Quy hoạch là bài toán lớn nhất cho vấn đề quản lý và phát triển đô thị ở VN. Cách nay 20 năm, khi tôi mới về VN lần đầu tiên, tôi đã viết nhiều bài về vấn đề này nhưng 20 năm qua, tuy có tiến bộ song vẫn cứ ....chộc chệch, lem nhem, bầy hầy! Nói thật, nói thẳng thì anh chị em bên nhà sẽ chửi tôi là ...làm phách, tưởng VK ở haỉ ngoại là ngon lắm sao? Bởi vậy, thiệt tình, thấy mà hổng dám mở miệng, viết cũng phải lách chứ nói ra hết thì ...khỏi về VN luôn. Chưa kể là các bác lãnh đạo từ trung ương đến điạ phương đều có bộ óc bã đậu và tầm nhìn ...hạn chế; nhiều khi du lịch qua xứ nào đó rồi về nhà cứ muốn quy hoạch, xây dựng y chang bên kia là mấy ông quy hoạch ...khóc ngay! Dù sao Saigon vẫn "đỡ" hơn Hà Nội và các tỉnh thành khác nhiều. Bên nhà cũng có nhiều bài viết lên tiếng về chuyện này rồi nên tui xin miễn bàn thêm cho khỏi phiền lòng bên nhà. Quy hoạch là phải biết study + research, phán đoán tương lai sẽ phát triển như thế nào chứ đâu phải "xanh xanh đỏ đỏ" cho trẻ nhỏ thấy ham? Cho dù VN đã mời không ít "danh sư" từ Nhật, TQ, châu Âu về VN để dạy cho VN biết nhưng xem ra học và làm được cũng đâu có dễ?
*Quy hoạch giao thông là bộ khung chính của quy hoạch xây dựng đô thị
Quy hoạch giao thông vùng, miền là bộ khung cơ bản cho quy hoạch xây dựng vùng, miền. Cả hai quy hoạch này là tiền đề mấu chốt quan trọng cho quy hoạch phát triển kinh tế - an ninh quốc phòng - văn hoá xã hội.
Ở đô thị, quy hoạch giao thông là bộ khung chủ yếu giúp cho quy hoạch xây dựng đô thị được thuận hơn. Theo điều tra được biết, tình hình chung vừa qua giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng còn chưa đồng bộ gắn bó với nhau. Tình trạng có nơi quy hoạch giao thông đi trước theo hướng này thì quy hoạch xây dựng lại định làm theo hướng khác hoặc xây dựng vô tình chống chéo lên nhau. Nếu nơi nào có quy hoạch giao thông triển khai đi trước một bước thì ở đô thị đó việc xây dựng tiếp tuân theo quy hoạch xây dựng tương đối suân sẻ. Nhưng ngược lại, nơi nào quy hoạch xây dựng còn không kiểm soát được có sự tuỳ tiện xây dựng "đô thị hoá" tự phát thì ở đó quy hoạch giao thông sau này rất vất vả, giải phóng mặt bằng nhiều, đền bù giải toả dây dưa rất tốn kém, gây ách tắc trì trệ triển khai quy hoạch giao thông. Từ đó, làm chậm trễ tiến độ phát triển kinh tế chung.
Quy hoạch giao thông gắn bó quy hoạch xây dựng như là anh em ruột trong cùng một gia đình xây dựng. Vì thế, cần có tiếng nói chung trong phát triển. Trong thực tế, nhiều khi quy hoạch xây dựng đô thị có thể cản vướng khi mở mang giao thông hoặc thực hiện quy hoạch giao thông. Ngược lại, có nhiều khi thực hiện dự án xây dựng giao thông lại chậm, kéo dài gây trở ngại cho xây dựng đô thị. Có một điều giản dị, là chưa có sự thống nhất chung về thời gian triển khai, hướng tuyến giao thông, quy mô bề rộng lòng lề đường giao thông thể hiện trong quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng thực tế còn không ăn khớp nhau ở nơi này nơi kia. Có đoạn đường trong trong đô thị cần làm ngay thì chưa được làm, có đoạn làm xong sớm nhưng lại rất vắng xe cộ đi lại. Đấy là hiệu quả đầu tư xây dựng dàn trải chưa bám sát với nhu cầu thực tiễn xã hội đòi hỏi gấp rút.
Việc điều chỉnh thống nhất thường xuyên thông qua quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị đang là trách nhiệm và nhiệm vụ cấp thiết của cơ quan quản lý quy hoạch giao thông, quản lý giao thông gắn với trách nhiệm và nhiệm vụ thường trực của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng đô thị. Ở đây, ta thấy rõ sự thống nhất điều chỉnh các quy hoạch này có đôi lúc, đôi nơi còn chậm trễ và buông lỏng. Điều cốt lõi là tiêu chí chung của quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng còn chưa thống nhất với nhau về mặt an toàn giao thông. Làm sao cho tiêu chí này phải là tiêu chí quan trọng cần quán triệt để đi tới tiếng nói chung của nhiều người quan tâm đến an toàn giao thông đô thị.
Quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị cần có chung tiêu chí an toàn giao thông
Các quy hoạch xây dựng đô thị thời bao cấp và thời kỳ mới mở cửa hầu hết đã không bố trí đường gom xe cộ bao quanh khu đô thị ấy. Đồng thời không có quy hoạch giao thông sắp xếp đường chính đô thị có thể đi lân cận bên ngoài mạng đường giao thông nội bộ trong khu đô thị mới. Khi quy hoạch xây dựng cho khu đô thị chủ yếu là quy hoạch bố trí nhà ở tập thể 2- 5 tầng và định vị một số chung cư đời mới đan xen cho phép xây dựng cao hơn 5 tầng. Tại các khu đô thị trước đây, việc xây dựng đã thiếu đồng bộ đầy đủ các nhà dịch vụ tối thiểu về công ích tại chỗ cần thiết như: bệnh xá, trường học, siêu thị, nhà dịch vụ xã hội, nhà dịch vụ sửa chữa, những nhà dịch vụ sinh hoạt, văn hoá... Từ đó, lượng người ở các khu đô thị ấy buộc phải toả ra, dồn tụ bất đắc dĩ tới một số khu trung tâm, đã làm tắc nghẽn, ùn ứ giao thông xảy ra cục bộ đáng tiếc đây đó trong đô thị. Hơn nữa, đã xuất hiện mở nhiều lối đi, tuỳ tiện đấu thẳng vào đường chính của đô thị. Tình trạng không có đường to chủ động làm ra riêng biệt ở hầu hết các khu đô thị nên vô hình đã lợi dụng ngay đường chính sẵn có hoặc giao cắt trực tiếp vào đường lớn. Ở các khu đô thị có hình thể kiểu này giống như mô hình cấu trúc dạng cây leo bám vào cây lớn là hệ thống giao thông đô thị, cứ đi khoảng 10- 20m là có ngã giao hiện diện. Từ đó mật độ con số tổng giao lộ nảy sinh rất cao trong một mạng giao thông đô thị dày đặc dạng này thì không khác nào hình thành một mê hồn trận các ngã giao như lắm "mê cung bẫy" xe cộ rơi vào tình trạng mất an toàn giao thông. Điều đó làm cho Hà Nội sinh ra thêm lắm ngõ nhỏ, ngách nhỏ. Nguy cơ an toàn giao thông vì thế rất cao, đòi hỏi người lái xe phải hết sức tỉnh táo và rất căng thẳng khi đi qua khu vực phức tạp nhà cửa ấy. Có thể thấy rõ hiện tượng trên ở khu đô thị Kim Liên- Trung Tự- Khương Thượng- Thái Hà- Vĩnh Hồ...
Hiện nay nội thành Hà Nội cũ quá tải về dân số so với vóc dáng quy hoạch xây dựng trước đây đã tồn tại của nó. Hơn nữa việc quy hoạch xây dựng đô thị mới gắn với quy hoạch xây dựng cũ quả là sự khó khăn chồng chất lên nhau. Tuy nhiên dù khó khăn bao nhiêu trong quy hoạch giao thông cải tạo mở rộng Hà Nội hay quy hoạch xây dựng mới cho hà Nội có khó đến đâu thì hai quy hoạch này cần phải hội tụ chung tiêu chí an toàn giao thông thống nhất. Luật Quy hoạch mới sẽ đặt ra và đề cập thiết yếu đến tiêu chí chung này cho cả hai quy hoạch để phục vụ cho cùng một quy hoạch duy nhất của đô thị. Trong thực tế, đã quan sát quy hoạch xây dựng thực hiện ở các khu đô thị mới trên tuyến đường đi từ thành phố Vinh đến Cửa Lò, các ngã giao được bố trí ở đường trục giao thông có hai chiều tách biệt cứ quãng cách 200 - 300m mới có một điểm giao cắt. Như thế là tương đối đảm bảo an toàn giao thông. Các đô thị mới sẽ làm ở các nơi khác, nên tham khảo học tập các bản quy hoạch xây dựng đô thị mới, dự kiến bố trí các điểm giao cắt không gian (giao cắt lập thể) chủu dộng ở các đầu vào hay đầu ra của khu đô thị mới ấy. Tránh hiện tượng thả lỏng bố trí các giao cắt trên mặt bằng tuỳ tiện đổ ập thẳng vào đường giao thông chính sẵn có của đô thị. Cần sắp xếp cấu trúc mạng đường gom nội bộ ở.
khu đô thị mới. Khi đường gom đổ vào đường chính hay đường trục thì bắt buộc phải có giao lộ lập thể thì mới xét duyệt thông qua về quy hoạch. Luật Quy hoạch bắt buộc các quy hoạch giao thông hay quy hoạch xây dựng đô thị phải xác định và định hướng được giao lộ lập thể trong tương lai để có đất dự trữ dành sẵn cho phát triển giao thông và xây dựng đô thị phù hợp tiến trình phát triển chung. Tránh tình trạng phải đền bù giải toả bất đắc dĩ, làm tốn kém tiền bạc Nhà nước và của nhân dân khi thực hiện dự án giao lộ lập thể.
An toàn giao thông là mục tiêu phấn đấu chung của quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị
Trong các tai nạn giao thông chúng ta ít đề cập đến lỗi làm ra và chưa làm đến của quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị. Công bằng mà nói thì quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị vẫn là nền tảng cốt lõi góp phần không nhỏ để phòng tránh tai nạn giao thông đáng tiếc, giữ gìn an sinh xã hội. Vai trò này đôi lúc và đôi khi còn chưa được quán triệt và chủ động đúng mức làm chõ dựa vững chắc cho phát triển chung của đô thị. Ví dụ, Hà Nội vốn có địa hình thấp trũng. Trước đây ở đất Hà thành có gần 200 hồ, ao lớn tồn tại, đã bị san lấp nhiều hồ ao trong lịch sử gần 80 năm qua để làm giao thông và xây dựng các khu đô thị. Việc san lấp chủ yếu là quy hoạch xây dựng nên đã xảy ra tình trạng hễ cứ mưa to là xảy ra úng cục bộ rất khó khắc phục, cản trở giao thông dễ có ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Tại TP. HCM cũng ở trong tình trạng tương tự, trên 60 năm qua, nhiều đoạn sông- kênh- rạch đã bị san lấp phục vụ quy hoạch xây dựng đô thị. Tình trạng úng ngập ở thành phố còn triền miên hơn so với cảnh Hà Nội ngập lụt trong vòng 10 ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2008. Về tai nạn giao thông ở TP. HCM cũng nhiều hơn ở Hà Nội.
Việc chính thoát nước đô thị đang là việc của quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị. Thực hiện quy hoạch giao thông thực tế đã tham gia góp phần thêm vào việc tiêu thoát nước dễ dàng hơn nhờ có sắn hệ thống giao thông để lắp đặt cống thoát bổ sung. Thoát nước tốt thì bảo vệ đường giao thông tốt, trong tất cả các thiệt hại do lũ lụt, úng ngập thì thiệt hại về xuống cấp công trình giao thông bao giờ cũng cao nhất. Đường xuống cấp thì tai nạn giao thông dễ xảy ra. Tóm lại, việc phòng tránh, giảm thiểu tai nạn giao thông đã trở thành thước đo tiêu chuẩn giá trị văn minh của bản quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch giao thông gắn bó với nó đang ở mức độ nào. Nếu để đô thị ngập úng thường xuyên thì giá trị văn minh của quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch giao thông bị sụt giảm theo. Phần thiệt hại lớn nhất là thuộc về nhân dân và Nhà nước đang gánh chịu. An toàn giao thông vì thế trở thành mục tiêu mấu chốt phấn đấu của cả quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị trong thời kỳ mới theo từng bứơc triển khai của các dự án xây dựng đề ra.
Phát huy hơn nữa vai trò gắn kết của quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị theo tiêu chí an toàn giao thông
Sự gắn kết này nếu nhất quán ở tiêu chí an toàn giao thông sẽ phát huy hiệu quả trông thấy. Trong quy hoạch xây dựng đường giao thông được bó trí nối các điểm đông dân cư. Nhất là các đường đi tắt nối liên thông các điểm chung cư với nhau cần được ưu tiên xây dựng trước trong khu đô thị, rồi đến các đường cửa ngõ ra vào thành phố, đường xuyên tâm, đường vành đai... Chẳng hạn, sẽ cần làm dưới đây là đường nói khu chung cư Giảng Võ đi tới khu đông dân Hoàng Hoa Thám, đường nối chợ Ngọc Hà đi tới UBND quận Ba Đình... Đường 32 ở cửa ngõ phía Tây Bắc Hà Nội mới bắt đầu được quan tâm triển khai để giảm tải cho đường Láng- Hoà Lạc- Sơn Tây, góp phần giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông ở các tuyến hiện có.
Việc quy hoạch xây dựng mạng đường nội bộ khu đô thị mới cần được tạo thành mạng lưới ô cờ, phân làm rõ cho một chiều đi, một chiều về cách biệt, có lối đi liên hoàn gắn với đường gom của khu vực. Để hạn chế tai nạn giao thông, cần hạn chế bố trí số điểm đấu nối vào đường chính của đô thị. Khi đấu nối cần xét đến giao lọ lập thể hoặc bố trí cầu vượt, hầm chui... ở ngay bản quy hoạch xây dựng chính khu đô thị mới ấy mới được phép trình duyệt.
Về quy hoạch giao thông ở các khu đô thị đông dân như Hà Nội và TP. HCM có mật độ diện tích đường giao thông khoảng 5- 7% ở đô thị cũ (so với tiêu chuẩn giao thông đô thị ở đô thị mới cần có mức 20- 25% diện tích đất đô thị), nên mạnh dạn thực hiện các dự án tuyến giao thông bộ và sắt mới đi trên cao hoặc làm metro ngầm. Đó là cuộc cánh mạng thực sự đổi mới giao thông không gian, nhằm phấn đấu giảm ùn tắc giao thông cục bộ, giảm tai nạn giao thông. Hiện nay, Hà Nội có thường xuyên gần 40 điểm, TP. HCM có 70 điểm ùn tắc giao thông diễn ra hàng ngày. Chỉ có giao thông không gian mới là cứu cánh cho nạn ùn tắc giao thông. Bài học Băng kốc (Thái Lan) bị ùn tắc giao thông triền miên gần 30 năm qua nhờ có mạng đường giao thông bộ và sắt đã xây dựng mới góp phần tháo gỡ được cơ bản nạn ùn tắc giao thông. Đối với Hà Nội và TP. HCM trước mắt cần củng cố và phát triển giao thông công cộng. Chú trọng nâng cấp các tuyến đường giao thông xe buýt đi quan khắc phục các điểm lún sụt. Trong quy hoạch giao thông phải có điểm nhấn dành ưu tiên cho mạng đường xe búyt. Tương tự trong quy hoạch xây dựng đô thị mới phải chú trọng đến đường xe buýt đi xuyên tâm (nếu khu đất rộng) hoặc đi lân cận khu đô thị (có đất dành riêng đủ rộng rãi cho các trạm chờ xe buýt ở đó).
Tóm lại: nếu quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng nói chung được gắn kết với nhau theo tiêu chí an toàn giao thông và an sinh xã hội thì hiệu quả xây dựng được phát huy tốt hơn cho cộng đồng thời kỳ mới.
Xây dựng cơ bản: Quy hoạch dở, luật chồng lên luậtQuy hoạch yếu kém, cục bộ, không gắn liền với kế hoạch vốn; văn bản luật quá nhiều và liên tục thay đổi là nguyên nhân chính của những bất cập trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB).Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc thực hiện chính sách pháp luật về XDCB sử dụng vốn nhà nước giai đoạn 2005 - 2007 đang bước vào tháng làm việc cao điểm.Từ các cuộc làm việc và báo cáo ban đầu của các bộ, ngành, địa phương đã cho thấy những bất cập, bức xúc cơ bản trong triển khai các dự án đầu tư XDCB.
Dự toán trên 7.000 tỷ đồng, giải ngân 500 tỷ
Làm việc với Ban lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội về dự án xây dựng ĐHQG HN tại Hòa Lạc (Hà Nội), đoàn giám sát của UBTVQH được nghe đầy đủ nguyên nhân một dự án “chậm điển hình”.
Sau 6 năm, phần lớn các hạng mục Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn chỉ "hoành tráng" trên mô hình. Ảnh: Internet |
Ban quản lý dự án ĐHQG lý giải do quy hoạch chung thiếu ổn định, khi bắt tay thực hiện thì ĐHQG phải mời tư vấn quy hoạch của nước ngoài. Địa giới mà Chính phủ giao cho ĐHQG làm dự án lại nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Tây (cũ) - Hòa Bình nên rất khó khăn cho phê duyệt quy hoạch. Thêm vào đó, năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư cũng khiến dự án chậm triển khai.
Quy hoạch dở, kế hoạch vốn bất hợp lý không chỉ gây chậm trễ trong việc triển khai dự án mà còn gây lãng phí rất lớn. TS. Nguyễn Đức Kiên, ủy viên Ủy ban Kinh tế dẫn dụ: Giữa tháng 11/2005, trái phiếu Chính phủ được phát hành, cùng lúc đó QH đã quyết định ngân sách cho năm 2006. Và ngay lập tức vốn được “bổ đầu” cho các dự án và các địa phương.
Các chủ dự án nhận tiền mà không thể giải ngân hết trong năm 2006, đơn giản chỉ vì thời gian khảo sát, thiết kế, đánh giá hiệu quả kinh tế cho một dự án được QH phê duyệt phải mất 12 - 18 tháng.
Báo cáo của UBND tỉnh Đăk Lăk cũng thừa nhận rằng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng vẫn còn "mang tính tình thế", "nhu cầu đến đâu phát triển đến đó, quy hoạch chưa gắn kết với khả năng huy động vốn".
Tính cục bộ, xu hướng khép kín trong các quy hoạch đã gây nên sự lãng phí các nguồn lực do sự phát triển chồng chéo, dư thừa công suất hoặc cản trở sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Tại Cần Thơ, trong buổi làm việc với đoàn giám sát, phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Sếp kiến nghị: "Để tránh dàn trải, lãng phí và đầu tư có hiệu quả, công tác quy hoạch phải tính đến tầm nhìn cân đối vốn, dựa trên cơ sở khoa học, tránh sửa đổi tùy tiện. Công tác lập các dự án đầu tư cũng theo quy hoạch và các kế hoạch dài hạn theo ngành, vùng, lãnh thổ và địa phương".
Văn bản luật thay đổi "xoành xoạch"
Sự ra đời hàng loạt của các văn bản quy định về đầu tư XDCB ở đủ mọi cấp, ngành cũng là một nguyên nhân trực tiếp gây trậm trễ khi tiến hành thủ tục đầu tư. Theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Long lên đoàn giám sát, nếu căn cứ theo các quy định của văn bản pháp luật thì tổng cộng thời gian từ khi xin chủ trương đầu tư đến khi khởi công công trình một dự án nhóm A mất 1.250 ngày, tương đương 42 tháng. Thời gian đối với dự án nhóm B là 29 tháng và với dự án nhóm C là 23 tháng.
Công viên Tuổi trẻ (Hà Nội) được phê duyệt từ năm 2002, nay tiến độ dự án vẫn dậm chân tại chỗ, “mặt tiền” bị biến thành nơi tập kết phế thải xây dựng và xe thu gom rác. Ảnh: An ninh Thủ đô |
Vẫn theo ông Sếp, điều mà nhiều người bức xúc nhất là văn bản quy định về đầu tư XDCB thay đổi xoành xoạch, mỗi bộ quy định một kiểu nên “mỗi khi xử lý một công việc lại phải bày 3-4 văn bản trước mặt để đối chiếu”.
Đơn cử, tháng 2/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 16 thì tháng 9/2006 đã ban hành Nghị định 112 sửa đổi nghị định này. Sau khi có hai văn bản, Bộ Xây dựng áp dụng mô hình ban quản lý dự án một kiểu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại cho ra đời một kiểu khác.
Để khắc phục tình trạng trên, ông Nguyễn Văn Phòng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đề xuất: Nên thống nhất quy định quản lý đầu tư XDCB cả về quy hoạch, phân bổ vốn đầu tư, tổ chức ban quản lý dự án, giải phóng mặt bằng... bằng luật đầu tư công thay cho hệ thống văn bản quá nhiều như hiện nay.TS. Nguyễn Đức Kiên lại phân vân: “Nếu đưa tất cả vào Luật Đầu tư công, thì phạm vi điều chỉnh của nó bao trùm rất nhiều lĩnh vực hiện nay, ít nhất là với các Luật: Đấu thầu, Xây dựng, Nhà ở, Đất đai, Ngân sách. Liệu một luật điều phối năm luật như thế thì có khả thi không, đội ngũ thực hiện có đủ năng lực thực hiện nó không? Đây là vấn đề lớn cần được đặt ra”.(Theo VNN)
* Để Hà Nội đẹp với nước cây xanh và văn hoá
Quy hoạch phát triển không gian cho thủ đô Hà Nội luôn là mối quan tâm không chỉ của các nhà lãnh đạo ma còn là của mọi người dân. Làm thế nào để Hà Nội nghìn năm văn hiến thực sự kế thừa được những Văn hoá truyền thống của mình, và phát triển xứng tầm là thủ đô văn minh, tiên tiến của một đất nước Công nghiệp hiện đại. Đó đang là một thách thức lớn đặt lên vai các nhà Quy hoạch đô thị Việt Nam cũng như các chuyên gia tư vấn nước ngoài những người đang giúp cho thủ đô thực hiện được mục tiêu của mình...
Trò chuyện với tiến sỹ Shizuo Iwata - Trưởng đoàn chuyên gia Nhật Bản của chương trình Phát triển tổng thể Đô thị Hà Nội (HAIDEP), chúng ta sẽ biết thêm những quan điểm và cách thức quy hoạch định hướng phát triển cho thủ đô Hà Nội.Quy hoạch phát triển không gian cho thủ đô Hà Nội luôn là mối quan tâm không chỉ của các nhà lãnh đạo ma còn là của mọi người dân. Làm thế nào để Hà Nội nghìn năm văn hiến thực sự kế thừa được những Văn hoá truyền thống của mình, và phát triển xứng tầm là thủ đô văn minh, tiên tiến của một đất nước Công nghiệp hiện đại. Đó đang là một thách thức lớn đặt lên vai các nhà Quy hoạch đô thị Việt Nam cũng như các chuyên gia tư vấn nước ngoài những người đang giúp cho thủ đô thực hiện được mục tiêu của mình...
Ông có thể cho biết đồ án Quy hoạch Tổng thể phát triển Thủ đô Hà Nội mà HAIDEP đã đưa ra giới thiệu tại Thủ đô có ưu điểm gì?
Tiến sỹ Shizuo Iwata (bên phải ảnh)
Quy hoạch Tổng thể phát triển Thủ đô Hà Nội do HAIDEP thực hiện có ba ưu điểm chính, bao gồm:
Hướng tiếp cận: Các vấn đề cần được gii quyết trong các đô thị lớn đều rất phức tạp và có quan hệ mật thiết với nhau. Gii pháp cho một vấn đề có thể lại dẫn đến một vấn đề khác. Một ví dụ đn gin là việc xây dựng một tuyến đường có thể dẫn đến việc định cư không theo mong muốn, gia tăng số tai nạn giao thông và các tác động tiêu cực khác lên nền kinh tế, xã hội và môi trường. Cũng rất khó để đạt được sự đồng thuận giữa các bên liên quan, ngay c giữa các sở ban ngành của chính quyền thành phố. Ngân sách của chính quyền thành phố luôn có giới hạn; do vậy, cần xác lập ưu tiên cho các dự án dựa trên các tiêu chí phát triển rõ ràng chứ không chỉ dựa trên những mối quan tâm về mặt chính trị. Để có thể tìm ra gii pháp thích hợp nhất trên các quan điểm về kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật và tài chính, HAIDEP đã giới thiệu một cách tiếp cận quy hoạch tổng hợp dựa trên các nội dung sau:
- Cơ sở dữ liệu khoa học và quá trình phân tích
- Các bước quy hoạch chiến lược và hệ thống
- Lồng ghép các hợp phần khác nhau như kinh tế xã hội, môi trường, phát triển không gian, dịch vụ c sở hạ tầng, v…v
- Phối hợp trong công tác quy hoạch giữa thành phố và vùng các tỉnh lân cận
- Cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng bao gồm việc phỏng vấn 20.000 hộ gia đình, tổ chức họp các bên liên quan và triển lãm các kết qu nghiên cứu
- Các chưng trình và chiến lược để thực hiện quy hoạch tổng thể
- Cơ sở dữ liệu khoa học và quá trình phân tích
- Các bước quy hoạch chiến lược và hệ thống
- Lồng ghép các hợp phần khác nhau như kinh tế xã hội, môi trường, phát triển không gian, dịch vụ c sở hạ tầng, v…v
- Phối hợp trong công tác quy hoạch giữa thành phố và vùng các tỉnh lân cận
- Cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng bao gồm việc phỏng vấn 20.000 hộ gia đình, tổ chức họp các bên liên quan và triển lãm các kết qu nghiên cứu
- Các chưng trình và chiến lược để thực hiện quy hoạch tổng thể
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Sơ đồ định hướng phát triển không gian
Khái niệm: HAIDEP đã xác định rõ ràng hn tầm nhìn và các chiến lược. Để có thể củng cố hình nh và những đặc trưng riêng của Hà Nội, HAIDEP đã đề xuất tạo một trục xưng sống cây xanh mặt nước và văn hoá cho sự phát triển của thành phố; ý tưởng tuy đã được nhắc đến trước đây nhưng bây giờ mới được HAIDEP đặc biệt nhấn mạnh trong đồ án này. Các nhà quy hoạch đặc biệt chú ý đến Sông Hồng, khu vực Thăng Long – Cổ Loa bao gồm c khu phố cổ, khu phố Pháp, hồ Tây, các hồ khác và những đường phố với rất nhiều cây xanh, các di sn văn hoá,v…v, và xác định đây là vùng văn hoá-cây xanh-mặt nước. Bên cạnh những di sn hiện có, đồ án cũng đề xuất cần có những đóng góp mới về phát triển cnh quan đô thị cho thế hệ tưng lai.
Quá trình thực hiện: ở Hà Nội có rất nhiều quy hoạch tốt, tuy nhiên, thường thiếu các c chế và biện pháp thực hiện cụ thể. Chính quyền thành phố không thể thực hiện quy hoạch một cách đn phưng. HAIDEP đã có đề xuất là chính quyền không chỉ đóng vai trò nhà cung cấp mà còn cần tạo điều kiện và hỗ trợ cho sự tham gia của khu vực tư nhân và người dân trong quá trình phát triển. Đồng thời, HAIDEP cũng đưa ra một loạt các đề xuất về việc củng cố thể chế, các phưng án phát triển thay thể như tái điều chỉnh đất đai, làm mới đô thị,v…v và các c chế hợp tác giữa nhà nước và tư nhân.
Theo ông, khi phát triển thành phố theo định hướng quy hoạch của HAIDEP, Hà Nội sẽ phi đối mặt với những khó khăn gì?
Hà Nội hiện nay đang phi đối mặt với ba khó khăn chính: Một là việc thúc đẩy tái định cư và thu hồi đất để phát triển. Hai là sự thiếu hụt về ngân sách. Ba là thiếu các c quan thích hợp để qun lý hiệu qu các dự án đô thị. Đối với khó khăn thứ nhất, có thể gii quyết dựa trên khái niệm về tái điều chỉnh đất đai và thay đổi cho phù hợp với hoàn cnh của Việt nam. Đối với khó khăn thứ hai, có thể gii quyết bằng nguyên lý người hưởng lợi chi tr, khái niệm về việc nắm giữ giá trị, v…v Khó khăn thứ ba yêu cầu phi chuẩn bị một khung thể chế tăng cường thông qua việc học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về quy hoạch và phát triển đô thị.
Ông có thể giải thích cụ thể hn về việc tái điều chỉnh đất đai, để gii quyết khó khăn thứ nhất?
Đó là việc, sắp xệp, điều chỉnh lại việc sử dụng đất để mọi người cùng được hưởng lợi. Ví dụ:
Đó là việc, sắp xệp, điều chỉnh lại việc sử dụng đất để mọi người cùng được hưởng lợi. Ví dụ:
Việc ci tại và khôi phục các khu vực đã xây dựng ở trung tâm thành phố đang là một thách thức lớn với Hà Nội, vậy HAIDEP có gii pháp gì cụ thể, để tư vấn cho thành phố Hà Nội trong vấn đề này?
Cải tạo và nâng cấp các khu vực trong trung tâm thành phố luôn luôn là một vấn đề lớn mà rất nhiều thành phố tại các quốc gia phát triển đã từng gặp phi, đặc biệt trong quá trình đô thị hoá nhanh chóng. áp lực về phát triển lên khu vực trung tâm thành phố là rất lớn vì khu vực này thường có sức hút mạnh về đầu tư. Nếu chính sách của chính quyền thành phố chỉ thuần tuý là bo tồn thì sẽ có rất nhiều khó khăn. Phưng hướng phát triển c bn cần đạt đực sự cân bằng giữa bo tồn và phát triển. Cần xác định đực những giá trị quan trọng nhất đề bo tồn, sau đó, có thể thực hiện các nội dung phát triển để phát huy những giá trị này. HAIDEP đã thực hiện một dự án thí điểm ở ô phố Hàng Buồm tại khu phố cổ dựa trên khái niệm này và dự án được đánh giá là có tính kh thi.
Để thúc đẩy dạng thức phát triển này, cần tho mãn được một số điều kiện, như các quy định cần cụ thể rõ ràng và các biện pháp kiểm soát hiệu qu để bo tồn các giá trị quan trọng nhất, các quy định và hướng dẫn về việc đầu tư tư nhân, c chế cho sự tham gia của người dân, chính quyền cần đưa ra quy hoạch và qun lý dự án tốt. Nhật Bn có rất nhiều những c quan nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển để Việt Nam có thể tham kho.
HAIDEP có tính đễ vấn đề phong thủy trong phưng án quy hoạch xây dựng cho Hà Nội không? Vấn đề này được thể hiện như thế nào?
Chúng tôi được biết là rất nhiều người Việt Nam quan tâm đến Phong Thuỷ, bao gồm c các nhà quy hoạch, chuyên gia và ngay c các giáo sư. Trong đồ án của HAIDEP, chúng tôi giới thiệu một khái niệm rộng hn c Phong Thủy. Về mặt ngữ nghĩa, Phong Thuỷ có nghĩa là gió và nước. Khái niệm của chúng tôi bao gồm nước, cây xanh và văn hóa. Chúng tôi tin rằng khái niệm hiện đại về phong thủy phi dựa trên các nguyên lý khoa học và hợp lý để có thể mang lại những lợi ích thực sự cho thành phố cũng như cho mọi người dân.
'TP HCM đang đắp chăn vẽ quy hoạch'
Nhà máy ô nhiễm ở nội thành chưa xóa được lại manh nha cụm công nghiệp bẩn mới; duyệt dự án sân golf dù quỹ đất ít; vừa cấp phép bãi xe ngầm đã hủy đi... là những rối ren tại Sài Gòn mà nguyên nhân là do quy hoạch kém.
Chất vấn lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc (QHKT) hôm qua về những mặt trái và hậu quả do quy hoạch chểnh mảng gây ra, Phó ban kinh tế ngân sách HĐND TP HCM Huỳnh Công Hùng nói thẳng, quy hoạch kém đang làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống của người dân thành phố, đi ngược lại kỳ vọng vạch ra tầm nhìn chiến lược để phát triển thành phố trong tương lai.
Cho rằng TP HCM đang trùm mền (đắp chăn) vẽ quy hoạch, ông Hùng dẫn chứng, nhiều thông tin phản ảnh khu vực quy hoạch làm cây xanh nhưng trên thực tế nhà dân đã tồn tại hàng chục năm. Nơi được nhắm đến làm khu hành chính của địa phương lại rơi vào vùng trũng, thường xuyên bị ngập.
Xoáy vào vấn đề quy hoạch sân golf thiếu tầm nhìn, ông Hùng khẳng định, hiện vẫn chưa có một khảo sát chính thức nào đánh giá hiệu quả của các sân golf đã đi vào hoạt động. TP HCM đất ít, dân đông, phải bỏ thêm đất trống để quy hoạch sân golf 18 lỗ ở Củ Chi là không cần thiết và lãng phí. Nhu cầu sân golf cho một làng đại học cũng cần phải suy xét lại.
"Tại sao sân golf của các nước phải xếp hàng đăng ký và trả tiền rất cao mới được chơi còn ở Việt Nam muốn tập golf lúc nào cũng được?", ông chất vấn.
Chất vấn lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc (QHKT) hôm qua về những mặt trái và hậu quả do quy hoạch chểnh mảng gây ra, Phó ban kinh tế ngân sách HĐND TP HCM Huỳnh Công Hùng nói thẳng, quy hoạch kém đang làm đảo lộn toàn bộ cuộc sống của người dân thành phố, đi ngược lại kỳ vọng vạch ra tầm nhìn chiến lược để phát triển thành phố trong tương lai.
Cho rằng TP HCM đang trùm mền (đắp chăn) vẽ quy hoạch, ông Hùng dẫn chứng, nhiều thông tin phản ảnh khu vực quy hoạch làm cây xanh nhưng trên thực tế nhà dân đã tồn tại hàng chục năm. Nơi được nhắm đến làm khu hành chính của địa phương lại rơi vào vùng trũng, thường xuyên bị ngập.
Xoáy vào vấn đề quy hoạch sân golf thiếu tầm nhìn, ông Hùng khẳng định, hiện vẫn chưa có một khảo sát chính thức nào đánh giá hiệu quả của các sân golf đã đi vào hoạt động. TP HCM đất ít, dân đông, phải bỏ thêm đất trống để quy hoạch sân golf 18 lỗ ở Củ Chi là không cần thiết và lãng phí. Nhu cầu sân golf cho một làng đại học cũng cần phải suy xét lại.
"Tại sao sân golf của các nước phải xếp hàng đăng ký và trả tiền rất cao mới được chơi còn ở Việt Nam muốn tập golf lúc nào cũng được?", ông chất vấn.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng nhấn mạnh yếu tố đầu tư lãng phí vì quy hoạch. Đơn cử nhà đầu tư Đông Dương bị rút giấy phép xây bãi xe ngầm Lam Sơn sau 4 năm đổ tiền đầu tư, thuê tư vấn, chuyên gia để quy hoạch dự án này.
Trên thực tế, để được cấp phép xây dựng công trình này đã phải qua rất nhiều khâu thẩm định, đánh giá của các chuyên gia, đảm bảo không ảnh hưởng đến tuyến Metro và nhà hát thành phố. Song, cuối cùng thành phố lại lật ngược tình thế ngay "cuối con đường" khiến doanh nghiệp lãng phí tiền tỷ và tâm huyết.
Ông Nghĩa cho rằng, doanh nghiệp và người dân đang phải khốn khổ vì quy hoạch, bởi phải mất bốn thứ rất quan trọng là: thời gian, tiền bạc, cơ hội và cuộc sống ổn định.Trong khi đó Trưởng ban kinh tế ngân sách HĐND TP HCM Nguyễn Minh Hoàng nhắc nhở Sở QHKT đã ba lần thất hứa về việc hoàn thành công tác quy hoạch cơ bản. Tính đến thời điểm này, việc tổ chức, triển khai quy hoạch tại thành phố chỉ đạt 30%, còn quá thấp.Ông Hoàng cho hay, quy hoạch tràn lan các khu công nghiệp ở ngoại thành lẫn nội thành đã để lại bài học hết sức tai hại. Điển hình là khu công nghiệp Tân Bình, Lê Minh Xuân đến giờ vẫn chưa xóa, gây ô nhiễm trong vùng dân cư hiện hữu. Hơn nữa, tại Củ Chi, đất nông nghiệp dân đang canh tác tốt, diện tích chỉ hơn chục ha, thành phố lại đem quy hoạch thành cụm công nghiệp hay khu công nghiệp là bất hợp lý.
Trên thực tế, để được cấp phép xây dựng công trình này đã phải qua rất nhiều khâu thẩm định, đánh giá của các chuyên gia, đảm bảo không ảnh hưởng đến tuyến Metro và nhà hát thành phố. Song, cuối cùng thành phố lại lật ngược tình thế ngay "cuối con đường" khiến doanh nghiệp lãng phí tiền tỷ và tâm huyết.
Ông Nghĩa cho rằng, doanh nghiệp và người dân đang phải khốn khổ vì quy hoạch, bởi phải mất bốn thứ rất quan trọng là: thời gian, tiền bạc, cơ hội và cuộc sống ổn định.Trong khi đó Trưởng ban kinh tế ngân sách HĐND TP HCM Nguyễn Minh Hoàng nhắc nhở Sở QHKT đã ba lần thất hứa về việc hoàn thành công tác quy hoạch cơ bản. Tính đến thời điểm này, việc tổ chức, triển khai quy hoạch tại thành phố chỉ đạt 30%, còn quá thấp.Ông Hoàng cho hay, quy hoạch tràn lan các khu công nghiệp ở ngoại thành lẫn nội thành đã để lại bài học hết sức tai hại. Điển hình là khu công nghiệp Tân Bình, Lê Minh Xuân đến giờ vẫn chưa xóa, gây ô nhiễm trong vùng dân cư hiện hữu. Hơn nữa, tại Củ Chi, đất nông nghiệp dân đang canh tác tốt, diện tích chỉ hơn chục ha, thành phố lại đem quy hoạch thành cụm công nghiệp hay khu công nghiệp là bất hợp lý.
Việt Nam mong muốn đến năm 2020 thực sự trở thành nước công nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là trong khoảng 12 năm tới Việt Nam phải dịch chuyển thành công một tỷ trọng từ 20% thành 60% dân số sống trong đô thị, phải xây dựng phát triển các đô thị mới với quy mô gấp 3 lần mà 100 năm trước đã làm được.
Trong quá trình đô thị hoá đó, công tác quy hoạch đô thị có một vai trò hết sức quan trọng.
Vậy thế nào là quy hoạch đô thị? Có một định nghĩa như sau về quy hoạch đô thị: "Quy hoạch đô thị, cũng giống như quy hoạch nói chung, là những sự can thiệp cố ý. Những hành động này cũng là một sự thực hành, một cách làm, nghĩa là thực nghiệm việc áp dụng, thực hiện một phương pháp làm việc, một sự sử dụng, một sự đối đầu với thực tại, một sự do dự, mà từ đó nảy sinh nhiều kinh nghiệm hơn là trí thức." Đương nhiên đối tượng của sự can thiệp, của các hành động trên chính là đô thị - nơi tập trung dân cư với đa số là phi nông nghiệp, được hình thành từ các nhu cầu của hoạt động kinh tế- xã hội và đôi khi cũng là kết quả của các đề xuất chính trị.
Quy hoạch đô thị là cả một quá trình phức tạp, mà trong đó phức tạp nhất và có vai trò quan trọng nhất chính là cách thức ra quyết định phê duyệt quy hoạch. Do các hành động quy hoạch đô thị thường mang tính bất bình đẳng sâu sắc (có lợi cho nhóm cộng đồng dân cư này và bất lợi cho nhóm cộng đồng dân cư khác; giữa quyền lợi của công và quyền lợi của tư nhân), nên trách nhiệm của những người ra quyết định phê duyệt- nhà chính trị là rất lớn. Họ luôn luôn phải đứng trước vấn đề là làm sao có thể tối ưu hoá những sự lựa chọn.
Ngoài các ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, chính các đề xuất của các tổ chức tư vấn và của bản thân các nhà tư vấn - các kiến trúc sư, kỹ sư hạ tầng kỹ thuật đô thị, kỹ sư kinh tế và môi trường, nhà xã hội học...trong các đồ án quy hoạch đô thị là cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định phê duyệt của nhà chính trị,
Dù rằng còn chưa có nhiều kinh nghiệm về quy hoạch đô thị, nhưng các nhà tư vấn Việt Nam cũng đã từng bước học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài và vận dụng được các phương pháp quy hoạch đô thị để đề xuất các giải pháp quy hoạch phù hợp với từng khu vực cụ thể, đáp ứng nhu cầu của các hoạt động kinh tế - xã hội mang đặc thù Việt Nam.
Lĩnh vực chuyên môn của hoạt động quy hoạch đô thị được cấu trúc bởi 3 đại lượng tham chiếu chủ yếu là không gian, con người và thời gian.
Đương nhiên, yếu tố không gian được quan tâm đầu tiên và thậm chí trong nhiều trưòng hợp là tham chiếu chính, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp công năng (phương pháp quy hoạch sử dụng đất). Nhưng với việc bổ sung những phương pháp luận mới hiện nay (phương pháp quy hoạch có sự tham gia của dân cư...) yếu tố con người đã dần trở thành đại lượng tham chiếu trong hoạt động quy hoạch đô thị. Tuy nhiên yếu tố thời gian hiện còn chưa được chú ý, mà trong rất nhiều trường hợp, nếu yếu tố này nếu không được tính đến thì khó có thể đạt được một đô thị đúng với với ý nghĩa của nó,
Có 3 mức độ của yếu tố thời gian: Thời gian ngắn của các sự kiện; Thời gian dài của phát triển kinh tế - xã hội và ký ức thời gian.
Thời gian ngắn của các sự kiện, cho phép ngưòi ta mô tả được những thực tiễn vẫn còn đang hiện hữu. Trước hết, đó là thời gian của cuộc sống thường nhật của cư dân, với nhịp điệu đặc thù có liên quan đến công việc hàng ngày: tới chợ, siêu thị, tới trường học, tới nơi vui chơi giải trí...liên quan đến bán kính phục vụ của hoạt động dịch vụ. Tiếp đó, đây là thời gian hàng tháng, hàng năm của chính quá trình quy hoạch đô thị (nghiên cứu, đề xuất, thẩm định, trình duyệt, ra quyết định...) và thời gian để triển khai đầu tư xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính của đô thị.
Thời gian dài của lịch sử kinh tế - xã hội, môi trường, là tuổi, là đời sống, là điểm đến trên trục thời gian của các thành phố và của chính bản quy hoạch đô thị. Các thành phố sinh ra, biến đổi và đôi khi còn biến mất theo việc mở ra hay đóng lại của các tuyến đường thương mại; theo sự lớn lên hay suy tàn của các hoạt động sản xuất công nghiệp; theo việc tìm ra hay cạn kiệt nguồn tài nguyên mỏ; theo sự phát triển hiện thời hay lâu dài của các hoạt động dịch vụ và du lịch; theo mức độ huỷ hoại môi trường sống... Và mối liên hệ trên đương nhiên dẫn đến là không có một kiểu quy hoạch đô thị nào mà không biết tìm cách hoà hợp với các xu thế phát triển kinh tế- xã hội, môi trường.
Đối với thành phố đã hiện hữu, thời gian là lịch sử kết tinh lại. Đối với thành phố mới xây dựng, thời gian dường như mới chỉ là tương lai mong muốn của bản quy hoạch, chắc chắn còn có nhiều biến động.
Ký ức thời gian, suy tưởng của cộng đồng về một không gian nào đó. Mái đình, cây đa, bến nước... là không gian lưu giữ ký ức cộng đồng của bao thế hệ và chính các không gian có khả năng lưu giữ ký ức tập thể đó tạo nên bản sắc văn hoá riêng của làng, xã đồng bằng sông Hồng.
Thành phố cũng là nơi tạo ra ký ức tập thể và khi đã hình thành thì dường như nó cũng sẽ tồn tại mãi. Cho dù chiến tranh huỷ hoại toàn bộ thành phố, những người dân vẫn thường mong muốn dẫm chân trở lại trên các con đường, quảng trường xưa; các tượng đài, các công trình kiến trúc vẫn lại được xây dựng tại chốn cũ. Chính ký ức sâu đậm của số đông mọi người về không gian Hồ Gươm đã làm cho mảnh đất nhỏ bé này trở thành không gian trường tồn và quan trọng bậc nhất của đô thị Hà Nội.
Trong quá trình đô thị hoá, cuộc sống làng, xã chuyển dần thành cuộc sống đô thị và điều đó cũng có nghĩa là sẽ có sự dịch chuyển từ ký ức cộng đồng về mái đình, cây đa, bến nước... thành những ký ức cộng đồng về quảng trường, tượng đài, về công trình kiến trúc đô thị nào đó...
Quy hoạch đô thị là một quá trình phức tạp, thật khó mà có thể ra đưa ra các đề xuất quy hoạch mà lại không gây ra nhiều tranh cãi. Đương nhiên các đề xuất quy hoạch phải thoả mãn các nhu cầu hiện tại, trước hết của nhà chính trị, nhà quản lý và nhà đầu tư và phải xem xét đến thời gian dài của phát triển kinh tế - xã hội, môi trường để ra quyết định được hợp lý hơn.
Sự thành công của một giải pháp quy hoạch chắc chắn cũng không thể thiếu được việc bảo tồn, tôn tạo các không gian đã mang nặng ký ức cộng đồng - như một yếu tố của bản sắc văn hóa trong các đô thị hiện hữu và việc hình thành các không gian, nơi mà nảy sinh các ký ức tập thể của cộng đồng dân cư trong các đô thị mới. Nghệ thuật quy hoạch đô thị không thể chỉ dừng ở nghệ thuật quy hoạch không gian đô thị, nơi mà con người tồn tại, mà còn phải là nghệ thuật của việc tạo lập ra các ký ức, là sợi chỉ đỏ liên kết con người và không gian.
Người ta cũng nói đến ký ức thời gian trên khuôn mặt, chân dung của một con người, nó tạo nên vẻ đẹp, sự từng trải, sức sống và sự tiềm ẩn. Đô thị cũng giống như con người vậy.
Ảnh minh hoạ: Phưong án quy hoạch khu đô thị mới tại Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội. Liệu đô thị này có tồn tại lâu dài với thời gian? Không gian nào có thể tạo nên ký ức tốt đẹp của cộng đồng dân cư và liệu nó có thể trở thành bản sắc riêng của đô thị trong tương lai?
Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc TP HCM Nguyễn Trọng Hòa nhận lỗi đã quá tam ba bận hứa hẹn nhưng vẫn chưa thể hoàn thành xong quy hoạch cơ bản cho Sài Gòn. Song nguyên nhân cơ bản nhất là sai lầm nối tiếp sai lầm của cơ quan chức năng.
Nguyên nhân dẫn đến quy hoạch treo, ông Hòa lý giải, bắt nguồn từ tư duy quy hoạch của cả nước đều sai lầm. Theo ông, đáng lý phải khoanh vùng khu dân cư hiện hữu, quy hoạch đất trống trước rồi sau đó mới tính đến việc điều chỉnh quy hoạch cho khu dân cư đông đúc. Đằng này quy hoạch chi tiết lại trộn lẫn cả khu dân cư hiện hữu và khu đất trống lại thành một, công việc trở nên phức tạp và nhiêu khê vô cùng.
Ông Hòa phân trần rằng, quy hoạch chậm một phần do Thủ tướng chỉ duyệt chung, đến khi phần chi tiết như giao thông, giáo dục, công nghiệp... hoàn thành, địa phương phải mổ xẻ bản đồ và ráp nối các quy hoạch manh mún lại cho ăn khớp. Toàn bộ công việc này đều đòi hỏi trình độ cao, mất nhiều thời gian và phải thuê chuyên viên với giá rất đắt, hiện TP HCM vẫn trong quá trình thương lượng và đàm phán chứ chưa quyết ngay được.
Về quy hoạch sân golf, ông Hòa giải thích, do suy nghĩ sai lầm về bản chất của sân golf là mảng xanh cho thành phố từ nửa năm trước nên mới xảy ra hiện tượng cấp phép hàng loạt cho các dự án này. Hiện các dự án sân golf mới trên địa bàn thành phố đều bị bác.Riêng về sự cố UBND TP HCM quyết định rút phép dự án bãi xe ngầm 12 tầng của Công ty Đông Dương, ông Hòa cho hay, cách đây 5 năm, lãnh đạo TP HCM đều có chung suy nghĩ đơn giản là đất nơi nào trống bên trên thì bên dưới có thể tính đến việc xây dựng bãi đỗ xe ngầm.Ông còn khẳng định, về mặt kỹ thuật, dự án xây bãi xe ngầm của Công ty Đông Dương hoàn toàn có thể thực hiện được. Song vừa rồi lãnh đạo thành phố quyết định rút giấy phép dự án vì lo ngại rủi ro do địa chất thủy văn TP HCM không ổn định.Lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc cho biết thêm, UBND TP HCM đã xin lỗi doanh nghiệp và sẽ bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư bị rút giấy phép bất đắc dĩ.(Theo VNExpress)
Nguyên nhân dẫn đến quy hoạch treo, ông Hòa lý giải, bắt nguồn từ tư duy quy hoạch của cả nước đều sai lầm. Theo ông, đáng lý phải khoanh vùng khu dân cư hiện hữu, quy hoạch đất trống trước rồi sau đó mới tính đến việc điều chỉnh quy hoạch cho khu dân cư đông đúc. Đằng này quy hoạch chi tiết lại trộn lẫn cả khu dân cư hiện hữu và khu đất trống lại thành một, công việc trở nên phức tạp và nhiêu khê vô cùng.
Ông Hòa phân trần rằng, quy hoạch chậm một phần do Thủ tướng chỉ duyệt chung, đến khi phần chi tiết như giao thông, giáo dục, công nghiệp... hoàn thành, địa phương phải mổ xẻ bản đồ và ráp nối các quy hoạch manh mún lại cho ăn khớp. Toàn bộ công việc này đều đòi hỏi trình độ cao, mất nhiều thời gian và phải thuê chuyên viên với giá rất đắt, hiện TP HCM vẫn trong quá trình thương lượng và đàm phán chứ chưa quyết ngay được.
Về quy hoạch sân golf, ông Hòa giải thích, do suy nghĩ sai lầm về bản chất của sân golf là mảng xanh cho thành phố từ nửa năm trước nên mới xảy ra hiện tượng cấp phép hàng loạt cho các dự án này. Hiện các dự án sân golf mới trên địa bàn thành phố đều bị bác.Riêng về sự cố UBND TP HCM quyết định rút phép dự án bãi xe ngầm 12 tầng của Công ty Đông Dương, ông Hòa cho hay, cách đây 5 năm, lãnh đạo TP HCM đều có chung suy nghĩ đơn giản là đất nơi nào trống bên trên thì bên dưới có thể tính đến việc xây dựng bãi đỗ xe ngầm.Ông còn khẳng định, về mặt kỹ thuật, dự án xây bãi xe ngầm của Công ty Đông Dương hoàn toàn có thể thực hiện được. Song vừa rồi lãnh đạo thành phố quyết định rút giấy phép dự án vì lo ngại rủi ro do địa chất thủy văn TP HCM không ổn định.Lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc cho biết thêm, UBND TP HCM đã xin lỗi doanh nghiệp và sẽ bồi thường thiệt hại cho chủ đầu tư bị rút giấy phép bất đắc dĩ.(Theo VNExpress)
* Tạo ra môi trường sống hấp dẫn và thu hút đầu tư
Đô thị hóa là một đặc điểm phát triển quan trọng ở Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Người ta hiểu rằng đô thị hóa là một tiến trình không thể tránh khỏi và gắn liền với sự phát triển kinh tế, nhiều thành phố trong khu vực đang phải đương đầu với nền kinh tế kém phát triển, sự xuống cấp của môi trường, quản lý giao thông công cộng kém, tội phạm, bạo lực và thiên tai. Tất cả những yếu tố này làm giảm tính cạnh tranh, sức hấp dẫn của thành phố là nơi để sống, và giảm cơ hội thu hút đầu tư và nhận được những khoản cho vay của ngân hàng. Tất cả những vấn đề này còn làm giảm phúc lợi xã hội của dân cư đô thị trong đó người nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đô thị hóa được coi là nhiệm vụ chính trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Đến năm 2020, gần một nửa (45%) người Việt Nam sẽ sống ở các vùng đô thị. Trong khi Chính phủ coi trọng giá trị của việc đô thị hóa như là động lực phát triển kinh tế, cũng đồng thời nhận thấy mối nguy cơ tiềm năng của việc đô thị hóa thiếu sự kiểm soát sẽ tạo ra những thành phố hỗn độn và gây thiệt hại cho môi trường.
Không mối đe dọa nào đối với đô thị chỉ liên quan tới tốc độ đô thị hóa, kích cỡ của thành phố hay do thiếu tài chính và các nguồn lực khác – cho dù những nhân tố này có thể gây cản trở nhiều hơn trong việc quản lý. Nguyên nhân chính thường là do thiếu sự đồng nhất trong các chính sách đô thị ở cấp quốc gia và thiếu quản lý đô thị ở cấp thành phố. Có thể thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa nghèo đói ở khu vực đô thị, môi trường xuống cấp, không gian chia cắt và quản lý đô thị. Chính phủ Việt Nam cam kết giải quyết một cách tích cực vấn đề đô thị hóa. Định hướng của kế hoạch tổng thể 2000-2010 đề cập hai vấn đề chính: mô hình không gian và vai trò của các đô thị được coi là động lực phát triển kinh tế. Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (CPRGS) đưa ra nhu cầu giải quyết nghèo đói ở khu vực đô thị.
SDC tham gia vào phát triển đô thị ở Việt Nam từ năm 1997. Chương trình SDC hỗ trợ các tỉnh và thị trấn trong quá trình chuyển đổi từ việc phụ thuộc vào tỉnh và trung ương trong lập kế hoạch, lập ngân sách và quản lý sang nâng cao tính tự chủ và tự quản lý của thành phố. Hiện nay SDC đang hoạt động trên các lĩnh vực sau:
- Hỗ trợ quan hệ đối tác về phát triển đô thị,
- Nâng cao đóng góp của các thành phố cỡ trung bình vào việc thực hiện Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo và Cải cách Hành chính Nhà nước
- Cải thiện hệ thống cấp nước ở các thị trấn
* CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ GIAO THÔNG CÔNG CHÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH
Nội dung, mục tiêu chương trình
Chương trình xuất phát từ Sở Xây Dựng (lúc đó chưa thực hiện chế độ Kiến trúc sư Trưởng TP) với mục tiêu nghiên cứu là “nhằm tăng cường tính hiệu lực quản lý nhà nước về đô thị trong quá trình chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, tạo ra một cấu trúc đô thị tốt hơn, gia tăng các dịch vụ xã hội và cải tạo môi trường sống đô thị, từng bước xây dựng thành phố Hồ Chí Minh tiến đến hiện đại, văn minh”. Nội dung nghiên cứu là “nghiên cứu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội để bảo đảm lợi ích cho dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trường phát triển trên cơ sở được pháp luật bảo vệ. Chú trọng nghiên cứu về giáo dục nếp sống văn minh cho cộng đồng thị dân thành phố, nghiên cứu nhà ở rẻ tiền cho người lao động nghèo nhằm ổn định và cải thiện môi trường sống, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nghiên cứu tìm nguồn tài chính đô thị từ các loại phí dịch vụ đô thị”.
Theo thời gian mục tiêu nghiên cứu được bổ sung dần sát với mục tiêu con người, mục tiêu phát triển ổn định bền vững của thành phố. Nội dung nghiên cứu bao quát các vấn đề thuộc về không gian vật thể và hoạt động liên quan tới không gian vật thể đô thị.
Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm chương trình
– Thời kỳ 1991-1996.
Chủ nhiệm: KS. Nguyễn Đăng Sơn -: PGĐ Sở Xây dựng
Phó chủ nhiệm: TS.KS. Nguyễn Đình Vũ - PGĐ Sở Giao thông công chính
– Thời kỳ 1996-2002.
Chủ nhiệm: TS.KS. Nguyễn Văn Hiệp - PGĐ Sở Xây dựng
Phó chủ nhiệm: TS.KS. Võ Kim Cương - Phó Kiến trúc sư Trưởng TP.
– Thời kỳ 2002-2005.
Chủ nhiệm: TS.KS. Võ Kim Cương - Phó Kiến trúc sư Trưởng TP (sau này là PGĐ Sở Quy hoạch - Kiến trúc )
Phó chủ nhiệm: PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệp - PGĐ Sở Xây dựng
Quá trình thực hiện chương trình.
Số đề tài đã thực hiện qua 15 năm (1991-2005).
STT | Các lĩnh vực nghiên cứu về quản lý đô thị | Số lượng đề tài | Ghi chú |
1 | Tăng cường đô thị, đô thị hóa và quy hoạch | 10 | |
2 | Đầu tư xây dựng, kỹ thuật xây dựng và VLXD | 04 | |
3 | Kiến trúc đô thị | 05 | Trong đó có kiến trúc nhà ở |
4 | Giao thông đô thị | 05 | |
5 | Kỹ thuật đô thị và Dịch vụ đô thị | 14 | |
6 | Đất đai và thị trường bất động sản | 02 | |
7 | Nhà ở – chính sách nhà ở | 05 | |
8 | Hạ tầng xã hội, dịch vụ xã hội và TTĐT | 07 | |
9 | Tài chính đô thị | 05 | |
10 | Quản lý Nhà nước về đô thị | 06 | |
| Tổng cộng | 63 | |
Chương trình nghiên cứu khoa học về quản lý đô thị ra đời trong quá trình thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, chuyển từ cơ chế hành chính bao cấp qua cơ chế thị trường. Đầu những năm 90 cũng là thời kỳ nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể cải tạo và phát triển thành phố (được Chính phủ phê duyệt tháng 01/1993). Những đề tài về pháp lý quản lý đô thị, về cơ chế quản lý nhà nước, về quy hoạch và kiến trúc đã kịp thời hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, xây dựng hệ thống pháp luật của cơ chế thị trường, tạo điều kiện tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố.
Trong thời gian đầu hầu như các đề tài đều do chính các Sở ngành quản lý nhà nước về đô thị thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan tới ngành mình.
Sở Tư pháp với các đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đô thị” do chính giám đốc Sở – Luật gia Huỳnh Ngọc Chi chủ trì, hoặc “Nghiên cứu phương án thành lập thí điểm tòa án hành chính và tổ chức điều hành phòng thừa phát lại TP. Hồ Chí Minh” do Luật sư Trần Ngọc Liễng chủ trì (1992), .v.v… Trong khi hệ thống luật Nhà nước còn thiếu hoặc không còn phù hợp với cơ chế thị trường, những nghiên cứu về pháp lý quản lý đô thị đã giúp các Sở ngành thành phố xây dựng hệ thống pháp quy địa phương phục vụ rất kịp thời cho công tác quản lý.
Sở Xây dựng và Kiến trúc sư Trưởng TP đã đề xuất nhiều đề tài liên quan tới quy hoạch, phát triển, xây dựng cơ bản và nhà ở như “những vấn đề quá độ trong cơ chế thị trường và ảnh hưởng của chúng tới dự báo phát triển” (Võ Kim Cương, 1993), “Cơ sở khoa học và phương pháp luận xây dựng các đô thị phụ cận” (Phạm Đức Hiệp, 1995), “Các luận cứ khoa học cho các giải pháp cơ bản về quy hoạch xây dựng và kiến trúc đô thị TP. Hồ Chí Minh …” (Lưu Trọng Hải, 1999), “Chương trình quản lý khai thác tài liệu địa chất công trình …” (Huỳnh Bửu Hòa, 1999), “Đánh giá và đề xuất chuyển hóa các loại vật liệu xây dựng chủ yếu trên địa bàn thành phố” (Nguyễn Văn Hiệp, 1999) … Khi chuyển qua cơ chế thị trường, nhiều vấn đề về phương pháp luận và quy phạm kỹ thuật lập quy hoạch, quản lý xây dựng theo quy hoạch của thời hành chính bao cấp không còn phù hợp. Kết quả nghiên cứu đã hỗ trợ trực tiếp những người tham gia nghiên cứu trong công tác quản lý nhà nước của mình và tạo điều kiện đổi mới phương pháp quy hoạch, phương pháp quản lý xây dựng đô thị.
Sở Địa chính-Nhà đất với các đề tài “phương pháp cấp mới số nhà và giải pháp sắp xếp lại số nhà hiện có trên địa bàn thành phố” (Nguyễn An Bình, nguyên PGĐ Sở Địa chính – 1995) hoặc “Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (Nguyễn Minh Dũng, Trần Thế Ngọc – GĐ và PGĐ Sở – 1999) … Sở Giao thông công chính cũng có nhiều đề tài do các Giám đốc Sở – Nguyễn Đình Vũ, Võ Dũng trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhằm giải quyết vấn đề kẹt xe, ngập nước, xử lý rác, phát triển giao thông công cộng …
Về sau, trên cơ sở định hướng nghiên cứu của chương trình, nhiều nhà khoa học từ các tổ chức nghiên cứu trên địa bàn đã tích cực tham gia nghiên cứu. Các đơn vị có nhiều đóng góp nghiên cứu là Trường Đại học Bách khoa, Đại học Kiến trúc, Đại học Kinh tế, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (Viện KHXH), Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Cộng đồng (Trường Đại học KHXH-NV), Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc miền Nam, Viện Kinh tế thành phố, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn. Các đề tài đã đi vào mọi lĩnh vực quản lý đô thị, trả lời những vấn đề bức xúc nhất trong quá trình đô thị hóa, phát huy nguồn lực từ cộng đồng, cải cách hành chính, quản lý quy hoạch xây dựng và trật tự đô thị, khắc phục tắt nghẽn giao thông, ngập nước, ô nhiễm môi trường, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, bảo đảm an toàn và môi trường sinh thái …
Tuy nhiên, càng phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh càng nảy sinh nhiều vấn đề của một thành phố lớn, phát triển nhanh sau thời gian dài thiếu quy hoạch, rất cần được tiếp tục nghiên cứu.
Với 10 lĩnh vực nêu trên, trong thời gian tới chương trình tập trung vào 7 vấn đề lớn:
1. Nghiên cứu đổi mới phương pháp quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị, nâng cao tính khả thi của quy hoạch giải quyết các vấn đề bức xúc như quy hoạch chung cư cao tầng, vấn đề kiến trúc cảnh quan, vấn đề trung tâm khu vực, quy trình thiết kế đô thị .v.v…
2. Nghiên cứu các giải pháp triển khai thực hiện quy hoạch như thực hiện các dự án lớn, huy động nguồn lực, sự tham gia của cộng đồng, quản lý trật tự xây dựng.
3. Nghiên cứu hoàn thiện thị trường bất động sản, giải quyết nhu cầu nhà ở, phát huy nguồn lực từ đất.
4. Nghiên cứu khai thác, bảo trì và phát triển hệ thống kỹ thuật hạ tầng và dịch vụ đô thị bao gồm việc chống tắt nghẽn giao thông, chống ngập, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo trì khai thác và phát triển hệ thống kỹ thuật hạ tầng.
5. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng KHKT xây dựng, công nghiệp hóa xây dựng.
6. Nghiên cứu về tài chính đô thị, huy động nguồn thu, phân cấp quản lý và phân phối tài chính.
7. Nghiên cứu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đô thị, cải cách hành chính, tin học hóa, phát triển hệ thống thông tin địa lý, đấu tranh chống tham nhũng trong quản lý đô thị.
*TPHCM đang quản lý đô thị theo cách nông thôn
TPHCM đang rốt ráo thí điểm mô hình chính quyền đô thị với việc lấy ý kiến phản biện và tham khảo từ các thành phố lớn trên thế giới. Thế nhưng TP lại có những quy định trái với mô hình chính quyền đô thị hiện đại mà chính TP đang muốn hướng tới: không tinh giản bộ máy hành chính địa phương mà còn để phình to, chậm áp dụng phương tiện quản lý thay con người...
*VietNamNet đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội, và GS.TS lịch sử Võ Văn Sen - đại biểu HĐND TP.HCM.
Xây dựng chính quyền đô thị - không đơn giản!
Bà Nguyễn Thị Hoài Thu cho rằng: "Xây dựng chính quyền đô thị là điều đáng suy nghĩ đối với công tác xây dựng pháp luật, như luật xây dựng, luật nhà ở...; trong cải cách hành chính. Xây dựng chính quyền đô thị phải khác xây dựng chính quyền nói chung. Đặc điểm của đô thị là dân tập trung đông, cho nên công tác quản lý của chính quyền phải phù hợp với khó khăn này.
Tại cuộc họp HĐND cuối năm vừa rồi, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM trả lời như thế thì ĐB không thỏa mãn là phải. Trách nhiệm chính của vị này là giúp cho Chủ tịch UBND TP.HCM trong vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhưng nghe thì rất thất vọng. Trong khi đó cuộc sống vẫn diễn ra, nhà cũ thì người ta phải xây lại, thiếu nhà ở thì phải xây. Không có quy hoạch rõ ràng thì người ta cũng làm thôi".
Còn theo PGS.Võ Văn Sen: "Một chính quyền đô thị phải hết sức tập trung chứ không thể có tình trạng phân cấp một cách tràn lan. Theo tôi, chúng ta cần xây dựng mạnh hệ thống chính quyền cấp thành phố, không cần hệ thống cấp phường, giảm quản lý hành chính ở cấp quận.
Ở nhiều thành phố lớn của Mỹ, New Zealand, người dân không cần lên phường, lên xã xác nhận bất cứ loại giấy tờ nào. Muốn vậy phải hết sức hiện đại hóa chính quyền đô thị cấp thành phố. Cấp cơ sở chỉ quản lý hành chính dân cư thôi, đặc biệt không tham gia quản lý kinh doanh quá nhiều như hiện nay.
Về quy hoạch thì không thể phân cấp tràn lan như hiện nay. Cấp thành phố phải làm. Không thể có chuyện trên một con đường, quận này cấp số nhà tiêu chuẩn này, quận khác cấp số nhà tiêu chuẩn khác".
Thiếu quyết tâm chứ không phải không làm được!
- Tuy nhiên, TP.HCM hiện vẫn có xu hướng tăng ủy quyền cho địa phương?
- PGS.Võ Văn Sen: Tôi không đồng ý với điều này. Làm thế là đi ngược với xu thế hiện đại hóa hệ thống chính quyền trên thế giới. Đó là tư duy quản lý theo lối nông thôn. Không nên ngày càng phân cấp như vậy, gây nhiêu khê hơn.
Chính quyền đô thị phải computer hóa để tạo ra chính phủ điện tử, có thể giảm được 90% những việc đang làm chúng ta bận rộn. Như vậy, phân cấp cho phường, xã để làm gì.
- Như vậy, việc quản lý của chúng ta chưa có sự phân định rõ thế nào là quản lý đô thị một cách khoa học, thế nào là quản lý một vùng nông thôn?
- Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Tôi nghĩ đây không phải lỗi của cấp dưới, mà lỗi từ cấp trên: chưa có đủ cơ sở pháp luật để phân định rõ ràng xây dựng chính quyền đô thị là làm gì, xây dựng chính quyền nông thôn như thế nào. Còn xây dựng chính quyền chung thì có luật rồi: luật tổ chức chính phủ, luật tổ chức HĐND, UBND... đã quy định chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, Sở ngành cho địa phương. Nhưng cần phải đi sát hơn vào cuộc sống. Nếu làm luật chậm thì phải có hướng dẫn của chính phủ, chứ để mặc các địa phương thì rất lúng túng.
- Khâu đột phá để xây dựng chính quyền đô thị nằm ở đâu?
- PGS.Võ Văn Sen: Cần xây dựng một kế hoạch thực sự khoa học, có lộ trình cụ thể. Phải có tham khảo kinh nghiệm thế giới, phải có sự đầu tư công sức, trí tuệ đúng mức. Trong đề án cần có nội dung cực kỳ quan trọng là chính phủ điện tử: computer hóa tối đa tất cả hoạt động quản lý, giao dịch của nhà nước.
TP.HCM thiếu quyết tâm chứ không phải không làm được, với cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc computer hóa.
- Muốn xây dựng chính quyền đô thị thì TP.HCM phải có cơ chế như thế nào để quản lý xã hội, trong điều kiện TP.HCM đông dân và rất đa dạng về dân tộc, xuất xứ?
- Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Trong thời gian trước mắt khó mà khắc phục được, bởi vì nhiều lãnh đạo xuất thân từ nông thôn, suy nghĩ, tầm nhìn bị bó hẹp.
Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là không làm được. Tôi thấy trong nhiệm kỳ vừa rồi TP.HCM có nhiều khởi sắc trong quản lý đô thị, như cải cách hành chính, thực hiện việc xây dựng chính phủ điện tử...
Dưới góc nhìn xã hội, quản lý một địa bàn đông dân cư và phức tạp như thế này thì hết sức khó. Nhưng người quản lý phải thấy cái khó đó để tìm biện pháp giải quyết. Đơn cử như vấn đề quy hoạch, cần tập trung giải quyết cho kịp yêu cầu thực tế.
Giao việc quan trọng nhất cho người có đức, tài nhất
- Như vậy, mấu chốt là con người, mà cao hơn là lãnh đạo?
- Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Đúng thế! Nhưng bây giờ lấy đâu ra con người đô thị. Tất cả đều xuất thân từ nông thôn. Hiện tại, chúng ta vẫn phải sử dụng những con người đó, và tiếp thu những gì các nước đã làm.
- PGS.Võ Văn Sen: Tôi nghĩ, vấn đề quan trọng hàng đầu của đề án chính quyền đô thị là đổi mới đội ngũ quản lý. Cái đó bắt đầu từ Đảng thôi. Hãy nhìn về tương lai, chứ đừng nhìn vào quá khứ. Nếu cứ nhìn vào yêu cầu giải quyết các mâu thuẫn mới của chính quyền đô thị, thì mọi cản trở sẽ bị gạt ra hết.
Trên từng lĩnh vực, thậm chí chúng ta phải mời một số chuyên gia nước ngoài làm việc trong bộ máy chính quyền trong một thời gian, giống như mời huấn luyện viên bóng đá vậy.
- Nhưng vẫn có nguồn nhân lực được đào tạo tại các nước tiên tiến và trở về VN. Có dư luận cho rằng việc sử dụng, cất nhắc họ vẫn chưa được thích hợp, tương xứng, còn "lăn tăn" chuyện lý lịch...
- Bà Nguyễn Thị Hoài Thu: Trong việc công tác tổ chức cán bộ không thể chằm chằm nhìn vào lý lịch xem có rõ ràng, trong sạch không. Xây dựng đất nước là của toàn dân. Trong kháng chiến chống Mỹ, nếu không có sự góp sức của toàn dân thì làm sao thắng được. Cho nên sử dụng người không nên quá câu nệ. Tất nhiên là phải có những tiêu chuẩn nhất định. Còn đóng góp xây dựng TP, ai có sáng kiến, trí tuệ, năng lực thì phải huy động. Nếu không sẽ trở thành hẹp hòi, ích kỷ, định kiến...
- PGS.Võ Văn Sen: Tôi nghĩ cần có sự đổi mới trong công tác cán bộ. Điểm cần thiết nhất là chúng ta phải giao được những công việc quan trọng nhất cho những người có đức, có tài nhất. Tài ở đây là đáp ứng yêu cầu của chính quyền đô thị. Cần xây dựng cả một đề án riêng: xây dựng chính quyền đô thị thì tiêu chuẩn cán bộ phải thế nào.
Lý Quang Diệu từng nói, bí quyết thành công của ông ta là giao chức Bộ trưởng cho người giỏi nhất kể cả về quản lý và chuyên môn trong ngành đó.
Ở Nhật Bản, người ta chuẩn bị những chức vụ rất quan trọng trong bộ máy nhà nước cực kỳ kỹ. Những người giữ những chức vụ đó cực kỳ xứng đáng.
Chúng ta tất yếu trước sau gì cũng phải làm như vậy.
- Xin cảm ơn!
* Xung quanh vấn đề này, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS. Võ Văn Sen, đại biểu HĐND, Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa xã hội & nhân văn TP, người từng có nhiều năm nghiên cứu về mô hình chính quyền đô thị trên thế giới.
Quận - huyện không đủ trình độ tham gia phê duyệt
- Ông có bình luận gì việc TP.HCM vẫn có chủ trương thúc đẩy phân cấp cho địa phương, trái với cách quản lý của chính quyền đô thị hiện đại, và làm lượng công chức hành chính địa phương vẫn tiếp tục tăng?
Tôi không đồng ý với xu thế phân cấp giải quyết công việc cho các địa phương hiện nay của TP.
Chẳng hạn, đối với quy hoạch 1/2000, TP đang cố công phân cấp cho các quận - huyện phê duyệt. Cùng ý kiến với nhiều chuyên gia, tôi xin nói thẳng, quận - huyện không đủ trình độ tham gia phê duyệt.
Xu hướng quản lý đô thị hiện đại trên thế giới hiện nay là hệ thống quản lý cơ bản tập trung ở cấp thành phố, chứ không phân tán quyền lực xuống quận - huyện, phường - xã như TP.HCM hiện tại.
Đây là thời điểm cần rà soát cùng một lúc quy hoạch của TP.HCM trên tất cả các lĩnh vực. Quy hoạch kinh tế, mạng lưới giáo dục, giao thông, điện nước... có chồng chéo, không đồng bộ không? Nếu sai thì sửa ngay. |
Ví dụ, đối với ngành giáo dục, chính quyền đô thị không thể theo cách thức như hiện nay: cấp trung học phổ thông thì giao cho Sở giáo dục - đào tạo quản lý; trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ thì giao cho phòng giáo dục quản lý; mà phải tập trung quản lý vào Sở. Hay như thuế, không nên có phòng thuế của quận mà Cục thuế TP trực tiếp thu thuế toàn TP. Cấp nước cũng không cần để cho chính quyền cấp phường, cấp quận tham gia.
Thay đổi tư duy quản lý là rất khó, vì chúng ta vốn quen phân cấp quản lý cho phường, việc gì cũng lấy phường làm cơ sở. Quản lý như vậy là theo phương pháp của nông thôn, chứ không phải thành phố hiện đại. Các thành phố lớn có đặc điểm giao thông, liên lạc thuận tiện, khoảng cách giữa các địa bàn gần hơn nông thôn, nên có thể tập trung quyền quản lý vào một cấp, thay vì phân tán ra ba cấp.
Các thành phố lớn trên thế giới không để cho cấp quận có nhiều quyền như tại VN, và thậm chí không có cấp phường. Các khu vực được chia nhỏ và đánh mã số, chủ yếu có tác dụng cho ngành bưu điện và công tác bầu cử.
Dùng công nghệ thông tin, bớt một nửa số "người quản lý"
- Cùng với quản lý tập trung là sẽ là cắt giảm số lượng công chức khổng lồ liên tục tăng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, lộ trình cắt giảm công chức tại TP.HCM hầu như không được nhắc đến trong các văn bản chính thức. Có vẻ vẫn có lúng túng về lộ trình và phương án cắt giảm?
- Muốn quản lý tập trung, phải ứng dụng công nghệ hiện đại: xây dựng chính phủ điện tử. TP.HCM đã hướng đến việc này nhưng triển khai rất chậm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính tại các Sở, ngành còn rất hạn chế. Có trụ sở quận - huyện thậm chí chưa nối mạng internet.
Hiện tại, người dân đi lo thủ tục hành chính phải chứng thực đủ mọi bản sao tại phường, quận. Đến chứng minh nhân dân cũng phải chứng thực, vì nhìn bằng mắt chứ có computer hóa đâu mà biết thật hay giả. Lẽ ra chỉ phải chứng thực những giấy tờ đặc biệt quan trọng. Ngay cả bằng cấp cũng không phải chứng thực, khi cần thiết có thể kết nối với cơ quan cấp bằng và kiểm tra.
Khi công nghệ thông tin được ứng dụng trên toàn hệ thống, người dân muốn mở công ty chỉ cần lên mạng điền vào tờ khai, dùng chữ ký điện tử, rồi lên Sở kế hoạch - đầu tư làm một số thủ tục và lấy giấy phép, không cần xác nhận ở đâu nữa.
Nếu thực hiện computer hóa mạnh mẽ, sẽ giảm được già nửa số công chức, viên chức hành chính, đoàn thể so với hiện nay. Số người này sẽ được học để nâng cao trình độ, tham gia sản xuất, chứ không thể có một lực lượng công nhân, viên chức, quan chức làm quản lý đông đến phi lý (5 người làm, 3 người quản lý) như hiện nay. Chưa kể nhiều người trong lực lượng trung gian này sách nhiễu nhân dân, quan liêu.
Nét chính của xã hội hiện đại là phổ biến hoạt động kinh tế, kể cả văn hóa - xã hội cũng là dịch vụ kinh tế. Cứ xem phim Hàn Quốc sẽ thấy, người ta quay toàn cảnh công ty tất bật làm ăn, chứ có cảnh giải quyết thủ tục hành chính đâu.
TP sẽ đi đầu trong "giải tỏa" hộ khẩu?
- Là một địa phương của cả nước, đương nhiên TP.HCM thực hiện những quy định chung. Nhưng chính quyền đô thị sẽ đi cùng cách thức quản lý đặc thù. Theo ông, cần có những điểm đặc thù nào trong quản lý?
- Muốn xây dựng chính quyền đô thị, trước hết phải thay đổi cách quản lý hộ khẩu. Cách quản lý hộ khẩu hiện nay giống như lấy dây cột chân từng người lại, tưởng là chặt chẽ nhưng người có thể chạy lung tung, vướng dây vào nhau. Trong khi đó, tại nhiều nước đi trước, cách quản lý hộ khẩu giống như dựng hàng rào quanh một khu vực. Người có thể tự do đi lại trong khu vực đó, nhưng chạy ra lề thì bị điện giật văng lại liền.
Cách quản lý hộ khẩu như hiện nay cũng không thể ngăn dòng nhập cư vào TP.HCM. Có thể theo cách Bộ Công an đang đề xuất: hộ khẩu chỉ ghi nhận sự hiện diện của một hộ gia đình để nắm dân số, chứ không phải là điều kiện để mua nhà, đi học, chữa bệnh, quan trọng hơn cả chứng minh nhân dân như hiện nay.
Có thể thay một số chức năng của sổ hộ khẩu bằng thẻ an sinh xã hội như một số nước đi trước. Thông tin về mỗi cá nhân đã nằm trong bộ lưu dữ liệu của chính quyền. Chỉ cần đưa thẻ an sinh với mã số riêng vào máy là biết được tên tuổi, quê quán, tình trạng lao động, khi cần thiết có thể in ngay lý lịch.
Trong khuôn khổ luật pháp chung của VN, TP có thể có quy định mang tính đặc thù. Chẳng hạn, ở nơi khác vi phạm luật giao thông bị phạt 50.000đ, thì ở TP có thể bị phạt nặng hơn, vì thu nhập của người dân TP cao hơn so với mặt bằng cả nước. Tuy nhiên, đặc thù không mâu thuẫn với luật pháp chung.
- Xin cảm ơn ông!(Theo VNN:http://vietnamnet.vn/chinhtri/2006/12/641615/)
* Quy hoạch: Tầm nhìn của ai?
Trong kỳ họp thứ 7 HĐND TP.HCM khóa 7 từ ngày 11 đến 13 tháng 7 năm 2006, công tác quy hoạch rất được chú trọng. Vậy quy hoạch là gì?
Theo sách giáo khoa “Kinh tế học về bất động sản” của trường đại học California do Dennis J. McKenzie và Richard M. Betts biên soạn, quy hoạch được định nghĩa như sau: “Quy hoạch là hoạch định trước những việc cần làm và đặt ra trước những mục tiêu cần đạt tới”.
Một khi quy hoạch được các chuyên gia tầm cỡ thế giới định nghĩa là “hoạch định trước, đặt ra trước mục tiêu cần đạt tới…” thì quy hoạch chính là tầm nhìn! Nhưng tầm nhìn của ai?
Cũng theo sách giáo khoa, quy hoạch lệ thuộc hoàn toàn vào định hướng cơ cấu kinh tế ở cấp quốc gia, vùng, địa phương... Định hướng cơ cấu kinh tế như thế nào thì quy hoạch như thế nấy, công việc này thể hiện trọn vẹn tầm nhìn của các vị lãnh đạo nhà nước, các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế kết hợp với các vị lãnh đạo địa phương.
Hoạch định trước đất nước sẽ phát triển tầm cỡ nào trong tổng thể nền kinh tế thế giới và khu vực; đặt vật kiến trúc trên đất ở đâu (nhà máy lọc dầu, cảng biển, sân bay, đặc khu kinh tế, kinh tế cửa khẩu,...) sẽ cho hiệu quả cao nhất và không lãng phí.
Ví dụ, Trung Quốc vừa khánh thành tuyến đường sắt trên không nối từ lục địa phận tỉnh Thanh Hải lên tỉnh Tây Tạng. Tuyến đường này không chỉ giúp khai thác tiềm lực của vùng Tây Tạng hoang sơ mà còn có ý nghĩa rất quyết định về chính trị và quân sự. Tầm nhìn đó phải là công việc của bậc “thầy”; còn chuyển tải tầm nhìn thành những phần việc cụ thể để thực hiện là phần việc của người “thợ”. Người thợ ở đây phải được hiểu là nhà chuyên môn, các kiến trúc sư, kỹ sư,..v..v.. liên quan đến công tác quy hoạch.
Ở các nước phát triển và đang phát triển, tầm nhìn trong quy hoạch là vấn đề then chốt, nếu những nước phát triển sau không chú trọng nguyên tắc này sẽ phải trả một giá rất đắt, như: nền kinh tế bị gãy khúc vì không liên kết được từ chiều dọc, chiều ngang. Cả nước không có những đặc khu kinh tế tập trung, kinh tế trọng điểm để giành lợi thế cạnh tranh ở cấp khu vực, thế giới. Kết cấu hạ tầng sẽ không phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế. Ví dụ: nền kinh tế định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể xây dựng trên một kết cấu hạ tầng tạm bợ thiếu sự liên hoàn về giao thông để nối kết giữa các tỉnh, thành và các nước trong khu vực.
Và, thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều nước kém phát triển cho thấy, nếu trong quy hoạch không có những người đủ tầm để “hoạch định trước, đặt ra trước mục tiêu cần đạt tới”, hoặc do những người “thợ” làm thay công việc của “thầy”, hoặc “thầy” làm thay công việc của “thợ”, hay “thầy không ra thầy, thợ không ra thợ” thì sẽ dẫn đến những quyết định đầu tư manh mún, rời rạc, chấp vá (tỉnh, thành nào cũng có khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, đài truyền hình,...), gây lãng phí rất lớn về cơ hội, tài nguyên, quỹ đất, tiền bạc, công sức của toàn xã hội. Đây cũng chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho những nước nghèo lại càng nghèo thêm!
Vậy có thể nói, quy hoạch chính là tầm nhìn, nhưng tầm nhìn của ai? Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, quy hoạch đang phân cấp về đến các quận, huyện, phường, xã… Điều này nói lên chúng ta chưa quan tâm đến quy hoạch một cách đúng mức, đúng tầm. Đã đến lúc cần nhìn nhận vấn đề quy hoạch một cách nghiêm túc trước khi còn có thể, để tránh lập lại “vết xe đổ” của một số nước trong khu vực.(Theo VNN)
Một khi quy hoạch được các chuyên gia tầm cỡ thế giới định nghĩa là “hoạch định trước, đặt ra trước mục tiêu cần đạt tới…” thì quy hoạch chính là tầm nhìn! Nhưng tầm nhìn của ai?
Cũng theo sách giáo khoa, quy hoạch lệ thuộc hoàn toàn vào định hướng cơ cấu kinh tế ở cấp quốc gia, vùng, địa phương... Định hướng cơ cấu kinh tế như thế nào thì quy hoạch như thế nấy, công việc này thể hiện trọn vẹn tầm nhìn của các vị lãnh đạo nhà nước, các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế kết hợp với các vị lãnh đạo địa phương.
Hoạch định trước đất nước sẽ phát triển tầm cỡ nào trong tổng thể nền kinh tế thế giới và khu vực; đặt vật kiến trúc trên đất ở đâu (nhà máy lọc dầu, cảng biển, sân bay, đặc khu kinh tế, kinh tế cửa khẩu,...) sẽ cho hiệu quả cao nhất và không lãng phí.
Ví dụ, Trung Quốc vừa khánh thành tuyến đường sắt trên không nối từ lục địa phận tỉnh Thanh Hải lên tỉnh Tây Tạng. Tuyến đường này không chỉ giúp khai thác tiềm lực của vùng Tây Tạng hoang sơ mà còn có ý nghĩa rất quyết định về chính trị và quân sự. Tầm nhìn đó phải là công việc của bậc “thầy”; còn chuyển tải tầm nhìn thành những phần việc cụ thể để thực hiện là phần việc của người “thợ”. Người thợ ở đây phải được hiểu là nhà chuyên môn, các kiến trúc sư, kỹ sư,..v..v.. liên quan đến công tác quy hoạch.
Ở các nước phát triển và đang phát triển, tầm nhìn trong quy hoạch là vấn đề then chốt, nếu những nước phát triển sau không chú trọng nguyên tắc này sẽ phải trả một giá rất đắt, như: nền kinh tế bị gãy khúc vì không liên kết được từ chiều dọc, chiều ngang. Cả nước không có những đặc khu kinh tế tập trung, kinh tế trọng điểm để giành lợi thế cạnh tranh ở cấp khu vực, thế giới. Kết cấu hạ tầng sẽ không phù hợp với định hướng cơ cấu kinh tế. Ví dụ: nền kinh tế định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể xây dựng trên một kết cấu hạ tầng tạm bợ thiếu sự liên hoàn về giao thông để nối kết giữa các tỉnh, thành và các nước trong khu vực.
Và, thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều nước kém phát triển cho thấy, nếu trong quy hoạch không có những người đủ tầm để “hoạch định trước, đặt ra trước mục tiêu cần đạt tới”, hoặc do những người “thợ” làm thay công việc của “thầy”, hoặc “thầy” làm thay công việc của “thợ”, hay “thầy không ra thầy, thợ không ra thợ” thì sẽ dẫn đến những quyết định đầu tư manh mún, rời rạc, chấp vá (tỉnh, thành nào cũng có khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, đài truyền hình,...), gây lãng phí rất lớn về cơ hội, tài nguyên, quỹ đất, tiền bạc, công sức của toàn xã hội. Đây cũng chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm cho những nước nghèo lại càng nghèo thêm!
Vậy có thể nói, quy hoạch chính là tầm nhìn, nhưng tầm nhìn của ai? Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, quy hoạch đang phân cấp về đến các quận, huyện, phường, xã… Điều này nói lên chúng ta chưa quan tâm đến quy hoạch một cách đúng mức, đúng tầm. Đã đến lúc cần nhìn nhận vấn đề quy hoạch một cách nghiêm túc trước khi còn có thể, để tránh lập lại “vết xe đổ” của một số nước trong khu vực.(Theo VNN)
Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật thành phố Đà Nẵng |
1. Hệ thống giao thông : 1.1. Giao thông đối ngoại : 1.1.1. Đường thủy : - Cảng Đà Nẵng bao gồm cảng Tiên Sa, Sông Hàn, Liên Chiểu: Là cảng tổng hợp chính trong nhóm cảng Trung Trung bộ, là đầu mối của hành lang vận tải Đông Tây, đóng vai trò trung gian trong giao lưu hàng hóa của vùng Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan với các vùng Đông Bắc Á. + Cảng Tiên Sa : Cải tạo nâng cấp lên qui mô 3,9 triệu tấn/năm đến 2010. + Cảng Sông Hàn : Chuyển đổi thành cảng du lịch. + Cảng Liên Chiểu : Công suất 8,5 triệu tấn/năm giai đoạn 2010. - Tăng cường chức năng vận tải, dịch vụ du lịch bằng vận tải đường thủy trên sông Hàn, sông Vĩnh Điện, sông Cu Đê, sông Cổ Cò nối tiếp đến Hội An. 1.1.2. Đường không: - Sân bay Đà Nẵng: Nâng cấp, mở rộng phần hàng không dân dụng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo năng lực thông qua 2,5 triệu khách/năm. - Sân bay Nước Mặn: Từng bước chuyển đổi sang mục đích phát triển du lịch. 1.1.3. Đường sắt và ga đường sắt: - Chuyển tuyến đường sắt ra khỏi nội thành thành phố, về phía Tây song song với đường cao tốc Huế - Đà Nẵng - Dung Quất. - Ga Đà Nẵng: Chuyển ra khu vực Hòa Minh. 1.1.4. Đường bộ: - Đường cao tốc Huế - Đà Nẵng - Dung Quất đi sát chân núi Phước Tường, trở thành tuyến vành đai vận tải phía tây Thành phố. - Quốc lộ 1A được nâng cấp, mở rộng trở thành đường nội thị, nút giao thông Hòa Cầm trước mắt được xác định giao cắt cùng cốt, tương lai sẽ có giao cắt khác cốt. - Chuẩn bị xây dựng đường Hồ Chí Minh giai đoạn II qua hầm Hải Vân, chạy phía Tây núi Phước Tường qua Túy Loan đi Tây Nguyên. - Nâng cấp, mở rộng đường Ngô Quyền (mặt cắt 48m), hình thành trục đường vận tải chính của thành phố: Cảng Tiên Sa - đường Ngô Quyền - cầu Tuyên Sơn - đường Cách mạng Tháng 8 - Ngã tư Hoà Cầm - Quốc lộ 14B thuộc hành lang Đông Tây của tuyến đường xuyên Á. 1.2. Giao thông đối nội : 1.2.1. Đường sá: - Xây dựng đường du lịch ven biển Liên Chiểu - Thuận Phước, đường từ cầu sông Hàn ra biển, đường du lịch ven biển Đông Sơn Trà - Non Nước hướng về Hội An. - Tiếp tục xây dựng nối dài đường Bạch Đằng Đông ven bờ Đông sông Hàn đến cầu Tuyên Sơn hướng về Non Nước, và đường Nguyễn Tri Phương dọc theo phía Đông và phía Nam sân bay Đà Nẵng ra Quốc lộ 1A. - Mở rộng và nâng cấp một số tuyến đường Đông Tây nối khu vực nội thành với đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 601, 602 và các khu vực ngoại thành ở phía Tây thành phố. - Xây dựng một số đường phía Tây thành phố nối các cụm trung tâm liên xã Hòa Bắc - Hòa Liên với Hòa Ninh - Hòa Sơn - Hòa Nhơn và Hòa Phú - Hòa Phong, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng. - Xây dựng các nút giao thông quan trọng. - Xây dựng các cầu mới: Tuyên Sơn, Cẩm Lệ, Thuận Phước. - Các chỉ tiêu cần đạt : Mật độ đường phố chính 2,5 - 3 km/km2. - Đất giao thông chiếm : 18 -23% đất xây dựng đô thị. Trong đó giao thông tĩnh 2 - 4%, giao thông động 16 - 19%. 1.2.2. Bến ô tô liên tỉnh : - Khu vực phía Bắc đặt tại vị trí gần ga mới về phía Quốc lộ 1A. - Khu vực phía Nam đặt tại vị trí gần ngã tư Hòa Cầm. 2. Chuẩn bị kỹ thuật : 2.1. San nền : - Cao độ xây dựng tối thiểu tại các khu vực ven sông, biển là +2,50m. - Cao độ xây dựng đối với các khu vực đô thị cũ : Giữ nguyên cao độ địa hình tự nhiên, từng bước nâng cao độ tới mức tối thiểu là +2,00m khi tiến hành cải tạo chỉnh trang. 2.2. Thoát nước mưa : - Các khu vực đang sử dụng cống chung cho nước mưa và nước thải vẫn tận dụng các đường cống cũ, cải tạo dần từng bước để tách nước thải riêng. - Các trục tiêu chính thoát nước mưa cho thành phố sẽ là sông Hàn, sông Cu Đê, sông Phú Lộc. 3. Cấp nước : 3.1. Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước : - Cấp nước sinh hoạt : Đợt đầu là 130 lít/người.ngày đếm - Dài hạn : 170 lít/người.ngày đêm. - Cấp nước cho công trình công nghiệp : 40m3/ha.ngày đêm. - Công trình dịch vụ công cộng : Đợt đầu 15%Qsh, dài hạn 20%Qsh. 3.2. Nhu cầu dùng nước các giai đoạn : - Giai đoạn đầu (đến 2005) : 200.000m3/ngày đêm. - Dài hạn (đến 2020) : 420.000m3/ngày đêm. 3.3. Nguồn nước và các nhà máy nước : - Chọn nguồn : Nước mặt sông Yên và sông Túy Loan. - Nhà máy nước Cầu Đỏ : Công suất 50.000m3/ngày đêm. - Nhà máy nước sân bay : Cải tạo nâng cấp lên 30.000m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Hòa Khánh : Công suất 220.000m3/ngày đêm. - Xây dựng nhà máy nước Cầu Đỏ : Công suất 120.000m3/ngày đêm. 4. Cấp điện : 4.1. Tiêu chuẩn cấp điện : Tính toán với tiêu chuẩn đô thị loại I. - Cấp điện cho sinh hoạt : + Giai đoạn I: 1000KWh/ng.n với Tmax = 2500h. + Giai đoạn II: 2.200KWh/ng.n với T max = 3000h. - Cấp điện cho dịch vụ thương mại: Lấy theo "Định hướng phát triển của ngành thương mại du lịch Đà Nẵng đến năm 2010" và "Quy hoạch cải tạo lưới điện thành phố Đà Nẵng đến năm 2005 có xét đến năm 2010" của Viện năng lượng lập 11/1999. - Cấp điện cho công nghiệp tập trung : 0,3 - 0,45 MW/ha. 4.2. Phụ tải toàn thành phố ước tính được : - P giai đoạn đầu = 226,8MW - P giai đoạn sau = 579,7MW. 4.3. Nguồn điện : Thành phố Đà Nẵng được nhận điện từ hệ thống điện lưới quốc gia - qua trạm giảm áp chính khu vực 500/220KV, Cầu Đỏ: Công suất giai đoạn đầu 1 x 450MVA, tương lai 2 x 450MVA. 5. Thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường : 5.1. Các chỉ tiêu thiết kế : - Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt đối với khu vực nội thành lấy 140 lít/người.ngày. Dân ngoại thành 80lít/người.ngày đêm. - Tiêu chuẩn nước thải sản xuất lấy 40m3 đến 50m3 trên một ha đất xây dựng. 5.2. Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường : - Nước thải sinh hoạt : Lâu dài hệ thống thoát nước thải được tách riêng, thu gom và làm sạch tại các trạm xử lý tập trung, tránh tình trạng thải trực tếp ra sông, biển gây ô nhiễm môi trường. - Nước thải của các nhà máy xí nghiệp, bệnh viện... nằm rải rác trong thành phố Đà Nẵng phải được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh sau đó mới được xả vò hệ thống thoát nước chung. - Rác thải: Được tập trung xử lý tại bãi rác Khánh Sơn, diện tích 45ha. Sớm xây dựng một nhà máy xử lý rác. Dự kiến chọn một bãi rác tại Hòa Quý để phục vụ cho việc thu gom xử lý rác thải của khu vực Đông sông Hàn. - Nghĩa địa : Xây dựng nghĩa trang tập trung tại Hòa Sơn kết hợp hỏa táng, diện tích 200ha, và tại Hòa Quý khoảng 50ha. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét