Làm Lại Cuộc Đời
Con bé Ni nước mắt lưng chừng, lấy vội vàng cái backpack đeo lên lưng và vùng vằng đi ra cửa. Anh Tư cũng rưng rưng nước mắt, cũng vội vàng lấy cái áo lạnh khoác lên vai con và hai cha con lật đật đi tới đầu đường chờ xe bus của trường. Vừa đi anh Tư vừa vỗ về con… giỏi đi con rồi chiều về ba cho đi cắt tóc.
Con bé Ni nghe xong thì nước mắt càng ràn rụa hơn. Con nhỏ có đòi đi cắt tóc đâu, chả là sáng hôm nay nó muốn anh Tư buộc tóc lên hai bên và thắt cái nơ cho nó, anh Tư vụng về buộc hoài mà cái nơ cứ xéo xẹo, làm không vừa ý nó cho nên mới có chuyện khóc lóc, buồn phiền này. Anh Tư nắm tay con trong lúc chờ xe trường lại đón mà lòng anh xót xa không tả.
Hai năm nay anh làm gà trống nuôi con, vợ anh bỏ đi khi con bé Ni chỉ mới năm tuổi. Hai cha con lủi thủi sống với. Anh Tư đau khổ vì thấy con sống thiếu tình mẫu tử, con bé Ni còn nhỏ dại qúa, mặc dầu anh tận tụy lo cho con nhưng có những lúc nó đau ốm nửa khuya khóc đòi mẹ thì anh đau lòng vô cùng, mà càng đau lòng anh càng căm giận người đàn bà bội bạc, vong ân.
Anh Tư qua Mỹ được chín năm nay. Ngày còn ở Việt Nam anh và vợ anh sống êm đềm hạnh phúc dù là anh phải chạy kiếm ăn từng bửa một.
Anh gặp chị Tư qua sự giới thiệu của một người hàng xóm, hai người quen nhau một thời gian ngắn thì anh xin phép cha mẹ chị cho làm đám cưới. Cha mẹ chị Tư thấy anh hiền lành, một thân một mình không bà con thân thuộc lại chăm chỉ làm ăn nên bằng lòng ngay. Nói là đám cưới chứ thật ra vì tài chánh eo hẹp, anh chỉ mời mấy người bạn lại nhà nhậu một bữa gọi là ra mắt vợ cho bạn bè biết mặt. Một năm sau thì con bé Ni ra đời, và năm sau nửa thì thằng cu Na. Anh Tư nguời cao ráo lại khá bảnh trai, còn chị Tư cũng sắc sảo lắm cho nên sinh hai đứa con mặt mũi rất sáng sủa, dễ thương.
Cuộc đời của hai anh chị đang êm đềm như vậy thì đúng là định mệnh sắp đặt. Một bửa trong lúc anh đang chạy xe giao hàng cho một cửa tiệm mới bên Phú Nhuận thì người chủ tiệm nhận ra anh, hai người là bạn học rất thân ngày trước khi mất nước. Cả hai tay bắt mặt mừng và người bạn cho biết là anh ta đang có ý định đi ra nước ngoài bằng cách làm hôn thú giả. Thế là từ đó anh Tư suy nghĩ hoài tới chuyện xuất ngoại mặc dù anh Tư biết mình không có khả năng tài chánh mà cũng không quen biết ai ở xứ ngoài cho nên việc đi ra khỏi nước là vấn đề khó thành tựu.
Vậy mà cuộc đời của anh Tư có những chuyện đến rất bất ngờ. Chị Tư có một người anh bà con xa, bà con cái kiểu bắn súng canh nông không tới. Người anh họ này đi di tản năm 75, qua tới Mỹ và mỗi năm đều trở về Việt Nam hưởng thụ. Anh Tư gặp người này vài lần mà không ưa được vì cách ăn mặc lòe loẹt, diêm duốc và có vẻ hơi vênh váo. Sở dĩ anh nghĩ là người này vênh váo vì đã bao nhiêu lần bên nhà chị Tư tính mai mối cho người anh độc thân thì người này đều thẳng thừng từ chối, cả nhà nghĩ có lẽ người này là dân Việt kiều văn minh về rồi chê con gái Việt Nam. Lần cuối người anh họ này về, đột ngột ngõ ý muốn giúp anh chị Tư đi xuất ngoại. Anh Tư rất ngạc nhiên nhưng vì qúa mừng rỡ nên cũng không tìm hiểu thắc mắc. Người anh họ này sẵn sàng cho anh chị mượn hai chục ngàn đô la đề lo giấy tờ hôn thú giả. Anh ta còn nói rằng sau khi qua Mỹ lúc nào đi làm có tiền thì hẳn trả lại không có gì phải gấp. Anh chị Tư như người được trúng số độc đắc, thế là sáu tháng sau anh có ‘vợ mới” và chị cũng có “chồng mới”. Con bé Ni là con của anh và thằng cu Na thì theo chị. Cả anh lẫn chị Tư đều đồng ý đây chỉ là hôn thú giả với những người sắp được đi Mỹ, khi qua tới nơi người anh họ sẽ trả tiền cho họ và sau đó anh chị sẽ tìm cách làm giấy tờ ly dị với mấy người chồng, người vợ hờ kia.
Anh Tư và con bé Ni qua đến Ohio được hai tháng thì chị Tư cũng qua tới với người chồng giả kia. Cả anh chị cùng hai đứa con sống trong căn nhà trong khu chung cư cùng với gia đình người vợ giả của anh. Đời sống mới lạ xa chưa kịp ổn định thì người anh họ của chị Tư một lần nửa lại ra tay giúp đỡ bằng cách đem gia đình anh Tư về Texas.
Anh chị Tư dọn về San Antonio ở trong một cái apartment một phòng mà người anh họ của chị Tư mướn cho. Anh chị Tư thấy sung sướng qúa vì ngày còn ở Việt Nam làm sao mà có được một “căn nhà” sang như vậy, mà còn tiện nghi nữa. Chị Tư thích nhất là cái microwave. Đồ ăn chị nấu hôm trước, hôm sau hâm mấy phút là nóng ngay, lạ lùng, kỳ diệu thật. Anh chị Tư cảm động về sự giúp đỡ của người anh họ. Anh Tư cứ hối hận là mình phán xét nhầm người nên từ đó anh bắt đầu thân thiện với người anh họ này.
Nhờ lanh lợi nên chỉ vài tháng sau là cả anh lẫn chị đều có bằng lái xe và xin được việc làm trong một hảng điện tử. Anh đi làm ca sáng, chị đi làm ca chiều đề còn lo cho hai đứa con nhỏ. Anh Tư cũng ráng đi học thêm anh ngữ vào buổi tối. Thời anh chị qua kinh tế còn phồn thịnh, đi làm tha hồ có overtime, tiền bạc dồi dào, đi tới đâu anh cũng nghe có người nói về việc mua bán “xì tóc” ( stock), nghe nói “ xì tóc” nào mua xong cũng lên vùn vụt lời ghê lắm, có lần anh chị đi làm có chút tiền cũng ngắm nghé muốn mua nhưng không biết ở …chợ nào có bán cái món hàng đặc biệt dễ kiếm lời đó. Việc làm thì không có gì khó chỉ có ngồi tỉ mỉ bắt mấy con ốc nhỏ, đã vậy đi làm không cần nói tiếng anh vì xếp lớn xếp nhỏ gì cũng là người Việt Nam cả. Vào tới sở mà như ở nhà, ai nấy nói năng ào ào, mỗi ngày mỗi người đem vào những thức ăn Việt Nam như chả giò, bánh ướt tôm chấy, thậm chí có người còn đem theo bún riêu, bún bò và một chai mắm ruốc to tướng. Mấy người Mỹ làm chung chắc là cũng quen rồi nên chi cũng phải …chịu đựng thôi vì sợ nói ra thì đụng chạm và còn bị gán ghép tội kỳ thị nữa.
Chị Tư đi làm được một thời gian thì bắt đầu đua đòi chưng diện. Mỗi ngày chị chải chuốt, thoa son đỏ chót trước khi vào sở. Hai vợ chồng anh lúc này ít gặp nhau, tối chị Tư về tới nhà thì anh và hai đứa nhỏ đã ngủ khò vì sáng năm gìờ anh đã phải thức giậy đi làm.
Ở xứ này thời gian qua mau qúa, quanh đi quẩn lại đã hết một ngày không như ở Việt Nam một ngày dài lê thê mà tối đến còn ra đường đi chơi tưng bừng. Một bữa anh Tư thức giấc thấy đã gần hai giờ sáng mà chị Tư chưa về anh đâm ra lo lắng vì không thấy chị kêu về như mọi lần mỗi khi chị phải ở lại làm overtime, anh sợ chị bị hư xe dọc đường hoặc có chuyện gì xảy ra. Mãi đến gần ba giờ sáng mới thấy chị Tư về nhà, chị bảo là làm bận qúa quên kêu về nhà, anh Tư cằn nhằn cho qua chuyện rồi thôi. Cứ như thế năm ba bữa chị lại quên kêu về nhà một lần, mà càng ngày chị Tư đi làm về càng trể. Anh Tư bắt đầu thắc mắc, nghi ngờ. Một bữa khuya anh ra tới đầu đường đứng chờ thì thấy chị Tư lái xe vào khu apartment rồi đưa tay vẫy chào ai đó ở chiếc xe chạy phía sau xe chị. Chị Tư bước vào nhà mặt mũi hớn hở, thấy anh Tư mật hằm hằm thì hơi e ngại nhưng cứ làm mặt tỉnh. Khi anh Tư gặn hỏi về người trong chiec xe chạy phía sau xe chị thì chị Tư chối bai bải bảo là anh cứ tưởng tượng chứ có quen biết ai giờ giấc khuya khoắt như thế này.
Từ đó anh Tư mất tin tưởng vào chị nhưng anh không có bằng chứng gì để ghen tuông. Anh Tư tìm qua nhà người anh họ để tâm sự thì người anh này khuyên anh Tư nên bình tỉnh, chuyện đâu còn có đó. Hai vợ chồng anh tiếp tục đi làm và bắt đầu trả bớt một số tiền lại cho người anh họ. Trong thời gian này người anh họ thấy anh Tư buồn nên mỗi tuần đều đến rủ anh Tư đi uống café và còn mua sắm áo quần “ có hiệu” cho anh Tư hoài. Một lần nữa anh Tư cảm động qúa vì sự tử tế của người anh này.
Hai vợ chồng anh Tư đi làm được một năm thì chị Tư ngỏ ý muốn đi học làm Nail. Cũng trong thời gian này, nghề làm Nail đang lên như diều gặp gió, ai cũng ùn ùn vào nghành làm Nail. Chị Tư đi học vài tháng sau ra nghề, chị càng chưng diện hơn lúc trước nữa. Chị đi làm từ chín gìờ sáng cho tới mười gìờ tối khi cái Mall đóng cửa thì mới về. Con bé Ni và thằng cu Na bắt đầu phải đi baby-sitter từ sáng sớm cho tới khi anh Tư đi làm chiều về mới đón con được, rồi ba cha con âm thầm ăn uống, đi ngủ một mình. Gia đình anh Tư bắt đầu rời rạc, ông anh họ của chị Tư thì càng tới lui thăm viếng thường hơn.
Có một hôm vì điện hư nên sở cho về sớm, anh Tư đón con xong chở thẳng vào Mall chổ chị Tư làm Nail định rủ chị ra cái Food Court gần đó ăn tối. Khi tới nơi anh Tư tận mắt thấy rõ ràng là chị Tư đang giỡn hớt thân mật với ông chủ tiệm. Anh Tư nổi máu ghen lên nhưng cố dằn lòng vì kẹt hai đứa con đang có bên cạnh nên anh đành bỏ về. Thế là tối đó khi chị Tư về thì hai vợ chồng bắt đầu lớn tiếng cãi vả. Chị Tư lên tiếng lấn lướt chồng và còn nhiếc mắng anh là không bằng ai cả. Anh Tư điên tiết cung tay tát cho chị một cái, mà chị Tư cũng không vừa, chị bắt điện thoại gọi ngay 911. Khi cảnh sát đến nơi thì anh Tư đã bỏ nhà đi và chị Tư cũng không đủ tiếng tăm đáp ứng nên cảnh sát cũng làm biên bản qua loa cho xong chuyện rồi thôi. Từ đó anh chị lục đục mỗi ngày, anh Tư thấy hai đứa con khờ khạo nhỏ bé thì rất xót xa nhưng càng ngày chị Tư càng qúa quắt, chị ỷ đi làm Nail có chút tiền cho nên không coi anh Tư ra gì. Anh Tư buồn đâm ra đi nhậu nhẹt mỗi tối và càng tâm sự nhiều hơn với người anh họ của chị Tư. Mà lạ lắm, người anh họ dù có an ủi anh Tư nhưng không hề khuyên lơn chị Tư lời nào hết. Chị Tư càng ngày càng lơ là chuyện gia đình, hai đứa con nheo nhóc chị để mặc kệ cho anh Tư lo, chị chỉ biết đi làm có tiền thôi. Rồi chị Tư nói đến chuyện muốn đi sửa sắc đẹp. Chị muốn đi Houston tới viện thẩm mỹ của bà Hạnh Phước để sửa ngực nâng cao lên cho hấp dẫn, chị muốn hút mỡ ở cánh tay cho thon lại, chị muốn sửa đôi mắt cho mí to và chị muốn bơm đôi môi lên cho dày mọng. Anh Tư thấy ngao ngán với sự hời hợt trong cuộc sống với chị. Ngày xưa mới lấy anh chị mộc mạc, hiền lành mà đối với anh chị Tư đã đẹp rồi thì đi sửa làm chi cho mất sắc đi.
Chị Tư đi làm chắc có nhiều tiền “tip” mà chị giấu anh, chị đi làm ở Mall nên chị tha hồi đi sắm sửa áo quần. Chị bắt đầu mặc những chiếc quần xệ dưới lưng đưa cái rốn có chiếc nhẫn đeo tòn ten, những chiếc áo ngắn cũn cỡn với cái cổ xẻ sâu lòi lồng ngực. Trời ơi, chị Tư bị nhiễm trùng của cái văn minh không hạn mức của xã hội này rồi, anh Tư đành bó tay thôi vì mỗi lần hai vợ chồng gây gổ anh thấy hai đứa con sợ hãi, khóc la, đã vậy đụng một chút là chị Tư đòi kêu cảnh sát, ngón tay của chị luôn lăm le bấm số 911.
Lúc mới qua anh Tư vẫn thường nghe người ta nói ở xã hội này ngưới đàn bà là nhứt, sau đó đến con chó rồi mới tới người đàn ông, bây giờ anh mới thấm thía câu nói mỉa mai và sự ví von tàn tệ đó. Càng ngày anh và chị Tư càng hờ hững với nhau, chị cứ theo đà ăn diện, đi làm suốt sáng tới đêm, anh đi làm về thì đâm ra đi nhậu, hai đứa con gửi cho babysitter bắt đầu đổ ra lì lợm. Ngày trước anh với chị bàn tính với nhau đi tìm sự sống mới để cùng xây dựng tương lai cho con thế mà trong một thời gian ngắn ngủi đã có bao sự đổi thay, phủ phàng. Anh Tư ngán ngẫm với cuộc đời qúa, anh càng tâm sự nhiều với người anh họ và càng ngày càng thấy gần gũi vì được sự an ủi, lo lắng của người anh này. Âu là trời còn thương anh Tư.
Cuộc sống lạnh nhạt của hai vợ chồng anh Tư kéo dài thêm được vài tháng thì một bữa anh Tư đi làm ra đón con về nhà thì thấy căn nhà trống trơn, chị Tư đã dọn hết áo quần ra đi để lại một dòng chữ là chị không muốn ở với anh nữa, chị ra đi theo…tiếng gọi của con tim khác. Anh Tư sững sờ, tức giận nhưng rồi vì thương con anh cố nhịn nhục, hỏi thăm địa chỉ của chị rồi tới năn nỉ chị về với anh, dù sao anh cũng còn thương chị tha thiết. Chị Tư không những đã không muốn về mà còn ra tay bắt thằng Na ở lại với chị. Tội nghiệp hai đứa bé ngơ ngác không hiểu chuyện gì giữa ba mẹ nên cứ gào thét khóc la. Anh Tư đành đem con bé Ni về một mình. Từ đó anh trở thành người độc thân và đâm ra cay đắng với cuộc đời. Phải chi anh đừng ham đi Mỹ thì gia đình anh đâu có tan nát như thế này.
Người anh họ của chị Tư càng năng tới lui thăm viếng và lo lắng cho hai cha con anh Tư sau ngày chị Tư bỏ ra đi. Một vài tháng sau thì người anh này có ý định về ở chung với cha con anh Tư với cái lý do là để chia xẻ tiền thuê nhà giúp cho anh Tư đỡ gánh nặng. Anh Tư nghe xong cảm động qúa, trong cái rủi của anh vẫn còn có cái hên là còn được…quới nhân phò trợ nên mới có người tốt như thế này giúp cho anh.
Anh Tư chăm chỉ nuôi con bé Ni và cố giấu nỗi buồn của mình bằng cách cố gắng trau dồi anh ngữ hy vọng một ngày nào đó anh kiếm được một việc làm khá hơn. Trong thời gian này thì người anh họ đi đi về về Việt Nam rất thường xuyên, anh Tư có đặn dò là đừng đề cập chi tới chuyện đổ bể của anh và chị Tư cho cha mẹ chị ấy nghe, sợ hai ông bà buồn. Anh cũng cố gửi một chút tiền về giúp cho cả nhà, dù gì thì gia đình chị Tư trước sau vẫn thật lòng và đối xử với anh rất tử tế.
Ngày tháng qua đi trong lặng lẽ, tưởng cuộc đời của anh Tư đã ổn định không ngờ cái số phần của anh qúa hẩm hiu, anh phải chịu đựng từ bất ngờ này tới ngạc nhiên khác. Một buổi tối anh thấy người choáng váng như muốn bị cảm cúm, con bé Ni thì nằng nặc khóc nhớ mẹ và đòi đi thăm mẹ nó. Anh Tư xót xa cho con và cũng sợ lây bệnh đến nó nên anh đành kêu chị Tư và chị đồng ý đến chở con bé Ni về ở với chị một đêm. Sau khi con bé Ni đi thì anh Tư nằm đừ người ra vì mệt mỏi, người anh họ có hỏi anh muốn cạo gió cho không, anh Tư bằng lòng ngay, may ra thì cạo gió sẽ nhả hết chất độc trong người sẽ đỡ bệnh ngay. Người anh họ dịu dàng vén áo anh Tư và bắt đầu cạo gió cho anh. Cái nóng của chai dầu xanh làm anh Tư lúc đầu cảm thấy đỡ mỏi mấy khớp xương nhưng một lúc sau tự dưng anh Tư thấy …ớn xương sống vì bàn tay của người anh họ đang cố tình đi dần vào phần thân thể riêng tư của anh. Anh Tư lặng người, bây gìờ anh mới hiều tại sao người đàn ông này có sự lãnh cảm đối với đàn bà, có một sự tử tế, chăm sóc đặc biệt cho anh và chưa bao gìờ có một lời khuyên răn cô em họ là chị Tư. Anh Tư lão đão ngồi dậy và khoác aó đi ra khỏi nhà trong đêm đó. Sáng hôm sau khi anh trở về thì người anh họ cũng đã dọn đi không lời từ giã. Một lần nữa anh Tư và con bé Ni lại sống đơn độc một mình.
Anh Tư tiếp tục sống cuộc đời đơn lạnh, ngày đi làm tối về thủ thỉ với con bé Ni, chung quanh anh cũng có rất nhiều người muốn làm bạn đời với anh nhưng lòng anh sao vẫn qúa hiu quạnh, có lẽ anh vẫn còn thương còn yêu người đàn bà bội bạc ân tình với anh. Lúc sau này nhờ đi học thêm sinh ngữ ở một community college vào mỗi tối nên khả năng anh ngữ của anh cũng khá. Anh Tư mua một cái computer và bắt đầu kết bạn tâm thư qua email. Gần đây anh có quen mấy cô ở bên Việt Nam, cô nào cũng có vẻ chìu chuộng anh dù biết anh đã hai con và một lần dang đở. Trong tất cả mấy cô anh thích nhất là cô Phylocactus tức là cô Quỳnh Hoa. Theo qua lời thư từ thì cô này nhỏ hơn anh năm tuổi và đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, cô đang làm cho công ty nước ngoài. Vài tháng sau thì anh Tư đi mua liền một cái điện thoại cầm tay để rồi mỗi tối anh và cô Quỳnh Hoa gọi nói chuyện với nhau.
Càng nói chuyện anh càng cảm thấy hạp tánh tình với cô này, con bé Ni đã có lần khôn ngoan hỏi anh là có phải nó sắp sửa có mẹ mới phải không. Anh Tư làm sao trả lời cho con được vì chính anh vẫn còn một nổi phân vân rất lớn lao, liệu anh đã hết thương chị Tư chưa và cuộc đời của anh sẽ còn những biến chuyển nào nữa không? Chị Tư đã ra đi nhưng còn đối xử với anh rất tàn tệ, năm ba bữa là chị hăm dọa bắt con bé Ni. Chị đang ở với một anh chàng người Mỹ, hèn chi thằng cu Na mỗi lần gặp anh cuối tuần chỉ nói tiếng anh thôi và cứ kêu anh là..honey, honey… chắc nó bắt chước mẹ nó. Chị Tư bây giờ là Sandy, cái tên cúng cơm Xinh , xinh như cái đẹp hiền lành của chị đã đổi thay, tóc chị bây giờ có màu hung đỏ, mắt chị vẽ viết chì đen sắc sảo và môi chị đỏ mọng nóng bỏng.
Có mấy lần anh gặp chị Tư đi trong Mall cặp tay thắm thiết với chàng Mỹ râu xồm, chị ăn mặc càng ngày càng hở hang đến độ lộ liểu. Chị đã chọn con đường đi riêng của chị thì chị còn đòi bắt con bé Ni làm gì, có lẽ chị chỉ muốn làm anh đau khổ vì chị biết anh thương con bé Ni đến tột cùng. Ngày xưa ở Việt Nam nó còn bé tí tẹo mà ngày nào đi làm chở hàng anh cũng đem nó theo trong xe, nếu không có nó anh sẽ chết vì nhớ con. Mặc dù chị Tư hăm dọa bắt con bé Ni nhưng đã mấy tháng rồi chị Tư không đến đón con bé Ni mỗi tuần cũng như anh cũng không có dịp gặp thằng cu Na. Anh và con bé Ni nhớ thằng cu Na qúa và anh đang lo sợ là không biết chị Tư sắp sửa giở trò gì nữa đây nhưng anh không biết làm sao hơn, chỉ đành bó tay chịu trận.
Chiều hôm nay đi làm về lần đầu tiên trong hai năm nay anh Tư thấy trong lòng thanh thản, yên lành. Anh đi đến thùng thư và phong thư nhận được từ Việt Nam càng làm cho anh vui hơn vì cái hình cô Quỳnh Hoa gửi qua trông rất dễ thương.
Anh đang hớn hở tính khoe hình với con bé Ni thì có người gõ cửa, người đó không ai xa lạ mà chính là chị Tư, một bên mặt của chị tím bầm, một tay chị đắt thằng cu Na, tay kia chị cầm một cái xách tay nhỏ. Chị đến trả con lại cho anh. Anh Tư nhìn chị sao thấy xa lạ qúa, anh cảm thấy dửng dưng khi gặp lại chị, có chăng chỉ còn lại trong anh chút thương hại.
Anh cầm tay thằng cu Na và con bé Ni. Anh sẽ không làm gà trống nuôi con nữa đâu, ngay mai anh vào sở xin nghỉ ngắn hạn ( Leave of Absence) và nhất quyết về Việt Nam làm lại cuộc đời với cô Quỳnh Hoa.
Nguyễn Thị Huế Xưa
Bụi Vương Trên Cây Đu Đủ
Lạ chưa, đã giữa tháng Mười Hai rồi mà thời tiết như đang phỉnh phờ cây cỏ. Khí hậu còn qúa ấm áp cho nên mấy cây tôi trồng trong chậu vẫn còn vươn mình ra hoa, nẩy mầm. Cây đu đủ trồng dưới đất xum xuê những nụ hoa ngà ngà mọc núp dưới những tàng lá xanh. Có hoa tức là sẽ đơm trái. Tôi đang mừng thầm, vái trời năm nay đừng lạnh quá thì thế nào tôi cũng có được những quả đu đủ xinh xinh. Thế mà tốí qua ông anh từ thành phố gần đó, gửi về những lời nhắn thân ái…báo cho em hay gió đang lạnh buốt như đang thổi qua vùng đất đồng bằng và tuyết đang rơi.
Buổi sáng thức giấc nghe gió xào xạc qua hiên nhà, cây Spanish Oak bên nhà hàng xóm vừa trút xuống một rừng lá vàng đỏ đầy lối đi. Có lẽ cơn gió lạnh buốt từ miền đồng bằng nào đó đả thổi đến qua đêm, đến ào ạt, mãnh liệt và thời tiết phút chốc đang giao mùa. Tôi hốt hoảng đem mấy tấm vải ra che những cụm cây yếu ớt dưới làn gió và cơn lạnh bất ngờ đó. Bà mợ tôi ra phụ, thấy tôi khổ sở với cơn gió lạnh và cố trùm che cho cây đu đủ thì đã nói …con nhỏ này trồng biết bao nhiêu cây mà chỉ lo lắng cho cây đu đủ thôi, lạ thật.
Thật sự không có gì lạ, tôi thiên vị cây đu đủ vì nó đã gắn bó với những kỷ niệm thuở ấu thời cũng như trong đời sống hiện tại. Những kỷ niệm hằn sâu trong tâm tưởng và đôi khi nhớ lại bỗng dưng thấy ngậm ngùi. Cây đu đủ thời mới lớn với hình ảnh hiền lành của O Nếp và con đường nhỏ từ nhà đến ngôi trường tiểu học trên thị trấn Ban Mê Thuột. O Nếp là người giúp việc cho gia đình tôi, vì trường tiểu học gần nhà nên mỗi sáng O có nhiệm vụ dắt tôi đến trường và chiều đón về. Trên con đường đất đỏ đó , hằng ngày chúng tôi đi ngang qua một căn nhà gạch ngói nơi có chú Diều đang đào đất, khi thấy chúng tôi đi ngang thì chú đứng dưới những cây đu đủ mọng trái, ngẩn ngơ lặng nhìn O Nếp.
Không biết sao lúc nhỏ tôi đã thích lá đu đủ, tôi hay nhõng nhẽo đòi O Nếp xin cho một lá đu đủ để làm dù đội lên đầu mỗi chiều đi học về, chiếc dù được tôi giữ mãi trong phòng ngủ cho đến khi lá úa thì O Nếp lại xin chú Diều cho tôi một lá khác. Cứ như thế, mỗi ngày trên con đường về con bé tí tung tăng đi trước với cái dù lá đu đủ trong khi chú Diều thì cứ lẽo đẽo theo O Nếp thẹn thùng về tới cổng nhà. Một bữa O Nếp nhờ tôi viết giùm O một cái thư, con bé tí đang học lớp một rất lấy làm hãnh diện, với cây bút và lọ mực tím viết nguệch ngoạc những hàng chữ lên xuống không thứ tự, cố đánh vần từng chữ theo những lời O Nếp đọc cho. O Nếp không cần biết những dòng chữ xấu xí như thế nào, miễn là O có thư đưa cho chú Diều là được rồi. Từ đó, mỗi chiều khi về nhà O Nếp đều cắt những miếng đu đủ ngon ngọt mà chú Diều hái từ trên cây xuống cho tôi ăn. Tôi nhớ mãi màu vàng đỏ ửng của những miếng đu đủ đó. Tôi nhớ luôn bàn tay khéo léo của O Nếp cẩn thận cắt trái đu đủ làm hai mảnh, gọt vỏ thật mỏng, O lấy hết mấy hột đen trong ruột để dành phơi khô cho tôi làm hột tiêu khi chơi nấu ăn, rồi O vắt thêm một chút chanh trên miếng đu đủ chín ngậy, O nói là mùi chua của chanh làm cho mùi vị ngọt của đu đủ càng nồng thêm hương. Đến khi lớn lên, tôi vẫn còn cái thói quen ăn đu đủ với một chút mùi chanh thanh tao đó.
Không bao lâu thì tôi đã phải u sầu nhìn O Nếp ra đi. Tôi nhớ là mình đã khóc ròng rã một tuần lễ khi hay tin mạ tôi cho O Nếp nghỉ việc. O Nếp cũng ôm tôi nghẹn ngào từ giã mà không lời giải thích. Trong trí óc rất non nớt của tôi lúc đó, tôi đã oán trách mạ quá khó khăn, tôi nghĩ mạ không nuôi O Nếp nữa vì tự dưng O bỗng mập phì ra. Bây giờ mỗi lần nghe … ai mang bụi đỏ đi rồi tôi bồi hồi nhớ tới ánh mắt sầu thảm của chú Diều nhìn theo bóng dáng của O Nếp xa khuất trên con đường đất đỏ năm xưa trên thị trấn xa xôi ngày nào. Có phải lúc đó làn bụi đỏ đang vương trên cây đu đủ trước nhà và đã làm cay đôi mắt rất buồn bã, tuyệt vọng của chú Diều?
Tôi lớn lên yêu vẻ nhìn mộc mạc của câu đu đủ, thương những chiếc lá với những cạnh lia thia không đều và món trái cây thích nhất dĩ nhiên là đu đủ. Lá đu đủ còn mang lại những kỷ niệm với nỗi đau làm quặn thắt nỗi lòng. Tôi nghe nói công dụng của lá đu đủ có thể làm giảm bớt bệnh ung thư. Ba tôi trồng được năm cây đu đủ trong vườn, sau đó cắt từng bao lá gửi lên cho một người bạn ở một tiểu bang khác uống để chống lại cơn bệnh ung thư phổi. Người bạn của ba tôi đang ở trong tình trạng khuẩn nan, không còn uống thuốc, không còn chạy điện quang tuyến, về nhà chờ ngày trăn trối. Thế mà, không biết có một sự trùng hợp linh thiêng nào đó, người bạn này kéo dài đời sống thêm được hai năm. Ba tôi qủa quyết nhờ công dụng của lá đu đủ. Tôi học theo lối chữa trị y học tây phương nên không tin, chỉ ừ hử cho ba tôi vui lòng thôi.
Cách đây một năm, Sia, cô y tá làm với tôi đã năm năm nay tự dưng đâm ra buồn bã, cáu kỉnh và có vẻ rất lơ đãng trong vấn đề làm việc. Đây là một điều lạ kỳ vì Sia là một nhân viên giỏi, rất siêng năng, cô ta luôn luôn được bệnh nhân yêu chuộng. Có khi tôi để ý lại thấy Sia lặng thầm khóc trong góc hành lang. Tôi biết có một chuyện gì đó không ổn với Sia nên tôi giàn xếp đi ăn chung với Sia đồng thời có một “heart to heart talk” với cô ta. Quả nhiên như tôi tiên đoán, khi tôi đề cập tới những hành động khác thường của Sia thì cô ta khóc nức nở và cho biết là chồng cô đang chống chỏi với cơn bệnh ung thư gan. Cả tôi và Sia đều biết đây là một chứng bệnh nan y, khó chữa. Chỉ vài hôm sau thì Kojo, chồng của Sia nhập viện vì bị nước vào phổi và bụng. Tôi đến thăm Kojo, người đàn ông từ Liberia này có một khuôn mặt rất nam tính, nụ cười yếu ớt nhưng chân thành. Từ đó cứ vài ba tuần thì Kojo lại nhập viện, khi thì vào chuyền máu, khi thì vào nhận thuốc chữa chemotherapy và có khi chỉ vì cơn sốt quá cao. Mỗi lần Kojo vào tôi đều đến thăm. Một bữa nọ tình cờ tôi ghé thăm khi Kojo gần được xuất viện, thấy Kojo đang tìm một cái website về đông y dược thảo. Có lẽ trong cơn tuyệt vọng, con người ai cũng cố bám víu lấy một niềm hy vọng, tìm đủ mọi cách để duy trì sự sống tồn của chính mình. Tôi bỗng nhớ đến dược thảo lá đu đủ của ba tôi. Khi nghe tôi đề cập đến thì Kojo mắt bừng sáng, dường như nguồn hy vọng nhỏ nhoi đang nhớm lên như kẻ chết đuối bám được một mảnh gỗ dù là gỗ mục nát cũng còn chút thoi thóp, sinh tồn. Kojo kể cho tôi nghe là nơi quê hương của anh có rất nhiều cây đủ đủ, còn gọi là paw paw dọc theo con đường đất bụi đỏ khô cằn, nứt nẻ. Những cây đu đủ mọc lên từ những hạt giống mà dân làng ăn xong liệng ra đường. Kojo nói đến thời thơ ấu ngây ngô của anh và những trái đu đủ chín mùi, ngọt lịm.
Bấy giờ là tháng Mười Một, gặp năm mùa lạnh sớm nên những cây đu đủ trong vườn của ba tôi đã tiêu rụng hết lá, tìm đâu ra lá đu đủ cho Kojo đây. Thế là tôi gọi những người bạn ở những tiểu bang nắng ấm khác và nhờ họ đi xin những lá đu đủ gửi qua cho tôi. Thế mà tôi cũng góp được hai bao lớn đầy lá, mang đến cho Kojo, dặn dò là cứ cất trong freezer, mỗi ngày lấy ra nấu nước uống dần dần. Sia đi làm tường trình với tôi là Kojo uống nước lá đu đủ rất đều đặn, dĩ nhiên là vẫn tiếp tục chữa trị thuốc theo lời bác sĩ. Một người bạn thấy tôi quay cuồng tìm kiếm lá đu đủ thì chỉ cho một cái website nơi có bán trà đu đủ. Thế là tôi đặt mua cho Kojo mấy gói và chỉ cho Sia cách mua thêm nếu cần. Tôi nghĩ, đây chỉ là một niềm tin tâm linh nhỏ nhoi cuối cùng mà tôi có thể tạo cho Kojo để anh có can đảm đương đầu với những bất an đang tới trong cơn bệnh ngặt nghèo này.
Một buổi sáng tôi vào sở thấy trước văn phòng tôi có một thùng nước Perrier và Sia đứng chờ với nụ cười tươi. Cô ta cho biết cả tuần nay Kojo thấy khoẻ nhiều nên hôm qua hai vợ chồng đi Walmart, thùng nước Perrierđó là của Kojo mua tặng tôi vì biết tôi hay uống loại nước này. Chao ơi là cảm động khi nghĩ tới tấm thịnh tình rất chất phác của Kojo. Tôi gọi điện thoại cám ơn Kojo và nghe tiếng nói reo vui của anh trong máy khiến tôi cũng mừng rỡ lây.
Kojo khoẻ không được bao lâu thì lại phải vào bệnh viện nằm dài hạn. Chứng ung thư gan oan nghiệt đang hành hạ dữ dội, Kojo không còn ăn uống gì được, da đã bắt đầu vàng đậm, chỉ chuyền nước biển cầm cự. Sia nghẹn ngào nói với tôi là nguyện vọng của cô là có đủ tiền để sau khi Kojo mất cô có thể đưa thi hài của Kojo về lại xứ sở, quê hương.
Lần cuối tôi đến thăm Kojo, khi hai cánh tay khẳng khiu của anh đưa dài ra ôm choàng tôi, tôi nghe hơi nóng từ một cơn sốt bất nhẫn toát ra từ cơ thể ốm o, gầy guộc của Kojo như một lời thở dài tạ từ. Tôi đã mường tượng đến làn bụi đỏ vương trên cây đu đủ xanh mướt trên thị trấn năm nào, trên những con đường làng khô khan của xứ Phi Châu xa thẳm, và cả trong ánh mắt xa vời của chú Diều và của Sia.
Nguyễn Thị Huế Xưa, December 2012
Ông Rọm Là Ai?
Rọm là tên một nhân vật gàn bướng, kỳ khôi và "xấu hơn ma" trong cuốn tiểu thuyết "Mưa Trên Cây Sầu Đông" của bà Nhã Ca. Trong truyện, mọi người gọi ông là “Thằng Rọm.” Cô Đông Nghi thì gọi Rọm là “Ông Thằng Rọm”. Tôi đọc cuốn truyện này từ thưở mới lớn và nhớ.
Rồi sự tình cờ đưa đẩy, tôi được gặp một người lao công làm trong bệnh viện thành phố, gợi cho tôi hình ảnh của "ông thằng rọm." Ông rọm của tôi là một cựu biệt kích. Có lẽ ông cũng rọm không thua “ông thằng rọm” của bà Nhã Ca nhưng tấm lòng ông thì bát ngát bao la. Lòng trung thành của ông với quê hương khổ nhục, sự chung thủy của ông dành cho người bạn đời mất trí và tình đồng đội bền chặt tới mức muốn chia xẻ một phần cơ thể của ông cho người bạn cũ khiến tôi quí phục ông.
Cũng nên nhắc lại ông Rọm là tên gọi thân thiết của tôi dành cho người lính biệt kích tên Danh lúc trước làm lao công trong bệnh viện nơi tôi làm việc. Khi làm chung ở nhà thương tôi được nghe ông kể về những biến chuyển trong cuộc đời của một người chiến sĩ trở về sau những tháng ngày tăm tối ngục tù.
Chú Danh nghỉ việc và dọn đi tỉnh khác thì hai năm sau khi đi dự đám cưới của con anh bạn ở Houston, tôi tình cờ gặp lại và được nghe thêm những thăng trầm trong cuộc đời trên xứ Mỹ của ông.
Cũng nơi đây tôi biết được ông còn có một cái tên nữa là bác Hai, và thêm một nghề mới là chuyên đi cúng quảy, sắp xếp lễ lộc cưới hỏi cho những người quen.
Vẫn anh bạn thân năm ngoái cưới vợ cho con trai, năm nay anh tiếp tục lo cho cô út đi lấy chồng. Trên đường lái xe ba tiếng đồng hồ tới dự đám cưới, tôi đã thầm nghĩ không chừng lại có dịp gặp lại ông rọm.
Qủa thật như tôi mong muốn, khi nhà cô dâu sửa soạn đón nhà trai tới thì người bưng mâm qủa gõ cửa không ai xa lạ chính là ông rọm.
Năm ngoái ông rọm đứng ra chủ lễ cho nhà gái thì năm nay ông bưng mâm qủa theo nhà trai. Điều khiến tôi sửng sờ nhất là nhìn thân thể gầy còm của ông rọm trong một bộ áo tràng màu xám dài lê lết. Mái tóc dài búi tó lưa thưa của ông không còn nữa, thay vào đó là mái tóc húi cua để lộ chân tóc gần sát da đầu.
Tôi còn nhớ năm trước ông bị máy mắt vì uống thuốc an thần khá lâu. Năm nay da dẻ ông có vẻ hồng hào hơn và đôi mắt không còn bị chớp máy liên hồi nữa thì không lý gì ông bị bệnh. Nhìn lại cái áo tràng xám thì tôi phân vân, hay là ông rọm đã đi tu"
Trong lễ vui qui lần này, ông rọm nay là bác Hai, đã đại diện nhà trai để kết thúc buổi lễ cưới tại gia "thành kính cầu xin các Như Lai Chư Phật phù hộ cho hai trẻ một đời bên nhau bình an". Tôi nghe lời chúc của bác Hai thấy có một ý ẩn gì hơi lạ trong đó mà chưa thể đóan được.
Sau khi làm lễ xong, ông rọm đến bên tôi tay bắt mặt mừng nhưng sau đó ông chào:
- Thật là qúi hóa qúa nên tui lại được gặp cô. Chừ tui phải đi có công chuyện. Túi ni gặp lại đằng nhà hàng nghe cô.
Nhìn ông rọm lật đật ra về tôi đoán có lẽ ông phải về "baby sit” cho bà vợ bị bệnh của ông như có lần ông đã đề cập. Tôi nghĩ ông chỉ lịch sự hẹn với tôi nhưng chưa chắc ông đã đến được.
Như những buổi tiệc cưới tưng bừng khác của người Việt Nam, nhà hàng Kim Sơn mới với tám món ăn vừa khẩu vị. Bàn của chúng tôi thay vì có mười người thì chỉ có tám người dự, cho nên đồ ăn dư dã. Khi ăn tới món thứ ba thì ông xã tôi khều tay nói nhỏ:
“Ông bạn của em tới kià.”
Tôi nhìn lên và bắt gặp nụ cười hiền lành của ông rọm. Thì ra anh bạn cũng tế nhị lắm nên sắp chổ cho ông rọm ngồi chung bàn với tôi. Có lẽ chỗ ngồi trống còn lại dành cho bà vợ của ông rọm. Tôi cười đùa:
- Chú tới trể nên nãy giờ tôi ăn hộ phần ăn của chú hết mấy món rồi.
Ông rọm biện bạch:
-Bà vợ tui...chướng qúa nên tui ráng lắm mới dụ bà ấy ngủ rồi mới đi được.
Đúng như tôi đã tiên đoán, ông rọm phải về nhà lo cho bà vợ. Tôi liền hỏi:
- Vậy chứ chú đi đây rồi ai trông chừng thím cho chú
Ông rọm trả lời nhát gừng:
- Có... người ta lo.
Sau khi ngồi xuống và chào hỏi những người ngồi chung bàn, ông rọm thong thả giải thích người ta đây là những người làm trong viện dưỡng lão.
Bà vợ của ông rọm vốn bị mổ màng óc và sau nhiều năm thì trí nhớ không còn nguyên vẹn như trước, sức khỏe càng ngày càng suy yếu. Đời sống của hai người càng nguy hiểm vì tính tình thất thường của bà ấy.
Ông kể là có lần ông đang nấu canh, chỉ bỏ vào nhà tắm có mấy phút mà ở ngoài bếp bà vợ của ông làm đổ cả nồi nước sôi lên mình. Cũng may bà chỉ bị phỏng nhẹ nên khi đưa vào nhà thương không bị nhập viện. Rồi có mấy lần bà ta mở cửa ngẩn ngơ đi lang thang giữa đường xém bị xe tông. Lần cuối cùng khi bà ta ra ngồi ngay giữa đường thì người hàng xóm báo cho cảnh sát hay.
Sau lần đó chỉ vài ngày sau thì cơ quan xã hội (APS-Adult Protective Services) đến nhà khám xét rồi cho là ông rọm không đủ khả năng nuôi vợ một cách an toàn nên họ buộc phải đưa vợ ông vào trong viện dưỡng lão để đuợc săn sóc kỹ càng hơn.
Khi kể lại chuyện này, ông rọm chua chát:
- Cô nghĩ coi, tui đi lính gìn sông giữ núi cả đời mà qua đây có một người vợ mà lại lo không xong. Tủi hổ, ốt dột cô nờ!
Thấy tôi lắng nghe, ông tiếp tục than thở:
- Tui như ngưởi bị...cùi cô ơi. Đôi bàn tay cầm báng súng một thời mà gìờ đây không bảo vệ được cho chính gia đình mình.
Tôi an ủi ông là sức người có hạn, ông không thể tự trách mình những gì xảy ra ngoài khả năng của mình được. Ông rọm rơm rớm nước mắt:
- Cô cũng thấy tui là người...vô tài bất tướng phải không" Từ ngày vợ tui vào viện dưỡng lão thì đời tui không có ngày nào giống ngày nào đó cô. Tội vợ tui lắm, cái đầu óc vô tư lự của bả chắc không còn ý nghĩ gì ngoài mỗi ngày ngồi chờ tui đưa thằng Andy vào thăm thì bả mới nhớm lên được một chút vui trong ánh mắt.
Tôi tò mò hỏi:
- Andy"
Ánh mắt của ông rọm bỗng nhóe lên một tia nhìn hạnh phúc khi trả lời:
- Andy là thằng cháu nội của tui.
Tôi nhìn ông chưng hửng. Mấy năm nay có nghe ông nói gì về con cái đâu mà bây giờ lại có cháu nội. Nhìn nét mặt tôi, ông rọm cười khan:
- Cuộc đời tui lúc nào cũng gay cấn, khốc liệt vậy đó cô. Cuộc chiến đã có lúc phải ngưng trong tức tưởi trong khi tui cứ tiếp tục cầm cự, chiến đấu với những điêu tàn còn lại.
Ông rọm cho biết Andy là thằng cháu đích tôn năm tuổi của ông. Ngày trước khi ông đi học tập trở về đứa con trai duy nhất của ông với bà vợ trước lúc đó khoảng tuổi của Andy bây gìờ. Bà vợ trước của ông vì hoàn cảnh ở nhà lấy bộ đội. Ông mất cả nhà cửa vợ con. Khi ông chắp nối với bà vợ thứ hai này thì trong những năm tháng còn lại nương náu ở Việt Nam cho tới ngày qua Mỹ ông chưa hề được gặp lại đứa con của ông.
Cách đây không lâu, một ngưòi bạn cùng quân ngũ của ông cho hay là đứa con trai của ông hiện đang định cư ở Houston và đang làm chủ một nhà hàng nhỏ. Sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, ông quyết định tìm kiếm giòng máu của mình.
Đứa con trai khi gặp lại ông tuy không thờ ơ nhưng cũng chẳng mặn nồng cho lắm. Ông không trách nó mà ngược lại cám ơn trời phật đã cho ông cơ hội được hội ngộ với con mình. Ông cũng cảm thấy mình còn có phước là đứa con của ông đã được nuôi nấng dạy dỗ đàng hoàng. Dường như gã bộ đội lấy vợ ông vì không có con được nên hết lòng thương yêu đứa con của ông. Chẳng hiểu gã này làm gì mà rất giàu và có uy thế mới có thể đưa đứa con trai của ông qua bên Mỹ với một số vốn liếng khá để làm ăn.
Ông nghe phong phanh là bà vợ trước của ông có dặn con là nếu qua Mỹ gặp lại ông thì phải đối xử tử tế, có lẽ vì nghe lời mẹ nên nó mới nhã nhặn với ông chứ từ nhỏ tới lớn nó có biết ông là ai đâu mà bảo nó thương yêu ông được.
Khi nhắc đến bà vợ trước, giọng ông rọm có chút tha thứ nhưng tiếc nuối:
- Chén kiểng úp với chén sành cô nờ. Bà ta lấy cán bộ, thôi thì dù sao bà ta cũng may mắn gặp được một tên kha khá nên cuộc đời cũng đỡ vất vả.
Tôi để ý là ông không còn kêu bà vợ trước là "mụ" nữa. Tuy nhiên ông còn hằn học:
- Tụi cán bộ chắc tham nhũng, ăn chặn trên xương máu của dân lành nên mới có tiền đem qua Mỹ tiêu xài lớn.
Ông rọm tuy giận nên nói càn, nhưng ông nói không qúa đáng đâu. Gần đây nghe nói con cháu của cán bộ đi du học khá nhiều, đứa nào cũng đem tiền của qua mua nhà cửa, làm thương mại và lấy vợ có quốc tịch Mỹ để được ở lại.
Ông rọm nói tiếp:
- Đã chửi ngụy mà bây gìờ cho con cháu qua sống bám vào đất ngụy. Rõ ràng là chế độ, loài người đạo đức giả. Thằng con tui cũng đâu kém ai, nó không thèm lấy vợ Việt gốc Mỹ mà lấy luôn con vợ người Mỹ chính tông.
Tôi thấy ông rọm bắt đầu nổi giận nên lật đật hỏi:
- Andy là con lai chắc là nó đẹp lắm phải không chú"
Đôi mắt sâu của ông bất chợt long lanh:
- Thằng nhỏ dễ thương lắm cô. Nó có nhiều nét giống bà vợ trước của tui, nó có mái tóc nâu mềm mại và đôi mắt đen láy trông ngộ nghĩnh lắm.
Tôi nói với ông rọm là tôi thật mừng cho ông có được chút tình gia đình như thế sẽ đỡ cô đơn. Ông rọm nhìn tôi cay đắng:
- Tình đến rồi tình đi cô nờ
Tôi nhủ thầm, trời ơi ông nói câu này như ông đang hát bài nhạc tình vậy.
Ông rọm có nhiều lý do để chua chát vì theo như ông kể, đứa con trai qua Mỹ đã khá lâu, lấy vợ người Mỹ và làm chủ một tiệm ăn nhỏ nhưng rất phồn thịnh. Gần đây công việc qúa bề bộn nên cả hai vợ chồng nhờ ông đưa thằng Andy đi học và đón về mỗi chiều. Ông hoan hỉ giúp con giữ cháu.
Mỗi chiều ông đón Andy đi học về thì hai ông cháu ghé vào viện dưõng lão thăm bà vợ của ông. Bà vợ không còn trí nhớ của ông ngày nào cũng chờ đợi thằng nhỏ vào để vuốt ve, nựng nịu. Đó là chút hạnh phúc còn lại trong đời mà cả ông lẫn bà vợ đang được hưởng.
Thằng Andy thì rất ngoan, mỗi lần gần tới viện dưỡng lão ông đều ngừng lại ở Mc Donald mua cho nó đồ ăn. Thằng nhỏ chỉ ăn hamburger, còn lại French Fries và món đồ chơi trong Happy Meal thì nó để giành cho đem cho " bà bà". Ông dạy nó vài lần thì nó biết kêu vợ ông là bà nhưng nó rất thông minh, chỉ sau vài lần ngồi xem phim chưởng với ông là nó tự động nghộ nghĩnh gọi vợ ông là "bà bà".
Tôi nghe ông kể mà cảm động bèn hỏi:
- Như vậy là hôm nay cuối tuần chỉ có một mình chú đi thăm "bà bà" thôi hả"
Ông rọm nhếch miệng với nụ cười méo xẹo:
- Hạnh phúc như mây bay, cô ơi. Có đó rồi mất đó. "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc...", cuộc đời là hư ảo cô ơi. Tui kiếm ra con, được ôm ấp cháu một thời gian ngắn ngủi bây giờ tui không được gặp thằng nhỏ nữa.
Bắt gặp cái nhìn kinh ngạc của tôi ông phẩn nộ:
- Con vợ tóc vàng của thằng con tui nó hổn hào, nó cấm không cho tui tới gần thằng Andy nữa. Nó kiếm cớ chia phân ông cháu tui.
Biết ông rọm hay nói chuyện gàn bướng nên tôi hỏi cho ra nguyên cớ thì ông ấm ức cho hay là cách đây mấy tháng, khi đi rước thằng Andy từ trường về thì thằng nhỏ bị sổ mũi, nhức đầu và có vẻ như muốn cảm. Thế là ông rọm đưa thằng nhỏ về nhà đè ra cạo gió. Khi giao trả Andy lại cho ba má nó, thằng nhỏ thích chí vạch áo khoe liền với mẹ nó là nó có nhiều "tattoo" (dấu xâm) trên lưng. Vậy là cô con dâu người Mỹ của ông la lối um xùm và đòi kêu cảnh sát bắt ông vì tội "hành hung" con nít.
Tôi nghe chuyện ông Rọm kể mà hỡi ơi vì đã có những trường hợp tương tự xảy ra với những người Việt Nam đã bao nhiêu lần lúc người Việt mới qua đất Mỹ. Nhưng sau bao nhiêu năm qua, phần lớn những người Mỹ đã thấu hiểu được những tập quán của người Việt nên không lạ lùng gì về vấn đề cạo gió. Tôi nghĩ có lẽ cô con dâu của ông qúa xót ruột khi thấy nhiều vết bầm trên người thằng bé Andy chăng"
Ông rọm kể chuyện nhưng rất tức tối:
- Bà ...nó, nó ỷ người Mỹ rồi muốn nói gì thì nói. Tui cạo gió xong thẳng nhỏ khỏe ru, hỏi nó thì nó nói đâu có đau đớn chi đâu. Với lại tui xài đồng xu nhỏ xíu và cạo nhẹ tay. Cháu tui thương đứt ruột mà nó dám nói tui hành hung. Thằng con tui sợ vợ, còn con nớ thì không biết đạo đức, lễ nghĩa là gì, tui già như ri mà nó dám chửi tui điên, nó nói tui ... crazy đó cô.
Ông rọm có một điểm đặc biệt là mỗi khi ông giận dữ nét mặt hùng hổ của ông trông rất khôi hài, nhất là lần này vì đầu ông cạo trọc nên càng làm nổi bật sự phùng mang trợn mắt độc nhất vô nhị của ông.
Nhìn tôi chúm chím cười, ông rọm tức tối trách móc:
- Lạ chưa, cô còn cười tui nữa
Tôi hoảng hốt đính chính:
- Không phải tôi cười chú đâu, tôi mừng vì tôi thấy giữa tôi và chú có căn duyên gặp gỡ, mà mỗi lần tôi gặp chú là một lần tôi hiểu thêm về cuộc đời của chú và thấy chú lạ lắm.
Ông rọm thấy tôi bào chữa nên cũng bớt giận:
- Tui với cô đúng là có cơ duyên, tui chưa bao giờ tâm sự với ai về những riêng tư của tui, kể cho cô nghe vì lúc trước làm trong nhà thương tui thấy cô hay kiên nhẫn lắng nghe những câu chuyện của bệnh nhân, rồi cô hay an ủi người ta. Cô thấy tui lạ chắc vì mái tóc hippy của tui không còn nữa phải không"
Tôi không trả lời mà gắp cho ông rọm một miếng chạo tôm, thì ông xua tay:
- Cám ơn cô nhưng tui có món đồ chay đây rồi.
Nghe ông nói xong thì tôi mới để ý là ban nãy người hầu bàn đưa ra một dĩa rau cải xào với nấm và để kế bên cho ông rọm. Tôi tuy ngạc nhiên nhưng cũng nửa đùa nửa thật:
- Chú cắt tóc giống như...Henry Chúc thế này mà chú tính ăn chay đi tu hay sao"
Giọng ông rọm buồn hiu:
- Tâm tui chưa lành nên cố tu mà chưa được cô nờ.
Được biết từ khi bà vợ vào viện dưỡng lão thì ông rọm mỗi ngày tiếp tục đến chùa làm công qủa và học thêm kinh sách. Khi đứa con dâu cấm không cho ông gặp thằng cháu nội Andy nữa thì ông đâm ra chán đời, tự trách là kiếp trước mình làm gì nghiệt ngã nên kiếp này hết phước mới phải trải qua những nổi đau đành đọan, bi thảm.
Lần cuối khi ông lén đến trường đứng xa xa nhìn thằng Andy tan học, nó cũng lén nhìn ông rồi đưa bàn tay nhỏ xíu lên vẩy chào ông xong buồn bả leo lên xe về với mẹ nó, ông cảm thấy đứt ruột, đau nhức tâm can, nhưng đồng thời cũng biết là sự lưu luyến tình cảm này sẽ chỉ làm ông khổ thêm thôi. Ông quyết định xuống tóc, ăn chay và mỗi tối ông đều đọc kinh sám hối.
Tôi chợt nhớ tới chiếc áo tràng ông mặc ban sáng:
- Như vậy là chú đã xin theo thầy học đạo rồi phải không"
Ông rọm thở dài não nuột:
- Cái vận tui còn long đong lắm cô, tui chỉ mới ráng tu tại gia thôi mà còn chưa trọn nói chi mà dám làm phiền tới thầy.
Tôi lấy làm lạ nên hỏi:
- Tu tại gia hay tại chùa cũng là tu. Chú đã xuống tóc, ăn chay như vậy chú đã là tu sĩ thì cũng gần như từ bỏ cuộc đời bên ngoài rồi.
Ông rọm tâm sự:
- Cô biết mà, tui còn... sân si, ố nộ lắm. Nói tới cái chế độ ác ngã của cộng sản miệng mồm tui còn muốn chửi. Nghĩ tới sự chia rẻ giữa tui với đứa cháu tui còn oán đứa con dâu. Nhìn bà vợ không còn trí nhớ tui còn thương lắm. Đôi lúc buồn tui còn giống như... Trư Bát Giới, còn muốn uống một tửu rượu giải khây. Tui qui y mà cả ba giới Phật, Pháp, Tăng tui chưa làm trọn được giới nào cả.
Khi nghe ông rọm cắt nghĩa thì tôi mới biết ý nghĩ của mình còn qúa nông cạn. Mặc dù bà vợ ông ở trong viện dưỡng lão nhưng ông cũng còn trách nhiệm và vẫn nặng tình, nặng nghĩa. Ông đi tu rồi thì ai vào thăm bà mỗi ngày, ai đẩy xe lăn đưa bà đi dạo mỗi chiều trong công viên"
Ông tiếp tục giải thích cho tôi hiểu về áo tràng xám ông mặc:
- Tui mặc áo lam, ăn rau qủa và mỗi tối đọc kinh sám hối nhưng chỉ đủ để tự tu tại gia thôi cô. Ngày nào tui giữ được tâm thanh tịnh thì tui mới thật sự có căn duyên, mới dám vào cửa phật. Từ ngày tui ăn chay, niệm phật thì tui không còn phải uống thuốc an thần nữa cô. Tối nào tui đọc xong bài kinh sám hối thì tui ngủ ngon vô cùng.
Nói tới chuyện ngủ tôi lại nhớ là ông từng nói với tôi là ông suốt đời chỉ ngủ ngồi thôi, không nằm bao giờ. Tôi dằn lòng không được nên phải hỏi:
- Ngủ ngồi làm sao ngon đuợc
Ông rọm cười ngất:
- Cái cô ni lạ qúa, tui kể chi cô cũng nhớ qúa rõ ràng. Tui ngồi thiền xong nhắm mắt dựa lưng vào tường ngủ thẳng giấc không phiền muộn.
Tôi đã từng tưởng tượng ông ngồi ngủ trên cánh dù tung gió thì lần này tôi nghĩ một ngày nào đó ông ngồi ngủ rồi sẽ... hóa thành tượng đá. Tượng đá vô tri không suy nghĩ, không biết đớn đau về những ràng buộc, đổi thay của cuộc đời. Không chừng lúc đó tâm thiền của ông sẽ được thảnh thơi hơn.
Tôi khen ông rọm:
- Chắc nhờ ăn rau qủa và ngủ được nên trông chú tuy vẫn còn ốm nhưng không yếu như trước.
Ông rọm đang cười rồi bỗng nhiên xụ mặt:
- Thấy vậy chứ không phải vậy đâu cô. Cái đầu tui dạo này hơi thanh thản nhưng bù lại cái thận thì dở lắm.
Ông rọm cho biết sỡ dĩ ông biết cái thận của ông rất yếu vì mấy tháng trước người bạn thân của ông vì thận hư nên đang trong tình trạng đợi chờ để được ghép thận, thì ông tình nguyện cho bạn ông một trái thận của chính mình. Khi đi thử máu mới biết cái thận của ông cũng trong tình trạng suy nhược. Dĩ nhiên là ông rất tuyệt vọng vì không giúp được bạn và buồn nhiều vì sợ mình không đủ sức khỏe để còn trông nom, thăm viếng bà vợ mất trí nhớ.
Ông buồn bã nói:
- Cô coi đó, thằng bạn thân sát cánh với tui trên chiến trường, giờ đây cả tui và nó đều là người... tàn phế. Tui muốn cho hắn một trái thận vì như thế thì hai đứa tui sống trên đời này mới có ý nghĩa, nhưng rổi tui cũng đành chịu vì chính sức khỏe của tui cũng bết bát qúa.
Tôi nghe ông Rọm kể chuyện muốn cho thận mà xúc động. Ai bảo ông chưa trọn giới qui y" Có mấy ai dám hy sinh một phần thân thể của mình cho người khác mà không hề vụ lợi. Chỉ tội cho ông là ông không làm được những gì tâm ông muốn y nguyện.
Buổi tiệc cưới đến lúc vui nhộn vì mọi người cùng đang ra sàn nhảy với cô dâu và chú rể. Tôi đẩy miếng bánh ngọt qua cho ông và hỏi thăm ông hiện tính là m sa. "
Ông rọm ưu tư và lập lại lời nói lúc nãy:
- Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc
Tôi tiếp lời ông:
- Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc
Ông rọm trố mắt nhìn tôi:
-A. Cô nói giùm tui rồi đó. Tui không tính tóan chi xa, cuộc đời có đó rồi mất đó. Tui tính đem vợ tui lên Ohio, trên đó có mấy người thuộc họ hàng bên vợ tui, may ra còn có chút tình thân.
Tôi nhớ là ông rọm ở xứ Mỹ này có mười mấy năm và cũng đã...lưu lạc giang hồ tới gần mười mấy tiểu bang rồi.
- Chú đi chi xa lắc xa lơ vậy"
Ông rọm nheo mắt:
- Đất lành chim đậu mà cô.
Tôi chưa kịp nói thêm thì cái điện thoại cầm tay của ông rọm reo lên. Sau khi vắn tắt trả lời, ông với nét mặt thảng thốt:
- Vợ tui nổi ...cơn ...
Ông nhìn tôi như không muốn giải thích thêm. Tôi nhìn ông không dám hỏi chi thêm ,cả tôi và ông đều đang thấm một nổi ưu phiền chung.
Ông không nói lời từ giã, chỉ chắp tay xá tôi một xá, tôi cũng xá lại ông và khi nhìn bóng dáng còm cỏi của ông len lỏi giữa đám đông ra về, tôi chợt nghĩ đến một mảnh đất lành với con chim đại bàng rủ cánh âm thầm thưong đau.
Nguyễn Thị Huế Xưa
Ông Rọm Là Ai?
Rọm là tên một nhân vật gàn bướng, kỳ khôi và "xấu hơn ma" trong cuốn tiểu thuyết "Mưa Trên Cây Sầu Đông" của bà Nhã Ca. Trong truyện, mọi người gọi ông là “Thằng Rọm.” Cô Đông Nghi thì gọi Rọm là “Ông Thằng Rọm”. Tôi đọc cuốn truyện này từ thưở mới lớn và nhớ.
Rồi sự tình cờ đưa đẩy, tôi được gặp một người lao công làm trong bệnh viện thành phố, gợi cho tôi hình ảnh của "ông thằng rọm." Ông rọm của tôi là một cựu biệt kích. Có lẽ ông cũng rọm không thua “ông thằng rọm” của bà Nhã Ca nhưng tấm lòng ông thì bát ngát bao la. Lòng trung thành của ông với quê hương khổ nhục, sự chung thủy của ông dành cho người bạn đời mất trí và tình đồng đội bền chặt tới mức muốn chia xẻ một phần cơ thể của ông cho người bạn cũ khiến tôi quí phục ông.
Cũng nên nhắc lại ông Rọm là tên gọi thân thiết của tôi dành cho người lính biệt kích tên Danh lúc trước làm lao công trong bệnh viện nơi tôi làm việc. Khi làm chung ở nhà thương tôi được nghe ông kể về những biến chuyển trong cuộc đời của một người chiến sĩ trở về sau những tháng ngày tăm tối ngục tù.
Chú Danh nghỉ việc và dọn đi tỉnh khác thì hai năm sau khi đi dự đám cưới của con anh bạn ở Houston, tôi tình cờ gặp lại và được nghe thêm những thăng trầm trong cuộc đời trên xứ Mỹ của ông.
Cũng nơi đây tôi biết được ông còn có một cái tên nữa là bác Hai, và thêm một nghề mới là chuyên đi cúng quảy, sắp xếp lễ lộc cưới hỏi cho những người quen.
Vẫn anh bạn thân năm ngoái cưới vợ cho con trai, năm nay anh tiếp tục lo cho cô út đi lấy chồng. Trên đường lái xe ba tiếng đồng hồ tới dự đám cưới, tôi đã thầm nghĩ không chừng lại có dịp gặp lại ông rọm.
Qủa thật như tôi mong muốn, khi nhà cô dâu sửa soạn đón nhà trai tới thì người bưng mâm qủa gõ cửa không ai xa lạ chính là ông rọm.
Năm ngoái ông rọm đứng ra chủ lễ cho nhà gái thì năm nay ông bưng mâm qủa theo nhà trai. Điều khiến tôi sửng sờ nhất là nhìn thân thể gầy còm của ông rọm trong một bộ áo tràng màu xám dài lê lết. Mái tóc dài búi tó lưa thưa của ông không còn nữa, thay vào đó là mái tóc húi cua để lộ chân tóc gần sát da đầu.
Tôi còn nhớ năm trước ông bị máy mắt vì uống thuốc an thần khá lâu. Năm nay da dẻ ông có vẻ hồng hào hơn và đôi mắt không còn bị chớp máy liên hồi nữa thì không lý gì ông bị bệnh. Nhìn lại cái áo tràng xám thì tôi phân vân, hay là ông rọm đã đi tu"
Trong lễ vui qui lần này, ông rọm nay là bác Hai, đã đại diện nhà trai để kết thúc buổi lễ cưới tại gia "thành kính cầu xin các Như Lai Chư Phật phù hộ cho hai trẻ một đời bên nhau bình an". Tôi nghe lời chúc của bác Hai thấy có một ý ẩn gì hơi lạ trong đó mà chưa thể đóan được.
Sau khi làm lễ xong, ông rọm đến bên tôi tay bắt mặt mừng nhưng sau đó ông chào:
- Thật là qúi hóa qúa nên tui lại được gặp cô. Chừ tui phải đi có công chuyện. Túi ni gặp lại đằng nhà hàng nghe cô.
Nhìn ông rọm lật đật ra về tôi đoán có lẽ ông phải về "baby sit” cho bà vợ bị bệnh của ông như có lần ông đã đề cập. Tôi nghĩ ông chỉ lịch sự hẹn với tôi nhưng chưa chắc ông đã đến được.
Như những buổi tiệc cưới tưng bừng khác của người Việt Nam, nhà hàng Kim Sơn mới với tám món ăn vừa khẩu vị. Bàn của chúng tôi thay vì có mười người thì chỉ có tám người dự, cho nên đồ ăn dư dã. Khi ăn tới món thứ ba thì ông xã tôi khều tay nói nhỏ:
“Ông bạn của em tới kià.”
Tôi nhìn lên và bắt gặp nụ cười hiền lành của ông rọm. Thì ra anh bạn cũng tế nhị lắm nên sắp chổ cho ông rọm ngồi chung bàn với tôi. Có lẽ chỗ ngồi trống còn lại dành cho bà vợ của ông rọm. Tôi cười đùa:
- Chú tới trể nên nãy giờ tôi ăn hộ phần ăn của chú hết mấy món rồi.
Ông rọm biện bạch:
-Bà vợ tui...chướng qúa nên tui ráng lắm mới dụ bà ấy ngủ rồi mới đi được.
Đúng như tôi đã tiên đoán, ông rọm phải về nhà lo cho bà vợ. Tôi liền hỏi:
- Vậy chứ chú đi đây rồi ai trông chừng thím cho chú
Ông rọm trả lời nhát gừng:
- Có... người ta lo.
Sau khi ngồi xuống và chào hỏi những người ngồi chung bàn, ông rọm thong thả giải thích người ta đây là những người làm trong viện dưỡng lão.
Bà vợ của ông rọm vốn bị mổ màng óc và sau nhiều năm thì trí nhớ không còn nguyên vẹn như trước, sức khỏe càng ngày càng suy yếu. Đời sống của hai người càng nguy hiểm vì tính tình thất thường của bà ấy.
Ông kể là có lần ông đang nấu canh, chỉ bỏ vào nhà tắm có mấy phút mà ở ngoài bếp bà vợ của ông làm đổ cả nồi nước sôi lên mình. Cũng may bà chỉ bị phỏng nhẹ nên khi đưa vào nhà thương không bị nhập viện. Rồi có mấy lần bà ta mở cửa ngẩn ngơ đi lang thang giữa đường xém bị xe tông. Lần cuối cùng khi bà ta ra ngồi ngay giữa đường thì người hàng xóm báo cho cảnh sát hay.
Sau lần đó chỉ vài ngày sau thì cơ quan xã hội (APS-Adult Protective Services) đến nhà khám xét rồi cho là ông rọm không đủ khả năng nuôi vợ một cách an toàn nên họ buộc phải đưa vợ ông vào trong viện dưỡng lão để đuợc săn sóc kỹ càng hơn.
Khi kể lại chuyện này, ông rọm chua chát:
- Cô nghĩ coi, tui đi lính gìn sông giữ núi cả đời mà qua đây có một người vợ mà lại lo không xong. Tủi hổ, ốt dột cô nờ!
Thấy tôi lắng nghe, ông tiếp tục than thở:
- Tui như ngưởi bị...cùi cô ơi. Đôi bàn tay cầm báng súng một thời mà gìờ đây không bảo vệ được cho chính gia đình mình.
Tôi an ủi ông là sức người có hạn, ông không thể tự trách mình những gì xảy ra ngoài khả năng của mình được. Ông rọm rơm rớm nước mắt:
- Cô cũng thấy tui là người...vô tài bất tướng phải không" Từ ngày vợ tui vào viện dưỡng lão thì đời tui không có ngày nào giống ngày nào đó cô. Tội vợ tui lắm, cái đầu óc vô tư lự của bả chắc không còn ý nghĩ gì ngoài mỗi ngày ngồi chờ tui đưa thằng Andy vào thăm thì bả mới nhớm lên được một chút vui trong ánh mắt.
Tôi tò mò hỏi:
- Andy"
Ánh mắt của ông rọm bỗng nhóe lên một tia nhìn hạnh phúc khi trả lời:
- Andy là thằng cháu nội của tui.
Tôi nhìn ông chưng hửng. Mấy năm nay có nghe ông nói gì về con cái đâu mà bây giờ lại có cháu nội. Nhìn nét mặt tôi, ông rọm cười khan:
- Cuộc đời tui lúc nào cũng gay cấn, khốc liệt vậy đó cô. Cuộc chiến đã có lúc phải ngưng trong tức tưởi trong khi tui cứ tiếp tục cầm cự, chiến đấu với những điêu tàn còn lại.
Ông rọm cho biết Andy là thằng cháu đích tôn năm tuổi của ông. Ngày trước khi ông đi học tập trở về đứa con trai duy nhất của ông với bà vợ trước lúc đó khoảng tuổi của Andy bây gìờ. Bà vợ trước của ông vì hoàn cảnh ở nhà lấy bộ đội. Ông mất cả nhà cửa vợ con. Khi ông chắp nối với bà vợ thứ hai này thì trong những năm tháng còn lại nương náu ở Việt Nam cho tới ngày qua Mỹ ông chưa hề được gặp lại đứa con của ông.
Cách đây không lâu, một ngưòi bạn cùng quân ngũ của ông cho hay là đứa con trai của ông hiện đang định cư ở Houston và đang làm chủ một nhà hàng nhỏ. Sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, ông quyết định tìm kiếm giòng máu của mình.
Đứa con trai khi gặp lại ông tuy không thờ ơ nhưng cũng chẳng mặn nồng cho lắm. Ông không trách nó mà ngược lại cám ơn trời phật đã cho ông cơ hội được hội ngộ với con mình. Ông cũng cảm thấy mình còn có phước là đứa con của ông đã được nuôi nấng dạy dỗ đàng hoàng. Dường như gã bộ đội lấy vợ ông vì không có con được nên hết lòng thương yêu đứa con của ông. Chẳng hiểu gã này làm gì mà rất giàu và có uy thế mới có thể đưa đứa con trai của ông qua bên Mỹ với một số vốn liếng khá để làm ăn.
Ông nghe phong phanh là bà vợ trước của ông có dặn con là nếu qua Mỹ gặp lại ông thì phải đối xử tử tế, có lẽ vì nghe lời mẹ nên nó mới nhã nhặn với ông chứ từ nhỏ tới lớn nó có biết ông là ai đâu mà bảo nó thương yêu ông được.
Khi nhắc đến bà vợ trước, giọng ông rọm có chút tha thứ nhưng tiếc nuối:
- Chén kiểng úp với chén sành cô nờ. Bà ta lấy cán bộ, thôi thì dù sao bà ta cũng may mắn gặp được một tên kha khá nên cuộc đời cũng đỡ vất vả.
Tôi để ý là ông không còn kêu bà vợ trước là "mụ" nữa. Tuy nhiên ông còn hằn học:
- Tụi cán bộ chắc tham nhũng, ăn chặn trên xương máu của dân lành nên mới có tiền đem qua Mỹ tiêu xài lớn.
Ông rọm tuy giận nên nói càn, nhưng ông nói không qúa đáng đâu. Gần đây nghe nói con cháu của cán bộ đi du học khá nhiều, đứa nào cũng đem tiền của qua mua nhà cửa, làm thương mại và lấy vợ có quốc tịch Mỹ để được ở lại.
Ông rọm nói tiếp:
- Đã chửi ngụy mà bây gìờ cho con cháu qua sống bám vào đất ngụy. Rõ ràng là chế độ, loài người đạo đức giả. Thằng con tui cũng đâu kém ai, nó không thèm lấy vợ Việt gốc Mỹ mà lấy luôn con vợ người Mỹ chính tông.
Tôi thấy ông rọm bắt đầu nổi giận nên lật đật hỏi:
- Andy là con lai chắc là nó đẹp lắm phải không chú"
Đôi mắt sâu của ông bất chợt long lanh:
- Thằng nhỏ dễ thương lắm cô. Nó có nhiều nét giống bà vợ trước của tui, nó có mái tóc nâu mềm mại và đôi mắt đen láy trông ngộ nghĩnh lắm.
Tôi nói với ông rọm là tôi thật mừng cho ông có được chút tình gia đình như thế sẽ đỡ cô đơn. Ông rọm nhìn tôi cay đắng:
- Tình đến rồi tình đi cô nờ
Tôi nhủ thầm, trời ơi ông nói câu này như ông đang hát bài nhạc tình vậy.
Ông rọm có nhiều lý do để chua chát vì theo như ông kể, đứa con trai qua Mỹ đã khá lâu, lấy vợ người Mỹ và làm chủ một tiệm ăn nhỏ nhưng rất phồn thịnh. Gần đây công việc qúa bề bộn nên cả hai vợ chồng nhờ ông đưa thằng Andy đi học và đón về mỗi chiều. Ông hoan hỉ giúp con giữ cháu.
Mỗi chiều ông đón Andy đi học về thì hai ông cháu ghé vào viện dưõng lão thăm bà vợ của ông. Bà vợ không còn trí nhớ của ông ngày nào cũng chờ đợi thằng nhỏ vào để vuốt ve, nựng nịu. Đó là chút hạnh phúc còn lại trong đời mà cả ông lẫn bà vợ đang được hưởng.
Thằng Andy thì rất ngoan, mỗi lần gần tới viện dưỡng lão ông đều ngừng lại ở Mc Donald mua cho nó đồ ăn. Thằng nhỏ chỉ ăn hamburger, còn lại French Fries và món đồ chơi trong Happy Meal thì nó để giành cho đem cho " bà bà". Ông dạy nó vài lần thì nó biết kêu vợ ông là bà nhưng nó rất thông minh, chỉ sau vài lần ngồi xem phim chưởng với ông là nó tự động nghộ nghĩnh gọi vợ ông là "bà bà".
Tôi nghe ông kể mà cảm động bèn hỏi:
- Như vậy là hôm nay cuối tuần chỉ có một mình chú đi thăm "bà bà" thôi hả"
Ông rọm nhếch miệng với nụ cười méo xẹo:
- Hạnh phúc như mây bay, cô ơi. Có đó rồi mất đó. "Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc...", cuộc đời là hư ảo cô ơi. Tui kiếm ra con, được ôm ấp cháu một thời gian ngắn ngủi bây giờ tui không được gặp thằng nhỏ nữa.
Bắt gặp cái nhìn kinh ngạc của tôi ông phẩn nộ:
- Con vợ tóc vàng của thằng con tui nó hổn hào, nó cấm không cho tui tới gần thằng Andy nữa. Nó kiếm cớ chia phân ông cháu tui.
Biết ông rọm hay nói chuyện gàn bướng nên tôi hỏi cho ra nguyên cớ thì ông ấm ức cho hay là cách đây mấy tháng, khi đi rước thằng Andy từ trường về thì thằng nhỏ bị sổ mũi, nhức đầu và có vẻ như muốn cảm. Thế là ông rọm đưa thằng nhỏ về nhà đè ra cạo gió. Khi giao trả Andy lại cho ba má nó, thằng nhỏ thích chí vạch áo khoe liền với mẹ nó là nó có nhiều "tattoo" (dấu xâm) trên lưng. Vậy là cô con dâu người Mỹ của ông la lối um xùm và đòi kêu cảnh sát bắt ông vì tội "hành hung" con nít.
Tôi nghe chuyện ông Rọm kể mà hỡi ơi vì đã có những trường hợp tương tự xảy ra với những người Việt Nam đã bao nhiêu lần lúc người Việt mới qua đất Mỹ. Nhưng sau bao nhiêu năm qua, phần lớn những người Mỹ đã thấu hiểu được những tập quán của người Việt nên không lạ lùng gì về vấn đề cạo gió. Tôi nghĩ có lẽ cô con dâu của ông qúa xót ruột khi thấy nhiều vết bầm trên người thằng bé Andy chăng"
Ông rọm kể chuyện nhưng rất tức tối:
- Bà ...nó, nó ỷ người Mỹ rồi muốn nói gì thì nói. Tui cạo gió xong thẳng nhỏ khỏe ru, hỏi nó thì nó nói đâu có đau đớn chi đâu. Với lại tui xài đồng xu nhỏ xíu và cạo nhẹ tay. Cháu tui thương đứt ruột mà nó dám nói tui hành hung. Thằng con tui sợ vợ, còn con nớ thì không biết đạo đức, lễ nghĩa là gì, tui già như ri mà nó dám chửi tui điên, nó nói tui ... crazy đó cô.
Ông rọm có một điểm đặc biệt là mỗi khi ông giận dữ nét mặt hùng hổ của ông trông rất khôi hài, nhất là lần này vì đầu ông cạo trọc nên càng làm nổi bật sự phùng mang trợn mắt độc nhất vô nhị của ông.
Nhìn tôi chúm chím cười, ông rọm tức tối trách móc:
- Lạ chưa, cô còn cười tui nữa
Tôi hoảng hốt đính chính:
- Không phải tôi cười chú đâu, tôi mừng vì tôi thấy giữa tôi và chú có căn duyên gặp gỡ, mà mỗi lần tôi gặp chú là một lần tôi hiểu thêm về cuộc đời của chú và thấy chú lạ lắm.
Ông rọm thấy tôi bào chữa nên cũng bớt giận:
- Tui với cô đúng là có cơ duyên, tui chưa bao giờ tâm sự với ai về những riêng tư của tui, kể cho cô nghe vì lúc trước làm trong nhà thương tui thấy cô hay kiên nhẫn lắng nghe những câu chuyện của bệnh nhân, rồi cô hay an ủi người ta. Cô thấy tui lạ chắc vì mái tóc hippy của tui không còn nữa phải không"
Tôi không trả lời mà gắp cho ông rọm một miếng chạo tôm, thì ông xua tay:
- Cám ơn cô nhưng tui có món đồ chay đây rồi.
Nghe ông nói xong thì tôi mới để ý là ban nãy người hầu bàn đưa ra một dĩa rau cải xào với nấm và để kế bên cho ông rọm. Tôi tuy ngạc nhiên nhưng cũng nửa đùa nửa thật:
- Chú cắt tóc giống như...Henry Chúc thế này mà chú tính ăn chay đi tu hay sao"
Giọng ông rọm buồn hiu:
- Tâm tui chưa lành nên cố tu mà chưa được cô nờ.
Được biết từ khi bà vợ vào viện dưỡng lão thì ông rọm mỗi ngày tiếp tục đến chùa làm công qủa và học thêm kinh sách. Khi đứa con dâu cấm không cho ông gặp thằng cháu nội Andy nữa thì ông đâm ra chán đời, tự trách là kiếp trước mình làm gì nghiệt ngã nên kiếp này hết phước mới phải trải qua những nổi đau đành đọan, bi thảm.
Lần cuối khi ông lén đến trường đứng xa xa nhìn thằng Andy tan học, nó cũng lén nhìn ông rồi đưa bàn tay nhỏ xíu lên vẩy chào ông xong buồn bả leo lên xe về với mẹ nó, ông cảm thấy đứt ruột, đau nhức tâm can, nhưng đồng thời cũng biết là sự lưu luyến tình cảm này sẽ chỉ làm ông khổ thêm thôi. Ông quyết định xuống tóc, ăn chay và mỗi tối ông đều đọc kinh sám hối.
Tôi chợt nhớ tới chiếc áo tràng ông mặc ban sáng:
- Như vậy là chú đã xin theo thầy học đạo rồi phải không"
Ông rọm thở dài não nuột:
- Cái vận tui còn long đong lắm cô, tui chỉ mới ráng tu tại gia thôi mà còn chưa trọn nói chi mà dám làm phiền tới thầy.
Tôi lấy làm lạ nên hỏi:
- Tu tại gia hay tại chùa cũng là tu. Chú đã xuống tóc, ăn chay như vậy chú đã là tu sĩ thì cũng gần như từ bỏ cuộc đời bên ngoài rồi.
Ông rọm tâm sự:
- Cô biết mà, tui còn... sân si, ố nộ lắm. Nói tới cái chế độ ác ngã của cộng sản miệng mồm tui còn muốn chửi. Nghĩ tới sự chia rẻ giữa tui với đứa cháu tui còn oán đứa con dâu. Nhìn bà vợ không còn trí nhớ tui còn thương lắm. Đôi lúc buồn tui còn giống như... Trư Bát Giới, còn muốn uống một tửu rượu giải khây. Tui qui y mà cả ba giới Phật, Pháp, Tăng tui chưa làm trọn được giới nào cả.
Khi nghe ông rọm cắt nghĩa thì tôi mới biết ý nghĩ của mình còn qúa nông cạn. Mặc dù bà vợ ông ở trong viện dưỡng lão nhưng ông cũng còn trách nhiệm và vẫn nặng tình, nặng nghĩa. Ông đi tu rồi thì ai vào thăm bà mỗi ngày, ai đẩy xe lăn đưa bà đi dạo mỗi chiều trong công viên"
Ông tiếp tục giải thích cho tôi hiểu về áo tràng xám ông mặc:
- Tui mặc áo lam, ăn rau qủa và mỗi tối đọc kinh sám hối nhưng chỉ đủ để tự tu tại gia thôi cô. Ngày nào tui giữ được tâm thanh tịnh thì tui mới thật sự có căn duyên, mới dám vào cửa phật. Từ ngày tui ăn chay, niệm phật thì tui không còn phải uống thuốc an thần nữa cô. Tối nào tui đọc xong bài kinh sám hối thì tui ngủ ngon vô cùng.
Nói tới chuyện ngủ tôi lại nhớ là ông từng nói với tôi là ông suốt đời chỉ ngủ ngồi thôi, không nằm bao giờ. Tôi dằn lòng không được nên phải hỏi:
- Ngủ ngồi làm sao ngon đuợc
Ông rọm cười ngất:
- Cái cô ni lạ qúa, tui kể chi cô cũng nhớ qúa rõ ràng. Tui ngồi thiền xong nhắm mắt dựa lưng vào tường ngủ thẳng giấc không phiền muộn.
Tôi đã từng tưởng tượng ông ngồi ngủ trên cánh dù tung gió thì lần này tôi nghĩ một ngày nào đó ông ngồi ngủ rồi sẽ... hóa thành tượng đá. Tượng đá vô tri không suy nghĩ, không biết đớn đau về những ràng buộc, đổi thay của cuộc đời. Không chừng lúc đó tâm thiền của ông sẽ được thảnh thơi hơn.
Tôi khen ông rọm:
- Chắc nhờ ăn rau qủa và ngủ được nên trông chú tuy vẫn còn ốm nhưng không yếu như trước.
Ông rọm đang cười rồi bỗng nhiên xụ mặt:
- Thấy vậy chứ không phải vậy đâu cô. Cái đầu tui dạo này hơi thanh thản nhưng bù lại cái thận thì dở lắm.
Ông rọm cho biết sỡ dĩ ông biết cái thận của ông rất yếu vì mấy tháng trước người bạn thân của ông vì thận hư nên đang trong tình trạng đợi chờ để được ghép thận, thì ông tình nguyện cho bạn ông một trái thận của chính mình. Khi đi thử máu mới biết cái thận của ông cũng trong tình trạng suy nhược. Dĩ nhiên là ông rất tuyệt vọng vì không giúp được bạn và buồn nhiều vì sợ mình không đủ sức khỏe để còn trông nom, thăm viếng bà vợ mất trí nhớ.
Ông buồn bã nói:
- Cô coi đó, thằng bạn thân sát cánh với tui trên chiến trường, giờ đây cả tui và nó đều là người... tàn phế. Tui muốn cho hắn một trái thận vì như thế thì hai đứa tui sống trên đời này mới có ý nghĩa, nhưng rổi tui cũng đành chịu vì chính sức khỏe của tui cũng bết bát qúa.
Tôi nghe ông Rọm kể chuyện muốn cho thận mà xúc động. Ai bảo ông chưa trọn giới qui y" Có mấy ai dám hy sinh một phần thân thể của mình cho người khác mà không hề vụ lợi. Chỉ tội cho ông là ông không làm được những gì tâm ông muốn y nguyện.
Buổi tiệc cưới đến lúc vui nhộn vì mọi người cùng đang ra sàn nhảy với cô dâu và chú rể. Tôi đẩy miếng bánh ngọt qua cho ông và hỏi thăm ông hiện tính là m sa. "
Ông rọm ưu tư và lập lại lời nói lúc nãy:
- Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc
Tôi tiếp lời ông:
- Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc
Ông rọm trố mắt nhìn tôi:
-A. Cô nói giùm tui rồi đó. Tui không tính tóan chi xa, cuộc đời có đó rồi mất đó. Tui tính đem vợ tui lên Ohio, trên đó có mấy người thuộc họ hàng bên vợ tui, may ra còn có chút tình thân.
Tôi nhớ là ông rọm ở xứ Mỹ này có mười mấy năm và cũng đã...lưu lạc giang hồ tới gần mười mấy tiểu bang rồi.
- Chú đi chi xa lắc xa lơ vậy"
Ông rọm nheo mắt:
- Đất lành chim đậu mà cô.
Tôi chưa kịp nói thêm thì cái điện thoại cầm tay của ông rọm reo lên. Sau khi vắn tắt trả lời, ông với nét mặt thảng thốt:
- Vợ tui nổi ...cơn ...
Ông nhìn tôi như không muốn giải thích thêm. Tôi nhìn ông không dám hỏi chi thêm ,cả tôi và ông đều đang thấm một nổi ưu phiền chung.
Ông không nói lời từ giã, chỉ chắp tay xá tôi một xá, tôi cũng xá lại ông và khi nhìn bóng dáng còm cỏi của ông len lỏi giữa đám đông ra về, tôi chợt nghĩ đến một mảnh đất lành với con chim đại bàng rủ cánh âm thầm thưong đau.
Nguyễn Thị Huế Xưa
0 nhận xét:
Đăng nhận xét