Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch Sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch Sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Hoàng Sa - thiên đường của chúng ta đã mất!

Hoàng Sa - thiên đường của chúng ta đã mất!
Bình minh trên quần đảo Hoàng Sa là thời khắc huy hoàng nhất trong ngày. “Chúng tôi thấy mặt trời đỏ rực, to và rất gần. Nắng lên một chút, nước biển ven bờ xanh một màu ngọc bích đẹp lạ lùng, xa xa hơn một chút nữa màu xanh dương rồi tới xanh lục. Chiều chiều rảnh rỗi chúng tôi bơi ra xa lặn xuống xem những rạn san hô với cá đủ màu sắc...” – ông Phát kể như vậy.
Ngày 11.12.2006, lần đầu tiên, chính quyền Đà Nẵng mở kho tư liệu Hoàng Sa và mời những người từng sinh sống và làm việc ở Hoàng Sa đến gặp mặt và tham quan. Hàng năm, Sở Nội vụ và huyện đảo Hoàng Sa đều tổ chức gặp gỡ những nhân chứng này. Các nhân chứng trong bài viết nay có người còn, người mất. Đây là chứng cứ chân thật nhất về một thời Hoàng Sa.

“Sáng đó (20.1.1974), chúng tôi dậy tập thể dục. Mặt trời lên rất đẹp. Bất ngờ một người nhìn thấy ngoài khơi có rất nhiều tàu bao vây quanh đảo. Mọi người vội vàng chạy vào lấy ống nhòm ra nhìn và biết đó là tàu của Trung Quốc” – ông Tạ Hồng Tân, một trong những người Việt Nam cuối cùng rời khỏi Hoàng Sa nhớ lại như vậy.

Bị Trung Quốc bắt làm tù binh

Đó là một ngày không quên trong đời ông Tân. Năm 2006, ông Tân 73 tuổi sống bằng nghề dạy kèm tiếng Anh, tiếng Pháp tại phường An Hải Đông thành phố Đà Nẵng.


Nhân chứng Tạ Hồng Tân (ảnh chụp năm 2006), người bị Trung Quốc bắt làm tù binh sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Ông là người gốc sài Gòn, làm nhân viên quan trắc cho Đài khí tượng Sài Gòn, được điều ra Trung tâm khí tượng Đà Nẵng làm quan trắc viên Trạm khí tượng Hoàng Sa cuối năm 1973 cho đến ngày bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

Khi đó, trên đảo có một trung đội Địa phương quân thuộc Đại đội 157, địa phương quân Đà Nẵng của chế độ Sài Gòn và 6 nhân viên thuộc Trạm khí tượng Hoàng Sa.

Ông Tân kể: “Thấy tàu chiến nhiều quá chúng tôi rất lo âu. Nhân viên vô tuyến của trạm liên lạc về Đài khí tượng Đà Nẵng cầu cứu. Kêu thì kêu vậy nhưng biết không làm gì được vì lực lượng bên đó quá đông!”.

Từ sáng sớm đến hết cả ngày 20.1.1974, tàu chiến Trung Quốc án binh bất động. Lúc đó, đã xảy ra hải chiến ngoài khơi, ở các đảo xung quanh, nhưng những nhân viên khí tượng này không biết. Khoảng 5 giờ chiều, sau một đợt pháo kích, Trung Quốc cho quân đổ bộ vào đảo bắt sống toàn bộ trung đội Địa phương quân và 6 nhân viên khí tượng, trong đó có ông Tạ Hồng Tân.

“Họ đưa chúng tôi lên tàu về đảo Hải Nam ngày hôm sau. Chúng tôi được chuyển lên xe bịt bùng về giam ở đâu không biết!” – ông Tân kể.


Hai chiếc vỏ ốc này là kỷ vật của nhân chứng Phạm Khôi. Nay hai vỏ ốc này đã được tặng cho Kho tư liệu Hoàng S.

Chúng tôi xác định được nhà giam ông Tân cũng như các binh lính khác là nhà lao Thu Dung thuộc tỉnh Quảng Châu. Vào nhà giam, mọi người bị lấy lời khai nhưng được đối xử tử tế.

Khoảng gần 3 tuần sau, ông Tân nói có một cán bộ Trung Quốc tới trại, đem theo người phiên dịch nói cho chúng tôi biết: “Hoàng Sa là đảo của Trung Quốc nhưng Việt Nam chiếm làm đài Khí tượng. Nay Trung Quốc lấy lại và các anh sẽ được trả tự do trong vài ngày tới”. Khoảng gần 1 tuần sau, ông Tân cùng toàn bộ tù binh bị Trung Quốc bắt đưa qua Hồng Kông.

Chính quyền Sài Gòn điều một chiếc máy bay C130 sang Hồng Kông nhận trao trả tù binh. Phần lớn số tù binh sau đó về lại nơi làm việc ở Đà Nẵng.

Tiễn chúng tôi ra về tới cửa, ông Tân còn nheo nheo mắt hỏi: “Không biết bây giờ tên của tôi có còn ngoài Hoàng Sa không?”. Một câu hỏi thật khó trả lời.

Tất cả những binh sĩ chế độ Sài Gòn và nhân viên khí tượng khi đến Hoàng Sa, những giờ rảnh rỗi họ ra những tảng đá ven biển khắc họ tên và địa chỉ mình lên đó làm kỷ niệm. Khi ông Tân ra thì đã thấy lớp lâu lớp mới tên người Việt Nam trên đá, ở những vị trí tuyệt đẹp.

Thiên đường đã mất


Một trong những người từng làm việc lâu đời ở Hoàng Sa tại Đà Nẵng là ông Nguyễn Tấn Phát, nhân viên quan trắc Đài khí tượng Sài Gòn. Đầu năm 1958, ông Phát được điều theo dạng luôn phiên ra Đà Nẵng rồi đi Hoàng Sa. Đó là một thời kỳ đẹp đẽ nhất trong đời của một chàng trai Sài Gòn.


Nhân chứng Nguyễn Tấn Phát (ảnh chụp năm 2006). Đây là người đã nói: "Tôi đã để một phần đời của tôi ở lại Hoàng Sa". Phần đời còn lại của ông là nỗi hoài nhớ về Hoàng Sa, nơi mình đã từng sống.

Ông nói: “Mỗi nhân viên chỉ đi Hoàng Sa luân phiên 3 tháng, mỗi lần đi có 6 người gồm 4 quan trắc viên, 1 nhân viên vô tuyến và 1 nhân viên phục vụ lo thổi bóng hơi quan trắc cao không đo gió kiêm hậu cần. Tôi lúc đó mới 23 tuổi, chưa lập gia đình, thấy cảnh sắc thần tiên nên mê và xin ở lại luôn cả nửa năm”.

Nửa năm sống trên đảo trong ký ức của ông Phát bây giờ là nửa năm làm Từ Thức!. Công việc quan trắc cũng khá nhẹ nhàng, chủ yếu vài thời điểm trong ngày. Thời gian còn lại ông cùng những đồng nghiệp mình ngao du khắp đảo Hoàng Sa.

Lâu lâu, ông kể là đi theo xuồng máy của đơn vị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn đi thăm các đảo có chim sinh sống. Đó là những bãi cát vàng rực trong ánh chiều tà. Chân chúng tôi len lỏi giữa những ổ trứng chim. Chim nhiều vô kể, chúng không hề sợ hãi khi thấy người tới gần.

Bình minh trên quần đảo Hoàng Sa là thời khắc huy hoàng nhất trong ngày. “Chúng tôi thấy mặt trời đỏ rực, to và rất gần. Nắng lên một chút, nước biển ven bờ xanh một màu ngọc bích đẹp lạ lùng, xa xa hơn một chút nữa màu xanh dương rồi tới xanh lục. Chiều chiều rảnh rỗi chúng tôi bơi ra xa lặn xuống xem những rạn san hô với cá đủ màu sắc...” – ông Phát kể như vậy.


Nhân chứng Võ Như Dân (ảnh chụp năm 2006). Ông Dân là người có thời gian sống và làm việc lâu nhất ở Hoàng Sa: 3 năm rưỡi!

Đặc biệt nhất tại Hoàng Sa là cá. Cá nhiều vô kể, nhất là cá mú. Lính đảo cùng các nhân viên khí tượng sống nhờ nguồn thực phẩm khá dồi dào tại Hoàng Sa. Cá, ốc, mực, bạch tuộc, chim...

“Chỉ cần quăng câu chừng vài phút là được gần cả chục con cá mú, cá khế, cá xanh xương... Con nào con đó nặng trên 5 – 7 ký” – đó là ký ức của ông Võ Như Dân, người ở Hoàng Sa nhiều nhất.

Ông Dân làm nhân viên hậu cần cho Trạm khí tượng Hoàng Sa từ năm 1956. Đội hậu cần thời đó chỉ có 3 người luân phiên nhau ra Hoàng Sa.

Chính vì vậy, cho đến ngày Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974, ông Dân có 14 chuyến ra Hoàng Sa, mỗi chuyến 3 tháng, tổng cộng là 3 năm rưỡi sinh sống trên đảo. Cảnh sắc quen thuộc thân thương quá đỗi đến mức ông bảo: “Hôm qua tôi xuống Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, nơi có kho tư liệu và hành ảnh về Hoàng Sa, tối về tôi nằm mường tượng nó ở trước mặt tôi. Cả phần đời tôi đã ở đó...”.

Nhiệm vụ là hậu cần nên suốt ngày ông Dân đi câu cá phục vụ thức ăn cho toàn đội. Đồ hộp cũng nhiều nhưng không ai ăn. Khu nhà khí tượng do Pháp xây trên đảo có những hầm chứa nước mưa dùng uống quanh năm.

Khoảng năm 1958, có lần một đoàn tàu Trung Quốc đến gần nhưng bị Thủy quân lục chiến chế độ Sài Gòn bắn dọa đuổi đi. Tàu cá của Nhật cũng có tới xin nước ngọt. Họ không biết tiếng Việt nhưng ra dấu xin lên đảo lấy nước rồi cúi đầu cảm tạ...

Bao nhiêu kỷ niệm còn sống trong lòng những người đã từng ở Hoàng Sa. Ông Phạm Khôi, nguyên là lính địa phương quân Việt Nam cộng hòa, hiện sống ở Đà Nẵng mở tủ lấy ra hai chiếc vỏ ốc hoa còn khắc ngày ông đặt chân lên Hoàng Sa: 23 tháng chạp năm 1969. Đó là hai chiếc vỏ ốc ông mang về và trở thành báu vật của đời ông!

Huyện đảo Hoàng Sa

Được thành lập từ tháng 01.1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý (khoảng 315 km).

Huyện bao gồm các đảo: đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp.

Huyện Hoàng Sa có diện tích: 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng.

Ngày 21.4.2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh ký quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa trong nhiệm kỳ 2009-2014.

Cổng TTĐT thành phố Đà Nẵng

Minh Sơn

Ảnh đại diện: Ngư dân Mai Phụng Lưu tại lao Ông Già thuộc quần đảo Hoàng Sa (ảnh chụp tháng 8.2011). Mời bạn đọc theo dõi tiếp bài sau: Bí mật bộ ảnh duy nhất về Hoàng Sa năm 2011.

Hot girl vít cổ, ngồi vào lòng cụ... Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hot girl tạo dáng vít cổ, ngồi vào lòng tượng... Nguyễn Bỉnh Khiêm
Di tích quốc gia đền Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm đang bị xuống cấp nghiêm trọng vì cách ứng xử thiếu tôn trọng của Ban quản lý.
Một hot girl ngồi trên lòng tượng cụ Trạng Trình
chụp ảnh vì BQL đền buông lỏng quản lý.
Từ ngày 27 đến ngày 29/11 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây cũng là 3 ngày lễ hội lớn thu hút khách du lịch trong cả nước.
Tuy nhiên, năm nay đền Trạng đón ngày lễ hội lớn đó bằng những lá đơn phản ánh và đơn kiện của nhân dân địa phương và một số du khách từng đến đền Trạng. Tình trạng này diễn ra suốt từ đầu năm 2013 đến nay mà chưa thể giải quyết êm đẹp được. Câu chuyện chỉ xoay quanh ông Trưởng BQL khu di tích.

Cách ứng xử thiếu tôn trọng của BQL đền Trạng

Cụ Trần Văn Khoáng, SN 1929, ở xóm 4, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng nói trong phẫn nộ: "Đền trước đây là làng chúng tôi quản lý và tổ chức cúng lễ hàng năm. Sau khi được bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử, làng chúng tôi trao lại cho UBND xã Lý Học quản lý. Bao nhiêu năm chúng tôi làm rất nghiêm túc việc thờ cúng cụ. 

Tự nhiên đùng một cái, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo về khi hội nghị Đảng bộ của xã công bố là xã không đủ năng lực quản lý đền thì giao lại cho địa phương. Ông ấy đọc quyết định mà không trao đổi gì với nhân dân từ trước. Ông Mai (nguyên Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo) quyết định là trao trách nhiệm cho anh Đốc làm trưởng BQL đền, anh Kiều làm phó ban. 

Nhân dân chúng tôi cũng có nhiều điều phẫn nộ. Phẫn nộ thứ nhất là đền do nhân dân ở xã này xây dựng và giữ gìn. Đó là tài sản về tâm linh, tinh thần, là niềm tự hào của người dân. BQL đền tỏ ý coi thường cả địa phương chúng tôi, nhất là các cụ bô lão ở trong làng. Có công việc gì ngoài đền không bao giờ hỏi ý kiến của chúng tôi. Chỉ có đến ngày lễ hội, chúng tôi ở đây có đội tế, thì yêu cầu ra tế và một số các cụ ra rước thì nhà đền trả tiền thù lao 10.000 đồng cho mỗi cụ”.

Ông Lê Thiên Lý, nhà thư pháp nổi tiếng số một của Hải Phòng được nguyên Phó chủ tịch UBND TP, ông Hoàng Văn Kể mời về đền Trạng để gây dựng việc viết thư pháp chữ Hán Nôm ở đền từ năm 2007. “Khi tôi về đền Trạng, UBND huyện, UBND xã đã rất trân trọng. Anh Đốc vừa lên làm Trưởng BQL đền được mấy hôm, anh ấy đã dán ngay một cái trát đòi tiền chỗ ngồi của tôi ở trong sân đền. Anh ấy thu của tôi mỗi buổi 500.000 đồng và không giải thích gì thêm. Thế rồi anh ta cho rất nhiều người vào viết thư pháp trong đền, làm loạn cả đền vì các nhà thư pháp của anh ta viết sai khiến du khách phẫn nộ. Anh ta lại còn đuổi thầy trò tôi ra khỏi đền. 

Từ khi anh Đốc đuổi tôi khỏi đền, tôi liên tục nhận được những cuộc điện thoại đe dọa và những tin nhắn tục tĩu với nội dung cấm tôi về đền viết chữ. 7 năm trời tôi viết chữ ở đền không va chạm với ai. Chỉ từ khi anh Đốc lên làm Trưởng BQL đền mới xảy ra tình trạng như vậy. Tôi hơn 70 tuổi, là người gây dựng lại không khí học hành ở đền Trạng mà anh ấy đối xử với tôi như mấy bà bán hàng rong ngoài đường”.

Tập thể giáo viên và học sinh giỏi khối 12, trường THPT Lê Quý Đôn, phường Cát Bi, quận Hải An, Hải Phòng phản ánh: "Sáng ngày 28/09/2013, chúng tôi có đến dâng hương tại đền Trạng. Khi vào đền, thầy cô và học sinh có nguyện vọng thắp hương ở Hậu cung. Ông Nguyễn Bá Đốc mở cửa cho chúng tôi. Các cháu học sinh có hơi ồn, ông Đốc liền đuổi hết mọi người ra với lời lẽ rất khó nghe khiến chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm”.

“Ba ngày lễ hội hoa nhiều không thể tưởng tượng được. Ngày xưa xã làm hội còn tiết kiệm, còn đóng góp tiền công đức vào công quỹ của xã. Nhưng mà ở đền bây giờ, họ chở hàng bao nhiêu xe ô tô tải toàn lẵng hoa to, toàn cây to. Xong rồi họ vứt đi. Nhiều người góp ý: Dân người ta mang hoa đến là nhiều quá rồi, không cần mua thêm nữa nhưng mà năm nào cũng đi mua hoa tràn ngập”, chị Trần Kim Liên, Chánh Văn phòng Trung tâm Thư pháp, Câu đối và Hán Nôm học Hải Phòng cho biết.

Một số người không hiểu vì lý do gì được ngồi bên trong đền bán hàng; 
còn lại phải ra ngoài. Đây là nguyên nhân gây mâu thuẫn cho người dân.

Quản lý di tích cấp quốc gia theo kiểu... tùy hứng?

Kinh hãi thầy đồ cho chữ “Phát” thành chữ “Phạt”

Theo đơn phản ánh của chị Trần Kim Liên, năm 2010 ông Đốc có cho một ông viết thư pháp tên Tản (không rõ địa chỉ) xưng danh là “cho chữ thánh hiền” viết thư pháp ở đền Trạng. Ông này viết sai những chữ như chữ “Phát” thành chữ “Phạt”; chữ “Chí” thành chữ “Chó”, Một số người xin chữ đã kiện ông Đốc đến lãnh đạo UBND TP, lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Bảo và lãnh đạo xã Lý Học.

Ông Nguyễn Đức Cảnh, Chánh văn phòng UBND huyện Vĩnh Bảo đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tờ thông báo thu tiền chỗ ngồi của ông Lê Thiên Lý, ký tên ông Nguyễn Bá Đốc. Ông Cảnh khẳng định: “UBND huyện không hề biết có chuyện thu phí “chỗ ngồi” như thông báo của ông Đốc. Hay một việc tùy hứng khác mà ông Đốc làm chính là việc ngày 16/06, ông Đốc đã có cuộc họp với nội dung: Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Vĩnh Bảo, ban quản lý đền mời tất cả những người viết thư pháp ra khỏi khu vực đền. Ông Đốc khẳng định với PV báo ĐS&PL: "UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo việc di dời tất cả những hoạt động trong đền Trạng ra khỏi khu vực bên trong sân đền”. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Cảnh lại khẳng định: "Từ trước đến giờ huyện chưa cho ai vào trong đền bán hàng và cũng chưa cho ai ra khỏi đền, không được bán hàng”.

Đầu năm 2013, ông Đốc cho thêm 3 nhóm thư pháp nữa vào đền Trạng. Kể từ đó, cảnh lộn xộn, bát nháo, chơi đểu nhau thường xuyên xảy ra ở đền Trạng. Bắt đầu là gian hàng của nhóm viết chữ của vợ chồng ông Phong ở Kiến An, Hải Phòng bị hất xuống ao; các nhóm chiếm chỗ của nhau; ông Lê Thiên Lý bị một đối tượng bảo kê cho một nhóm viết thư pháp khác hành hung, chửi bới, cướp đồ.

Trước đây, khu đền Trạng chỉ là một khu thờ nhỏ. Năm 1994, nhân dân trong xã có đất ruộng ở xung quanh đền đã hiến đất để mở rộng diện tích đền. Sau khi dân hiến đất xong, UBND xã Lý Học có hứa sẽ tạo điều kiện để nhân dân quanh vùng, nhất là những hộ đã hiến đất bán hàng, làm dịch vụ quanh đền. Việc này duy trì bình thường dưới sự quản lý của UBND xã Lý Học. Cho đến khi UBND huyện giao việc quản lý việc bán hàng cho BQL đền thì mọi chuyện nảy sinh mâu thuẫn. Từ cuối năm 2012 đến nay, người dân liên tục kiện ông Nguyễn Bá Đốc vì những khuất tất trong việc bốc số chỗ ngồi cho bà con. “Ông Đốc và BQL đền ngồi trong một cái phòng, gọi từng người vào bốc số chứ không cho tất cả mọi người vào chứng kiến. Chúng tôi hỏi ông Đốc thì ông ấy giải thích: Huyện chủ trương thế. Chúng tôi xin chủ trương thì ông ấy không cho, còn có những thái độ thiếu tôn trọng người dân”, chị P.T.M., một người bán hàng ở khu vực cổng đền Trạng cho biết.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND xã Lý Học cũng công nhận: "BQL làm cũng chưa chặt chẽ. Đúng là có chuyện bốc số chỗ ngồi cho bà con trong cái nhà bảo vệ của đền. Ban chỉ đạo ngồi trong, gọi người vào bốc số. Bà con có kiện việc này nên UBND huyện lại giao cho xã giải quyết. Hiện giờ xã đã giải quyết ổn thỏa rồi”.

Trả lời về việc quản lý tình trạng viết thư pháp lộn xộn, cạnh tranh không lành mạnh trong đền Trạng, ông Đốc cho biết: "Hoạt động này bắt đầu từ năm 2007, đến nay vẫn diễn ra khá tự do. Những người có như cụ Lê Thiên Lý thì không nói làm gì, những người khác muốn vào viết ở đây chúng tôi đều yêu cầu có chứng nhận của một câu lạc bộ thư pháp và thông qua phòng văn hóa của huyện. Những việc khác, ông Đốc cho rằng mình đã làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình được giao.

Thanh tra sở VH- TT&DL đang vào cuộc

Ông Nguyễn Đức Cảnh, Chánh văn phòng UBND huyện Vĩnh Bảo cho biết: "Không có văn bản nào UBND huyện giao cho BQL đền quản lý hoạt động thư pháp. Nhưng hoạt động thư pháp như báo chí phản ánh (báo chí đã phản ánh rất nhiều về tình trạng lộn xộn trong hoạt động thư pháp ở đền Trạng), huyện cũng xem xét và giao cho phòng văn hóa thông tin chủ trì đi khảo sát một số đơn vị xem mô hình người ta quản lý như thế nào rồi về áp dụng ở đền Trạng. Đối với những phản ánh của nhân dân xã Lý Học và khách du lịch, ông Cảnh cũng cho biết là UBND huyện chưa từng biết. UBND huyện lập ra BQL đền nhằm để hoạt động của đền tốt hơn. Nhưng nếu hoạt động ở đó không tốt hơn thì UBND huyện sẽ có những điều chỉnh, ông Cảnh cho biết thêm. Hiện nay, thanh tra sở VH-TT&DL cũng đang vào cuộc thanh tra theo đơn thư tố cáo ông Nguyễn Bá Đốc ở đền Trạng.

Hải Toàn

NGƯỜI THĂNG LONG XÂY DỰNG BẮC KINH

NGƯỜI THĂNG LONG XÂY DỰNG BẮC KINH
Trần Ngọc Thêm (st và tổng hợp)
Vanhoahoc.edu.vn: Việc ông Nguyễn An người Hà Đông (nay thuộc Hà Nội, Việt Nam) bị quân Minh bắt cùng hàng nghìn thợ giỏi đưa sang Bắc Kinh và được chọn giao nhiệm vụ làm Tổng đốc công xây dựng Cố Cung (Tử Cấm Thành) cùng nhiều dinh thự khác ở Bắc Kinh đã được biết đến từ lâu.
Song điều thú vị là cuối năm 2008 Đài truyền hình ZDF Dokukanal của Cộng Hòa Liên Bang Đức đã xây dựng và công chiếu một bộ phim tài liệu dài 53’ nhan đề “Tử cấm thành, bản di chúc của một bạo chúa” về quá trình xây dựng Tử Cấm Thành và vai trò của Nguyễn An.

Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, vanhoahoc.edu.vn trân trọng giới thiệu những thông tin tổng hợp về Người Thăng Long xây dựng Bắc Kinh cùng bộ phim Tử cấm thành, bản di chúc của một bạo chúa với phụ đề tiếng Việt.

Xem phim “Tử Cấm Thành - bản di chúc của một bạo chúa ”

Xem Video: Cố Cung (Tử Cấm Thành) ở Bắc Kinh

Đọc bài “Hướng về 1000 năm TL-HN: Người Thăng Long xây dựng Bắc Kinh ”

Báo SGGP:Quanh việc Nguyễn An xây Tử Cấm Thành, Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Một giai đoạn lịch sử xuất hiện nhiều nhân tài

NGUYỄN AN (阮安) sinh năm Tân Dậu (1381), quê vùng Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Năm 1397, khi chưa đầy 16 tuổi, ông đã có mặt trong các hiệp thợ xây dựng các công trình kiến trúc tuyệt tác trong cung điện nhà Trần (dưới triều vua Trần Thuận Tông).

Theo Minh sử, tháng 12 năm Bính Tuất (1406), tướng nhà Minh là Trương Phụ đem quân sang An Nam với danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ" (giúp nhà Trần đánh nhà Hồ). Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Người Minh vào Đông Đô bắt cướp con gái, ngọc lụa… Chúng thiến hoạn nhiều con trai nhỏ tuổi và thu lấy tiền đồng ở các xứ, cho chạy trạm đưa về Kim Lăng”… Trương Phụ bắt Hồ Quý Ly (thượng hoàng) và Hồ Hán Thương (con trai thứ được truyền ngôi) đưa về đày ở Quảng Tây.

Tháng 7 năm Đinh Hợi (1407), Trương Phụ sai tuyển chọn 9.000 người tài có học vấn cao và 7.700 thợ giỏi đưa về Trung Quốc để xây dựng kinh đô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Người Minh lùng tìm những người ẩn dật rừng núi, có tài đức, thông minh, giỏi giang xuất chúng… lục tục đưa dần về Kim Lăng…”.

Trong số đó có một vài người tài nổi bật như Hồ Nguyên Trừng, Phạm Hoành, Vương Cẩn và Nguyễn An

Hồ Nguyên Trừng là con trai cả của Hồ Quý Ly, là một thiên tài kỹ thuật quân sự, ông đã sáng tạo nên súng thần cơ mà vua Minh đã dùng để chống quân Mông Cổ và phong cho ông chức Thượng thư bộ Công và coi ông là Ông tổ của súng thần công Trung Quốc. Hồ Nguyên Trừng còn là một tác giả văn học, để lại cho đời tác phẩm đặc sắc Nam Ông mộng lục.

Phạm Hoằng là người chủ trì việc xây dựng ngôi chùa lớn Vĩnh An Tự ở tây nam Bắc Kinh với kinh phí 70 vạn lạng bạc. Ông phục vụ mấy đời hoàng đế, được hết thảy các vua đều sủng ái. Hoàng đế Anh Tông nhà Minh tặng ông biệt danh "Bồng Lai Cát Sĩ".

Vương Cẩn (còn có tên Trần Vũ) là thái giám giả bị phát hiện nhưng nhờ tài giỏi mà vua miễn tội chết, còn ban cho cung nữ và nhiều vàng bạc.

Nguyễn An nổi tiếng là người giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc lại cương trực, liêm khiết hiếm thấy. Ông sống qua 5 triều vua nhà Minh: Thành Tổ, Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông và Cảnh Tông.

Năm 1403, Hoàng đế thứ ba của nhà Minh là Chu Đệ, (hay Lệ, 朱棣,1360-1424), miếu hiệu là Minh Thành Tổ (明永樂, 1402-1424), con trai thứ tư của Chu Nguyên Chương, sau khi giết cháu ruột là Minh Huệ Đế để giành ngôi, đã quyết định dời đô từ Kim Lăng (sau đổi thành Nam Kinh) về Bắc Bình (là kinh đô cũ của nhà Nguyên) và đổi tên thành Bắc Kinh. Năm 1404 vua Thành Tổ quyết định xây dựng Tử cấm thành (nay gọi là Cố cung). Nghe tiếng Nguyễn An là người có tài kiến trúc lại cương trực và liêm khiết, nhà vua giao cho ông trọng trách "Tổng đốc công” xây dựng công trình. Đến năm 1420 (sau 17 năm) thì hoàn thành.


Nhưng một năm sau, 1421, ở Bắc Kinh có hỏa hoạn lớn, ba điện lớn là Phụng Thiên, Hoa Cái và Cẩn Thân (đến đời Thanh đổi tên là Thái Hòa, Trung Hòa, Bảo Hòa) và hai cung Càn Thanh, Khôn Ninh bị cháy rụi. Năm 1437 vua Minh giao cho bộ công xây dựng lại. Viên công bộ thị lang là Thái Tin xin 18 vạn dân phu biết nghề "và tốn phí về vật liệu không biết bao nhiêu mà kể". Năm 1440 vua Minh Anh Tông (niên hiệu Chính Thống) giao cho Nguyễn An 7 vạn thợ để trùng tu ba điện và hai cung này. Sách Chính Thống thực lục ghi: "Ngày 10 tháng 2 năm Chính Thống thứ sáu (1441) hai cung ba điện xây dựng hoàn thành". Như vậy, Nguyễn An đã trùng tu hai cung ba điện chỉ trong vòng hơn một năm. Vua ban thưởng cho ông 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa và 1 vạn quan tiền.

Tử Cấm Thành (紫禁城, sau năm 1949, được đổi thành Viện bảo tàng Cố Cung 故宮), do Nguyễn An chỉ huy xây dựng và tái thiết, có diện tích 72 vạn m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. Nguyễn An thiết kế Tử Cấm Thành gồm một vòng thành hình chữ nhật bao quanh cả kinh thành. Toàn thành có 9 cổng, có 3 lớp vòng thành (tam trùng thành quách). So với Nam Kinh và các kinh thành Trung Quốc trước đó, Tử Cấm Thành có hai điểm mới: Thứ nhất, Tử Cấm Thành có hình chữ nhật trong khi các kinh thành trước đó thiết kế theo nguyên tắc "tiền triều, hậu thị" (cung điện triều đình phía trước, chợ búa phía sau), đều có hình vuông. Thứ hai, Tử Cấm Thành có 3 lớp vòng thành trong khi các kinh thành Trung Quốc từ thời Ân Thương đến Kim Lăng (Nam Kinh đầu triều Minh) đều được xây bọc quanh bằng 1 hoặc 2 lớp vòng thành. Hai sự thay đổi này được đánh giá là do người vẽ kiểu (Nguyễn An) chịu ảnh hưởng của kiến trúc Việt Nam (từ thành Cổ Loa đã có 3 vòng thành) [Lê Thanh Hoa].

Tháng tư năm 1442, vua Anh Tông giao cho đội quân xây dựng của Nguyễn An gồm 7 vạn quan binh, thợ thủ công tiếp tục xây Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, phủ Tôn Nhân, Hồng Lô Tự, Khâm Thiên Giám, Viện Thái Y, Viện Hàn Lâm và Quốc Học (Quốc Tử Giám , tức Thư viện Thủ đô Bắc Kinh ngày nay).

Như vậy, các công trình ở Bắc Kinh do Nguyễn An chỉ huy xây dựng bao gồm thành trì Tử Cấm Thành và chín cửa thành lầu, hai cung, ba điện, năm phủ, và sáu bộ. Sách Kinh kỳ ký thắng của Dương Sĩ Kỳ viết: "Về việc xây dựng thành Bắc Kinh ngày ấy, Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra được cách làm, tất cả đều đúng với qui chế. Bộ Công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến. Thật là ngưòi đại tài, xuất chúng".

Sách Thủy Động nhật ký của Diệp Thanh (có sách viết là Diệp Thịnh) đời Minh ghi: "Nguyễn An, cũng gọi là Á Lưu, người Giao Chỉ, thanh khiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công trình xây dựng thành trì Bắc Kinh và 9 cửa thành lầu, 2 cung, 3 điện, 5 phủ, 6 bộ ở Bắc Kinh và nạo vét sông Trạch Chư ở thôn Dương đều có nhiều công lao to lớn. Các nhân viên thuộc hạ của Nguyễn An ở Bộ Công chẳng qua là chỉ là những người thừa hành, thực hiện những công trình do Nguyễn An qui hoạch, thiết kế ra đó mà thôi".

Các thư tịch khác của Trung Hoa thời trung đại như Hoàng Minh thông kỷ, Anh Tông chính thống thực lục... đều có nhắc tới công lao của Nguyễn An.

Các vua nhà Minh đều xem Nguyễn An như một "kỳ nhân", thưởng cho nhiều vàng bạc và vóc nhiễu quý. Cố Cung Bắc Kinh đã được UNESCO xếp vào loại quần thể kiến trúc cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và công nhận là Di sản văn hoá thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987.

Ở Việt Nam, Lê Quý Đôn (1726-1784) đã viết trong Kiến văn tiểu lục: "Nguyễn An trải năm triều vua: Thành Tổ, Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông và Cảnh Tông, làm quan đến chức Thái giám. An là người giản dị, khắc khổ, cứng rắn, liêm khiết, giỏi về mưu lược tính toán, rất sở trường về công việc xây dựng. Những việc tu tạo thành hào Bắc Kinh, 9 cửa, 2 cung, 3 điện, 5 phủ, công đường, nha môn, 6 bộ và các trường sở, nhà trạm, An đều thân hành sắp đặt, tỏ ra rất có công lao. Các ty tào trong Bộ Công chỉ theo kế hoạch của An mà thành lập mà thôi. Bình sinh vua ban cho thứ gì đều lấy ở kho công, sau đó An lại đem nộp vào kho công không sót một ly nào cả. Việc này thấy chép trong Hoàng Minh thông kỷ".

Tại Mỹ, trong tập 7 của bộ sách lịch sử Trung Quốc của Đại học Cambridge (The Cambridge History of China), viết về triều đại nhà Minh (The Ming Dynasty (1368-1644), Part I) đã kể rõ vai trò của kiến trúc sư trưởng Nguyễn An (Juan An) trong việc xây dựng cung điện nhà Minh ở Bắc Kinh như sau: "... Công trình xây dựng kinh thành Bắc Kinh đòi hỏi động viên một lực lượng đông đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ những đơn vị quân binh hoặc những tội phạm bất trị bị kết án khổ sai, cũng như việc trưng dụng vật liệu xây cất từ khắp nơi trong nước, kể cả những nơi xa xôi như An Nam vừa mới được sát nhập. Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên tới hàng trăm nghìn người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên là Nguyễn An (mất năm 1453), ông này cũng còn đóng vai trò quan trọng trong công trình tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vủa Anh Tông."


Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đại tài, mà còn là người có nhiều đóng góp trong việc trị thủy sông Hoàng Hà. Những trận lụt lớn vào các năm 1444, 1445, vua Minh đều đặc phái Nguyễn An đến chỉ huy việc hàn khẩu ở những nơi xung yếu nhất. Trận lụt lớn năm 1456, đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, hàn khẩu mãi không được, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Đó là năm 1453 (có sách ghi là 1456), Nguyễn An thọ 72 tuổi. Trước khi mất, ông trăng trối đem toàn bộ của cải của ông phát chẩn cho dân bị nạn do lụt ở những nơi Nguyễn An đang đi mà chưa tới.

Nhà sử học đương đại Trương Tú Dân – người từng làm việc nhiều năm tại Thư viện Bắc Kinh đã công bố trên tờ Ích Thế báo số ra ngày 11-11-1947 (trang 8b) bài viết nhan đề "Thị dân Bắc Kinh nên kỷ niệm Nguyễn An, người An Nam, Thái giám nhà Minh, Tổng công trình sư tạo dựng lầu thành Bắc Kinh thế kỷ XV". Sau khi kể các công lao của Nguyễn An, trong đoạn cuối, ông viết:

"Hoạn quan là chế độ tội ác của thời đại phong kiến chuyên chế. Từ xưa đến nay, người tốt trong hoạn quan thì trăm ngàn người không được một. Còn An thì hết lòng vì việc công, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không còn được một nén vàng trong túi, là người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh. Nguyễn An cùng thời với Tam Bảo thái giám Trịnh Hòa (ba lần sang Tây Dương) đều là những người kiệt xuất trong hoạn quan, có công với quốc gia không thể phai mờ.

Ngày nay, tên Tam Bảo thái giám (Trịnh Hòa) thì đàn bà, trẻ con đều tỏ tường, còn tên của nhà đại kiến trúc Nguyễn An - Á Lưu thì ngay học giả, chuyên gia cũng ít ai hay biết. Thật bất hạnh thay! Tôi nghĩ với An, không chỉ riêng giới công trình sư ngưỡng mộ, mà 1 triệu 60 vạn dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên".

Những sự kiện và nhận định này một lần nữa còn được Trương Tú Dân trình bày trong cuốn Trung Việt quan hệ sử luận văn tập của mình xuất bản tại Đài Bắc (Đài Loan) năm 1992.

Gần đây, Đài truyền hình ZDF Dokukanal của Cộng Hòa Liên Bang Đức đã cho xây dựng và công chiếu 2 tập phim tài liệu "China Verbotene Stadt - Das Vermachtnis des Despoten" (Tử Cấm Thành Trung Hoa - Bản di chúc của một bạo chúa) trong đó xác quyết công trình kiến trúc này do một tù binh Việt Nam là ông Nguyễn An (Ruan An) chỈ huy thực hiện. Ba người Việt là cô Phương Thùy ở Phần Lan giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân ở Đức đã tiến hành dịch và làm phụ đề cho phim, công việc hoàn tất vào giữa tháng 9-2009.

Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Đệ (Lệ), con thứ tư của vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Đệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tay ấu chúa vốn là cháu mình, Chu Đệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng thái giám. Trong đám thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam, được Chu Đệ tin tưởng giao cho việc vẽ kiểu và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.

Dựa trên các tư liệu lịch sử, phim đã phục dựng lại công cuộc xây dựng Tử Cấm Thành, trong đó kể lại nhiều mẩu chuyện về Tổng đốc công Nguyễn An. Như việc ông lo sợ bị vua Minh ra lệnh chém đầu nếu không làm xong đồ án kiến trúc Tử Cấm Thành. Giai thoại Nguyễn An thức trắng đêm lo nghĩ, bất chợt chiếc lồng nhỏ nhốt con ve sầu ngay trên bàn gợi cho ý tưởng sáng tạo trung tâm Tử Cấm Thành khiến ông vùng dậy vẽ họa đồ. Cảnh khi vận chuyển khối cẩm thạch nặng trên 600 tấn trên con đường băng giá dài trên 1.000 km đến Bắc Kinh chợt Nguyễn An nghĩ ra sáng kiến cho người đào giếng dọc đường để xối nước làm băng sao cho đoàn người kéo khối cẩm thạch nặng trên 600 tấn lướt nhẹ trên băng, v.v.

Mở đầu phim, ta đọc:

“Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Đệ.

Chu Đệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để giành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Đệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.

Viên thái giám Nguyễn An là kiến trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phác thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó...”

Tài liệu tham khảo

Cố Cung. - http://vi.wikipedia.org/wiki/ Cố_Cung

Huyền Viêm 2010: Nguyễn An – tổng công trình sư xây dựng Hoàng thành và Tử Cấm Thành Bắc Kinh. -http://tranchieuqn.vnweblogs.com/print/8625/208506

Lê Thanh Hoa. Người Việt Nam vẽ kiểu và xây thủ đô Bắc Kinh. - http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=10054

Nguyễn An. - http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_An
Nguyễn Hữu Viện 2009: Người trẻ Việt Âu châu phụ đề việt ngữ cho phim Đức ca ngợi người Việt xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh. - http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=28&idpoeme=1745

Quỳnh Cư. Nguyễn An (1456), kiến trúc sư tài ba chỉ huy xây dựng cổ thành Bắc Kinh, công trình trị thủy sông Hoàng Hà. - http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/savants/nguyenan.htm

Tân An 2009: Công trình sư NGUYỄN AN, người Việt Nam với việc tạo dựng Cố Cung ở Trung Quốc. -http://honvietquochoc.com.vn/Nhan-vat/Cong-trinh-su-NGUYEN-AN-nguoi-Viet-Nam.aspx

Trịnh Hảo Tâm 2005: Ký sự du lịch Trung Quốc. Bài 9: Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. -http://www.aihuucongchanh.com/dulich/trungquoc/trungquoc9.html

Tử Cấm Thành TQ do người VN thiết kế, chỉ huy xây dựng !

Tử Cấm Thành Trung Quốc do người Việt Nam thiết kế, chỉ huy xây dựng !
Trong phim Tử Cấm Thành, các nhà làm phim Đức ca ngợi, khẳng định đây là công trình do người Viêt chỉ huy làm nhưng TQ cho là hoàn toàn do người TQ làm.
Nguyễn An, một tù binh chiến tranh người Việt Nam, đã được Vĩnh Lạc, hoàng đế nhà Minh, giao trọng trách thiết kế và tổng chỉ huy việc xây dựng Tử Cấm Thành Bắc Kinh. Ngoài ra, ông còn làm tổng công trình sư nhiều công trình quan trọng khác ở Trung Hoa.

Có thể dùng PC "burn" vào DVD tất cả 6 phần của phim TỬ CẤM THÀNH. Đây là tài liệu lịch sử rất quý giá trong kho tàng văn hóa VN mà người Tàu đã dấu diếm trên 600 năm bây giờ mới được "phanh phui" ra.

Trong một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam, mà người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.


TRẺ VIỆT ÂU CHÂU PHỤ ĐỀ VIỆT NGỮ CHO PHIM ĐỨC CA NGỢI NGƯỜI VIỆT XÂY TỬ CẤM THÀNH BẮC KINH

Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam. Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui.

Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.


Mọi người có thể download và xem thoải mái trên YouTube hoặc vào trang nhà www.vnlibraryonline.com (trong phần Phim-Hình, chọn “Phim Video” để xem).

Bộ phim “Tử Cấm Thành : Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008. Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Đệ, con thứ tư của vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Đệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Đệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm. Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tay ấu chúa vốn là cháu của mình, Chu Đệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng thái giám. Trong đám thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam, được Chu Đệ giao cho việc vẽ kiểu và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.

Phim có đoạn mở đầu thật hay : 

“Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Đệ.

“Chu Đệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Đệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.

“Viên thái giám Nguyễn An là kiến trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phát thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.

“Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm ?

“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Đệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn...”

Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa. Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra công luận.

Đầu tiên là đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.

Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên. Đề tài người Việt Nam vẽ kiểu và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.

Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal (Germany) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh : Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này : Nguyễn An, một tù binh Việt Nam.

Gần đây, Trung Cộng được thế giới để ý nhiều trên cả 2 mặt xấu và tốt. Sự phát triển kinh tế và bành trướng sức mạnh quân sự của TQ đã được ví von là ngang ngửa với siêu cường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, thế giới đã thận trọng với những gì liên quan đến nhãn “Made in China”, thường là hàng nhái, kém phẩm chất và đôi khi đầy chất độc hại.

Tại các nước láng giềng, TQ càng củng cố quyết tâm đồng hóa Tây Tạng ; kiềm tỏa Miến Điện, Bắc Hàn và chứng tỏ vai thiên tử và chư hầu giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Mối bang giao “hữu hảo” giữa TQ và VN ngày càng hé lộ nhiều âm mưu toan tính thâm độc đã khiến cho người Việt khắp nơi trên thế giới đặc biệt quan tâm.


http://tranhuythuan.wordpress.com/2012/02/22/phim-d%E1%BB%A9c-ca-ng%E1%BB%A3i-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-xay-t%E1%BB%AD-c%E1%BA%A5m-thanh-b%E1%BA%AFc-kinh/

Mời xem bộ phim Tử Cấm Thành :
Part 1

http://www.youtube.com/watch?v=m1gAancTixQ
Part2

http://www.youtube.com/watch?v=uq51ZeHuI38&feature=related
Part3

http://www.youtube.com/watch?v=gZBd0ZepeNM&feature=related
Part 4

http://www.youtube.com/watch?v=N2IQhPMNHQQ&feature=related
Part 5

http://www.youtube.com/watch?v=K2z0jtohTp4&feature=related
Part 6

http://www.youtube.com/watch?v=6ESJMIAtbRk&feature=related


Sài Gòn xưa: Đường phố

Sài Gòn xưa: Đường phố
Saigon_Marche-Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Saigon_Marche-Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Aigrettes_dans_parc Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Aigrettes_dans_parc Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Banque_Indochine_Saigon1 Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Banque_Indochine_Saigon1 Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Boulevard_Congphuong_la_poste_Cholon Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Boulevard_Congphuong_la_poste_Cholon Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Saigon_rue Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Saigon_rue Việt Nam vào năm 1950 của ông Urbain CALESTROUPAT
Cảnh giờ rước học sinh tại trường. Hiện cổng này nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Cảnh giờ rước học sinh tại trường. Hiện cổng này nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Cổng trường năm 1947 h2
Cổng trường năm 1947 h2
Các Ông Tây bà Đầm cứ yêu thích Paris phương Đông
Các Ông Tây bà Đầm cứ yêu thích Paris phương Đông
Cảnh sinh hoạt trên đường Catinat những năm 1960.
Cảnh sinh hoạt trên đường Catinat những năm 1960.
4677609250_7b5a9802f7_z
Các cô ngồi sau xe luôn ngồi một bên. Dáng ngồi chéo đầy nữ tính vừa nhu mì vừa thể hiện nét đẹp hình thể.
Các cô ngồi sau xe luôn ngồi một bên. Dáng ngồi chéo đầy nữ tính vừa nhu mì vừa thể hiện nét đẹp hình thể.
Bến cảng Sài Gòn
Bến cảng Sài Gòn
Sài Gòn phóng solex rất nhanh. Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants. Có nghe hơi thở cài vương miện. Lên tóc đen mềm nhung rất nhung...
Sài Gòn phóng solex rất nhanh. Đôi tay hoàng yến ngủ trong gants. Có nghe hơi thở cài vương miện. Lên tóc đen mềm nhung rất nhung…
ben-do-thu-thiem-xua-nha-rong-ddsg
ben-do-thu-thiem-xua-nha-rong-ddsg
Café SG
Café SG
Chợ Bà Chiểu
Chợ Bà Chiểu
ăn hàng chợ
ăn hàng chợ
Bên hông chợ Bến Thành
Bên hông chợ Bến Thành
chum-anh7695151974_a0038472f2_o-vi-23265
Nữ sinh bên quầy bán kem đánh răng. Nhãn hiệu kem đánh răng này khá nổi tiếng với quảng cáo hài hước: Trồng lúa mới có lúa mà ăn, thế mà hiện nay nhiều người đã phải trồng răng mới có răng mà ăn. Với Hynos Phophate – đánh răng sớm chiều – răng vững bền nhiều.
BOULEVARND DE LA SOME - ĐẠI LỘ HÀM NGHI
BOULEVARND DE LA SOME – ĐẠI LỘ HÀM NGHI
Chợ Bà Ðiểm
Chợ Bà Ðiểm
cuoc-song-phong-khoang-cua-phu-nu-sai-gon-nhung-nam-60
cuoc-song-phong-khoang-cua-phu-nu-sai-gon-nhung-nam-60
Chợ Bình Tây
Chợ Bình Tây
chum-anh6-c1edc
Chợ Cá
Chợ Cá
chum-anh-cuoc-song-phong-khoang-cua-phu-nu-sai-gon-nhung-nam-60-4
Chợ Cầu Ông Lãnh
Chợ Cầu Ông Lãnh
chum-anholdsggirlrex Chợchum-anh-acrossfromthenavydock
Chợ Gò Vấp
Chợ Gò Vấp
chum-anh-phu-nu-sg4
chum-anh-phu-nu-sg4
CHỢ LỚN - KÊNH BONNARND
CHỢ LỚN – KÊNH BONNARND
Chợ Lớn cũ
Chợ Lớn cũ
Đôi mắt to đen, sáng lấp lánh. Khuôn miệng nhỏ lanh lợi, khuôn mặt bầu bĩnh, làn da hơi ngăm là đặc điểm riêng của nữ sinh Sài Gòn xưa.
Đôi mắt to đen, sáng lấp lánh. Khuôn miệng nhỏ lanh lợi, khuôn mặt bầu bĩnh, làn da hơi ngăm là đặc điểm riêng của nữ sinh Sài Gòn xưa.
Thiếu nữ SG h3
Thiếu nữ SG h3
Chợ Tân Ðịnh
Chợ Tân Ðịnh
chum-anh-phu-nu-sg21
hàng rong
hàng rong
hàng rong h2Thiếu nữ SG h10
Hotel Continental
Hotel Continental
Chợ Thủ Ðức
Chợ Thủ Ðức
ĐẠI LỘ NGUYỄN HUỆ - LE BOULEVARD CHARNER
ĐẠI LỘ NGUYỄN HUỆ – LE BOULEVARD CHARNER
xe hoa
xe hoa
Xe hòm 1970
Xe hòm 1970
3198830684_d9043dde86
ben-do-nhung-nam-1960-ddsg
ben-do-nhung-nam-1960-ddsg
Hồ Con Rùa 1972
Hồ Con Rùa 1972
Nhà hát Lớn SG 1915
Nhà hát Lớn SG 1915
dinh Dộc Lập trước khi bị thả bom
dinh Dộc Lập trước khi bị thả bom
Hội trường Diên Hồng (pho tượng phía trước là An Dương Vương) trên đường Công Lý, bến Chương Dương, là trụ sở của Thượng Nghị Viện nước Việt Nam Cộng Hòa.
Hội trường Diên Hồng (pho tượng phía trước là An Dương Vương) trên đường Công Lý, bến Chương Dương, là trụ sở của Thượng Nghị Viện nước Việt Nam Cộng Hòa.
Hotel Majestic
Hotel Majestic
giữ xe
giữ xe
Thiếu nữ SG h11Phố 1915 h6
Tòa Đô chính ( nay là UBND TPHCM )
Tòa Đô chính ( nay là UBND TPHCM )
Tòa Đô Chánh
Tòa Đô Chánh
cảnh sát ngày xưa
cảnh sát ngày xưa
Thiếu nữ dạo phố
Thiếu nữ dạo phố
đường phố SG
đường phố SG
Khu Lăng Cha Cả
Khu Lăng Cha Cả
Một con phố nhỏ.. đủ thứ cờ
Một con phố nhỏ.. đủ thứ cờ
Thiếu nữ SG h12tự do xe cộ
Góc cảng Sài Gòn xưa
Góc cảng Sài Gòn xưa
Rạp Long Vân
Rạp Long Vân
xich lô
qua phà
qua phà
phố h3
phố h3
phố h5
phố h5
đường SG
đường SG
buôn bán trên đại lộ
buôn bán trên lề đường đại lộ
Nhà Thờ chính - Nhà thờ Đức Bà
Nhà Thờ chính – Nhà thờ Đức Bà
Dưa hấu  Sài Gòn giáp Tết
Dưa hấu Sài Gòn giáp Tết
Cóc chẻ, mía ghim
Cóc chẻ, mía ghim
Hồ con rùa năm 1972 ( khi còn con rùa )
Hồ con rùa năm 1972 ( khi còn con rùa )
xe lam 2
xe lam 2
kêu gọi đi bầu
kêu gọi đi bầu
kêu gọi đi bầu h2
kêu gọi đi bầu h2
Các tiệm tạp hóa mọc lên như nấm, 1967-68
Các tiệm tạp hóa mọc lên như nấm, 1967-68

. . . Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay
. . . Ôm nghiêng tập vở, tóc dài tà áo vờn bay