Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Bài viết hay(736)

Cuối năm, thiên hạ lại thích tổng kết và bình chọn; kể cả chuyện tốt lẫn chuyện xấu. Từ chuyện những nước tham nhũng nhất thế giới 
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố xếp hạng thường niên về tham nhũng trên thế giới. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 116/177 quốc gia được xếp hạng, với điểm số không có sự thay đổi so với năm 2012.
“Tham nhũng vẫn rất khó điều tra và đưa ra pháp luật” và sẽ cản trở những nỗ lực quốc tế về xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và khủng hoảng kinh tế, TI nhận định.
Trang CNBC cho biết, Chỉ số Nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index) được TI công bố lần đầu vào năm 1995, là một trong những thước đo được theo dõi nhiều nhất về vấn đề này. Báo cáo năm nay, IT xếp hạng 177 quốc gia theo thang điểm từ 0-100. Trong đó, điểm 0 thể hiện mức tham nhũng cao nhất và điểm 100 cho thấy quốc gia đó không có tham nhũng. Các nước càng nằm ở cuối xếp hạng càng có mức độ tham nhũng cao.
Việt Nam giành được điểm số 31 trong xếp hạng năm nay, bằng với điểm của năm ngoái. Điểm số này đưa Việt Nam vào vị trí thứ 116.
Các quốc gia láng giềng của Việt Nam cũng không nhận được thứ hạng cao. Lào được 26 điểm, xếp thứ 140, nhưng điểm số của Lào năm nay đã tăng 5 điểm so với năm ngoái. Campuchia được 20 điểm, giảm 2 điểm so với năm 2012, và xếp ở vị trí 160. Thái Lan được 35 điểm, giảm 2 điểm, và xếp thứ 102. Trung Quốc được 40 điểm, tăng 1 điểm, đứng ở vị trí 80, đồng hạng với Hy Lạp.
Báo cáo cho biết, tham nhũng là vấn đề rất phổ biến trên thế giới. Có tới 50% trong số các nước được xếp hạng có điểm số từ 50 trở xuống.
Ông Huguette Labelle, Chủ tịch TI, nhận định, báo cáo năm nay “cho thấy tất cả các quốc gia vẫn đối mặt với mối đe dọa tham nhũng ở mọi cấp của chính phủ, từ hoạt động cấp phép ở địa phương cho tới thực thi luật và các quy định”.
Nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, được 73 điểm trong xếp hạng năm nay và xếp ở vị trí thứ 19, đồng hạng với quốc gia Nam Mỹ Uruguay. Canada, Đức, Anh, Nhật là vài trong số những quốc gia được đánh giá là minh bạch hơn Mỹ.
Hai quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất năm nay theo xếp hạng của TI là Đan Mạch và New Zealand, cùng được 91 điểm.
Ở đầu kia của bảng xếp hạng, những quốc gia bị cho là có nạn tham nhũng nghiêm trọng nhất bao gồm Afghanistan, Triều Tiên và Somalia, mỗi nước chỉ được vỏn vẹn 8 điểm. Nga được 28 điểm, bằng với điểm số năm ngoái và xếp ở vị trí 127, đồng hạng với 9 quốc gia khác.
Cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria đã khiến quốc gia này trở thành quốc gia tụt hạng nặng nề nhất trong xếp hạng năm nay. Điểm số dành cho nước này chỉ còn 17 điểm từ mức 26 điểm vào năm ngoái. Syria hiện xếp trong nhóm “đội sổ”, đồng hạng với Turkmenistan và Uzbekistan ở vị trí 168. Năm ngoái, nước này đứng vị trí thứ 144.
Trong khi đó, những quốc gia có sự cải thiện về mức độ minh bạch trong năm nay bao gồm Myanmar, Brunei, Lesotho, Senegal, Nepal, Estonia và Latvia. So với năm ngoái, điểm số của Myanmar tăng 6 điểm, lên mức 21 điểm, đảm bảo cho nước này vị trí 157/177.
Báo cáo của TI nhận định, đang có một số lượng đáng báo động các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng bởi mức độ tham nhũng cao. Có tới 2/3 trong số 177 quốc gia được xếp hạng đối mặt với mức độ cao không thể chấp nhận về “lạm dụng quyền lực, thỏa thuận ngầm và đưa hối lộ”. Ngay cả những quốc gia có độ minh bạch cao nhất cũng phải đối mặt với những thế lực có ảnh hưởng tới chính phủ thông qua các giao dịch sân sau, tài chính vận động, và giành giật các hợp đồng chính phủ.
“Tham nhũng vẫn rất khó điều tra và đưa ra pháp luật” và sẽ cản trở những nỗ lực quốc tế về xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và khủng hoảng kinh tế, TI nhận định. Tổ chức này cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế như nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất (G20) mạnh tay hơn trong “chống rửa tiền, đưa các doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn, và tìm kiếm những tài sản bị đánh cắp”.(Dân trí) - Các quốc gia châu Phi chiếm số lượng áp đảo tuyệt đối danh sách những nước tham nhũng nhất thế giới do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) công bố mới đây.

TI xếp hạng 177 quốc gia theo thang điểm từ 0-100 điểm. Điểm 0 chứng tỏ mức tham nhũng cao nhất. Năm nay, 3 quốc gia là  Afghanistan, Triều Tiên và Somalia cùng được 8 điểm. Trong ảnh, bé trai người Afghanistan đang đứng ngơ ngác ở giữa một bãi rác.  
  Hoạt động tham nhũng của các cá nhân và tổ chức, với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, có một ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số Tham nhũng 2012 do TI công bố mới đây xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên mức độ tham nhũng của các cơ quan và tổ chức công quyền, với thang điểm từ 0 (tham nhũng nhiều nhất) cho tới 100 (minh bạch nhất).
Cùng với điểm số 90 điểm, ba quốc gia Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand được đánh giá là những nước tham nhũng nhất thế giới. Trong khi đó, Somali, Triều Tiên và Afghanistan “đội sổ” với mức điểm cùng là 8. Việt Nam xếp hạng 123/176 quốc gia và vùng lãnh thổ với 31 điểm. Năm ngoái, Việt Nam được 29 điểm, đứng ở vị trí 112/183 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.
Bằng sự kết hợp của nhiều cuộc điều tra và đánh giá về “mức độ lạm dụng quyền lực được trao để trục lợi cá nhân”, Chỉ số Tham nhũng của TI chính là dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất về tình trạng tham nhũng trên thế giới.
10. Haiti

Điểm số: 19
Điểm số: 19
Báo cáo Nhân quyền 2011 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tham nhũng "vẫn còn lan tràn tại mọi ngóc ngách và cấp bậc trong Chính phủ Haiti", thậm chí sau khi nước này bầu ra một tổng thống mới cùng năm.
“Ở nước này, mọi thứ đều là tiền. Những thứ khác đều vô giá trị”, ông Stanley Gaston, Chủ tịch Hiệp hội Pháp lý Port-au-Prince, phát biểu. Haiti có hai cơ quan chống tham nhũng, nhưng các cơ quan này cũng liên tục từ chối theo đuổi các vụ tố giác về tham nhũng và biển thủ.
9. Venezuela

Điểm số: 19
Điểm số: 19Việc phát hiện ra trữ lượng dầu lửa khổng lồ ở Venezuela càng khiến nạn tham nhũng ở nước này trở nên phổ biến. Vào những năm 1970, người dân Venezuela thâm chí còn gọi dầu lửa khai thác từ lòng đất là "chất thải của quỷ dữ". Từ sau khi Tổng thống Hugo Chavez đắc cử vào năm 1999, tình hình cũng không được cải thiện là mấy.
"Nạn tham nhũng ở Venezuela quá lớn tới mức tràn cả ra ngoài. Ngày càng có nhiều hoạt động tội phạm bắt nguồn từ nước này”, ông Joel Hirst, nhân viên tại Hội đồng Quan hệ quốc tế ở Washington (Mỹ), nói trên hãng tin Bloomberg.
8. Iraq

(Ảnh: R
(Ảnh: Reuters)Điểm số: 18“Hàng triệu USD đã bị đánh cắp, và một phần số tiền này về tay các nhóm khủng bố. Chính phủ Iraq không thể thắng trong cuộc chiến chống quân nổi dậy nếu họ không thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng trước. Và cuộc chiến chống tham nhũng còn khó khăn hơn nhiều”, một cựu chính trị gia Iraq lưu vong nói trên BBC vào năm 2009.
Từ đó đến nay, Chính phủ Iraq đã có nhiều nỗ lực, nhưng tháng 10 vừa qua, một hợp đồng vũ khí trị giá 4,2 tỷ USD của Iraq với Nga đã bị hủy do cả hai bên đều lo ngại về tham nhũng.
7. Turmenistan
Điểm số: 17


(Ảnh: R
Hệ thống luật pháp kém phát triển đã khiến quốc gia này ngày càng dễ bị tổn thương trước tình trạng tham nhũng trong khu vực nhà nước, và tình trạng này khiến hệ thống luật pháp đã yếu càng thêm yếu.
Các quan tòa ở Turmenistan không được đào tạo bài bản và sẵn sàng nhận hối lộ. Trong khi đó, toàn bộ đất đai thuộc về chính phủ, còn các quyền sở hữu khác đều bị hạn chế. Tổng thống Turkmenistan có thể tùy ý dùng doanh thu từ bán tài nguyên dầu mỏ và than đá vốn là nguồn thu chính của nước này. Việc ngân sách quốc gia chẳng bao giờ được công khai đầy đủ.
6. Uzbekistan
Điểm số: 17

(Ảnh: R
Tình trạng tham nhũng ở Uzbekistan cũng không kém gì ở quốc gia láng giềng Turkmenistan. "Người dân nước tôi đã quen hối lộ tất cả, dù là giáo viên hay bác sĩ. Chúng tôi cần tuyên truyền cho mọi người biết việc làm đó là sai", một nhân viên thuộc cơ quan chống tham nhũng của Bộ Nội địa nước này phát biểu.Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch và các chính trị gia khó uốn nắn ở Uzbekistan khiến nhiệm vụ này gần như là không thể thực thi. "Các nhà cầm quyền trên thực tế không có chút trách nhiệm nào về việc này. Ở đây không có phe đối lập, không có xã hội dân sự và cũng chẳng có tự do báo chí", ông Miklos Marschall, Phó giám đốc điều hành TI, nhận xét.
5. Myanmar

Điểm số: 15
Điểm số: 15
Sau 50 năm nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội, từ tháng 3/2011, Myanmar đã thực hiện một loạt cải tổ, bao gồm soạn thảo một bộ luật chống tham nhũng, trong đó quy định công chức phải trả lại tiền biển thủ và người dân phải thông báo về việc tham nhũng và đưa hối lộ.Tuy nhiên, quốc gia giàu tài nguyên, như dầu mỏ, gỗ và đá quý này vẫn chịu ảnh hưởng của những nhân vật thuộc chế độ độc tài quân sự cũ. Hãng tin tài chính Bloomberg đã phỏng vấn một người cung cấp hàng hóa cho Chính phủ Myanmar, và người này nói rằng: "Chúng ta cần phải nhìn vào toàn bộ văn hóa, lịch sử. Những tổ chức ấy muốn được nhận lại thứ gì đó. Làm sao có thể xóa bỏ một văn hóa chỉ trong một đêm được”.
4. Nam Sudan

Điểm: 13
Điểm: 13
Quốc gia này có sản lượng dầu lửa đạt mức nửa triệu thùng mỗi ngày. Từ năm 2005 đến nay, doanh thu 10 tỷ USD từ dầu lửa của Nam Sudan đóng góp gần 98% ngân sách cho chính phủ.
Tuy nhiên, kể từ khi giành quyền tự chủ vào năm 2005, quốc gia trẻ nhất châu Phi này đã mất gần 4 tỷ USD vì tham nhũng. Chưa một quan chức nào tại đây bị khởi tố vì tội tham nhũng, dù Nam Sudan đã thành lập hẳn một cơ quan chuyên trách vấn đề này.
3. Afghanistan

Điểm số: 8
Điểm số: 8Afghanistan rơi xuống đáy bảng xếp hạng năm nay sau một cơ quan kiểm toán mật thuộc tòa án phát hiện ra rằng, ngân hàng lớn nhất nước này là Kabul Bank hoạt động đúng như một tổ chức lừa đảo.
Trong khi ngân hàng này bơm tiền cho giới chính trị và thượng lưu của Afghanistan, thì việc Mỹ lơ là giám sát các hợp đồng ở nước này đã khiến tham nhũng bùng phát trong toàn bộ hệ thống chính trị tại đây.
Afghanistan hôm nay không những lập lại lỗi lầm của VNCH năm xưa mà còn tệ hại hơn khi cả guồng máy chính phủ Kazai đều tham nhũng.
 2. Triều Tiên

Mức điểm: 8
Mức điểm: 8
Đầu tư nước ngoài ở Triều Tiên gần như là con số 0, và nước này đã oằn lưng gánh chịu tình trạng tham nhũng mang tính chất cơ cấu trong hệ thống chính trị suốt từ đầu những năm 1990. TI cho biết, việc vào hay ra khỏi Triều Tiên đều đòi hỏi những khoản hối lộ lớn.
Khi một vị giáo sư đã hỏi người dân Triều Tiên họ nghĩ thế nào nếu cảnh sát hoặc quan chức từ chối nhận hối lộ, họ đã tỏ ra lúng túng. Thậm chí, một người bán hàng ở chợ còn nói rằng: "Họ điên à? Thế thì làm sao mà họ sống nổi?".
1. Somali
Mức điểm: 8
Mức điểm: 8Trong suốt nhiều năm, Mỹ và Liên Xô cũ đã coi Somali là chiến trường chính trị và thực hiện hỗ trợ tài chính cho các phe phái tại đây, theo đó thổi bùng tình trạng tham nhũng ở quốc gia này. Sự hỗ trợ tài chính của Mỹ cho chính quyền cựu Tổng thống Siad Barre đã nâng tham nhũng ở nước này lên một mức độ mới. Sau khi Chính phủ Siad Barre sụp đổ vào năm 1991, Somali rơi vào tình trạng không luật pháp và bị điều khiển bởi các nhóm dân quân, tư lệnh. Một báo cáo năm 2012 của Ngân hàng Thế giới (WB) nghi ngờ rằng, khoảng 130 triệu USD mà chính phủ liên minh Somali nhận được trong các năm 2009 và 2010 đã biết mất mà không có chứng từ.

Phương Anh - Theo Business Insider 
Dựa trên chỉ số hoạt động hiệu quả môi trường (EPI), các nhà khoa học người Mỹ đã đưa ra danh sách 10 quốc gia được coi là sạch nhất thế giới.

Chỉ số EPI (Environmental Performance Index – chỉ số thành tích môi trường) được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường của một nước. EPI có mức thang từ 100 (bảo vệ môi trường tốt nhất) đến 0 (ít bảo vệ môi trường nhất) với 25 tiêu chí khác nhau như ngư trường, khí thải carbon, rừng, chất lượng nước, cây cối và động vật.

EPI giúp đánh giá toàn diện các thách thức về môi trường của thế giới cũng như cách mỗi nước đối phó với những thách thức này.

Dưới đây là 10 quốc gia có thang điểm EPI cao nhất theo bảng xếp hạng của các nhà khoa học Mỹ.

1. Iceland

Chỉ số EPI: 93.5

Bình quân GDP: 36.000 USD

Mặc dù bình quân GDP của Iceland chỉ đạt 84,8 điểm trong thang điểm thế nhưng tiêu chí về mức độ ô nhiễm không khí của Iceland thì gần như đạt điểm tuyệt đối 97,4 điểm

2. Thụy Sĩ

Chỉ số EPI: 89,1

Bình quân GDP: 37.000 USD

Thụy Sĩ có các chỉ số về lâm nghiệp, nguồn nước, chỉ số đang dạng sinh học,… gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng giống như các nước phát triển công nghiệp khác, tiêu chí đạt điểm thấp nhất của Thụy Sĩ chính là mức ô nhiễm không khí (ảnh hưởng đối với hệ thống sinh thái).

3. Costa Rica

Chỉ số EPI: 86,4

Bình quân GDP: 9.600 USD

Một quốc gia thuộc khu vực các nước đang phát triển có thể xếp ở vị trí thứ 3 đủ thấy ưu thế tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cực kỳ phong phú của quốc gia này. Nếu như có thể sáng suốt đưa ra chiến lược phát triển đúng đắn, Costa Rica có thể tránh được vết xe đổ của các nước phát triển trong quá khứ, làm ô nhiễm môi trường rồi sau đó mới quay lại bắt đầu xử lý.

4. Thụy Điển


Chỉ số EPI: 86

Bình quân GDP: 33.400 USD

5. Na Uy

Chỉ số EPI: 81,1

Bình quân GDP: 48.000 USD

Na Uy là một quốc gia vô cùng giàu có với trữ lượng dầu khí và khí thiên nhiên cực lớn. Tuy nhiên, với dân số chỉ 4,7 triệu người thì ảnh hưởng của nguồn nhiên liệu hóa thạch này đối với biến đổi khí hậu toàn cầu không thể do Na Uy mà chính là các quốc gia sử dụng chúng chịu trách nhiệm.

6. Maurice

Chỉ số EPI: 80,6

Bình quân GDP: 10.000 USD

Là một hòn đảo nhỏ ở phía đông Madagascar trên Ấn Độ Dương, tuy nhiên, Maurice lại là quốc gia có chỉ số EPI cao nhất ở châu Phi với mức điểm 80,6. Trong khi nước thứ 2 ở châu lục này có chỉ số EPI chỉ là 60,5. Sự cách ly hoàn toàn với phần còn lại của thế giới là một ưu thế của Maurice giúp quốc đảo này duy trì sự ô nhiễm ở mức thấp.

7. Pháp

EPI: 78,2

Bình quân GDP: 31.000 USD

Trong 10 quốc gia đứng đầu, các tiêu chí về không khí, chất lượng nước cho tới quản lý ngư nghiệp của Pháp có điểm số rất cao. Một ưu điểm của quốc gia này trong thang điểm EPI chính là sự phát triển mạnh của các nhà máy điện hạt nhân.

8. Australia
Chỉ số EPI: 78,1
Bình quân GDP: 35.000 USD
Với số điểm tuyệt đối trong tiêu chí bảo vệ các quần thể sinh vật, Australia đã có thể đứng ngang hàng với Pháp trong bảng xếp hạng 10 quốc gia sạch nhất thế giới.
9. Cuba
Chỉ số EPI: 78,1
Bình quân GDP: 8500 USD
Mặc dù vẫn còn nhiều băn khoăn cộng thêm tiêu chí về bình quân thu nhập chỉ đạt 65,7 điểm, tuy nhiên, Cuba vẫn đạt được 78,1 điểm trong thang điểm EPI của các nhà khoa học Mỹ.
10. Colombia
Chỉ số EPI: 76,8
Bình quân GDP: 7.600 USD
Trong danh sách 10 nước này thì Colombia là quốc gia nghèo nhất. Nguyên nhân khiến Colombia giành được vị trí cao như vậy trong bảng xếp hạng là vì điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vô cùng được ưu ái của nước này. Lượng khí thải cacbon của Colombia khá thấp bởi vì hệ thống thủy điện có thể thỏa mãn tới 70% nguồn điện năng của nước này. Đây chính là lý do vì sao với tiêu chí bình quân GDP, Colombia chỉ được 51 điểm nhưng chỉ số EPI trong các tiêu chí bảo vệ da dạng sinh học lại đạt tới 82,7 điểm.
Lê VănNguồn : VietnamNet
Qatar, một đất nước ở Trung Đông với nguồn thu nhập chính là dầu khí, hiện là quốc gia giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người là 91.379 USD.
Tiêu chí xếp hạng 10 nước giàu nhất thế giới năm nay của Forbes là dựa trên GDP bình quân đầu người. Dưới đây là danh sách 10 nước được xếp hạng cao nhất năm nay:
10. Áo
 GDP bình quân theo đầu người của Áo là: 39.711 USD.
   Cộng hòa Áo là một quốc gia liên bang ở Trung Âu, với thể chế dân chủ nghị viện. Nước Áo là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ 1955, và từ 1995 là thành viên của Liên minh châu Âu. Áo giáp Đức và Cộng hoà Séc ở phía bắc, Slovakia và Hungaria về phía đông, Slovenia và Ý về phía nam, Thụy Sĩ và Liechtenstein về phía tây.
 Áo có số dân 8,41 triệu người, đa số người dân nói tiếng Đức. Các ngành công nghiệp chủ yếu của nước này là xây dựng, lương thực và kim loại.
9. Ireland
 
ADVERTISEMENT
GDP bình quân trên đầu người của Ireland: 39.999 USD.
 Ireland là một quốc gia nằm tại phía tây bắc châu Âu. Từ vị trí một trong những quốc gia nghèo nhất Tây Âu, Ireland hiện nay đã là một đất nước phát triển. Năm 1973, Ireland trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu. Ireland là một trong những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất thế giới, khi nước này xếp thứ 5 toàn cầu về chỉ số phát triển con người.
 Năm nay, theo con số của Forbes, Ireland đứng thứ 9 trong 10 nước giàu nhất thế giới, với GDP tính theo đầu người là 39.999 USD. Số dân của nước này là 4,58 triệu dân. Các ngành công nghiệp chính của Ireland là kim loại, lương thực và dệt may.
8. Hà Lan
 Nằm ở phía tây bắc của châu Âu, có biên giới với Bỉ, Đức và nhìn ra biển Bắc, Hà Lan là đất nước nằm thấp nhất so với mực nước biển trên thế giới. Mức GDP bình quân đầu người ở nước này là 42.447 USD. Nguồn thu nhập chính của người dân là từ nông nghiệp, kim loại và các sản phẩm cơ khí.
7. Thụy Sĩ
 Thụy Sĩ có GDP bình quân đầu người là 46.424 USD. Số dân của đất nước này là 7,86 triệu người. Thu nhập chủ yếu của người dân dựa vào du lịch, sản xuất máy móc và hóa chất.
6. Mỹ
 Đất nước hơn 310 triệu dân này có GDP bình quân theo đầu người là 47.084 USD. Các ngành công nghiệp chính là xăng dầu, thép và ô tô.
5. Singapore
 
 Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á, nằm phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo Riau của Indonesia. Quốc đảo này gồm 63 hòn đảo nhỏ và có số dân 5,07 triệu người. GDP bình quân đầu người của nước này là 56.797 USD. Các ngành công nghiệp chính bao gồm điện tử, hóa chất và các dịch vụ tài chính.
4. Na Uy
 Na Uy, tên chính thức Vương quốc Na Uy, là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu, chiếm phần phía tây bán đảo Scandinavia. Nước này giáp biên giới với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga. Na Uy được xếp hạng cao nhất về phát triển con người từ năm 2001 tới năm 2006. Nước này cũng được xếp hạng là quốc gia an toàn nhất thế giới năm 2007 theo một cuộc khảo sát của Global Peace Index.
Dân số của Na Uy là 4,97 triệu người. GDP bình quân đầu người của đất nước Bắc Âu này là 56.920 USD. Nguồn thu nhập chính của người dân là từ dầu khí, khí tự nhiên và chế biến hàng hóa.
3. Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE)
GDP bình quân đầu người của đất nước này là 57.774 USD,
với số dân 8,26 triệu người.
Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất hiện là nước giàu thứ hai trong thế giới Hồi giáo và đứng thứ 17 trong 61 nền kinh tế có tính cạnh tranh cao trên thế giới, ngành hàng không đứng thứ 8 thế giới, ngành du lịch đứng thứ 2 trong khu vực. Các ngành xuất khẩu chủ yếu của nước này là dầu thô, khí đốt, hàng tái xuất, cá khô, chà là, nhập khẩu máy móc, thiết bị vận tải, hoá chất, thực phẩm…
Nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là dầu lửa, hơi đốt. Công nghiệp chủ chốt là khai thác và chế biến dầu lửa, trong khi nông nghiệp tập trung vào chăn nuôi và trồng chà là.
2. Luxembourg
Luxembourg là một quốc gia nhỏ nằm trong lục địa ở tây Âu, giáp với Bỉ, Pháp và Đức. Kinh tế Luxembourg là nền kinh tế phát triển, lĩnh vực chủ yếu là ngân hàng và thép. Luxembourg có GDP bình quân đầu người cao thứ 2 thế giới, với 89.562 USD/người.
Trong những năm qua, Luxembourg luôn là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong EU. Thu nhập GDP đầu người thuộc loại cao nhất thế giới. Các lĩnh vực thế mạnh là thương mại, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, hoá chất cao su, sản xuất thép, thực phẩm.
Đất nước nhỏ bé này chỉ có 0,51 triệu dân nhưng có tiềm lực kinh tế rất mạnh. Người dân nói 3 thứ tiếng là Pháp, Đức và tiếng Luxembourg.
1. Qatar
Qatar là một quốc gia tại Trung Đông và là đất nước giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người là 91.379 USD. Đất nước này có dân số là 1,69 triệu dân.
Hiện nay, người dân Qatar có mức sống cao, được hưởng nhiều dịch vụ xã hội và tiện nghi hiện đại. Thu nhập của Qatar chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu khí. Qatar có tiềm năng kinh tế rất mạnh và đang phấn đấu để trở thành một trung tâm kinh tế - tài chính của khu vực.
Các nhà nghiên cứu châu Âu tính được cân nặng của toàn bộ nhân loại và công bố danh sách 10 quốc gia “nhẹ” nhất thế giới với vị trí thứ 9 thuộc về Việt Nam.
Theo Live Science, dựa vào những dữ liệu thu thập khắp thế giới của năm 2005, các nhà nghiên cứu sử dụng chỉ số khối cơ thể (hay còn được coi là số đo độ béo của cơ thể - BMI) và phân loại chiều cao để ước tính khối lượng cơ thể trung bình của người trưởng thành. Sau đó, họ nhân những kết quả này với số dân để được khối lượng cơ thể tổng cộng.
ADVERTISEMENT
Tính chung toàn cầu, khối lượng cơ thể hay cân nặng trung bình của một người trưởng thành là 62kg. Do đó, cân nặng tổng cộng của tất cả những người trưởng thành trên Trái đất là 316 triệu tấn.
Đối chiếu với ngưỡng chỉ số BMI > 25 là thừa cân và BMI > 30 là béo phì, nhóm nghiên cứu tính toán được rằng, toàn bộ những người trưởng thành trên thế giới có mức thừa cân tổng cộng là 17 triệu tấn (tương đương với trọng tải của khoảng 170 hàng không mẫu hạm quân sự) và số cân béo phì là 3,9 triệu tấn.
Với các kết quả tính toán, nhóm nghiên cứu cũng công bố danh sách 10 quốc gia “nặng” nhất và 10 quốc gia “nhẹ” nhất thế giới dựa vào cân nặng tổng cộng của dân số mỗi nước năm 2005.
Mỹ đứng đầu danh sách “nặng” nhất, trong khi tốp “nhẹ” nhất hoàn toàn thuộc về các quốc gia ở châu Phi và châu Á, trong đó Việt Nam xếp ở vị trí thứ 9.
Đại diện các tác giả nghiên cứu cho biết, mục tiêu công trình của họ là nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về những tác động của việc tăng dân số. “Liên Hiệp Quốc dự báo, đến năm 2050, hành tinh của chúng ta sẽ có thêm 2,3 tỷ người nữa. Những hệ lụy sinh thái học từ việc tăng dân số sẽ trở nên trầm trọng hơn do mức tăng khối lượng cơ thể hay cân nặng trung bình của mỗi cá nhân”, báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí BMC Public Health khẳng định.
Kết luận trên dựa trên luận cứ sau: khối lượng cơ thể tăng lên sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn để duy trì và chuyển động. Do đó, khi cân nặng của ai đó tăng, họ cũng cần nhiều calo hơn để tồn tại. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cao nhu cầu tiêu dùng tài nguyên của Trái đất.
“Giải quyết vấn đề béo phì của dân số có thể mang tính sống còn đối với an ninh lương thực cũng như sự bền vững sinh thái học của thế giới”, nhóm nghiên cứu nhận định.
Tạp chí y khoa Anh The Lancet vừa công bố nghiên cứu những quốc gia có công dân ít hoạt động nhất thế giới. Theo đó, Malta là nước "lười" nhất với 71,9% người dân không tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày.
Trong thời gian diễn ra Olympic, tạp chí The Lancet thực hiện một loạt điều tra về mức độ hoạt động của người dân ở 122 quốc gia.
Theo đánh giá của The Lancet, Việt Nam có 15,3% người dân tập thể dục dưới 30 phút mỗi ngày, xếp thứ 5 ở khu vực Đông Nam Á.
Dưới đây là danh sách 10 nước lười vận động nhất thế giới (xếp theo tỷ lệ người dân không tập thể dục trong thời gian tối thiểu):
 
 10 - Malaysia (61,4%).
 
9 - Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (62,5%).
 
 8 - Anh  (63,3%).
 
 7 - Kuwait (64,5%).
 
 6 - Micronesia (66,3%).
 
 5 - Argentina (68,3%).
 
 4 - Serbia (68,3%).
 
 3 - Saudi Arabia (68,8%).
 
 2 - Swaziland (69,0%).
 
 1 - Malta (71,9%).
Không phải ngẫu nhiên mà kết quả nghiên cứu được công bố đúng vào thời điểm diễn ra Thế vận hội Mùa hè.
Mặc dù thế giới đang theo dõi các vận động viên đỉnh cao tranh tài ở sự kiện thể thao đòi hỏi sự khổ luyện, kỹ năng và thể lực dồi dào, nhưng hầu hết khán giả chỉ ngồi yên mà không hề đụng tay đụng chân. Nhóm nghiên cứu y vọng rằng, kết quả nghiên cứu kết hợp với sự phấn khích của Olympic sẽ thúc đẩy người dân các nước tích cực rèn luyện sức khỏe hơn.
Họ cảnh báo, lười tập thể dục là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và 1/3 dân số toàn cầu không đáp ứng yêu cầu hoạt động tối thiểu.
Theo Đất Việt

 Những quỹ đầu tư quốc gia càng “bí hiểm” thì lại càng có quy mô lớn. Trên thực tế, 7 quỹ đầu tư ít minh bạch nhất đang chiếm gần 50% tổng tài sản của các quỹ trên toàn cầu.

Quỹ đầu tư quốc gia hay quỹ đầu tư chính phủ - khái niệm dịch từ cụm từ Sovereign Wealth Funds (SWF) - là một quỹ đầu tư nhà nước với những tài sản có giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, tài sản, kim loại quý… Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, hoạt động của các quỹ đầu tư này bắt đầu bị dòm ngó. Lợi dụng những khó khăn tài chính của các công ty trong thời kì khủng hoảng, các SWF gia tăng việc mua lại tài sản nước ngoài. Điều này khiến cho nhiều người lo ngại chính phủ sẽ dựa vào các quỹ đầu tư quốc gia như cánh tay đắc lực để thâm nhập nền kinh tế nước ngoài. Trong khi một số lại không ngần ngại gọi những quỹ đầu tư này là “vị cứu tinh”.
Những lo ngại liên quan đến SWF bao gồm 2 vấn đề chính. Thứ nhất, tài sản của các quỹ đầu tư rất lớn, và khi một lượng tài sản lớn nằm trong tay bất kỳ ai thì đều đáng lo ngại, dù đó là cá nhân, ngân hàng hay chính phủ. Thứ hai, SWF là công cụ đầu tư của một chính phủ, trong khi mối quan tâm của bất kỳ chính phủ nào cũng không chỉ nằm ở lợi nhuận mà còn ẩn chứa rất nhiều quyền lợi chiến lược khác.
Chính điều này đã dẫn tới sự ra đời của chỉ số minh bạch Linaburg-Maduell, nhằm đánh giá tính minh bạch của từng quỹ đầu tư quốc gia. Chỉ số này được đánh giá dựa trên 10 nguyên tắc cần thiết dựa theo những tiết lộ của các quỹ về lịch sử, chiến lược đầu tư, lợi nhuận thu vào và những chuẩn mực về đạo đức mà trong đó, việc công bố phương thức đầu tư là yêu cầu bắt buộc. 10 là số điểm cao nhất dành cho những quỹ đầu tư “hoàn toàn minh bạch”.
ADVERTISEMENT
Dưới đây là danh sách 10 quỹ đầu tư lớn nhất thế giới hiện nay:
1.  Quỹ đầu tư quốc gia Abu Dhabi (ADIA)
Đứng đầu bảng xếp hạng là quỹ đầu tư quốc gia Abu Dhabi, thuộc Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất, được thành lập năm 1976 với tổng tài sản lên tới 672 tỉ USD. Lợi nhuận của quỹ này chủ yếu đến từ ngành công nghiệp dầu mỏ của đất nước. Tuy nhiên, quỹ đầu tư của gia đình hoàng gia Abu Dhabi không được đánh giá cao về tính minh bạch, khi chỉ giành được 5 trong tổng số 10 điểm về chỉ số minh bạch Linaburg - Maduell.
2.  Quỹ đầu tư an toàn Trung Quốc (SIC)
Quỹ đầu tư an toàn được thành lập vào năm 1997 là một trong những chi nhánh của cục quản lý ngoại hối Nhà nước Trung Quốc. Quỹ này tự hào với ước tính tài sản lên tới 576,9 tỉ USD, được hỗ trợ bởi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và đầu tư mạnh vào cổ phần của Vương quốc Anh. 4/10 là số điểm của SIC về chỉ số minh bạch.
3.  Quỹ đầu tư lương hưu chính phủ toàn cầu
Quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy này được thành lập vào năm 2006 và có tổng tài sản vào khoảng 560 tỉ USD với lợi nhuận thu về từ nguồn dầu mỏ của quốc gia. Quỹ này giành được điểm 10 trọn vẹn cho chỉ số minh bạch Linaburg - Maduell.
4.  Quỹ tiền tệ Saudi Arabia (SAMA)
Quỹ đầu tư thuộc sự kiểm soát của cơ quan tiền tệ Ả-rập, có tổng tài sản khoảng 472,5 tỉ USD và được 4/10 điểm chỉ số minh bạch.
5.  Quỹ đầu tư cổ phần Trung Quốc (CIC)
CIC được thành lập năm 2007 và có tài sản vào khoảng 409,6 tỉ USD, được thu về từ việc đầu tư dài hạn vào nhiều lĩnh vực. Quỹ này giành được 8,68% cổ phần trong công ty Thames Water của Anh trong tháng một vừa qua, được 7/10 điểm chỉ số minh bạch.
6.  Quỹ đầu tư quốc gia Kuwait (KIA)
Quỹ được thành lập vào năm 1953 để khai thác những lợi ích từ nguồn cung cấp dầu mỏ, với tài sản là 296 tỉ USD và giành được 6/10 điểm về chỉ số minh bạch.
7.  Quỹ đầu tư Hong Kong
Quỹ này có 293,3 tỉ USD tài sản và 8/10 là số điểm về chỉ số minh bạch.
8.  Quỹ đầu tư chính phủ Singapore (GSIC)
Quỹ đầu tư này có 247,5 tỉ USD tài sản và hoạt động nhằm tăng dự trữ ngoại hối của đất nước. Quỹ được thành lập vào năm 1981 và đã có 20 năm kinh nghiệm đầu tư dài hạn. 6/10 là điểm về chỉ số minh bạch dành cho quỹ này.
9.  Liên hợp tài chính Temasek (Singapore)
Công ty đầu tư của Singapore có 175,2 tỉ USD tài sản, được thành lập vào năm 1974 để kiểm soát tài sản trước đây của chính phủ và nhận được trọn vẹn 10 điểm về chỉ số minh bạch.
10. Quỹ dự trữ Nga
Quỹ đầu tư quốc gia này có tài sản 149,7 tỉ USD, được thành lập vào năm 2008, gồm 2 phần: quỹ dự trữ viện trợ với chi phí ngân sách liên bang và quỹ phúc lợi quốc gia về tiền lương hưu của đất nước. Được quản lý bởi Bộ Tài Chính Liên bang Nga và giành được 5/10 điểm về tính minh bạch.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét