Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Những Con Bò Sữa "Thuyền Nhân"


Cách đây 32 năm, trên chiến hạm chỉ huy Blue Ridge, thuộc Hạm Đội thứ 7, các ký giả ngoại quốc đã thấy hàng ngàn những chiếc thuyền nhấp nhô như lá tre trôi trên biển. Nguời ta thấy những chiếc thuyền đủ loại, đủ cỡ của những nguời Việt Nam dầu tiên bỏ chạy Cộng Sản. Họ là ai, số phận họ sẽ ra sao sau này? Chẳng ai trong số những ký giả trên và ngay cả những người ngồi trên những chiếc thuyền dó có thể tiên đoán được điều gì?
Người ta nhận thấy có nhiều ký giả Mỹ và một số những nhân vật trong chính quyền Mỹ trên chiến hạm Blue Ridge. Chẳng hạn như Frank Snepp, tác giả các cuốn sách: Decent Interval và An Insider Account of Saigon, David Halberstam với The best and the Brightest và một số người khác như H.R. Haldeman, Stanley Karnow.
Karnow nhìn David Halberstam như chế nhạo nói: - Này anh, công cuộc di tản này hẳn có sự đóng góp công sức của những người như anh?
Halberstam dáp: - Anh nói không sai, nhưng điều đó chứng tỏ sức mạnh của người Mỹ chúng ta nằm ở chỗ nào? Ðâu có phải chỉ có sức mạnh của B52? Anh đồng ý chứ? Và hôm nay, chúng ta là những nhân chứng duy nhất và cuối cùng chứng kiến cảnh tháo chạy này. Và tôi nghĩ rằng đó là trách nhiệm của tôi và anh ở đây.
Karnow: - Phần tôi, sẽ không bao giờ quên được câu chuyện ngày hôm nay. Tôi cảm thấy xấu hổ cho nước Mỹ.
Trên cabin chỉ huy trưởng của chiến hạm, người ta nghe tiếng đối đáp của ông chỉ huy trưởng với Henry Kissinger. H. Kissinger hỏi viên chỉ huy trưởng:
- Ông có biết bây giờ là mấy giờ ở Hoa Thịnh Đốn không? Trong một giờ nữa mà ông Đại Sứ Martin không có mặt trên chiến hạm của ông thì kể như cuộc triệt thoái của người Mỹ là một thất bại?
- Thưa ông Kissinger, tôi được biết, ông Đại Sứ còn nán lại dể cứu vớt những người Việt Nam cuối cùng cần phải được cứu vớt.
Kissinger cáu kỉnh quát trong ống nghe:
- Anh nói với ông ta là lệnh của tôi, ông ta phải lập tức rời VN. Tôi không cần biết phải cứu ai. Sao cái bọn 'chó chết' dó không chết phứt đi cho rồi.
Stanley Karnow nghe được cuộc điện đàm đã đưa ra nhận xét: Ông Kissinger và Lê Đức Thọ nói cùng một thứ ngôn ngữ. Ông Thọ cũng gọi bọn người đang lố nhố trốn chạy dưới kia là những đống rác rưởi mà chúng tôi cần tống ra biển. Cả người Mỹ và kẻ thù của họ đều coi VN như một thứ rác rưởi cần phải tống khứ đi cho rồi.
Chẳng bao lâu sau, dại sứ Martin đã có mặt trên chiến hạm và ông đã nhận được một công diện của H. Kissinger đánh đi như sau: "Người Mỹ đến Việt Nam như thế nào thì khi rút đi cũng như vậy. Ðó là thành công của ông, của chúng ta. Congratulations! "
Ngay sau đó, Đại Sứ Martin nhận được từ dưới bong tầu chỉ huy, một cựu tướng VN muốn xin gặp. Ông Martin đã từ chối và nói với viên sĩ quan tùy tùng nhắn lại:
"Nói với ông ta, ở đây không phải Sài Gòn mà là nước Mỹ trên biển. Hiện nay, chúng tôi coi ông ấy như một người ‘vô tổ quốc’. Phải cởi bỏ lon chậu và không được tuyên bố điều gì."
Người tùy tùng tuân lệnh và nói thêm rằng, ông cựu tướng đó dơ hai tay lên trời với cử chỉ tuyệt vọng, ngửa mặt lên trời và kêu lên rằng:
"Ta thề có trời đất, một ngày nào đó, ta sẽ trở về."
Lúc này, có lẽ chữ bỏ chạy là đúng nghĩa nhất. Chỉ biết bỏ chạy đã. Số phận họ ra sao không ai dám nghĩ tới, ngay cả đối với kẻ lạc quan nhất. Và đã có hon 100.000 người trong số 250.000 người như thế đã được vớt đi định cư từ các chiến hạm của hạm đội 7.
Cuộc ra đi thật bi tráng và tuyệt vọng dến tức tưởi!
Số phận họ có khác gì những con thuyền lênh đênh trên biển cả như những lá tre? Vâng những lá tre trên một đại dương mà lẽ sống chết đang chờ đợi họ. Bằng mọi giá, họ đã ra đi mà nếu nay ngồi nghĩ lại, nhiều người không mường tượng nổi, họ dã có thể làm một điều như vậy. Những cái "sô" vớt người trên biển trong tuần lễ cuối cùng của tháng Tư và đầu tháng Năm của người Mỹ cũng nói lên được điều này: Người Mỹ có thể làm được tất cả mọi việc một cách quy mô, hoành tráng, ngay cả việc trốn chạy.
Ðó là những thuyền nhân Việt Nam đầu tiên chạy trốn làn gió chướng từ trong đất liền đã thổi giạt họ ra biển ...
Hãy cứ tưởng tượng, trong số 250 ngàn người đó, ít ra cũng đến phân nửa ở tuổi vị thành niên, Cái hình ảnh người lếch thếch, lang thang với từng đoàn người người nối đuôi nhau chạy trốn. Và nếu cần nói một điều gì về lúc đó, về tâm trạng những người bỏ chạy thì có thể tóm tắt trong một câu: Tất cả đều hoang mang và không có một chút hy vọng gì về tương lai cả.
Và cứ như thế, các con số thuyền nhân trốn khỏi Việt Nam càng gia tăng theo nhịp độ của những chính sách của Hà nội như "đi vùng kinh tế mới", "học tập cải tạo", "đánh tư sản, mại bản", và cuối cùng "đi bán chính thức" nhằm vào giới Hoa Kiều. Cứ mỗi một đợt chính sách lại thêm số người trốn ra đi khỏi nước. Tổng cộng dã có gần hai triệu người trốn đi như thế. Đấy là còn chưa kể những người để lại xác trên biển cả. Con số này chẳng ai biết là bao nhiêu? Và cũng chẳng ai có thì giờ tìm hiểu làm gì. Người chết thì đã chết. Phải vậy không? Tiếc nuối rồi cũng nguôi ngoai để lo sinh kế, miếng ăn trước đã.
Tất cả những chính sách vừa kể trên của nhà cầm quyền CS là nhằm đánh vào những thành phần phản động, ngụy quân, ngụy quyền, tay sai Mỹ Ngụy. Và đối với nhà cầm quyền lúc ấy, chỉ có hai cách để làm ‘vệ sinh miền Nam’ là: Tống xuất bọn rác rưởi ra biển hoặc cho đi tù cải tạo.
Nhưng chính thức thì có thể quả quyết rằng, nhà nước không cưỡng bức một ai phải bỏ xứ ra đi, và cũng không giữ một ai muốn ra nước ngoài sinh sống. Và cuối cùng để giữ thể diện hoặc để trao đổi trong thương thuyết, nhà nước Cộng Sản đã đồng ý với Liên Hiệp Quốc theo một chương trình "ra đi trong vòng trật tự" (Orderly Departure Program). Thảm cảnh thuyền nhân trên biển vì thế đã giảm mức độ.
Tất cả câu chuyện, những thảm cảnh trên biển cả nay đảo ngược trở thành cái mà Michel Tauriac trong Hồ sơ đen của Cộng sản (Le dossier noir du Communisme) tóm tắt đầy đủ ý nghia tóm gọn trong một câu "Những con bò sữa thuyền nhân".
Gió đã đổi chiều, gió chướng đã thổi họ ra biển, nay ngọn gió nào đã đưa họ về? Hình ảnh thật biểu tượng và gợi hình. Thật vậy, tất cả những con bò sữa thuyền nhân đã ra đi với hai bàn tay trắng để lại tiền bạc, nhà cửa ruộng vườn. Họ đã vắt được bao nhiêu sữa ở những con bò đó? Vắt lúc ra đi và nhất là vắt lúc trở về. Việc ra đi theo diện người Hoa, đi bán chính thức hay việc quản lý nhà cửa đất đai, tài sản nằm trong tay Bộ nội vụ. Công việc bộ này là đảm trách và tổ chức nhằm "nhổ sạch lông" những bọn người lưu vong này. Kẻ rỗi hơi ngồi tính nhẩm chuyện nhổ sạch lông này đem lại cho nhà nước ít nhất là 25 tấn vàng. Nhưng 25 tấn vàng vẫn là chuyện nhỏ. Vẫn là chuyện vắt đi. Vắt lại mới là quan trọng.
Và để gọi những thuyền nhân thì có nhiều tên gọi tùy theo thời kỳ: lúc đầu là bọn bán nước, bọn tay sai. Cho mãi đến năm 1990, cũng còn có người gọi Việt kiều là những tên Việt gian. Nói chung họ coi đó là thành phần rác rưởi của chế độ cũ, muốn thải loại, muốn tống đi cho rảnh mặt. Và gọi một cách vô tội vạ nhất là người nước ngoài. Nghia là có sự phân biệt đối xử giữa người trong nước và ngoài nước. Sau này chữ được dùng hơn cả là Việt Kiều.
Xin nhắc lại vụ án tàu Việt Nam Thương tín để chúng ta hiểu rõ Cộng Sản hơn. Trên báo Quân Ðội Nhân Dân, số ra ngày 3/7/77, trang ba viết như sau:
"Luật lệ trừng phạt những kẻ phản cách mạng đã được ban hành ngày 19/11/76." Khoản 9 của điều luật đã ấn định rõ như sau: "Tội chạy trốn theo hàng ngũ địch hay trốn ra ngoại quốc vì những mục tiêu phản cách mạng sẽ bị phạt từ 3 đến 12 năm tù. Trong những trường hợp đặc biệt và nghiêm trọng tổ chức tội phạm sẽ bị kết án chung thân hay Tử hình." Số phận những người đi tàu Thương tín và di tản, nhất là giới trẻ đã bị phát tán đi Lào Cay, Thái Nguyên, Yên Bái ...
Về phía những người Việt Hải ngoại, xin được nhắc mọi người đến những hoài niệm của những năm đầu ở Hải ngoại để cho thấy tâm trạng chúng ta lúc bấy giờ như thế nào? Những nhà văn đã thay chúng ta nói lên những tâm trạng đó. Có thể là bài viết của Nguyễn Ðình Toàn: Sài Gòn, niềm nhớ không không tên, kỷ niệm 30/04. Và nỗi ray rứt trong tập thơ mỏng của Cao Tần nói lên đủ.
Vài câu thơ góp nhặt đó đây để cùng nhớ lại:
Thù quê hương như tên hề ốm nặng
Hôn tang thương sau mặt nạ tươi cười
Ôi trong ví mỗi người dân mất nước
Còn một oan hồn mặt mui ngu ngo
Thù hận bọn làm nước ông nghèo xí
Hận gấp nghìn lần khi chúng đánh ông vang
Nếu mai mốt bỗng đổi đời phen nữa
Ông anh hùng ông cứu được quê hương
Ông sẽ mở ra nghìn lò cải tạo
Lùa cả nước vào học tập yêu thương
Và trong số Văn Học Nghệ Thuật, số 1, có bài phỏng vấn người nhạc si tài danh với câu trả lời: “Buồn lắm. Nhớ Việt Nam quá. Thương quá Việt Nam .” nói theo kiểu Phạm Thế Mỹ. Và cứ thế. Ai là người tuôn ra những câu thơ ở thị trấn giữa đàng những ngày tháng tư đen:
Xin cúi đầu mình xuống
Khóc quê hương, trói trong tay bạo cường.
Xin cúi đầu một phút
Nhớ anh em, sống trong ngục, trong tù
Nuôi cho sâu hận thù
Mong và chờ, về Việt Nam ước mơ
Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương
Đời hai lần ta bỏ quê, bỏ nước
Phải nuôi ngày sau về ôm tổ quốc …
Ta phải về, ta chiếm lại quê hương
Ta phải về xây lại đời ta
Ta chống Cộng, ta không trốn Cộng
Ta và cả trăm ngàn đồng hương
Mai nay rồi, ta về VN mến yêu.
Thời ấy nay còn đâu.
Rồi cứ như thế sau thời kỳ mở cửa mà số lượng người Việt về nước cũng như kiều hối đã bắt buộc mọi người phải thay đổi lại thế nhìn, thế bắn. Không ai có thể từ chối được những món quà, không phải 10 đô la trong ngày lễ Noel mà là 3 tỉ đô la. 3 tỷ đô la tình nghia hàn gắn những vết sứt sẹo, những lời nói mà bình thường chỉ được coi như kẻ thù.
Gió đã đổi chiều, nên ngôn ngữ cũng đã đổi theo. Những chiếc thảm đỏ đã trải dài từ phi trường Tân Son Nhứt đến Nội Bài, chạy thẳng vào Bắc bộ Phủ. Thật là trớ trêu đến nực cười. Lúc ra đi trốn chui, trổn nhủi, lúc trở về thảm đỏ dưới chân.
Những thành phần rác rưởi ta vừa nói ở trên, những con bò sữa đã vắt cạn chẳng bao lâu sau trở thành rác quý mà người ta có thể chế biến thành những sản phẩm, những vật liệu để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh. Ðã chẳng ai ngờ điều đó đã xảy ra. Rác rưởi cứ thể đổi hình, đổi dạng mà tính ra tiền bằng những sản phẩm mới.
Những anh thuyền chài có thể ra đi vỏn vẹn chiếc quần đùi nay chễm trệ ngồi Mercedes. Những mệnh phụ nói tiếng Mỹ oe oé. Kể gì đến những hiện tượng nhỏ nhoi đó. Ðã có rất nhiều thay đổi tràn đầy hy vọng như thế đối với giới người Việt di tản, nhất là nơi người trẻ. Họ không còn là cô nữ sinh cười e lệ, hỏi không dám mở lời. Ngày nay họ là những chuyên viên hàng đầu của xã hội Mỹ. Có những người trong bọn họ đã làm ra số vốn bạc tỷ. Có người trong bọn họ, cùng với bạn đầu tư nửa tỷ đô la tại nơi mà trước đây được coi là thánh địa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi với những địa đạo, nơi tự hào về cuộc chiến thần thánh trong tương lai trở thành biểu tượng "thung lũng của ngành tin học".
Và cái kim chỉ đường cho người Việt tương lai là hãy nhìn vào giới trẻ đang lên. Họ chiếm đa phần. Tương lai thuộc về họ, đời sống thuộc về họ, cộng đồng VN là họ. Không phải do một thiểu số những người lớn tuổi. Những người bỏ nước ra đi đã chỉ nhớ cái phần đầu câu chuyện mà quên phần cuối. Những câu truyện do người lớn kể ngày càng nhạt phèo như nước ốc. Phải chăng thời của họ đã hết? Họ bám víu vào những bèo bọt mà chính họ cũng chẳng còn thiết tha gì. Nhưng nếu không bám víu vào đó thì họ còn gì là họ?
Phải chăng cuộc ra đi bất hạnh nay đã trở thành đại hạnh cho chính mình, cho con cháu mình, cho cái nơi mình đi tới và cả cái nơi mà từ đó mình đã ra đi?
Hãy nhìn vào những con số để nhận ra câu chuyện thần thoại về người Việt di tản. Năm 1987, mới chỉ có 8 ngàn người về thăm quê hương, đến năm 1993 thì con số tăng lên 160 ngàn người, đến năm 2002 là 380 ngàn người. Con số tự nó nói lên điều gì rồi và người ta bắt đầu vỡ lẽ ra. Bên cạnh đó, kiều hối đem lại một sốn tiền tươi là 2 tỷ 6 đôla trong năm 2003. Hãy làm một so sánh cho rõ. Năm 2003, Việt Năm xuất khẩu được 20 tỉ đôla, trừ vốn liếng cho sản xuất, lời ròng của 20 tỷ vị tất đã được 5 tỷ?
Có một điều, nhiều người vô tình quên là năm nay có 2 triệu lượt khách đến Việt Nam. Cứ giả dụ, mỗi người khách tiêu 2000 đô la đầu người. Số tiền thu được sẽ là bao nhiêu? Trong số 300.000 người Việt về thăm quê hương, cứ cho là vừa tiêu xài, vừa cho bà con họ hàng, ở từ hai tuần đến một tháng, mỗi người đổ đồng chi tiêu 4000 đô la cho một chuyến về thăm quê hương, cán cân ngân sách cũng như nền kinh tế Việt Nam đã được kích cầu lên không nhỏ.
Tiềm năng thật lớn. Tương lai cũng đầy hứa hẹn. Ðó là nền kinh tế sống nhờ trên những kỹ nghệ không khói. 10 năm nữa, dự đoán số khách du lịch là 10 triệu người mỗi năm như Thái Lan hiện nay, với các đường bay thẳng Sàigòn-Mỹ, Sàigòn-Âu Châu. Chuyện đã xảy ra và chắc sẽ xảy ra. Lúc đó, tiền đổ vào qua du lịch không phải là nhỏ nên hiện nay trên hầu hết 60 tỉnh thành của VN đều có khu du lịch đủ kiểu.
Điều đáng nói hon nữa là nay có một số Việt Kiều về nước kinh doanh đầu tư với gần 100 dự án được chấp nhận với số vốn đầu tư con số xấp xỉ một tỉ đô la. Những Việt kiều như Nguyễn Chánh Khê với phát minh chế tạo thành công Carbon Nanotube (áp dụng vào việc sản xuất mực in và các sản phẩm công nghệ cao khác) không phải là hiếm. Dự án khu khách sạn Sofitel Vinpearl Resort–Spa, 5 sao, tại đảo Hòn Tre nay đã thành sự thực. Nha Trang đã khánh thành khu Vinpearl Resort vào cuối năm với số tiền đầu tư là 500 tỉ đồng. Phần lớn các số tiền đầu tư này tập trung vào linh vực công nghiệp, tin học, lắp ráp, du lịch.
Cũng vì thế, nhà nước đã chẳng tiếc lời gọi Việt Kiều là những người con của đất nước. Những lời lẽ trân trọng mật ngọt đã hẳn là không thiếu.
Gió chướng đã không còn nữa. Gió đã đổi chiều, ngôn ngữ đổi chiều, giọng lưỡi đổi giọng. Không còn có chữ nghĩa làm đau lòng nhau nữa. Trên tất cả các sách báo, trên các trang nhà, không còn có thể tìm thấy bất cứ thứ chữ nào nói xa nói gần đến chế độ miền Nam trước đây nữa. (1) Những chữ như bọn ngụy quân, ngụy quyền và bọn tay sai đã không tìm thấy trong tự điển của bộ chính trị nữa. Ngược lại không thiếu những chữ mật ngọt như "Tổ quốc Việt Nam , quê hương thân thiết luôn giang rộng vòng tay chào đón những người con xa xứ." "Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt nam định cư ở nước ngoài giữ gìn quan hệ gắn bó với quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước".
Luật quốc tịch điều hai thì viết rõ ràng thế này: "Người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt Nam . Người Việt nam ở nước ngoài là bộ phần không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam ."
Nhà nước lại còn trích dẫn câu nói của ông Hồ mà không ai tự hỏi xem ông nói lúc nào và bao giờ: "Tổ quốc và chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng." (Hồ Chí Minh nói với kiều bào ở Thái lan về nước năm 1960.)
Từ Sài Gòn ra biển đông (30/4/1975)
Hình như người ta đã quên cái cảnh bồng bế xô đẩy nhau lên máy bay và bằng bất cứ giá nào phải đi bằng được. 32 năm sau, câu chuyện kể về thuyền nhân chỉ còn là di vãng mà cả bên này bên kia, nhiều người đã quên hoặc cố tình quên.
Thật ra không hẳn là như vậy. Nhà nước chính quyền hoan hỉ nhận những đồng tiền đô la từ mọi nơi gửi về cũng như người Việt mang tiền về nước. Mang tiền về thì được chứ đừng mang chữ về. Chữ hiểu theo nghia rất rộng là sách báo, tư tưởng, âm nhạc, nghệ thuật. Từ khi có nhà nước Cộng Sản đến nay, chữ vẫn là độc quyền tuyệt đối nằm trong tay đảng. Nó nằm trong một hệ thống khép kín: Chủ nghia hay ý thức hệ bạo lực khủng bố và một chính quyền toàn trị. (Ideology, terror and totalitarian government).
Chẳng lạ gì, trước khi về VN, người ta thường khuyên có một diều duy nhất: anh muốn làm gì thì làm: chẳng hạn cờ bạc, chơi bời đủ kiểu, tắm đủ kiểu, phòng trà đủ kiểu, âm nhạc đủ kiểu, cà phê đủ kiểu, gái đủ kiểu, sex đủ kiểu, ngủ trưa đủ kiểu, ngủ tối đủ kiểu, ăn đủ kiểu, vừa ăn vừa chơi đủ kiểu, đĩ điếm đủ kiểu, hối lộ đủ kiểu, lưu manh lường gạt đủ kiểu, gian trá đủ kiểu, buôn bán mánh mung đủ kiểu, làm giầu đủ kiểu, đầu cơ đủ kiểu, công an đủ kiểu, phường khóm đủ kiểu, công ty đủ kiểu, cơ quan đủ kiểu, chính quyền địa phương đủ kiểu, chính quyền trung ương đủ kiểu, luật pháp đủ kiểu, thằng ăn cắp xử thằng ăn cướp đủ kiểu và cuối cùng xã hội loạn đủ kiểu.
Ta có quyền đủ kiểu hết, miễn là đừng đụng đến chính trị. Vì trên hết, vẫn có một nhà nước toàn trị ở trên tất cả những đủ kiểu đó. Trước khi lên máy bay về nước, còn dặn với theo: nhớ nhé đừng đụng đến chính trị.
Mặc dầu vậy, ngày nay, có nhiều bà con Việt Kiều tính về ở hẳn VN. Có người trong đám này về Việt Nam dưỡng già với xe hơi SUV. Trong vòng 10 năm nữa, khi xa lộ đông tây hoàn thành, khi 6 tuyến xe điện ngầm xây dựng xong, đường hầm Hải Vân nối liền Nam Bắc hoàn tất thành phố Sàigòn sẽ thay mặt đổi tên chẳng còn ai nhận ra nó nữa.
Nay ở Sàigòn, đã có những khu nhà "Làng Việt Kiều". Người ta dự trù có 4 khu như thế, với những biệt thự sang trọng, đủ tiện nghi như ở Mỹ , Canada . Người ta thấy những Việt Kiều lái những chiếc xe SUV, hay ngồi nhâm nhi ly rượu cocktail bên bờ sông Sàigòn. Những căn nhà có những bãi cỏ xanh, mái nhà mầu cam kiểu California , có những hàng dừa cọ, những hồ bơi với những hàng chữ tiếng Anh: "Welcome!". Ðây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 32 năm về trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo.
Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
Chẳng hạn, anh chàng Võ Quy, kèm theo cái tên Larry. Và vô số những tên như thế Catherine, Julie, Elizabeth, Brigitte, Linda …. Nay Võ Quy đã gần 70 tuổi, trước đây là một sỹ quan không quân, quân đội VNCH. Anh ta ta đã rời bỏ vùng Southern California cách đây 6 năm cùng với vợ, Linda, còn có tên cúng cơm là Ngọc để về ở đây. Anh ta khoe căn nhà với vẻ hãnh diện không cần dấu diếm với đồ dùng toàn bằng Inox (thép không rỉ), phòng tắm lớn có vòi tắm hơi, thiết trí theo kiểu Jacuzzi của Ý. Sàn nhà mầu hồng bóng lộn.
Anh còn chỉ cho thấy và nói thêm: "Không phải cẩm thạch đâu nhé, đá hoa cương thứ thiệt đấy. Thiệt là quá rẻ, còn rẻ hơn ở Hoa Kỳ rất nhiều." (2)
Thiệt là Việt Kiều.
Một anh khác tên Hoàng Tiến, chả bù cho lúc ra đi lếch thếch, lang thang, nay anh trở thành chủ nhà thầu đang có những kế hoạch xây cất nhà cho Việt Kiều với những dự án "thành phố xanh" (Green city).
Cái điều oái ăm đến quái gở là khi ở Mỹ, người ta bằng mọi cách nhắc nhớ đến Sài gòn, tìm cách đặt tên Little Saigon, Phở Bắc, bánh mì Tân Ðịnh, bánh cuốn Ðakao, Restaurant Hoài Hương, Phở Hà Nội, Brodard restaurant, phở Nguyễn Huệ để nhớ về miền Nam thân yêu. Nay ở Việt Nam thì người ta lại muốn đặt tên cho những khu thương xá là “tiểu Cali ” , “tiểu Fairfax” để nhớ đến ... Và cứ như thế, sẽ có một số người Việt gốc Mỹ sống riêng biệt trong những tiểu quốc, Mỹ Hóa của họ bên cạnh những người Việt bản xứ.
Khi ở Mỹ thì họ nhớ Việt Nam , khi ở Việt Nam họ lại tiếc lối sống Mỹ. Họ trở thành người ngoại quốc trước mắt những người đồng bào của họ. Họ tưởng về quê thật, nhưng lại mang tâm trạng một thứ chủ nhân, cách biệt với dân bản xứ. Và điều rõ rệt là Hoàng Tiến đã bực tức về một căn nhà hàng xóm đã vứt những bao rác ra đường ngay cổng nhà anh ta, đã mở nhạc Karaoké tùy tiện ầm ĩ cả lên. Anh bực tức nói: Như thế không phải lối sống Mỹ, không biết tôn trọng luật pháp. Như thế là thiếu văn minh.
Khi ở Mỹ thì anh muốn bảo tồn văn hoá Việt, không muốn trở thành một mẫu trong Melting pot hay Salát Mỹ. Anh bắt con đi học tiếng Việt. Về Việt Nam, mở mồm là anh chỉ xổ tiếng Mỹ. Cái mâu thuẫn như thế rất là Việt Nam. Trong tương lai, Hoàng Tiến sẽ còn phải bực tức nhiều về những điều trái tai gai mắt: chẳng hạn một anh cán bộ phường cứ xồng xộc vào nhà chẳng điện thoại trước.
Riêng Nguyễn Anh, năm nay mới 35 tuổi về Việt Nam làm việc cho một công ty nước ngoài. Ra đi từ nhỏ, kể như không biết gì về Việt Nam, anh cũng không có ý ở hẳn VN. Nhưng anh cũng có một vài nỗi khổ vặt khác. Nguyễn Anh sửng sờ khi làm một việc gì giúp người khác không nhận được một tiếng thanh kiu, thanh kiếc gì hết. Anh cũng khó chịu khi mọi người chen lấn không xếp hàng khi trả tiền. Nhất là các cô thiếu nữ trông khả ái, dịu hiền, nhưng cũng huých tay chân như ai. Gần như mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy sống chen lấn chụp giựt.
Nguyễn Anh có hơi buồn về con người Việt Nam vốn có tâm hồn, vốn thương người mà một tai nạn xe cộ xảy ra đến chết người mà mọi người dửng dưng. Quả thực, tuy là người Việt Nam, nhưng anh lại không hiểu gì về người mình.
Lại nói đến giải trí, Nguyễn Anh không hiểu được là người Việt Nam "Xem thể thao" chứ không chơi thể thao. Mấy triệu người thức đêm, bỏ công ăn việc làm, bỏ học để dán mắt vào đài truyền hình theo dõi một trận đá banh. Thật là vô lý vì hại sức khỏe. Chỉ có 22 cầu thủ thực sự chơi thể thao, còn cả nước chỉ ngồi xem thể thao, chưa kể còn cá độ. Hình như cái gì ở Việt Nam cũng có thể trở thành cờ bạc.
Lại một điều nữa, Nguyễn Anh không hiểu được.
Nguyễn Anh thì chỉ thích đi đánh golf. Nhưng muốn chơi ngon, Nguyễn Anh phải lấy vé máy bay ra Phan Thiết chơi, vì ở đó có sân chơi nổi tiếng là đẹp. Ít ra thì điều đó cũng làm Nguyễn Anh vui lòng. Nhưng có người thấy như thế thì lấy làm kỳ cục. Họ chép miệng, tội tình gì mà phải cất công như thể để choi Golf. Chơi đâu chả được. Phí tiền nữa. Ngưyễn Anh không đáp lại, vì anh có cái lý của anh. Ðúng là anh thấy người Việt mê đá banh một cách kỳ cục. Nhưng ngược lại, họ cũng thấy anh không giống ai.
Còn về thanh niên, thiếu nữ thì chửi thề không biết ngượng mồm, nhất là thanh niên, thiếu nữ gốc Bắc. Mở mồm ra là địt. Sáng ra, chỉ hỏi giá cả món hàng đã bị một người con gái xinh đẹp phạng cho một câu: ĐÉO MẸ...
Nói gì thì nói, nghĩ gì thì nghĩ. Thời gian sẽ xoá nhoà tất cả vết tích cũ: thời gian cứ trôi qua, nhiệt tình chống Cộng giảm xuống và tình hoài hương lại trỗi dậy. Những vị lãnh đạo trong nước thì nghĩ rằng:
Nhân dân muốn quên hết mọi thứ. Những người này hiện ở đây vì đất này là tổ quốc của họ. Chúng ta không có quyền trách mắng họ. Chúng ta tiếp đón họ. Chúng ta không muốn để Việt kiều gây chiến tranh lần nữa.
Gió chướng đổi chiều đến đâu có thể còn chưa biết rõ được. Tôi tự hỏi bao giờ làn gió chướng đó cùng với cơn lốc đầu tư tư bản đánh bật chủ nghĩa Cộng Sản ra biển?
Chỉ có một điều tôi biết chắc rằng, ngay cả những người theo làn gió chướng đổi chiều, đã về VN. Họ cũng cảm thấy họ chẳng sung sướng gì, đôi khi tỏ ra buồn phiền, nghi kỵ, thất vọng không muốn nói ra. Ðó là trường hợp ông Nguyễn Cao Kỳ. Ðó cũng là trường hợp một người trong số 17 người vừa được vinh danh "Vinh Danh Việt Nam – 2006"?
Tôi có cảm tưởng họ đang chơi một canh bạc giả, biết như thế mà vẫn chơi, chơi cho biết.
Gió chướng đã đổi chiều? Nhưng đổi thế nào thì còn chưa nói hay được. Bảng chỉ đường đất nước vẫn còn có thể chỉ trật đường. Xin dè dặt. Thận trọng và khôn ngoan để đừng thêm một lần nữa mắc mưu Cộng Sản lừa phỉnh."NGU CHO CHẾT, CHẾT VẪN CÒN NGU"
Những Con Bò Sữa
LeDossierNoirDuCommunisme.jpg« Thuyền Nhân ». Cái danh từ có một âm tự mà mỗi khi nhà cầm quyền Cộng Sản ở Hà Nội nghe đến nó thì họ nghĩ đến danh từ « đồng đô la”. Thế nhưng cho đến bao giờ người ta mới biết hết được những bất hạnh đã xảy ra cho danh từ đó ? Mặc dù danh từ « Thuyền Nhân » xuất hiện lần đầu tiên trên tờ báo New York Times bởi ngòi bút của ký giả Henry Kamm, nhưng ai cũng biết cuộc di tản bằng đường biển của người tỵ nạn Việt Nam đã bắt đầu ngay từ khi các phương tiện bỏ chạy bằng đường bay không còn hữu hiệu nữa vì Sài Gòn đã bị Cộng Sản chiếm đóng vào ngày 30/04/1975. Một trong những nhóm người đầu tiên rời khỏi Việt Nam, bằng đường biển vào ngày mất nước hôm đó, là những người tỵ nạn Cộng Sản. Họ thả xuôi theo giòng nước sông Cửu Long ra đến cửa biển Cần Thơ, một thành phố lớn nhất vùng châu thổ, trên hai chiếc tầu nhỏ và một chiếc ghe, cùng với hai mười người Mỹ và trong đó có cả Tổng Lãnh Sự Mc Namara. Cùng trong ngày hôm đó, chiếc chiến hạm Mỹ tên là Mobile, nằm ở cửa biển sông Sài Gòn, đã thấy có đến hai mươi chiếc tầu đánh cá và một chiếc tầu chở hàng cũ chứa đầy người tỵ nạn. Những người tiền phong cho cả một đám đông khổng lồ ra với hành trang tuyệt vọng.
Ngày hôm sau, thứ Năm, 01/05/1975. Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, ở cách bờ biển 35 dặm, đã chứng kiến một đoàn 27 chiếc tầu nhỏ ào ạt tắp đến từ đảo Phú Quốc, một hòn đảo nhỏ cách Việt Nam 25 dặm. Trên khoang những chiếc tầu, có gần 30 ngàn người tỵ nạn, trong số 50 ngàn người mà Thủ Tướng VNCH đã quyết định cho di tản đên đảo này từ hai ngày sau khi Thủ Đô Sài Gòn thất thủ. Rạng đông ngày thứ Sáu, mồng 02/05/1975, trên tầu Blue Ridge, chiếc chiến hạm chỉ huy của Hạm Đội VII với 46 đơn vị, đã mang đến 25 ngàn người Sài Gòn trong số những người cuối cùng có thể thoát khỏi thành phố bị bao vây. Trên thành tầu, những người thuỷ thủ nghiêng mình nhìn xuống một cảnh tượng kinh hoàng mà họ không dám tin là sự thật : mặt biển được bao phủ bởi hàng ngàn … & … hàng ngàn chiếc thuyền ghe đủ loại đủ cỡ, từ những chiếc xà lan già nua rỉ sét cho đến những chiếc thuyền đánh cá tý hon mỏng manh và lố nhố đầy người trên khoang thuyền. Những ký giả được tầu Blue Ridge cứu lên đã ước lượng là có đến khoảng 100 ngàn người, đó là con số những « Thuyền Nhân » đầu tiên trong lịch sử người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản.
Từ đêm hôm đó cho đến rạng đông ngày mồng 03/05/1975, lần lượt các nước láng giềng gần ranh giới Việt Nam cũng đã đón nhận được những người đầu tiên bỏ trốn ra khỏi nước mà hành lý mang theo là hai bàn tay trắng với trái tim rướm máu và một tâm hồn tuyệt vọng. Sau này, trước sự vượt biên thường xuyên của họ, chính những quốc gia này đã đành phải đẩy họ trở ra biển để trả lại tử thần vì không còn cách nào khác hơn được. Một chiếc tầu 8 ngàn tấn, có tên là Đông Hải, đã mở đầu con đường hải lộ bi thương này khi thả lên Singapour một nhóm 822 người tỵ nạn. Trong khi đó, ngày 04/05/1975, bốn ngàn năm trăm (4500) người khác, trong số có 1 ngàn thiếu nhi, được lên tầu Đan Mạch Clara Maersk. Họ đã rất may mắn vì chiếc thương thuyền chở họ, có tên là Trường Xuân, đã rời khỏi Việt Nam ngay trước mắt Cộng Sản, và còn đang ở trong tình trạng sửa chữa. Khi sắp bị chìm thì tầu Trường Xuân được chiếc tầu cứu tinh này từ phương Bắc đến gần và cứu vớt.
ThuyenNhan03.jpgTổng cộng, có khoảng hơn 200 ngàn người tỵ nạn Việt Nam đã trốn ra khỏi nước trong những ngày đầu tiên của tháng Năm. Khoảng 130 ngàn người được Hoa Kỳ tiếp nhận sau khi qua trạm Phi Luật Tân hay đảo Guam, một hòn đảo nằm ở vùng biển Thái Bình Dương mà trước đây có căn cứ Hải Quân của Mỹ. Những người khác, thường thì họ mang hai quốc tịch Việt Nam và Pháp nên đã được đi Pháp. Trong số những làn sóng người tỵ nạn đầu tiên có rất nhiều kỹ sư, chuyên viên đủ nghành, và y sĩ, họ đều lo sợ đến sự thù hèn hạ mà Cộng Sản dành cho giai cấp của họ.
Kể từ năm 1975 đến năm 1977, làn sóng « Thuyền Nhân » đã gia tăng đều đặn, và các trại tỵ nạn cũng đã được Phủ Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc (HCR) đều đặn mở ra tại Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, và Nam Dương hàng ngày đều có thêm người tỵ nạn mới nhập trại. Các quốc gia Tây Phương đã rộng rãi chấp nhận một số đông người tỵ nạn đến tạm trú như Pháp, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, và Úc Đại Lợi (bỏ ra nhiều thời gian hơn để quyết định), ngoài ra còn có thêm một số quốc gia Âu Châu ở bên ngoài bức màn sắt.
Cho đến đầu năm 1976, Cộng Sản Việt Nam lại càng thêm cứng rắn và sát máu với người dân. Những lời hứa hẹn về “hoà hợp hoà giải dân tộc” đã vĩnh viễn bay biến, và các trại cải tạo tập trung đầy ắp người, dân chúng miền Nam bị công an Cộng Sản theo sát như hình với bóng, và mấy chục ngàn người dân thành phố bị đày ải đi đến các nơi khô cằn sỏi đá hay rừng thiêng nước độc mà Cộng Sản Việt Nam che đậy bằng danh từ hoa mỹ là “vùng kinh tế mới”, mà ở đó người dân bước vào kinh tế vô sản với kiếp sống đoạ đày và khốn khổ. Cùng trong khi đó thì “luật cải cách ruộng đất” đã tước đoạt hết đất đai của nông dân. Do đó mà người dân Việt Nam đã bất chấp thất cả mọi thử thách kể cả những khó khăn nguy hiểm ngày càng chồng chất, thậm chí có thể bị tù đày hay giết chết, họ vẫn cứ lén lút và chen chúc nhau, từng đêm đi chôn dầu vượt biên, và đùa giỡn với tử thần trên các bờ bãi. Vào năm 1977, đã có hơn 10 ngàn « Thuyền Nhân » – danh từ này đã trở nên thông dụng – đến Thái Lan và Mã Lai. Các trại tỵ nạn đã phải mở rộng thêm ra và các xứ sở đầu tiên tạm dung họ bắt đầu khó chịu. Và chỉ có một nửa đơn thỉnh nguyện di trú được các nước Tây Phương chấp thuận.
Từ cuối năm 1977 đến đầu năm 1978, tình trạng lại càng thê thảm hơn. 80 ngàn thuyền nhân đến bờ biển các nước miền Đông và Đông Nam Á Châu, thì có đến 70 ngàn người đổ xô vào chỉ riêng một nước Thái Lan. Đó là thời điểm mà tiếng đại bác nổ dữ dội ở vùng biên giới Viê.t-Hoa, và “đàn anh Trung Cộng” đang vác gánh nặng ở vùng biên giới phía Nam vì những cuộc giao tranh giữa quân Khờ Me Đỏ và bộ đội Cộng Sản Việt Nam. Biến cố này đã khiến cho 300 ngàn người Hoa Kiều bỏ trốn. Hoa Kiều ở miền Bắc thì chạy bộ vượt biên giới sang Trung Cộng, Hoa Kiều ở miền Nam thì dùng đường biển mà chạy lấy mạng. Cộng Sản Hà Nội lên án Bắc Kinh là muốn phá hoại tình trạng kinh tế Việt Nam khi chiếm mất số dân cư rất năng động kia, mà đa số họ là đang nắm huyết mạch tiền tệ và thương mại thời đó. Con hát mạt hạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Khắc Viện lại rống lên những điệp khúc rẻ tiền do các quan thày của hắn ở Bắc Bộ Phủ đã soạn sẵn bài bản (Sud-Vietnam au fil des années, 241. Éditions en langues étrangères, Hanoi, 1984.) : Các gián điệp Trung Hoa dưới sự điều động trực tiếp của toà đại sứ Trung Hoa ở Hà Nội đã xúi giục người Hoa Kiều hồi hương “nơi đó nhà nước sẵn sàng đón rước họ để tham gia lao động tái thiết “Đại Trung Hoa”. Họ nói là người Việt Nam sẽ tàn sát họ một khi tiếng đại bác đầu tiên phát nổ ở vùng biên giới Việt-Hoa. Như thế, đối với các đảng viên Cộng Sản Việt Nam, nếu hàng trăm ngàn đồng hương của họ bỏ xứ trốn đi, thì luôn luôn là do bởi sự xúi giục từ “mạng lưới ngầm” của những người nước ngoài đáng ghét.
Mặc dù bên ngoài thì che đậy như thế, nhưng trên thực tế thì phỉ quyền Cộng Sản ở Hà Nội đã tìm ra hai mối lợi : một cơ hội để dứt bỏ một số dân chúng rất dễ trở nên nguy hiểm trong trường hợp chiến tranh vùng biên giới gây bất lợi, và một cơ hội khác là để nhét đầy túi tiền. Họ đã làm tiền người ra đi sau khi thẳng tay bóc lột sạch sẽ đủ mọi thứ. ngày 24/03/1978, Cộng Sản Việt Nam bắt đầu tung công an ra tấn công tài sản của “giới tư sản mại bản” ở Chợ Lớn, khu vực người Hoa-Kiều tại Sài Gòn. Tất cả tài sản của cộng đồng người Hoa Kiều đều bị “quốc hữu hoá” đồng lúc với tư doanh. Bàn ghế, nhà cửa, nữ trang, quý thạch, đồ sứ đắt tiền, và đồ dùng các thứ đều trở thành “tài sản nhân dân”. Kho tàng của chiến tranh, mà Cộng Sản Hà Nội hy vọng như vậy, để bù trừ các hậu qủa của việc bỏ trốn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Không cần phải phí phạm một giây khắc suy nghĩ nào, người ta cũng có thể hiểu được rằng việc đó sẽ đưa Cộng Sản Việt Nam vào chỗ bế tắc sau này.
Vì bị khốn đốn trong tuyệt vọng, người Hoa Kiều đã bắt buộc chân lên những con tầu. Người ta còn nhớ câu chuyện chiếc tầu hàng hải cũ kỹ tên là Hồng Hải sắp bị chìm trong hải cảng Klong ở Mã Lai, với 2500 hành khách mà phần lớn là người Việt gốc Hoa, đã bị khước từ không cho lên bờ. Thảm cảnh này đã làm rúng động lương tâm thế giới và thúc đẩy xu hướng cứu cấp của người Tây Phương. Một trong số đó là một y sĩ người Pháp, một cựu đảng viên đã ly khai Đảng Cộng Sản, ông ta đã tìm cách đền bù lỗi lầm vì đã hoạt động cho Cộng Sản bằng cách mua một chiếc tầu dùng để ra biển Đông vớt người tỵ nạn, mặc dù các “cựu đồng chí” của ông thấy động cơ đó không đúng chỗ. Sự ra đi của tất cả những hành khách không ngày về đó đã được tổ chức trong bóng tối, mà mỗi người đều phải mang nợ để đáp ứng yêu sách vô hạn định. Dù cho có phải là Hoa Kiều hay không, ngày nay người ta đều có thể rời khỏi Việt Nam “bán chính thức”, cho dù người Hoa Kiều bị cưỡng bách hay là do tự ý ra đi như tất cả mọi người, họ đều muốn chạy thoát khỏi nanh vuốt của kẻ áp bức là Cộng Sản Việt Nam.
Để che đậy tội ác và lừa bịp thế giới, Cộng Sản Hà Nội lên tiếng xuyên tạc sự thật rằng : Làm sao dám giả định là các thuyền nhân trốn lánh một sự áp bức thường trực ? Bọn này chỉ tuân theo mệnh lệnh của Washington và muốn phá hoại nền kinh tế nước nhà bằng cách tước đoạt lấy chất xám. Và những luận điệu này đã được chúng lập đi lập lại nhiều lần với báo chí Tây Phương. Chưa hết, mỗi ngày, tên bác sĩ Việt Cộng hành nghề con hát tên Nguyễn Khắc Viện, đều kể lể trong bản thông tin của bọn Phỉ Quyền Cộng Sản và trên các tài liệu tuyên truyền của chúng dành cho “người nước ngoài” rằng : Hoa Kỳ đã đề nghị cùng những người vượt biên là sẽ chở họ đi với giá từ khoảng 2 ngàn đến 3 ngàn đô la, đến tận các tầu Hải Quân Mỹ đậu ngoài khơi chờ đón. Những chuyên viên giỏi và trí thức thì không phải trả tiền gì cả, hắn ta còn dám xác nhận rằng : “Giờ đây chúng tôi có thể quả quyết rằng nhà nước không cưỡng bức một ai phải bỏ xứ ra đi, và cũng không giữ một ai muốn ra nước ngoài sinh sống”. Thật vậy, nếu một vài người bị “lầm lạc” bởi các “lực lượng phản động ở trong nước và ngoài nước”, hắn ta còn thêm vào, đó là vì “họ không có can đảm đi khai khẩn các vùng đất mới”. Nguyễn Khắc Viện đưa ra thí dụ của một đồng nghiệp bác sĩ, dưới chế độ cũ thì ông bạn đồng nghiệp này “đi xe ô tô và sống trong vi la có gắn máy lạnh” và trở thành “quản lý của một bệnh viện công”. Như thế thì làm sao người này có thể sống trong một “xã hội mới”, thích nghi với một “xã hội cách mạng” ? Còn về phần nhà nước, tuy rất tiếc khi thấy những người này ra đi, nhưng không thể làm được gì khác hơn là cầu chúc cho họ được thượng lộ bình an.
Những bài diễn văn kiểu nguỵ biện và xuyên tạc như trên, chúng ta thường thấy xuất hiện dưới ngòi bút của các ký giả Cộng Sản, là những người duy nhất vào thời điểm đó được ra vào Việt Nam, đóng kín ở phía sau bức màn sắt đầy đe doạ, từ tháng Năm, năm 1975, như một con nhím đang dương những cọng gai nhọn hoắt. Và hai mươi năm sau, nó vẫn còn nằm trong cửa miệng của một vài tay bình luận Tây Phương. Thí dụ như miệng của một phóng viên báo Pháp Đức, Arte [Le Grand
Documentaire, ngày 11/02/1995], đã chứng kiến cảnh đào thuỷ lợi bằng tay không của “những người dân can đảm của mười làng ra công hợp sức”, và tìm được trong “cái thú vị của sự nỗ lực chung”, và để giải thích lý do tại sao mà nhiều vạn người khác quyết định trốn khỏi nước Việt Nam Cộng Sản, thì hắn ta châm biếm rằng họ không thể “có cái cảm giác xây dựng quê hương xứ sở, như là cha ông họ đã từng đánh giặc bằng vũ khí trên tay”. Chỉ có những con hát mới biết mặt thật của họ ở phía sau lớp phấn son, và chỉ có Cộng Sản mới biết sự thật của họ ở phía sau bức màn sắt ; do đó một cựu đại tá Việt Cộng như Bùi Tín thì dĩ nhiên là phải biết rõ Việt Cộng hơn một tên phóng viên của tờ báo Arte. Ông Bùi Tín giải thích điều đó trong quyển sách “Vietnam, La face cachée du regime”, [147, Kergour, 1999], viết ít lâu sau khi ông đến lưu vong tại Paris. Việc hối lộ của các người Hoa Kiều ra đi “bán chính thức” được chính bộ Nội Vụ tổ chức. Được biết đó là “Kế Hoạch 2″, mà mục đích được giữ kín, có cả một loạt những công tác cho phép các giới chức tổ chức cuộc ra đi của các người lưu vong mới sau khi “nhổ sạch lông” của họ một cách rất có phương pháp. Mỗi người phải trả giá vượt biên từ 3 đến 5 lượng vàng (một lượng = 36 grams), có khi gấp đôi. Nhà cửa, xe cộ, hoặc của cải để lại cho

Khi đến chỗ xuống tầu, thường thì ở ngay tại thành phố như Cần Thơ, bên bờ Cửu Long, chẳng hạn, người ra đi phải chịu đựng những sự bóc lột cuối cùng như : bị tịch thu do các băng đảng tự cho là có quyền lục lọi, lấy vàng, nữ trang hoặc đô la mà người tỵ nạn có thể còn cất dấu đươ.c. Sau đó thì xuống tầu với nỗi lo sợ rằng chiếc tầu chở mình sẽ có một phần hai cơ hội sẽ bị hải tặc tấn công để lấy nốt những mẩu vàng còn xót lại trên người trước khi ném họ xuống biển. Thế nhưng khi đã lên được tầu rồi vẫn còn chưa yên với tuần cảnh địa phương nếu tầu chưa ra đến hải phận quốc tế. Nếu muốn thoát khỏi không bị bắt lại, thì tốt hơn hết là đưa ra chút của cải nào còn được dấu vào chỗ kín nhất. Bằng không thì sẽ bị bắt lại, và trong trường hợp này, tội danh là phản bội và bị “đế quốc Mỹ” mua chuộc. Tội này có thể ngồi tù từ 12 năm cho đến 20 năm (sắc luật luôn luôn có sẵn để tham khảo.)
Những người chọn cách đi tỵ nạn bằng đường bộ xuyên qua lãnh thổ Lào hay Căm Bốt đến Thái Lan thì gọi là Bộ Nhân (land people). Những cuộc hành trình vượt biên đi tỵ nạn bằng đường bộ thì luôn luôn gặp nguy hiểm. Họ sẽ bi công an, hay bộ đội, hay là cảnh vệ nhân dân đuổi bắt, và có khi chỉ là người đi đường, thường là có liên hệ với Cộng Sản. Còn những người vượt biên nào “mượn được”, theo với giá do quân đội Nhân Dân ấn định, một chiếc xe vận tải quân sự chở quân nhu, cho phép họ núp bên trong thùng lớn, cách này được xử dụng khá thường xuyên, nhưng có khi cũng bị ngộp thở chết vì hơi xăng, và các nạn nhân trong trường hợp này cũng khá đông.
Những người may mắn hơn hết là có thể “kiếm” được một “giấy xuất cảnh chính thức” và vé máy bay đến tận Hoa Kỳ. Nhờ vào một kế hoạch do Liên Hiệp Quốc tổ chức với sự thoả thuận giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội vào năm 1979. Thế nhưng họ cũng vẫn chịu hạch sách và tống tiền thì đơn xin xuất cảnh chính thức mới qua lọt, nhiều khi phải mất đến mười năm chờ đợi. Ngay chí Hoa Kỳ còn bị hạch sách đủ điều, và phải trả tiền cho từng đầu người tỵ nạn để được phê chuẩn cho phép đi.
Do đó, Cộng Sản Việt Nam đã phát minh ra được “Những Con Bò Sữa Thuyền Nhân” của họ. Một nhà nghiên cứu ở Ba Lê tên là Bùi Xuân Quang, trong cuốn sách La Troisième guerre d’Indochine 1975-1099 (207-590, L’Harrmattan, 2000), ông đã tính toán “mối giao dịch” này của Cộng Sản Việt Nam, kéo dài ròng rã 20 năm kể từ 1975 đến 1995, đã mang lại cho Ngân Khố của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam khoảng 25 Tấn Vàng. Với chừng ấy vàng mà người ta thấy xuất hiện trên thị trường tiền tệ Tây Phương dưới hình dạng các thỏi vàng mang ấn dấu của Việt Nam. Chủ yếu của nó là dùng vào việc bồi hoàn những số nợ mà bọn Phỉ Quyền Cộng Sản Việt Nam đã ký kết với Cộng Sản Nga và các xứ dân chủ nhân dân cùng tiền mua vũ khí chiến tranh, số vàng ấy lên đến trị giá khoảng 2,5 tỷ Mỹ Kim, tính trong khoảng thời gian từ năm 1979 đến năm 1983.
Hiệp sống với nỗi ám ảnh là bỏ nước ra đi. Tôi còn nhớ tiếng nói của người « Thuyền Nhân » mà chúng tôi đã từng gặp nhau trên bãi biển Songkla tại Thái Lan giữa những người khác, bên cạnh chiếc tầu bị hư của họ, mà tôi đã được nghe anh kể lại câu chuyện thống khổ của anh. Và cho đến bây giờ bên tai tôi vẫn còn văng vẳng lời kể lại của anh : Vào một đêm nọ ở Việt Nam, một tên cán bộ Cộng Sản Việt Nam đã nói khẽ vào tai anh : “hai ngàn đô la, hay 4 cây vàng …”. Anh đồng ý với mối làm ăn ; thế nhưng khi đến chỗ hẹn thì Hiệp mới nhận ra mình đã bị cướp. Thuyền thì chẳng thấy đâu mà vàng thì bị mất. Đó là cái hoạ luôn luôn rình rập và cũng là một trong những cái giá mà những người muốn vượt biên tìm tự do. Làm sao để tránh khỏi bị lừơng gạt, cướp bóc hoặc bị tố cáo, và tìm ra đường giây tốt. Tôi biết có một « Thuyền Nhân » đã không thành công trong việc đi tỵ nạn mặc dù đã thử đến 27 lần. Hiệp thì đi hụt 3 lần, và sau đó thì anh quyết định tự tổ chức lấy chuyến vượt biên. Anh đã lén lút tự vá víu một chiếc tầu đánh cá cũ. Từng đêm rồi lại từng đêm cứ lo bào rồi lại trét, và những đêm trắng đêm hì hục sửa chữa máy móc. Thế rồi cuối cùng thì ngày khởi hành cũng đến, chiếc tầu đánh cá cũ kỹ của anh mang theo 85 người rời bãi xuôi giòng và trôi dọc theo những con kênh chẩy dài ra biển.
Hiệp lặp lại cho chúng tôi nghe với một vẻ thống khổ : “Chúng tôi có 85 người trên chiếc tầu này và đã rất sung sướng vì có thể rời khỏi Việt Nam. Bây giờ thì ông hãy nhìn xem, ngày hôm nay chúng tôi chỉ còn có 2 người. Hai người sống sót duy nhất là Ngọc, con gái của chị tôi và tôi”. Với cái đầu ướt lạnh như con mèo chết đưới và thân thể đói khát gầy trơ xương sườn như một con chó hoang, cùng với đứa bé gái lên 6 tuổi có đôi mắt nai khờ. Chúng tôi đã khóc. Nước mắt của những kẻ thừa mứa tự do đã đổ xuống mặn ướt câu chuyện phiêu lưu liều chết tìm tự do của anh. Anh đã bị kẹt lại ở trại Songkla này cùng với Ngọc sau khi thoát chết khỏi những bàn tay đẫm máu của bọn hải tặc Thái Lan đã giết chết chị anh cùng tất cả hành khách trên tầu sau khi chúng bắt mang theo gần hết phụ nữ.
Vào tháng 10/1978 có 20 ngàn người tỵ nạn đặt chân lên bờ biển Mã Lai, và chỉ đến tháng 12 năm đó con số đã lên đến 50 ngàn người. Cộng thêm vào con số 5 ngàn người đi chân đất với ước vọng đã đến được bến bờ tự do. Chỉ trong vòng 4 tháng cũng đủ để cho hòn đảo hoang Pulau Bidong của Phi Luật Tân đón nhận được 20 ngàn kẻ bị biển ruồng bỏ. Vào khoảng giữa năm 1979, có 5 ngàn người tỵ nạn mới đến thêm vào con số những người anh em khốn khổ trong trại tỵ nạn Hồng Kông, trong khi có 90.500 người khác làm đầy ắp trại tỵ nạn Mã Lai. Những người mà cảnh sát địa phương từ chối đẩy ra biển đã trôi giạt đến Nam Dương, hoặc xa hơn nữa, đến tận Nam Hàn, hay Nhật Bản, và có khi đến tận Úc Đại Lợi. Hãy thử nhắm mắt và tưởng tượng cuộc hành trình liều chết để tìm tự do của họ trên khoang một con tầu bé nhỏ mong manh …
Bất thình lình, một hồi chuông báo động nổi lên khi 2 nước Thái Lan và Mã Lai tuyên bố rằng từ nay về sau họ sẽ không nhận thêm thuyền nhân mới. Bị dồn vào đường cùng, Liên Hiệp Quốc phải triệu tập một hội nghị quốc tế ở Genève và thu hoạch được ba kết qủa là : Các quốc gia ở vùng duyên hải bảo đảm là thuyền nhân sẽ không bị đẩy lui ra biển ; các quốc gia tiếp nhận họ gia tăng thêm một số lượng hạn định tái định cư bổ túc là 130 ngàn người ; và quan trọng nhất là Hà Nội, lo ngại khi phương diện của chúnh bị bôi đen tối dần ở biển Đông trước sự bất mãn của cả thế giới, nên đã cho phép thuyền nhân có thể ra đi chính thức hợp pháp “trong vòng trật tự”, bằng phương tiện hàng không, chương trình này Liên Hiệp Quốc gọi là “Ra Đi Trong Vòng Trật Tự” (Orderly Departure Program) viết tắt là ODP. Kể từ giờ phút đó, nhịp điệu những người vượt biển đến các trại tỵ nạn thưa thớt một cách rõ rệt. Mực độ từ 300 ngàn người vào năm 1979, xuống chỉ còn 24500 vào năm 1984, và đến năm 1986 chỉ còn 19500 người. Cũng vào năm đó, lần đầu tiên, các cuộc ra đi tỵ nạn chính thức bằng đường hàng không với giấy nhập cảnh nhiều hơn con số những người trôi dạt đến bằng đường biển. Kết quả của Hội Nghị Thuyền Nhân tại Genève đã thoả mãn thấy rõ, nơi mà Liên Hiệp Quốc nhắm vào một giải pháp mới cho vấn đề « Thuyền Nhân ».
Nhưng chỉ 2 năm sau thì tình hình lại đổi ngược và đã làm cho thế giới thất vọng. Những người tỵ nạn đi tìm tự do lại trở ra biển : con số tăng lên 45 ngàn người vào năm 1988 (25 ngàn người nhiều hơn 2 năm trước đó), 71300 người vào năm 1989, trong số đó phải cộng thêm vào khoảng 17 ngàn người “bộ nhân”. Vấn đề trở nên không giải quyết được và các quốc gia ở vùng duyên hải bắt đầu nổi giâ.n.
Đó chính là lý do mà tại trại tỵ nạn Hồng Kông, nơi mà mỗi ngày có đến 34 ngàn « Thuyền Nhân » mới nhập trại, và chính quyền Hồng Kông quyết định từ đó về sau họ sẽ đưa những người mới đến vào trại tạm giam. Thế là những cuộc nổi loạn và tự tử nối tiếp theo quyết định của chính quyền Hồng Kông. Để đóng chặt cánh cửa ngăn chận hẳn cái mạch chính của làn sóng vượt biển tìm tự do không ngừng này, các quốc gia tiếp nhận di trú lại tập họp lại thêm một lần nữa và họ đã tìm ra một biện pháp mới gọi là PAG (Plan d’Action Global) tức là chương trình Hành Động Toàn Cầu. Bất cứ thuyền nhân nào đến trước ngày 13/03/1989 ở một quốc gia lân cận Việt Nam, kể từ đó, trên phương diện hành chánh, được xem như một người có quyền xin cư trú, nghiã là một người tỵ nạn chính trị hoàn toàn có quyền hy vọng được đi sống hết cuộc đời mình ở một nước Tây Phương. Dĩ nhiên là với điều kiện xứ này phải bằng lòng cấp cho họ một visa nhập cảnh. Ngược lại, tất cả trường hợp khác đối với một người tỵ nạn lên bờ sau ngày 19/03/1989 ; Họ bị xắp loại là di dân kinh tế, người đó phải chứng minh dược mình có một sự sợ hãi có căn cứ về việc bị xử tội, nếu không thì người đó bị đe doạ là sẽ bị cưỡng bách hồi hương. Trừ phi chính mình tự quyết định quay về nước.
Đó là điều Hiệp đã lầm. Quy chế tỵ nạn chính trị của anh bị từ khước, anh biết mình không còn cơ hội được nhận vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, anh cũng phân vân rất lâu trước khi chấp nhận ý tưởng hồi hương. Bởi vì cũng như phần đông các người tỵ nạn khác, anh sợ bị bắt nhốt vào tù một khi trờ về Việt Nam. Anh chưa bao giờ làm chính trị, nhưng có người anh từng chiến đấu trong quân dội Việt Nam Cộng Hoà, và ông nội anh làm việc cho chính phủ bảo hộ. Hai vết đen đó trên lý lịch cá nhân có thể khiến anh phải trả giá rất đắt. Nhưng rồi có một lá thư từ Sài Gòn gửi đến trại tỵ nạn Thai Lan Phanat Nikhom, nơi anh tạm trú, đã trấn an anh được phần nào. Một trong những người bạn vượt biên cũ của anh, đã tình nguyện về Việt Nam, cho anh biết là mọi chuyện khá tốt đẹp ở đó, và khuyến khích anh cùng về.
Năm 1993, chúng tôi gặp lại Hiệp ở quê hương anh, và lại khóc lần nữa. Thế nhưng lần này thì chúng tôi cùng khóc mừng rỡ khi thấy anh đã thoát nạn. Anh là một trong 110 ngàn cựu « Thuyền Nhân » kể từ năm 1989 đã chọn hồi hương thay vì tiếp tục chết dần mòn ở một trại tỵ nạn Á Châu. Nhờ có sự giup đỡ tài chánh của Phủ Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (HCR) và Liên Minh Âu Châu, mà giờ đây anh trở thành chủ nhân của một xưởng pha chế nước mắm và một căn nhà nho nhỏ hai phòng, gần Vũng Tầu, mà tên cũ người Pháp gọi là Cap Saint-Jacques, trên bờ biển Miền Nam mà ngày xưa anh đã bỏ ra đi tìm tự do không bao giờ có, và tưởng rằng không bao giờ anh sẽ phải trở lại nởi đây. Anh sống cùng bà guá phụ của một trong những người bạn đã biến mất trên biển đi tìm tự do, cùng với người em gái và ba đứa con của bà. “Nhà của chúng tôi tuy nhỏ như chúng tôi có thể chứa được đủ thứ. Ở trên thuyền còn ít chỗ hơn”.
Trong những cuộc vận động và thoả thuận cùng Hà Nội, Liên Hiệp Quốc đã cố gắng tạo điều kiện tốt cho những người cứng rắn, ngõ hầu giúp cho họ tự quyết định sắp xếp quay về. Họ cho chiếu những cuốn phim quay tại Việt Nam mà trong đó cho thấy cảnh những người cựu thuyền nhân tình nguyện hồi hương “sống như những ông hoàng”. Các cán bộ Cộng Sản còn đến gặp họ để tâng bốc. Họ gáy lên những điệp khúc tuyên truyền nào là Việt Nam đã thay đổi, và ở đó người ta sống tự do và ai đói thì cứ ăn.
Bọn Phỉ Quyền Hà Nội có thể tự khen chúng. Những con Bò Sữa Thuyền Nhân đã mang đến cho bọn phỉ quyền Cộng Sản Hà Nội rất nhiều quyền lợi. Chưa hết, những con Bò Sữa Thuyền Nhân vẫn còn tiếp tục cung cấp sữa, dù ở bên kia bờ đại dương. Qua những gói quà họ gởi về cho gia đình mà những người tỵ nạn không bao giờ ngừng gởi về nuôi thân bằng quyến thuộc còn kẹt lại ở Việt Nam, bắt đầu từ ngày đầu tiên họ đặt chân định cư trên một quốc gia tự do. Bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt mà họ không bao giờ ngưng chuyển về ngõ hầu giúp đỡ những người thân sống còn. Và bằng sự hiện diện của họ bởi vì ngày nay họ được phép về nước nghỉ hè bên cạnh thân bằng quyến thuộc. Một ước tính vào năm 1999 cho thấy có đến hai tỷ đồng Đô La hàng năm họ đã mang lại cho Phỉ Quyền Cộng Sản, tức là một phần ba ngân sách của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam.
Gần 2 Triệu người VN đã chọn đời sống lưu vong nơi xứ lạ quê người, thay vì làm nô lệ cho Cộng Sản. Hàng trăm ngàn người đã gục chết trên đường trốn chạy nanh vuốt CSVN. Kẻ nào dám ăn nói ngược ngạo, và tuyên truyền láo khoét rằng toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam đoàn kết cùng “các thằng giải phóng” vào năm 1975 ? ? ?
Nỗi ám ảnh bỏ nước ra đi của Hiệp. Tôi còn nghe anh nói, run rẩy trong bộ đồ bà ba ướt sũng nước biển, gia tài duy nhất còn sót lại trong đời anh. Giữa vùng vịnh Thái Lan, tiếng máy tầu của Hiệp hình như văng vẳng tiếng kêu của những linh hồn lìa xác. Thức ăn và nước uống đều sắp cạn. Những người đàn bà quỳ trên khoang tầu khấn nguyện trời đất. Phải chăng trời đất đã chấp thuận lời cầu nguyện của những thuyền nhân vừa mới thoát ra khỏi nanh vuốt Cộng Sản và đang dẫy trên giữa lòng đại dương ? ? ? Vào giữa trưa ngày thứ sáu, có một chiếc thuyền lướt sóng chạy nhanh về phía họ. Đó là một chiếc thuyền đánh cá Thái Lan. Rồi 2 chiếc … rồi 3 chiếc … Thoát Nạn chăng ? Nhưng … Than ôi, đó là những chiếc thuyền hải tặc Thái Lan. Chúng cướp bóc trên tầu, giết chết những người đàn ông kháng cự, và bắt đi 18 người đàn bà trẻ nhất, rồi bỏ đi sau khi đâm thủng tầu. Những người Việt Nam cố bám vào thân tầu thì bị chúng dùng gậy đập chết. Khi trời sáng thì chỉ còn 2 người sống sót duy nhất đang bám víu vào sự sống cuối cùng là chiếc thùng đựng nước bằng nhựa hoá học mà định mệnh của học bập bềnh theo sóng biển vô tình. Hai người đó là Hiệp và Ngọc, cô bé gái có đôi mắt của con nai bị thương vừa thoát chết dưới lưỡi hái của tử thần. Tôi nhìn cô bé đầu nghiêng mắt nai, tựa cằm trên bàn, và đăm đăm nhìn tôi với ánh mắt để đời. Dường như tất cả tuổi thơ đã bỏ em mà đi. Cô bé chỉ còn lại một khoảng trống rỗng của đời người. Một chiếc bình hoa tuyệt mỹ đã rơi xuống bên thềm địa ngục và tan vỡ giữa trần gian.
Đó là lịch sử của những người chạy trốn nanh vuốt Cộng Sản mà đời gọi họ là « Thuyền Nhân », và cũng có những người còn mệnh danh họ là kẻ “Chết Đuối Cho Tự Do”. Lịch sử của một dân tộc trong suốt 20 năm trường đã bị tàn hại dưới nanh vuốt của một thứ chính trị đầy thù hận và kỳ thị của bất cứ một chế độ Cộng Sản nào.
Michel Tauriac & Hồ Văn Đồng, C/N 2010/10
Hồ Văn Đồng

0 nhận xét:

Đăng nhận xét