Võ Miếu ở Hà Nội
Đọc google mới biết hóa ra ở Việt Nam có nhiều Võ Miếu: Võ miếu Huế, Trung Liệt miếu (Hà Nội), Võ miếu Hà Tĩnh, Võ miếu Hưng Yên, Xã Võ Miếu thuộc tỉnh Phú Thọ... Cổng và lối lên gò Đống Đa, cũng tức là cổng Võ Miếu - Hà Nội
Dĩ nhiên mục tiêu của lập các Võ Miếu là để tôn vinh, ghi nhớ công lao của những người con kiệt xuất của đất nước, của mỗi địa phương, và vì đất nước ta nghìn năm qua là thuộc địa của Trung Quốc nên không tránh khỏi bị đô hộ về văn hóa và buộc phải đem các "những người con kiệt xuất của đất nước Trung Hoa" vào thờ cúng. Tuy nhiên, lịch sử giờ đã khác, có lẽ phải xem xét lại vấn đề này. Dưới đây là một số Võ Miếu tiêu biểu để tìm hiểu làm sao sửa lại thực trạng này.Võ Miếu Hà Nội
Trung Liệt miếu, hay Võ miếu, ở Hà Nội là ngôi miếu thờ các nhân vật quân sự do các triều đại phong kiến Việt Nam xây dựng.
Trung Liệt miếu được xây vào năm 1685 (năm thứ 6 niên hiệu Chính Hòa) tại nơi mà nay là phố Nguyễn Khuyến, gần Văn miếu. Miếu thờ các công thần nhà Lê, đầu tiên là Lê Lai. Tuy nhiên, theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, thì miếu này còn thờ Trần Hưng Đạo và cả một số nhân vật người Hán (như Quản Tử, Tôn Tử, v.v...).
Từ thế kỷ 19, miếu được di dời tới gò Đống Đa, và thờ các vị quan nhà Nguyễn đã hy sinh trong chiến đấu, như Nguyễn Tri Phương cùng người con trai là Nguyễn Lâm, Hoàng Diệu, Trương Quốc Dụng, Đoàn Thọ, Nguyễn Cao.
Từ năm 1946, miếu thờ cả Quang Trung.
Hiện nay, chính điện ngôi miếu không còn. Chỉ còn cổng miếu và cầu thang dẫn lên. Trên đỉnh gò Đống Đa còn nhiều hàng gạch vuông vốn là nền miếu.
Xem thêm: "Hà Thành từng có một Trung Liệt miếu".[1][2]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Li%E1%BB%87t_mi%E1%BA%BFu_(H%C3%A0_N%E1%BB%99i)
Trung Liệt miếu, hay Võ miếu, ở Hà Nội là ngôi miếu thờ các nhân vật quân sự do các triều đại phong kiến Việt Nam xây dựng.
Trung Liệt miếu được xây vào năm 1685 (năm thứ 6 niên hiệu Chính Hòa) tại nơi mà nay là phố Nguyễn Khuyến, gần Văn miếu. Miếu thờ các công thần nhà Lê, đầu tiên là Lê Lai. Tuy nhiên, theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, thì miếu này còn thờ Trần Hưng Đạo và cả một số nhân vật người Hán (như Quản Tử, Tôn Tử, v.v...).
Từ thế kỷ 19, miếu được di dời tới gò Đống Đa, và thờ các vị quan nhà Nguyễn đã hy sinh trong chiến đấu, như Nguyễn Tri Phương cùng người con trai là Nguyễn Lâm, Hoàng Diệu, Trương Quốc Dụng, Đoàn Thọ, Nguyễn Cao.
Từ năm 1946, miếu thờ cả Quang Trung.
Hiện nay, chính điện ngôi miếu không còn. Chỉ còn cổng miếu và cầu thang dẫn lên. Trên đỉnh gò Đống Đa còn nhiều hàng gạch vuông vốn là nền miếu.
Xem thêm: "Hà Thành từng có một Trung Liệt miếu".[1][2]
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Li%E1%BB%87t_mi%E1%BA%BFu_(H%C3%A0_N%E1%BB%99i)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét