Những chuyện quái đản ở bệnh viện VN
Nói đến chuyện bệnh viện ở VN nhiều quá rồi, thật tình tôi không muốn nhắc đến nữa. Nhưng còn những chuyện vượt quá sức tưởng tượng của con người giữa thời đại này và có lẽ ngay cả ở thời đại y khoa còn non trẻ lạc hậu cũng không ai dám ngờ tới. Ở đây không phải do khoa học kỹ thuật mà do chính con người. Những con người được dạy dỗ, đào tạo bài bản cả về trình độ chuyên môn đến lương tâm trong sáng và được mang danh là những nhà trí thức, được mọi người vì nể quý trọng. Nhưng tiếc rằng họ đã bỏ quên lương tâm là thứ mà bất cứ một con người nào từ anh vô học đến anh “đại trí thức” đều phải có mới xứng đáng làm người.
Trong tuần vừa qua, cả nước rộ lên nguồn tin về những sai phạm hay nói thẳng ra là những vụ “ăn bẩn” của các ông chủ chốt tại hai bệnh viện lớn nhất thành phố Sài Gòn là Bệnh Viện Bình Dân và Bệnh Viện Chấn Thương – Chỉnh Hình. Nói đến 2 bệnh viện (BV) này hầu như toàn bộ người dân miền Nam VN không ai không biết và may mắn lắm mới có gia đình chưa có ai phải qua hai BV lớn đó.
Nói thẳng ra, lâu nay đa số người dân đã có những bàn tán, kêu ca, nghi ngờ về sự phục vụ và cách “kiếm tiền” của các vị bác sĩ ở từng khoa trong 2 BV này, tất nhiên nói như thế không phải là tất cả các vị BS đều mang tiếng xấu, có chăng người tốt bị vạ lây. Chỉ cần vài ông thiếu lương tâm là người ta có thể nói đến cả cái BV đó rồi.
Nhưng trước khi tường thuật những chuyện động trời vừa được công bố của 2 BV lớn này, mời bạn đọc xem qua những chuyện “nhỏ” nhưng rất lạ, rất quái đản, tôi tin rằng các bạn khó có thể hình dung ra nổi. Mà nếu có ai kể lại, bạn có thể nghi anh ta “phịa” hoặc thứ chuyện khôi hài, bịa đặt với mục đích hay ác ý nào đó, chứ không thể có thật. Đây là những chuyện có thật 100% xảy ra trong những ngày tháng gần đây.
1. Sản phụ và chồng suýt tự vẫn vì BV thông báo nhầm nhiễm HIV
Theo lời kể của bà Phạm Thị Hương (phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa), rạng sáng ngày 23/8/2013, con gái bà là chị Lê Thị Oanh (21 tuổi) có dấu hiệu chuyển dạ nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa chờ sinh. Bác sĩ đưa chị Oanh đi khám, lấy mẫu xét nghiệm, trong đó có thử nghiệm máu.
Chị Oanh vừa sinh xong thì gia đình nhận được hung tin, chị dương tính với HIV.
Bà Hương kể, “Nhận tờ kết quả xét nghiệm của con gái từ nữ y tá, tôi như chết lặng rồi òa khóc. Dù rất hoang mang nhưng chúng tôi cố trấn tĩnh không để con gái biết chuyện vì sợ cháu bị sốc mà nghĩ quẩn.”
Các bác sĩ cũng bàn tán khiến mọi người xa lánh
Nhưng theo bà Hương, câu chuyện con gái bà bị nhiễm căn bệnh thế kỷ được các y bác sĩ trong bệnh viện bàn tán khắp nơi. Thậm chí nhiều bệnh nhân cùng phòng biết chuyện nên tìm cách xa lánh, khiến sau đó mọi chuyện đến tai chị Oanh.
Bà Hương tâm sự, “Con gái tôi từ khi biết tin mình bị nhiễm HIV cứ một mực đòi cắn lưỡi mà chết. Gia đình phải thường xuyên cử người túc trực bên giường bệnh để an ủi, khuyên giải. Mất nhiều ngày, cháu nó mới bình tâm trở lại nhưng tỏ ra rất đau đớn vì án tử lơ lửng trên đầu.” Bà cho biết các bác sĩ đề nghị gia đình đem nhau thai về chôn, để ở viện sẽ làm ô nhiễm và tăng nguy cơ lây bệnh.
Trước tình trạng bệnh nhân có dấu hiệu ra nhiều máu, sức khỏe xấu đi, phần vì không tin kết quả xét nghiệm của Bệnh Viện Đa Khoa thành phố Thanh Hóa nên người nhà đã chuyển chị Oanh đến Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa để theo dõi đồng thời lấy máu đi xét nghiệm lại.
Xét nghiệm lầm!!!
Tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, qua hai lần xét nghiệm, kết quả đều khẳng định, bệnh nhân Lê Thị Oanh âm tính với HIV.
Trong tâm trạng rối bời, anh Lê Duy Trọng, chồng chị Oanh cho biết, những ngày qua, gia đình sống trong không khí vô cùng nặng nề. Anh Trọng nói, “Mấy bữa trước, trong đầu tôi cứ lởn vởn ý nghĩ sẽ đưa vợ con ra sông tự tử vì cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì. Hai bên nội ngoại và bạn bè đều nhìn vợ chồng chúng tôi với một cái nhìn ghẻ lạnh. Đi đâu tôi cũng nghe bàn tán về chuyện tai ương nhà mình, thật không tài nào chịu đựng nổi.”
Chỉ là sai sót nhỏ?!
Trả lời báo chí về việc này, chiều 27/8, ông Lê Tiến Toàn, giám đốc Bệnh Viện Đa Khoa thành phố Thanh Hóa cho rằng đây là sơ suất đáng tiếc của nhân viên bệnh viện. Tuy nhiên ông này khẳng định đó “chỉ là sai sót nhỏ,” sẽ chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.
Khi được đề cập việc bồi thường cho chị Oanh, bác sĩ Toàn cho rằng, “Hiện nay bệnh viện không có cơ chế bồi thường thiệt hại trong trường hợp chị Oanh. Việc bồi thường về vật chất thì không bởi bệnh viện không có kinh phí.”
Thưa bạn đọc, bạn có thể ngờ được chuyện đó lại xảy ra trong một BV cấp tỉnh. Và hơn thế ông giám đốc BV lại cho rằng “chỉ là sai sót nhỏ.” Vậy thế nào mới là sai sót lớn? Có lẽ là khi cả 2 vợ chồng anh Trọng, chị Oanh và cháu nhỏ cùng ôm nhau nhảy xuống sông tự vẫn mới là lớn? Câu trả lời vô trách nhiệm như thế thì BV ấy còn dẫn đến nhiều “sai sót nhỏ” nữa. Chưa biết chừng đã từ lâu, những sai sót này xảy ra nhưng người bệnh không biết hoặc chết rồi, không lên tiếng được nữa. Họ chỉ còn cách đợi các ông BS này ở đầu con đường đến địa ngục ở thế giới bên kia.
2. Gãy chân phải, bác sỹ bó bột chân trái
Câu chuyện thứ hai cũng ly kỳ không kém, có lẽ chỉ có ở VN mới làm được.
Anh Trần Văn Hợi (bố cháu Thạch) bị bệnh đang điều trị nên ngày 17/5, chị Phạm Thị Ca (mẹ cháu Thạch) đã nhờ người thân chở cháu Thạch đến Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Sơn điều trị. Sau khi chụp X - Quang và làm các thủ tục gây tê, cháu Thạch được bó bột điều trị. Người trực tiếp điều trị cho cháu Thạch là bác sỹ chuyên khoa Trần Xuân Hạnh, Trưởng Khoa ngoại của bệnh viện.
Sau khi bó bột xong, cháu Thạch được xuất viện, chuyển về gia đình điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, khi về đến nhà, cháu Thạch hết thuốc tê nên kêu khóc ầm ĩ. Lúc này, chị Ca mới phát hiện ra sự việc, bác sỹ đã bó bột và điều trị nhầm chân cho con trai mình. Chân phải của cháu bị gãy nhưng bột lại bó ở chân trái. Lúc này, chị Ca chở con ra bệnh viện gặp lại bác sỹ. BS Hạnh đã thừa nhận lỗi “cẩu thả” và mong gia đình thông cảm. BS này lý giải, vì do vội vàng chuẩn bị cho một ca mổ sinh nên dẫn đến sơ suất.
3. Vỡ xương tay phải, bó bột tay trái
Anh Trần Ngọc Thạch (25 tuổi) ở phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi cho biết, ngày 26-9, anh bị tai nạn, chụp phim bị vỡ xương thuyền tay phải và nhập viện điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.
Thay vì bó bột tay phải, nhưng kỹ thuật viên bệnh viện lại bó bột tay trái. Sau đó bác sĩ khoa kiểm tra lại thấy anh Thạch bị bó nhầm nên đã chỉ định bó lại tay phải, nhưng nhân viên khoa này không chịu tháo bột tay trái bị bó nhầm cho anh Thạch mà cứ để luôn vậy. Thật khó hiểu!
- Chỉ cần đọc ba “chuyện vặt” đó trong các BV ở VN, chắc chắn bạn đọc đã có thể hình dung ra được những nguy hiểm chết người rình rập đủ mọi loại bệnh nhân bởi sự “sai sót nhỏ” của các vị “lương y như từ mẫu” là thế nào. Nhưng những chuyện như vậy còn là “hạng nhẹ.” Có nhiều chuyện nặng nề hơn, cả một tập đoàn “lãnh đạo” ở một số BV VN bất chấp tính mạng của bệnh nhân, vơ vét cho đầy túi tham. Gần đây đã có nhiều vụ được chính các nhân viên làm việc trong BV tố cáo, lúc đó “cơ quan chức năng” mới biết vào cuộc điều tra. Sau vụ tai tiếng rùm trời về vụ nhân bản giấy xét nghiệm tại BV Hoài Đức Hà Nội, lại đến vụ tráo đổi thủy tinh thể tại BV mắt Hà Nội cũng khiến dư luận của người dân VN vô cùng phẫn nộ.
Vụ đánh tráo thủy tinh thể
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thủy (làm việc tại BV Mắt Hà Nội), đã tố cáo BV này với 7 điểm khuất tất hay có thể gọi thẳng là gian lận. Ở đây, tôi chỉ tóm tắt một nội dung chính là việc BV này đã tráo đổi thủy tinh thể cho bệnh nhân đến mổ mắt kiếm lời bất chính nhiều tỉ đồng.
Từ năm 2011, BV Mắt HN đã mổ cho khoảng 3.000 ca (giá mỗi ca mổ khoảng 6.5 triệu đồng, chừng $308 Mỹ kim). Với số tiền này, lẽ ra người bệnh phải được dùng toàn bộ chất liệu của Mỹ. Nhưng trên thực tế, Giám đốc BV Vũ Thị Thanh đã cho đấu thầu các chất liệu rẻ tiền, từ dịch nhầy, đến thể thủy tinh nhân tạo để tráo đổi lúc phẫu thuật.
Mỗi ống dịch nhầy của Ấn Độ- 245,000 đồng /hộp (lẽ ra là của Mỹ- 600,000 đồng/ hộp), dùng cho một người bệnh, lại được chia ra, dùng cho 4-5 người bệnh (có khoảng 3,000 ca) bị tráo dịch nhầy. Chưa kể, trước khi mổ, bệnh nhân không được xét nghiệm HIV, viêm gan B, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Ước tính trong năm 2011, có khoảng 3,000 ca mổ với số tiền thu được là 6.5 triệu đồng/ca... (VietNamNet, ngày 27/09)
Sáng 6-10-2012, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức gặp gỡ báo chí chính thức thông tin về sự việc đánh tráo thủy tinh thể tại Bệnh viện (BV) Mắt Hà Nội. Buổi họp báo có sự tham gia của ông Phan Đăng Long, phó trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội; Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; đại diện BV Mắt Hà Nội và BV Mắt Trung ương. Bà Nguyễn Thu Hương - Phó Giám đốc BV Mắt Hà Nội: BV đã “thanh minh thanh nga” rằng không có sự đánh tráo thủy tinh thể trong khi phẫu thuật cho bệnh nhân. Đây là sự hiểu lầm và đây là lỗi về hành chính của phòng tài chính.... Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng đồng ý với lời thanh minh này. Tuy nhiên có vài câu hỏi của giới báo chí, bà Phó Giám đốc đã từ chối trả lời.
Một sự việc lạ lùng hơn, không cho người tố cáo đối chất.
Cũng trong buổi họp báo sáng 6-10, người tố cáo là BS Nguyễn Thị Thu Thủy đã liên lạc với Sở Y tế mong muốn được đối chất để nói lên sự thực, nhưng Sở Y tế từ chối. Nói với phóng viên, chị Thủy cho biết đã đã đợi nhiều giờ liền để được vào cuộc họp nhưng nhưng bảo vệ không cho vào, mặc dù có một số phóng viên bảo lãnh. Nói với giới báo chí, bác sĩ Thủy tiếp tục khẳng định có sự gian lận, tráo đổi thủy tinh thể của BV Mắt Hà Nội đối với người bệnh chứ không phải là sự chỉ định phù hợp cho bệnh nhân như giải thích của lãnh đạo BV. BS Thủy rất phẫn nộ, “Đây là một sai phạm nghiêm trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quyền lợi của người bệnh.” Không dám cho người tố cáo đối chất trước công luận, phải chăng BV đã run sợ, đã gián tiếp công nhận những sự thật như đơn tố cáo? Chưa biết vụ này có “qua sông đắm đò” không.
Nhưng bỏ qua những tai tiếng của mấy BV ở Hà Nội. Trong thời gian này, người dân TP Sài Gòn đang bàn tán rùm beng về những sai phạm tầy đình của hai BV lớn nhất TP và của cả miền Nam VN như tôi đã đề cập ở phần đầu bài.
Nhưng bỏ qua những tai tiếng của mấy BV ở Hà Nội. Trong thời gian này, người dân TP Sài Gòn đang bàn tán rùm beng về những sai phạm tầy đình của hai BV lớn nhất TP và của cả miền Nam VN như tôi đã đề cập ở phần đầu bài.
Sai phạm động trời tại hai bệnh viện lớn tại Sài Gòn
Chiều ngày 7/10, lãnh đạo sở Y tế TP. Sài Gòn đã công bố kết luận chính thức thanh tra bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và bệnh viện Bình Dân.
Theo tường thuật của phóng viên Quốc Ngọc (báo Dân Việt), việc thanh tra được thực hiện sau khi có đơn tố cáo từ các bác sĩ làm việc tại đây bày tỏ sự bất bình trước tình trạng bệnh nhân bị “móc túi” hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng không một ai dám lên tiếng.
Theo tường thuật của phóng viên Quốc Ngọc (báo Dân Việt), việc thanh tra được thực hiện sau khi có đơn tố cáo từ các bác sĩ làm việc tại đây bày tỏ sự bất bình trước tình trạng bệnh nhân bị “móc túi” hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng không một ai dám lên tiếng.
Nhóm lợi ích tại Bệnh Viện Bình Dân
Thanh tra Sở Y Tế TP Sài Gòn phát hiện hành loạt sai phạm trong việc liên doanh, liên kết với tư nhân bên ngoài nhằm đặt máy móc, thiết bị tại bệnh viện để thu lợi vào túi cá nhân hàng tỷ đồng.
Theo đó, mỗi bác sĩ khi chỉ định một bệnh nhân đi siêu âm, chụp X-quang... từ các máy liên doanh, liên kết này sẽ được hưởng 50,000 đồng, bác sĩ đọc kết quả hưởng 40,000 đồng.
Tất nhiên, một số thành viên ban giám đốc bệnh viện còn được hưởng số tiền chênh lệch lớn từ sự liên kết đặt máy này. Cụ thể “nhóm lợi ích” (hay nói cho rõ hơn đó là nhóm tham nhũng) gồm bác sĩ Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc mới về hưu của Bệnh viện Bình Dân - được hơn 1,16 tỷ đồng, BS Nguyễn Văn Vĩnh - Phó Giám đốc bệnh viện - được hơn 723 triệu đồng, BS Vũ Lê Chuyên - Phó Giám đốc bệnh viện - được hơn 415 triệu đồng, bà Trần Thị Xuyến - Trưởng phòng Tài chính - được hơn 531 triệu đồng và BS Hoàng Vĩnh Chúc - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - được hơn 254 triệu đồng.
Bệnh viện vi phạm mua sắm trang thiết bị y tế không qua đấu thầu, gây lãng phí 53.7 tỷ đồng. Mua 2 máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp và 2 máy cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến nhưng để “trùm mền” không sử dụng được, gây lãng phí hơn 1.7 tỉ đồng. (1 tỉ đồng VN tương đương $47,500 Mỹ kim).
Ngoài các sai phạm trên, Bệnh Viện Bình Dân còn thực hiện không đúng quy trình tuyển dụng lao động theo Bộ Luật Lao động; cho thuê chỗ làm bãi giữ xe, căng tin, đặt máy ATM, nhà vệ sinh, máy photocopy đều không có căn cứ pháp lý, đấu thầu; vi phạm về công tác đấu thầu, cung ứng thuốc; vi phạm công tác thực hiện quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh và công tác phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Sở Y Tế đã đề nghị thu hồi số tiền gần 3.4 tỷ đồng sai phạm nộp ngân sách Nhà nước, yêu cầu bệnh viện chấn chỉnh hoạt động, xem xét tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các cá nhân đã có sai phạm trong kết luận thanh tra.
Theo đó, mỗi bác sĩ khi chỉ định một bệnh nhân đi siêu âm, chụp X-quang... từ các máy liên doanh, liên kết này sẽ được hưởng 50,000 đồng, bác sĩ đọc kết quả hưởng 40,000 đồng.
Tất nhiên, một số thành viên ban giám đốc bệnh viện còn được hưởng số tiền chênh lệch lớn từ sự liên kết đặt máy này. Cụ thể “nhóm lợi ích” (hay nói cho rõ hơn đó là nhóm tham nhũng) gồm bác sĩ Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc mới về hưu của Bệnh viện Bình Dân - được hơn 1,16 tỷ đồng, BS Nguyễn Văn Vĩnh - Phó Giám đốc bệnh viện - được hơn 723 triệu đồng, BS Vũ Lê Chuyên - Phó Giám đốc bệnh viện - được hơn 415 triệu đồng, bà Trần Thị Xuyến - Trưởng phòng Tài chính - được hơn 531 triệu đồng và BS Hoàng Vĩnh Chúc - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - được hơn 254 triệu đồng.
Bệnh viện vi phạm mua sắm trang thiết bị y tế không qua đấu thầu, gây lãng phí 53.7 tỷ đồng. Mua 2 máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp và 2 máy cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến nhưng để “trùm mền” không sử dụng được, gây lãng phí hơn 1.7 tỉ đồng. (1 tỉ đồng VN tương đương $47,500 Mỹ kim).
Ngoài các sai phạm trên, Bệnh Viện Bình Dân còn thực hiện không đúng quy trình tuyển dụng lao động theo Bộ Luật Lao động; cho thuê chỗ làm bãi giữ xe, căng tin, đặt máy ATM, nhà vệ sinh, máy photocopy đều không có căn cứ pháp lý, đấu thầu; vi phạm về công tác đấu thầu, cung ứng thuốc; vi phạm công tác thực hiện quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh và công tác phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Sở Y Tế đã đề nghị thu hồi số tiền gần 3.4 tỷ đồng sai phạm nộp ngân sách Nhà nước, yêu cầu bệnh viện chấn chỉnh hoạt động, xem xét tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các cá nhân đã có sai phạm trong kết luận thanh tra.
Ăn phim X-quang, ép bệnh nhân mổ dịch vụ
Tại Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh HÌNH, qua kiểm tra 32,033 phim chụp X-quang trong các tháng 10-2010, tháng 10-2011 và tháng 6-2012, Thanh tra Sở Y tế TP Sài Gòn phát hiện có đến 6.688 phim sai, phim cắt xén để hưởng phần chênh lệch vật tư tiêu hao.
Cụ thể, khi có bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A (kích thước 35 x 43 cm) thì kỹ thuật viên sẽ phù phép cắt đôi phim khi chụp, cho ra hình ảnh X-quang với tấm phim chỉ còn kích thước 35 x 21,5 cm.
Ngoài “chiêu” cắt xén, kỹ thuật viên còn dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng phim B (kích thước 26 x 36 cm) có đơn giá 23,000 đồng/tấm thay cho loại phim A có đơn giá 42,000 đồng/tấm. Qua kiểm tra 1.126 phim chụp cho bệnh nhân ngoại trú còn lưu trữ trong tháng 10,2011, thanh tra phát hiện có 444 trường hợp đổi phim A thành B, chiếm tỉ lệ hơn 39,4%.
Bằng các thủ đoạn cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang như trên, nhiều năm nay, một số cá nhân tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình đã “móc túi” nhiều tỷ đồng từ hàng chục ngàn bệnh nhân.
Theo Thanh tra Sở Y tế, ước tính số tiền sai lệch trên tổng số phim sử dụng hàng năm của bệnh viện là hơn 3.3 tỷ đồng. Riêng trong 5 tháng cuối năm 2011, việc cắt, ghép phim tạo ra số lượng “phim thừa” là 12,630 phim, tương đương gần 320 triệu đồng.
Do còn có những sai phạm chưa có cơ sở làm rõ, Thanh tra Sở Y tế đã đề nghị chuyển hồ sơ Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình cho Thanh tra TP Sài Gòn tiếp tục thanh tra toàn diện bệnh viện này.
Cụ thể, khi có bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A (kích thước 35 x 43 cm) thì kỹ thuật viên sẽ phù phép cắt đôi phim khi chụp, cho ra hình ảnh X-quang với tấm phim chỉ còn kích thước 35 x 21,5 cm.
Ngoài “chiêu” cắt xén, kỹ thuật viên còn dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng phim B (kích thước 26 x 36 cm) có đơn giá 23,000 đồng/tấm thay cho loại phim A có đơn giá 42,000 đồng/tấm. Qua kiểm tra 1.126 phim chụp cho bệnh nhân ngoại trú còn lưu trữ trong tháng 10,2011, thanh tra phát hiện có 444 trường hợp đổi phim A thành B, chiếm tỉ lệ hơn 39,4%.
Bằng các thủ đoạn cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang như trên, nhiều năm nay, một số cá nhân tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình đã “móc túi” nhiều tỷ đồng từ hàng chục ngàn bệnh nhân.
Theo Thanh tra Sở Y tế, ước tính số tiền sai lệch trên tổng số phim sử dụng hàng năm của bệnh viện là hơn 3.3 tỷ đồng. Riêng trong 5 tháng cuối năm 2011, việc cắt, ghép phim tạo ra số lượng “phim thừa” là 12,630 phim, tương đương gần 320 triệu đồng.
Do còn có những sai phạm chưa có cơ sở làm rõ, Thanh tra Sở Y tế đã đề nghị chuyển hồ sơ Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình cho Thanh tra TP Sài Gòn tiếp tục thanh tra toàn diện bệnh viện này.
Một loạt sai phạm ở Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương, Sài Gòn
Bên cạnh 2 “ông lớn,” một BV nhỏ hơn là BV Nguyễn Tri Phương, Thanh tra Sở Y tế cũng xác định tình trạng gian lận phim xảy ra tại bệnh viện này. Có 2 bác sĩ gây ra “vụ việc tiêu cực” này đã phải bồi hoàn hơn 600 triệu đồng và đã nộp đơn xin nghỉ việc. (Rất tiếc tên tuổi của 2 vị bác sĩ “khả kính” này chưa được tiết lộ). Nguồn tin mới nhất còn cho biết: Chỉ định mổ dịch vụ những bệnh nhân cấp cứu, các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, còn bị cho là đã "rút ruột" hàng chục ngàn tấm phim để hưởng lợi.
Ngoài việc “ăn” 18,000 tấm phim, đến tháng 7/2012, khoa chẩn đoán hình ảnh còn bị Ban giám đốc bệnh viện phát hiện đã “rút ruột” 135 lọ thuốc cản quang.
Thanh tra TP Sài Gòn còn phát hiện bệnh viện này có tình trạng “nhập nhằng” giữa điều trị dịch vụ và điều trị công. Bệnh viện này đã thực hiện hoạt động dịch vụ "cả trong và ngoài giờ hành chính,” bác sĩ vừa hưởng lương nhà nước vừa hưởng tiền công từ điều trị dịch vụ. Trong đó, tỷ lệ điều trị dịch vụ năm 2011 chiếm hơn 53%, năm 2012 khoảng 47% tổng số ca phẫu thuật thủ thuật toàn bệnh viện (cả trong và ngoài giờ hành chính).
Qua các vụ việc xảy ra tại các bệnh viện trên, Thanh tra Sở Y tế cho biết sẽ có kế hoạch tiếp tục thanh tra toàn diện các bệnh viện tại TP.Sài Gòn trong thời gian tới nhằm chấn chỉnh hoạt động tại các đơn vị này.
Ngoài việc “ăn” 18,000 tấm phim, đến tháng 7/2012, khoa chẩn đoán hình ảnh còn bị Ban giám đốc bệnh viện phát hiện đã “rút ruột” 135 lọ thuốc cản quang.
Thanh tra TP Sài Gòn còn phát hiện bệnh viện này có tình trạng “nhập nhằng” giữa điều trị dịch vụ và điều trị công. Bệnh viện này đã thực hiện hoạt động dịch vụ "cả trong và ngoài giờ hành chính,” bác sĩ vừa hưởng lương nhà nước vừa hưởng tiền công từ điều trị dịch vụ. Trong đó, tỷ lệ điều trị dịch vụ năm 2011 chiếm hơn 53%, năm 2012 khoảng 47% tổng số ca phẫu thuật thủ thuật toàn bệnh viện (cả trong và ngoài giờ hành chính).
Qua các vụ việc xảy ra tại các bệnh viện trên, Thanh tra Sở Y tế cho biết sẽ có kế hoạch tiếp tục thanh tra toàn diện các bệnh viện tại TP.Sài Gòn trong thời gian tới nhằm chấn chỉnh hoạt động tại các đơn vị này.
Hãy chờ những cuộc thanh tra tiếp theo
Hiện Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện kết luận 20 cuộc thanh tra nữa. Trong đó có các tập đoàn, các ngân hàng như: Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Cao Su Việt Nam (VRG); thanh tra tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank) và nhiều cuộc thanh tra khác đang được thực hiện.Hãy chờ đợi những cuộc thanh tra này đưa dẫn tới đâu và những “quan lớn” nào sẽ bị vạch mặt chỉ tên cho nhân dân cả nước được biết. Người dân rất muốn biết những vấn đề cụ thể như ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao Thông Vận tải đã nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD. Ngoài ra, ông Dương Chí Dũng bỏ túi 10 tỷ đồng trong thương vụ “béo bở” hơn. Đó là vụ mua u nổi cũ, 43 năm tuổi có giá thực tế hơn 2 triệu USD nhưng ông Dương Chí Dũng vẫn đồng ý mua với giá gấp gần 10 lần, bỏ túi hơn 10 tỷ đồng do bên môi giới “lại quả.” Việc làm của ông Dũng gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 tỷ đồng.
Lần theo số tiền này, cơ quan điều tra phát hiện Dương Chí Dũng đã sử dụng số tiền tham ô để mua nhà cho “bồ nhí,” người đã có con riêng với Dương Chí Dũng, 2 căn nhà, một căn tại tầng 29 tòa tháp B, tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Nếu tính theo giá bán căn nhà cao cấp này trên thị trường, giá trị tài sản lên đến khoảng gần 17,4 tỷ đồng. Rất có thể hai căn nhà này sẽ bị phong tỏa kê biên. (Tôi sẽ tường thuật chi tiết vụ tham nhũng “vĩ đại” và chạy trốn rất bài bản này trong một bài khác).
Đó là điều cụ thể mà người dân muốn biết và có quyền được biết. Người dân lúc này không còn muốn nghe “một bộ phận cán bộ tham nhũng” hoặc một “một số nơi, một số địa phương yếu kém,” nói theo kiểu “huề cả làng.”Văn Quang – Viết từ Sài GònNhững chuyện ly kỳ trong vụ án Dương Chí Dũng
Kỳ trước tôi vừa tường thuật với bạn đọc về những chuyện quái đản tại các bệnh viện lớn nhỏ ở VN thì trong tuần này lại xảy ra một vụ “thủ tiêu bệnh nhân” quá khủng khiếp tại một bệnh viện tự gán cho bảng hiệu “Thẩm Mỹ Viện” tại Hà Nội. Có thể tóm tắt:
Theo lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường tại cơ quan công an, sáng 19/10 chị Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường do ông ta làm chủ ở số 45 đường Giải Phóng - Hà Nội, để hút mỡ bụng và nâng ngực.
Sau nhiều giải phẫu, đến 4 giờ chiều cùng ngày, thiếu phụ 39 tuổi nặng 49 kg thấy chóng mặt, người tím tái, sùi bọt mép và tử vong. Tối hôm đó, ông Tường cùng nhân viên bảo vệ bê nạn nhân ra xe hơi chở đến cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng để phi tang. Hiện nay thi thể nạn nhân vẫn chưa tìm thấy.
Ông Tường là bác sĩ ngoại khoa tại bệnh viện Bạch Mai, mở cơ sở thẩm mỹ Cát Tường được khoảng 6 tháng. Cơ sở chưa được Sở Y Tế cấp phép thực hiện các dịch vụ giải phẫu thẩm mỹ.
Đó là hành động man rợ ngoài sức tưởng tượng của con người. Nếu là tội ác của bọn xã hội đen còn thấy kinh hoàng, đây lại là tội ác của một bác sĩ thì biết lấy lời nào để diễn tả? Và, trách nhiệm đó thuộc về tất cả hệ thống quản lý, cơ chế chính sách hiện nay về các cơ sở khám chữa bệnh... Ngoài ra còn là vần đề lương tri, đạo đức, giáo dục, lối sống của con người trong một môi trường xã hội bất ổn.
Mức gây chấn động xã hội rất lớn gây sửng sốt, phẫn nộ cho người dân cả nước, xôn xao ngay ở Quốc hội VN đang họp và lan ra ở cả cộng đồng quốc tế. Tôi chắc bạn đọc đã biết quá rõ về sự việc này nên tôi không tường thuật lại.
Xin chuyển sang vấn đề khác mà kỳ trước tôi đã hứa tường thuật chi tiết với bạn đọc, đó là vụ án Dương Chí Dũng.
Theo lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường tại cơ quan công an, sáng 19/10 chị Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường do ông ta làm chủ ở số 45 đường Giải Phóng - Hà Nội, để hút mỡ bụng và nâng ngực.
Sau nhiều giải phẫu, đến 4 giờ chiều cùng ngày, thiếu phụ 39 tuổi nặng 49 kg thấy chóng mặt, người tím tái, sùi bọt mép và tử vong. Tối hôm đó, ông Tường cùng nhân viên bảo vệ bê nạn nhân ra xe hơi chở đến cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng để phi tang. Hiện nay thi thể nạn nhân vẫn chưa tìm thấy.
Ông Tường là bác sĩ ngoại khoa tại bệnh viện Bạch Mai, mở cơ sở thẩm mỹ Cát Tường được khoảng 6 tháng. Cơ sở chưa được Sở Y Tế cấp phép thực hiện các dịch vụ giải phẫu thẩm mỹ.
Đó là hành động man rợ ngoài sức tưởng tượng của con người. Nếu là tội ác của bọn xã hội đen còn thấy kinh hoàng, đây lại là tội ác của một bác sĩ thì biết lấy lời nào để diễn tả? Và, trách nhiệm đó thuộc về tất cả hệ thống quản lý, cơ chế chính sách hiện nay về các cơ sở khám chữa bệnh... Ngoài ra còn là vần đề lương tri, đạo đức, giáo dục, lối sống của con người trong một môi trường xã hội bất ổn.
Mức gây chấn động xã hội rất lớn gây sửng sốt, phẫn nộ cho người dân cả nước, xôn xao ngay ở Quốc hội VN đang họp và lan ra ở cả cộng đồng quốc tế. Tôi chắc bạn đọc đã biết quá rõ về sự việc này nên tôi không tường thuật lại.
Xin chuyển sang vấn đề khác mà kỳ trước tôi đã hứa tường thuật chi tiết với bạn đọc, đó là vụ án Dương Chí Dũng.
Vụ án điển hình của các quan to
Vụ án này cũng đã khiến dư luận bàn tán xôn xao, không chỉ ở VN mà còn lan ra nhiều nước trên thế giới từ hơn một năm nay, chính là vụ quan lớn Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải) bị tố rồi chạy trốn không xong, bị tóm lại đã đưa ra khá nhiều tình tiết thú vị. Tất nhiên chưa thể đưa ra hết những cuộc mặc cả, những mánh khóe kiếm tiền, những cuộc ăn chơi trác táng trong cuộc sống vương giả của vị “đầy tớ cao cấp của nhân dân” này.
Nhưng đây có thể coi như một điển hình khá rõ ràng của một loạt những quan chức lớn tham nhũng từ cấp Tổng giám đốc, cục trưởng trở lên. Thế cho nên mới có cái lệnh dứt khoát, “Bằng mọi giá, phải bắt bằng được Dương Chí Dũng.”
Lúc đó các cơ quan an ninh vào cuộc rất hăng, không “nể mặt” bất cứ cơ quan nào có dính líu đến vụ chạy trốn của Dương Chí Dũng. Bởi ông ta đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng nên quen biết nhiều và đàn em cũng chẳng phải tay vừa. Với những chức vụ ấy, không những D.C. Dũng đã có quyền hành cao nhất trong ngành hàng hải VN và ngồi trên đống tiền mà chưa chắc một ông Bộ Trưởng đã có quyền hành bằng.
Thế nên cái chức của D.C. Dũng chắc phải làm lắm ông thèm lắm. Nhưng thèm cũng chẳng làm gì được. Cho đến khi mọi việc ở cái công ty Vinalines vỡ tan hoang vì nợ nần và tai tiếng nhiều quá, ông Cục trưởng Cục Hàng Hải mới bị bắt.
Nhưng đây có thể coi như một điển hình khá rõ ràng của một loạt những quan chức lớn tham nhũng từ cấp Tổng giám đốc, cục trưởng trở lên. Thế cho nên mới có cái lệnh dứt khoát, “Bằng mọi giá, phải bắt bằng được Dương Chí Dũng.”
Lúc đó các cơ quan an ninh vào cuộc rất hăng, không “nể mặt” bất cứ cơ quan nào có dính líu đến vụ chạy trốn của Dương Chí Dũng. Bởi ông ta đã và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng nên quen biết nhiều và đàn em cũng chẳng phải tay vừa. Với những chức vụ ấy, không những D.C. Dũng đã có quyền hành cao nhất trong ngành hàng hải VN và ngồi trên đống tiền mà chưa chắc một ông Bộ Trưởng đã có quyền hành bằng.
Thế nên cái chức của D.C. Dũng chắc phải làm lắm ông thèm lắm. Nhưng thèm cũng chẳng làm gì được. Cho đến khi mọi việc ở cái công ty Vinalines vỡ tan hoang vì nợ nần và tai tiếng nhiều quá, ông Cục trưởng Cục Hàng Hải mới bị bắt.
Ai đã báo cho Dương Chí Dũng chay trốn?
Trước hết một câu hỏi đặt ra là tại sao Dương Chí Dũng biết mình sắp bị bắt mà vội vàng bỏ trốn? Ai đã đưa thông tin này cho “bị can”? Câu hỏi này đang còn bỏ ngỏ. Người biết được nguồn tin “tuyệt mật” tất nhiên phải là một “nhân vật quan trọng” chứ một anh đàn em lơ mơ không thể biết được. Nếu không có “nhân vật” nào mật báo trước thông tin này thì cơ quan an ninh chỉ việc mang theo còng đến nhà D.C. Dũng hoặc lần theo xe ngài cục trưởng đến nhà bồ nhí là mời được ngài cục trưởng về ngủ tạm ở “bóp” ngay, đâu có cần mất nhiều công sức, nhiều tiền bạc đến thế.
Cho nên việc “dò rỉ” nguồn tin tuyệt mật cũng là một câu hỏi lớn, ai là người làm việc này? Đó là điều dư luận đang còn thắc mắc. Tuy nhiên, khi vụ án đang được điều tra và đã lần ra nhiều manh mối, hy vọng một ngày gần đây câu hỏi sẽ được giải đáp thẳng thắn cũng như những “phù phép” của cả một tổ chức tinh vi đầy quyền lực cho Dũng ăn tiền và bỏ trốn đã phơi bầy.
Cho nên việc “dò rỉ” nguồn tin tuyệt mật cũng là một câu hỏi lớn, ai là người làm việc này? Đó là điều dư luận đang còn thắc mắc. Tuy nhiên, khi vụ án đang được điều tra và đã lần ra nhiều manh mối, hy vọng một ngày gần đây câu hỏi sẽ được giải đáp thẳng thắn cũng như những “phù phép” của cả một tổ chức tinh vi đầy quyền lực cho Dũng ăn tiền và bỏ trốn đã phơi bầy.
Ăn hàng chục triệu đô la dễ như ăn kẹo
Kỳ trước tôi đã đề cập sơ qua đến vụ Dương Chí Dũng bỏ túi 10 tỷ đồng trong vụ mua cái sọt rác của Nga được gọi là “ụ nổi” và tặng cô bồ nhí 2 căn nhà trị giá gần 20 tỉ đồng ở hai chung cư cao cấp nhất VN tại Hà Nội. Kỳ báo này, tôi sẽ tường thuật chi tiết những “kỹ thuật làm ăn và chạy trốn” của quan lớn này.
Thật ra lãnh vực công tác của Dương Chí Dũng là một lãnh vực chuyên môn về hàng hải, về sửa chữa tàu biển các thứ linh tinh khác về vật liệu, về trang thiết bị nên ít có quan trên nào biết mà dòm ngó đến. Mặc sức cho ngài cục trưởng thả sức tung hoành. Chính vì vậy nên quan ăn nhiều thành “thói quen,” cho rằng mọi chuyện đều dễ dàng nên ngày càng ăn bạo hơn. Nếu ăn “vừa phải” thôi, chắc ngài còn tại chức đến bây giờ có khi làm luôn cho đến quá tuổi nghỉ hưu cũng chưa ai muốn cho ngài về dưỡng già và biết đâu đấy, có ngày lên làm lớn hơn cũng nên. Nhưng quan ăn tham quá, chơi bời cũng quá sang, hơn hẳn các đàn anh. Cho nên ngài bị “bắn hạ” là đáng đời. Hãy nhìn xem một “phi vụ khủng” của cả cái tập đoàn giám đốc này.
Thật ra lãnh vực công tác của Dương Chí Dũng là một lãnh vực chuyên môn về hàng hải, về sửa chữa tàu biển các thứ linh tinh khác về vật liệu, về trang thiết bị nên ít có quan trên nào biết mà dòm ngó đến. Mặc sức cho ngài cục trưởng thả sức tung hoành. Chính vì vậy nên quan ăn nhiều thành “thói quen,” cho rằng mọi chuyện đều dễ dàng nên ngày càng ăn bạo hơn. Nếu ăn “vừa phải” thôi, chắc ngài còn tại chức đến bây giờ có khi làm luôn cho đến quá tuổi nghỉ hưu cũng chưa ai muốn cho ngài về dưỡng già và biết đâu đấy, có ngày lên làm lớn hơn cũng nên. Nhưng quan ăn tham quá, chơi bời cũng quá sang, hơn hẳn các đàn anh. Cho nên ngài bị “bắn hạ” là đáng đời. Hãy nhìn xem một “phi vụ khủng” của cả cái tập đoàn giám đốc này.
Nhiệm vụ của phái đoàn đi thương thuyết để... kiếm tiền bỏ túi
Năm 2006 khi có chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam, Vinalines tổ chức đoàn công tác sang Nga khảo sát việc mua ụ nổi phục vụ cho việc sửa chữa tàu. Trước khi có chủ trương này, tất nhiên Cục Hàng Hải VN phải làm tờ trình cấp trên. Bộ tham mưu của cục phải vẽ ra hàng chục lý do “vô cùng thiết yếu, vô cùng cần thiết” cho ngành hàng hải VN, cứ như không có cái ụ này thì dân VN sẽ đói nhăn răng chết ráo. Đó cũng là chuyện hàng ngày ở những cơ quan “tham mưu” nặn đầu óc sáng tạo ra lý do để hoàn thành được ý muốn của lãnh đạo ngành mình.
Sau khi được chấp thuận, một “phái đoàn” được thành lập đi mua cái gọi là “ụ nổi” phục vụ việc sửa chữa tàu biển. Phái đoàn cao cấp này gồmông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (Tổng giám đốc),Trần Hữu Chiều(Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban quản lý dự án, trưởng đoàn khảo sát), Trần Hải Sơn(Phó trưởng ban quản lý, thành viên đoàn khảo sát), Mai Văn Khang (Ban quản lý dự án).
Chiếc ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 tại Nhật, bị hư hỏng nặng, đã bị cơ quan đăng kiểm Nga không cho hoạt động từ năm 2006 nhưng phái đoàn này vẫn bàn nhau đồng ý mua. Người sốt sắng trong vụ này được cho là ông Dũng. Cần phải nói thêm, phái đoàn gồm những nhà chuyên môn nên họ hiểu rất rõ, mua cái ụ đã sử dụng 43 năm, nay đang nằm liệt coi như phế thải đó về VN sẽ chỉ để ngắm chứ không thể nào sử dụng được. Họ vẫn mua tức là đã có “chủ trương” từ trước, tất cả phái đoàn cùng đồng lòng, đồng tâm kiếm tiền trong thương vụ béo bở này chứ chẳng chừa một ai. Họ cùng hăng hái như nhau chứ chẳng riêng gì ông Dũng sốt sắng nhất như lời khai sau đó.
Sau khi được chấp thuận, một “phái đoàn” được thành lập đi mua cái gọi là “ụ nổi” phục vụ việc sửa chữa tàu biển. Phái đoàn cao cấp này gồmông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (Tổng giám đốc),Trần Hữu Chiều(Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban quản lý dự án, trưởng đoàn khảo sát), Trần Hải Sơn(Phó trưởng ban quản lý, thành viên đoàn khảo sát), Mai Văn Khang (Ban quản lý dự án).
Chiếc ụ nổi 83M sản xuất năm 1965 tại Nhật, bị hư hỏng nặng, đã bị cơ quan đăng kiểm Nga không cho hoạt động từ năm 2006 nhưng phái đoàn này vẫn bàn nhau đồng ý mua. Người sốt sắng trong vụ này được cho là ông Dũng. Cần phải nói thêm, phái đoàn gồm những nhà chuyên môn nên họ hiểu rất rõ, mua cái ụ đã sử dụng 43 năm, nay đang nằm liệt coi như phế thải đó về VN sẽ chỉ để ngắm chứ không thể nào sử dụng được. Họ vẫn mua tức là đã có “chủ trương” từ trước, tất cả phái đoàn cùng đồng lòng, đồng tâm kiếm tiền trong thương vụ béo bở này chứ chẳng chừa một ai. Họ cùng hăng hái như nhau chứ chẳng riêng gì ông Dũng sốt sắng nhất như lời khai sau đó.
Truy tìm hơn 4 triệu USD
Ngay sau khi điều tra phát hiện sai phạm nghiêm trọng trong thương vụ ụ nổi M83 của Vinalines với các công ty nước ngoài gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng của nhà nước, đặc biệt là khoản tiền tham ô các đơn vị này chia chác nhau, Bộ Công An đã xác định Công ty Global Success và vị giám đốc đã “ẵm” số tiền gần $4.4 triệu USD từ nguồn tiền hợp đồng mua ụ nổi 83M.Vì vậy, cơ quan điều tra đã thông qua Interpol Việt Nam đề nghị được trực tiếp thu thập tài liệu tại Nga và đề nghị cảnh sát liên bang Nga phối hợp điều tra về việc này.
Trong thương vụ ụ nổi 83M, biết rõ là ụ nổi đã gần như trở thành đống sắt vụn nhưng Dương Chí Dũng vẫn dùng chiêu trò phê duyệt dự án mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư từ $14.136 triệu USD lên $19.5 triệu USD. Trong đó, giá mua ụ nổi lên tới $9 triệu USD qua công ty AP chứ không mua trực tiếp qua Công ty Nakhodka mà giá của công ty này bán ụ nổi 83M chỉ là $2.3 triệu USD.
Theo báo cáo chi phí tổng hợp của Vinalines cung cấp tổng đầu tư thương vụ mua ụ nổi 83M là hơn 525 tỷ đồng với tất cả các hạng mục từ mua, vận chuyển, sửa chữa, neo đậu... Giám định viên đã kết luận tổng thiệt hại do các sai phạm nêu trên là gần 370 tỷ đồng.
Trong thời gian điều tra, Bộ Công an đã cử đoàn công tác sang Singapore để ghi lời khai của ông Goh Hoon Seow, Giám đốc Công ty AP làm rõ “kịch bản” chia chác tiền tham ô tài sản của các cán bộ, lãnh đạo Vinalines.
‘Kịch bản’ chia chác tiền tham ô như thế nào?
Bản thỏa thuận ngày 7/7/2007, công ty Global Success là Công ty của Nga có chi nhánh tại Hồng Kông và Công ty AP ký với nhau có ghi rõ việc ăn chia số tiền $9 triệu USD bán ụ nổi 83M. Công ty Global Success được hưởng $4.334 triệu USD, riêng giám đốc công ty này được hưởng $1.134 triệu USD, và bên thứ 3 do Công ty Global Success chỉ định được hưởng $1.666 triệu USD...
Sau khi Vinalines chuyển $9 triệu USD, Giám đốc Công ty Global Success lập tức yêu cầu ông Goh chuyển 1.666 triệu USD cho Công ty Phú Hà (tại Việt Nam) thông qua ngân hàng UOB - Chi nhánh TP.HCM, ghi rõ: Công ty AP chuyển cho Công ty Phú Hà để thanh toán cho các công việc chuẩn bị tài liệu xuất khẩu, hải quan và thuế xuất khẩu ụ nổi 83M.
Công ty Phú Hà là “sân sau” của Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines. Sơn đã nhận số tiền này đem về chia cho Dương Chí Dũng.
Hàng loạt quan chức lớn nhỏ bị điều tra
Cùng với việc Bộ Công An đang truy tìm những nguồn tiền thất thoát bị các công ty nước ngoài “ẵm” mất trong vụ mua ụ nổi 83M, cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng (C48, Bộ Công An) đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án đến Viện Kiểm Sát nhân dân (VKSND) tối cao đề nghị truy tố các bị can: Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines), Mai Văn Phúc (nguyên Tổng Giám đốc Vinalines), Trần Hữu Chiều (nguyên Phó Tổng giám đốc kiêm Trưởng ban quản lý dự án mua ụ nổi 83M), Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines), Lê Văn Dương (đăng kiểm viên), Mai Văn Khang (cán bộ ban quản lý dự án Vinalines), Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức (đều là cán bộ Chi cục Hải quan Tân Phong, tỉnh Khánh Hòa), Trần Hải Sơn (nguyên Giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) cùng về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.”
Trong đó 4 bị can: Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hải Sơn, Trần Hữu Chiều còn bị đề nghị truy tố thêm tội danh “tham ô tài sản.”
Chi cục Hải quan Vân Phong - Cục Hải quan Khánh Hòa cũng đồng lõa
Theo quy định, việc mua bán tàu biển phải được Cục Đăng kiểm VN kiểm tra, xác nhận tàu biển có trạng thái kỹ thuật phù hợp với yêu cầu về hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Nên trước thời điểm ký hợp đồng mua ụ nổi, Vinalines xác định đây là tàu biển và thành lập một đoàn công tác như đã nói ở trên, trong đó có Trần Hữu Chiều (Phó tổng giám đốc Vinalines) và Lê Văn Dương (đăng kiểm viên thuộc Cục Đăng kiểm VN) đi khảo sát tình trạng kỹ thuật ụ nổi.
Tại cuộc khảo sát ở Nga, đoàn khảo sát biết rõ tình trạng ụ nổi không hoạt động được và bị cơ quan đăng kiểm Nga ngừng phân cấp từ năm 2006, không có giấy chứng nhận an toàn về trang thiết bị hoạt động và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, biết rõ Công ty Nakhodka bán ụ nổi dưới giá $5 triệu USD. Đích thân đăng kiểm viên Lê Văn Dương đã lập biên bản ghi nhận tình trạng nói trên. Ngày 6-6-2008, ụ nổi 83M được đưa về VN qua cảng Vân Phong (Khánh Hòa) và tiếp tục “hóa phép” chui qua cửa Chi cục Hải quan Vân Phong - Cục Hải quan Khánh Hòa.
Khi về VN, các lãnh đạo Vinalines đã gặp Dương đề nghị giúp hợp thức hóa để mua ụ nổi. Dương đồng ý lập lại biên bản kiểm tra giám định, trong đó phản ánh không đúng thực tế kỹ thuật ụ nổi 83M, không ghi rõ trạng thái xấu vào phần kết luận theo mẫu của Cục Đăng kiểm VN. Chưa biết rõ các ông trong cục đăng kiểm này được “bôi trơn” bao nhiêu tỉ.
Nhờ vậy mọi chuyện êm xuôi, cái đống sắt phế thải đó nghiễm nhiên về nằm đón gió tại cảng Vân Phong, bây giờ nằm đắp chiếu tại Cảng Gò Dầu (Long Thành, Đồng Nai). Tuy nó nằm chơi nhưng mỗi tháng cũng ngốn hết hàng tỉ đồng tiền bảo trì, trong khi dân quanh vùng đói nhăn răng.
Ông Cục trưởng nhận va li tiền
Hậu quả, tổng số tiền phê duyệt mua, vận chuyển, sửa chữa ở Việt Nam được điều chỉnh lên tới $19.5 triệu USD. Trong khi giá thật chỉ hơn $2 triệu USD cũng không nước nào muốn mua. Nhờ vậy cánh của Dương Chí Dũng được một số tiền lớn.
Trong khi điều tra, vụ chia tiền được phanh phui khá chi tiết. Ông Goh Hoon Seow (Giám đốc AP) thừa nhận trước khi Vinalines ký hợp đồng, ông đã gặp Sơn tại Việt Nam, ông Goh Hoon Seo nói, “Ông chuẩn bị nhận tiền lại quả, tôi đã bàn với ông Dũng và ông Phúc rồi. Các ông ấy nói giao cho ông $1.666 triệu USD.”
Sơn hỏi ông Dũng và được Dũng xác nhận việc này, Sơn nói, “Chia 10 tỷ đồng cho anh, 10 tỷ đồng cho anh Phúc, còn lại cho em.”
Để chuyển tiền từ nước ngoài về VN, Sơn được Giám đốc của AP đề nghị cung cấp một công ty có tài khoản mở tại Ngân hàng UOB chi nhánh TP.HCM để chuyển tiền về. Sơn mượn tại khoản của Công ty Phú Hà (chị gái Sơn làm giám đốc), doanh nghiệp này không thực hiện bất kỳ công việc gì liên quan ụ nổi 83M. Hơn 10 ngày sau khi tiền về, tháng 7/2008, khi ông Dũng vào TP Sài Gòn công tác, Sơn gọi điện thoại hẹn nói, “Em chuyển bác ít quà.”
Và cứ thế mỗi lần đưa tiền cho sếp, Sơn xếp 100 cọc tiền mệnh giá 500.000 đồng (mỗi lần 5 tỷ) vào chiếc valy và lễ phép thưa “Theo chỉ đạo của bác, hôm nay em chuyển trước 5 tỷ đồng, số còn lại em chuyển bác sau.” Có lẽ không cần dài dòng thêm chi tiết về những vụ chuyển “chiến lợi phẩm” này của bọn tham quan, chúng cũng tương tự như nhau thôi.
Những quan có đầy đủ quyền hành và giang hồ “có số có má” tổ chức cho Dương Chí Dũng đi trốn.
Ông Dương Tự Trọng được xác định là người đứng ra nhờ cán bộ dưới quyền để tổ chức cho anh trai - Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch Vinalines trốn ra nước ngoài.
Ngoài ông Dương Tự Trọng (nguyên đại tá, Phó giám đốc Công an Hải Phòng, nguyên phó Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) còn 6 “ông bự” khác cũng giúp sức cho đàn anh, gồm: Vũ Tiến Sơn (nguyên thượng tá phó phòng PC45 Công an Hải Phòng); Hoàng Văn Thắng (nguyên trung tá, đội trưởng đội 3 Phòng CSMT, công an Hải Phòng); Nguyễn Trọng Ánh (nguyên thiếu úy phòng PC45 công an Hải Phòng); Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Kạn”); Phạm Minh Tuấn (giám đốc xí nghiệp, Bạch Đằng); Đồng Xuân Phong, nguyên cán bộ đội chống buôn lậu, Cục Hải Quan Hải Phòng.
Ông Trọng là em trai của Dương Chí Dũng. Khi ông Dũng bị truy nã, đại tá Trọng giữ chức vụ Phó giám đốc, Trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng. Sau đó, ông về Hà Nội làm Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Bấm một quẻ bói, Dũng muốn trốn sang Mỹ
Chiều ngày 17-5-2012, Dương Tự Trọng hướng dẫn anh trai tạm thời trốn đến nhà một người quen của Trọng ở P. Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội. Sau đó, Trọng bàn với 3 cán bộ cấp dưới là Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh lập kế hoạch đưa Dũng đi trốn. Ban đầu, Dương Chí Dũng được Thắng và Phạm Minh Tuấn (bạn của Trọng) đưa bằng xe hơi từ Hà Nội đi Quảng Ninh với ý đồ sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, tại đây bị can Dũng đã bấm một quẻ bói, thấy việc xuất phát theo hướng Bắc không tốt nên ông ta quyết định chuyển hướng trốn sang Campuchia để bay sang Mỹ.
Chiều theo ý anh trai, Dương Tự Trọng chỉ thị cho Vũ Tiến Sơn tìm đến 2 người từng chịu ơn Trọng là Đồng Xuân Phong và Trần Văn Dũng, là những đối tượng giang hồ “có số có má” tìm cách đưa Dương Chí Dũng vào TP. Sài Gòn. Ngày 21.5, Dương Chí Dũng được các đối tượng đưa bằng xe hơi riêng từ Quảng Ninh vào Sài Gòn, sau đó đến Tây Ninh. Đến tối 23-5, Dương Chí Dũng thuê xe hơi qua Campuchia theo đường tiểu ngạch, còn Dũng và Phong xuất cảnh bằng hộ chiếu.
Sau khi đào thoát sang Campuchia, Đồng Xuân Phong mua vé máy bay cùng Dương Chí Dũng sang Singapore để cho Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Tuy nhiên, khi đến Mỹ, Dũng không thể nhập cảnh vì có lệnh truy nã quốc tế của Interpol nên phải quay trở lại Campuchia. Gần 3 tháng ở trên đất Campuchia, Dương Chí Dũng đã hai lần thay đổi nơi ở, đồng thời được “tiếp tế” $24,000 USD để chi tiêu.
Đến ngày 4-9-2012, Dương Chí Dũng bị lực lượng VN phối hợp với phía Campuchia bắt giữ.
Chân dung người tình được Dương Chí Dũng tặng 2 căn nhà
Khi còn đương thời, Dương Chí Dũng chơi rất bảnh. Dũng mua 2 căn nhà ở 2 chung cư cao cấp cho bà P.T.T. Một căn ở tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Cả hai căn có giá chừng gần 20 tỉ đồng.
Theo thông tin đã xác minh, bà T. không phải là người phụ nữ ngoài luồng duy nhất của vị cựu Chủ tịch Vinalines nổi tiếng lắm tiền nhiều của. Nhưng bà T. mới chính là người mà Dương Chí Dũng cưng chiều và yêu thương hết mực. Hai người đã có một con.
Chính bà T. cũng đã xác nhận, trong quãng thời gian chung sống, bà được ông Dũng cưng chiều hết mực.
Theo những người dân nhận mình đang sống ở tầng 29 của tòa nhà Sky City này cho biết, trước đây họ thường xuyên nhìn thấy bà P.T.T cùng với đứa con đi về trong ngôi nhà và thường xuống dưới tầng 1 của ngôi nhà để vui đùa.
Nhưng trong khoảng thời gian 6 tháng trở lại đây thì mọi người ít gặp người phụ nữ này. Trong trí nhớ của họ, thì bà P.T.T là người phụ nữ có nước da trắng trẻo, xinh xắn, khéo léo và có giọng nói nhỏ nhẹ.
Trong khi đó, người vợ cả của Dương Chí Dũng là bà Phạm Thị Mai P. (54 tuổi) đang sống một mình trong căn nhà 4 tầng tại đường Nguyên Hồng - Hà Nội. Một người phụ nữ sống cạnh căn nhà, nói, “Bà P. là người phụ nữ có duyên, nhân hậu. Vợ chồng bà có tất cả 3 người con gái, hiện cả 3 người đã có gia đình. Nên giờ bà P. ở một mình trong căn nhà, thi thoảng vợ chồng người con gái út về chơi với mẹ.”
Hiện tại căn nhà ở đường Nguyên Hồng, cùng với 2 căn nhà trên chung cư cao cấp mà Dương Chí Dũng mua cho người tình đều đã bị cơ quan kê biên.
Cuộc điều tra còn tiếp tục, chưa biết Dương Chí Dũng sẽ nhận bản án như thế nào. Cả ông bác sĩ mất nhân tính Nguyễn Mạnh Tường kia nữa. “Tùng bi li” hay chung thân, chúng ta hãy chờ xem.Văn Quang – Viết từ Sài Gòn Ngoại cảm thật và ngoại cảm dởm
Dư luận tại VN đang bùng lên dữ dội và được mọi người theo dõi hiện nay không còn là chuyện ông BS Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân bị tử vong xuống sông để phi tang nữa. Tội ác quá tàn độc của một BS bị lên án gay gắt nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy ai chịu trách nhiệm cả. Phường đổ cho xã, xã đổ cho quận, quận nhận “sai chút đỉnh,” đỡ đòn cho Sở Y Tế Thành Phố, nhưng lại viện dẫn hàng chục khó khăn để bào chữa. Còn bà Bộ trưởng Bộ Y Tế thì thấy “xót xa, khổ tâm, day dứt” và cũng thanh minh, “Cả nước có gần 300 thanh tra, trong đó tập trung chủ yếu ở Hà Nội, có tỉnh chỉ có 2-3 thanh tra; trong khi có rất nhiều lĩnh vực khác nhau không thể kiểm tra hết được.”
Cứ đá qua đá lại, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phải chỉ ra lỗ hổng trong cơ chế quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân,đề nghị Bộ Y tế, UBND TP Hà Nội rà soát trách nhiệm của cơ quan quản lý và địa phương trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.
Chưa có cơ quan nào, chưa có một vị “lãnh đạo” nào đứng ra thẳng thắn nhận “lỗi ấy của tôi.” Họ sợ cái gì? Sợ mất uy tín hay mất ghế? Thật ra, không cần ai từ chức cũng được, cũng là cái “thói quen” không có “văn hóa từ chức” trong thời đại này thôi. Nếu có một cơ quan hay một “nhân vật nào đó” đứng ra nhận lỗi, dư luận sẽ bớt giận dữ hơn bây giờ nhiều. Như lời ông Nguyễn Bá Thanh khi còn làm việc ở Đà Nẵng “cán bộ phải biết học tập văn hóa xấu hổ,” đến nay dường như chưa có ai chịu học cả. Từ chuyện lười học văn hóa xấu hổ mới đẻ ra chuyện không có văn hóa từ chức.
Tuy nhiên chuyện đó không đáng bàn nhiều. Chuyện hôm nay tôi bàn đến là chuyện khác, câu chuyện về tâm linh trong mỗi con người chúng ta. Có người tin điều này, có người tin vào điều khác và cũng có thể có người không tin vào điều gì cả. Cái quyền tự do ấy không ai bắt buộc ngược xuôi được và cũng chẳng có điều luật nào ngăn cấm cho hay không cho. Mà dù có ngăn cấm cũng vô ích, bởi niềm tin đó nằm sâu xa trong tâm tưởng mỗi người.
Cứ đá qua đá lại, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phải chỉ ra lỗ hổng trong cơ chế quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân,đề nghị Bộ Y tế, UBND TP Hà Nội rà soát trách nhiệm của cơ quan quản lý và địa phương trong vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.
Chưa có cơ quan nào, chưa có một vị “lãnh đạo” nào đứng ra thẳng thắn nhận “lỗi ấy của tôi.” Họ sợ cái gì? Sợ mất uy tín hay mất ghế? Thật ra, không cần ai từ chức cũng được, cũng là cái “thói quen” không có “văn hóa từ chức” trong thời đại này thôi. Nếu có một cơ quan hay một “nhân vật nào đó” đứng ra nhận lỗi, dư luận sẽ bớt giận dữ hơn bây giờ nhiều. Như lời ông Nguyễn Bá Thanh khi còn làm việc ở Đà Nẵng “cán bộ phải biết học tập văn hóa xấu hổ,” đến nay dường như chưa có ai chịu học cả. Từ chuyện lười học văn hóa xấu hổ mới đẻ ra chuyện không có văn hóa từ chức.
Tuy nhiên chuyện đó không đáng bàn nhiều. Chuyện hôm nay tôi bàn đến là chuyện khác, câu chuyện về tâm linh trong mỗi con người chúng ta. Có người tin điều này, có người tin vào điều khác và cũng có thể có người không tin vào điều gì cả. Cái quyền tự do ấy không ai bắt buộc ngược xuôi được và cũng chẳng có điều luật nào ngăn cấm cho hay không cho. Mà dù có ngăn cấm cũng vô ích, bởi niềm tin đó nằm sâu xa trong tâm tưởng mỗi người.
Tin hay không
Cụ thể hơn, tôi chỉ muốn tường trình cùng bạn đọc những sự việc đã và đang xảy ra tại VN về vấn đề được gọi là “những nhà ngoại cảm.” Tôi cũng xin minh xác ngay, ở đây tôi không chỉ trích, phản đối hay ủng hộ việc làm của những nhà được gọi là “nhà ngoại cảm” ở VN hiện nay. Bởi, thú thật với bạn đọc, chính tôi cũng chưa biết có nên tin hay không. Chưa từng tận mắt chứng kiến cảnh đi tìm hài cốt hoặc được nghe những người đã mất nhập hồn về nói chuyện với người còn sống. Nhưng câu chuyện về những sự hiển linh, về những cuộc đối thoại giữa người cõi âm và người trần thế thì tôi nghe nhiều rồi. Chắc một số bạn đọc cũng ở trong tình trạng đó. Tôi chỉ nghĩ rằng chuyện tâm linh và những người có khả năng đặc biệt để giao tiếp với những điều bí ẩn là có thật, nhưng không nhiều. Những kẻ lợi dụng lòng tin lại quá nhiều. Chuyện đó vẫn âm ỷ chảy trong đời sống của chúng ta. Thât giả lẫn lộn là chuyện khó phân biệt rõ ràng, nhất là trong thế giới tâm linh. Nhưng tại sao đến bây giờ làn sóng dư luận mới bùng lên như một cơn bão. Trước hết vì hai lý do.
1- Đài Truyền Hình VN – VTV1– mới đây có một “chuyên đề” về vấn đề này mà mục đích chính là vạch mặt chỉ tên những kẻ lợi dụng lòng tin của người dân.
2- Ngay sau vụ bà Lê Thị Thanh Huyền bị BS thẩm mỹ ném xuống sông Hồng, gia đình nạn nhân đã dồn hết công sức vào việc tìm kiếm, trong đó có cả việc mời nhà ngoại cảm cùng lên thuyền với toán thợ lặn tìm kiếm. Nhưng cho đến khi tôi viết bài này đã là nửa tháng trôi qua, thi thể nạn nhân vẫn chưa tìm thấy.
Cho nên dư luận vẫn cứ sôi sùng sục, hầu hết các báo đều thi nhau đưa tin tức mới nhất về vụ này. Có hàng trăm câu chuyện được kể, có hàng ngàn ý kiến độc giả góp tiếng nói. Có thể viết thành một tập sách dầy vài trăm trang khiến bạn đọc bối rối. Ở đây, tôi chỉ xin tóm tắt những sự kiện chính để bạn đọc tìm hiểu vấn đề dễ dàng hơn.
1- Đài Truyền Hình VN – VTV1– mới đây có một “chuyên đề” về vấn đề này mà mục đích chính là vạch mặt chỉ tên những kẻ lợi dụng lòng tin của người dân.
2- Ngay sau vụ bà Lê Thị Thanh Huyền bị BS thẩm mỹ ném xuống sông Hồng, gia đình nạn nhân đã dồn hết công sức vào việc tìm kiếm, trong đó có cả việc mời nhà ngoại cảm cùng lên thuyền với toán thợ lặn tìm kiếm. Nhưng cho đến khi tôi viết bài này đã là nửa tháng trôi qua, thi thể nạn nhân vẫn chưa tìm thấy.
Cho nên dư luận vẫn cứ sôi sùng sục, hầu hết các báo đều thi nhau đưa tin tức mới nhất về vụ này. Có hàng trăm câu chuyện được kể, có hàng ngàn ý kiến độc giả góp tiếng nói. Có thể viết thành một tập sách dầy vài trăm trang khiến bạn đọc bối rối. Ở đây, tôi chỉ xin tóm tắt những sự kiện chính để bạn đọc tìm hiểu vấn đề dễ dàng hơn.
Đài Truyền hình VN vạch mặt nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng
Ngày 23/10/2013 vừa qua, trên Youtube có tên VTV Đài Truyền Hình Việt Nam đã đăng tải một phóng sự gây sốc cho rất đông quần chúng tin vào năng lực của những nhà ngoại cảm.
VTV đã đưa ra khá nhiều thông tin và bằng chứng về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
Theo cục Người Có Công (viện pháp y quân đội) gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời các nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. Và 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.
Chương trình này cũng nêu ra một số trường hợp đau lòng vì quá tin nhà ngoại cảm mà các gia đình đã mang các xương động vật về thờ cúng trang nghiêm. Như vụ ông Hoàng Chí Kiên bị hành quyết. Năm 1990, phần thân thể của vị tướng này đã được vào nghĩa trang liệt sĩ. Còn phần thủ cấp thì vẫn chưa tìm ra. Bộ quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảmPhan Thị Bích Hằngchỉ giúp.
Khi đem kiểm định, phần xương mà bà Bích Hằng mang về lại là mảnh sành vụn và 1 chiếc răng lợn. Sau vụ việc trên bà Bích Hằng vẫn tiếp tục đi tìm hài cốt và không có bất cứ lời giải thích nào.
Sau đó bà Bích Hằng được mời đến tìm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, người bị BS Tường mới “thủ tiêu xác” bằng cách ném xuống sông Hồng, đoạn cầu Thanh Trì. Nhưng bà Bích Hằng từ chối bởi sau khi bị Đài TH và báo chí phanh phui bà không còn tinh thần làm việc này nữa. Có người còn cho rằng trước đây bà Hằng có thể có khả năng ngoại cảm, nhưng từ khi sinh đứa con thứ hai, bà đã mất khả năng ấy nên càng về sau bà đều có ngoại cảm sai hết.
VTV đã đưa ra khá nhiều thông tin và bằng chứng về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
Theo cục Người Có Công (viện pháp y quân đội) gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời các nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. Và 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.
Chương trình này cũng nêu ra một số trường hợp đau lòng vì quá tin nhà ngoại cảm mà các gia đình đã mang các xương động vật về thờ cúng trang nghiêm. Như vụ ông Hoàng Chí Kiên bị hành quyết. Năm 1990, phần thân thể của vị tướng này đã được vào nghĩa trang liệt sĩ. Còn phần thủ cấp thì vẫn chưa tìm ra. Bộ quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảmPhan Thị Bích Hằngchỉ giúp.
Khi đem kiểm định, phần xương mà bà Bích Hằng mang về lại là mảnh sành vụn và 1 chiếc răng lợn. Sau vụ việc trên bà Bích Hằng vẫn tiếp tục đi tìm hài cốt và không có bất cứ lời giải thích nào.
Sau đó bà Bích Hằng được mời đến tìm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, người bị BS Tường mới “thủ tiêu xác” bằng cách ném xuống sông Hồng, đoạn cầu Thanh Trì. Nhưng bà Bích Hằng từ chối bởi sau khi bị Đài TH và báo chí phanh phui bà không còn tinh thần làm việc này nữa. Có người còn cho rằng trước đây bà Hằng có thể có khả năng ngoại cảm, nhưng từ khi sinh đứa con thứ hai, bà đã mất khả năng ấy nên càng về sau bà đều có ngoại cảm sai hết.
Đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân
Vụ “tấn công” bà Bích Hằng đã gây ra nhiều tranh cãi gay gắt. Đáng chú ý nhất, sau khi VTV1 phát sóng, Đại tá Hàn Thụy Vũ với tư cách là Phó chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lí, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam –chua xót khi nói về sự việc nhà báo Thu Uyên và VTV “kết án” các nhà ngoại cảm gây chấn động dư luận. Bài viết của ông rất dài, tôi chỉ tóm tắt vài điểm chính. Ông cho rằng, dựa vào một hai vụ việc không chính xác rồi “đánh” vào nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là thiếu khách quan, khoa học.
Ông cón nói “Chúng tôi nhận thức đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ.”
“Với một cơ quan truyền thông chính thống như VTV, việc đưa ra một phóng sự với những khẳng định “chắc nịch” về ngoại cảm trong một chương trình truyền hình trực tiếp đã gây hiện tượng tâm lí “tát nước theo mưa” của đông đảo người dân không có hiểu biết về ngoại cảm. Gây hoang mang, xáo trộn và bức xúc lớn trong dư luận cả nước.”
Ông Hàn Vĩnh Thụy đã hoạt động tìm mộ và hài cốt liệt sĩ từ năm 1900 cho biết, năng lực ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được thử thách và đánh giá trong thời gian lâu dài. Vụ tìm hài cốt nhà văn Nam Cao, bà Hằng có công lớn nhất….
Ông cón nói “Chúng tôi nhận thức đây là một sự phỉ báng cực kì vô luân đối với các vong linh liệt sỹ.”
“Với một cơ quan truyền thông chính thống như VTV, việc đưa ra một phóng sự với những khẳng định “chắc nịch” về ngoại cảm trong một chương trình truyền hình trực tiếp đã gây hiện tượng tâm lí “tát nước theo mưa” của đông đảo người dân không có hiểu biết về ngoại cảm. Gây hoang mang, xáo trộn và bức xúc lớn trong dư luận cả nước.”
Ông Hàn Vĩnh Thụy đã hoạt động tìm mộ và hài cốt liệt sĩ từ năm 1900 cho biết, năng lực ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng được thử thách và đánh giá trong thời gian lâu dài. Vụ tìm hài cốt nhà văn Nam Cao, bà Hằng có công lớn nhất….
Một nhà ngoại cảm khác cũng bị tấn công
Ngoài bà Phan Thị Bích Hằng, chương trình VTV1 còn tiếp tục “vạch mặt” một nhà ngoại cảm khác làVũ Thị Hòa– người đã từng có tiền án buôn bán động vật hoang dã và là nhân vật chính của vụ lừa đảo tìm hài cốt tại nhà laoTân Hiệp cũ (Biên Hòa, Đồng Nai).Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất.
Vụ này cũng bị ông Hà Văn Tuấn - con trai của liệt sĩ Hà Văn Bào (1933-1969) và ông Phạm Văn Chiến là cháu của liệt sĩ Phạm Văn Lựu (1948-1969) đã gửi đơn tới VTV vì phần phê phán "nhà ngoại cảm" Vũ Thị Hòa. Ông Tuấn viết:
"Tôi khẳng định không có sự tạo hiện trường giả, bởi vì đất nơi bố tôi nằm rất chắc, được bồi đắp bao năm nay nên nếu là giả thì chúng tôi nhận thấy ngay.
Hơn nữa, cô Hòa làm giả để làm gì, vì cô không nhận một đồng tiền nào khi giúp gia đình tôi.
ÔngPhạm Văn Chiến, cháu của liệt sĩPhạm Văn Lựu(1948-1969) cũng cho biết nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa đã giúp gia đình ông tìm hài cốt 2 liệt sĩ trong gia đình ông là bác ruột (vào ngày 28/4/2013) và chú ruột của ông (30/9/2013).
Bên “tấn công” ráo riết, không thương tiếc, bên bênh vực rất cương quyết, bên nào cũng có những bằng chứng “đáng tin nhất” khiến dân VN cứ như đứng giữa sa mạc.
“Nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy tức cậu Thủy bị bắt tại nhà
Biệt thự sang trọng của vợ chồng cậu Thủy, cậu còn nhiều tài sản ở quanh vùng lên tới hàng chục tỉ đồng.
Sau khi làm ra vẻ được chị Huyền "nhập hồn" nhà ngoại cảm này ôm lấy anh Huy hét lên, “Em không muốn chết, không muốn đi đâu cả, em chỉ ở nhà với chồng và con thôi"! Nhưng… kết quả vẫn chẳng có gì biến chuyển.
Tại khu vực chân cầu Thanh Trì (Hà Nội), người nhà nạn nhân vẫn kiên trì tổ chức tìm kiếm.
Vài mánh khóe lừa tinh vi
Bên cạnh đó, nguồn tin dẫn chứng còn có nhiều nhà ngoại cảm hoàn toàn không có khả năng này, nhưng thấy “làm ăn khá” nên nhào vô kiếm chác với hàng trăm kiểu lừa đảo tinh vi. Tạm thời có thể kể ra một số mánh lới lừa bịp đó.
Kiểu lừa đảo cao cấp
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Tin học ứng dụng - UIA) cũng cho biết trên báo Pháp luật Việt Nam, “Tôi cũng biết được một thủ đoạn là dùng hóa chất, dược liệu để đánh lừa cảm giác, đánh gục ý thức của người đến xem. Nếu dùng quá liều sẽ gây những tác dụng phụ rất lớn.”
Chính loại hóa chất “lạ” này đã tác động gây ảo giác để rồi sau đó, người đi tìm mộ đã hoàn toàn bị nhà ngoại cảm điều khiển.
Kiều lừa đảo có đồng minh công tác
Các nhà ngoại cảm nuôi một đội quân chuyên đi nghe ngóng thông tin của các gia đình đi tìm mộ. Đội quân này được trang bị đầy đủ điện thoại, chi phí… Sau đó, đội “thám tử” báo cáo lại thông tin thu thập được cho “nhà ngoại cảm.” Nhà ngoại cảm lại dùng những thông tin này để “ra đòn” phủ đầu với tín chủ. Cho nên nhà ngoại cảm nói vanh vách họ tên, tính nết, hình dáng mọi người trong gia đình. Gọi hồn về nói chuyện khóc lóc, kể lể toàn sự thật vái chục năm xưa. Như thế nhà nào cũng cúi đầu thán phục và cho tới bây giờ vẫn cứ cho là “đúng quá,” “thần kỳ nhất thiên hạ.”
Dựng hài cốt giả
Không tốn kém như việc dùng hóa chất, dược liệu hay “thám tử riêng,” một số nhà ngoại cảm tự xưng lại còn mất nhân tính hơn khi dựng mộ giả nhằm tung tin đó là phần mộ của người đã khuất. Nhà ngoại cảm dởm cùng đồng bọn, tạo ra những nấm mộ giả, chôn sẵn xương cốt, đôi khi còn có một lọ thủy tinh như lọ penicilline ghi tên tuổi người quá cố. Sau đó làm môt màn “lên đồng” ngay bên mộ, nói chuyện với người cõi âm!
Với vài thủ đoạn nham hiểm như trên, nhà “ngoại cảm dởm” đã dễ dàng chiếm được niềm tin của mọi người. Và cứ thế một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng mấy lúc cả nước nức tiếng linh thiêng. Chưa thể thống kê hết được đã có bao nhiêu gia đình bị móc túi hàng trăm triệu cho đến bây giờ vẫn chưa tin mình bị lừa.
Bên cạnh đó, nguồn tin dẫn chứng còn có nhiều nhà ngoại cảm hoàn toàn không có khả năng này, nhưng thấy “làm ăn khá” nên nhào vô kiếm chác với hàng trăm kiểu lừa đảo tinh vi. Tạm thời có thể kể ra một số mánh lới lừa bịp đó.
Kiểu lừa đảo cao cấp
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Tin học ứng dụng - UIA) cũng cho biết trên báo Pháp luật Việt Nam, “Tôi cũng biết được một thủ đoạn là dùng hóa chất, dược liệu để đánh lừa cảm giác, đánh gục ý thức của người đến xem. Nếu dùng quá liều sẽ gây những tác dụng phụ rất lớn.”
Chính loại hóa chất “lạ” này đã tác động gây ảo giác để rồi sau đó, người đi tìm mộ đã hoàn toàn bị nhà ngoại cảm điều khiển.
Kiều lừa đảo có đồng minh công tác
Các nhà ngoại cảm nuôi một đội quân chuyên đi nghe ngóng thông tin của các gia đình đi tìm mộ. Đội quân này được trang bị đầy đủ điện thoại, chi phí… Sau đó, đội “thám tử” báo cáo lại thông tin thu thập được cho “nhà ngoại cảm.” Nhà ngoại cảm lại dùng những thông tin này để “ra đòn” phủ đầu với tín chủ. Cho nên nhà ngoại cảm nói vanh vách họ tên, tính nết, hình dáng mọi người trong gia đình. Gọi hồn về nói chuyện khóc lóc, kể lể toàn sự thật vái chục năm xưa. Như thế nhà nào cũng cúi đầu thán phục và cho tới bây giờ vẫn cứ cho là “đúng quá,” “thần kỳ nhất thiên hạ.”
Dựng hài cốt giả
Không tốn kém như việc dùng hóa chất, dược liệu hay “thám tử riêng,” một số nhà ngoại cảm tự xưng lại còn mất nhân tính hơn khi dựng mộ giả nhằm tung tin đó là phần mộ của người đã khuất. Nhà ngoại cảm dởm cùng đồng bọn, tạo ra những nấm mộ giả, chôn sẵn xương cốt, đôi khi còn có một lọ thủy tinh như lọ penicilline ghi tên tuổi người quá cố. Sau đó làm môt màn “lên đồng” ngay bên mộ, nói chuyện với người cõi âm!
Với vài thủ đoạn nham hiểm như trên, nhà “ngoại cảm dởm” đã dễ dàng chiếm được niềm tin của mọi người. Và cứ thế một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng mấy lúc cả nước nức tiếng linh thiêng. Chưa thể thống kê hết được đã có bao nhiêu gia đình bị móc túi hàng trăm triệu cho đến bây giờ vẫn chưa tin mình bị lừa.
Vụ lừa đảo ngon nhất, ẵm gọn gần 8 tỉ đồng
Ông Nguyễn Hoàng Phương, Phó chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội(NHCSXH) cho biết, trước đây, thông qua một số người giới thiệu, bà Phan Thị Thuộc - lúc đó là quyền Chủ tịch Công đoàn NHCSXH - đến gặp ông Nguyễn Thanh Thúy đặt vấn đề phối hợp tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ.
Sau đó, hai bên đã ký thỏa thuận, Công đoàn NHCSXH sẽ trả 75 triệu đồng (hơn $3,500 đô)/mỗi bộ hài cốt liệt sĩ (HCLS) mà ông Thúy tìm được. Sau đó, ông Thúy sẽ chỉ vị trí để tìm kiếm. Tại nơi tìm kiếm, hầu hết ông Thúy không phân biệt được đó là hài cốt của liệt sĩ nào, chỉ đưa ra kết luận là HCLS.
Ông Thúy đã tìm được hơn 100 bộ “hài cốt liệt sĩ.” Đồng nghĩa với việc 75 triệu nhân với 100, cơ quan này đã trả cho nhà ngoại cảm này số tiền gần 8 tỉ đồng.
Công đoàn NHCSXH thuê ông Thúy tìm HCLS, thì phải biết được chính xác những bộ hài cốt tìm được thực sự là HCLS thì mới trả tiền. Đằng này, họ chưa biết đó có phải là HCLS hay không vẫn trả đủ tiền, lên tới khoảng 8 tỉ đồng ($380,000 đô).
Ông Thúy còn hợp tác với NHCSXH một vài lần khác cũng với cái giá trên trời ấy.
Sự dễ dãi thái quá này khiến mọi người không thể không đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa “nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy và Công đoàn NHCSXH.
Cũng cần biết thêm, Ngân hàng Chính sách xã hội(NHCSXH) thực chất là 1 quỹ của Nhà nước lập ra để hỗ trợ đối tượng chính sách, gia đình nghèo khó và sinh viên học sinh. Trong khi những người mang danh được hỗ trợ đói nhăn răng thì các quan cứ tiêu tiền nhà nước vào những việc lãng nhách, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
Sau đó, hai bên đã ký thỏa thuận, Công đoàn NHCSXH sẽ trả 75 triệu đồng (hơn $3,500 đô)/mỗi bộ hài cốt liệt sĩ (HCLS) mà ông Thúy tìm được. Sau đó, ông Thúy sẽ chỉ vị trí để tìm kiếm. Tại nơi tìm kiếm, hầu hết ông Thúy không phân biệt được đó là hài cốt của liệt sĩ nào, chỉ đưa ra kết luận là HCLS.
Ông Thúy đã tìm được hơn 100 bộ “hài cốt liệt sĩ.” Đồng nghĩa với việc 75 triệu nhân với 100, cơ quan này đã trả cho nhà ngoại cảm này số tiền gần 8 tỉ đồng.
Công đoàn NHCSXH thuê ông Thúy tìm HCLS, thì phải biết được chính xác những bộ hài cốt tìm được thực sự là HCLS thì mới trả tiền. Đằng này, họ chưa biết đó có phải là HCLS hay không vẫn trả đủ tiền, lên tới khoảng 8 tỉ đồng ($380,000 đô).
Ông Thúy còn hợp tác với NHCSXH một vài lần khác cũng với cái giá trên trời ấy.
Sự dễ dãi thái quá này khiến mọi người không thể không đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa “nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy và Công đoàn NHCSXH.
Cũng cần biết thêm, Ngân hàng Chính sách xã hội(NHCSXH) thực chất là 1 quỹ của Nhà nước lập ra để hỗ trợ đối tượng chính sách, gia đình nghèo khó và sinh viên học sinh. Trong khi những người mang danh được hỗ trợ đói nhăn răng thì các quan cứ tiêu tiền nhà nước vào những việc lãng nhách, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
'Nhà tâm linh' bị bắt vì nghi lừa đảo tìm mộ liệt sĩ
Chính vì vụ lừa đảo trắng rợn này, sáng 28/10, Công an tỉnh Quảng Trị, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Trị công bố quyếtđịnh khởi tố bị can, tạm giam 4 tháng Nguyễn Văn Thúy (tức Cậu Thủy, 54 tuổi)và Mẫn Thị Duyên (41 tuổi, cùng trú ở thôn Trác Bút, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh).
Hai nghi can bị khởi tố về hành vi làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ theo Điều 139 Bộ luật Hình sự (tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản). Công an tỉnh Quảng Trị sau đó khám xét nơi ở của Thúy và Duyên, đưa các nghi can về tỉnh Quảng Trị để điều tra.
Trong khi khám xét, trên chiếc xe Toyota Land Cruiser Prado của Thúy, công an phát hiện một còng số 8, dùi cui điện, dao dài 58cm (cả cán), một dao bấm và một dao nhọn.
Hai nghi can bị khởi tố về hành vi làm giả hài cốt, di vật, nơi chôn liệt sĩ theo Điều 139 Bộ luật Hình sự (tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản). Công an tỉnh Quảng Trị sau đó khám xét nơi ở của Thúy và Duyên, đưa các nghi can về tỉnh Quảng Trị để điều tra.
Trong khi khám xét, trên chiếc xe Toyota Land Cruiser Prado của Thúy, công an phát hiện một còng số 8, dùi cui điện, dao dài 58cm (cả cán), một dao bấm và một dao nhọn.
Vài nét về chân dung cậu Thủy
Sau khi ly dị vợ đầu, năm 1995, ông Thúy chung sống với bà Mẫn Thị Duyên (50 tuổi), cùng hành nghề cúng bái và tìm mồ mả thất lạc cho người dân địa phương và mấy tỉnh lân cận. Năm 1996, Thúy và Duyên bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản và sử dụng vũ khí quân dụng.
Sau đó, Thúy bị kết án 10 năm tù, Duyên 12 năm tù. Năm 2005, sau khi ra tù, ông Thúy tiếp tục hành nghề “ngoại cảm,” tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ với biệt danh tự xưng là “cậu Thủy.”
Muốn tìm kiếm mồ mả, người thân đến tìm “cậu Thủy” và đặt cọc số tiền 15 - 20 triệu đồng. Sau vài tháng, “cậu” gọi đi đến một nơi hoang vắng, sau đó bảo nhập vong. Vong sẽ đưa đến nơi mà đào khoảng 0.5 đến 1 mét là thấy xương vụn kèm di vật có khắc tên. Sau đó, gia đình của liệt sĩ sẽ trả thêm cho cậu khoảng 100 triệu đồng.
Với những cuộc tìm kiếm được trả công hậu hỉ, vợ chồng Thúy - Duyên phất lên nhanh chóng, nhà cửa, xe cộ sang hơn quan.
Sau đó, Thúy bị kết án 10 năm tù, Duyên 12 năm tù. Năm 2005, sau khi ra tù, ông Thúy tiếp tục hành nghề “ngoại cảm,” tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ với biệt danh tự xưng là “cậu Thủy.”
Muốn tìm kiếm mồ mả, người thân đến tìm “cậu Thủy” và đặt cọc số tiền 15 - 20 triệu đồng. Sau vài tháng, “cậu” gọi đi đến một nơi hoang vắng, sau đó bảo nhập vong. Vong sẽ đưa đến nơi mà đào khoảng 0.5 đến 1 mét là thấy xương vụn kèm di vật có khắc tên. Sau đó, gia đình của liệt sĩ sẽ trả thêm cho cậu khoảng 100 triệu đồng.
Với những cuộc tìm kiếm được trả công hậu hỉ, vợ chồng Thúy - Duyên phất lên nhanh chóng, nhà cửa, xe cộ sang hơn quan.
Các nhà ngoại càm đang ăn có vụ tìm thi thể bà Huyền
Trong thời gian tìm kiếm thi thể nạn nhân bị BS Tường ném xuống sông Hồng, những ngày vừa qua, đã có gần chục người tự xưng là "nhà ngoại cảm" từ khắp nơi đến khu vực cầu Thanh Trì nhằm giúp tìm kiếm thi thể nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Đáng chú ý, có người còn "lao xuống sông" để... nhập hồn nạn nhân. Tuy nhiên, trong những lời phán đoán của các nhà ngoại cảm, có người cho rằng thi thể bị cát vùi, sâu lắm, sợ không tìm được.
Hôm 25/10, một người phụ nữ mặc áo khoác vàng, quàng khăn vàng đến hiện trường và tự xưng là nhà ngoại cảm để tìm xác nạn nhân. Sau khi thắp hương khấn vái, người phụ nữ này cùng đội thợ lặn và anh Huy, chồng nạn nhân, xuống thuyền cùng tìm kiếm xác nạn nhân. Ngay khi ra giữa sông, "nhà ngoại cảm" này đã được chị Huyền "nhập hồn" rồi ôm lấy anh Huy hét lên, “Em không muốn chết, không muốn đi đâu cả, em chỉ ở nhà với chồng và con thôi.”
Sau khi lên bờ, bà này vẫn khóc lóc vật vã, “Hôm qua chị ấy nhập vào người em rồi hiển linh bắt em đi xuống đây bằng được lúc 18 giờ. Em lẽ ra không dám đi vì trời tối nhưng chị ấy bắt em đi nên không thể không đến được.” Nhưng rồi vẫn chỉ là vô vọng.
Liên tiếp vào chiều cùng ngày, chừng 10 "nhà ngoại cảm” tự xưng khác cũng đã tìm đến hiện trường mong được cùng tham gia tìm kiếm thi thể chị Huyền. Song thi thể chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy.
Trước diễn biến này, anh Huy, chồng nạn nhân, đã bày tỏ, “Thực sự bây giờ tôi rất mệt mỏi. Các nhà ngoại cảm kia gia đình tôi không nhờ, tôi cũng không muốn bàn luận về họ nữa.”
Em trai chị Huyền bực tức hơn, gọi điện thoại báo cho lực lượng công an đến để dẹp các nhà ngoại cảm. Anh cho biết, “Nhà ngoại cảm đến cũng nhiều, ai cũng nói là ở đây, cứ tìm sẽ có tin vui nhưng đến nay đã có gì đâu. Anh nói: Toàn cào cào, châu chấu đến để kiếm miếng ăn, gia đình thật sự mệt mỏi vì những nhà ngoại cảm như thế này rồi.” Nghe tin có công an tới, các nhà ngoại cảm chuồn ngay lên trên bờ để tránh gặp.
Hôm 25/10, một người phụ nữ mặc áo khoác vàng, quàng khăn vàng đến hiện trường và tự xưng là nhà ngoại cảm để tìm xác nạn nhân. Sau khi thắp hương khấn vái, người phụ nữ này cùng đội thợ lặn và anh Huy, chồng nạn nhân, xuống thuyền cùng tìm kiếm xác nạn nhân. Ngay khi ra giữa sông, "nhà ngoại cảm" này đã được chị Huyền "nhập hồn" rồi ôm lấy anh Huy hét lên, “Em không muốn chết, không muốn đi đâu cả, em chỉ ở nhà với chồng và con thôi.”
Sau khi lên bờ, bà này vẫn khóc lóc vật vã, “Hôm qua chị ấy nhập vào người em rồi hiển linh bắt em đi xuống đây bằng được lúc 18 giờ. Em lẽ ra không dám đi vì trời tối nhưng chị ấy bắt em đi nên không thể không đến được.” Nhưng rồi vẫn chỉ là vô vọng.
Liên tiếp vào chiều cùng ngày, chừng 10 "nhà ngoại cảm” tự xưng khác cũng đã tìm đến hiện trường mong được cùng tham gia tìm kiếm thi thể chị Huyền. Song thi thể chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy.
Trước diễn biến này, anh Huy, chồng nạn nhân, đã bày tỏ, “Thực sự bây giờ tôi rất mệt mỏi. Các nhà ngoại cảm kia gia đình tôi không nhờ, tôi cũng không muốn bàn luận về họ nữa.”
Em trai chị Huyền bực tức hơn, gọi điện thoại báo cho lực lượng công an đến để dẹp các nhà ngoại cảm. Anh cho biết, “Nhà ngoại cảm đến cũng nhiều, ai cũng nói là ở đây, cứ tìm sẽ có tin vui nhưng đến nay đã có gì đâu. Anh nói: Toàn cào cào, châu chấu đến để kiếm miếng ăn, gia đình thật sự mệt mỏi vì những nhà ngoại cảm như thế này rồi.” Nghe tin có công an tới, các nhà ngoại cảm chuồn ngay lên trên bờ để tránh gặp.
Bằng mọi giá phải tìm bằng được thi thể chị Huyền
Đến nay gia đình chị Huyền đã đặt nghi ngờ là BS Tường không ném xác chị Huyền xuống sông, có thể BS này đã cắt nhỏ thi thể nạn nhân chôn ở đâu đó trên bờ. Tuy nhiên theo Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội vẫn tin là BS Tường đã ném xác chị Huyền xuống sông, có những nhân chứng phát hiện điều này. Ông nói, bằng mọi giá phải tìm được xác chị Huyền cònđể chứng minh, xácđịnh đúng tội danh đối với đối tượng Nguyễn Mạnh Tường. Công an Hà Nội nhất định không bỏ cuộc. Cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục và sẽ dùng lưới gắn móc câu thép kéo rê dọc sông với hy vọng sớm tìm được xác nạn nhân.
Đó là những sự thật qua dư luận, không biết từ nay còn ai tin tưởng hoàn toàn vào các “nhà ngoại cảm” dù có danh tiếng hay không. Nó kéo theo sự ế ẩm của hàng loạt những “trung tâm thẩm mỹ” ở Hà Nội và Sài Gòn.
Nhất là các bà ở VN hoặc cũng có nhiều bà nước ngoài về VN làm phẫu thuật thẩm mỹ cho rẻ, cần đề phòng hết sức cẩn thận. Phải tìm đến những trung tâm được cấp giấy phép, có cơ sở đàng hoàng. Tốt nhất nên đi cùng một người thứ hai đề phòng mọi bất trắc. Ở đây mọi chuyện “liều lĩnh” đều có thể xảy ra. Tôi đã từng thưa với các cụ là không liều thì không sống ở VN được.
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Đó là những sự thật qua dư luận, không biết từ nay còn ai tin tưởng hoàn toàn vào các “nhà ngoại cảm” dù có danh tiếng hay không. Nó kéo theo sự ế ẩm của hàng loạt những “trung tâm thẩm mỹ” ở Hà Nội và Sài Gòn.
Nhất là các bà ở VN hoặc cũng có nhiều bà nước ngoài về VN làm phẫu thuật thẩm mỹ cho rẻ, cần đề phòng hết sức cẩn thận. Phải tìm đến những trung tâm được cấp giấy phép, có cơ sở đàng hoàng. Tốt nhất nên đi cùng một người thứ hai đề phòng mọi bất trắc. Ở đây mọi chuyện “liều lĩnh” đều có thể xảy ra. Tôi đã từng thưa với các cụ là không liều thì không sống ở VN được.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét