Hiển thị các bài đăng có nhãn SEO. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SEO. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

4 bước xây dựng chiến lược Facebook Marketing

Nếu bạn không có một chiến lược và mục tiêu rõ ràng dành cho facebook fanpage của mình, bạn sẽ bỏ qua một món lợi lớn khi sử dụng social media. 


Một chiến lược facebook marketing không nên tách ra là một phần riêng biệt, nó cần phải gắn kết với bản kết hoạch marketing tổng thể.
4 bước xây dựng chiến lược Facebook Marketing
Bạn cần cái gì để bắt đầu

Trước khi bắt đầu một chiến lược marketing trên Facebook, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Một website đẹp: Website là bộ mặt của doanh nghiệp. Hãy thể hiện tính chuyên nghiệp và cung cấp cho khách hàng của bạn những gì mà họ cần.

Một kế hoạch và mô hình kinh doanh rõ ràng: Bạn đang kiếm tiền bằng cách nào? Đây là câu hỏi muôn thuở, nhưng nhiều doanh nhân vẫn không có một kế hoạch kinh doanh vững chắc và không hiểu được những điều như chi phí hàng hóa, bao nhiêu tiền họ có thể (và nên) đầu tư vào marketing.

Sử dụng email như một hình thức marketing: Một số sản phẩm tiêu dung có mức tiêu thụ lớn có thể không cần gửi email, nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn cần phải sử dụng email marketing như một phần của chiến lược marketing tổng thể của họ. Emai là cơ hội tốt nhất để bạn nhìn ra các khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình. Có rất nhiều nhà cung cấp email hiện có để bạn có thể lựa chọn, như: Constant Contact, AWeber, iContact, Infusionsoft, MailChimp, Văn phòng Autopilot và nhiều hơn nữa. Tìm thấy một phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.

Tối ưu hóa Facebook Page: Trước khi bạn bắt đầu thực hiện marketing trên Facebook, cần nắm vững các yếu tố cơ bản của một trang Facebook thu hút.

Một khi bạn đã thực hiện những điều này, bạn có thể bắt đầu tích hợp Facebook marketing với kế hoạch Marketing tổng thể.

Sau đây là 4 bước để có được một chiến lược Facebook marketing hiệu quả:

Đặt ra những mục tiêu

Bất kỳ một chiến lược nào cũng cần bắt đầu với những mục tiêu xác định. Bạn muốn thu được gì từ Facebook page? Bán được hàng chắc chắn là sự lựa chọn hiển nhiên, nhưng cũng có thể chỉ là mục tiêu thứ cấp trong việc đưa đến doanh thu. Cân nhắc một số các mục tiêu marketing trên Facebook sau vào kế hoạch của bạn:

a. Tăng sự nhận biết thương hiệu. Mục tiêu này có thể có chút khó khăn để kiểm chứng, nhưng cũng có thể biết được thông qua việc LIKE page.. Đưa ra con số mục tiêu (ví dụ, 500 khách hàng mục tiêu mới trong 3 tháng tiếp theo).

b. Tạo một cộng đồng fans trung thành: Mục tiêu này sẽ đánh giá được thông qua các số liệu tương tác thông qua People Talking About This (PTAT). Để cho mọi người hợp tác kinh doanh với bạn, họ thường cần phải tìm hiểu, thích và tin tưởng bạn đầu tiên. Tạo ra một cộng đồng tương tác có thể giúp bạn củng cố sự tin tưởng.

c. Thiết lập quyền hạn và thể hiện kiến thức của bạn. Facebook là một nơi hoàn hảo để giới thiệu công việc trước đây, kiến thức chuyên sâu của bạn về công việc và cho thấy cá tính của bạn trong công việc.
Các nhiếp ảnh ELC đã chia sẻ một câu chuyện và các bức ảnh đã cho thấy cá tính công việc của họ

d. Thu thập dữ liệu: Sử dụng Facebook như một kênh thu thập dữ liệu là một mục tiêu lớn. Sử dụng một số loại email opt-in là một cách tuyệt vời để thu thập dữ liệu từ những người có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn có thể đưa ra một tiện tích miễn phí mà có liên quan đến sản phẩm, tổ chức một hội thảo trên web miễn phí mà hoặc tổ chức một cuộc thi và trao sản phẩm của bạn cho người chiến thắng.
Các marketer cung cấp một hội thảo trên web miễn phí để giới thiệu sản phẩm mới của họ.

e. Bán hàng. Bán hàng trực tiếp từ Facebook đôi khi là một thách thức không nhỏ. Bạn không thể đẩy thông điệp bán hàng của bạn trên các fan pages của mình quá thường xuyên (Theo tôi tối đa chỉ nên 10% -20% số bài viết). Nhưng bạn có thể theo dõi việc bán hàng của bạn. Tthiết lập Google Analytics để theo dõi chuyển đổi. Nếu bạn đang chạy quảng cáo Facebook, hãy chắc chắn rằng bạn đang theo dõi các chuyển đổi quảng cáo đó.
Naturebox có một liên kết theo dõi đặc biệt mà sẽ theo dõi khi có người đăng ký từ Facebook.

Khi bạn thiết lập mục tiêu cho chính mình, hãy chắc chắn rằng nó được gắn con số và thời hạn cụ thể với từng mục tiêu. Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bạn biết làm thế nào để kiểm chứng những số liệu đó.

Nghiên cứu:

Nghiên cứu Facebook sẽ bao gồm các lĩnh vực:

a. Xác định đối tượng và nơi bạn sẽ dành thời gian cho họ. Nếu bạn biết khách hàng mục tiêu hiện tại của bạn, bạn có thể nhìn vào lượng tương tác của bất kỳ trang Facebook bằng cách nhấp vào tab Thanks để có được thêm thông tin.
Có nhiều thông tin về lượng người tham gia trên bất kỳ trang page facebook nào.

b. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì. Tìm kiếm các trang khác trên Facebook đã thực sự gặp khó khăn hơn với việc tìm kiếm mới.. Bạn có thể làm một số tìm kiếm cơ bản trên Facebook, nhưng bạn nên sử dụng Google để tìm Facebook Pages.
Facebook search results bị giới hạn với Graph Search.
c. Hiểu biết về các tính năng mới nhất. Hãy chắc chắn rằng bạn biết những tính năng mới nhất trên Facebook để có thể hiệu quả. Theo kịp với các xu hướng, bạn sẽ biết những gì cần phải làm.

Thiết kế một trải nghiệm trên Facebook

Bây giờ mục tiêu của bạn thiết lập, quay ngược lại từ những mục tiêu ban đầu để biết làm thế nào bạn sẽ đạt được chúng. Bạn muốn nhận được 500 fans mới trong 3 tháng tới? Hãy chắc chắn rằng bạn có những hoạt động hoặc ngân sách marketing để hỗ trợ mục tiêu đó.

a. Thiết lập những việc sẽ làm: Có một kế hoạch cho những gì bạn sẽ đăng mỗi tuần giúp bạn sắp xếp hợp lý hoạt động vì bạn có thể đưa lên một số bài viết với nội dung tốt và thường xuyên hơn..
Đưa ra một lịch trình cụ thể các bài đăng trên Facebook.

b. Thiết lập một lịch hoạt động cụ thể: Một điều nữa mà bạn nên làm là lập kế hoạch hoạt động của bạn. Bạn có thể lên lịch hoạt động hàng ngày của bạn, hoạt động hàng tuần và hàng tháng hoạt động bằng cách sử dụng một bảng tính Excel đơn giản.
Thiết lập một lịch hoạt động và hạn chế thời gian của bạn trên các trang web xã hội.

Cũng mất khá nhiều thời gian để vạch ra các hoạt động dài hạn và kế hoạch marketing, cùng với các ước tính kết quả của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể biết những gì mà bạn cần phải làm.
Các hoạt động dài hạn trên facebook.

Đo lường tiến độ

Hãy dành thời gian để nhìn lại sự tiến bộ của bạn trên Facebook, vì bạn sẽ biết chiến lược marketing mà bạn đang làm có hiệu quả hay không. Hiểu Facebook Insights làm việc thế nào để nắm rõ sự tương tác giữa các bài viết. Bạn có thể sắp xếp bài viết của mình dưới dạng pin post (đính lên trên đầu trang) để theo dõi lượng người đang tương tác với nội dung của bạn, hoặc dùng một số cách như LIKE, SHARE, COMMENT và nhấp chuột liên kết).
Sắp xếp bài viết theo dạng “đính” để tiện cho việc theo dõi.

Hiểu mục tiêu và những gì bạn nên làm trên trang facebook của mình. Chỉ mất một chút thời gian để đánh giá và chỉnh sửa kế hoạch khi cần thiết. Và tự cung cấp cho mình một lợi thế vô cùng lớn mà các marketer không làm: thiết lập một kế hoạch!

Bạn nghĩ gì? Bạn đã thiết lập một chiến lược Facebook marketing? Bạn có đang theo dõi các giai đoạn? Nếu không, có những gì đang ngăn cản bạn? Chia sẻ suy nghĩ của bạn với chúng tôi trong phần Quan điểm bên dưới nhé.

Theo Mix Digital
Theo: Genk.vn
______________________________________________ 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Thuật toán tìm kiếm của Google, Bing, Yahoo! Search

{VnTim™} Google công bố 1 bài kết quả nghiên cứu về đánh giá hiệu quả của Sitemaps trong qui trình tìm kiếm "Research study of sitemap", trong đó họ đã hé lộ phần nào qui trình tìm kiếm như sau:

Thuật tuán tìm kiếm của Google , Bing, Yahoo

Qui trình index của Google

- Discovery :
đây là quá trình khai phá các trang web mới. Quá trình này được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên các con bọ không phải chạy theo các liên kết 1 cách lung tung hết từ trang web này nhảy qua trang web khác mà đi theo 1 thứ tự ưu tiên: Google trước hết sẽ ‘mò’ ra 1 bộ các trang web ‘nổi tiếng’ (cái này chắc nghĩa là PR cao), xong sẽ róc toàn bộ các liên kết ngoài từ các trang web nổi tiếng đó, cho vào 1 sọt riêng cấp1. Các trang web cấp 1 này lại được róc tiếp toàn bộ liên kết ngoài cho sọt cấp 2. Đám url cấp trên hết sẽ được ưu tiên quăng sang quá trình tiếp theo là Spam Filter.

- Sitemaps:

song song quá trình Discovery, Google cũng phát hiện web mới bằng cách xem xét các url được submit lên từ các qui trình submit Sitemaps, ví dụ như bằng robot.txt files, HTTP request hay Google Webmaster Tool.


- Spam Filter :
kết quả từ 2 quá trình trên đều được đưa vào bộ lọc spam, có nhiệm vụ phát hiện và loại bỏ các liên kết spam từ các bộ liên kết nhận được rồi mới chuyển sang quá trình kế tiếp.

- Web Crawler :

các con bọ của google sẽ nhận được bộ url sạch từ spam filter chuyển
qua, tạo ra các HTTP request theo yêu cầu ping Google của các website
rồi bắt đầu thực hiện quá trình thu (retrieve) dữ liệu trên các trang
đó. Lúc này các links lại tiếp tục được róc ra cho vào các sọt thứ cấp
chuyển trở lại bước Discovery. Tại đây con bọ web cũng bảo đảm sẽ quay
trở lại update trang web đã crawl theo yêu cầu về mặt tần suất.

- Indexer/Server :

tại đây, bộ phận index sẽ chịu trách nhiệm phân các trang được đưa sang thành từng nhóm khác nhau dựa trên các thông số chất lượng và xây dựng nên dữ liệu index cho các trang này.

- Server:
các dữ liệu index sẽ được lưu trữ tại đây để phục vụ cho yêu cầu của người dùng khi họ truy cập và tìm kiếm 1 từ khóa.
Ta rút ra được gì từ bài viết này của Google nhỉ? Theo tôi thì rất rất nhiều!
Đây chỉ mới là một đoạn ngắn trong báo cáo kết quả nghiên cứu
“Sitemaps : above and beyond the crawl duty” – một bài thật hấp dẫn!

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Cách đánh giá độ khó từ khóa trong SEO

{VnTim™} Đánh giá độ khó từ khóa (keyword competition) là giai đoạn có thể nói rất quan trọng trong khi SEO. Sau bước chọn lựa từ khóa, bạn sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá xem có nên chọn từ khóa để làm SEO không.
Quá trình đánh giá độ khó từ khóa được chia làm hai giai đoạn:
  1. Đánh giá độ khó từ khóa cơ bản
  2. Đánh giá độ khó từ khóa nâng cao
Bài viết này xin trình bày phần thứ hai: đánh giá từ độ khó từ khóa nâng cao.
Giai đoạn này bạn sẽ cần nhiều thông số của website hơn so với lúc đánh giá độ khó từ khóa cơ bản. Công việc chủ yếu là đánh giá các đối thủ ở top 10 và nếu bạn cảm thấy với tiềm lực hiện tại của bạn có thể vượt qua những đối thủ này, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi từ khóa mà bạn đã lựa chọn.
Sau đây là một số thông số cơ bản để phân tích đối thủ:

Cách đánh giá độ khó từ khóa trong SEO

1. Sitelink:Nếu bạn đang so sánh với một website mà đã có sitelink thì bạn đang phải cạnh tranh với một website được Google đánh giá rất cao ứng với từ khóa mà bạn đangnguyên cứu.
2. Domain Keywords : Google coi tên miền là một phần quan trọng trong các yếu tố sếp hạng. Nếu tên miền có chứa từ khóa sẽ giúp ích cho quá trình SEO rất nhiều. Bạn có thể chia ra các trường hợp sau :
  1. Tên miền giống từ khóa
  2. Tên miền chứa từ khóa dính liền phía trước và có các ký tự khác
  3. Tên miền chứa từ khóa dính liền phía sau và có các ký tự khác
  4. Tên miền chứa từ khóa không dính liền
  5. Tên miền không chứa từ khóa.
Độ ưu tiên: 1>2>3>4>5
3. Title :  Hãy nói đến title như là một yếu tố khá quan trọng trong SEO. Với định hướng title tốt website có thể win nhiều từkhóa. Sau đây là các yếu tố so sánh.
  1. Title có chứa từ khóa đặt đầu tiên
  2. Title có chứa từ khóa đặt phía sau
  3. Title có chứa từ khóa không dính liền nhau
  4. Title không chứa từ khóa
Độ ưu tiên: 1>2>3>4
4. Backlink numbers:Sử dụng http://siteexplorer.search.yahoo.com hoặc các tools khác để so sánh số lượng backlink của 2 site.
5. Domain GEO : Yếu tố địa lý của tên miền cũng khá quantrọng. Hãy xem việc so sánh điểm nó như thế nào.
  1. Tên miền quốc gia
  2. Tên miền quốc tế
  3. Tên miền quốc gia khác
Độ ưu tiên : 1>2>3
6. Số lượng domain trỏ đến website : Nếu website của bạn càng được trỏ bởi nhiều domain khác thì độ tin tưởng của Google đến website của bạn cũng sẽ cao.
7. PR : Mặc dù trước đây PR là một trong những yếu tố đượcđánh giá rất cao, nhưng càng ngày PR càng giảm độ ảnh hưởng của mình. Một webcó PR cao hơn chưa chắc thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên đây cũng là một yếu tố đánh giá của Google.
8. Domain Age : Domain nào có tuổi nhiều hơn sẽ được đánhgiá cao hơn.
9. Hosting GEO :
  1. Server đặt trong nước
  2. Server đặt trong khu vực
  3. Server đặt ngoài nước khác khu vực
Độ ưu tiên : 1>2>3
10. URL keywords : URL có chứa keywords sẽ giúp ích trong việc nâng cao thứ hạng.
11. URL Friendly : Cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
12. W3C : Nếu site bạn làm đúng chuẩn của W3C sẽ SEO dễ dàng hơn. Kiểm tra W3C tại : http://validator.w3.org/
13. Update Content : Web nào có độ cập nhật website thườngxuyên thường được Google index, crawl nhanh.
14. Dmoz : Những site nằm trong thư mục này được Google khá chú ý.
15. Speed : Site có tốc độ lẹ hơn được cho là tốt hơn.
16.Rank Alexa : rank alexa thường liênquan đến độ truy cập, sự ổn định của lượng truy cập, đây cũng là một yếu tốtrong SEO.
Sau khi xác định được các yếu tố thất bại, chúng ta sẽ tiến hành phân tích xem trong thời gian sắp tới có thể cải thiện các yếu tố lose để trở thành win hay không, hoặc ít nhất cũng bằng website cạnh tranh. Nếu trong bảng so sánhtrên các bạn thắng các yếu tố SEO ở những dòng đầu tiên thì độ khó từ khóa sẽ giảm dần. Bạn có thể tạo ra nhiều mặt trận trong chiến lược SEO. Do đó, công việc đề cao tính toàn diện hơn là tập trung vào một số yếu tố. Mấu chốt cơ bản trong việc đánh giá độ khó từ khóa chính là phân tích đối thủ cạnh tranh, và so sánh với tiềm lực hiện tại và trong tương lai của chính bạn để thấy được từ khóa đó khó đến đâu, có nên chọn hay không? Quỹ thờigian ra sao? Làm tốt bước này bạn hoàn toàn có thể thấy rằng SEO là một công việc dễ dàng và thú vị.

Cơ sở xác định độ khó của từ khóa Keyword

do-kho-tu-khoa
{VnTim™} Độ khó của từ khóa được chia thành 7 cấp độ như sau:

- Độ khó từ 0 - 15% | Không cạnh tranh (tối ưu hóa trong trang để đạt được vị trí cao).
- Độ khó từ 16 - 30% | Cạnh tranh thấp (tối ưu hóa trong trang tốt và xây dựng một ít liên kết).
- Độ khó từ 31 - 45% | Cạnh tranh trung bình (tối ưu hóa trong trang tốt và xây dựng liên kết trung bình).
- Độ khó từ 46 - 60% | Cạnh tranh thực sự (tối ưu hóa trong trang cực tốt và xây dựng liên kết mạnh).
- Độ khó từ 61 - 75% | Cạnh tranh cao (tối ưu hóa trong trang cực tốt, lịch sử thành lập tốt và xây dựng liên kết cực mạnh).
- Độ khó từ 75 - 90% | Cạnh tranh gay gắt (lịch sử thiết lập cực tốt, liên kết cực mạnh và áp đảo)
- Độ khó từ 91% trở lên | Cạnh tranh nhất trên Internet.

Các yếu tố để xác định độ khó của từ khóa

(1). CPC trung bình của Google Adwords cho từ khóa
(2). Số lượt tìm kiếm từ khóa của tháng trước
(3). Tổng số kết quả tìm kiếm từ khóa trong ngoặc kép
(4). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle
(5). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle
(6). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor
(7). Chỉ số sức mạnh trunh bình của các trang thuộc top 10 cho từ khóa

(1). CPC trung bình của Google Adwords cho từ khóa
Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (CPC trung bình của Google Adwords cho từ khóa * 100) / CPC trunh bình của Google Adwords cho từ khóa có giá trị cao nhất
Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi thì từ khóa "search engine optimization" có giá trị CPC trung bình cao nhất.

(2). Số lượt tìm kiếm của từ khóa tháng trước

Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Số lượt tìm kiếm của từ khóa tháng trước * 100) / Số lượt tìm kiếm của từ khóa "hot" nhất của tháng trước
Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi từ Google Insight for Search thì từ khóa "phim" được tìm kiếm nhiều nhất

(**) Sử dụng Google Keyword Tool để xác định số lượt tìm kiếm tháng trước cho từ khóa

(***) Nếu số lượt tìm kiếm không thể xác định thì giá trị = 1

(3). Tổng số kết quả tìm kiếm từ khóa trong ngoặc kép

Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Tống số kết quả tìm kiếm từ khóa trong ngoặc kép * 100) / Tổng số kết quả tìm kiếm từ khóa "hot" nhất trong ngoặc kép
Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi thì từ khóa "it" có số kết quả nhiều nhất

(4). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle

Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Tống số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle cho từ khóa * 100) / Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle cho từ khóa "hot" nhất
Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi thì từ khóa "it" có số kết quả nhiều nhất

(5). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle
Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Tống số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle cho từ khóa * 100) / Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle cho từ khóa "hot" nhất
[I]Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi thì từ khóa "it" có số kết quả nhiều nhất

(6). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor
Hệ số: x1
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Tống số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor cho từ khóa * 100) / Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor cho từ khóa "hot" nhất
Theo khảo sát hiện tại của chúng tôi thì từ khóa "it" có số kết quả nhiều nhất

(7). Chỉ số sức mạnh trung bình của các trang thuộc top 10 cho từ khóa

Hệ số: x3
Đơn vị tính: %
Cách tính: = (Chỉ số sức mạnh của trang top 1 + Chỉ số sức mạnh của trang top 2 + ... + Chỉ số sức mạnh của trang top 10) / 10

(**) Có thể rút ngắn thời gian = (Chỉ số sức mạnh của trang top 1 + Chỉ số sức mạnh của trang top 10) / 2 hoặc (Chỉ số sức mạnh của trang top 1 + Chỉ số sức mạnh của trang top 5 + Chỉ số sức mạnh của trang top 10) / 3

Vậy Độ khó từ khóa = ((1) * 1 + (2) * 1 + (3) * 1 + (4) * 1 + (5) * 1 + (6) * 1 + (7) * 3) / 9

Ví dụ:

Từ khóa cụ thể
: "dich vu seo"

(1). CPC trung bình của Google Adwords cho từ khóa

= (1,000 * 100) / 151,938 = 0.66%

(2). Số lượt tìm kiếm của từ khóa tháng trước

= (1 * 100) / 55,600,000 = 1.8%

(3). Tổng số kết quả tìm kiếm từ khóa trong ngoặc kép

= (4,800,000 * 100) / 6,080,000,000 = 0.08%

(4). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh allintitle

= (1,870 * 100) / 171,000,000 = 0.001%

(5). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh intitle

= (17,600 * 100) / 171,000,000 = 0.01%

(6). Tổng số kết quả tìm kiếm với câu lệnh inanchor

= (1,060,000 * 100) / 5,390,000,000 = 0.02%

(7). Chỉ số sức mạnh trung bình của các trang thuộc top 10 cho từ khóa

Top 1 = 29.90%

Top 10 = 24.94%

---> Chỉ số sức mạnh trung bình của các trang top 10 = (29.90 + 24.94) / 2 = 27.42%

Như vậy độ khó của từ khóa "dich vu seo" thuộc Cạnh tranh thấp và để đạt được top 10 chúng ta phải cần tối ưu hóa trong trang tốt và xây dựng 1 số lượng liên kết không quá lớn.

Phân tích và chọn lọc từ khóa cho website

{VnTim™} Người làm SEO chuyên nghiệp dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, chọn lọc và phân bổ từ khóa cho các trang (pages) của website.  Dưới đây là công đoạn đầu tiên của quy trình làm SEO.


Từ khóa là gì?
Rất dễ để giải thích. Từ khóa là tất cả những gì khách hàng gõ, nhập vào ô tìm kiếm của Google. Nó có thể là một từ, cụm từ hay cả câu. Mỗi người có một cách tìm kiếm khác nhau vì thế khá khó khăn cho SEOer để tìm ra những từ khóa có thể kết nối được website với đúng người tìm kiếm.
Trước khi đọc tiếp bài viết này bạn hãy trả lời câu hỏi sau?
Bạn muốn có một nghàn khách hàng truy cập vào website với chỉ một từ khóa
hay
Bạn muốn một ngàn khách hàng truy cập qua một ngàn từ khóa.
Nếu thấy khó trả lời thì cũng không sao, có rất nhiều người giống bạn. Hiện giới SEO vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề này. Rất nhiều lần tôi được hỏi “ Đạt được vị trí cao (Một trong top 3) với một từ khóa phổ thông, có nhiều người tìm kiếm tốt hay đạt được thứ hạng cao với nhiều cụm từ khóa nhưng có ít người tìm kiếm hơn sẽ tốt hơn.
Câu trả lời là: Phụ thuộc vào nội dung và mục tiêu của bạn. Một số site có thể được miêu tả dưới cả trăm cụm từ khóa khác nhau, một số site lại chưa có đến 5 hay 10 cụm từ khóa thích hợp nhất.
Từ khóa phổ thông, nhiều người tìm kiếm đồng nghĩa bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để tối ưu website, xây dựng backlink hơn để có thành công trong TOP đầu. Nếu bạn là một người mới, rất thuận lợi nếu bạn chú trọng vào phát triển những từ khóa ít cạnh tranh hơn. Thành công với những từ khóa ít cạnh tranh sẽ làm tăng sự tin tưởng cho bạn để phát triển những từ khóa có độ khó cao, cạnh tranh lớn và có nhiều người tìm phổ thông hơn.
Trong bài viết này tôi sẽ chủ yếu giới thiệu về “long tail keyword – những từ khóa dài” để hướng đến mục tiêu cạnh tranh ít nhưng sẽ là những từ khóa rất tốt cho site của bạn và đưa website của bạn lên TOP nhanh chóng với các từ khóa này. Tôi cũng có một ví dụ đi kèm về một website tôi đang phát triển. Một site đạt mức bình thường về giao diện, mức độ tối ưu, nội dung, và cách trình bày.

5 bước phân tích & chọn lọc từ khóa long tail chuẩn xác
Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của bạn
Hãy đặt các câu hỏi như: Website của bạn bán gì? Những ai sẽ là khách hàng mục tiêu của bạn? Sản phẩm/Dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề gì của khách hàng?
Suy nghĩ và viết ra các câu trả lời, ghi lại những cụm từ chính.
Bước 2: Nắm được khách hàng của bạn cần gì?
Bạn hãy tự tìm kiếm xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ sẽ mua gì, sử dụng dịch vụ gì của bạn? Những thắc mắc, phàn nàn của họ là gì? Họ thích gì và sợ gì? Dự đoán khi tìm kiếm giúp đỡ hay sản phẩm, dịch vụ của bạn họ sẽ tìm từ khóa gì?
Đương nhiên nói sẽ dễ hơn là làm. Vấn đề chính là ở bạn. Bạn gần như biết tất cả về dịch vụ, sản phẩm và thị trường của bạn. Những tiếng lóng, ngôn ngữ trong nghề được bạn sử dụng hàng ngày, nên khi bạn dùng để tìm kiếm, bạn chỉ sử dụng rất ít từ khóa và hầu như là những từ khóa rất rất chính xác, tập trung, đúng vấn đề. Chính điều đó sẽ khiến bạn thất bại trong việc tìm những ý tưởng khác về từ khóa.
Một ví dụ để thấy rõ hơn theo bạn thì từ khóa nào là từ khóa phổ thông nhất trong các từ này: “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá”.
Tra 2 từ “vé rẻ” và “vé giá rẻ” bạn sẽ thấy Jetstar đứng ngay đầu. Việc vượt qua họ là rất khó. Sao không nghĩ đến việc phát triển từ “vé khuyến mãi”, “vé giảm giá” và đặt mục tiêu là TOP 1 cho phòng vé của bạn.
Ở đây bạn phải hiểu đối tượng tìm vé giá rẻ là ai và quá trình tìm kiếm của họ: phần lớn khách hàng sẽ là những người đi du lịch, công tác muốn tiết kiệm chi phí đi lại. Ban đầu họ tìm “vé rẻ”, “vé giá rẻ”, họ tìm và tìm, rồi chắc chắc là toàn thông tin về vé của Jetstar (nó đã rẻ hết cỡ các đại lý không thể giảm hơn, và cũng không muốn giảm – Jetstar là hay lỡ chuyến để dồn khách mà). Đương nhiên là không tìm thấy thông tin ở đâu khi mức giá các phòng vé là như nhau. Rồi họ sẽ nghĩ đến khuyến mãi, hay giảm giá. Nếu website của bạn đứng đầu với các từ khóa này và có đợt vé giảm giá, hay đang có đợt khuyến mãi, giảm chỉ rẻ hơn một chút so với các phòng vé khác, họ sẽ gọi bạn 100% .
Ví dụ khác. Bạn đang thắc mắc để làm sao website của bạn có được vị trí cao hơn trên máy tìm kiếm, rất có thể bạn sẽ tìm những từ giống như “SEO”, “quảng bá website”, “nâng cao thứ hạng website” rồi “tăng traffic website”, ‘”thu hút khách hàng vào website”, … và có hàng loạt các website viết về SEO hiện ra, và bạn phải đọc, đọc và tìm hiểu. Chắc chỉ một số ít trong các bạn tìm từ khóa “phần mềm SEO”, “phần mềm làm SEO” – thứ có thể sẽ có ích cho bạn hơn là đọc các bài viết, chỉ dẫn.
Một ví dụ khác với khách hàng thực tế và gần nhất của tôi. Một khách hàng làm về dịch vụ vận tải, chuyển nhà, chuyển văn phòng. Họ có nhu cầu phát triển các từ khóa: “Taxi tải”, “chuyển nhà trọn gói”, “chuyển văn phòng trọn gói”. Sau khi thảo luận và tư vấn tôi có kế hoạch sẽ phát triển vòng vèo một chút. Kế hoạch của tôi là phát triển những từ khóa dài và dễ hơn, sau đó những khách hàng đã tìm đến những từ khóa này một cách ổn định thì tôi sẽ phát triển các từ khóa ngắn và phổ thông hơn.
Lấy từ “taxi tải” làm ví dụ. Nếu chọn và phát triển ngay từ taxi tải để vào TOP 5 sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức. Nên tôi sẽ phát triển các từ khóa xoay quanh từ “taxi tải” như: “cho thuê taxi tải” + “Thuê taxi tải” +”thuê taxi tải chuyển nhà” + “thuê taxi tải chuyển hàng” và mục tiêu là lên TOP 3 – 1. Bây giờ bạn tra có thể thấy http://dichvuvanchuyen.com.vn ở TOP 1 – 3 với các từ khóa bên trên và thực tế tôi làm nó lên mức đó chỉ trong vòng 2 – 4 ngày.
Một website mới và chọn lựa đúng từ để phát triển, bạn hoàn toàn có thể lên vị trí cao trong Google khá nhanh. Hãy luôn ghi nhớ là mục tiêu trong TOP 1-3 sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Vẫn ví dụ trên. Nếu bạn chuẩn bị chuyển nhà, bạn cần tìm kiếm hãng taxi tải. Bạn sẽ đánh gì trên Google? Thuê taxi tải ở đâu? Các hãng taxi tải tại hà nội, hãng taxi tải tốt nhất, hãng taxi tải nào tốt? Các hãng taxi tải ở hà nội, hồ chí minh? Danh sách các hãng taxi tải? Dịch vụ taxi tải nào tốt? Đó là một số cụm từ lướt qua trong đầu tôi.
Bước 3: Sử dụng các công cụ để tìm từ khóa
Cách tìm: Các bạn tra trên Google về các công cụ này, tạo tài khoản trên website đó và gõ các từ khóa bạn muốn tìm. Các công cụ này sẽ đưa ra danh sách các từ khóa. Bạn có thể ghi lại hoặc save lại ra file Excel.
Công cụ trả tiền: Wordtracker, Keyword Discovery, Keyword Analytics,… bạn sử dụng từ khóa tiếng việt thì nhưng công cụ này không đạt được hiệu quả cao, và nó cũng khá đắt.
Công cụ miễn phí: Google External Keyword tool – Đây là công cụ miễn phí và khá mạnh. Tuy nhiên google chỉ cho ta biết số lượng tìm kiếm dự đoán chứ không phải số liệu thực tế. Sử dụng Google External Keywordtool rất hay ở chỗ bạn sẽ tìm được các từ khóa liên quan và các từ khóa của website đối thủ. Google liệt kê ra hết cho bạn, bạn chỉ cần download về 1 file excel để chỉnh sửa lại.
Phần mềm SEO: Có một số phần mềm cho phép bạn tìm từ khóa và check từ khóa của các đối thủ cạnh tranh như SEO Elite 4, SEO Studio. Bạn có thể tìm ở trên mạng các bản trial để dùng thử, có crack của các bản cũ hơn, nếu bạn muốn xài nó thường xuyên. Các phần mềm đều có video hỗ trợ nên tôi không đề cập đến nhiều ở đây.
Hỏi bạn bè: Đây là một cách khá hiệu quả. Việc bạn biết rõ về sản phẩm hay dịch vụ của mình làm bạn chỉ tập trung vào một số từ khóa mà quên đi việc những người biết ít hơn sẽ tìm như thế nào. Hãy hỏi bạn bè và những người biết ít hơn bạn về sản phẩm, dịch vụ của bạn, xem họ tìm bằng những từ khóa nào.
Tham khảo các website trong TOP: Hãy xem từ khóa của TOP 3 website đầu tiên để chọn từ khóa thích hợp với bạn. 60-80% khách hàng sẽ vào 3 site đầu tiên. Theo sau họ có thể là một lựa chọn không tồi.
Suggestion Search của Google Toolbar: Bạn có thể chú ý khi chúng ta mtì một từ khóa trên Google, các từ khóa có nhiều người tìm và được tìm kiếm gần đây nhất sẽ được đề nghị tìm. Nếu chú ý bạn có thể thấy khá nhiều cụm từ khóa dài được google đưa vào hỗ trợ người tìm kiếm.
Sử dụng Google Analytics để chọn lựa từ khóa: Google cung cấp GA cho phép chúng ta có thể check được nguồn khách hàng truy cập vào website đồng thời cho phép chúng ta biết được khách hàng tìm đến website chúng ta qua các từ khóa nào. Ở đây bạn hãy xem google analytics để biết được các từ khóa mà khách hàng để tìm ra site của bạn. (phương án này sử dụng khi site của bạn đã chạy được 1 thời gian, nếu site mới dĩ nhiên chưa có ai truy cập vào qua Google).

Bước 4: Chọn lựa đúng cụm từ khóa để phát triển SEO

Qua các bước bên trên bạn đã có trong tay một danh sách các từ khóa. Tiếp theo dưới đây tôi sẽ trình bày cách để chọn lựa ra từ khóa phù hợp để phát triển. Chúng ta sẽ dùng những công thức đơn giản – dễ hiểu nhất để tính độ cạnh tranh của từ khóa để quyết định xem nên phát triển từ khóa nào.
Để xác định độ cạnh tranh của từ khóa bạn chỉ cần tìm theo các cấu trúc sau:
“keyword” – (có ngoặc kép) Dùng để tìm xem có bao nhiêu website có chứa cụm từ khoá này hay có bao nhiêu websit bạn sẽ phải cạnh tranh.
Allinanchor:“keyword” – (có ngoặc kép) dùng để tìm xem có bao nhiêu website sử dụng Anchortext với cụm từ khóa này.
Allintitle:“keyword” – (có ngoặc kép) Để tìm xem có bao nhiêu website mà cụm từ khóa này xuất hiện trong Title.
Dưới đây là bảng thông số dùng để đánh giá độ cạnh tranh và chọn lựa từ khóa thích hợp.
Keyword Kết quả trên Google Mức độ cạnh tranh
“keyword” > 100.000 Cao
Allinanchor:“keyword” > 20.000 Cao
Allintitle:“keyword” > 20.000 Cao
Chỉ cần đạt 2 trong 3 yếu tố ở mức cao thì từ khóa bạn chọn là từ khóa cạnh tranh cao rồi. Hãy chọn những từ khóa ít nhất thỏa mãn điều kiện Allianchor và Allititle ở mức dưới 20.000 và nên có dưới 100.000 website có chứa nó để phát triển.
Các website làm SEO đều phải có cụm từ khóa xuất hiện trong page title và dùng anchor text để xây dựng backlink,  kiểm tra những số liệu này để có thể biết được bạn đang phải cạnh tranh với bao nhiêu website. Dĩ nhiên cạnh tranh càng ít thì cơ hội lên TOP càng cao.
Google taxi tải - Chọn từ khóa đúng
Ở đây khi tìm từ “taxi tải” (có ngoặc kép) tôi tìm thấy được khoảng 606.000 website có chứa cụm từ này tại Việt Nam. Đây là một số lượng đối thủ cạnh tranh khá là cao. Bạn chỉ nên phát triển những từ khóa có mức cạnh tranh dưới 100.000 để hiệu quả đem lại tốt nhất.
Ngược lại với 2 cụm từ “cho thuê taxi tải” và “thuê taxi tải”:
cho thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng
thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng
Tiếp theo là tìm các từ khóa với lệnh Allinanchor và Allintittle:
allinanchor thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng
Khi tìm Allinanchortext:”taxi tải” tôi muốn xác định xem có bao nhiêu anchor text về từ taxi tải, 291.000 là một con số khá lớn, cho thấy từ khóa này hiện được quan tâm và cạnh tranh khi có rất nhiều anchortext được sử dụng cho nó để đẩy xây dựng link và backlink.
allititle thuê taxi tải - Chọn từ khóa đúng
Việc tìm allintitle:”taxi tai” cho phép bạn thấy được chính xác có bao nhiêu trang web có chứa từ khóa này trong phần tittle. (Page title là một điểm được Google đánh giá rất cao nên các SEOer luôn cho vào Page title các từ khóa quan trọng). Tìm các kết quả này bạn sẽ giới hạn lại được số các trang web bạn sẽ phải cạnh tranh chính ở đây bạn sẽ cạnh tranh với hơn 7.450 trang web khác để lên TOP. Một con số cũng khả quan, có thể phát triển được.
Người lại thì kết quả khi tra allintitle:”thuê taxi tai”; allintitle:”cho thuê taxi tai” chỉ có tầm 30 trang có chứa cụm từ này. Một tín hiệu rất tốt để chọn lựa 2 từ khóa trên khi làm website.

Bước 5: Chọn lựa nhóm từ khóa để phát triển

Sau các bước trên bạn đã có danh sách các từ khóa mà mình sẽ dự định phát triển. Giờ hãy phân nhóm chúng ra. Mỗi website đều có ít nhất 5-10 từ khóa chính mô tả chính xác nội dung website, và các từ khóa phụ sinh ra từ các cụm từ khóa chính.
Nhóm 1 các từ khóa chính – thường là những từ ngắn, phổ thông, nhiều người tìm. Ví dụ như website bán laptop thì từ khóa chính là Laptop, máy tính xách tay, netbook.
Nhóm 2 các từ khóa phụ – longtail – cụ thể hơn, ít người tìm hơn. Với ví dụ trên thì từ khóa phụ sẽ là “mua laptop ở đâu, nên mua laptop ở đâu, mua laptop nào chơi game tốt, địa chỉ mua laptop trả góp”,….

Bước 6:Tổng hợp lại các từ khóa của bạn

Sau khi trải qua các bước bên trên bạn đã hình dung được khách hàng của mình là ai, các từ khóa chính sẽ là gì, bây giờ bạn cần tổng hợp lại.
Ví dụ cho một cửa hàng nội thất cao cấp tại Hà Nội:
Khách hàng mục tiêu Sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Những từ khóa chính
Khách hàng muốn mua đồ nội thất phòng bếp cao cấp Tủ bếp, bộ bàn, ghế phòng bếp, phòng ăn, phụ kiện nhà bếp cao cấp, sang trọng Nội thất nhà bếp cao cấp, tủ bếp cao cấp, bộ bàn ăn cao cấp, nội thất nhà bếp cao cấp tại hà nội, bộ bàn ăn sang trọng
Khách hàng muốn mua đồ nội thất phòng khách cao cấp Ghế sofa, đi văng, bàn tiếp khách cao cấp, sang trọng Nội thất phòng khách cao cấp, Divang phòng khách cao cấp, ghế sofa phòng khách cao cấp, Bộ sofa cao cấp, …
Ở đây tôi lấy ví dụ là đồ cao cấp, bạn có thể tìm một đặc điểm hay đặc tính của sản phẩm của bạn để cho vào từ khóa. Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Bước 7: Tạo keyword map

Một lỗi lớn của các SEOer mới đó là không biết mỗi quan hệ giữa các từ khóa và nội dung của trang bên trong website hay nên đặt các từ khóa ở trang nào. Bạn đặt ngay ở trang chủ với tất cả những từ khóa bạn có là một sai lầm.
Quá nhiều từ khóa trong một trang sẽ làm loãng mật độ cũng như hiệu quả của các từ khóa chính dành cho trang đó. SE luôn đánh giá cao các trang có liên quan trực tiếp, chính xác nhất với câu hỏi của người tìm. Nên từ khóa cần phải tập trung, đảm bảo tần suất và mật độ của từ khóa chính trong trang đó.
Bạn hãy tìm từ khóa: tổng đài panasonic trên google việt nam – bạn sẽ thấy site của tôi đang phát triển http://vnctel.com.vn (site này code không hỗ trợ vấn đề tối ưu, nên làm lên mục tiêu chỉ làm lên TOP 3-5). Site của tôi trong TOP 5 có được link dẫn chuẩn xác đến mục tổng đài panasonic trên website. Khi khách hàng tìm từ tổng đài panasonic đương nhiên là họ muốn link trực tiếp ngay vào mục đó thay thì phải vào trang chủ xong rồi lại click vào các mục bên trong.
Chúng ta cần Tạo keyword map để xác định các từ khóa chính và các Page chính sẽ phát triển cho website.
Với ví dụ về đồ nội thất bên trên, tôi sẽ xác định các từ khóa chính là: tủ bếp, bàn, ghế, salon, …+ cao cấp. Và sẽ phát triển theo sơ đồ như sau:
Tạo Keyword map - Chọn từ khóa đúng
Việc tạo sơ đồ như vậy sẽ giúp bạn hình dung được nên phát triển từ khóa nào cho trang nào, và tập trung phát triển nội dung cho trang đó xoay xung quanh các từ khóa bạn muốn làm. Việc tạo sơ đồ như vậy giúp bạn và mọi người dễ dàng làm việc và phân công công việc (SEO làm một người rất vất vả, hãy chia sẻ công việc ra cho mọi người.)
Trong bài viết này tôi đã giới thiệu rất cơ bản các bước để xác định được cụm từ khóa longtail tốt. Các bạn khi đọc xong có thể thực hiện ngay việc xác định các cụm từ khóa mục tiêu cho site của mình. Nên nhớ: từ khóa dài cạnh tranh ít, hiệu quả cao, dễ lên Google.
Nếu bạn chưa tin vào từ khóa longtail bạn có thể phát triển website một thời gian và theo dõi các cụm từ khóa khách hàng tìm trên google để đến với website của bạn. Bạn sẽ khám phá ra được nhiều điều thú vị.
Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin tôi biết để một người mới có một cách làm SEO bài bản.Có cái gốc vững chắc bạn sẽ dễ dàng tiếp thu và hiểu các bước tiếp theo sẽ cần làm gì. Trong bài viết thứ 2 tôi sẽ cùng với các bạn phân tích site của đối thủ cạnh tranh, xác định nội dung cho websie của mình. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.
Nguoonf lamseo.com

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

4 buoc nghien cuu tu khoa thiet ke web

VnTim™<> Nghiên cứu từ khoá thường là một trong những nhiệm vụ đầu tiên khi thiết kế web và tối ưu cho các máy tìm kiếm. Hầu như toàn bộ quá trình SEO được xây dựng trên nền tảng của việc nghiên cứu từ khóa trên website.


Điều đầu tiên mà cần lưu tâm đến khi nghiên cứu từ khóa cho một trang web đó là làm sao để tăng lưu lượng truy cập. 
Mỗi trang web đều là khác nhau. Nhiều trang web được phát triển như một công cụ để giới thiệu công ty, quảng cáo trên Internet, trong khi các trang web thương mại điện tử tập trung vào bán hàng. Bạn cần phải nắm được những nhóm khách thăm nào sẽ là đối tượng chính để ban nhắm tới khi nghiên cứu từ khóa cho site. Bạn không thể có quyền kiểm soát cuối cùng về việc ai thăm trang web của bạn, nhưng bạn không có kiểm soát những gì bạn tối ưu hóa.

Thông thường, quá trình nghiên cứu từ khóa có thể được chia thành các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1 - Tạo danh sách và kiểm tra
 

Ý tưởng ban đầu của nghiên cứu từ khóa là việc tạo một danh sách các từ khóa có liên quan tới nội dung site vủa bạn.
 
Bí quyết là bắt đầu chậm.

Bước đầu tiên trong quá trình này là tạo ra một danh sách các từ khoá tiềm năng. Động não tất cả các từ bạn nghĩ rằng một khách hàng sẽ gõ vào ô tìm kiếm của họ khi cố gắng tìm thấy bạn. Điều này bao gồm tư duy của những cụm từ rất rộng và nhắm mục tiêu, mua và nghiên cứu theo định hướng, và từ đơn và đa. hy vọng trang web của bạn để làm hoặc quảng bá là gì? Hãy đến với các từ, đủ để trang trải tất cả các dịch vụ cung cấp trang web của bạn. Tránh các điều khoản quá chung chung như 'giày' hoặc 'quần áo'. Các từ này là vô cùng khó khăn để xếp hạng cho và sẽ không đủ điều kiện lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.

Nếu bạn cần giúp đỡ những ý tưởng, hãy hỏi bạn bè, đồng nghiệp hay khách hàng để được giúp đỡ. Đôi khi họ có thể xem trang web của bạn khác biệt so với cách bạn tự nhìn thấy nó.
 


Giai đoạn 2 – sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa 


Bây giờ bạn có danh sách của bạn, bước tiếp theo của bạn là xác định các hoạt động cho mỗi từ khóa được đề xuất của bạn. Bạn muốn thu hẹp danh sách của bạn để chỉ bao gồm đánh giá cao đạt được, tìm kiếm, sau khi cụm từ đó sẽ đem lại cho giao thông có trình độ nhất để trang web của bạn.
 

Bằng cách nhập các từ khoá được đề xuất của bạn thành một công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn có thể nhanh chóng tìm hiểu có bao nhiêu người dùng đang tiến hành tìm kiếm cho rằng thuật ngữ mỗi ngày, bao nhiêu của những người tìm kiếm thực sự chuyển đổi, và quan trọng phân tích các thông tin khác. Nó cũng có thể điều chỉnh bạn vào từ bạn trước đó đã bị lãng quên hay từ đồng nghĩa bạn không biết.
 

Có rất nhiều các công cụ tuyệt vời có để giúp bạn xác định có bao nhiêu hoạt động từ khóa của bạn nhận được. Dưới đây là một vài trong số mục yêu thích cá nhân của chúng tôi:
 

Wordtracker
 

Wordtracker là một công cụ trả phí, cho phép bạn tìm kiếm cụm từ khóa phổ biến để xác định hoạt động và nổi tiếng của họ trong số các đối thủ cạnh tranh. Điều này là rất hữu ích cho việc tìm ra cách nó sẽ được khó khăn để xếp hạng cho một thời hạn nhất định.

Trellian Keyword Discovery tool
 

Đây là một công cụ mà người sử dụng có thể xác định giá trị thị phần cho một tìm kiếm được, xem như thế nào nhiều người sử dụng tìm kiếm cho nó hàng ngày, xác định các cách viết thông thường và lỗi chính tả.

Google AdWords Keyword Tool
 

Công cụ này sẽ hiển thị một biểu đồ từ khóa đơn giản, tạo cho người sử dụng chỉ một tỉ lệ xấp xỉ về mức độ phổ biến của từ khóa.

Google Suggest
 

Google Suggest là một cách tuyệt vời để tìm từ đồng nghĩa và gợi ý từ liên quan có thể giúp bạn mở rộng danh sách ban đầu của bạn.

Giai đoạn 3 - Hoàn chỉnh danh sách của bạn
 

Bây giờ bạn có danh sách ban đầu của các từ và đã được thử nghiệm hoạt động của họ, đó là thời gian để thu hẹp lĩnh vực và quyết định những điều khoản sẽ được đưa vào từ khoá danh sách cuối cùng của bạn.
 

Giai đoạn 4 – xây dựng kế hoạch của bạn
 

Có thể, nếu bạn đã phải nghiên cứu từ khóa của bạn, ít nhất là một số từ trong danh sách của bạn đã xuất hiện trong nội dung trang web của bạn, nhưng một số người trong số họ có thể không. Bắt đầu nghĩ về bao nhiêu trang bạn sẽ cần phải tạo ra để hỗ trợ các từ mới, và làm thế nào và ở đâu cụm từ khóa của bạn sẽ được sử dụng.
 

Nội dung của bạn trên trang không phải là nơi duy nhất mà bạn có thể chèn thêm các từ khoá. Từ khoá cũng nên được sử dụng trong một số yếu tố khác trên trang web của bạn:
 

* Thẻ tiêu đề - Title tag
 
* Thẻ mô tả - Meta Description
* Thẻ từ khóa – Meta Keyword
* Đề mục – thẻ H1, H2, …
* Thẻ ALT khi hiển thị hình ảnh
* Các menu liên kết trên site

Thực ra khách hàng của bạn và trang web của bạn cũng thay đổi theo thời gian, do đó, từ khoá của bạn cũng vậy. Điều quan trọng là phải giữ sự theo dõi từ khóa của bạn và làm những điều chỉnh về từ khóa khi cần thiết.
 

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Add website vào những danh bạ web hàng đầu thế giới

VnTim™<> Những danh bạ web đa số đều miễn phí cho bạn đăng ký, bạn chỉ cần bỏ một chút thời gian để add website của mình vào nhưng lợi ích của nó mang lại là rất lớn như mang lại nhiều traffic, tạo ra những Outbound link, Inbound link có chất lượng, Ngoài ra việc này còn giúp website được các bộ máy tìm kiếm dễ chú ý hơn và thường có thứ hạng cao hơn khi đánh giá website.

1. The Open Directory project http://www.dmoz.org/

Bạn chọn một categories thích hợp muốn add website vào, điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn và submit trang của mình vào.

Add website vào những danh bạ web hàng đầu thế giới

2. Yahoo Web Directory http://dir.yahoo.com/

Chọn categories muốn add website vào, chọn suggest a site, Nếu chọn “Standar” bạn sẽ không phải trả phí cho việc add website. Điền tất cả các thông tin yêu cầu vào và submit website của mình vào danh bạ website.

Add website vào những danh bạ web hàng đầu thế giới

3. Ezilon Directory http://www.ezilon.com/

Chọn sugget site và chọn vùng (Châu lục) của website bạn đang hoạt động, Chọn categories đúng với website của bạn. Khi đã chọn đến mục, ở góc trên trái có link (Add a site), bạn chọn link này và điền thông tin vào để add (Có thể chọn châu lục ở trang chủ sau đó chọn add site). Chú ý chọn free, website của bạn sẽ được lưu giữ trong vòng 6 tháng, từng đó là quá đủ rồi, chưa kể bạn có thể quay lại add thêm lần nữa sau khi đã hết hạn 6m.

Add website vào những danh bạ web hàng đầu thế giới

4. Bizweb company http://www.bizweb.com/

Bạn nhấp đây > http://www.bizweb.com/InfoForm/index.html . Điền các thông tin cần thiết để submit website của mình lên danh bạ.

Add website vào những danh bạ web hàng đầu thế giới

5. Gimpsy Web Directory: http://www.gimpsy.com/

vào đây đăng ký một tài khoản, sau đó login vào trang chủ, chọn suggest a site để add trang web của bạn.

Add website vào những danh bạ web hàng đầu thế giới

6. Google direction http://directory.google.com/

Với google director, bạn thực hiện việc add website tại dmoz.com

Add website vào những danh bạ web hàng đầu thế giới

7. Free Links Directory http://freelinksdirectory.net/

Chọn submit site trên góc trái của trang chủ, điền các thông tin cần thiết, bạn nhớ chọn site type là free.

Add website vào những danh bạ web hàng đầu thế giới

8. illumirate http://www.illumirate.com

Chọn categories muốn add site, điền tất cả các thông tin cần thiết, chú ý ở keyword field, bạn chỉ được sử dụng dấu cách để ngăn giữa các từ khóa.

Add website vào những danh bạ web hàng đầu thế giới

Trên đây là những hướng dẫn giúp bạn submit website của mình vào những danh bạ web free. Bạn có thể tham khảo thêm một số danh bạ dưới đây:

http://www.business.com/

http://botw.org/

http://www.bizweb.com/

http://familyfriendlysites.com/

http://www.nationaldirectory.com/

Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

4 Bước nghiên cứu từ khóa khi thiết kế web

nghien-cuu-tu-khoa-thiet-ke-web
VnTim™<> Nghiên cứu từ khoá thường là một trong những nhiệm vụ đầu tiên khi thiết kế web và tối ưu cho các máy tìm kiếm. Hầu như toàn bộ quá trình SEO được xây dựng trên nền tảng  của việc nghiên cứu từ khóa trên website.

Điều đầu tiên mà cần lưu tâm đến khi nghiên cứu từ khóa cho một trang web đó là làm sao để tăng lưu lượng truy cập.  
Mỗi trang web đều là khác nhau. Nhiều trang web được phát triển như một công cụ để giới thiệu công ty, quảng cáo trên Internet, trong khi các trang web thương mại điện tử tập trung vào bán hàng. Bạn cần phải nắm được những nhóm khách thăm nào sẽ là đối tượng chính để ban nhắm tới khi nghiên cứu từ khóa cho site. Bạn không thể có quyền kiểm soát cuối cùng về việc ai thăm trang web của bạn, nhưng bạn không có kiểm soát những gì bạn tối ưu hóa.
Thông thường, quá trình nghiên cứu từ khóa có thể được chia thành các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1 - Tạo danh sách và kiểm tra

Ý tưởng ban đầu của nghiên cứu từ khóa là việc tạo một danh sách các từ khóa có liên quan tới nội dung site vủa bạn.

Bí quyết là bắt đầu chậm.

Bước đầu tiên trong quá trình này là tạo ra một danh sách các từ khoá tiềm năng. Động não tất cả các từ bạn nghĩ rằng một khách hàng sẽ gõ vào ô tìm kiếm của họ khi cố gắng tìm thấy bạn. Điều này bao gồm tư duy của những cụm từ rất rộng và nhắm mục tiêu, mua và nghiên cứu theo định hướng, và từ đơn và đa. hy vọng trang web của bạn để làm hoặc quảng bá là gì? Hãy đến với các từ, đủ để trang trải tất cả các dịch vụ cung cấp trang web của bạn. Tránh các điều khoản quá chung chung như 'giày' hoặc 'quần áo'. Các từ này là vô cùng khó khăn để xếp hạng cho và sẽ không đủ điều kiện lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.

Nếu bạn cần giúp đỡ những ý tưởng, hãy hỏi bạn bè, đồng nghiệp hay khách hàng để được giúp đỡ. Đôi khi họ có thể xem trang web của bạn khác biệt so với cách bạn tự nhìn thấy nó.

Giai đoạn 2 – sử dụng  các công cụ nghiên cứu từ khóa 

Bây giờ bạn có danh sách của bạn, bước tiếp theo của bạn là xác định các hoạt động cho mỗi từ khóa được đề xuất của bạn. Bạn muốn thu hẹp danh sách của bạn để chỉ bao gồm đánh giá cao đạt được, tìm kiếm, sau khi cụm từ đó sẽ đem lại cho giao thông có trình độ nhất để trang web của bạn.

Bằng cách nhập các từ khoá được đề xuất của bạn thành một công cụ nghiên cứu từ khóa, bạn có thể nhanh chóng tìm hiểu có bao nhiêu người dùng đang tiến hành tìm kiếm cho rằng thuật ngữ mỗi ngày, bao nhiêu của những người tìm kiếm thực sự chuyển đổi, và quan trọng phân tích các thông tin khác. Nó cũng có thể điều chỉnh bạn vào từ bạn trước đó đã bị lãng quên hay từ đồng nghĩa bạn không biết.

Có rất nhiều các công cụ tuyệt vời có để giúp bạn xác định có bao nhiêu hoạt động từ khóa của bạn nhận được. Dưới đây là một vài trong số mục yêu thích cá nhân của chúng tôi:

Wordtracker
Wordtracker là một công cụ trả phí, cho phép bạn tìm kiếm cụm từ khóa phổ biến để xác định hoạt động và nổi tiếng của họ trong số các đối thủ cạnh tranh. Điều này là rất hữu ích cho việc tìm ra cách nó sẽ được khó khăn để xếp hạng cho một thời hạn nhất định.
Đây là một công cụ mà người sử dụng có thể xác định giá trị thị phần cho một tìm kiếm được, xem như thế nào nhiều người sử dụng tìm kiếm cho nó hàng ngày, xác định các cách viết thông thường và lỗi chính tả.
Công cụ này sẽ hiển thị một biểu đồ từ khóa đơn giản, tạo cho người sử dụng chỉ một tỉ lệ xấp xỉ về mức độ phổ biến của từ khóa.

Google Suggest
Google Suggest là một cách tuyệt vời để tìm từ đồng nghĩa và gợi ý từ liên quan có thể giúp bạn mở rộng danh sách ban đầu của bạn.
Bạn cũng có thể xem thêm chi tiết về các công cụ từ Google tại bài viết: Công cụ SEO miễn phí  từ Google

Giai đoạn 3 - Hoàn chỉnh danh sách của bạn

Bây giờ bạn có danh sách ban đầu của các từ và đã được thử nghiệm hoạt động của họ, đó là thời gian để thu hẹp lĩnh vực và quyết định những điều khoản sẽ được đưa vào từ khoá danh sách cuối cùng của bạn.

Giai đoạn 4 – xây dựng kế hoạch của bạn

Có thể, nếu bạn đã phải nghiên cứu từ khóa của bạn, ít nhất là một số từ trong danh sách của bạn đã xuất hiện trong nội dung trang web của bạn, nhưng một số người trong số họ có thể không. Bắt đầu nghĩ về bao nhiêu trang bạn sẽ cần phải tạo ra để hỗ trợ các từ mới, và làm thế nào và ở đâu cụm từ khóa của bạn sẽ được sử dụng.

Nội dung của bạn trên trang không phải là nơi duy nhất mà bạn có thể chèn thêm các từ khoá. Từ khoá cũng nên được sử dụng trong một số yếu tố khác trên trang web của bạn:

* Thẻ tiêu đề  - Title tag
* Thẻ mô tả - Meta Description
* Thẻ từ khóa – Meta Keyword
* Đề mục – thẻ H1, H2, …
* Thẻ ALT khi hiển thị hình ảnh
* Các menu liên kết trên site

Thực ra khách hàng của bạn và trang web của bạn cũng thay đổi theo thời gian, do đó, từ khoá của bạn cũng vậy. Điều quan trọng là phải giữ sự theo dõi từ khóa của bạn và làm những điều chỉnh về từ khóa khi cần thiết.

 VnTimTM Theo Nguồn searchengineguide

Bộ 10 công cụ SEO miễn phí từ Google

VnTim™<> Google hiện nay cung cấp rất nhiều công cụ cho người sử dụng web ở nhiều lĩnh vực  khác nhau. Ở mảng thiết kế web, phát triển web cũng có khảng 10 công cụ SEO miễn phí mà rất hữu dụng dành cho các webmaster muốn áp dụng chiến lược quảng cáo trực tuyến trên Google.

Dưới đây là danh sách 10 công cụ miễn phí từ Google mà các webmaster nên dùng:
Google Webmaster có thể xác  định các liên kết bị phá vỡ, phần mềm độc hại và các vấn đề khác và tìm ra những truy vấn tìm kiếm dẫn đến trang web của bạn, ngay cả với số liệu thống kê bấm qua. Nó thậm chí kiểm tra tốc độ trang web của bạn và cho bạn biết lý do tại sao website của bạn quá chậm.
Google Analytics là một dịch vụ miễn phí của Google cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách đã viếng thăm một trang web. Nó là sản phẩm được các nhà Marketing trong giới Internet dùng để đối chọi lại với giới webmaster và giới kỹ thuật trong khi nền công nghiệp phân tích web đang ngày càng phát triển.
Với Google Website Optimizer, bạn có thể thử nghiệm phiên bản khác nhau của các trang của bạn. Bằng cách này bạn có thể xác định những chuyển đổi tốt nhất.
Google Zeitgeist không phải là một công cụ trong ý nghĩa nghiêm ngặt nhưng bạn có thể sử dụng nó, tuy nhiên nghiên cứu từ khoá. Trong thực tế nó cho thấy các truy vấn phổ biến nhất nên nó là một điểm khởi đầu tốt trong chiến dịch SEO của bạn.
Google Trends là một dịch vụ web công cộng của Google. Nó giúp người dùng so sánh kết quả tìm kiếm Google Search trên toàn cầu kể từ năm 2004
Google Insights for Search cho tìm kiếm giống như Google Trends. Bạn có thể tra cứu hầu hết các từ khóa ở đây, ngay cả những người không được phổ biến ở tất cả. So sánh tối đa năm từ khoá và sau đó là traffics của các website.
Đây là một công cụ cổ điển. Trên hình ảnh ghi là “Adwords”, nhưng bạn vẫn có thể tìm ra số lượng khách thăm trên một từ khóa bạn nhập vào.
Với công cụ này, bạn chỉ việc nhập từ khóa của bạn vào  và nhấp  "Get keyword ideas", sau đó bạn có thể xem xét các thông tin về từ khóa đã nhập cũng như các từ khóa liên quan,  rồi lựa chọn từ khóa cho website của bạn.
Công cụ này rất gọn gàng và đơn giản, nó cho phép bạn  tìm ra các từ khóa liên quan đến một trang web hoặc từ khoá hiện tại hoặc là cả hai. Nó cũng kết nối với Google Insights cho tìm kiếm là một cách rất hữu ích.
Google Ad Planner là công cụ miễn phí giúp hoạch định chiến lược quảng cáo. Bạn có thể tìm thêm website liên quan đến các khách thăm của bạn hay xem thống kê số lượng người dùng và thông tin liên quan của hàng triệu website trên thế giới với công cụ này.

8 lỗi nghiên cứu từ khóa trong Seo

8 lỗi nghiên cứu từ khóa trong SeoVnTim™<> Một trong những lý do khiến tiếp thị tìm kiếm trở nên quá hiệu quả đó là nó chuyển được thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tới những người đang tích cực tìm kiếm chúng. Những người đó nhập những cụm từ tìm kiếm vào trong một công cụ hỗ trợ tìm kiếm và công cụ đó sẽ cung cấp các trang web cũng như những quảng cáo có liên quan tới những cụm từ đó. Sự sắp xếp này rất có lợi cho người sử dụng do họ được cung cấp cái họ muốn đồng thời có thể đem lại lợi nhuận cho công ty đang bán những hàng hóa đó bởi các sản phẩm của họ đều được đưa ra trước những người mua hàng có chủ đích vì vậy mà tiềm năng bán được hàng là khá cao.

Thành công của tiếp thị nghiên cứu phụ thuộc vào việc liệu những từ khóa mà người tìm kiếm nhập vào trong hộp thoại truy vấn có phù hợp với những từ khóa mà công ty đó vừa nhắm tới theo các chiến dịch trực tuyến của họ hay không. Nếu công ty bán hàng đó xác định được hợp lý các từ khóa mà một người tìm kiếm có thể sử dụng để tìm các sản phẩm thì sau đó là cơ hội tốt cho một cuộc mua bán sẽ xảy ra.

Quy trình nhận dạng các từ khóa được thực hiện bằng những cái bẫy mà có thể làm giảm tính hiệu quả của các chiến dịch trực tuyến. Dưới đây là tám lỗi phổ biến các công ty thường gây ra trong việc lựa chọn những từ khóa cho các chiến dịch của họ.

1. Nhắm vào những từ khóa mà mọi người không bao giờ sử dụng

Bạn không phải tìm đâu xa trên trang web để tìm những cụm từ các công ty nhắm tới mà những người truy cập nhập chẳng bao giờ nhập vào một công cụ hỗ trợ tìm kiếm.

Có một số cách làm cho lỗi này có thể tự hiện ra. Nhưng cách phổ biến nhất là khi một công ty chọn những từ khóa từ chuyên ngành nội bộ mà họ chỉ sử dụng trong phạm vi công ty trong khi lại hoàn toàn xa lạ với thế giới bên ngoài.

Thậm chí hầu hết những người tỉnh táo như chúng ta cũng có thể bị rơi vào cái bẫy này. Đó là do chúng ta thường sử dụng những từ ngữ này hàng ngày trong vốn từ ngữ của mình, vì thế chúng đã ăn sâu vào suy nghĩ của chúng ta đến nỗi chúng ta quên mất thực tế rằng những người khác không hề quen với những ngôn từ đầy tính tập thể nội bộ này. Và trong nhiều trường hợp công ty còn đang phải trải qua một dạng “cận thị”, nghĩa là họ quá quen với những sản phẩm tới mức họ không nhận thấy rằng những người khác có thể dùng tên khác để gọi những sản phẩm đó.

Một hoàn cảnh khác đó là những từ khóa tối nghĩa được nhắm tới làm cho nó trở nên mờ mịt hơn. Mặc dù hầu hết những công ty tiếp thị tìm kiếm đều trung thực và chỉ muốn tốt nhất cho các khách hàng thế nhưng vẫn có một số hãng sử dụng tối ưu hóa công cụ hỗ trợ tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO) thiếu trung thực chủ ý chọn những cụm từ khóa rất khó hiểu đến mức họ có thể đảm bảo việc xếp hạng dựa vào những cụm từ đó. Căn bản là những từ khóa tối nghĩa thường ít bị cạnh tranh nên hãng sử dụng SEO đều có thể dễ dàng chiến thắng các đối thủ của mình.

Họ nói với khách hàng rằng: “chúng tôi sẽ nhận ra bạn nếu bạn xếp hạng cho cụm từ X” – và thường cụm từ mới nghe có vẻ hay. Còn người khách hàng tin tưởng đã đồng ý chọn cụm từ đó mà không nhận ra rằng cụm từ đó sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập hoặc mang lại những cuộc trao đổi nào.

Các chuông báo động thường bị biến mất trong suy nghĩ của bạn nếu hãng SEO của bạn luôn khẳng định có sự đảm bảo. Vì vậy, hãy yêu cầu hàng loạt các từ khóa phổ biến mà họ đang lựa chọn, kiểm tra những từ khóa theo kiểu thanh toán theo lần nhấp chuột (Pay Per Click - PPC) để có được dữ liệu thực hiện thực tế, sau đó hãy quyết định xem liệu từ khóa đó có đáng để tiếp tục sử dụng trong tiếp thị có hệ thống hay không.

2. Lúng túng giữa tính phổ biến với tính phù hợp của từ khóa

Các công cụ từ khóa chuyên nghiệp như KeywordDiscovery và WordTracker đều là những công cụ nổi tiếng trong việc chuyển sự thấu hiểu thành lưu lượng truy cập tiềm năng của những cụm từ tìm kiếm. Đây là thông tin hữu ích khá quan trọng mà đôi khi nó được coi như một tiêu chuẩn để phân tán được tỷ lệ. Những sự cân nhắc khác như tính thích hợp, mục đích người sử dụng và cả tính cạnh tranh của một cụm từ cũng hay bị bỏ qua.

Điều phải luôn ghi nhớ đó là nhiều cụm từ phổ biến cũng mang tính cạnh tranh cực cao khiến những cụm từ phổ biến sáng giá đó trở thành một lựa chọn tốn kém. Giá bỏ thầu PPC sẽ cao hơn và viêc đạt được một vị trí hệ thống cao sẽ đòi hỏi nhiều sản phẩm hơn bởi ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh đều nhắm vào cụm từ đó. Một phương pháp dự phòng, đặc biệt đối với một doanh nghiệp nhỏ muốn theo đuổi nhiều hướng, là những cụm từ càng liên quan thì càng ít phổ biến, nhưng lại trở thành những lựa chọn tốt hơn do họ biết chuyển đổi tốt hơn.

3. Không xem xét kỹ mục đích người sử dụng trong sự lựa chọn từ khóa

Việc lựa chọn những từ khóa tốt đòi hỏi khả năng nắm bắt được suy nghĩa của người sử dụng để biết được họ muốn cái gì và khi nào thì nhập vào cụm từ đó.

Cụm từ mà một người sử dụng nhập vào phải khá thích hợp với trạng thái suy nghĩ của người sử dụng và nơi họ tham gia vào quy trình mua hàng. Lấy ví dụ như qua cụm từ tìm kiếm về “car reviews” (xem qua xe hơi) có thể chỉ ra rằng người tìm kiếm đó đang ở trong quá trình tìm kiếm và đang có ý định so sánh mặt hàng đặt mua. Tương tự thế nếu một người tìm kiếm nhập vào “fast auto financing” (mua xe nhanh) thì rõ ràng là anh ta thực sự muốn mua xe ngay bởi anh ta cần một chiếc xe đời mới để đi chơi cuối tuần.

4. Chọn những từ khóa chỉ độc một từ

Thật hiếm khi những cơ hội dành cho chỉ độc một từ lại là một lựa chọn tốt cũng như điều này chỉ xảy ra chủ yếu ở những trang có tiềm năng lớn. Nếu bạn là Maytag thì từ khóa đơn “washer” (máy giặt) lại có thể rất hay. Tuy nhiên, đối với hầu hết các trang web thì những từ khóa chỉ độc một từ thường mang tính cạnh tranh rất cao và khá tốn kém bởi chúng không chỉ trở nên quá chung, quá cạnh tranh mà còn khó thực hiện tốt.

5. Từ khóa gây nhầm lẫn

Điều này đòi hỏi phải cẩn thận khi lựa chọn các từ khóa nhằm chắc chắn rằng bạn chọn những cụm từ không vô tình mâu thuẫn với những ngành nghề liên quan. Lấy ví dụ như hãy xem xét cụm từ “mobile marketing” (tiếp thị di động). Điều này có thể vô tình khiến việc quảng cáo của một công ty bán những tấm bảng thông báo di động cạnh tranh với một công ty bán những thiết bị di động. Vậy nên việc lựa chọn từ khóa cẩn thận có thể giúp ngăn chặn được sự nhầm lẫn này.

6. Không cân nhắc về sự cạnh tranh

Nhiều công ty gần như nhắm mắt chọn các từ khóa và không chịu dừng lại xem xét tình hình cạnh tranh chung của từ khóa đó trên web. Hãy nhập cụm từ định chọn vào một hộp thoại truy vấn trên một công cụ hỗ trợ tìm và hãy xem một lượt những trang web đang xếp hạng cho nó. Chúng có đuôi mở rộng là .gov hay .edu không? Hãy kiểm tra xem chúng được tối ưu ra sao. Hãy so sánh những liên kết ngược của những trang đang xếp hạng cho trang web của bạn. Nếu bạn muốn xếp hạng, bạn cần phải bỏ ngay cái mà các trang web khác đang làm. Hãy chọn các đối tác một cách cẩn thận: liệu bạn có thể thực sự cố gắng theo đuổi cụm từ này không?

7. Thiếu xem lại những từ khóa một cách định kỳ

Ngôn ngữ không đứng yên. Những từ ngữ mới luôn thêm vào vốn từ của mọi người và những từ ngữ khác luôn được đem ra dùng. Việc xem qua những diễn đàn và cả những blog nơi mọi người đang tranh luận về các sản phẩm như của bạn là một cách rất hay để thấy được những cụm từ mới. Wordspy.com là một công cụ miễn phí được ưa thích trong việc học những thành ngữ mới.

Việc xem lại danh sách từ khóa một cách định kỳ là vô cùng quan trọng vì như thế bạn có thể biết liệu bạn có bỏ sót cụm từ nào không hoặc những cụm từ nào mới hoặc được dùng phổ biến hơn.

Một lý do khá hay nữa để xem lại các từ khóa đó là nó thể hiện tính thẩm tra sát sao hơn bởi bạn có thể thấy được những từ khóa không phù hợp đang không thực hiện tốt và làm bạn tốn tiền. Có thể, khi bạn tạo ra sự lựa chọn từ khóa đầu tiên, bạn mới chỉ giới hạn dữ liệu mà dựa vào đó để bạn đưa ra quyết định của mình. Vậy nên, việc xem lại những từ khóa của mình khi bạn hướng vào dữ liệu đang thực hiện có thể giúp bạn tìm thấy được những lựa chọn phù hợp hơn cho mình.

8. Không phân bổ được đủ tài nguyên và thời gian để thực hiện việc tìm kiếm từ khóa hay

Hầu hết tất cả việc tiếp thị tìm kiếm đều có cơ sở của nó trong những từ khóa. Những từ bạn mua theo PPC, những từ bạn nhắm tới vào hệ thống, những từ bạn tập trung vào trong hình ảnh và video của mình, tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào việc tạo ra được những lựa chọn từ khóa hay từ trước. Mà điều này luôn cần có thời gian và tài nguyên để thực hiện được việc tìm kiếm từ khóa thích hợp.

Nếu bạn đang xây một tòa nhà, bạn phải cần đo đạc để khẳng định rằng nền móng của bạn chắc chắn. Điều này cũng giống như quy trình tìm kiếm từ khóa. Thật không may về điều xảy ra ở nhiều công ty, đó là họ vội vàng trong quy trình tìm từ khóa và không phân bổ được tài nguyên hoặc thời gian để làm điều đó cho tốt. Thế nên nó dẫn tới những lựa chọn từ khóa dở ẹc và lãng phí rất nhiều tiền của công ty trong khi lại mất khá nhiều thời gian.

Một chiến lược tốt hơn đó là hãy sử dụng đúng thời gian vào đúng lúc để thực hiện dự án cho tốt. Một quy trình tìm từ khóa tốt là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà một công ty có thể làm. Hãy dành ra vài phút mỗi ngày và xem lại các danh sách từ khóa của bạn. Những thay đổi đều tiết kiệm cho chính bạn và cả công ty của bạn rất nhiều tiền cũng như nâng cao được vị trí của bạn trong các chiến dịch tìm kiếm bằng cách đơn giản là cải thiện vốn từ khóa mà thôi.
 VnTimTM Theo Nguồn bwportal.com.vn 

Thứ Tư, 2 tháng 6, 2010

Ảnh hưởng của tên miền quốc gia , địa lý trong SEO

VnTim™<>  Khi quảng cáo trực tuyến trên Google, website cần được tối ưu hóa với rất nhiều yếu tố. Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến SEO liên quan đến vị trí địa lý hay còn gọi là yếu tố vùng miền.

Điều này giải thích tại sao các kết quả search ở những nước, những vùng khác nhau thì khác nhau. Ví dụ : Nếu bạn search chữ domain trên google.com.vn bạn sẽ thấy site vnnic.vn đứng trong top 1. Còn nếu search chữ domain trên google.com thì site vnnic.vn hầu như không thấy. Vậy thì những yếu tố nào của vị trí địa lý sẽ ảnh hưởng đến các kết quả SEO ?

1- Tên miền :

Nếu bạn sử dụng tên miền quốc gia sẽ được google đánh giá cao hơn những tên miền quốc tế như .com, .org, .net. Bạn có thể lấy ví dụ khi search chữ web design trên google.com và google.com.au. Tên miền .com.au hầu như chiếm các vị trí đầu trên google.com.au


Ảnh hưởng của vị trí địa lý trong SEO

Hình Google.com.au

Ảnh hưởng của vị trí địa lý trong SEO

Hình Google.com

2- Hosting :

Bạn có thể kiểm tra website sử dụng hosting ở đâu qua sử dụng công cụ : Website value calculator and web information. Các website đặt hosting trong vị trí nước nào thường có rank cao hơn các website có hosting ở nước khác.

3- Yahoo Directory

Địa chỉ Yahoo Directory tại : Regional in the Yahoo! Directory

Nếu website của bạn có trong danh sách này thì cũng được Google đánh giá ưu tiên về vị trí địa lý.

4- Dmoz

Một directory quen thuộc với rất nhiều webmaster. Nếu website của bạn được xuất hiện trong này theo một vùng miền sẽ có tác động tốt đến thứ hạng của website.

5- Ngôn ngữ :

Chắc chắn ngôn ngữ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng của website. Đa số những trang tiếng Việt thường rank cao ở google.com.vn trong khi lại không xuất hiện ở google.com. Ví dụ như bạn có thể thấy ví dụ về vnnic.vn chỉ xuất hiện ở google.com.vn mà không hề xuất hiện ở google.com khi search chữ domain.

6- Back links and external links

Cũng có nhiều chuyên gia cho rằng website của bạn nếu có được back link từ những site trong một quốc gia một vùng miền, hoặc website của bạn link đến những website trong những vùng miền đang hướng tới sẽ có thể có thứ hạng tốt ở các vùng miền đó.

7- Geographic targeting trong webmaster tool

Chưa có nhiều kiểm duyệt chứng tỏ rằng chức năng này của webmaster tools có tác động nhiều đến thứ hạng. Nhưng cũng nhiều người cho rằng đây là một cách để gia tăng thứ hạng ở những vùng miền mà website hướng tới.

Ảnh hưởng của vị trí địa lý trong SEO
VnTimTM Theo Nguồn  http://www.thegioiseo.com/diendan/seo-tips-thu-thuat-seo/73-anh-huong-cua-vi-tri-dia-ly-trong-search-engine-optimization.html