
Trên thực tế, tuỳ theo địa phương, cơ sở đào tạo, có sức đến đâu thì thưởng cho giáo viên đến đó. Có một số trường ở thành phố lớn, có nhiều nguồn thu linh hoạt, tích lũy đến cuối năm dành thưởng cho giáo viên. Tuy không nhiều như doanh nghiệp, nhưng cũng xông xênh mua sắm.
Còn đa số giáo viên, chỉ có vài trăm ngàn đồng làm quà. Cầm đồng tiền thưởng tết mà rơi nước mắt. Nhưng vài trăm ngàn đồng cũng an ủi đôi chút. Ở các tỉnh nghèo, vùng nông thôn, tiền thưởng của giáo viên còn thê thảm hơn. Có nhiều thầy cô giáo không biết đến chuyện thưởng tết, hoặc có thì chỉ đủ để ăn một bát phở.
Ngay cả ở thủ đô hay thành phố, cũng không ít thầy cô nhận tiền thưởng bằng giá một bát phở. Nhận vài chục ngàn đồng tiền thưởng sau một năm nhọc nhằn sao khỏi tủi thân.
Rất chia sẻ với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là ngay ở bộ cũng không có bất cứ nguồn nào để thưởng tết. Nhưng quý quan chức ở bộ còn có nhiều thứ bù đắp, nói thẳng băng đi, quà cáp không thiếu. Còn giáo viên nghèo ở khắp đất nước này, chỉ duy nhất đồng lương èo uột, vén khéo qua ngày.
Tết là một nỗi ám ảnh đối với họ. Họ không những không có được một phần quà mà còn phải chia sẻ với những gia đình nghèo, để thuyết phục phụ huynh đừng bắt con cái nghỉ học đi làm trong và sau mùa tết. Cải cách giáo dục có quá nhiều việc, nhưng có những việc không phải đau đầu suy nghĩ, không phải triết lý cao siêu, đó là có chế độ đãi ngộ cho người thầy. Chỉ riêng chuyện thưởng tết, chưa có chính sách thì đề xuất, bộ chưa làm được thì địa phương, gói ghém để chia sẻ với khó khăn của thầy cô giáo.
Nghĩ mà đau đầu, tiền tham nhũng lãng phí hàng chục ngàn tỉ đồng nghe quen cả tai, vậy mà kiếm hai bát phở cho giáo viên ngày tết cho đủ vợ đủ chồng lại kiếm nguồn không ra. So sánh dù có khập khiễng, nhưng không thể không liên hệ đến sự thật cay đắng này.
Người thầy không có đời sống tốt, nghèo hơn nhiều thành phần khác trong xã hội, thì không bao giờ giáo dục có sự chuyển biến tích cực. Chuyện bát phở thưởng tết cho người thầy là một ví dụ trong rất nhiều nỗi suy tư đối với nghề giáo trong xã hội hiện nay.
Trên thực tế, tuỳ theo địa phương, cơ sở đào tạo, có sức đến đâu thì thưởng cho giáo viên đến đó. Có một số trường ở thành phố lớn, có nhiều nguồn thu linh hoạt, tích lũy đến cuối năm dành thưởng cho giáo viên. Tuy không nhiều như doanh nghiệp, nhưng cũng xông xênh mua sắm.
Còn đa số giáo viên, chỉ có vài trăm ngàn đồng làm quà. Cầm đồng tiền thưởng tết mà rơi nước mắt. Nhưng vài trăm ngàn đồng cũng an ủi đôi chút. Ở các tỉnh nghèo, vùng nông thôn, tiền thưởng của giáo viên còn thê thảm hơn. Có nhiều thầy cô giáo không biết đến chuyện thưởng tết, hoặc có thì chỉ đủ để ăn một bát phở.
Ngay cả ở thủ đô hay thành phố, cũng không ít thầy cô nhận tiền thưởng bằng giá một bát phở. Nhận vài chục ngàn đồng tiền thưởng sau một năm nhọc nhằn sao khỏi tủi thân.
Rất chia sẻ với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là ngay ở bộ cũng không có bất cứ nguồn nào để thưởng tết. Nhưng quý quan chức ở bộ còn có nhiều thứ bù đắp, nói thẳng băng đi, quà cáp không thiếu. Còn giáo viên nghèo ở khắp đất nước này, chỉ duy nhất đồng lương èo uột, vén khéo qua ngày.
Tết là một nỗi ám ảnh đối với họ. Họ không những không có được một phần quà mà còn phải chia sẻ với những gia đình nghèo, để thuyết phục phụ huynh đừng bắt con cái nghỉ học đi làm trong và sau mùa tết. Cải cách giáo dục có quá nhiều việc, nhưng có những việc không phải đau đầu suy nghĩ, không phải triết lý cao siêu, đó là có chế độ đãi ngộ cho người thầy. Chỉ riêng chuyện thưởng tết, chưa có chính sách thì đề xuất, bộ chưa làm được thì địa phương, gói ghém để chia sẻ với khó khăn của thầy cô giáo.
Nghĩ mà đau đầu, tiền tham nhũng lãng phí hàng chục ngàn tỉ đồng nghe quen cả tai, vậy mà kiếm hai bát phở cho giáo viên ngày tết cho đủ vợ đủ chồng lại kiếm nguồn không ra. So sánh dù có khập khiễng, nhưng không thể không liên hệ đến sự thật cay đắng này.
Người thầy không có đời sống tốt, nghèo hơn nhiều thành phần khác trong xã hội, thì không bao giờ giáo dục có sự chuyển biến tích cực. Chuyện bát phở thưởng tết cho người thầy là một ví dụ trong rất nhiều nỗi suy tư đối với nghề giáo trong xã hội hiện nay.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét