Châu Phi được mệnh danh là lục địa đen của thế giới, là lục địa tồn tại nhiều sắc dân quái lạ, nơi có đến 1.300 ngôn ngữ mà mỗi ngôn ngữ đại diện cho một sắc dân với niềm tin tôn giáo khác biệt, phong tục khác biệt và lễ hội cũng khác biệt.
Không giống bất cứ nơi nào, châu Phi là nơi có những tập tục, thói quen, lối sống, các mối quan hệ,… khác biệt nhất. Trong vài thập niên qua, nhiều nét truyền thống châu Phi đã biến mất hoặc thay đổi ít nhiều. Mặc dù vậy cho đến nay, châu Phi vẫn còn không ít tập tục không giống bất cứ đâu trên trái đất…
Châu Phi là châu lục đông dân thứ hai thế giới, sau châu Á. Diện tích khoảng 30.2 triệu km² bao gồm cả các đảo kề bên. Thay vì có một nền văn hóa, châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai Cập tới Maroc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong sự so sánh này thì các quốc gia về phía nam sa mạc Sahara được coi là có nhiều nền văn hóa, cụ thể là các nền văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Bantu.
Nghệ thuật châu Phi phản ánh tính đa dạng của nền văn hóa châu Phi. Nghệ thuật có tuổi cao nhất còn tồn tại ở châu Phi là những bức chạm khác 6000 năm tuổi tìm thấy ở Niger, trong khi Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập là tổ hợp kiến trúc cao nhất thế giới trong khoảng 4000 năm cho đến khi người ta xây dựng tháp Eiffel. Tổ hợp các nhà thờ xây bằng đá ở Lalibela, Ethiopia, trong đó Nhà thờ St. George là đại diện, được coi là một kỳ công khác của nghành công trình.
Châu Phi đã sản sinh một nền nghệ thuật đa dạng từ thời tiền sử đến ngày nay. Thông thường các công việc nghệ thuật gắn liền với lễ hội tôn giáo và bộ tộc, và nhằm mục đích trang trí, tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng có thể dễ dàng xác định được chức năng của một tác phẩm riêng biệt. Và cũng thật là một vấn đề khi gọi các sản phẩm thủ công của châu Phi là tác phẩm “nghệ thuật”, vì chủ nhân của chúng thường coi đó là một phần của cuộc sống thế tục và tôn giáo của mình. Ở nhiều bộ tộc, người nghệ sĩ có một vị trí cao, nhưng nghệ sĩ không nhất thiết tương tự như nghệ sĩ châu Âu là dựa chủ yếu dựa vào sự bảo trợ hoặc thị trường để xác định sự sản xuất nghệ thuật của mình. Với cách nhìn nhận này, ta có thể tách riêng các lĩnh vực và thực tế của nghệ thuật châu Phi. Từ 7000 năm trước công nguyên, vẽ trên vách đá bao gồm các biểu tượng thú vật và người đi săn. Và từ lúc ban đầu của thời khác biệt giữa các bộ lạc, thì nghệ thuật bộ tộc đã trở thành một phương cách tách biệt giữa bộ lạc này với bộ lạc kia, và nghệ thuật mang hình thức tế lễ, vẽ trên người “body painting” hoặc mặt nạ điêu khắc sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Một sự đa dạng như vậy cũng xuất hiện tại các vùng địa lý khác nhau, những nguồn tài nguyên thiên nhiên của từng khu vực quyết định các chất liệu được sử dụng, trong khi sức mạnh của bộ lạc, sự giàu có và mức độ tinh tế là yếu tố chủ chốt quyết định các thể loại đồ vật được tạo ra. Ở Ashanti của Ghana vàng và đồng được sử dụng là nguồn nguyễn liệu sẵn có, và người Baluba, thổ dân của Congo, chuyên chạm khắc những hình ảnh phụ nữ cầm bát. Thổ dân Fang sản xuất các phù điêu lễ tang có chất lượng rất cao với chủ yếu là các mẫu hình học. Thổ dân Bambara của Tây Phi nổi tiếng với các kiểu tóc, được sử dụng trong các lễ hội, trong khi đó bộ lạc Dogon của Tây Phi lại sử dụng các mặt nạ phù điêu đơn giản bằng gỗ. Nghệ thuật của Ife và Benin – cả hai thành phố phía tây của Nigeria – rất phong phú và theo chủ nghĩa tự nhiên từ thế kỷ 12 đến 17, khi hai khu vực này chịu sự thẩm thấu của ảnh hưởng châu Âu, và bộ tộc Bakuba nổi tiếng với nghệ thuật chạm khắc chân dung cung đình. Gỗ đen của Bờ Biển Ngà là cơ sở của các tượng phù điêu nhỏ của người Baule, tác giả của những mặt nạ cổ điển theo chủ nghĩa tự nhiên, và đất nung là vật liệu được người Nok ở miền trung và bắc Nigeira sử dụng để làm các phù điêu đầu người. Nigeria là cái nôi của người Yoruba, một trong những bộ tộc phát triển nhất của nghệ thuật châu Phi.
Âm nhạc châu Phi là một trong các dạng nghệ thuật năng động nhất. Ai Cập đã có một lịch sử lâu đời gắn liền với sự trung tâm văn hóa của thế giới Ả Rập, trong khi các giai điệu âm nhạc của châu Phi hạ Sahara, cụ thể là của Tây Phi, đã được truyền thông qua buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương thành các loại nhạc blues, jazz, reggae, rap và rock and roll hiện đại. Âm nhạc hiện đại của châu lục này bao gồm các bài hát hợp xướng tổ hợp cao của miền nam châu Phi và các điệu nhảy soukous, chi phối bởi âm nhạc của Cộng hòa Dân chủ Congo. Sự phát triển gần đây trong thế kỷ 21 là sự nổi lên của hip hop châu Phi, cụ thể là dạng ở Sénégal là pha trộn với mbalax truyền thống. Gần đây ở Nam Phi, một dạng âm nhạc liên quan tới nhạc house (thể loại nhạc sử dụng các thiết bị âm nhạc điện tử - là sự phối trộn của disco và pop, tên gọi có từ câu lạc bộ Warehouse ở Mỹ) được biết dưới tên gọi kwaito đã được phát triển, mặc dù nước này là quê hương của các dạng nhạc jazz Nam Phi, trong khi âm nhạc của người Afrikaan là hoàn toàn khác biệt và chủ yếu là âm nhạc Boere truyền thống và các dạng của âm nhạc dân tộc hay Rock.
Ở thế kỷ 19 và 20, nghệ thuật châu Phi đã được thực dân phương Tây khám phá và chịu ảnh hưởng của các nghệ sĩ hiện đại, thiếu kỳ vọng và thể loại ấn tượng. Với sự phương tây hóa ở nhiều xã hội Phi châu, thì nghệ thuật “truyền thống” đã trở thành thương mại hóa và được bán như đồ lưu niệm, trong khi đó kể từ năm 1920, sự phát triển của các trường mỹ thuật châu Phi ở những bộ phận phát triển hơn của lục địa Phi đã sinh ra những nghệ sĩ người Phi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phương tây.
Bên cạnh việc sử dụng giọng hát, đã được phát triển để dùng các kỹ thuật đa dạng ví dụ như sử dụng nhóm nốt nhạc biểu hiện cùng một âm tiết (melisma) và đổi giọng trầm sang giọng kim (yodel), rất nhiều nhạc cụ được sử dụng. Nhạc cụ Phi châu bao gồm hàng loạt thể loại trống, cồng chiêng slit gong, trống lắc, chuông kép cũng như các nhạc cụ âm điệu như đàn dây, (musical blows, các loại đàn hạc và đàn Kora…), nhiều thể loại mộc cầm và kèn lá ví dụ như mbira và các nhạc cụ hệ hơi khác như sáo và kèn trumpets.
Ở Nigeria các vũ công thường kết hợp ít nhất là hai nhịp trong một chuyển động của họ, và sự pha trộn ba nhịp có thể được thực hiện bởi những vũ công có kỹ năng cao. Thực hiện được bốn nhịp rõ ràng thì rất hiếm.
Các vũ công châu Phi thường nhảy với sự tham gia của cả người xem. Đối với các dân ca tâm linh, tôn giáo, hoặc nhảy nhập môn thì không có danh giới giữa vũ công và người đứng xem. Ngay cả những điệu nhảy nghi thức tâm linh thì thường vẫn có sự tham gia của khán giả.
Có rất nhiều điệu nhảy được thực hiện bởi nam hoặc nữ, nhấn mạnh đặc tả về nam hoặc nữ, và rất nghiêm kị về sự đan xen tương tác. Ví dụ những điệu nhảy trong dịp lễ nhập môn trưởng thành của nam giới hoặc các nghi lễ tôn giáo. Ở Jerusamera thuộc Zimbabwe sự chuyển động chủ yếu của đàn ông là bước “mbende step”, một bước chuyển động rất nhanh từ tư thế gập người. Ngoáy eo và hông là sự chuyển động cơ bản của phụ nữ.
Người Phi châu theo nhiều loại tôn giáo, với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ biến nhất. Khoảng 40% dân số châu Phi là người theo Kitô giáo và 40% theo Hồi giáo. Khoảng 20% còn lại chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa. Một lượng nhỏ người Phi cũng theo các tín ngưỡng của Do Thái giáo, chẳng hạn như các bộ lạc Beta Israel và Lemba.
Các tôn giáo châu Phi bản địa có xu hướng tiến hóa quanh thuyết vật linh và tục thờ cúng tổ tiên. Tư tưởng chung của các hệ thống tín ngưỡng truyền thống là sự phân chia thế giới tâm linh thành "có ích" và "có hại". Thế giới tâm linh có ích thông thường được cho là bao gồm linh hồn tổ tiên giúp đỡ cho con cháu của họ hay các thần linh có sức mạnh để bảo vệ toàn bộ cộng đồng tránh khỏi các thảm họa tự nhiên hoặc sự tấn công của kẻ thù; trong khi đó thế giới tâm linh có hại bao gồm linh hồn của các nạn nhân bị sát hại - là những người được chôn cất mà không có các nghi thức mai táng đúng cách và các loại ma quỷ mà các ông đồng, bà cốt sử dụng để tạo ra bệnh tật cho kẻ thù của họ. Trong khi tác động của các dạng nghi lễ thờ cúng nguyên thủy này vẫn còn tiếp diễn và có ảnh hưởng sâu sắc thì các hệ thống tín ngưỡng đó cũng tiến hóa nhờ sự tiếp xúc với các loại tôn giáo khác.
Sự hình thành của vương quốc cổ đại ở Ai Cập trong thiên niên kỷ 3 TCN đã đánh dấu tổ hợp tín ngưỡng tôn giáo đầu tiên được biết trên châu lục này. Vào khoảng thế kỷ 9 TCN, Carthage (ngày nay là Tunisia) đã được người Phoenicia thành lập, và trở thành trung tâm vũ trụ lớn của thế giới cổ đại, trong đó các thần thánh từ Ai Cập, La Mã cổ đại và nhà nước-thành phố Etruscan đã được thờ cúng.
Nhà thờ của Chính thống giáo Ethiopia có niên biểu chính thức từ thế kỷ 4, và vì thế là một trong các nhà thờ đầu tiên của Kitô giáo đã được xây dựng ở một nơi nào đó. Ở giai đoạn đầu thì tính chất chính thống của Kitô giáo đã có ảnh hưởng tới các vùng là Sudan ngày nay và các khu vực lân cận khác; tuy nhiên sau sự phổ biến của Hồi giáo thì sự phát triển của Kitô giáo đã bị chậm lại và bị hạn chế chỉ ở những vùng cao nguyên.
Nhà thờ Ethiopia
Hồi giáo vào châu Phi khi người theo đạo này xâm chiếm Bắc Phi vào khoảng giữa các năm từ 640 tới 710, bắt đầu từ Ai Cập. Họ đã thành lập ra Mogadishu, Melinde, Mombasa, Kilwa và Sofala, tiếp theo là việc buôn bán theo đường biển dọc theo bờ biển Đông Phi và phổ biến xuyên qua sa mạc Sahara tới phần châu Phi nội địa - theo con đường thương mại của người Hồi giáo. Người Hồi giáo cũng là những người châu Á sau đó định cư ở các vùng châu Phi là thuộc địa của Anh.
Nhiều người Phi đã chuyển sang theo dạng châu Âu của Kitô giáo trong thời kỳ thuộc địa. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 các giáo phái khác nhau của Kitô giáo đã phát triển nhanh. Một số các giáo chủ người Phi của Giáo hội Công giáo La Mã đã được nói đến như là các ứng viên cho chức vụ Giáo hoàng. Những người theo Kitô giáo ở châu Phi dường như là bảo thủ hơn so với những người đồng tôn giáo ở phần lớn các nước công nghiệp, điều này gần đây dẫn tới những rạn nứt trong các giáo phái, chẳng hạn như giữa Anh giáo và Phong trào Giám lý.
Những đặc biệt về văn hoá, tôn giáo trên đây góp phần tạo nên những phong tục, tập quán đặc trưng của châu Lục đen này. Hãy cùng khám phá các đặc trưng về phong tục tập quán của 5 khu vực (Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Trung Phi, và Tây Phi) ở châu Phi.
1. Bắc Phi
Giới thiệu chung
Bắc Phi là khu vực cực Bắc của lục địa châu Phi, ngăn cách với khu vực châu Phi hạ Sahara bởi sa mạc Sahara, gồm bảy khu vực: Algérie, Ai Cập, Libya, Maroc, Sudan, Tây Sahara
Bắc Phi là khu vực được biết đến đầu tiên ở châu Phi. Thung lũng sông Nil ở phía bắc Sudan là nơi ra đời của những nên văn minh cổ đại như Ai Cập và Kush. Người Ai Cập qua nhiều thế kỷ đã chuyển đổi ngôn ngữ của họ từ tiếng Ai Cập sang tiếng Ai Cập Ả Rập hiện đại (cả hai đều thuộc hệ ngôn ngữ Á Âu), trong khi vẫn duy trì những bản sắc văn hóa lịch sử vốn đã tách biệt họ hẳn với các nhóm cư dân khác trong vùng. Hầu hết cư dân Ai Cập là những người Hồi giáo Sunni và có một thiểu số khá quan trọng người Thiên chúa giáo Ai Cập có mối quan hệ lịch sử sâu sắc với Chính thống giáo Ethiopia. Ở vùng Nubia, kéo dài từ Ai Cập sang Sudan, phần lớn dân số nói tiếng Nubia cổ, nhưng cũng theo đạo Hồi. Phần phía bắc Sudan chủ yếu gồm cư dân Hồi giáo Ả Rập, nhưng xa hơn về phía nam thung lũng sông Nil, khu vực văn hóa phi Hồi giáo của cư dân Nilotic và Nubia bắt đầu. Sudan là đất nước lớn nhất và đa văn hóa nhất trong tất cả các quốc gia Bắc Phi.
Thung lũng sông Nile
Từ thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên, ở thung lũng sông Nile đã hình thành vương quốc đầu tiên của châu Phi: nhà nước Ai cập đã để lại cho loài người những chứng tích, những công trình vĩ đại tồn tại mãi với thời gian, đó là hệ thống kiến trúc các Kim Tự Tháp, các pho tượng nhân sư sinh động, các hình vẽ điêu khắc tinh tế, các di chỉ khảo cổ có niên đại lâu đời. …. Sự phát triển của nhà nước Ai Cập đã thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực Bắc Phi. Có thể nói Bắc Phi là một trong những khu vực có bề dầy lịch sử phát triển và văn hóa phong phú nhất của châu Phi.
Cho đến ngày nay, người Ai cập vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Đối với nhân dân Ai cập, sông Nile là con sông linh thiêng, là một vị thánh minh ban tặng cho họ một cuộc sống đầy đủ, an lành và bảo vệ họ thoát khoie mọ tai ương, hiểm nghèo. Là một trong những con sông dài nhất thế giới (6700km), phần chảy qua Ai cập là 700km, sông Nile đưa nguồn nước giầu phù sa, bồi đắp nên những vùng đất màu mỡ hai bên bờ, thuận tiện cho việc trồng trọt. Sông Nile cũng cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho cư dân và là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Chính vì thế, thời điểm nước lên thực sự là một ngày hội lớn của người Ai Cập. Vào những ngày cuối tháng 8, người dân Ai Cập hân hoan làm lễ tế sông và tổ chức những hoạt động vui chơi mừng nước ngập bờ.
Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:
Ở Ai Cập, đám cưới là một công việc mang tính gia đình và là sự kết hợp của hai cuộc đời, hai gia đình. Trong đám cưới, cô dâu luôn đóng vai trò đặc biệt và rất được coi trọng vì cô dâu chính là cây cầu nối giữa tổ tiên với thế hệ tương lai. Sở dĩ cô dâu được coi trọng hơn chú rể còn vì rất có thể sau này cô sẽ sinh ra một đứa trẻ đầy sức mạnh, cây đại thụ của gia đình. Người con gái Ai Cập kết hôn rất sớm, khoảng 12-15 tuổi. Thông thường thì anh em họ lấy nhau. ở thủ đô Cairô, đàn ông đến tuổi lấy vợ sẽ nhờ mẹ và chị em gái giúp đỡ hoặc tìm bà mối se duyên. Khi được người con trai hỏi cưới, người con gái sẽ thuê một người phụ nữ đứng ra thách cưới với nhà trai và thống nhất ngày tổ chức lễ cưới. Đôi khi ngay sau khi thỏa thuận xong, đôi trai gái lấy nhau luôn mà không cần tổ chức lễ cưới. Còn nếu tổ chức lễ cưới thì vào đêm cuối của ngày được quyết định làm lễ cưới, chú rể và những người bạn sẽ mang một phần lễ thách cưới đến nhà cô dâu và hôn lễ được cử hành. Trong lễ thành hôn của mình, cô dâu và chú rể ngồi đối diện nhau và ngón tay cái bên phải đặt sát nhau, người đọc kinh Coran sẽ dùng chiếc khăn quấn hai ngón tay của cô dâu và chú rể vào với nhau và bắt đầu cầu nguyện cho họ. Tuy nhiên phải một số ngày sau đó chú rể mới đến đón cô dâu về nhà của mình, họ mới bắt đầu sống với nhau, khi đó bạn bè và gia đình mới đến chúc mừng họ.
Tết ở Ai Cập: Người Ai Cập lấy nước sông Nil dâng cao nhất làm ngày bắt đầu năm mới, gọi là “năm mới nước lên”. Tại một số địa phương của Ai Cập, vào ngày tết dương lịch, thường phải cúng các loại hạt thu hoạch được như hạt đậu tương (đậu nành), đậu cô-ve, hạt linh lăng tím và lúa mì…. Ngoài ra còn có mầm cây tươi của một số loài thực khác để tượng trưng cho sự sung túc, dư giả. Người Ai Cập quan niệm, cúng thần linh càng nhiều lễ vật, mùa màng trong năm mới sẽ thu hoạch càng nhiều.
Quần áo sặc sỡ của người châu Phi trong năm mới tại Ai Cập, năm mới thường được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng. Người ta tập trung tại các nhà thờ lớn để cầu nguyện và sao đó về nhà để cùng ăn bữa tiệc năm mới.
Người Ai Cập thường không uống rượu trong năm mới vì bình thường họ cũng không dùng chất có cồn. Trong năm mới, mọi người được mặc quần áo đủ màu, mặc dù bình thường họ chỉ được mặc màu đen! Trẻ con được phát kẹo với nhiều hình thù ngộ nghĩnh.
Dù biết từ trước là năm mới sẽ đến nhưng người dân nơi đây vẫn ngóng đợi lúc mặt trăng có hình lưỡi liềm và sự tuyên bố bắt đầu năm mới. Thông điệp năm mới bắt đầu được phát ra từ nhà thờ Muhammed Ali ở Cairo. Các thủ lĩnh tôn giáo sẽ lan truyền tin này tới dân thường. Những người này trước đó đứng đợi bên ngoài nhà thờ sẽ chúc mừng lẫn nhau. Sau đó, họ về nhà kể cho gia đình mình nghe và ăn một bữa đặc biệt mừng năm mới. Ngày hôm ấy, ngay cả gia đình nghèo nhất cũng cố tổ chức một bữa ăn thịnh soạn. Trên bàn ăn không có rượu (đạo Hồi cấm rượu).
Năm mới tới, ai cũng mặc đồ đẹp. Ngay cả những cô gái ngày thường chỉ mặc trang phục đen theo quy định của Hồi giáo thì lúc đón tân niên cũng được phép mặc những bộ quần áo nhiều màu rực rỡ.
Năm mới với người Ai Cập là một ngày lễ trọng đại và tràn ngập không khí lễ hội. Mặc dù ai cũng biết khi nào năm mới bắt đầu, nhưng người Ai Cập vẫn có phong tục ngắm trăng lưỡi liềm mới trước khi có lời tuyên bố chính thức. Việc ngắm trăng được tiến hành tại nhà thờ Hồi Giáo Muhammed Ali, trên đỉnh đồi ở Cairo. Thông điệp được truyền cho người đứng đầu nhà thờ (Grand Mufti), người sau đó sẽ tuyên bố thời khắc năm mới. Vào ngày này, tất cả mọi người đều mặc quần áo đặc biệt, thậm chí đến cả phụ nữ, những người ngày thường chỉ làm bạn với màu đen, cũng được phép trưng diện những bộ đồ sáng màu.
Ở Môritani, con gái trước khi lấy chồng phải ăn uống tẩm bổ thật nhiều để cơ thể phát triển đến mức cao nhất. Một người phụ nữ to béo, eo to, cổ ngắn, ngực to, vai rộng được xem là một phụ nữ đẹp, quyến rũ. Không cần khuôn mặt xinh đẹp, vóc dáng thon thả mà chỉ cần có các tiêu chuẩn trên thì các cô gái Môritani được xem là những người phụ nữ có vẻ đẹp truyền thống nơi đây. Bất kỳ người đàn ông nào cũng tự hào khi cưới được một người vợ có đầy đủ các tiêu chuẩn này. Thậm chí, nếu cô nào không thể béo lên được là đồng nghĩa với việc cô không lấy được chồng. Vì vậy, những gia đình có con gái thì truớc khi con họ đến tuổi trưởng thành họ phải cho con gái ăn thật nhiều thức ăn được chế biến từ thịt và sữa bò cho tới khi nào thân thể cô gái phát triển rõ rệt có thể lấy chồng được mới thôi.
Đám cưới của người Môritani không giống các nơi khác chỉ tổ chức 1-2 ngày, mà ở đây họ tổ chức liên tiếp 7 ngày và ngày nào cũng náo nhiệt, đông vui. Đám cưới chỉ kết thúc khi chú rể đưa cho bố mẹ vợ dây màu có xâu tiền trước mặt mọi người để nhận người thân. Mẹ vợ nhận sợi dây buộc vào cổ chân con gái để nói lên cuộc sống sau này phát đạt, viên mãn. Sợi dây này của người Môritani cũng giống như chiếc nhẫn cầu hôn của người phương Tây. Vì vậy, sau khi đám cưới kết thúc, cô dâu, chú rể vẫn sống riêng, phải đợi tới hai năm sau chú rể cùng bạn bè dắt lạc đà được trang điểm đẹp mắt tới đón, hai người mới chính thức sống bên nhau mãi mãi. Trong thời gian hai năm này, hai người vẫn thỉnh thoảng về ở với nhau. Sau khi cưới, hai người sống chung một tuần rồi ai về nhà nấy. Hai tháng sau họ gặp lại sống chung hai, bốn hoặc sáu ngày rồi lại chia tay. Hai hoặc bốn tháng sau họ lại gặp nhau sống với nhau ít ngày rồi lại thôi. Sở dĩ như vậy vì ở Môritani các cô gái trưởng thành rất sớm, 10 tuổi đã phát triển toàn diện và có thể lấy chồng, nhưng vì tuổi còn nhỏ, có nhiều chuyện cô dâu chưa hiểu nên chỉ sống với chồng vài ngày rồi lại về nhà mẹ đẻ để được mẹ dạy dỗ và hướng dẫn thêm. Cứ như vậy trong suốt hai năm gặp gỡ rồi lại chia tay, sống chung ít sống riêng nhiều, cô dâu đã dần dần trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm để tự xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Còn việc tại sao cô dâu, chú rể chỉ chọn các ngày tháng chẵn để gặp và sống với nhau là vì người dân Môritani rất tin vào những con số chẵn, họ cho rằng các số chẵn thể hiện sự may mắn, tốt lành, nên làm bất kỳ công việc gì họ cũng nhất nhất chọn những ngày mang số chẵn.
Tại vùng Tualaji của xứ sở Libi có một phong tục rất lạ. Phong tục này được lưu giữ từ thời xã hội mẫu hệ và cũng ít nhiều liên quan tới hôn nhân. Đó chính là phong tục đàn ông che mạng. Che mạng là một nét văn hoá của người châu Phi, nhưng từ trước tới nay hầu như chỉ có người phụ nữ phải che mạng cho kín đáo để không bị người ngoài nhìn thấy. Còn ở Tualaji, những người đàn ông nào được coi là công dân tự do mới được che mạng. Đàn ông ở khu vực khác khi kết hôn với cô gái ở Tualaji phải ở rể và khi chuyển đến ở nhà vợ sẽ phải mang mạng che mặt. Có một điều đặc biệt mang dấu ấn mẫu hệ ở đây là đàn ông dù là công dân tự do nhưng lấy vợ nô lệ thì con cái sinh ra không đựoc coi là công dân tự do và không được phép che mạng. Còn phụ nữ có quyền tự do dù lấy chồng nô lệ nhưng khi sinh con thì con cái của họ vẫn được coi là công dân tự do và có quyền che mạng.
2. Đông Phi
Giới thiệu chung
Đông Phi là khu vực ở phía đông của lục địa châu Phi, được định nghĩa khác nhau tùy theo địa lý học hoặc địa chính trị học. Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, 19 vùng sau đây tạo thành Đông Phi: Kenya, Tanzania và Uganda, cũng là những thành viên của Cộng đồng Đông Phi (EAC); Djibouti, Eritrea, Ethiopia và Somalia, thường được biết đến với tên gọi vùng Sừng Châu Phi; Mozambique và Madagascar, đôi khi được xem là thuộc Nam Phi; Malawi, Zambia và Zimbabwe, thường được xem là thuộc Nam Phi; Burundi và Rwanda, đôi khi được xem là thuộc Trung Phi; Comoros, Mauritius và Seychelles, những đảo quốc nhỏ ở Ấn Độ Dương; Réunion và Mayotte, những vùng đất thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương
Gần đây, Đông Phi thường được dùng để chỉ các quốc gia Kenya, Tanzania, Uganda, Rwanda, Burundi và Somalia.
Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:
Ở bộ tộc người Swahili tại Kênia, trước hôn lễ, cô dâu được tắm trong dầu và gỗ đàn hương rồi dùng nhựa cây lá móng (một loại cây có thể chế biến thuốc nhuộm tóc) trát lên chân và tay.
Người Swahili cho rằng làm như vậy sẽ xua đuổi được tà ma vất vưởng bên ngoài và ngăn không cho ma nhà cô gái đi theo. Sau khi tắm gội xong, một người phụ nữ lớn tuổi trong bộ lạc sẽ chỉ cho cô dâu cách làm vui lòng đấng phu quân của mình, thậm chí cả mánh khóe che dấu sự không còn trong trắng của mình trong đêm tân hôn và dạy cô dâu cách sống, cách đối nhân xử thế với những người trong gia đình nhà chồng.
Đối với bộ tộc người Masai, hôn nhân thường được sắp đặt trước và cô dâu phải cưới người đàn ông lớn tuổi hơn mình mà chưa bao giờ biết mặt. Gia đình cô gái sẽ chọn những người đàn ông phù hợp trong bộ tộc và đặt vấn đề. Nếu người đàn ông đồng ý cưới cô gái cùng với những sính lễ nhà gái yêu cầu thì hôn lễ sẽ được tổ chức ngay sau đó. Khi cô dâu chuẩn bị theo chú rể về nhà, bố cô dâu sẽ đặt tay lên đầu và ngực cô dâu để cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc. Khi ra khỏi nhà, cô dâu không được phép quay đầu lại bởi theo thần thoại cô dâu sẽ bị hóa đá. Khi cô dâu đến cổng nhà chú rể, một người phụ nữ bên gia đình chồng đứng chờ sẵn ở cửa để mắng chửi cô dâu. Đây chính là một nghi lễ xua điềm xấu.
Tại vùng biển phía đông Kênia vẫn còn lưu hành tập tục hôn nhân đến ở rể nhà gái. Vì vậy, thay vì đón dâu như các khu vực khác thì ở đây mọi người tổ chức nghi lễ đón rể ở nhà gái và lễ tiễn chú rể ở nhà trai. Nghi lễ tiễn chú rể được tổ chức vào buổi tối. Khi tiếng trống, tiếng hát vang lên đoàn người vây quanh chú rể đưa đến nhà gái. Dẫn đầu sẽ là hai cô gái tay bê mâm cau trầu, mặc áo dài thật đẹp và sặc sỡ như hai con bươm bướm dẫn đường, cuối đoàn là cha mẹ chú rể. Đến cổng nhà gái, cha mẹ cô dâu bước ra nhận lễ và mời chú rể vào nhà. Khi chú rể bước vào phòng, việc đầu tiên là tìm cô dâu ngồi lẫn cùng bạn bè sau tấm rèm. Vì không nhìn thấy mặt cô dâu cho nên có khi chú rể nhận nhầm mấy lần khiến mọi người cười lên vui vẻ; chỉ khi thấy chú rể lo lắng và trở nên luống cuống một cô bạn sẽ giật dây bắc cầu tác thành cho hai người. Khi hai người nắm được tay nhau tấm rèm mới được kéo ra và khi ấy chú rể mới chính thức được xem là đã được đưa đến nhà.
Ở Kenya và Tanzania, cứ 7 năm một lần, khoảng 700 chiến binh Maasai tập trung lại, tham gia lễ hội kéo dài một tuần, đánh dấu giai đoạn bước sang tuổi già - thời kỳ xếp giáo cất cung để chuẩn bị hưởng an nhàn. Tại Namibia, tục chữa bệnh bằng phép thuật vẫn còn được áp dụng. Ca bệnh được chữa trị trông không khác gì một buổi lên đồng.
Tại Ethiopia, vào mỗi mùa gặt, đàn ông thuộc bộ tộc Surma bỏ ra hàng giờ để bôi mặt và thân thể trước khi tham gia một loạt cuộc tranh tài để chứng tỏ lòng can đảm và giành các cô gái. Kẻ thắng trận hãnh diện đứng ra hỏi cưới cô gái mình thích và trước khi “đưa nàng về dinh”, chàng phải dâng lễ cưới cho gia đình cô dâu gồm một số súc vật, được định đoạt bằng kích thước khối đất sét và cái đĩa gỗ độn dưới hàm dưới của nàng.
Văn hóa ẩm thực của người Êthiôpia rất đặc biệt. Vì đa số đều coi Cơ đốc giáo là quốc giáo nên số ngày ăn chay chiếm số lượng đáng kể. Trước lễ phục sinh 40 ngày (thời kỳ đại trai), người dân ở đây mới có thể ăn thịt và các đồ tanh. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời đối với những người nghiền ăn món thịt bò, đặc biệt là thịt bò sống. Đối với những người ở đây, thịt bò ngon phải là loại thịt mềm còn nóng hổi từ những con bò vừa bị giết. Có hai cách để ăn món thịt bò sống này. Cách thứ nhất là thái thịt còn đang dính máu tươi thành những miếng vuông, dùng dao nhỏ cắt lát thành miếng mỏng rồi trộn với bột ớt, để một lúc cho ngấm rồi ăn. Cách thứ hai là băm nát thịt tươi trộn thêm gia vị ăn kèm với bánh Inkila. Trong bữa ăn gia đình, người Êthiôpia không dùng bàn ghế mà dùng một cái sọt đan bằng sậy, bên trên đậy cái nắp phẳng giống như một cây nấm lớn. Trên nắp sọt bày bánh Inkila, đĩa thịt sống, bột ớt, tương ớt. Thông thường, họ ăn thịt bò trước rồi ăn bánh có phết tương ớt sau. Khi ăn, nếu ai để rớt tương ớt ra sọt hoặc xuống đất sẽ bị coi là hành vi thiếu lịch sự. Dùng thịt bò sống đãi khách là một trong những lễ nghi truyền thống của người Êthiôpia. Khi vào bữa ăn, nữ chủ nhân đưa đến trước mặt khách một đĩa đựng đầy thịt sống rồi gắp từng miếng đút cho khách. Khách chưa nuốt trôi miếng này chủ đã gắp miếng khác cho đến khi nữ chủ nhân cảm thấy đã bầy tỏ hết lòng hiếu khách mới thôi. Cách tiếp đãi thịnh tình này khiến khách không thể từ chối, bởi nếu không ăn khách sẽ bị coi là mất lịch sự với chủ nhân.
3. Tây Phi
Giới thiệu chung
Tây Phi là khu vực ở cực tây của lục địa châu Phi. Về mặt địa lý, định nghĩa của Liên hiệp quốc về Tây Phi bao gồm 16 quốc gia trải dài trên một diện tích 5 triệu km², gồm: Bénin; Burkina Faso; Côte d'Ivoire; Cabo Verde; Gambia; Ghana; Guinée; Guiné-Bissau; Liberia; Mali; Mauritanie; Niger; Nigeria; Sénégal; Sierra Leone; Togo
Tất cả 16 quốc gia đó đều là thành viên của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, trừ Mauritanie. Khu vực theo định nghĩa của Liên hiệp quốc còn bao gồm các đảo Saint Helena, một lãnh thổ thuộc Anh ở nam Đại Tây Dương.
Mặc dù có rất nhiều nền văn hóa ở Tây Phi, từ Nigeria tới Sénégal, nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng trong cách phục sức, ẩm thực và các thể loại âm nhạc trong vùng. Hồi giáo là tôn giáo chính ở vùng Tây Phi trong đất liền, xa hơn về phía bờ biển phía tây, Thiên chúa giáo phổ biến ở những vùng ven biển thuộc Nigeria, Ghana và Côte d'Ivoire, ngoài ra còn có các yếu tố tôn giáo bản địa truyền thống vẫn tồn tại phổ biến đến ngày nay. Trước khi Đế chế Mali và Songhai suy tàn, đã tồn tại một cộng đồng Do Thái giáo khá lớn ở các khu vực như Mali, Sénégal, Mauritania và Nigeria. Ngày nay, người Do Thái sống tập trung ở Ghana, Nigeria và Mali.
Mbalax, highlife, fuji và Afrobeat là những thể loại âm nhạc hiện đại được ưa thích trong vùng. Một kiểu quần áo phổ biến và tiêu biểu cho vùng này là chiếc áo dài boubou (còn được biết đến dưới các tên Agbada hoặc Babariga) có nguồn gốc từ quần áo của tầng lớp quý tộc sống ở những đế chế Tây Phi vào thế kỷ 12.
Chiếc trống Djembre, có nguồn gốc từ người Mandinka, là một trong những nhạc cụ phổ biến nhất của các sắc tộc Tây Phi. Những biểu tượng văn hóa khác của vùng là những chiếc áo len Kenta của người Aka tại Ghana và phong cách kiến trúc theo kiểu Sudan-Sahel phổ biến ở rất nhiều nơi.
Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:
Tại đất nước Nigiêria xinh đẹp, trước hôn lễ cả nhà trai và nhà gái sẽ tổ chức một bữa tiệc lớn. Trong bữa tiệc này, hai nhà làm quen với nhau và nhà trai tặng quà cho nhà gái. Sau bữa tiệc, cô dâu sẽ về sống với gia đình chồng. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ thì hôn lễ mới được tổ chức. ở một số bộ lạc của Nigiêria, người chồng không được phép gọi tên thật của vợ mình mà phải gọi bằng tên của bố vợ, ngoại trừ họ hàng và mẹ của hai người. Trước đám cưới, những người trong làng tập trung lại với nhau và hát mừng cô dâu chính thức đi lấy chồng. Cô dâu được đưa vào trong một túp lều nhỏ và ở trong đó cho đến khi chú rể vào và đám cưới kết thúc. Trước khi chú rể bước vào trong lều, chú rể còn phải làm một nhiệm vụ quan trọng: tặng quà cho hết lượt khách còn ở lại. Ngày hôm sau, trước khi đôi vợ chồng thức dậy và bước ra khỏi lều, người dân trong bộ tộc giết một con dê và lấy máu của nó tưới lên ngưỡng cửa của đôi vợ chồng trẻ. Mẹ cô dâu sẽ hỏi cô dâu có hài lòng với người chồng của mình không, sau đó mọi người ca hát, nhảy múa chúc mừng cho hai gia đình. Ai muốn xem mặt cô dâu phải trả một xu và muốn động vào cô dâu bằng một chiếc que đặc biệt phải trả thêm một xu nữa. Người ta cho rằng đây là dấu hiệu của may mắn.
Ở bộ tộc người Wodaabe của Nigiêria, khi đi hỏi vợ là những cô gái trong bộ tộc, tất cả anh em họ chưa có vợ sẽ đeo những chiếc bùa mà họ coi là có thể tăng sức hấp dẫn nhất và cùng đi hỏi cô gái. Đôi khi, những người anh em họ cùng được một cô gái để ý tới. Song khi cô dâu chọn được chú rể của mình rồi, những người anh em họ không được chọn vẫn được mời tới nhà chơi và nếu như cô dâu đồng ý, họ sẽ lên giường với nhau. Theo cách nghĩ của người Wodaabe, việc cô dâu ngủ cùng với những người anh em họ không có gì xấu và đáng chê trách bởi họ có cùng chung dòng máu với chú rể. Khi cô dâu không đồng ý thì những người anh em họ cũng vui vẻ ra về và tình cảm gia đình không hề rạn nứt.
Cách sống trọng tình nghĩa của người Mali còn được thể hiện qua phong tục ma chay của bộ tộc Dogon. Khi trong bộ tộc có người chết, các thành viên trong bộ tộc quấn thi thể bằng nhiều lớp vải rồi cột vào dây thừng, sau đó kéo lên vách núi cao hơn 90m để đến hang chôn tập thể. Người Dogon cho rằng khi thân thể người chết ở trên cao họ dễ dàng được siêu thoát hơn. ở trong hang chôn tập thể, linh hồn người mới chết sẽ được các linh hồn cũ dạy cho cách sống ở thế giới bên kia và linh hồn người mới chết sẽ không thấy cô đơn vì được sống cùng những linh hồn của những người trong bộ tộc đã mất trước đó. Cứ 12 năm một lần, người dân Dogon lại tổ chức lễ hội Dama kéo dài 6 tuần lễ để đưa những vong hồn còn lưu lại trong hang và vất vưởng quanh làng trở về thế giới bên kia.
Tại Ghana, nơi có bộ tộc Ashanti – là bộ tộc lớn nhất và mạnh nhất được hình thành như một vương quốc thống trị tại nước này cách đây 300 năm vẫn duy trì ngôi vua. Đến nay bộ tộc Ashanti vẫn duy trì ngôi vua và mỗi 10 năm lại tổ chức một lễ hội linh đình để tái khẳng định sức mạnh của bộ tộc mình.
Trong lễ hội này, vua Ashati đeo vàng đầy người, chỉ riêng hai cánh tay cũng phải cần bọn tùy tùng nâng hộ bởi cánh tay nặng trĩu toàn vàng… Khi vua đi diễu hành quanh bộ tộc, các thần dân tung hoa lên khắp các đường rước nhà vua đi.
Ghana không chỉ đặc biệt ở lễ hội này mà ở đây còn một phong tục rất kỳ lạ: tục Trokosi (nô lệ tế thần) – đây là một phong tục có từ lâu đời: dâng nộp gái trinh đẹp phục vụ cho tù trưởng hoặc giáo sĩ. Phong tục này được đặt ra gần như là để xử phạt những gia đình phạm phải các tội như: trộm cắp, ngộ sát… Khi cống nạp thể xác một cô gái trinh nguyên trong gia đình cho thần linh, người tin rằng tội lỗi gây ra sẽ được gột rửa, thoát khỏi sự trừng phạt của những lời nguyền bí hiểm. ở từng nơi, phong tục này có những nét khác biệt riêng, nhưng các Trokosi ở đâu cũng phải chịu nỗi thống khổ như nhau. Có những gia đình không có con gái lớn phải dâng các bé gái chỉ mới một, hai tuổi. Các Trokosi già sẽ phải nuôi các bé này lớn lên và đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên thì thực sự trở thành nô lệ tế thần đúng nghĩa với buổi lễ công nhận chính thức rồi sau đó – như tập tục lâu đời, vị giáo sĩ (được xem là hiện thân của thần) bắt đầu có quyền ăn nằm với nạn nhân bất cứ lúc nào ông ta muốn. Tại ngôi đền của giáo sĩ, các Trokosi - thậm chí lúc mang thai - vẫn làm lụng nặng nhọc, nai lưng làm lụng dưới cái nắng khủng khiếp trên các nương rẫy. Tuy làm lụng vất vả nhưng những cô gái này không được hưởng chút thành quả lao động nào. Thức ăn cô ăn hàng ngày và để nuôi con đều do gia đình cô chu cấp, dù đứa trẻ chính là con của giáo sĩ. Cay đắng hơn, khi Trokosi chết, gia đình cô phải tự lo ma chay chôn cất và trong nhiều trường hợp còn phải dâng nộp một gái trinh khác trong gia đình mình để thay thế cho Trokosi vừa chết. Đó là trường hợp các Trokosi được dâng nạp chưa kịp “phục vụ” giáo sĩ hoặc thời gian cô làm việc cho đền thờ chưa được một năm…
Hiện nay trong một số ngôi đền ở Ghana, vài phụ nữ tế thần đã là thế hệ Trokosi thứ năm, họ vẫn câm lặng làm việc và cống nạp thân xác để trả giá cho một sai lầm hay tội lỗi gì đó mà gia đình đã phải chịu, dù lỗi lầm đó đã trải qua hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm. Nếu Trokosi nào không chịu nỗi những cay đắng tủi nhục bỏ chốn mà bị bắt lại đều phải hứng chịu những trận đòn kinh hoàng và những ngày sau đó còn hơn sống trong địa ngục. Hiện nay ở một vài nơi tại Ghana, phong tục Trokosi đang bị phản ánh gay gắt. Những chiến dịch chống đối và nhiều trường học dành cho Trokosi được lập ra. Nhưng dù thế nào thì trên khuôn mặt của những cô gái nô lệ của thần linh đã hằn sâu sự bi ai và thống khổ tột cùng mà không liệu pháp tinh thần nào có thể xóa bỏ được.
Tục này được áp dụng tại ít nhất 12 ngôi đền ở Ghana và hàng chục ngôi đền khác tại Togo và Benin với số nạn nhân tế thần tổng cộng khoảng 10.000 cô gái.
Hiện nay, tại vài nơi ở Ghana, Thiên Chúa giáo của các giáo sĩ Bồ Đào Nha đã in đậm, tập tục trokosi đang gặp phản ứng gay gắt. Những chiến dịch chống đối được phát động và nhiều trường học dành riêng cho trokosi được lập ra. Nhưng khuôn mặt những cô gái nô lệ của thần linh đã hằn sâu sự bi ai và thống khổ tột cùng mà không liệu pháp tinh thần nào có thể xóa đi được...
Ở châu Phi nói chung và Tây Phi nói riêng, phụ nữ luôn phải chịu những hủ tục nặng nề. Trong khi ở Ghana và một số nơi khác, tục Trokosi chưa bị xóa sạch, thì ở Xiêra Lêôn phụ nữ lại chịu tập tục tefoos (cắt bỏ âm vật). Tập tục này đã bám rễ rất lâu đời ở nhiều nước châu Phi, đặc biệt là ở Xiêra Lêôn. ở đất nước này còn thành lập hẳn hội Bundo – một tổ chức chiếm tới 90% phụ nữ ở đây. Bundo cương quyết chống lại một số ít phụ nữ có học dám chứng minh rằng tefoos đem lại nhiều bệnh tật cho phụ nữ: nhiễm trùng máu, uốn ván, hoại thư, tiêu khó, nhiễm trùng kinh niên bộ phận sinh dục ngoài, đau nhức xương chậu, mất chức năng sinh hoạt tình dục và đau đớn khi sinh… Đối với các thành viên Bundo, trẻ em gái phải thực hiện tefoos, nếu không họ chỉ là những người thuộc loại Ogborraka – bẩn thỉu và chẳng xứng đáng là con cháu của thần linh. Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 130 triệu phụ nữ ở ít nhất 22 nước châu Phi bị cắt âm vật và mỗi năm chừng 2 triệu trẻ gái phải chịu hình thức “phẫu thuật dã man này”. Tổ chức Y tế Thế giới đã chính thức xem tefoos là hành động phi nhân quyền. Tuy nhiên cho đến nay, ở Bundo thuộc Xiêra Lêôn và nhiều tổ chức khác tại châu Phi vẫn chống đối quyết liệt trước sự can thiệp nhằm xóa bỏ tập tục tefoos do phương Tây đã và đang khởi xướng mạnh mẽ từ đầu thập niên 1990.
Đón tết tại Ghana
Người Ghana không đón Tết với cây thông trong nhà mà làm những ngôi nhà nho nhỏ bằng lá dừa, dùng bóng đèn trang trí, rồi dựng khắp nơi trên đường phố. Thanh niên nam nữ tới các ngôi nhà đón xuân đó, hát hò vui vẻ. Trong các căn nhà ấy, cả gia đình quây quần bên mâm cỗ. Món ăn ngày Tết được ưa thích nhất là gà trống rán. Vào lúc nửa đêm những ai cãi cọ nhau trong năm cũ, đều giải hòa với nhau, xóa đi mọi nỗi bực bội. Theo tục cũ, đúng vào lúc nửa đêm, vang lên một tiếng thét lớn. Người ta cho rằng: cần thét đuổi những gì của năm cũ. Nếu trong năm trước, gia đình gặp xui xẻo: phải la thét và khóc lóc, nếu có nhiều niềm vui - cần thét mừng. Vào 4 - 5 giờ sáng, người Gana đi thăm chúc mừng những người ruột thịt và bạn bè thân quen. Khi tới chúc mừng, họ phải kể về những bất hạnh và niềm vui của bản thân trong năm ngoái. Ngoài đường phố, người ta ca hát…
4. Nam Phi
Giới thiệu chung
Nam Phi, tên chính thức Cộng hòa Nam Phi. Theo phân định của Liên hợp quốc, khu vực Nam Phi bao gồm 5 quốc gia: Botswana, Lesotho, Namibia, Cộng hòa Nam Phi và Swaziland
Có thể cho rằng không chỉ có "một" nền văn hóa tại Nam Phi vì sự đa dạng sắc tộc của nó. Ngày nay, sự đa dạng thực phẩm từ nhiều nền văn hóa được nhiều người thưởng thức, đặc biệt là những khách du lịch muốn khám phá sự phong phú trong ẩm thực Nam Phi. Ngoài thực phẩm, âm nhạc và nhảy múa cũng là đặc điểm nổi bật.
Nam Phi sở hữu nhiều phong cách âm nhạc. Nhiều nhạc công da đen biểu diễn bằng tiếng Hà Lan Nam Phi hay tiếng Anh trong thời kỳ apartheid đã chuyển sang sử dụng các ngôn ngữ Châu Phi truyền thống, và phát triển một phong cách âm nhạc riêng biệt được gọi là Kwaito.
Cộng đồng đa số người da đen trong nước với số lượng đông đảo tại các vùng nông thôn chủ yếu vẫn sống trong cảnh nghèo khổ. Tuy nhiên, chính trong những cộng đồng này, các truyền thống văn hóa đang tồn tại mạnh mẽ nhất; bởi những người da đen cũng đang trải quá quá trình đô thị hoá và tây Phương hoá ngày càng nhanh, nhiều nét văn hóa truyền thống đang mai một. Những người da đen sống tại đô thị thường sử dung tiếng Anh hay tiếng Hà Lan Nam Phi ngoài tiếng mẹ đẻ của họ. Có những nhóm nhỏ hơn nhưng vẫn rất đáng chú ý những người sử dụng các ngôn ngữ Khoisan, tuy không phải là ngôn ngữ chính thức, nhưng cũng được xếp hạng là một trong tám ngôn ngữ không chính thức. Có các nhóm nhỏ khác sử dụng các ngôn ngữ đang gặp nguy hiểm, đa số chúng thuộc ngữ hệ Khoi-San, và không được chính thức ghi nhận; tuy nhiên, một số nhóm ngôn ngữ bên trong Nam Phi đang tìm cách phổ biến sự sử dụng ngôn ngữ đó giúp chúng tồn tại.
Dù tình trạng phân biệt chủng tộc rất sâu sắc thời chế độ apartheid, người da màu thường có xu hướng tiếp cận văn hóa da trắng Nam Phi hơn là văn hóa da đen Nam Phi, đặc biệt là những người da màu nói tiếng Hà Lan Nam Phi, những người mà ngôn ngữ và đức tin tôn giáo của họ tương đồng hay đồng nhất với những người Nam Phi gốc Hà Lan. Những ngoại lệ là những người da màu và các dòng họ đã trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa apartheid và muốn được gọi là người da đen. Những trường hợp đó thường chỉ chiếm thiểu số.
Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:
Nam Phi ở Namibia, trước khi lễ cưới diễn ra, chú rể người Himba và một số người thuộc nhà chồng sẽ bắt cóc cô dâu và diện cho cô ta bộ áo cưới bằng da. Khi cô dâu đến nhà mới của chú rể, họ hàng anh ta chỉ cho cô ta biết trách nhiệm làm vợ và bày tỏ sự chấp thuận gia đình bằng việc bôi lên người cô dâu loại sữa bò béo. Còn đối với người Ndebele, đám cưới phải trải qua ba bước. Bước cuối cùng có thể mất nhiều năm. Bước đầu tiên là đàm phán về thách cưới với gia đình nhà gái và khoản thách cưới đó được trả dần bằng tiền và gia súc. Bước thứ hai, cô dâu được cho ra ở riêng hai tuần, trong thời gian đó một người phụ nữ khác sẽ chỉ cho cô dâu cách làm một người vợ tốt. Bước thứ ba, lễ cưới chỉ được tiến hành khi cô dâu sinh được con đầu lòng.
Lễ Giáng sinh ở Nam Phi diễn ra vào mùa hè, không có tuyết nhưng hoa rực rỡ khắp mọi nơi.
Ngày nay, cùng với xu thế hội nhập cùng phát triển, Giáng sinh không chỉ là ngày lễ đặc biệt của những người theo Thiên chúa giáo mà đã trở thành kì lễ hội được chờ đợi nhất trong năm đối với nhiều người thuộc các tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, ở mỗi vùng khác nhau, người ta lại có những cách tổ chức cầu kì hay giản dị khác nhau để chờ đón Noel. Nếu như ở các cường quốc như Anh, Pháp, Mỹ, hình ảnh một Noel nguy nga, tráng lệ, tiệc tùng linh đình đã không còn xa lạ với chúng ta thì một Giáng sinh giản dị, ấm cúng ở các nước châu Phi (nơi được coi là có nền kinh tế nghèo nhất thế giới) có thể đem lại cho bạn nhiều điều thú vị.
Ở châu Phi, ngày Giáng sinh thường bắt đầu từ rất sớm bởi tiếng hát của các nhóm truyền giáo băng qua nhiều khu đường phố, làng mạc. Các bài hát thánh ca nổi tiếng thế giới sẽ đánh thức mọi người dậy để tới nhà thờ cầu nguyện, trước khi mỗi người trở về nhà để có những chuẩn bị những bữa tiệc sum họp bên gia đình với gà tây, thịt bò nướng hoặc lợn sữa, gạo vàng với nho, rau và mứt mận, bánh cracker...
Lễ Giáng sinh ở Nam Phi diễn ra vào mùa hè, không có tuyết nhưng hoa rực rỡ khắp mọi nơi. Và, thay vì cây thông noel người ta lại dùng cây cọ như ở quốc gia nằm ở bờ biển phía tây châu Phi - Liberia.
Phần quan trọng nhất trong lễ cầu nguyện ngày giáng sinh của người châu Phi là trao tặng tình cảm - thường là một món quà để tỏ lòng tôn kính Chúa. Vào khoảng 8 - 9h sáng, người dân sẽ tham gia lễ mừng ngày Chúa giáng sinh. Bất cứ ai tham gia lễ cầu nguyện đều đem theo một món quà và đặt chúng ở gần chiếc bàn Thánh thể. Không ai tham gia buổi lễ này mà không đem theo quà tặng.
Giáng sinh là dịp để mọi người bày tỏ tình cảm, trao yêu thương, không chỉ với những người thân yêu mà còn là cơ hội để chúng ta sẻ chia với những người còn khó khăn, thiệt thòi trong cuộc sống. Vì thế đừng chần chừ khi đưa tay giúp đỡ những người xung quanh bởi khi bạn cho đi yêu thương thì bạn sẽ nhận được rất nhiều niềm vui.
Tại cộng hòa Nam Phi, người dân rất hãnh diện với những lễ hội của mình và họ rất háo hức tham gia vào những sự kiện đặc biệt này. Một trong những sự kiện văn hóa quan trọng nhất của Nam Phi là liên hoan nghệ thuật Grahamstow, được tổ chức hàng năm vào tháng Bảy và kéo dài trong khoảng hai tuần lễ. Festival này nổi bật ở chỗ nó có đủ tất cả loại hình nghệ thuật biểu diễn, từ những vở kịch chống chế độ Apartheid đến kịch Shakespeare, múa bale, kịch câm, tạp kỹ và múa. Các bộ phim nước ngoài cũng được trình chiếu trong khi những nghệ sĩ địa phương trưng bầy các tác phẩm của họ. Du khách và dân địa phương đắm mình trong bầu không khí sáng tạo nghệ thuật bao trùm thành phố. Những màn biễu diễn ấn tượng nhất thường được tổ chức bên ngoài các địa điểm chính của festival, nơi các nghệ sĩ nghiệp dư biểu diễn với giá vé vào xem rất rẻ. Nhiều nghệ sĩ, tác giả và nhạc sĩ nổi tiếng nhất Nam Phi đã khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của họ từ festival Grahamstown. Vẻ độc đáo của thành phố cũng đóng góp vào thành công to lớn của ngày hội. Tiền thu được ở lễ hội dành để tài trợ cho giới nghệ sĩ, và hàng năm nhiều giải thưởng đã được trao trong các lĩnh vực điêu khắc, opera, âm nhạc và balê. Nhưng điều quan trọng hơn cả là festival này được mọi người đến với nhau trong không khí ngày hội, không phân biệt màu da, sắc tộc. ở Nam Phi, tết năm mới cũng được tổ chức linh đình như ở nhiều nước khác. Lễ lạt diễn ra ngoài trời, có picnic, tiệc ngoài trời và bơi lội. Bãi biển luôn đông nghẹt người. Tết năm mới ở Nam Phi rơi vào mùa hè, trong khi những nước thuộc Bắc bán cầu là mùa đông. ở Cape Town, người Nam Phi đón mừng ngày tết Tweedenuwejaar (năm mới lần hai) vào ngày mùng một và mùng hai tháng giêng. Ngày tết này ra đời từ lễ hội Carnival Coon hàng năm do nhóm Capecoons đứng ra tổ chức và biểu diễn. Các nghề sĩ này vẽ mặt mày, đội nón và mặc trang phục nhiều màu sắc. Các nghệ sĩ dẫn đầu một đám rước đường phố vui nhộn, vừa đi vừa nhảy múa và hát những bài ca ứng khẩu. ở Nam Phi, lễ Giáng sinh và Phục sinh là những ngày lễ chính thức và mọi người được đều được nghỉ làm. Lễ Giáng sinh được tổ chức tương tự như ở các nước khác, chỉ có điều Noel lại rơi vào mùa hè, vì thế nhiều người ở đây đã chọn cách dọn một bữa tiệc ngoài trời thay vì một bữa ăn truyền thống trong nhà. Một số gia đình đi lễ nhà thờ, còn người dân thì mua những đồ ăn xa xỉ tùy theo túi tiền của mình, một cây thông Noel và quà Giáng sinh cho gia đình và bạn bè. Đa số tín đồ Kitô giáo đi nhà thờ vào ngày chủ nhật phục sinh để tỏ lòng kính chúa Jesus phục sinh. Những quả trứng phục sinh làm bằng chocolate được đem giấu cho trẻ con đi tìm, những chiếc bánh ngọt có hình cây thánh giá được đem ra ăn vào ngày chủ nhật Phục sinh. Thành phố Roodepoort tự hào là nơi tổ chức cuộc thi quốc tế Roodepoort Eisteddfot. Được tổ chức hai năm một lần vào tháng mười, Roodepoort Eisteddfot là cuộc thi tài âm nhạc quốc tế lớn nhất ở Nam Bán cầu. Khoảng 8000 người từ hơn 60 quốc gia đến tranh tài trong ngày hội văn hóa này. Tiết mục dự thi gồm những thể loại như đồng ca, thanh nhạc, nhạc cụ, hát múa nhạc dân gian, ban nhạc, dàn nhạc giao hưởng và các bản nhạc mới sáng tác. Lễ hội này thu hút người dân khắp nơi trên đất nước Nam Phi, vì cuộc thi luôn có sự tham gia của những tài năng âm nhạc xuất sắc từ các địa phương trong nước. Du khách từ các nơi trên thế giới cũng đổ về Nam Phi chỉ để được tham dự festival Roodepoort Eisteddfot. Điểm thu hút chính của cuộc thi luôn là những ca đoàn của nhà thờ của người da màu và da đen với những giai điệu độc đáo và những chất giọng tuyệt vời. Ngày hội Majuba thường được tổ chức vào ngày 27 tháng Hai. Lễ hội này là để kỷ niệm ngày người Anh bại trận dưới tay người Boer tại Majuba Hill, một ngọn núi nằm trên đường biên ngăn cách hai vùng Natal và Transvaal. Một liên hoan Concerto hàng năm dành cho những nhạc sĩ trẻ biểu diễn nhạc cổ điển. Ngoài ra, còn có liên hoan các dàn đồng ca thanh niên Afrikaner hàng năm. Festival âm nhạc Tretoria do hội nhạc sĩ Nam Phi tổ chức, cũng là một liên hoan âm nhạc nội tiếng. Cộng đồng người gốc á cũng có nhiều lễ hội tôn giáo và thế tục truyền thống. Người Hindu ấn Độ kỷ niêm lễ hội Deepavali (ánh sáng) vào tháng mười hay tháng mười một để mở đầu năm mới truyền thống của mình. Người Cape Malay và người theo đạo Hồi tuân thủ nghi thức ăn chay hàng ngày trong tháng Chay Ramadan thiêng liêng. Mùa chay kết thúc vào tháng Ramadan với một lễ hội tưng bừng, thực khách thoải mái thưởng thức những món ăn truyền thống, như bánh gối, cari, bánh rán chilibite. Trong tháng chay linh thiêng, tín đồ Hồi giáo đi lễ ở các thánh đường với trang phục lễ hội.
5. Trung Phi
Giới thiệu chung
Trung Phi theo định nghĩa của Liên hiệp quốc là vùng đất thuộc lục địa châu Phi ở phía nam sa mạc Sahara, nằm giữa Tây Phi và thung lũng Great Rift. Địa hình của khu vực này bị sông Congo và các nhánh của nó chia cắt thành nhiều bồn địa. Hệ thống sông Congo là hệ thống sông lớn thứ hai thế giới, sau hệ thống sông Amazon. Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc thì chín quốc gia ở vùng Trung Phi bao gồm: Angola, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Tchad, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Guinea Xích Đạo, Gabon, São Tomé và Príncipe
Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:
Khác với Côngô, đám tang ở Camơrun được xem như một dịp để tổ chức lễ lạt. Lễ chôn cất được tiến hành vào buổi sáng, đó là một sự kiện long trọng được tiến hành để thể hiện sự kính trọng đối với người đã khuất. Buổi chiều thường được dành để cho bà con thân thuộc của người chết tụ họp với nhau. Các thành viên trong gia đình tụ họp mỗi người mang theo một ít rượu dừa hòa lẫn chung với nhau trong một bình mimbo lớn. Sau đó, những người tham dự cùng nhau uống thứ rượu được hòa chung đó như một cách biểu hiện sự đồng lòng của họ, vừa để tỏ lòng kính trọng người chết, vừa để xác định cùng nhau rằng cuộc sống vẫn đang tiếp tục. Theo tín ngưỡng truyền thống châu Phi, thứ tín ngưỡng có ảnh hưởng và thậm chí còn làm cơ sở cho Thiên chúa giáo trên lục địa này, thì giữa người chết và người còn sống vẫn còn có mối quan hệ chặt chẽ. Đám tang không được coi là điểm đến cuối cùng của một đời người. Điều đó giúp giải thích không khí lễ hội đặc trưng cho các hoạt động vào buổi chiều tối hôm tang lễ. Nếu người chết có một người họ hàng hay bạn bè có chân trong một ban nhạc thì đám tang nhất định sẽ trở nên sống động hơn nhiều với màn trình diễn của ban nhạc đó. Một đám tang được tổ chức chu đáo có thể kéo dài từ một đến ba ngày, và các điệu nhảy thường diễn ra suốt đêm.
Ở Camơrun, người ta khó có thể tìm được một lễ hội nào tổ chức giống như lễ hội Giáng sinh, lễ Tạ ơn hay tết năm mới như ở các nước phương tây, Bắc Mỹ hay Trung Quốc. Mà ở đây có rất nhiều những lễ hội địa phương đa dạng lạ lùng dành cho vô số dịp hội hè, những giai đoạn quan trọng trong đời người. Chẳng hạn như để tưởng nhớ một vị tù trưởng vừa mới mất và vinh danh sự lên ngôi của vị tù trưởng mới thì ở miền Tây Camơrun có lễ hội tháng Tư. Trong lễ hội đó, một nghi lễ truyền thống là vị tù trưởng địa phương biến mất trong một cái hang và chỉ xuất hiện sau đó, khi một đám rước long trọng tiến đến nơi miệng hang để đón ông ta. Vị thầy bói trong làng đánh dấu lên trán những người tham gia lễ hội bằng một than củi trộn với nước, còn phụ nữ thì được một lá bùa giúp cho sinh được nhiều con hơn.
Cũng trong tháng tư này, lễ hội hoàn tất việc thu hoạch được tổ chức. Lễ hội này được tổ chức để cầu cho mùa màng tươi tốt và phụ nữ sinh nhiều con cái. Ngày xưa trong lễ hội này, ta thường hiến tế dê. Các cộng đồng khác nhau có những nghi lễ theo tập quán khác nhau để đánh dấu những mùa vụ quan trọng trong đời sống nông nghiệp của mình. Một số tộc người đặt một chiếc bình đặc biệt để hở miệng ra ngoài trời nơi cánh đồng nhà mình. Những lễ vật nho nhỏ được dâng cúng để tỏ lòng kính trọng với vị thần của cánh đồng. Trước thời gian thu hoạch, để giữ cho muông thú và chim chóc khỏi phá hoại mùa màng, người ta cũng tổ chức nhiều lễ hội có trẻ em tham gia, chúng đeo những chiếc mặt nạ vẽ và trình diễn những điệu nhảy trên cánh đồng.
Vào tháng 12 hàng năm ở miền Tây Camơrun, người Bali còn tổ chức lễ hội Lêla. Lễ hội này tổ chức trong bốn ngày. Cũng như các lễ hội địa phương khác, lễ hội này là một sự kiện rất quan trọng đối với các thành viên trong cộng đồng người Bali. Vào những ngày này, những người nào sống và làm việc xa gia đình đều tìm cách trở về nhà tham gia lễ hội. Đó cũng là thời gian để gia đình đoàn tụ và gặp gỡ bạn bè nhằm thắt chặt thêm tình bằng hữu. Vị tù trưởng là trung tâm của sự chú ý trong suốt những ngày lễ hội. Trong ngày đầu tiên, ông ta cưỡi lên lưng ngựa đi đến con sông gần làng để hiến tế một con gà, dân làng đi theo ông ta. Nếu tất cả mọi chuyện đều tốt đẹp thì các vị thầy bói sẽ khẳng định lại rằng các thần linh đã hài lòng và lễ hội có thể bắt đầu. Những ngày tiếp theo sẽ tràn đầy các màn nhảy múa, tiệc tùng và các cuộc thi bắn súng. Trong các ngày lễ hội này mọi người đều mặc những bộ quần áo đẹp nhất của mình.
Tại vùng cao nguyên phía tây hay còn gọi là miền đồng cỏ có hai tộc người Bamileke và người Tikar sinh sống. Hai tộc người này có nghệ thuật chạm khắc rất tinh tế. Họ chạm khắc những mặt nạ và hình người bằng gỗ và ngà voi. Những môtip chạm khắc phổ biến là hình đầu người, thường có dạng to bẹt, miệng há rộng và hình những con thú như: voi, cá sấu báo và rùa. Nhện, một sinh vật quan trọng trong phép bói toán, cũng là một trong những môtip hay được sử dụng. Những hình tượng chạm khắc rất cầu kỳ thường để trang trí cho các cây cột trong ngôi nhà truyền thống. Các cây cột được bố trí dàn ra hai bên lối vào ngôi nhà. Những đồ vật gia dụng khác như giường và chân giường, các chiếc cốc bằng sừng để uống rượu… cũng được chạm khắc rất tinh xảo. Các vị tù trưởng thường sở hữu những chiếc ngai và ghế chạm khắc rất cầu kỳ.
Trong nền văn hóa truyền thống của người Bamileke, chỉ có tù trưởng và những nhân vật có địa vị cao mới được phép đeo mặt nạ hình đầu voi trong các lễ hội và các dịp thờ cúng. Con voi được coi là một trong những con thú hùng mạnh nhất của vùng đất này, là biểu tượng cho địa vị và của cải của các tù trưởng địa phương và các ông vua. Trong một vài truyền thuyết, vị tù trưởng có một quyền năng thần kỳ: có thể biến thành voi. Đi kèm với chiếc mặt nạ là một bộ trang phục cầu kỳ, được trang trí cho mọi người ai cũng phải chú ý đến địa vị của người mặc nó. Ngoài ra, còn có các chuỗi hạt thủy tinh, một thứ tài sản được lưu truyền lại từ thời buôn bán nô lệ khi chúng đóng vai trò như một thứ tiền tệ.
Trong nền văn hóa truyền thống của người Bamileke, chỉ có tù trưởng và những nhân vật có địa vị cao mới được phép đeo mặt nạ hình đầu voi trong các lễ hội và các dịp thờ cúng. Con voi được coi là một trong những con thú hùng mạnh nhất của vùng đất này, là biểu tượng cho địa vị và của cải của các tù trưởng địa phương và các ông vua. Trong một vài truyền thuyết, vị tù trưởng có một quyền năng thần kỳ: có thể biến thành voi. Đi kèm với chiếc mặt nạ là một bộ trang phục cầu kỳ, được trang trí cho mọi người ai cũng phải chú ý đến địa vị của người mặc nó. Ngoài ra, còn có các chuỗi hạt thủy tinh, một thứ tài sản được lưu truyền lại từ thời buôn bán nô lệ khi chúng đóng vai trò như một thứ tiền tệ.
Tại miền bắc Camơrun, hàng năm vẫn tổ chức lễ hội hóa trang. Hội hóa trang này cũng có thể tổ chức nhân những sự kiện đặc biệt như chào đón cuộc viếng thăm của một nhân vật đặc biệt nào đó. Những hình ảnh về lễ hội hóa trang được trình bầy trên các tờ quảng cáo du lịch có thể khiến người ta có ấn tượng đó là một cuộc đua ngựa, nhưng đó không phải là một cuộc tranh tài. Hàng trăm con ngựa có thể tham gia lễ hội cùng với các kỵ mã, chúng được mặc những bộ trang phục lóng lánh, sặc sỡ. Đây là một lễ hội công cộng và là một dịp để nhảy múa, chơi nhạc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét