Ai bảo dân ta là Đại Ngu? Lầm to! Dân ta có rất nhiều người cực kỳ thông minh, có rất nhiều "chiêu" mà nôm na gọi là ...láu cá! Thử ra đường Bolsa mà xem, chỉ cần vô mall Phước Lộc Thọ là sẽ gặp vô số trường hợp điển hình để chứng minh là dân ta cực kỳ khôn lỏi. Một cô tay vừa lái xe Acura, tay cầm cell phone chí choé vừa bị police stop trên đường Brookhurst và Hazard. Police kêu đưa driver license thì cô ta nhoẽn miệng cười duyên với chàng: "No English!" Rồi nàng giả bộ nói tiếng Anh bồi để năn nỉ xin tha... 15' phút sau, cũng nàng ấy bước vô tiệm hair salon, nàng xổ tiá lia English với mấy người bạn nhưng lần này nàng chửi như tát nước "thằng" police khốn nạn dám cho nàng 1 cái giấy ticket! Nàng tức tối vứt ngay cái ly boba xuống parking, tiện tay ném luôn tờ giấy gói bánh mì Cali xuống hè phố... Có ai biết nàng là single mom, vừa ăn welfare và lãnh tiền housing, vưà phải làm tóc và móng tay lãnh tiền mặt để nuôi con; trong khi chồng nàng vẫn làm chủ một business! Không nơi nào trên xứ Mỹ có nhiều "thiên tài" gốc Việt như Bolsa! Một anh thợ sửa xe hay cắt cỏ vẫn có thể giàu hơn bất kỳ thằng kỹ sư hay đứa có bằng đại học hẳn hoi! Chỉ cần ghé vào một bàn cà phê nào đó ở Bolsa, bạn sẽ tha hồ nghe những lời bàn chính trị, thời sự quốc tế rất thâm thuý, sẽ được "chỉ giáo" về mọi "mánh khoé" làm sao "qua mặt" được chính phú để tha hồ sống phây phây! Muốn xin trợ cấp, lấy thuế về nhiều hơn, chổ nào giảm giá để mua hàng sale, mua vé máy bay về VN nơi nào giá rẻ, bác sĩ nào khám bệnh tha hồ cho thuốc vừa uống vừa gửi về VN... Bolsa không chỉ là một ghetto của người VN ở Nam Cali mà còn là một "bồ" thông minh của người VN ở Mỹ!
Đất nước của chiêu lừa " 4T"
Trong thời điểm rất căng thẳng, rất nhiễu nhương của đất nước ta hiện nay, người dân đi đến đâu, vào bất cứ "cửa" nào, cũng có thể bị lừa. Nhận biết qua các loại thông tin hằng ngày, tôi tạm nêu lên "4 chiêu lừa" có tính chất tổng quát những nét lớn. Đó là "4T", "lừa tâm linh", "lừa tiền", "lừa tình" và "lừa tư tưởng !". Chỉ cần điểm qua thôi đã thấy rùng mình, người nào cũng sợ bị lừa, có người dày dạn kinh nghiệm sống thì bị lừa ít, hoặc nhẹ đòn, người nào tham lam và nhẹ dạ, có điều kiện thì bị lừa "nặng" hơn.
Nhưng tóm lại, là dường như ai cũng bị lừa. Trong số đó có người chủ tâm đi lừa người khác, rồi lại bị người khác lừa, có người "chóp bu" lợi dụng danh nghĩa này nọ để lừa trên, dối dưới, nhưng cuối cùng chính bản thân cũng bị lừa. Té ra, tất cả đều bị lừa. Hiện trạng bây giờ là như vậy. Ta thử đi vào từng "T" một xem sao.Thứ nhất "lừa tâm linh". Lừa tâm linh bao gồm cả một đội ngũ rất đông đảo những "nhà ngoại cảm" thày cúng, thày mo, cô đồng, cung văn, cò mồi ở các nhà thờ, chùa chiền, các nơi thờ tự khu danh lam thắng cảnh v.v...Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các trang mạng xã hội rộ lên những "tấm gương" điển hình của các nhà ngoại cảm. Trong số các nhà ngoại cảm hiện nay, có thể có người "làm ăn tương đối đứng đắn", nhưng lại xuất hiện nhiều nhà ngoại cảm "rởm" từ cấp quốc gia đến cấp xã thôn. Nhiều địa phương nhan nhản các nhà ngoại cảm, chủ yếu là tìm mộ liệt sĩ, tìm mộ người thân đã mất...Bên canh các nhà ngoại cảm thường tự đánh bóng tên tuổi của mình, xuất hiện một đội ngũ khá đông đảo các "thày cúng", "cô đồng", "sư hổ mang", thày cò ở các chùa chiến miếu mạo, các tổ cung văn mạo danh hoặc dựa vào khai thác vốn cổ, có mặt nhan nhản khắp hang cùng ngõ hẻm, với một mục đích duy nhất: kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền. Mà muốn kiếm tiền kiểu lừa tâm linh này thì phải "học" phải tích lũy kinh nghiệm và nhất thiết phải có "tính đồng bóng". Ở địa phương chúng tôi, độ khoảng hơn 20 năm trở lại đây có một ông thày cúng xuất thân là một giáo viên về hưu, nhà nghèo, lương hưu thấp, những trình độ lừa lại rất cao. Cả xã có đến ba ngôi chùa được phục dựng gần như cùng một thời điểm, bằng nhiều loại tiền, trị giá lúc phục dựng khoảng gần 5 tỷ đồng, hằng ngày thu hút khá đông các thiện nam tín nữ, các con nhang đệ tử trong và ngoài xã đến lễ bái cầu phúc. Tóm lại chỉ cho tiền chảy vào chỗ trũng làm giầu cho mấy nhà sư trụ trì, và đời sống mấy nhà sư này vừa giầu có vừa "xả láng". Đằng sau tiếng tụng kinh gõ mõ là cả một xã hội thối tha ghê tởm lập lờ khi tỏ khi mờ diễn ra. Một sư nữ chùa làng tôi mỗi tháng mất 5 triệu đồng "thuê" người trông nom giúp con nhỏ ! Một sư nam chùa bên cạnh lúc nào cũng có "đệ tử" là các cô tiểu hầu hạ gọi dạ bảo vâng ! Còn "ông nhà giáo về hưu" làm cách nào đó kiếm được mấy xuất đất, khôi phục một ngôi chùa nhỏ trước đây do một tư nhân xây thành ngôi chùa khá khang trang thu hút không ít người quen thói "bụt chùa nhà không thiêng". Nhờ làm thày cúng và "kinh doanh" chùa HK, vị chủ chùa này đã có tiền xây mấy căn nhà cao tầng "cho con cho cháu" với đầy đủ tiện nghi đắt tiền ! Không phải chỉ có một vài người "mê muội" bị lừa tâm linh mà cả đến các vị "tai to mặt lớn" cũng bị lừa cũng đổ núi của vào "thế giới tâm linh" đầy huyễn hoặc này ! Nổi lên là các nhà ngoại cảm. Đánh trung tâm lý những gia đình nóng lòng muốn tìm hài cốt người thân hi sinh chiến trận, nhờ ai ? Nhờ nhà ngoại cảm là đáng tin nhất. 75 triệu một lần tìm hài cốt liệt sĩ như "Cậu Thủy" (đã bị bắt) cũng vẫn cố gắng và chỉ trong một thời gian ngắn, "cậu Thủy" đã "lên đời" và gần đây cậu đã bị bắt vì tội lừa đảo tâm linh nói trên !
Thứ hai là "lừa tiền" thì eo ôi sao nó lại phổ biến đến thế. Từ lừa tiền giả mua mớ rau của bà già nhà quê, đến cắt hàng chục hàng trăm tỷ đồng để mua đồ rờm về cho phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, đã lừa của Nhà nước, của các Ngân hàng, của các doanh nghiệp lớn nhỏ không biết bao nhiêu mà kể. Đủ mọi thủ đoạn từ ngon ngọt đến to tiếng, từ đi đêm đến tiếp khách đàng hoàng từ đấu thầu, đến "làm hợp đồng" chỗ nào, việc gì cũng có "lừa tiền" Làm sao thời đại này, dân Việt Nam, nhất là hệ thống cán bộ công quyền, cán bộ doanh nghiệp, cấp chức này nọ "hám tiền" và đi lừa nhiều tiền đến thế. Tiền vào túi các vị ấy khác nào bỏ vào cái thùng không đáy, biết bao giờ cho đầy. Chạy chức, chạy quyền, chạy án, chạy trường, chay chợ, chạy tội...tất cả đều phải có tiền. Ở bất kỳ một ngành nào một cơ quan công ích dính đến dân đều có mánh khóe lừa tiền. Như Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan một lần đã nói "người ta ăn không từ một cái gì" nghĩa là ăn bẩn ăn sạch ăn nhiều ăn ít, ăn đêm ăn ngày...xơi tất. Có người sửa lại cho Bà Phó chủ tịch là đừng nói "người ta" mà phải nói là "chúng ta". Rồi thấy từ "chúng ta không ổn, lại nói "kiểm điểm đi kiểm điểm lại hóa ra chúng mình !" Có hẳn những luật chống tham ô lãng phí, phòng, chông tham nhũng hẳn hoi, ấy vậy mà nạn ăn tiền, nạn hối lộ ăn hối lộ, bôi trơn, lót tay vẫn cứ hoành hành rất tinh vi và dữ dội ?
Thứ ba là "lừa tình" điều này thì đã diễn ra, đang diễn ra, và sẽ còn diễn ra dài dài nữa. Tỉnh nào, cơ quan nào cũng có chuyện lừa tình, lừa cá nhân, lừa tập thể, lừa người trẻ, lừa người già, lừa quan chức và quan chức lừa, chỗ nào cũng thấy có "lừa tình" Từ một "ông vua" đến một quan chức cấp xã cấp thôn đều có chuyện lừa tình. Bí thư đảng ủy có chuyện "bắt bồ với một nữ nhân viên cùng cơ quan đến nỗi làm vợ chồng nó phải ly thân. Quan đầu tỉnh một tỉnh nọ cặp "anh em nuôi" với một "đồng chí phó phòng" có thai và khi bị phát hiện nhanh chóng xin được "hạ cánh an toàn". Một chủ tịch tịch tỉnh "liên kết" với một hiệu trưởng trường trung học cơ sở ở địa phương để "lừa tình" với 5 cháu học sinh cấp hai...vân vân và vân vân. Dường như thời đại hiện nay, làm "sếp" bất kỳ ở đâu cũng cần có "bồ" và cặp bồ" thậm chí cho cả vợ đẹp còn trẻ đi cặp bồ với sếp để có điều kiện thăng quan tiến chức và có thêm tiền sắm đồ đắt tiền ! Ấy là chưa nói đến chuyện "tình công sở" thì eo ôi nó phổ biến đến không thể theo dõi nổi, không thể nêu lên hết, trở thành chuyên thường ngày ở huyện" "chuyện thường ngày ở cơ quan !"
Thứ tư là "lừa tư tưởng" chuyện này rất động trời, nhưng người ta lại cho là sáng kiến và trở thành nghị quyết hẳn hoi. Đó là cái bệnh "nói một đằng làm một nẻo" "nói như rồng leo làm như mèo mửa" hứa hão, hứa xuông trở thành phổ biến đến nỗi bất cứ chỗ nào cũng có, trở thành cái tật nói dối từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trường học ra ngoài dân chúng. Chỗ nào cũng thấy nói dối, cũng thấy "lừa tư tưởng". Mới bị bão lụt làm hại người và tài sản, phát động quyên góp từng đồng từng gói mì tôm, vậy mà chỉ sợ không đến được tận tay người bị nạn thiên tai ! Lừa từ chủ nghĩa đến các cặp phạm trù. Lừa cả nguồi sống lẫn người đã chết, từ cái lý luận đang tồn tại đến cái lý thuyết đã bị cáo chung.
Tôi ước ao cấp nào đó có điều kiện mở những cuộc "hội thảo" về các chiêu lừa trong xã hội ta hiện nay, tôi già thì già cũng xin được chống gậy đến nghe và nói đôi điều mình thấy, mình nghĩ. Làm sao mà xã hội xã hội chủ nghĩa tươi đẹp của chúng ta lại có nhiều "chiêu lừa" đến thế. Rất đau đầu và bế tắc ! Nguyễn Mộng Hoài
Chiếc bánh và câu chuyện lòng tốt cho đi Vì cuộc sống này công bằng: cái ác cho đi cái ác sẽ quay trở lại, lòng tốt cho đi lòng tốt sẽ quay trở lại. Một người phụ nữ khi nướng bánh cho gia đình hàng ngày thường nướng thêm rồi để ở thành cửa sổ cho những người qua đường bị đói lấy ăn.
Khi đặt bánh bà thường cầu nguyện cho người con trai đi làm ăn xa của mình an toàn trở về. Hàng ngày có một anh gù ăn mặc rách rưới đến lấy bánh và mang đi. Thay vì bày tỏ lòng biết ơn, anh ta chỉ lẩm bẩm: “Cái ác cho đi cái ác quay trở lại, lòng tốt cho đi lòng tốt quay trở lại”, ngày nào cũng vậy.
Người phụ nữ dần cảm thấy khó chịu, bà thấy anh ta thật là một người vô ơn. Một ngày kia trong sự bực tức bà quyết định sẽ cho thuốc độc vào bánh nướng để khỏi phải thấy anh gù vô ơn nữa. Nghĩ là làm, người phụ nữ trộn thuốc độc vào bánh và cho vào lò nướng.
Một buổi tối có tiếng gõ cửa. Khi ra mở cửa người phụ nữ vỡ òa trong hạnh phúc, con trai bà đứng đó, gầy guộc, đói khát và rách rưới nhưng điều quan trọng là anh vẫn còn sống và trở về. Anh đã kể với bà rằng anh trở về được nhà thực sự là một phép lạ, anh nghĩ mình sẽ chết vì bệnh tật và kiệt sức. Có một người ăn mày bị gù đã mang anh về túp lều của mình và chia sẻ thức ăn với anh, là những chiếc bánh nướng, chính vì thế anh mới có đủ sức để về đến nhà.
Người phụ nữ bàng hoàng, lúc này bà mới hiểu được những điều anh gù nói mỗi ngày. Nếu bà không ném những chiếc bánh tẩm thuốc độc vào lò sưởi thì giờ đây bà đã không thể gặp lại con trai mình.
Hãy làm điều tốt và đừng bao giờ ngừng làm việc tốt, ngay cả khi nó không được ghi nhận tại thời điểm đó. Vì cuộc sống này công bằng: cái ác cho đi cái ác sẽ quay trở lại, lòng tốt cho đi lòng tốt sẽ quay trở lại.
Phép màu giá bao nhiêu?Khi đặt bánh bà thường cầu nguyện cho người con trai đi làm ăn xa của mình an toàn trở về. Hàng ngày có một anh gù ăn mặc rách rưới đến lấy bánh và mang đi. Thay vì bày tỏ lòng biết ơn, anh ta chỉ lẩm bẩm: “Cái ác cho đi cái ác quay trở lại, lòng tốt cho đi lòng tốt quay trở lại”, ngày nào cũng vậy.
Người phụ nữ dần cảm thấy khó chịu, bà thấy anh ta thật là một người vô ơn. Một ngày kia trong sự bực tức bà quyết định sẽ cho thuốc độc vào bánh nướng để khỏi phải thấy anh gù vô ơn nữa. Nghĩ là làm, người phụ nữ trộn thuốc độc vào bánh và cho vào lò nướng.
(Ảnh minh họa từ internet)
Khi mang những chiếc bánh nướng tẩm thuốc độc đặt lên cửa sổ, đôi bàn tay bà run rẩy, bà tự hỏi: “Mình đang làm cái gì thế này?”, ngay lập tức bà ném những chiếc bánh vào lò sưởi, rồi nhanh chóng làm những chiếc bánh khác và để lên thành cửa sổ như thường lệ. Anh gù lại đến lấy bánh và vẫn lẩm bẩm câu quen thuộc rồi bỏ đi mà không hề biết đến cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt của người phụ nữ nướng bánh cho anh hàng ngày.Một buổi tối có tiếng gõ cửa. Khi ra mở cửa người phụ nữ vỡ òa trong hạnh phúc, con trai bà đứng đó, gầy guộc, đói khát và rách rưới nhưng điều quan trọng là anh vẫn còn sống và trở về. Anh đã kể với bà rằng anh trở về được nhà thực sự là một phép lạ, anh nghĩ mình sẽ chết vì bệnh tật và kiệt sức. Có một người ăn mày bị gù đã mang anh về túp lều của mình và chia sẻ thức ăn với anh, là những chiếc bánh nướng, chính vì thế anh mới có đủ sức để về đến nhà.
Người phụ nữ bàng hoàng, lúc này bà mới hiểu được những điều anh gù nói mỗi ngày. Nếu bà không ném những chiếc bánh tẩm thuốc độc vào lò sưởi thì giờ đây bà đã không thể gặp lại con trai mình.
Hãy làm điều tốt và đừng bao giờ ngừng làm việc tốt, ngay cả khi nó không được ghi nhận tại thời điểm đó. Vì cuộc sống này công bằng: cái ác cho đi cái ác sẽ quay trở lại, lòng tốt cho đi lòng tốt sẽ quay trở lại.
Một cô bé tám tuổi nghe cha mẹ mình nói chuyện về đứa em trai nhỏ. Cô bé chỉ hiểu rằng em mình đang bị bệnh rất nặng và gia đình cô không còn tiền. Chỉ có một cuộc phẫu thuật rất tốn kém mới cứu sống được em trai cô bé, và cha mẹ em không tìm ra ai để vay tiền. Do đó, gia đình em sẽ phải dọn đến một căn nhà nhỏ hơn vì họ không đủ khả năng tiếp tục ở căn nhà hiện tại sau khi trả tiền bác sĩ.
Cô bé nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được Andrew”.
“Chỉ có phép màu mới cứu sống được Andrew”
Thế là cô bé vào phòng mình, kéo ra một con heo đất được giấu kỹ trong tủ. Em dốc hết đống tiền lẻ và đếm cẩn thận.Rồi cô bé lẻn ra ngoài bằng cửa sau để đến tiệm thuốc gần đó. Em đặt toàn bộ số tiền mình có lên quầy.
Người bán thuốc hỏi: “Cháu cần gì?”
Cô bé trả lời: “Em trai của cháu bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép màu.”
- Cháu bảo sao? – Người bán thuốc hỏi lại.
- Em cháu tên Andrew. Nó bị một căn bệnh gì đó trong đầu mà ba cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được nó. Phép màu giá bao nhiêu ạ?
- Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc – Người bán thuốc nở nụ cười buồn và tỏ vẻ cảm thông với cô bé.
- Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?
Trong cửa hàng còn có một vị khách ăn mặc thanh lịch. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: “Em cháu cần loại phép màu gì?”
- Cháu cũng không biết nữa – Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt. “Nhưng em cháu rất cần phép màu đó. Nó bị bệnh nặng lắm, mẹ cháu nói rằng nó cần được phẫu thuật, và hình như phải có thêm loại phép màu gì đó nữa mới cứu được em cháu. Cháu đã lấy ra toàn bộ số tiền để dành của mình để đi tìm mua phép màu đó.”
- Cháu có bao nhiêu? – Vị khách hỏi. Cô bé trả lời vừa đủ nghe: “Một đô la mười một xu.”
Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép màu”.
Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói: “Dẫn bác về nhà cháu nhé. Bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu. Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.”
Người đàn ông thanh lịch đó là Bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Ca mổ được hoàn thành mà không mất tiền, và không lâu sau Andrew đã có thể về nhà, khỏe mạnh.
Niềm tin, sự chân thành và lòng trắc ẩn của con người có thể khiến phép màu xảy ra!
Mẹ cô bé thì thầm: “Mọi chuyện diễn ra kỳ lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi. Thật là vô giá!”. Cô bé mỉm cười. Em biết chính xác phép màu giá bao nhiêu. Một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ, và lòng tốt của người bác sĩ.Vâng! Niềm tin, sự chân thành và lòng trắc ẩn của con người có thể khiến phép màu xảy ra!
Đi chậm để cảm nhận cuộc sống
Đừng chờ tới khi ai đó ném viên gạch về phía bạn để cầu xin sự giúp đỡ thì bạn mới dừng lại
Một người đàn ông giàu có lái chiếc xe đắt tiền bóng lộn phóng rất nhanh qua khu phố vắng. Bỗng nhiên có một viên gạch từ đâu bay tới đập mạnh vào cửa xe.
Người đàn ông dừng xe và ngay lập tức mở cửa bước xuống, một vết lõm lớn xuất hiện trên cánh cửa xe, ông tức giận chạy đến và túm lấy đứa trẻ đang đứng gần xe nhất, hét lên: “Sao lại ném viên gạch lớn thế vào xe ta, có biết chiếc xe này đáng giá bao nhiêu tiền không, hãy nhìn vết lõm này đi, đồ nhóc con hư hỏng?”.
Ảnh: Colourbox
Cậu bé bị túm áo sợ hãi lắp bắp: “Cháu xin lỗi ngài, cháu không biết chiếc xe lại đắt tiền như vậy nhưng vì cháu không biết phải làm gì khác”. Những giọt nước mắt lăn dài trên má cậu bé khiến người đàn ông bình tĩnh lại, ông hỏi: “có chuyện gì?”. Cậu bé mếu máo chỉ tay ra góc đường: “Anh trai cháu bị liệt ngồi xe lăn, khi đẩy anh ấy xuống vỉa hè cháu đã vấp và xe đổ, anh ấy ngã xuống đường, anh ấy quá nặng, cháu không thể nâng anh ấy lên được mà lại không có ai đi qua đây cả, cháu chờ mãi mới có xe của ngài đi qua nên cháu đã…”.Người đàn ông đi theo cậu bé tới chỗ chiếc xe lăn và ông cúi xuống bế cậu bé liệt ngồi lên xe lăn, ông còn dùng chiếc khăn tay lấy ra từ chiếc áo vest để lau nước mắt và những vết xước trên tay chân cậu bé. Ông nói với hai anh em rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi và đưa hai cậu bé về nhà của họ.
Chi phí để sửa vết lõm trên cửa xe với ông chỉ là rất nhỏ nhưng ông giữ nguyên như vậy để tự nhắc nhở mình và gửi một thông điệp đến mọi người xung quanh: Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh đến nỗi bạn không còn nhận ra xung quanh mình còn rất nhiều con người cần tới sự hỗ trợ của bạn, đừng chờ tới khi ai đó ném viên gạch về phía mình để cầu xin sự giúp đỡ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét