Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Cuộc đời cha đẻ tiểu liên AK

Mikhail Kalashnikov là cha đẻ của súng AK-47, mẫu vũ khí thịnh hành nhất thế giới trong thế kỷ 20, nhưng ông chưa từng hưởng lợi từ sáng chế của mình.
Tên gọi đầy đủ của ông Kalashnikov là Mikhail Timofeevich Kalashnikov, sinh ngày 10/11/1919 ở ngôi làng nhỏ tại vùng núi Altai gần biên giới giữa Nga và Mông Cổ. Mẹ Mikhail sinh tới 19 người con nhưng chỉ 8 trong số đó còn sống sót. Ông là con thứ 17. Tưởng như không còn đau đớn nào hơn, thì bi kịch tiếp tục giáng xuống gia đình Mikhail. Cha ông, trụ cột của gia đình mất trong cảnh lưu đày do chiến dịch bài trừ những nông dân giàu có, còn anh cả Victor bị tập trung lao động cải tạo tới chín năm.
Chiến tranh loạn lạc, nghèo đói, đời sống kham khổ khiến cậu bé Mikhail không được học hành đến nơi đến chốn. Nhưng ít ai biết rằng, những dấu hiệu thiên bẩm về tài năng đã bộc lộ rất sớm ở cậu bé người Nga này. Ngay từ thuở thiếu thời, Mikhail đã say sưa khám phá, chế tạo những dụng cụ thông minh phục vụ cho trò chơi trẻ con.
Súng trường AK-47Mikhail Kalashnikov và súng trường AK-47 huyền thoại.
Lớn thêm chút nữa, Mikhail gia nhập quân đội, trở thành lính lái xe tăng tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ngay thời đầu quân ngũ, chàng pháo thủ đã chế tạo ra thiết bị đếm số viên đạn đại bác được bắn ra khỏi nòng. Phát minh của chàng lính trẻ đã khiến cả quân đội xôn xao. Còn nhớ, Nguyên soái lừng danh Georgy Zhukov, khi đó là chỉ huy lực lượng đặc nhiệm vùng Kiev, đã tặng nhà phát minh trẻ một chiếc đồng hồ có khắc tên "Mikhail Kalashnikov" để động viên khả năng sáng tạo của chàng trai.
Không lâu sau, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại bước vào giai đoạn quyết liệt. Thanh niên Xô Viết được điều động ra chiến trường bảo vệ Tổ quốc tăng lên theo cấp số nhân. Rất nhiều người trong số đó đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Mikhail Kalashnikov được điều ra tiền tuyến và bị thương nặng trong một trận chiến chống phát xít Đức năm 1941. Nằm liệt trên giường bệnh, anh trung sĩ trẻ bắt đầu nung nấu ý định chế tạo một loại súng tiểu liên mà các binh sĩ Nga đang khao khát có được khi xung trận.
Trong thời gian này, Mikhail đã tạo nên mẫu súng đầu tiên của mình. Ngay lập tức, mẫu súng được giới thiệu tới chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực vũ khí, GS. Blagonravov. Mặc dù nhận xét của vị giáo sư đối với thành phẩm của Mikhail Kalashinkov là hoàn toàn kém nhưng chuyên gia này cũng nhấn mạnh sự độc đáo và nhiệt thành trong sáng tạo của sản phẩm. Giáo sư đã đề nghị cử Kalashinikov đi học tiếp.
1-1947-1355-1387853335.gif
Trung tướng, tiến sĩ khoa học quân sự Mikhail Kalashnikov sinh ngày 10/11/1919, tại Kurya, vùng Altai, trong một gia đình nông dân đông con. Kalashnikov gia nhập Hồng quân Liên Xô năm 1938 và thể hiện tài năng sáng chế khi sáng tạo ra máy đếm đạn cho xe tăng.
Vào những năm đầu của cuộc Chiến tranh Vệ quốc, ông là một chỉ huy xe tăng, nhưng bị thương nặng vào năm 1941 và buộc phải nghỉ dưỡng thương trong 6 tháng. Chính trong thời gian đó, Kalashnikov đã tạo nên mẫu súng tự động đầu tiên của mình. Trong ảnh là Kalashnikov bên bản thiết kế súng AK-47, chụp năm 1947.
6-1959-2185-1387853335.gif
Kalashnikov từng kết hôn hai lần và người vợ thứ hai, bà Ekaterina Viktorovna Moiseyeva, cũng là một kĩ sư. Bà Ekaterina đã giúp chồng rất nhiều trong việc vẽ bản vẽ thiết kế. Họ có với nhau 4 người con và cậu con trai Victor Kalashnikov cũng trở thành một nhà thiết kế vũ khí. Trong ảnh, ông Kalashnikov chụp với bà Ekaterina và ba người con năm 1959.
2-3359-1387853335.gif
Từ năm 1942, Kalashnikov làm việc tại Trung tâm nghiên cứu khoa học súng trường Trung ương thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh. Năm 1944, ông tạo ra mẫu súng cacbin nạp được nhiều đạn. Mẫu súng này phần nào đã giúp ích cho việc chế tạo súng tự động. Từ năm 1945, Kalashnikov bắt đầu nghiên cứu sáng tạo mẫu súng tự động đạn 7,62 × 39. Mẫu này chịu nhiều ảnh hưởng của súng Stg-44 của Đức. Trong một cuộc thi năm 1947, sau khi thành công trong thử nghiệm, mẫu súngcủa Kalashnikov đã được chấp nhận sử dụng trong lực lượng vũ trang với tên gọi AK-47.
Năm 1949, quân đội Liên Xô chính thức sử dụng mẫu súng AK-47. Cũng trong năm đó Kalashnikov được trao huân chương Stalin hạng nhất cho sáng chế của mình. Trong sự nghiệp của mình, ông còn được trao tặng ba huân chương Lenin và danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa.
3-1965-2848-1387853335.gif
"Tôi được người ta kể lại rằng, sau khi được cấp dưới giới thiệu về AK-47, Stalin đã cầm nó trong tay và đi lại cả ngày trong phòng làm việc tại Điện Kremlin",  Kalashnikov viết trong hồi ký của mình. Súng AK-47 và những phiên bản cải tiến khác được hàng chục quân đội và nhóm du kích trên khắp thế giới lựa chọn. Hơn 100 triệu khẩu súng AK đã được bán ra trên toàn cầu và được cả những chiến binh ở các vùng xung đột xa xôi như Iraq, Afghanistan hay Somalia sử dụng. Trong ảnh, Kalashnikov trong một kỳ nghỉ năm 1965.
5-1965-1436-1387853335.gif
Tuy nhiên, cha đẻ của loại súng huyền thoại cho biết ông chưa bao giờ có ý định biến nó trở thành loại vũ khí được ưa chuộng trong các cuộc xung đột. "Tôi tạo ra vũ khí là để bảo vệ biên giới Tổ quốc. Không phải là lỗi của tôi khi thỉnh thoảng nó lại được sử dụng ở những nơi mà đáng lẽ nó không nên có mặt. Đó là lỗi của các nhà chính trị", ông nói tại một lễ trao thưởng ở Kremlin nhân dịp tròn 90 tuổi. Trong ảnh là Kalashnikov đi săn năm 1965.
7-3556-1387853335.gif
Nhưng ông cũng không giấu niềm tự hào về "đứa con" AK-47 của mình. Ông từng chia sẻ: "Mỗi vũ khí đều có một diện mạo riêng, giống như là phụ nữ vậy. Nếu như các khẩu súng tự động của tôi không đẹp và bền, thì 50 nước trên thế giới đã không trang bị nó cho quân đội của họ. Một vài nước còn đưa khẩu súng của tôi lên quốc huy và cờ. Bộ trưởng quốc phòng Mozambique từng nói với tôi: 'Ông biết không, sau khi chúng tôi giành độc lập với khẩu súng của ông, nhiều người lính đã đặt tên con mình là Kalash. Đến mỗi vùng quê của chúng tôi ông sẽ gặp hàng chục đứa bé có tên Kalash'. Thật là một điều thú vị". Trong ảnh, Kalashnikov chụp cùng với Eugene Stoner, một trong những nhà thiết kế vũ khí danh tiếng nhất thế kỷ 20, cha đẻ của mẫu súng AR-15.
9-5463-1387853335.gif
Kalashnikov hầu như không được hưởng lợi về tài chính từ thiết kế của mình. Ông sống giản dị ở Izhevsk, một thị trấn công nghiệp cách Moscow 1.300 km về phía đông. Năm 1994, ông được thành phố Izhevsk vinh danh là công dân danh dự.
215498-russia-military-weap-4894-1387853
Năm 2009, tổng thống Nga Dmitry Medvedev tổ chức lễ thượng thọ 90 cho Kalashnikov tại Điện Kremlin. 
10-1403-1387853335.gif
Tổng thống Vladimir Putin từng đánh giá "súng AK-47 là tượng trưng cho khả năng sáng tạo thiên tài của nhân dân Nga". Trong ảnh, Putin đến thăm Kalashnikov hồi tháng 9.
Do làm việc tại một nơi chuyên sản xuất vũ khí nên tài năng của ông Kalashnikov sớm được bộc lộ.Không lâu sau, Mikhail Kalashinkov đã tạo ra mẫu súng cacbin nạp được nhiều đạn. Mẫu súng này tuy không nằm trong bộ súng nhưng phần nào đã giúp cho việc sáng tạo súng tự động. Từ năm 1945, ông bắt đầu việc sáng tạo súng tự động đạn 7,62×39. Khẩu này chịu nhiều ảnh hưởng của súng Stg-44 của Đức. Ông Kalashnikov nhanh chóng chế tạo ra một loại tiểu liên có khả năng bắn được 30 viên đạn đựng trong băng đạn hình vòng cung. Việc thao tác khá đơn giản, dễ bảo dưỡng, tỷ lệ sự cố thấp, dùng bền, khả năng sát thương lớn (có khả năng sát thương trong phạm vi 400 mét) đã gây một sự chú ý đặc biệt với lãnh đạo Bộ Quốc phòng khi đó.
Sau khi nhận thấy tính năng ưu việt của loại súng do ông Kalashnikov sáng chế, ngay trong năm 1944, Stalin đã quyết định cho sản xuất thử. Theo một số nguồn tin thì trong nhóm chế tạo có cả những chuyên gia Đức bị bắt làm tù binh, trong đó có Hugo Shmeisher. Đến năm 1947, sau thất bại của vô số các mẫu thử, thiết kế của Mikhail Kalashnikov cuối cùng được chấp nhận rồi được lựa chọn sau cuộc thi do một cơ quan quốc phòng tổ chức, đánh bại không ít chuyên gia hàng đầu về vũ khí hạng nhẹ khi đó. Sau đó sản xuất hàng loạt loại súng với tên gọi Avtamat Kalachniov Obrazets 1947 (Automatic Kalashnikov 1947), viết tắt là AK-47. Từ năm 1949, súng AK-47 bắt đầu được trang bị cho quân đội Liên Xô. Mặc dù sáng chế ra loại súng được cả thế giới ưa chuộng, nhưng ông Kalashnikov vẫn không ngừng nghiên cứu để tìm cách cải tiến tính năng sử dụng cho AK-47.
Năm 1949, ông Kalashnikov khi đó là Thượng sĩ được tặng thưởng Huân hương Stalin hạng I cùng số tiền thưởng 150.000 Rub, đủ để mua 9 chiếc Pabeda. Kể từ năm 1949, ông Kalashnikov sống và làm việc tại Izhevsk, nước Cộng hòa Udmurtia thuộc Liên bang Nga. Năm 1949, mẫu súng Kalashnikov được chấp nhận theo quy chuẩn quân đội và nhà thiết kế được tôn vinh bằng giải thưởng cao quý mang tên Stalin. Suốt 60 năm sau đó, Kalashnikov vẫn không ngừng tìm tòi cải tiến thiết kế nổi tiếng của mình. "Tôi tạo ra loại vũ khí này nhằm bảo vệ biên giới Tổ quốc", ông nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ niềm tin rằng súng AK sẽ vẫn giữ vững vị trí đỉnh cao trong vòng ít nhất 25 năm nữa "cho tới khi xuất hiện loại mới cao cấp hơn".
Năm 1971, ông được trao học vị tiến sĩ khoa học kỹ thuật. Sau đó, ông Kalashnikov được tặng thưởng nhiều huân, huy chương, trong đó có 3 huân chương Lenin, phần thưởng cao quý nhất của Liên Xô trước đây và nước Nga hiện nay. Sinh nhật lần thứ 75, ông Kalashnikov được thăng hàm Thiếu tướng.Năm 1974 được coi là thời điểm mang tính bước ngoặt đối với AK-47 bởi nòng súng được thiết kế nhỏ hơn (cỡ 5,45mm), sử dụng được loại đạn nhẹ và bắn nhanh hơn. Theo đánh giá của giới chuyên môn, súng AK-47 đã chứng tỏ tính năng chiến đấu hơn hẳn các loại vũ khí hạng nhẹ của Mỹ như loại tiểu liên tự động M-16 hay Carbine M-2.
Tuy là cha đẻ của loại vũ khí được bán chạy nhất thế giới, nhưng ông Kalashnikov chỉ hưởng mức lương hưu gần 600 USD/tháng, không nhận được bất cứ khoản lợi nhuận nào từ việc kinh doanh, buôn bán loại súng AK-47 trên khắp địa cầu. Ông sống giản dị ở Izhevsk, một thị trấn công nghiệp cách Moskva 1.300km về phía Đông.
Phát biểu tại lễ trao thưởng ở Kremlin nhân dịp tròn 90 tuổi, ông Kalashnikov nhấn mạnh: “Tôi tạo ra vũ khí để bảo vệ biên giới Tổ quốc. Không phải lỗi của tôi khi thỉnh thoảng AK-47 lại được sử dụng ở những nơi mà đáng lẽ nó không nên có mặt. Đó là lỗi của các nhà chính trị”. Được biết, “cha đẻ” súng AK-47 đã xuất bản 3 tập hồi ký vào các năm 1992, 1997, 1999 và từ năm 2004, trình làng sản phẩm rượu vodka Kalashnikov.
Dư luận từng quan tâm tới việc hãng xuất khẩu vũ khí độc quyền của Nga Rosoboronexport long trọng kỷ niệm 60 năm Ngày ra đời của súng AK-47. Bởi đây là sự kiện độc đáo vì trước đó người ta chưa hề tổ chức sinh nhật cho bất kỳ loại vũ khí nào… Khi đó, đứng cạnh khẩu AK-47 thế hệ thứ nhất - được lấy ra từ Bảo tàng lịch sử quân đội ở Saint Peterburg - là ông Kalashnikov và Tổng thống Putin đã gửi điện mừng nhân sự kiện này. Ngày 6/7/2007, Bảo tàng quân đội Nga ở Moskva tổ chức trọng thể lễ sinh nhật lần thứ 60 của súng AK-47.
3 đời Tổng thống Nga với ông Kalashnikov.
Phó Thủ tướng phụ trách Quốc phòng Nga Dmitry Rogozin khi còn làm Đại sứ của Nga tại NATO từng được nghe các đồng nghiệp phương Tây nhiều lần nói rằng: Những người lạc quan học tiếng Anh, còn những người thực tế phải học cách sử dụng AK-47. Khi đến thăm Nhà máy Izhmash ở thành phố Izhevsk, phía Tây nước Nga, nơi sản xuất súng AK-47, ông Dmitry Rogozin cho biết: AK-47 được ưa chuộng tại Mỹ, nhiều đơn vị quân đội tinh nhuệ của Mỹ sử dụng AK-47, mặc dù Quốc hội Mỹ chỉ thích mua vũ khí do Mỹ sản xuất. Những người sưu tầm cá nhân cũng muốn sở hữu loại súng tấn công này...
“Cha đẻ” súng AK-47 còn là tác giả của dòng súng bộ binh tự động với gần 150 mẫu được đánh giá là “vô song” trong nửa thế kỷ qua và sản phẩm này được trang bị tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Chỉ 2 năm sau khi trang bị cho quân đội Liên Xô, AK-47 đã được vũ trang cho quân đội 55 quốc gia và loại súng này được kỷ lục Guinness ghi nhận là loại vũ khí phổ biến nhất thế giới, đồng thời nằm trong danh mục các sáng chế nổi bật của thế kỷ XX. Sự nổi tiếng của súng AK-47 đạt tới mức, trong thập niên 1970 thế giới lưu truyền câu: Mỹ xuất khẩu Coca Cola, Nhật có sản phẩm Sony, còn Liên Xô xuất khẩu súng AK-47.
Theo thống kê, có khoảng 100 triệu khẩu AK-47 đang được sử dụng trên thế giới. Được biết, trên thị trường vũ khí, trung bình có hơn 1 triệu khẩu AK-47 được bán ra/năm, nhưng chỉ 10% trong số này được sản xuất trong khuôn khổ pháp luật, số còn lại là sản phẩm “sao chép” lậu. Tính ra, kinh tế Nga mỗi năm thiệt hại tới 2 tỉ USD vì chuyện này.
Theo đánh giá của giới quân sự, địa điểm đặt Nhà máy Kalachniov, nơi sản xuất súng AK-47 là một trong những khu vực được bảo vệ cẩn trọng nhất trên thế giới. Kể từ năm 1995, Nhà máy Kalachniov được Chính phủ Nga trao cho quy chế đặc biệt trong kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm một cách độc lập miễn sao phải hoàn thành chỉ tiêu sản xuất vũ khí.
Giới quân sự Nga cho biết, kể từ năm 1997, chỉ có duy nhất Rosoboronexport, hãng xuất khẩu vũ khí độc quyền của Nga là người sở hữu bản quyền về AK-47. Nhưng theo ước tính, có trên 30 quốc gia đã "phục chế" súng AK-47 với số lượng lên tới hơn 100 triệu khẩu và đây là một khoản thu nhập đáng kể. Trong thời gian dự hội chợ triển lãm vũ khí quốc tế lần thứ ba được tổ chức tại Ấn Độ (từ ngày 4 đến 7/2/2004), các nhà quân sự Nga đã chỉ trích hành động ăn cắp bản quyền đối với súng AK-47 và đòi đưa vụ này ra Tòa án quốc tế.
Ngay sau khi biết tin ông Kalashnikov qua đời, Tổng thống Putin, Thủ tướng Medvedev và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cùng nhiều nhà lãnh đạo Nga đã bày tỏ tiếc thương và gửi lời chia buồn tới gia quyến ông Kalashnikov. Thủ tướng Medvedev coi sự ra đi của ông Kalashnikov là “sự mất mát to lớn đối với toàn nước Nga”, đồng thời đánh giá cao cuộc đời và sự nghiệp mà “cha đẻ” súng AK-47 đã cống hiến phục vụ Tổ quốc, củng cố an ninh đất nước. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tôn vinh ông Kalashnikov là “một công dân, một người yêu nước nổi bật và là một biểu tượng của nước Nga”.
Với những cống hiến xuất sắc, ông Kalashnikov đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Nga và 2 lần được phong danh hiệu Anh hùng Lao động XHCN Liên Xô. Để vinh danh “cha đẻ” súng AK-47, tên của ông Kalashnikov được đặt cho Tập đoàn vũ khí Kalashnikov, được hợp nhất từ 2 tập đoàn Izmash và IMZ của Nga
Súng trường AK-47-1Mikhail Kalashnikov.
Từng muốn trở thành chuyên gia máy nông nghiệp
Mikhail từng tâm sự, trước khi bắt đầu thiết kế AK-47, ông thường xuyên mất ngủ vì lo nghĩ tới các loại siêu vũ khí của phát xít Đức sử dụng để chống lại Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến II. Thế giới biết đến ông là anh hùng Liên Xô, cha đẻ của loại súng trường thông dụng nhất thế giới nhưng ít ai biết rằng mong muốn của ông hoàn toàn ngược lại. Ở tuổi 93, và mới kỷ niệm sinh nhật cách đây không lâu, ông Kalashnikov tâm sự, chính phát xít Đức đã biến ông thành nhà thiết kế súng, trong khi ông muốn trở thành chuyên gia máy nông nghiệp. Trong một lần tới thăm nước Đức, "cha đẻ" huyền thoại súng trường AK-47 cũng tâm sự: "Khi nhìn thấy Bin Laden với khẩu AK-47, tôi thực sự căng thẳng. Nhưng tôi có thể làm gì, khủng bố không phải là những kẻ khờ, chúng luôn chọn những khẩu súng tốt nhất. Tôi tự hào về những sáng chế của mình, nhưng buồn vì chúng được sử dụng bởi những kẻ khủng bố. Tôi thích sáng chế những chiếc máy mọi người có thể sử dụng hơn, một chiếc máy xén cỏ giúp những nông dân chẳng hạn".
Được biết, kể từ khi ra đời đến nay, đã có hơn 100 triệu khẩu súng AK-47 (còn gọi là súng Kalashnikov) được sản xuất. Đó là chưa kể đến các nhà máy được chuyển giao công nghệ ở hơn 10 nước và sản phẩm bất hợp pháp. Sergei Chemezov, Giám đốc hãng xuất khẩu độc quyền Rosoboroexport cho biết, mỗi năm có gần 1 triệu khẩu AK-47 được sản xuất mà không có giấy phép. Đây là loại vũ khí chính trong chiến tranh, đảo chính, khủng bố, cướp bóc và những vụ lộn xộn khác. Theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong 500 triệu vũ khí cầm tay đang tồn tại trên Trái đất thì có 100 triệu là các khẩu AK khác nhau, trong đó 75 triệu là AK-47.
Nói về việc AK-47 được sử dụng quá nhiều trong giới giang hồ cũng như các băng đảng khủng bố, tướng Mikhail cảm thấy rất buồn nhưng vẫn giữ niềm tự hào của mình bởi AK-47 đã giúp nước Nga bảo vệ được mình và gìn giữ được nền hòa bình cho những người dân trên toàn lãnh thổ Nga. Ông cho rằng, mỗi vũ khí đều có một diện mạo riêng, giống như là phụ nữ vậy. "Nếu như các khẩu tự động của tôi không đẹp và bền, thì 50 nước trên thế giới đã không trang bị cho quân đội của họ. Một vài nước đã cho khẩu súng của tôi lên quốc huy, cờ.
Bộ trưởng bộ Quốc phòng Mozambique nói với tôi: "Ông có biết không, sau khi chúng tôi giành độc lập với khẩu súng của ông, nhiều người lính đã đặt tên con mình là Kalash. Đến mỗi vùng quê của chúng tôi ông sẽ gặp hàng chục đứa bé da đen có tên Kalash". Thật là một thông tin thú vị", Mikhail Kalashnikov chia sẻ.
Một số nguồn tin cho rằng, tuy nổi tiếng như thế nhưng tác giả của AK-47 lại không được bất cứ khoản lợi nhuận nào từ tiền bản quyền do các nhà sản xuất khác đưa lại. Thay vì đó, ông phải cho mượn tên tuổi của mình để quảng cáo cho một vài mặt hàng phổ thông khác và rượu vodka Kalashnikov là một ví dụ (!?).     Trong cuốn "Một quân nhân tường trình", tướng Westmoreland, cựu Tư lệnh quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam viết rằng, ngay từ năm 1964, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng AK-47. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Mỹ. Theo vị cựu Tư lệnh này, thất bại liên tiếp mà quân Mỹ vấp phải một phần là bởi AK-47 với ưu thế về tốc độ, hoả lực mạnh. Nó tạo ra một tiếng nổ đinh tai khi bắn tương tự như loại đại bác Burp của Đức trong Thế chiến II.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét