Điểm 0, ông chủ tịch và nàng siêu mẫu
Có thể diện nào lại giữ bằng những lời lẽ, câu chữ không có thể diện. Có hình ảnh nào xấu xí hơn hình ảnh của một người nói dối không đỏ mặt.Siêu mẫu Ngọc Trinh
“Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm 0 chưa, ba?
Đề khó lắm sao con ?
Không. Cô chỉ yêu cầu “Tả bố em đang đọc báo.” Có đứa bạn con bảo ba nó không đọc báo nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm…
Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?
Đề khó lắm sao con ?
Không. Cô chỉ yêu cầu “Tả bố em đang đọc báo.” Có đứa bạn con bảo ba nó không đọc báo nhưng rồi nó bịa ra, cũng được 6 điểm…
Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?
Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”. Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo: “Thưa cô, con không có ba”… Té ra ba nó hi sinh từ lúc nó mới sanh… Lúc ra về, có đứa hỏi: “Sao mày không tả ba đứa khác?” Nó chỉ cúi đầu”.
Đây là đoạn lược “Bài văn bị điểm 0” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4.
Câu chuyện được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1985, sau này ông có lần tâm sự câu chuyện của cậu học trò có bài văn bị điểm 0 đã để lại cho ông một nỗi đau, nhưng cũng là một bài học lớn về lòng trung thực.
Nói như Luther King: “Trung thực là bước đệm đầu tiên thậm chí khi mà bạn không thấy tất cả các bậc cầu thang”. Tôi thực sự buồn khi hôm nay phải chép lại câu chuyện trong sách giao khoa lớp 4 cho người lớn xem. Khi trước mắt chúng ta, rành rành những chuyện chướng tai gai mắt mà người lớn nói dối không đỏ mặt.
Gần đây nhất, một vị chủ tịch phường giải thích người dân về vụ một anh bán hàng rong bị dân phòng còng giật cánh khuỷu nằm bên đường là do anh này đang bị đánh thì lăn ra…ngủ chứ không phải bất tỉnh. Mới hôm qua, ông chủ tịch phường lại mở ngoặc thêm là “có dấu hiệu trúng gió”. Rằng chính anh bán hàng rong đã tấn công tổ công tác 9 người.
Hay câu chuyện, một siêu mẫu say “driff” xe chổng vó lên trời mà vẫn điềm nhiên nói rằng: “Không nhớ gì cả”, “ Tôi không phải người lái xe”.
Không lẽ chính tôi hay bạn là người lái xe? Không lẽ cái xe tự driff lộn ngược vì trúng gió.
Bạn có thể gọi đó là không trung thực. Tôi thì khẳng định đó là sự dối trá.
Có thể, lời giải thích của ông chủ tịch là nhằm giữ thể diện cho chính quyền. Có thể lời nói dối của nàng siêu mẫu là để bảo vệ hình ảnh bản thân. Nhưng, có thể diện nào lại giữ bằng những lời lẽ, câu chữ không có thể diện. Có hình ảnh nào xấu xí hơn hình ảnh của một người nói dối không đỏ mặt.
Điều nguy hiểm nhất mà chúng ta đang chứng kiến là sự dối trá đang mặc nhiên hiện hữu.
Bao nhiêu bức ảnh, đoạn phim, con mắt nhân dân xác nhận 5 anh dân phòng lao vào người bán hàng rong. Để rồi có khi chúng ta lại phải chấp nhận một báo cáo “không đỏ mặt” của ông Chủ tịch chuyện “nạn nhân trúng gió”, nói theo kiểu dân gian thời @ là “tự lao cổ vào tay anh dân phòng”.
Công an phạt tiền, giữ giấy phép lái xe của nàng siêu mẫu, nhưng có khi chỉ ngày mai, cô ấy lại lên tiếng trên một sân khấu này, trả lời phỏng vấn tờ báo nọ, lại với chính chủ đề “trung thực”.
Có lẽ, chúng ta phải học lại “Bài văn bị điểm không” đi thôi, kể cả chủ tịch, siêu mẫu và tất cả mọi người.
THEO Đào Tuấn
Đây là đoạn lược “Bài văn bị điểm 0” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4.
Câu chuyện được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1985, sau này ông có lần tâm sự câu chuyện của cậu học trò có bài văn bị điểm 0 đã để lại cho ông một nỗi đau, nhưng cũng là một bài học lớn về lòng trung thực.
Nói như Luther King: “Trung thực là bước đệm đầu tiên thậm chí khi mà bạn không thấy tất cả các bậc cầu thang”. Tôi thực sự buồn khi hôm nay phải chép lại câu chuyện trong sách giao khoa lớp 4 cho người lớn xem. Khi trước mắt chúng ta, rành rành những chuyện chướng tai gai mắt mà người lớn nói dối không đỏ mặt.
Gần đây nhất, một vị chủ tịch phường giải thích người dân về vụ một anh bán hàng rong bị dân phòng còng giật cánh khuỷu nằm bên đường là do anh này đang bị đánh thì lăn ra…ngủ chứ không phải bất tỉnh. Mới hôm qua, ông chủ tịch phường lại mở ngoặc thêm là “có dấu hiệu trúng gió”. Rằng chính anh bán hàng rong đã tấn công tổ công tác 9 người.
Hay câu chuyện, một siêu mẫu say “driff” xe chổng vó lên trời mà vẫn điềm nhiên nói rằng: “Không nhớ gì cả”, “ Tôi không phải người lái xe”.
Không lẽ chính tôi hay bạn là người lái xe? Không lẽ cái xe tự driff lộn ngược vì trúng gió.
Bạn có thể gọi đó là không trung thực. Tôi thì khẳng định đó là sự dối trá.
Có thể, lời giải thích của ông chủ tịch là nhằm giữ thể diện cho chính quyền. Có thể lời nói dối của nàng siêu mẫu là để bảo vệ hình ảnh bản thân. Nhưng, có thể diện nào lại giữ bằng những lời lẽ, câu chữ không có thể diện. Có hình ảnh nào xấu xí hơn hình ảnh của một người nói dối không đỏ mặt.
Điều nguy hiểm nhất mà chúng ta đang chứng kiến là sự dối trá đang mặc nhiên hiện hữu.
Bao nhiêu bức ảnh, đoạn phim, con mắt nhân dân xác nhận 5 anh dân phòng lao vào người bán hàng rong. Để rồi có khi chúng ta lại phải chấp nhận một báo cáo “không đỏ mặt” của ông Chủ tịch chuyện “nạn nhân trúng gió”, nói theo kiểu dân gian thời @ là “tự lao cổ vào tay anh dân phòng”.
Công an phạt tiền, giữ giấy phép lái xe của nàng siêu mẫu, nhưng có khi chỉ ngày mai, cô ấy lại lên tiếng trên một sân khấu này, trả lời phỏng vấn tờ báo nọ, lại với chính chủ đề “trung thực”.
Có lẽ, chúng ta phải học lại “Bài văn bị điểm không” đi thôi, kể cả chủ tịch, siêu mẫu và tất cả mọi người.
THEO Đào Tuấn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét