Đi du lịch VN coi chừng bị chặt chém
Tôi không rõ bạn đọc bài này vào ngày nào, trước năm 2013 hay đầu năm 2014, nhưng dù vào thời gian nào trên đây, cũng chưa đến Tết Nguyên Đán, xin gọi nôm na là “Tết Ta,” Trong khoảng thời gian từ “Tết Tây” đến “Tết Ta” cách nhau đúng một tháng, rất có thể một số bạn đọc hoặc có người nhà, bạn bè về VN thăm nhà, ít có bạn về VN du lịch bởi bạn ở nước ngoài thiếu gì chỗ để đi du lịch.
Cho nên hầu hết người nước ngoài gốc Việt về VN làm những cuộc viếng thăm không thể không có. Ví như các con tôi, không thể không về thăm bố. Ví như có cha mẹ, anh em đau ốm hoặc “ra đi,” không thể không về. Tuy nhiên khi đến VN, bạn vẫn có thì giờ đi thăm thú một vài nơi, đi tìm lại những kỷ niệm vàng son một thời xa xưa.
Những điều tôi sẽ tường thuật với bạn đọc trong bài này chỉ có ý nhắc nhở bạn về những điều đã và đang xảy ra mà các bạn cần đề phòng trong dịp “Tết Ta” này nếu có việc phải về VN.
Tôi không có ý nói xấu xã hội mà tôi đang sống. Tôi chỉ nhặt ra những “hạt sạn,” những “bụi bẩn” làm xấu mặt con người và làm hình ảnh xã hội VN trở nên bất an với toàn thể du khách. Hy vọng từ mỗi con người đến những cơ quan có trách nhiệm với văn hóa dân tộc nhìn rõ từng vấn đề kịp thời chấn chỉnh, đừng để mọi người dân VN cùng chịu cảnh “mất mặt” như thế nữa.
An toàn để lên hàng đầu
Tôi dùng chữ “chặt chém” trên đây không có nghĩa đen là du khách bị mang ra chặt chém… thành từng mảnh mà chỉ là bị tính giá “cắt cổ” ở mọi nơi, mọi lúc với mọi mánh khóe mà bạn không ngờ tới. Từ khi mua vé du lịch đến khi mua bán ở vỉa hè và ngay cả trong các cửa hàng, nhất là hàng ăn uống, hàng bán đồ kỷ niệm…. Nhưng trước hết và trên hết vẫn là chuyện an toàn cho bản thân mình khi đi trên hè phố, ở khách sạn… Bởi ở những mơi đó bạn dễ bị lừa, bị cướp giật, bị hành hung và bị đủ thứ phiền toái nếu không đề phòng cẩn thận.
Bài học những năm trước đến nay vẫn còn nguyên giá trị, năm nay còn đáng sợ hơn bởi kinh tế suy thoái, thất nghiệp ngày càng nhiều nên sự liều lĩnh gia tăng, sự “liều mạng cùi” của bọn lang thang đói rách kinh niên, còn ghê gớm hơn, đó là những con nghiện ma túy đến cơn vật vã thì bất cứ chuyện gì cũng dám làm, không sợ cảnh sát, không sợ đám đông, không sợ ai cả vì giản dị là chúng không sợ chết.
Bạn đã từng biết những cô gái đi xe gắn máy loại sang bị côn đồ chặt luôn cánh tay để cướp xe; người đứng đổ xăng giữa chốn đông người, tiền để trong cóp xe cũng bị giựt nhanh như điện.
Tôi có ông bà bạn từ nước ngoài về ghé thăm nhà. Bà xã ông đã cố gắng “cải trang” thành bà già nhà quê, xách túi quà cho bà con bằng cái bao ni lông đen ngòm để chứng tỏ đó chỉ là gói hàng tầm thường. Còn ông chồng thì mặc chiếc áo blouson rộng thùng thình trong khi trời nắng nóng. Lúc vào nhà rồi, cần gọi điện thoại, ông mới móc chiếc tablet từ túi áo trong ra dùng. Các thứ vật dụng lỉnh kỉnh như đồng hồ đắt tiền cũng được giấu trong đó. Nhìn có vẻ khôi hài, nhưng tôi hiểu đó là sự cẩn thận không bao giờ thừa. Tôi đề nghị các bạn cũng nên cẩn thận như thế mỗi khi đi trên hè phố từ Sài Gòn đến Hà Nội và ở tất cả những thành phố lớn cùng những địa danh du lịch ở VN.
Hãy cẩn thận khi bị dàn cảnh gây gổ giữa đường
Đây là một “chiêu” không mới nhưng vẫn thường xảy ra. Nếu bỗng dưng bạn bị một anh hay cô nào đó đi xe đụng vào người chút xíu hoặc cũng có thể là đang cùng đi trên hè phố, tức khắc bạn bị ngay “đối phương” la ó ầm ỹ, dùng những lời lẽ tục tĩu côn đồ gây sự. Trò đểu này bây giờ thành rất thông dụng. Bạn nóng máu cãi lại là có chuyện ngay. Đó là một kiểu ăn vạ rồi bọn đàn anh đàn em xông đến trấn lột “con mồi” đã bị theo dõi từ trước mà không hề hay biết. Bạn hãy bình tĩnh mỉm cười và cho họ biết “Tôi biết mánh lới của các anh rồi, để tôi gọi cảnh sát đến phân xử.”
Cho nên trong máy điện thoại của bạn luôn có số của cảnh sát kể cả cảnh sát cấp cứu. Đây là vài số bạn nên có:
Số113: Lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh – Số điện thoại113là số điện thoại gọi miễn phí. Có thể quay số113từ bất kỳ máy điện thoại nào.
Số114: Số khẩn chữa cháy hay khi cần cứu hộ cứu nạn
Chỉ như thế may ra bạn mới có hy vọng thoát ra khỏi bàn tay những kẻ gây sự giả vờ để cướp đoạt tài sản, bạn dằng co sẽ nguy hiểm đến tính mạng là điều rất có thể sẽ xảy ra. Trường hợp bạn chưa kịp gọi cảnh sát thì cố tránh xung đột cãi cọ, hãy để chúng “hoành hành” rồi ngay sau đó vừa tri hô vừa gọi số 113 là tốt nhất.
Đề phòng trộm cắp
Bạn Chiến trên VNExpress kể: Có một câu chuyện hài thế này, một nhà khoa học phát minh ra chiếc máy bắt trộm. Mọi người đều nghi ngờ về hiệu quả của chiếc máy, nhà khoa học bèn mang nó đi thử. Đầu tiên, ông mang nó qua Singapore. Trong một ngày chiếc máy bắt được 5 tên trộm. Sau đó ông mang máy qua Trung Quốc, kết quả thật tuyệt vời, chiếc máy bắt được 100 tên trộm. Cuối cùng, nhà khoa hoc mang chiếc máy thần kỳ sang Việt Nam. Đến cuối ngày mọi người ra kiểm tra xem máy bắt được bao nhiêu tên trộm thì... chiếc máy thần kỳ đã bị trộm lấy mất từ lúc nào không hay!
Chỉ là chuyện khôi hài nhưng nhắc nhở bạn cần đề phòng, ngay cả khi để hành lý bên chỗ ngồi. Chỉ cần sơ sảy một chút thôi, hành lý của bạn sẽ “biến mất.” Bạn cần thực hiện đúng câu “vật bất ly thân,” nhất là khi bạn vào mua hàng, móc bóp trả tiền là có thể đã bị theo dõi hoặc bị giật như cảnh người mua xăng, để tiền trong cóp xe, mở cóp ra lấy tiền là bị giật ngay và kẻ cướp phóng mất dạng. Mời bạn đọc vài thủ đoạn của kẻ cắp ngày nay giữa Hà Nội
Những chiêu “độc” táo tợn
Ở Hà Nội mới xuất hiện "chiêu cướp" rất táo tợn. Có phụ nữ đi xe máy dừng đèn đỏ ở ngã tư vào 8g sáng bị một thanh niên nhảy phắt lên yên xe phía sau gí dao khống chế. Hắn yêu cầu nạn nhân đến khu vực ít người qua lại rồi cướp tài sản, sau đó chuồn mất dạng.
Ngoài các thủ đoạn trên, một số tên cướp còn theo dõi những cô gái đi rút tiền ở máy ATM. Một tối tháng 9, chị Lan vừa rời máy ATM ở quận Thanh Xuân- Hà Nội, ngồi sau xe máy của bạn trai đi về hướng cầu vượt Ngã Tư Sở thì bị nam thanh niên áp sát. Bị hắn giật mất chiếc túi, chị Lan chỉ kịp ứ ớ la “cướp, cướp,” Cậu bạn đuổi theo, nhưng tên cướp đã mất dạng giữa dòng xe cộ đông đúc...
Bị cướp ngay khi ngồi trong xe hơi
Một nữ độc giả kể lại: Khi chị dừng xe vì đèn đỏ ở ngã tư Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc, một người đàn ông đi đến mở cửa trước xe chị (vì sơ ý không chốt trong). Hắn hành động thản nhiên như người chồng mở xe của vợ để lấy đồ để quên. Chị kể, “Mình bất ngờ, chưa kịp định thần thì thấy túi xách để cạnh ghế lái đã nằm trong tay hắn. Theo phản xạ, mình kéo tay giật lại, nhưng không kịp. Thế là mất tiêu cả số tiền vừa lãnh ở ngân hàng trả lương cho nhân viên.”
Một điều tra viên CA cho biết tình trạng cướp giật tại Hà Nội vẫn là vấn nạn “nổi cộm” với thủ đoạn ngày càng tinh vi và táo tợn. Các tên cướp không chỉ gây án trên đoạn đường vắng mà ra tay ngay cả trên các phố đông người.
Cảnh sát mới có khuyến cáo, không nên đeo vàng, hay trang sức để lộ liễu khiến kẻ gian nảy lòng tham. Đặc biệt, không nên nghe điện thoại khi đang chạy xe vì dễ mất tập trung, không quan sát được xung quanh.
Tất nhiên bạn không bao giờ trưng diện những món trang sức “hàng hiệu,” cần đi ăn cưới, dự tiệc, bạn hãy cất kỹ, chỉ đeo nó khi đến nơi hẹn. Tuy nhiên có một điều khó xử là bạn đang đi đường, nghe điện thoại reo.
Bọn cướp giật rất thích điện thoại của các ông bà “Việt kiều,” hầu hết là loại đặt tiền và là hàng thật chính hiệu chứ không phải hàng nhái của Trung Quốc, chúng đã nhiều phen cướp phải loại ĐT nhái này, đó là lý do chúng theo khách nước ngoài khi nói chuyện trên đường phố. Hạn chế những cuộc gọi càng ít càng tốt. Nếu cần trả lời gấp, bạn nên đứng vào trong một cửa hàng, hoặc đứng trong một góc khuất và để ý những người quanh bạn. Phương tiện tốt nhất để di chuyển ở các thành phố là xe taxi.
Đi taxi cũng coi chừng taxi lừa, taxi ‘dù’
Ngay từ khi xuống đến phi trường, bạn sẽ phải “đối đầu” với nhiều chuyện phức tạp. Tôi bỏ qua không nói đến chuyện khách “Việt kiều” bỏ ra $10 USD hay hơn nữa để qua “cửa ải” trong và ngoài phi trường. Đó là thứ chuyện từ “muôn năm cũ” nhưng vẫn còn diễn ra… bình thường cho đến nay. Tôi chỉ nói đền về nạn bắt chẹt khách khi bạn gọi taxi.
Vừa ra đến nơi đón khách quốc tế hoặc nội địa của sân bay Nội Bài hay Tân Sơn Nhất du khách sẽ gặp rất nhiều “cò” taxi trà trộn giả vờ đón khách đi theo đoàn, khách của công ty để mời khách đi về nội thành. Nếu đi taxi có tên tuổi, niêm yết giá rõ ràng, mức giá đi từ sân bay Nội Bài đến nội thành khoảng từ 300-340 ngàn đồng/chuyến. Nhưng đám “cò” sẽ chào khách với giá rẻ hơn với lý do, tiện một công đi đón đoàn nhưng thừa xe nên chỉ lấy từ 200- 250 ngàn đồng/chuyến. Có khách đi về phố Thái Hà, bị xin thêm từ 100-150 ngàn đồng vịn vào lý do phải vào ngõ sâu và đây không phải nội thành?! “Kinh nghiệm bắt khách” của đám taxi dù này sẽ nhằm vào những “con mồi” là khách nói giọng tỉnh khác, khách nước ngoài ham rẻ, khi khách đã vào xe, sẽ tùy tình hình để bắt chẹt.
Điển hình là sự việc giữa tháng 8-2013, một nữ du khách người Mỹ đi taxi từ sân bay Nội Bài đến Hà Nội đã bị tài xế ép rút 4 triệu đồng ($190 đô) tại cây ATM. Sau ít ngày, cũng một nữ du khách bị hai thanh niên cầm biển đón khách chờ sẵn đưa lên xe về nội thành, trên đường đi, họ bắt cô rút $600 USD từ cây ATM để trả tiền xe. Đã lên tới cả trăm trường hợp môi giới, dẫn khách bị phát hiện, bàn giao cho CA nhưng một thời gian sau lại quay trở lại hoạt động như thường!
Vào đến nội thành, muốn di chuyển đi chỗ này chỗ kia, khách du lịch phải dùng taxi hoặc xích lô. Dư luận vẫn còn nóng chuyện 3 du khách người Pháp bị tài xế taxi, nhân viên khách sạn trên phố cổ Hà Nội lừa đảo, dọa giết, hay một du khách đi xích lô 1.5km phải trả 1.3 triệu đồng ($62 đô).
Taxi ‘dù’ Sai Gòn còn ‘ác’ hơn
Tình trạng taxi dù chặt chém khách, nhất là người nước ngoài đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Taxi “dù” là loại xe có “nhãn mác” của một công ty lớn nhưng là nhãn hiệu giả. Thú thật với bạn, tôi là người địa phương đi taxi thường xuyên nhưng cũng khó phân biệt được đâu là thật, đâu là giả, đâu là taxi xịn, đâu là taxi “dù,” taxi nào là taxi “nhái.”
Với khách du lịch nước ngoài và kể cả người ở các tỉnh khác không thể phân biệt được các logo nhái, số điện thoại nhái, kiểu đồng phục của tài xế taxi. Khi kéo được khách lên xe rồi, các lái xe taxi dù tha hồ chặt chém, móc túi trước sự bất lực của hành khách. Cãi nhau với chúng là có cả bọn kéo đến vây kín đe dọa.
Vào tối ngày 25/6/2012, 2 du khách người Tây Ban Nha là Jose Angel Matas và Raquel Rvis đón 1 chiếc taxi ở khu vực chợ Bến Thành (Quận 1) để đi đến chợ Nguyễn Thái Bình (Quận 1). Khoảng cách giữa 2 địa điểm chỉ gần 1km.
Khi đến nơi, người tài xế taxi đã yêu cầu 2 vị khách này phải trả số tiền là 394,500 đồng ($19) đúng theo số tiền đã hiện trên đồng hồ bên trong xe taxi này. Khi nêu lên sự thắc mắc vì số tiền cước quá cao, mà khoảng cách lại quá gần, người tài xế đã không thể giải thích gì cho vị khách này.
Sau đó, để cho rõ ràng hơn, tài xế taxi còn lấy ra 1 biên lai của Mai Linh taxi để ghi ra số tiền, đưa cho 2 vị khách theo đúng số tiền đã nói lúc ban đầu. Hai vị khách đành ngậm ngùi đưa số tiền 400.000 đồng cho người tài xế bất lương nói trên. Vì du khách dọa sẽ báo Công an với hành vi của người tài xế, nên đã được "thương tình" trả lại 200.000 đồng.
Trước đó, ông Jorenson (49 tuổi, quốc tịch Úc) đón một chiếc taxi mang nhãn hiệu giống như của hãng Sài Gòn tourist từ bến tàu cánh ngầm trên đường Tôn Đức Thắng, Quận 1 (Sài Gòn) về sân bay Tân Sơn Nhất với quãng đường hơn 6 km.
Khi tới nơi, ông bị tài xế đòi lấy 6 triệu đồng. Biết bị chém nhưng nhìn vẻ mặt dữ tợn của gã tài xế và đến giờ phải lên máy bay, ông phải vét sạch túi lấy 2 triệu đồng và hơn 100 đô la Úc để trả.
Vào tối ngày 25/6/2012, 2 du khách người Tây Ban Nha là Jose Angel Matas và Raquel Rvis đón 1 chiếc taxi ở khu vực chợ Bến Thành (Quận 1) để đi đến chợ Nguyễn Thái Bình (Quận 1). Khoảng cách giữa 2 địa điểm chỉ gần 1km.
Khi đến nơi, người tài xế taxi đã yêu cầu 2 vị khách này phải trả số tiền là 394,500 đồng ($19) đúng theo số tiền đã hiện trên đồng hồ bên trong xe taxi này. Khi nêu lên sự thắc mắc vì số tiền cước quá cao, mà khoảng cách lại quá gần, người tài xế đã không thể giải thích gì cho vị khách này.
Sau đó, để cho rõ ràng hơn, tài xế taxi còn lấy ra 1 biên lai của Mai Linh taxi để ghi ra số tiền, đưa cho 2 vị khách theo đúng số tiền đã nói lúc ban đầu. Hai vị khách đành ngậm ngùi đưa số tiền 400.000 đồng cho người tài xế bất lương nói trên. Vì du khách dọa sẽ báo Công an với hành vi của người tài xế, nên đã được "thương tình" trả lại 200.000 đồng.
Trước đó, ông Jorenson (49 tuổi, quốc tịch Úc) đón một chiếc taxi mang nhãn hiệu giống như của hãng Sài Gòn tourist từ bến tàu cánh ngầm trên đường Tôn Đức Thắng, Quận 1 (Sài Gòn) về sân bay Tân Sơn Nhất với quãng đường hơn 6 km.
Khi tới nơi, ông bị tài xế đòi lấy 6 triệu đồng. Biết bị chém nhưng nhìn vẻ mặt dữ tợn của gã tài xế và đến giờ phải lên máy bay, ông phải vét sạch túi lấy 2 triệu đồng và hơn 100 đô la Úc để trả.
Vào bất kỳ hàng nào cũng nên hỏi giá trước khi ăn
Đến chuyện vào các hàng ăn càng dễ bị chặt chém hơn. Một khách du lịch từ Sài Gòn ra Hà Nội, đã phải trả hóa đơn cho 4 con ghẹ bé bằng bàn tay kèm hai chai bia tại một quán hải sản vỉa hè phố cổ với giá gần 2 triệu đồng ($95) mà chỉ biết ngậm ngùi rút ví vì... quên không hỏi giá trước khi ăn.
Du khách xa lạ, hỏi đường mấy anh xe ôm, bà bán hàng nước, chị bán rong là y như rằng phải mặc cả tiền nong mới chỉ đường. Vị khách này khi hỏi anh xe ôm xem quán bún đậu mắm tôm nào ngon ở gần nhất thì bị yêu cầu, “Chi hai chục ngàn sẽ chỉ rõ ràng bằng bản đồ.” Có nơi khách phải mua hàng mới được chỉ đường.
Ở nhiều nơi du khách nước ngoài chạy thục mạng vì bị “nữ quái” đeo bám xin xỏ, mời mọc, quyết không tha du khách nào ghé thăm.
Bi hài đến nỗi, một đoàn du khách người Đức đã phải tìm cách chạy thục mạng sang đường để tránh khỏi sự đeo bám của đội quân bán hàng rong.
Đấy là chuyện Hà Nội, còn Sài Gòn cũng không thiếu những trò bẫy khách
Hàng rong ‘bẫy’ du khách ở Sài Gòn
Nạn chặt chém, chèo kéo, đeo bám du khách hoạt động một cách ngang nhiên ở trung tâm TP Sài Gòn, Hòn ngọc của Viễn Đông. Tôi chỉ nêu vài chuyện điển hình. Chỉ cần dạo quanh các con đường gần bưu điện thành phố, hội trường Thống Nhất... khách sẽ nhanh chóng sập bẫy.
Thậm chí mua một trái dừa bên vỉa hè cũng bị tính giá 200 ngàn đồng, trong khi bình thường, một trái dừa tươi bán ở vỉa hè có giá cao lắm 25,000 đồng.
Hình ảnh đôi quang gánh con con vài nải chuối, miếng dứa… mang nét độc đáo rất Việt Nam được nhiều du khách yêu thích. Nhưng vì yêu thích, nhiều vị muốn được gánh thử, chụp ảnh lưu niệm, bị tính giá $10 - $20 USD, sau đó các “gánh” này thoải mái “chặt chém” với giá bán một nải chuối, một túi vài miếng dứa lên tới cả vài trăm ngàn đồng khiến du khách nhăn mặt ngỡ ngàng mà vẫn phải trả đủ.
Nạn ‘chặt chém’ điên đảo ở các di tích Huế, Nha Trang Vũng Tàu, Bãi Cháy…
Thật ra những kiểu chặt chém du khách ở hầu hết mọi nơi đều có cùng một “phiên bản” giống nhau. Ở Huế, các khu di tích được coi là linh hồn của văn hóa dân tộc, bãi biển Nha Trang - Vũng Tàu – Hạ Long là những nơi nổi tiếng về cảnh đẹp của đất nước cũng không thoát cảnh này.
Đi thăm Lăng Khải Định giữa cái nắng chang chang 39-40 độ C, nhiều du khách đã tấp vào quán giải khát đơn sơ, tranh tre mái lá ngay dưới chân lăng, trước khi leo hàng trăm bậc thang bỏng rát, uống 4 chai nước ngọt, 7 chiếc kem socola ốc quế. Khi tính tiền, chị chủ hàng hét: 360.000 đồng.
Ngay gần đó, chị bán nón, mũ phục vụ du khách cũng hét giá cao ngất ngưởng và miễn mặc cả: nón Huế bằng lá dừa mỏng manh một lớp không quai 40,000 đồng/chiếc; mũ lá 20,000 đồng/chiếc; mũ tắc kè hẹp vành 50,000 đồng/chiếc. Trong khi đó, những dân bản địa mua nón Huế một lớp 18,000 đồng/chiếc; mũ lá 8,000 đồng/chiếc; mũ tắc kè hẹp vành là 20,000 đồng/chiếc.
Đến Nha Trang thuê khách sạn vào hàng ăn bạn hãy coi chừng giá cả
Một thí dụ như giá phòng niêm yết chỉ từ 70,000-200,000 đồng nhưng khách sạn thu của khách 700,000 đồng/phòng. Phòng không đạt chất lượng, máy lạnh không lạnh, nước yếu, không đảm bảo vệ sinh… khách yêu cầu sửa chữa hoặc đổi phòng nhưng không được đáp ứng.
Khi khách trả phòng để đi thuê khách sạn khác thì bị ép trả tiền 2 ngày trong khi khách mới ở 1 đêm… Không chỉ vậy, khi khách báo cơ quan Công an còn bị nhân viên khách sạn lớn tiếng đe dọa…, đó là sự việc xảy ra vào sáng ngày 7-8 tại khách sạn Thanh Thủy (số 96B Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa).
Các báo đã có nhiều thông tin rợn người, tại Bãi Cháy, Đà Lạt, Nha Trang đã có nơi du khách bị đánh đến ngất xỉu. Nạn chặt chém ở Vũng Tàu đã khá nổi tiếng ngay cả với những du khách trong nước. Sở Công Thương Tỉnh Bà Rịa-Vũng đã phải cho niêm yết “sổ đen” tên 7 cửa hàng giá cả bất thường, giá trên trời giá dưới… địa ngục. Trong đó có cửa hàng Hiệp Ký.
Món ăn ở VN niễm độc hàng loạt
Sau cùng, xin bàn đến các loại đồ ăn thức uống ở VN vào lúc này. Đây là “báo động của cac cơ quan chức năng,” Tôi xin tóm tắt rất ngắn gọn, còn ăn hay không, tùy bạn.
- Nem chua, giò chả, pa tê không đạt chất lượng
- Bên cạnh các loại gia súc, gia cầm không bảo đảm an toàn thực phẩm liên tiếp đưa vào Sài Gòn để tiêu thụ thì các loại thực phẩm khác phục vụ cho nhu cầu Tết như bánh kẹo, mứt, hạt dưa,… kém chất lượng cũng chen vào tràn lan và công khai tại các chợ.
- Các mẫu xét nghiệm sản phẩm rau quả, phát hiện hàn the, một loại hóa chất không được phép sử dụng trong thực phẩm. Riêng các sản phẩm thịt nguội có đến 5 mẫu không đạt, trong đó một mẫu patê không đạt về chỉ tiêu natri benzoat; hai mẫu giò chả, hai mẫu nem chua không đạt về chỉ tiêu natri benzoat và polyphosphate.
- Mứt dừa làm từ dừa phế thải, ômai lẫn trong khói bụi
- Thịt ngựa giả thịt bò ở châu Âu
- Bún, phở chứa chất tẩy trắng huỳnh quang
- Trà chanh, nước mía vỉa hè nhiễm khuẩn, độc tố kim loại
- Phù phép thịt heo thối thành thịt bò khô…
Trên đây chỉ là những sự việc đáng buồn không chỉ cho ngành du lịch VN mà người VN nào cũng cảm thấy đau lòng. Dường như thời đại này “văn hóa xấu hổ” không còn chỗ đứng.Văn Quang – Viết từ Sài GònĐè đầu bóp cổ dân đúng nghĩa đen
Những hình ảnh “phản cảm” cuối năm đang loan truyền ầm ỹ trên báo và trong các quán cà phê từ vỉa hè đến cà phê cao cấp, cà phê cá độ bóng đá trong kỳ Seagames 27 này là chuyện xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật giữa thành phố Sài Gòn. Gọi là “phản cảm” theo chữ nghĩa của báo chí và của giới truyền thông ở VN thường dùng, thật ra nếu nhìn vào từng chuyện và từng hình ảnh thì người ta phải gọi một số từ ngữ bình dân quen thuộc khác như “tàn nhẫn, dã man, ác ôn, côn đồ...”
Nếu bạn nhìn thấy những hình ảnh sau đây, bạn cũng sẽ phải thốt lên một từ ngữ khác chứ không chỉ gọi... chung chung là “phản cảm” được nữa.
Một kiểu đè đầu bóp cổ dân giữa đường phố
Kiểu đè đầu bóp cổ dân ở đây là nghĩa đen, không còn là nghĩa bóng. Đó là kiểu của các ông được gọi là “lực lượng dân phòng” thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, Sài Gòn vừa “phát minh” ra. Hầu như tất cả các báo ở VN, từ báo mạng đến báo lớn, báo nhỏ và kể cả báo Công An Thành Phố cũng đã đăng tải nguồn tin cùng những hình ảnh này.
Nạn nhân là một anh nông dân chính hiệu, đã bị lực lượng dân phòng khóa tay, đè đầu, bóp cổ đưa lên xe và tịch thu hàng hóa.
Nạn nhân là một anh nông dân chính hiệu, đã bị lực lượng dân phòng khóa tay, đè đầu, bóp cổ đưa lên xe và tịch thu hàng hóa.
Có hàng ngàn lời bình, không còn là nỗi “bức xúc” mà là những lời lẽ từ trong đáy lòng vô cùng cay đắng, phẫn uất của độc giả khắp nơi.
Chuyện xảy vào buổi sáng ngày 6 tháng 12 vừa qua, tại khu chợ nằm trên đường D1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Toàn bộ câu chuyện được người dân trình báo đến nhà chức trách địa phương và họ cũng tự quay clip gửi cho các báo.
Theo những người dân chứng kiến sự việc kể lại, sáng đó anh Tình đang đứng tại khu vực chợ với xe ba gác có chứa rau củ quả để bán – Đây là khu chợ được gọi là “chợ tự phát,” tức là chợ do những người dân thấy thuận tiện thì tự họp lại buôn bán với nhau, không phải là chợ chính thức do địa phương cai quản. Lúc này có gần chục người thuộc các lực lượng dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố... đi kiểm tra, dọn dẹp lòng lề đường, có lẽ để đón Giáng Sinh 2013 và Năm Mới 2014.
Chạy loạn hè phố
Lúc này anh Tình chưa kịp đẩy xe rau củ quả chạy đi thì bị lực lượng trên chặn lại để xét hỏi và có thể tịch thu – ở đây lại gọi chung chung là “xử lý.”– Đấy là nhiệm vụ và trở thành cái quyền hành lớn của các anh dân phòng được phường xã giao cho. Người dân khắp TP đã từng chứng kiến những cảnh mấy bà, mấy chú bán hàng trên các hè phố, thấy bóng dân phòng đến như thấy tử thần, bèn ôm đồ đạc chạy nháo nhào hơn là chạy giặc, chạy cướp. Có bà lề mề, ôm thúng rau, vài chục cành hoa, lúng túng với mẹt hoa quả, rớt tùm lum trên hè phố mà không dám quay đầu lại nhặt. Đó là những món hàng vừa hái trong vườn nhà hoặc mua của hàng xóm, mang bán, kiếm chút tiền đong gạo cho con. Họ không có tiền thuê hè phố của đám anh chị hoặc không có tiền nộp thuế cho bọn “bảo kê” nên cứ đành ngồi bán liều ở hè phố, có khi bán theo kiểu “di động,” nay bán hè này, mai kiếm hè khác. Khi bị bắt về phường có nghĩa là toàn gia bữa đó sẽ nhịn đói, chỉ còn biết khóc lóc, lạy lục, van xin cũng không xong.
Lúc này anh Tình chưa kịp đẩy xe rau củ quả chạy đi thì bị lực lượng trên chặn lại để xét hỏi và có thể tịch thu – ở đây lại gọi chung chung là “xử lý.”– Đấy là nhiệm vụ và trở thành cái quyền hành lớn của các anh dân phòng được phường xã giao cho. Người dân khắp TP đã từng chứng kiến những cảnh mấy bà, mấy chú bán hàng trên các hè phố, thấy bóng dân phòng đến như thấy tử thần, bèn ôm đồ đạc chạy nháo nhào hơn là chạy giặc, chạy cướp. Có bà lề mề, ôm thúng rau, vài chục cành hoa, lúng túng với mẹt hoa quả, rớt tùm lum trên hè phố mà không dám quay đầu lại nhặt. Đó là những món hàng vừa hái trong vườn nhà hoặc mua của hàng xóm, mang bán, kiếm chút tiền đong gạo cho con. Họ không có tiền thuê hè phố của đám anh chị hoặc không có tiền nộp thuế cho bọn “bảo kê” nên cứ đành ngồi bán liều ở hè phố, có khi bán theo kiểu “di động,” nay bán hè này, mai kiếm hè khác. Khi bị bắt về phường có nghĩa là toàn gia bữa đó sẽ nhịn đói, chỉ còn biết khóc lóc, lạy lục, van xin cũng không xong.
Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh “chạy loạn hè phố” như thế. Nhìn những bác nhà quê lam lũ khốn khổ cắm đầu chạy thục mạng, mặt mũi tái xanh, thở không ra hơi, quả thật trong lòng cảm thấy bất nhẫn lắm. Có lẽ những người dân quanh đó cũng mang cái cảm giác ấy mà không nói ra được, không làm gì được.
Bị dân phòng đánh tơi tả vì tội bán hàng rong
Trở lại chuyện anh Tình bị dân phòng chặn bắt và bị đánh. Nạn nhân được xác định là anh Trịnh Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hóa, tạm trú ở tỉnh Bình Dương), là người bán rau quả dạo.
Chiều 6/12 vừa qua, sau khi bán dạo khắp các ngõ hẻm, anh Tình chạy xe đến khu “chợ tự phát” tại Cư xá 30/4, phường 25, quận Bình Thạnh và dừng xe trước nhà số 11B5 để bán. Đến 16g30 thì có một nhóm gần 10 người mặc đồ cơ quan trật tự đô thị, dân phòng của UBND phường 25, quận Bình Thạnh đi xe công vụ đến khu vực trên dọn dẹp lòng lề đường. Nhiều người ngồi buôn bán nháo nhào gom hàng hóa tháo chạy, anh Tình chưa kịp rời đi thì có khoảng 5-6 người đến vây kín.
Những người chứng kiến cho biết, lúc tổ công tác của phường 25 lập biên bản, yêu cầu anh Tình đưa chiếc xe rau củ quả buôn bán về trụ sở UBND phường để “xét xử.” Tuy nhiên anh Tình không đồng ý nên đôi bênxảy ra cãi cọ. Những người trong tổ công tác đã dùng tay đánh anh Tình làm anh này té lăn xuống đường. Sau đó, năm sáu anh dân phòng xông vào "đánh hội đồng.”
Thậm chí họ còn dùng còng số 8 còng tay anh Tình rồi tiếp tục đánh, dùng roi điện dí vào người nạn nhân 4 lần. Sau khi đánh anh Tình bò lê bò càng, nhóm các ông “cán bộ chức năng” còn thúc ép anh này lên xe để đưa đi. Không đồng ý với cách hành xử như vậy, anh Tình kháng cự nhưng vẫn bị tóm cổ, thậm chí bị còng tay, đè đầu, bóp cổ, đưa lên xe của đoàn công tác. Lúc này, trước sự kháng cự của anh Tình, lực lượng chức năng liền đánh tiếp người bán hàng rong đến ngất xỉu. Khi anh Tình ngất xỉu, họ bỏ mặc nạn nhân nằm lê lết trên đường với 2 tay bị còng ra phía sau.
Rất nhiều người dân chứng kiếnthấy cảnh tàn bạo này đã la lối phản đối quyết liệt, xông vào can ngăn nhưng không thể ngăn được “lực lượng chức năng” quá hùng hậu và hung dữ.Một số người đành dùng điện thoại di động ghi lại sự việc.
Sự việc giằng co diễn ra khá lâu người dân mới trình báo lên công an phường 25. Khi quan chức phường đến nơi thì người bán hàng rong mới được “giải cứu” và đưa đến Bệnh viện Gia Định cấp cứu. Chiếc xe ba gác dùng để mưu sinh và toàn bộ trái cây trị giá chừng 1 triệu đồng trên xe của anh Tình đã bị thu giữ.
Bất chấp hoàn cảnh của người lao động nghèo
Hiện nay anh Tình đã được người thân đưa về nhà trọ ở Bình Dương để chăm sóc. Tuy nhiên, người nhà anh Tình cho biết, sức khỏe của anh có chiều hướng xấu đi.
Hiện nay anh Tình đã được người thân đưa về nhà trọ ở Bình Dương để chăm sóc. Tuy nhiên, người nhà anh Tình cho biết, sức khỏe của anh có chiều hướng xấu đi.
Ngay trong đêm, anh Lê Văn Trường (em vợ anh Tình) đã có đơn tường trình toàn bộ sự việc anh Tình bị đánh đến cơ quan chức năng để mong muốn làm rõ. Những người dân chứng kiến sự việc cho biết, họ rất phẫn nộ trước cách hành xử côn đồ của một số cán bộ phường trong sự việc này và đã đứng tên ký xác nhận trong đơn với người nhà nạn nhân gửi đến chính quyền.
Đến khoảng 9 giờ đêm 6/12, người nhà anh Tình tìm đến bệnh viện và đưa anh về nhà, vì không có tiền nên không dám nằm lại điều trị vết thương. Sáng 7/12 anh Tình phải vay mượn 200 ngàn đồng đi mua thuốc uống vì thấy đau. Hiện tại trên lưng anh Tình vẫn còn nhiều vết thương bầm tím do bị lực lượng trật tự đô thị, dân phòng đánh chiều hôm trước.
Được biết hoàn cảnh của anh Tình rất khó khăn. Hằng ngày anh Tình thức dậy từ 4 giờ sáng chạy xe ra chợ Đầu Mối Thủ Đức lấy trái cây rồi đi bán dạo khắp thành phố Sài Gòn để mưu sinh.
Ông chủ tịch phường hay người dân làm chứng bịa đặt?
Ngày 9/12 ông Nguyễn Văn Quý - Chủ tịch UBND P.25, Q.Bình Thạnh đã có văn bản báo cáo Quận ủy, UBND Q. Bình Thạnh về sự việc. Trong báo cáo, ông Quý nêu:
“Tổ công tác phường đã lập biên bản tạm giữ phương tiện và mời ông Tình về trụ sở UBND làm việc. Lúc này ông Tình có uống rượu say, nhảy vào đạp ngã xe gắn máy ra đường, dùng chân đá vào người của tổ công tác...
“Trước thái độ chống đối của ông Tình, tổ công tác đã dùng còng số 8 còng tay ông Tình lại và đưa lên xe của UBND phường...”
Văn bản của ông Quý đề cập. “Khi lên xe ông Tình nhảy xuống đất và cố tình nằm ra đường ăn vạ và có dấu hiệu bị trúng gió. Công an phường đã phối hợp kêu taxi đưa ông Tình vào khoa cấp cứu của bệnh viện Nhân dân Gia Định để khám.”
Trong khi đó, như trên đã nói, có nhiều lá đơn của những người dân, đa số là dân buôn gánh bán bưng ở khu chợ tạm cư xá 30/4 đều xác nhận: họ là nhân chứng trực tiếp chứng kiến lực lượng của UBND P.25 hành hung ông Tình đến ngất xỉu. Những người làm chứng cho rằng ông Tình bị bóp cổ, còng tay, đánh vào mặt, bóp hầu, chích roi điện đến ngất xỉu... chứ không ngất vì trúng gió như ông chủ tịch UBND phường nhận định.
Chỉ cần nghe ông chủ tịch Phường trả lời, ai cũng có thể thấy ông đang mưu toan che đậy, bênh vực cho những hành động của đám dân phòng mà hàng trăm lời phát biểu của người dân gọi là “côn đồ.”
Vậy ông chủ tịch phường bịa đặt hay những người dân làm chứng bịa đặt?
Được biết hiện công an P.25, Q. Bình Thạnh đang lập hồ sơ điều tra về việc này.Lời kể của vợ chồng nạn nhân
Chiều 8.12, Phóng viên báo Thanh Niên đã tìm gặp anh Tình tại thị xã Dĩ An, Bình Dương để nghe anh tường thuật chi tiết sự việc anh bị đánh.
Nằm trên giường với những vết bầm tím, anh Tình gắng gượng thuật lại câu chuyện. Như mọi ngày, 2 giờ sáng ngày 6.12, anh Tình lên chợ đầu mối Thủ Đức (Sài Gòn) lấy hàng rồi bắt đầu rong ruổi đi bán. Đến trưa, anh với mấy người bạn cùng nhau lên chợ Văn Thánh cũ. Vừa đến chợ không được bao lâu, lực lượng đô thị đến, tất cả đều hốt hoảng bỏ chạy. Còn anh đứng ở đầu đường nên không chạy kịp.
Anh Tình kể lại, “Lúc đó đô thị đến đòi mang xe tôi về phường. Tôi giật xe lại, rồi cố năn nỉ, van xin họ, nhưng không được. Đôi bên giằng co rồi cả nhóm lao vào đánh tôi. Đến lúc đó thì tôi không còn nhớ gì nữa.”
Nhiều người chứng kiến sự việc cho biết cả nhóm người lao vào đánh, đấm, kè cổ, và dùng cả dùi cui điện để khống chế anh Tình. Sau khi anh Tình bị đánh và còng tay thì nhóm người này bỏ anh nằm bất động dưới đất gần cả tiếng đồng hồ. Sau đó anh Tình được một người trong lực lượng của phường đưa lên taxi, chở tới Bệnh viện Gia Định cấp cứu.
Bệnh viện chẩn đoán ‘say rượu’
Chị Thương (vợ anh Tình) cho biết, “Lúc đó tôi đang làm ở công ty thì nhận được tin. Tôi hoảng sợ không muốn làm việc nữa. Lập tức tôi một mình chạy lên bệnh viện để xem tình hình của chồng.”
Cũng theo chị Thương khi đến bệnh viện, chị thật sự bất bình khi nghe bác sĩ nói “Người ta nói thấy anh ấy say rượu nằm ở ngoài đường nên thương tình mang vào.” Cũng vì lý do đó mà các bác sĩ đo nồng độ cồn, truyền nước cho anh Tình và chẩn đoán... “say rượu.”
Chắc chắn đây là lời khai của các ông cán bộ phường khi mang anh Tình đang bất tỉnh vào bệnh viện. Không lý lại khai với bệnh viện là bị dân phòng phường đánh bỏ mặc giữa đường. Phải tìm cách “chạy tội” cho “anh em nhà” ngay từ đầu. Mấy vụ này, các ông cán bộ phường đều kinh nghiệm đầy mình nên thông minh hơn tiến sĩ.
Chị Thương bất bình, “Bác sĩ bảo tôi ra đóng tiền viện phí (gần 100 ngàn đồng) thì tôi ra đóng chứ không để ý tới tờ giấy khám bệnh. Sau đó tôi nhìn lại thì thấy trong phần chẩn đoán chỉ ghi có mỗi chữ “say rượu.” Rõ ràng là chồng tôi bị người ta đánh, sao lại chẩn đoán say rượu?”
Chị Thương trình bày rõ ràng với bác sĩ và vị bác sĩ này thu lại tờ giấy, cấp một tờ giấy khác, ghi trong phần chẩn đoán, “Chấn thương phần mềm.”
Nói về việc “bỏ trốn” khỏi bệnh viện, anh Tình cho biết, “Khi đó bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo vợ tôi ra đóng tiền viện phí, tôi cứ tưởng như vậy là xong rồi, nên mới cùng vợ ra về, chứ tôi không bỏ trốn.”
Về đến nhà lúc nửa đêm, đến sáng hôm sau (7.12), anh Tình thấy đau nhói khắp người nên mới đến Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng (Dĩ An, Bình Dương) khám lại.
Tại đây các bác sĩ cũng chẩn đoán anh bị chấn thương phần mềm. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại trên người anh Tình có nhiều vết bầm tím, ở cổ tay có hai vết cứa mà theo anh đó là do vết cắt từ còng số 8. Vậy mà ông chủ tịch Phường lại bào chữa là anh Tình say rượu trúng gió nên nằm dưới đất. Vậy là anh Tình tự còng tay mình?
Tiền đâu đi kiện... củ khoai
Từ trước tới nay, không có một người hàng rong nào đủ sức, đủ thời gian để “bắt đền” nếu chiếc xe hàng của họ bị trật tự đô thị bắt về phường và nó đã bị ném bể nát khi họ quăng nó lên xe. Sẽ không một người hàng rong nào - như anh Tình - biết phải làm gì sau khi ngất xỉu - ngoài việc nhanh chân rời khỏi bệnh viện vì họ thừa biết không có đồng nào trả đủ thứ tiền gọi là “viện phí.”
Và ở vào trường hợp của anh Tình thì chẳng có tiền đâu đi kiện và có thể là kiện cáo “ông Phường” như thế thì chẳng khác nào kiện củ khoai.
Nhưng có rất nhiều người dân đã làm đơn chứng thực toàn bộ sự việc và họ sẵn sàng đứng ra làm chứng. Lác đác trên mạng cũng có một số độc giả đề nghị nhà báo cho biết địa chỉ của anh Tình để giúp đỡ. Nhưng giúp đỡ người cơ nhỡ và giúp người đi kiện “ông nhà nước” lại là chuyện khác hẳn. Cần có thời gian, cần rủng rỉnh mới đi kiện được, dù cho có một ông luật sư nào đó cãi cho không, nhưng liệu các thư ký tòa, các quan tòa có “tha không” cho không?
Mời bạn đọc lời bình của một người dân trên báo Dân Trí:
Bạn Hải Yến: damhaiyen2013@gmail.com viết, “Tôi đã có lần chứng kiến mấy ‘bác’ dân phòng ít học xông vào giằng co, đạp đổ xe hàng của anh bán ổi rong, kết quả là 2 sọt ổi Đông Dư đổ tung tóe ra giữa đường. Mặc kệ cho dân lên tiếng phản ứng hành vi côn đồ, họ vẫn quyết tâm bắt xe của anh bán ổi. Cũng thấy rõ là chẳng phải để dẹp lấn chiếm vỉa hè đâu (các ổng mà làm đúng trách nhiệm thì đã tốt), chỉ để phạt người ta rồi lấy tiền chia nhau. Tôi nói vậy là có căn cứ, bởi đã có lần tôi nhờ người bạn chở từ chỗ làm ra bến xe chỉ chừng 200m, sơ suất không đội mũ. Thế mà mấy ‘bác’ ở đâu đã nhảy xổ ra chặn đầu xe như sợ chúng tôi bốc hơi, dong như giải tù binh về trụ sở bắt nộp phạt. Họ bắt tôi kí vào giấy tờ (cho hợp lệ nhưng thực ra tờ giấy đó chẳng có tý giá trị gì), khi tôi đòi mang giấy đó lên kho bạc nộp tiền thì họ không đồng ý. Chẳng qua là họ làm trò để nhét tiền vào túi riêng thôi. Trước cổng công ty tôi cũng có dãy hàng hoa quả bán rong, bán nước lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nên đã kẹt đường lại càng kẹt hơn. Nhưng ngày nào xe dân phòng đi qua cũng chỉ gọi là nhắc nhở xua đuổi cho lấy lệ, chắc là ‘há miệng mắc quai’? Được nộp tiền hàng tháng hết rồi...??? Nhưng ‘bức xúc’ cũng chỉ để đấy, vì dân thấp cổ bé họng nói sao lại được với chính quyền.”
Chủ tịch xã ‘chỉ đạo’ phá ruộng dân
Trên đây chỉ là một số hình ảnh quá đau lòng cho những cái được gọi là lập lại trật tự hè phố trong những ngày cuối năm này ở thành phố. Còn ở nông thôn, ngoài những vụ kiện cáo vì bị các quan làng quan xã xử ép, chiếm đất, mới đây cũng những ông “kẹ” miệt vườn lại vừa có hành động kỳ lạ “tàn sát lúa” của dân.
Sự việc xảy ra vào khoảng 8 giờ sáng ngày 27/11, khi đoàn cán bộ xã Tùng Lộc gồm Chủ tịch xã, Bí thư cùng đại diện các ban ngành đoàn thể xã đi ra cánh đồng Nhà Hường để dùng cào phá mạ của nhà nông dân Nguyễn Chỉ Nhụ (64 tuổi, ở xóm 2 Bắc Tân Dân).
Ngay lúc đó, chủ ruộng mạ và một số nông dân đang có mặt trên cánh đồng đã phản đối và chạy đến ngăn cản, có người quá phẫn nộ đã bốc bùn dưới ruộng ném và dùng thau múc nước hắt vào đoàn cán bộ.
Ông Nhụ cho biết, nguyên nhân ruộng mạ bị cán bộ phá là vì ông gieo giống lúa 1820, loại giống lúa này xã đã cấm không cho nông dân đưa vào sản xuất.
Trong khi đó, ông Nhụ cho biết, loại giống 1820 mà ông đã gieo mạ vẫn cho năng suất cao, trung bình 3.5 tạ/sào.
Còn một số giống lúa khác, trong đó có giống mới Ấn Độ mà xã đang vận động làm thì mùa vụ trước năng suất thấp, trung bình chỉ được 1.8 tạ/sào.
Ngoài ra, để làm giống Ấn Độ, người dân phải mua từ nguồn giống của xã với giá 91,000đ/1 gói 0.8 kg là quá cao.
Nhiều nông dân có mặt đều khẳng định sẽ tiếp tục gieo mạ để cấy giống lúa 1820 vào vụ mùa này, vì năng suất rất cao, gạo lại bán được giá.
Một nông dân đã lên tiếng, “Ai đời cán bộ lại tập trung lực lượng đi phá mạ của dân. Có luật nào cho phép như thế không?"
Câu hỏi này xin dành cho Bộ Nông Nghiệp VN trả lời.
Từ thành phố đến nông thôn, người dân VN còn phải chịu biết bao điều cay đắng, bất công nữa mà đành câm miệng hến! Người dân chỉ còn nhờ vào sự xét xử công minh của chính quyền. Còn nhiều vụ khác như dân phòng liên quan đến các vụ đánh chết người từng xảy ra ở Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An. Các vụ án này cho thấy, dân phòng quá lạm quyền và đến lúc phải có biện pháp mạnh để chấn chỉnh.
Bước sang năm 2014, nhà nước VN sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này cho người dân được nhờ? Xin đừng đưa ra những “đề án trên trời, cuộc đời dưới đất,” hãy giải quyết những chuyện rất nhỏ nhưng thật ra đó lại là một thực tế rất lớn, ảnh hưởng đến đời sống của toàn xã hội. Đừng hỏi tại sao niềm tin và đạo đức ngày một xói mòn.Văn Quang – Viết từ Sài Gòn Chuyện Hay, Chuyện Dở Cuối Năm 2013
Cây thông lớn nhất thế giới tại Rio de Janeiro, Brazil đã lên đèn, bừng sáng với hơn ba triệu bóng đèn, mở màn cho mùa lễ hội. Vào những ngày đầu tháng 12 này, chắc chắn bạn đọc khắp nơi, từ trong nước đến ngoài nước đã và đang chuẩn bị cho hai Lễ Giáng Sinh và Năm Mới. Hầu như ai cũng cảm thấy một chút tất bật trong mọi việc và một chút xao xuyến vừa chợt đến trong tâm tư. Mỗi người, mỗi nhà đều có những kỷ niệm vui buồn của riêng mình.
Ở Saigon cũng vậy, không khí lễ hội đang rộn ràng khắp nơi, ở các đường phố lớn, đi đâu cũng thấy hình ảnh quen thuộc của lễ hội nhưng lại rất mới mẻ với những vật dụng trang trí vừa hoàn thành hay còn chút xíu dang dở. Từ các thương xá, các siêu thị, các khách sạn lớn nhỏ cho đến tư thất các đại gia đều được trang hoàng lộng lẫy mà không nhuốm một màu sắc chính trị nào, không khẩu hiệu, không cờ quạt, không “muôn năm”… Lòng người cảm thấy thanh thản hơn.
Ban trẻ có những cảm nghĩ và hoạt động hơi khác với cánh già chúng tôi. Ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ đôi điều về những suy nghĩ ấy của mấy người bạn già, rất riêng tư nhưng có lẽ lại là một phần những suy nghĩ chung.
Cuộc hội ngộ cuối năm hay cuối cùng
Ngay từ cuối năm ngoái, tháng 12 năm 2012, tôi đã “liều mạng” về thăm quê hương, nơi tôi sinh ra và lớn lên, tôi cũng nói rõ là “Về quê lấn cuối” và tôi đã “tâm sự” với bạn đọc về chuyến đi cứ như “Kinh Kha sang Tần” này. Có lẽ nhiều ông bà bạn già cũng đã làm việc này như thực hiện một tâm nguyện cuối đời.
Năm nay đến lượt ông bà Nguyễn Thế Tuất Hải từ Hawai về VN và ông cũng tuyên bố “đây là lần cuối tôi về thăm quê đấy các cụ ạ.” Những năm trước mỗi lần về thăm VN còn có 2 cặp nữa đi cùng là Huy Sơn và Đặng Văn Nhâm, nhưng năm nay thì hai “cặp” kia không còn sức bước lên máy bay nữa. Cứ mỗi năm một mất mát dần.
Ông bà Hải cũng phải cố gắng lắm mới “liều mạng” leo lên máy bay được. Ông còn nhiều anh chị em nội ngoại, bạn bè từ Hà Nội đến Saigon và ở các tỉnh lẻ. Nhưng ông chỉ “lết” được đến Hà Nội rồi vào đến Sài Gòn đi thăm nội ngoại tận mấy vùng quê là ông giơ tay hàng, không đi thêm được nữa, đành gửi cái “meo” xin lỗi những bà con anh em ở tình xa như Đà Lạt, Nha Trang, đã hẹn mà không đến được.
Ông Hải xuất thân từ một phóng viên tiền tuyến lăn lóc trên nhiều chiến trường từ những năm 60. Sau đó ông giải ngũ, cộng tác với các đài Phát Thanh VOF và Mẹ VN, rồi tháng 4-75, ông nhanh chân “biến” sang Hoa kỳ, chọn ngay được nơi nghỉ mát lý tưởng của thế giới là Hawai để định cư cho tới nay. Bạn bè của ông ở Saigon cũng mất mát nhiều, chỉ còn có Kim đầu bạc, chị Tâm Vấn và tôi. Chúng tôi chỉ có thì giờ gặp nhau được một lần ở một nhà hàng thuộc loại cửa kính máy lạnh, nhưng giá cả lại rất “bình dân” mới mở cửa, nằm ngay trên đường Nguyễn Thiện Thuật.
Kinh nghiệm của tôi là không tội vạ gì đến những tiệm nổi tiếng cho chúng chém. Đến đó thức ăn chưa chắc đã ngon hơn, chưa chắc đã được tiếp đón chu đáo hơn, khách khứa xô bồ, mà giá cả luôn ở trên trời chỉ vì có “cái tiếng.” Thà đến mấy nhà hàng loại “tầm tầm” vừa rẻ vừa ngon. Bữa ăn gồm 7 người, ăn đủ bốn món với trà hoa cúc mật ong mà chỉ phải trả 800 ngàn VN (bằng 40 USD). Nếu ăn uống ở một quán “nổi tiếng,” chắc chắn giá sẽ gấp đôi gấp ba.
Kim đầu bạc, tôi và Thế Hải đều ở tuổi Quý Dậu (1933) vừa bằng tuổi nhau, cái tuổi “chân trước chân sau,” một chân ở 80 còn một chân bước sang tuổi 81. Còn chị Tâm Vấn thì cũng gọi là “đồng trang lứa,” nhưng nói về phụ nữ không ai dại gì khai rõ tuổi.
Hầu như vào cái tuổi này, không ai nói trước được điều gì. Hôm nay còn khỏe, ngày mai lăn đùng ra chẳng còn biết ai vào ai, chẳng còn lo trời trăng gì nữa.
Vì thế nên ai cũng chuẩn bị “tư thế sẵn sàng” để không còn vướng mắc bất cứ thứ gì cho đến ngày cuối cuộc đời. Chúng tôi cũng nói về những thứ chuyện ấy một cách thản nhiên như chuyện một chuyện vui, song điều bùi ngùi nhất là mọi người đều biết rất rõ, đây là lần gặp nhau cuối cùng, sẽ chẳng bao giờ còn một buổi nào hội ngộ đầy đủ như thế này nữa.
Dù cho chị Tâm Vấn, tôi và Kim đầu bạc và cùng ở Saigon nhưng cũng rất ít có dịp gặp nhau. Nói đến Kim đầu bạc ở Sài Gòn, dân chơi tennis nào cũng biết, trước và sau năm 1975, ông vẫn là huấn luyện viên tennis. Sau này, nhiều ông “cán” thích văn minh nên cũng học chơi môn thể thao nhuốm màu “quý sờ tộc” này, chỉ đứng sau chơi gôn. Vì thế nên ông có khá nhiều học trò là những quan chức khá lớn ở thành phố.
Cùng ở Sài Gòn nhưng cũng ít gặp
Về chị Tâm Vấn, lâu nay chị rời bỏ sân khấu ca nhạc và cũng ít giao thiệp với giới báo chí, tôi ít có dịp gặp chị hơn. Có thể nhiều bạn đọc, nhiều khán giả vẫn thỉnh thoảng nghe chị hát một vài bài ở đâu đó hoặc trên youtube do bạn bè gửi nên ít biết về chị. Hôm nay tôi gửi đến bạn đọc vài dòng sơ lược về Tâm Vấn, nữ danh ca một thời xa xưa.
Tôi nhớ lần gặp chị vào năm 1972, chị vào đài Phát Thanh Quân Đội (ĐPT QĐ), mượn phòng vi âm của Đài cùng một số anh em nhạc sĩ để làm một cuốn băng ghi lại những bài hát chị yêu thích để làm kỷ niệm. Tôi tự thấy có bổn phận phải làm việc này giúp chị. Bởi với tất cả những ca nhạc sĩ đã cống hiến cho nghệ thuật, mang tiếng hát, niềm vui đến với mọi người, trong đó có anh em quân nhân và gia đình họ, nhất là những nghệ sĩ đã từng cộng tác thường xuyên với Đài PT QĐ thì bổn phận của chúng tôi là phải nhớ đến công lao của những nghệ sĩ này. Chị đã có một buổi ghi âm cùng với những anh em nghệ sĩ của Đài thường cộng tác với chị từ xưa. Đó cũng là lý do khiến chị muốn ghi âm tại đài PT QĐ chứ không thiếu gì những studio tư nhân và các Đài PT khác sẵn sàng mời chị.
Từ ngày ấy đến nay đã là hơn 40 năm rồi, trải qua bao thăng trầm, mỗi người một công việc nên ít có dịp gặp nhau. Tôi mới gặp lại chị vào ngày cuối năm vừa qua.
Đệ nhất danh ca Bắc Hà
Thật ra, tôi biết chị từ hơn nửa thế kỷ trước, vào năm 1952. Chị là ca sĩ miền Bắc từ những năm 1945-53 tại Hà Nội, cùng thời với những Minh Đỗ, Ngọc Bảo, Quách Đàm. Hồi đó mấy tờ báo như Tia Sáng, Giang Sơn... gọi chị là Đế Nhất danh ca Bắc Hà.
Phan Nghị, Thanh Nam, Huy Quang là ban bè rất thân cũng thường gọi chị như thế. Chị trẻ đẹp và có thể gọi là một thiếu nữ rất hấp dẫn.
Một trong những đóa hoa tươi tắn trong làng ca nhạc của đất Thăng Long ngàn năm văn vật. Chị vui tính, dễ thân gần hơn các ca sĩ khác. Giọng hát của chị rõ ràng, khỏe mạnh, luyến láy nhẹ nhàng, truyền cảm sâu sắc. Chị cố tránh cái tiếng mà người ta gọi là làm duyên õng ẹo.
Một thời gian sau đó, tháng 2 năm 1953, chị bỏ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống. Tuy vậy, trên các sân khấu ca nhạc của Sài Gòn hồi đó rất ít khi chị công tác với một show nào và dường như chị cũng không cộng tác thường xuyên với các phòng trà ca nhạc. Chị thường hát trên hầu hết các Đài phát thanh.
Vào tháng 10 năm 2013 vừa qua, chị đã làm một chuyến Mỹ du lần thứ hai, thăm con cái bạn bè khắp nơi. Không ầm ỹ nhưng bạn bè cũ mới, những nghệ sĩ thuộc lớp sau vẫn nhiệt tình tìm đến thăm hỏi và chị cũng đi đến nhiều tiểu bang để được tay bắt mặt mừng với bạn cũ. Có lẽ Tâm Vân là một nữ danh ca thời xa xưa còn sót lại, tuy đã có tuổi nhưng rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Chị vẫn còn hứng thú đi du lịch khắp nơi.
Gặp Tâm Vấn, tôi rất bất ngờ vì tiếng cười lanh lảnh và tiếng nói rành rọt chẳng khác gì thuở xa xưa. Chị kể khi ở Mỹ, có điện thoại cho Thái Thanh nhưng dường như Thái Thanh không còn nhận ra Tâm Vấn. Nỗi buồn của chị cũng như tôi, bây giờ nhìn lại những người quen biết chúng tôi ngày xưa chẳng còn bao nhiêu.
Một đời tôi hát
Chị tặng chúng tôi một cái CD mới mang tên “MỘT ĐỜI TÔI HÁT.” Chị nói không hề biết trước có cái CD này. Bất ngờ Thanh Trang mang đến tặng chị 100 bản, có lẽ trích trong những cassette cũ và CD của chị. Sau đó, con chị làm thêm 500 bản nữa mới đủ tặng bạn bè, không hề được bán ra thị trường.
CD gồm phần đầu là lời giới thiệu ca sĩ Tâm Vấn của Thanh Trang trên đài PT VOA ngày 02-10-2013. Phần thứ hai là 12 bài hát rất xưa, rất... Tâm Vấn, không thể lẫn được. Gồm một số bài quen thuộc như Nỗi Lòng, Thu Tàn, Gái Xuân, Giáo Đường In bóng, Dứt Đường Tơ, Duyên Thề... và vài bài rất ít khán giả biết như “Hà Nội 49,” “Một đời tôi hát.”
Chất giọng của chị vẫn mượt mà, rất trẻ trung như hồi nào. Tôi không biết trong đó có bài nào chị hát ở phòng vi âm Đài PT QĐ không. Thật ra đó chưa phải là tất cả những gì của cả “một đời tôi hát.” Chị còn hát nhiều hơn thế và hay hơn thế, nhất là với những người nay đã lớn tuổi, nghe càng “thấm.”
Cuộc đời ca hát của chị đánh dấu bằng một show đặc biệt do các bạn ở Mỹ tổ chức, kỷ niệm 80 năm ca hát của chị, gồm 20 năm Hà Nội và 60 năm Sài Gòn. Có lẽ ở VN ít có ca sĩ nào có số năm sống với ca hát lâu đời thế. Trong show kỷ niệm đó, chị vẫn đứng trên sân khấu hát, tưởng như chẳng có gì thay đổi trong tiếng hát và trong tâm hồn chị.
Một buổi hội ngộ cuối năm hay cuối đời của những người bạn già? Còn được gặp nhau là còn may mắn. Như thế cũng là mãn nguyện lắm rồi.Hai hôm sau, cũng trong quán ăn đó, tôi ngồi ăn cùng với gia đình, bên cạnh là bàn vài cậu bạn cũng ăn trưa gọi là “cơm trưa văn phòng.” Ở dãy phố Nguyễn Thiện Thuật này có nhiều chi nhánh các ngân hàng. Ở cuối con phố, sát đường Điện Biên Phủ, trước kia là cây xăng, mấy năm sau này có tòa bulding, mặt tiền là một ngân hàng thuộc loại lớn nhất VN và trên những tầng lầu có vài chục văn phòng của các công ty lớn nhỏ.
Thế nên có khá nhiều nhân viên văn phòng dùng cơm trưa tại đây với cái giá rất “khuyến mãi” là 32 ngàn đồng VN một bữa (bằng $1.5 USD). Những cô cậu ăn mặc rất chững chạc, đẹp trai, xinh gái nói chuyện trẻ trung, nhã nhặn, thông minh.
Câu chuyện vui mà tôi nghe được khá thú vị. Bàn đó có 5 người, 3 cậu, 2 cô. Một anh có vẻ láu cá nhất, ra câu hỏi “Hôm nay các cậu nghe câu nói nào của sếp là hay nhất trong năm, câu nào dở nhất?.” Một cậu nhanh nhẹn trả lời “Hay nhất là câu Tháng này có thể có lương tháng 13, còn dở nhất là câu năm tới có thể giảm bớt một số nhân viên.”
Một cậu lắc đầu phản đối: Tớ thấy câu nào cũng dở vì có thêm hai tiếng “có thể.” Câu có thể có lương tháng 13 phải nói là chắc chắn sẽ có, còn câu năm sau cho nghỉ việc phải nói là sẽ không có ai bị mời về quê bắt cua.”
Các cậu cười rộ nhưng cũng thoáng một nét băn khoăn.
Câu nói hay nhất trong năm
Cậu vừa ra câu hỏi lại nói tiếp, “Đây là câu đố vui có thưởng,” cả bọn nhao nhao “thưởng cái gì?” – “Một chầu cà phê chiều.” – Câu hỏi đưa ra là “Sắp hết năm rồi, thử tính lại có câu nói nào hay nhất trong năm?. Tớ nói thêm: Câu nói trong gần đây thôi của giới quan chức và ở giữa Quốc Hội VN.”
Các cô cậu nhíu mày vừa ăn vừa suy nghĩ. Một cậu than “Các ông đại biểu thì bố nào cũng nói nhiều quá, làm sao tổng kết hết được.” Tất cả đều “suy tư” khá gay go. Có vài ý kiến cho rằng câu hay nhất về vụ tù oan, về vụ xả đập làm chết dân phải bỏ tù những anh xả nước và v và nhưng cậu ra câu đố vẫn lắc đầu.
Một lúc sau anh ta mới bật mí thêm, “Một câu nói rất hay, rất đúng nói lên toàn bộ sự thật và cũng rất ngắn gọn. Chỉ có 9 từ thôi.” Nhiều cậu mắt sáng rỡ tưởng rằng giải đáp ngay được, nhưng rồi lai chau mày ngồi yên. Chỉ một phút sau, một cô trẻ nhất và cũng xinh nhất ngồi bấm đốt ngón tay rồi reo lên, “Tớ biết rồi. Đó là câu người ta ăn của dân không từ thứ gì. Đúng 9 chữ nhé. Câu nói của bà Nguyễn Thị Đoan Phó chủ tịch nước đã nói trước Quốc Hội VN.”
Cả bàn vỗ tay ca ngợi và anh ra câu đố đành cúi đầu “Hân hạnh mời em chầu cà phê chiều nay.”
Chuyện kỳ cục nhất thế kỷ
Cô vừa giải được câu đố bèn nghĩ ra một câu hỏi khác. Em cũng xin thưởng một chầu trà hoa cúc mật ong nếu anh nào trả lời đúng câu hỏi của em. Thế này nhé, chuyện nào là chuyện kỳ cục nhất ở VN năm nay? Có thể là chuyện kỳ cục nhất thế kỷ đấy.
Các cậu lại suy nghĩ toát mồ hôi. Lại có nhiều ý kiến đóng góp, có cậu nói đó là chuyện 230kg heroin gồm 600 bánh chui qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất rất ngon lành, đúng là con voi chui qua lỗ kim. Cô nhiều tuổi hơn và cũng mũm mĩm duyên dáng, mỉm cười góp ý kiến giá gas tăng sốc chưa từng có, càng lời càng tăng, chỉ có dân chết. Một anh phản đối ngay: Chưa bằng chuyện ông sư hổ mang Sophia ở Trà Vinh, giết người tình rồi chôn xác gần chùa.
Cô gái ra câu đố vẫn lắc đầu, rồi tiết lộ thêm, “Cũng ngắn gọn thôi, chỉ có 11 từ là xong câu chuyện.”
Một cậu lại ngồi lẩm nhẩm không cần bấm đốt ngón tay, có lẽ nghề của cậu là làm kế toán. Cậu buông đũa, đứng lên nói rành rọt:
Đó là chuyện, “Đàn bà Bình Định chụp quần lên đầu ông chánh án. Đúng 11 từ nhé.” Cô gái lúc này đành chịu thầy, “Đúng là chuyện đó, một chuyện ly kỳ nhất trong năm phải không? Lịch sử tòa án VN chưa bao giờ có chuyện này.”
Cả bọn gật gù khen hay.
Các cô cậu không kể rõ chi tiết nhưng tôi biết chuyện này, đúng là thứ chuyện kỳ cục nhất trong năm, xin kể lại sơ lược:
Nữ võ sư trùm quần lên đầu chánh án tại tòaViện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định vừa hoàn tất cáo trạng, tống đạt cho bị can là bà Nguyễn Thị Xuân Đào, nhà ở đường Tô Hiến Thành, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn, Bình Định. Bà Đào bị truy tố vì tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự.
Bà Nguyễn Thị Xuân Đào là đương sự (bị đơn) trong một vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản, bồi thường thiệt hại và đòi lại tài sản đang được Tòa án TP Quy Nhơn thụ lý. Trong lúc tòa đang giải quyết thì cuối tháng 8-2013, bà Đào chuyển nhượng đất và nhà cho người khác.
Ngay khi nhận đơn yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án TP Quy Nhơn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản đang tranh chấp.
Do không bán được nhà đất nên bà Đào đến Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn để gặp thẩm phán. Tại đây, do thẩm phán thụ lý sự việc đi vắng nên bà Đào được ông Trương Quốc Dũng, Chánh án, mời vào phòng làm việc và giải thích về việc kê biên.
Bà Đào cho rằng ông Dũng chỉ thị cho cấp dưới làm thiệt hại cho mình, như thế là có dấu hiệu tiêu cực (ăn hối lộ của người khác) nên bà Đào tức tối, lấy một chiếc quần đen bằng vải thun, loại dành cho phụ nữ, bất ngờ trùm xuống đầu ông chánh án.
Mọi việc càng trở nên phức tạp và khôi hài hơn nữa khi bà Đào lôi ông chánh án Dũng ra ngoài hành lang và la to cho... cả làng cả nước cùng biết.
Chiều 25/11 vừa qua, Tòa án tỉnh Bình Định mở phiên xét xử vụ này. Tuy nhiên, do người bị hại và các nhân chứng đều vắng mặt nên phiên tòa phải tạm hoãn.
Chưa biết vụ án sẽ được xử ra sao, tất nhiên lỗi thuộc về phần nữ võ sư rồi và chắc chắn bà Đào đã chuẩn bị sẵn từ trước nên mới có cái quần đen để sẵn trong bóp khi đến gặp chánh án và bà cũng thừa biết như vậy là phạm tội, nhưng bà vẫn làm. Chẳng qua đây chỉ là một vụ “tức nước vỡ bờ” thôi, nó cũng nằm trong cái “hội chứng tự xử.” Người dân chỉ còn phản ứng đó để cho “giải phóng” nỗi giận hờn.
Bởi chỉ cần nhìn ngay trong tuần vừa qua đã có vài vụ quan tòa bị tóm vì nhận tiền hối lộ để “chạy án.” Mời bạn xem qua 2 bản tin thời sự nóng hổi trong tuần này. Xin rút gọn:
Thẩm phán bị tố cáo nhận hối lộ nhưng... phản phé
Ông Đồng Xuân Thép ở TP Hải Phòng, đã có đơn tố cáo ông Ngô Văn Anh, Chánh Tòa Kinh tế ép ông đưa hối lộ 130 triệu đồng để giải quyết khiếu kiện. Ông Thép đã đưa tiền cho ông Ngô Văn Anh với lời hứa là sẽ nhận được kết quả xét xử có lợi cho mình.
Tuy nhiên sau đó ông Ngô Văn Anh vẫn xử vụ việc bất lợi cho ông Thép mặc dù đã nhận đủ tiền “bôi trơn.” Ông Thép đã gửi đơn tố cáo ông Anh kèm theo bản ghi âm các cuộc “thương lượng” giữa ông ông Anh.
Theo tố cáo của ông Thép thì sau khi tòa xét xử, ngày 2/8/2013 ông Thép đã đến Tòa án TP Hải Phòng gặp ông Anh để đòi lại 130 triệu đồng tiền “bôi trơn.” Tại đây, ông Thép đã yêu cầu ông thẩm phán này giải thích rõ "tại sao các ông lại xét xử sai trái như vậy?.” Ông Anh cho biết, “phải xét xử như vậy vì bị ông H. (Phó Chánh án TA thành phố) ép!.” Sau đó ông Anh đã trả lại 50 triệu đồng, 80 triệu đồng còn sẽ đòi lại từ ông H và 30 triệu đồng từ ông Kh. bên Viện kiểm sát để trả lại cho ông. Theo nội dung đơn tố của ông Thép thì ông Ngô Văn Anh nói là có chia cho ông Khanh 30 triệu trong tổng số 130 triệu nhận của ông Thép. Vậy là cà ông tòa và ông kiểm sát đều ăn hối lộ.
Không đồng tình với kết quả xét xử của bản án sơ thẩm xử ngày 22/7/2013, ông Thép đã kháng cáo lên tòa phúc thẩm Tòa tối cáo. Cùng với việc kháng cáo, ông Thép đã khởi kiện ông Anh về tội ép mình đưa hối lộ trước đó.
Tòa án Hải Phòng đang thụ lý việc này. Quan tòa có đi tù không, còn phải đợi.
Chánh án ‘ăn tham quá’ bị khởi tố
Ngày 25/11, Cảnh sát đã bắt khẩn cấp ông Phan Văn Quang - Chánh án Tòa án Nhân Dân huyện Nam Đàn khi ông này đang nhận hối lộ 20 triệu đồng của bị can L.V.V. (ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn). Cơ quan điều tra cho hay, V. là người đánh bạc đã bị Công an huyện Nam Đàn khởi tố và truy tố trước đó.
Gần ngày chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, ông Quang đã điện thoại với gia đình bị can V. “gợi ý” nếu muốn giảm án thì nộp 20 triệu đồng. Sau khi nhận được lời “đề nghị,” gia đình bị can V. đã báo cáo tới cơ quan chức năng.
Khoảng 14h30, như đã hẹn, khi bị can V. đem 20 triệu đồng đến phòng và khi ông Quang vừa nhận tiền thì bị các trinh sát ập vào bắt quả tang.
Đó mới chỉ là hai vụ trong hàng ngàn vụ như thế nữa vẫn nằm trong bong tối.
Ba hình ảnh đáng sợ nhất
Những kiểu người dân bị các quan tòa hành và buộc phải đưa hối lộ đã trở thành chuyện hàng ngày ở huyện. Đụng đến tòa là mất tiền, anh tố cáo cũng như anh bị cáo. Tòa cũng là thứ đáng sợ như sợ vào bệnh viện công và đến bất cứ cơ quan nào xin cho bất cứ việc gì. Đó là ba hình ảnh đáng sợ nhất của người dân VN hiện nay.
Mong rằng bước sang năm 2014, sẽ không có cảnh quá kỳ cục này diễn ra ở những nơi đang lẽ phải coi là nơi tôn nghiêm. Một kiểu “tự xử” vừa được “phát minh” trong những ngày cuối năm nay. Kiểu này tuy phạm pháp nhưng có mang lại hiệu quả hơn những biện pháp chống tham nhũng khác không?Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét