Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Bài viết hay(754)

Lang thang trên đường phố vắng lặng, vừa đi bộ một mình để vừa tập thể dục, vừa suy nghĩ và tự kiểm bản thân... Tự dưng tôi thấy hình như thế hệ chúng tôi và thế hệ trẻ sau này đã và đang lao về phía trước như những con ngựa chứng, không định hướng gì hết mà cứ cắm đầu cắm cổ chạy về phía ..."cơm áo gạo tiền" hay một sự "đổi đời" bất ngờ như trúng số độc đắc!  Thậm chí, chúng ta chỉ giống như những con thiêu thân lao về đốm lửa vật chất, sẳn sàng làm bất cứ điều gì miễn sao đạt được điều mình thèm muốn...  Sau cuộc chiến tương tàn, con người VN hôm nay khác xưa nhiều, bạo dạn hơn, liều lĩnh hơn, tự do hơn, "làm chủ" chính mình hơn nên muốn gì, thích gì là ...chơi ngay, chơi xả láng, chơi tới cùng!!!
Nỗi hổ thẹn của văn hóa công cộng
http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2012/12/22/1283903299-5-haanh1.jpegTrong bài kỳ trước tôi đã tường thuật những chuyện “lộn xộn” của showbiz Việt quanh “tai nạn quảng cáo” trên truyền hình. Vậy kỳ này tôi bàn luôn cho “hết ý” về những chuyện “lộn xộn” đó không chỉ trong giới showbiz mà cả những người trong các tầng lớp khác đã trực tiếp hay gián tiếp làm xấu mặt người Việt, gọi chung đó là thứ văn hóa công cộng. Không chỉ người ở VN mà người Việt ở bất cứ đâu cũng cảm thấy “mất mặt.”
Chuyện “nổi” nhất trong tuần là một sự việc nhỏ của một cá nhân nhưng nó đang được bàn tán râm ran bởi ngay cả những người nước ngoài cũng... lè lưỡi kinh ngạc. Bởi thế “tin nóng mặt” này mới được đưa lên báo nước ngoài.

Thời trang te tua của Vũ Hoàng Điệp lên báo Singapore
http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/diep6-fe76d-crop1385596970132p.pngNgày 23/11, hai tờ tin tức giải trí The Straits Times và AsiaOne của Singapore đã đồng loạt đăng loạt ảnh về gu thời trang “gây sốc” của nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam.
Trang tin AsiaOne đăng một bài viết mang tựa đề, “Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam thu hút mọi ánh nhìn với trang phục táo bạo” cùng hàng loạt bức ảnh làm người Singapore cũng sửng sốt vì kiểu thời mốt quái quỷ này, người ta gọi đó là “Nữ quái cái bang” của Hồng Thất Công, theo truyện võ hiệp của Kim Dung.
Ban đầu, những bức ảnh chụp một cô gái mặc quần bò rách te tua đi lại ở sân bay Việt Nam trước con mắt sửng sốt của nhiều người xuất hiện trên một blog của Singapore.
Trang tin Asiaone đã lập tức đăng lại những hình ảnh này và chỉ đích danh cô gái trong ảnh là “Nữ hoàng sắc đẹp” Vũ Hoàng Điệp của Việt Nam. Bức ảnh cũng xác định đó là bức ảnh chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất, Sài Gòn.
Phóng viên báo này còn tìm hiểu để biết rõ nhiều chi tiết hơn. Cụ thể trang tin Asiaone viết, “Vũ Hoàng Điệp là người Việt đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp tại Thành Đô, Trung Quốc vào ngày 1-8-2009. Vừa qua, cô đã diện một chiếc quần jean xé rách te tua, lộ gần hết đùi vế ngay ở sân bay Tân Sơn Nhất.”
Cùng với những thông tin ngắn gọn này, Asiaone còn đăng tải gần 10 bức ảnh chụp cận cảnh Vũ Hoàng Điệp và quang cảnh ở sân bay đang đông khách quốc tế lúc đó. Đáng chúý là bức ảnh có một người phụ nữtrung niên há hốc miệng vì quá ngạc nhiên khi nhìn thấy Vũ Hoàng Điệp diện mốt "te tua" như thế.
Tờ tin tức The Straits Times của Singapore nhận định “Vũ Hoàng Điệp có lẽ muốn chứng minh rằng cô khiến những người xung quanh phải ngoái nhìn dù đang xuất hiện bên ngoài sân khấu.”

Vũ Hoàng Điệp xác nhận và tự tạo mốt
Ngay trong chiều 23-11, phóng viên “iHay.vn” đã liên lạc với Vũ Hoàng Điệp và được xác nhận người trong những ảnh chính là “Nữ hoàng sắc đẹp.” Cô cho biết, đây là ảnh được chụp cách đây 3-4 ngày, khi Vũ Hoàng Điệp đến sân bay Tân Sơn Nhất, chuẩn bị tới Đà Lạt để quay phim.
Bộ trang phục te tuađódo chínhVũ HoàngĐiệpyêu cầu chịcô thiết kế và may đo. Ngườiđẹp cho biết chiếc quần được cắt xẻ táo bạo cả phần trước lẫn sau, giúp cô khoe đôi chân dài thẳng tắp.
Vũ Hoàng Điệp thản nhiên xác nhận, “Chính tôi là người yêu cầu chị mình may cho chiếc quần ấy. Vì chị tôi là nhà thiết kế thời trang, bản thân tôi hiểu mình đẹp ở chỗ nào nêntốt khoe, xấu che.”
Tuy nhiên có độc giả lắt léo hỏi rằng, “Thân thể nữ hoàng chỗ nào cũng đẹp, đã nói là “tốt khoe ra,” sao không khoe tuốt luốt ra cho trọn bộ?”
Phải thẳng thắn thừa nhận nhiều kiểu mốt bây giờ của các showbiz đã quá lố lăng khiến người xem đỏ mặt, nhất là nhiều bà nhiều cô ra đường mặc những kiểu quần áo phơi rốn, phơi mông, phơi ngực cứ như đi triển lãm thân thể, coi rất chướng mắt làm xấu đi hình ảnh những cô gái Việt. Thiếu gì cách làm đẹp kín đáo mà vẫn hấp dẫn hơn nhiều những kiểu lõa lồ. Hãy nhớ câu Kiều đã diễn tả, “Bóng gương lấp ló trong mành. Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa.”

Sinh viên Sư phạm và Y Dược cũng chụp ảnh khoe thân táo bạo
Cách đây không lâu, một bộ ảnh cosplay tạo hình dâm phụ Phan Kim Liên của nữ sinh tự nhận là sinh viên học trung cấp thuộc trường đại học Y dược TP Sài Gòn được cư dân mạng truyền tay nhau đã khiến không ít người bất ngờ. Trong ảnh, nữ sinh này táo bạo cởi đồ, những phần đáng lẽ phải kín đáo chỉ được che chắn bởi vài lớp vải mỏng manh, cố gắng khoe ra những đường nét khêu gợi trên cơ thể.
Từ trước đến nay, Phan Kim Liên vẫn được biết đến là một nhân vật điển hình cho sự lẳng lơ, đong đưa, tà dâm, bởi vậy việc một nữ sinh dám biến mình thành dâm phụ nổi tiếng trong dã sử Trung Quốc thực sự là điều khó hiểu, nhất là cô gái này lại là nữ sinh một ngôi trường ngoan có tiếng.
Chưa hết sốc với "Phan Kim Liên Việt Nam,” mấy ngày hôm nay, hình ảnh một nữ sinh cố tạo hình gợi cảm trên giường ngủ lại khiến dân tình hoa mắt. Trong những bức ảnh của mình, cô gái này chỉ mặc duy nhất chiếc áo sơ mi rộng với style... “thiếu quần,” khoe vòng 1, vòng 3 gợi cảm. Cô nữ sinh này vừa tròn 18 tuổi có gương mặt khả ái cùng vóc dáng bốc lửa này là sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hà Nội - một ngôi trường đào tạo những giáo viên tương lai. Tương lai là thế này sao?

Đại diện Việt Nam đeo dải băng sai tên nước thi Mrs. World
Trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới (Mrs. World) diễn ra tại Quảng Châu, Trung Quốc từ ngày 14 đến 23-11 vừa qua, Trần Thị Quỳnh, đại diện Việt Nam trong đêm thi chung kết cuộc thi, Hoa hậu đã đeo dải băng in sai tên thành “Mrs. VietNem.”
Dù lọt vào tốp 6 chung cuộc nhưng đã tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội vì đeo dải băng ghi sai này. Điều bất thường là trong buổi tổng duyệt và các hoạt động khác trước đó, dải băng của Trần Thị Quỳnh không hề có các sai sót gì về tên nước. Tuy nhiên, trong đêm phúc khảo (diễn ra trước đó 1 ngày) và chung kết, dải băng người đẹp này đeo lại viết sai tên nước là VIETNEM!
Điều khiến đáng kể hơn là trong hơn 2 ngày đeo dải băng này, Trần Thị Quỳnh không hề phát hiện ra sai sót để yêu cầu sửa chữa, nhất là khi bà Kim Hồng cũng là 1 nhân vật trong ban giám khảo Mrs. World năm nay. Thậm chí ngay cả sau khi đêm thi kết thúc, Trần Thị Quỳnh và bà Kim Hồng đều chụp ảnh chung mà không nhận ra sự việc này. Sau đó, ban Tổ chức cuộc thi và Trần Thị Quỳnh cũng đã lên tiếng xin lỗi về sự việc đáng tiếc đó.
Tuy nhiên, độc giả Nguyễn Dzung gay gắt phê phán những thiếu sót của Trần Thị Quỳnh, “Đẹp về nhan sắc, dốt về văn hóa.” Một độc giả than phiền, “Mang hoa hậu làng đi thi quốc tế nó vậy đó. Vừa hiểu biết hạn hẹp, vừa thiếu tự tin, vừa ít trách nhiệm.” Nhưng chúng ta cũng không nên quên, ông bạn láng giềng “bốn tốt” rất khó chơi, chẳng biết lúc nào thật lúc nào ông ấy tốt thật, chẳng biết lúc nào ông ấy giả vờ tốt.

Trung Quốc quảng cáo mua vợ Việt Nam: $4,700 một cô
Tết độc thân 11/11 ở Trung Quốc là dịp cho các nhà mạng kiếm lời, bởi đây được coi như 'lễ hội mua sắm' ở nước này. Họ quảng cáo “chỉ cần 3 vạn tệ (hơn $4,700 Mỹ kim) mua một cô vợ Việt Nam” đang xuất hiện trên nhiều trang mạng Trung Quốc.
Đây cũng là dịp để các công ty môi giới trá hình tung ra những quảng cáo dối trá và trơ trẽn để kiếm tiền từ những người đàn ông Trung Quốc độc thân đang sốt ruột tìm vợ.
Miễn phí các chuyến đi tới Việt Nam tìm tình duyên, “Đến Việt Nam tìm vợ không cần nhà, không cần xe hơi...” là các khẩu hiệu được sử dụng để “gạ gẫm” các thanh niên độc thân ở Trung Quốc. Những người này sẽ phải trả một khoản lệ phí nhất định để được các công ty mai mối “se duyên.”
Một thanh niên Trung Quốc tên Wang có mặt trong cuộc bốc thăm, thổ lộ:
“Tôi nghe nói các cô gái Việt Nam rất giống các cô gái Trung Quốc. Những người này rất chung thủy với chồng và gia đình, lấy vợ Việt Nam tốn kém ít hơn, không cần xe hơi, chỉ cần một vài mâm cỗ ở địa phương.”
Đây cũng là suy nghĩ chung của không ít thanh niên Trung Quốc.
Trên các phương tiện tìm kiếm, với từ khóa “vợ Việt Nam,” có thể dễ dàng tìm thấy hình ảnh thiếu nữ Việt vóc dáng mảnh mai, diện áo dài thướt tha. Những hình ảnh này kèm các lời hứa hẹn hấp dẫn đã được dân kinh doanh lợi dụng để lừa tiền những thanh niên ít học ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi nhận tiền từ những thanh niên này, nhiều “công ty môi giới” đã lặng lẽ ôm tiền bỏ trốn.
Một thành viên trên diễn đàn 19lou của Trung Quốc lên tiếng, “Thật nực cười với những trò câu view và bịa đặt gần đây của nhiều kẻ vô lại. Việt Nam nghèo ư? Vợ Việt Nam rẻ dễ mua ư? Tỉnh lại đi!”
Thực tế ở xã hội thực dụng Trung Quốc hiện nay, nếu một nam thanh niên không có nhà và xe hơi thì rất khó có điều kiện đến gần và “tiến xa với các cô gái. Họ đang phải đối mặt với thực tế khốc liệt của việc tìm vợ trong nước nên phần đông có ảo tưởng hão huyền và sai lệch về việc dễ dàng tìm vợ Việt Nam. Và cũng chưa biết chừng những trang mạng này cố tình làm xấu mặt phụ nữ VN.
Tuy nhiên cũng phải công nhận một thực trạng đau lòng là hiện nay vẫn còn những cảnh lén lút tuyển vợ là gái quê, gái trinh, một hình thức “bán con” cho người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Chính mình đã làm xấu mặt mình.

Sinh viên xếp chữ 'Sex' ngay trong Hoàng thành Thăng Long
Ngày 20-11 vừa qua là dịp để tri ân các nhà giáo Việt Nam, thì trên Facebook lại xuất hiện những hình ảnh không đẹp của sinh viên.
Khoảng 40 sinh viên xếp chữ “Sex” rồi chụp ảnh ngay trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đang gây tranh luận trên mạng.
Bắt đầu từ trang cá nhân của vài sinh viên năm cuối Học viện Ngân hàng tung lên mạng khoe những bức hình “độc” của lớp mình. Sau đó, nó được lan truyền và tạo nên làn sóng phản ứng mạnh mẽ.
Điều khiến nhiều người phê phán là trong ảnh, 40 sinh viên xếp thành chữ “Sex” và một số biểu tượng không đẹp. Đáng nói hơn, việc tạo hình chụp ảnh này lại được thực hiện ngay trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Đã đành nguyên chữ sex không có nghĩa xấu, chỉ có nghĩa là giới tính. Tuy nhiên, trong ý nghĩ của nhiều người, sex thường có ý nghĩa dung tục khác. Bộ hết chữ xài rồi sao mà sinh viên lại nghĩ ra chữ này? Những cái đầu thông minh, tương lai của đất nước mà chỉ nghĩ được đến “sex” là hay nhất thôi sao? Và lại chọn ngay một khu di tích lịch sử được nhiều khách quốc tế đến thăm.
Một cư dân mạng bình luận, “Làm mất mặt các cử nhân đại học thế hệ 9X quá. Càng làm mất mặt các bạn sinh viên đang học ở Học viện Ngân hàng nữa. Ôi thôi, đây có phải là sản phẩm trí tuệ của những năm tháng ngồi trên giảng đường không nhỉ....”
Những hình ảnh như trên cho thấy nếp sống văn hóa của lớp trẻ hiện nay quá lệch lạc. Từ nhà đến học đường không được giáo dục đến nơi đến chốn và cuộc sống ngoài xã hội xa hoa, bất công, phù phiếm đã thấm vào tâm hồn lớp trẻ. Họ tuân theo lạc thú bản năng tầm thường hơn là lý trí, thiếu cả tính tự trọng, thậm chí trở thành gian ác. Mời bạn nhìn một đám đông tranh cướp nhau không cần biết đến xấu hổ. Xin tạm kể vài chuyện quá buồn.

Bỏ mặc người gặp nạn để hôi của
Thấy người đi đường gặp tai nạn, bị cướp giật tiền, hàng hóa rơi đổ... nhiều người đã không ra tay cứu giúp mà còn lợi dụng lúc lộn xộn để "hôi của.”
Sự việc xảy ra gần đây nhất là trường hợp anh Vũ Trường Chính (42 tuổi, ở quận Phú Nhuận, TP. Sài Gòn - là giám đốc chi nhánh Tổng công ty Xây dựng Miền Nam). Lúc 9h15 sáng 16-10, anh đi xe máy về hướng quận 1, mang theo 50 triệu đồng ($2,370 Mỹ kim, tiền mệnh giá 500,000 đồng) bỏ vào túi quần bên phải cùng với chiếc ĐTDĐ iPhone 5, đến ngân hàng để nộp vào tài khoản.
Trong lúc anh đang chờ đèn đỏ ở giao lộ Bà Huyện Thanh Quan - Võ Văn Tần thì bất ngờ từ phía sau, anh bị 4 thanh niên thò tay móc cọc tiền. Anh Chính cố gắng quăng xe chạy theo giằng co bọc tiền với tên cướp. Trong lúc hỗn loạn, bọc tiền rớt xuống đường bay tung tóe. Thấy vậy, nhiều người đi đường không giúp đỡ anh còn dừng lại nhặt tiền, lên xe chạy mất.
Nạn nhân chỉ gom được 30.5 triệu, còn 19.5 triệu đồng bị người đi đường lấy mất.

Quảng Trị: Xe tải chở 25 tấn măng cụt bị lật, dân lao đến cướp
Tai nạn xảy ra tại Quốc lô 9 (đoạn thôn Lương Lễ, xã Tân Hợp, Hướng Hóa, Quảng Trị).
Xe container kéo rơmóc va chạm làm xe chở 25 tấn măng cụt từ cửa khẩu Lao Bảo bị lật. Hàng trăm người dân sống trên đoạn đường này đã nhanh chóng lao ra tranh nhau ra cướp.
- Ngày 8/7, hàng chục người dân sống dọc Quốc lộ 1A, đoạn qua thị trấn Thiên Tôn (Hoa Lư, Ninh Bình) đã kéo nhau ra múc xăng mang về khi thấy chiếc xe container chở hàng chục ống bê tông và xăng dầu gặp nạn lật ngửa giữa đường. Sự việc khiến giao -thông bị kẹt cứng hàng tiếng đồng hồ.
Chiều 16/6/2011, một người đàn ông đi xe máy đến đoạn vòng xoay ngã 5 An Dương Vương (Q.5, Sài Gòn) thì bị 2 tên cướp đi xe máy từ phía sau giật giỏ xách. Trong lúc giằng co, giỏ xách của người đàn ông bị rách và số tiền để trong giỏ bị bay ra đường. Lợi dụng tình cảnh lúng túng của nạn nhân, nhiều người ào ra giữa đường lượm các tờ tiền bị rơi.
Tối ngày 20/6/2011, nhiều người dân ở khu chợ Vinh (TP.Vinh, Nghệ An) thấy ngọn lửa bùng cháy từ các gian hàng bán lưới, thuốc bắc, đồ nhựa, chiếu cói. Lợi dụng hỗn loạn, kẻ gian chạy vào 'hôi của' gây lộn xộn khiến việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
Đó là tôi chỉ kể sơ lược vài vụ chướng tai gai mắt khiến người nào cũng thấy bất nhẫn với những lương tâm bị thui chột trong một xa hội hỗn loạn vì tham lam. Ngay cả đến miếng ăn cũng chen lấn giành giật như một lũ chết đói.

Hỗn chiến để ăn sushi miễn phí
Ngày 24/10 vừa qua, một cửa hàng sushi mới khai trương trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) thông báo mở cửa tự do, mời khách ăn miễn phí. Vì thế, hàng ngàn người đã đổ về đây. Càng gần giờ ăn, số người đến càng đông, đông đến mức tràn xuống cả lòng đường. Một số người ào lên chen lấn, xô đẩy chỉ mong giành được phần ăn cho mình. Thậm chí, một số khách sẵn sàng nhảy vào bếp lấy thức ăn trong đó, rồi đứng ăn luôn, không cần phục vụ.
Nhiều người lấy cả khay đồ ăn nhưng chỉ ăn một miếng rồi bỏ, trong khi nhân viên cửa hàng phải ra chợ mua gấp để phục vụ khách.

Gào thét tranh cướp suất ăn 100.000 đồng
Trước đó, năm 2012, một clip được cho là quay tại một nhà hàng trên quận 3, Sài Gòn trong chương trình “giảm giá Buffet size khủng giá 100.000 đồng” được đăng tải lên mạng đã tạo nên cơn sốt trong cộng đồng. Không chỉ gây sốc bởi kiểu giành giật các món ăn trên bàn tiệc buffet, những thực khách trong đoạn clip còn khiến cư dân mạng phải choáng váng vì tiếng gào thét, la ó như đi ăn cướp. Mỗi khi nhân viên của nhà hàng đặt những món ngon lên như tôm, hàu thì cảnh tượng lại càng hỗn độn, các thực khách xô đẩy nhau để bốc đồ cho bằng được. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đây là cảnh thường gặp ở các bữa tiệc buffet ở Việt Nam.
Giành nhau từ chiếc áo mưa
Bây giờ ở Việt Nam, chuyện một đám đông trở nên điên cuồng vì một vài món lợi cỏn con đã trở thành điều bình thường.
Chiều 12/9/2013, Tòa Đại Sứ Hòa Lan tổ chức chương trình phát tặng áo mưa miễn phí cho người qua đường tại cửa của UBND quận Ba Đình. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi đại diện người Hòa Lan có những lời chúc tốt đẹp tới người dân xung quanh, không khí thay đổi nhanh chóng và trở nên hỗn loạn. Mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Có những lúc, diễn giả gần như phải “hét” lên, “Đề nghị mọi người không tranh giành, nếu không, chúng tôi sẽ dừng chương trình ngay lập tức!.”
Sau khi chương trình bắt đầu, chỉ 35 phút sau, 3,000 chiếc áo mưa đã được lấy sạch. Sự kiện này đã để lại những hình ảnh rất xấu của người Việt Nam trong mắt người nước ngoài...
Thật ra những chuyện như trên còn quá nhiều, không thể kể hết. Càng kể, tôi càng cảm thấy xấu hổ với chính các vị độc giả của tôi ở nước ngoài. Tôi chẳng còn biết viết gì hơn là một dấu chấm than rất lớn cho thời đại này! 

Văn Quang– Viết từ Sài Gòn
Showbiz Việt và quảng cáo
Từ ngày biết đọc báo tới nay, tôi chưa hề thấy một tờ báo nào của công chúng không có quảng cáo. Bởi đó là chuyện sống còn của bất cứ tờ báo nào. Tin mới, bài hay, phóng sự đặc biệt... phải đi kèm quảng cáo. Báo nào nhiều quảng cáo đồng nghĩa với việc báo đó “giàu hay nghèo,” nhiều hay ít độc giả. Báo ít quảng cáo, chắc chắn sẽ đi đến chỗ “khai trương rầm rộ, đóng cửa im lìm.” Vậy mà chưa chắc những tờ báo “chết yểu” đó thua kém về chất lượng bài vở so với những báo đang “sống hùng, sống khỏe.” Đó là chuyện rất đỗi bình thường trong nghề nghiệp.

Ở đây tôi không bàn về chuyện quảng cáo ở khắp các mặt báo từ trong nước đến ngoài nước. Tôi chỉ bàn về những kiểu quảng cáo ở VN và có ảnh hưởng tới người dân, nhất là trên các làn sóng truyền hình hiện nay. Bởi thật sự nó đang chứa chấp nhiều mối nguy hiểm cho mọi tầng lớp xã hội. Có một số nhà quảng cáo không ngần ngại tung ra sản phẩm của mình hoặc của ông bạn láng giềng Trung Quốc nhưng lại gán cho cái mác “hàng Mỹ hàng Nhật” chính hiệu con nai. Chẳng ai biết đâu mà lần. Ngay cả những bệnh viện, những nhà thuốc cũng có những kiểu quảng cáo hoa mỹ lòe người tiêu dùng. Chẳng có cơ quan nào kiểm tra hết được. Chỉ khi có người lăn đùng ra chết mới lại nháo nhào “kiểm điểm,” “rút kinh nghiệm,” cái điệp khúc cũ rích ấy cứ được nhắc đi nhắc lại như thứ “bửu bối” để “hòa cả làng.”

Thông tin hấp dẫn giết người

Một thí dụ cụ thể đang làm dư luận nổi sóng là vụ Thẩm Mỹ Viện Cát Tường khiến chị Lê Thị Thanh Huyền tử vong, bị ném xác xuống sông đến khi tôi viết bài này, đã hơn 1 tháng trôi qua vẫn chưa tìm thấy xác, cái chết cũng bắt nguồn từ quảng cáo. Những thông tin quá hấp dẫn được đăng tải trên website của thẩm mỹ viện Cát Tường và trên một số báo điện tử, trang mạng điện tử khiến một người phụ nữ có nhu cầu làm đẹp như chị Lê Thị Thanh Huyền nuôi nhiều hy vọng. Vì thế, chị đã đến thẩm mỹ viện này để giải phẫu nâng ngực, dẫn đến cái chết oan uổng. Phiên chất vấn sáng 19/11 vừa qua, tại Quốc hội VN, bà Bộ Trưởng Bộ Y Tế Phạm Kim Tiến cũng đã nói rõ: Quảng cáo cũng là một nguyên nhân và cũng đã nhìn nhận Bộ Y Tế có “ít nhiều có trách nhiệm”! Trách nhiệm thế nào, bà không nói rõ.

Bài học đắt giá vụ Thẩm Mỹ Viện Cát Tường khiến nhiều bà nhiều cô chùn bước, nhưng... chắc chắn vẫn có những bà những cô bước qua lằn ranh của sự cảnh cáo đó để làm đẹp.

Các bà, các cô là phái đẹp, đương nhiên đặc biệt quan tâm tới nhan sắc, bởi làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của phụ nữ. Nhưng đó cũng là đối tượng dễ “sa lầy” vào các hàng hóa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và tăng cường tiết tố nữ.

Đấy là chưa kể đến các cô trong giới showbiz VN, khó có cô nào thoát khỏi dao kéo ít nhất một hai lần. Những chuyện “cười ra nước mắt” này của giới showbiz VN, có kể đến cả năm cũng chưa hết, xin tạm kể một một vài cô “sửa toàn bộ” đến năm bảy lần.

Sợ xấu chứ không sợ chết

Đã mang danh là “sao,” dù sao sáng hay sao mờ đều cần phải đẹp hơn mọi cô gái bình thường khác. Và cái đẹp quan trọng đến nỗi nhiều “sao” ở VN quan niệm một cách chắc nịch rằng “chỉ sợ xấu chứ không sợ chết.”

Theo báo Đời, những sao có tên tuổi như Phi Thanh Vân, Angela Phương Trinh, Hồ Quỳnh Hương, Lệ Quyên, Thủy Tiên, Kelly đều quan niệm “thà đẹp giả tạo còn hơn xấu tự nhiên.” Đó là quan niệm khác người thường, sao thì phải khác chứ! Lại được vài tờ báo bốc thơm là “nữ hoàng,” là “thiên thần,” là “thần tượng”…

Như Phi Thanh Vân được mệnh danh là “nữ hoàng dao kéo” và cô thừa nhận đã đến thẩm mỹ từ khi 19 tuổi. Ca giải phẫu thẩm mỹ đầu tiên năm ấy của cô là nâng ngực. Tiếp đó, người đẹp quyết định làm lại răng. Cô nói, “Lần đầu là sửa 2 cái, sau 4 cái và phải trải qua thêm 2 lần sửa nữa tôi mới có được bộ răng ưng ý như hiện nay.”
Sau khi sửa răng, một năm sau, Phi Thanh Vân tiếp tục cắt mí mắt, rồi nâng mũi và cấy chân mày. Theo người đẹp, việc cấy chân mày tưởng giản dị nhưng lại mất nhiều thời gian và chịu nhiều đau đớn nhất. Riêng chi phí cho đôi chân mày hoàn hảo của cô khoảng 29 triệu đồng (gần $1,400 Mỹ kim). Gần đây “người đẹp da nâu” này bỗng nhiên hóa thành người có làn da trắng nõn nà, khiến không ít người phải ngỡ ngàng. Phi Thanh Vân tiếp tục bật mí, cô đã nhờ tới “kỹ thuật” để làm da trở nên trắng hơn.

Sửa đến nỗi không còn gì để sửa

Có một nghi vấn về người đẹp Phương Trinh đến nay chưa biết thật giả ra sao. Ngay sau khi Angella Phương Trinh thừa nhận có đi thẩm mỹ và khẳng định mình sẽ vẫn tiếp tục giải phẫu nếu có chỗ không ưng ý trên cơ thể, một vị bác sĩ thẩm mỹ từng “dao kéo” cho cô tiết lộ rằng: Angela nghiện chuyện “dao kéo” đến nỗi đã từng sửa riêng chiếc mũi, đến 5 lần. Theo lời kể của vị bác sĩ này thì Angela Phương Trinh đã đến bệnh viện của ông sửa đến 4 lần, thế nhưng cô nàng vẫn nhất quyết đòi sửa thêm một lần nữa. Do bác sĩ này phải đi công tác nên lần sửa thứ 5, Angela đã tìm đến nơi khác và hậu quả là chiếc mũi của cô trở thành một sản phẩm giải phẫu hỏng, không hợp với khuôn mặt như lần xuất hiện vào cuối năm 2012.

Theo vị bác sĩ này, gần như trên người Phương Trinh, không có chỗ nào sửa được mà cô không làm, “mông má,” từ ngực, mông, cằm... Trong khi đó, Angela vẫn không có phản hồi gì với lời tiết lộ động trời này. Cô vẫn khẳng định mình chỉ sửa sắc đẹp 1 lần duy nhất. Angela Phương Trinh còn là một trong những chân dài trong showbiz Việt bị nghi ngờ về tính chân thực của vòng một đồ sộ. Nhiều người đùa rằng, đôi gò bồng đảo của “bà mẹ nhí” như được bơm thuốc tăng trọng khiến nó phát triển nhanh hơn hẳn những bộ phận khác trên cơ thể.

Kelly Nguyễn kể chuyện suýt ‘tiêu đời’ vì giải phẫu

Nếu các đàn chị thản nhiên lên báo xác nhận về việc thẩm mỹ của mình thì mới đây, người mẫu Kelly Nguyễn đã gây chấn động dư luận khi cô kể tường tận thời gian giải phẫu cằm 5 lần và suýt phải cắt bỏ vì hoại tử đầy kinh khủng.

Trong 2 năm trời, trải qua những ca giải phẫu không được như ý muốn khiến cô phải gánh chịu những hậu quả như cằm bị biến dạng, phần thịt bị hoại tử. Cô kể: Lần đầu tiên tôi giải phẫu là cách đây 2 năm. Thời gian tìm hiểu để quyết định “dao kéo” cũng chỉ khoảng nửa tháng. Nhưng tôi đã hỏi qua rất nhiều người, tôi cũng gặp những người đã từng giải phẫu để họ chia sẻ kinh nghiệm và sau đó là đến gặp các bác sĩ để được tư vấn thêm. Nói chung tôi đã đi tìm hiểu rất nhiều nơi rồi mới đi giải phẫu.

Đó là lần đầu tiên tôi giải phẫu nên khi bị hư, cũng không biết là cằm mình bị hư, chỉ thấy cái mặt mình càng ngày càng bị biến dạng, muốn... tiêu đời luôn!

Bác sĩ lặn mất tăm

Cô kể tiếp: Tôi tới gặp bác sĩ để khám lại thì không thể gặp được mà chỉ có tiếp tân hoặc vợ bác sĩ tiếp. Họ nói tôi phải chờ vì thông thường sau khi giải phẫu xong phải vài tháng thì cằm mới đẹp được.

Nhưng chiếc cằm mỗi lúc lại càng lệch rõ hơn, ai cũng có thể thấy, nhưng tôi tới tìm bác sĩ hoài mà vẫn không gặp được. Ngoài bị lệch cằm, mặt tôi còn bị sưng lên trông rất ghê, tôi đành đến bác sĩ giải phẫu khác. Tôi đến đó để khám thì người ta nói cằm tôi bị nhiễm trùng, thối thịt ở bên trong!

Lời khuyên của hotgirl

Đúng là tôi có thể kiện bác sĩ vô trách nhiệm với mình nhưng tâm lý lúc đó của tôi chỉ lo mặt mình sẽ ra sao thôi. Hiện nay, sau đợt giải phẫu thứ 5 đã “tạm ổn.” Tôi cũng không còn muốn làm gì nữa, như thế đã là quá đủ.

Theo tôi thì một khi đã quyết định tìm đến thẩm mỹ thì mọi người cũng nên biết giải phẫu luôn có hai mặt và nếu thực sự thấy cần phải làm hoặc xấu quá thì mới nên làm. Còn nếu không đến nỗi nào hay chỉ muốn chạy theo xu hướng thì không nên.
“Kinh nghiệm xương máu của tôi khi đến gặp bác sĩ để được tư vấn thì mình nên để ý đến cả tâm lý, biểu cảm của bác sĩ. Ví dụ như với trường hợp của tôi, khi tôi hỏi về làm đẹp cằm thì bác sĩ lại cứ trả lời kiểu nếu mà tôi làm mắt hoặc nhấn mí thì sẽ đẹp hơn mà không hề nói về vấn đề tôi phải làm cằm như thế nào cho phù hợp. Trong khi đó tôi đâu có ý định làm mắt vì mắt tôi hai mí rồi cho nên tôi không cần phải nhấn nữa.” Nói thẳng ra ông này cũng muốn “gạ gẫm” để người đẹp chi thêm tiền làm đẹp chỗ khác. Có lẽ đó là điều nhiều người đi sửa sắc đẹp thường gặp.Văn Quang– Viết từ Sài Gòn
Điều gì còn lại sau những vụ án oan
Hậu quả của những vụ án oan không chỉ gây đau thương cho một gia đình mà hậu quả của nó còn sâu xa hơn nhiều. Đó là niềm tin vào công lý đã xói mòn càng đổ vỡ. Nhưng như thế vẫn chưa là hết. Cuối cùng vẫn là NỖI LO SỢ của người dân. Nỗi lo thường trực ám ảnh “bỗng dưng bị mang cái vạ tầy đình” rồi bị đánh đập, bị đe dọa, bị ép cung, bị bắt đóng phim làm tang chứng cho vụ trộm cướp giết người hoặc bất cứ một thứ trọng tội nào đó mà mình không hề biết. Ngay cả một anh sĩ quan cảnh sát khi bị nghi là tội phạm cũng bị hành hạ buộc phải nhận tội thì ai cũng có thể rơi vào trường hợp đó. Cả xã hội phát sốt vì tình trạng sống lơ lửng kéo dài suốt cuộc đời.
Cơn bão Haiyan lớn nhất thế kỷ cũng chỉ vài ba ngày rồi có thể đi qua, nhưng nỗi lo sợ vì bị tù oan vẫn còn ở lại với người dân. Rồi ngay cả những vụ án được tuyên chắc nịch với đầy đủ bằng cớ cũng lại khiến người dân nghi ngờ không biết tội phạm có bị oan không? Oan và không oan cứ chập chùng đè lên nhau như bóng núi giữa hoàng hôn cuộc đời. Như thế thử hỏi người dân Việt làm sao sống được trong “Độc lập-Tự Do- Hạnh phúc” như cái khẩu hiệu vẫn phải trịnh trọng viết trên đầu bất cứ lá đơn và bất cứ bản kê khai nào.

Còn nhiều vụ án oan khác nữa

Nhân có vụ án oan 10 năm này, người dân mới lại được biết thêm còn nhiều vụ án oan nữa đã từng xảy ra. Đấy là chưa kể còn có thể có những vụ “chìm xuồng” luôn, nằm mãi trong bóng tối. Hãy tạm kể vài vụ án “điển hình” để thấy được tương đối rõ ràng hơn về tình trạng nguy hiểm này đã và đang còn là một mối đe dọa lớn cho người dân lương thiện.
Về án oan sai, chúng ta cần phải khách quan để thấy rằng sự oan sai đã xảy ra ở nhiều quốc gia, từ Cổ chí Kim, từ Đông sang Tây. Thật ra, tư pháp của bất cứ quốc gia văn minh nào cũng vẫn có những án oan sai “chết người.” Thế giới từng ghi nhận những án oan chấn động- của Darryl Hunt, Thomas Kennedy, Dewey Bozella (Mỹ), Arthur Allan Thomas (New Zealand), Donald Marshall, Jr (Canada)...
Nhưng cũng phải đủ tỉnh táo để nhận ra cơ chế vận hành tư pháp của VN hiện nay rất dễ nảy sinh ra những vụ án oan hơn những quốc gia khác. Chúng ta sẽ phân tích trong vài vụ án sau đây:

Sĩ quan công an cũng bị đồng đội cho ăn đòn độc

Trưởng văn phòng luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội kể lại:
Tôi còn nhớ cách đây một năm tôi đã bào chữa trong một vụ án hình sự, bị can là thiếu tá công an tỉnh. Những lần gặp gỡ bị can trước phiên tòa sơ thẩm, anh ta kể với tôi rằng khi anh ta chưa nhận tội thìhàng ngày có ba “bạn tù” vô cớ hành hung, họ không đánh vào mặt mà chỉ đánh vào những phần mềm trên cơ thể, cứ sau mỗi một trận đòn thì anh ta lại được thoa dầu gió để bảo đảm không có vết thâm tím trên cơ thể. Việc này chỉ chấm dứt khi anh ta nhận tội.
Hay như trong vụ án oan của ông Hữu Ước (Trung tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng CA, nguyên Tổng biên tập báo Công an) cách đây 30 năm, nhà báo Nguyễn Như Phong đã viết: không khỏi rùng mình trước những kiểu hành hạ của các ông “cán bộ điều tra.”
Nhà báo Như Phong viết trên Petrotimes, “Khi ra tù, trở về Báo Công An, ông kể cho chúng tôi nghe các kiểu hành hạ ông mà một số cán bộ điều tra đã nghĩ ra. Nghe ông nói mà chúng tôi cứ dựng hết tóc gáy và thầm bảo rằng, nếu mình vào cảnh như thế này, có khi bị bắt phải vu cho bố mình là phản động thì cũng buộc phải khai cho xong để thoát khỏi cực hình.”
Sĩ quan công an là đồng đội có khi là cấp trên của mấy anh điều tra viên còn bị chơi “đòn độc” như thế thì những anh dân đen còn bị chơi đòn độc tới đâu. Hãy nhìn qua vài vụ án khác

Chỉ vì đánh rơi cái đồng hồ bị án tử hình

Ông Bùi Minh Hải ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai. Chiều tối 24/1/1998, ông ra thị trấn Long Thành đi dự tiệc tất niên với bạn nên mang luôn chiếc đồng hồ hiệu Seiko của con đi sửa. Trên đường quay về, do say rượu nên ông té ngã và làm rơi chiếc đồng hồ bên vệ đường sát vườn điều ở xã Phước Tiền.
Sáng hôm sau, ông quay lại tìm chiếc đồng hồ nhưng không thấy. Cũng trong thời điểm ấy, người dân phát hiện thi thể của chị Dung bị giết hại trong tình trạng trên người có nhiều vết đâm, áo bị vén lên ngực. Gần hiện trường vụ án, cơ quan điều tra thu giữ được chiếc đồng hồ Seiko. Chiều cùng ngày, ông Hải bị cảnh sát bắt giữ vì bị tình nghi là thủ phạm giết chị Dung và giấu xác nạn nhân gần nơi chiếc đồng hồ bị đánh rơi.
Suốt thời gian điều tra và xét xử, ông Hải một mực kêu oan và đưa ra các bằng chứng ngoại phạm. Nhưng đến tháng 11/1998, trong phiên xét xử sơ thẩm của Tòa án tỉnh Đồng Nai, Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp khẳng định ông Hải chính là thủ phạm trong vụ giết người, cướp của, hiếp dâm và đề nghị mức án tử hình với bị cáo. Tuy nhiên, tòa đã tuyên phạt ông Hải mức án tù chung thân.
Gia đình ông Hải tiếp tục kêu oan vì có nhiều nhân chứng xác nhận khi xảy ra vụ án ông này đang đi nhậu cùng bạn bè. Thời gian ông chờ xử phúc thẩm, tại huyện Nhơn Trạch lại tiếp tục xảy ra vụ án giết người hiếp dâm mà nạn nhân là một bé gái. Trong khi điều tra, CA bắt giữ thủ phạm Nguyễn Văn Tèo. Người này còn thừa nhận là hung thủ hãm hại chị Dung hồi tháng 1 năm 1998.
Ngay sau đó, VKS tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định trả tự do cho ông Hải. Vài tháng sau, vụ án được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm, ông Hải mới được tòa xác định là vô tội. Cơ quan tố tụng tỉnh Đồng Nai đã tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường oan sai cho ông Hải.

Nhìn thấy thủ phạm giết người cũng ngồi tù 16 năm 3 tháng
Bi đát hơn, trong một vụ án khác, ông Trần Văn Chiến (quê Tiền Giang) đã phải ngậm đắng nuốt cay chấp hành bản án chung thân về tội giết người. Cho đến khi ở tù đúng 16 năm 3 tháng, mãn hạn trở về thì hung thủ thực sự của vụ án mới lộ diện.
Tai họa bỗng dưng ập xuống gia đình ông Chiến vào một ngày giữa tháng 5/1979, khi anh trưởng công an xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bị giết. Hôm đó, ông Chiến đang ở cùng người thân thì nghe tiếng kêu thất thanh bên ngoài rồi thấy Trần Văn U, người cùng xã, chạy qua nói “tao vừa giết thằng Sên” rồi vụt mất. Tuy nhiên, 2 ngày sau ông Chiến cùng một số người khác trong xóm bị bắt với cáo buộc phạm tội giết người.
Cũng như thời gian điều tra, trong phiên xử sơ thẩm ngày 20/3/1980 của tòa án tỉnh Tiền Giang, ông Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ của vụ án chính là Trần Văn U. Tuy nhiên, tên này bỏ đi biệt tích và không có cách nào chứng minh mình bị oan nên ông Chiến vẫn bị tòa tuyên mức án chung thân. Sau hơn 16 năm 3 tháng ngồi tù, đến tháng 8/1995 ông mới được tại ngoại!
Hai năm sau ngày ông Chiến ra tù, Trần Văn U - kẻ sát hại anh công an xã của gần 20 năm trước mới xuất hiện và bị bắt. Tại phiên tòa ngày 5/7/2001, U khai chỉ một mình gây án, không liên quan gì đến ông Chiến. Đến cuối năm 2004, ông Chiến được Tòa án tỉnh Tiền Giang công khai xin lỗi và đền bù oan sai.
8 người bị giam oan ở Bắc Giang
Tám công dân bị giam oan cùng với thời điểm diễn ra việc điều tra, truy tố và xét xử ông Nguyễn Thanh Chấn (năm 2003-2004). Một người trong số đó đã chết trước khi được tuyên vô tội
Ngày 8-11 vừa qua, luật sư Hà Đăng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho biết đó là vụ trộm cắp tượng, cổ vật ở nhiều đình, chùa tại tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian từ tháng 6-2001 đến tháng 7-2003. Cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang cáo buộc 8 người gây ra hàng loạt vụ trộm cắp này.
Trải qua 3 phiên tòa, các Hội đồng xét xử (HĐXX) vẫn không thể buộc tội ông Thịnh cùng những “đồng phạm” vì thiếu chứng cứ. Tại phiên tòa lần thứ 4 diễn ra vào tháng 6-2006, Tòa án tỉnh Bắc Giang đã phải tuyên cả 8 bị cáo vô tội và trả tự do ngay tại tòa. Nhưng trước đó, ông Phan Hữu Hường đã chết bất thường trong trại tạm giam Kế với kết luận bị bệnh (?!).
Cả 8 anh dân đen bị truy tố oan trong vụ trộm cắp cổ vật là trong các phiên tòa do Tòa án tỉnh Bắc Giang xét xử, họ đều nói bị ép cung, dùng nhục hình trong khi bị giam giữ, lấy lời khai...
Tôi chỉ tường thuật sơ lược vài vụ án oan vừa được phanh phui. Chỉ nhìn vài vụ án trên từ anh CA đến anh dân đen bị tù oan, chúng ta thử tìm hiểu xem tại sao lại có tình trạng này.

Coi nghi phạm là tội phạm và là kẻ thù

Đầu tiên phải xuất phát từ quan điểm của cơ quan điều tra, của điều tra viên. Khi bắt đầu điều tra một vụ án, các điều tra viên luôn coi các bị can là tội phạm, là kẻ thù và dùng mọi biện pháp có thể để bị can nhận tội.

Điều này rõ ràng là sai hoàn toàn, bởi lẽ một người chỉ bị coi là tội phạm khi có bản án của Tòa án, do vậy các điều tra viên chỉ cần làm đúng bổn phận của mình nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, việc xác định sự thật của vụ án phải bảo đảm được tính khách quan, toàn diện và đầy đủ mà không nhất thiết cứ phải buộc bị can nhận tội.

Ngay cả trong trường hợp bị can nhận tội thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng không được căn cứ vào duy nhất tình tiết đó để buộc tội bị can, bị cáo. Tuy nhiên, thực tiễn điều tra và xét xử cho thấy, cơ quan điều tra nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung lại thường “quên” quy định mang tính nguyên tắc này.

Trong thời gian điều tra vụ án là một thế giới vô cùng bí ẩn, vẫn tồn tại những hình thức bức cung, nhục hình còn ghê gớm, tinh vi hơn nhưng không được công bố. Chỉ đến khi án oan bị lộ như vụ Nguyễn Thanh Chấn, vụ của mấy anh CA bị tù oan... thì một vài góc khuất của thời gian làm án mới được lật tẩy. Tới lúc ấy, những nạn nhân kia đã nếm đủ đau thương, đắng cay nhất đời người.

Phải loại bỏ ngay những hành động mang tính dã man này. Các luật sư phải có quyền có mặt ngay khi khi bị cáo được hỏi cung. Và các điều tra viên cũng nên nhớ rằng thái độ hành động của các anh dù 10 hay 20 năm sau vẫn còn được điều tra lại.

Luật sư hoàn toàn lép vế trước tòa

Một điều đáng quan tâm nữa đó là, trong khi ở hầu hết các nước trên thế giới đánh giá cao vị trí, vai trò của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án thì ở VN điều đó lại chưa được như vậy. Mặc dù theo quy định của pháp luật (Điều 58 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự ( BL TTHS) người bào chữa hoàn toàn có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tuy nhiên những quy định này lại không ràng buộc cơ quan điều tra phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp với luật sư trong các hoạt động điều tra vụ án.

Do vậy, CQĐT thường dùng rất nhiều rào cản để hạn chế sự tham gia của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án, luật sư chỉ được sao chụp hồ sơ vụ án sau khi kết thúc giai đoạn điều tra.

Luật sư thua hoàn toàn

Thế nên nhiều vị luật sư biết vụ án còn nhiều nghi vấn, bị cáo có thể bị oan, nhưng đành “chào thua” tòa án, đành ngậm bồ hòn làm ngọt, nhìn thân chủ của mình đi vào nhà tù, vụ luật sư Nguyễn Đức Biền bào chữa cho ông Chấn cũng vậy.

Để tránh tình trạng “luật rừng” này, pháp luật cần phải có những quy định nhằm bào đảm quyền cho luật sư: sự có mặt của luật sư trong khi hỏi cung là bắt buộc, thậm chí biên bản hỏi cung cũng bắt buộc phải có chứ ký của luật sư, nếu thiếu chữ kỹ trong các biên bản hỏi cung thì biên bản đó sẽ không có hiệu lực. Khi đó, hy vọng sẽ không có bất kỳ sự ép cung hay nhục hình nào có thể xảy ra, đồng nghĩa với việc giảm thiểu được đáng kể những vụ án oan.

Đòi bằng chứng ép cung chỉ có trời biết

Luật sư Trương Anh Tú cho biết: Có một thực trạng, tại hồ sơ vụ án, các bị can thường hay nhận tội nhưng khi đến phiên tòa bị cáo lại phản cung và không nhận tội với lý do bị các bị can bị ép cung và dùng nhục hình trong khi bị điều tra. Trường hợp này, Tòa án cũng như Kiểm sát viên thường có câu hỏi, “Bị cáo nói thế thì có gì để chứng minh không?” Khi đó, tất cả bị cáo đều im lặng.... Không im lặng sao được khi trong chốn lao tù chỉ có trời biết, đất biết, điều tra viên biết! Thế nhưng, câu hỏi tàn nhẫn và vô cảm đó cứ lặp đi lặp lại trong nhiều phiên tòa mà luật sư Trương Anh Tú tham gia cũng như nhiều phiên tòa khác.

Danh tính và chức vụ những người đã trực tiếp điều tra ông Chấn

Trong vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn thì rõ ràng cái sai đầu tiên là thuộc về công tác điều tra. Chưa bàn đến chuyện các điều tra viên đã dùng nhục hình bức cung, mớm cung, dụ cung với bị can mà ngay trong khâu thu thập chứng cứ, đánh giá tài liệu, giám định dấu vết... cũng đã có quá nhiều sai sót. Vậy những ai đã tham gia điều tra vụ án này từ đầu? Đó là các ông:

1. Thái Xuân Dũng, khi đó là Phó thủ trưởngcơ quan điều tra, Phó phòng Cảnh sát điều tra (PC16 ngày ấy). Ông Dũng là người ký kết luận điều tra vụ án để chuyển Viện Kiểm sát tỉnh Bắc Giang truy tố Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Thái Xuân Dũng đã là Đại tá, Chánh thanh tra Công an tỉnh.

2. Ông Lê Văn Dũng, ngày ấy là Phó phòng Cảnh sát điều tra trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Dũng là Đại tá, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47).

3. Ông Nguyễn Đình Dung là điều tra viên chính của vụ án Nguyễn Thanh Chấn. Nay ông Dung là Thượng tá, Phó trưởng Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

4. Ông Trần Nhật Luật là điều tra viên, nay là Phó trưởng Công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

5. Ông Đào Văn Biên, điều tra viên, nay là Phó trưởng phòng PC45.

6. Ông Nguyễn Trung Thành, điều tra viên, trực tiếp hỏi cung Nguyễn Thanh Chấn. Nay là Phó trưởng phòng Công tác Đảng, công tác quần chúng.

7. Một điều tra viên tên là Tân, đã mất.

Tất cả điều tra viên đều không nhận tội

Chiều ngày 7-11-2013, Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang Phạm Văn Minh đã yêu cầu các cán bộ điều tra trực tiếp điều tra vụ án Nguyễn Thanh Chấn phải làm bản tường trình báo cáo lại toàn bộ quá trình điều tra vụ án này. Tuy nhiên sau đó, ông Minh cho biết các điều tra viên trực tiếp điều tra, xét hỏi ông Chấn hơn 10 năm trước đã hoàn tất việc giải trình mà theo đó “không thấy có vấn đề gì.”

Tất cả các điều tra viên trong vụ án của ông Chấn trước đây đều phủ nhận việc ép cung, đánh đập và hướng dẫn ông Chấn khai vào bản cung.

Điều này chẳng có gì lạ, ngay từ trước khi các điều tra viên này viết tường trình, người dân đã có thể tin chắc 100% là không ông nào chịu khai có ép cung, có hành hạ ông Chấn, dại gì mà xưng tội để mất hết những gì đã kiếm được. Và họ tin rằng chẳng có gì làm bằng chứng họ đã ép cung, đã bắt ông Tân phải viết đơn thú tội.

Sau khi nghe tin này ông Chấn nói gì?

Sau 7 ngày trở về đoàn tụ cùng gia đình, khi biết tin các điều tra viên đều phủ nhận việc ép cung, đánh đập mình, ông Chấn cho biết, “Tôi không nhất trí đâu. Tôi đề nghị tôi đi tù bao nhiêu năm thì yêu cầu các điều tra viên cũng phải đi tù như tôi bằng nấy năm. Tôi đã nói là Ngô Đình Tân, Trần Nhật Luật và Ngô Đình Dung có đánh tôi rồi cho chuyển từ buồng giam này sang buồng giam khác nhiều lần, ác ý là cho vào buồng để đầu gấu đánh tôi. Họ bắt làm hết cái nọ đến cái kia, rồi vô lý bảo tôi viết đơn xin đầu thú, trực tiếp Ngô Đình Dung bắt tôi viết đơn đầu thú và bắt tôi đọc lại đơn nhiều lần.”

Tòa đọc bản án như đọc sớ

Theo ông Chấn, khi ra tòa ông Chấn đã kêu oan với Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm, phúc thẩm nhưng không được chấp nhận. “Ra tòa tôi cũng nói, nhưng rồi lại không cho tôi nói, bảo phải trả lời theo hồ sơ bản án. Khi đến tòa phúc thẩm tôi cũng trình bày như thế, tòa thì cũng cứ đọc như các cụ đọc sớ. Mà cái phiên tòa trước, tòa cũng chỉ định luật sư và luật sư cũng nói rằng: Sao em không giết người mà em lại nhận như thế. Tôi bảo các điều tra cứ bắt tôi tập tành thành thục, từng động tác bê người bị hại thế này thế nọ...

Cụ thể, đó là các điều tra Trần Nhật Duật, Ngô Văn Tân, Ngô Đình Dung và cả kiểm sát viên Đặng Thế V. cũng vào dọa dẫm tôi, bắt tôi ký. Nhiều hôm (họ) bắt tôi làm cả đêm, diễn đi diễn lại cái động tác ấy, lúc thì bên phải, lúc thì bên trái cứ lộn ngược lung tung, sau rồi tôi cũng đành theo ý của họ, luyện tập một cách thành thục, sau đó đến buổi quay thì mượn một nhà dân cũng sang trọng, vôi ve xanh ngoài cổng.”

Sau khi ngồi 10 năm tù với án chung thân về tội giết người, vợ ông Nguyễn Thanh Chấn là bà Nguyễn Thị Chiến đã gửi đơn kêu oan cho chồng, cùng với đó là hành trình truy tìm thủ phạm gần 10 năm để minh oan cho ông Chấn.

Ông Chấn buồn bã nói. “Cảm xúc của tôi lúc đó thì, tôi nói rằng rất đau lòng, cả một cơ quan công quyền mà không điều tra được mà phải để vợ tôi mới lớp học hết lớp 3, lớp 4 đi tìm vụ án, rồi mới biết.”
Tôi không thể kể hết những đắng cay, oan khổ mà ông Chấn đã tâm sự trong cái địa ngục này. Không biết những lời lẽ đầy máu và nước mắt đó có ai chịu nghe không hay chỉ có bà con mình nghe với nhau thôi?Văn Quang– Viết từ Sài Gòn 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét