Tuyên bố của Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ) đã làm leo thang những tranh chấp về lãnh thổ vốn đã rất nóng với Nhật Bản. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Nhật và Hàn Quốc gần đây cũng có nhiều sóng gió do những tuyên bố của Nhật về việc bắt phụ nữ Hàn Quốc làm nô lệ tình dục trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Những căng thẳng ở khu vực này đang đẩy Mỹ vào một vị trí vô cùng phức tạp nhưng cũng có người cho rằng Mỹ-Nga "ngầm" cho TQ gây căng thẳng để bọn lái buôn vũ khí tha hồ "hốt bạc"; chưa kể là họ còn có cơ hội tạo thêm ảnh hưởng ở khu vực này.
Chuyện “Vùng nhận diện phòng không”
Trong tuần vừa qua, các cơ quan truyền thông trên thế giới đã đề cập khá nhiều về việc Trung Quốc thiết lập “vùng nhận diện phòng không” trên Biển Hoa Đông bao gồm nhiều phần trên các vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan. Đa số đã phân tích mục tiêu của Trung Quốc khi đưa ra biện pháp này, hậu quả của nó và phản ứng của các quốc gia liên hệ, v.v.
Thành thật mà nói, đối với vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, các cơ quan truyền thông trong nước thường nhạy bén hơn các cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại, vì họ được các cơ quan chuyên môn của nhà nước hỗ trợ, còn ở hải ngoại thường chỉ nói và viết theo cảm tính. Những nhận định khác với cảm tính của đa số đôi khi lại trở thành rắc rối, nên các chuyên gia ít khi góp phần. Đây là một tập quán khó bỏ được. Vả lại, các vấn đề về Biển Đông và Biển Hoa Đông là những vấn đề quá phức tạp.
Chỉ là thay đổi chiến thuật
Thật ra, việc ấn định “vùng nhận diện phòng không” chỉ là một trong các chiến thuật của Trung Quốc nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là độc chiếm các mỏ dầu ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc đã xử dụng các biện pháp về cả pháp lý, ngoại giao lẫn quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn dùng chiến thuật này để đối phó với cái gọi là chính sách "quay trở lại" hay "tái phối trí" của Mỹ ở Á Châu Thái Bình Dương.
Về pháp lý, Trung Quốc luôn cố gắng tìm cho chủ trương chiếm đoạt các vùng biển của họ một cái áo hợp pháp. Từ lâu, Trung Quốc đã dùng luật lý “vùng nước lịch sử” (historic waters) để cho rằng vùng biển nắm trong đường lưỡi bò là của Trung Quốc. Nhưng không may cho Trung Quốc luật lý “vùng nước lịch sử” không còn được Luật Biển 1982 công nhận nữa (xem “Historic Waters in the Law of the Sea” của Clive R. Symmons). Trong thực tế, Trung Quốc cũng không thể chứng minh được Biển Đông là “ao nhà” của Trung Quốc theo quốc tế công pháp.
Không thể hợp thức hóa chủ quyền Biển Đông bằng luật lý “vùng nước lịch sử”, Trung Quốc quay qua tìm chiếm những vùng đảo mà Trung Quốc tin rằng có nhiều dầu hỏa. Để tranh chiếm các hòn đảo này, Trung Quốc dựa vào luật lý cũ của Luật La Mã áp dụng từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 19, đó là luật lý về quyền sở hữu của các hòn đảo nổi lên trên biển, tiếng Latin gọi là “Insula in mara nata”. Luật lý này dựa trên nguyên tắc “Res nullius fit primi occupantis”, tức đối với các vật vô chủ, quyền sở hữu thuộc về người chiếm trước. Hai thí dụ cụ thể: Việt Nam đưa ra tài liệu nói Việt Nam đã làm chủ Hoàng Sa từ thời Tự Đức (1848 – 1883), Trung Quốc liền đưa ra những tài liệu khác chứng minh Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ thứ hai. Nhật Bản nói Nhật đã quản lý đảo "Senkaku" hay "Điếu Ngư" từ 1895, trong khi đó Trung Quốc đưa ra bản đồ nói từ thế kỷ 15 đảo này đã thuộc về Trung Quốc.
Luật lý “Res nullius” (vật vô chủ) gây ra những tranh luận bất tận, nên đã được thay thế bằng Định ước Berlin ngày 26.2.1885. Theo định ước này, việc chiếm hữu các hoang đảo chỉ được coi là hợp pháp nếu hội đủ các điều kiện sau đây: (1) Đảo được chiếm phải là vô chủ (res nullius) hoặc đã từ bỏ chủ quyền (res derelicta), (2) chủ thể chiếm hữu phải là một quốc gia, (3) việc chiếm hữu phải công khai (đã thông báo cho mọi người biết) và hòa bình (không có tranh chấp), và (4) việc chiếm hữu phải thật sự bằng cách hành xử chủ quyền liên tục trên đó.
Khi tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa và Điếu Ngư thuộc về họ, Trung Quốc không thể chứng minh chủ quyền của họ theo các điều kiện do Định chế Berlin ấn định, nhất là điều kiện thứ ba và thứ tư, nên Trung Quốc cứ ôm chặt luật “Res nullius” xưa cũ. Điều đáng tiếc là mặc dầu luật lệ đã có sự thay đổi như thế, một số “chuyên gia” hay “sử gia” trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đang ôm luật “Res nullius” mỗi khi chứng minh chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa!
Thua keo này bày keo khác
Nhìn vào các án lệ mà Tòa Án Quốc Tế La Haye đã đưa ra khi phân xử về quyền sở hữu một số đảo trên biển như đảo Palmas, đảo Groenland, đảo Minquier và Ecrehous, Trung Quốc biết rằng trong vụ tranh tụng với Philippines trước Tòa Án Trọng Tái Quốc Tế về bãi đá Scarborough và đường lưỡi bò, Trung Quốc sẽ thua nên Trung Quốc bày chiêu mới là lập “vùng nhận diện phòng không” bao trùm trên Biển Hoa Đông, gồm cả đảo Senkaku của Nhật Bản để chứng minh chủ quyền của họ bằng sức mạnh. Trước khi tìm hiểu chiến thuật mới này của Trung Quốc, cần nói qua “vùng nhận diện phòng không” là gì.
“Vùng nhận diện phòng không”, tiếng Anh là “Air Defense Identification Zone” (ADIZ),có nghĩa là vùng không phận nằm ngoài vùng không phận được quốc tế công pháp công nhận, do một quốc gia tự ý đặt ra vì lý do an ninh quốc gia hay quyền lợi riêng nào đó của nước họ. Vùng này thường được lập ra để quốc gia có đủ thời gian đáp ứng với các phi cơ dân sự ngoại quốc và có thể đó là phi cơ thù nghịch.
Không phải Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập ADIZ. Từ lâu Hoa Kỳ, Canada, Anh quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan, Nam Hàn và Đài Loan cũng đã làm như vậy. Nhưng thông thường, ADIZ chỉ được thiết lập tại các vùng không có tranh chấp và chỉ áp dụng cho các máy bay dân sự. Đàng này Trung Quốc lại thiết lập ADIZ chồng lấp lên vùng ADIZ đã được thiết lập từ trước của Đài Loan, Nhật Bản và Nam Hàn, bao gồm cả quần đảo Senkaku (xem hình), và áp dụng cho cả máy bay dân sự lẫn quân sự. Đây mới là vấn đề.
Trong thực tế, ADIZ không hề được ấn định bởi một hiệp ước quốc tế nào, nhưng cũng không bị luật lệ quốc tế cấm đoán hay được một tổ chức quốc tế nào quản lý.
Vì là một vùng quy định riêng của một quốc gia, nên quốc gia này có quyền đặt ra những yêu cầu mà các phi cơ đi qua phải tuân thủ như khi vào ADIZ đều phải gửi kế hoạch bay trước, phải thiết lập liên lạc hai chiều, phải được nhận dạng, thông báo vị trí, v.v. Nếu không tuân thủ những quy định này có thể bị các máy bay quân sự đến yêu cầu phải rời khỏi vùng ADIZ hay phải hạ cánh.
Trong năm 2012, các phi cơ Nhật đã xuất kích 156 lần để ngăn chận các phi cơ của Trung Quốc. Riêng 3 tháng đầu năm 2013, máy bay Nhật cũng đã làm như vậy 300 lần.
Mục Tiêu của Trung Quốc
Quần đảo Senkaku cách Đài Loan 120 hải lý về phía đông nam, cách Trung Quốc 200 hải lý về phía tây và cách đảo Okinawa của Nhật Bản 200 hải lý về phía bắc. Về pháp lý, việc tranh chấp quần đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng phức tạp như việc tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nó không dễ dàng như việc tranh chấp bải đá Scarborough của Philippines. Vì thế, Trung Quốc đã nới rộng vùng nhận diện phòng không bao trùm cả đảo Senkaku để cảnh cáo Nhật Bản đừng khai tác dầu tại vùng này.
Về phương diện quân sự, Trung Quốc chưa dám đối đầu với Nhật Bản và Nam Hàn, vì hai nước này có hiệp ước bảo vệ của Mỹ. Các máy bay quân sự của Mỹ, Nam Hàn và Nhật Bản vẫn bay qua ADIZ của Trung Quốc mới thiết lập, nhưng Trung Quốc không dám có phản ứng gì.
Hôm 25.11.2013 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố: “Chúng tôi đã giục Trung Quốc thận trọng và kiềm chế, và chúng tôi đang tham vấn với Nhật Bản và các bên khác bị ảnh hưởng, trong toàn bộ khu vực. Chúng tôi vẫn luôn cam kết vững chắc với các đồng minh và đối tác của chúng tôi, và hy vọng thấy một tương lai có tính cộng tác hơn và ít đối đầu hơn ở Thái Bình Dương".
Tuy nhiên, hôm 29.11.2013 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tỏ ra dè dặt khi khuyến cáo các hãng hàng không dân dụng Mỹ tuân thủ các quy định về các ADIZ của các nước ngoài.
Hôm 26.11.2013, khi được hỏi Trung Quốc có lâp ADIZ trên Biển Đông hay không, ông Thời Ân Hoằng, một cố vấn về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, nói với phóng viên của AFP rằng sở dĩ Trung Quốc phải lập khu ADIZ ở Biển Hoa Đông vì “Lập trường khiêu khích của chính phủ ông Shinzo Abe”. Còn ở Nam Hải (tức Biển Đông) “Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam đang được cải thiện và Trung Quốc không có nhu cầu đi quá xa để đối phó với Philippines" Đây là một cách cảnh cáo Việt Nam đừng lộn xộn.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho biết hôm 27.11.2013 ông Tần Cương, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc sẽ thiết lập các ADIZ khác vào thời điểm thích hợp khi đã chuẩn bị đầy đủ. Như vậy là Trung Quốc có thể lâp ADIZ trên Biển Đông.
Bị dư luận quốc tế phản ứng mạnh, ông Tần Cương ngụy biện rằng Biển Đông là nơi có nhiều đường bay nên việc lập ADIZ tại đó sẽ rất tốt cho sự an toàn hàng không. Ông Tần Cương nhấn mạnh rằng ADIZ là một “khu an toàn” (safety zone) chứ không phải là một “khu nguy hiểm” (danger zone).
Khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã thực hiện ngay ý đồ của họ là chiếm những nơi mà họ tin có dầu hỏa ở trên Biển Đông. Ngoài Hoàng Sa, Trung Quốc cũng chỉ chiếm có 9 trong số trên 100 đảo thuộc Trường Sa, là những nơi họ cho rằng có dầu. Năm 1988, CSVN bắt đầu chiếm nhiều đảo trên Trường Sa. Trung Quốc tỏ vẻ không quan tâm, Nhưng khi CSVN đụng đến đảo đá Collins Reef gần Johnson South Reef (Đá Gạc Ma), Trung Quốc chơi liền vì Trung Quốc tin rằng vùng đó có dầu. Việt Nam mất hai tàu vận tải 604 và 605 và 64 nhân mạng.
Nhìn chung, từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc đã xử dụng nhiều chiêu thức khác nhau để chiếm Biển Đông và Biển Hoa Đông, nhưng chưa có kết quả nào khả quan. Bản án về vụ tranh tụng giữa Philippines và Trung Quốc mà Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế sắp tuyên chắc chắn sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc nhiều hơn.
Lữ Giang .Ngày 5.12.2013-12-05
Mỹ đang bí thế ở Đông Á?Bất chấp những nỗ lực nhún nhường của Washington hòng tìm kiếm một sự ổn định ở Đông Á, những gì mà Mỹ thu được chỉ là những chiêu trò "gây hấn" của Bắc Kinh. Kể từ khi quan hệ hai nước Nhật – Trung căng thẳng xung quanh tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku của Nhật Bản mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Mỹ luôn bày tỏ thái độ “không nghiêng về bên nào” trong vấn đề này. Tuy nhiên, có một sự thật là Mỹ vẫn ngầm ủng hộ đồng minh Nhật Bản, đặc biệt trong lần này, khi Trung Quốc thiết lập ADIZ, Mỹ công khai “ra mặt” phản đối.
Mỹ ủng hộ Nhật trong tranh chấp với Trung Quốc. |
Ngay trong ngày 23/11/2013, liên tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Bộ trưởng ngoại giao Mỹ John Kerry đều phê phán Trung Quốc đã “đơn phương làm thay đổi hiện trạng khu vực và châm ngòi nổ cho xung đột”. Bộ trưởng Hagel nhấn mạnh vùng đảo Senkaku của Nhật Bản cũng nằm trong “Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật”. Điều này có nghĩa là nếu Nhật Bản bị công kích trong khu vực này thì Mỹ sẵn sàng bảo vệ.
Tiếp đó ngày 25/11/2013, Mỹ đưa hai máy bay ném bom B-52 từ căn cứ Guam bay qua “Vùng nhận dạng” mà không hề thông báo trước cho Trung Quốc. Dư luận cho rằng đây là lần đầu tiên Mỹ công khai khiêu khích và thách thức Trung Quốc.
Một số nhà phân tích đưa ra giả thiết rằng, Trung Quốc đang cố tình đẩy Mỹ vào “một phép thử”. Quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay được xem là quan hệ đặc biệt quan trọng với cả hai quốc gia. Vòng đàm phán hạt nhân mới đây đạt được với Iran đã cho thấy, Obama dám hy sinh lợi ích của đồng minh Israel ở Trung Đông thì liệu tại Đông Á, Mỹ có hy sinh lợi ích của đồng minh Nhật Bản để xây dưng mối quan hệ tốt đẹp với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới? Rõ ràng, hành động tuyên bố lập ADIZ tại biển Hoa Đông của Bắc Kinh là một mũi tên thách thức, nhằm dồn Mỹ vào thế bí.
Quân đội Mỹ đóng quân tại Nhật |
Trong khi đó, mối quan hệ giữa các đồng minh cốt lõi của Washington ở khu vực này lại rạn nứt nghiêm trọng. Hàn Quốc “bực dọc” với những thái độ mới đây của Nhât Bản về những vấn đề trong chiến tranh thế giới lần thứ II như phát xít Nhật sử dụng phụ nữ như nô lệ tình dục và các quan chức Nhật ngày nay lại xem đó là một chuyện “hiển nhiên”.
Evans Reverse, một chuyên gia ngoại giao cao cấp đã về hưu của Mỹ về Đông Á nhận định: “Tình hình của khu vực Đông Á đang chuyển biến rất khó lường. Đó là hệ quả của quá trình tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn của các vấn đề lịch sử, sự cạnh tranh lâu dài và sự bất lực của các nước trong việc bỏ lại lịch sử và tiến đến tương lai nhằm cải thiện quan hệ ngoại giao”.
Chính tình hình này đang làm bức tranh xoay trục của chính quyền Obama ít nhiều u tối và khó hoàn thiện nếu thiếu đi sự giúp sức của các đồng minh chiến lược.
Thêm vào đó, không chỉ là tấm khiên được mang ra “dọa nhau” mỗi khi có tranh cãi ở Đông Á, Washington còn phải chật vật với một bài toán đau đầu khác ở khu vực này, đó là Triều Tiên. Các thỏa thuận mà Mỹ sắp đạt được với Iran về vấn đề hạt nhân cũng là hồi chuông nhắc nhở về một chương trình nghị sự khác về hạt nhân đã bế tắc gần 3 thập kỷ qua với Bình Nhưỡng.
Vẫn sẽ xoay trục?
Nhà Trắng mới đây cho biết Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sang tuần sẽ có chuyến thăm tới Nhật Bản- Hàn Quốc – Trung Quốc vào tuần tới với hy vọng sẽ hạ nhiệt cho khu vực nóng bỏng này. Tại Bắc Kinh, ông Binden sẽ có có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình và bày tỏ mối quan tâm sâu sắc của Mỹ về những hành vi đáng lo ngại của Trung Quốc đối với các vấn đề tranh chấp với các nước láng giềng thời gian gần đây. Ông Joe cũng sẽ làm rõ các cam kết giữa Mỹ và các đồng minh hòng làm giảm bớt căng thẳng giữa nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới.
Mặc dù đang bận rộn giải quyết các vấn đề ở Trung Đông, vì những mục tiêu xa hơn như kết thúc cuộc nội chiến ở Syria, tìm kiếm giải pháp hòa bình giữa Israel Palestine, ký hiệp định toàn diện về vấn đề hạt nhân với Iran sau 6 tháng tới, nhưng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đánh tiếng là sẽ “không bỏ rơi” khu vực châu Á.
Không chỉ vì sự phức tạp của các vấn đề đối ngoại, các vấn đề đối nội của nước Mỹ cũng góp phần làm cho chính sách xoay trục sang châu Á của Washington thêm phầm chậm chạp. Nhà Trắng đã phải hủy chuyến thăm của Tổng thống Obama tới 4 nước Đông Nam Á hồi tháng 10 mới đây vì chính phủ đóng cửa. Đây không phải là lần đầu tiên Tổng thống Obama hủy các chuyến thăm tới khu vực quan trọng này. Tháng 3/2010, Obama đã hủy chuyến thăm tới Indonesia và Australia để tập trung vận động thông qua Luật Y tế tại Quốc hội. Trong tháng 6/2010, ông lại hủy tiếp các chuyến thăm đến hai nước này do sự kiện tràn dầu ở vịnh Mexico. Về cơ bản, các chuyến thăm của Tổng thống có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược bao quát, trái ngược với các thỏa thuận về mặt kỹ thuật đạt được từ các cấp đàm phán thấp hơn.
Mới đây, Nhà Trắng lại tuyên bố, Tổng thống Obama sẽ quay trở lại vào châu Á vào tháng Tư sang năm như một lời tái khẳng định, chính sách của nước Mỹ với khư vực này là không đổi.
Tổng thống Mỹ Obama sẽ quay trở lại châu Á vào tháng 4 sang năm |
Theo nhiều chuyên gia, chính sách này sẽ vẫn tiếp tục được thực hiện vì nó được đưa ra xuất phát không chỉ từ lợi ích của người Mỹ mà còn của chính các quốc gia Đông Nam Á, khu vực luôn trông đợi vào sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ để cân bằng quyền lực ở khu vực. Với sức mạnh quốc gia của mình, Nhật Bản cũng có tiềm năng giúp tăng cường sự can dự Mỹ-ASEAN khi cường quốc này đang tìm cách thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ. Sự trợ giúp của Nhật Bản không chỉ vì lợi ích của Mỹ mà còn vì chính nhu cầu về động lực tăng trưởng và an ninh nhằm xây dựng các mối liên kết bền vững với khu vực Đông Nam Á.
June Teufel Dreyer, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Miami ở Florida cho rằng mức độ phản ứng của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ đóng vai trò quyết định, và đặt câu hỏi rằng liệu Mỹ có hỗ trợ Nhật Bản bằng những hành động cụ thể như thế nào. Dreyer nói: “Đã đến lúc Washington có bước tiến tiếp theo. Nhưng sẽ cụ thể ra sao? Nếu không, chính sách xoay trục Châu Á của Mỹ sẽ đúng như suy nghĩ của nhiều người: Đó chỉ là một lời nói đùa!”.
Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc. |
Tân Hoa Xã đồng thời công bố các quy tắc mà Bộ Quốc phòng Trung Quốc đặt ra cho các máy bay qua lại khu vực này.
"Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đối phó với máy bay nào không hợp tác hoặc từ chối làm theo hướng dẫn khi cơ động trong phạm vi khu nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông", Tân Hoa Xã cho hay.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng cho biết các quy định liên quan có hiệu lực kể từ ngày hôm nay và lực lượng không quân Trung Quốc bắt đầu tiến hành hoạt động tuần tra của mình trong khu vực. Tham gia "tuần tra" có cả chiến đấu cơ và máy bay cảnh báo sớm.
Bản đồ cái gọi là "khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông" do Trung Quốc đơn phương công bố. |
"Động thái thiết lập khu vực nhận dạng phòng không là hành động đơn phương leo thang và có nguy cơ dẫn đến các tình huống bất ngờ xung quanh nhóm đảo Senkaku", Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.
Theo quy định mới của phía Trung Quốc, các máy bay khi đi qua khu vực "nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông" phải báo cáo kế hoạch với Bộ Ngoại giao Trung Quốc, duy trì liên lạc vô tuyến điện và trả lời kịp thời các yêu cầu xác định của Bắc Kinh, luôn bật radar và ra dấu hiệu rõ ràng về quốc tịch đăng ký.Dương Vũ Quân, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng động thái này là biện pháp cần thiết trong việc thực hiện "quyền tự vệ" của Trung Quốc, không nhằm vào mục tiêu cụ thể nào và cũng không ảnh hưởng đến quyền tự do của các chuyến bay trong không phận có liên quan.Bằng cách công khai thông báo với thế giới việc quân đội Mỹ đã cho 2 máy bay ném bom chiến lược bay quanh quần đảo Senkaku hiện đang do Tokyo kiểm soát, Washington đã truyền đi ba thông điệp:Tình hình quan hệ ngoại giao, chính trị, quân sự, kinh tế tại khu vực Đông Bắc Á đang có những diễn biến rất phức tạp khi ngày 23/11/2013 Trung Quốc chính thức đơn phương công bố bản đồ và tọa độ "Khu nhận biết phòng không trên biển Hoa Đông"/ADIZ, bao gồm nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát mà Bắc Kinh yêu sách "chủ quyền" với tên gọi Điếu Ngư.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đồng thời công bố các quy tắc mà Bắc Kinh đặt ra cho các máy bay qua lại khu vực này, đồng thời khẳng định quân đội Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đối phó với máy bay nào không hợp tác hoặc từ chối làm theo hướng dẫn khi cơ động trong phạm vi khu nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông.
Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc về Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông ngay lập tức đã bị Mỹ, Nhật Bản lên tiếng phản đối kịch liệt. Nhật Bản ngay tức thì đã lên tiếng phản đối động thái này của Trung Quốc khi thiết lập cái gọi là "Khu vực nhận biết phòng không ở Hoa Đông", bao trùm cả khu vực nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát. Giới lãnh đạo cao cấp của Nhật Bản tuyên bố công khai rằng Tokyo hoàn toàn không thể chấp nhận việc thành lập cái gọi là Khu vực nhận biết phòng không của Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản thẳng thừng tuyên bố đáp trả Trung Quốc rằng những gì chính quyền Trung Quốc tuyên bố không có giá trị đối với Nhật Bản. Ngày 26/11/2013, Nhật Bản cũng đã công khai chỉ đạo các công ty hàng không nước này không phải nộp kế hoạch bay và xin phép Trung Quốc khi đi qua không phận quốc tế ở Hoa Đông, nơi Trung Quốc vừa áp đặt ADIZ. Riêng đối với Mỹ, cường quốc kinh tế, quân sự đứng đầu thế giới, quốc gia đang tích cực đẩy mạnh chiến lược quay trở lại khu vực, gắn kết các đồng minh tại khu vực Thái Bình Dương cũng đã ngay lập tức phản đối tuyên bố của Trung Quốc về ADIZ tại khu vực Đông Bắc Á. Về mặt ngoại giao, ngay sau khi chính quyền Trung Quốc chính thức công bố cái gọi là Khu nhận biết phòng không trên biển Hoa Đông, trong ngày 23/11/2013, Văn phòng phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tuyên bố dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rõ rằng, Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc công bố họ đã xác lập ADIZ. Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng, hành động leo thang của Trung Quốc sẽ chỉ gia tăng căng thẳng ở khu vực và tạo ra các nguy cơ xảy ra các sự cố, đồng thời hối thúc Trung Quốc không thi hành lời đe dọa sẽ có hành động đối với máy bay không cung cấp thông tin nhận dạng hoặc không tuân lệnh của Bắc Kinh. Trên lĩnh vực quân sự, cũng trong ngày 23/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết tuyên bố của Trung Quốc sẽ không làm Mỹ thay đổi cách thực hiện các hoạt động quân sự trong khu vực. Ông Chuck Hagel đã lập lại quan điểm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và khẳng định rằng: “Mỹ xem sự leo thang này như một nỗ lực gây mất ổn định hòng thay đổi hiện trạng trong khu vực. Hành động đơn phương của Trung Quốc làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm”. Trong khi đó, Hội đồng An ninh quốc gia thuộc Nhà Trắng cho biết Mỹ đã chuyển mối quan ngại sâu sắc của mình đến Trung Quốc và đang phối hợp và tham vấn chặt chẽ với các đồng minh, đối tác của mình tại khu vực.Tờ Thời báo Hoàn cầu hôm 29/11 viết rằng, Nhật Bản mới là mục tiêu chính của Trung Quốc tại Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), mà Bắc Kinh hôm 23/11 đơn phương thiết lập trên biển Hoa Đông.Tờ báo này cho rằng, các nước khác như Mỹ, Hàn Quốc đưa máy bay quân sự vào khu vực này thì sẽ được bỏ qua. Tuy nhiên, với Nhật Bản, thì phải có “biện pháp đáp trả đúng lúc, và không chậm trễ”.
“Chúng ta cần các biện pháp đáp trả đúng lúc, và không phải do dự với Nhật Bản, nếu nước này thách thức vùng nhận dạng phòng không vừa tuyên bố của Trung Quốc”, tờ báo cho biết trong bài xã luận. Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc thiết lập ở biển Hoa Đông bao trùm lên cả quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản và bãi đá Ieodo/ Tô Nham Tiêu tranh chấp với Hàn Quốc. Trung Quốc cũng nêu rõ, quân đội nước này sẽ tiến hành biện pháp phòng thủ khẩn cấp với những chiếc máy bay không hợp tác trong việc nhận dạng, hay từ chối tuân thủ các quy định áp dụng ở nơi này. Tuy nhiên, trong các ngày 26 và 28/11, liên tiếp máy bay quân sự của Mỹ, Nhật, Hàn không hề báo trước đã bay vào khu vực này, nhưng không nhận thấy có bất cứ sự cản trở nào của phía Trung Quốc. Trong một diễn biến khác, hôm 29/11, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cho biết, quốc gia này sẽ xử lý vấn đề trên một cách bình tĩnh và kiên quyết, bằng cách phối hợp chặt chẽ cùng cộng đồng quốc tế. Cùng ngày, Trung Quốc đã điều động hai máy bay chiến đấu vào vùng biển Hoa Đông, lần đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh ra tuyên bố về thiết lập Vùng nhận dạng phòng không, tại khu vực đầy sóng gió này. Hành động tiếp sau lời nói
Thực tế Mỹ đang muốn chứng tỏ với khu vực, đặc biệt là với các đồng minh thân cận nhất của mình tại Đông Bắc Á là Hoa Kỳ không nói suông. Đặc biệt là với Trung Quốc, quốc gia có diện tích và tham vọng từ kinh tế cho đến chủ quyền lãnh thổ lớn nhất, không muốn có sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Một nhà quan sát ở Hà Nội nhận định rằng, bằng cách công khai thông báo với thế giới việc quân đội Mỹ cho 2 máy bay ném bom chiến lược bay quanh quần đảo Senkaku hiện đang do Tokyo kiểm soát trên thực tế, Washington đã truyền đi ba thông điệp: Thứ nhất, Mỹ sẽ giữ cam kết bảo vệ các đồng minh của mình, trong trường hợp này là Nhật Bản trước các nguy cơ bị Trung Quốc gây phiền phức. Thứ hai, Mỹ phản đối, không để tâm đến tuyên bố ADIZ của Trung Quốc, sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động bay quân sự, (kể cả dân sự nếu có) không cần thông báo cho Bắc Kinh. Thứ ba, hành động của quân đội Mỹ thể hiện sức mạnh, lợi ích sát sườn của Mỹ tại khu vực, Mỹ đang thực sự hiện diện tại nơi này, Trung Quốc không phải muốn làm gì thì làm. Một số phân tích khác cho rằng, việc Mỹ cho máy bay ném bom quay qua vùng ADIZ và Trung Quốc mới thiết lập và tuyên bố đã làm bẽ mặt Trung Quốc bởi Mỹ biết rằng Trung Quốc thực sự không dám làm gì hơn ngoài tuyên bố phản đối về mặt ngoại giao hoặc thổi bùng vấn đề này trên truyền thông trong nước để kích thích cái gọi là “lòng yêu nước” của dư luận và cùng lắm là gây áp lực, đe dọa ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế. Trước một đối thủ mạnh nhất nhì thế giới, luôn sẵn sàng hành động khi lợi ích bị tổn thương, Trung Quốc không thể và không dám hành động liều lĩnh. Trong khi đó, qua những phát ngôn và hành động của Trung Quốc gian đoạn gần đây cũng cho thấy rằng, Bắc Kinh sẵn sàng làm điều cứng rắn đối với các đối thủ nhỏ bé và yếu thế hơn ở khu vực. Khi căng thẳng liên quan đến ADIZ Trung Quốc áp đặt trên biển Hoa Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì ngày 4/12, Không quân Trung Quốc tiếp tục điều 24 chiếc cường kích JH-7A đến căn cứ tại tỉnh Sơn Đông khiến cộng đồng quốc tế lo lắng. Vì sao Trung Quốc thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông?
Tại sao Trung Quốc lại lập ADIZ trên biển Hoa Đông trước Biển Đông? Sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự xoay trục của Mỹ sang châu Á-TBD đã tạo ra trên khu vực này một cuộc chiến địa chính trị khốc liệt, căng thẳng. Đồng thời tranh chấp vùng biển giàu tài nguyên, đường hàng hải quan trọng đã khiến cho các nước trong khu vực với Trung Quốc có nguy cơ xảy ra xung đột cao trước hành động đơn phương, đề cao sức mạnh của Trung Quốc… Có thể nói khu vực châu Á-TBD đã như là một chiến trường của cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới rất căng thẳng. Trung Quốc đang rất bức bối khi đang cố thoát ra khỏi sự bao vây của Mỹ và đồng minh trong chuỗi đảo thứ nhất. Trong tình thế đó, Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc lập quy tắc chơi trong khu vực không tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ quốc gia của mình và được coi như một thách thức rất nghiêm trọng với Mỹ bởi lẽ 70 năm nay, chỉ có Mỹ, Nhật Bản nêu quy tắc ở đây.
Tất nhiên Trung Quốc đã tính rất kỹ khi chọn khu vực này. Trước hết về vị trí địa lý, đây là khu vực gần trước cửa nhà nên Trung Quốc có điều kiện (lợi thế) để có thể dùng lực lượng không quân và các phương tiện khác trấn áp buộc đối phương thực thi những điều kiện do mình áp đặt, xuất phát từ đất liền mà không cần tàu sân bay hay máy bay tiếp dầu…khi thực thi nhiệm vụ, trong khi Nhật Bản cách xa Senkaku Điếu Ngư hơn Trung Quốc khoảng 200km. Nếu Nhật Bản không khuất phục, đụng độ có xảy ra thì Trung Quốc có đủ tự tin chiến thắng. Thứ hai là, đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới trực tiếp là Nhật Bản, một quốc gia có năng lực quân sự, kinh tế tương đương, đồng minh của Mỹ, một liều thuốc thử cực mạnh. Nếu sau khi triển khai thành công (nghĩa là Nhật Bản phải xin phép, cúi đầu khuất phục, còn Mỹ làm ngơ…), thì chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc không đánh mà thắng, lúc đó Trung Quốc tự nhiên có 2 thông điệp hoành tráng cho các nước ASEAN: Thông điệp thứ nhất, Nhật Bản mạnh như thế, đồng minh quan trọng, lâu đời với Mỹ như thế mà Trung Quốc ra tay là được, Mỹ cũng phải thúc thủ. Và, thông điệp thứ hai, nếu quốc gia nào còn phản đối ADIZ của Trung Quốc, còn nghe theo Nhật, Mỹ thì… hãy coi lại thông điệp thứ nhất. Phải công nhận rằng Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông là đã chọn đúng tử huyệt để ra đòn phản công. Nói là tử huyệt bởi lẽ khi bị điểm sẽ gây ra sự rung động toàn cục, toàn chuỗi đảo được coi như là để bao vây Trung Quốc bị mất sự khống chế vùng trời. Khi Trung Quốc làm chủ vùng trời thì có nghĩa là làm chủ tất cả, là quy luật của chiến tranh hiện đại.
Tuy nhiên, tìm ra hay nhìn thấy được tử huyệt là quan trọng nhưng năng lực tổ chức thực hiện để ra đòn dứt điểm mới quyết định vấn đề. Nếu ra đòn vào tử huyệt, là đòn hiểm mà không dứt điểm được có nghĩa là người ra đòn đã chơi với tử thần. Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ trên biển Hoa Đông là đòn hiểm nhằm vào tử huyệt, nhưng tiếc thay chưa đủ lực để làm cho đối phương tê liệt. Điều bất ngờ xảy ra là trong khi Nhật Bản tỏ ra hết sức kiềm chế thì Mỹ, có vẻ như ngoài cuộc mà Trung Quốc không nhắm tới, lại lao vào chơi rất rắn, không ngại va chạm mà thế giới theo dõi đã biết. Hành động của Mỹ một mặt là cảnh cáo Trung Quốc, sẵn sàng tham gia trực tiếp để bảo vệ lợi ích quốc gia. Mặt khác, Mỹ muốn chứng tỏ cho đồng minh biết Mỹ có thừa khả năng nói “không” với Trung Quốc, đồng thời, ngăn ngừa Nhật Bản tái vũ trang quá đà, khó kiểm soát. ADIZ trên Biển Đông, lúc nào và nơi đâu? Trước tình thế này, giả sử Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông chẳng hạn như trên không phận của cái gọi là thành phố Tam Sa…thì sao? Trên khu vực đó thì không quân Trung Quốc chưa đủ khả năng để phòng thủ khẩn cấp khi cần thiết, họ còn đang chờ có tàu sân bay. Khu vực nhận dạng phòng không này nếu lập ra sẽ đụng tới nhiều bên tranh chấp rất quyết liệt và hầu như nằm ngay trước cửa nhà của họ mà máy bay, các phương tiện phòng không khác đều đủ sức thực thi chủ quyền của mình. Chưa hết, khu vực này còn liên quan đến lợi ích quốc gia của nhiều cường quốc khác nữa như Nga, Ấn Độ... mà Trung Quốc phải suy nghĩ nhiều lần. Nhật Bản đang chờ Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Đông để ra đòn. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này “sẽ xử lý vấn đề ADIZ của Trung Quốc một cách bình tĩnh và kiên quyết, bằng cách phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế”. Đó là gì nếu như không phải là thành lập khối các nước phản đối ADIZ phi pháp của Trung Quốc? Đây là điều mà Trung Quốc chẳng bao giờ muốn, bởi vì có nghĩa là Trung Quốc đã đẩy ASEAN vào vòng tay Nhật Bản trong khi thực chất cái gọi là ADIZ cũng chẳng có ý nghĩa gì với các nước này, nó cũng như các vùng cấm đánh bắt trên biển mà Trung Quốc đơn phương đặt ra thôi nhưng mà cái mất thì quá lớn. Khi nước cờ trước bị lộ, bị phá thì nước cờ sau sẽ khó lòng tồn tại, và nếu cứ cố tình đi tiếp nước cờ sau thì vô nghĩa. Cho nên, tuyên bố ADIZ trên biển Đông chỉ có thể là sản phẩm của những viên tướng diều hâu nhưng “không tỉnh táo” mà thôi. Với diễn biến ngày càng bất lợi, ngày càng núng thế, không lường trước khi tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc, chúng ta nhận thấy có 2 khả năng có thể xảy ra: Trong tương lai gần, Trung Quốc chưa tuyên bố ADIZ của họ trên Biển Đông, bởi lẽ cuộc chiến địa chính trị giữa Mỹ và Nhật Bản với Trung Quốc xảy ra trên khu vực ĐNA này cũng mang tính chiến lược sống còn của Trung Quốc và chiến lược xoay trục sang châu Á-TBD của Mỹ. Mất khu vực này Trung Quốc không có hy vọng gì khi đối đầu với Mỹ, Nhật Bản. Tuy thế, khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ dù ở đâu thì cũng đều là nguy hiểm không trước mắt thì lâu dài cho khu vực. Khu vực đó trước mắt không thực thi được thì khi mạnh lên Trung Quốc sẽ thực thi. Có ai nghĩ rằng cái đường lưỡi bò mà chính quyền Tưởng vạch ra năm 1946 mà bây giờ Trung Quốc cũng lấy đó để đòi biến Biển đông thành ao nhà? Vì thế, các quốc gia phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những đòi hỏi, áp đặt phi lí, phi pháp ngay từ trứng nước. Lê Ngọc Thống Vùng ADIZ gây phản đối ở chỗ nó đã bao trùm cả nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, chồng 1 phần (20 km) lên lãnh thổ Hàn Quốc thuộc phía Tây đảo Jeju, gây quan ngại cả cho đảo Đài Loan và từ ngày 23/11/2013, tất cả các máy bay quân sự của các nước, máy bay dân sự của các hãng hàng không quốc tế qua lại khu vực này đều phải khai báo với Trung Quốc nếu không muốn bị gây khó dễ, thậm chí đe dọa đến an toàn.Tuy nhiên, mục đích thực sự của Trung Quốc khi tuyên bố vùng ADIZ là gì thì còn gây nhiều hồ nghi. Các phân tích chủ yếu nhấn mạnh đến chiến lược, tham vọng và đòi hỏi lợi ích ngày càng lớn của Trung Quốc tại khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung và khu vực biển Hoa Đông nói riêng. Trong những năm gần đây, Mỹ đẩy mạnh chiến lược hướng Đông, lấy khu vực châu Á – Thái Bình Dương làm trọng tâm để thực hiện những điều chỉnh trong đó có cả ảnh hưởng chính trị lẫn sức mạnh quân sự tại khu vực này. Chiến lược của Mỹ thực tế đã trái ngược với tham vọng bá chủ của Trung Quốc tại lãnh địa này, chính vì vậy Bắc Kinh thực sự muốn ngáng đường Mỹ, hình thành sân chơi riêng của mình trong khu vực mà người ta vẫn hay ví von là “sân sau” của các cường quốc. Trước khi Trung Quốc chính thức tuyên bố về vùng ADIZ, truyền thông nước này cũng đã được giật dây, công khai thảo luận và đăng tải những nội dung về vấn đề Khu vực nhận biết phòng không, thúc giục quân đội nước này nhanh chóng thiết lập vùng ADIZ. Nhiều tờ báo lớn của Trung Quốc cho rằng Trung Quốc cần thiết lập các khu vực nhận biết phòng không, trước hết là trên khu vực hướng biển Hoa Đông, sau đó có thể là khu vực phía Nam ở Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc cho rằng, sau khi Nhật Bản đầu hàng năm 1945, Mỹ đã xác định "Khu nhận biết phòng không" xung quanh Nhật Bản, do quân Mỹ đóng tại Nhật Bản kiểm soát, mãi đến năm 1969, để thoát khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam, Nixon rút lui chiến lược ở châu Á, hạ lệnh cho quân Mỹ đồn trú tại Nhật chuyển quyền này cho Nhật Bản. Trên thực tế, Khu vực nhận biết phòng không của Nhật Bản (1969). chỉ yêu cầu các máy bay quân sự, thương mại phải thông báo cho Nhật Bản khi có ý định đi vào không phận trên lãnh thổ của Nhật Bản chứ không ép buộc phương tiện đường không của nước ngoài phải thông báo như tuyên bố ADIZ của Trung Quốc dù chỉ bay qua khu vực này, không hướng vào lãnh thổ Trung Quốc. Trước khi Trung Quốc thiết lập và tuyên bố vùng ADIZ, Bắc Kinh đã phán đoán được ý định nới rộng khu nhận diện phòng không thiết lập năm 1969 của Nhật Bản và có lẽ Trung Quốc đã quyết định đi trước Nhật Bản một bước để giành ưu thế, ít nhất là về mặt tuyên truyền, dư luận. Điểm yếu của Trung Quốc tập trung ở hướng Đông
Chính giới chuyên gia quân sự của Trung Quốc cũng đã phải thừa nhận rằng, khu vực phía Đông của Trung Quốc gần như đã bị lộ hết trước hoạt động chiến tranh tình báo, gián điệp của Mỹ, Nhật. Giới quân sự Trung Quốc nói rằng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã xin 12 tỷ yên trong ngân sách năm tài khóa 2014 để thiết lập trạm nghe lén ở đảo Iwo thuộc Tây Thái Bình Dương, cách Tokyo 1.080 km về phía nam. Hành động này nhằm gia tăng mức độ theo dõi đối với hoạt động ngày càng tới tấp của Quân đội Trung Quốc ở vùng biển Thái Bình Dương. Ngày 19 /9/2013, người đứng đầu Kyodo chính thức cho biết, tiếp nhận việc quân Mỹ triển khai radar X-band tại căn cứ Kyogamisaki của Lực lượng Phòng vệ Trên không, thuộc thành phố Kyōtango, Kyodo. Mục đích thực sự đằng sau hành động này cũng nhằm tăng cường năng lực theo dõi Trung Quốc. Cự ly dò tim của radar X-band ở Kyoto có thể đạt 3.500 - 6.000 km, việc triển khai loại radar này sẽ làm cho các khu vực Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam của Trung Quốc, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông đều nằm trong phạm vi theo dõi, giám sát của Nhật-Mỹ. Trong hai năm gần đây, Nhật Bản đã tăng cường rất mạnh các hoạt động theo dõi tình báo đối với Trung Quốc. Năm 2012, Nhật Bản đã triển khai radar theo dõi FPS-5 ở căn cứ Shimo-Koshikijima của Lực lượng Phòng vệ Trên không tại tỉnh Kagoshima; mùa hè năm 2013, Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Yonaguni, Okinawa đã ký hợp đồng thuê đất, chuẩn bị triển khai lực lượng theo dõi ven bờ ở Yonaguni, hòn đảo này cách Đài Loan chỉ 110 km.Sau Nhật và Mỹ, Hàn Quốc cũng đã lên tiếng bày tỏ sự lo lắng trước việc Trung Quốc đang đơn phương đẩy Hoa Đông vào bờ vực xung đột vũ trang. Theo Tân Hoa xã, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24/11 đã trao công hàm phản đối tới Đại sứ Mỹ tại nước này liên quan tới phản ứng của Washington về việc Bắc Kinh đơn phương lập khu nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, chồng lấn lên cả lãnh thổ Nhật Bản. Cả Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều đang bày tỏ những quan ngại trước ADIZ mà Trung Quốc lập trên Hoa Đông
|
Bộ Quốc phòng Ðài Loan cho biết không thể loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không khác ở Biển Hoa Nam - Việt Nam gọi là Biển Ðông - sau một động thái tương tự ở Biển Hoa Ðông hồi gần đây.
Trong một báo cáo trình lên Ủy ban Ðối ngoại và Quốc phòng của Viện lập pháp hôm Chủ nhật, Bộ Quốc phòng Ðài Loan nói mục đích của Bắc Kinh là thách thức cơ chế an ninh khu vực lâu nay do Mỹ định đoạt, và tạo cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong trường hợp tranh chấp chủ quyền được đem ra phân xử trong tương lai.
Báo cáo nói sự gia tăng tiếp xúc giữa máy bay chiến đấu của Trung Quốc và của những nước khác có thể đặt áp lực lên hệ thống phòng không của Ðài Loan và khuyến cáo đảo quốc này tăng cường theo dõi để đưa ra cảnh báo sớm.
Ðồng nhận định, Giáo sư Ông Minh Hiền thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ðối ngoại của Ðại học Ðạm Giang nói vùng phòng không mới đây của Trung Quốc có thể chỉ là phép thử, Biển Ðông mới là vấn đề thực sự.
Hôm 23/11, Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Ðông bao gồm không phận bên trên nhóm đảo nước này đang tranh chấp với Nhật Bản mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Ðộng thái này đã khơi lên quan ngại ở nhiều nước trong đó có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, và Australia.
Người Trung Quốc bắt đầu cảm thấy Triều Tiên “hơi khùng”
(Kienthuc.net.vn) - Rốt cuộc, ngay cả người Trung Quốc cũng đã bắt đầu nghĩ rằng những người anh em của họ ở Bình Nhưỡng là “hơi khùng”.Trong một báo cáo trình lên Ủy ban Ðối ngoại và Quốc phòng của Viện lập pháp hôm Chủ nhật, Bộ Quốc phòng Ðài Loan nói mục đích của Bắc Kinh là thách thức cơ chế an ninh khu vực lâu nay do Mỹ định đoạt, và tạo cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong trường hợp tranh chấp chủ quyền được đem ra phân xử trong tương lai.
Báo cáo nói sự gia tăng tiếp xúc giữa máy bay chiến đấu của Trung Quốc và của những nước khác có thể đặt áp lực lên hệ thống phòng không của Ðài Loan và khuyến cáo đảo quốc này tăng cường theo dõi để đưa ra cảnh báo sớm.
Ðồng nhận định, Giáo sư Ông Minh Hiền thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ðối ngoại của Ðại học Ðạm Giang nói vùng phòng không mới đây của Trung Quốc có thể chỉ là phép thử, Biển Ðông mới là vấn đề thực sự.
Hôm 23/11, Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Ðông bao gồm không phận bên trên nhóm đảo nước này đang tranh chấp với Nhật Bản mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.
Ðộng thái này đã khơi lên quan ngại ở nhiều nước trong đó có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, và Australia.
Người Trung Quốc bắt đầu cảm thấy Triều Tiên “hơi khùng”
Ảnh minh họa. |
Khi Bắc Kinh có dấu hiệu quay lưng lại với Bình Nhưỡng, sự cảm thông của công luận Trung Quốc đối với Triều Tiên cũng bắt đầu phai nhạt. Trên Sina Weibo, phản ứng của người Trung Quốc đối với cách hành xử hiếu chiến của nhà lãnh đạo Kim Jong-un thường dao động từ chế nhạo đến tức giận.
Một số người Trung Quốc vẫn thông cảm với những người hàng xóm bị lép vế của họ, so sánh Triều Tiên với Trung Quốc hồi những năm 1960, khi Bắc Kinh tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Một số khác bày tỏ lòng ngưỡng mộ thái độ thách thức Mỹ của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, số người này đang trở thành thiểu số, khi ngày càng có nhiều cư dân mạng ở Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh áp dụng một lập trường cứng rắn hơn đối với Triều Tiên.
Trên Weibo Sina ngày 7/4, Ma Dingsheng - một nhà bình luận quân sự nổi tiếng - nhận định rằng Triều Tiên “đã tự đẩy mình vào góc tường và bị kẻ thù vây quanh”. Ông này viết: “Trung Quốc đang làm tất cả những gì có thể, cố gắng xây dựng môi trường cho đàm phán 6 bên, nhưng Bình Nhưỡng đang đánh bom môi trường này bằng vũ khí hạt nhân. Thậm chí, ông Tập Cận Bình đã hết kiên nhẫn và mắng mỏ Bắc Triều Tiên đẩy khu vực và thế giới vào hỗn loạn vì cái thói ích kỷ”.
Một bài xã luận đăng trên Global Times - một tờ báo khét tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa – viết: “Trung Quốc nên thực hiện biện pháp trừng phạt cần thiết đối với Triều Tiên để nước này nhận thức rõ tầm quan trọng của viện trợ nước ngoài và ý nghĩa chiến lược của sự hỗ trợ từ Trung Quốc”.
Qiao Wei, Tổng biên tập của Beijing World Publishing Corporation, cho biết: “Trung Quốc đã hỗ trợ Triều Tiên trong nhiều năm qua, nhưng Bình Nhưỡng vẫn luôn luôn đi theo đường lối của riêng mình”. Ông Qiao nói thông thạo tiếng Triều Tiên và từng nghiên cứu ngôn ngữ học tại Đại học Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng. Ông nói thêm: "Chúng tôi đã quá nuông chiều Triều Tiên và đây là thời điểm phải gây một số áp lực”.
Cuối tháng 2/2013, Deng Yuwen - từng là Phó Tổng biên tập của Tạp chí Nghiên cứu thời đại của ĐCS Trung Quốc - đã viết bài đăng trên tờ The Financial Times và lập luận rằng: “Bắc Kinh nên bỏ rơi Bình Nhưỡng và thúc đẩy tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên không còn có tác dụng như một vùng đệm chống lại ảnh hưởng của Mỹ”. Chỉ có điều, ông Deng Yuwen đã bị đình chỉ công tác, ngay sau khi bài viết này được đăng tải.
Học giả Du Wenlong, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Khoa học Quân sự của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) nhận định: “Triều Tiên đang tìm cách đặt cược cao trong cả đàm phán lẫn chiến tranh với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nếu cuộc đối đầu hiện nay leo thang hơn nữa, không bên nào sẽ có đường lui, dù là nhỏ hẹp nhất. Rốt cuộc, cả hai bên đều sẽ rơi xuống vực thẳm”. Tuy nhận viện trợ rất nhiều từ TQ, Bắc Hàn vẫn luôn tỏ ra ngang bướng, không bao giờ ngoan ngoãn tuân theo "chỉ đạo" của TQ.
Triều Tiên “giúp” Mỹ bao vây Trung Quốc?
Ảnh minh họa. |
Về phần mình, Mỹ đã coi Trung Quốc là một đối thủ địa chính trị. Vì vậy, nhìn bề ngoài, các hoạt động tăng cường binh lực của Mỹ dường như đang nhắm vào Triều Tiên, nhưng khi xem xét chiến lược tổng thể thì thấy Mỹ đang vây Trung Quốc bằng loạt các căn cứ quân sự trải dài từ Nhật Bản đến Philippines.
Những động thái gây hấn của Triều Tiên càng khiến cho Mỹ có cớ đưa thêm nhiều tàu khu trục Aegis chống tên lửa, tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược B-52, và máy bay tàng hình F-22 đến ngưỡng cửa Trung Quốc.
Trước đó, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B -2 cũng đã được điều rời căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri bay liên tục hơn 13.000 dặm tới ném bom “câm” vào các mục tiêu giả định ở Hàn Quốc rồi trở về nơi xuất phát.
Mỹ cũng có kế hoạch triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở Alaska và Guam, đe dọa vô hiệu hóa không chỉ tên lửa Triều Tiên mà còn cả tên lửa của Trung Quốc.Đến nay vẫn không ai biết rõ TT Bill Clinton đã có những "thỏa thuận ngầm" gì với Bắc Hàn.
Có thể nói, hành động gây hấn của Triều Tiên đã vô tình làm lợi cho chính sách "xoay trục" của Mỹ sang châu Á-Thía bình Dương.
Lá bài mặc cả của Trung QuốcGiới phân tích cho rằng Triều Tiên chính là “vùng đệm” và “lá bài mặc cả” của Bắc Kinh với Washington.
Cho đến nay, con bài Triều Tiên vẫn nằm trong “trò chơi quyền lực” giữa Trung Quốc và Mỹ. Bề ngoài, hai bên đều ủng hộ đàm phán hòa bình. Nhưng trong thâm tâm, Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách tranh giành ưu thế và chờ xem bên nào phải xuống thang trước. Khốn nỗi, xuống thang đồng nghĩa với việc mất lợi thế trên đấu trường ngấm ngầm này.
Trung Quốc đang gián tiếp sử dụng Triều Tiên để làm xói mòn ý chí chính trị và phân tán lực lượng quân sự của Mỹ. Theo nhà phân tích Brett Daniel Shehadey, Trung Quốc hiện kiểm soát tới 70% nền kinh tế Triều Tiên thông qua xuất nhập khẩu và có thể khiến cho nước này bị sụp đổ. Nhưng vì lý do địa chính trị, Trung Quốc không bao giờ muốn chế độ hiện hành ở Bình Nhưỡng sụp đổ, mặc dù từng ủng hộ nghị quyết Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên. Triều Tiên không bao giờ có đủ tiền để nuôi một quân đội trên triệu người và theo đuổi chương trình phát triển tên lửa-vũ khí hạt nhân vô cùng tốn kém, nếu không có sự viện trợ của Trung Quốc.
Triều Tiên vốn là “vùng đệm” và nếu “vùng đệm” này bị sụp đổ, một chế độ thân Washington sẽ mở đường cho Mỹ triển khai lực lượng sát biên giới Đông Bắc Trung Quốc. Đó sẽ là một nguy cơ an ninh rất lớn, khi Mỹ và Trung Quốc không có sự tin tưởng lẫn nhau về quân sự.
Trung Quốc cũng phải giữ cho vùng Đông Bắc ổn định. Dòng người tị nạn Bắc Triều Tiên sẽ khiến cho khu vực này trở nên hỗn loạn và làm tiêu tan tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp của khu vực này. Do đó, ưu tiên quan hàng đầu đối với Trung Quốc là đảm bảo sự sống còn của chế độ ở Bình Nhưỡng và không để cho Triều Tiên bị sụp đổ.
Việc Trung Quốc tập trung xe tăng, xe bọc thép và tiến hành các chuyến bay quân sự gần miền Triều Tiên trong tuần này là một phần của hoạt động tập trung binh lực ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Một quan chức cho biết việc Trung Quốc tập trung binh lực nhằm hai mục tiêu. Một là để tăng cường an ninh biên giới trong trường hợp xảy ra xung đột, khiến cho dòng người tị nạn chạy từ Triều Tiên vào Trung Quốc. Thứ hai là động thái này phát đi tín hiệu đến Bình Nhưỡng rằng Trung Quốc sẽ tuân thủ các cam kết quốc phòng với Triều Tiên trong trường hợp xảy ra xung đột. Trung Quốc hiện đang có một hiệp ước phòng thủ chung với Triều Tiên.
Trung Quốc bị tố bán thiết bị tên lửa cho Triều TiênDo thái độ hiếu chiến của Bình Nhưỡng, các báo chí nước ngoài nhắc lại chuyện Trung Quốc đã tiếp tay cho Triều Tiên trong lĩnh vực phát triển tên lửa. Sự tiếp tay này đã được thực hiện từ nhiều năm, dưới hình thức “trao đổi kinh tế”.
Ngay sau cuộc diễu binh ngày 15/4/2012, báo chí nước ngoài đua nhau đăng tin về việc Trung Quốc giúp Triều Tiên về kỹ thuật tên lửa.
Tờ Asahi Shimbun dẫn lời giới chức Nhật cáo buộc một công ty Trung Quốc bán cho Triều Tiên 4 bệ phóng tên lửa di động. Theo Asahi Shimbun, các thiết bị này trông giống như các bệ phóng di động được Triều Tiên trình diễn tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Các báo cáo của chính phủ Nhật cho thấy các bệ phóng 16 bánh nói trên đã được vận chuyển trên một tàu đăng ký ở Campuchia. Tàu này sau đó tới Osaka và bị các lực lượng tuần duyên của Nhật kiểm tra và phát hiện ra các tài liệu chứa đựng thông tin về việc xuất khẩu các thiết bị tên lửa này.
Hồi tháng 4/2012, Washington cũng đã lên tiếng cáo buộc Công ty Hubei Sanjiang của Trung Quốc bán các thiết bị có thể sử dụng để lắp đặt bệ phóng tên lửa cho Triều Tiên.
Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết nước này đã có bằng chứng xác thực việc công ty Hubei Sanjiang của Trung Quốc đã bán các linh kiện xe chở tên lửa cho Triều Tiên. Nghi ngờ xuất hiện sau khi tờ New York Times đăng tải kết luận của giới chức Mỹ về nguồn gốc các linh kiện của hệ thống xe chở tên lửa, đặc biệt là chiếc xe to nhất trong đoàn diễu binh, đã được Triều Tiên phô diễn tại lễ duyệt binh ở Bình Nhưỡng hôm 15/4/2012. Theo một số quan chức Mỹ, chiếc xe chở tên lửa 8 trục hiện đại xuất hiện trong đoàn diễu binh mang kiểu dáng thiết kế của Trung Quốc hay có thể còn có xuất xứ từ Trung Quốc.Thậm chí, trong phiên điều trần trước Quốc hội hôm 19/4/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta còn cho rằng Trung Quốc đã trợ giúp chương trình tên lửa của Triều Tiên dưới hình thức “trao đổi thương mại và kỹ thuật”.
Một nhà phân tích chính trị Mỹ nói với Press TV như vậy trong cuộc phỏng vấn hôm 2/4.
Bắc Kinh không chỉ "dọa" Triều Tiên Động thái "đáp trả" của Mỹ đối với Triều Tiên được tiến hành với mục đích chính là nhằm bao vây đối thủ Trung Quốc. Nhà phân tích Richard Becker của liên minh ANSWER chống chiến tranh có trụ sở tại Mỹ. |
Rõ ràng các quan chức Mỹ đã coi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh của mình trong một thời gian dài - nhà phân tích Richard Becker của liên minh ANSWER chống chiến tranh có trụ sở tại Mỹ cho biết trong một độc quyền cuộc phỏng vấn với Press TV.
Vì vậy, hiện nay các hoạt động tăng cường quân sự của họ dường như đang nhắm mục tiêu vào Bắc Triều Tiên nhưng khi xem xét chiến lược tổng thể thì thấy Mỹ đang bao quanh Trung Quốc và Hàn Quốc bằng loạt các căn cứ quân sự trải dài từ Nhật Bản đến Philippines, bao gồm cả Đài Loan, và triển khai trực tiếp cả lực lượng Hải quân Mỹ và Không quân tới tất cả các địa điểm trên - ông giải thích.
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh Lầu Năm Góc tuyên bố kế hoạch điều 2 khu trục hạm tên lửa tới bờ biển phía tây nam của bán đảo Triều Tiên với lý do đối phó với khả năng phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.
Vào cuối tháng ba, các chiến đấu cơ tàng hình F- 22 Raptors cũng được triển khai đến các cơ sở chính của lực lượng Không quân Mỹ tại Hàn Quốc trong một động thái Washington mô tả như là một phần cam kết của mình để bảo vệ đồng minh châu Á khi đối mặt với các mối đe dọa quân sự từ miền Bắc.
Trước đó trong cùng tháng, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B -2 cũng đã được điều rời căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri bay liên tục hơn 13.000 dặm tới ném bom vào các mục tiêu giả định ở Hàn Quốc rồi trở về nơi xuất phát ngay lập tức trong một "nhiệm vụ liên tục duy nhất" được thực hiện từ trước tới nay.
Ở đây, tại nước Mỹ, những gì chúng ta nghe được qua các phương tiện truyền thông (các phương tiện truyền thông là của công ty) là tất cả lỗi lầm xuất phát từ Bắc Triều Tiên. Các thông điệp đã được chuyển dịch thế nào chúng ta thực sự không biết rõ, nhưng chúng tôi biết chắc chắn rằng những hành động rất khiêu khích xuất phát ra từ phía Mỹ - ông Becker nói thêm.
Khi điều đó xảy ra, tất nhiên hầu như toàn bộ cơ sở hạ tầng của Triều Tiên sẽ bị phá hủy - ông nói thêm khi đề cập đến khả năng máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ tấn công vào các mục tiêu của Bắc Triều Tiên.
Nhà phân tích này cũng chỉ trích các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc áp đặt đối với Bình Nhưỡng như là một hành động khiêu khích chống lại nhà nước CHDCND Triều Tiên. Các lệnh trừng phạt đã dẫn đến sự leo thang của cuộc chiến "võ miệng" giữa Bình Nhưỡng với Washington và Seoul. Trung Quốc luôn đổ lỗi cho Mỹ và Hàn Quốc là nguyên nhân gây ra thái độ thù địch của Bình Nhưỡng. Trung Quốc không muốn xảy ra chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên và do đó, Bắc Kinh vẫn tìm cách duy trì đàm phán sáu bên và kêu gọi các bên hữu quan kiềm chế.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Bác Ngao ở tỉnh Hải Nam, Chủ tịch Tập Cận Bình nói không một quốc gia nào “được phép đẩy một khu vực và thậm chí cả thế giới vào hỗn loạn vì lợi ích ích kỷ”. Lời cảnh báo của ông Tập Cận Bình vừa nhằm vào Triều Tiên, nhưng cũng nhằm vào Mỹ và các nước đang có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Trong một cuộc điện đàm với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói: “Chúng tôi phản đối lời nói và hành động khiêu khích ở khu vực (bán đảo Triều Tiên) và không cho phép nước nào mang sự phiền toái (chiến tranh) đến ngưỡng cửa Trung Quốc”.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman cho biết phát biểu nói trên lãnh đạo Trung Quốc là chưa từng có, cho thấy sự thất vọng pha trộn với tức giận của lãnh đạo Trung Quốc.
Trung Quốc nổi khùng với Mỹ
Trung Quốc nổi khùng với Mỹ
(TNO) Truyền thông Trung Quốc đã không tiếc lời chì chiết nước Mỹ vào hôm nay, 6.8. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố lên án những động thái gần đây của Bắc Kinh tại biển Đông.
Sự giận dữ của Trung Quốc bắt nguồn từ tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3.8 bày tỏ lo ngại về những căng thẳng gia tăng tại biển Đông, đồng thời chỉ trích việc Trung Quốc thành lập “thành phố Tam Sa” và đơn vị đồn trú tại khu vực.Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng bằng cách triệu tập Phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Robert Wang để thông báo rằng Washington phải “tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.
Trong một bài xã luận vào hôm nay, tờ China Daily viết rằng tuyên bố của Mỹ xứng đáng bị nguyền rủa, theo AFP.
Tờ báo viết rằng những chỉ trích về việc thành lập “thành phố Tam Sa” của Mỹ “thể hiện sự coi thường đáng ngạc nhiên với nguyên tắc không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác”.
Một bài bình luận trên ấn bản hải ngoại của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã sử dụng ngôn ngữ nhiều màu sắc hơn, nói thẳng thừng rằng nước Mỹ hãy “câm miệng” về vấn đề biển Đông.
“Chúng ta hoàn toàn có quyền hét vào mặt nước Mỹ: Câm miệng. Làm sao có thể dung thứ việc các nước khác xía vào những vấn đề nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc?”, ấn bản hải ngoại của tờ Nhân dân Nhật báo viết.
Vào hôm 3.8, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra tuyên bố nói rằng nước này lo ngại trước những căng thẳng gia tăng tại biển Đông và đang “theo dõi sát sao tình hình”.
Việc thành lập đơn vị đồn trú và “thành phố Tam Sa” là đi ngược lại với "những nỗ lực ngoại giao chung nhằm giải quyết bất đồng và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng trong khu vực”, tuyên bố trên nêu rõ.
Viễn cảnh hải chiến Nhật - Trung
Dù nhiều hơn về số lượng khí tài nhưng Trung Quốc vẫn bị đánh giá kém ưu thế so với Nhật Bản nếu hai bên xảy ra hải chiến.
Ngày 14.8, Tham mưu trưởng liên quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản Shigeru Iwasaki ra lệnh các lực lượng chuẩn bị sẵn sàng đụng độ khi nhóm người Trung Quốc sắp đặt chân lên Senkaku/Điếu Ngư. Đáp lại, thiếu tướng Trung Quốc La Viện lập tức kêu gọi Bắc Kinh điều 100 tàu tới bảo vệ quần đảo, theo tạp chí Foreign Policy. Đến ngày 20.8, Hoàn Cầu thời báo viết bài xã luận kêu gọi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra. Trước tình hình này, cựu quan chức ngoại giao Nhật Kazuhiko Togo nhận định với báo The New York Times: “Một cuộc chiến thực sự có thể xảy ra nếu ngoại giao thất bại”.Mạnh về chất
Giáo sư James Holmes thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ cho rằng lợi thế sẽ thuộc về Tokyo nếu hải chiến Nhật - Trung xảy ra. Trong bài bình luận đăng trên tạp chí Foreign Policy mới đây, ông Holmes nói rằng Tokyo không thể so sánh với Bắc Kinh về số lượng khí tài. Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật (JMSDF) có 48 tàu chiến nổi và 16 tàu ngầm, còn Trung Quốc có tới 73 tàu chiến nổi cùng 63 tàu ngầm. Tuy nhiên, tàu chiến của Nhật được cho là “hàng thứ thiệt” nên chất lượng vượt qua đối thủ. Chẳng hạn, nhiều tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Aegis cùng hệ thống radar, máy tính và kiểm soát hỏa lực tương tự các tàu chiến hàng đầu của Mỹ.
Trong khi đó, giới phân tích tỏ ra nghi ngờ về khả năng chế tạo cũng như ứng dụng vũ khí của Trung Quốc hiện nay lẫn tương lai gần. Hiện tại, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, có thể phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, là chiến hạm hiện đại của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tờ The Washington Post dẫn báo cáo từ Văn phòng Tình báo hải quân Mỹ lưu ý rằng tàu ngầm lớp Tấn rất dễ bị phát hiện vì phát ra tiếng động to hơn các tàu ngầm do Liên Xô chế tạo cách đây 30 năm. Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân của Hiệp hội Khoa học gia Mỹ Hans M.Kristensen nhận định tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc “có thể chỉ là những con vịt ngồi” rất dễ bị tấn công.
Các tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống Aegis - Ảnh: AFP |
Theo tiến sĩ Subhash Kapila, thuộc Tổ chức Phân tích Nam Á tại Ấn Độ, binh sĩ Nhật Bản được rèn luyện bài bản và có tinh thần chiến đấu bất khuất. Ông Kapila đánh giá JMSDF là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất châu Á. Trong khi đó, hải quân Trung Quốc chỉ tham gia các chuyến hải hành, tập trận ngắn và tuần tra chống cướp biển ở vịnh Aden. Vì thế, binh sĩ nước này không có nhiều cơ hội rèn luyện khả năng tác chiến.
Tương tự, ông Kristensen dẫn một tài liệu từ hải quân Mỹ cho hay 63 tàu ngầm Trung Quốc thực hiện hơn 10 cuộc tuần tra vào năm 2009, tức chỉ bằng 1/10 của Mỹ. “Thông qua các cuộc tuần tra, binh sĩ sẽ làm quen và thành thục cách điều khiển tàu chiến. Không tuần tra sẽ không thể chiến đấu”, tờ The Washington Post dẫn lời ông Kristensen.
Ngoài ra, theo chuyên gia Holmes, nếu Tokyo điều động hệ thống tên lửa chống hạm di động kiểu 88 và cùng binh sĩ đến Senkaku/Điếu Ngư lẫn các đảo kế cận sẽ tạo nên mạng lưới hỏa lực chặt chẽ khiến tàu của Bắc Kinh không thể tiếp cận. Đồng thời, hải quân Trung Quốc được chia thành 3 hạm đội đảm trách trên vùng biển rộng nên lực lượng bị phân tán khi xảy ra xung đột.
Lịch sử
Thực tế, Trung Quốc từng không ít lần “ăn đòn” khi đánh nhau với Nhật Bản trên biển. Trong cuộc hải chiến năm 1894-1895 giữa hai bên, Hạm đội hải quân Hoàng gia Nhật được thành lập vội vã nhưng đã đánh bại Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc, vốn được đánh giá mạnh hơn về khí tài quân sự, chỉ trong một buổi chiều. Ông Holmes nhận định Nhật Bản khi đó giành thắng lợi nhờ vào sự điều khiển thành thạo tàu chiến, kỹ thuật dùng pháo và nhuệ khí chiến đấu của binh sĩ. Do đó, ông Holmes khẳng định Nhật sẽ thắng khi xảy ra hải chiến với Trung Quốc nếu Tokyo tận dụng tốt yếu tố con người, vị thế địa lý và một số lợi thế khác. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ nhận được sự hỗ trợ của Mỹ. Trước đó, Đài NHK dẫn lời giới chức Nhật cho hay Washington sẽ bảo vệ Tokyo, dựa trên hiệp ước an ninh chung, nếu có xung đột ở Senkaku/Điếu Ngư.
Theo tiến sĩ Kapila, Nhật đang tăng cường ứng phó mối đe dọa từ Trung Quốc, vốn được cho là sẽ không giảm. Tokyo đang thắt chặt liên minh quân sự với Washington bằng cách cho phép lực lượng Mỹ đồn trú ở nước này, đặc biệt là ở Okinawa. Mỹ - Nhật còn tăng cường tập trận và tiến hành các kế hoạch ứng phó chung. Nhật Bản cũng đang mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ và Úc. Đặc biệt, Tokyo ưu tiên thiết lập quan hệ chiến lược với New Delhi vì Ấn Độ là cường quốc ở châu Á và đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Nhật cũng đang đẩy mạnh quan hệ đặc biệt đối các nước ASEAN vốn có vị trí chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Về mặt quốc phòng, Nhật tập trung tăng cường khả năng đánh chặn trên biển phòng ngừa mối đe dọa tên lửa và không quân từ Trung Quốc. Năm 2010, Nhật đề ra chương trình quốc phòng 10 năm, trong đó tập trung phát triển khả năng phòng vệ ở phía tây nam thay vì ở phía bắc như trước đó.
Bắc Kinh “phát triển tên lửa tối tân”
Hoàn Cầu thời báo ngày 22.8 đưa tin Bắc Kinh đang phát triển loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể mang đầu đạn hạt nhân và đủ sức đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa của Washington. Tạp chí Jane’s Defence Weekly dẫn lời cựu quan chức tình báo Mỹ Larry Wortzel cho rằng ICBM thế hệ 3 của Trung Quốc có thể phá hủy
các thành phố có dân số trên 50.000 người. Tuy nhiên, tạp chí này dẫn lời chuyên gia quốc phòng Andrei Chang ở Canada đánh giá Trung Quốc chưa đủ sức vượt qua các vấn đề phức tạp của ICBM dù đã phát triển loại tên lửa này suốt 20 năm qua.
Những diễn biến của việc Trung Quốc lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) tại biển Hoa Đông, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ hôm 23/11 đến nay cho thấy chiêu bài này đang dần phản tác dụng.
Gậy ông đập lưng ông
Các nhà lập pháp và cơ quan an ninh ở Seoul được cho là đang thảo luận những chiến lược về cách thức phản ứng với việc thiết lập ADIZ của Trung Quốc bên trên khu vực quần đảo nằm trong vùng biển có nhiều tài nguyên.
“Kể từ sau tuyên bố đơn phương thiết lập ADIZ của Trung Quốc, chúng tôi đã thảo luận cách thức mở rộng KADIZ (vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc) và các cơ quan hữu trách đều đã hình thành một nhận thức chung rằng việc mở rộng nó là cần thiết”, Yonhap dẫn lời một quan chức Hàn Quốc cho biết.
Theo hãng tin Kyodo News, giới chức Hàn Quốc đã thảo luận quy mô cần được mở rộng của KADIZ cũng như phương thức thông báo với các quốc gia láng giềng khi quyết định này được công bố.
Trong khi đó, Nhật Bản cũng đang xem xét mở rộng ADIZ tại Thái Bình Dương. Theo đó, ADIZ của Nhật sẽ được mở rộng xa hơn về phía nam đến quần đảo Ogasawara, cách thủ đô Tokyo khoảng 1.000 km về phía nam.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư |
Những người trong cuộc cho biết quần đảo Ogasawara trước đó không nằm trong ADIZ của Nhật do được xem là miễn nhiễm với sự xâm lấn của nước ngoài. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đã nhất trí mở rộng ADIZ trong bối cảnh căng thẳng biển đảo với Trung Quốc đang gia tăng, theo báo Want China Times.Bộ Quốc phòng Nhật cũng đang cân nhắc cắm chiến đấu cơ tại các căn cứ trong khu vực, tờ Yomiuri Shimbun ngày 28/11 dẫn các nguồn tin riêng cho biết.
Theo Đài NHK, ngày 29/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết nước này sẽ xử lý vấn đề ADIZ của Trung Quốc một cách bình tĩnh và kiên quyết, bằng cách phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vào tuần tới. Trong chuyến đi kéo dài một tuần này, ông sẽ tìm cách giảm nhẹ căng thẳng giữa các nước này liên quan đến việc Trung Quốc lập ADIZ.
Hôm 28/11, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra yêu sách, sẽ chỉ hủy khu vực ADIZ mà nước này vừa lập với điều kiện Nhật Bản phải xóa bỏ vùng nhận dạng phòng không của mình. Như vậy đồng nghĩa với việc biến Senkaku/Điếu Ngư thành vùng biển đang có tranh chấp, không thuộc chủ quyền của Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định sẽ giải quyết vụ việc một cách bình tĩnh và kiên quyết |
Mục đích này đã được Trung Quốc nỗ lực liên tục trong suốt quãng thời gian tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, chiêu bài ADIZ cũng nhằm thực hiện mục đích này. Tuy nhiên, việc Nhật Bản, Hàn Quốc, với sự ủng hộ của Mỹ kiên quyết đối xử cứng rắn đã khiến cho mục đích của Trung Quốc không được thực hiện.
Đồng thời, hai quốc gia nằm trong chuỗi đảo thứ nhất theo chiến lược của Mỹ nhằm khóa đường ra Thái Bình Dương của Trung Quốc còn tiến hành mở rộng vùng ADIZ của mình. Điều này có lẽ nằm ngoài dự tính của Trung Quốc.
Khu nhận diện phòng không làm thế giới xa lánh Trung Quốc
Những ngày qua, vùng biển Hoa Đông dậy sóng của những cuộc tập trận và các màn khiêu khích.
Chiều 23/11, chiến đấu cơ của Nhật đuổi máy bay Trung Quốc đang làm nhiệm vụ tuần tra tại cái gọi là vùng nhận dạng phòng không mới lập. Ngày 25/11, Mỹ điều B-52 dạo ở khu vực này. Cũng trong ngày 25/11, Nhật Bản – Mỹ tổ chức cuộc tập trận thường niên AnnualEx 2013 với quy mô rất lớn tại vùng biển của Nhật Bản.
Từ ngày 25/11 đến 29/11, máy bay, tàu tuần duyên của Hàn Quốc, Nhật Bản thường xuyên đi lại trong khu vực ADIZ mà Trung Quốc vừa lập.
Những động thái này cho thấy Trung Quốc không đủ sức và không đủ quyết tâm bảo vệ khu vực phòng không mà mình vừa tuyên bố. Điều này đã khiến Bắc Kinh bẽ mặt trước thế giới. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế thêm một lần nữa có cái nhìn kỳ thị về tham vọng của cường quốc này.
Vớt vát lại, Tân Hoa Xã ngày 28/11 cho biết, các máy bay của Không quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tuần tra trên không bình thường trong Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông mà Bắc Kinh vừa thiết lập.
Theo Phát ngôn viên Không quân PLA Shen Jinke, một số máy bay tiêm kích và một máy bay cảnh báo sớm đã thực hiện nhiệm vụ tuần tra nói trên.
Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi Canberra yêu cầu Bắc Kinh giải thích về tuyên bố đơn phương thành lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông hồi tuần trước.
Vào hôm 28/11, Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã lên tiếng bảo vệ quan điểm của chính phủ mình về vùng phòng không mới của Trung Quốc.
"Chúng tôi phản đối hành động mà chúng tôi cho rằng có thể làm gia tăng căng thẳng hoặc làm tăng khả năng xảy ra sự cố tại các vùng đang có tranh chấp chủ quyền trong khu vực”, bà Bishop phát biểu.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop |
Sau đó, cùng ngày, Thủ tướng Úc Tony Abbott cũng đã đưa ra phát biểu: “Chúng tôi là một đồng minh hùng mạnh của Mỹ, là một đồng minh hùng mạnh của Nhật và chúng tôi cho rằng các tranh chấp quốc tế nên được giải quyết một cách hòa bình và theo đúng với luật pháp quốc tế”.
Ngay sau khi thủ tướng và ngoại trưởng Úc đưa ra những bình luận về vùng nhận dạng phòng không mới, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích Úc, đề nghị Canberra nên nhanh chóng rút lại tuyên bố nói trên, nếu vẫn muốn duy trì quan hệ với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Thủ tướng Abbott đã tỏ ra không nhượng bộ và tuyên bố thẳng trên tờ The Sydney Morning Herald: “Trung Quốc làm ăn với chúng ta bởi vì Trung Quốc thấy có lợi khi làm ăn với chúng ta” và khẳng định mối quan hệ đồng minh với Mỹ và Nhật Bản.
Trong khi đó, hãng thông tấn ITAR-TASS dẫn nguồn Cục hàng không quốc gia Nga Rosaviation cho biết các hãng hàng không Nga không hoạt động trong ADIZ do Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông.
Rosaviation đã thông báo về điều này khi bình luận về thông tin rằng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc hôm 28/11 đã bắt đầu tuần tra khu vực bao gồm cả quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Điếu Ngư/Senkaku này.
Nguyên Minh (Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét