* 10 quy tắc cân bằng giữa công việc và cuộc sống
1. Xác định điều gì là quan trọng: Quy tắc đầu tiên của việc cân bằng giữa công việc, gia đình và lối sống là phải thực tế về những nhu cầu và mục tiêu của bạn. Tốt hơn là biết rằng mình không thể đảm nhận công việc làm thêm trước khi thảo luận với sếp về công việc đó, hơn là làm được nửa chừng mới nhận ra mình không thể tiếp tục.
2. Biết những giới hạn của mình: Đúng như câu châm ngôn “Kiến thức là sức mạnh”. Có rất nhiều thông tin về việc sắp xếp để có thể làm việc linh hoạt đồng thời dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, trong đó có những luật lệ và chính sách nơi làm việc. Vì vậy hãy tận dụng những luật lệ và chính sách này và đảm bảo rằng bạn biết chính xác những gì mình có quyền làm.
3. Biết cách thương lượng với sếp: Dù cho đó là việc bạn thỏa thuận với cấp trên về việc sắp xếp để bạn có thể làm việc linh hoạt, hay là xin hỗ trợ nuôi con nhỏ, xin nghỉ phép chăm con, việc bạn có đạt được những thỏa thuận này hay không lại phụ thuộc vào sếp của bạn. Bạn cần hướng tới một kết quả mà cả bạn và sếp đều thắng bằng cách dự đoán được những mối quan tâm của sếp, định ra những nhu cầu của bạn, nêu bật những lợi ích của công việc, đồng thời kiểm tra lại những cảm xúc của bạn.
4. Lên kế hoạch: Một cách dễ dàng để quản lý thời gian là ghi lại những việc phải làm, lên danh sách những việc cần ưu tiên và soạn kế hoạch hành động. Bằng cách này, nếu bạn thấy mình không có đủ thời gian trong một ngày, bạn có thể kiểm soát thời gian bằng cách xem mình đã sử dụng thời gian thế nào.
5. Học cách nói “không”: Để tạo được mối cân bằng trong cuộc sống, cần học cách nói “không” với những yêu cầu vô lý và rời công sở đúng giờ mà không cảm thấy có lỗi. Nói “không” một cách lễ phép không chỉ hiệu quả mà còn khiến bạn cảm thấy dễ chịu nữa.
6. Đề nghị được giúp đỡ: Không có gì tệ hơn là cảm giác căng thẳng và bị chìm ngập khi bạn cố gắng tự mình làm mọi thứ. Hãy thả lỏng và học cách ủy thác công việc để giúp bạn làm việc mau lẹ hơn mà lại đỡ vất vả hơn và có thể phát triển kỹ năng lãnh đạo. Hãy thực hiện từng bước nhỏ bằng cách mỗi lần giao một việc cho người mà bạn có thể tin tưởng.
7. Thông thạo Internet: Để tạo ra sự cân bằng công việc - cuộc sống tốt hơn, đừng bỏ qua sự tiện lợi của công nghệ. Ngày càng có nhiều công ty cung cấp dịch vụ của mình trên mạng Internet, nhờ đó nhiều việc tốn thời gian được giải quyết chỉ sau vài cú click chuột. Hiện nay, bạn có thể giao dịch ngân hàng, thanh toán hóa đơn và mua sắm trên mạng, như vậy bạn có thể giảm được stress, đồng thời lại tiết kiệm được những khoảng thời gian quý giá.
8. Chú ý đến sức khỏe: Liên tục bị stress có thể dẫn tới sự kiệt quệ. Để hạn chế tác động của stress đến sức khỏe, đảm bảo rằng bạn ngủ đủ, ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn. Thư giãn cũng là một cách đẩy lui stress hiệu quả, vì vậy hãy dành thời gian mỗi ngày cho thói quen yêu thích của bạn.
9. Tập trung vào kết quả cuối cùng: Để thúc đẩy bản thân, điều quan trọng là tập trung vào những kết quả tích cực càng nhiều càng tốt. Hành động là kẻ thù tự nhiên của sự trì hoãn, vì vậy hãy cân nhắc việc dành thêm thời gian để bạn có thể ở bên gia đình. Những giây phút sum họp đầm ấm này sẽ là động lực để bạn đạt được hiệu quả cao nhất mỗi ngày.
10. Dành thời gian cho bản thân: Đừng để công việc tràn ngập cuộc sống cá nhân của bạn. Hãy dành cuộc sống riêng của mình cho thời gian sum họp bên gia đình và đảm bảo rằng bạn tạo ra một ranh giới rõ ràng cho công việc và cho những việc riêng tư. Hãy sắp xếp để đều đặn có những khoảng thời gian hoàn toàn ngưng tiếp xúc với laptop, email và điện thoại di động, làm sao đó để khi bạn rời văn phòng cũng là khi bạn sẵn sàng trở về bên gia đình.
TRÁC NHI (Theo The Canberra Times)
* Học “yêu”
Ngay cả khi đã cập nhật đầy đủ mọi thông tin, kiến thức cần thiết, đến khi lập gia đình, họ vẫn gặp phải những bối rối, hoang mang nhất định. Chuyện phòng the, đó quả là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hôn nhân. Thế nên, các cặp đôi khi bắt đầu muốn xây dựng tổ ấm thì càng phải trang bị cho mình những kiến thức căn bản, không lệch lạc về chuyện được xem là tế nhị, riêng tư của chốn khuê phòng.
Nỗi lo trước ngày cưới
Từ khi bàn tính chuyện hôn nhân với nhau, dù không nói ra nhưng D. Thi (23 tuổi, Bình Thuận) và T. Thành (30 tuổi, TPHCM) đều có những thắc mắc khó nói về “đêm đầu tiên”. “Tôi dù đã đọc rất nhiều tài liệu, sách báo về chuyện này nhưng do chưa có kinh nghiệm nên lo lắm. Họ nói nhiều về “khúc dạo đầu”, “lên đỉnh”... Rủi tôi không biết cách làm vợ hài lòng hay có trục trặc gì thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của hai đứa nhiều lắm...” - anh T. Thành tâm sự.
Quả thật, ngoài những nỗi lo khác trước ngưỡng cửa hôn nhân như tài chính, nhà cửa, mối quan hệ của gia đình hai bên... thì đó là nỗi lo rất chính đáng của không ít bạn trẻ, xuất phát từ tình yêu đối với người vợ tương lai. Có quan tâm đến cảm xúc của người mình yêu, có nhìn nhận giá trị của việc chăn gối đem lại trong đời sống vợ chồng mới đặt ra nhiều câu hỏi về chuyện lứa đôi như thế. Chàng lo bao nhiêu thì nàng lại lo nhiều hơn gấp bội. Nhất là với những việc nàng chưa nắm rõ về căn bản của giới tính, chứ chưa kể đến việc gối chăn. Bởi, ngoài tình yêu là chất xúc tác cho sự thăng hoa thì điều cốt yếu là người trong cuộc phải hiểu rõ cơ thể của mình, của bạn đời thì mới mong chuyện “yêu” xuôi chèo mát mái.
Một nhà tư vấn tâm lý khẳng định. Bởi thế, có không ít bạn trẻ gặp trường hợp như D. Thi: “Quả thật, những chuyện liên quan đến sinh lý, tôi không chú trọng lắm nên ngoài những điều đã được học ở nhà trường, hầu như không biết thêm tí gì cả. Khi sắp đám cưới, mỗi người bày mỗi kiểu. Nghe đến đâu tôi hoảng đến đó vì biết mình hổng kiến thức về giới tính nhiều quá!”.
Ngoài việc lo sợ vì thiếu hiểu biết ra, có những đôi dù rất tự tin về kiến thức về tâm sinh lý chuyện vợ chồng cũng không tránh khỏi những lo lắng. Sự lo lắng ấy là một tín hiệu tốt từ những người trẻ. M. Quỳnh (24 tuổi, Đà Lạt) và T. Phong (28 tuổi, Nha Trang) bày tỏ quan niệm: “Hạnh phúc gia đình không chỉ gói gọn trong chuyện chăn gối nhưng cũng không được xem nhẹ. Học cách hiểu và chia sẻ chuyện ấy với người bạn đời tương lai trước khi về “góp gạo thổi cơm chung” không bao giờ là quá sớm”.
Đầu tư cho chuyện “yêu”
Chuyện “yêu” của các cặp vợ chồng cũng như việc ta ăn, uống, thở... hằng ngày. Thế nên đầu tư kiến thức tình dục trước hôn nhân là chuyện cần thiết. Có muôn hình vạn trạng cách tiếp cận những hiểu biết ấy, trong đó, sách, báo nói về hạnh phúc gia đình luôn là mối quan tâm hàng đầu. N. Thanh (26 tuổi, Bình Dương) chỉ một xấp báo khoe: “Tôi làm kinh doanh, có đọc báo này đâu.
Giờ đọc mới thấy có nhiều thông tin giúp ích rất nhiều trong cuộc sống hôn nhân”. N. Mai (24 tuổi, Long An) nói thêm: “Muốn hiểu rõ hơn về chuyện “yêu” thì cũng nên tìm đọc sách của các chuyên gia tâm lý, các bác sĩ trong ngành...”.
Khi tỉ lệ các cặp ly hôn vì trục trặc chuyện chăn gối ngày càng gia tăng thì những đôi bạn trẻ càng muốn tổ ấm mình phải tránh được tối đa những vấp váp ngay từ buổi ban đầu. Bởi thế, các cặp đôi khi vướng “thắc mắc không biết hỏi ai” đã mạnh dạn đến giãi bày cùng chuyên gia tư vấn tâm lý.
Hai bạn M. Quỳnh – T. Phong là một ví dụ. Họ cho biết: “Đến phòng tư vấn không mất nhiều thời gian mà tụi mình còn có được sự hiểu biết đúng đắn và càng yên tâm hơn vì ngoài những kiến thức cần thiết còn có cả những lời động viên, khuyến khích, chia sẻ chân tình...”.
Khám sức khỏe và kiểm tra bộ máy sinh dục cũng là điều nên làm của những người sắp tiến đến hôn nhân. Hãy dành thời gian để bàn về vấn đề nhạy cảm này, đó cũng là một cách đầu tư cho nhau, cho đôi bên hiểu rõ tình trạng sức khỏe, cảm xúc, suy nghĩ của người chồng (vợ) tương lai của mình. “Nhờ vợ tôi thẳng thắn bày tỏ khúc mắc, quan điểm về chuyện gối chăn khi chưa khởi sự, nên chúng tôi đã gần gũi, cởi mở và biết cách tháo gỡ những rắc rối của buổi ban đầu về chung sống”- T. Thành sau khi kết hôn được vài tháng vui mừng chia sẻ.
“Chiến tranh” lạnh: H. là một cô gái xinh đẹp, 23 tuổi, mới tốt nghiệp Đại học Kinh tế, yêu D., bạn học cùng trường. Hai gia đình đều “môn đăng, hộ đối”. Tình yêu chín muồi, đám cưới rất hoành tráng tại khách sạn lớn nhất thành phố trong sự hoan hỉ, trầm trồ của bà con, họ hàng. Thế nhưng sau ba tháng về sống chung với gia đình chồng, cô dâu trẻ đã khăn gói về nhà cha mẹ đẻ và nằng nặc đòi ly dị! Lý do: Không thể sống được với mẹ chồng!
Tìm hiểu nguyên nhân thì ra mẹ chồng của H. cứ 5 giờ sáng đã dậy tập thể dục, lục đục nấu ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa, còn cô vợ trẻ thì đủng đỉnh 8 giờ sáng mới dậy đi làm. Thế là mẹ chồng nói bóng nói gió rằng cô lười nhác, không biết làm việc gì ngoài chuyện “làm vợ”. H. tự ái, thế là đòi kết thúc cuộc hôn nhân nếu chồng không chịu ra riêng.
Còn M. thì lại khác, cô gái đảm đang, khéo léo về ăn ở rất hợp mẹ chồng, gia đình nhà chồng ai cũng quý, nhưng đến khi đứa con đầu lòng ra đời thì mọi chuyện thay đổi. Do yêu cháu, mẹ chồng bắt con dâu phải vâng lời mình, mọi việc chăm sóc con như cho bú, ngủ, tắm nhất cử nhất động phải đặt dưới sự kiểm soát của mẹ chồng. Cứ đúng 3 tiếng một lần bà mới cho gọi M. cho em bé bú, có lần M. cho con bú trộm thì bị mẹ chồng la: “Cho ăn không đúng giờ rối loạn tiêu hóa, con dâu gì nói không nghe!...”. Thế nhưng thằng bé không hiểu sao càng ngày càng gầy gò và không chịu ăn uống gì, có nguy cơ suy dinh dưỡng nặng. Xót con, bà mẹ trẻ trốn bế đi trung tâm dinh dưỡng để tư vấn. Thế là chiến tranh xảy ra, mẹ chồng nói rằng con dâu “sữa nóng”, lại không biết nghe lời, không biết nuôi con, ngày xưa bà nuôi một tay bốn đứa con đều khỏe mạnh, mới hai mươi ngày đã ra đồng, đi chợ làm hết mọi việc trong nhà, bây giờ các cô các cậu cứ vẽ vời lắm chuyện, làm cháu “đích tôn” của bà suy dinh dưỡng. M. hằng đêm ôm đứa con gầy còm khóc ngậm ngùi, khổ sở mà không dám kêu ai.
Mẹ chồng nào cũng thế?
Ngày chủ nhật, một nhóm các cô gái trẻ ngồi quán cà phê ở quận 3 TP.HCM) “tám” và đọc báo. Một cô gái trẻ nghe câu thơ của cố nữ sĩ Xuân Quỳnh “Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi...”, liền bĩu môi: “Có mà mơ! Bà ấy cứ có cái gì cũng phần con gái. Con gái ngồi chơi cả ngày không sao, mình mới ngồi một chút đã tay nặng tay nhẹ nhắc nhở, kể công! Thỉnh thoảng còn dọa mình câu: “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, bênh con trai chằm chặp, tức chết đi được”. “Sao mày không ra ở riêng? Trước khi cưới tao giao kèo với chồng nếu không ở riêng thì em không cưới, thế là chàng phải thuê nhà riêng hai vợ chồng ở đấy!” - cô khác chen vào.
“Còn mẹ chồng tớ mà thấy chồng giúp vợ việc nhà một chút là nói việc ấy của đàn bà, làm anh ấy ngại. Các cậu xem, đi làm cả ngày về mệt chết được còn lo lắng chợ búa, cơm nước, con cái, vậy mà hình như bà ấy chẳng hề thương mình!”...
Câu chuyện xoay quanh chủ đề này nở như ngô rang, các cô thi nhau kể chuyện mẹ chồng, mỗi người mỗi vẻ, nhưng giống nhau là mẹ chồng hay để ý, bắt bẻ, trách con dâu.
Từ hai phía
Hỡi những cô dâu trẻ, rồi các cô cũng sẽ là những bà mẹ chồng trong tương lai! Rồi các cô cũng sẽ già, cũng sẽ ngồi vò võ đợi con cháu đi làm, đi học suốt cả ngày đến tối mịt mới về. Thế mà con cháu về là vào phòng đóng cửa, khi đó các cô thèm được con cháu quan tâm biết chừng nào! Các cô đã biết sinh ra một đứa con và nuôi nấng đến tuổi trưởng thành gian nan đến thế nào. Và rồi đứa con lấy vợ, bà mẹ như cảm thấy mất đi một nửa tình cảm, ảnh hưởng của mình tới đứa con trai yêu quý mà trước đây nghe lời bà tăm tắp bây giờ chỉ nghe lời vợ! Thế nên hãy thấu hiểu và thông cảm cho các bà mẹ chồng. Thử quan tâm hơn đến mẹ chồng, chịu khó lắng nghe và chia sẻ với mẹ chồng. Thỉnh thoảng đưa các bà đi chợ, hỏi xin ý kiến, lời khuyên... chắc chắn bà sẽ cho các cô những kinh nghiệm quý giá về cuộc đời, vừa để đẹp lòng người chồng thân yêu của mình, vừa làm gương cho các con mình noi theo và chắc chắn mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Còn các bác “mẹ chồng” đáng kính! Con dâu nó còn trẻ người, non dạ, ngày xưa mình cũng thế, thôi thì hãy nhắc nhở, dạy dỗ nhẹ nhàng, chân tình, đừng cố chấp, hãy thương con dâu như con đẻ. Nếu hôm nào có phải rửa bát cho con dâu thì cứ coi như rửa bát cho con đẻ! Đừng kể công, trách cứ. Đừng bao giờ nghĩ “con dâu khác máu tanh lòng”, hãy trải lòng ra, yêu thương con dâu thật sự, chắc chắn cô con dâu sẽ hiểu ra và yêu quý mẹ chồng như mẹ đẻ.
Tivi và máy tính
Gia đình tôi thuộc vào loại không giàu mà cũng chẳng nghèo. Lương công chức của cả bố và mẹ đủ trang trải cuộc sống và nuôi hai anh em tôi đi học. Ngày trước, căn nhà nhỏ của chúng tôi bao giờ cũng rộn ràng tiếng tivi, mọi người thường quây quần ở đây vì một lý do đơn giản: tivi là phương tiện giải trí duy nhất có ở trong nhà.
Khoảng thời gian ấy, bố vẫn ngồi lim dim trên ghế dài, vừa xem báo, vừa "nghe" ti vi và vừa... gật gù. Mẹ thì ngoài những hôm có phim Hàn Quốc luôn ngồi "tường thuật" lại những sự kiện trong ngày: nào là chuyện ông chú họ có đứa con đi du học, nào là chuyện thầy dạy thể dục ở trường mẹ lấy vợ hai... Những câu chuyện của mẹ được cập nhật và mang tính "thời sự" chẳng kém gì chương trình truyền hình. Dạo đó, thi thoảng mẹ lại chiên bánh, rang lạc cho cả nhà cùng thổi cùng ăn...
Đời sống ngày càng được nâng cao, và vì sự kèo nèo của ba bố con, gia đình tôi cuối cùng cũng có một cuộc "đại cách mạng", phá bỏ chế độ "độc quyền về giải trí" của cái tivi: mua máy tính và kết nối internet. Ba bố con chúng tôi ai cũng háo hức, vui mừng khi có máy vi tính, nhường lại cái ti vi, nhường cả khoảng không gian trống trước màn hình lại cho mẹ...
Máy tính đúng là rất hiện đại và giúp được ba bố con trong rất nhiều việc. Hễ bật máy lên là cả ba cùng xách ghế ngồi sát nhau, chăm chú vào màn hình. Bố thì thời gian nào không bị anh em tôi xí chỗ là chăm chú đọc báo, hết trang này đến trang khác. Tôi thì phải lấy tài liệu trên mạng về chỉnh sửa, gõ Word lóc cóc hết làm bài tập đến làm niên luận rồi khóa luận. Thằng Út thì suốt ngày game online, không Võ lâm thì cũng Audition... Và chẳng biết từ bao giờ, ba người "đàn ông" trong gia đình không còn thói quen xem tivi, hay ngồi quây quần trò chuyện "trong ngày" với mẹ nữa... Bố con tôi "ly khai" khỏi không gian tivi của mẹ, mẹ thường xem phim một mình, nhà chia ra hai "mảng giải trí" khác nhau.
Mẹ như sống ngoài hoạt động "công nghệ cao" của ba bố con chúng tôi. Thấy thương mẹ, đôi lúc tôi cũng ước mẹ cũng có sở thích là ngồi máy tính! Mà vì sao mẹ lại không học sử dụng máy tính nhỉ?
Mối liên kết gia đình đang bị "hóa lỏng" ?
Thời đại kỹ thuật số, đầu tiên là ở các đô thị lớn, thành viên trong các gia đình dường như đang có khuynh hướng sống trong "thế giới riêng" của mỗi người mà người khác khó can dự. Đặc biệt là giới trẻ.
Điều đáng nói là nhiều bậc cha mẹ ngày nay thường không hiểu con cái, hoặc không hay biết về cái "thế giới ngầm" mà chúng đang sống hay đang hưởng lạc. Một ông bố giữ cương vị kha khá ở một bộ nọ bỗng dưng tá hỏa khi thấy cô con gái ngoan hiền trong mắt ông bị bắt giữ khi đang lắc điên cuồng với lũ bạn ở một động lắc u minh mờ ảo. Hỏi ra, giáo viên chủ nhiệm cho hay, "công chúa" của ông đã bỏ lớp gần hai tháng nay rồi.
Gần đây, trong một bộ phận của giới trẻ đang diễn ra lối sống thác loạn mà thế hệ đã từng sống qua thời chiến có giàu trí tưởng tượng mấy đi nữa cũng không thể ngờ tới: hết đua xe rầm rộ, quậy phá, hút chích, lắc nhảy, và bây giờ là rượu Tây và thuốc kích dục, làm tình tập thể... Cuối cùng là các video "nóng" tự quay và được lưu trong di động hoặc tung lên blog để thưởng ngoạn...
Rõ ràng là vật chất đến quá nhanh còn các giá trị văn hóa tinh thần không theo kịp đã tạo ra một bộ phận giới trẻ ăn chơi thác loạn trong một "thế giới ngầm" mà cha mẹ và các nhà giáo dục không hề biết để can thiệp.
Khoảng cách giữa thế hệ cha mẹ và con cái thời nay đang ngày càng bị nới rộng. Không phải là tất cả, nhưng trong rất nhiều gia đình, chỉ sau 10 giờ đêm, khi các thành viên cần tìm một chỗ nghỉ ngơi sau những mệt mỏi cả ngày thì họ mới gặp nhau ở nhà. Tình hình đã trở nên đáng báo động khiến người ta lại đề cập tới vai trò của gia đình trong giáo dục nhân cách con người. Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra cảnh báo: một đứa trẻ không được sống trong môi trường gia đình lành mạnh sẽ khiếm khuyết vĩnh viễn phần quan trọng làm nên nhân cách văn hóa của chúng. Nếu có ai đặt vấn đề hiện đại sẽ tráo đổi chức năng dạy dỗ con trẻ từ gia đình cho xã hội thì họ đã nhầm to. Bởi lẽ xã hội chỉ giúp cho chúng một chút kinh nghiệm sống chứ không hề dạy chúng những lời nói thật.
Dường như người ta có cảm giác hiện đại đã làm biến đổi căn bản những "thực đơn nhu cầu" mà thời kỳ kinh tế bao cấp không hình dung nổi. Quyền cá nhân và quyền con người được đề cao, giới trẻ ngày càng muốn vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ và những định chế ràng buộc về mặt đạo đức xã hội. Chúng thích tìm một thế giới riêng, mong sớm "độc lập"...
Không ít cha mẹ quy việc nuôi dạy ra vật chất đơn thuần: gửi tiền hằng tháng, chu toàn ăn ở, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của các "cậu ấm cô chiêu", còn bản thân họ thì mải mê theo đuổi những tham vọng cá nhân (chưa kể là nhiều người còn say sưa với những mối quan hệ ngoài hôn nhân), đâu còn thời gian quây quần bên mâm cơm gia đình và ân cần chăm sóc con cái như thời bao cấp nhàn nhã? Ngay cả các bậc cha mẹ có trách nhiệm cũng gần như không hiểu được đời sống tinh thần của giới trẻ thời nay. Được ở nhà riêng, ngủ phòng riêng có đầy đủ ti vi, máy lạnh, vi tính nối mạng, thậm chí cả dàn karaoke, máy nghe nhạc hiện đại, nhưng không hiểu vì sao con cái họ vẫn cảm thấy buồn bã, bế tắc. Thế rồi tự kỷ, phá phách, sự sợ hãi nỗi cô đơn nảy sinh... Và máy vi tính bắt đầu giúp bọn trẻ online truy cập vào các website đồi trụy, những cuộc hẹn ảo và kết nhóm qua mạng...
Đã đến lúc chúng ta cần tỉnh ngộ về nguyên lý cân bằng của cuộc sống. Khi kinh tế gia đình trở nên dư dật, thừa thãi của cải vật chất, song lại không tỉ lệ thuận với cải thiện đời sống văn hóa tinh thần thì sự "lệch pha", thiếu hụt tất yếu sẽ xuất hiện. Sự suy đồi những giá trị đạo đức và mờ nhạt các yếu tố dân tộc sẽ làm băng hoại nghiêm trọng các giá trị văn hóa gia đình truyền thống. Hình như cái nguy cơ về sự nguội lạnh tình cảm, thờ ơ với con người và sự căng thẳng xung đột giữa các thành viên luôn rình rập hăm dọa tất cả chúng ta, chẳng với riêng ai. Bài học này các nước phát triển đều đã phải trả giá. Sau một thời gian hưởng thụ thành quả và những khoái lạc của nền văn minh, bây giờ người ta lại có xu hướng ngược dòng trở về với các giá trị gia đình truyền thống.
Đã có một thời, gia đình Việt Nam là một cấu trúc bền vững chứa đựng những giá trị nhân văn không thể phủ nhận, là những tế bào lành mạnh góp phần tạo nên một xã hội ổn định và có kỷ cương. Song thật đáng tiếc, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự đảo lộn của những bậc thang giá trị, gia đình Việt Nam - một thực thể nhạy cảm và nhỏ bé - cũng không thể tránh khỏi mất phương hướng và khủng hoảng trong cơn lốc thị trường, những mối liên kết truyền thống đang bị phá vỡ và làm mất đi không ít những giá trị tốt đẹp. Nhưng chúng ta đều biết, giữa truyền thống và hiện đại luôn có một gạch nối không tách rời. Vấn đề là ở chỗ chúng ta phải biết chọn gì, lấy lại gì trong cái phần "gạch nối" thuộc về quá khứ kia để kế tục, xây đắp nên những giá trị tốt đẹp mới cho gia đình Việt Nam hôm nay.
Ngô Quốc Đông (Viện KHXH Việt Nam)/Lao Động cuối tuần
Chạy đua tình-tiền
Được cặp kè với một anh chàng giàu sang, có địa vị hiện là mục tiêu của không ít cô gái trẻ. Thế nên đã có những cô gái lao mình vào cuộc chơi mà không hề biết mình đang phí sức
T. sướng ghê! Có ông bồ làm giám đốc, ngày nào cũng được tặng hoa, quà, lại còn được đi đây đi đó! Số nó đúng là số “bọc điều”!” - cô bạn K. Thư (sinh viên Công nghiệp IV), bạn cùng phòng của M. Thương không giấu được vẻ ganh tị khi nói về tình yêu của bạn mình.
“Đua” với phù hoa
Không “cam tâm” chịu thua thiệt trước bạn, khi vừa xin được việc làm ở một công ty du lịch, K. Thư lên kế hoạch tấn công anh sếp và mơ về một cuộc sống xa hoa bên chàng. Những món quà đắt tiền, những chuyến du lịch, sự chiều chuộng, bảo bọc... của người yêu luôn được các cô gái đánh giá cao. Họ cho đó là thước đo tình cảm của các chàng đối với mình. Họ xem đấy là niềm tự hào với những người xung quanh, đặc biệt là các cô bạn cùng trang lứa.
H. Vân, cô chủ quán cà phê ở Đồng Nai, lại là một trường hợp khác. Thấy em gái mình vừa lên xe hoa với một Việt kiều, có biệt thự lộng lẫy, có xe hơi bóng lộn..., cộng thêm sự tác động của người thân, xóm giềng với những lời kích tướng như: “Nhìn em con mà học hỏi kìa! Lấy chồng thế mới ấm tấm thân!”, cô cũng quyết tâm phải “tia” được một đại gia tầm cỡ cho mọi người... biết mặt (?!). Khi mức sống xã hội ngày càng tăng vọt, giá trị vật chất càng cao chất ngất thì cách nhìn nhận giá trị tình yêu của các cô gái thích cặp kè với anh (ông) “bự” quá đơn giản và phiến diện. Họ nông cạn nghĩ rằng “tiền sẽ giải quyết được tất cả!”.
Đôi khi không phải vì sự phù hoa nhưng chính lòng đố kỵ, mong muốn “bằng người”, sự tự ái ấu trĩ của bản thân mà không ít cô gái trẻ “thả mồi bắt bóng”. “Tao xinh đẹp, giỏi giang đâu kém gì nó, sao số tao bèo bọt thế, còn nó thì gặp may thế!”. Cô bạn đồng nghiệp sững sờ khi nghe T. Hương, giám đốc marketing, đang bực tức nói về mối quan hệ của một cô nhân viên và sếp tổng, dù nàng đã có người yêu. Tâm lý thích ganh đua của các cô gái dù ít hay nhiều đều có.
Ganh đua lành mạnh trong mọi lĩnh vực đều đem lại những biến đổi tích cực bất ngờ ở mỗi người. Thế nhưng các chuyên gia tâm lý lại đặc biệt khuyến cáo “tối kỵ việc ganh đua trong tình yêu”. Vì bởi, tình yêu thuộc về cảm xúc tự nhiên, là sự đồng điệu của tâm hồn, nếu cứ mãi “đua” theo hạnh phúc của người khác thì điều tất yếu là sự bỏ quên hạnh phúc của chính mình.
Nghĩ già hóa non
“Quả là có sung sướng bởi mình muốn gì đều được đáp ứng, được chiều chuộng. Thời gian đầu tôi còn hào hứng, nhưng sau một thời gian tôi chán ngấy quà cáp, hoa hòe. Bởi anh ấy khi yêu tôi hình như chỉ biết có mỗi chuyện “vung tiền”!”. Lời của L. Minh, nhân viên một hãng mỹ phẩm, cũng là nỗi lòng của không ít cô gái đã trót chạy theo giấc mơ phù hoa. Vật chất không thể khỏa lấp được những sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với nhau xuất phát từ tình cảm. Bởi thế, việc các cô gái trẻ cuống cuồng đi tìm kiếm một tình yêu có hầu bao rủng rỉnh cho bằng chị bằng em là điều sai lầm.
T. Hương, biết không thể chiếm được trái tim sếp nên cô đã tìm cách nói xấu cô người yêu của sếp thậm tệ. Ngày nào cô cũng bày trò hạch sách, làm khó dễ cô nhân viên ấy đủ điều. Dần dần, mọi người trong công ty không còn ai nể trọng cô nữa. Còn anh chàng người yêu hiền lành, tốt tính, sau nhiều lần bị cô chì chiết, cho “lên cân” với sếp cũng dần tháo lui.
Việc chọn lựa nơi ấm êm để trao thân gửi phận là điều đáng khuyến khích nhưng chọn lựa ở đây đồng nghĩa với việc tìm hiểu kỹ càng, là việc phát hiện những điều tốt đẹp của đối tượng để thêm yêu, thêm tin chứ không phải là việc chạy theo đồng tiền vô nghĩa. K. Thư, sau những tháng ngày tung tăng bên cạnh người tình hào phóng, nhưng chưa hề dẫn cô về nhà, chưa hề giới thiệu cô với bạn bè thì mới vỡ lẽ, người yêu của cô đã có đối tượng kết hôn đang làm việc tại nước ngoài. Sự vung tiền của chàng, chỉ như trả công cho mối quan hệ của hai người.
Những cuộc tình bắt nguồn từ tính toán thiệt hơn ít khi có một kết thúc viên mãn. Bởi các ông (anh) “lớn” khi được mồi chài đều biết tỏng đối tượng muốn gì ở mình. Và việc tung một khoản nhỏ trong hầu bao kếch sù để qua lại với các nàng là chuyện nhỏ. Nhưng với họ, cuộc tình ấy chẳng thể là tổ ấm sau này. Hôn nhân có vẻ là chuyện xa vời với các cô gái “nghĩ già hóa non”.
Gần đây, trong một bộ phận của giới trẻ đang diễn ra lối sống thác loạn mà thế hệ đã từng sống qua thời chiến có giàu trí tưởng tượng mấy đi nữa cũng không thể ngờ tới: hết đua xe rầm rộ, quậy phá, hút chích, lắc nhảy, và bây giờ là rượu Tây và thuốc kích dục, làm tình tập thể... Cuối cùng là các video "nóng" tự quay và được lưu trong di động hoặc tung lên blog để thưởng ngoạn...
Rõ ràng là vật chất đến quá nhanh còn các giá trị văn hóa tinh thần không theo kịp đã tạo ra một bộ phận giới trẻ ăn chơi thác loạn trong một "thế giới ngầm" mà cha mẹ và các nhà giáo dục không hề biết để can thiệp.
Khoảng cách giữa thế hệ cha mẹ và con cái thời nay đang ngày càng bị nới rộng. Không phải là tất cả, nhưng trong rất nhiều gia đình, chỉ sau 10 giờ đêm, khi các thành viên cần tìm một chỗ nghỉ ngơi sau những mệt mỏi cả ngày thì họ mới gặp nhau ở nhà. Tình hình đã trở nên đáng báo động khiến người ta lại đề cập tới vai trò của gia đình trong giáo dục nhân cách con người. Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra cảnh báo: một đứa trẻ không được sống trong môi trường gia đình lành mạnh sẽ khiếm khuyết vĩnh viễn phần quan trọng làm nên nhân cách văn hóa của chúng. Nếu có ai đặt vấn đề hiện đại sẽ tráo đổi chức năng dạy dỗ con trẻ từ gia đình cho xã hội thì họ đã nhầm to. Bởi lẽ xã hội chỉ giúp cho chúng một chút kinh nghiệm sống chứ không hề dạy chúng những lời nói thật.
Dường như người ta có cảm giác hiện đại đã làm biến đổi căn bản những "thực đơn nhu cầu" mà thời kỳ kinh tế bao cấp không hình dung nổi. Quyền cá nhân và quyền con người được đề cao, giới trẻ ngày càng muốn vượt ra khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ và những định chế ràng buộc về mặt đạo đức xã hội. Chúng thích tìm một thế giới riêng, mong sớm "độc lập"...
Không ít cha mẹ quy việc nuôi dạy ra vật chất đơn thuần: gửi tiền hằng tháng, chu toàn ăn ở, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của các "cậu ấm cô chiêu", còn bản thân họ thì mải mê theo đuổi những tham vọng cá nhân (chưa kể là nhiều người còn say sưa với những mối quan hệ ngoài hôn nhân), đâu còn thời gian quây quần bên mâm cơm gia đình và ân cần chăm sóc con cái như thời bao cấp nhàn nhã? Ngay cả các bậc cha mẹ có trách nhiệm cũng gần như không hiểu được đời sống tinh thần của giới trẻ thời nay. Được ở nhà riêng, ngủ phòng riêng có đầy đủ ti vi, máy lạnh, vi tính nối mạng, thậm chí cả dàn karaoke, máy nghe nhạc hiện đại, nhưng không hiểu vì sao con cái họ vẫn cảm thấy buồn bã, bế tắc. Thế rồi tự kỷ, phá phách, sự sợ hãi nỗi cô đơn nảy sinh... Và máy vi tính bắt đầu giúp bọn trẻ online truy cập vào các website đồi trụy, những cuộc hẹn ảo và kết nhóm qua mạng...
Đã đến lúc chúng ta cần tỉnh ngộ về nguyên lý cân bằng của cuộc sống. Khi kinh tế gia đình trở nên dư dật, thừa thãi của cải vật chất, song lại không tỉ lệ thuận với cải thiện đời sống văn hóa tinh thần thì sự "lệch pha", thiếu hụt tất yếu sẽ xuất hiện. Sự suy đồi những giá trị đạo đức và mờ nhạt các yếu tố dân tộc sẽ làm băng hoại nghiêm trọng các giá trị văn hóa gia đình truyền thống. Hình như cái nguy cơ về sự nguội lạnh tình cảm, thờ ơ với con người và sự căng thẳng xung đột giữa các thành viên luôn rình rập hăm dọa tất cả chúng ta, chẳng với riêng ai. Bài học này các nước phát triển đều đã phải trả giá. Sau một thời gian hưởng thụ thành quả và những khoái lạc của nền văn minh, bây giờ người ta lại có xu hướng ngược dòng trở về với các giá trị gia đình truyền thống.
Đã có một thời, gia đình Việt Nam là một cấu trúc bền vững chứa đựng những giá trị nhân văn không thể phủ nhận, là những tế bào lành mạnh góp phần tạo nên một xã hội ổn định và có kỷ cương. Song thật đáng tiếc, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự đảo lộn của những bậc thang giá trị, gia đình Việt Nam - một thực thể nhạy cảm và nhỏ bé - cũng không thể tránh khỏi mất phương hướng và khủng hoảng trong cơn lốc thị trường, những mối liên kết truyền thống đang bị phá vỡ và làm mất đi không ít những giá trị tốt đẹp. Nhưng chúng ta đều biết, giữa truyền thống và hiện đại luôn có một gạch nối không tách rời. Vấn đề là ở chỗ chúng ta phải biết chọn gì, lấy lại gì trong cái phần "gạch nối" thuộc về quá khứ kia để kế tục, xây đắp nên những giá trị tốt đẹp mới cho gia đình Việt Nam hôm nay.
Ngô Quốc Đông (Viện KHXH Việt Nam)/Lao Động cuối tuần
Chạy đua tình-tiền
Được cặp kè với một anh chàng giàu sang, có địa vị hiện là mục tiêu của không ít cô gái trẻ. Thế nên đã có những cô gái lao mình vào cuộc chơi mà không hề biết mình đang phí sức
T. sướng ghê! Có ông bồ làm giám đốc, ngày nào cũng được tặng hoa, quà, lại còn được đi đây đi đó! Số nó đúng là số “bọc điều”!” - cô bạn K. Thư (sinh viên Công nghiệp IV), bạn cùng phòng của M. Thương không giấu được vẻ ganh tị khi nói về tình yêu của bạn mình.
“Đua” với phù hoa
Không “cam tâm” chịu thua thiệt trước bạn, khi vừa xin được việc làm ở một công ty du lịch, K. Thư lên kế hoạch tấn công anh sếp và mơ về một cuộc sống xa hoa bên chàng. Những món quà đắt tiền, những chuyến du lịch, sự chiều chuộng, bảo bọc... của người yêu luôn được các cô gái đánh giá cao. Họ cho đó là thước đo tình cảm của các chàng đối với mình. Họ xem đấy là niềm tự hào với những người xung quanh, đặc biệt là các cô bạn cùng trang lứa.
H. Vân, cô chủ quán cà phê ở Đồng Nai, lại là một trường hợp khác. Thấy em gái mình vừa lên xe hoa với một Việt kiều, có biệt thự lộng lẫy, có xe hơi bóng lộn..., cộng thêm sự tác động của người thân, xóm giềng với những lời kích tướng như: “Nhìn em con mà học hỏi kìa! Lấy chồng thế mới ấm tấm thân!”, cô cũng quyết tâm phải “tia” được một đại gia tầm cỡ cho mọi người... biết mặt (?!). Khi mức sống xã hội ngày càng tăng vọt, giá trị vật chất càng cao chất ngất thì cách nhìn nhận giá trị tình yêu của các cô gái thích cặp kè với anh (ông) “bự” quá đơn giản và phiến diện. Họ nông cạn nghĩ rằng “tiền sẽ giải quyết được tất cả!”.
Đôi khi không phải vì sự phù hoa nhưng chính lòng đố kỵ, mong muốn “bằng người”, sự tự ái ấu trĩ của bản thân mà không ít cô gái trẻ “thả mồi bắt bóng”. “Tao xinh đẹp, giỏi giang đâu kém gì nó, sao số tao bèo bọt thế, còn nó thì gặp may thế!”. Cô bạn đồng nghiệp sững sờ khi nghe T. Hương, giám đốc marketing, đang bực tức nói về mối quan hệ của một cô nhân viên và sếp tổng, dù nàng đã có người yêu. Tâm lý thích ganh đua của các cô gái dù ít hay nhiều đều có.
Ganh đua lành mạnh trong mọi lĩnh vực đều đem lại những biến đổi tích cực bất ngờ ở mỗi người. Thế nhưng các chuyên gia tâm lý lại đặc biệt khuyến cáo “tối kỵ việc ganh đua trong tình yêu”. Vì bởi, tình yêu thuộc về cảm xúc tự nhiên, là sự đồng điệu của tâm hồn, nếu cứ mãi “đua” theo hạnh phúc của người khác thì điều tất yếu là sự bỏ quên hạnh phúc của chính mình.
Nghĩ già hóa non
“Quả là có sung sướng bởi mình muốn gì đều được đáp ứng, được chiều chuộng. Thời gian đầu tôi còn hào hứng, nhưng sau một thời gian tôi chán ngấy quà cáp, hoa hòe. Bởi anh ấy khi yêu tôi hình như chỉ biết có mỗi chuyện “vung tiền”!”. Lời của L. Minh, nhân viên một hãng mỹ phẩm, cũng là nỗi lòng của không ít cô gái đã trót chạy theo giấc mơ phù hoa. Vật chất không thể khỏa lấp được những sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với nhau xuất phát từ tình cảm. Bởi thế, việc các cô gái trẻ cuống cuồng đi tìm kiếm một tình yêu có hầu bao rủng rỉnh cho bằng chị bằng em là điều sai lầm.
T. Hương, biết không thể chiếm được trái tim sếp nên cô đã tìm cách nói xấu cô người yêu của sếp thậm tệ. Ngày nào cô cũng bày trò hạch sách, làm khó dễ cô nhân viên ấy đủ điều. Dần dần, mọi người trong công ty không còn ai nể trọng cô nữa. Còn anh chàng người yêu hiền lành, tốt tính, sau nhiều lần bị cô chì chiết, cho “lên cân” với sếp cũng dần tháo lui.
Việc chọn lựa nơi ấm êm để trao thân gửi phận là điều đáng khuyến khích nhưng chọn lựa ở đây đồng nghĩa với việc tìm hiểu kỹ càng, là việc phát hiện những điều tốt đẹp của đối tượng để thêm yêu, thêm tin chứ không phải là việc chạy theo đồng tiền vô nghĩa. K. Thư, sau những tháng ngày tung tăng bên cạnh người tình hào phóng, nhưng chưa hề dẫn cô về nhà, chưa hề giới thiệu cô với bạn bè thì mới vỡ lẽ, người yêu của cô đã có đối tượng kết hôn đang làm việc tại nước ngoài. Sự vung tiền của chàng, chỉ như trả công cho mối quan hệ của hai người.
Những cuộc tình bắt nguồn từ tính toán thiệt hơn ít khi có một kết thúc viên mãn. Bởi các ông (anh) “lớn” khi được mồi chài đều biết tỏng đối tượng muốn gì ở mình. Và việc tung một khoản nhỏ trong hầu bao kếch sù để qua lại với các nàng là chuyện nhỏ. Nhưng với họ, cuộc tình ấy chẳng thể là tổ ấm sau này. Hôn nhân có vẻ là chuyện xa vời với các cô gái “nghĩ già hóa non”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét