Nấu bánh chưng Tết
Tác giả: Ðặng Xuân Hường
Cuối năm 1993, gia đình tôi tới Mỹ, chỉ còn vài tháng nữa là đón Xuân mới đầu tiên trên đất khách quê người.
Những ngày chờ Tết không thấy chút gì là không khí mừng Xuân cả. Lang thang đi xe buýt đến China Town cũng chẳng khá hơn.
Ông anh nói chỉ có xuống phố Bolsa thì mới thấy hàng quán hoa hòe, hội chợ Tết, chứ ở đây vẫn bình thường như mọi ngày thôi. Người anh bận bịu đi làm không có thì giờ chở xuống dạo chơi vùng Orange County, nên gần Tết vợ chồng tôi đành ngồi nhà nhìn trời mây đón Xuân!
Hàng xóm bên cạnh chung cư gia đình tôi ở, có một bụi chuối rất xanh tươi, nhìn những tàu lá chuối xanh mướt, tôi nhớ đến những buổi chiều cuối năm ở quê nhà ngồi gói bánh chưng, bên Mẹ già tỉ mỉ xếp từng chiếc lá gọn gàng. Thấy bụi chuối tôi nảy ý xin ít lá gói mấy cái bánh chưng, bánh tét đón Xuân cho đỡ buồn. Tôi hỏi ý anh tôi, anh trả lời:
- Thôi, xuống China Town mua vài cái, chứ nấu bánh cả ngày chẳng bù với tiền gas. Hơn nữa, nhà chật chội nấu lâu như thế hơi nước, hơi gas cũng độc lắm!
Vậy là tôi ra đầu đường Olimpic gần nơi góc Figueroa đón xe buýt xuống China Town tìm mua bánh chưng và vài thứ chuẩn bị cho Tết. Bà xã tôi tròn mắt kinh ngạc khi thấy giá một cái bánh tét tám đôla (thời giá 1993):
- Trời ơi! Gần một trăm ngàn một cái bánh tét!
Tôi bật cười:
- Qua đây rồi thì quên tiền Việt Nam đi! Tính kiểu đó thì còn dám tiêu pha gì được.
Cuối cùng vợ chồng tôi cũng không mua được cái gì cho Tết cả, ngoài thức ăn hàng ngày như rau trái... Trở về nhà, ra sau vườn nhìn sang bụi chuối nhà hàng xóm, tôi quyết định phải gói cho bằng được mấy cái bánh chưng. Sân sau nhà chung cư cũng rất luộm thuộm, đầy những gỗ vụn vặt, chưa kể những cành cây được cưa ngắn nằm lăn lóc từ mấy năm trước, những thứ này mà dùng làm củi nấu bánh thì còn gì bằng.
Buổi sáng Chủ Nhật đi lễ, dẫn mấy đứa con đi học lớp giáo lý, gặp anh chị Trường Phương ở Trung Tâm Việt Ngữ của Cộng đoàn Việt Nam, nói chuyện đón Tết, nấu bánh chưng, chị Phương đề nghị:
- Nấu bánh chưng phải có nồi áp suất thì mới nhanh. Nó kín hơi cũng đỡ công thêm nước.
- Tôi chưa bao giờ thấy cái nồi áp suất cả! Lỡ nấu không chín bánh thì sao? Tôi hỏi.
Chị Phương cười:
- Anh chị đến nhà tôi lấy cái nồi áp suất về nấu. Cái nồi hơi nhỏ, nhưng cũng nấu được chừng mười hai cái bánh tét. Hồi xưa Tết nào nhà Phương cũng gói bánh cả, bây giờ bận rộn nên ra chợ mua cho xong chuyện! Mà anh chị nhớ, nồi áp suất kín hơi, nên khi mở nắp phải đưa xuống chờ vài giờ cho nước hết sôi, đừng mở ngay mà mang họa, nước sôi bung ra phỏng hết thì còn gì mà mừng Xuân mới!
Nghe vậy, vợ chồng tôi ghé qua nhà anh chị Trường Phương lấy cái nồi áp suất về để nấu bánh.
Tôi nói chuyện gói bánh với anh tôi, anh cũng cười chiều ý, rồi qua nhà hàng xóm là một người Mễ xin lá chuối về. Anh dặn:
- Ông Mễ này vui tính lắm, mỗi lần nhà ông nấu món “Tamales” gói bằng vỏ bắp, ông cũng đem qua cho mấy cái. Nấu bánh xong, đem qua cho ông ta một cái ăn cho biết bánh Tết Việt Nam.
Có lẽ hứng khởi với chuyện gói bánh, nên anh đã chở bà xã tôi đi chợ China Town để mua nếp, đậu, thịt mỡ... Xách những thứ lỉnh kỉnh đó vào nhà, bà xã tôi nói:
- Nếp và đậu xanh thì tương đối rẻ, nhưng lá chuối thì mắc lắm. Cũng may lá chuối có rồi, chứ không cũng chẳng dám mua lá chuối gói bánh!
Anh tôi dặn:
- Ở đây chuyện nấu nướng bên ngoài có lửa khói dễ bị hàng xóm để ý, vì họ sợ cháy nhà. Có lẽ nên nấu gần sát bên trái nhà cho kín đáo.
Bà xã tôi nghe nói thế cũng lo lắng, sẵn kinh nghiệm nấu bánh chưng, bánh tét nên đã mua nước dứa xóc nếp để rút ngắn thời gian nấu bánh:
- Nếp có nước dứa thì chỉ cần nấu chừng bốn giờ là bánh chín, chứ không cần nấu cả ngày như bên nhà.
Sửa soạn lá chuối, nếp đậu... xong xuôi, tôi mới chợt nhớ đến dùng dây gì để cột bánh đây? Bên nhà thì ra chợ sẽ mua được ngay một bó lạt tre chẻ sẵn hay mớ đọt dừa, đọt kè... chứ ở đây tìm đâu ra mấy thứ đó.
Tìm khắp trong nhà, sau vườn cũng chẳng thấy có vật liệu gì để cột bánh được cả, ngoài một mớ dây điện to nhỏ đủ cỡ. Loay hoay mãi cho đến chiều ông anh đi làm về hỏi:
- Chưa xong hả? Thế bao giờ mới gói bánh?
Tôi cười nhăn nhó:
- Ðâu tìm ra dây gì để cột bánh đâu! Trong nhà cũng không có thứ gì dùng để cột bánh được cả!
Ông anh đề nghị:
- Ðể tôi chở chú ra đầu đường nơi cái tiệm 99 cent của ông lão Ấn Ðộ coi có bán dây chạc gì không.
Cuối cùng cũng tìm ra một thứ giây để gói bánh, đó là loại giây nhỏ dẹp nhiều màu, thường dùng để trang trí gói quà nhưng rất bền chắc, tôi thử nắm lại kéo xem có đứt không mà không thể nào đứt được.
Buổi tối hôm đó cả nhà quây quần gói bánh, ông anh cười:
- Tôi qua đây mười mấy năm mà đã bao giờ nghĩ đến chuyện gói bánh. Tết nào thèm bánh chưng thì xuống khu chợ Phước Lộc Thọ ở Orange County mua vài cái, có khi để tủ lạnh cả tháng mới ăn hết. Hơn nữa chú cũng khéo tay gói được, chứ tôi từ xưa tới giờ đã bao giờ gói được chiếc bánh.
Tôi trả lời:
- Ngày xưa cha mẹ gói bánh Tết, lúc nào em cũng xớ rớ phụ giúp rồi tập gói, bây giờ gần Tết rồi mà chưa có bánh thấy như thiếu cái gì đó!
- Không có riết rồi cũng quen, mai mốt chú đi làm rồi chẳng có thì giờ mà nghĩ đến chuyện gói bánh đâu! Tết Việt Nam hãng xưởng Mỹ đâu có nghỉ.
Tối hôm đó, chúng tôi đã làm được hơn chục cái bánh tét và hai cặp bánh chưng. Nhìn sợi dây đỏ hồng cột bánh, thấy cũng rất hợp với màu sắc của phong tục cổ truyền Việt Nam trong những ngày mừng Tết.
Sáng hôm sau, tôi kê mấy hòn gạch đúc xi măng để chuẩn bị nấu bánh, cái nồi thì nhỏ mà mấy hòn gạch lại lớn rất khó để đun mấy khúc củi vào. Tôi lục lọi tìm trong đống sắt vụn được mấy cây sắt dài, vậy là tôi gác mấy cây sắt ngang trên hai hòn gạch thành cái bếp nấu thoải mái.
Vùng Los Angeles rất ít mưa, nên mấy cành cây mặc dù hơi lớn, nhưng khô chắc, bén lửa rất nhanh. Nhìn bếp lửa chẳng mấy chút hừng hực cháy, bà xã tôi cũng lo âu:
- Có lẽ che thêm cho chắc, chứ mình nấu bánh ngoài vườn thế này, không chừng có người ngồi trên mấy tòa nhà cao đó họ thấy, họ lại gọi cảnh sát nữa thì phiền lắm!
Tôi lấy thêm ván cũ che chung quanh lại, còn tấp thêm một miếng lớn phía trên cho kỹ càng kín đáo hơn. Tuy vậy, vợ chồng tôi vẫn ngồi trông chừng bên bếp lửa. Trời Tháng Giêng ở đây cũng khá lạnh, nên ngồi trông bánh thấy ấm áp hơn.
Cái nồi áp suất nấu bánh thật tốt, nghe tiếng nước sôi biết là đúng như chị Phương nói, không cần phải thêm nước nữa.
Thỉnh thoảng nghe tiếng còi xe cảnh sát hú ngoài đường cũng hơi sờ sợ, mặc dù lửa cháy không thấy khói gì nhiều, nhưng vẫn cứ thấp thỏm, biết đâu bà xã tôi nói đúng, từ nơi mấy building cao tầng của thành phố, có ai đó nhìn thấy lửa cháy họ tưởng trẻ con đốt chơi gọi cảnh sát thì còn gì là vui Tết!
Gần chiều, sau hơn bốn tiếng ngồi đun lửa nồi bánh, bà xã tôi bảo:
- Có lẽ được rồi, lúc trước ở Việt Nam đâu có nồi áp suất, thêm nước dứa là cũng chỉ nấu khoảng này là bánh chín!
- Ðể thêm nửa giờ nữa! Lỡ để lâu bánh không bị sượng cứng lại, lửa củi còn nhiều mà! Tôi nói vậy, rồi vào nhà pha trà.
Trong khi tôi đang lúi húi nấu nước nóng pha ly trà trong bếp, chợt bà xã chạy vào hoảng hốt:
- Chết rồi anh ơi! Ai gọi cảnh sát mà máy bay quần trên phía nhà mình rồi!
Tôi lật đật chạy ra xem, một chiếc trực thăng bay vòng vòng quanh khu vực nhà chung cư. Tôi cũng lo mất hồn vội vàng khiêng nồi bánh xuống đất rồi lấy nước tạt tắt bếp lửa. Nhìn lên chiếc trực thăng, tôi đoán chẳng phải nó nhìn thấy nồi bánh nhà tôi với bếp lửa mà quần ở đây, vì tuy mới tới Los Angeles chưa tới hai tháng, nhưng đã nhiều lần thấy trực thăng bay vần vũ như vậy, lần này cũng thế chắc là cảnh sát rượt đuổi một tên bặm trợn nào đó lái xe ẩu, gây tai nạn hoặc là ăn cắp ăn trộm gì đó, chứ nếu vì nồi bánh nhà tôi thì họ chẳng bõ công bay cả trực thăng đến để nhìn xem.
Mười mấy năm qua, dọn nhà đổi chỗ mấy lần, tôi đã thêm nhiều lần nấu bánh chưng cuối năm, cũng với cái nồi áp suất của anh chị Trường Phương, nhưng không còn nấu bằng bếp củi ngoài trời như hồi mới qua Mỹ nữa, mà nấu trên bếp gas trong nhà xe vừa kín đáo vừa an toàn!
Tuy vậy, tôi chẳng bao giờ quên nồi bánh đầu tiên nấu ở phố Los Angeles gần bên mấy building cao tầng, với lá chuối nhà ông Mễ, nếp đậu từ China Town, dây cột bánh ở tiệm tạp hóa ông già Ấn Ðộ và một chiếc trực thăng bay trên mái nhà khi bánh vừa chín chưa kịp vớt ra.
Ðặng Xuân Hường
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=179757&zoneid=456#.Ur27-dJDsXs
Tấm hình bụi chuối do con gái Cathy Ðặng, 15 tuổi, vẽ minh họa.
Ðược người anh bảo lãnh từ trại tỵ nạn Philippines, tới Mỹ ở ngay trung tâm thành phố Los Angeles. Một thành phố mà đọc từ báo chí sách vở thì quả là đẹp, nhưng tới nơi trong những khu nhà cũ kỹ mới biết... trăm nghe không bằng mắt thấy... cũng khu xóm san sát, cũng rác rến sau nhà, cũng gián chuột tùm lum...Những ngày chờ Tết không thấy chút gì là không khí mừng Xuân cả. Lang thang đi xe buýt đến China Town cũng chẳng khá hơn.
Ông anh nói chỉ có xuống phố Bolsa thì mới thấy hàng quán hoa hòe, hội chợ Tết, chứ ở đây vẫn bình thường như mọi ngày thôi. Người anh bận bịu đi làm không có thì giờ chở xuống dạo chơi vùng Orange County, nên gần Tết vợ chồng tôi đành ngồi nhà nhìn trời mây đón Xuân!
Hàng xóm bên cạnh chung cư gia đình tôi ở, có một bụi chuối rất xanh tươi, nhìn những tàu lá chuối xanh mướt, tôi nhớ đến những buổi chiều cuối năm ở quê nhà ngồi gói bánh chưng, bên Mẹ già tỉ mỉ xếp từng chiếc lá gọn gàng. Thấy bụi chuối tôi nảy ý xin ít lá gói mấy cái bánh chưng, bánh tét đón Xuân cho đỡ buồn. Tôi hỏi ý anh tôi, anh trả lời:
- Thôi, xuống China Town mua vài cái, chứ nấu bánh cả ngày chẳng bù với tiền gas. Hơn nữa, nhà chật chội nấu lâu như thế hơi nước, hơi gas cũng độc lắm!
Vậy là tôi ra đầu đường Olimpic gần nơi góc Figueroa đón xe buýt xuống China Town tìm mua bánh chưng và vài thứ chuẩn bị cho Tết. Bà xã tôi tròn mắt kinh ngạc khi thấy giá một cái bánh tét tám đôla (thời giá 1993):
- Trời ơi! Gần một trăm ngàn một cái bánh tét!
Tôi bật cười:
- Qua đây rồi thì quên tiền Việt Nam đi! Tính kiểu đó thì còn dám tiêu pha gì được.
Cuối cùng vợ chồng tôi cũng không mua được cái gì cho Tết cả, ngoài thức ăn hàng ngày như rau trái... Trở về nhà, ra sau vườn nhìn sang bụi chuối nhà hàng xóm, tôi quyết định phải gói cho bằng được mấy cái bánh chưng. Sân sau nhà chung cư cũng rất luộm thuộm, đầy những gỗ vụn vặt, chưa kể những cành cây được cưa ngắn nằm lăn lóc từ mấy năm trước, những thứ này mà dùng làm củi nấu bánh thì còn gì bằng.
Buổi sáng Chủ Nhật đi lễ, dẫn mấy đứa con đi học lớp giáo lý, gặp anh chị Trường Phương ở Trung Tâm Việt Ngữ của Cộng đoàn Việt Nam, nói chuyện đón Tết, nấu bánh chưng, chị Phương đề nghị:
- Nấu bánh chưng phải có nồi áp suất thì mới nhanh. Nó kín hơi cũng đỡ công thêm nước.
- Tôi chưa bao giờ thấy cái nồi áp suất cả! Lỡ nấu không chín bánh thì sao? Tôi hỏi.
Chị Phương cười:
- Anh chị đến nhà tôi lấy cái nồi áp suất về nấu. Cái nồi hơi nhỏ, nhưng cũng nấu được chừng mười hai cái bánh tét. Hồi xưa Tết nào nhà Phương cũng gói bánh cả, bây giờ bận rộn nên ra chợ mua cho xong chuyện! Mà anh chị nhớ, nồi áp suất kín hơi, nên khi mở nắp phải đưa xuống chờ vài giờ cho nước hết sôi, đừng mở ngay mà mang họa, nước sôi bung ra phỏng hết thì còn gì mà mừng Xuân mới!
Nghe vậy, vợ chồng tôi ghé qua nhà anh chị Trường Phương lấy cái nồi áp suất về để nấu bánh.
Tôi nói chuyện gói bánh với anh tôi, anh cũng cười chiều ý, rồi qua nhà hàng xóm là một người Mễ xin lá chuối về. Anh dặn:
- Ông Mễ này vui tính lắm, mỗi lần nhà ông nấu món “Tamales” gói bằng vỏ bắp, ông cũng đem qua cho mấy cái. Nấu bánh xong, đem qua cho ông ta một cái ăn cho biết bánh Tết Việt Nam.
Có lẽ hứng khởi với chuyện gói bánh, nên anh đã chở bà xã tôi đi chợ China Town để mua nếp, đậu, thịt mỡ... Xách những thứ lỉnh kỉnh đó vào nhà, bà xã tôi nói:
- Nếp và đậu xanh thì tương đối rẻ, nhưng lá chuối thì mắc lắm. Cũng may lá chuối có rồi, chứ không cũng chẳng dám mua lá chuối gói bánh!
Anh tôi dặn:
- Ở đây chuyện nấu nướng bên ngoài có lửa khói dễ bị hàng xóm để ý, vì họ sợ cháy nhà. Có lẽ nên nấu gần sát bên trái nhà cho kín đáo.
Bà xã tôi nghe nói thế cũng lo lắng, sẵn kinh nghiệm nấu bánh chưng, bánh tét nên đã mua nước dứa xóc nếp để rút ngắn thời gian nấu bánh:
- Nếp có nước dứa thì chỉ cần nấu chừng bốn giờ là bánh chín, chứ không cần nấu cả ngày như bên nhà.
Sửa soạn lá chuối, nếp đậu... xong xuôi, tôi mới chợt nhớ đến dùng dây gì để cột bánh đây? Bên nhà thì ra chợ sẽ mua được ngay một bó lạt tre chẻ sẵn hay mớ đọt dừa, đọt kè... chứ ở đây tìm đâu ra mấy thứ đó.
Tìm khắp trong nhà, sau vườn cũng chẳng thấy có vật liệu gì để cột bánh được cả, ngoài một mớ dây điện to nhỏ đủ cỡ. Loay hoay mãi cho đến chiều ông anh đi làm về hỏi:
- Chưa xong hả? Thế bao giờ mới gói bánh?
Tôi cười nhăn nhó:
- Ðâu tìm ra dây gì để cột bánh đâu! Trong nhà cũng không có thứ gì dùng để cột bánh được cả!
Ông anh đề nghị:
- Ðể tôi chở chú ra đầu đường nơi cái tiệm 99 cent của ông lão Ấn Ðộ coi có bán dây chạc gì không.
Cuối cùng cũng tìm ra một thứ giây để gói bánh, đó là loại giây nhỏ dẹp nhiều màu, thường dùng để trang trí gói quà nhưng rất bền chắc, tôi thử nắm lại kéo xem có đứt không mà không thể nào đứt được.
Buổi tối hôm đó cả nhà quây quần gói bánh, ông anh cười:
- Tôi qua đây mười mấy năm mà đã bao giờ nghĩ đến chuyện gói bánh. Tết nào thèm bánh chưng thì xuống khu chợ Phước Lộc Thọ ở Orange County mua vài cái, có khi để tủ lạnh cả tháng mới ăn hết. Hơn nữa chú cũng khéo tay gói được, chứ tôi từ xưa tới giờ đã bao giờ gói được chiếc bánh.
Tôi trả lời:
- Ngày xưa cha mẹ gói bánh Tết, lúc nào em cũng xớ rớ phụ giúp rồi tập gói, bây giờ gần Tết rồi mà chưa có bánh thấy như thiếu cái gì đó!
- Không có riết rồi cũng quen, mai mốt chú đi làm rồi chẳng có thì giờ mà nghĩ đến chuyện gói bánh đâu! Tết Việt Nam hãng xưởng Mỹ đâu có nghỉ.
Tối hôm đó, chúng tôi đã làm được hơn chục cái bánh tét và hai cặp bánh chưng. Nhìn sợi dây đỏ hồng cột bánh, thấy cũng rất hợp với màu sắc của phong tục cổ truyền Việt Nam trong những ngày mừng Tết.
Sáng hôm sau, tôi kê mấy hòn gạch đúc xi măng để chuẩn bị nấu bánh, cái nồi thì nhỏ mà mấy hòn gạch lại lớn rất khó để đun mấy khúc củi vào. Tôi lục lọi tìm trong đống sắt vụn được mấy cây sắt dài, vậy là tôi gác mấy cây sắt ngang trên hai hòn gạch thành cái bếp nấu thoải mái.
Vùng Los Angeles rất ít mưa, nên mấy cành cây mặc dù hơi lớn, nhưng khô chắc, bén lửa rất nhanh. Nhìn bếp lửa chẳng mấy chút hừng hực cháy, bà xã tôi cũng lo âu:
- Có lẽ che thêm cho chắc, chứ mình nấu bánh ngoài vườn thế này, không chừng có người ngồi trên mấy tòa nhà cao đó họ thấy, họ lại gọi cảnh sát nữa thì phiền lắm!
Tôi lấy thêm ván cũ che chung quanh lại, còn tấp thêm một miếng lớn phía trên cho kỹ càng kín đáo hơn. Tuy vậy, vợ chồng tôi vẫn ngồi trông chừng bên bếp lửa. Trời Tháng Giêng ở đây cũng khá lạnh, nên ngồi trông bánh thấy ấm áp hơn.
Cái nồi áp suất nấu bánh thật tốt, nghe tiếng nước sôi biết là đúng như chị Phương nói, không cần phải thêm nước nữa.
Thỉnh thoảng nghe tiếng còi xe cảnh sát hú ngoài đường cũng hơi sờ sợ, mặc dù lửa cháy không thấy khói gì nhiều, nhưng vẫn cứ thấp thỏm, biết đâu bà xã tôi nói đúng, từ nơi mấy building cao tầng của thành phố, có ai đó nhìn thấy lửa cháy họ tưởng trẻ con đốt chơi gọi cảnh sát thì còn gì là vui Tết!
Gần chiều, sau hơn bốn tiếng ngồi đun lửa nồi bánh, bà xã tôi bảo:
- Có lẽ được rồi, lúc trước ở Việt Nam đâu có nồi áp suất, thêm nước dứa là cũng chỉ nấu khoảng này là bánh chín!
- Ðể thêm nửa giờ nữa! Lỡ để lâu bánh không bị sượng cứng lại, lửa củi còn nhiều mà! Tôi nói vậy, rồi vào nhà pha trà.
Trong khi tôi đang lúi húi nấu nước nóng pha ly trà trong bếp, chợt bà xã chạy vào hoảng hốt:
- Chết rồi anh ơi! Ai gọi cảnh sát mà máy bay quần trên phía nhà mình rồi!
Tôi lật đật chạy ra xem, một chiếc trực thăng bay vòng vòng quanh khu vực nhà chung cư. Tôi cũng lo mất hồn vội vàng khiêng nồi bánh xuống đất rồi lấy nước tạt tắt bếp lửa. Nhìn lên chiếc trực thăng, tôi đoán chẳng phải nó nhìn thấy nồi bánh nhà tôi với bếp lửa mà quần ở đây, vì tuy mới tới Los Angeles chưa tới hai tháng, nhưng đã nhiều lần thấy trực thăng bay vần vũ như vậy, lần này cũng thế chắc là cảnh sát rượt đuổi một tên bặm trợn nào đó lái xe ẩu, gây tai nạn hoặc là ăn cắp ăn trộm gì đó, chứ nếu vì nồi bánh nhà tôi thì họ chẳng bõ công bay cả trực thăng đến để nhìn xem.
Mười mấy năm qua, dọn nhà đổi chỗ mấy lần, tôi đã thêm nhiều lần nấu bánh chưng cuối năm, cũng với cái nồi áp suất của anh chị Trường Phương, nhưng không còn nấu bằng bếp củi ngoài trời như hồi mới qua Mỹ nữa, mà nấu trên bếp gas trong nhà xe vừa kín đáo vừa an toàn!
Tuy vậy, tôi chẳng bao giờ quên nồi bánh đầu tiên nấu ở phố Los Angeles gần bên mấy building cao tầng, với lá chuối nhà ông Mễ, nếp đậu từ China Town, dây cột bánh ở tiệm tạp hóa ông già Ấn Ðộ và một chiếc trực thăng bay trên mái nhà khi bánh vừa chín chưa kịp vớt ra.
Ðặng Xuân Hường
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=179757&zoneid=456#.Ur27-dJDsXs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét