Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Sức khỏe của chúng ta(179)

Làm "chuyện ấy" thường xuyên, dùng chỉ nha khoa, hát, giữ ẩm… là những cách ít người biết là có thể giúp bạn sống lâu và khỏe mạnh hơn.
Sử dụng nước gừng, chanh, cà rốt; ăn trái cây; chia nhỏ bữa ăn; không ăn trước khi ngủ… sẽ giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của việc ăn không tiêu.
Ăn không tiêu là chứng bệnh ảnh hưởng đến bữa ăn và cảm giác ngon miệng của bạn và những người thân trong gia đình. Kiến thức phòng tránh chứng ăn không tiêu rất quan trọng đối với mỗi người, để bữa ăn ngon miệng hơn.
Nước gừng, chanh, cà rốt… là những thức uống có thể trị khá hữu hiệu chứng ăn không tiêu.
Nước gừng, chanh, cà rốt
Nước gừng là một trong những thức uống dân gian khá hữu hiệu trong điều trị đầy hơi. Những gì bạn cần là hai thìa nước cốt chanh và gừng, mật ong. Pha chúng trong một cốc nước ấm và uống ngay sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, việc uống một cốc nước ép cà rốt vào thời điểm bị đầy bụng cũng sẽ giúp bạn có được cảm giác dễ chịu hơn.
Ăn trái cây
Tăng cường ăn các loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa như táo, chuối… Ngoài ra, nho cũng giúp loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn có thể cân nhắc giải pháp thay trái cây tráng miệng từ cam sang nho, chuối, đu đủ… cũng sẽ giúp xoa dịu dạ dày và hệ tiêu hóa.
Chia nhỏ bữa ăn
Việc ăn quá no, ăn những bữa ăn lớn sẽ khiến cho tình trạng đầy bụng, khó tiêu của bạn trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế nguy cơ gặp phải rắc rối này. Khi ăn, nên nhai chậm rãi thay vì gia tốc khiến cho hệ tiêu hóa không theo kịp và “hụt hơi” sau đó.
Không nên ăn trước khi đi ngủ vì điều đó sẽ làm bộ máy tiêu hóa phải làm việc hết công suất dẫn đến khó tiêu.
Không ăn trước khi ngủ
Ăn một bữa ăn no và quá tải trước khi ngủ sẽ khiến cho bộ máy tiêu hóa trong cơ thể bạn phải làm việc hết công suất, không những ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng của giấc ngủ mà còn là nguyên nhân gây nên chứng đầy bụng và khó tiêu.
Tắm nước nóng trước khi ngủ
Tắm là một trong những biện pháp thư giãn cho cơ thể rất hiệu quả. Khi tắm nước ấm, nhiệt độ cơ thể tăng và máu có thể lưu thông dễ dàng hơn, kích thích bộ máy tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Chính vì thế, tận hưởng khoảnh khắc thư giãn thoải mái trong lúc tắm là một trong những biện pháp hỗ trợ cơ quan tiêu hóa thực hiện tốt chức năng của mình.
Hạn chế thức ăn nhiều chất béo, đường
Những thực phẩm đồ ăn bán sẵn chứa nhiều chất béo, tinh bột, đồ uống nhiều đường cũng không tốt chút nào cho hệ tiêu hóa của bạn. Các chuyên gia khuyên không nên tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm bán sẵn chứa nhiều bột đường hay đồ uống ngọt mỗi ngày.
Không nên lạm dụng các chất kích thích như trà, cà phê.
Không lạm dụng đồ uống có ga, chất kích thích
Khi dùng nhiều đồ uống có ga, các khí có thể sẽ mắc kẹt trong bụng của bạn gây khó chịu, căng tức bụng. Thay vì dùng nước ngọt, bạn có thể thử chuyển sang nước uống có vị chanh hoặc đơn giản chỉ là giảm số lượng đồ uống có ga dùng mỗi ngày. Uống rượu và hút thuốc nhiều có thể gây buồn nôn và làm tăng nồng độ a xít trong bụng. Điều này trên thực tế có thể dẫn đến trào ngược a xít và ợ nóng. Vì vậy càng tránh xa thuốc lá và đồ uống có cồn thì càng tốt cho “cái bụng”.
Dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa, chống đầy hơi
Khi đã thử nhiều cách mà triệu chứng đầy hơi, khó tiêu vẫn không thuyên giảm thì bạn cần bổ sung ngay thuốc tăng cường vận động hay tăng co bóp dạ dày như domperidon maleate 10mg dùng trước bữa ăn 15-30 phút hoặc ngay khi có triệu chứng.
Ngoài ra, để tăng cường và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của mình, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh cũng như chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý, tập thể dục thường xuyên.
Chế độ ăn hợp lý không loại được stress, nhưng sẽ giúp chúng ta phản ứng tốt khi bị stress. Một số người có thói quen ăn quá mức khi bị stress. Hãy nghĩ đến lý do tại sao mình ăn: ăn vì đói hay chỉ để… chống stress?
1. Cách ăn uống giúp giảm căng thẳng
Nên ăn thường xuyên, không bỏ bữa và đa dạng các loại thực phẩm: Vội mấy cũng chọn thức ăn tốt cho sức khoẻ như trái cây, sữa, yaourt, xôi, bắp, khoai, đậu phộng nấu, các loại bánh như bánh giò, bánh bao, bánh mì thịt… Hãy xem bữa ăn là dịp thư giãn: ăn chậm, nhai kỹ, thưởng thức vị món ăn. Chỉ ăn khi thấy đói và ngưng khi vừa no. Nên ăn cùng gia đình hoặc bạn bè, trò chuyện vui vẻ.
Mỗi bữa nên có ít nhất 3 – 4 nhóm thực phẩm: Ăn đủ tinh bột (gạo, mì, bánh mì, khoai, bắp, bánh quy lạt…) giúp phóng thích chất dẫn truyền thần kinh serotonin của não làm dịu căng thẳng. Thực phẩm giàu vitamin B (thịt, cá, rau xanh đậm và trái cây) có thể làm giảm ảnh hưởng của stress và tăng cường hệ miễn dịch. Stress dễ gây chuột rút và táo bón, ăn nhiều chất xơ (ngũ cốc thô, gạo lứt, gạo mầm, trái cây, rau, các loại đậu) sẽ giúp nhu động ruột hoạt động tốt.
Cũng cần uống nhiều nước: uống những ngụm nhỏ, thường xuyên suốt ngày. Uống nước cũng giúp ngăn cản nhu cầu muốn uống càphê hoặc ăn linh tinh khi căng thẳng.
2. Thực phẩm cần tránh
Đường: không có dưỡng chất thiết yếu, lại không tốt cho hệ thần kinh. Nhiều người hay sử dụng nước tăng lực như một cách hồi phục sức khoẻ, kỳ thực hầu hết các loại nước tăng lực đều chứa rất nhiều đường và có cả caffeine với lượng cao hơn trong càphê và trà. Đường được hấp thu nhanh vào cơ thể kết hợp với sự hưng phấn do caffeine mang lại nên tạo cảm giác “khoẻ khoắn và tỉnh táo”, nhưng sau đó sẽ là cảm giác rất mệt mỏi và không có được giấc ngủ sâu.
Cafein có trong cà-phê, trà, sôcôla, nước coca, nước tăng lực… làm phóng thích adrenaline nên làm tăng mức stress. Uống vừa phải, cà-phê có thể làm tỉnh táo, tăng hoạt động của cơ, hệ thần kinh và tim; nhưng sử dụng quá nhiều sẽ gây hậu quả giống như bị stress kéo dài: nhức đầu, bồn chồn, cáu kỉnh và khó ngủ. Tuy nhiên, đã nghiện cafein thì cần giảm từ từ chứ không nên ngưng đột ngột vì có thể gây những triệu chứng giống như cai nghiện.
Muối: làm tăng huyết áp, có nhiều trong thức ăn chế biến sẵn, rau cải muối chua, mắm, khô…
Mỡ: chứa nhiều chất béo no, có thể gây béo phì và căng thẳng hệ tim mạch. Ăn nhiều mỡ còn có thể dẫn đến ung thư vú, đại tràng, tiền liệt tuyến…
Rượu: trớ trêu thay người ta lại thường giải sầu bằng rượu làm cho stress trầm trọng hơn. Rượu kích thích tiết adrenaline dẫn đến căng thẳng thần kinh, cáu kỉnh, mất ngủ. Uống rượu quá mức làm tăng tích mỡ ở tim và giảm chức năng miễn dịch. Rượu cũng làm giảm khả năng giải độc của gan. Trong quá trình bị stress, cơ thể sản xuất nhiều độc chất, khi gan không thể giải độc thì những chất độc này lưu thông khắp cơ thể làm tổn hại các tế bào.
Thuốc lá: nhiều người viện cớ hút thuốc để… suy nghĩ và vượt qua căng thẳng. Tuy nhiên, về lâu dài thì hút thuốc gây bệnh lý đường hô hấp, ung thư, tăng huyết áp, bệnh tim mạch…
3. Các phương pháp khác
Hãy học cách lắng nghe, đáp lại người khác với sự thông cảm để giữ mối quan hệ bền vững cần thiết cho đáp ứng xúc cảm và giảm stress.
Tập thể dục giúp “quên” những sự việc gây stress, tập thường xuyên giúp tim và hệ tuần hoàn làm việc tốt trong điều kiện khắc nghiệt kéo dài; cơ, dây chằng, xương, khớp dẻo dai hơn. Nên chọn hình thức tập luyện đa dạng để tạo thích thú, sẽ tập đều đặn hơn. Bắt đầu từ từ rồi tăng dần cường độ, người chưa quen nếu bắt đầu tập luyện cường độ cao có thể gặp nguy hiểm, hơn nữa khoảng một nửa những người tập quá căng thẳng thường bỏ cuộc trong vòng một năm.
Tìm hoạt động lý thú như: đăng ký lớp tập aerobic, đi bộ, chạy bộ, chăm sóc vườn cây, hoặc khiêu vũ… Đi bộ nhanh là hình thức tập cho bất kỳ ai, ngay cả đi nhanh bước ngắn cũng có thể làm dịu cơn stress, vừa đi vừa nghe nhạc lại càng hưng phấn. Bơi lội tốt cho nhiều người kể cả phụ nữ mang thai, người có bệnh lý về hệ cơ xương khớp. Yoga hoặc thái cực quyền rất hiệu quả để giảm stress do kết hợp lợi ích của thở, thư giãn cơ, làm tăng cảm giác dễ chịu và khả năng tập trung, đặc biệt có lợi đối với stress do đau kéo dài hoặc bệnh mãn tính.
Sắp xếp thứ tự ưu tiên: một nghiên cứu cho thấy có thêm những niềm vui hàng ngày sẽ mang đến hiệu quả tích cực đối với hệ miễn dịch. Càng nhiều cách khuây khoả càng tốt, như: nghỉ cuối tuần dài ngày hoặc xin nghỉ phép đi đâu đó. Nếu gia đình là nơi gây stress thì hãy có kế hoạch đi ra ngoài dù chỉ 1 – 2 giờ mỗi tuần. Dành thời gian giải trí.
Bộc lộ cảm xúc: tâm sự với bạn bè, người thân hoặc chuyên gia tin cậy có thể giúp bạn dễ chịu hơn. Biểu lộ cảm xúc không có nghĩa trút sự bực bội vào cấp dưới, làm phiền bạn bè bằng những chi tiết vụn vặt. Cách tốt nhất là “nói” chứ không phải trút cơn giận, để giải thích với người tin cậy bằng cách tích cực nhất.
Có thể không cần trao đổi trực tiếp. Viết báo, làm thơ, viết một bức thư nhưng không bao giờ gởi đi cũng có thể đủ để làm dịu. Tuy nhiên, biểu lộ cảm xúc chỉ giúp giải quyết một nửa của vấn đề. Hãy học cách lắng nghe, đáp lại người khác với sự thông cảm để giữ mối quan hệ bền vững cần thiết cho đáp ứng xúc cảm và giảm stress.
Hài hước: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, tiếng cười không chỉ giải thoát căng thẳng dồn nén mà còn có hiệu quả thể chất thật sự giúp giảm stress.
Ăn cà chua sống, ăn dâu cắt lát, uống vang mở nắp qua đêm đều có thể khiến bạn bỏ lỡ nhiều dưỡng chất.
Mỗi loại thực phẩm đòi hỏi những cách chế biến khác nhau. Nhiệt độ, nước, việc lưu trữ lâu ngày hay không khí đều có thể làm giảm dưỡng chất trong thực phẩm. Dưới đây là 5 thực phẩm mà chúng ta thường mắc sai lầm khi ăn, theo Men'sHealth.
Rau xanh
Sai lầm: Luộc hoặc làm nóng bằng lò vi sóng.
Cách tốt nhất: Hấp.
Theo một nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ), hấp là phương pháp nấu ăn giữ lại các chất dinh dưỡng chống ung thư có trong bông cải xanh tốt nhất. Trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn và rau arugula chứa rất nhiều sulforaphane và myrosinase. Sulforaphane là một hợp chất hợp hữu cơ có khả năng ức chế sự phát triển của các tác nhân gây ra ung thư. Sulforaphane được giải phóng nhờ enzyme myrosinase, tuy nhiên myrosinase thường bị phá hủy khi chế biến. "Hấp là phương pháp làm nóng chậm nhất và không đủ mạnh để tiêu diệt myrosinase", tiến sĩ Elizabeth Jeffery, tác giả nhóm nghiên cứu cho biết. Theo Jeffery, nên để rau trong rổ và hấp từ 3 đến 4 phút là cách chế biến rau cải tốt nhất.
Dâu
Sai lầm: Cắt lát trước khi ăn.
Cách tốt nhất: Ăn cả quả.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Brazil, dâu cả quả giúp giữ lại vitamin C nhiều hơn 8-12% so với bị cắt lát. Bởi vitamin C rất dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng và oxi. Để giữ lại được nhiều vitamin C nhất nên bảo quản dâu cả quả trong tủ lạnh, do nhiệt độ lạnh sẽ giúp giữ lại vitamin C.
Rượu vang
Sai lầm: Để không khí vào trong chai rượu.
Cách tốt nhất: Uống ngay khi mở nắp.
Theo một nghiên cứu của Trung Quốc, khi rượu vang đỏ được rót ra trong một thời gian dài (khoảng 12 giờ trở lên) các axit hữu cơ và polyphenol bắt đầu phân hủy. Vì thế nếu uống rượu vang được mở nắp qua đêm có nghĩa là bạn đã từ chối những lợi ích thông thường của thực phẩm này, trong đó có việc giảm nguy cơ trầm cảm, làm tăng testosterone hay giúp có một trái tim khỏe mạnh hơn.
Cà chua
Sai lầm: Ăn sống.
Cách tốt nhất: Nấu chín.
Ăn nhiều cà chua có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ của nam giới, giúp chống ung thư tuyến tiền liệt và bảo tồn năng lượng não khi có tuổi. Nấu chính cà chua làm tăng đáng kể mức độ lycopene, một chất hóa học có tác dụng chống oxy hóa. Một nghiên cứu gần đây được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho thấy những người chủ yếu chỉ ăn rau sống thường thiếu lycopene. Nấu chín cà chua trong dầu ôliu là cách làm tăng dinh dưỡng lớn nhất. Bởi lycopene có đặc tính hòa tan trong chất béo, có nghĩa là bạn cần đưa các chất béo vào trong thực đơn hàng ngày của mình để cơ thể có thể hấp thụ lycopene được nhiều nhất.
Ảnh: wordpress.com
Sản phẩm đông lạnh
Sai lầm: Bỏ qua thực phẩm đông lạnh ngay lập tức khi đi mua hàng.
Cách tốt nhất: Mua về và tiếp tục lưu trữ trong tủ lạnh.
Tiến sĩ Mary Cluskey, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học bang Oregon cho biết: "Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ thực phẩm tươi mới bổ dưỡng nhưng đây là một quan niệm sai lầm". Trong thực tế, các nhà khoa học Anh phát hiện ra rằng hai phần ba các loại trái cây và rau đông lạnh chứa nhiều chất chống oxy hóa – bao gồm polyphenol, vitamin C và beta-carotene – hơn các loại rau quả tươi. Bởi theo thời gian, các chất dinh dưỡng sẽ bị biến đổi và bị phá vỡ. Do đó, nếu chọn thực phẩm đã được đông lạnh ở đúng thời kỳ chín với chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn sẽ tốt hơn so với loại rau củ đó đã được thu hoạch được một tuần và đã bị mất chất theo thời gian.
Nụ cười không phải lúc nào cũng là liều thuốc bổ cho cơ thể. Nghiên cứu mới đây cho thấy cười có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí gây ra những cơn động kinh, trụy tim và rách cổ họng.
Trong nghiên cứu công cố trên trang The Health, các nhà khoa học đã báo cáo về trường hợp một phụ nữ bị chứng tim đập nhanh đã ngã khụy và tử vong sau khi dứt một tràng cười.
Ảnh minh họa: The Health.
Các nhà nghiên cứu của ĐH Birmingham và Oxford đã sử dụng số liệu từ năm 1946 đến nay để nghiên cứu các lợi ích của hành vi cười đối với cơ thể người.
Một bài kiểm tra hài hước được gửi đến các bệnh viện để giúp bệnh nhân giải trí. Và kết quả cho thấy hàng tá bệnh nhân cười sảng khoái cả ngày có thể giảm cân khi đốt cháy được 2.000 calo. 36% phụ nữ vô sinh trải qua sự thụ tinh nhân tạo đã có thai sau khi gặp gỡ một anh hề mũi đỏ.
Mặc dù nụ cười được biết đến với nhiều lợi ích, song đối với một số người đang có vấn đề về sức khỏe thì cười to sẽ rất nguy hiểm. Cười có thể gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến trụy tim, rách cổ họng và chứng động kinh. Khi cười, một luồng khí sẽ được hít nhanh vào phổi, có thể gây ra cơn hen suyễn hoặc chứng bài tiết không kiểm soát, thậm chí bị sa ruột.
Cười khúc khích cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và làm giảm độ cứng của thành động mạch.
Các nhà nghiên cứu nói rằng phát hiện mới này đã làm lung lay quan niệm trước nay cho rằng rằng nụ cười chỉ mang lại ích lợi. Tuy nhiên, đó không phải là điều luôn đúng. “Những chuyện đùa ghê tởm có thể khiến bạn phát ốm, sự hóm hỉnh ngụ ý có thể khiến cơ thể bị cười một cách nhạt nhẽo gây chứng rối loạn vị giác", kết luận của nhóm nghiên cứu được đăng trên ấn bản mùa Giáng sinh của báo Sức khỏe Anh.
Giảm bọng mắt, khử mùi hôi của giày, giúp sữa tươi lâu hơn hay cà phê bớt đắng… là những công dụng bất ngờ của muối.
Bạn hãy tham khảo những mẹo hữu hiệu, đơn giản dưới đây từ muối, để áp dụng trong cuộc sống gia đình mình, theo Ecosalon.
Chống nến chảy tràn
Bạn ghét thấy nến cháy chảy sáp xuống, gây bẩn đồ mà không thể làm sạch. Hãy ngăn điều này bằng cách ngâm cây nến mới mua vào trong nước muối mặn trong 2-3 giờ.
Làm sạch khi thực phẩm có mùi bị trào
Một chút quế hòa với muối có thể làm cho những phần thực phẩm bị trào trong lò nướng dễ dàng làm sạch hơn và ngăn chúng bốc mùi hôi thối trong nhà. Chỉ cần rắc hỗn hợp lên chỗ đồ trào ra khi lò vẫn nóng. Khi lò nguội, chà bỏ muối và cả hỗn hợp kia dễ dàng.
Kiểm tra độ tươi của trứng
Bạn mua trứng và không biết trứng đã để lâu chưa? Thêm hai thìa muối vào một cốc nước, và đổ vào trứng. Nếu trứng tươi, nó sẽ nổi, nếu trứng để lâu, nó sẽ chìm ngay xuống đáy.
Vệ sinh bọt biển
Miếng bọt biển dùng lâu sẽ trở thành ổ chứa vi trùng. Để phục hồi trạng thái như ban đầu của bọt biển và giết những vi trùng lưu trú trên đó, giặt sạch nó bằng xà phòng, sau đó ngâm vào nước muối đậm đặc, lạnh trong 1-2 giờ.
Muối có nhiều công dụng bất ngờ trong cuộc sống hằng ngày. Ảnh: MT.
Kéo dài tuổi thọ của chổi
Chổi có thể lâu mòn, hỏng hơn nếu bạn dụng mẹo đơn giản này: Ngâm chúng trong nước muối nóng trước khi sử dụng lần đầu.
Làm dịu nốt ong đốt
Lấy bỏ nọc ong nếu còn cắm trên da, ngay lập tức xoa lên đó bằng dung dịch nước muối đậm đặc, để khô và nó sẽ giúp bạn giảm viêm, giảm đau.
Giảm đau họng, nhiệt miệng
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp đỡ đau răng và giảm đau họng. Hòa tan hai muỗng cà phê muối trong 1/4 cốc nước ấm và khò khò trong miệng ít nhất 20 giây. Lúc đầu bạn có thể thấy đau rát hơn nhưng sau đó sẽ tác dụng tốt.
Giữ quần áo khỏi khô cứng
Thêm chút muối vào nước xả khi giặt quần áo sẽ giữ cho quần áo khỏi khô cứng khi phơi. Ngâm quần áo trong nước muối cũng giúp chúng khỏi bị vón lại trong thời tiết lạnh.
Khôi phục hoa giả
Những ai không có thời gian lau sạch từng cánh hoa lụa hay cả bó hoa nylon, có thể áp dụng một cách dễ dàng hơn. Chỉ cần cho những bông hoa vào một túi nylon rộng, có kéo khóa cùng với một cốc muối. Lắc mạnh túi, và muối sẽ đánh bay các bụi bẩn.
Giữ sữa tươi
Sữa bị chua thật tệ, đặc biệt nếu bạn không nhận ra nó đã hỏng cho tới khi lỡ đổ vào để hòa với bột làm bánh hay pha cùng cà phê. Để giữ sữa tươi lâu hơn, hãy thêm một chút muối vào hộp đựng, đóng nắp và lắc nhẹ để hòa tan.
Làm cà phê bớt đắng
Cà phê pha xong, để lâu có vị đắng. Muốn cải thiện, hãy thêm vào vài hạt muối. Cách này cũng làm cà phê có vị thơm ngon hơn.
Tẩy sạch vết máu, rượu vang và các vết ố mồ hôi
Thấm ướt vết rượu vang rớt trên áo, sau đó đổ muối lên để hấp thu những vết bẩn còn lại. Chiếc khăn bông dính máu có thể sạch lại như cũ bằng cách ngâm trong nước muối lạnh, sau đó giặt bằng nước xà phòng ấm. Để tẩy sạch vết ố mồ hôi trên quần áo, hòa một thìa muối trong một cốc nước nóng và dội lên.
Tránh cho trái cây đã bổ khỏi bị thâm
Ngâm miếng táo, lê hay các loại trái cây khác dễ bị thâm sau khi cắt trong nước muối loãng để giữ được màu tươi ngon. Nếu táo đã héo ngâm trong nước muối cũng sẽ tươi và đẹp lại.
Tránh sương giá đọng trên cửa sổ
Để sương giá khỏi đọng ở cửa sổ hay xe của bạn, nhúng một miếng bọt biển vào nước muối vào lau cả bên trong và bên ngoài cửa kính, sau đó lau khô lại với vải mềm.
Khử mùi giày
Bạn có thể hút ẩm và mùi hôi khỏi giày bằng cách rắc một chút muối vào trong giày, sau đó giũ sạch. Đừng dùng mẹo này với giày da vì sẽ làm khô cứng và xấu giày.
Giảm bọng mắt
Bạn thức quá khuya hay khóc tới sưng mắt, hãy xóa bỏ dấu vết này bằng cách trộn chút muối trong ít nước nóng, lấy cục bông gòn thấm nước này và xoa nhẹ nhàng lên vùng bọng, sưng của mắt. Muối sẽ giúp giữ ẩm và làm căng vùng da này.
Làm sáng da
Massage da với hỗn hợp gồm muối và dầu ôliu bằng chuyển động tròn, để vài phút và rửa sạch. Việc massage sẽ làm tăng sự lưu thông máu cho da, dầu ôliu dưỡng ẩm và muối lấy đi các tế bào chết.
Làm sáng đồ trắng ngả màu vàng
Chiếc áo trắng ngả màu có thể trở lại sáng đẹp mà không cần dùng đến thuốc tẩy. Hãy đun đến sôi đồ bằng cotton hay vải lanh trong một nồi nước lớn với vài thìa muối và thêm chút bột baking soda.
Theo VnExpress
Đôi môi thể hiện sức sống của phái đẹp nhưng đôi khi vì những thói quen xấu, bạn đã vô tình đánh mất vẻ đẹp nữ tính của mình.
Đôi môi là biệu tượng của sức sống phái đẹp. Ảnh internet
1. Tẩy tế bào chết không đúng cách: Môi cũng cần tẩy tế bào chết, nhưng bạn tẩy da chết ở môi giống như với da mặt thì không ổn. Khi bị lực chà xát mạnh từ tay, bạn nghĩ lớp da chết sẽ bong ra nhưng thực tế bạn đang phá vỡ lớp bảo vệ độ ẩm của đôi môi, vô tình khiến môi mất nước và khô ráp. Hãy dùng ngón tay massage nhẹ nhàng và lấy đi lớp tế bào chết.
Đường nâu và mật ong giúp tẩy tế bào chết cho môi cực kỳ hiệu quả. Ảnh: internet
2. Dùng son dưỡng môi không đúng cách. Nhiều loại son dưỡng môi dạng sáp, dạng thỏi…rất tiện dụng. Đôi khi do quên, hoặc vô tình không để ý hướng dẫn nên bạn bôi nhiều lần. Tốt nhất, bạn chỉ nên chọn loại có tinh dầu và chỉ nên thoa 2 lần/ngày.
Thoa sáp dưỡng môi tối đa ngày 2 lần. Ảnh: internet
3. Sử dụng son môi chứa các thành phần gây khô môi. Các loại son có chứa mùi thơm, các loại son làm căng môi… thường chứa các loại hoá chất có thể gây kích ứng, dễ khô môi, không an toàn. Hãy thử chuyển sang một loại sáp bóng có hương thơm. Sáp bóng có ưu điểm là làm môi mượt mà ngay cả khi thời tiết rất khô.
Ảnh minh họa: Internet
4. Căng thẳng, lo âu là “khắc tinh” của môi: Khi căng thẳng, bạn có thói quen cắn và liếm môi liên tục; đây là điều vô cùng tệ hại. Các chuyên gia sắc đẹp cho rằng bạn đang vô tình đem máy sấy sấy đôi môi của mình. Hãy cố gắng để chống lại thói quen xấu này và uống nhiều nước để giữ cho làn da và đôi môi ngậm nước; như vậy, môi sẽ đẹp hơn rất nhiều.
Ảnh minh họa: internet
Theo PNOL

Người đẹp(173)

jennifer-lawrence-kardashian-makeupJennifer Lawrencehttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjUSiyr8tv1jKZ8_tjQfO7aTJW6KFqn5-OyUT7oAaaXl7Dr2hYL_GF1qoJBI2HGigL6kSCZ0mhaCOFnhF7XPEpzQxQrzk576iGmcroWKAjpAfSpIvlm1Lu8Bra4w0fJVDqptix0lXCsGbs6/s1600/jennifer-lawrence-liam-hemsworth-josh-hutcherson-nyc-screening-04.jpghttp://www.dailyhiit.com/hiit-blog/wp-content/uploads/2013/11/jennifer-lawrence-boyfriend.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjLhXYjZoC_nKq49gU1xK6IJR0xUJrDZuVqLb0J3048nCncCg2nRpYYdKl-76dmD7KgYxZWTFQAMFE_-yBOxu2UC5pc1pKxOtkpEtCFi5TbIN3VgaeULPKP2_GpovrCgkiBp7izdmyMK1I/s1600/Jennifer-lawrence-Wallpaper-3.jpghttp://pulok.com/wp-content/uploads/2013/06/jennifer-jennifer-lawrence-30910376-900-1200.jpghttp://boxofficechampions.files.wordpress.com/2013/09/jennifer-lawrence.jpg
Demetria Devonne "Demi" Lovatohttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhQN2nHBs5THzbLvF6onIbqts1RHJvIhaiCUjBcUnavFpHfZjWwCl1uIExE6TgyV67ymXNSp_-zEz7AP6H_0RKrP0Fln_56e9a-q07bfZe5gICB_22rxevCDw5OBYqLf2NCcJGoYd3xdZBh/s1600/Demi+Lovato+photo.jpghttp://25.media.tumblr.com/tumblr_l9amae2asz1qdm59io1_500.jpghttp://www.kizlarindunyasi.com/wp-content/uploads/2013/03/Demi-Lovato-30.jpghttp://cdn.imnotobsessed.com/wp-content/uploads/FP_8056629_Lovato_Demi_SCP_102111-798x1280.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjW3CR8jgTCipjl_JOGad1X9sLzSV6jptqTjyEXVqCT3oitdDHeCxC4WfmkUEwuPnuGzkAzXATQ6z9lNZAzIqb73_lrHHhYGVm4Ylsfn6ew4UZKTfQcsUGBP6KjOQzYfA_ZQIPO09gLLvPI/s1600/tumblr_ll1h8v8aBD1qbqwqpo1_400.jpgCelebrity Demetria Devonne Demi Lovato HD Wallpapers Demi Lovato Sexy HD Wallpaper

Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Mái tóc của Hoàng My được đánh giá là không phù hợp với tà áo dài mảnh mai.
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Eo thon của người đẹp đột nhiên 'biến mất'
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Hoàng My  
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Lệ Quyên
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Khánh My
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Văn Mai Hương
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Mai Thu Huyền
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Thu Minh
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Ái Phương
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Hoa hậu Ngọc Diễm
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Kim Dung
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Nguyễn Thị Loan đánh 'rơi' nét đẹp của mình vì kiểu tóc không phù hợp.
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Linh Nga vẫn đẹp như một nàng chim công.
Hoàng My bất ngờ bị chê không có vòng 2
Trương Thị May

Chọn giày dép

Chọn giày làm bằng chất liệu thoáng khí, có tính năng co giãn tốt, không quá chật, đế giày không quá nhọn và quá dốc so với mũi giày vì chúng sẽ không mang lại cho bạn cảm giác thăng bằng và dễ chịu khi vận động. Khoa học đã chứng minh một đôi giày có chiều cao đế từ 2 – 4cm và đường kính từ 3 – 5cm được xem là đạt mức lý tưởng. Nên dùng giày cao gót có quai hậu để giảm thiểu trọng lượng dồn về phía trước. Không nên đi giày cao gót xỏ ngón.
Cúi xuống nhiều lần trước khi đi giày
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các sợi dây thần kinh ở vùng lưng và cơ lưng thường bị căng cứng khi bạn đi giày cao gót liên tục trên 1 giờ. Nếu sự căng cứng này kéo dài, vùng lưng của bạn sẽ có thể mắc những chứng bệnh đau lưng kinh niên. Để giảm thiểu tác hại này, trước khi mang giày, bạn nên đứng chân trần trên nền phẳng, thả lỏng toàn thân, sau đó hít thở đều đặn cùng với thao tác cúi gập người về trước, rồi đứng thẳng lên, trả cơ thể về vị trí cũ. Nghỉ 30 giây, sau đó thực hiện tiếp khoảng từ 15 – 20 lần.
Massage bàn chân sau mỗi lần mang giày
Giày cao gót, đặc biệt là những đôi cao trên 7cm, là một trong những nguyên nhân gây triệu chứng căng cơ (hay còn gọi là chuột rút, vọp bẻ…) ở phụ nữ. Nếu những phụ nữ có bệnh lý về tim mạch hoặc xương khớp, sự căng cứng lòng bàn chân sẽ làm bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra, chính sự mỏi mệt của đôi bàn chân sẽ góp phần làm tăng stress, cáu gắt ở phụ nữ. Để hạn chế tình trạng này, mỗi ngày dành 5 – 10 phút để massage bàn chân bằng cách: dùng ngón chân nhặt bút chì. Bài tập này sẽ giúp tăng lượng máu lưu thông mà còn giúp ngón chân trở nên linh hoạt hơn.
Cắt ngắn móng chân
Bạn không nên để móng chân dài, bởi khi phần gót được nâng lên cao hơn 5cm so với mũi chân, lòng trong mũi giày sẽ đè mạnh vào những chiếc móng chân của bạn, gây đau trực tiếp và làm ảnh hưởng đến tim. Nên thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa móng để tránh những cơn thốn ở chân do sự cọ xát của giày và móng.
Hãy cho đôi chân được nghỉ
Đừng quá chú trọng vào việc tạo dáng mà bạn nên tranh thủ để đôi chân được nghỉ. Nếu không ngồi được, hãy đứng trong tư thế nghỉ, tức là cách đứng một chân trụ và một chân khuỵu nhẹ rồi thay đổi ngược lại. Tư thế này sẽ giúp đôi chân bạn đỡ đau hơn.
Theo SKĐS

Lưu ý khi chọn giày cho người tiểu đường
Bác sĩ dặn bệnh này không được đi chân không, phải mang dép thường xuyên, nhưng dù chị Thuận chọn giày rất kỹ thì vẫn có đôi cứ mang vài bữa là thể nào cũng bí hơi, khó chịu, phải vứt đi. "Mỗi lần vào bệnh viện khám bệnh, thấy một vài người bị cắt chân là cả mình và ông cụ đều lo, có bất kỳ sơ suất nào gây trầy xước, tổn thương chân là lại mất ăn mất ngủ", chị Thuận chia sẻ.
970671-581143968574210-144477069-n-1-137
Có nhiều lưu ý khi chọn giày cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: C.T.
Theo chị Diệu Linh, nhân viên cửa hàng giày trên đường Lê Văn Sỹ (Tân Bình, TP HCM), những loại giày dành cho người tiểu đường thường là thấp cổ để phù hợp với đặc điểm bàn chân dễ tổn thương. Hiện trên thị trường đã có một số loại giày chuyên biệt rất tiện dụng cho họ.
"Nên chọn giày có gót thấp khoảng 1,5 đến 2,5 cm, tiết diện gót rộng, tức gót bằng nhằm phân bố áp lực bình thường lên bàn chân, hạn chế nén ép, tránh gây tổn thương da, mạch máu, dây thần kinh hoặc làm trầy xước da", chị Linh cho biết thêm.
Ngoài ra, cần chú ý mũi giày tròn, dày dặn, giúp tạo độ vững chắc khi di chuyển và đứng lâu. Cửa giày cũng cần mở rộng hơn thông thường để dễ xỏ chân ra vào. Phần mũ, lót giày phải êm, mềm mại, không cộm nhằm tránh tổn thương, trầy xước da bàn chân khi đi lại. Lót mặt giày cần có độ êm nâng đỡ giúp đảm bảo phân bố áp lực đều lên lòng bàn chân, giảm chấn thương..., có bộ phận đóng mở giày thuận tiện, linh hoạt như dây buộc, băng dính nhám giúp dễ điều chỉnh giày vừa vặn với bàn chân.
Theo chị Linh, giày dành cho người tiểu đường cũng cần hạn chế tối đa tác động của vi khuẩn để tránh hôi chân và có thể gây bệnh lý cho bàn chân. Phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, không gây độc hại, giúp bàn chân luôn khô ráo sạch sẽ, hạn chế tối đa khả năng va đập, đâm xuyên của các vật thể…
Theo các bác sĩ nội tiết, loét bàn chân là một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu ở bệnh tiểu đường, thường xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái, với tỷ lệ tử vong cao tương đương ung thư. Do bệnh thường làm tổn thương các mạch máu ở bàn chân, dễ dẫn đến tắc mạch máu, gây trở ngại cho quá trình máu lưu thông đến chân nên dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử. 
Thông thường, nguyên nhân phổ biến của biến chứng này là do bệnh nhân đi giày dép chật, không biết cách chăm sóc đôi chân.
 

Lựa chọn những đôi giày dép đi bộ thích hợp là điều đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi, bởi vì bàn chân thường thay đổi khi tuổi tác càng cao.
 Chọn giày dép ở người già
Ảnh: Shutterstock
Các chuyên gia thuộc Hiệp hội Những người về hưu Mỹ (AARP) gợi ý cách chọn giày đi bộ như sau: Bàn chân người già có xu hướng to bè ra do dây chằng, cơ và gân giãn ra, nên chọn mua giày rộng vừa đủ chân và có lớp đệm êm; để ý xem bàn chân thuộc dạng nào - như chân phẳng hay có chỗ lõm sâu ở lòng bàn chân - bằng cách làm ướt chân, rồi đứng lên một mảnh giấy; chọn giày dép có phần đệm thêm ở gót giày nếu bạn bị đau gót chân, đau đầu gối hoặc đau lưng; chọn giày phù hợp nhất với nơi bạn sinh sống và đi bộ, chẳng hạn như giày không thấm nước ở nơi hay mưa hoặc giày có độ bám đường tốt ở nơi có đường dễ trơn trượt...
 Tác hại của giày cao gót

HT-bony-foot-high-heel-nt-130826-16x9-60
Bàn chân mang giày cao gót qua hình ảnh 3D. Ảnh: ABC News.
Lần đầu tiên các chuyên gia của Bệnh viện Chỉnh hình Quốc gia Hoàng gia tại bắc London, Anh, đã sử dụng công nghệ mới để xem bàn chân và mắt cá chân qua hình ảnh 3D. Họ hy vọng máy quét PedCAT 3D sẽ làm thay đổi việc điều trị các vấn đề với bàn chân và mắt cá chân do việc mang giày cao gót gây ra.
Bệnh nhân đứng trước máy quét, có thể mang giày hoặc để chân trần, để cho hàng trăm máy X-quang 2D chụp đôi bàn chân của họ. Những hình ảnh này sau đó được kết hợp để tạo ra một hình ảnh 3D từ mọi góc độ chỉ trong 60 giây.
Dường như ai cũng biết có sự liên quan giữa giày cao gót và đau chân, nhưng đây là lần đầu tiên người ta có thể nhìn thấy tác động của giày cao gót đối với bàn chân trong một hình ảnh và thời gian rất thực.
Với sự trợ giúp của máy quét, các chuyên gia tại bệnh viện đã có thể thấy rằng mang chiếc giày cao gót buộc bàn bàn chân phải ép vào một hình dạng không tự nhiên. Điều này sẽ khiến bàn chân bị đau và tổn thương kéo dài, đặc biệt nếu thường xuyên sử dụng giày cao gót.
Tuy nhiên, các chuyên gia khác có thể tranh luận rằng máy quét 3D không phải là công cụ hoàn toàn đúng trong việc chẩn đoán và điều trị đau chân. "Để chỉ ra một người có vấn đề với gót chân, bạn cũng cần nghiên cứu về việc phân phối trọng lực", tiến sĩ Bob Baravarian, giám đốc điều trị bàn chân tại Trung tâm y tế Santa Monica/UCLA, nói. Baravarian cho rằng các máy quét cho thấy những nguy hại đối với bàn chân của bệnh nhân, nhưng lại không hiển thị mức độ nguy hiểm đối với từng khu vực cụ thể.
Nhưng dù thế nào thì tất cả chuyên gia đều khuyến cáo phụ nữ chỉ nên đi những đôi giày cao gót vừa phải. Đi một đôi giày đế bằng hoặc nêm một miếng đệm ở gót chân sẽ tốt hơn rất nhiều. Nó giúp bàn chân cân bằng và vững chắc hơn.
 Hoàng Anh (theo ABC News)
Khi mang giày cao gót, bên cạnh việc đôi chân bạn bị tổn thương thì còn có những hiểm nguy khác gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn .
Giày cao gót làm hại cổ tử cung 
Giày cao gót có thể trở thành mối đe dọa cho sinh hoạt tình dục và sinh sản của phụ nữ. Cả Đông y lẫn Tây y đều cảnh báo khi đi giày cao gót, vì khi gót chân ở vị trí cao hơn so với mũi bàn chân, chân phải trực tiếp chịu sức nặng cơ thể, mô mềm gan bàn chân dù có tác dụng như một “đòn” giảm xóc cũng không thể chịu đựng được tải trọng quá lớn một cách thường xuyên. Sự gồng gánh này gây nên tình trạng chấn thương kéo dài, thậm chí gây ảnh hưởng cổ tử cung. Khi mang giày cao gót thường xuyên, bộ máy “nội tạng” bị ảnh hưởng tiêu cực. Hoạt động của hệ thống niệu sinh dục có thể bị nguy hại dẫn tới những thay đổi của các cơ quan bên trong. Kết quả là chị em có thể bị lãnh cảm vì máu lưu thông không đều đến khu vực xương chậu. Khả năng khác là làm cho khung xương chậu bị nghiêng sang một bên, dẫn tới rối loạn kinh nguyệt, đau bụng mỗi khi hành kinh và giảm một số chức năng của bụng, dẫn đến khả năng thụ thai kém.
 Bác sĩ Lan Phương
Ảnh hưởng đến xương gai cột sống
Tư thế cong tự nhiên của lưng có tác dụng như bộ phận giảm xóc nhằm làm giảm áp lực lên cột sống. Đi giày cao gót có thể gây tác hại tới xương gai cột sống. Khi di chuyển, giày cao gót khiến cơ thể bạn luôn bị ngả về phía trước và phản ứng tự nhiên là cơ thể sẽ giảm phần cong phía dưới lưng để giữ cơ thể được thẳng. Nếu tư thế này không được cải thiện thì nó sẽ dẫn đến hiện tượng đau lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức. Trong điều kiện công việc, nếu không nhất thiết phải đi những đôi giày cao gót thì những đôi giày bệt là một sự lựa chọn hoàn hảo. Áp lực sẽ được trải đều trên bàn chân, và sự thăng bằng của cơ thể cũng không gây áp lực nhiều cho lưng cũng như cột sống.
BS Huỳnh Bá Lĩnh 
Gây nên nhiều bệnh 
Bên cạnh những ích lợi về mặt thẩm mỹ giày cao gót lại là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh về chân.
Những nốt chai chân: Khi bạn mang giày quá cao, gót quá nhọn hoặc giày bị chật… thì chỉ sau một thời gian ngắn, những nốt chai xù xì sẽ xuất hiện. Chúng khiến bạn đau và không thoải mái mỗi khi xỏ chân vào giày. Những vấn đề về móng chân: Nếu bạn đi giày cao gót dạng bít mũi suốt tám tiếng/ngày, trọng lượng cơ thể tác động lên các ngón chân có thể sẽ làm móng chân bạn mọc ngược vào trong, hoặc gây nên bệnh nấm móng. Ngón chân dị dạng: Đi giày cao gót khiến những ngón chân của bạn luôn bị trượt về phía trước. Nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu, những ngón chân sẽ bị biến dạng. Đặc biệt là các đốt ngón chân sẽ bị cụp vào, gây đau đớn. Viêm tấy kẽ ngón chân: Nếu kẽ ngón chân cái của bạn đang bị viêm, cần tuyệt đối tránh mang giày bít cao gót. Giày kín và chật sẽ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn và có thể làm bệnh lan sang những ngón chân khác. Co dây chằng gót chân: Dây chằng này giúp nâng đỡ chân khi bạn bước đi. Nếu mang giày cao trong thời gian dài, gót chân của bạn không có cơ hội tiếp xúc với mặt đất, dây chằng nơi gót chân của bạn sẽ khó duỗi ra. Khi đó bạn sẽ không thấy thoải mái khi đi chân trần hoặc mang giày đế bằng nữa.
Lương Y Lương Hòa

Thường thì khi chọn giày, người phụ nữ rất thích chọn giày có gót cao vì sẽ giúp họ ăn gian thêm chiều cao. Song các bác sỹ khuyên, bạn không nên trèo lên đôi giày cao đến 12 cm vì nó sẽ khiến chân bạn phải khóc thét lên vì khó chịu. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đi giày không có gót vì đó không phải là đôi giày lý tưởng cho sức khỏe bởi nó có thể dẫn đến một bàn chân bẹt xấu xí và các vấn đề về xương sống. Nhiều kết luận đã chỉ rõ, phụ nữ chỉ nên đi giày có gót cao trung bình hoặc gót thấp.



Bạn có thể có thể xác định chiều cao lý tưởng cho gót giày của mình theo công thức: chiều dài của chân (đơn vị cm): 7 =  chiều cao gót giày bạn nên sở hữu. Ví dụ, nếu chân bạn đo được 28 cm, thì chiều cao gót giày cao gót của bạn sẽ là 28: 7 = 4 cm.

Không đi giày với đế cứng nhắc

Phụ nữ với đôi giày đế dày cứng nhắc rất có hại cho sức khỏe hàng ngày, đặc biệt là với các bạn gái trẻ tuổi. Khi ấy, thậm chí chiều cao của các bạn gái ấy có thể phát triển bình thường nhưng các cơ bắp ở chân họ thường không hoạt động trơn tru.

Chú ý những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe khi đi giày cao gót

Giày cao gót khiến phụ nữ có thể ăn gian vài cm chiều cao nhưng lại gây thiệt hại về khớp và có thể gây viêm xương khớp. Hơn nữa, trọng lực cả cơ thể chỉ dồn vào một đôi giày nên nó có thể dẫn đến cong xương sống, đồng thời dịch chuyển xương chậu, chân mất độ nhạy bén cần thiết và dáng đi có thể bị biến dạng.

Ngoài ra, tỷ trọng cơ thể được chuyển tới ngón chân, gót chân khiến bàn chân bị hao mòn và lâu ngày có thể khiến biến dạng bàn chân.
Giày cao gót đặc biệt nguy hiểm cho những người bị phù mắt cá chân, bởi vì máu lưu thông ở bàn chân bị cản trở. Đặc biệt đối với các gót giày cao hơn và mỏng hơn có thể mang lại cho bạn những nguy cơ rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh sớm, hình thành các u nang, xuất hiện của chứng huyết khối và mối đe dọa sẩy thai.
5 nên khi lựa chọn và mang giày cao gót phù hợp
Thứ nhất, không đi giày cao gót cả ngày từ sáng đến đêm, chỉ mang giày cao gót trong những trường hợp thích hợp.
Thứ hai, tôn trọng một quy tắc: thà ít giày còn hơn là nhiều giày. Thay vì mua một đôi giày thời trang với chất liệu tồi và giá cả phải chăng bạn có thể mua một đôi giày đắt đỏ hơn nhưng vật liệu tốt hơn.  Nếu bạn có đủ khả năng tài chính, tốt nhất khi mua giày bạn không tiết kiệm mà đầu tư vào giày tốt chất liệu tự nhiên.
Thứ ba, nếu bạn đang sở hữu một đôi giày với những tính chất dưới đây thì thực sự nó không phải là một đôi giày tốt: chiều cao trên 4-6 cm, mũi giày quá nhỏ, chất liệu quá cứng nhắc ….
Thứ tư, hãy thử giày mới mua vào cuối ngày, khi bàn chân đạt kích cỡ tối đa. Nếu bàn chân cảm thấy chật chội khi thử, bạn hãy yêu cầu một kích thước giầy lớn hơn bởi vì bạn đừng hy vọng rằng đôi giày sẽ trở nên lớn hơn sau ít ngày sử dụng nhé. Tránh mua giày dép vào buổi sáng vì khi ấy giày có thể quá nhỏ so với kích cỡ thực của chân đấy.
Thứ năm, hầu hết mọi người đều sở hữu 2 bàn chân không bằng nhau, và vẫn có một bên to bên nhỏ. Do đó, hãy nhớ thử giày ở một chân có kích cỡ nhỉnh hơn chân kia.
Biến dạng ngón chân
Mũi bàn chân – bộ phận phải chịu lực thứ hai sau cổ chân – đến lượt mình cũng phải hứng chịu phần đáng kể trọng lượng cơ thể, dẫn đến tình trạng thoái hóa sớm các khớp bàn chân, ngón chân và biến dạng khớp. Nếu giày cao gót có thêm yếu tố mũi nhọn thì rất dễ dẫn đến hiện tượng vẹo ngón chân cái (ngón cái chồng lên hoặc quặp xướng dưới ngón bên cạnh) và biến dạng (hoặc thoái hóa) các ngón chân còn lại ở mức độ khác nhau.
Trên thực tế, nhiều người bị vẹo ngón cái do giày cao gót mũi nhọn không thể đi lại được do quá đau đớn đã phải phẫu thuật tạo hình lại ngón chân cái để phục hồi chức năng và vận động cho bàn chân.
Thoái hóa sớm khớp cổ chânTheo PGS-TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, có tới 50% người Việt Nam có dị tật chân (chân chữ bát, chân vòng kiềng). Điều này đồng nghĩa với việc diện tiếp xúc các khớp gối bị thu hẹp. Khi đi giày cao gót lâu ngày, các khớp phải làm việc liên tục trong khi diện tiếp xúc ít dẫn tới tình trạng khớp bị lỏng lẻo và thoái hóa sớm. Điều này cũng xảy ra với cả khớp cổ chân. Chính vì vậy, người hay đi giày cao gót thường gặp hiện tượng đau, mỏi mỏi chân.
Viêm khớp gốiCũng là một bộ phận giảm xóc chuyên nghiệp, đầu gối là khớp nối lớn nhất trong cơ thể bạn. Nó được tạo ra để giúp cơ thể uyển chuyển. Thường xuyên sử dụng giầy cao gót có thể làm gia tăng áp lực lên các bề mặt bên trong của đầu gối, nhanh chóng khiến chúng bị hao mòn dẫn đến viêm khớp xương. Mọc gai xương gótKhi đi giày cao gót, gót chân luôn ở vị trí cao hơn đáng kể so với mũi bàn chân do đó luôn phải trực tiếp chịu sức nặng của cơ thể. Mô mềm gan bàn chân vốn có tác dụng như một giảm xóc cũng không chịu được tải trọng quá lớn dẫn đến tình trạng bị chấn thương kéo dài. Dần dần, xuất hiện hiện tượng gai xương gót, làm tổn thương vùng gót chân tăng lên đáng kể. Đau lưngĐể dễ dàng di chuyển trên một đôi giày cao gót, cột sống của bạn cần phải lắc lư theo một tư thế bất thường. Đó là một quá trình gây nhiều áp lực xuống các cơ ở thắt lưng. Kết quả là bạn sẽ đau lưng dưới. Rối lọan chu kì kinh huyệtGiày cao gót đặc biệt nguy hiểm cho những người bị phù mắt cá chân, bởi vì máu lưu thông ở bàn chân bị cản trở. Đặc biệt đối với các gót giày cao hơn và mỏng hơn có thể mang lại cho bạn những nguy cơ rối loạn chu kì kinh nguyệt, mãn kinh sớm, hình thành các u nang, xuất hiện của chứng huyết khối và mối đe dọa sẩy thai.
Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải từ bỏ những đôi giày cao gót nhưng cũng đừng nên đi quá liên tục. Tốt nhất nên chọn những đôi giày có độ cao vừa phải, dễ đi, tránh tình trạng bó chân quá mức, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để hạn chế bớt các tác hại của giày cao gót với sức khỏe đôi chân, bạn nên hạn chế tối đa việc đi giày quá cao. Chỉ đi giày cao gót trong thời gian ngắn trong các dịp lễ hội, tiếp đón chính thức, long trọng, đi đường. Còn khi đến cơ quan làm việc, nên đi giày mềm hay dép. Không nên chọn giày quá chật, mà có độ ôm vừa phải, được làm từ các chất liệu tự nhiên, mềm mại để không gây cọ xát và kích ứng cho da vùng bàn chân. Phần đế giày không quá nhọn và dốc so với mũi giày. Chiều cao thích hợp của đế giày là từ 2 – 4cm, đường kính 3 – 5cm. Nếu vì công việc bạn phải mang giày cao gót suốt cả ngày thì nhớ chú ý chăm sóc đôi bàn chân của mình. Mỗi buổi tối khi về đến nhà nên áp dụng các bài tập thư giãn cho chân, có thể là massage hay ngâm chân vào nước ấm để giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu như bạn mang giày cao gót trong suốt một ngày, hôm sau bạn nên đi giày bệt. Và nếu muốn để dành sức khỏe cho một đêm đặc biệt, bạn đừng bao giờ đi bộ trên giày cao gót liên tục trong vài giờ.
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
 

Bệnh tiểu đường thường gây ra nhiều biến chứng ở chân, gây khô ngứa da, vi nấm da, đau nhức. Nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng gân cơ và máu, dẫn đến viêm loét, hoại thư. Người bệnh cần giữ da sạch và khô, uống nhiều nước và chọn giày dép hợp lý.

Bệnh tiểu đường gây tổn thương bàn chân thế nào? 
Mạch máu: khi nồng độ đường trong máu tăng cao và kéo dài, mạch máu toàn thân dễ bị teo hẹp. Hệ mạch máu ở vùng xa như bàn chân càng bị suy giảm trầm trọng và hậu quả là giảm lưu thông máu, oxy chất dinh dưỡng... Triệu chứng thường gặp là ngón chân bị tê, lạnh; đau các khối cơ khi vận động nhiều (chạy bộ, đi bộ nhiều)...
Thần kinh: khi các mạch máu nuôi dây thần kinh cảm giác bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác như: nóng rát, tê rần hoặc như bị kim châm, kiến bò ở chân... Nếu bệnh tiến triển, cảm giác ngoài da sẽ giảm hay mất, dễ gây viêm loét, chấn thương xương - khớp... vì bàn chân không còn nhạy cảm với các nguy cơ xung quanh. Ngoài ra, thần kinh bị tổn thương sẽ làm yếu các cơ ở chân, góp phần gây biến dạng bàn chân.
Da: tổn thương mạch máu và thần kinh bàn chân sẽ gây mỏng da, khô, ngứa, lạnh; rụng lông; móng chân dầy, mất móng... Đặc biệt là biến chứng vết thương ở bàn chân khó hoặc lâu lành hơn người bình thường do thiếu oxy, chất dinh dưỡng, máu nuôi; các tế bào bạch cầu phản ứng kém với nhiễm trùng.
Cách chăm sóc bàn chân:
- Ổn định đường máu: giới hạn trong 80-110mg% sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng trầm trọng. Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn kiêng, tập thể dục, dùng thuốc hạ đường liên tục và đều đặn, tái khám với bác sĩ điều trị và kiểm tra nồng độ đường máu định kỳ.
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày: khi tắm, cần kiểm tra toàn bộ bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân như vết thương, trầy xước, vết loét, cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp, phồng nước...
- Giữ da sạch và khô: rửa bàn chân bằng xà phòng mỗi ngày và lau thật khô, nhẹ nhàng, không làm cọ sát mạnh. Chú ý lau kỹ những nơi dễ đọng nước, như kẽ ngón chân, móng chân. Nếu bàn chân dễ đổ mồ hôi thì có thể giữ khô chân bằng các loại phấn thông thường trước khi mang tấy, giày.
- Ngừa quá khô da: nên dùng các loại xà phòng rửa chân loại nhẹ ít chất xút, nhiều chất giữ ẩm da, ít mùi thơm và ít bọt. Cần xả nước thật sạch để tránh đọng xà phòng gây kích ứng da và ngứa. Sau khi tắm, nên dùng thêm các loại cream, lotion để giữ ẩm da, đặc biệt ở vùng gót chân, để ngừa các tổn thương da do chứng khô da gây nên, như: cục chai, mắt cá, nứt nẻ chân. Tuy nhiên, không nên thoa những chế phẩm giữ ẩm này vào kẽ chân, vì những vùng này vốn đã ẩm ướt rồi.
- Lưu ý nhiệt độ: cẩn thận khi dùng nước nóng, tắm hơi (khô, ướt), ngâm chân nước nóng, chườm nóng... Không nên tắm nước nóng lâu, vì có thể gây bỏng do cảm giác da của bệnh nhân tiểu đường đã bị suy giảm. Khi bị lạnh ban đêm cần mang tất chân trước khi đi ngủ.
- Uống nhiều nước: bệnh tiểu đường thường gây tiểu nhiều, làm bệnh nhân mất nước. Vì vậy, cần uống nhiều nước hơn 1,5 lít nước/ngày để bù đắp lượng nước thiếu hụt và giúp da luôn được tươi tắn khỏe mạnh.
- Sát trùng da: khi bị trầy xước da (kể cả lúc cắt móng chân, tay), cần rửa chân sạch bằng xà phòng, thoa dung dịch sát trùng Povidone Iodine, rồi băng lại bằng băng cá nhân hay gạc vô trùng.
- Không hút thuốc lá: vì nó sẽ làm teo hẹp thêm các mạch máu ở chân vốn đã bị hẹp và xơ cứng lại trong bệnh tiểu đường.
- Cắt móng chân: cần cắt thẳng ngang qua chứ không nên cắt sâu vào 2 khóe móng, nếu không sẽ dễ cắt nhầm vào da và gây nhiễm trùng, móng quặp.
- Đo nồng độ đường máu: Việc lấy máu đầu ngón tay để đo nồng độ đường máu có thể gây ra vết thương ở ngón tay do đâm kim. Để tránh tình trạng này, nên đâm kim ở cạnh bên đầu ngón tay; thay đổi luân phiên các ngón tay ở mỗi lần thử máu; điều chỉnh độ đâm kim phù hợp với độ dầy da của mỗi ngươi.
- Cách chọn giày, dép, tất: bệnh nhân tiểu đường không bao giờ được đi chân không, bất kể trong nhà hay ngoài đường, vì hầu như mọi đồ vật chung quanh đều ẩn chứa nguy cơ tiềm tàng gây tổn thương cho bàn chân. Ngoài ra khi mang giày, bắt buộc phải mang tất, nếu không chính đôi giày sẽ lại gây tổn thương. Mang giày đế bằng, không nên mang giày mũi nhọn hay cao gót, vì sẽ làm trọng lực toàn thân đổ dồn vào đầu các ngón chân, về lâu dài sẽ bị cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp. Cần kiểm tra giày trước khi đi để bảo đảm không có bất cứ vật sắc nhọn nào có thể gây tổn thương bàn chân, như: bụi, đất đá, côn trùng, những đường may giày bị sút hay gấp nếp... Luôn đi tất dài hơn ngón chân dài nhất 1-2 cm để tránh ép chặt bàn chân, gây giảm tuần hoàn máu. Tất phải mềm mại và đủ dầy để hạn chế sự cọ xát giữa bàn chân và giày. Không dùng tất nylon hay loại có dải bằng thun co dãn hay nịt bít tất ở đầu mũi bàn chân.
Bác sĩ Huỳnh Bá Long, Khoa Học Phổ Thông
Báo động bệnh nhân bị cắt chân do biến chứng tiểu đường
Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường bị biến chứng bàn chân gia tăng với tốc độ nhanh ở Việt Nam và các nước nhiệt đới. Bệnh cũng xuất hiện nhiều ở những người từ nông thôn chuyển ra thành phố làm việc, sinh sống.
Những tổn thương bàn chân do đái tháo đường gia tăng đáng báo động ở Việt Nam hiện nay. Bệnh thường bắt đầu với một vết xước nhỏsau đó phát triển thành một vết loét nặng, gây hoại tử, dẫn đến những biến chứng như biến dạng bàn chân, loét bàn chân, chai chân, nhiều trường hợp nghiêm trọng phải cắt cụt chân.
Diabetes Is the Price Vietnam Pays for Progress  Phu Thi Hong Thuy, a 48-year-old diabetic, had to have her leg amputated after she cut herself on a closet at home. Sometimes I feel my leg itching  but when I look, its not there, she said.   Một bệnh nhân tiểu đường 48 tuổi bị cưa chân sau một vết cắt tại phòng riêng ở nhà. "Đôi khi tôi cảm thấy ngứa chân của tôi - nhưng khi tôi nhìn, nó không có ở đó," cô nói.
Một bệnh nhân tiểu đường 48 tuổi tại Việt Nam đã bị cưa chân. Ảnh: nytimes
Hiện vẫn chưa có một con số thống kê chính xác số lượng phẫu thuật cắt bỏ có liên quan đến bệnh tiểu đường ở Việt Nam. Theo giáo sư Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam, biến chứng bàn chân là vấn đề nghiêm trọng và đang gây ra những căng thẳng cho hệ thống y tế.
"Vấn đề bàn chân bệnh nhân tiểu đường tồn tại ở phương Tây, nhưng tỷ lệ này lại cao hơn ở Việt Nam và các nước nhiệt đới khác bởi vì mọi người có xu hướng chỉ mang dép khi đi ra ngoài và đi chân đất xung quanh nhà, khiến bàn chân dễ bị tổn thương", giáo sư Khuê cho biết.
Bệnh nhân tiểu đường đang tăng cao ở nhiều quốc gia. Thống kê chính thức tại Việt Nam cho thấy có một sự gia tăng chóng mặt trong bệnh tiểu đường type 2 - bệnh liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và lối sống phương Tây, đặc biệt là ở những người béo phì.
Cuộc điều tra toàn quốc đầu tiên về bệnh tiểu đường thực hiện tại Việt Nam vào năm 1991 cho thấy chỉ có 1% dân số mắc bệnh. Đến năm 2012, tỷ lệ này là gần 6%, tốc độ gia tăng cực kỳ nhanh so với trung bình của thế giới.  Tại TP HCM, một cuộc khảo sát trong năm 2010 ước tính rằng có 1 trong 10 người trưởng thành có bệnh.
Những lý do xác đáng cho bệnh tiểu đường ở Việt Nam vẫn chưa được chỉ rõ, nhưng theo các bác sĩ, thủ phạm chính là do quá trình "Tây phương hóa và đô thị hóa". "Bây giờ chúng tôi có KFC và hàng loạt nhà hàng thức ăn nhanh", bác sĩ Khánh cho biết.
Theo Giáo sư Khuê tiểu đường được xem là bệnh của người giàu có. Tuy nhiên, khi mà phần lớn mọi người đã chuyển từ đồng lúa vào các nhà máy, văn phòng thì bệnh nhân tiểu đường ngày nay thuộc tất cả mọi tầng lớp xã hội. "Đây không còn là bệnh của người giàu nữa, bây giờ tất cả mọi người, cả giàu và nghèo đều có thể mắc bệnh", giáo sư Khuê nhấn mạnh.
Jesper Hoiland, Phó chủ tịch cao cấp của Novo Nordisk, nhà sản xuất lớn trên thế giới các loại thuốc điều trị căn bệnh này cho biết, số lượng người bị bệnh tiểu đường ở Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng cao hơn khi nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển, nhiều người áp dụng lối sống đô thị hiện đại. "Căn bệnh có thể trở thành một đại dịch tại Việt Nam trong những năm tới", ông nói.
"Trên thế giới ngày nay, nhiều người đang chết vì ăn quá nhiều hơn là vì bị đói", ông Hoiland cho biết.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, khoảng 371 triệu người đã bị ảnh hưởng với bệnh tiểu đường trên toàn thế giới năm ngoái. Cứ 5 bệnh nhân thì có 4 sống ở các nước nghèo hoặc thu nhập trung bình như Ai Cập, Guyana, Việt Nam. Nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất là đảo Thái Bình Dương, với tỷ lệ bệnh tiểu đường gần 1/3 dân số, như là tại các hòn đảo nhỏ bé Nauru trong Micronesia. Ả Rập cũng có tỷ lệ rất cao, gần 1/4 dân số trưởng thành ở Saudi Arabia có bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường liên quan đến sự rối loạn trao đổi chất của cơ thể. Bệnh có thể được kiểm soát với chế độ ăn hợp lý, tập thể dục điều độ và dùng insulin để điều tiết lượng đường máu trong cơ thể. Những triệu chứng của bệnh thường bao gồm khát nước thường xuyên, rối loạn đi tiểu, sút cân nhanh chóng, mệt mỏi... Các triệu chứng thường diễn tiến chậm, nhiều người có bệnh trong nhiều năm mà không biết, đặc biệt là ở những nơi có hệ thống y tế chưa phát triển tốt.
Theo các chuyên gia, lý do cho sự chênh lệch về tỷ lệ bệnh tiểu đường giữa các quốc gia và giữa các dân tộc trong nước có  liên quan đến yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và tập thể dục.
Các bác sĩ ở Việt Nam cho biết, sự tăng đột biến trong bệnh tiểu đường tại đây đã không được giải thích đầy đủ. "Bệnh nhân của chúng tôi rất ít người bị béo phì, thậm chí nhiều người rất gầy ốm", bác sĩ Khánh cho biết. Một cô gái 26 tuổi với thân hình mảnh khảnh tại TP HCM vừa bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Xuất thân từ tỉnh lẻ và hiện cô là trợ lý nha khoa tại TP HCM. "Đây thực sự là một cú sốc, tôi hiếm khi ăn ngọt", cô gái này cho biết.
Bác sĩ Khánh cho rằng, trường hợp này có thể rơi vào nguyên nhân mà các chuyên gia gọi là "hiệu ứng di cư". Cô gái này sống ở nông thôn từ nhỏ và khi về làm việc tại thành phố, cô hiếm khi đi bộ và hầu như không tập thể dục bao giờ. 
Hans Duijf, người đứng đầu hoạt động cho Novo Nordisk ở Thái Lan cho biết một số bệnh nhân lớn lên ở nông thôn đã mắc bệnh tiểu đường sau khi di chuyển đến một môi trường đô thị với những thay đổi lối sống, khẩu phần ăn.
Với người bị tiểu đường, loét bàn chân là một biến chứng nguy hiểm, hay xảy ra ở mu bàn chân, ngón cái, với tỷ lệ tử vong vì biến chứng này gần bằng tỷ lệ tử vong do ung thư hay căn bệnh thế kỷ AIDS.
Một khi bàn chân đã bị loét thì sẽ khó có cơ hội hồi phục. Trong số những trường hợp bị như vậy thì có khoảng 10-30% sẽ bị cắt chi. Tuy nhiên, giải pháp này cũng không giải quyết được triệt để vấn đề do tỷ lệ tái cắt chi và nguy cơ tử vong sau khi cắt cao. 
Bác sĩ Nguyễn Trần Kiên, Trưởng khoa bàn chân, Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân gây loét bàn chân là do bệnh tiểu đường gây biến chứng mạch máu, từ đó gây tắc động mạch chân, gây hoại tử khô, sau đó nhiễm trùng gây hoại tử ướt. Ngoài ra, các bệnh lý thần kinh ngoại biên cũng làm tăng nguy cơ loét bàn chân. 
tieuduong0-jpg-1363401032_500x0.jpg
Người mắc bệnh tiểu đường cần hình thành thói quen khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là tự thăm khám bàn chân thường xuyên. Ảnh: N.P.
Đáng chú ý giầy là nguyên nhân phổ biết gây loét. Chỉ một vết xước nhỏ ở bàn chân do đi giày dép quá chật nhưng không phát hiện kịp thời cũng có thể trở thành vết loét nặng, nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử phải cắt chi. Trong khi nếu phát hiện sớm và được chữa trị kịp thời có thể ngăn ngừa những tổn hại lâu dài, ngăn ngừa việc đoạn chi tới 85%.
Vì thế, để giảm nguy cơ tổn thương bàn chân, bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần biết cách tự khám, chăm sóc bàn chân. Thăm khám bàn chân cần khám da, mạch máu, thần kinh, cơ xương, giầy dép có phù hợp. Về da, người bệnh cần để ý đến màu sắc có gì bất thường. 
Cụ thể, cần tập thói quen kiểm tra bàn chân ít nhất 1 lần trong ngày. Các vết nứt trên da, phỏng rộp, vết thâm, các nốt chai chân và những chỗ đau trên da đều cần quan sát kỹ. Hãy chuẩn bị tấm gương nhỏ soi toàn bộ bàn chân từ lòng tới những kẽ chân nơi khó quan sát để thấy được điều bất thường.
Luôn giữ chân sạch với nước ấm và xà phòng trung tính. Tuy nhiên không nên ngâm chân trong nước quá nóng (nhiệt độ nước không nên quá 37 độ C) hoặc ngâm nước ấm quá lâu. Sau khi rửa, dùng khăn bông mềm thấm khô, đặc biệt các kẽ ngón chân.
Ngoài ra, người bệnh nên cắt tỉa móng chân theo đường vòng của ngón, không lấy khóe cũng như tự mình cắt các vết chai ở chân, cắt móng chân không quá sát, để bảo vệ niêm mạc ngón chân, không để tạo ra móng quặp. Không đi tất, giầy dép chật, không nên để chân không ngay cả khi ở nhà. Tập cử động các ngón chân trong khoảng 5 - 10 phút, vài lần trong ngày. 
Bên cạnh đó cần chú ý tránh dùng những hóa chất có tác dụng sát trùng quá mạnh, tránh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. 
Các chuyên gia khuyến cáo, hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh tiểu đường nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được bằng chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực.
Biểu hiện của bệnh thường là người mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sút cân, vết thương lâu lành, luôn đói, có vấn đề về sinh hoạt tình dục, nhìn mờ, khát, uống nhiều nước, nhiễm khuẩn âm đạo… Những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: trong gia đình có người ruột thịt đã mắc bệnh, tuổi từ 45 trở lên, thừa cân béo phì, phụ nữ sinh con trên 4 kg, người ít vận động, người mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
Lê Phương (Theo The NewYork Times)