Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Bài viết hay(787)

Cái vui nhất ở VN hôm nay là thằng "lề phải" vừa lên tiếng thì đứa "lề trái" có bài phản biện hay lên tiếng phản ứng ngay nên ở Mỹ tha hồ mà xem kẻ tung, người hứng, có thằng "nâng bi bợ đít" thì cũng có đứa "ném đá" tưng bừng! Xã hội VN "trăm hoa đua nở" nên có đủ mọi thứ: thích Tàu là có hàng Taù tràn ngập, tha hồ lấy chồng Tàu (TQ hay Đài Loan, Sing, Hongkong hay Việt gốc Hoa...), coi phim Tàu, ăn cơm Tàu, xài đồ Tàu. Bên cạnh đó, có người thích Mỹ, thích Tây trắng hay Tây đen, thích củ sâm hay củ cải Hàn, Nhật, Malaysia, Campuchia, Lào...gì cũng chơi hết! Một cậu trẻ ở quận Bình Tân từng nói với tôi: Gái VN bây giờ mà "con nhà lành" thì quý hiếm như endangered species phải cất kỹ trong nhà chứ gái vũ trường, gái đứng đường, gái nhà trường thì chỉ biết tiền + sướng thôi, cái gì sướng là nó theo ngay, chơi nhau theo kiểu tình 1 đêm thôi, sáng ra đường ai nấy đi !  Tui hỏi: tại sao bây giờ loạn vậy? Cậu ấy cười to" Thượng bất chánh, hạ tắc loạn đó, bác ơi. Trên bảo, dưới không nghe là khổ rồi!
BBC: Việt Nam 'phải ưu việt hơn về dân chủ'

Thủ tướng Dũng nói động lực từ những cải cách trước đã "không còn đủ mạnh"
Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh vai trò của đổi mới thể chế trong thông điệp đầu năm, đồng thời cho rằng xã hội chủ nghĩa là chế độ "phải ưu việt hơn về dân chủ".
Trong bài viết được các báo trong nước đăng toàn văn hôm 1/1, ông Nguyễn Tấn Dũng thừa nhân năng lực cạnh tranh, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang "chậm lại" trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, "xã hội cũng không có ít vấn đề bức xúc," ông nhận định.
Theo ông Dũng, nguyên nhân xảy ra những vấn đề nêu trên là do "động lực mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển" và vì vậy, "cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững".
"Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân", trích bài viết.
"Ưu việt hơn về dân chủ"
Trong bài viết của mình, ông Dũng nói "dân chủ và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại" và dân chủ là "xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người".
Mặc dù thừa nhận từ chế động phong kiến lên chế độ tư bản là "những bước tiến dài về dân chủ", Thủ tướng Việt Nam vẫn cho rằng chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ "ưu việt hơn".
"Chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải ưu việt hơn về dân chủ và Đảng ta phải nắm chắc ngọn cờ dân chủ," bài viết có đoạn.
"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, cũng là nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân".
Bài viết của ông Dũng khẳng định "Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm ... Cơ quan nhà nước ... chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép".
Tuy nhiên, ông cũng biện minh rằng "mọi hạn chế quyền tự do của công dân" hiện nay là "nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc."
"Tư tưởng tiến bộ" 
Trả lời phỏng vấn BBC ngày 2/1, Giáo sư Tương Lai nói ông "mừng" và "thú vị" trước thông điệp của thủ tướng mà ông cho là đại diện cho một tư tưởng "tiến bộ". "Đã lâu lắm rồi mới được nghe một người lãnh đạo có trọng trách nói lên một sự thật lớn lao, một khát vọng của nhân dân," ông nói."Việt Nam giành được độc lập, nhưng độc lập mà không có dân chủ, không có tự do, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa gì."Ông cũng cho rằng "người ta biết rõ điều này từ lâu lắm rồi", nhưng "sợ nếu làm thì sẽ lung lay mất chế độ toàn trị mà người ta đang cố duy trì" và nhận định "đó là nguồn gốc sâu xa đẩy tới sự khủng hoảng toàn diện của xã hội Việt Nam trong thời gian qua"."Nhà nước không cai trị bằng pháp luật, mà bằng nghị quyết. Mà nghị quyết là của ai? Của một nhóm người. Đó không phải là cai trị bằng pháp luật", ông nói."Một xã hội toàn trị phản dân chủ thì làm sao xã hội phát triển lành mạnh, nền kinh tế làm sao phát triển bền vững?""Vì thế tôi rất thú vị khi ông nhấn mạnh dân chủ và nhà nước pháp quyền là một cặp song sinh trong một thể chế chính trị hiện đại.""Phải nói đây là một tư tưởng tiến bộ." 
Vì sao nhắc đến dân chủ?
Trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu có nên đặt dân chủ chung với Chủ nghĩa xã hội như trong thông điệp của Thủ tướng Dũng hay không, Giáo sư Tương Lai nói:"Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được.""Nhưng khi ông ấy nói rằng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng phải là xã hội gắn với dân chủ và Đảng phải nắm lấy ngọn cờ dân chủ thì tôi thấy nói như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thì có thể chấp nhận được.""... Đó là nội dung mà chúng ta mong muốn, còn đặt tên cho nó là gì thì có thể tính sau. Cái tôi cần, là nội dung cốt lõi của nó, chứ đừng mượn ngôn từ bịp bợm để lừa dối nhân dân."
Bình luận về lý do vì sao ông Dũng lại chọn thời điểm này để nhấn mạnh về vấn đề dân chủ, giáo sư Tương Lai cho rằng "muốn được lòng dân, muốn nhân dân tán thành với mình, không có gì hơn là bây giờ phải nói lên sự thật."
"Tôi thấy đã đến lúc đem vấn đề dân chủ gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Đó là nội dung bức xúc nhất mà người dân Việt nam mong muốn. Ai nói được điều này, là đáp ứng được lòng mong mỏi của dân," ông nói.
"Cho nên việc nêu vấn đề dân chủ lúc này là rất đúng lúc và kịp thời."
"Người nào làm được điều đó, sẽ nhận được sự ủng hộ của dân, dù là x,y,z hay a,b,c cũng không quan trọng." 
Bản thông điệp đầu năm sặc mùi... "tự diễn biến"
Ngày 3 tháng 01/2014
- Trải qua 69 năm sống và làm việc dưới sự lãnh đạo chẳng mấy tài tình, chẳng mấy sáng suốt của mấy ông lãnh tụ cộng sản tới hôm nay,
- Được và bị nghe hàng ngàn bài nói chuyện, bài viết,… của mấy ổng toàn là những ý, những từ, cụm từ cứng nhắc nhai đi nhai lại không biết chán, không sao tìm ra một câu nói nào đáng suy nghĩ, đáng được ghi vào sổ tay, trừ những câu nói… “hố” công khai của mấy ông to nhất nước như kiểu ông Tổng Lú vừa qua…(1)
- Được và bị nghe một bài nói/viết sặc mùi tự diễn biến thứ thiệt (cần bị xử lý!) ngày đầu năm của chú Ba đã làm mình phải tỉnh cả người, tìm nghe, tìm đọc, đọc đi đọc lại để mà ngạc nhiên quá trời...
- Mặc cho rất nhiều bạn trẻ, bạn già đến thăm mình nhân dịp năm mới và chúc mừng mình lần thứ 3 thoát khỏi lưỡi hái của Tử Thần tỏ ra nghi ngờ… Nào là:
+ Lại một trò bịp dân nữa thôi!…
+ Hãy chờ xem ông ta làm được cái gì nếu không phải là mị dân “nói dzậy mà không phải dzậy”!... kiểu “tôi sẽ từ chức nếu không dẹp được tham nhũng…” ngày mới lên ngôi mà thôi v.v... và v.v...
Mình vẫn mang từng câu, từng đoạn bài viết “rất mới” này ra để phân tích,… Dù có bị “lừa” một lần nữa thì cũng tự sướng được ít ngày…
Này nhé! Không tự diễn biến, không có sự sự tán đồng của một số nào đó, không có sức mạnh của một “lực lượng chuyên chính” sát khí đằng đằng dàn hàng ngang đứng sau lưng do hàng trăm tướng, tá do chính chú Ba ký sắc phong cho, liệu chú có dám ra cái bản thông điệp đầu năm sặc mùi… “tự diễn biến” mà gần như tất cả các báo, đài đều đồng loạt đưa ra công khai toàn văn những điều (cực mới với cung đình nhưng chẳng là cái đinh gì với lương dân chúng tôi) như sau không?
Giấy trắng mực đen đây nhé:
“Đây là lúc chúng ta cần có thêm động lực để lấy lại đà tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Nguồn động lực đó phải đến từ đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”.
Cái này mới là… lạ chứ:
Năng lực cạnh tranh được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh có tầm quan trọng hàng đầu. Chất lượng thể chế không chỉ tác động như một yếu tố tự thân mà còn ảnh hưởng có tính quyết định đến môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế, của từng doanh nghiệp và là điều kiện tiên quyết để phát huy có hiệu quả lợi thế quốc gia. Không thể có được năng lực cạnh tranh cao nếu không có một thể chế chất lượng cao và một nền quản trị quốc gia hiện đại.
Hơn một lần chú ấy nói đến chất lượng thể chế (system) và cần ĐỔI MỚI THỂ CHẾ? Ý nghĩa của nó liệu có giống chút nào với “chủ nghĩa cộng sản không thể sửa chữa mà chỉ có xóa bỏ mà thôi” của B. Eltsine không?)
Còn về quyền con người, quyền công dân thì …các ông Thein Seein, Hunxen hãy mở to mắt vềnh cao tai mà nghe nè:
“Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch”
và rằng:
đất nước đang cần có thêm động lực để phát triển mà “Nguồn động lực đó phải đến từ Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân”.
“Đổi mới thể chế”! Chỉ 4 chữ này đàng hoàng phát ra từ chính miệng chú Ba đã làm đề tài bình luận từ nước trong đến nước ngoài! Nhiều bài viết đều đi đến những kết luận thống nhất: Tức là: thể chế cũ hiện tồn tại không có những yếu tố cần thiết để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo ra động lực mới cho phát triển đất nước”, Vậy thì chỉ còn thiếu mỗi 1 việc: Hãy xóa sạch nó đi!
Tuy nhiên, không ít các nhà lý luận dù có khen chú Ba đã “tự diễn biến” kha khá nhưng vẫn còn băn khoăn khi thấy chú, tuy ra thông điệp đầu năm chỉ dưới một lá cờ nước, không có cờ Đảng, không hình lãnh tụ, (y hệt Tập Cận Bình)! Tuy không đả động gì đến 2 ông Mác-Lê nhưng chú chưa dám như ông Tập là phớt lờ luôn cái chủ nghĩa xã hội, cái tên Mao, tên Đặng mà chỉ nói đi nói lại về “giấc mơ Trung Quốc” thôi!
Chú thì vẫn phải tiếp tục ngợi ca chủ nghĩa xã hội (mà theo chú tổng Trọng thì đến hết thế kỷ này cũng chưa chắc đã thấy nó ra sao)… làm cho nhiều nhà lý luận danh tiếng nghi ngờ…
Điển hình là giáo sư Tương Lai đã trả lời BBC:
"Bây giờ đòi hỏi thông điệp của ông ấy phải hủy bỏ luôn xã hội chủ nghĩa thì tôi chắc rằng ông ấy không thể tồn tại trên ghế thủ tướng được."
"Nhưng khi ông ấy nói rằng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng phải là xã hội gắn với dân chủ và Đảng phải nắm lấy ngọn cờ dân chủ thì tôi thấy nói như vậy, trong bối cảnh hiện nay, thì có thể chấp nhận được."
"... Đó là nội dung mà chúng ta mong muốn, còn đặt tên cho nó là gì thì có thể tính sau. Cái tôi cần, là nội dung cốt lõi của nó, chứ đừng mượn ngôn từ bịp bợm để lừa dối nhân dân."
Còn theo ý kiến của lão già này thì: Biết đâu đấy chú ấy cũng phải chơi cái chiến thuật “Perestroika để có… nhiều chủ nghĩa xã hội hơn” của Gorbachov thì sao?
Bây giờ hãy nhìn vào những gi chú ấy làm cái đã:
Chỉ một mẩu tin trên VNN này thôi, cũng thấy, chú Ba đang hơi… dân chủ quá trớn với mấy chú khác trong Bờ Chờ Trờ làm mấy chú có tâm hồn “không ăn ở hai lòng” với ông bạn 4 tốt bắt đầu phá thủ tướng! Hãy đọc nhé:
Thông tin về buổi làm việc của TT Nguyễn Tấn Dũng với Hội Khoa học Lịch sử VN, trong đó ông chỉ đạo các cơ quan ngoại giao, giáo dục … chuẩn bị nội dung đưa vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa vào Sách giáo khoa các cấp học phổ thông.
Thế nhưng, sau khi bài được VNN đăng, một số báo như Dân trí, Pháp luật TPHCM, An ninh Hải Phòng… đã đăng lại, thì đột nhiên đồng loạt bị gỡ bỏ (2).
Không những chỉ chú Ba tự diễn biến, hàng chục tiến sỹ giáo sư hàng trăm blogger, facebooker không kể cả các cây viết trước kia thường nói không hay về chú ấy đã theo chú ấy đổi “tông” không ít thì nhiều. Các cựu lãnh đạo, các vị não thành, cựu chán binh cũng lên tiếng, đòi hỏi thay đổi, thôi lừa dối dân mà điển hình là bài của ông nguyên Bộ Trưởng 4T Nguyễn Doãn Hợp:
2014: Khởi đầu cao trào nói thật
Tuần Vietnam - Từ năm 2014 trở đi cần phát động cao trào nói thật, báo cáo đúng. Mọi báo cáo của địa phương, cơ sở, doanh nghiệp đều phải thẩm định, ai báo cáo sai phải xử lý nghiêm túc.
Tại diễn đàn những kỳ họp Quốc hội gần đây, các đại biểu, các cơ quan và quan chức có trách nhiệm đã công khai phê phán chất lượng, tính logic và độ chính xác của các báo cáo thống kê về kinh tế xã hội và nghi ngờ các số liệu đưa ra không sát với thực tế. Thực trạng này đang trở thành một mối lo của nhiều người, trở thành căn bệnh kéo dài ngày càng nặng hơn.
Nguyên nhân:
Bệnh thành tích luôn đẩy số liệu lên cao để được khen thưởng, cân nhắc, đề bạt. Như bệnh tăng trưởng GDP, hộ giàu, thu nhập bình quân đầu người...
Cơ chế xin và cho lại hạ thấp số liệu phù hợp các tiêu chí để được xin và cho dễ dàng, như số hộ đói nghèo, nợ xấu, thiệt hại do hỏa hoạn, thiên tai…
V.v... và v.v... Đọc xong ta thấy cứ như là của mấy anh “suy thoái cần xử lý” vậy!
Tưởng rằng đã chẳng còn một tí ti tin tưởng nào vào câu nói của De Gaulle “Chỉ có người cộng sản mới có thể diệt nổi người cộng sản” trở thành sự thực ở cái xứ sở “đỏ vỏ xanh lòng” này...
Nhưng hôm nay, bỗng thấy vui vui vì có ông to bỗng dưng nói ra những điều mình ĐÃ NÓI NHƯNG BỊ COI LÀ THOÁI HÓA… Cho nên hứng chí lên viết thêm mấy dòng này:
VÀI ĐIỀU GÓP Ý CHÂN THÀNH VỚI CHÚ BA VÀ NHỮNG AI ỦNG HỘ CHÚ Hãy biến tất cả những nhận thức “rất mới” đó của chú thành hành động cụ thể bằng cách:
1- Dựa vào tình hình thực hiện “hiến pháp mới”, ra lệnh hủy tất cả các nghị định, chỉ thị, nghị quyết nào đã cấm, đã bỏ tù người dân vì những điều “đáng lẽ ra không được cấm” vì phản hiến pháp như nghị định 72, luật 258 gì gì nữa ấy…
2- Trả tự do ngay cho tất cả những tù nhân lương tâm đã bị xét xử hoặc chưa xét xử chỉ vì bất đồng chính kiến với thiểu số đảng cộng sản.
3- Sớm ký ngay 3 đạo luật bộ mặt cho một thể chế dân chủ văn minh trong xã hội loài người thế kỷ XXI. Đó là: Luật Biểu Tình, luật Tự Do Báo Chí và Xuất Bản… luật Tự Do Lập Hội
Chưa nói gì đến những to lớn hơn như chuyện an ninh tổ quốc, kinh tế, an sinh xã hội...
Chỉ với mấy cái hành động cụ thể đó thôi tôi tin chắc rằng:
Nhân dân sẽ quên hết những gì ”không hay” của chú trong quá khứ mà tôn chú lên là “Góocba Đất Việt” và khi thực thi luật biểu tình tôi sẽ ngồi xe lăn theo chân quần chúng đi hoan hô công việc ĐỔI MỚI THỂ CHẾ của chú như một anh hùng thứ thiệt!
Tuy nhiên cũng phải nhắc chú một điều: Luôn cảnh giác đề phòng những kẻ thù của Đổi Mới thật sự! Cuộc chiến để bảo vệ quyền và lợi của bọn chúng sẽ rất gian manh hiểm độc và tàn nhẫn! Đừng để rơi vào hoàn cảnh Lưu Thiếu Kỳ, Trần Nghị, Lâm Bưu… hoặc may mắn lắm thì cũng như Trần Xuân Bách, Trần Độ…
Thẳng tiến thôi! Chú Ba Dũng!
TB: Còn nếu đúng như cái gì g/s Tương Lai đã nói trước khi ngừng lời thì… xin lỗi… Sau này người ta có đối xử với chú như chú Ủn bên Triều Tiên đối xử với dượng hắn (cho chó đói ăn sống nuốt tươi) thì em cũng xin nhắm mắt giơ tay… đồng ý!
-------------------
(1) Ngày 23/10/2013 vừa rồi, ông Tổng Trọng đã tuyên bố trước Quốc Hội cuội của VN xã nghĩa 1 câu xanh rờn: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Câu nói của ông Trọng đã gây nên rộng khắp một làn sóng dư luận đầy phẫn nộ và chua chát...
Nhạc sĩ Tô Hải
Thi tốt nghiệp, Bộ Giáo dục nghiêng về đâu?
KD: Giữa thiết kế và thực tiễn của thi cử bao giờ cũng có một khoảng cách, mà các vị ngồi ở phòng lạnh của Bộ GD khó hình dung hết. Đưa ra tỷ lệ 20% học sinh khá, giỏi được miễn thi. Nhưng tính toán thế nào để cái chuẩn 20% khá giỏi của vùng Tây Bắc, Tây Nguyên có khác gì với Hà Nội, Sài Gòn không? Thứ hai, liệu Bộ GD có tiên đoán được cái 20% khá giỏi được miễn thi này sẽ là nơi có thể nảy ra biết bao tiêu cực, mà trước hết là tiêu cực cho con em… hiệu trưởng, giáo viên không? Không biết bộ GD có lường trước được cái sự chạy điểm mang tính hệ thống từ lúc bước vào năm học không?  Nhưng đó đã là thực tế của những năm trước đây, khi có chủ trương cộng điểm cho học sinh khá giỏi đó.
Cải cách thi cử là cần thiết, nhưng Bộ GD cứ luẩn quẩn, loanh quanh về số lượng môn thi, hết 6 môn lại 5 môn, hết 5 môn lại 4 môn. Thụt thụt, thò thò…
Chiều 2/1, Bộ Giáo dục-Đào tạo họp báo công bố hai phương án dự kiến thay đổi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và giải đáp nhiều thắc mắc liên quan.
2 phương án
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí&Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết: Ngoài phương án thi 2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn, Bộ GD-ĐT còn phương án thi 5 môn.
Bộ Giáo dục, đổi mới, thi tốt nghiệp, THPT, 2014, học sinh
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (bên phải) và ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục khảo thí&Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) trong buổi họp báo chiều 2/1. (Ảnh: Văn Chung).
Theo đó, thí sinh sẽ thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, 2 môn khác là tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử.
Với môn ngoại ngữ: Thí sinh GDTX và thí sinh giáo dục THPT không theo học hết chương trình hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy học sẽ được tự chọn một môn thi thay thế trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử sao cho không trùng với hai môn tự chọn nói trên.
Hình thức thi: Toán, Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử thi tự luận; Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học thi trắc nghiệm; Ngoại ngữ có 2 phần thi trắc nghiệm và viết luận.
Phương án thi này có ưu điểm là bắt buộc phần lớn học sinh phải học ngoại ngữ. Tuy nhiên, số môn thi tăng lên và sẽ kéo dài phương pháp thi ngoại ngữ đã lạc hậu, do đó không có tác động đến đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ.
Với 2 phương án, việc công nhận và xếp loại tốt nghiệp THPT được tính như sau:
Điểm xếp loại tốt nghiệp = (Điểm TB các bài thi + Điểm TB cả năm lớp 12)/2 + Tổng điểm khuyến khích (nếu có)/số bài thi.
Điểm xếp loại tốt nghiệp = Điểm TB các bài thi + Điểm TB cả năm lớp 12/2.
Ông Tỉnh cho biết, điều chỉnh này sẽ được áp dụng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT trong những năm sắp tới, trước khi áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã giải đáp các thắc mắc của phóng viên:
Có thể áp dụng từ  năm 2014
Phóng viên: Nếu dư luận đồng tình, dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT có áp dụng ngay trong năm nay, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Trong 2 phương án, Bộ nghiêng về phương án 1  hơn. Nếu được dư luận đồng tình được thì sẽ áp dụng ngay trong năm học này.
Thời gian còn tới 6 tháng, đủ để chuẩn bị. Học sinh có bị đột ngột không, tôi cho là không có gì đột ngột vì đề thi đều nằm trong chương trình học, chỉ là  lựa chọn môn thi và cách thức thi. Khác là môn ngoại ngữ không còn là bắt buộc.
Việc miễn thi tốt nghiệp cho 20% học sinh căn cứ trên cơ sở nào?
Cơ sở để đưa ra tính toán này là để bảo đảm miễn thi cho số học sinh khá giỏi. Kinh nghiệm các năm trước hơn có 20% học sinh khá giỏi, vì thế lấy 20% để bảo đảm chặt chẽ. Miễn thi để các em không phải thi vì thi là đỗ, tiết kiệm được 20% chi phí phòng thi, cán bộ coi thi,…
Miễn thi có khách quan không? Theo tôi chất lượng giáo dục các nơi là khác nhau, điều kiện dạy và học cũng khác nhau. Vì thế, dư luận vẫn cho rằng thi cử phải bảo đảm bình đẳng giữa các vùng miền. Các nơi khác nhau. Vì thế lấy 20% là để bảo đảm công bằng cho các vùng.
Về chuyện tiêu cực, trước đây có miễn thi và Bộ chỉ giao cho bộ chuẩn nên nhà trường, học sinh tìm mọi cách để đạt chuẩn. Còn giờ mình chỉ giao 20%. Số này chắc chắn là xuất sắc. Đưa vào để tăng sự giám sát của phụ huynh, của học sinh.  Chắc chắn chúng ta chỉ lấy sót chứ không thừa học sinh giỏi, khá.
Sẽ gọn nhẹ, thực chất hơn
Thực hiện theo phương án 1 có phải quay lại cách làm cũ của 25 năm trước đây?
Bộ Giáo dục, đổi mới, thi tốt nghiệp, THPT, 2014, học sinh
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung)
Không hoàn toàn như vậy. Trách nhiệm xét là trách nhiệm của cơ sở, Bộ không thể đi kiểm tra từng trường hợp.
Khác nữa là khi ngoại ngữ không phải môn thi bắt buộc. Học bây giờ khác trước, không phải để thi mà để sử dụng được, vì thế cách thi cũng phải thay đổi.
Bộ muốn đi vào thực chất việc dạy và học ngoại ngữ, chấm dứt cách dạy và học đối phó như hiện nay nên khuyến khích em nào thi ngoại ngữ sẽ được cộng điểm. Vì thế, thực chất là không phải coi nhẹ hơn mà khuyến khích, coi trọng hơn việc dạy học ngoại ngữ, tập trung cho các trường nâng cao chất lượng dạy và học môn này.
Thi theo phương án mới có tránh được việc học sinh học tủ, học lệch?
Thực tế học sinh vẫn học lệch. Nhưng học lệch chính đáng là điều tốt, tức là học sinh vẫn bảo đảm kiến thức tổng hợp nhưng từng em vẫn phải thể hiện năng lực, sở trường của mình.
Áp dụng ngay từ 2014 phương án thi mới có khiến nhà trường, học sinh bị động?
Nếu bị động mà hướng tới chất lượng tốt hơn thì cũng nên làm, chúng ta không gây khó khăn cho học sinh. Bộ sẽ cố gắng để chỉ thay đổi phương án thi tốt nghiệp THPT thêm 1 lần trước khi thực hiện chương trình giáo dục mới.
Cách làm mới liệu có thực chất hơn?
Tôi cho là gọn nhẹ, thực chất hơn. Các trường sẽ phải điều chỉnh cách dạy và học để phù hợp với cách thi tốt nghiệp mới, trong đó có việc miễn thi cho 20% học sinh.
Tác giả: Văn Chung 
Thêm một “trò hề” lộ diện!

Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi xuất hiện, nhóm người tự xưng hoặc được dán nhãn hiệu “nhà dân chủ, người yêu nước” đã tự bộc lộ mục đích và bản chất thiếu trong sáng của họ. Mục đích, bản chất đó ngày càng bộc lộ rõ qua những việc liên quan tới Lê Thăng Long gần đây là thí dụ điển hình…


Từ khi cái nhãn hiệu “nhà dân chủ, người yêu nước” ra đời, trên internet thi thoảng xuất hiện một nhân vật không chỉ được mấy kẻ chống cộng ở hải ngoại tung hô, được BBC, VOA, RFA, RFI,… phỏng vấn; mà dần dà họ cũng lộ rõ qua các phát ngôn, hành động không khách quan, trung thực. Nên mới có chuyện từ ngày định cư ở Hoa Kỳ, Bùi Kim Thành (người được phong là “luật sư dân oan”) có hành vi kỳ quái đến mức chính những kẻ ngày nào o bế nay lại quay sang mắng là kẻ “hỗn xược, mất tư cách”, đề nghị “đưa vào trại tâm thần”, thậm chí bị hành hung. Trần Khải Thanh Thủy cũng vậy, sau khi được bà Loretta Sanchez “chào đón về với tự do”, lại vạ vật kiếm sống theo lối “chửi có thưởng”. Tại một cuộc gặp gỡ ở tòa soạn Người-Việt, trước mặt Trần Khải Thanh Thủy, nói về “khía cạnh cộng đồng chống cộng hải ngoại “đối xử” với những nhà tranh đấu ở trong nước ra hải ngoại”, Huy Phương – một kẻ chống cộng, cay đắng thốt lên: “Chúng ta làm cho họ đau đớn tinh thần bằng dư luận, qua báo chí, qua internet. Chúng ta đã dè bỉu, lăng mạ, đặt điều, vu vạ, cách ly họ ra với cộng đồng”. Tóm lại, những kẻ tự nhận là “người hùng” khi đến với “thế giới tự do”, họ chỉ còn là cái “vỏ chanh”, bị khinh bỉ! Thế nhưng, để thực hiện mưu đồ chính trị đen tối, các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn tán dương và cổ vũ, chỉ vì họ phản đối Ðảng và Nhà nước Việt Nam, bất chấp sự thật đó chỉ là mấy người hoang tưởng, háo danh, thực dụng, lật lọng, sẵn sàng vùi dập nhau, nhiếc móc nhau vì tiền,… Trường hợp Lê Thăng Long là một thí dụ.
Ngày 20-1-2010, TAND thành phố Hồ Chí Minh mở phiên tòa xét xử Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Ðịnh, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung có hành vi vi phạm Ðiều 79 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Kết thúc phiên tòa, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, quản chế năm năm; Nguyễn Tiến Trung bảy năm tù, ba năm quản chế; Lê Công Ðịnh và Lê Thăng Long cùng lĩnh mức án năm năm tù và ba năm quản chế. Sau đó, do có đơn kháng cáo của ba trong số bốn bị cáo nói trên, ngày 11-5-2010, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại thành phố mở phiên tòa phúc thẩm và Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án đối với Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Ðịnh, còn Lê Thăng Long đã được giảm một phần hình phạt, phải chịu mức án ba năm sáu tháng tù. Một trong các căn cứ để Lê Thăng Long được giảm án là vì người này đã thành khẩn nhận lỗi, như tại thời điểm đó một số tờ báo dẫn lại, nay còn lưu trên internet: “ban đầu tôi chỉ tình cờ ngẫu nhiên tham gia “nhóm nghiên cứu Chấn”. Tôi thuộc tầng lớp doanh nhân, trí thức nên tiếp xúc rất nhiều với bên ngoài dẫn đến có sự nhầm lẫn trong nhận thức…”. Từ chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam, ngày 4-6-2012, Lê Thăng Long đã được trả tự do trước thời hạn sáu tháng, tuy vẫn chịu ba năm quản chế. Cùng thời gian này, Lê Công Ðịnh cũng được giảm án hơn một năm và vẫn chịu ba năm quản chế.
Lẽ ra, sau khi được hưởng lượng khoan hồng, Lê Thăng Long sẽ cố gắng “hoàn thành trách nhiệm của người cha, người chồng, hoàn thành chữ hiếu của người con” như anh ta đã thú nhận và tố khổ trước tòa; thế nhưng, chưa đầy 10 ngày sau khi ra tù, Lê Thăng Long đã đứng tên cùng Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Ðịnh công bố trên internet một văn bản nhân danh “quyền con người” để phát động cái gọi là “phong trào con đường Việt Nam” (PTCÐVN). Kèm theo văn bản lủng củng, đậm mầu sắc “gánh hát” này, Lê Thăng Long còn công bố mấy văn bản khác, cũng lủng củng và mang mầu sắc “gánh hát” không kém. Có người đã nhận xét: “Ðiều đáng nói ở đây là tác giả của các tài liệu này đã trộn lẫn “nhân quyền” theo truyền thống của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền với các ý niệm của chủ nghĩa dân tộc. Ðây là lối lập luận mang tính cơ hội chủ nghĩa. Dùng sự đam mê dân tộc chủ nghĩa để cổ súy cho nhân quyền là một trò chơi nguy hiểm… PTCÐVN phơi bày tất thảy sự yếu kém của nó qua các văn bản. Việc công khai hóa danh sách những người được mời tham gia, mà không được phép của họ và không có lời giải thích chính đáng, là một “trò chính trị” thiếu đạo đức. Lời hiệu triệu và tôn chỉ của nó được soạn thảo một cách vụng về, vội vã với những lập luận cũ rích. Nó ẩn chứa nguy cơ độc đoán, dù rằng nó đang cố gắng cổ súy những giá trị của tự do. Nhìn từ góc độ văn bản, PTCÐVN không hứa hẹn gì nhiều về tương lai của nó”! Tuy nhiên, như vớ được “vàng”, một số cơ quan truyền thông vội chộp lấy Lê Thăng Long để phỏng vấn, vì thế chỉ trong thời gian ngắn, người này đã có mặt trên BBC, RFA, radiodlsn, nguoi-viet,… Và khi đề cập tới “PTCÐVN”, một “nhà dân chủ” thốt lên: “Dễ gì có được những chính trị gia dày công quan sát, suy tưởng để tạo lập luận sử dụng làm thuyết pháp thông minh và uyên thâm như vậy”!!!
Tháng 6-2012, trả lời phỏng vấn BBC, Lê Thăng Long kể, anh ta được Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Ðịnh ủy nhiệm thành lập cái gọi là “PTCÐVN”! Song xem ra ngay từ đầu, tổ chức Lê Thăng Long cổ súy đã tự chứng tỏ sự bất thường, nên trong khi có một số kẻ tung hô thì nhiều người nhận được thư mời đã nghi ngờ, không tin cậy, thậm chí giễu cợt. Người ta không chỉ định danh đó là “con đường vô liêm sỉ” mà còn công khai từ chối và nay vẫn lưu trên internet, như: “Trong tình hình hiện nay, đời sống kinh tế, xã hội, đời sống đất nước còn có quá nhiều vấn đề mà chỉ có thể lấy đoàn kết làm phương tiện để bàn thảo và tìm ra giải pháp. Bất cứ một phong trào ầm ĩ nào không có nội dung, không có bất kỳ nguyên lý hợp tác nào để tạo ra đoàn kết xã hội, đều có thể trở thành một phong trào nguy hiểm. Vì thế tôi từ chối tham gia và từ chối bất kỳ liên hệ nào đối với phong trào này” (Nguyễn Trần Bạt), “Với cảm giác khó chịu bực mình của người đang ngồi trong quán thanh thản nhâm nhi tách cà-phê buổi sớm bỗng dưng bị quấy rầy bởi lời mời mọc… mua vé số hay đánh giày chi đó, tôi xin thông báo rằng tôi không biết, không liên quan đến cái gọi là “phong trào con đường Việt Nam” này và đương nhiên yêu cầu vị nào khởi xướng ra trò này rút bỏ tên tôi ra khỏi danh sách mời tham gia sáng lập nó” (Phan Hồng Giang), “Tôi cực lực phản đối sự bịa đặt bỉ ổi này. Tôi không hề nhận được lời mời nào và tôi không bao giờ tham gia những tổ chức mà tôi không biết gì về nó. Trò bịa đặt của những nhóm người nào đó mang tên “CÐVN” là một hành động đê tiện, bỉ ổi” (Trần Nhương),…!
Có một điều trái khoáy là cái tổ chức và cái gọi sự ủy nhiệm của Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Ðịnh cho Lê Thăng Long được quảng cáo theo lối “khẩu thiệt vô bằng”, chủ yếu qua lời Lê Thăng Long, Trần Văn Huỳnh (cha Trần Huỳnh Duy Thức). Trái khoáy hơn, dù đã ra tù, Lê Công Ðịnh lại hoàn toàn không có ý kiến gì cho thấy có liên quan với “PTCÐVN”, đến mức Nguyễn Ngọc Già – một kẻ chống cộng, ngay từ tháng 6-2012 đã xăng xái lên tiếng ủng hộ “Lê Thăng Long và bằng hữu”, về sau lại đặt ra câu hỏi: “Tại sao từ ngày ra tù đến nay, LS Lê Công Ðịnh chẳng đoái hoài gì đến “PTCÐVN” mà ông là một trong ba người đầu tiên đặt nền móng?”! Nhưng có lẽ “đâm lao thì phải theo lao”, Lê Thăng Long vẫn phải cố đấm ăn xôi, bày ra đủ loại trò vè để hà hơi cho một tổ chức kỳ quặc. Với tư cách “người sáng lập PTCÐVN”, Lê Thăng Long đã công bố cái gọi là “thư giải trình về bản thân và PTCÐVN”. Sau đó trên internet lại xuất hiện website mang nhãn hiệu “PTCÐVN” để thi thoảng có sự kiện gì đó lại… ra tuyên bố! Rồi ngày 22-11-2013, trả lời phỏng vấn BBC, nhắc tới vụ án năm 2010, Lê Thăng Long phản cung nói rằng: “Trong quá trình điều tra, họ gây sức ép rất là nhiều, kể cả mớm cung, kể cả viết sai lệch những quá trình trình bày trước cơ quan điều tra”!?… Ðỉnh điểm của sự không bình thường là gần đây, người này tuyên bố “xin ra khỏi PTCÐVN”, và xin “gia nhập Ðảng Cộng sản Việt Nam” (dù “chưa đọc Ðiều lệ Ðảng” như đã nói với BBC!)? Vì khó có thể coi là bình thường khi đọc điều Lê Thăng Long đã viết: “Nếu tôi được làm tổng bí thư ÐCSVN thì chỉ trong vòng 11 tháng tình trạng tham nhũng tại Việt Nam sẽ giảm ít nhất là 90%”, “tôi có đủ tới dư thừa tài năng, đức độ để đảm nhiệm chức vụ tổng bí thư ÐCSVN. Nhưng tôi không thích tranh chức, tranh quyền của bất kỳ ai. Tôi muốn được làm cố vấn cho tổng bí thư ÐCSVN, cho bộ Chính trị ÐCSVN, cho ban chấp hành Trung ương ÐCSVN… Tôi đảm bảo sau chậm nhất 11 tháng tệ nạn tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam sẽ giảm ít nhất 90%”!
Tuy nhiên, qua cái gọi là “thông cáo báo chí về việc ông Lê Thăng Long xin ra khỏi PTCÐVN” công bố ngày 25-12-2013, lại xuất hiện “quyền trưởng ban quản trị của PTCÐVN” là Nguyễn Xuân Ngãi – một kẻ chống cộng, hiện định cư tại Hoa Kỳ, từng là trung úy của chế độ Sài Gòn trước 1975 và là “phó chủ tịch đảng nhân dân hành động” của Nguyễn Sĩ Bình! Từ vai trò của Nguyễn Xuân Ngãi trong “PTCÐVN” có thể thấy rõ bản chất của tổ chức này. Thực chất, “PTCÐVN” chỉ là một “trò hề” bịp bợm, mượn danh nghĩa “dân chủ và nhân quyền” để thực hiện mưu mô đen tối. Vì thế, dù Lê Thăng Long có tuyên bố thế nào, hay có nói lời hoa mỹ để tô vẽ cho mục đích của anh ta thì vẫn không thể che giấu được quá khứ của mối liên hệ với những kẻ như Nguyễn Xuân Ngãi. Rốt cuộc, khi “trò hề” đã hạ màn, “vai hề” cũng không còn chỗ diễn!

HOÀNG ANH BIÊN(Báo Nhân dân)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét