Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Các kiểu bán dâm lạ lùng đến xót xa

Đất nước không đến nỗi nghèo song vì bất công quá lớn, người ăn không hết người không có gì, nên mới sinh ra nhiều thứ lạ lùng đến xót xa mà thế giới hiếm thấy. Nếu ai đã phải trải qua cái đói rã họng, đã từng chứng kiến bố mẹ anh em mình đang đói triền miên, thậm chí có người đã chết, thì mới hiểu cảm giác của người đói như thế nào và hiểu tại sao họ sẵn sàng làm bất cứ điều lạ lùng nhất, kể cả giết người, để kiếm sống. Nhiều đoạn mô tả người tàn tật, người già bán dâm một cách quá tàn nhẫn, như cho rằng họ "bằng lòng với việc làm gái làng chơi nhàn nhã lại dễ kiếm tiền", có biết đâu là phần lớn trong số họ sức không có, học vấn cũng không, nên không thể tìm được việc gì khác để đủ sống.
Các kiểu bán dâm lạ lùng đến xót xa
Mại dâm đang là một vấn đề “nóng” trong dư luận, nhất là khi càng ngày các vụ mua bán dâm càng được mở rộng, khi đối tượng bán dâm là trẻ vị thành niên hoặc các cụ bà ở cái tuổi “gần đất xa trời”, và cũng có khi là cả các cô gái khuyết tật.
Cụ bà U60 vẫn vô tư “đi khách”
Vào tối 29/7, Đội Phòng chống tệ nạn xã hội (Phòng PC45) đã mở đợt truy quét gái mại dâm trên địa bàn Hà Nội. Chỉ trong đêm đầu ra quân, lực lượng chức năng đã tạm giữ hành chính 19 đối tượng.
Các cô gái mại dâm bị tạm giữ đều là những người đứng hành nghề dọc các tuyến đường Lê Duẩn (trước Công viên Thống Nhất), đường Giải Phóng (trước Bến xe Giáp Bát), đường Nguyễn Du - Trần Bình Trọng, Vườn hoa Pasteur, đường Trần Khánh Dư (cổng bệnh viện Hữu Nghị Việt - Xô).

Ngoài những cô gái bán dâm bị tạm giữ, cơ quan công an cũng tạm giữ một nam thanh niên lái xe ôm, đây là đối tượng chuyên làm nhiệm vụ chuyên chở gái mại dâm đi giao dịch mỗi khi có khách.

Tại cơ quan công an, những gái bán dâm này khai rằng, họ tự đứng ra hành nghề chứ không thông qua môi giới của bất kỳ ai. Hiện cơ quan công an đang tạm giữ tất cá số gái mại dâm để tiếp tục điều tra và lập hồ sơ xử lý.

Một cán bộ Đội Phòng chống tệ nạn xã hội cho biết, trong số 19 phụ nữ vừa bị tạm giữ, có 4 người bị bệnh câm, điếc nhưng vẫn đứng đường bán dâm. Gái bán dâm trẻ nhất trong số này sinh năm 1995. Có đến 5 phụ nữ đều đã hơn 40 tuổi. Trong đó có 2 gái mại dâm đã hơn 50 tuổi. Đặc biệt, một phụ nữ người Hòa Bình năm nay đã gần 60 tuổi.

“Đây cũng là cuộc truy quét nạn mại dâm theo chủ trương của Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội. Theo đó, Giám đốc Công an TP Hà Nội chỉ đạo Phòng PC45 cùng Công an các quận, huyện tại Hà Nội tổ chức truy quét tệ nạn mại dâm trên các tuyến phố khắp địa bàn” - một cán bộ công an Phòng PC45 cho hay.

Gái bán dâm tuổi teen

Thực hiện kế hoạch tuần tra, quét vét đối tượng lang thang có biểu hiện hoạt động mại dâm trên địa bàn công cộng, CAP Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã tiến hành tuần tra trên phố Trần Khánh Dư và phát hiện 6 trường hợp nữ có biểu hiện nghi vấn bán dâm. Ba trong số 6 đối tượng nữ, qua xét nghiệm nhanh, đang có thai trong đó có một cô gái trẻ nhất, nhỏ nhất mới 12 tuổi.

Tại biên bản khai nhận và kiểm điểm tại cơ quan công an, Trần T.A, (12 tuổi, sinh tháng 8/2000, hộ khẩu thường trú ở phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) khai nhận: “Cháu 12 tuổi. Nhà cháu ở thị xã Sơn Tây. Cháu đi làm thế này để có tiền chi tiêu cá nhân…”.

Tuy tuổi đời còn quá trẻ nhưng T.A khai nhận đã “hành nghề” bán dâm từ khoảng tháng 10/2011. Mỗi tối “hành nghề”, T.A có 1 đến 2 khách mua dâm với số tiền kiếm được khoảng 200-400 nghìn đồng.

Tại cơ quan công an, T.A cho biết: "do cháu còn quá trẻ nên khách mua dâm thường không sử dụng bao cao su. Cháu có thai lúc nào cũng không biết và cũng không biết ai là tác giả của đứa bé trong bụng…".

“Hành vi của tôi là sai và vi phạm pháp luật. Tôi cam đoan từ lay (nay) về sau không tái phạm hành vi chên (trên)”, đây là lời cuối trong bản kiểm điểm của T.A

Những cô gái bán dâm tuổi teen 

Theo công an phường Bạch Đằng, cô bé này đã một vài lần bị đưa về đồn vì có biểu hiện đứng đường tìm khách để bán dâm nhưng sau đó lại được thả vì còn quá nhỏ và gia đình không quan tâm. Trong lần bị bắt giữ này, T.A cũng được tha ngay sau đó. Lý do em đang mang thai.

Chính quyền địa phương nơi T.A sinh sống cho hay, bố mẹ cô bé lấy nhau nhưng không có đăng kí kết hôn. Bố của T.A bị nghiện ma túy. Người đàn ông này không có khả năng làm chủ gia đình khi liên tục phải ra tù, vào tội. Năm 2010 anh ta ra tù thì một năm sau bố của T.A lại vào tù thêm một lần nữa vì có liên quan đến án ma túy. Từ năm 2011, mấy mẹ con T.A bỏ đi lang thang.

Ba mẹ con T.A ở trong một căn phòng do người dân khu phố góp tiền dựng lên tạm ngay đằng sau khu nhà vệ sinh công cộng ở phố Phan Chu Trinh. Khi tìm đến phòng trọ này, người dân ở đây cho biết, T.A lâu nay sống một mình, mẹ của cô bé đi đâu không ai rõ.

"T.A bị khèo tay, không xinh nhưng khá giỏi giang, lễ phép. Nó từng sống ở Trung Quốc nên nói tiếng Trung như gió. Dạo này mẹ nó đi lâu ngày không về nên không ai biết mẹ và em con T.A đi đâu. Gần đây, T.A thỉnh thoảng kéo bạn trai và bạn gái khác về ở cùng xong lại đi miết. Chẳng mấy khi phòng đó mở cửa nên không ai hỏi gì nhiều về họ”. Một người hàng xóm của T.A kể lại.

Mại dâm “khuyết tật”

Theo người bạn này, thời gian gần đây, khu vực đường Trần Khánh Dư, Hoàn Kiếm, Hà Nội nổi lên với "chợ" mại dâm... khuyết tật, đó là những cô gái "bán hoa" bị câm, điếc bẩm sinh. Họ chỉ bị "khuyết tật" một vài giác quan nhưng tâm, sinh lý đều phát triển đầy đủ nên vẫn có thể "chiều khách" vô tư. Lâm, người bạn đi cùng tôi cho hay, giống như các "cave" lành lặn khác, những cô gái khuyết tật ấy cũng hành nghề bằng cách hàng đêm, đứng tại những gốc cây xung quanh đường Trần Khánh Dư, Trần Quang Khải và gần khu vực bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội để bắt khách.

Trời mưa, nhưng các con phố trung tâm vẫn rất đông người. Nước mưa cộng với ánh đèn đường loang loáng làm cho nhiều người thấy "cám cảnh" khi đi qua những lùm cây san sát nhau trên phố Trần Khánh Dư. Không khó để chúng tôi nhận ra những bóng người núp sau những gốc cây ven đường ấy.

Theo quan sát của chúng tôi, đoạn đường này chỉ tầm 500m nhưng có đến 7, 8 cô gái đứng... tìm khách, vì hôm nay trời mưa nên hành trang các cô mang theo có thêm chiếc ô. Lâm thì thầm với tôi: "Hai cô gái đứng kia đều bị khuyết tật, họ đang nói chuyện với nhau bằng cử chỉ riêng và tìm khách bằng mắt. Nhiều dân chơi cho biết, họ chán những cô cave nhiều lời, muốn "lạ miệng" bằng những cô gái "đặc biệt" này. Ngoài việc không nghe hoặc nói được, mọi chuyện khác họ rất "ok", vì đó "là bản năng".

Giả vờ đang đợi bạn, tôi tiến sát hai cô gái đang cầm ô trên hè phố đường Trần Khánh Dư. Trong ánh sáng mờ ảo của đèn cao áp, tôi vẫn nhận ra hai cô gái này còn khá trẻ, khoảng 18 - 20 tuổi, khuôn mặt nhòe nhoẹt phấn son nhưng được trang điểm theo kiểu rất... quê. Tuy nhiên khuôn mặt họ khá từng trải, lì lợm

Một loại hình bán dâm không còn mới mà đối tượng là các cô gái khuyết tật 

Để nói chuyện với nhau, hai cô gái phải dùng tay liên tục ra hiệu. Chị Liêm, bán nước trên đường Trần Khánh Dư chép miệng: "Cave "câm" đấy em ạ, tối nào cũng ra "đứng đường" như vậy, hai hôm nay trời mưa nhưng vẫn cầm ô đi bán dâm. Khổ lắm, nghe kể là trước kia các cô ấy làm công nhân may ở dưới Vĩnh Tuy ấy, nhưng công ty phá sản nên dạt về đây làm cave. Họ chỉ không nói được thôi nhưng mọi thứ đều nhanh nhẹn lắm, biết chạy cả công an đi tuần đêm đấy...".
Theo chị Liêm, ở khu vực Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư này có đến gần chục cô gái bị khuyết tật làm nghề phục vụ cho những người đàn ông thèm của lạ. Nhiều lúc không có khách, các cô gái ấy cũng ngồi tụ tập quanh quán của chị Liêm để uống nước, nhưng họ không ồn ào như các khách khác vì họ chỉ có thể dùng cử chỉ để giao tiếp. Khách tìm đến những cô này hầu hết là những người đàn ông ít tiền như xe ôm, thợ xây hay những người cửu vạn ngoại tỉnh xa vợ.

Tuy nhiên, nhiều hôm cũng có dân chơi tìm đến những cô gái đáng thương ấy để đổi "khẩu vị". Vì họ không thể nói được nên mọi chuyện của khách được giữ im lặng. Khách làng chơi sau khi "hành sự" có thể yên tâm tuyệt đối vì những cô gái này không nói với ai. Có lẽ chính "ưu điểm" này mà nhiều cô gái đã có khách quen.

Ngồi trong quán nước trên đường Trần Khánh Dư, chúng tôi có thể dễ dàng nhìn thấy những cô gái ấy "mời khách" dưới những chiếc ô. Vì trời vẫn còn mưa nên không có nhiều xe máy dừng lại, tuy nhiên hễ thấy người đàn ông nào đi xe chầm chậm là những cô gái ấy cười thật tươi, vẫy tay lại gần. Nhiều thanh niên biết ở đây có "chợ" tình "câm" họ cố tình chạy xe chậm lại, sau khi nhận được ánh mắt háo hức của các cô gái khuyết tật thì họ lại rồ ga phóng đi rồi buông tiếng cười khó hiểu...

22h30, hai cô gái khuyết tật đứng trước mặt tôi vẫn kiên trì "đợi" khách. Một chiếc xe máy chở hai người đàn ông dừng lại, có vẻ như nhận ra khách quen nên một cô gái ra hiệu bằng nét mặt, cô kia nói chuyện với người đàn ông cầm lái bằng khua tay, có vẻ như sau đó là cuộc "ngã giá" vì chúng tôi thấy một cô gái mang điện thoại di động ra viết gì đó ở màn hình rồi gật, lắc liên tục.

Lâm cho biết, vì không nói được, nên những cô cave "câm" này có cách giao tiếp rất riêng, đó là dùng màn hình điện thoại nói chuyện với khách hoặc là bằng tay. Giá đi khách của những cô gái "khuyết tật" này rẻ hơn nhiều ở khu vực khác, chỉ từ 120.000 đồng - 200.000 đồng/lần...

Có những gái bán dâm là thiếu nữ câm điếc 

Khi thấy chúng tôi định đưa điện thoại lên chụp ảnh cảnh "làm giá" của những cô gái "câm", hai người đàn ông hất hàm về phía tôi dọa: "Đây là khu vực của bọn tao, chụp ảnh là không có đường về đâu...". Sau đó, họ kẹp hai cô gái mại dâm "câm" ở giữa phóng về phía đường Trần Hưng Đạo...

Anh Trần Văn Quang - xe ôm trên phố Trần Khánh Dư, Hà Nội cho biết:"Chỉ cách trung tâm Hà Nội mấy trăm mét nhưng "chợ" mại dâm "khuyết tật" này lại tồn tại được gần 2 năm, thỉnh thoảng tôi có thấy lực lượng công an khu vực đi tuần nhưng đâu lại vào đấy. Khi thấy bóng công an, những cô gái khuyết tật "lủi" nhanh, hơn nữa không thể "bắt tận tay, day tận tóc" nên khó quét lắm. Chỉ những ngày trời mưa xối xả, không thể ra ngoài đường mới thấy các cô ấy nghỉ".

Được biết, những cô gái câm điếc hành nghề mại dâm ở khu vực này đều là những người ở tỉnh xa "dạt" về Hà Nội, nhiều người ban đầu cũng có những công việc lương thiện. Tuy nhiên sau khi bị rủ rê, lôi kéo, những cô gái câm điếc ấy lại bằng lòng với việc làm gái làng chơi nhàn nhã lại dễ kiếm tiền. Họ vẫn "sống" được với nghề vì nhiều người đàn ông muốn thử cảm giác mới với những cô gái "câm"...

Theo ĐS & PL
http://thebox.vn/Thong-Tin/Cac-kieu-ban-dam-la-lung-den-xot-xa/50636.html

Có tiền chắc gì đã hạnh phúc

Có tiền chắc gì đã hạnh phúc
(Tiền bạc)- Đừng nghĩ giàu có, nhiều tiền là đã có hạnh phúc… Tủi phận vì lấy chồng nghèo.
Huyền Nga thân mến! Tôi rất hay đọc những bài viết trên mục tâm sự ở các trang báo, nhưng chưa bao giờ đưa ra ý kiến của mình. Hôm nay, là một trường hợp ngoại lệ, tôi đọc được bài viết của bạn trong lúc rảnh rỗi, và có vài ý kiến gửi đến bạn.
Đừng nghĩ giàu có, nhiều tiền là đã có hạnh phúc…
Trước tiên, tôi khẳng định bạn là người phụ nữ vội vàng và thiếu chín chắn. Sự vội vàng của bạn thể hiện trước tiên ở chỗ bạn đã bước vào cuộc sống hôn nhân khi còn rất trẻ, mới 23-24 tuổi đầu, tức là bạn mới tốt nghiệp đại học được 1-2 năm và chồng bạn cũng bằng tuổi.

Ở tuổi đó mà kết hôn thì chắc chắn công việc, thu nhập của các bạn chưa thể ổn định, cuộc sống hôn nhân những năm đầu sẽ gặp nhiều khó khăn.

Sự vội vàng và thiếu chín chắn của bạn còn bởi bạn nhìn cuộc sống quá đơn giản. Lúc chưa cưới, bạn nghĩ đơn giản hôn nhân chỉ cần tình yêu, niềm tin là đủ. Nhưng rồi khi cưới xong, bạn lại khẳng định niềm tin và tình yêu không đủ, hôn nhân không thể hạnh phúc nếu không có tiền.

Tôi cho rằng bạn lại tiếp tục chủ quan và vội vàng trong suy nghĩ của mình, vì hôn nhân bên cạnh tình yêu và niềm tin thì cần có kinh tế. Nếu thiếu 1 trong 3 thứ đó thì hôn nhân đều bị ảnh hưởng, chứ không phải hôn nhân muốn hạnh phúc chỉ cần có tình yêu, niềm tin, hoặc tiền.

Bạn cũng hơi vội vàng khi cho rằng vợ chồng bạn nghèo hơn những người bạn khác của bạn, có nghĩa là hai bạn kém hạnh phúc hơn. Điều này chưa chắc đâu bạn ạ, bạn chỉ thấy người bạn của bạn được chồng tặng xe SH vào ngày sinh nhật, chưa không thể biết được rằng hằng ngày họ đối xử với nhau như thế nào.

Liệu họ có thời gian cùng nhau đi đến những trung tâm thương mại vào ngày cuối tuần như vợ chồng bạn không, họ có thời gian cùng nhau về quê nội - ngoại vào các ngày cuối tuần như vợ chồng bạn vẫn làm không?.

Tôi kể cho bạn nghe câu chuyện về người bạn gái của tôi, lấy được người chồng giàu có, thu nhập mỗi tháng cả trăm triệu đồng, ngày sinh nhật vợ anh ta có thể mua cho vợ cả chiếc xe SH như bạn nói, nhưng cả tháng 30 ngày là 30 ngày người vợ ấy phải ăn cơm một mình, đi chợ một mình, về quê nội - ngoại một mình do chồng lúc nào cũng triền miên với những chuyến công tác xa nhà. Cô ấy còn nói, chắc chắn chồng mình có những người phụ nữ khác ngoài vợ.

Hạnh phúc nó vô cùng lắm Huyền Nga ạ, tôi nghĩ bạn đang có một gia đình mà rất nhiều người mong muốn được như thế. Hãy biết trân trọng những gì mình đang có

Hải Yến

Tủi phận vì lấy chồng nghèo

Đọc bài này thấy số mình may quá, sống thời bao cấp, lấy vợ thời đầu đổi mới, cả chồng lẫn vợ chẳng ai nghĩ đến chuyện phải kiếm thật nhiều tiền và tủi thân khi nhìn vợ hay chồng mình nghèo. Cô gái trong bài này mới ra trường đi làm 1 năm, hai vợ chồng thu nhập 12 triệu / tháng còn than khổ, hối tiếc vì lỡ cưới nhau, thì không biết bao nhiêu nông dân, công nhân lương 1-2 triệu / tháng sống thế nào, hay là bỏ nhau hết ? Đất nước nghèo, dân có học hành nhưng chỉ nghĩ đến tiền, đến vật chất, thì sẽ đi về đâu ? Nếu cô gái trong bài được giao chức, giao quyền thì chắc không thoát khỏi cửa quyền, tham nhũng để làm giầu.
Tủi phận vì lấy chồng nghèo
Tôi mới lấy chồng được hơn một năm và giờ cảm thấy vô cùng ân hận vì đã lấy chồng nghèo…
Ảnh minh họa.
Năm nay tôi 25 tuổi, tôi mới lấy chồng được một năm, đang mang thai. Ngày con gái, tôi khá xinh đẹp, dáng người cao dáo, da trắng, lại tốt nghiệp một trường đại học lớn nên không ít người để ý. Nhưng do nghĩ về hôn nhân quá đơn giản, chỉ cần có tình yêu, có niềm tin là có thể vượt qua tất cả, nên tôi đã bỏ qua những người đàn ông giàu có, lấy một người đàn ông “tay trắng” làm chồng. Mặc bố mẹ và bạn bè khuyên can.

Chồng tôi xuất thân từ quê, ra thành phố học và lập nghiệp tại đó. Tôi cũng có cùng hoàn cảnh giống chồng, nên khi gặp chồng tôi, chúng tôi sớm tìm thấy sự đồng cảm rồi yêu nhau, và làm đám cưới khi cả 2 mới 24 tuổi đầu.


Công việc chưa ổn định, nhà vẫn đi thuê, bố mẹ hai bên thì không thể giúp đỡ được. Cưới xong, tôi lại bụng mang dạ chửa, thu nhập mỗi tháng chỉ hơn 5 triệu đồng, đủ lo cho bản thân, chồng tôi thu nhập khá hơn, được khoảng 7 triệu đồng, nhưng hai vợ chồng cộng lại cũng chỉ đủ xoay sở thuê nhà trọ, xăng xe, điện nước giá cao, đi lại, ăn uống và thi thoảng về quê thăm nội ngoại.

Làm được đâu tiêu hết đến đấy, không có tích lũy, trong khi chỉ còn vài tháng nữa là tôi sinh con, nên tâm trạng tôi lúc nào cũng lo lắng, bất an về cuộc sống, về hôn nhân và tương lai.

Bụng mang dạ chửa, nhưng vì không có tiền nên tôi luôn phải chi tiêu tiết kiệm, kể cả việc ăn uống hàng ngày. Nhiều khi ghén, thèm ăn quả ổi, quả táo nhưng cũng phải nhịn miệng vì sợ tốn kém. Đi làm cả tuần có ngày cuối tuần thi thoảng cùng chồng tôi đi đến các siêu thị, trung tâm thương mại để chơi, nhưng hai vợ chồng chỉ dám đứng ngắm đồ từ xa chứ không dám bỏ tiền mua thứ gì, kể cả những thứ thiết yếu cho cuộc sống cũng phải hạn chế tối đa. 

Hoàn cảnh của mình thì thế, trong khi bạn bè tôi, nhiều đứa ngày xưa kém tôi về đủ thứ, nhưng do khôn ngoan, chỉ lấy những người chồng có điều kiện kinh tế, nhà cửa đoàng hoàng, nên giờ chẳng thiếu thứ gì. Ngày sinh nhật, có đứa còn khoe với tôi chồng tặng cho hẳn cái xe SH để đi, còn tôi vẫn trung thành với chiếc xe số cọc cạnh không biết đến bao giờ mới thay được. 

So với bạn bè, tôi cảm thấy buồn, thấy tủi cho bản thân mình, có phải tôi đã sai lầm khi chọn chồng?

30 bộ quân phục đặc biệt để canh Đại tướng ngủ

Lại thế nữa: "sản xuất 30 bộ quân trang nghi lễ Biên phòng cho 30 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ canh giữ mộ Đại tướng". Loại này chắc cao cấp hơn loại cho bộ đội đứng gác Lăng Bác Hồ. Mấy tay Trung tá khéo nịnh trong bài này chắc sẽ sớm lên chức.
Bộ quân phục đặc biệt của chiến sĩ canh giấc ngủ Đại tướng
- Trong đợt chuẩn bị thay đổi bộ quân trang nghi lễ trong lực lượng QĐND Việt Nam, 30 cán bộ, chiến sĩ biên phòng làm nhiệm vụ canh giữ phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp vinh dự, tự hào là những người đầu tiên được khoác lên mình mẫu trang phục mới nhất để làm nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả.
Trung tá Hóa nói về bộ quân trang nghi lễ mới nhất mà các chiến sĩ
làm nhiệm vụ canh giữ mộ Đại tướng vinh dự được mặc đầu tiên.
30 bộ quân trang đặc biệt
Từ ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp hòa vào đất Mẹ ở Vũng Chùa - Đảo Yến, 30 cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình vinh dự được nhận nhiệm vụ canh giữ giấc ngủ cho Người.

Trước nhiệm vụ thiêng thiêng, cao cả đó, Cục Quân nhu - Tổng cục hậu cần đã giao nhiệm vụ cho Công ty cổ phần X20 thuộc Tổng cục Hậu cần sản xuất 30 bộ quân trang nghi lễ Biên phòng cho 30 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ canh giữ mộ Đại tướng.

Ngay sau đó, Công ty X20 đã bắt tay ngay vào việc phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình lấy số đo của 30 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ để sản xuất bộ quân trang.

Do quân trang nghi lễ Biên phòng là mặt hàng mới, sản xuất lần đầu, nên quá trình sản xuất, xí nghiệp luôn tranh thủ xin ý kiến trực tiếp của Cục Quân nhu để bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với lực lượng làm nhiệm vụ đặc biệt.

Trong bộ quân trang mới, các chiến sĩ làm nhiệm vụ
canh giữ phần mộ Đại tướng thêm trang nghiêm.

Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng 30 bộ quân trang đặc biệt cũng hoàn thành. Đầu tháng 11/2013 được bàn giao đến tận tay các chiến sĩ làm nhiệm vụ, kèm theo các trang bị khác như mũ, dây chiến thắng, huân chương, dây lưng, bao súng…

Trung tá Lê Xuân Hóa, Phó Đồn trưởng Nghiệp vụ Đồn Biên phòng Roòn, Chỉ huy đội bảo vệ lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết 30 bộ quân trang đơn vị tiếp nhận từ ngày 1/11/2013.

"Đó là những bộ quân trang đẹp, trang nghiêm, phù hợp, thuận lợi với nhiệm vụ đặc biệt của các chiến sĩ" - Trung tá Hóa nói.

Tự hào gác giấc ngủ đại tướng

Trung tá Hóa cũng bày tỏ niềm vinh dự, tự hào khi được Đảng, nhà nước, gia đình Đại tướng tin tưởng giao nhiệm vụ thiêng liêng canh giữ giấc ngủ của Người.


"Những hôm trời mưa gió, trang phục của các chiến sĩ làm nhiệm vụ bị ẩm ướt là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, ai nấy đều không một lời than thở, vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ" - Trung tá Hóa tâm sự.

Trong vài ngày tới, 30 chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ phần mộ Đại tướng sẽ được nhận thêm một bộ quân trang mới để có thay đổi khi làm nhiệm vụ.

Trung tá Hóa cũng cho biết thêm, 30 bộ quân trang mà đơn vị đã tiếp nhận là mẫu trang phục nghi lễ mới nhất, theo mẫu thiết kế mới.

Trung tá Bình thông tin về bộ quân trang mới nhất.

Phó Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình, Trung tá Trịnh Thanh Bình cho biết thêm, vừa rồi Bộ Quốc phòng có chủ trương thay mới bộ lễ phục trong các quân binh chủng của lực lượng quân đội như Biên phòng, Không quân, Hải quân, Lục quân.

Cách đây khoảng hơn 3 tuần, lực lượng Biên phòng cũng có trang phục mới theo chủ trương.

Sau đó, theo đề xuất của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng đã đồng ý may cho Đội bảo vệ khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những chiến sĩ đầu tiên được mặc bộ trang phục nghi lễ mới nhất trong lực lượng quân đội.

Trong bộ quân trang nghi lễ mới, Thượng úy Cao Văn Chinh, người đang làm nhiệm vụ canh giữ phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp xúc động nói:" Tôi rất vinh dự, tự hào khi được giao nhiệm vụ canh giữ giấc ngủ cho Đại tướng. Vì vậy, tôi luôn cố gắng để hoàn tốt nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng này."

Trần Văn - Cao Thái

Khi ‘chân dài’ thành thước đo địa vị

Khi ‘chân dài’ thành thước đo địa vị
Từ khi nào mà xã hội cúi đầu thán phục và khuất phục trước những sự ngang nhiên cặp kè giữa quyền – tiền – gái, không thấy có gì kỳ quặc chăng?
Tạm phác ra khung cảnh thế này. Một buổi tối ở một nhà hàng tao nhã. Một người đàn ông cứng tuổi, lịch lãm cùng cô gái trẻ bước vào.

Người tò mò nhìn trang phục và cử chỉ, đoán ngay được địa vị xã hội của cả hai người. Bước vào nhà hàng, nhưng người đàn ông trang phục và tác phong vẫn đĩnh đạc và trầm tĩnh như dự hội nghị. Đích thị ông ấy gốc gác từ các vùng miền Bắc và đang là công chức. Cô gái ngược lại rất khó đoán là người miền nào.

Nhưng trang phục, cử chỉ thì đúng cung cách một “chân dài”, thời thượng và cao cấp. Dù ở đâu thì mọi sự quan tâm của cô ấy chỉ dừng lại ở đúng nhan sắc của chính mình. Cặp ấy đi bên nhau, tận hưởng giá trị của chính bản thân, dưới ánh nhìn của xã hội.

Xã hội đang nhìn họ. Hầu hết là những cái nhìn ngưỡng mộ. Có thể những người đàn ông khác đánh giá được giá trị của nhân vật kia qua “chân dài”. Những người phụ nữ thì nhìn “độ dài của chân” và hàng hiệu trên người cô gái trẻ để đoán địa vị của người đàn ông.

Hình như không ai nhớ ra chuyện tự hỏi mình: Thời nay xã hội quay cuồng đến đâu mà “chân dài” ngang nhiên ra giữa thanh thiên bạch nhật để chứng thực cho sự “thành đạt” của một người đàn ông?

Từ khi nào mà xã hội cúi đầu thán phục và khuất phục trước những sự ngang nhiên cặp kè giữa quyền – tiền – gái, không thấy có gì kỳ quặc chăng? Nếu có ai thắc mắc về sự “xấu hổ” ở đây, hẳn sẽ bị át ngay, hoặc là dở hơi, không thức thời, hoặc là ganh tỵ!

Chính vì xã hội đã rất lệch lạc, đã sẵn sàng tôn vinh và chấp nhận những lệch lạc về giá trị thì chúng ta mới phải tham dự hết đại án này đến đại án khác, mà đại án nào cũng chỉ xoay quanh cái vòng quyền lực – tiền bạc – phụ nữ.

Hàng ngàn tỷ đồng từ tiền thuế do dân đóng tiêu tan, khi thi hành án, những “đại gia” ngày nào không còn một xu để khắc phục hậu quả nhằm bày tỏ sự ân hận về tội lỗi mình trót gây ra. Đã vậy xã hội vẫn còn nhắc lại để tiếc nuối cho gia đình kẻ tội phạm từng là gia đình danh giá bậc nhất vùng này, vùng khác.

Toàn bộ đại án kinh tế Vinalines đã cho ta thấy sự tiến thân của nhân vật chính: Trong vòng 10 năm, từ một người thất nghiệp, không bằng cấp, chỉ nhờ là con ông cháu cha mà đã đi qua những lớp đại học tại chức, rồi đến tiến sĩ kinh tế và ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT một Tổng công ty nhà nước, một chữ ký có thể làm tiêu tan hàng trăm tỷ đồng. Sự tiến thân đó có gì đáng hãnh diện ngoài sự chi phối trơ tráo của đồng tiền và quyền lực?

Như vậy mà dư luận vẫn cứ ôn lại quá khứ, tôn vinh gia đình ấy danh giá, làm cho xã hội chấp nhận cái tiêu chuẩn danh giá là “có chức quyền sóng đôi với đồng tiền”, mà cố tình quên đi thực trạng chạy chức chạy quyền như một căn bệnh dịch hạch làm yếu kém nền hành chính, chao đảo nền kinh tế và xã hội thì ngập trong dối trá và tôn vinh sức mạnh của đồng tiền.

Tội phạm đã ra trước vành móng ngựa. Bi kịch gia đình cũng đã phơi bày. Nhưng dường như chẳng có mấy người trong cuộc tỏ chút ân hận. Họ quyết giữ những đồng tiền cướp được ngay cả khi người thân đã ra vành móng ngựa. Thậm chí người vợ còn đứng ra nhận “tiền chồng mua nhà cho bồ nhí là tiền của tôi”.

Một người đàn bà cũng là công chức, nếu chiếu theo những ràng buộc quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì không thể có cơ hội kiếm được 10 tỷ đồng tiền mặt. Vậy pháp luật rõ ràng và nghiêm minh đến đâu mà một công chức dám ra tòa nói nhẹ bỗng “đó là tiền của cá nhân tôi”, chẳng phải lo đến chuyện chứng minh nguồn gốc tiền “sạch”.

tiền bạc, chân dài, đại án, đại gia, tiền sạch, tiền bẩn

Một lần trong resort 5 sao, bên bể bơi bỗng nghe tiếng hát “Hò kéo pháo”. Một cụ ông đang đùa giỡn với cháu dưới nước và hát cho chúng nghe bài hát năm xưa, chắc ông còn nhớ rất rõ thủa mặc áo lính ở chiến trường Điện Biên.

Có thể ông là một cựu chiến binh, và con cháu ông là những người danh giá. Họ đủ tiền để đi nghỉ ở resort có giá phòng mỗi đêm đến 400 USD/người cho đại gia đình đông đúc, cho cả người giúp việc đi theo giữ trẻ và phục vụ.

Họ đang tiêu tiền rất hào phóng trước con mắt khâm phục của người qua kẻ lại nhìn ngắm sự danh giá, giàu sang. Không thấy ai hỏi: “Giá bao nhiêu thì mua được danh?”. Và cũng bỗng nhớ đến câu chuyện một nữ doanh nhân kể: Có lần chị được người bạn mời qua nhà hàng bên khu Phú Mỹ Hưng ăn vịt Bắc Kinh.

Con vịt ấy có giá hơn 2 triệu đồng. Khi nghe giá món ăn, chị thấy miếng thịt đắng ngắt, khó nuốt. Vậy nhưng ai dám bảo chị ấy không thành đạt, không danh giá, khi từ một người làm nghề dệt chị đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng, với công ty là thương hiệu dệt may thành công trong lĩnh vực xuất khẩu.

Thế mới biết, chẳng ai cần tạo danh khi họ có đồng tiền “sạch”.

HỒNG BÍCH/THEO DOANH NHÂN SÀI GÒN
*Tiêu đề bài viết do Tuần Việt Nam đặt

Nhớ quê hương: Nấu bánh chưng Tết

Nấu bánh chưng Tết
Tác giả: Ðặng Xuân Hường
Cuối năm 1993, gia đình tôi tới Mỹ, chỉ còn vài tháng nữa là đón Xuân mới đầu tiên trên đất khách quê người.
Tấm hình bụi chuối do con gái Cathy Ðặng, 15 tuổi, vẽ minh họa. 
Ðược người anh bảo lãnh từ trại tỵ nạn Philippines, tới Mỹ ở ngay trung tâm thành phố Los Angeles. Một thành phố mà đọc từ báo chí sách vở thì quả là đẹp, nhưng tới nơi trong những khu nhà cũ kỹ mới biết... trăm nghe không bằng mắt thấy... cũng khu xóm san sát, cũng rác rến sau nhà, cũng gián chuột tùm lum...

Những ngày chờ Tết không thấy chút gì là không khí mừng Xuân cả. Lang thang đi xe buýt đến China Town cũng chẳng khá hơn.

Ông anh nói chỉ có xuống phố Bolsa thì mới thấy hàng quán hoa hòe, hội chợ Tết, chứ ở đây vẫn bình thường như mọi ngày thôi. Người anh bận bịu đi làm không có thì giờ chở xuống dạo chơi vùng Orange County, nên gần Tết vợ chồng tôi đành ngồi nhà nhìn trời mây đón Xuân!

Hàng xóm bên cạnh chung cư gia đình tôi ở, có một bụi chuối rất xanh tươi, nhìn những tàu lá chuối xanh mướt, tôi nhớ đến những buổi chiều cuối năm ở quê nhà ngồi gói bánh chưng, bên Mẹ già tỉ mỉ xếp từng chiếc lá gọn gàng. Thấy bụi chuối tôi nảy ý xin ít lá gói mấy cái bánh chưng, bánh tét đón Xuân cho đỡ buồn. Tôi hỏi ý anh tôi, anh trả lời:

- Thôi, xuống China Town mua vài cái, chứ nấu bánh cả ngày chẳng bù với tiền gas. Hơn nữa, nhà chật chội nấu lâu như thế hơi nước, hơi gas cũng độc lắm!

Vậy là tôi ra đầu đường Olimpic gần nơi góc Figueroa đón xe buýt xuống China Town tìm mua bánh chưng và vài thứ chuẩn bị cho Tết. Bà xã tôi tròn mắt kinh ngạc khi thấy giá một cái bánh tét tám đôla (thời giá 1993):

- Trời ơi! Gần một trăm ngàn một cái bánh tét!

Tôi bật cười:

- Qua đây rồi thì quên tiền Việt Nam đi! Tính kiểu đó thì còn dám tiêu pha gì được.

Cuối cùng vợ chồng tôi cũng không mua được cái gì cho Tết cả, ngoài thức ăn hàng ngày như rau trái... Trở về nhà, ra sau vườn nhìn sang bụi chuối nhà hàng xóm, tôi quyết định phải gói cho bằng được mấy cái bánh chưng. Sân sau nhà chung cư cũng rất luộm thuộm, đầy những gỗ vụn vặt, chưa kể những cành cây được cưa ngắn nằm lăn lóc từ mấy năm trước, những thứ này mà dùng làm củi nấu bánh thì còn gì bằng.

Buổi sáng Chủ Nhật đi lễ, dẫn mấy đứa con đi học lớp giáo lý, gặp anh chị Trường Phương ở Trung Tâm Việt Ngữ của Cộng đoàn Việt Nam, nói chuyện đón Tết, nấu bánh chưng, chị Phương đề nghị:

- Nấu bánh chưng phải có nồi áp suất thì mới nhanh. Nó kín hơi cũng đỡ công thêm nước.

- Tôi chưa bao giờ thấy cái nồi áp suất cả! Lỡ nấu không chín bánh thì sao? Tôi hỏi.

Chị Phương cười:

- Anh chị đến nhà tôi lấy cái nồi áp suất về nấu. Cái nồi hơi nhỏ, nhưng cũng nấu được chừng mười hai cái bánh tét. Hồi xưa Tết nào nhà Phương cũng gói bánh cả, bây giờ bận rộn nên ra chợ mua cho xong chuyện! Mà anh chị nhớ, nồi áp suất kín hơi, nên khi mở nắp phải đưa xuống chờ vài giờ cho nước hết sôi, đừng mở ngay mà mang họa, nước sôi bung ra phỏng hết thì còn gì mà mừng Xuân mới!

Nghe vậy, vợ chồng tôi ghé qua nhà anh chị Trường Phương lấy cái nồi áp suất về để nấu bánh.

Tôi nói chuyện gói bánh với anh tôi, anh cũng cười chiều ý, rồi qua nhà hàng xóm là một người Mễ xin lá chuối về. Anh dặn:

- Ông Mễ này vui tính lắm, mỗi lần nhà ông nấu món “Tamales” gói bằng vỏ bắp, ông cũng đem qua cho mấy cái. Nấu bánh xong, đem qua cho ông ta một cái ăn cho biết bánh Tết Việt Nam.

Có lẽ hứng khởi với chuyện gói bánh, nên anh đã chở bà xã tôi đi chợ China Town để mua nếp, đậu, thịt mỡ... Xách những thứ lỉnh kỉnh đó vào nhà, bà xã tôi nói:

- Nếp và đậu xanh thì tương đối rẻ, nhưng lá chuối thì mắc lắm. Cũng may lá chuối có rồi, chứ không cũng chẳng dám mua lá chuối gói bánh!

Anh tôi dặn:

- Ở đây chuyện nấu nướng bên ngoài có lửa khói dễ bị hàng xóm để ý, vì họ sợ cháy nhà. Có lẽ nên nấu gần sát bên trái nhà cho kín đáo.

Bà xã tôi nghe nói thế cũng lo lắng, sẵn kinh nghiệm nấu bánh chưng, bánh tét nên đã mua nước dứa xóc nếp để rút ngắn thời gian nấu bánh:

- Nếp có nước dứa thì chỉ cần nấu chừng bốn giờ là bánh chín, chứ không cần nấu cả ngày như bên nhà.

Sửa soạn lá chuối, nếp đậu... xong xuôi, tôi mới chợt nhớ đến dùng dây gì để cột bánh đây? Bên nhà thì ra chợ sẽ mua được ngay một bó lạt tre chẻ sẵn hay mớ đọt dừa, đọt kè... chứ ở đây tìm đâu ra mấy thứ đó.

Tìm khắp trong nhà, sau vườn cũng chẳng thấy có vật liệu gì để cột bánh được cả, ngoài một mớ dây điện to nhỏ đủ cỡ. Loay hoay mãi cho đến chiều ông anh đi làm về hỏi:

- Chưa xong hả? Thế bao giờ mới gói bánh?

Tôi cười nhăn nhó:

- Ðâu tìm ra dây gì để cột bánh đâu! Trong nhà cũng không có thứ gì dùng để cột bánh được cả!

Ông anh đề nghị:

- Ðể tôi chở chú ra đầu đường nơi cái tiệm 99 cent của ông lão Ấn Ðộ coi có bán dây chạc gì không.

Cuối cùng cũng tìm ra một thứ giây để gói bánh, đó là loại giây nhỏ dẹp nhiều màu, thường dùng để trang trí gói quà nhưng rất bền chắc, tôi thử nắm lại kéo xem có đứt không mà không thể nào đứt được.

Buổi tối hôm đó cả nhà quây quần gói bánh, ông anh cười:

- Tôi qua đây mười mấy năm mà đã bao giờ nghĩ đến chuyện gói bánh. Tết nào thèm bánh chưng thì xuống khu chợ Phước Lộc Thọ ở Orange County mua vài cái, có khi để tủ lạnh cả tháng mới ăn hết. Hơn nữa chú cũng khéo tay gói được, chứ tôi từ xưa tới giờ đã bao giờ gói được chiếc bánh.

Tôi trả lời:

- Ngày xưa cha mẹ gói bánh Tết, lúc nào em cũng xớ rớ phụ giúp rồi tập gói, bây giờ gần Tết rồi mà chưa có bánh thấy như thiếu cái gì đó!

- Không có riết rồi cũng quen, mai mốt chú đi làm rồi chẳng có thì giờ mà nghĩ đến chuyện gói bánh đâu! Tết Việt Nam hãng xưởng Mỹ đâu có nghỉ.

Tối hôm đó, chúng tôi đã làm được hơn chục cái bánh tét và hai cặp bánh chưng. Nhìn sợi dây đỏ hồng cột bánh, thấy cũng rất hợp với màu sắc của phong tục cổ truyền Việt Nam trong những ngày mừng Tết.

Sáng hôm sau, tôi kê mấy hòn gạch đúc xi măng để chuẩn bị nấu bánh, cái nồi thì nhỏ mà mấy hòn gạch lại lớn rất khó để đun mấy khúc củi vào. Tôi lục lọi tìm trong đống sắt vụn được mấy cây sắt dài, vậy là tôi gác mấy cây sắt ngang trên hai hòn gạch thành cái bếp nấu thoải mái.

Vùng Los Angeles rất ít mưa, nên mấy cành cây mặc dù hơi lớn, nhưng khô chắc, bén lửa rất nhanh. Nhìn bếp lửa chẳng mấy chút hừng hực cháy, bà xã tôi cũng lo âu:

- Có lẽ che thêm cho chắc, chứ mình nấu bánh ngoài vườn thế này, không chừng có người ngồi trên mấy tòa nhà cao đó họ thấy, họ lại gọi cảnh sát nữa thì phiền lắm!

Tôi lấy thêm ván cũ che chung quanh lại, còn tấp thêm một miếng lớn phía trên cho kỹ càng kín đáo hơn. Tuy vậy, vợ chồng tôi vẫn ngồi trông chừng bên bếp lửa. Trời Tháng Giêng ở đây cũng khá lạnh, nên ngồi trông bánh thấy ấm áp hơn.

Cái nồi áp suất nấu bánh thật tốt, nghe tiếng nước sôi biết là đúng như chị Phương nói, không cần phải thêm nước nữa.

Thỉnh thoảng nghe tiếng còi xe cảnh sát hú ngoài đường cũng hơi sờ sợ, mặc dù lửa cháy không thấy khói gì nhiều, nhưng vẫn cứ thấp thỏm, biết đâu bà xã tôi nói đúng, từ nơi mấy building cao tầng của thành phố, có ai đó nhìn thấy lửa cháy họ tưởng trẻ con đốt chơi gọi cảnh sát thì còn gì là vui Tết!

Gần chiều, sau hơn bốn tiếng ngồi đun lửa nồi bánh, bà xã tôi bảo:

- Có lẽ được rồi, lúc trước ở Việt Nam đâu có nồi áp suất, thêm nước dứa là cũng chỉ nấu khoảng này là bánh chín!

- Ðể thêm nửa giờ nữa! Lỡ để lâu bánh không bị sượng cứng lại, lửa củi còn nhiều mà! Tôi nói vậy, rồi vào nhà pha trà.

Trong khi tôi đang lúi húi nấu nước nóng pha ly trà trong bếp, chợt bà xã chạy vào hoảng hốt:

- Chết rồi anh ơi! Ai gọi cảnh sát mà máy bay quần trên phía nhà mình rồi!

Tôi lật đật chạy ra xem, một chiếc trực thăng bay vòng vòng quanh khu vực nhà chung cư. Tôi cũng lo mất hồn vội vàng khiêng nồi bánh xuống đất rồi lấy nước tạt tắt bếp lửa. Nhìn lên chiếc trực thăng, tôi đoán chẳng phải nó nhìn thấy nồi bánh nhà tôi với bếp lửa mà quần ở đây, vì tuy mới tới Los Angeles chưa tới hai tháng, nhưng đã nhiều lần thấy trực thăng bay vần vũ như vậy, lần này cũng thế chắc là cảnh sát rượt đuổi một tên bặm trợn nào đó lái xe ẩu, gây tai nạn hoặc là ăn cắp ăn trộm gì đó, chứ nếu vì nồi bánh nhà tôi thì họ chẳng bõ công bay cả trực thăng đến để nhìn xem.

Mười mấy năm qua, dọn nhà đổi chỗ mấy lần, tôi đã thêm nhiều lần nấu bánh chưng cuối năm, cũng với cái nồi áp suất của anh chị Trường Phương, nhưng không còn nấu bằng bếp củi ngoài trời như hồi mới qua Mỹ nữa, mà nấu trên bếp gas trong nhà xe vừa kín đáo vừa an toàn!

Tuy vậy, tôi chẳng bao giờ quên nồi bánh đầu tiên nấu ở phố Los Angeles gần bên mấy building cao tầng, với lá chuối nhà ông Mễ, nếp đậu từ China Town, dây cột bánh ở tiệm tạp hóa ông già Ấn Ðộ và một chiếc trực thăng bay trên mái nhà khi bánh vừa chín chưa kịp vớt ra.

Ðặng Xuân Hường
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=179757&zoneid=456#.Ur27-dJDsXs

Thợ hớt tóc ở Việt Nam: số 1 thế giới!

Ngạc nhiên đầu năm: Lần đầu tiên thấy ông giáo sư Tuấn này ca ngợi người Việt Nam
Thợ hớt tóc ở Việt Nam: số 1 thế giới!
Tôi vẫn nghĩ là thợ hớt tóc ở Việt Nam là số 1 trên thế giới. Xin nói cho rõ là tôi nói về hớt tóc nam và hớt tóc nghiêm chỉnh, chứ không phải hớt tóc có nhiều nữ ăn mặc “mát mẻ” . Thời đại này ở Sài Gòn tìm được tiệm hớt tóc nghiêm chỉnh là điều không dễ dàng. Đi lơ tơ mơ là lạc vào mấy tiệm hớt-tóc-mà-không-hớt-tóc thì ân hận cả tháng trời!
Đi hớt tóc ở Việt Nam, tôi được người thợ chăm sóc từng chi tiết, hớt một cách tròn trịa (tôi hơi bảo thủ), và giá phải chăng. Ở Úc tôi phải trả 15 đến 20 đôla (tức 300 ngàn đến 400 ngàn đồng) cho một lần hớt tóc, còn ở đây tôi chỉ trả 45 ngàn đồng. Nhưng điều quan trọng hơn tiền bạc là phẩm chất. Thợ hớt tóc Việt Nam hớt tóc rất tuyệt vời, còn thợ bên Úc thì ôi thôi tồi tệ và ẩu tả không tưởng được. Chưa một lần nào tôi hài lòng với thợ hớt tóc bên Úc.

Hớt tóc ở Việt Nam tôi được xem là một khách hàng đàng hoàng như một người hay một cá nhân tổng thể, còn hớt tóc bên Úc tôi thấy mình được xem như là một cái đối tượng vì họ chỉ thấy hay quan tâm đến tóc mà không thấy gì khác. Thợ hớt tóc Việt Nam có thể phân tích khuôn mặt cá nhân thế này thì cần có mái tóc thế kia, phía trước như thế thì phía sau phải thế nọ. Họ không chỉ là chuyên gia lành nghề (vì ai cũng phải tôi luyện qua nhiều năm) mà còn biết đưa ra lời khuyên hợp lí cho từng cá nhân. Tôi gọi đó là personalized service.

Mỗi lần hớt tóc ở Việt Nam tốn khoảng 30-40 phút. Còn mỗi lần hớt tóc bên Úc chỉ tốn khoảng 10 phút. Kinh hoàng nhất là các cô gái Việt Nam mới học nghề hớt tóc bên Úc, vì họ không biết hớt mà chỉ biết sởn tóc. Tôi dùng chữ “sởn” là hoàn toàn chính xác, vì họ chỉ đẩy cái tondeur điện rè rè, chứ không hề biết chăm sóc mái tóc. Họ làm cho xong việc chứ chẳng hề biết phục vụ khách. Vài tháng trước tôi đi hớt tóc ở vùng Rosemead (Nam California), ông thợ hớt tóc người Việt, độ 50 tuổi, làm mái tóc tôi như mái tóc lính Mĩ, nên tôi nổi nóng đòi kiện ông ta ra toà. Dĩ nhiên, tôi chỉ nói thế thôi, chứ có ai kiện thợ hớt tóc ra toà. Tại sao cũng là người Việt Nam, mà thợ hớt tóc bên Sydney và Mĩ ẩu tả và dở như thế, trong khi thợ hớt tóc Việt Nam thì quá tài nghệ. Tôi không thể nào giải thích được.

Vì thế, lần nào về Việt Nam tôi cũng tranh thủ đi hớt tóc. Hai tiệm hớt tóc tâm đắc của tôi là ở đường Võ Văn Tần (Q3) và Võ Thị Sáu (Q1). Hôm nay, sau khi xong lớp học, tôi ghé tiệm Đ trên đường Võ Thị Sáu để gặp người thợ hớt tóc tôi mến mộ. Ngồi vào ghế, anh ta đã biết kiểu tóc tôi và ý muốn của tôi. Anh ta “phán” rằng chắc kì rồi tôi không đến đây hớt tóc, nên tóc tôi có phần khác. Khâm phục sự tinh tế của anh chàng này. Anh ta phân tích rằng tóc tôi là loại “rễ tre” nên rất khó điều chỉnh; chỉ có thể hớt tóc khi khô chứ tuyệt đối không dùng nước. Tôi rất chịu cái nhìn và phân tích của anh.

Hớt tóc ở Việt Nam, khách hàng có thể ra về và đi làm việc ngay. Thợ hớt tóc cẩn thận dùng khăn và một mếng giấy mỏng để tóc không dính vào khách hàng. Ở bên Úc, hớt tóc về là phải đi tắm chứ không thể đi làm được, vì tóc dính đầy đầu và tai, thậm chí bám trong cổ áo rất khó chịu. Nếu có thì giờ thì thêm dịch vụ gội đầu (giá cũng độ 40 ngàn đồng), nhưng tôi ít sử dụng dịch vụ này vì mất thêm 30-40 phút. Ngoài gội đầu còn có dịch vụ ráy tai. Hồi xưa tôi thích dịch vụ này lắm, nhưng bây giờ thì thú thật tôi hơi ngại vì chưa biết khâu khử trùng và vệ sinh ra sao. Nói vậy chứ thỉnh thoảng tôi cũng "nhắm mắt xuôi tay" thử dịch vụ ráy tai, và chưa có vấn đề gì xảy ra. Hớt tóc ở Việt Nam (chỉ ở miền Nam) quả là một dịch vụ trọn gói và hoàn chỉnh.

Ngày xưa ở dưới quê, tôi thường được Ba Má dẫn đi hớt tóc với chú Sáu Bang. Chú Sáu đã qua đời lâu rồi, nhưng kỉ niệm của tôi với Chú thì không thể phai nhoà. Lần nào dẫn tôi đến tiệm, Ba tôi chỉ nói một câu: hớt cua. Chú Sáu nói đùa: đi hớt tóc cưới vợ hả mậy? Nên nhớ là “mậy” chứ không phải “mầy”. Tôi đau khổ vì câu nói này. Tôi còn đau khổ vì cái tondeur của Chú. Thời đó đâu có tondeur điện, chỉ có tondeur cơ khí thôi. Sợ nhất là lúc cái tondeur nó kéo tóc mình đau điếng. Càng ngán hơn khi tiếng kéo cứ “chen chét” làm tôi lo lắng. Lo lắng nhưng không dám nói, phải ngồi yên. Lâu lâu, chú Sáu vặn đầu bên này bên kia, nên tôi thấy mỗi lần đi hớt tóc là mỗi cực hình. Nhưng sau này tôi mới biết là người có khả năng dùng tondeur cơ khí mới là thợ thứ thiệt, chứ tondeur điện thì tuy tiện lợi nhưng không hay bằng loại thủ công.

Cái hay của thợ hớt tóc Việt Nam là họ có thể điều chỉnh tóc sao cho vài tuần thì tóc mình trở nên bình thường. Tôi nghĩ để có khả năng điều chỉnh, họ phải có cặp mắt nghệ nhân cộng với kĩ năng chuyên môn. Hớt tóc ở Việt Nam còn được cạo râu, còn bên Úc thì họ chỉ làm qua loa (có nơi không có dịch vụ cạo râu hay cạo mặt). Thú vị nhất là trước khi xong, họ làm vài động tác đấm bóp làm cho khách thư giãn (động tác này thì hoàn toàn không có bên Úc). Bởi vậy, tôi nghĩ thợ hớt tóc Việt Nam là số 1 trên thế giới.

Nguồn: Blog Nguyễn Văn Tuấn

Cần sớm có lộ trình gộp Tết ta và Tết Tây

Chuyên gia Phạm Chi Lan:
Cần sớm có lộ trình gộp Tết ta và Tết Tây
(VTC News) – Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng nói bà hoàn toàn đồng ý với quan điểm đón Tết cổ truyền theo dương lịch của Giáo sư Võ Tòng Xuân đăng trên VTC News.
Bà Chi Lan: Tôi ủng hộ việc ban hành một lộ trình thay đổi lịch ăn Tết 
Xét trên góc độ kinh tế, theo bà Chi Lan, về lâu về dài nước ta nên theo cái chung của các nước khác, tức là nghỉ một dịp thôi. "Dịp đó có thể dài hơn nhưng nghỉ một kỳ. Hiện nay thời gian nghỉ giữa 2 cái Tết đang gây ảnh hưởng ghê gớm tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty", chuyên gia này nói.

Bà Lan cho hay: Thực tế, sau kỳ Noel tết Tây, gần như tháng 1 Tây nhiều người không làm việc được bao nhiêu bởi các nơi tổng kết sơ kết rồi chuẩn bị cho Tết ta.

Sau Tết ta, lại phải mất hơn 1 tuần, thậm chí là lâu hơn, tức là qua Rằm tháng Giêng thì nhiều nơi mới thực sự quay lại guồng làm việc.

Như vậy, một nước còn nghèo, năng suất lao động còn rất thấp như Việt Nam mà lại nghỉ nhiều hoặc làm việc với một nhịp độ thấp như vậy thì rất khó cho việc phát triển.

Theo tôi, có thể tăng số ngày nghỉ, tiến dần tới việc có nhiều ngày nghỉ thực như các nước vì hiện nay số ngày nghỉ chính thức ở nước ta không nhiều, chỉ có 8 ngày. Trong đó, có 4 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ khác và như thế là ít so với các nước.

Tuy nhiên, trên thực tế, 4 ngày nghỉ Tết ta kéo dài thành mấy chục ngày và là dạng nghỉ không chính thức. Thời gian ấy rất khó làm việc với các nơi vì chưa có không khí làm việc.

Như ở các nước, họ chơi ra chơi làm ra làm, trong khi ở ta, không chơi hẳn, cũng không làm hẳn trong dịp nghỉ hẳn.

Xét dưới góc độ kinh tế thì nhà nước lại vẫn phải trả lương cho 1 nhịp độ làm thấp hơn đáng kể so với bình thường.

Tôi thường làm việc với các tổ chức nước ngoài và họ đều thấy ngại với kỳ nghỉ lễ không chính thức quá dài ở Việt Nam.

- Theo bà, việc sản xuất, kinh doanh hoặc bán hàng của các công ty sẽ có thuận lợi thế nào nếu thực hiện ý tưởng Đón Tết cổ truyền tại Việt Nam theo dương lịch?

Tôi cho là sẽ có nhiều thuận lợi và giảm chi phí cho các doanh nghiệp có những hợp đồng với các đối tác nước ngoài trong dịp đầu năm.

Hiện nay, nếu có đơn hàng với các đối tác nước ngoài trong dịp trong hoặc ngay sau Tết, các doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với bình thường, từ chi phí trả làm thêm ngoài giờ cho công nhân tới chi phí cho các cơ quan quản lý cảng, hải quan theo cơ chế ngoài giờ và thời gian chờ đợi cũng lâu hơn.

Tuy nhiên, nếu thực sự thực hiện đươc việc gộp 2 dịp Tết làm một, chúng ta cũng còn vướng ở yếu tố nông nghiệp theo Âm lịch.

Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng cần sớm có 
lộ trình gộp Tết âm lịch với Tết dương lịch. Ảnh Bobi 

Hiện nay tại Việt Nam vẫn còn 50% lao động nông nghiệp sống ở nông thôn nên ít nhiều có thể có tâm lý không thoải mái khi bỏ Tết ta, nhưng nên tập dần và chuyển dần. Chúng ta vẫn giữ mùa vụ nhưng không nhất thiết là ăn Tết phải theo mùa vụ.

Tôi ủng hộ việc ban hành một lộ trình thay đổi lịch ăn Tết và khuyến cáo các nhà chức trách nên xem lại việc bố trí lịch nghỉ hiện nay.

Còn ở thành phố, việc thay đổi lịch ăn Tết theo cách gộp lại chúng ta có thể sẽ thấy được hiệu quả ngay lập tức. Tôi ủng hộ việc ban hành một lộ trình thay đổi lịch ăn Tết và khuyến cáo các nhà chức trách nên xem lại việc bố trí lịch nghỉ hiện nay.

- Theo bà, việc gộp hai kỳ nghỉ lễ này làm một liệu có dần làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt hay không?

Có chứ. Chắc chắn sẽ làm thay đổi rất nhiều.

Hiện nay, người Việt có thói quen mua sắm kiểu dồn dập cuối năm rồi lại kiêng mua sắm đầu năm, điều này gây ảnh hưởng nhiều tới thị trường và các thời kỳ khác trong năm.

Nhiều người đang phải mua sắm theo kiểu gồng lên quá sức trong thời gian Tết.

Điều này khiến người dân mệt mỏi vì vừa phải lo tiền mua sắm, vừa lại gây lãng phí theo kiểu "no dồn đói góp". Điều này theo tôi là không tốt.

Riêng về chuyện ăn uống chẳng hạn, vào dịp Tết ai cũng mua nhiều đồ, ăn không hết vứt đi lãng phí rồi ăn nhiều quá, uống nhiều cũng đều phá sức khỏe, rượu bia vào không kiểm soát được bản thân, đây là nguyên nhân làm tăng tai nạn giao thông.

- Như vậy việc gộp hai dịp nghỉ lễ này làm một nên thực hiện thế nào, theo ý kiến của bà?

Ăn Tết theo lịch Âm là tập quán của người dân Việt nên về phía nhà nước tôi cho rằng, trong trường hợp các cơ quan quản lý muốn thay đổi để hòa nhập với cái chung, vì lợi ích chung của nền kinh tế nước nhà song cũng sẽ khó trong việc thuyết phục ngay người dân.

Chính điều này, nên theo tôi, nên sớm đưa ra lộ trình gộp hai dịp Tết.

Trước tiên, điều cần làm ngay là có thể thông báo hoặc đưa ra thăm dò ý kiến dư luận về việc trong vòng mấy năm tới sẽ thực hiện gộp hai dịp nghỉ Tết để người dân làm quen dần với sự thay đổi và trong thời gian đó tiến hành vận động thuyết phục.

Việc thực hiện những bước đầu của lộ trình cần được đưa ra sớm nhất vì nếu không làm thì sẽ không có được hiệu quả cần thiết.

Về vấn đề đồng thuận, tôi cho rằng, đừng trông chờ sự đồng thuận 100% vì chẳng thể có cái gì đạt được sự đồng thuận tuyệt đối. Tuy nhiên, cái gì đúng, cái gì hay thì phải thuyết phục và thực hiện

Sẽ đến lúc đón Tết cổ truyền theo dương lịch

Chuyện này đã được nói đến từ những năm 80 của thế kỷ trước chứ không phải bây giờ. Hồi đó còn có chuyện cãi nhau lịch âm của ta và của Tàu khác nhau. Tôi rất ủng hộ gộp chung hai cái Tết. Dân ta giờ càng ngày càng ăn tết Noel và Dương lịch to. Nên đoạn tuyệt với nhiều thứ liên quan với Tàu và nên hội nhập sâu hơn với thế giới văn minh. Quy định học đại học phải thạo ngoại ngữ, thậm chí nhiều bài giảng phải dạy bằng tiếng Anh, để Việt Nam từng bước trở thành nước nói tiếng Anh; đấy là những việc nên làm.
Sẽ đến lúc đón Tết cổ truyền theo dương lịch
(VTC News) - Giáo sư Võ Tòng Xuân nói đang có sự chuyển biến mạnh trong cách đón Tết dương lịch và sẽ cần thời gian làm quen với việc đón Tết một lần trong năm.
Tấm thiệp tự thiết kế của GS Võ Tòng Xuân 

Thời điểm trước Tết Quý Tỵ 2013, VTC News đã thực hiện chuyên đề 'Đón Tết cổ truyền theo dương lịch' khởi đầu bằng bài viết của Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng nên tổ chức Tết âm lịch theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay.

Loạt bài đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả với hàng ngàn bình luận được gửi đến tòa soạn bày tỏ sự ủng hộ cũng như sự băn khoăn bởi đây là văn hóa dân tộc ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người.

Trước thềm Tết Giáp Ngọ 2014, t
rả lời VTC News, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cách đón Tết dương lịch và Âm lịch. Thực tế đang có nhiều nơi đón Tết theo lịch dương vì thời gian Tết âm lịch, họ đã có lịch thực hiện các dự án hợp tác với nước ngoài.

"Tôi cho rằng sẽ cần thời gian người dân chúng ta quen dần với việc nghỉ Tết một lần trong năm. Quan điểm của tôi là chúng ta dịch chuyển thời gian nghỉ Tết về thời điểm năm mới dương lịch để thống nhất với các nước trên thế giới."

Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng đồng thời gửi đến báo điện tử VTC News bài viết dưới đây:

Như thường lệ năm nào tôi cũng tự thiết kế thiệp chúc hỗn hợp Tết âm lịch và Tết dương lịch như tấm thiệp trên đây, vừa tiết kiệm vừa không thất lễ với mọi người thân.

Và tôi rất vui mừng năm nay nhận được nhiều thiệp chúc hỗn hợp Tết Giáp Ngọ 2014 của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và bạn bè vào đúng dịp đầu năm 2014.
Bài liên quan:
 
Rõ ràng đã có một chuyển biến tích cực, vì các năm trước thiệp chúc tây ra tây, ta ra ta, không gom lại như năm nay, rất tốn kém.

Và không khí ăn Tết đã tưng bừng tại TP Hồ Chí  Minh và các thành phố ở ĐBSCL bắt đầu từ trước lễ Giáng sinh và sẽ kéo dài dài… theo tập quán ăn Tết lớn của dân ta. Càng rảnh rỗi, không có việc làm thì càng kéo dài ngày vui cổ truyền.

Không khí vui Tết đã thắm đượm cả 3 cơ quan mà tôi đang công tác. Đặc biệt là sáng thứ bảy 28/12/2013 mộtsố nhân viên tiến bộ và thân thiết của tôi đã đến ăn Tất niên với gia đình tôi thật vui vẻ và rất có ý nghĩa.

Dĩ nhiên ăn Tất niên vào lúc này thì nhà không nấu bánh chưng. Nhưng thịt kho dưa giá thì lúc nào cũng nấu được.

Các bạn trẻ biết là tôi đã có kế hoạch đi công tác sang Nigeria đúng vào 9 ngày nghỉ Tết ta để kịp thời vụ triển khai mấy thí nghiệm về giống khoai mì và giống lúa ngắn ngày mang từ Đồng bằng sông Cửu Long.

Bên phía Nigeria thì rất náo nức chờ Nhóm Chuyên gia Việt Nam sang để tiến hành chương trình lúa và khoai mì vì sang năm Chính phủ họ sẽ không cho nhập cảng gạo và bột khoai mì nữa.
Sẽ đến lúc đón Tết cổ truyền theo dương lịch
Tết Giáp Ngọ, người dân sẽ được nghỉ 9 ngày 
Trong khi đó các cán bộ nghiên cứu mía của Trung Tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Kỹ thuật Mía Đường Tây Ninh mà chúng tôi vừa thành lập năm nay bằng kinh phí của 5 Nhà Máy Đường của Tập Đoàn Thành Thành Công cũng sẽ phải theo dõi các chỉ tiêu cây mía ngoài đồng theo lịch thí nghiệm đã được duyệt, không ăn Tết ta nhiều ngày như người khác. 
KẾT QUẢ THĂM DÒ
Bản thăm dò được tạo ngày: 05-01-2014

Theo bạn, có nên đón Tết cổ truyền theo dương lịch?
 Nên, để hội nhập 
 
35%6095 phiếu  
 Không nên, phải gìn giữ truyền thống 
 
63%10971 phiếu  
 Mỗi người tự lựa chọn 
 
1%247 phiếu  

Sẽ đến lúc đón Tết cổ truyền theo dương lịch
GS-TS Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, được biết đến nhiều nhất nhờ sự đóng góp của ông giúp đưa Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Ông từng giữ các chức vụ: Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL; Hiệu trưởng ĐH An Giang và hiện là quyền Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.

Giáo sư đang đảm đương chương trình trồng lúa ở châu Phi, chương trình “4 nhà và cây lúa”, chương trình cây mía ở Tây Ninh, dự án khu công nghệ cao ở Hậu Giang.


Giáo sư nhận rất nhiều danh hiệu, trong đó có Huy chương Công trạng Nông nghiệp Pháp, Bằng tưởng lệ của Thủ tướng Canada về "Phụng sự và đóng góp vào khoa học thế giới", Nikkei Châu Á về Tăng trưởng Vùng.

Ngoài ra, ông cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, như Quỹ Rockefeller, Viện Quản lý châu Á và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế…
Nhìn rộng ra ĐBSCL, nông dân đang lo sạ lúa vụ đông xuân trong thời điểm này và bà con nông dân cùng các cán bộ khuyến nông của nhà nước cũng như của các công ty bảo vệ thực vật sẽ không ngừng công việc thăm đồng ruộng cùng nông dân ngay trong những ngày Tết âm lịch, và nếu đồng ruộng an toàn thì trưa về ănTết tiếp.

Còn nếu phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh hoặc tình trạng lúa chậm phát triển thì đâu ai dám ăn Tết thoải mái được.

Năm Con Ngựa 2014 này, viên chức nhà nước và người lao động có việc làm sẽ tận hưởng một cách chính thức 9 ngày nghỉ Tết theo các nhà làm chính sách của Việt Nam.

Nghỉ được 9 ngày liền tù tì chính thức, vì nếu không chính thức thì trong thực tế dân ta vẫn nghỉ như thế hoặc hơn nữa.Thà là công bố nghỉ chính thức mà còn lý do phải đi làm bù sau Tết.

Qua kỳ họp cuối năm của Quốc Hội, mọi người dân đã thấy tình hình kinh tế của đất nước, ngân sách trung ương và ngân sách của các địa phương đều thu không đủ chi, chứng tỏ lao động của từng người Việt Nam chúng ta từ trên cao xuống đến thấp đều chưa phát huy hết tiềm năng của đất nước ta sau gần 40 năm sống trong hòa bình thống nhất.

Chúng tôi hy vọng một ngày rất gần đây, mọi người Việt Nam sẽ đều có việc làm, và sẽ làm việc tích cực hơn trong mọi nhiệm vụ của mình để kịp tiến lên ngang tầm quốc tế.

Lúc ấy chúng ta cũng vẫn vui hưởng những tập quán cổ truyền trang nghiêm nhưng không quên nhiệm vụ công việc.


(2) Giải mã phố thịt chó Nhật Tân biến mất bí ẩn

Kỳ 1: Chuyện lạ ở Thủ đô: Thịt chó Nhật Tân biến mất
Giải mã phố thịt chó Nhật Tân bỗng dưng biến mất bí ẩn
(VTC News) – Quả là vô cùng kỳ lạ khi 50 quán thịt chó đang ăn nên làm ra bỗng biến mất bí ẩn. Kỳ 2: Phố thịt chó biến mất.
Như đã nói ở kỳ trước, bà Nguyễn Thị Xìu, chủ quán chó Trần Mục nổi tiếng nhất Hà Nội, dù đang lúc ăn nên làm ra, vẫn quyết định đóng cửa quán, bởi những lo âu hư hư thực thực.
Quán thịt chó Trần Mục đóng cửa mấy năm nay 
Theo bà Xìu, những người con của bà đều không theo nghiệp kinh doanh thịt chó, mà làm những lĩnh vực khác. Bà không tin vào chuyện đen đủi do sát hại chó, nhưng có một điều bà nhận thấy, là nhiều gia đình trở nên lục đục, không có hậu khi làm nghề này. 

Nỗi sợ hãi nghề sát sinh loài vật thân thiết với con người sẽ không có hậu bao trùm các gia đình kinh doanh thịt chó ở Nhật Tân, nên hễ nhà nào làm ăn khá giả, có đủ vốn, là họ đóng cửa quán, đi làm thứ khác.

Rời nhà bà Xìu, tôi tạt vào quán nước của bà Minh, cách quán thịt chó Anh Tú Béo không xa. Quả thực, những bà chủ quán nước là cái túi đựng thông tin kiểu truyền miệng quanh vùng. 

Bà Minh khoe rằng, bà đã bán hàng nước ở con phố thịt chó này được ngót 20 năm, từ khi quán Trần Mục và Anh Tú Béo mở ra, rồi cả đoạn đê thành phố thịt chó. Giờ các quán đã phá sản, đóng cửa hàng loạt, chỉ còn mỗi quán Anh Tú Béo vắng teo khách, bà vẫn kiên trì ngồi bán hàng nước, dù khách chẳng còn mấy. Quán thịt chó đóng cửa sạch sẽ, khách không đến nữa, thu nhập của bà cũng giảm.

Tôi hỏi: “Bác có biết vì sao các quán thịt chó ở Nhật Tân đóng cửa hết không ạ?”. 

Bà Minh oang oang: “Trời ạ, làm cái nghề giết chóc ghê rợn ấy thì làm sao mà có hậu được hả cậu? Mấy gia đình kinh doanh thịt chó không gặp chuyện nọ, thì cũng vướng chuyện kia. Dù họ có nhiều tiền như nước thì cuối cùng cũng hết sạch thôi. Của thiên trả địa mà. Cũng có nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng, nhưng lục đục lắm, vợ chồng đánh lộn, con cái hư hỏng cả”.

Bà Minh bấm đốt ngón tay từng gia đình kinh doanh thịt chó, như ông M., bà K., anh V., chị H… Mỗi gia đình bà đều kể vanh vách từ khi mở quán, ăn nên làm ra hay phá sản, đóng cửa ra sao. 

Bên trong quán thịt chó Trần Mục 

Trong mấy chục gia đình kinh doanh thịt chó không có hậu, tôi ấn tượng với câu chuyện về ông S., chủ quán thịt chó A.X. một thời làm ăn thịnh vượng ở phố Nhật Tân.

Nếu so về thương hiệu, thâm niên, thì quán thịt chó A.X. không nổi tiếng bằng Trần Mục và Anh Tú Béo.

Ông chủ quán là người làng Trung Hòa, trước kinh doanh cá sông, gà đồi. Thấy mấy nhà hàng thịt chó ở Nhật Tân phục vụ khách không xuể, ông này đóng cửa nhà hàng ở Trung Hòa, thuê địa điểm rồi mở quán thịt chó ở Nhật Tân. 

Do có kinh nghiệm chế biến thịt chó, địa điểm quán lại đẹp, nên quán thịt chó A.X. nhanh chóng thu hút thực khách, làm giàu nhanh chóng. Ông này thuê tiếp địa điểm và mở quán thứ hai cũng với thương hiệu đó.

Tuy nhiên, đúng lúc công việc kinh doanh thịt chó phất lên, thì vận rủi liên tiếp đổ xuống gia đình ông. Đầu tiên là chuyện xảy ra với người con trai lớn của ông, là người ông hướng theo nghề, tiếp tục nối nghiệp cha quản lý, kinh doanh thịt chó. 

Ở phố Nhật Tân, chỉ còn lại duy nhất quán 
Anh Tú Béo, nhưng hoạt động rất cầm chừng 

Để có chó xịn, thịt ngon, nhiều khi anh này phải lên tận Phú Thọ, Sơn La để chọn chó từ những lái buôn. Những con chó được làm thịt chỉ là chó dé, lông vàng, nặng trên dưới 10kg, sống ở vùng trung du, miền núi phía Bắc. 

Thịt loài chó này nạc, ngọt, mềm, thơm. Chính sự cầu kỳ đó mà quán A.X., sinh sau đẻ muộn, song lại hút khách không kém. 

Vào năm 2000, khi người con trai của ông chủ này đang tóm con chó từ lồng ra để đập chết, làm thịt, thì vô tình bị con chó này cắn vào tay. Vết cắn xước nhẹ nên anh này chẳng thèm để tâm. 

Chuyện nhân viên giết mổ chó bị chó cắn thường ngày, chẳng ai đi tiêm phòng. Thế nhưng, thật đen đủi, khi con chó cắn anh ta lại là chó dại. 

Chó là vật nuôi thân thiết với con người 

Chừng tháng sau, anh này lên cơn, sùi bọt mép và chết trong bệnh viện nổi tiếng ở Singapore. Dù ông bố đã đổ ra cả đống tiền, đưa con ra nước ngoài điều trị, song vẫn không cứu được con.

Vận hạn tiếp theo đổ lên gia đình ông, là bà vợ bị tai biến, nằm liệt. Mặc dù chuyện bệnh tật là đen đủi, vận hạn, nhưng nghe nhiều người can dán, ông đã đóng cửa vĩnh viễn cả 2 quán thịt chó A.X ở Nhật Tân. Bao năm nay, ông chủ quán thịt chó A.X. thay vì giết chó, thì chú tâm đi chùa, giải nghiệp.

Cũng theo bà chủ quán nước tên Minh, thì rất nhiều gia đình kinh doanh thịt chó ở đây không có hậu. Phần lớn là phá sản, thất bại về tiền bạc. 

Có gia đình con cái dính vào lô đề, cá cược, cờ bạc, nghiện ngập, nên dù làm ra bạc tỉ cũng trắng tay. Nhiều gia đình bỏ xứ trốn đi nơi khác vì bị bọn giang hồ tróc nợ. 

Có gia đình cũng vì nỗi sợ hãi nghiệp sát sinh, như ông G., bà D., đã đóng cửa quán, rồi đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, mấy năm nay đất cát xuống giá thảm hại, nên không những họ đều trắng tay, mà thành con nợ.

Bà Nguyễn Thị Xìu, chủ thương hiệu thịt chó Trần Mục cũng bảo: “Dù tôi nghỉ đã mấy năm nay, nhưng vẫn thường xuyên nhận điện thoại đặt hàng của khách. Kinh doanh thịt chó rất có lãi, nên dù ít khách hơn xưa, nhưng chắc chắn không lỗ được. Tuy nhiên, ai cũng sợ hãi nghiệp báo sát sinh nên không dám tiếp tục kinh doanh thịt chó nữa”.

Như vậy đã rõ, vì nỗi sợ hãi vô hình, liên quan đến nghiệp báo, sát sinh trong thuyết giáo nhà Phật, mà mấy chục quán thịt chó Nhật Tân bỗng dưng biến mất.

Nhà nghiên cứu Phật giáo nguyên thủy Đồng Văn Thân:
Theo Phật giáo nguyên thủy, trên thế gian, có hai loại nhân: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì gặt quả thiện, khi trồng nhân ác thì gặt quả ác. Nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm, thì tương lai sẽ thọ quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Cái nhân ác lớn nhất là sát sinh. Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Ðọa vào ba đường ác rồi thì khổ không cách gì nói được. Tội lỗi lớn nhất là sát sinh, ăn thịt. Nếu bạn ăn thịt của người thì sau đó người sẽ ăn thịt của bạn lại. Hỗ tương ăn thịt lẫn nhau, hỗ tương chém giết, rồi hỗ tương đọa lạc. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được, đó là điều hết sức nguy hiểm, là đi vào "hiểm lộ" vậy.


Những ngôi nhà của một đời người

Những ngôi nhà của một đời người
Có những lúc tôi hay lơ mơ nghĩ tới một điều không rõ rệt, một điều đưa mình tới một không gian ảo hay một thời gian đã mất hút. Khi nghĩ lơ mơ như thế, tôi không ý thức được rõ rệt mình vui hay buồn, hình như có một lằn ranh rất mơ hồ như sợi tơ nhện, nó chùng xuống cong theo võng gió vào lúc buồn buồn, rồi lại bật lên nằm ngang một đường thẳng tắp, khi thấy hân hoan.
Tranh “Phố cổ Hà Nội”
Lạ lắm! Nó cho một vị ngọt đắng trong miệng như khi tôi uống thuốc bắc.“Tiền cam, hậu khổ, hậu cam cam”. Tôi nhớ lại câu nói đó ngày trước của ba tôi khi ông đưa cho tôi chén thuốc bắc, vừa dỗ tôi uống vừa cắt nghĩa: Bắt đầu là ngòn ngọt, kế tiếp là đăng đắng, cuối cùng là ngọt ngào. Quả thật, sau nhiều lần uống thuốc bắc tôi đã quen với ngọt đắng của thuốc, đến không còn cần ngụm nước phải uống vội vàng ngay sau ngụm thuốc nữa. Nếu thật sự lần nào lơ mơ suy nghĩ cũng được như thế thì quả là hạnh phúc lắm rồi, không dám ao ước gì thêm.


Cuối năm là lúc tôi hay lơ mơ nhất, Giáng Sinh qua, Tết dương lịch hết tôi đang lo dọn dẹp nhà cửa, mua sắm cho những ngày Tết âm lịch sắp tới, tôi vừa làm việc, vừa để hồn lơ mơ vào một điều gì đó không rõ rệt, người Mỹ gọi những người như tôi là “day dreamer”.

Dọn nhà, lau bụi bàn thờ, mang ảnh cha mẹ bày ra, lo hoa, lo nến đầy đủ, bất giác tôi nhớ đến chữ “Nhà”, tự hỏi: Không biết một đời người, ta đi qua bao nhiêu thành phố, ta sống trong bao nhiêu ngôi nhà nhỉ?

Người Mỹ có hai chữ nói về “Nhà” hay lắm. House (căn nhà) thì được xây bằng gạch, gỗ, xi măng. Home(mái ấm) thì chỉ cần tình thương và hiện diện bên nhau.

Có thể ta đang sống trong một căn nhà (house) to lớn sang trọng nhưng ta cô đơn và không có tình thương yêu thì căn nhà đó chẳng bao giờ được gọi là home, là mái ấm cả. Chữ Home đôi khi còn dùng cho quê hương, tổ quốc nữa: “Homeland” một chữ vừa gợi hình vừa đầy tình tự dân tộc. Nhớ nhà (homesick) là nhớ cái tổ ấm có những người thân yêu sống trong đó, chứ không nhớ cái nhà vô tri vô giác bằng gạch.

Người Việt mình chỉ dùng một chữ “Nhà” thôi nhưng trong câu nói thì rất rõ rệt. Khi nói: “Tôi đang xây nhà.” Người nghe hình dung ngay trong đầu hình ảnh một ngôi nhà với gạch, ngói, xi măng, gỗ, sắt đang được hoàn thành. Nhưng khi nghe: “Cuối năm rồi, nhớ nhà quá!” Thì biết ngay là người đó đang xa gia đình hay xa quê hương. Chữ nhà đó cho ta hình ảnh một mái ấm, có những người thân yêu trong đó hay cho ta niềm cảm thông ngay lập tức với một kẻ xa quê hương xứ sở.

Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Trông lại tha hồ mây trắng bay (NB)

Cuối năm tôi đang “homesick”. Tôi đang nhớ nhà, nhớ nước, là nơi tôi đã xa gần bốn mươi năm. Tôi lơ mơ nhớ lại những căn nhà tôi đã đi qua: Căn nhà đầu tiên nhỏ lắm, nhưng rất ấm áp và đầy đủ. Nơi đó tôi không phải lo lắng ấm lạnh, đói no. Tôi chỉ ăn và ngủ. Tất cả đã có mẹ tôi lo liệu, từ đi đứng, nằm ngồi. Mẹ ăn, tôi ăn, mẹ ngủ, tôi ngủ, mẹ đi, tôi đi, mẹ cười, tôi vui, mẹ khóc, tôi buồn…Thật đáng tiếc, tôi không thể ở lâu được trong ngôi nhà này, tôi chỉ cư ngụ ở đó một thời gian ngắn, chín tháng. Tôi phải dọn ra, để còn nhường chỗ cho em tôi dọn vào sau này. Căn nhà đó chính là cái dạ con của mẹ tôi, nơi trú ngụ an toàn nhất của đời mình.

Sau này khi tôi di tản từ Việt Nam sang Mỹ, tôi liên tưởng cái dạ con của mẹ cưu mang tôi có một phần nào giống như trại tỵ nạn Camp Pendleton, tôi tới đó chờ chuyển tiếp vào một đời sống mới ở Mỹ, một nơi chốn xa lạ. Bụng mẹ cũng là nơi đón nhận tôi từ tinh cầu mơ hồ nào rơi xuống, lo cho tôi đầy đủ trước khi tôi bước vào những căn nhà lạ hoắc khác nhau của đời sống con người trên mặt đất. Khác chăng mẹ không bỏ tôi ngay sau khi tôi dọn ra, mẹ luôn đi theo bên cạnh tôi lo lắng, thương yêu, cho đến khi mẹ bắt buộc phải dọn một mình vào căn nhà cuối cùng của mẹ.

Khi tôi vừa đủ trí khôn để ý thức được sự dời đổi và tôi có thể nhớ đến ngày hôm nay, một phần qua trí nhớ mơ hồ, một phần qua lời kể của cha mẹ hay anh chị lớn hơn, thì bắt đầu một cuộc hành trình dời đổi.

Từ Hà Nội cha mẹ tôi mang các con chạy loạn về quê ngoại, làng Thanh Nga tỉnh Thái Bình. Tôi nhớ được gánh trong hai cái thúng, chị tôi một đầu, tôi một đầu. Ở Thái Bình một thời gian, chúng tôi được xem tát ao, xem bắt cá, xem giã gạo, đập thóc, được câu cá và chơi với trẻ em nhà quê thò lò mũi xanh. Cha tôi hay ra đình dạy học và dạy võ cho người làng.

Rồi từ Thái Bình, lại chạy sang quê nội ở Nam Định, chúng tôi cũng qua hai ngôi nhà của họ hàng ở đây. Mấy tháng sau, từ Nam Định hồi cư về Hà Nội, ở Hà Nội được hai năm qua ba căn nhà, cha tôi là công chức bị thuyên chuyển xuống Hải Phòng, ở Hải Phòng bốn năm tiếp theo là cuộc di cư từ Bắc vào Nam.

Tôi ngồi lơ mơ nhớ lại, đếm trong đầu: từ lúc tôi ở trong ngôi nhà đầu tiên là bụng mẹ, cho đến lúc di cư vào Nam 1954, chưa được 9 tuổi, tôi đã ở qua chín ngôi nhà.

Năm 1954 tôi đã khá lớn, có thể tự nhớ những căn nhà mình đã dọn vào, dọn ra không cần nghe ai kể lại. Vào Sài Gòn bắt đầu tạm trú ngay trong sở Địa Chánh, nơi cha tôi làm việc ở đường Hai Bà Trưng, con đường ngay sau Bưu Điện Sài Gòn. Tôi đi học ở trường Hòa Bình thuộc nhà thờ Đức Bà. Được ít tháng, mẹ tôi thuê được nhà ở bên Thị Nghè. Gia đình tạm coi như yên ổn được vài năm. Chúng tôi ở Thị Nghè từ đó cho đến năm 1975. Nhưng trong thời gian dài đó gia đình tôi cũng mua, bán, thay đổi nhà thêm ba lần nữa, dù vẫn chỉ loanh quanh ở gần nhà thờ Thị Nghè.

Tôi sang Mỹ với cha mẹ già, từ Camp Pendleton, California, chúng tôi đi qua nhà người bảo trợ ở thành phố Encino; một tháng sau, tôi có việc làm dọn ra căn chung cư ở Los Angeles; lập gia đình, dọn nhà hai lần nữa; sanh đứa con đầu lòng, dọn sang nhà mới, mua ở Rosemead; rồi đổi nhà khác về Westcovina. Ở California được 13 năm, qua 7 căn nhà khác nhau. Chúng tôi lại dọn lên vùng tây bắc nước Mỹ, bang Washington cho gần quê nội bên chồng ở Montana, để mỗi mùa hè có thể lái xe mười tiếng mang các con về thăm nội. May quá, ở Seattle từ mùa hè 1988 đến hôm nay, chúng tôi chỉ đổi nhà một lần. Từ thành phố Issaquah sang Bellevue cách nhau có hai exit ở xa lộ.

Từ lúc rời căn nhà đầu tiên là bụng mẹ đi ra, ngẫm lại thì tôi đã ở không biết bao nhiêu ngôi nhà, tôi không muốn đếm nữa.Tôi đi suốt từ miền Bắc đến miền Nam nước Việt, từ quê hương Việt Nam tới nước Hoa Kỳ. Nghĩ lại mà bàng hoàng. Sao mà dời đổi nhiều thế, sao đi xa thế nhỉ?

Những ngôi nhà tôi ở dài thời gian hay ngắn cũng đã cho tôi bao nhiêu là kỷ niệm. Ký ức đôi khi lấp lánh như được rắc bằng kim nhũ, đôi khi long lanh như nước mắt. Những mái nhà từ quê đến tỉnh, từ nước Việt sang nước Mỹ. Khi thì mái lá, khi mái lợp tôn, khi mái lợp ngói, khi mái gỗ, đã cho tôi nghe bao tiếng mưa rơi mang âm điệu khác nhau và sự ấm lạnh khác nhau của cả bốn mùa.

Dưới những mái nhà đó, bao nhiêu kỷ niệm từ thời thơ dại, thuở bắt bướm, hái hoa. Có gặp gỡ, có hẹn hò. Có đêm nhìn hỏa châu, có ngày nghe pháo kích. Khi trưởng thành biết yêu, biết nhớ, biết đau khổ và biết hạnh phúc phải trả bằng giá nào mới có. Mỗi lần dọn nhà, trước khi giao nhà cho người khác, quay lại nhìn căn nhà trống, nghĩ mình đã một thời sống dưới mái nhà này, cười, khóc trong những bức tường này. Gian bếp, buồng ngủ, mảnh vườn, mỗi nơi mang theo biết bao là dấu vết của đời sống gia đình. Có căn nhà mình sống với cha mẹ ở đó, có căn là nơi mình đón những đứa con ra đời, có căn là nơi mình khóc tiễn đưa mẹ cha lần cuối. Khi dọn đi làm sao xóa được dấu tích thân yêu, tránh khỏi một chút ngậm ngùi.

Cứ mỗi lần dọn vào một nơi ở mới, dù là nhà thuê hay nhà mua, tôi thường mời linh mục đến làm phép nhà. Cầu xin cho gia đình mình bình an, cầu xin cho những người đã ở trong nhà đó trước khi chúng tôi dọn tới và cầu xin cả cho những người sẽ dọn vào sau chúng tôi:“Nhất điền thiên vạn chủ.” Làm sao tôi biết được đời sống nào, những con người sống trong căn nhà này trước tôi đã kinh qua và người đến ở đây, sau chúng tôi sẽ phải đối diện những gì.

Những căn nhà khác chi những toa tàu trong đời sống, mỗi sân ga ta xuống, mỗi toa tầu ta vịn leo lên, ta mang theo những gì, bỏ lại những gì? Hạnh phúc, đau khổ, tiếng cười, giọt lệ? Lên một toa tàu để xuống ở sân ga khác, nào ai biết được điều gì xảy ra trong chọn lựa ấy? Ta đã gặp và đã chia tay biết bao nhiêu người ở những trạm lên, xuống đó. Và người đồng hành với ta nữa. Có người gắn bó theo ta suốt cả một đời, cùng dọn ra, dọn vào trong những ngôi nhà ấm, lạnh đó. Có người ngó trước, trông sau, bỗng bâng khuâng thốt lên: “Lần này ta dọn vào đây chỉ có một mình à?”

Ôi! Những kẻ tôi chỉ chào một bận,
Chân xa mau, lòng chưa kịp giao thân,
Trên đường tôi nếu trở lại vài lần,
Chắc ta đã yêu nhau rồi, - hẳn chứ...
(Tình Nhớ, Huy Cận)

Rồi còn những người được coi là vô gia cư (homeless). Có bao giờ họ mơ ước có một mái ấm đủ vợ chồng con cái quây quần bên lò sưởi trong một tối mùa đông? Một thời nào đó, những người homeless này chắc cũng đã từng được hưởng hạnh phúc mái ấm gia đình.

Căn nhà cuối cùng của mỗi người nữa. Hình như ai đó đang xây những lăng tẩm không kém gì vua chúa thời xa xưa, để dọn bộ xương của mình vào. Nhưng lại có những người từ chối cả một nấm mồ. Họ muốn rắc tro than mình lên núi hay thả vào lòng biển. Họ chọn ngôi nhà cuối cùng không có mái, không có bốn vách tường, để linh hồn được tự do tan biến vào thiên nhiên.

Nhưng ai biết được ngôi nhà cuối cùng của mình đã sở hữu trước có bảo đảm là mình được dọn vào hay không? Thiên tai có thể quét sạch, san bằng lăng tẩm đã xây. Chiến tranh có thể đẩy ta sang sinh sống ở một phần đất của quốc gia khác.

Thôi thì hãy đặt đời ta sống, chết, trong võng gió của Thượng Đế.

Một người lính thi sĩ đã viết xuống một bài thơ về những ngôi nhà và chiến tranh như sau.

Ở những ngôi nhà này
không còn gì cả
ngoài những mảnh vụn ký ức

Những người đã từng trò chuyện với tôi
không một ai sót lại

Nhưng trong trái tim tôi 
Không một thánh giá của ai rơi mất

Trái tim tôi
một trú xứ thống khổ tràn đầy. (*)

Trần Mộng Tú
Tháng 12/2013

(*) Thơ-Giuseppe Ungaretti- San Martino Del Carso: Of these houses /nothing/ but/fragments of memory /Of all who/would talk with me/ not one remains.
But in my heart/no one's cross is missing/My heart is/the most tormented country of all.
Giuseppe Ungaretti (1888-1970)

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Nếu Cụ Hồ còn sống…

Nếu Cụ Hồ còn sống…
Bài viết hưởng ứng “Cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Bài viết dưới đây đã đăng cách đây mấy năm. Hôm nay đọc được tin nhân vật chính vừa bị đề nghị tước danh hiệu anh hùng vì tội khai man thành tích nên chủ blog xin đăng lại dưới đây để ăn theo dòng thời sự.
Có những chuyện mà chúng ta không bao giờ nghĩ có thể xảy ra ở trên đời mặc dù chúng lại là sự thật 100%. Chẳng hạn như câu chuyện dưới đây xảy ra cách đây đã hơn 4 năm mà mình mới chỉ vừa được biết qua blog Quê Choa.

Trong câu chuyện cũ này mà báo Lao Động thời gian đó đã đăng thì nhân vật chính là 1 vị quan đầu tỉnh vừa mới được tuyên dương là tấm gương tiêu biểu trong phong trào “học tập tấm gương đạo đức HCM”

Chuyện kể rằng:

“… một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”!

Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!

Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếu “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”. Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! …

Chắc nhiều người sẽ đoán ra ngay nhân vật chính trong câu chuyện này chính là vị quan đầu tỉnh của đất Cố Đô

Đã có những nhận xét khá nặng nề về hành vi và thái độ của ông “đầy tớ” lớn nọ.

Riêng mình cứ muốn nghĩ rằng có thể ông bí thư ấy thành thực coi cô bé ấy như con cháu và nghĩ rằng ở Huế thì ai mà chẳng biết ông, nên nếu ông có ôm (mà báo Lao Động bảo là “ghì”) lấy đầu cô bé ấy mà dịu dàng hôn lên má (mà báo Lao Động tả là “đánh chụt 1 cái”) thì cũng chỉ là 1 cách thể hiện tình cảm như bậc cha chú đối với con cháu trong nhà. Chuyện các lãnh tụ cách mạng trong nước và thế giới ôm hôn các cháu thiến niên nhi đồng đâu phải là lạ!

Nhưng có lẽ cô bé ấy chưa bao giờ được người lạ “âu yếm” như thế, có thể lại chưa biết ông bí thư là ai, mà lại trong 1 tình huống bất ngờ, nên mới phản ứng mạnh theo bản năng tự vệ như vậy.

Mình muốn nghĩ như thế cho nó lành.

Nhưng giá mà ông bí thư lúc ấy chỉ cười xòa rồi nói rằng cái con này ghê thật, dám đánh cả bác, bác coi mày như con gái bác mà sao mày làm dữ thế, thôi cho bác xin nhé… như là 1 cách chữa “quê” thì chắc cũng chỉ hơi “quê” 1 tí rồi thôi.

Vì thế mình thấy hành động đáng tiếc nhất của ông bí thư là nổi nóng quát nạt rồi ra lệnh cho nhà hàng đuổi cô bé. Cách cư xử như thế không đàng hoàng và không xứng tầm là một viên chức chính trị, chưa nói là 1 nhà lãnh đạo, đó là chưa kể thái độ đe dọa đóng cửa các nhà hàng đang hoạt động kinh doanh hợp pháp của ông bí thư là có dấu hiệu vi phạm pháp luật, là lạm dụng chức vụ mà hậu quả nghiêm trọng của nó là làm giảm uy tín của tổ chức mà ông là người đại diện.

Các nhà lãnh đạo chính quyền, các chính khách nói chung, nếu không phải là người quân tử thì cũng cần phải biết… giả vờ là người quân tử trong những tình huống như thế.

Có lẽ trước khi phải qua các lớp chính trị trung cao cấp như quy định hiện hành của nước ta, các nhà lãnh đạo của chúng ta cũng nên được tập huấn về những cách ứng xử tối thiểu của một chính khách nơi công cộng. Những ví dụ đáng được đưa vào những bài giảng như thế không thiếu, chẳng hạn như cách xử thế của Giáo Hoàng khi bị 1 người đàn bà xô ngã, của Thủ tướng Ý khi bị một người đàn ông đấm gãy răng, của Tổng thống Mỹ khi bị 1 phóng viên ở Iraq ném giày vào mặt, hay của Ngoại trưởng Bỉ khi bị tiếp viên hàng không Việt Nam “đuổi” xuống ngồi ghế hạng thường trong khi ông đã mua vé hạng thương gia trên chuyến bay HN-HCM năm nào…

Đằng này khó mà có thể nói rằng cô bé người Huế nọ tại cái nhà hàng hôm ấy là người có lỗi!

Mình vẫn còn nhớ câu chuyện hồi còn ở Pắc Bó, Cụ Hồ đã cho người sỹ quan cận vệ gần gũi của mình 1 cái bạt tai về tội ông này đã hống hách và đánh dân. Câu chuyện này đã được chính người sỹ quan cận vệ đó – chính là tướng Phùng Thế Tài- kể lại trong hồi ký của mình như là 1 bài học đáng nhớ trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của ông.

Vì thế mà mình đoán nếu Cụ Hồ còn sống, chắc Cụ sẽ cho ông bí thư này vài cái tát nữa, giống như Cụ đã từng tát tướng Tài năm xưa vì tội hách dịch với dân.

Và biết đâu nếu Cụ Hồ còn sống, Cụ đã chẳng trao tặng huy hiệu mang tên Cụ cho cô bé người Huế nọ đã dũng cảm dạy cho ông “đầy tớ” dân kia 1 bài học cần thiết, như Cụ đã từng trao những huy hiệu như thế cho những tấm gương “Người tốt, Việc tốt” những năm tháng đã xa…

Hà Hiển
(Blog Hà Hiển)