Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Bài viết hay(768)

CƠM HAY PH

Một hôm trong bữa cơm, ông chồng thủ thỉ với vợ bằng thơ:

Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?

Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:

Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!

Ông chồng tiếp tục nài nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:
Cơm nhà lt lo, chng say nng
Ph
đy do dai, đúng ý ông
Thôi c
đ tôi qua nếm th
M
t tô ch tn có vài đng?

Bà v ln này tc ra mt, nên gn ging kiên quyết li vơi chng:

Ph
nu giò heo chưa co lông
Ăn vào bnh chết đó nghe ông?
Ham chi c
a l, mc vào "ch"
Ch có cơm nhà, bo đm không?

Ông chng thy khuyên v không có áp phê, nên ln tiếng hơn thua:

Nói mãi mà bà ch
ưa chu thông?
Tôi qua nếm th chút cay nng
R
i mai khi đói dùng cơm li
Th
i la, chung cơm tình v chng.

Bà v ln này bc ha tht s, cơn "Hon Thư" đã đnh đim:

C
ơm nhà chán cũng ăn nghe ông?
Đng có mon men, ph vi nng
Cơm lt thì bà thêm mm, mui
Ph
kia béo ngt, cũng là không?
Cha hàng xóm bên nhà nghe được cuc tranh lun nãy gi, vi hô sang:

K cn bên nhà, tôi c trông
Mong r
ng nếm th cơm nhà ông?
Ông chê thì đ tôi vài bát!
Tôi nếm th xem có ngt không?

Bà v
cha hàng xóm nghe thế, cũng lên tiếng nói vi chng mình:

C
ơm khét nhà người, chi vic ông?
Nhà mình có thi
ếu cháo cơm không?
Ch
mà ăn vng, coi chng đy?
Bà bi
ết thì roi mây tét mông...

Ông ch
ng lúc này cũng bc mình lên tiếng:

C
ơm khét, cơm khê cũng k ông
Đ
a nào bước ti, chết nghe không?
Ch
ưa ăn, ông đ dành khi đói
Đng tưởng ông đây, hết mn nng?
Bà v được thế, nên hù chng:

Sáng dạ ra chưa, cái bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất không?

Ông chồng lúc này xuống nước, âu yếm vợ nói ngọt:

Tôi hết thèm rồi, phở với nồng
Cơm mình đậm chất, để cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu bạc
Tôi thử bà thôi có biết không... ./.
Nguyễn Hải (Sài Gòn 11/2011

Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 3) - Sức mạnh của đám đông

Ở nơi nào mà sự sợ hãi nhường bước cho lòng can đảm?: ĐÁM ĐÔNG.
Ở nơi đó và trong một khoảnh khắc kỳ diệu, một người có thể cảm nhận rằng có điều gì đó ý nghĩa hơn, to lớn hơn cá nhân đơn lẻ của mình. Mỗi tiếng hô rõ ràng dạn dĩ hơn, vang lớn hơn. Mỗi cánh tay vung lên rõ ràng mạnh mẽ hơn. Mỗi bước chân đi tới rõ ràng dứt khoát hơn. Con người có lúc cảm thấy mình dường như được chấp cánh. Nỗi sợ hãi hôm qua nhường bước cho lòng can đảm. Sức mạnh quần chúng. Cá thể đã chan hòa, đã TRỞ THÀNH đám đông. People Power. Hàng ngàn con người nhỏ bé, yếu đuối kết hợp lại đã trở thành một sức mạnh vô biên, đẩy lùi sợ hãi.
Nhưng làm thế nào để có 1 người vẫn còn nhiều sợ hãi + 1 + 1 + 1.... để có được hàng trăm ngàn người cộng hưởng xua tan bóng mây sợ hãi trong lòng mỗi người và có khoảnh khắc kỳ diệu ấy?
Câu chuyện hành trình muối của Mohandas Gandhi Đạo luật "Thuế muối" của thực dân Anh ngăn cấm người dân Ấn Độ quyền sản xuất và buôn bán muối. Đó là độc quyền của người Anh. Vi phạm đạo luật này bị khép vào tội hình sự.
Mọi người dân đều cần muối. Đạo luật này ảnh hưởng đến đời sống sát sườn của TẤT CẢ nhân dân Ấn. "Bên cạnh nước và không khí, muối có lẽ là thứ con người cần nhất" - Mohandas Gandhi đã nhận xét như thế và đó là nền tảng để xác định đối tượng vận động cho chiến dịch "Satyagraha March" tạm dịch là "Hành trình Sức mạnh Sự thật".
Ngày 2 tháng 3 năm 1930 Gandhi gửi thư đến cho quan toàn quyền Anh tại Ấn, Edward Frederick Lindley Wood, công khai tuyên bố bắt đầu vào ngày 11 tháng 3 ông sẽ bất tuân đạo luật thuế muối; nơi ông thể hiện hành động bất tuân này là một làng biển mang tên Dandi, bên bờ Ấn Độ dương, cách nơi ông đang ở 386 cây số; hành động ông sẽ làm là vốc một nhúm muối - biểu tượng phản kháng của ông.
Ngày 12 tháng 3, sau khi gia hạn cho toàn quyền Anh thêm một ngày, Gandhi cùng với 78 thành viên bắt đầu hành trình dài 386 cây số từ Sabarmati đến nơi ông sẽ thể hiện hành động bất tuân luật. Toàn quyền Anh xem chuyện muối này là chuyện nhỏ, đòi độc lập mới là chuyện lớn. Cảnh sát Anh bình thản đón chờ để bắt Gandhi tại bãi biển Ấn Độ dương.
Đoàn người của Gandhi với y phục trắng cổ truyền, dừng lại ở những ngôi làng, thị trấn trên đường đi. Ở mỗi nơi ông Gandhi diễn thuyết, tấn công đạo luật muối là vô nhân đạo và đây là cuộc chiến đấu của những người cùng khổ. Dân chúng tiếp tế rau cải và nhiều người gia nhập hành trình muối của ông.
Hành trình 386 cây số của Gandhi đã được người dân Ấn của nhiều thành phố chứng kiến, ủng hộ. Những buổi mít tinh đông đảo xảy ra ở nơi ông dừng chân. Truyền thông thế giới hướng về "người đàn ông gầy gò nhỏ bé" đang được một đoàn người dài 3 cây số nhập dòng từ mỗi làng xã và mỗi ngày một tăng.
Tay không, chân đất họ tiến về bờ biển Ấn Độ Dương.
Ngày 5 tháng 4, 1930 Mohandas Gandhi và đoàn người lúc này đã vượt quá con số 50.000 đến bãi biển làng Dandi sau 23 ngày dài. 6:30 sáng, ngày 6 tháng 4, Gandhi vốc một nắm muối và công khai cùng với người dân Ấn thể hiện hành động bất tuân đạo luật của thực dân Anh. Biểu tượng lịch sử này đã dấy lên phong trào bất tuân phục với hàng triệu người dân Ấn chống lại những đạo luật muối.
Lúc ấy, Toàn quyền Anh chỉ biết nhìn và bất lực.
Đã quá muộn. Tại bãi biển Dandi không phải chỉ có mình ông Gandhi và vài người tùy tùng mà hơn 50.000 người Ấn không biết sợ hãi là gì. Đã quá muộn, cả nước Ấn, dân chúng Anh và thế giới đang chăm chú theo dõi và chấn động bởi những gì đang xảy ra tại bãi Dandi nhỏ bé, với người đàn ông nhỏ bé ỏ bờ biển Ấn Độ Dương.
Tất cả đều nằm ngoài dự đoán của toàn quyền thực dân Anh.
Tất cả đều nằm trong sự tính toán của Mohandas Gandhi.
Vũ khí duy nhất ông có khi ông ngồi trong ngôi nhà nhỏ ở làng Sabarmati là bộ óc chiến lược và sự khéo léo. Trên sân khấu chính trị, Mohandas Gandhi đã trình chiếu cho dân Ấn và thế giới thấy được sức mạnh khủng khiếp của quần chúng khi nó được chuẩn bị, tính toán bởi một chiến lược gia đại tài.
*
Mohandas Gandhi có lẽ sẽ khó thành công trong môi trường và bối cảnh VN ngày hôm nay nếu áp dụng 100% phương cách của hành trình muối. Trước cửa nhà ông sẽ có một đội ngũ công an của thực dân đỏ canh gác ngày đêm. Sẽ khó mà có được hành trình 23 ngày dài để từ 1 người trở thành một sư đoàn nhân dân nơi bờ biển cát.
Gần 70 năm sau, Mohandas Gandhi có lẽ cũng phải biến hóa chiến lược của ông nếu ông sống tại Serbia. Nhưng đã có 10 sinh viên đại học Serbia, rút tỉa những bài học tinh túy của ông để trong vòng 2 năm sau ngày khởi động, phong trào quần chúng của họ đã phát triển đến hơn 70.000 thành viên.
Tranh đấu đòi hỏi sự sáng tạo. Và chúng ta có thể học hỏi được từ nhà chiến lược vĩ đại này?
Trong kế hoạch hành trình muối của Gandhi có những điểm nền tảng: Công khai thách đố bộ máy cai trị (đối phương) bằng một đòi hỏi dân sinh, vừa phải đối với kẻ cai trị, nhưng ảnh hưởng đến đời sống của đa phần dân chúng (chúng ta) và tạo sự quan tâm của truyền thông (dư luận thế giới) bằng một "kịch bản" một người nhỏ bé phản kháng lại cả một guồng máy cai trị khổng lồ. Trong toàn bộ kế hoạch ông đều có những chuẩn bị kỹ lưỡng nhắm vào 3 đối tượng ở trên: gia tăng sự tham gia của người dân, tạo thế khó xử cho bộ máy cai trị và tạo sự quan tâm hay đồng tình từ dư luận.
Mohandas Gandhi không/chưa đề cập đến mục tiêu sau cùngđộc lập dân tộc trong chiến dịch này. Thông điệp của ông ngắn gọn: Muối là nhu cầu sống của dân Ấn và người dân Ấn phải được quyền tự mình sản xuất và buôn bán muối.
Monhandas Gandhi không/chưa kêu gọi quần chúng Ấn đứng lên chống lại chính phủ thực dân. Ông chỉ kêu gọi CÙNG NHAU bất tuân MỘT đạo luật bất công đang ảnh hưởng đến đời sống của từng người dân Ấn. Ông hiểu được tâm lý còn sợ hãi của dân ông.
Hiểu rõ đối tượng vận động, vận động để làm chuyện gì, mức độ phản kháng của người dân và phản ứng của đối phương lẫn dư luận... tất cả đều được tính toán để người dân vượt qua sợ hãi và tham gia.
Về mặt chiến lược: Monhandas Gandhi đã tạo ấn tượng cho toàn quyền Anh là "trận chiến đối đầu" với ông và 78 thành viên của ông sẽ xảy ra tại bờ biển Ấn Độ dương. Trên thực tế, Gandhi đã bắt đầu trận chiến ngay từ lúc ông ra khỏi nhà. "Mặt trận" thật sự của ông là những thị trấn, làng xã đi qua để ông ra quân phát triển thành hàng ngàn người trước khi đến "mặt trận miền biển". Trong suốt 23 ngày người dân "ra quân không thấy bóng quân thù". Họ bớt đi sự sợ hãi và nhập dòng. Sự sợ hãi giảm xuống theo tỉ lệ nghịch với con số gia tăng của đám đông. Đó là bí quyết của ông để từ đạo quân 78 người tăng lên 50.000 người.
Về mặt huy động quần chúng: Lời kêu gọi của Mohandas Gandhi chính là đôi bàn chân của ông. Người dân Ấn bước theo vết chân của ông trên hành trình dài 386 cây số và khát vọng của đích đến không phải là khát vọng của riêng ông, không phải là những điều to lớn, vô hình mà là nhu cầu hàng ngày, sát sườn, thấy được và sự bất công rõ rệt thể hiện bằng một nhúm muối nhỏ bé.
Hành trình Satyagraha đi qua 4 khu vực dân cư và 48 ngôi làng. Ở mỗi nơi, Gandhi gửi thành viên đến trước để nghiên cứu tình hình. Ở mỗi nơi, kế hoạch tuyển mộ người đã có sẵn, những hoạt động tại chỗ đều đã lên kế hoạch, và những chương trình khai thác truyền thông cũng đã được chuẩn bị.
Tại làng Aslali đầu tiên ông dừng bước, ông nói chuyện với 4.000 người, vận động sự gia nhập của dân làng, và những quan chức người Ấn tuyên bố chấm dứt hợp tác với nhà nước thực dân. Làng Aslali là bàn đạp quan trọng tạo trớn cho những chặng kế tới. Đó là chiến thuật của ông để từ đạo quân 78 người cuối cùng tăng lên 50.000 người.
Về mặt xây dựng biểu tượng: Trên hành trình muối này, người ta thấy một đoàn người màu trắng dài 3 cây số. Đó không phải là một ngẫu nhiên là một tính toán chiến lược của một người đã sống cách đây gần thế kỷ. Sức mạnh của quần chúng thể hiện ở sự đồng nhất, hình ảnh đồng đội của một đạo quân nhân dân. Mỗi cá nhân có cảm giác mạnh mẽ là một phần tử của đám đông hợp nhất. Khi đó, nỗi sợ hãi riêng tư của mỗi người đã được sự cộng hưởng của đoàn quân biến thành lòng can đảm. Và hình ảnh đạo quân đồng nhất màu trắng của y phục cổ truyền Ấn đó cũng tạo nên sự sợ hãi từ phía cầm quyền. Ngày 6 tháng 4 - ngày đánh dấu bất tuân phục - cũng được chọn lựa vì ý nghĩa của nó. Đó là ngày đầu tiên của "Tuần lễ Quốc gia".
Về mặt khai thác truyền thông: Nhiều tuần trước khi bắt đầu hành trình, Gandhi liên tục gửi thông tin đến truyền thông Ấn và thế giới. Với nhiều kịch tính trong ngôn ngữ, ông tạo nên sự hồi hộp theo dõi những gì sẽ xảy ra. Biểu tượng đoàn người màu trắng đã trở thành những tấm ảnh lạ và đẹp được các báo cho lên trang nhất và truyền thông thế giới đã trở thành những con mắt "cú vọ" vô tình tiếp tay ông theo dõi "những người Ăng Lê có truyền thống quý phái - gentlemen" sẽ phản ứng ra sao. Toàn bộ hành trình muối đã được Mohandas Gandhi chu đáo dàn dựng như một vở kịch vĩ đại buộc truyền thông Ấn Độ, Âu châu và Hoa Kỳ phải chạy theo để đưa tin. Mọi hành xử, trấn áp của tập đoàn thực dân Anh đối với ông và quần chúng sẽ được cả thế giới biết đến.
Về mặt thực lực cốt lõi: Gandhi khởi hành với 78 thành viên. Họ là những "ashram" thân cận nhất của ông. Đây là thông điệp quan trọng và là nhu cầu căn bản cho việc tiến hành một kế hoạch, hoặc xây dựng một phong trào: Muốn có một đám đông hàng ngàn người thì người lãnh đạo phải có khả năng thuyết phục vài chục người để hình thành nên một tập hợp nòng cốt. 78 thành viên này lịch sử không nhắc nhiều đến tên tuổi nhưng chính là con tim và linh hồn của hành trình muối mà trong đó Mohandas Gandhi là bộ óc thần kỳ. Không có họ và chỉ có mỗi Gandhi, lịch sử nước Ấn chưa chắc đã có được hành trình muối để ghi lại.

Thế đánh và mục tiêu:

Mục tiêu của Mohandas Gandhi khi bốc một nắm muối thể hiện hành động bất tuân điều luật vô lý của thực dân Anh? Thực dân Anh ban đầu nghĩ đó là mục tiêu thách đố của ông. Người dân Ấn ban đầu cũng tưởng đó là mục tiêu của ông và nó đáp ứng với khát vọng đời sống của họ. Nhưng không, đó chỉ là chiêu thức cho một mục tiêu ngắn hạn hơn là mục tiêu tối hậu. Bằng kế hoạch tinh vi, khéo léo, đầy trí tuệ, Gandhi và những thành viên của ông đã từng bước mở cho người dân Ấn một mục tiêu cao hơn: danh dự của người dân Ấn. Hành trình muối của ông đã đánh thức cả dân tộc Ấn. Và đó là mục tiêu CHIẾN LƯỢC (dài hạn) của ông. Với CHIẾN THUẬT (ngắn hạn) của ông, trong vòng 23 ngày và 386 cây số miệng nói chân đi, thành viên của ông đã từ con số 78 nâng lên con số 50.000 tại bãi biển Dandi. Và đó là tập hợp những con người hành động, nhân tố nền tảng của công cuộc vận động toàn dân giành lại độc lập cho Ấn Độ.
*

Slobodan Djinovic - Phong trào Otpor - ảnh VĐH
Theo thói quen, chúng ta thường chú trọng nhiều vào ước muốn thể hiện qua cái gọi là mục tiêu. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn của một tiến trình tranh đấu lâu dài, ước muốn không tự nó làm nên thành quả. Như Slobodan Djinovic, một thành viên sáng lập Phong trào Otpor chia sẻ khi gặp nhau ở Belgrade "Hãy tập trung vào khả năng và đừng tập trung vào ước muốn".
Xây dựng khả năng, gia tăng thành viên, mở rộng network, đào tạo kiến thức... là mục tiêu thật sự cho từng chiến dịch ngắn hạn trong giai đoạn đầu. Mỗi tiến trình của công việc luôn luôn đặt câu hỏi: Việc này sẽ giúp có thêm bao nhiêu người? Kết quả của kế hoạch có tạo NỀN TẢNG để mở rộng sự tham gia hay chúng ta lại bắt đầu lại từ đầu mỗi lần trong tương lai?...
"Đôi khi công việc là phương tiện để tìm kiếm sự tham gia": Kế hoạch này có những CÔNG VIỆC để nó là cơ hội cho một số bạn tham gia, lãnh trách nhiệm?
"Đôi khi công việc là cơ hội để gia tăng kiến thức": Mỗi thành viên học hỏi được gì sau khi làm những việc này?
"One at a time revolution - and it's a revolution of number" - Hãy làm cách mạng với từng người một và đó là cuộc cách mạng của con số người" Slobodan Djinovic, người lãnh đạo phong trào Otpor thành công, sau đó sang Georgia hỗ trợ phong trào Kmatra! với Cách mạng Nhung, và cuộc Cách mạng Cam tại Ukraine, đã chia sẽ bí quyết thành công của anh như vậy.
Mọi việc làm dù mục tiêu cao cả đến đâu, dù có gây được khó khăn cho bộ máy độc tài, nhưng sau đó vẫn chừng đó một nhúm người là một kế hoạch thất bại. Một việc làm dù được dư luận ca ngợi đến đâu (hào hùng, can đảm, nhiệt tình, yêu nước...) nhưng sau đó gây thêm sự sợ hãi trong quần chúng cũng không nên xem là một thành công. Làm thế nào để người dân vượt qua sợ hãi để tham gia mới là mục tiêu, mới là thành công, mới là chiến thắng.
Bài học của Gandhi, giúp được gì cho chúng ta khi đối chiếu với những gì đã được thực hiện tại Việt Nam? Câu hỏi này dành chung cho những người đặt trọng tâm, thì giờ, công sức vào việc chuẩn bị, lập kế hoạch, xây dựng thực lực và không rành viết tuyên ngôn. Vũ Đông Hà

image001_35.jpg

Những ngôi nhà tôi thuê, thường ở trong kiệt sâu, có một đặc điểm là có rất nhiều chuột. Nửa đêm, tôi bị thức giấc bỡi lũ chuột. Tôi hết sức bực mình, thức dậy, bật điện và tìm nó đập “cho chết”. Chuột là loài vô cùng khôn, chúng trốn rất giỏi, sau một hồi vật vã tìm, truy đuổi, tôi cũng không đập được chúng.
Chuột là một động vật sống cấp thấp nhưng chúng cũng biết chạy trốn các rủi ro để bảo tồn sự sống cho mình. Mỗi sinh vật sống, đều có nhu cầu bảo tồn sự sống chính mình. Đó là qui luật căn bản đầu tiên của sự sống. Con người cũng vậy.
Là một động vật bật cao, con người khác các loài vật khác. Theo tôi, mỗi chúng ta thực hiện hai chức năng sống, cấp thấp là bảo tồn sự sống, cấp cao hơn là thực hiện ý chí sống. Đây là điều nâng tầm con người lên trên những thực thể sống khác. Con người có văn minh, có cao thượng là nhờ thực hiện sống theo ý chí sống.
Là một cơ thể sống, đầu tiên chúng ta phải tìm cách bảo tồn sự sống: ăn uống, tránh các mối hiểm nguy, tìm nơi an toàn, tranh đấu với kẻ thù,… Bản năng sống của con người vô cùng mạnh mẽ (vì nó có trí khôn).
Lẽ tự nhiên, chúng ta luôn né tránh việc rủi ro-liên lụy, tìm nơi an toàn cho mình và gia đình.
Nhiều bạn bè đã khuyên tôi “nên né cặp vợ chồng Lê Anh Hùng - Lê Thị Phương Anh, họ đi đâu là gây rắc rối đó, việc họ làm dính đến ông rất to, chắc chắn chính quyền không để yên cặp vợ chồng này, dính vô sẽ liên lụy, mệt lắm,…”.
Nghe lời bạn khuyên, tôi chợp nghĩ đến những chủ nhà trọ, những người đã né tôi, chỉ vì nghe ai đó nói tôi là “thành phần không tốt, phản động”. Vì một chút sợ liên lụy mà họ từ bỏ công lý, từ bỏ quyền công dân (quyền cho người khác thuê nhà), thậm chí là quên đi nghĩa vụ một công dân tốt nên làm. Một xã hội mà phần lớn con người đều né, thì liệu có còn là một xã hội lành mạnh, văn minh?
Qua thông tin trên mạng, tôi biết một số việc làm của anh chị (Hùng-Anh), nhưng tôi nghĩ đó là chuyện riêng của họ. Là một người viết lách, tôi quan tâm đến quốc pháp và công lý. Tôi thấy vụ việc họ và bạn bè bị nhân viên công lực khám (theo tường trình thì đạp cửa xông vào-điều này cũng xảy ra với tôi hôm tối 18.12.2013) nơi ở giữa đêm khuya (tối 7.12.2013), mời về đồn, tịch thu tài liệu, tài sản như vậy là trái pháp luật. Tôi đi đến để ủng hộ họ đơn giản là đến để chứng giám cho công lý và sự thật.
Tôi cũng có thân xác là thịt da, cũng được sinh ra và nuôi dưỡng từ bố mẹ, cũng có gia đình vợ con như bao người; cũng biết đâu là hiểm nguy, đâu là an toàn. Tôi cũng biết Né. Tuy nhiên, sau một phút đắn đo để né, tôi nghĩ đến đến xã hội, nghĩ đến trách nhiệm của mình. Đồng ý là con người nên biết Né, nhưng không nên quá né, né tất cả.
Tôi nhớ đến những giọt máu quí giá mà tôi nhận được khi vô (bệnh) viện, tôi nghĩ nếu họ cũng Né (cho máu sẽ làm ảnh hướng sức khỏe) thì có lẽ tôi không còn sống đến hôm nay, rồi tôi nghĩ đến những con người nghĩa khí khác. Xã hội sẽ ra sao nếu họ Né hết?
Tôi biết mình sức yếu, chỉ có thể phù hợp với viết lách nhưng khi cần sự hiện diện của tôi ở quan café, lòng đường để chứng giám, lên tiếng ủng hộ hay bảo vệ công lý, tôi vẫn sẽ làm, không từ nan hay né tránh.
Chúng ta sống, thụ hưởng từ xã hội và có trách nhiệm kiến tạo xã hội. Trong xã hội, nếu nhiều người thụ hưởng và né thì những người kiến tạo xã hội sẽ thêm gánh nặng-cứ thế, thêm một người né thì gánh thêm nặng, đến lúc sẽ đè bẹp những người quả cảm, hào sảng, những tinh hoa của dân tộc.
Tôi không muốn làm anh hùng, cũng không mê muội làm thiêu thân, tôi sống với sự tỉnh táo của ý chí và muốn làm những điều mình cho là đúng-nên làm trong khả năng mình có thể.
Tôi cũng sẽ Né khi biết rằng gánh đã quá nặng (vợ con, bố mẹ quá đau khổ); biết rằng việc mình làm là vô ích - khi người Né nhiều quá!
Tây Sơn, 28/12/2013
Nguyễn Văn Thạnh
Năm 2013: Năm thất bại của Tổng thống Obama
WASHINGTON – 27/12/2013 – Có thể Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama muốn nắm lại năm 2013, mặc dù có những ngờ vực ông khó có thể thay đổi bất cứ điều gì.
Vào đầu năm, TT hứa hẹn sẽ biến Hoa Kỳ thành một xã hội bình đẳng hơn về kinh tế và ý thức xã hội. Cuối năm, ông kết thúc bằng lời xin lỗi và những câu nói trống rỗng.
Luật kiểm soát súng, cải cách thuế vụ, cải cách nhập cư, vấn đề ngân sách, tất cả đều thất bại trong năm 2013. Vào đầu năm (2013) hy vọng có thể giành được sự hỗ trợ của lưỡng đảng cho mọi sáng kiến ​​của ông đã tiêu tan nhanh chóng bởi hạ viện với những đảng viên Cộng Hòa, mà theo như lời Thượng nghị sĩ Cộng hòa Pat Toomey, không có ý định cho TT bất kỳ chiến thắng nào.
Sau đó, để kết thúc chuỗi dài thất bại, TT Obama đã làm hỏng việc khi cho khai triển chương trình Đạo Luật Chăm sóc Sức Khỏe của ông. Điều này đã làm sụt giảm thảm hại con số ủng hộ ông. Vào tháng Giêng, số ủng hộ mà ông tự hào là 52 phần trăm. Đến tháng 12 cuối năm, con số này đã tuột xuống còn 39 phần trăm, mức thấp nhất trong cuộc đời tổng thống của ông.
"Chính sách đối nội, mục tiêu chính của ông vẫn chưa được hoàn thành", Ông Peter Hanson, một nhà khoa học chính trị Đại học Denver cho biết như vậy.
Chính sách đối ngoại thì khá hơn. TT. Obama đã giữ Hoa Kỳ tránh khỏi đi sâu vào cuộc chiến ở Syria và đã thành công giải giáp vũ khí hóa học của chế độ Assad. Thật ra đây chỉ là một sự may mắn hơn là do kế hoạch dự trù của ông, nhờ vào sự can thiệp bất ngờ của Nga.
"Chúng ta đã gặp một thảm họa đáng xấu hổ về cuộc bỏ phiếu cho sự cam kết quân sự vào Syria”, Norm Ornstein, một chuyên gia quốc hội tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho biết. "Nếu không có hành động của Nga, đó sẽ là một trở ngại lớn lao."
TT. Obama đã cưỡng được áp lực của Israel về biện pháp trừng phạt Iran mạnh mẽ hơn có thể dẫn đến một phản ứng quân sự đối với chương trình hạt nhân của nước này. Ông cùng với năm cường quốc khác trên thế giới ký một thỏa thuận sơ bộ mà ông hy vọng sẽ dẫn đến giải pháp hòa bình và phủ nhận khả năng vũ khí hạt nhân của Iran.
Ông Ornstein nói tiếp: "Sự thỏa thuận về Iran có thể hoặc không thành công, nhưng thực tế là chúng ta đã tham dự rất nghiêm chỉnh vào vấn đề Iran lần đầu tiên trong vòng 30 năm qua, đó là một sự kiện đáng kể."
Nhân viên NSA Edward Snowden tiết lộ bí mật vẫn là một vấn đề quan trọng. Người dân Hoa Kỳ - và nhiều nước khác - được biết chính phủ của họ giám sát mọi khía cạnh đời sống của họ. Các cú gọi điện thoại, thẻ tín dụng, email, Facebook, Twitter v.v…, đã được thu thập bằng cách này hay cách khác.
Một lần nữa TT. Obama tỏ ra yếu kém và thiếu khả năng khi không thể theo dõi hành động của Snowden hoặc ngăn chặn những rò rỉ của anh ta, dấu hiệu của một tổng thống quá yếu mềm. Gần đây TT đã tạo cho Snowden một điểm son khi khởi đầu cuộc tranh luận về các giới hạn và sự nguy hiểm của việc giám sát (thông tin).
Tuy nhiên đối với cử tri, chính sách trong nước mới là đáng kể với họ. Sự tuột dốc tỉ lệ ủng hộ của dân chúng không thể hoàn toàn đổ lỗi cho đảng Cộng hòa. Khi trang web (Obamacare) chưa sẵn sàng mà TT đã cho khai triển chương trình Obamacare là một sự phá hủy những lợi thế ông đã đạt được khi ông đứng vững chống lại sự đóng cửa chính phủ tháng Mười gây ra bởi hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Không có sự kết thúc mỉa mai nào trong trận chiến này. Mục tiêu của đảng Cộng hòa là quyết không tài trợ và tiêu diệt Obamacare. Họ đã chịu một sự thất bại to lớn sau đó (bầu cử năm 2012). Nhưng chỉ vài giây sau, TT Obama đã đẩy chiến thắng cho họ (CH) khi trang web (healthcare.org) của mình chết ngay lúc mới vừa chào đời. Đột nhiên, sự quản lý yếu kém của TT đã đe dọa tiêu hủy tất cả những điều tốt đẹp của chương trình nhằm cung cấp chăm sóc sức khỏe cho 45 triệu người dân Mỹ.
Nhưng tình trạng bất ổn càng đi sâu hơn. Trong năm năm ở tòa Bạch Ốc, TT. Obama đã thất bại giải quyết sự bất bình đẳng kinh tế. Đại đa số người Mỹ làm việc cực nhọc hơn nhưng thu nhập lại ít hơn.
Bài phát biểu khai mạc đầy tính hùng biện với người dân Mỹ "chúng ta đã đúng với tín điều của chúng ta là khi một cô bé sinh ra trong cảnh nghèo nàn ảm đạm biết rằng cô sẽ có cơ hội đồng đều để thành công như bất cứ ai khác" đã nhanh chóng tan biến khi mọi người đều nhận ra rằng hoàn cảnh kinh tế của cô bé gái đó không hề tốt hơn, và, hoàn toàn ngược lại, họ đã trở nên tồi tệ hơn.
Dấu hiệu đáng kể nhất cho sự thất bại của TT Obama là khoảng cách thu nhập quốc dân. Một nghiên cứu của nhà kinh tế Emmanuel Saez đại học Berkeley cho thấy kể từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 thu nhập của 1 phần trăm người cao nhất tăng 31 phần trăm trong khi 99 phần trăm khác chỉ tăng ít ỏi 0,4 phần trăm.
Điều này có nghĩa rằng sự gia tăng thịnh vượng tiếp tục đổ vào túi những người giàu có trong khi phần còn lại của đất nước vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn để có thể bắt kịp những gì mà họ đã có cách đây năm năm.
Như ông Saez đã chỉ ra, cuộc đại suy thoái năm 2008 đã xóa sổ tất cả những lợi tức thu nhập của 99 phần trăm người dân kể từ năm 2002, trong khi đó 1 phần trăm không những giữ lại được lợi tức của họ, mà còn được bổ sung thêm.
Tăng thuế đánh vào người giàu là một trong những cách để đạt được lực kéo cho tầng lớp thấp và trung bình. Tuy nhiên, những tỉ giá đánh thuế vẫn duy trì ở gần mức thấp kỷ lục. Những người giàu có vẫn phải trả tỉ số mức thuế thấp hơn so với các quản gia, đầu bếp và nhân viên quét dọn.
Mức lương tối thiểu liên bang đã không chuyển động từ 7,25 $ trong nhiều năm. Một người với mức lương tối thiểu và làm việc toàn thời chỉ kiếm được $ 15,080 một năm, được xem như dưới mức nghèo khổ cho một gia đình. Đạo luật lương tối thiểu của ông Obama, nhắm sẽ tăng lương cơ bản 10,10 $ một giờ, vẫn chưa đến được sàn Thượng viện mặc dù được kiểm soát bởi đảng Dân chủ.
Ông Obama đổ lỗi rất nhiều cho sự thiếu tiến bộ của ông đối với đảng Cộng hòa hiện kiểm soát Hạ viện. Ông nói với các nhà tài trợ giàu có trong cuộc họp riêng ở Los Angeles tháng trước: “Rào cản lớn nhất và trở ngại cho chúng ta hiện nay là Quốc hội, và đặc biệt là ở Hạ viện.".
Sự chia rẽ giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa dường như quá lớn đến nỗi không có sự thương lượng nào có thể hàn gắn. Kết quả là TT. Obama kết thúc năm 2013 với rất ít nỗ lực đã được thực hiện.
"Nếu điều lớn nhất mà bạn có thể chỉ ra trong năm nay khi bạn thương lượng khéo léo về một điều gì đó mà vẫn còn dẫn đến việc đóng cửa chính phủ, điều này sẽ không làm bạn vui mừng chút nào." Ornstein nói. (*)
William Marsden
BT lược dịch
Triết lí chính trị nào cho chúng ta?
Bỏ mặc vận mệnh của quốc gia để chăm chút cho bộ lông của mình thêm sặc sỡ, cho cái hang thêm đẹp đẽ - dù có lương thiện cũng là cái lương thiện của người hèn nhát. Đó là cái lương thiện của những người Plato muốn ám chỉ trong lời sau: cái giá phải trả của những người lương thiện mặc kệ chuyện quốc gia đại sự, là nó sẽ bị một bọn gian ác thống trị...
Những bích họa của Ambrogio Lorenzetti
ambrogio_lorenzetti2.jpg
Họa sĩ Ý Ambrogio Lorenzetti vào thế kỉ 14 có vẽ lên tường của công đường Palazzo Pubblico ở thành phố Siena một số bích họa mà người đời sau gọi là Phúng Họa Chính Trị Tốt và Chính Trị Xấu. Trên những bích họa ấy, tượng trưng cho chính trị tốt là một người thống trị quang minh chính đại ngồi trên ngai cao, xung quanh là những hình tượng biểu thị những đức lành như dũng khí, công chính, đại độ, hòa bình, nghiêm cẩn, và tiết chế. Đứng trước ngai vàng là một nhóm công dân, liên kết với người thống trị bằng một sợi dây, biểu tượng cho sự hòa hợp giữa nhà cầm quyền và công dân. Hoa trái của sự cai trị tốt đẹp này vẽ trên bức bích họa kế tiếp: ở thành thị trật tự và sung túc nghệ nhân trau chuốt tác phẩm, thương nhân buôn bán qua lại, người giàu có cưỡi ngựa hoa đi dạo, và thanh niên xúm nhau lại nhảy múa. Có người đang ra ngoài thành đi săn, lại có người mang lợn vào phố bán. Ở thôn quê nông dân làm đất và gặt lúa. Ở trên cao bức họa có một người tượng trưng cho sự An Ninh cầm dải băng viết những dòng này:
Chừng nào xứ sở này còn được nữ thần này thống trị thì mọi người đi về tự do mà lòng không mảy may lo sợ, ai cũng cày bừa và thu hoạch, vì bà đã tước hết quyền lực khỏi tay kẻ gian ác.
ambrogio_lorenzetti.jpg
Bức bích họa ở tường đối diện tượng trưng cho chính quyền tà ác. Một kẻ cai trị hung ác được bao quanh là những hình tượng biểu thị thói tham lam, tàn bạo, và ngạo mạn. Thành phố bị binh lính kiểm soát, còn nông thôn thì tiêu điều và thảo khấu hoành hành. Đối với hình tượng An Ninh bên kia thì bên này là hình tượng Sợ Hãi trương dải băng viết những dòng sau:
Vì ai cũng tranh lợi cho mình nên trong thành phố này Công Lí bị hạ bệ trước bạo quyền; người qua lại trên con đường này không ai là không lo mất mạng, vì cổng thành nào cũng có trộm cướp rình rập.” (i)
Những bức tranh này vẽ cách đây 700 năm, nhưng nói lên cái bản chất và tác dụng của chính trị hoàn toàn chính xác. Chính trị lành mạnh thì dân chúng được tự do, đời sống phong phú, an ninh hơn. Chính trị tàn bạo thì dân chúng bị áp bức đủ mọi bề, đời sống khốn cùng, công lí bị mất, nhường chỗ cho bạo lực, bất công; và nhà cầm quyền muốn duy trì quyền lực của mình trên sự đau khổ của đại chúng thì không còn cách nào khác hơn là dùng sức mạnh và quân đội để trấn áp người dân. Người Phương Đông chúng ta nói, hà chính mãnh ư hổ, là để chỉ sự khốc hại của những nền chính trị hà khắc ấy.
Cần chính trị để bảo đảm nhân quyền Triết gia chính trị John Locke nói mỗi con người sinh ra đều bình đẳng về ba quyền: quyền bảo đảm mạng sống, quyền tích trữ của cải riêng, và quyền tự do. Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc quy định những quyền tối thiếu ai cũng được hưởng, và tùy theo tiêu chuẩn của từng xứ sở mà cư dân hưởng được thêm nhiều hay ít quyền khác, nhưng ba quyền trên là trọng yếu mà nếu thiếu nó, thì không ai sống xứng với nhân phẩm.
Người công dân làm sao bảo đảm được những quyền ấy cho mình?
Thử tước đi mọi định chế của xã hội văn minh, trở về tình trạng cạnh tranh sinh tồn tự nhiên, thì mạng sống của mỗi người không có gì bảo đảm, của cải họ tích trữ được sẽ là cái đích cho kẻ khác rình rập. Mỗi người chỉ có thể dựa vào sức mạnh và trí khôn của mình để sinh tồn, và nếu họ có cộng đồng thì cộng đồng đó phải mạnh hơn những cộng đồng khác để khỏi bị tiêu diệt. Mọi người trong xứ sở gọi là quốc gia đó cần một sức mạnh để ngăn những người cạnh tranh khác xâm phạm thân thể, mạng sống, và của cải của họ.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta làm giao kèo với nhau, và ai dám tin đối phương sẽ tuân thủ giao kèo trọn vẹn? Khi họ phá giao kèo thì cứ gì để phạt họ, bắt họ đền bù thiệt hại? Quốc gia cần những công trình lớn để việc mưu sinh hóa ra thuận tiện mà sức một nhà, một làng không kham nổi. Cho những công trình chung ấy, ai bảo đảm mọi người trong quốc gia sẽ đóng góp một cách tương xứng? Và khi đóng góp rồi thì ai sẽ điều hành việc xây dựng để nó khỏi bị đình trệ hoặc bòn rút? Ai đứng ra bảo vệ sự công bằng trong giao thiệp hàng ngày của chúng ta? Ai sẽ bảo đảm sự công bằng trong phân chia tài nguyên quốc gia mà tổ tiên và tự nhiên trao cho, vì chúng ta không thể để mặc một nhóm người có sức mạnh và phương tiện độc chiếm tài sản ấy để làm lợi cho họ và tàn phá môi sinh, di hại đến con cháu chúng ta? Và nếu có ngoại xâm thì chúng ta lấy gì chống đỡ và ai đứng ra điều hành sự kháng chiến để dân tộc khỏi bị diệt vong?
Rõ ràng là theo chủ trương vô chính phủ thì xã hội con người có nguy cơ trở lại lối sống tàn khốc và hỗn loạn của cầm thú. Kiểu quản lí làng xã cũng không thích hợp vì có những quốc sự lớn lao mà sức một làng không kham nổi.
Công dân cần một lực lượng đại diện cho ý chí của họ, bảo đảm cho họ nhu yếu sinh tồn và những quyền trọng yếu. Lực lượng đó là nhà nước và những định chế chính trị: hiến pháp, pháp luật, chính phủ, cảnh sát, quân đội, và tòa án.
Nhưng chính trị kiểu gì mới thích hợp cho mục đích tối thượng là bảo vệ và làm thăng hoa con người?

Khế ước xã hội

Công dân chỉ chấp nhận trao quyền lực chính trị cho một nhà nước đại diện cho ý chí của họ. Họ cần một nền chính trị tạo được nhiều hạnh phúc nhất cho nhiều người nhất. Không ai trao quyền lực cho một nhóm người để họ có phương tiện áp bức mình.
Xét nhu cầu tối thượng của mỗi người và mục đích thành lập nhà nước như vậy, thì hình thức hợp lí nhất của nhà nước là một khế ước xã hội. Trong khế ước đó, người dân ủy thác quyền lực chính trị cho nhà nước, và những người cầm quyền sẽ dùng quyền lực ấy phục vụ quốc dân theo những nguyên tắc được quốc dân chấp nhận.
Trong khế ước đó giữa quốc dân và nhà nước, hiển nhiên quốc dân là người làm chủ – quốc dân góp thuế để trả lương cho lực lượng công quyền, mọi công trình và định chế của quốc gia đứng được là đều nhờ đóng góp của quốc dân. Nhà cầm quyền muốn chính danh phải đại diện được cho quốc dân, và phải kham nổi nhiệm vụ bảo đảm tính mạng, của cải, tự do, và công lí cho công dân. Công dân là chủ khế ước, thì có quyền kiểm soát sự thực thi quyền lực chính trị. Họ có quyền chất vấn nhà cầm quyền đã sử dụng những định chế và quyền lực chính trị vào mục đích gì? Có phục vụ nhu yếu của công dân không không? Của cải quốc gia dùng vào việc gì, làm lợi cho ai? Nếu nhà nước làm không đúng, hay có những mối ưu tiên khác, thì như mọi giao kèo khác trong đời sống hàng ngày bị phá vỡ, công dân có quyền ngưng khế ước, để lập một nhà nước khác hữu hiệu hơn.
Quyền lực chính trị mà lệch ra ngoài cái mục đích tối thượng ban đầu, thì mọi phục sức bằng ngôn ngữ, học thuyết đều không bảo đảm được tính chính danh của nhà cầm quyền. Không có tính chính danh ấy thì khế ước đã bị xé bỏ, quyền lực chính trị chỉ còn lại là sự áp đặt bằng sức mạnh ý chí và tham vọng của một nhóm người lên toàn quốc dân.

Đức trị và uy quyền thần thánh của quốc vương

Ngày xưa, Lorenzetti cho rằng nhà cầm quyền tốt phải là một bậc quân vương anh minh hội tụ đủ những đức nhân bản. Plato cách đó hơn ngàn rưỡi năm trong cuốn Republic cho rằng chính thể lí tưởng nhất sẽ do thánh vương cai trị, vì quốc dân sẽ hưởng ơn mưa móc từ đức độ và tài năng của quốc vương kiêm triết nhân. Cậy vào tài trí và đức công chính của nhà lãnh đạo để mang lại công lí và hạnh phúc cho xứ sở, đó là đức trị. Những oan trái trên công đường của Bao Công có thể kì vọng ở một kết thúc có hậu, vì cầm cân công lí là một người vô vị lợi, dũng cảm, và nhân hậu. Trong đức trị, công lí không cần sự bảo đảm của luật pháp, mà tùy thuộc vào tập tục, ý thức luân lí, và tài trí của người thống trị. Chẳng may quan tòa là một tham quan như Hòa Thân thì công lí phải hạ bệ cho cái ác lên ngôi.
Ngày nay, chúng ta biết rằng đức trị là cả một rủi ro. Giao phó quyền lực vào tay một lãnh tụ là liều lĩnh, vì tư cách của lãnh tụ rất dễ suy bại trong cái tháp quyền lực. Như Lord John Acton nói, quyền lực dễ làm cho người ta hư, và quyền lực tập trung tuyệt đối vào tay một người hay một nhóm người nhất định sẽ suy bại.
Nhưng chính thể chuyên quyền nào cũng có lí do biện minh cho quyền lực của nó. Ở châu Âu thế kỉ 16, đối phó với quần chúng thách thức quyền lực của hoàng tộc, phái quân chủ lập nên thuyết uy quyền thần thánh của quốc vương. Thuyết này cho rằng quân vương, như vua Louis XIV của Pháp, có uy quyền thần thánh riêng, nhận từ tay Thượng Đế, vì vậy mà không có người, luật, hay hiến pháp nào giới hạn được họ. Chống lại quân vương tức là cũng chống lại Thượng Đế. Thế quyền gắn với thần quyền tạo nên những chế độ quân chủ chuyên chế khắc nghiệt. Vì thế mà có những phong trào phục hưng tôn giáo ở châu Âu tìm cách tách thế quyền đó ra khỏi thần quyền, và những cuộc cách mạng chống quân chủ ở châu Âu cũng đả kích giáo lí Công Giáo. Ở những chế độ phong kiến phương Đông, nhà vua có những quyền bất khả xâm phạm, họ thường xưng là thiên tử, thế thiên hành đạo, cho rằng ý vua tức ý trời.
Những chính thể độc tài ngày nay cũng cho rằng uy quyền của nó là tuyệt đối. Nhà cầm quyền thường biến chính trị thành một lãnh địa riêng của họ, và trong cái lãnh địa đó, họ mặc sức thao túng quyền lực để thỏa tham vọng của họ. Họ hành xử theo kiểu ý vua tức ý trời: nghị quyết của đảng là tối thượng mà quốc hội không thể không phê chuẩn, và họ ngang nhiên viết vào hiến pháp rằng đảng là lực lượng duy nhất có đủ tư cách lãnh đạo nhà nước.
Vắng bóng pháp luật, hoặc pháp luật hóa bất lực, quyền lực không có đối trọng, không có kiểm soát, nên cái mà ban đầu người ta trông mong là đức trị nhường chỗ cho bạo quyền. Bên ngoài lãnh địa hắc ám đó, người dân bị che lấp mà tin rằng quốc gia đại sự phải phó thác hết cho chính quyền, tệ hơn nữa là họ tin rằng bước chân vào lãnh địa chính trị đó là tội ác ghê gớm, có thể trả giá bằng tự do hay cả mạng sống của mình.
Đức trị đã hóa ra lỗi thời. Nhân loại đã tìm ra được một triết lí chính trị sáng sủa, dẫn đạo cho nhiều quốc gia hình thành một nền chính trị minh bạch, xứng hợp với con người và làm cho đời sống của con người bình đẳng và tự do hơn. Đó là pháp trị.

Pháp trị

Pháp trị là thực thi chính trị bằng luật lệ và nguyên tắc thành văn. Khái niệm pháp trị đã được loài người bàn luận từ thời Hi Lạp và La Mã cổ. Aristotle bác lí tưởng đức trị của Plato, lập luận rằng thánh vương vẫn là con người và dễ bị cảm xúc, tham vọng và phiến hoặc chi phối. Aristotle cho cai trị bằng luật pháp an toàn hơn, vì luật được làm ra trong các hội lập pháp khi các nhà lập pháp tỉnh táo nhất. Qua thời La Mã thì Đế Quốc La Mã đã đưa vào áp dụng trên toàn cõi bộ Luật La Mã, là bộ luật mà triết gia kiêm nghị sĩ Cicero khen là đã tụ hội đủ lí trí và minh triết của thánh hiền. Lối pháp trị đó lưu truyền ở phương Tây qua Giáo Luật của Công Giáo, phổ thông luật pháp (common law) của Anh, và kết tinh trong luật hiến pháp của Mĩ. (ii)
Theo pháp trị, thì pháp luật là quyền lực tối cao, những người nắm quyền lực chính trị cao nhất đều phải chịu phán xét của pháp luật. Pháp trị khiến cho nhà cầm quyền khó lạm dụng quyền lực, giúp công dân kiểm soát được quyền lực chính trị và cấm chỉ được nạn chuyên chế.
Một lợi thế khác của pháp trị là công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bất luận địa vị, danh tiếng, hay tài sản. Tổng thống hay đại phú gia phạm luật cũng bị trừng phạt như thường dân, và ta thường thấy nhiều bằng chứng cho nguyên tắc này của pháp trị tại các nước có pháp trị vững như Anh, Mĩ, Nhật. Không có pháp trị thì cũng không có công lí, và bằng chứng của hệ lụy này thường có đầy rẫy ở những xứ bị nạn độc tài hoành hành.
Pháp trị có thể bảo đảm công lí, nên nhà nước pháp trị không nhất thiết phải có nhiều lãnh đạo xuất chúng. Ưu điểm này khiến cho pháp trị trở thành yếu tố nền tảng của chính thể dân chủ và cộng hòa hiện đại.

Một triết lí chính trị nhân bản

Khế ước xã hội, pháp trị, cùng những định chế kiểm soát quyền lực, là tinh hoa trong triết lí chính trị của nhân loại. Nó được thử nhiệm, điều chỉnh và ứng dụng trước hết ở Mĩ, Tây Âu, rồi sau nhờ mang lại hoa trái là thịnh vượng và tự do cho những quốc gia lựa chọn nó nó mới được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.
Có lẽ trong giai đoạn hắc ám này của đất nước, chúng ta phải:
* Dẹp bỏ thói tự mãn về 4000 năm văn minh của chúng ta, và nhìn thẳng vào thực trạng xã hội và chấp nhận chúng ta là một nước nhược tiểu lạc hậu trong thế giới hiện đại,
* Gác hết mọi ân oán và vinh quang hão trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn do xung đột ý thức hệ gây ra, và tỉnh táo trước những hiểm họa ngoại xâm nó đưa chúng ta tới chỗ nô lệ hoặc diệt vong, và
* Thoát li những ảo tưởng về cái gọi là chủ nghĩa xã hội, cùng những thành kiến hẹp hòi về chủ nghĩa tư bản, về thị trường cạnh tranh tự do, và nhận rằng chính thể cộng hòa dân chủ và tự do là nền chính trị phổ quát, nó linh hoạt và giúp quốc gia tiến tới chỗ hưng thịnh mau nhất.
Nền chính trị dân chủ đó đơn giản chỉ là phương tiện giúp chúng ta thăng hoa được những giá trị nhân bản, xây dựng một quốc gia tự do, và hưởng một cuộc sống an ninh và sung túc. Nó không phải là chính thể lí tưởng nhất, nhưng chúng ta dễ tránh được nạn lạm dụng quyền lực của nhà cầm quyền, và khi nhà cầm quyền lạm dụng quyền lực làm phương hại đến quốc gia thì quốc dân còn có phép mà truất phế họ.
Cái tinh hoa của triết lí chính trị đó là kết tinh của những bộ óc siêu quần sáng lập ra nền chính trị dân chủ hiện đại. John Locke, Jean Jacques Rousseau, John Stuart Mill, Thomas Jefferson, Alexander Hamilton – những tổ sư của triết lí chính trị dân chủ hiện đại đó khi cống hiến tư tưởng cho nhân loại thì cũng không ngoài mục đích cải thiện cách quản trị quốc gia và làm cho đời sống xã hội của nhân loại có trật tự và dễ chịu hơn. Họ cống hiến để làm cho xã hội loài người khác sự hợp quần của súc sinh, chứ không để làm của riêng cho phương Tây. Bàn về nhân phẩm thì người châu Á, người châu Âu, người châu Phi cũng đều bình đẳng như nhau, và hạnh phúc thì Đông, Tây hay Phi cũng đều chịu những luật tâm lí và sinh lí chi phối như nhau. Chỉ có khác biệt về những chỉ số kinh tế-xã hội giữa các quốc gia mà thôi, nhưng các chỉ số đó cao hay thấp lại do nền chính trị tại mỗi nước chi phối. Người Việt, người Hàn Quốc, người Nhật, người Trung Hoa, hay Mĩ, hay người Anh ai cũng mong có giáo dục tốt, có việc làm, có nhà ở, có chăm sóc y tế, có xe và đường sá đi lại an toàn, có sách đọc, có hòa nhạc, hí kịch, thể thao để tiêu khiển, có giáo đường và tu viện để thực hành tâm linh. Cho rằng nền chính trị dân chủ mà phương Tây làm kiểu mẫu đó không thích hợp người Á Đông để khước từ nó, tìm cách tiêu diệt mầm mống của nó nơi thế hệ trẻ, thì thật là vô lí.
Chúng ta chọn dân chủ vì nó hợp thời, hứa hẹn nhiều hạnh phúc nhất cho nhiều người nhất. Nó linh hoạt, và bền vững, quan trọng hơn hết nó có chỗ cho chúng ta dùng quyền quyết định kẻ thống trị mình. Quốc gia thịnh vượng hay bần cùng, tự do hay tù túng đều ở chính trị mà ra, nhưng chính trị đồi bại hay lành mạnh thì dân tộc nào cũng có thể quyết định.

Những người lương thiện hèn nhát

Chính trị không phải là đặc quyền của một quốc vương hay của một đảng phái nào. Mỗi công dân đều có quyền tham chính, cũng như nhà cầm quyền có trách nhiệm sử dụng quyền lực và của cải của quốc gia theo bản ý của khế ước giữa quốc dân và nhà nước. Chỉ ở trong những chính thể độc tài người công dân mới bị ma chước của nhà cầm quyền che lấp, đến mức cho rằng quan tâm chính trị là một việc nguy hiểm. Họ quên rằng chính trị nói theo ngôn ngữ bình thường là cách quản lí quốc gia cho tốt đẹp. Bước tới lãnh địa chính trị, nghe người ta dọa “Về nhà đi, mọi sự đã có đảng lo”, người công dân bắt đầu sợ hãi và đánh mất cả địa vị chủ nhân trên lãnh địa đó. Nếu người công dân ý thức được địa vị của mình trong khế ước với nhà nước, thì quyền lực càng áp bức, họ cần phải dấn thân vào chính trị, không chỉ để thực thi quyền chính trị thôi, mà còn để khai phóng cho những quyền làm người và quyền làm công dân khác.
Tại sao người công dân cam chịu cho nhà cầm quyền tùy tiện diễn giải những nhân quyền và dân quyền tối thiểu mình được hưởng? Chính họ làm chủ khế ước ủy thác quyền lực cho nhà cầm quyền, chính họ đóng góp để nuôi quân đội và cảnh sát để đổi lại nhà cầm quyền bảo vệ họ và tài sản của họ. Nhưng nhà cầm quyền đi ngược lại khế ước, dùng quân đội để cưỡng đoạt đất đai và của cải của họ, coi cảnh sát là thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ, và gieo rắc cho họ sự sợ hãi. Thiếu một nền pháp trị hiệu quả, nên công lí - đáng lẽ ra phải là trách nhiệm nhà cầm quyền cần tôn trọng – lắm lúc lại trở thành món quà có điều kiện của kẻ cầm quyền lực trong tay. Người công dân từ địa vị chủ nhân trở thành những người ăn xin, lần hồi trước cửa công quyền để được bố thí cho những quyền tự do: đi lại, lập hội, lập báo, phát biểu chính kiến, viết lách, viết lách mà không phải theo chỉ thị hay theo tuyên huấn của nhà cầm quyền. Chỉ chừng nào lấy lại được những quyền tự do cơ bản ấy, người công dân mới mong bảo vệ được nền tự chủ của quốc gia trong thời tao loạn, không bị bá quyền lân bang ức hiếp, mới mong dân tộc thoát khỏi thứ hạng chót bẹt trên những bậc thang chỉ số thịnh vượng và văn minh của nhân loại.
Chính trị không những là quyền, mà còn là trách nhiệm của công dân. Chính trị lành hay dữ không phải là chuyện gác ngoài tai. Không thể quay lưng với chính trị, rút vào trong cái hang của mình, rồi cho rằng mình không liên quan gì tới sự điều hành quốc gia. Có lẽ sự bỏ mặc chính trị chấp nhận được là của những ẩn sĩ quyết không dính bén gì với mọi thịnh suy, hưng vong của thế tục. Còn thì bỏ mặc vận mệnh của quốc gia để chăm chút cho bộ lông của mình thêm sặc sỡ, cho cái hang thêm đẹp đẽ - dù có lương thiện cũng là cái lương thiện của người hèn nhát. Đó là cái lương thiện của những người Plato muốn ám chỉ trong lời sau: cái giá phải trả của những người lương thiện mặc kệ chuyện quốc gia đại sự, là nó sẽ bị một bọn gian ác thống trị.
Thái Phục Nhĩ
Mệnh đề bịp: "Đất đai là sở hữu toàn dân"
Luật Đất Đai: Thực chất nằm ở hai chữ Quản Lý
Tấm áo rách bươm, vẫn cố vá Trong vòng 25 năm Luật Đất đai đã thay mới 3 lần, sửa 5 lần, năm nay lại “sửa”. Trung bình, chưa tới 3 năm đã phải thay đổi. Dưới đây là những lần vá víu:
+ Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1988
+ Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1993
- Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 1998
- Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2001
+ Luật Đất đai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003
- Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2008
- Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2009
- Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai nước CHXHCNVN 2010
Năm nay (2013) vá víu lần thứ 9: Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 2013
Hãy xem vì sao một bộ luật quốc gia liên quan tới toàn dân (ai cũng sống trên một diện tích đất) trong đó tới 2/3 dân “sống nhờ đất” mà phải thay đổi dữ vậy?
Câu hỏi đương nhiên: Nó thay đổi “vì dân” hay là để đối phó với sự chống đổi của dân?
Thì ra, dù đã rách bươm, nhưng Luật vẫn giữ lại cái câu cốt lõi; gồm 2 mệnh đề: Mệnh đề “bịp”: Đất đai là sở hữu toàn dân. Và mệnh đề “tim đen của luật”: Do nhà nước thống nhất quản lý.
Luật đầu tiên: 1988 Có một số yếu tố chi phối luật này.
- Trước hết, luật thể hiện tinh thần Hiến Pháp 1980: “tiến nhanh, tiến mạnh” lên CNXH (tính từ XHCN xuất hiện 82 lần trong HP này). Coi trọng hàng đầu là tốc độ và quy mô công hữu hóa.
- Trong HP 1980, ngay Lời Nói đầu (dài dòng 1700 từ) VN chính thức coi TQ là kẻ thù vì trước đó 1 năm (1979) 600.000 quân “tuyệt đối trung thành với ĐCS TQ” đã đạp biên giới, sang ác chiến đẫm máu với “quân đội tuyệt đối trung thành với ĐCS VN”. VN chỉ còn cách ngả hẳn về Liên Xô với hy vọng dựa vào sự hào hiệp của nước bạn mà “tiến thẳng”, “tiến nhanh” lên XHCN. Dẫu sao, Luật Đất Đai 1988 (sau Đổi Mới, 1986) đã thừa nhận “khoán hộ” và kinh tế thị trường.
- Lần đầu tiên, VN coi “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (ghi ngay ở Chương 1, điều 1) nhưng thòng thêm “do Nhà nước thống nhất quản lý”. Dân Việt đã quá thuộc, quá hiểu hai mệnh đề này.
Đảng vô sản khi thành lập không có tấc đất nào, nay nhờ Điều 1 (nói trên) bỗng dưng có quyền ban phát đất đai (trong luật, gọi là “giao đất”). Và khá hào phóng. Trong luật này, từ “giao đất” xuất hiện 40 lần, từ “thu hồi” 11 lần. Dẫu sao, chưa có từ “cưỡng chế”.
Nhưng đảng CS ban phát đất cho ai? Xin đọc tiếp Điều 1: Nhà nước giao đất cho các nông trường, lâm trường, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xí nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân… Nói khác, đồng bào nông dân chỉ được “giao” những mảnh ruộng chính mình đang sở hữu, không thêm chút nào (đã đành), nhưng hoàn toàn không thể lường trước các hiểm họa tiềm ẩn.
Thời thế xoay vần: Thị trường tự do bị bóp nghẹt 30 năm, nay trỗi dậy mãnh liệt, đồng thời phe XHCN sụp đổ; do vậy, Luật 1988 chỉ tồn tại 5 năm, buộc thay bằng Luật 1993.
Dưới đây, chỉ điểm qua các luật kế tiếp Luật 1993. Câu Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý vẫn ngự vị trí số 1 đề nói lên đặc trưng XHCN của kinh tế thị trường. Dẫu sao, cái từ “nhà nước” (ở câu trên) vẫn thể hiện cả 3 nhánh quyền lực xúm lại quản lý đất. Có tòa án, quốc hội, ít nhiều cũng khó lạm quyền hơn. Nhưng Điều 8 lại viết: Chính phủ thống nhất quản lý đất đai trong cả nước. Thế là, từ nay riêng hành pháp toàn quyền quản lý đất đai. Tai họa lộng hành bắt đầu từ đây. Sự chống đối tăng lên, luật 1993 phải sửa 2 lần, rồi vẫn phải phế bỏ nó, làm luật mới.
Luật 2003. Câu “nguyên lý” được sửa, để hành vi tước đoạt đất thêm phần “chính danh”:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý… nay được sửa thành:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Chẳng có gì phải che đậy: Các đấng Đầy Tớ (nhà nước) từ chỗ chỉ quản lý tài sản của Ông Chủ. Nay, các đấng giành lấy quyền “đại diện sở hữu”, thì tình cảnh Ông Chủ sẽ càng thê thảm.
Và quả nhiên: Lần đầu tiên xuất hiện cái từ “cưỡng chế” trong luật này. Nhưng sự chống đối vẫn ngày càng quyết liệt, khiến luật này phải sửa 4 lần trong vòng 10 năm, chưa kể hàng ngàn nghị định, thông tư… giải thích. Cứ như mớ bòng bong. Nay 2013, lại sửa: Càng rối rắm…
Quản lý là gì? Mong đồng bào ghi nhớ Luật ngày càng rườm, dài. Nhưng “tim đen” của luật lại rất đơn giản. Nó nằm ở nội hàm của từ “quan lý”. Xin đừng tra cứu các Từ Điển. Điều này rất không hợp với chế độ ta. Mặt khác, “quản lý” (chung chung) rất khác với “quản lý đất đai” (và “quản lý nhà nước”: trong một câu “nguyên lý” khác: Đảng lãnh đạo; Nhà Nước quản lý, dân làm chủ). Kinh nghiệm cả đời người đấy ạ.
Vậy cứ tra cứu ngay trong các bộ Luật Đất Đai sẽ rõ. Té ra, các đấng đầy tớ được giao “quản lý” đất đai chỉ gồm vẻn vẹn 4 quyền, có ghi hẳn hoi trong Luật. Nhưng có 4 quyền này, đầy tớ mới là “chủ thật”, còn “toàn dân” chỉ là chủ danh nghĩa. Thậm chí thành kẻ “ngửa tay” van xin.
1) Quyền Giao đất. Nông dân chẳng xơ múi gì, mà còn mất đất. Số người trở thành “đại gia” nhờ được ban phát đất đai ngày càng đông đảo và phè phỡn… Họ đang hô “đảng muôn năm”…
2) Quyền Thu hồi đất. Chủ yếu là “thu hồi” của nông dân trao cho cánh hẩu… Xin khỏi nói nhiều.
3) Quyền Tự ý định giá bồi thường. Trường hợp may mắn nhất, người dân mất đất nhận được số tiền bằng 50% giá thị trường; nhiều khi chỉ bẳng 5% giá thật.
4) Quyền Cưỡng chế. Áp dụng lập tức khi Ông Chủ không chấp nhận cái giá do Đầy Tớ định ra.
Sản phẩm của Luật Đất Đai 1- Bản thân luật này là sản phẩm đặc trưng của chế độ XHCN với hàng tỷ nạn nhân trên thế giới (công hữu hóa, tước đoạt). Do vậy, có thể nói luật này cũng là sản phẩm của lối tư duy phản động, vì nó chống lại một quyền con người rất cơ bản: Quyền Tư Hữu - tức là điều kiện tất yếu để mỗi con người có thể mưu cầu hạnh phúc.
2- Tham nhũng: phát triển với tốc độ không chống nổi. Khối dân oan ra đời - triệu lần nhiều hơn dưới chế độ tư bản, tỷ lệ thuận với tham nhũng. Năm 1998 phải sửa luật, năm 2000 phải chỉnh đốn đảng, năm 2001 lại sửa luật. Vẫn không ổn. Và năm 2003 phải ra “luật mới”.
3- Xuất hiện trở lại chế độ phong kiến (trá hình). Dù leo lẻo “nhà nước là đầy tớ; người dân là ông chủ” nhưng vạch trần sự lừa dối không khó. Chỉ cần thay thế 2 từ ngữ trong cái câu “nguyên lý”.
Câu của đảng: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Nếu thay toàn dân bằng ông chủ; nhà nước bằng đầy tớ, câu trên sẽ thành “câu đúng nghĩa”:
Câu đúng nghĩa: Đất đai thuộc sở hữu ông chủ, nhưng phải để đầy tớ thống nhất quản lý.
Thậm chí sẽ thành: Từ nay, đầy tớ toàn quyền “đại diện chủ sở hữu” về đất đai.
Phản bội, bất lương, bất nhân với nông dân - Nông dân nô nức theo đảng, hy sinh tài sản và tính mạng nhiều nhất. Đó là do họ tin vào khẩu hiệu Người Cày Có Ruộng. Luật Đất Đai khiến Nông Dân Mất Ruộng. Càng sửa luật, càng bị ức hiếp. Gọi là gì? Liệu có phải là phản bội lời hứa danh dự, phản bội giai cấp đồng minh?
- Chỉ bằng một câu viết trên giấy “Đất đai (về hình thức) là sở hữu toàn dân, (nhưng thực chất) do nhà nước toàn quyền quản lý”… Thế là, lập tức 50-60 triệu nông dân đang có ruộng, phút chốc biến ngay thành tá điền của đảng. Gọi là gì cho đúng bản chất? Lừa đảo vĩ mô?
- Thật sự không hề có đất “phát ra” mà dám đưa từ “thu hồi” vào luật. Gọi là gì? Liệu có phải là thiếu lương thiện?. Nếu lương thiện, người ta chỉ có quyền thu hồi những gì đã thật sự phát ra.
- Tự cho mình quyền định giá, kèm theo đó là quyền cưỡng chế. Liệu có phải là bất nhân?.
- Huy động cả một dàn “trí thức” - đủ học vị, danh vị - và cả một hệ thống truyền thông đồ sộ để át tiếng khóc than, gào thét của nạn nhân. Gọi là gì? Liệu có phải tàn bạo, táng tận lương tâm?
Đảng ơi! Nếu còn chút lương tri nào, xin hãy tỉnh lại đi. Ít nhất, đừng vu cho tôi là thế lực thù địch. Kẻ thù nhan nhản thế thì đảng sống sao nổi?
Sửa luật năm nay (2013) đảng ta muốn gì?
Hoàn toàn không khó để thấy rõ. Nhung xin tạm dừng, vì bài đã dài quá.
  Đỗ Thúy Hường

0 nhận xét:

Đăng nhận xét