Hiển thị các bài đăng có nhãn Windows 8. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Windows 8. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Những cách giúp máy tính Windows 8 khởi động nhanh hơn

NHỮNG LỜI CHÚC GIÁNG SINH - Ngoài việc tiến hành dọn dẹp thường xuyên rác hệ thống để cải thiện thời gian khởi động Windows 8 thì bạn có thể áp dụng một số cách sau đây.

Không thể không công nhận rằng Windows 8 có thời gian khởi động khá ấn tượng! Tuy nhiên, theo thời gian thì các ứng dụng phần mềm và một số các tùy chỉnh hệ thống sẽ làm cho thời gian khởi động bị ảnh hưởng rất nhiều, cụ thể là Windows 8 sẽ mất nhiều thời gian hơn khi khởi động.
Những cách giúp máy tính Windows 8 khởi động nhanh hơn
Ngoài việc tiến hành dọn dẹp thường xuyên rác hệ thống để cải thiện thời gian khởi động thì bạn có thể áp dụng một số thủ thuật sau đây

Xác định thời gian khởi động hiện tại của máy tính Windows 8

Trước tiên, bạn cần tiến hành xác định thời gian khởi động hiện tại của Windows 8 mình đang dùng bằng cách nhấn tổ hợp phím tắt Win + W để kích hoạt Search, sau đó gõ vào từ khóa “event” và chọn kết quả View event logs.
Hộp thoại Event Viewer xuất hiện, bạn truy cập vào Applications and Services Logs > Microsoft > Windows > Diagnostics Performance và lần lượt kiểm tra danh sách các Log để chọn khóa Critical và xem thông số Event ID của khóa.
Có thể thấy ở đây thông số Event ID là 100 tức là Windows 8 của tôi mất khoảng thời gian gần 3 phút để hoàn thành việc khởi động.

Bảo đảm tính năng Fast Startup đã được kích hoạt

Windows 8 được bổ sung 1 tính năng nhỏ giúp tăng tốc lại quá trình khởi động sau mỗi lần tắt máy, đó là Fast Startup. Khi ta tắt máy, Windows 8 sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông (hibernates) và lưu dữ liệu tạm thời vào tập tin hiberfil.sys trong ổ đĩa hệ thống. Việc làm này sẽ giúp Windows 8 luôn có thời gian khởi động nhanh nhất và các dữ liệu hệ thống sẽ tiếp tục tải.

Bạn có thể khởi động tính năng Fast Startup bằng cách truy cập vào Control Panel > Power Options > Choose what the power buttons và nhấn chọn Turn on fast start-up (recommended) ở mục Shutdown settings. Bạn nhấn tiếp Save changes và khởi động lại máy tính để lựa chọn được thực thi,
Khi Fast Startup được kích hoạt, bạn sẽ thấy thời gian khởi động của Windows 8 sẽ được rút ngắn đi một nữa. Và nếu như máy tính có sử dụng công nghệ UEFI thì thời gian khởi động còn ấn tượng hơn nữa!

Tắt bớt các ứng dụng khởi động cùng Windows
Phương pháp này chắc chắn không mới đối với người dùng Windows, để cải thiện thêm thời gian khởi động cho Windows 8, việc tắt bớt các tiến trình khởi động cùng Windows không cần thiết là hết sức quan trọng. Và bạn có thể làm công việc này dễ dàng tại hộp thoại Task Manager trên Windows 8

Tắt các dịch vụ khởi động cùng Windows

Trên Windows 8, có 2 dịch vụ không cần thiết và ít được sử dụng nhưng lại chiếm dụng thời gian khởi động khá nhiều đó là Computer Browser và Windows Media Player Network Sharing. Vì thế bạn có thể tắt chúng đi bằng cách gọi hộp thoại Run và nhập dòng lệnh “msconfig” để mở tính năng System Configuration lên. Sau đó chọn tab Services rồi lần lượt tắt (bỏ đánh dấu) 2 dịch vụ là Computer Browser và Windows Media Player Network Sharing trong danh sách rồi chọn Apply > OK để lưu lại.
Khá đơn giản phải không? Hi vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn.

Tham khảo: Makeuseof
__________________________________________________
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui!
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm

Hài 3S - Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm, Windows 8 đang được đông đảo người dùng sử dụng. 

Tuy nhiên còn rất nhiều chức năng của Windows 8 mà nhiều người dùng chưa biết hoặc chưa kịp khám phá nó. Ở bài viết này Namkna sẽ hướng dẫn các bạn cách phát Wifi trên Windows 8 không cần sử dụng phần mềm của bên thứ 3.
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
» Ưu và nhược điểm của phương pháp phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm.

- Ưu điểm của việc không sử dụng phần mềm để phát Wifi đó là tốc độ mạng nhanh hơn sử dụng phần mềm phát wifi Connectify và MyPublicWiFi,.. 

- Xin nói trước là nó không tiện dụng bằng phần mềm chuyên nghiệp nhưng dù sao cũng giúp bạn chủ động hơn Và hơn nữa rất dễ làm. Phát wifi trên win 8 mà không cần phần mềm. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn (chỉ 2 dòng lệnh trong cmd là xong nhé)

- Trên Windows 7 có nhiều bạn sử dụng phần mềm phát Wifi nhưng Windows 8 thì mình khuyên không nên sử dụng phần mềm :) và các bạn nên phát Wifi theo hướng dẫn đơn giản dưới đây.

» Các bước tiến hành phát Wifi trên Windows 8 và Windows 7 không dùng phần mềm

Bước 1: Click phải chuột vào ngay góc dưới bên trái màn hình và chọn Command Prompt (admin) => sau đó nhấn yes
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
- Một cách khác là bạn bấm nút start rồi search từ "cmd"
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
- Rồi chọn Run as Administrator.
- Sau đó bạn sẽ thấy giao diện cmmand như sau
Bước 2: Trong command Prompt bạn hãy nhập vào lệnh sau đây để tạo một hostednetworkrồi nhấn enter: (bạn có thể copy rồi paste cho nhanh và chính xác)
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=wifi-win8 key=12345678
» Trong đó: 
  • wifi-win8 là tên hosted có thể thay thế bằng tên khác theo ý thích của bạn
  • 12345678 password do bạn chọn, tối thiểu là 8 ký tự
màn hình hiện ra như sau là được
- Đã tạo 1 hosted thành công. Bạn nhập tiếp dòng lệnh sau đây để phát sóng wifi rồi nhấnenter:

netsh wlan start hostednetwork
- Đã phát wifi thành công.

Bước 3: Chia sẻ internet cho wifi.

3.1- Click phải chuột vào biểu tượng sóng không dây ở dưới thanh taskbar, bên cạnh hình chiếc loa --> chọn Open network and Sharing Center --> chọn change adapter settings. Bạn sẽ thấy xuất hiện 1 mạng không dây ảo trong Network Connections:
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
3.2- Click phải chuột vào mạng đang được dùng để kết nối internet (adsl, wifi hoặc 3G, ở đây mình đang dùng 3G của Mobifone) --> chọn properties
3.3- Trong thẻ Sharing, bạn hãy tick vào ô Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection và ở bên dưới Home networking connection, bạn chọn tên profile vừa được tạo ra, mặc định là Local Area Connection* 12 rồi nhấn ok (phần này chỉ cài đặt 1 lần)
3.4- Vậy là xong. Bạn đã phát thành công 1 hostednetwork. Để kiểm tra lại thông tin chi tiết, bạn hãy nhập dòng lệnh sau rồi nhấn enter:
netsh wlan show hostednetwork
Có thiết bị kết nối
3.5- Còn đây là chất lượng sóng của wifi-win8, chuẩn 802.11n tốc độ truyền tải 300 Mbits/sec(win7 chỉ phát được 150 Mbits/sec), sóng khá tốt phải không bạn?
- Để tắt wifi, bạn nhập dòng lệnh:
netsh wlan stop hostednetwork
- Để hủy bỏ 1 hosted đã tạo, bạn nhập:
netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=wifi-win8 key=12345678
Chú ý:

- wifi-win8 là tên hosted có thể thay thế bằng tên khác theo ý thích của bạn
- 12345678password do bạn chọn, tối thiểu là 8 ký tự
- Để nhập nhanh và chính xác dòng lệnh, bạn nên copy rồi paste vào command Prompt
- Nếu muốn kiểm tra chi tiết các thiết bị đang kết nối vào mạng của bạn, tải tiện ích nhỏ này về dùng: Wireless Network Watcher_Portable

- Nếu các thiết bị kết nối với mạng của bạn chỉ share được dữ liệu mà không share được internet thì bạn chỉnh như sau: Click phải chuột vào hình cột sóng không dây --> Chọn Open Network and Sharing Center --> Change advanced sharing settings --> All network --> Chọn Turn on sharing..., chọn Use 128-bit..., Chọn Turn off password...

- Muốn share dữ liệu trên các ổ D, E, F...giữa các máy tính với nhau thì click phải chuột vào ổ đĩa muốn share--> chọn Properties --> chọn thẻ sharing --> chọn Advanced sharing --> tick vào ô sharing this folder rồi nhấn ok

Lời khuyên:

1. Cơ bản:
Bạn nên chép những dòng lệnh dưới đây vào notpad rồi lưu ngay trên desktop để thao tác dòng lệnh cho nhanh và chính xác bằng copy và paste:
Tạo:
netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid=wifi-win8 key=12345678
Phát:
netsh wlan start hostednetwork
Kiểm tra:
netsh wlan show hostednetwork
Tắt:
netsh wlan stop hostednetwork
Hủy bỏ hostednetwork đã tạo:
netsh wlan set hostednetwork mode=disallow ssid=wifi-win8 key=12345678
2. Nâng cao:
- Mở trình soạn thảo notepad, chép từng dòng lệnh vào rồi lưu lại với từng file.cmd riêng như:Create.cmd (tạo), Start.cmd (Phát), Stop.cmd (Tắt), Delete.cmd (Hủy bỏ). Các file này đều chạy dưới quyền addmin nhé. Chú ý khi chép lệnh vào notepad xong cũng phải nhấn enter rồi mới save, khi save as nhớ chọn vào All Files ở hộp thoại phía dưới tên file.
Một số lỗi gặp phải khi cài đặt.

1. Không set được. (lỗi này được bạn mr_Chip_hôi phát hiện như trong phần comment)
- Sau khi nhập dòng lệnh netsh wlan start hostednetwork thì nó báo như sau:
C:\Windows\system32>netsh wlan start hostednetwork
The hosted network couldn't be started.
The group or resource is not in the correct state to perform the requested opera
tion.
=> Khắc phục:
  • Click on the Start button and select Control Panel.
  • Bạn đến "device manager"
  • Tìm dòng "network adapters"
  • Tìm các bộ chuyển đổi mạng không dây (virtual wifi adapter) => Click chuột phải chọn Properties enable nó là có thẻ nhập lệnh cmd trên.  
Cách phát Wifi trên Windows 8 không dùng phần mềm
Khắc phục cột sóng wifi có dấu x đỏ không kết nối mạng được

Lỗi này chắc các bạn hay gặp phải , cách khắc phục cũng rất đơn giản thui. Máy tính của bạn vẫn vào wifi ngon lành . Đột nhiên hôm nay tự dưng không vào wifi được nữa,mặc dù máy vẫn nhận wifi xung quanh nhưng mạng wifi hàng ngày vẫn xài bữa nay không vào được,cột wifi có dấu x màu đỏ..trong khi đó thì điện thoại của bạn vẫn vào mạng wifi bình thường. Khi bạn click vào mạng đó thì nó hiện dòng chữ " the setting saved on this computer for the network do not match the requirements of the network". Cách khắc phục rất đơn giản như sau:
  • Nháy phải chuột vào biểu tượng mạng có đánh dấu X chọn properties
  • Mục Security type chọn No
  • Mục Encryption type chọn No tiếp
  • Nhấn Ok sau đó kết nối lại (ảnh)
Mình đã thử cách này thành công.

Đọc thêm: Sử dụng tiện ích Windows Netsh

Microsoft có trang bị một tính năng wi-fi ảo trong Windows 8. Tính năng này cho phép người dùng kết nối đến một mạng không dây thông thường và tạo một mạng không dây ảo với cùng adapter không dây đó. Về cơ bản, tiện ích Netsh (Network Shell) được phát triển để giúp bạn cấu hình thiết bị mạng trong cả hai phiên bản máy chủ (server) và máy trạm (client). Với dòng lệnh netsh wlan, bạn sẽ dễ dàng sử dụng wireless hosted network để tạo và quản lý một kết nối không dây ảo.

Hosted network là một tính năng của mạng WLAN, được thiết kế để thực hiện ảo hóa thiết bị mạng vật lý. Để tạo một mạng ad-hoc trong Windows 8 với dòng các lệnh netsh, bạn khởi động CMD (Commad Prompt), bằng cách gõ cmd ở màn hình Start, rồi bấm chuột phải vào ứng dụng và chọn Run as administrator ở thanh tác vụ bên dưới. Bây giờ, bạn kiểm tra card mạng có hỗ trợ công nghệ ảo hóa hay không, bằng câu lệnh: netsh wlan show drivers.

Nếu xuất hiện Hosted network supported: Yes thì card mạng của máy tính có hỗ trợ công nghệ ảo hóa, còn nếu nó hiển thị No thì bạn cần cập nhật driver cho thiết bị mạng. Tiếp theo, bạn nhập vào câu lệnh sau đây để cấu hình mạng không dây ad-hoc: netsh wlan set hostednetwork mode=allow ssid= key= Khi hosted network được cho phép, bạn cần bắt đầu tạo mạng ad- hoc bằng câu lệnh sau: netsh wlan start hostednetwork

Nếu xuất hiện The hosted network started thì wireless hosted network đã được khởi chạy, còn nếu xuất hiện The hosted network couldn’t be started thì bạn cần vô hiệu mạng không dây hiện tại và kích hoạt lại nó. Bạn có thể làm mới danh sách các thiết bị mạng từ Device Manager để cài đặt driver cho thiết bị mạng ảo. Sau đó, bạn kiểm tra lại toàn bộ mạng wireless bằng cách bấm vào biểu tượng ở khay hệ thống, nếu thành công bạn sẽ thấy hệ thống mạng vừa tạo đã sẵn sàng và chờ người khác kết nối. Khi đó, bạn cần bật tính năng chia sẻ kết nối Internet (ICS) cho kết nối wi-fi mới được tạo ra, để có thể chia sẻ kết nối Internet của bạn với những máy tính, thiết bị khác.

Để kích hoạt tính năng ICS (Internet Connection Sharing), bạn vào Control Panel, vào Network and Internet, vào Network Connections, rồi bấm chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn Properties. Trong hộp thoại hiện ra, bạn chọn thẻ Sharing rồi đánh dấu chọn vào ô Allow other network users to connect through this computer’s Internet connection. Trong mục Settings, bạn có thể lựa chọn dịch vụ mạng khác mà máy trạm có thể sử dụng và truy cập.
Theo: Namkna
__________________________________________________ 
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui! 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Cách Phân vùng ổ cứng trên Windows 8 không mất dữ liệu

Việc chia đĩa cứng thành một hoặc nhiều nhiều phân vùng (partition) giúp người dùng cài đặt thử một hệ điều hành mới trên PC mà không bị ghi đè lên hệ điều hành cũ.
Cách Phân vùng ổ cứng trên Windows 8 không mất dữ liệu
Ngoài ra việc tạo thêm các phân vùng mới trên hệ thống giúp người sử dụng dễ dàng quản lí, sao lưu dữ liệu. Để làm được điều này trên Windows 8, bạn không cần cài đặt thêm bất kì phần mềm nào.
 
Cách phân vùng ổ đĩa cứng trên Windows 8 không mất dữ liệu
Bấm tổ hợp phím Windows + R để kích hoạt hộp thoại Run. Sau đó gõ vào lệnh diskmgmt.msc rồi bấm phím Enter.
Trong cửa sổ Disk Management, để tạo một phân vùng mới, bạn kích chuột phải vào ổ đĩa chính của bạn và chọn Shrink Volume.
Tiếp theo, bạn nhập vào khung Enter the amount of space to shrink in MB dung lượng mà bạn muốn sử dụng cho phân vùng ổ đĩa mới này. Sau đó bấm nút Shrink.
Trở lại cửas ổ Disk Management bạn sẽ thấy xuất hiện thêm phần không gian ổ đĩa mới chưa có tên (Unallocated).
Kích chuột phải vào vùng Unallocated và chọn New Simple Volume.
Hộp thoại New Simple Volume Wizard xuất hiện. Bạn bấm nút Next.
Bạn chọn dung lượng cho ổ đĩa mới, bấm Next.
Bạn chọn kí tự ổ đĩa bất kì mà muốn sử dụng tại mục Assign the following drive letter, rồi bấm nút Next.
Chọn định dạng cho phân vùng ổ đĩa tại mục File system, rồi đặt tên cho phân vùng mới mà bạn muốn tạo tại mục Volume Label và bấm nút Next.
Cuối cùng, bạn bấm nút Finish để hoàn tất việc tạo phân vùng mới.

Theo Số Hóa
______________________________________________
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Kích hoạt chức năng Slide To Shutdown trong Windows 8.1 Preview

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đọc cách kích hoạt và sử dụng tính năng “Slide To Shutdown” trong Windows 8.1 Preview.


Windows 8.1 Preview được Microsoft cho ra mắt gần đây đang là chủ đề bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn công nghệ, mà tiêu biểu là về các tính năng được ẩn bên trong nó. Và tính năng ẩn được phát hiện lần này là “Slide To Shutdown”, tức trượt để tắt máy.

Như tên gọi, tính năng này cho phép người dùng nhanh chóng tắt máy chỉ với thao tác cảm ứng đơn giản là kéo trượt màn hình.
Kích hoạt chức năng Slide To Shutdown trong Windows 8.1 Preview
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn đọc cách kích hoạt và sử dụng tính năng “Slide To Shutdown”

Truy cập vào ổ đĩa cài đặt Windows (thường là ổ C:) và tìm đến đường dẫn ‘Windows/System32’. Tại đây, bạn tìm đến tập tin ‘SlideToShutdown.exe’

Nhấn phải chuột vào tập tin “SlideToShutdown.exe”, chọn lệnh “Send to” và chọn “Desktop” để tạo lối tắt (shortcut) ngoài Desktop cho tập tin SlideToShutdown.
Trở lại màn hình Desktop, bạn nhấn phải chuột vào tập tin shortcut của Slidetoshutdown và chọn lệnh ‘Properties’
Hộp thoại thiết lập shortcut Properiotes xuất hiện, bạn chọn tab ‘Shortcut’ và nhập vào tổ hợp phím tắt tùy ý mà bạn sẽ sử dụng để kích hoạt tính năng SlideToShutdown, ở đây người viết chọn ‘Ctrl + Alt + B’. Tiếp tục qua tab ‘General’ và đánh dấu vào tùy chọn Hidden để ẩn tập tin shortcut. Kết thúc, bạn nhấn ‘OK’ để lưu lại
Thế là xong, bây giờ bạn hãy nhấn tổ hợp phím tắt mà mình đã thiết lập để trải nghiệm tính năng Slide To Shutdown thú vị này nhé. Chúc bạn thành công.
Theo: Genk.vn
______________________________________________
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/