Thợ hớt tóc ở Việt Nam: số 1 thế giới!
Tôi vẫn nghĩ là thợ hớt tóc ở Việt Nam là số 1 trên thế giới. Xin nói cho rõ là tôi nói về hớt tóc nam và hớt tóc nghiêm chỉnh, chứ không phải hớt tóc có nhiều nữ ăn mặc “mát mẻ” . Thời đại này ở Sài Gòn tìm được tiệm hớt tóc nghiêm chỉnh là điều không dễ dàng. Đi lơ tơ mơ là lạc vào mấy tiệm hớt-tóc-mà-không-hớt-tóc thì ân hận cả tháng trời!
Đi hớt tóc ở Việt Nam, tôi được người thợ chăm sóc từng chi tiết, hớt một cách tròn trịa (tôi hơi bảo thủ), và giá phải chăng. Ở Úc tôi phải trả 15 đến 20 đôla (tức 300 ngàn đến 400 ngàn đồng) cho một lần hớt tóc, còn ở đây tôi chỉ trả 45 ngàn đồng. Nhưng điều quan trọng hơn tiền bạc là phẩm chất. Thợ hớt tóc Việt Nam hớt tóc rất tuyệt vời, còn thợ bên Úc thì ôi thôi tồi tệ và ẩu tả không tưởng được. Chưa một lần nào tôi hài lòng với thợ hớt tóc bên Úc.
Đi hớt tóc ở Việt Nam, tôi được người thợ chăm sóc từng chi tiết, hớt một cách tròn trịa (tôi hơi bảo thủ), và giá phải chăng. Ở Úc tôi phải trả 15 đến 20 đôla (tức 300 ngàn đến 400 ngàn đồng) cho một lần hớt tóc, còn ở đây tôi chỉ trả 45 ngàn đồng. Nhưng điều quan trọng hơn tiền bạc là phẩm chất. Thợ hớt tóc Việt Nam hớt tóc rất tuyệt vời, còn thợ bên Úc thì ôi thôi tồi tệ và ẩu tả không tưởng được. Chưa một lần nào tôi hài lòng với thợ hớt tóc bên Úc.
Hớt tóc ở Việt Nam tôi được xem là một khách hàng đàng hoàng như một người hay một cá nhân tổng thể, còn hớt tóc bên Úc tôi thấy mình được xem như là một cái đối tượng vì họ chỉ thấy hay quan tâm đến tóc mà không thấy gì khác. Thợ hớt tóc Việt Nam có thể phân tích khuôn mặt cá nhân thế này thì cần có mái tóc thế kia, phía trước như thế thì phía sau phải thế nọ. Họ không chỉ là chuyên gia lành nghề (vì ai cũng phải tôi luyện qua nhiều năm) mà còn biết đưa ra lời khuyên hợp lí cho từng cá nhân. Tôi gọi đó là personalized service.
Mỗi lần hớt tóc ở Việt Nam tốn khoảng 30-40 phút. Còn mỗi lần hớt tóc bên Úc chỉ tốn khoảng 10 phút. Kinh hoàng nhất là các cô gái Việt Nam mới học nghề hớt tóc bên Úc, vì họ không biết hớt mà chỉ biết sởn tóc. Tôi dùng chữ “sởn” là hoàn toàn chính xác, vì họ chỉ đẩy cái tondeur điện rè rè, chứ không hề biết chăm sóc mái tóc. Họ làm cho xong việc chứ chẳng hề biết phục vụ khách. Vài tháng trước tôi đi hớt tóc ở vùng Rosemead (Nam California), ông thợ hớt tóc người Việt, độ 50 tuổi, làm mái tóc tôi như mái tóc lính Mĩ, nên tôi nổi nóng đòi kiện ông ta ra toà. Dĩ nhiên, tôi chỉ nói thế thôi, chứ có ai kiện thợ hớt tóc ra toà. Tại sao cũng là người Việt Nam, mà thợ hớt tóc bên Sydney và Mĩ ẩu tả và dở như thế, trong khi thợ hớt tóc Việt Nam thì quá tài nghệ. Tôi không thể nào giải thích được.
Vì thế, lần nào về Việt Nam tôi cũng tranh thủ đi hớt tóc. Hai tiệm hớt tóc tâm đắc của tôi là ở đường Võ Văn Tần (Q3) và Võ Thị Sáu (Q1). Hôm nay, sau khi xong lớp học, tôi ghé tiệm Đ trên đường Võ Thị Sáu để gặp người thợ hớt tóc tôi mến mộ. Ngồi vào ghế, anh ta đã biết kiểu tóc tôi và ý muốn của tôi. Anh ta “phán” rằng chắc kì rồi tôi không đến đây hớt tóc, nên tóc tôi có phần khác. Khâm phục sự tinh tế của anh chàng này. Anh ta phân tích rằng tóc tôi là loại “rễ tre” nên rất khó điều chỉnh; chỉ có thể hớt tóc khi khô chứ tuyệt đối không dùng nước. Tôi rất chịu cái nhìn và phân tích của anh.
Hớt tóc ở Việt Nam, khách hàng có thể ra về và đi làm việc ngay. Thợ hớt tóc cẩn thận dùng khăn và một mếng giấy mỏng để tóc không dính vào khách hàng. Ở bên Úc, hớt tóc về là phải đi tắm chứ không thể đi làm được, vì tóc dính đầy đầu và tai, thậm chí bám trong cổ áo rất khó chịu. Nếu có thì giờ thì thêm dịch vụ gội đầu (giá cũng độ 40 ngàn đồng), nhưng tôi ít sử dụng dịch vụ này vì mất thêm 30-40 phút. Ngoài gội đầu còn có dịch vụ ráy tai. Hồi xưa tôi thích dịch vụ này lắm, nhưng bây giờ thì thú thật tôi hơi ngại vì chưa biết khâu khử trùng và vệ sinh ra sao. Nói vậy chứ thỉnh thoảng tôi cũng "nhắm mắt xuôi tay" thử dịch vụ ráy tai, và chưa có vấn đề gì xảy ra. Hớt tóc ở Việt Nam (chỉ ở miền Nam) quả là một dịch vụ trọn gói và hoàn chỉnh.
Ngày xưa ở dưới quê, tôi thường được Ba Má dẫn đi hớt tóc với chú Sáu Bang. Chú Sáu đã qua đời lâu rồi, nhưng kỉ niệm của tôi với Chú thì không thể phai nhoà. Lần nào dẫn tôi đến tiệm, Ba tôi chỉ nói một câu: hớt cua. Chú Sáu nói đùa: đi hớt tóc cưới vợ hả mậy? Nên nhớ là “mậy” chứ không phải “mầy”. Tôi đau khổ vì câu nói này. Tôi còn đau khổ vì cái tondeur của Chú. Thời đó đâu có tondeur điện, chỉ có tondeur cơ khí thôi. Sợ nhất là lúc cái tondeur nó kéo tóc mình đau điếng. Càng ngán hơn khi tiếng kéo cứ “chen chét” làm tôi lo lắng. Lo lắng nhưng không dám nói, phải ngồi yên. Lâu lâu, chú Sáu vặn đầu bên này bên kia, nên tôi thấy mỗi lần đi hớt tóc là mỗi cực hình. Nhưng sau này tôi mới biết là người có khả năng dùng tondeur cơ khí mới là thợ thứ thiệt, chứ tondeur điện thì tuy tiện lợi nhưng không hay bằng loại thủ công.
Cái hay của thợ hớt tóc Việt Nam là họ có thể điều chỉnh tóc sao cho vài tuần thì tóc mình trở nên bình thường. Tôi nghĩ để có khả năng điều chỉnh, họ phải có cặp mắt nghệ nhân cộng với kĩ năng chuyên môn. Hớt tóc ở Việt Nam còn được cạo râu, còn bên Úc thì họ chỉ làm qua loa (có nơi không có dịch vụ cạo râu hay cạo mặt). Thú vị nhất là trước khi xong, họ làm vài động tác đấm bóp làm cho khách thư giãn (động tác này thì hoàn toàn không có bên Úc). Bởi vậy, tôi nghĩ thợ hớt tóc Việt Nam là số 1 trên thế giới.
Nguồn: Blog Nguyễn Văn Tuấn
Mỗi lần hớt tóc ở Việt Nam tốn khoảng 30-40 phút. Còn mỗi lần hớt tóc bên Úc chỉ tốn khoảng 10 phút. Kinh hoàng nhất là các cô gái Việt Nam mới học nghề hớt tóc bên Úc, vì họ không biết hớt mà chỉ biết sởn tóc. Tôi dùng chữ “sởn” là hoàn toàn chính xác, vì họ chỉ đẩy cái tondeur điện rè rè, chứ không hề biết chăm sóc mái tóc. Họ làm cho xong việc chứ chẳng hề biết phục vụ khách. Vài tháng trước tôi đi hớt tóc ở vùng Rosemead (Nam California), ông thợ hớt tóc người Việt, độ 50 tuổi, làm mái tóc tôi như mái tóc lính Mĩ, nên tôi nổi nóng đòi kiện ông ta ra toà. Dĩ nhiên, tôi chỉ nói thế thôi, chứ có ai kiện thợ hớt tóc ra toà. Tại sao cũng là người Việt Nam, mà thợ hớt tóc bên Sydney và Mĩ ẩu tả và dở như thế, trong khi thợ hớt tóc Việt Nam thì quá tài nghệ. Tôi không thể nào giải thích được.
Vì thế, lần nào về Việt Nam tôi cũng tranh thủ đi hớt tóc. Hai tiệm hớt tóc tâm đắc của tôi là ở đường Võ Văn Tần (Q3) và Võ Thị Sáu (Q1). Hôm nay, sau khi xong lớp học, tôi ghé tiệm Đ trên đường Võ Thị Sáu để gặp người thợ hớt tóc tôi mến mộ. Ngồi vào ghế, anh ta đã biết kiểu tóc tôi và ý muốn của tôi. Anh ta “phán” rằng chắc kì rồi tôi không đến đây hớt tóc, nên tóc tôi có phần khác. Khâm phục sự tinh tế của anh chàng này. Anh ta phân tích rằng tóc tôi là loại “rễ tre” nên rất khó điều chỉnh; chỉ có thể hớt tóc khi khô chứ tuyệt đối không dùng nước. Tôi rất chịu cái nhìn và phân tích của anh.
Hớt tóc ở Việt Nam, khách hàng có thể ra về và đi làm việc ngay. Thợ hớt tóc cẩn thận dùng khăn và một mếng giấy mỏng để tóc không dính vào khách hàng. Ở bên Úc, hớt tóc về là phải đi tắm chứ không thể đi làm được, vì tóc dính đầy đầu và tai, thậm chí bám trong cổ áo rất khó chịu. Nếu có thì giờ thì thêm dịch vụ gội đầu (giá cũng độ 40 ngàn đồng), nhưng tôi ít sử dụng dịch vụ này vì mất thêm 30-40 phút. Ngoài gội đầu còn có dịch vụ ráy tai. Hồi xưa tôi thích dịch vụ này lắm, nhưng bây giờ thì thú thật tôi hơi ngại vì chưa biết khâu khử trùng và vệ sinh ra sao. Nói vậy chứ thỉnh thoảng tôi cũng "nhắm mắt xuôi tay" thử dịch vụ ráy tai, và chưa có vấn đề gì xảy ra. Hớt tóc ở Việt Nam (chỉ ở miền Nam) quả là một dịch vụ trọn gói và hoàn chỉnh.
Ngày xưa ở dưới quê, tôi thường được Ba Má dẫn đi hớt tóc với chú Sáu Bang. Chú Sáu đã qua đời lâu rồi, nhưng kỉ niệm của tôi với Chú thì không thể phai nhoà. Lần nào dẫn tôi đến tiệm, Ba tôi chỉ nói một câu: hớt cua. Chú Sáu nói đùa: đi hớt tóc cưới vợ hả mậy? Nên nhớ là “mậy” chứ không phải “mầy”. Tôi đau khổ vì câu nói này. Tôi còn đau khổ vì cái tondeur của Chú. Thời đó đâu có tondeur điện, chỉ có tondeur cơ khí thôi. Sợ nhất là lúc cái tondeur nó kéo tóc mình đau điếng. Càng ngán hơn khi tiếng kéo cứ “chen chét” làm tôi lo lắng. Lo lắng nhưng không dám nói, phải ngồi yên. Lâu lâu, chú Sáu vặn đầu bên này bên kia, nên tôi thấy mỗi lần đi hớt tóc là mỗi cực hình. Nhưng sau này tôi mới biết là người có khả năng dùng tondeur cơ khí mới là thợ thứ thiệt, chứ tondeur điện thì tuy tiện lợi nhưng không hay bằng loại thủ công.
Cái hay của thợ hớt tóc Việt Nam là họ có thể điều chỉnh tóc sao cho vài tuần thì tóc mình trở nên bình thường. Tôi nghĩ để có khả năng điều chỉnh, họ phải có cặp mắt nghệ nhân cộng với kĩ năng chuyên môn. Hớt tóc ở Việt Nam còn được cạo râu, còn bên Úc thì họ chỉ làm qua loa (có nơi không có dịch vụ cạo râu hay cạo mặt). Thú vị nhất là trước khi xong, họ làm vài động tác đấm bóp làm cho khách thư giãn (động tác này thì hoàn toàn không có bên Úc). Bởi vậy, tôi nghĩ thợ hớt tóc Việt Nam là số 1 trên thế giới.
Nguồn: Blog Nguyễn Văn Tuấn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét